Hàng dệt may được xác định là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của
nước ta trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Trong các thị
trường của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam thì thị trường EU luôn được xác định là một
trong những thị trường trọng điểm, đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này sẽ tạo cơ hội
cho hàng dệt may Việt Nam thâm nhập được vào các thị trường lớn khác trên thế giới.
109 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4217 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc
ngoài để tập trung đầu tư phát triển ngành dệt may.
3.2.1.5. Chính sách đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và sản xuất phụ liệu cho
ngành dệt may
Chủ động trong cung cấp nguyên, phụ liệu nhằm tránh sự lệ thuộc quá lớn vào thị
trường nguyên, phụ liệu dệt may của thế giới là yêu cầu hàng đầu để ngành dệt may phát
triển bền vững. Mặt khác, đối với hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường EU nói riêng và các
thị trường dệt may lớn trên thế giới nói chung thì việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa về nguyên,
phụ liệu liên quan trực tiếp tới việc xác định xuất xứ của hàng hóa. Theo quy định của chế độ
ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU thì hàng hóa nhập khẩu được xác định có xuất xứ từ
Việt Nam sẽ được áp mức thuế nhập khẩu thấp hơn so với mức thuế suất thông thường. Do
vậy, chính sách đầu tư để phát triển vùng nguyên liệu và sản xuất phụ liệu cho ngành dệt may
có tầm quan trọng đặc biệt để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ra thị
trường thế giới, trong đó có thị trường EU.
Việc phát triển vùng nguyên liệu với các sản phẩm chính là cây bông vải, tơ tằm:
- Cây bông vải là nguồn nguyên liệu chính đối với ngành dệt may. Nước ta được
đánh giá là có tiềm năng lớn để phát triển cây bông vải, tuy nhiên những năm qua các
doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu lại phải nhập khẩu một khối lượng lớn
bông vải từ nước ngoài, hàng năm tỷ lệ bông nhập khẩu chiếm đến 85-90% nhu cầu bông
cho sản xuất, số lượng ngoại tệ hàng năm giành cho việc nhập khẩu bông xơ lên đến hơn
100 triệu USD. Do vậy, việc xây dựng kế hoạch để nâng cao sản lượng bông sản xuất
trong nước nhằm thay thế nhập khẩu là hết sức quan trọng.
Bảng 3.3: Kế hoạch sản xuất bông đến năm 2010
của Công ty Bông Việt Nam
Vùng sản xuất
Diện tích
(ha)
Năng suất
bông hạt
(tấn/ha)
Sản lượng
bông hạt
(tấn)
Sản lượng
bông xơ
(tấn)
Toàn ngành bông 85.000 2,08 177.500 66.000
Bông nước trời 50.000 1,80 90.000 33.500
a) Tây Nguyên 32.000 1,83 59.000 21.500
b) Đông Nam Bộ 13.000 1,83 23.500 9.200
c) Tây Bắc 5.000 1,50 7.500 2.800
Bông có tưới 35.000 2,50 87.500 32.500
d) Duyên hải miền Trung 15.000 2,50 37.500 14.000
e) Ninh Thuận - Bình
Thuận
20.000 2,50 50.000 18.500
Nguồn: [2, tr. 12].
Theo Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2010, tổng vốn đầu tư phát
triển vùng nguyên liệu trồng bông đến năm 2010 khoảng 1.500 tỷ đồng. Để đạt được
những mục tiêu trên, Nhà nước cần có những giải pháp và chính sách hỗ trợ cho ngành
bông như:
Hỗ trợ ngành bông trong việc đưa các giống bông có năng suất cao, chất lượng tốt
vào sản xuất tại Việt Nam, cho phép ngành bông thực hiện và hỗ trợ kinh phí mua công
nghệ chuyển gen để tạo ra giống bông mới. Nhà nước tiếp tục đầu tư cho hoạt động nghiên
cứu khoa học để chọn, tạo các giống bông mới chín sớm cho năng suất cao, chất lượng xơ
tốt. Đầu tư kinh phí khuyến nông để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, nhằm đảm bảo cho nông
dân đạt năng suất, hiệu quả cao trong trồng bông. Tập trung đầu tư thâm canh cho vùng
bông nước trời có năng suất cao và bảo đảm yêu cầu cần thiết cho sản xuất bông vụ khô có
tưới. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chính quyền các địa phương có quỹ đất
phù hợp với phát triển cây bông cần chú trọng đến đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ cho
trồng bông. Phát triển các nhà máy cán và chế biến bông gần vùng nguyên liệu. Có chính
sách khuyến nông cụ thể như hỗ trợ, ứng trước vốn và bảo hộ người sản xuất, tổ chức hợp
tác sản xuất, bao tiêu sản phẩm ổn định, lâu dài giữa Công ty Bông Việt Nam với các công
ty dệt. Nhà nước cần có chính sách thuế hợp lý đối với sản phẩm bông. Theo một số doanh
nghiệp ngành bông và vải thuộc Tổng công ty Dệt May Việt Nam thì để chuẩn bị cho việc
gia nhập WTO sắp tới, quy định chung là phải thống nhất mức thuế VAT đối với bông xơ
nhập khẩu và bông xơ tiêu thụ trong nước. Mức thuế VAT đánh vào bông xơ trong nước
sẽ tăng từ 5% lên 10%, trong khi đó mức khấu trừ thuế VAT đầu vào thu mua bông hạt
của nông dân là 0%, điều này dẫn đến sản xuất bông sẽ bị lỗ. Do vậy, cần phải có mức
khấu trừ thuế VAT hợp lý nhằm đảm bảo lợi ích của người trồng bông và các doanh
nghiệp sản xuất, cung ứng bông cho ngành dệt may.
- Đối với dâu tằm tơ: Các sản phẩm dệt từ tơ tằm trong nước sản xuất hiện nay còn
ít, chất lượng thấp. Nghề trồng dâu nuôi tằm nước ta hiện nay có khoảng 25.000 ha dâu
thâm canh, nhưng chủ yếu vẫn dùng giống dâu cũ, năng suất bình quân chỉ đạt 30-40% so
với năng suất giống dâu Trung Quốc. Do vậy, trong thời gian tới Nhà nước cần có các
chính sách hỗ trợ trong việc đầu tư giống dâu mới vào sản xuất nhằm thay thế giống cũ,
chú trọng đến việc hỗ trợ kinh phí trực tiếp cho người nông dân trồng dâu để đảm bảo lợi
ích người lao động khi có sự thay đổi trong quá trình sản xuất. Nhà nước có cơ chế hỗ trợ
để các doanh nghiệp chế biến tơ trong nước được vay vốn để hàng năm mua hết số kén
tằm cho nông dân nhằm củng cố vùng dâu đã có và giúp các doanh nghiệp chủ động trong
việc dự trữ kén và tơ khi thị trường có những diễn biến bất lợi. Nhà nước có chính sách
đầu tư thích đáng đối với thiết bị tiên tiến cho ngành sản xuất tơ tằm, đặc biệt công nghệ
chế biến phế liệu tơ nhằm giảm tỷ lệ phế liệu trong sản xuất, nâng cao hiệu quả xuất khẩu.
Đối với phát triển sản xuất các loại phụ liệu cho hàng dệt may:
Trong thời gian tới, cần nhanh chóng quy hoạch lại việc sản xuất phụ liệu, trước
mắt tập trung vào các loại có nhu cầu sử dụng lớn trong may mặc xuất khẩu như các loại
khuy, móc, khóa kéo, các loại nhãn mác. Sản xuất phụ liệu cho hàng dệt may không phải
là lĩnh vực khó về công nghệ mà chủ yếu phụ thuộc về vốn đầu tư và sự phân công, liên
kết giữa các doanh nghiệp trong ngành dệt may. Nhà nước cần có các chính sách thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào sản xuất phụ liệu cho ngành dệt may thông qua hỗ trợ về
thuê đất, cơ sở hạ tầng, thuế… để tận dụng được thế mạnh về công nghệ, trình độ quản lý
và thương hiệu của các đối tác nước ngoài. Khẩn trương thúc đẩy việc hình thành và đi vào
hoạt động của các trung tâm nguyên phụ liệu dệt may trên phạm vi cả nước, phát triển các
hình thức giao dịch thương mại điện tử, giảm bớt các khâu trung gian trong mua bán các
nguyên, phụ liệu dệt may.
3.2.1.6. Chính sách đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong ngành
dệt may
Con người là nhân tố rất quan trọng trong quá trình sản xuất, quyết định hiệu quả
sản xuất kinh doanh. Trong những năm tới, lợi thế về nguồn lực lao động dồi dào vẫn là lợi
thế cạnh tranh lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, đội ngũ lao động trong
ngành dệt may nước ta hiện nay còn thiếu về số lượng, năng suất lao động chưa cao. Nhà
nước cần có những chính sách tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng lao động của
ngành dệt may, kể cả lao động quản lý, lao động kỹ thuật, lao động phổ thông nhằm đáp
ứng yêu cầu phát triển của ngành. Nhà nước sớm có chính sách hỗ trợ khuyến khích, thu
hút và đào tạo cán bộ ở bậc đại học và trên đại học cho ngành công nghiệp dệt may. Đầu tư
cho các trường dạy nghề, mở rộng quy mô đào tạo đội ngũ công nhân có tay nghề cao
phục vụ cho nhu cầu của ngành công nghiệp dệt may trong thời gian tới và một phần đáp
ứng nhu cầu xuất khẩu lao động dệt may ra các nước. Nhà nước thông qua con đường
ngoại giao để thu hút các chương trình tài trợ của nước ngoài đối với việc dạy nghề, tiếp
nhận và chuyển giao thành những chương trình thường xuyên. Tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp mở rộng liên kết với các đối tác nước ngoài để đào tạo đội ngũ lao động kỹ
thuật của ngành dệt may, bao gồm cả việc mời chuyên gia nước ngoài vào giảng dạy và cử
một đội ngũ lao động ra nước ngoài để học tập. Có chính sách ưu tiên để xây dựng đội ngũ
các nhà tạo mẫu thời trang với các kiến thức được đào tạo ở các trung tâm thời trang lớn
của thế giới tại EU và các nước có ngành công nghiệp dệt may phát triển như Trung Quốc,
Hàn Quốc… nhằm đưa ngành công nghiệp thời trang nước ta phát triển mạnh trong tương
lai. Tạo những điều kiện thuận lợi về kỹ thuật, chính sách đãi ngộ để các nhà khoa học
trong các lĩnh vực có mối quan hệ chặt chẽ với ngành dệt may có điều kiện phát huy khả
năng nghiên cứu và áp dụng các kết quả nghiên cứu của họ trong thực tế. Chú trọng đến
việc nghiên cứu các sản phẩm, công nghệ để thay thế việc nhập khẩu từ nước ngoài, gắn
kết quá trình nghiên cứu với thực hiện các yêu cầu từ phía doanh nghiệp.
Nhà nước cần có các chính sách cải thiện điều kiện làm việc của người công nhân
thông qua chính sách tiền lương, tiền thưởng, các loại phụ cấp, chỗ làm việc, chỗ ăn
nghỉ… để đảm bảo lợi ích cho người lao động. Phát huy vai trò các tổ chức công đoàn và
các tổ chức chính trị xã hội khác ở các doanh nghiệp dệt may, nhất là các doanh nghiệp dệt
may có vốn đầu tư nước ngoài để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Nhà nước chú trọng tổ chức các chương trình đào tạo chuyên sâu về thương mại
quốc tế, tìm hiểu thị trường, luật lệ quốc tế đối với ngành hàng cho đội ngũ cán bộ trực tiếp
làm nhiệm vụ xuất nhập khẩu trong các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu. Để tăng cường
xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU thì việc nắm vững đặc điểm, xu hướng, thị hiếu
của từng tiểu thị trường trong thị trường rộng lớn này là rất cần thiết. Do vậy, hàng năm
Nhà nước nên đầu tư một phần kinh phí để đưa cán bộ sang học tập, nghiên cứu tại các
nước thành viên của EU để có điều kiện tham mưu tốt hơn cho các doanh nghiệp khi lựa
chọn thị trường và mặt hàng nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
Đối với đội ngũ cán bộ quản lý các cấp trong các doanh nghiệp dệt may nhà nước,
cần phải thường xuyên tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý đặc
biệt là các kỹ năng quản lý hiện đại. Kiên quyết đưa ra khỏi vị trí lãnh đạo đối với những
cán bộ kém năng lực, kém phẩm chất.
3.2.2. Nhóm các giải pháp đối với doanh nghiệp
3.2.2.1. Tăng cường công tác liên doanh, liên kết nhằm nâng cao hiệu quả xuất
khẩu hàng dệt may
Trong số các doanh nghiệp may mặc Việt Nam hiện nay, tỷ lệ doanh nghiệp có
khả năng xuất khẩu trực tiếp chỉ chiếm khoảng 20%, còn lại thực hiện xuất khẩu chủ yếu
thông qua việc gia công sản phẩm cho nước ngoài. Quy mô của các doanh nghiệp sản xuất
dệt may xuất khẩu chủ yếu thuộc loại vừa và nhỏ, do vậy gặp nhiều khó khăn trong việc
tìm kiếm thị trường và giao dịch xuất khẩu. Đẩy mạnh sự liên doanh, liên kết giữa các
doanh nghiệp có quy mô, tiềm lực chưa cao là một trong những biện pháp quan trọng
nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam. Cần chú trọng đến
hình thức sản xuất liên kết dọc theo kiểu vệ tinh: một công ty mẹ với nhiều
công ty vệ tinh cùng sản xuất một loại sản phẩm. Công ty mẹ sẽ chịu trách nhiệm đặt hàng
và cung ứng nguyên phụ liệu cho các công ty con, sau đó thu gom và xuất khẩu tập trung.
Thực hiện được liên kết này sẽ giúp tạo công ăn việc làm thường xuyên hơn cho các doanh
nghiệp nhỏ, khắc phục tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp để
giành giật đơn hàng gia công. Việc liên kết này cũng sẽ cho phép gom những lô hàng lớn,
đảm bảo được khả năng đáp ứng yêu cầu về số lượng và thời gian khẩn trương của các đơn
hàng. Vấn đề quan trọng nhất đối với hình thức liên doanh, liên kết này là tất cả các doanh
nghiệp tham gia vào chuỗi liên kết phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu đặt ra đối với hàng
xuất khẩu, đặc biệt là yêu cầu về chất lượng. Vấn đề phân chia lợi nhuận cũng phải hết sức
được chú trọng, vừa để đảm bảo lợi ích của các doanh nghiệp nhỏ, vừa tạo điều kiện cho
công ty mẹ tích lũy vốn, mở rộng sản xuất, khuếch trương thương hiệu. Với mô hình này,
cần phải phát huy thế mạnh của các công ty lớn trong ngành dệt may nước ta, đặc biệt là
vai trò của Tổng công ty Dệt May Việt Nam (Vinatex) trong việc tổ chức và gắn kết hoạt
động của các doanh nghiệp thành viên trên nguyên tắc hài hòa về lợi ích kinh tế của các
doanh nghiệp. Hiện nay, Vinatex đang triển khai xây dựng phương án hình thành tập đoàn
kinh tế mạnh với công ty mẹ là Vinatex, đồng thời đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa một số
doanh nghiệp nhằm đa dạng hóa hình thức sở hữu và khai thác các nguồn vốn cho phát
triển. Đó là định hướng đúng nhằm nâng cao năng lực sản xuất và xuất khẩu của dệt may
Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cần có sự khảo sát,
nghiên cứu kỹ lưỡng các phương án sắp xếp, tổ chức lại bộ máy để thực sự tạo sự gắn kết
chặt chẽ về lợi ích giữa các bộ phận, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng may
mặc trong tập đoàn dệt may Việt Nam. Để thực hiện thành công các chính sách vĩ mô của
Nhà nước về phát triển nguyên, phụ liệu cho ngành dệt may, đòi hỏi ngành dệt, ngành may
phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau và với các ngành trồng bông, trồng dâu, hóa chất…
trên nguyên tắc đảm bảo thực hiện lợi ích của các ngành.
3.2.2.2. Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dệt may xuất khẩu vào thị
trường EU
Từ năm 2005, hạn ngạch hàng dệt may được bãi bỏ giữa các nước là thành viên
của WTO, điều đó cũng đồng nghĩa với việc mức độ cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu hàng
dệt may trở nên ngày càng gay gắt. Thị trường hàng dệt may EU là một thị trường rất hấp dẫn
nhưng mức độ cạnh tranh cũng rất quyết liệt. Các nước xuất khẩu hàng dệt may nếu muốn duy
trì và mở rộng thị phần tại thị trường EU thì nhất thiết phải có các biện pháp nhằm nâng cao
sức cạnh tranh của sản phẩm thông qua các yếu tố chất lượng, giá cả, thương hiệu. Đối với
doanh nghiệp dệt may Việt Nam, để nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu vào thị
trường EU cần thực hiện các yêu cầu đối với sản phẩm của mình như:
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm xuất khẩu:
Người tiêu dùng tại các nước EU rất chú trọng đến chất lượng hàng hóa, do vậy
việc đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng dệt may xuất khẩu là yếu tố quan trọng hàng đầu
cho việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam tại thị trường EU. Các doanh
nghiệp dệt may Việt Nam cần thực hiện các biện pháp sau nhằm đảm bảo chất lượng sản
phẩm xuất khẩu vào EU:
Thứ nhất: Tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của bên đặt hàng về chất lượng, chủng loại
nguyên phụ liệu, công nghệ, quy trình sản xuất. Đảm bảo việc sản xuất cho các đơn hàng
phải có chất lượng như hàng mẫu đã được đối tác chấp nhận. Thực hiện đúng các yêu cầu
về quy cách kỹ thuật, nhãn mác, đóng gói bao bì như đã thỏa thuận, tuân thủ các quy định
của luật pháp EU về tiêu chuẩn chất lượng, môi trường, lao động.
Thứ hai: Kiểm tra chặt chẽ, nghiêm ngặt chất lượng nguyên phụ liệu dùng để sản
xuất hàng may mặc xuất khẩu. Lựa chọn các đối tác cung cấp nguyên phụ liệu có uy tín, có
mối quan hệ làm ăn thường xuyên, lâu dài với doanh nghiệp, đảm bảo việc cung ứng đúng
chủng loại, đảm bảo chất lượng và đáp ứng được yêu cầu thời gian giao hàng. Chú trọng
đầu tư cho công tác bảo quản nguyên phụ liệu, không để nguyên phụ liệu xuống phẩm cấp.
Thứ ba: Tăng cường đầu tư và hoàn thiện quản lý, chú trọng đến việc áp dụng các
tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000 để làm cơ sở cho việc thâm nhập vào thị trường EU. Mọi
sản phẩm may mặc xuất khẩu của các doanh nghiệp bắt buộc phải được kiểm tra qua các
hệ thống quản lý đạt tiêu chuẩn quốc tế. Qui hoạch, củng cố và phát triển các dây chuyền
sản xuất riêng các mặt hàng dệt may dành cho thị trường EU. Các doanh nghiệp may mặc,
tùy điều kiện và chiến lược phát triển sản phẩm của mình để đầu tư một số dây chuyền
mới, hiện đại để đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao và ổn định, đáp ứng
yêu cầu và thị hiếu của thị trường EU.
- Có các biện pháp giảm chi phí sản xuất nhằm duy trì khả năng cạnh tranh về giá:
Khả năng cạnh tranh về giá trong những năm tới vẫn là nhân tố quan trọng để đẩy
mạnh hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU. Tuy nhiên, trong những năm
tới giá nhân công trong sản xuất hàng dệt may nước ta chắc chắn sẽ tăng lên, do vậy để
duy trì khả năng cạnh tranh về giá thì biện pháp quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp là
phải tiết kiệm các chi phí khác ngoài tiền công. Phải đảm bảo tỷ lệ hợp lý về chi phí lao động
trong chi phí đơn vị sản phẩm, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tăng lương để cải thiện
đời sống người lao động với việc nâng cao năng suất lao động nhằm hạ giá thành sản phẩm.
Tìm kiếm các nguồn cung ứng về nguyên phụ liệu đảm bảo chất lượng mà trong nước sản
xuất được và giá rẻ hơn giá hàng nhập khẩu. Thực hiện tiết giảm các chi phí không cần thiết
như lễ tết, hội họp... để giảm chi phí sản xuất.
- Đảm bảo yêu cầu giao hàng đúng hạn:
Giao hàng đúng thời hạn là yêu cầu rất quan trọng đối với hàng dệt may xuất khẩu,
bởi vì sản phẩm dệt may phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời vụ và phù hợp với xu hướng thời
trang. Hơn nữa, trong thương mại quốc tế ngày nay, việc giao hàng đúng thời hạn là một
yếu tố quan trọng khẳng định uy tín của doanh nghiệp đối với các đối tác nước ngoài. Nếu
không giao hàng đúng hạn, doanh nghiệp không những bị phạt vì vi phạm hợp đồng mà rất
có thể còn mất luôn cả đối tác làm ăn trong tương lai. Doanh nghiệp may mặc Việt Nam
phải chủ động trong kế hoạch sản xuất, đảm bảo đầy đủ số lượng hàng hóa theo hợp đồng
khi đến kỳ giao hàng; chủ động trong việc vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa và có các phương
án thuê phương tiện vận tải thích hợp để đáp ứng yêu cầu giao hàng đúng hạn khi xuất
khẩu hàng sang EU.
3.2.2.3. Đẩy mạnh hoạt động marketing, thực hiện nhiều hình thức xúc tiến
thương mại tại thị trường EU
Một trong những hạn chế của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị
trường EU thời gian qua là việc xúc tiến thương mại, tiếp thị hàng hóa chưa được thực
hiện có hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp chưa coi trọng hoạt động xúc tiến thương mại, thụ
động chờ người mua hàng, không ít doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm và thiếu thông tin
về thị trường EU nên hoạt động xúc tiến thương mại chưa đạt được hiệu quả cao. Chi phí
cho hoạt động xúc tiến thương mại khá cao, nhất là trong điều kiện hàng dệt may nước ta
có mặt tại thị trường EU chậm hơn so với hàng nhiều nước khác, cũng làm hạn chế khả
năng tiếp thị, quảng bá sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU thời gian tới,
các doanh nghiệp phải có sự đầu tư thích đáng cho công tác marketing, xúc tiến thương
mại bằng nhiều hình thức như:
- Chủ động tìm kiếm đối tác thông qua việc tham gia các hội chợ triển lãm hàng
dệt may được tổ chức tại các nước, nhất là tại EU và Việt Nam. Tận dụng các cơ hội giới
thiệu sản phẩm hàng dệt may Việt Nam khi các tập đoàn kinh tế của EU vào tìm hiểu thị
trường Việt Nam và thông qua hệ thống siêu thị của các công ty EU hiện đang hoạt động
tại Việt Nam để quảng bá sản phẩm dệt may Việt Nam.
- Các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu cần tổ chức tốt công tác tiếp thị và quảng
cáo sản phẩm của mình đến các nhà nhập khẩu EU. Một kinh nghiệm của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc hay Thái Lan là cử nhân viên tiếp thị mang sản phẩm
mẫu đi chào hàng trực tiếp với các nhà nhập khẩu hàng dệt may. Đây là hình thức chào
hàng được ưa chuộng ở hầu hết các nhà nhập khẩu EU. Để có bước đi này cần có sự
nghiên cứu kỹ càng về hệ thống phân phối ở các nước EU dưới nhiều hình thức, chú trọng
đến việc thông qua các cơ quan thương vụ Việt Nam tại các nước EU để tìm hiểu hệ thống
phân phối ở thị trường này. Đồng thời, các doanh nghiệp phải xây dựng được một đội ngũ
nhân viên tiếp thị giàu kinh nghiệm, am hiểu thị trường. Phương pháp tiếp thị thứ hai cũng
cần được các doanh nghiệp xem xét sử dụng là thuê chính nhân viên tiếp thị của các nước
EU để giới thiệu sản phẩm hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam dưới hình thức trả hoa hồng
theo hợp đồng ký được.
- Thông tin quảng cáo nhằm giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp với người tiêu
dùng và đối tác các nước EU, chú trọng việc xây dựng hình ảnh công ty thông qua trang
Web. Với những thông tin tự giới thiệu trên hệ thống Internet, khách hàng có được những
hiểu biết nhất định về doanh nghiệp. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng có thể áp
dụng một số biện pháp thông tin quảng cáo phù hợp với điều kiện tài chính của mình như:
Xuất bản catalog giới thiệu chức năng, nhiệm vụ kinh doanh, uy tín, kinh nghiệm và các
sản phẩm của doanh nghiệp. Các mẫu hàng xuất khẩu được in thành tranh ảnh và có chú
thích cụ thể cho từng mẫu hàng bao gồm: chất liệu vải, giá chào hàng, ký mã hiệu sản
phẩm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi tham khảo, giao dịch.
- Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh việc gửi thư và bản chào hàng trực tiếp tới các
đại lý, nhà nhập khẩu bán buôn hàng dệt may tại các nước EU. Cơ sở dữ liệu với địa chỉ
liên hệ của các đối tác tiềm năng có thể tìm thấy trên Internet, danh bạ công ty hoặc do các
tổ chức xúc tiến thương mại cung cấp. Đẩy mạnh việc giao dịch thông qua hệ thống thư tín
điện tử, kết hợp với các cách giao tiếp truyền thống như đàm phán trực tiếp, trao đổi qua
điện thoại…
3.2.2.4. Mở rộng và phát triển thị trường đối với hàng dệt may xuất khẩu Việt
Nam vào EU
Thị trường luôn là yếu tố sống còn, là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp. Thị trường hàng dệt may ở EU sau thời điểm 1/1/2005 có tính cạnh tranh rất
gay gắt, đặc biệt giữa các nước sản xuất hàng dệt may xuất khẩu ở những mặt hàng giá rẻ.
Trong những tháng đầu năm 2005, tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị
trường EU gặp nhiều khó khăn do phải chịu sức ép cạnh tranh lớn từ hàng dệt may các
nước khác, báo động nguy cơ mất thị phần trong thời gian tới nếu các doanh nghiệp không
có các biện pháp kịp thời. Do vậy, việc giữ vững và phát triển thị phần hàng dệt may xuất
khẩu tại các thị trường cũ và mở rộng thị trường mới tại EU là yêu cầu cấp thiết đối với
các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay. Các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu cần
thực hiện tốt công tác nghiên cứu thị trường với các bước cụ thể: quan sát, phân tích và dự
đoán về tình hình thị trường, dự đoán về tình hình chung như phát triển kinh tế xã hội ở
các nước và khu vực có liên quan, dung lượng thị trường, tình hình tài chính tiền tệ, chính
sách và tập quán buôn bán. Các doanh nghiệp phải tiến hành phân đoạn thị trường để xác
định mặt hàng kinh doanh và thị trường xuất khẩu các mặt hàng trong từng giai đoạn nhất
định.
Để phát triển và mở rộng thị trường cho hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam tại thị
trường EU, các doanh nghiệp cần xác định các phương thức phù hợp để thâm nhập vào thị
trường này. Có nhiều phương thức để các doanh nghiệp dệt may Việt Nam xuất khẩu hàng
hóa vào thị trường EU như xuất khẩu qua trung gian, xuất khẩu trực tiếp, liên doanh, đầu
tư trực tiếp. Việc lựa chọn phương thức nào hiệu quả nhất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
tiềm lực của doanh nghiệp, vị thế doanh nghiệp trên thị trường EU và đặc điểm từng thị
trường quốc gia trong EU.
Xuất khẩu qua trung gian là phương thức mà phần lớn các doanh nghiệp dệt may
Việt Nam đã áp dụng để đưa hàng dệt may vào thị trường EU trong những năm qua. Các
doanh nghiệp dệt may Việt Nam thường dựa vào các đối tác trung gian chủ yếu từ các
nước châu á để xuất khẩu hàng dệt may vào EU. Xuất khẩu qua trung gian gắn liền với
hình thức gia công, do vậy hiệu quả thu được thấp và phụ thuộc nhiều vào đối tác trung
gian. Để ngành dệt may nước ta phát triển bền vững thì nhất thiết phải giảm việc xuất khẩu
qua trung gian. Tuy nhiên, việc giảm hình thức xuất khẩu qua trung gian đối với hàng dệt
may xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU không phải dễ thực hiện trong thời gian ngắn.
Do vậy, khi chưa đủ điều kiện để thực hiện các hình thức xuất khẩu khác thì đây vẫn là
hình thức xuất khẩu phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ trong một vài năm tới,
nhưng các doanh nghiệp này phải có chiến lược để tăng dần tỷ lệ xuất khẩu trực tiếp, tránh
việc quá lệ thuộc vào các đối tác trung gian khi xuất khẩu hàng dệt may vào EU.
Xuất khẩu trực tiếp hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU hiện nay còn chiếm
tỷ trọng thấp trong lượng hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam vào EU, nhưng phải xác
định đây là phương thức chính để thâm nhập thị trường EU giai đoạn từ 2010 trở đi. Để
làm được điều đó, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải tiếp cận trực tiếp các nhà nhập
khẩu từ phía EU và có kế hoạch quảng bá sản phẩm của mình. Các doanh nghiệp cần chú
trọng việc đầu tư nghiên cứu thị trường để tìm hiểu các thông tin về dung lượng thị trường,
thị hiếu người tiêu dùng, năng lực các đối thủ cạnh tranh… để từ đó có kế hoạch sản xuất
và xuất khẩu những sản phẩm phù hợp với từng thị trường. Trong số các nước thành viên
cũ của EU, cần tập trung vào việc nghiên cứu để đẩy mạnh việc xuất khẩu trực tiếp hàng
dệt may vào các thị trường lớn, nổi bật là thị trường Đức. Đức là thị trường lớn nhất EU,
hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam đã có mặt từ những năm trước đây và đã thâm nhập
được vào những hệ thống siêu thị lớn của Đức như Metro, Kaufhof… Vì thế, các doanh
nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam nên chọn Đức là thị trường chính để đẩy mạnh hình
thức xuất khẩu trực tiếp, khi đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường Đức thì việc mở
rộng ra các thị trường khác trong EU sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Các doanh nghiệp cần chú
ý khi xuất khẩu hàng hóa sang Đức sẽ phải tuân theo hai loại quy chuẩn của EU và Đức.
So với luật chung của EU thì luật của thị trường Đức nghiêm ngặt hơn, các doanh nghiệp
cần chú trọng đến việc làm tốt ba tiêu chuẩn: chất lượng, vệ sinh sản phẩm và trách nhiệm
xã hội khi đưa hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường Đức.
Để đẩy mạnh hình thức xuất khẩu trực tiếp hàng dệt may Việt Nam vào EU, các
doanh nghiệp dệt may Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp lớn có thể liên doanh để trở
thành các công ty con của các công ty xuyên quốc gia EU. Bằng cách này, các doanh
nghiệp có thể thâm nhập trực tiếp vào các kênh phân phối chủ đạo trên thị trường EU vì
các công ty xuyên quốc gia EU có vị trí rất quan trọng trong hệ thống các kênh phân phối
của EU. Tuy nhiên, cần kết hợp chặt chẽ việc thực hiện hình thức này với các hình thức tự
doanh của doanh nghiệp, tránh để lệ thuộc quá lớn vào các công ty nước ngoài trong việc
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Đối với thị trường các nước là thành viên mới của EU, các doanh nghiệp dệt may
Việt Nam nên hướng tới việc liên doanh liên kết để đưa hàng Việt Nam thâm nhập vào thị
trường này. Đặc biệt chú ý đến việc phát huy thế mạnh của lực lượng người Việt Nam hiện
đang sinh sống tại các nước này. Cần có các biện pháp thu hút vốn, kinh nghiệm, sự hiểu
biết thị trường của lực lượng này để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Thành
lập các liên doanh giữa các Công ty của người Việt Nam ở các nước này với các doanh
nghiệp dệt may trong nước theo hình thức sử dụng nhà xưởng, nguyên liệu, lao động của
phía Việt Nam và sử dụng pháp nhân, sự hiểu biết về thị trường, kênh phân phối của đối
tác để tạo sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và bán hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã có thương hiệu nổi tiếng, có tiềm lực tài
chính mạnh nên hướng tới chiến lược đầu tư trực tiếp tại các nước thành viên mới của EU
hoặc các nước là ứng cử viên của EU. Dĩ nhiên, đầu tư tại khu vực này sẽ có những khó
khăn nhất định vì giá nhân công, mặt bằng… cao hơn so với Việt Nam, nhưng lại có lợi
thế về mặt địa lý và quan trọng hơn, đó là việc nhanh chóng tiếp cận được công nghệ
nguồn, mẫu mã, thời trang mới từ châu Âu và hàng hóa từ các nước này xuất khẩu vào các
thị trường quốc gia khác của EU sẽ không chịu nhiều khoản chi phí lớn như xuất khẩu trực
tiếp từ Việt Nam.
3.2.2.5. Tạo lập thương hiệu và khẳng định uy tín hàng dệt may Việt Nam trên
thị trường EU
Đối với doanh nghiệp, việc tạo lập được thương hiệu đồng nghĩa với việc khẳng
định chỗ đứng trên thị trường. Chiến lược phát triển của doanh nghiệp không thể thiếu yêu
cầu tạo lập và phát triển thương hiệu của mình. Hàng dệt may Việt Nam những năm gần
đây cũng đã tạo lập được uy tín nhất định trên thị trường thế giới về chất lượng, giá cả, tuy
nhiên thương hiệu của hàng dệt may Việt Nam vẫn chưa được người tiêu dùng các nước
phát triển trên thế giới, trong đó có khu vực EU biết đến nhiều. Nguyên nhân chính cho
hạn chế này là do hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam vào EU khó tiếp cận trực tiếp
được với hệ thống phân phối của EU, mà phải gia công cho các nước trung gian để xuất
khẩu vào EU, do đó hàng của Việt Nam nhưng lại mang nhãn mác nước ngoài. Mặt khác,
các doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn hạn chế về khả năng tài chính và kinh nghiệm
thương mại quốc tế để tạo lập và phát triển thương hiệu của mình trên thị trường EU. Để
tạo lập và phát triển thương hiệu hàng hóa trên thị trường khó tính và ưa chuộng tiêu dùng
những hàng hóa có nhãn hiệu nổi tiếng như EU thì yếu tố thời gian và chiến lược thích hợp
là rất cần thiết.
Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam muốn phát triển thương hiệu trên thị trường
EU thì nhất thiết phải thâm nhập được vào hệ thống phân phối của EU dưới nhiều hình
thức như:
- Doanh nghiệp dệt may Việt Nam mua bản quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa
của các hãng may mặc nổi tiếng trên thế giới, ví dụ như Công ty An Phước mua bản quyền
nhãn hiệu Pierr Cardin cho hàng áo sơ mi nam. Hàng hóa được bán trên thị trường EU
mang nhãn hiệu nổi tiếng nhưng nơi sản xuất được xác định là Việt Nam, với giá thành rẻ
hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng như hàng chính hãng. Khi người tiêu dùng đã có ấn tượng
tốt và có thói quen dùng hàng do Việt Nam sản xuất thì sẽ dễ dàng tiêu thụ những mặt
hàng dệt may có nhãn hiệu Việt Nam. Dần dần doanh nghiệp sẽ khẳng định được thương
hiệu hàng dệt may Việt Nam trên thị trường EU.
- Doanh nghiệp dệt may có chiến lược phát triển thương hiệu hàng hóa của mình
ngay tại thị trường trong nước, đây là việc làm hết sức cần thiết vì thị trường dệt may nội
địa còn rất nhiều tiềm năng nhưng trong những năm qua chưa được chú trọng đúng mức.
Đồng thời, qua việc khẳng định thương hiệu của mình, các doanh nghiệp dệt may Việt
Nam có điều kiện tiếp cận với hệ thống các siêu thị của các doanh nghiệp thuộc EU hiện
đang kinh doanh tại Việt Nam để bán hàng. Khi hàng dệt may khẳng định được uy tín của
mình với hệ thống siêu thị các nước EU tại Việt Nam thì đó là cơ hội thuận lợi cho việc
phát triển thương hiệu trên thị trường EU vì các hệ thống siêu thị của EU có mối liên kết
với nhau rất chặt chẽ và khi đã thâm nhập được vào một vài nơi thì khả năng thâm nhập
được vào hệ thống là rất lớn.
- Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chủ động tham gia vào các hoạt động
quảng bá, giới thiệu sản phẩm của ngành và các ngành khác, kết hợp việc quảng bá về du
lịch, văn hóa Việt Nam với việc giới thiệu những sản phẩm dệt may truyền thống và độc
đáo của Việt Nam như lụa tơ tằm, thổ cẩm… đến các khách hàng EU. Bên cạnh đó cần coi
trọng việc quảng bá tên, nhãn hiệu của công ty ngay tại thị trường các nước EU. Để làm
được việc này, các đơn vị dệt may cần có các biện pháp sử dụng và khai thác tốt các
phương tiện thông tin hiện đại hiện nay, đặc biệt là phương pháp kinh doanh trên mạng
Internet. Chú trọng việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng trước, trong và sau bán
hàng.
Một khía cạnh không kém phần quan trọng đối với các doanh nghiệp dệt may xuất
khẩu Việt Nam là phải có kế hoạch đăng ký bản quyền đối với thương hiệu sản phẩm của
mình trên thị trường EU và các thị trường khác trên thế giới. Trong quan hệ thương mại
quốc tế hiện nay, chiến lược phát triển thương hiệu và kế hoạch bảo vệ thương hiệu của
doanh nghiệp đều có tầm quan trọng rất lớn, quyết định sự thành công và phát triển vững
chắc của doanh nghiệp. Để xuất khẩu trực tiếp vào thị trường EU, sản phẩm dệt may của
các doanh nghiệp cần phải khẳng định vị trí trên thị trường bằng nhãn hiệu của mình. Tuy
nhiên, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa phải chịu chi phí rất cao, có khi lên tới vài chục ngàn
USD. Vì vậy, trong điều kiện tiềm lực tài chính còn hạn hẹp, các doanh nghiệp có thể kết
hợp với nhau để đăng ký một nhãn hiệu chung cho sản phẩm.
3.2.2.6. Chú trọng việc nhập khẩu máy móc, công nghệ hiện đại từ các nước EU
Việc chú trọng đầu tư đồng bộ máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại là rất cần
thiết nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam. Nhìn
chung máy móc, thiết bị ngành dệt may nước ta hiện nay vừa thiếu đồng bộ, vừa có độ trễ
tương đối lớn so với các nước trong khu vực. Thời gian qua, việc đầu tư máy móc, thiết bị
của các doanh nghiệp dệt may nước ta được thực hiện từ nhiều nguồn cung ứng, trong đó
một phần quan trọng có xuất xứ từ các nước châu á. Việc nhập khẩu máy móc, công nghệ
hiện đại từ các nước châu Âu còn hạn chế. Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa của Việt Nam vào EU thường lớn hơn so với kim ngạch nhập khẩu từ EU. Nếu
chúng ta tăng cường nhập khẩu công nghệ nguồn từ EU sẽ làm cán cân thương mại cân
bằng hơn, đồng thời việc nhập khẩu công nghệ hiện đại sẽ giúp hàng Việt Nam đạt tiêu
chuẩn quốc tế, năng suất, hiệu quả lao động cũng được tăng lên.
Đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, khâu yếu nhất hiện nay trong đầu tư
máy móc, công nghệ là khâu thiết kế, tạo mẫu. Các doanh nghiệp dệt may hiện nay vẫn
còn nhiều bỡ ngỡ trong khâu tạo mốt, chưa đủ hiểu biết về yêu cầu thị hiếu của thị trường
EU nên việc quan tâm thích đáng về tạo mẫu, sử dụng các thiết bị chuyên dùng trong thiết
kế, cắt may là hết sức cần thiết. Khâu thiết kế, tạo mẫu là khâu mang lại giá trị gia tăng lớn
và là khâu quyết định đến năng lực cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu các quốc gia.
Việc nhập khẩu công nghệ tiên tiến cho khâu này là rất quan trọng nhằm tạo sức bứt phá
cho phát triển ngành dệt may, đặc biệt là hàng dệt may xuất khẩu. EU có thế mạnh trên thế
giới về thiết bị, công nghệ hàng dệt may, vì thế các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần
chú trọng tập trung đầu tư thiết bị công nghệ tiên tiến trong khâu thiết kế tạo mẫu với các
thiết bị, công nghệ được nhập khẩu trực tiếp từ phía EU.
Các doanh nghiệp có thể tìm nguồn vốn để tự đầu tư, mua sắm thiết bị, công nghệ
nguồn từ EU, tuy nhiên với phần lớn các doanh nghiệp dệt may nước ta hiện nay thì thực
hiện đầu tư theo hình thức này có nhiều hạn chế do khả năng huy động vốn kém. Một hình
thức khác mang lại hiệu quả cao hơn, đó là các doanh nghiệp thông qua sự giúp đỡ của
Nhà nước và các nguồn khác tìm kiếm các đối tác từ EU để liên doanh, liên kết trong việc
đầu tư thiết bị, công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực dệt may. Đây là biện pháp hữu hiệu nhằm
thu hút vốn và công nghệ hiện đại cùng trình độ quản lý tiên tiến từ các nhà đầu tư EU. Để
thực hiện được biện pháp này, Nhà nước cần có các chính sách ưu đãi bằng các quy định
cụ thể về thuế nhập khẩu công nghệ, kết hối ngoại tệ, chuyển lợi nhuận về nước nhằm thu
hút các nhà doanh nghiệp EU đầu tư vào Việt Nam.
Kết luận chương 3
Trên đây là một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt
Nam vào thị trường EU thời gian tới. Trên thị trường hàng dệt may thế giới nói chung, thị
trường EU nói riêng đang diễn ra cuộc cạnh tranh hết sức quyết liệt giữa hàng dệt may
xuất khẩu các nước, đặc biệt với sự bùng nổ hàng dệt may xuất khẩu của Trung Quốc. Để
hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam duy trì và nâng cao được thị phần trên thị trường EU thì
phải xây dựng được một ngành công nghiệp dệt may phát triển vững chắc, có năng lực
cạnh tranh cao, có khả năng thâm nhập và đứng vững trên thị trường EU. Để thực hiện
được điều đó, đòi hỏi Nhà nước phải có các chính sách tạo điều kiện cho việc mở rộng sản
xuất và xuất khẩu hàng dệt may. Bên cạnh sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, thì những nỗ lực từ
phía các doanh nghiệp là hết sức quan trọng đối với việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt
may Việt Nam. Đó cũng là những nhân tố cơ bản quyết định sự phát triển của ngành công
nghiệp dệt may- một ngành có đóng góp quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước.
Kết luận
Hàng dệt may được xác định là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của
nước ta trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Trong các thị
trường của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam thì thị trường EU luôn được xác định là một
trong những thị trường trọng điểm, đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này sẽ tạo cơ hội
cho hàng dệt may Việt Nam thâm nhập được vào các thị trường lớn khác trên thế giới.
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU đã được thực hiện hơn thập
kỷ qua và đã có những kết quả nhất định trong điều kiện EU áp dụng chế độ hạn ngạch đối
với nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, kể từ
1/1/2005, với việc tự do hóa trong buôn bán hàng dệt may tại thị trường thế giới nói chung,
thị trường EU nói riêng thì mức độ cạnh tranh giữa các nhà xuất khẩu hàng dệt may ngày
càng trở nên gay gắt. Hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU trong giai
đoạn sau 2005 vừa có những thuận lợi do không còn bị hạn chế về số lượng xuất khẩu,
đồng thời có những khó khăn lớn khi năng lực cạnh tranh còn thấp so với hàng dệt may
xuất khẩu của nhiều nước khác.
Thông qua việc hệ thống lại những vấn đề lý luận - thực tiễn về xuất khẩu hàng dệt
may vào thị trường EU; phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may
Việt Nam vào thị trường EU thời gian qua và những vấn đề mới đặt ra, luận văn đã đề xuất
một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường
EU đến năm 2010. Trong số các giải pháp thì có những giải pháp cho việc phát triển ngành
dệt may và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam nói chung, có những
giải pháp phù hợp với đặc điểm riêng của thị trường EU. Để thực hiện được các giải pháp
này, đòi hỏi phải có sự nỗ lực từ phía các doanh nghiệp, ngành hàng và sự hỗ trợ to lớn từ
phía Nhà nước.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Ngọc Anh (2004) "Những chất liệu vải sợi lạ lùng", Dệt may và thời trang, (4), tr. 9-16.
2. "Bàn kế hoạch phát triển bông vải đến 2010" (2004), Dệt may và thời trang, (5), tr. 11-
13.
3. Bộ Thương mại (1998), Thị trường hàng dệt may thế giới và khả năng xuất khẩu của
Việt Nam, Hà Nội.
4. Bộ Thương mại (2004), Kinh tế, thương mại thế giới và Việt Nam. Cục diện năm 2003
và dự báo năm 2004, Hà Nội.
5. Bộ Thương mại (2004), Kiến thức cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế, Hà Nội.
6. Hồng Châu (2002), "Việt Nam - châu Âu: Đối tác tin cậy, bạn hàng truyền thống",
Thương mại, (28), tr. 17-18.
7. Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Thương mại (2002), Xuất khẩu sang thị trường EU, Hà
Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Lê Văn Đạo (2003), "Tương lai ngành dệt-may thế giới sau 2005", Dệt may và thời
trang, (8), tr. 15-16.
10. Dương Đình Giám (2001), Phương hướng và các biện pháp chủ yếu nhằm phát triển
ngành công nghiệp dệt - may trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
11. Nguyễn Minh Gòn (2003), Phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - EU trong xu thế
toàn cầu hóa kinh tế - thương mại, Luận văn tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị,
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
12. Diệu Hà (2003), "Quan hệ thương mại Việt Nam với một số thị trường trọng điểm",
Thương mại, (3+4+5), tr. 59-61.
13. Trương Thu Hà (2003), "Thời cơ và thách thức với ngành may mặc Việt Nam", Dệt
may và thời trang, (11), tr. 15.
14. Thái Hà - Minh Hương (2004), "Để cây bông phát triển nhanh và ổn định: cần các giải
pháp tăng năng suất và chất lượng", Dệt may và thời trang, (6), tr. 10-12.
15. Bùi Huy Khoát (2001), "Liên minh châu Âu trong thương mại toàn cầu", Nghiên cứu
châu Âu, (2), tr. 3-9.
16. Phùng Thị Vân Kiều (2002), "Hệ thống phân phối EU và các phương thức thích hợp
cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập kênh phân phối trên thị trường này",
Nghiên cứu châu Âu, (4), tr. 67-71.
17. Phùng Thị Vân Kiều (2002), "Thị trường EU với hàng rào phi thuế quan", Thương
mại, (27), tr. 15-16.
18. Vân Kiều (2002), "Một số đặc điểm lớn của thị trường EU", Thương mại, (9), tr. 20-21.
19. Duy Lâm (Biên dịch) (2004) "Ngành dệt may thế giới. Điều gì sẽ xảy ra sau
31/12/2004", Dệt may và thời trang, (5), tr. 10-11.
20. Hoàng Thị Bích Loan (2002), "Quan hệ thương mại Việt Nam và EU - những vấn đề
đặt ra", Thương mại, (7), tr. 16-18.
21. Vũ Chí Lộc (2004), Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị
trường châu Âu, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
22. Vũ Chí Lộc (2004), "Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam xuất
khẩu sang thị trường châu Âu", Những vấn đề kinh tế thế giới, (1), tr. 72, 80.
23. Trần Thị Bích Ngọc (1996), "Kỹ nghệ dệt may Việt Nam trong hệ thống dệt may thế
giới", Nghiên cứu kinh tế, (215), tr. 55-60.
24. Thân Danh Phúc (2001), Nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm dệt may xuất khẩu Việt
Nam trong xu thế hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học
Thương mại, Hà Nội.
25. Nguyễn Đình Phùng (2002), "Các giải pháp để thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam
- EU", Thương mại, (2), tr. 25-26.
26. Ng.Sơn (Biên dịch) (2004), "Ngành dệt may các thành viên mới EU- Lo tồn tại nhiều
hơn phát triển", Dệt may và thời trang, (5), tr. 9-11.
27. T.A.T (Biên dịch) (2003), "Chính sách nào cho công nghiệp dệt may châu âu vào năm
2005", Dệt may và thời trang, (8), tr. 13-14.
28. Nguyễn Quang Thuấn (2004), "Liên minh châu Âu mở rộng và khả năng hợp tác của
Việt Nam", Những vấn đề kinh tế thế giới, (1), tr. 59-65.
29. Nguyễn Thị Thu Thủy (2000), "Ngành dệt may - xuất khẩu Việt Nam với các thách
thức mới", Những vấn đề kinh tế thế giới, (3), tr. 57-63.
30. Từ Thanh Thủy (2000), "Mười năm quan hệ thương mại Việt Nam - EU", Những vấn
đề kinh tế thế giới, (64), tr. 72-78.
31. Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội (11/2001), Thị trường EU và các yêu cầu của thị
trường EU đối với xuất khẩu của Việt Nam, Tài liệu Hội thảo khoa học.
32. Nguyễn Thị Tú (2004), Nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt
Nam vào thị trường EU, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội.
33. Trần Nguyễn Tuyên (2002), "Thị trường EU và khả năng mở rộng xuất khẩu hàng hóa
của Việt Nam vào thị trường này", Nghiên cứu kinh tế, (285), tr. 40-46.
34. Trần Nguyễn Tuyên (2004), "Thực trạng và triển vọng phát triển quan hệ kinh tế EU -
Việt Nam", Những vấn đề kinh tế thế giới, (6), tr. 57-61.
Tài liệu trên Internet
35. (2004), Dệt may Việt Nam sau khi dỡ bỏ hạn ngạch vào EU - Cơ
hội lớn - thách thức nhiều, ngày 9/12.
36. (2004), Dệt kém nên May phải gia công, ngày 7/1.
37. (2004), Quản lý hàng gia công xuất khẩu còn chắp vá,
ngày 9/12.
38. (2004), Trung Quốc sẽ chiếm 50% thị phần xuất khẩu
hàng dệt may thế giới vào năm 2007, ngày 29/11.
39. (2005), Dệt may bắt tay chưa chặt, ngày 19/1.
40. (2005), EU đẩy nhanh chương trình GSP mới cho các nước
châu á, ngày 21/2.
41. (2005), Việt Nam có khả năng cạnh tranh với Trung Quốc và
ấn Độ, ngày 19/1.
phụ lục
Phụ lục 1
Quan hệ thương mại năm 2004 giữa EU với các đối tác chính
Các đối tác xuất khẩu lớn vào EU Các đối tác nhập khẩu lớn từ EU
TT Đối tác
Kim
ngạch
(triệu
USD)
Tỷ lệ
(%)
TT Đối tác
Kim
ngạch
(triệu
USD)
Tỷ lệ
(%)
Tổng kim ngạch
nhập khẩu của
EU
1 027
893
100 Tổng kim ngạch
xuất khẩu của
EU
962 648 100
1 USA 157 443 15,3 1 USA 233 912 24,3
2 China 126 737 12,3 2 Switzerland 74 960 7,8
3 Russia 80 539 7,8 3 China 48 039 5,0
4 Japan 73 536 7,2 4 Russia 45 664 4,7
5 Switzerland 61 409 6,0 5 Japan 43 067 4,5
6 Norway 55 988 5,4 6 Turkey 37 992 3,9
7 Turkey 30 939 3,0 7 Norway 30 655 3,2
8 Korea 30 203 2,9 8 Canada 21 916 2,3
9 Taiwan 23 604 2,3 9 Australia 19 826 2,1
10 Brazil 21 098 2,1 10 Hong Kong 19 155 2,0
11 Singapore 16 956 1,6 11 United Arab
Emir.
18 613 1,9
12 Canada 16 232 1,6 12 Romania 17 993 1,9
13 India 16 223 1,6 13 Korea 17 795 1,8
14 Saudi Arabia 16 107 1,6 14 India 17 013 1,8
15 Malaysia 15 743 1,5 15 South Africa 16 111 1,7
16 South Africa 15 737 1,5 16 Singapore 16 060 1,7
17 Algeria 15 142 1,5 17 Mexico 14 628 1,5
18 Romania 14 058 1,4 18 Brazil 14 108 1,5
19 Libya 13 560 1,3 19 Taiwan 12 819 1,3
20 Thailand 12 842 1,2 20 Israel 12 750 1,3
Nguồn: Eurostat.
Phụ lục 2
Các nước đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may
vào thị trường EU
Mười nước (khu vực) xuất khẩu hàng dệt lớn nhất vào EU
TT
Nước xuất
khẩu
Triệu Euros Tốc độ tăng
trưởng
2000/2003
2000 2001 2002 2003
1 China 2.031 2.088 2.275 2.484 22,3%
2 Turkey 2.088 2.285 2.179 2.252 7,9%
3 India 1.964 1.992 1.736 1.681 -14,4%
4 Pakistan 1.057 1.115 1.184 1.211 14,5%
5 Czech Rep. 816 972 977 1.006 23,4%
6 Switzeland 1.209 1.173 1.042 972 -19,6%
7 USA 1.578 1.469 1.198 924 -41,4%
8 South Korea 1.042 988 928 793 -23,9%
9 Poland 615 683 691 682 10,9%
10 Japan 818 719 629 521 -36,3%
Mười nước (khu vực) xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất vào EU
TT
Nước xuất
khẩu
Triệu Euros Tốc độ tăng
trưởng
2000/2003
2000 2001 2002 2003
1 Chi na 7.450 7.980 8.822 9.631 29,3%
2 Turkey 5.322 5.776 6.720 7.150 34,3%
3 Romania 2.558 3.258 3.597 3.634 42,1%
4 Bangladesh 2.567 2.794 2.708 3.054 18,9%
5 Tunisia 2.567 2.868 2.879 2.709 5,5%
6 Morocco 2.356 2.624 2.586 2.464 4,6%
7 India 2.005 2.162 2.265 2.311 15,3%
8 Hong Kong 3.104 2.554 2.274 2.017 -35,0%
9 Poland 1.826 1.922 1.700 1.459 -20,1%
10 Indonesia 1.800 1.760 1.438 1.307 -27,4%
Nguồn: Eurostat.
Phụ lục 3
Mục tiêu xuất khẩu năm 2005 của Việt Nam đối với một số mặt hàng chính
Đơn vị: Triệu USD
TT Mặt hàng
Kim
ngạch
thực hiện
2004
Kim
ngạch dự
kiến 2005
Tăng trưởng
xuất khẩu
2005/2004
(%)
Tổng trị giá 26.504 31.500 19
Nhóm nông lâm, thủy sản 5.479 6.015 9,8
1 Thủy sản 2.401 2.750 14,5
2 Gạo 950 1000 5,3
3 Cà phê 641 650 1,4
4 Rau quả 179 220 22,9
5 Cao su 597 610 2.2
6 Hạt tiêu 152 160 5,3
7 Nhân điều 436 480 10,1
8 Chè các loại 96 115 19,8
9 Lạc nhân 27 30 11,1
Nhóm hàng công nghiệp, chế
biến và thủ công mỹ nghệ
10.607 13.400 26,3
10 Hàng dệt và may mặc 4.386 5.100 16,3
11 Giày dép các loại 2.692 3.500 30
12 Hàng điện tử và linh kiện máy
tính
1.075 1.500 39,5
13 Hàng thủ công mỹ nghệ 426 530 24,4
14 Sản phẩm gỗ 1.139 1.600 40,5
15 Sản phẩm nhựa 261 360 37,9
16 Xe đạp và phụ tùng 239 290 21,3
17 Dây điện và cáp điện 389 520 33,7
Nhóm nhiên liệu, khoáng sản 6.026 6.060 0,6
18 Dầu thô 5.671 5.680 0,2
19 Than đá 355 380 7,0
Nhóm hàng hóa khác 4.808 6.025 25,3
Nguồn: Bộ Thương mại.
Phụ lục 4
Cán cân thương mại năm 2004 giữa Việt Nam và một số nước thành viên EU
Đơn vị: Nghìn USD
TT Tên nước Xuất khẩu
của Việt Nam
Nhập khẩu
của Việt Nam
Cán
cân thương mại
1 2 3 4 5 = 3-4
1 Đức 1.066.195 694.348 371.847
2 Anh 1.011.372 219.284 792.088
3 Hà Lan 581.761 177.183 404.578
4 Pháp 556.900 616.975 -60.075
5 Italia 370.146 309.562 60.584
6 Tây Ban Nha 321.486 94.099 227.387
7 Bỉ 512.763 137.541 375.222
8 Thụy Điển 108.592 125.114 -16.522
9 Phần Lan 41.903 53.591 -11.688
10 Đan Mạch 80.182 77.477 2.695
11 áo 59.544 57.263 2.281
12 Hy Lạp 44.951 44.951
13 Ailen 28.401 14.883 13.518
14 Bồ Đào Nha 16.230 4.228 12.002
15 Ba Lan 82.170 38.930 43.240
16 Séc 42.727 14.560 28.167
17 Hunggary 21641 16.399 5.242
18 Litva 7.265 891 6.374
18 Slovenia 6.992 780 6.212
29 Slovakia 8.620 3.076 5.544
21 Sip 2.897 8.612 -5.715
22 Estonia 2.191 1.729 462
23 Latvia 3.491 563 2.928
24 Malta 758 106 652
25 Lucxembua - -
Nguồn: Bộ Thương mại.
Phụ lục 5
Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng dệt may chủ yếu của Việt Nam vào thị trường
EU năm 2004
STT Chủng loại
Đơn vị
tính
Số lượng
Kim ngạch
(USD)
Giá bình quân
1 áo Jaket Chiếc 13.356.957 188.501.410,69 14,11 USD/chiếc
2 Sơ mi nam Chiếc 14.585.503 79.108.457,92 5,42 USD/chiếc
3 Quần Chiếc 9.859.048 58.441.136,22 5,93 USD/chiếc
4 áo len, nỉ Chiếc 9.308.368 52.273.761,14 5,62 USD/chiếc
5 T-shirt, Poloshirt Chiếc 20.700.881 40.384.103,56 1,95 USD/ chiếc
6 Quần áo BHLĐ Tấn 2.121,29 21.637.866,37
10.200,33
USD/tấn
7 áo lót Chiếc 5.911.948 19.563.529,61 3,31 USD/chiếc
8 áo khoác nữ Chiếc 1.269.855 17.067.497,49 13,44 USD/chiếc
9 Sơ mi nữ Chiếc 4.808.502 14.874.786,30 3,09 USD/chiếc
10 Quần dệt kim Chiếc 6.630.373 13.596.665,32 2,05 USD/chiếc
11 Quần lót Chiếc 13.234.679 12.544.894,49 0,95 USD/Chiếc
12 Quần áo trẻ em Tấn 531,77 7.678.774,06
14.439,94
USD/tấn
Nguồn: Bộ Thương mại.
Mục lục
Trang
Mở đầu 1
Chương 1: cơ sở lý luận - thực tiễn của việc đẩy mạnh
xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường
EU
6
1.1. Phát triển hàng dệt may và vai trò của xuất khẩu hàng dệt may đối
với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam
6
1.2. Thị trường hàng dệt may ở EU; những điều kiện đảm bảo đẩy mạnh
xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU
26
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị
trường EU thời gian qua
45
2.1. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU từ
1992 đến nay
45
2.2. Đánh giá về thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào EU
thời gian qua
60
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu
hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU thời kỳ
đến 2010
78
3.1. Định hướng đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị
trường EU
78
3.2. Những giải pháp cơ bản đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt
may Việt Nam vào thị trường EU đến 2010
82
Kết luận 109
những công trình liên quan đến luận văn đã được công bố 1
11
Danh mục tài liệu tham khảo 1
12
phụ lục 1
16
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn hiện nay.pdf