Luận văn Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối cảnh ASEAN và Trung Quốc

Hiện nay nông sản đang là mặt hàng xuất khẩu quan trọng cũng là mặt hàng xuất khẩu chính có giá trị kim ngạch cao của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc. Các mặt hàng nông sản của ta đang được người Trung Quốc rất ưa chuộng và triển vọng xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Quốc đang rất tốt. Đặc biệt trong EHP, danh mục các mặt hàng giảm thuế nhập khẩu vào Trung Quốc cũng chính là các mặt hàng nông sản, nó tạo thuận lợi cho ta trong việc tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này

pdf67 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5526 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối cảnh ASEAN và Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âu dài trên mọi mặt, giúp đỡ nhau cùng phát triển Với chủ trương phát triển kinh tế đối ngoại theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng và Nhà nước đã từng bước sửa đổi chính sách kinh tế đối ngoại cho phù hợp hơn với tình hình trong nước và trên thế giới, từng bước tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Phương châm của Đảng là phải biết kết hợp nội lực và ngoại lực, phát huy sức mạnh tổng hợp để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta thoát khỏi tình trạng đói nghèo, yếu kém về kinh tế, hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Điều này là hoàn toàn phù hợp trước xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế, khiến ta không đứng ngoài cuộc chơi, có thể tận dụng mọi lợi thế do toàn cầu hóa mang lại. Theo số liệu thống kê của Hải quan, trong năm 2004, Trung Quốc đã vươn lên trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều lên tới 7,19 tỷ USD, tăng 47,68 lần so với năm 2003 và tăng 190 lần trong 13 năm kể từ năm 1991. Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 2,735 tỷ USD, đứng thứ ba sau Hoa Kì và Nhật Bản. Tới 2005, tuy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chỉ đạt 2,961 tỷ USD, chiếm 9,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, thấp hơn so với mục tiêu đạt ra từ đầu năm là 3 tỷ USD nhưng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vẫn tăng do Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc khá lớn 2,817 tỷ USD. Bộ Thương mại Việt Nam đã xác định Trung Quốc sẽ là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong 5 năm tới. Năm 2006 sẽ là 3,4 tỷ USD, năm 2007 là 3,9 tỷ USD, năm 2008 là 4,4 tỷ USD, năm 2009 là 5,5 tỷ USD, và 2010 là 6,2 tỷ USD do hiện nay Trung Quốc đã bước vào giai đoạn phát triển kinh tế nhanh và ổn định. Lợi thế từ sự phát triển vững mạnh của Trung Quốc đảm bảo nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của người dân Trung Quốc cũng sẽ tăng và ổn định nên cơ hội cho hàng xuất khẩu của Việt Nam là rất lớn đặc biệt là hàng nông sản ngành hàng nhận được nhiều ưu đaĩ nhất trong chương trình thu hoạch sớm cũng là mặt hàng mà Việt Nam có khả năng cạnh tranh lớn nhất tại thị trường Trung Quốc trừ dầu thô Bảng 11: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2005 và 2006 Đơn vị: triệu USD Thị trường Năm 2005 Dự báo năm 2006 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Cả nước 32.442 100 36.000 100 Châu Á 14.122 43,5 15.885 44,1 Trong đó: + Nhật Bản 4.411 13,6 4.942 13,7 + ASEAN 5.450 16,8 5.648 15,7 + Trung Quốc 2961 9,1 3.400 9,4 Nguồn: Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan Theo trên, cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2006 hầu như không có sự thay đổi nhiều. Thị trường châu á vẫn chiếm tỷ trọng cao, gần 50% nhưng trong khi tỷ trọng xuất khẩu sang các nước ASEAN giảm 1,1% thì tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 0,3%. Ta cũng biết việc cắt giảm thuế theo CEPT đã được các nước ASEAN6 hoàn thành vào năm 2003, và Việt Nam là năm 2006 (trừ những hàng nông sản nhạy cảm), mức thuế bình quân theo CEPT chỉ còn 3,7% vào 2006, với hàng nông sản chế biến mức thuế cao nhất cũng chỉ còn 5%. Với những hàng nông sản nhạy cảm thì tới 2010 Việt Nam mới phải giảm thuế xuống còn 0-5%, bắt đầu từ năm 2004. Nhưng theo EHP, Việt Nam sẽ được hưởng ngay lập tức lợi ích từ EHP bằng việc Trung Quốc sẽ giảm thuế cho các mặt hàng chủ yếu là hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc mà chưa cần Việt Nam thực hiện nghĩa vụ giảm thuế. Tới 2006, Trung Quốc đã hoàn thành việc giảm thuế còn Việt Nam vẫn ung dung nhận lợi ích mà chỉ phải từ từ giảm thuế vì thời hạn của Việt Nam là tới tận 2008. Mức thuế trong EHP cũng ưu đãi hơn nhều vả lại Trung Quốc lại là một thị trường béo bở với mọi quốc gia nên việc Việt Nam muốn tăng tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc là điều đương nhiên Bảng 12: Số liệu xuất nhập khẩu 2005 và dự báo năm 2010 của Việt Nam và Trung Quốc Chỉ tiêu mặt hàng 2000 2005 2010 PAI PAII Tổng giá trị XNK (Triệu USD) 2.966 8.739 12.994 11.680 Tổng giá trị NK (Triệu USD) 1.432 5.778 6.524 6.000 Tổng giá trị XK (Triệu USD) 1.534 2.961 6.470 5.680 Các mặt hàng chính - Cao su (1000 tấn) 66,4 369,764 157,9 130,2 - Hải sản (Triệu USD) 223,0 61,977 740,0 640,0 - Hạt điều (1000 tấn) 11,2 23,298 26,0 29,1 - Hoa quả (Triệu USD) 120,4 34,942 540,0 450,0 - Hạt tiêu (1000 tấn) 3,2 4,8 7,9 7,9 Ghi chú: PAI, PAII (Phương án I, Phương án II) Nguồn: Dự án quy hoạch phát triển thương mại tại các vùng cửa khẩu biên giới phía Bắc Theo trên thì trong những năm tới cụ thể là tới năm 2010 thì các mặt hàng nông sản vẫn là thế mạnh của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của Việt Nam vẫn là các mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế như rau quả, hạt điều, cao su. Với tình hình hiện tại phía Trung Quốc đang có nhu cầu rất lớn về các mặt hàng này thì triển vọng tăng lượng và giá trị các sản phẩm này sang thị trường Trung Quốc là rất lớn. Theo Viện Nghiên cứu chiến lược Mỹ (Center for Strategic & International Study) dự đoán rằng đến năm 2050, Trung Quốc sẽ cùng với Mỹ trở thành hai cường quốc lớn nhất trên thế giới. Thực trạng như vậy khiến cho miếng bánh Trung Quốc là một miếng mà tất cả các quốc gia đều không nỡ bỏ qua vỡ sự hấp dẫn của nú, một thị trường rộng lớn nhưng có nhu cầu đa dạng khiến các quốc gia với đủ cung bậc trỡnh độ sản xuất các sản phẩm thuộc những thang chất lượng khác nhau đều có thể tiếp cận và chiếm thị phần tại Trung Quốc 3.2. Thị trường nông sản của Trung Quốc 3.2.1. Tiềm năng thị trường nông sản của Trung Quốc Trung Quốc nằm phía đông Châu á, thuộc Đông Bắc á, nằm trên vòng cung Châu á-Thái Bình Dương, khu vực phát triển kinh tế năng động nhất trong những năm gần đây. Trung Quốc là một thị trường khổng lồ với số dân lớn nhất trên thế giơí, tính đến tháng 7/2005, dân số Trung Quốc đã lên tới 1,304 tỷ người. Với diện tích 9,6 triệu km2, Trung Quốc là nước có diện tích lớn thứ ba trên thế giới sau Nga và Canada. Trung Quốc có tiềm năng rất lớn về sản xuất nông sản Trung Quốc có 5 loại địa hình là cao nguyên, núi, gò đồi, đồng bằng và thung lũng. Miền tây cao, miền đông thấp, nó thể hiện địa hình bậc thang thấp dần. Trung Quốc có ba đồng bằng lớn là đồng bằng Đông Bắc, đồng bằng Hoa Bắc (Hoàng Hoài) và đồng bằng hạ lưu sông Trường Giang. Các đồng bằng này đất đai màu mỡ, là nơi tập trung sản xuất nông nghiệp, cung cấp lương thực, thực phẩm quan trọng cho Trung Quốc Trung Quốc là khu vực khí hậu gió mùa rõ nét nhất, biểu hiện ở lượng mưa biến đổi theo mùa, mưa nhiều, chủ yếu vào mùa hạ, mùa đông khí hậu khô và lạnh. Khí hậu cũng phân theo đặc điểm địa hình, có những nơi quanh năm chủ yếu là mùa hạ không có mùa đông như Vân Nam, Quảng Tây…, có nơi quanh năm lại là mùa đông, còn lại đa số là có bốn mùa rõ rệt. Sự khác biệt về khí hậu giữa các vùng tạo điều kiện cho Trung Quốc có thể phát triển các ngành nông nghiệp phù hợp với điều kiện thời tiết và phù hợp với địa thế của từng vùng khác nhau. Chính điều này cũng tạo cho Trung Quốc có được sự đa dạng, phong phú về chủng loại nông sản, Trung Quốc có đủ cả các sản phẩm nông sản nhiệt đới và ôn đới tuỳ điều kiện thời tiết của các vùng Trung Quốc cũng là một nước có nhiều sông ngòi, kênh rạch. Với 1500 con sông thuộc hệ thống nước Thái Bình Dương và ấn Độ Dương, trong đó Trường Giang là con sông lớn nhất Trung Quốc, lớn thứ ba trên thế giới bồi đắp phù sa cho đồng bằng hạ lưu sông. Hệ thống sông ngòi dày đặc giúp Trung Quốc phát triển hệ thống thuỷ lợi, tưới tiêu. Trung Quốc có một cơ cấu tổ chức hành chính khác phức tạp với 31 tỉnh thành phố: 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương; 4 cấp hành chính gồm tỉnh, dịa khu, huyện, xã. Mỗi tỉnh thành lại rất rộng lớn và đa dạng về nhu cầu, về tập quán văn hóa…nên để có thể thâm nhập thành công vào thị trường Trung Quốc sâu hơn ta cần nghiên cứu kĩ luật pháp và các tập tục văn hóa của mỗi vùng miền, nghiên cứu về tiềm năng trong việc cung cấp loại nông sản đó của họ ra sao, đối thủ cạnh tranh hiện tại của ta ở trên vùng đó là những ai Trung Quốc là một nước đang phát triển với gần 20% dân số làm việc trong ngành nông nghiệp. Tổng thu nhập quốc dân của Trung Quốc khá cao vào khoảng gần 1500 tỷ USD, bình quân đầu người gần 1450 USD/người/năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vào loại cao nhất trên thế giới, trung bình vào 8-10%/năm. Tuy vậy ở Trung Quốc có sự chênh lệch khá lớn về khoảng cách giàu nghèo, tỷ lệ dân số nghèo đói vẫn cao, hơn 20 triệu người/ năm. Sự chênh lệch này sẽ giúp Việt Nam có khả năng thâm nhập vào thị trường Trung Quốc dễ dàng hơn vì các phân đoạn thị trường của Trung Quốc. Hiện với chất lượng hàng hóa như hiện nay thâm nhập vào đoạn thị trường cao cấp ta chưa đủ sức nhưng ngoài ra Trung Quốc còn có đoạn thị trường trung và sơ cấp lớn hơn đoạn thị trường cao cấp rất nhiều và khả năng thâm nhập những đoạn thị trường này của ta là khá lớn. Sản xuất nông nghiệp hàng năm của Trung Quốc được gần 500 triệu tấn lương thực trong khi nhu cầu của Trung Quốc lớn hơn rất nhiều. Tình trạng thiếu hụt lương thực khiến Trung Quốc phải nhập khẩu lương thực nhiều. Chính phủ Trung Quốc cũng có nhiều biện pháp nhằm phát triển ngành nông nghiệp nông thôn Trung Quốc. Cụ thể như việc Chính phủ đã Ban hành chính sách khuyến khích sản xuất lương thực, áp dụng “giá sàn” đối với gạo; áp dụng thí điểm miễn 100% thuế đất nông nghiệp cho 6 tỉnh, giảm 2% cho 11 tỉnh và giảm 1% cho các tỉnh còn lại. Năm 2005, miễn toàn bộ thuế đât nông nghiệp trong cả nước. Ngoài ra còn có chính sách trợ cấp nông nghiệp thông qua chương trình Giống và máy móc, trang thiết bị. Ngoài ra chính phủ cũng khuyến khích nhân dân chuyển dịch từ ngành nông nghiệp sang các ngành khác đem lại thu nhập cao hơn, và cũng để giải quyêt tình trạng dôi dư lao động trong nông nghiệp trong tình trạng dân số Trung Quốc đang lớn như hiện nay. Khoảng 200 triệu dân Trung Quốc đã chuyển từ nghề nông sang các ngành nghề khác hoặc ra các đô thị làm ăn trong những năm gần đây. Hiện nay ngành nông nghiệp chỉ đóng góp hơn 10% GDP của Trung Quốc. Một số sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ yếu của Trung Quốc Dựa vào đặc điểm địa hình và khí hậu của Trung Quốc ta có thể thấy được Trung Quốc có tiềm năng lớn về sản xuất các loại nông sản như lúa gạo, rau quả ôn đới, nhiệt đới, chè, …là những mặt hàng mà Việt Nam cũng có tiềm năng xuất khẩu lớn. Hiện Trung Quốc đang đứng đầu thế giới về diện tích trồng chè, đứng thứ 2 về sản lượng chè, đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu chè nhưng chỉ đứng thứ thứ 4 về thu nhập do chè mang lại. Nguyên nhân chủ yếu đó là do có năng suất thấp (50kg/mẫu), thiếu thương hiệu nổi tiếng. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, công ty chè Durdas Trung Quốc đã đi tiên phong trong việc mở rộng các nông trại, ứng dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất, thực hiện theo quy chuẩn hiện đại nghiêm ngặt. Lá chè thu hoạch được phân thành 14 mức độ chất lượng khác nhau, chè loại thượng hạng có giá gấp 11 lần loại chè cấp thấp Trung Quốc cũng là nước sản xuất và tiêu thụ các loại nông sản nhiệt đới lớn trên thế giới như hồ tiêu, cao su, dừa…Chúng được trồng chủ yếu trên đảo Hải Nam, nơi có khí hậu nhiệt đới ẩm ướt, phù hợp với sự phát triển của các loại cây này( chiếm tới 90% lượng tiêu của Trung Quốc). Hàng năm thu nhập từ tiêu xuất khẩu cũng mang về cho Trung Quốc lượng ngoại tệ không nhỏ do ngành công nghiệp chế biến tiêu của Trung Quốc khá phát triển, và các ngành công nghiệp khác như chiết xuất tinh dầu, sản xuất oleoresin từ hạt tiêu, sản xuất gia vị hỗn hợp, đống gói gia vị xuất khẩu…đã trở thành một trong những ngành công nghiệp quan trọng của đảo này. Đảo Hải Nam cũng là nơi sản xuất cao su tự nhiên chủ yếu của Trung Quốc. Với ba đồng bằng lớn màu mỡ rất thuận lợi cho sản xuất lúa nước phát triển. Trung Quốc hàng năm sản xuất một lượng không nhỏ ngũ cốc phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu như lúa gạo, đỗ tương, lúa mỳ, lạc…Nhiều cao nguyên thuận lợi cho việc chăn nuôi của Trung Quốc phát triển, Trung Quốc đã xuất khẩu nhiều loại gia cầm, gia súc lớn…Nhìn chung, tiếm năng sản xuất nông sản của Trung Quốc là rất lớn và các loại nông sản của Trung Quốc đa dạng, phong phú về chủng loại: ôn đới có, nhiệt đới có. Nó giúp Trung Quốc trở thành một nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới, giúp ngành nông nghiệp nông thôn Trung Quốc phát triển lớn mạnh không ngừng Quan hệ với Việt Nam Việt Nam và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 18 tháng 1 năm 1950. Hai nước Việt Trung núi liền núi, sông liền sông, tỡnh lỏng giềng hữu nghị cú từ ngàn xưa. Trung Quốc luôn hết lũng ủng hộ Việt Nam trong cụng cuộc đấu tranh cách mạng, chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, hai nước đó cú sự hợp tỏc trờn nhiều lĩnh vực. Cuối thập kỷ 70, quan hệ Việt Trung xấu đi. Tháng 11 năm 1991, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt nam Đỗ Mười và Chủ tịch hội đồng bộ trưởng Vừ Văn Kiệt dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sang thăm chính thức Trung Quốc, hai nước bỡnh thường hoá quan hệ. Từ đó, quan hệ Việt Trung khôi phục và phát triển toàn diện. Lónh đạo hai nước qua lại mật thiết. Hai nước đó đưa ra 4 Thông cáo chung và 3 Tuyên bố chung. Năm 1999, lónh đạo hai nước đó xỏc định khuôn khổ quan hệ mới giữa hai nước hướng tới thế kỷ mới: “Đoàn kết hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Trong tuyên bố chung năm 2000, hai bên đó lờn kế hoạch cụ thể phỏt triển quan hệ hợp tác hữu nghị song phương. Ban lónh đạo mới của Trung Quốc tiếp tục quan tâm phát triển mối quan hệ với Việt Nam. Ngày 30 tháng 12 năm 1999, hai bên đó ký kết Hiệp ước biên giới trên bộ, đem lại ý nghĩa quan trọng cho hoà bỡnh, ổn đỉnh và phát triển khu vực biên giới Việt Trung. Ngày 25 tháng 12 năm 2000, hai bên đó ký kết Hiệp định quy hoạch lónh hai Vinh bắc bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá. Cả hai hiệp định này bắt đầu có hiệu lực ngày 30 tháng 6 năm 2004, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển quan hệ hợp tác toàn diện, láng giềng hữu nghị và môi trường hoà bỡnh ổn định trên Vịnh Bắc Bộ.Trong thời gian qua, quan hệ Việt-Trung tiếp tục được thúc đẩy trên tất cả các lĩnh vực. Trong chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Phan Văn Khải (5/2004), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào nêu đề nghị 2 điểm về giải quyết những vấn đề nảy sinh về biên giới lónh thổ và hai bờn đó ký đựoc thỏa thuận về việc này trong chuyến thăm Trung Quốc của thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng (8/2004). Tháng 10/2004, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo thăm hữu nghị chính thức Việt Nam nhân dịp dự ASEM5. Theo Lê Dũng, người phát ngôn Bộ ngoại giao (3/11/2005) trong chuyến thăm Việt nam của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào, Việt Nam và Trung Quốc đó ký nhiều Thoả thuận hợp tỏc kinh tế với tổng giá trị hơn 1 tỷ đô la Ta đó khai trương hai Tổng Lónh sự quỏn mới tại Cụn Minh-Võn Nam (30/4) và Nam Ninh-Quảng Tõy (2/5) với sự chứng kiến của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Phú Bỡnh và lónh đạo hai tỉnh bạn. Trong giai đoạn dịch cúm gà, Chính phủ Trung Quốc đó viện trợ khụng hoàn lại 100.000 USD và Bộ Nụng nghiệp Trung Quốc đó cung cấp thiết bị trị giỏ 200.000 NDT, một số cụng ty Trung Quốc quyờn tặng nhiều dược phẩm và thiết bị giúp ta khắc phục và phũng chống dịch bệnh. Dịp Thủ tướng Phan Văn Khải thăm Trung Quốc (5/2004), hai bên đó thoả thuận nõng kim ngạch buụn bỏn hai chiều lờn 10 tỷ USD vào năm 2010. Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam. Để đưa sự hợp tác kinh tế-thương mại giữa hai nước tương xứng với tiềm năng và mong muốn của cả hai bên và tăng cường một bước hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước, hai bên đó đồng ý xây dựng hành lang kinh tế Hà Nội-Hải Phũng-Lạng Sơn-Nam Ninh và Hà Nội-Hải Phũng-Lào Cai-Cụn Minh và vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, coi đây là kế hoạch hợp tác trung-dài hạn giữa hai nước. Trong chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Trương Đỡnh Tuyển (5/2004), hai bờn cũng trao đổi các biện pháp thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại hai nước tăng trưởng ổn định trong các năm tới. Tại đàm phán vũng 10 cấp Chớnh phủ (tháng 1/2004), hai bên thoả thuận cố gắng đẩy nhanh tiến độ phân giới cắm mốc, riêng năm 2004 sẽ phấn đấu xác định 50% số mốc cũn lại (khoảng 700 mốc). Hai bờn đó đạt thoả thuận sẽ ngừng thi công toàn bộ các công trỡnh đang xây dựng trên sông suối biên giới trước ngày 30/6/2004, đồng thời hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc trên sông, suối biên giới trước cuối tháng 6 năm 2005. Hai bên đó ký chớnh thức Nghị định thư bổ sung Hiệp định nghề cá (4/2004). Ngày 30/6/2004, hai bên tiến hành Lễ trao đổi thư phê chuẩn Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và trao đổi công hàm phê duyệt Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ để hai Hiệp định này chính thức có hiệu lực kể từ ngày 30/6/2004. Để triển khai thực hiện hai Hiệp định trên, hai bên đó tiến hành phiờn họp lần thứ 1 Ủy ban liên hợp nghề cá Vịnh Bắc Bộ từ 13-15/7. Hai bên cũng đó tiến hành 8 vũng đàm phán cấp chuyên viên về vấn đề trên biển. Hàng năm, hai bên cũng sẽ tiếp tục trao đổi các đoàn đại biểu cấp cao, các đoàn chuyên gia, nghiên cứu sâu những kinh nghiệm công tác trên các lĩnh vực mà mỗi bên quan tâm; mở rộng quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chính hiệp Trung Quốc đến các tỉnh thành phố, tạo điều kiện cho các tỉnh, thành phố có chung đường biên giới đẩy mạnh các hoạt động, giao lưu để xây dựng đường biên giới hũa bỡnh, hữu nghị 3.2.2. Chính sách biên mậu của Trung Quốc Hoạt động kinh tế biên mậu là kết quả tất yếu khách quan của sự hợp tác giữa các quốc gia có chung đường biên giới. Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia”Núi liền núi, sông liền sông…”, láng giềng hữu nghị nên sự hợp tác này không thể không nhắc tới. Để tìm hiểu quan hệ biên mậuu giữa Việt Nam và Trung Quốc ta phải tìm hiểu trước hết về chính sách kinh tế biên mậu của Trung Quốc Kinh tế biên mậu là hình thức thương mại truyền thống của Trung Quốc, là một bộ phận hữu cơ trong hoạt động thương mại quốc tế, đóng góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế của Trung Quốc do Trung Quốc có đường biên giới trên bộ dài 22000km, với 8 tỉnh giáp biên giới với 15 quốc gia, quan hệ biên mậu với 13 quốc gia trong đó có Việt Nam Nội dung chính sách biên mậu của Trung Quốc  Thuế quan và các ưu đãi thuế quan Với các nhu yếu phẩm hàng ngày được miễn các khoản thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng liên quan nếu giá trị hàng hóa không quá 1000 RMB/người/ngày. Nếu giá trị trao đổi lớn hơn hạn mức này thì phần vượt trội sẽ phải chịu thuế với mức thuế suất quy định là 3000 RMB/người/ngày Ngoại trừ các hàng hóa như thuốc lá, rượu, mỹ phẩm…chịu sự quản lý chung của Nhà nước, các hàng hóa khác nhập khẩu vào Trung Quốc qua hình thức biên mậu sẽ được giảm 50% thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng  Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu với hình thức trao đổi kinh tế biên mậu có giá trị nhỏ Quy định doanh nghiệp được tham giá trao đổi biên mậu có giá trị nhỏ: Vốn đăng ký từ 500000 RMB trở lên, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhất định, có đủ các yêu cầu về tài chính, nhân lực đáp ứng yêu cầu của Hoạt động kinh tế biên mậu Bộ thương mại Trung Quốc quyết định số doanh nghiệp được phép tiến hành kinh doanh dưới hình thức trao đổi biên mậu có giá trị nhỏ Việc nhập khẩu hàng hóa bị quản lý theo hạn chế về số lượng như phải có giấy phép nhập khẩu hoặc quota phải có giấy phép của Sở thương mại các tỉnh biên giới cấp Doanh nghiệp được hoàn thuế theo chính sách hoàn thuế chung  Quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài tại khu vực cửa khẩu Việc quản lý, cấp phép do Bộ thương mại Trung Quốc quản lý Không hạn chế về loại hình và phạm vi thương mại và các doanh nghiệp đó cũng được hưởng các chính sách về khấu trừ hoặc ưu đãi miễn thuế với các giao dịch có giá trị nhỏ  Thúc đẩy thanh toán biên mậu qua hệ thống Ngân hàng Ngân hàng nhân dân Trung Quốc và Uỷ ban quản lý ngoại hối đã ban hành quy định về việc điều chỉnh các chính sách về ngoại tệ có hiệu lực từ ngày 1/10/2002 điều chỉnh các giao dịch biên mậu có giá trị nhỏ -Thiết lập và hoàn thiện cơ chế thanh tóan qua hệ thống ngân hàng Các ngân hàng thương mại mở rộng mạng lưới đổi tiền Tăng giá mua vào các đồng ngoại tệ, xây dựng tỷ giá với các ngoại tệ, áp dụng tỷ giá thả nổi trong phạm vi nhất định ở khu vực biên giới Đưa thêm vào danh mục đồng tiền của các quốc gia khác không có chung đường biên giới 3.2.3. Hiệp định tạm thời về giải quyết công việc trên vùng biên giới hai nước Được ký vào ngày 7/11/1991. Nội dung chính của hiệp định  Hai bên đồng ý mở các chợ biên giới và chợ qua lại biên giới tại các thị xã thị trấn dọc biên giới hai nước . Các điểm mở chợ do hai nước thỏa thuận  Hàng hóa trao đổi và phương tiện vận tải trong buôn bán biên mậu phải có giấy phép của cơ quan Hải quan và các ngành chủ quản  Hai bên căn cứ vào quy định pháp luật về thuế của mình để thu thuế  Ngăn cấm nhập khẩu những mặt hàng cấm và ngăn cấm buôn lậu. Hàng hóa phải được phép cho qua lại giữa biên giới hai bên theo quy định của pháp luật hai bên Đến nay đã có 25 cặp cửa khẩu đuợc mở, 4 cặp tiểu ngạch trong đó chỉ có 18 cặp được mở theo Hiệp định, 7 cặp ngoài Hiệp định là: Đàm Thủy (Cao Bằng), Bản Vược ( Lào Cai), Thượng Phùng (Hà Giang), Tân Thanh và Cốc Nam (Lạng Sơn), Ka Lôong và Bắc Phong Sinh (Quảng Ninh) Ngoài ra còn có 59 cặp đường mòn, 13 chợ biên giới đã được mở cửa để phục vụ cho hoạt động buôn bán biên mậu giữa hai nước 3.2.4. Hiệp định về mua bán hàng hóa ở vùng biên giới Về phương thức thanh tóan: Được Thanh toán bằng đồng tiền tự do chuyển đổi hoặc VND hoặc RMB theo phương thức thanh toán do hai bên thỏa thuận. Các vấn đề cụ thể về thanh toán do NHNN hai bên thỏa thuận Về quản lý chất lượng: Hai bên kí kết hợp đồng tăng cường quản lý chất lượng hàng hóa để đảm bảo lợi ích người tiêu dùng, bảo hộ sản xuất, chống hàng giả, hàng kém phẩm chất, đồng thời tổ chức giám định hàng hóa và cấp giấy chứng nhận giám định hàng hóa theo tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa của hai bên 3.3. Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc Từ những số liệu thực tiễn về quan hệ buôn bán nông sản giữa hai nước và những đánh giá về tình hình cung nông sản của Việt Nam và cầu nông sản của Trung Quốc cũng như hướng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đã xác định Trung Quốc là thị trường trọng điểm cần đẩy mạnh xuất khẩu vào. Trong bối cảnh nhập siêu của nước ta từ Trung Quốc đang gia tăng do nhu cầu sử dụng các sản phẩm trung gian nhập khẩu từ Trung Quốc để phát triển kinh tế trong nước, cơ hội duy nhất để thu hẹp nhập siêu là đẩy mạnh xuất khẩu của ta sang thị trường này. Hy vọng với sự đổi mới tư duy kịp thời của phía doanh nghiệp, sự hỗ trợ của chính sách của nhà nước, ACFTA sẽ thực sự mang lại lợi ích thiết thực cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt khi EHP đã hoàn thành đối với phía Trung Quốc và chỉ còn 2 năm nữa đối với Việt Nam , tôi xin đưa ra một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc trong bối cảnh hợp tác toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc 3.3.1. Về phía Nhà nước Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này do Hiệp định khung về hợp tác toàn diện ASEAN –Trung Quốc được kí kết và cam kết thực hiện giữa các Chính phủ với nhau 3.3.1.1. Đa dạng hóa hàng hoá xuất khẩu Thị trường Trung Quốc là một thị trường đa thị hiếu, đa dạng về chủng loại khách hàng nên các hàng nông sản của Việt Nam có nhiều khả năng có thể xâm nhập vào với số lượng lớn, đa dạng về chủng loại. Hiện Việt Nam xuất khẩu chủ yếu chỉ có ba mặt hàng nông sản chính, quá ít vì so với tiềm năng của mình còn rất nhiều mặt hàng Việt Nam có khả năng và lợi thế cạnh tranh như gạo, cà phê, hồ tiêu…đều chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong lượng hàng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc Tập trung chuyên môn hóa vùng miền dựa theo đặc điểm địa lý, khí hậu mà có phương án cụ thể nhằm đi đến kết quả cuối cùng là tăng năng suất chất lượng hàng nông sản Bên cạnh việc đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu ta cũng cần đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực có thế mạnh sang thị trường này như: Cao su, hạt điều, rau quả… Với mặt rau quả: Là một mặt hàng đặc thù có tính mùa vụ thể hiện rõ nét nhất. Các mặt hàng khác xuất khẩu đã qua tinh chế sẽ gia tăng lượng và giá trị kim ngạch và được khách hàng ưa thích nhiều hơn. Nhưng với mặt hàng này xuất khẩu dưới dạng thô, càng ít chế biến, giữ được độ tươi ngon tự nhiên của sản phẩm càng được ưa chuộng và lượng xuất khẩu cũng tăng theo. Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kì, nhu cầu tiêu thụ rau ăn lá và quả nhiệt đới sẽ tăng mạnh trong những năm gần đây sẽ tạo điều kiện cho nước ta đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác Với mặt hàng chè triển vọng xuất khẩu sang thị trương Trung Quốc cũng khá lớn tuy nhiên không đáng kể do Trung Quốc cũng là một nước xuất khẩu chè lớn trên thế giới. Những năm qua Việt Nam chủ yếu xuất khẩu chè nguyên liệu sang Trung Quốc nên chưa có thương hiệu riêng. Để đẩy mạnh mặt hàng này sang Trung Quốc Nhà nưứoc cần hỗ trợ doanh nghiệp tăng hàm lượng chế biến trong chè xuất khẩu sang Trung Quốc và xây dựng thương hiệu Cheviet Với mặt hàng gạo xuất khẩu: Triển vọng xuất khẩu mặt hàng này trong năm nay rất lớn do Trung Quốc đã tăng cường nhập khẩu gạo của Việt Nam ngay từ đầu năm. Nhưng để có thể lợi dụng những ưu thế do CAFTA bước đầu là EHP mang lại thì ta cần tăng cường xuất khẩu gạo đặc sản sang Trung Quốc Hồ tiêu cũng là một mặt hàng cần đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc trong thời gian tới. Việt Nam vốn là một nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất trên thế giớí và nhu cầu hồ tiêu để làm gia vị đăng tăng nhanh ở Trung Quốc. Nhưng nên xuất khẩu qua đường chính ngạch, tăng giá trị xuất khẩu tiêu bằng cách tăng xuất khẩu lượng tiêu trị giá gia tăng như tiêu sọ, tiêu xay… sang Trung Quốc Cao su là mặt hàng Trung Quốc có nhu cầu nhiều nhưng để tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu Nhà nước cần khuyến khích các doanh nghiệp chuyển buôn bán từ hình thức biên mậu sang chính ngạch. Khuyến khích và tạo điều kiện cho TCTy cao su Việt Nam cũng như các công ty thành viên thiết lập quan hệ bạn hàng với các tập đoàn, doanh nghiệp tiêu thụ lớn và lâu dài mặt hàng cao su, đặc biệt là các nhà sản xuất săm lốp ô tô của Trung Quốc. Thành lập thêm Văn phũng đại diện tại các địa phương có nền kinh tế phát triển của Trung Quốc như Quảng Đông… nhằm mở rộng quan hệ bạn hàng với các đối tác nằm sâu trong lục địa. Tổ chức các đoàn doanh nghiệp kinh doanh mặt hang cao su của ta đi khảo sát và xúc tiến thương mại tại các vùng Đông Bắc, Tây Bắc là những vùng công nghiệp lớn, truyền thống của Trung Quốc từ trước đến nay vẫn sử dụng nguyên liệu cao su của ta thông qua việc mua lại của các công ty biên mậu của Quảng Tây và Vân Nam. Khuyến khích, kêu gọi và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh vực gây trồng, sản xuất và chế biến cao su sau đó xuất khẩu sang Trung Quốc. Cần xúc tiến ngay việc tăng cường chế biến các sản phẩm cao su để nâng cao trị giá xuất khẩu nhóm mặt hàng cao su sang Trung Quốc 3.3.1.2. Các biện pháp xúc tiến xuất khẩu Tăng cường hơn nữa các hội chợ giới thiệu hàng Việt Nam tại Trung Quốc, các cuộc triển lãm giới thiệu văn hóa Việt để các doanh nhân và người dân Trung Quốc hiểu. Thông qua các thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc để tìm kiếm đối tác cho các doanh nghiệp. Hỗ trợ thông tin về thị trường Trung Quốc, những điểm các doanh nghiệp cần chú ý khi làm ăn với người Trung Quốc Tiến hành hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển thị trường, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Đặt ra hạn mức xuất khẩu và các doanh nghiệp khi vượt hạn mức sẽ được thưởng 3.3.1.3. Hoàn thiện và đồng bộ hệ thống luật pháp về xuất khẩu Trước tình hình mới hiện nay, có nhiều vấn đề phát sinh cần được Nhà nước đưa nó vào chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Nhà nước cần tuyên truyền, phổ biến những quy định của Hiệp định ASEAN-Trung Quốc và những gì nó có thể tạo ra đối với các doanh nghiệp để họ nắm bắt được những cơ hội và hạn chế những bất lợi với họ. Có như vậy các doanh nghiệp và người nông dân sẽ không còn bị bất ngờ trước những quy chế mới trong xuất khẩu nông sản, sẽ dễ dàng đoán biết để có biện pháp ứng phó trước những thách thức có thể xảy ra 3.3.1.4. Củng cố và tăng cường mối quan hệ toàn diện Việt Nam -Trung Quốc Tiếp tục tăng cường kí kết các hiệp định giữa các Chính phủ nhằm thúc đẩy môi quan hệ thương mại giữa hai bên. Trong mối quan hệ ASEAN -Trung Quốc, tiếp tục tăng cường đàm phán để đạt được các thỏa thuận hợp tác nhằm thực hiện lộ trình thương mại song phương trong từng giai đoạn cụ thể Đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ với các tổ chức khác và với các nước khác. Khi đó việc xuất khẩu sẽ thuận lợi hơn do xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng cũng chính là xuất khẩu sang thị trường khác nữa. Đơn giản hóa các thủ tục Hải quan và thống nhất trong thống kê Hải quan giữa hai nước về lượng hàng hóa xuất nhập khẩu 3.3.1.5. Phát huy có hiệu quả vai trò của các Hiệp hội ngành hàng Với các mặt hàng mà Việt Nam hiện đang rất có lợi thế và khả nang canh tranh cao sang thị trường Trung Quốc như cao su, hồ tiêu, rau quả… nên tận dụng và phát huy có hiệu quả vai trò của các Hiệp hội ngành hàng nhằm liên kết các doanh nghiệp với nhau trong chiến luợc mở rộng thị phần tại thị trường Trung Quốc một cách có hiệu quả 3.3.2. Về phía các doanh nghiệp Để ACFTA thực sự có ý nghĩa các doanh nghiệp xuất khẩu nước ta cần chủ động đổi mới bắt đầu từ nhận thức về cung cách kinh doanh từ khâu sản xuất theo định hướng thị trường, nâng cấp hệ thống bảo quản, tiếp thị và quảng bá thương hiệu. Doanh nghiệp xuất khẩu cần nắm rừ về những quy định của Trung Quốc về kiểm dịch, về tiêu chuẩn chất lượng, cơ chế cấp phép, thủ tục thanh toán,bảo hiểm. Một yêu cầu không thể thiếu đối với doanh nghiệp là phải làm quen với cơ chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ ACFTA để đủ tiêu chuẩn hưởng các ưu đói của Khu vực mậu dịch tự do này. Cơ chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ ACFTA (thường gọi là Form E) cho phép một hàng hoá được hưởng ưu đói của ACFTA phải thực sự cú nguồn gốc từ Việt Nam hay Trung Quốc. Hiện nay, Bộ Thương mại và một số văn phũng cấp giấy chứng nhận xuất xứ địa phương đang thực hiện cấp form E rộng rói. Trong điều kiện các doanh nghiệp làm ăn với Trung Quốc phần lớn là các hộ gia đỡnh nụng dõn, doanh nghiệp cú quy mụ nhỏ thỡ việc đáp ứng những yêu cầu như trên, thậm chí chỉ là tiếp cận những thông tin chính sách mới thôi xem ra đó là rất khú khăn. Do vậy, sự liên kết, hợp tác dài hạn giữa nông dân với các hiệp hội, sự phối hợp của chính quyền địa phương và sự tham gia sâu hơn của các doanh nghiệp lớn là cực kỳ quan trọng. Bản thân doanh nghiệp cũng cần chủ động phối hợp với cơ quan nhà nước như địa phương, trung ương để kịp thời phản ánh những khúc mắc trong cơ chế nhập khẩu của phía Bạn để tỡm cỏch thương thảo cùng tháo gỡ, tạo thuận lợi cho hàng xuất khẩu của nước ta. 3.3.2.1. Xây dựng chương trình, chiến lược cho xuất khẩu nông sản Các doanh nghiệp cần xây dựng một chương trình hành động cụ thể đối với thị trường Trung Quốc. Xây dựng kế hoạch xuất khẩu ngắn hạn, trung hạn và chiến lược dài hạn để chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc. Ban đầu có thể chỉ là chiếm lĩnh một phần, vùng miền nào. Với từng mặt hàng cụ thể nên có những kế họach khác nhau sau đó dần dần mở rộng thị phần. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên liên kết với các doanh nhân Trung Quốc trong việc kinh doanh tại thị trường Trung Quốc để cùng sản xuất và tiêu thụ nông sản ở Trung Quốc hoặc chế biến để xuất khẩu sang nước thứ ba. Đồng thời giữa các doanh nghiệp xuất khẩu phải liên hệ chặt chẽ với nhau và cùng chịu sự quản lý chung của một cơ quan điều hành duy nhất là Bộ Thương mại Việt Nam. Bộ sẽ chỉ đạo việc doanh nghiệp nào xuất khẩu vào đâu thuộc vùng nào của Trung Quốc, nên xuất khẩu mặt hàng gì với lượng và giá bao nhiêu để có lợi nhất. Bộ cũng chính là người giúp các doanh nghiệp về vấn đề luật pháp và chính sách của Trung Quốc, tránh tình trạng bị chèn và ép giá Các doanh nghiệp cần có chiến lược đúng đắn để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường đầy tiềm năng này. Trước hết các doanh nghiệp cần định hướng xuất khẩu sang Trung Quốc cho năm 2006 và các năm tiếp theo. Bước vào năm 2006 Trung Quốc và các nước ASEAN6 đã thực hiện xong việc giảm thuế theo EHP trong khi Việt Nam còn tận 2 năm nữa mới phải thực hiện nghĩa vụ đó mà vẫn được hưởng lợi từ nó. Do đó các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dung cơ hội này để xây dựng chiến lược đúng đẵn nhằm tăng cường xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Xác định năm tới cần đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gì, số lượng bao nhiêu và chú trọng xuất khẩu vào vùng nào của Trung Quốc để có kế hoạch tìm kiếm hợp đồng xuất khẩu. Tìm kiếm hợp đồng đồng thời phối hợp với các doanh nghiệp khác trong việc cung ứng hàng hoá tránh tình trạng chậm trễ trong giao nhận, mất chữ tín Tiếp nữa hoạt động xuất khẩu của ta sang thị trường Trung Quốc không được hiệu quả chủ yếu do ta chưa năm bắt được nhu cầu thị hiếu cuả người dân Trung Quốc để có những chiến lược cung cấp nguồn hàng ổn định phù hợp với nhu cầu của họ, họ cần gì ta sẽ cho họ thứ đó và còn tốt hơn cái họ cần. Thị trường Trung Quốc là một thị trường rộng lớn đa dạng về thị hiếu tiêu dùng, tập quán tiêu dùng cũng thay đổi theo các vùng khác nhau. Điều này do văn hoá vùng miền quyết định. Do vậy để thâm nhập được thị trường Trung Quốc thành công các doanh nghiệp trước hết phải phân đoạn thị trường phù hợp với thu nhập, thị hiếu tiêu dùng của người dân vùng đó xác định sẽ đi vào vùng nào trong thời gian cụ thể như thế nào để vạch kế hoạch thâm nhập 3.3.2.2. Khai thác triệt để lợi thế so sánh của Việt Nam Nông nghiệp là ngành phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên thiên nhiên những thứ đó nước ta lại rất thuận lợi. Điều kiện về đất đai, khí hậu, ao hồ, nguồn nước tưới tiêu…tất cả đều rất tốt cho sản xuất nông nghiệp. Do vậy khai thác một cách triệt để những ưu thế đó cộng với việc áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp, thâm canh tăng năng suất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi sao cho nông nghiệp chuyên môn hóa hơn, tạo ra nhiều giá trị hơn Các doanh nghiệp nên tiến hành phối hợp chặt chẽ với người nông dân nhằm đảm bảo cung cấp nguồn nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu được ổn định. Hướng người nông dân vào sản xuất ra những sản phẩm mà thị trường Trung Quốc ưa chuộng, có giá trị xuất khẩu cao. Cung cấp cho họ cây con giống và hướng dẫn họ cách chăm sóc theo đúng tiêu chuẩn để sản phẩm tạo ra là sản phẩm đạt chất lượng quốc tế. Cuối kì thu hoạch người nông dân chỉ lấy công chăm sóc, không phải lo lắng về đầu ra cho sản phẩm của mình vì nó đã được các doanh nghiệp bao tiêu 3.3.2.3. Chú trọng đầu tư nghiên cứu thị trường Hiện hàng nông sản của Việt Nam mới chỉ chiếm lĩnh thị phần nhỏ của bộ phận dân cư có thu nhập trung và thấp của Trung Quốc còn phần trên hàng hóa của Việt Nam chưa thâm nhập được do chất lượng nông sản của Việt Nam còn thấp và do ta chưa nắm bắt được nhu cầu thị trường. Vì vậy nghiên cứu nhu cầu thị trường để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, mới về chủng lọai và giá cạnh tranh giúp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc mà còn cải thiện cơ cấu sản xuất nông sản trong nước Ta cũng không nên tập trung vào những vùng kinh tế đã phát triển cao của Trung Quốc vì tại đó hàng hóa của ta phải chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các nước khác như Thái Lan mà tại đó giá cả lại không phải vấn đề mà chủ yếu là chất lượng, mẫu mã, và thương hiệu sản phẩm những thứ ta thua kém Thái Lan. Nên tập trung vào mở rộng, thâm nhập vào những vùng mới phát triển của Trung Quốc như tỉnh Hải Nam 3.3.2.4. Tiếp thị và quảng cáo hàng nông sản việt Nam Người Trung Quốc cũng giống như người Việt Nam về văn hóa, do vậy việc tiếp thị quảng cáo hàng hóa là rất cần thiết và cũng dễ hơn. Tuy nhiên, hình thức quảng cáo phải phù hợp với những chuẩn mực văn hóa phương Đông, đánh vào tâm lý người tiêu dùng thích đồ vừa rẻ lại ngon nhưng chất lượng cũng phải đảm bảo. Trung Quốc gồm rất nhiều vùng khác nhau, mỗi vùng lại có một nét văn hóa đặc sắc riêng nên tùy thuộc vào tình hình của vùng mình muốn thâm nhập mà có hình thức quảng cáo phù hợp. Tổ chức thị trường, marketing, quảng cáo giới thiệu (mở mạng lưới tiêu thụ, giới thiệu sản phẩm, đặt văn phũng đại diện) tại thị trường Trung Quốc nhằm tìm hiểu kĩ hơn về thị hiếu, thói quen và nhu cầu thưòng xuyên thay đổi của người tiêu dùng Trung Quốc Tiếp nữa là vấn đề thông tin cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Các doanh nghiệp cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau chính thức từ các thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc và phi chính thức bằng cách tự tìm hiểu, tự nghiên cứu điều tra thị trường, tìm hiểu qua báo, tạp chí và các phương tiện truyền thông. Các DN Việt Nam hầu hết đều là DN vừa và nhỏ nên các thương vụ cần tỡm ra những thị trường "khe", thị trường "ngách" giúp DN". thâm nhập thị trường Trung Quốc qua việc tận dụng các Tập đoàn siêu thị lớn của nước ngoài như Wallmark (Mỹ), Parkson (Malaysia), Itoyokado (Nhật Bản), Metro (Đức) hiện đang có một hệ thống các siêu thị vệ tinh đặt tại các thành phố lớn của Trung Quốc. Đây sẽ là một phương thức thâm nhập thị trường Trung Quốc tương đối nhanh và đảm bảo số lượng ổn định. 3.3.2.5. Cẩn thận kĩ càng trong mối quan hệ làm ăn với Trung Quốc Tại Trung Quốc bên cạnh những doanh nghiệp làm ăn đứng đắn, có uy tín và hiệu quả cao thì cũng có không ít những công ty xí nghiệp giả mạo lừa lọc đang họat động. Vì vạy các doanh nghiệp nên giao dịch trực tiếp với các công ty, tập đoàn có danh tiếng của Trung Quốc để tránh những tổn thất không đáng có. Trước khi kí hợp đồng nên thông qua các hội xúc tiến mậu dịch, các sở thương mại, Cục quản lý hành chính trung ương hoặc cơ quan chuyên trách của chính phủ hay địa phương để thẩm tra thực lực và độ tin cậy của khách hàng Nên làm mọi việc theo những quy định của pháp luật, tránh vì những cái lợi nhỏ mà gây tổn thất về sau. Tránh đối đầu trực diện khi làm ăn với người Trung Quốc 3.3.2.6. Xây dựng thương hiệu cho hàng nông sản Việt Nam Vấn đề này là cần thiết không chỉ đối với hàng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc mà đối với tất cả các thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Hiện Việt Nam vẫn đang gặp khó khăn nhiều trong vấn đề này, hàng nông sản Việt Nam chưa có thương hiệu nên không được biết đến nhiều và cũng rất khó để thâm nhập một thị trường phát triển Hàng nông sản Việt Nam hiện chỉ xuất khẩu dưới dạng thô, sơ chế qua nhãn mác không rõ ràng, chỉ đóng vào bao nilon trắng, không rõ nguồn gốc xuất xứ và các yêu cầu bảo đảm an toàn cho người sử dụng. Do đó khi Trung Quốc nhập khẩu lượng lớn rau quả tươi của Việt Nam sau đó họ thay luôn nhãn mác và xuất sang các thị trường khác thu lợi lớn hơn rất nhiều Thương hiệu giống như linh hồn của một doanh nghiệp vậy mà từ lâu các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam không để ý đến điều đó. Không có thương hiệu và chỉ làm ăn nhỏ lẻ manh mún là tác phong của một nước nông nghiệp, với tác phong này thì hội nhập khó có thể thành công. Trước xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế, việc xây dựng thương hiệu là rất cần thiết. Nó khẳng định chỗ đứng của ta trên trường quốc tế, chứng tỏ ta là ta chứ không phải ai khác. Ta hòa nhập vào dòng chảy của nền kinh tế thế giới nhưng ta vẫn là ta, không bị tan chảy trong nó. Hiện nay chỉ có một số ít nông sản Việt Nam có thương hiệu trên thị trường thế giới như bưởi Năm roi, thanh Long, xoài cát Hoà Lộc…đã và đang được người tiêu dùng thế giới ưa thích. Tuy nhiên, chỗ dựa của thương hiệu là vùng nguyên liệu ổn định và đủ lớn thì Việt Nam lại chưa đáp ứng được, vì thế hầu hết các loại trái cây của Việt Nam đều xuất hiện dưới mác của Thái Lan hay Trung Quốc và trên thị trường thế giới không ai biết nhãn hiệu trái cây Việt Nam. 3.3.2.7. Nâng cao sức cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Nông sản của ta sản xuất ra hiện có chất lượng không cao lắm và giá cả lại cao hơn so với các sản phẩm cùng loại của Thái Lan và Trung Quốc, chính điều này làm cho sản phẩm của ta khó có thể xâm nhập sâu vào thị trường Trung Quốc. Tuy các sản phẩm trái cây nhiệt đới của ta đang rất được ưa chuộng tại Trung Quốc nhưng Các doanh nghiệp nên chú trọng đầu tư cho người nông dân trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo sản phẩm là sản phẩm sạch, đạt tiêu chuẩn không những có thể tiêu thụ tại thị trường trong nước còn có thể xuất khẩu đi khắp nơi trên thế giới. Đời sống ngày càng cao thị nhu cầu muốn có được những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất là điều dễ hiểu nhưng các sản phẩm của Việt Nam hiện chất lượng không cao, bảo quản kém nên sức cạnh tranh yếu so với các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc và Thái Lan. Hơn thế giá nông sản của ta lại cao hơn rất nhiều so với giá cả của các nước trong khu vực. Điều này cũng cản trở bước tiến của ta vào thị trường Trung Quốc vì giờ đây các nước trong ASEAN cũng giống ta được hưởng chính sách ưu đãi thuế quan mà Trung Quốc lại là một thị trường quá hấp dẫn, khó có nước nào không muốn ăn. Muốn làm được cần có sự giúp sức phối hợp của tất cả mọi thành phần từ người nông dân trực tiếp sản xuất đến nhà khoa học nghiên cứu thử nghiệm và tìm ra những giống mới cho năng suất cao, chất lượng tốt, nhà doanh nghiệp xúc tiến tìm kiếm những hợp đồng xuất khẩu, là pháp nhân chịu trách nhiệm về hành vi đó và Nhà nước chịu trách nhiệm kí kết những hiệp định song và đa phương tạo cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp thâm nhập thị trường, ngân hàng chịu trách nhiệm cung cấp vốn cho các doanh nghiệp hỗ trợ cho người nông dân và bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc 3.3.2.8. Lựa chọn phương thức giao thương phù hợp với từng mặt hàng Tuỳ theo từng loại mặt hàng mà lựa chọn phương thức giao dịch có lợi nhất cho mình, tuỳ theo cả điều kiện giao thông, yêu cầu đòi hỏi của phía đối tác về chất lượng, phẩm chất, quy cách mặt hàng mà có biện pháp đáp ứng. tốt hơn hết là trong điều kiện thuế quan đã được bãi bỏ như hiện nay thì các doanh nghiệp nên từ bỏ phương thức giao dịch tiểu ngạch đầy rủi ro mà cũng không được nhiều ưu đãi như trước nữa, nên chuyển qua buôn bán chính ngạch cũng được hưởng nhiều ưu đãi mà lại có sự bảo hộ bằng pháp luật của Nhà nước. tuy nhiên với các mặt hàng như rau quả tươi vẫn nên giữ việc giao thương theo con đường tiểu ngạch nhằm tận dụng những lợi thế của nó về hci phí vận chuyển, thời gian vận chuyển nahưm đảm bảo hàng hoá giứu được độ tươi ngon, chất lượng cao, bán được giá nhưng đồng thời cùng kiên quyết chuyển sang hình thức chính ngạch với những mặt hàng kim ngạch lớn và cần thâm nhập ổn định, bền vững ở thị trường Trung Quốc Kết luận Hiện nay nông sản đang là mặt hàng xuất khẩu quan trọng cũng là mặt hàng xuất khẩu chính có giá trị kim ngạch cao của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc. Các mặt hàng nông sản của ta đang được người Trung Quốc rất ưa chuộng và triển vọng xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Quốc đang rất tốt. Đặc biệt trong EHP, danh mục các mặt hàng giảm thuế nhập khẩu vào Trung Quốc cũng chính là các mặt hàng nông sản, nó tạo thuận lợi cho ta trong việc tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này Tuy nhiên nhìn vào những con số xuất khẩu nông sản của ta sang Trung Quốc trong những năm gần đây khi Hiệp định có hiệu lực với phía Trung Quốc ta không khỏi lo ngại. Trung Quốc đã giảm, miễn thuế cho tất cả các mặt hàng nông sản của ta nhưng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này tăng không đáng kể, chưa kể có mặt hàng còn giảm kim ngạch trong năm đầu tiên như rau quả. tuy vậy tình hình đã khả quan hơn trong năm sau và năm 2006 dự báo sẽ còn tốt đẹp hơn trong xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc. Để tận dụng tốt những lợi thế do EHP mang lại cho ta: Trung Quốc đã miễn giảm thuế hết cho ta vào đầu 2006 trong khi ta tới 2008 mới hoàn thành chương trình giảm thuế của mình thì cần có sự phối hợp của tất cả các ban ngành địa phương, của các nhà khoa học, doanh nghiệp, nông dân, ngân hàng để chăm lo thực hiện tốt từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc Thực hiện tốt EHP trong việc tạn dụng những ưu thế mà nó mang lại và hạn chế tối đa những trở ngại cho hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc để xâm nhập, mở rộng thị phần tại thị trường rộng lớn bậc nhất này cũng là bước khởi đầu cho việc hội nhập kinh tế quốc tế của ngành nông nghiệp, bước tiến triển mới để ta gia nhập WTO trong năm 2006 này Danh mục tài liệu tham khảo 1. PGS.TS. Đỗ Đức Bình, PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng-Trường ĐH Kinh tế quốc dân. Giáo trình Kinh tế quốc tế. NXB Lao động- xã hội, 2004 2. TS. Nguyễn Thị Hường-Trường ĐH Kinh tế quốc dân. Giáo trình Kinh doanh quốc tế. NXB Thống kê, 2001 3. Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế TW. Chính sách phát triển kinh tế của Trung Quốc. Kinh nghiệm và bài học cho Việt Nam. NXB Khoa học-xã hội, 2004 4. PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Thắng, TS. Bùi Trường Giang-Viện Kinh tế và Chính trị thế giới. Khu vực thương mại tự do ASEAN –Trung Quốc (ACFTA) và triển vọng hợp tác ASEAN –Trung Quốc. Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 6(58)-2004 5. TS. Lê Văn Mỹ- Viện nghiên cứu Trung Quốc. Hiệp định khung khu mậu dịch tự do Trung Quốc –ASEAN 6. TS. Nguyễn Văn Tuấn-Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Hợp tác và cạnh tranh kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ kinh tế quốc tế mới hiện nay của Trung Quốc. Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 4(62)-2005 7. GS.Trần Văn Thọ-ĐH Waseda Nhật Bản. FTA giữa Trung Quốc và ASEAN: Đặc biệt phân tích từ vị trí của Việt Nam. Tạp chí Những vấn đề Kinh tế thế giới số 4(108) 2005 8. TSKH. Trần Khánh-Viện Nghiên cứu Đông Nam á. Tác động của sự gia tăng hợp tác ASEAN –Trung Quốc đến quan hệ Việt – Trung (thời kì hậu chiến tranh lạnh). Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam á số 1/2005 9. Số liệu thống kê của Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan, Tổng cục Hải quan 10. Phạm Công Đoàn. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc: Thời cơ, thách thức và giải pháp đối với Việt Nam. Tạp chí Thương mại số 38/2003 11. Phạm Thị Khanh-Học viện CTQG Hồ Chí Minh. Nông nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn- số 5/2003 12. TS. Đỗ Tiến Sâm- Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc. Bước đầu tìm hiểu về khu mậu dịch tự do ASEAN –Trung Quốc. Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 6(46) -2002 13. Phan Ngọc Bảo, Tham tán thưong mại ĐSQ Việt Nam tại Trung Quốc. Doanh nghiệp Việt Nam muốn thâm nhập thị trường Trung Quốc cần lưu ý. Tạp chí Thương mại số 38/2003 14. Trần Đình Vượng. Triển vọng của khu vực mậu dịch tự do ASEAN –Trung Quốc. Tạp chí Kinh tế và dự báo số 5/2002 15. Các trang wed Bảng từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt asean The Association of South East Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á asean4 Campuchia, Lào, Việt Nam, Myanma asean6 Thái Lan, Singapore, Indonexia, Malaysia, Bruney, Philipin acfta asean-china Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc afta Asean free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN cept common Effective Preeferential Tariff Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung faaccec Frame agreement of ASEAN- China Comprehensive Economic Cooperation Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN-Trung Quốc wto World Trade Organnization Tổ chức thương mại thế giơí mfn Most Favored Nation Đối xử tối huệ quốc gdp Gross Dometic Product Tổng sản phẩm quốc nội usd The United dollar Đô la Mỹ ehp Early Harvest Program Chương trình thu hoạch sớm GAP Good Agricultural Practise Quy trình canh tác nông nghiệp bảo đảm HACCP Hệ thống phân tích nguy cơ rủi ro có thể gặp phải TW Trung ương RMB Nhân dân tệ Danh mục bảng biểu Bảng 1: Lịch trình cắt giảm thuế quan của CAFTA Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc từ 2000- 2005 Bảng 3: Các mặt hàng nông sản chủ yếu của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc từ 2000-2003 Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu rau quả vào thị trường Trung Quốc từ 2000-2003 Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu hạt điều vào thị trường Trung Quốc từ 2000-2003 Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu cao su vào thị trường Trung Quốc từ 2000-2003 Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2004 Bảng 8: Cơ cấu hàng nông sản chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2004 Bảng 9: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2005 (Trị giá>5 triệu USD) Bảng 10: Cơ cấu hàng nông sản chủ yếu của Việt Nam xuất sang thị trường Trung Quốc thời kì 2004-2005 Bảng 11: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2005 và 2006 Bảng 12: Số liệu xuất nhập khẩu 2005 và dự báo năm 2010 của Việt Nam và Trung Quốc danh mục đồ thị Bảng 2.1: Biến động kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc từ 2000- 2005 Bẳng 3.1: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc từ 2000-2003 Bảng 4.1: Tỷ trọng giá trị kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào Trung Quốc từ 2000-2003 Bảng 5.1: Tỷ trọng giá trị kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam vào Trung Quốc từ 2000-2003 Bảng 6.1: Tỷ trọng giá trị kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam vào Trung Quốc từ 2000-2003 Bảng 8.1: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc 2003-2004 Bảng 10.1: Các mặt hàng nông sản chủ yếu xuất sang Trung Quốc thời kì 2004-2005

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối cảnh ASEAN và Trung Quốc.pdf
Luận văn liên quan