Luận văn Yếu tố biểu hiện trong tranh của Lý Trần Quỳnh Giang, đinh ý nhi và đinh thị thắm Poong

Yếu tố biểu hiện là một yếu tố làm chỉ rõ ra thái độ tình cảm của con người, trong khuynh hướng hội họa biểu hiện, những yếu tố này giúp cho người xem cảm nhận được về thái độ tình cảm bên trong nội tâm của họa sĩ. Những dấu hiệu chỉ ra những cung bậc trạng thái tình cảm, tâm trạng của họa sĩ hay của con người ở trong tranh gọi là yếu tố biểu hiện. Nếu như xu hướng hội họa biểu hiện trên thế giới là họa sĩ tỏ thái độ với xã hội hiện đại và những vấn đề còn tồn tại trong nó thì những họa sĩ vẽ theo xu hướng Biểu hiện hoặc bán Biểu hiện ở Việt Nam cũng vậy, các họa sĩ nhìn thấy vấn đề con người đang là vấn đề lớn trong xã hội hậu hiện đại và muốn bày tỏ thái độ lo lắng, không bằng lòng của mình, nói lên tiếng nói cá nhân để mong có sự thay đổi trong tư duy và cách nhìn nhận vấn đề. Khi đối diện và cảm nhận thấy những đau khổ hay hạnh phúc của con người trong xã hội, các họa sĩ biểu hiện Việt Nam đã truyền cảm xúc ấy lên những tác phẩm của mình. Nhờ vào những yếu tố biểu hiện này mà người thưởng thức nhận ra được thế giới trong tâm hồn người nghệ sĩ, nhận ra được thái độ tình cảm của họa sĩ với bên ngoài và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Hội họa biểu hiện ở Việt Nam tuy chưa phát triển mạnh thành trào lưu nhưng đã có những họa sĩ đã xây dựng được cho mình một tiếng nói riêng. Đối với ba nữ họa sĩ Lý Trần Quỳnh Giang, Đinh Thị Thắm Poong và Đinh Ý Nhi, trước hết, chủ đề xuyên suốt trong sáng tác của các chị là phụ nữ và cuộc sống của họ.

pdf109 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 998 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Yếu tố biểu hiện trong tranh của Lý Trần Quỳnh Giang, đinh ý nhi và đinh thị thắm Poong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh ở phía sau núi, một phong cảnh miền núi thật hùng vĩ. Bên trái bức tranh, hình người gần giống như một vũ công ballet đang thực hiện động tác Plie vừa xoay vừa múa trong điệu múa hân hoan vui sống của tự nhiên, của cây cỏ. Hình tượng hoa sen và lá sen làm nền cho con người, sen có màu nâu giản dị cùng với những phiến lá sen màu rêu càng tôn lên vẻ đẹp của con người trong bức tranh. Họa sĩ Đinh Thị Thắm Poong bộc lộ ra quan niệm sống, thái độ sống theo tín ngưỡng của người Dao. Đó là ước mơ sự hòa hợp của con người với thiên nhiên. Thông qua mọi hình ảnh có trên mặt tranh, chị kể một câu chuyện, ước muốn của con người, nhưng cũng đồng thời là ước muốn của cá nhân chị, nó chính là bộc lộ ra mong muốn tự nơi nội tâm của chị. Tranh vẽ là sự phản chiếu thế giới nội tâm của người nghệ sĩ. Hầu như ai cũng thích hoa bởi hoa tượng trưng cho sự thanh khiết, sống an nhiên, tự tại, không lo không nghĩ, sống hài hòa với tự nhiên, sống với ước vọng đem vẻ đẹp của mình làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn mà nó không đòi hỏi thứ gì khác. Có lẽ họa sĩ Đinh Thị Thắm Poong cũng có cùng suy nghĩ giống như những bông hoa kia, chị yêu cuộc sống và chị cũng muốn đem công sức của mình làm đẹp cho đời. Trong tranh, thiên nhiên và con người giao hòa làm một làm nảy sinh suy nghĩ trong đầu người thưởng thức về không gian thực tại chuyển sang không gian của thế giới tâm linh, thần linh. Ở không gian tâm linh này, con người không có lấy một khổ đau, không có sự buồn rầu, buồn bã, chỉ có niềm hân hoan vui sống, đây cũng là ước muốn từ sâu bên trong bản chất của con người trong xã hội. Với màu nước, họa sĩ không thể tạo những nét ganh dày cộm như của sơn dầu, song việc sử dụng chất liệu màu nước lại đem lại hiệu quả 54 về mặt tinh thần cho bức tranh. Bản thân chất liệu màu nước đã là nhẹ, nhưng nó còn mang ý nghĩa là êm đềm. Rồi cách mà họa sĩ tạo ra hòa sắc dịu nhẹ trên tranh cũng đủ để nói lên ước mơ sống hòa hợp với tự nhiên của chị, của con người. Tác phẩm Dấu chân (H.28, Tr.98) là một câu chuyện về ký ức còn đọng lại trong ký ức chợt ùa về trong hiện tại. Nghệ thuật chồng hình có nhiều tầng lớp, tự bản thân cách trộn nhiều lớp không gian trên tranh tạo chiều sâu ảo trong tranh. Đầu tiên là cái ban công, dấu ấn của người đàn ông đã lưu lại trên sàn ban công này. Nó được nhìn từ trên xuống, giống như cái nhìn của con người nhìn trở lại quá khứ. Hình thể là bóng dáng một con người đang trong tư thế nằm nghỉ. Dù nằm xuống nghỉ ngơi, nhưng con người ấy vẫn vắt tay lên trán để suy nghĩ. Con người ấy với màu sắc gần chỉ như là màu nền của giấy dó, có điểm chút mây trắng. Không gian tiếp theo của bức tranh lại là những hàng cây trong rừng. Nó lại thể hiện cái nhìn thẳng về thiên nhiên trước mắt. Những hàng cây này với vẻ thân thể thì màu đen, còn tán lá lại là màu vàng nhạt gợi lên cảm xúc của con người khi đứng dưới tán lá cây đã chuyển sang màu cũ kĩ, màu của thời gian. Nhưng nó cũng đồng thời gợi lên sự thật thiên nhiên đang bị tàn phá dưới bàn tay con người. Bên trên phía trái của tranh, Thắm Poong tạo hình đám mây đen, trông cũng giống như đám khói của cháy rừng. Và xa hơn nữa, những linh hồn của khu rừng khoác chiếc áo màu của quá khứ, những cây ấy đang buồn. Hình hai con người đang đứng không rõ mặt, tay chống nạnh, họ đứng nhìn về khu rừng bị cháy, trông dáng vẻ của họ, dường như họ đang tiếc nuối cho nơi đã nuôi dưỡng con người. Câu chuyện của Thắm Poong trong bức tranh này biểu hiện ra sự thất vọng, không hài lòng của con người bên trong chị cũng như là số đông con người miền núi khi không gian sống của họ bị xáo trộn. Nơi nào có dấu chân của con người đi qua, nơi đó thiên nhiên bị tàn phá, con người như chị chỉ còn biết thở dài ngao ngán, chỉ còn biết đứng nhìn hoặc nằm xuống suy nghĩ về 55 hiện thực trước mắt. Bức tranh Dòng suối (H.29, Tr.96) không hề có bóng dáng của dòng suối, mà chỉ là sự phản chiếu của bầu trời trên mặt nước của dòng suối. Dòng suối trong rừng là nơi những cô gái dân tộc soi mình chải tóc, là nơi rừng núi in bóng, hòa trộn mình với suối thành một thể thống nhất. Điểm nhấn trong tranh là bóng dáng của những người dân tộc Dao đỏ với chiếc mũ đỏ to trên đầu. Đây là những người phụ nữ đã lập gia đình, họ đang cúi mình nhìn xuống, không phải để chải tóc, mà hình như họ đang buồn. Hình thể người nam giới với đôi vai rộng, hòa lẫn với bầu trời trong xanh. Người đàn ông ấy đang đứng buông tay nhưng thân thể thì bao bọc cho những người phụ nữ. Bức tranh Hai nửa (H.30, Tr.99) vẽ hình một người đang nằm chống tay, tư thế quay lưng về phía người xem, khuôn mặt đang cúi xuống nhìn, và một hình dáng của người phụ nữ mang hình ảnh của mây trời. Trong tranh, tính chất biểu cảm của hình vẽ được thể hiện ở nền rừng xôn xao của hoa lá, hình người màu xanh ngọc lại mềm mại, ngọt ngào như hồ nước, con người đang nằm với sắc màu nâu, xanh rêu tượng trưng cho đất. Bức tranh họa ra một khung cảnh lãng mạn và trữ tình. Ngôn ngữ tạo hình của điêu khắc cũng theo chị vào hội họa. Hình tượng con người được cách điệu, đơn giản hóa, chỉ là những hình khối tròn của hệ thống tượng tròn, hình người mang hơi thở của bầu trời tựa như dáng hình của một người phụ nữ, có lẽ nguồn nước, dòng suối mát lành trong thâm tâm họa sĩ được hiển hiện thông qua dáng vẻ người phụ nữ, người mẹ thiên nhiên màu xanh ngọc mềm mại đang ôm ấp chở che cho những người con của núi rừng. Dáng điệu này giống như dáng của bà mẹ đang hát những lời hát ru con. Hình người phụ nữ đang nằm suy nghĩ bên trong dáng người mềm mại màu xanh ngọc kia. Cô ấy vừa nằm, vừa như tâm sự với bà mẹ thiên nhiên, cô ấy trăn trở về cuộc sống và mẹ nước đang chia sẻ với cô. Cả hình hai con người đều lấp ló sau những tán cây, những mảnh rừng màu đã chuyển sang xuân. Đáng lẽ, mùa xuân, mùa của hoa mận trắng rừng 56 báo hiệu sự sống đang hồi sinh đã về với bản làng nhưng con người vẫn còn trăn trở về cuộc sống. Ở đó, con người là hiện thân của nửa thế giới con người, cảnh sắc thiên nhiên là hiện thân của nửa thế giới, hai nửa này vẫn cần có nhau, núi rừng là nhà của con người trong tâm khảm của người dân tộc thiểu số, khi cuộc sống xã hội đô thị đưa con người trở nên mệt mỏi, con người lại muốn trở về với mái nhà xưa, nơi có mẹ thiên nhiên luôn mở lòng chào đón những người con xa quê trở về. Bức tranh Hai nửa không cần đến nhiều hình ảnh mà vẫn có thể làm rung động cảm xúc nơi người thưởng thức. * Yếu tố biểu hiện bản sắc văn hóa dân tộc Nhìn phần lớn trên các tác phẩm của họa sĩ Đinh Thị Thắm Poong, nhiều tác phẩm có vẽ hình những người phụ nữ dân tộc Dao đỏ. Trong cuộc sống của người Dao, mọi sinh hoạt, luật tục, tín ngưỡng và văn hóa đều thể hiện tinh thần “Vạn vật hữu linh – mọi vật đều có linh hồn”, tín ngưỡng văn hóa của người Dao ảnh hưởng bởi Nho giáo được thể hiện qua sự phân định tôn ti trật tự, theo thứ bậc ở mỗi gia đình, mỗi dòng họ. Quan niệm sống cũng ảnh hưởng bởi Đạo giáo, với quan niệm về con người và tự nhiên là sự hòa hợp với nhau, mọi thứ sinh ra trong thế giới này đều khắc chế lẫn nhau, nuôi dưỡng nhau, bổ trợ cho nhau để cùng tồn tại. Con người tôn trọng tự nhiên, con người cũng chỉ là một phần trong tự nhiên, cho nên, khi con người chết đi, thì chỉ là chết về thể xác, linh hồn mãi bất tử và trở về với tổ tiên và đây là một nét trong bản sắc văn hóa của người dân tộc mà họa sĩ Đinh Thị Thắm Poong đã nghiên cứu và biểu hiện ra trên những tác phẩm của mình. Tranh Khuôn khổ gia đình (H.31, Tr.100) của họa sĩ Đinh Thị Thắm Poong cũng nói lên những suy nghĩ bên trong của họa sĩ về quan hệ trong gia đình, tình cảm của họa sĩ với gia đình mình nói riêng, của con người dân tộc với cộng động mình sống nói chung, đồng thời bộc lộ bản sắc dân tộc. Người Dao có phong tục tập quán theo chế độ phụ quyền, tức là coi trọng người đàn ông trong nhà, người đàn ông luôn là người có tiếng nói, có quyền lực, còn 57 người phụ nữ sẽ giúp đỡ cho người đàn ông trong việc duy trì cuộc sống và phát triển nó. Dấu ấn của Nho giáo thể hiện trong bức tranh này, đó là sự phân định rõ ràng tôn ti, trật tự, theo thứ bậc ở trong mỗi gia đình, mỗi dòng họ. Từ ý tưởng này, tranh Khuôn khổ gia đình thể hiện những nội quy, những quy tắc ứng xử trong một phạm vi của gia đình của người dân tộc thiểu số, nó ăn sâu vào trong ý thức của mỗi gia đình, mỗi cá nhân con người, đây cũng là thái độ của họa sĩ Đinh Thị Thắm Poong về những điều không công bằng trong bản sắc văn hóa dân tộc của mình. Ý tứ của câu chuyện được hé lộ ra, bên cạnh bản thân mình là người dân tộc, song khi sống trong nền văn minh đô thị, tác giả cũng vẫn phải đảm nhiệm vai trò của người phụ nữ trong gia đình, chị vừa phải chăm sóc cho tổ ấm, chị vừa phải làm việc của bản thân. Có lẽ tác giả chưa hài lòng lắm với bình đẳng giới trong xã hội hiện đại. Nền tranh là núi rừng đầy sắc trắng của những cành hoa mơ, hoa mận. Với các hình tượng đã được thể hiện trên tranh, yếu tố bản sắc dân tộc đã được biểu hiện rõ ràng, đó là công việc được phân công rõ ràng trong gia đình. Người phụ nữ vừa phải đảm nhiệm chăm sóc trẻ em, vừa phải giúp chồng gánh vác việc phát triển kinh tế nhưng vẫn phải chịu sự chỉ đạo của người đàn ông, và thực hiện công việc trong khuôn khổ, khuôn phép của gia đình, của cộng đồng, điều này cũng nói lên thái độ chưa bằng lòng với sự bất bình đẳng giới trong quan niệm hiện đại của họa sĩ Đinh Thị Thắm Poong. Bản sắc văn hóa dân tộc còn được thể hiện qua cách chọn những hình người dân tộc trong tranh với những trang phục đặc thù của họ, ngoài ra bản sắc văn hóa còn được thể hiện ở nếp nghĩ, những luật lệ của cộng đồng hay là tín ngưởng của người dân tộc. Họa sĩ Đinh Thị Thắm Poong đã khai thác những hoa văn trên trang phục của người dân tộc đưa vào các tác phẩm của mình. Đó là những hình hoa thị, hoa mơ, hoa mận, rồi những rừng cây, con suối, trái núi là những nơi sinh sống đặc trưng của người dân tộc miền núi. 58 Tác phẩm Cây đu đủ (H.32, Tr.100) là một hình ảnh góp vào bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng tác của họa sĩ Đinh Thị Thắm Poong. Bức tranh vẽ một người phụ nữ dân tộc Dao đứng giữa bức tranh tương phản với những hình con người treo ngược trong tranh. Bức tranh còn có sự xuất hiện của những vật nuôi như gà, lợn rồi nửa quả mít bổ dọc treo ngược trên một góc tranh. Không nói đến yếu tố siêu thực trong tranh, những hình con vật nuôi và những người phụ nữ quay ngược và các hình ảnh khác về thiên nhiên, cây cỏ có mặt trong tranh lại nói về bản sắc văn hóa dân tộc Dao, họ quan niệm mọi vật đều có linh hồn và những hình ảnh con vật, phong cảnh kia được tạo hình gần giống như ở tranh thờ miền núi, nó được vẽ chồng tầng để biểu hiện không gian, những hình ảnh đó mang tinh thần tâm linh nhiều hơn là mang tinh thần hiện thực cuộc sống. Về mặt tạo hình, trong tranh của Đinh Thị Thắm Poong là những hình ảnh trong ký ức của chị được thể hiện ra trên tranh nên những bức tranh của chị thể hiện cuộc sống đã có trong nội tâm họa sĩ. Rồi bản sắc văn hóa dân tộc còn được thể hiện ở bức tranh H’Mong fashion. Sống giữa những quan niệm hà khắc của cộng đồng nhưng người dân tộc H’Mong vẫn cảm thấy thoải mái, việc đó được thể hiện ở tình cảm vui vẻ của những cô gái dân tộc đang xúng xính trong những chiếc váy sặc sỡ. Những công việc hàng ngày của con người dân tộc miền núi trong ký ức cũng theo ngòi bút của họa sĩ mà hiện ra, đó là những công việc trồng trọt, chăn nuôi và chăm sóc gia đình. Hình ảnh những bà mẹ vừa địu con trên lưng vừa làm công việc trồng trọt trên nương rẫy biểu hiện cái nhìn so sánh về phụ nữ ở đô thị và miền núi. Nếu như ở đô thị hay đồng bằng, người phụ nữ sau khi sinh con có thể ở nhà để bồi dưỡng sức khỏe, nhưng những phụ nữ dân tộc miền núi không thể nghỉ ở nhà mà họ phải đi làm công việc nặng nhọc sau sinh ít ngày. Điểm này biểu hiện thái độ không bằng lòng của họa sĩ về quan niệm cổ hủ với cuộc sống của những người phụ nữ. Tranh rich Hues of life II (H.33, Tr.101). Ngoài ra còn có nhiều tranh có yếu tố biểu hiện về bản sắc 59 văn hóa dân tộc như tranh Cuộc sống đẹp mãi vững bền, tranh Sự nỗ lực Tranh Cuộc sống đẹp mãi vững bền (H.34, Tr.101) chỉ ra rõ thêm về cách người dân tộc thiểu số làm việc trên nương rẫy, vừa làm vừa địu con, những lúc họ không địu con trên lưng thì họ lại đeo gùi, mặt lúc nào cũng cúi xuống. Hình ảnh này gợi ý lên tưởng đến sự cam chịu số phận của con người, họ chịu đựng đến nỗi họ quên đi mình là ai trong cuộc đời này và tại sao họ phải chịu những hà khắc của luật tục trong bản sắc văn hóa. Như vậy, với cách diễn họa hình phẳng cho nhân vật trong tranh, họa sĩ Đinh Thị Thắm Poong cũng đã nêu được trạng thái tâm lý của con người trong tranh của mình, sự kết hợp phương pháp tạo hình vừa có hơi hướng tả thực, vừa có sự chủ động trang trí cũng là một khía cạnh về nghệ thuật biểu cảm tâm lý đã có trong lý thuyết tạo hình của khuynh hướng hội họa Biểu hiện. Yếu tố biểu hiện trong tranh của Đinh Thị Thắm Poong là biểu hiện về thái độ sống, quan niệm sống và bản sắc văn hóa của người dân tộc thiểu số. Tiểu kết Nội dung chương 2 tập trung vào nghiên cứu về yếu tố biểu hiện trong tranh của cả ba họa sĩ, hình thái, đặc điểm của yếu tố biểu hiện trong tranh. Trong chương này, yếu tố biểu hiện trong tranh của ba họa sĩ là một thành phần không thể thiếu để tạo nên tổng thể một tác phẩm, thông qua phương tiện biểu đạt, yếu tố biểu hiện làm bộc lộ ra cái nhìn nhận, quan điểm, thái độ của họa sĩ với thế giới bên ngoài, đồng thời bộc lộ ra cái cảm xúc sâu xa nhất đến từ nội tâm của họa sĩ. Lý Trần Quỳnh Giang bộc lộ ra thế giới riêng tư của mình, nó cô đơn và nhiều thương tổn. Bên cạnh sự cô độc trong cuộc đời mình, Lý Trần Quỳnh Giang mong muốn, khát khao một thế giới tự do tràn đầy hạnh phúc cho những người phụ nữ trong xã hội. Sở trường nghệ thuật chủ yếu của Lý Trần Quỳnh Giang là tạo hình bằng cách đục, khắc lên những bản gỗ, hình thể con người khi bị cào xước, khi bị đục khoét, những vết khắc sâu hay nông giúp chị tạo hiệu ứng về hình khối và những hình tượng trong 60 tranh hầu như chiếm đoạt hết cả diện tích bề mặt tấm gỗ hay tấm toan. Những con người có khuôn mặt hốc hác, mắt trũng sâu, bàn tay nghều ngào, đôi chân gân guốc, khô khốc là những hình ảnh mang đầy dấu hiệu biểu cảm. Họa sĩ Đinh Ý Nhi thì bộc lộ ra những vấn đề thuộc về nội tâm bên trong con người chị, con người nói chung, chị thể hiện ra sự tồn tại của cá nhân con người trong xã hội, nhưng sự tồn tại đó lại nằm trong mối liên hệ đầy sự ngờ vực, toan tính. Chị tạo hình con người không như vẻ bề ngoài chúng ta thấy trong đời sống thực, nó là những hình dạng khái quát, khái niệm về số phận, cuộc đời con người. Đinh Thị Thắm Poong thì thổi vào tranh sự hòa hợp của con người với tự nhiên và qua đó biểu hiện bản sắc dân tộc hài hòa mềm mại nhưng cũng rất quyết liệt. 61 CHƯƠNG 3 NHỮNG ĐIỀU RÚT RA TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU YẾU TỐ BIỂU HIỆN TRONG TRANH 3.1. Sự tương đồng và khác biệt về yếu tố biểu hiện trong tranh của ba nữ họa sĩ Để thấy được sự tương đồng và khác biệt về yếu tố biểu hiện trong tranh của ba họa sĩ, điều cần thiết là phải so sánh về cách tạo hình nhân vật, cách biểu cảm về màu sắc, chất liệu và cách lựa chọn đề tài giữa ba họa sĩ. 3.1.1. Sự tương đồng về yếu tố biểu hiện *Sự tương đồng về cách chọn nội dung đề tài Có thê nói, sự tương đồng của ba họa sĩ đều chọn nội dung đề tài đều là vẽ về cuộc sống của con người, về nội tâm và thái độ sống của con người.Cụ thể là ba họa sĩ chọn đối tượng là người phụ nữ trong cuộc sống hiện đại. Với trường hợp của ba họa sĩ Đinh Ý Nhi, Đinh Thị Thắm Poong và Lý Trần Quỳnh Giang, có hai họa sĩ thuần phong cách biểu hiện là họa sĩ Đinh Ý Nhi và Lý Trần Quỳnh Giang. Còn họa sĩ Đinh Thị Thắm Poong là họa sĩ học hỏi, kết hợp cả biểu hiện và siêu thực trong sáng tác của mình. Mỗi họa sĩ đại diện cho giới họa sĩ nữ ở Việt Nam sau thời kỳ Đổi mới, họa sĩ Đinh Ý Nhi có thể coi như là người đại diện thế hệ đầu cho họa sĩ nữ ở Việt Nam sau Đổi mới, có những quan niệm mới về hội họa, đó là hội họa ngoài chức năng thẩm mỹ còn phải có chức năng đánh thức nhân sinh quan. Qua việc ứng xử nghệ thuật với thái độ nghệ thuật khác lạ, Đinh Ý Nhi nghĩ rằng việc vẽ về những cái mới hay cái lạ hoặc về hiện thực cuộc sống đến thời điểm này cũng không quan trọng nữa, hội họa biểu hiện phải biểu hiện ra được tầm nhìn xã hội rộng hơn, sâu hơn. Tiếp đến là sự góp mặt của họa sĩ Đinh Thị Thắm Poong và gần đây nhất là họa sĩ Lý Trần Quỳnh Giang. * Sự tương đồng về biến dạng hình thể con người 62 Về mặt tạo hình nhân vật, bởi cả ba họa sĩ là phụ nữ, nên những vấn đề về phụ nữ trong xã hội mà họ đang sống dễ được các họa sĩ đồng cảm, các họa sĩ đã lấy đối tượng trong tranh của mình trước hết là bản thân, sau đó là những người phụ nữ trong xã hội. Cách tạo hình nhân vật, phụ nữ ở trong tranh của ba họa sĩ đa phần làm xấu đi vẻ ngoài của người phụ nữ, họ không muốn nói về cái đẹp của người phụ nữ mà họ muốn nói về hiện thực ẩn chứa bên trong con người, đặc biệt là phụ nữ. Điều này phù hợp với quan niệm trong sáng tác của khuynh hướng hội họa Biểu hiện: đó là phải xuất phát từ bản thân mình, đi vào diễn tả thế giới nội tâm của mình. *Sự tương đồng về cách sử dụng màu sắc Họa sĩ Đinh Ý Nhi và họa sĩ Lý Trần Quỳnh Giang đều có cách thể hiện màu sắc đều là rất ít màu. Sự tương đồng về màu này chủ yếu từ nhu cầu nội tại trong sáng tác của họa sĩ. ĐinhÝ Nhi chỉ sử dụng sắc độ đen trắng ở những năm 1995 – 2000 và từ sau năm 2000, màu sắc của chị có sự chuyển biến từ hai sắc độ đen trắng sang những màu đỏ, chút ánh cam, chút màu hồng da, màu kem và cũng rất ít màu xanh blue. Bảng màu của Đinh Ý Nhi có sự thay đổi từ gay gắt chuyển sang dịu nhẹ rồi lại gay gắt và khô khốc Còn họa sĩ Lý Trần Quỳnh Giang với những tác phẩm khắc gỗ, tự bản thân tấm gỗ đã có màu nâu nhạt cho đến đậm, màu tự nhiên và màu đen là màu hóa học được kết hợp với nhau, khi chuyển sang sơn dầu, họa sĩ cũng chỉ sử dụng rất ít màu, là những màu xanh gam trầm, hay những gam màu lạnh buốt, hay màu vàng bủng beo. Còn họa sĩ Đinh Thị Thắm Poong chọn đề tài vẽ về cuộc sống của con người với những hoa văn từ văn hóa thêu thùa của đồng bào dân tộc, chị sử dụng mới nhìn thoáng qua thì có vẻ rất nhiều màu, nhưng về cơ bản vẫn là những màu nguyên gốc trong bản sắc văn hóa của người dân tộc, là những sắc độ khác nhau của những màu ấy. * Sự tương đồng về cách thể hiện chủ đề 63 Nếu như họa sĩ Lý Trần Quỳnh Giang để lại những dấu hiệu về về bản thể con người mình cùng những cung bậc cảm xúc khá nhau trên tranh của mình, đa phần những tình cảm ấy được bộc lộ ra là lo lắng, buồn, cảm thấy cô đơn trong đời sống của mình. Họa sĩ Đinh Ý Nhi bộc lộ ra những lo lắng về thân phận con người, những dấu hiệu biểu lộ về trạng thái tâm linh bên trong mình cũng như những cảm nhận về đời sống nội tâm của những con người trong xã hội. Họa sĩ Đinh Thị Thắm Poong với niềm yêu thích vẽ về những con người miền núi và tình cảm bên trong của chị dành cho những con người nơi quê hương của chị nhưng khi nhận thấy cuộc sống có những vấn đề phức tạp gây hậu quả nghiêm trọng cho cuộc sống thì chị tỏ ra lo lắng là nhiều hơn. Vậy qua phân tích kỹ về cách thể hiện đời sống của con người , nhìn bề ngoài thì họ có vẻ khác nhau về phong cách thể hiện nhưng thực ra vấn đề bản chất mà ba họa sĩ này có cùng một điểm tương đồng, đó là cả ba họa sĩ đều hướng đến tâm linh con người, tức những tình cảm trong nội tâm của mình của con người nói chung, các họa sĩ đều biểu hiện ra sự lo lắng về cuộc sống của con người mà đây cũng là một khía cạnh của yếu tố biểu hiện, biểu hiện sự lo lắng của cá nhân họa sĩ với cuộc sống của con người nói chung. * Sự tương đồng về bày tỏ thông điệp với xã hội Sự tương đồng này về cách nhìn nhận của xã hội về số phận con người và mong muốn được thay đổi cách nhìn nhận cũng như tư duy của xã hội đối với giới nữ trong xã hội hiện đại. Ví dụ trong tranh của họa sĩ Đinh Thị Thắm Poong, chị thể hiện ngoài những con người dân tộc miền núi và cuộc sống của họ trong bản sắc dân tộc ra thì điều mà họa sĩ muốn gửi thông điệp đến xã hội đó là mong muốn có sự bình đẳng giới giữa những con người trong xã hội hiện đại, đồng thời chị nói lên thông điệp về sự tồn tại của con người. Họa sĩ Đinh Ý Nhi truyền tải thông điệp về thái độ sống của con người đang cần phải lưu tâm, nhất là khi xã hội phát triển thì cũng kéo theo sự bàng quan, vô tâm của nhiều con người. Họa sĩ Lý Trần Quỳnh Giang biểu hiện thông điệp về 64 đòi hỏi sự tự do cá nhân con người về mọi mặt từ cách sống cho đến đời sống riêng tư, thông điệp đó đòi hỏi xã hội phát triển thì cũng cần phải thay đổi thái độ về cách nhìn nhận con người, mong muốn xã hội có những cái nhìn cởi mở hơn. 3.1.2. Sự khác biệt về yếu tố biểu hiện của ba họa sĩ * Sự khác biệt về tạo hình nhân vật Mỗi họa sĩ là một cá thể con người có cá tính khác nhau, môi trường sống khác nhau và chịu ảnh hưởng của giáo dục khác nhau nên lối tạo hình trong sáng tác của các họa sĩ này đều mang cái riêng. Họa sĩ Đinh Ý Nhi thường diễn tả nội tâm bên trong mình cũng như bên trong người phụ nữ của xã hội, với thái độ nghệ thuật của mình, chị không đi vào diễn tả những vẻ đẹp quen thuộc của cuộc sống, mà cái đẹp là ở chỗ bản chất của sự vật, khi vào tranh, nó thể hiện qua sự no đủ của màu. Cho nên chị bóp méo và làm biến dạng hình người, để cho những hình người ấy khỏa thân để nói cụ thể hơn về vấn đề tồn tại của con người trong xã hội. Ở phần lớn tranh của chị, thái độ tình cảm với xã hội là sự lo lắng, không đồng ý với việc đối xử chưa công bằng với người phụ nữ trong xã hội. Tuy nhiên, điều này chưa phải là lý do chị tạo hình với lối vẽ biến dạng thân thể con người hay phong cách thể hiện một cách hoang dại có mục đích. Cách tạo hình biến dạng thân thể con người đó của chị xuất phát từ sự cảm nhận bản thân mình. Đặc thù tạo hình trong tranh của Đinh Ý Nhi là chị không vẽ nhiều thứ khác làm phân tán sự chú ý vào hình thể chính trong tranh. Chị dồn toàn bộ ép buộc người xem phải được thu hút về vấn đề chị đặt ra trong tranh. Bên cạnh việc biến dạng hình thể, phép châm biếm, đả kích, phúng dụ cũng xuất hiện trong tranh. Ví dụ như loạt tranh Câu chuyện Châu Á, chị vừa bóp hình, vừa làm tư thế của con người có tính giễu cợt, những con người ngồi khỏa thân, thân thể chảy nhão, lại còn ngồi dạng tè he ra như để trêu ngươi người làm cho cô ta bị tổn thương. Cũng là làm biến dạng hình người hoặc hư cấu hình ảnh, sự dụng sự 65 ẩn dụ về con người mình nhưng họa sĩ Lý Trần Quỳnh Giang lại tạo hình nhân vật trong tranh của mình có tâm hồn già nua, xấu xí, điên dại giống như những linh hồn méo mó lệch lạc, bệnh hoạn, ma quái. Nó được thể hiện ở những nét khắc đanh sắc, sần sùi, thô nhám và còn bị cào xước điên cuồng Những tạo hình đó biểu hiện về bản thể con người họa sĩ, nó có ý nghĩa cá nhân cao hơn việc tạo ra vẻ đẹp, quan niệm thẩm mỹ vốn được coi là chuẩn mực trong hội họa truyền thống. Khác với Đinh Ý Nhi và Lý Trần Quỳnh Giang, họa sĩ Đinh Thị Thắm Poong có phong cách tạo hình nhân vật là lấy hình tả ý và tạo hình nhân vật có chức năng kể chuyện. Những hình này đôi khi không cần phải vẽ hết đầy đủ các chi tiết, những hình này được chắt lọc, chỉ lấy cái dáng để nói lên tâm trạng của con người. Thêm vào đó, chị kết hợp yếu tố trang trí và yếu tố siêu thực, kỹ thuật chồng hình nhiều lớp để biểu hiện sự tồn tại của nhiều không gian, thời gian, thể hiện ý nói về những khoảnh khắc thời gian được chồng lên nhau theo đã phát triển của cuộc sống. * Sự khác biệt về cách sử dụng về màu sắc và thể hiện chất liệu khi bộc lộ ý tưởng Do việc mỗi họa sĩ là một cá nhân có cá tính riêng, sở trường riêng nên việc sử dụng màu sắc và cách thể hiện chất liệu cũng khác nhau. Họa sĩ Đinh Ý Nhi với sở trường là sơn dầu, họa sĩ Lý Trần Quỳnh Giang với chuyên môn là khắc gỗ, còn Đinh Thị Thắm Poong lại yêu thích sử dụng màu nước trên giấy Dó. Màu sắc tự bản thân nó không có ý nghĩa gì, nhưng khi ở trong những trường hợp cụ thể hay cách nó được kết hợp thì nó mang lại giá trị liên tưởng và biểu cảm cho tác phẩm hội họa. Màu sắc trong tranh Đinh Ý Nhi không có nhiều, rất kiệm màu. Chỉ có hai sắc độ đen và trắng trong thời kỳ đen – trắng. Rồi khi chuyển sang vẽ sơn dầu, màu của chị cũng rất khiêm tốn. Màu của chị không mang vẻ trong trẻo, ngọt ngào, ấn tượng như những khuynh hướng khác, nó chỉ là những mảng màu đùng đục, vội vã, khô khốc, đắng ngắt. Màu đỏ thì bầm tím, màu trắng thì cũ nát hoặc màu trắng sắc hồng, 66 trắng sắc xanh chỉ đủ để nhận ra cảm giác ấm áp hay lạnh lẽo. Còn màu trong tranh của Lý Trần Quỳnh Giang là màu của tấm gỗ cộng với những sắc độ đen trắng trong những tranh khắc mộc bản hoặc chỉ là những gam màu nâu trầm, xanh rêu, vàng bệnh hoạn và những mảng trắng cũ kỹ, nhàu nát trong các tranh sơn dầu. Giữa hai họa sĩ này có một điểm chung về màu sắc trong diễn tả là không tạo ra những sắc độ tinh tế, tạo độ sâu trong tranh như họa phái Cổ điển hay Ấn tượng. Sức mạnh biểu cảm tập trung vào độ đậm nhạt của màu, gợi lên ánh sáng trong chính hình thể như trong tranh trang trí, lối sử dụng kiệm màu này gợi lên tinh thần nguyên bản của hội họa Biểu hiện. Họa sĩ Đinh Thị Thắm Poong với niềm yêu thích văn hóa thêu thùa cùng với sự ưa thích sắc mầu của người dân tộc thiểu số, chị đã thể hiện những màu sắc dịu nhẹ nhưng cũng có phần yêu đời, yêu cuộc sống. Nhìn tổng thể thì màu sắc của chị sử dụng trong tranh không giống với những mầu sắc mà hai họa sĩ Đinh Ý Nhi và Lý Trần Quỳnh Giang đã thể hiện, nhưng xét về bản chất, họa sĩ Đinh Thị Thắm Poong cũng lợi dụng yếu tố màu để thay lời muốn nói trong tranh của mình giống như hai họa sĩ kia. * Sự khác nhau về cách lựa chọn đề tài giữa ba họa sĩ Ở cả ba họa sĩ việc chọn chủ đề là nói về cảm xúc bên trong của bản thân mình, về tình cảm bên trong của người phụ nữ, tuy nhiên, mỗi họa sĩ đều chọn cho mình những đề tài khác nhau. Họa sĩ Đinh Thị Thắm Poong chọn đề tài về cuộc sống, sinh hoạt của người dân tộc thiểu số, những đề tài ấy được lan tỏa ra ở nhiều tác phẩm màu nước trên giấy Dó một cách riêng biệt. Sự lựa chọn đề tài về cuộc sống, thái độ sống của người dân tộc thiểu số cũng như bản sắc văn hóa để họa sĩ bộc lộ thái độ tình cảm một cách sâu hơn, rộng hơn. họa sĩ Lý Trần Quỳnh Giang lựa chọn đề tài về những khía cạnh về đời sống của bản thân, họa sĩ Đinh Ý Nhi biểu đạt đề tài về tâm hồn, cảm xúc của mình, của người phụ nữ trước những sự kiện trong cuộc sống và vấn đề về sự tồn tại của con người trong xã hội hiện đại. 67 3.2. Giá trị của yếu tố biểu hiện trong tranh Lý Trần Quỳnh Giang, Đinh Ý Nhi và Đinh Thị Thắm Poong Một bức tranh gây được cảm xúc cho người xem là một bức tranh có giá trị nghệ thuật, giá trị nghệ thuật đó nằm ở chỗ kết hợp các yếu tố tạo hình nghệ thuật một cách hài hòa và “biểu hiện ra được chính họa sĩ, biểu hiện những gì họa sĩ cho là quan trọng, có ý nghĩa nhất, phản ánh các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống của chính họa sĩ” [37] Giá trị nghệ thuật của một tác phẩm nghệ thuật hội họa còn là tổng hòa các giá trị như: Thứ nhất: tác phẩm có giá trị lịch sử tức vấn đề thời gian, khoảnh khắc mà sự việc đó diễn ra duy nhất một lần, không có lần thứ hai. Thứ hai : tác phẩm đó có giá trị về mặt thẩm mỹ. Thứ ba : tác phẩm đó có giá trị văn hóa. Với vấn đề đặt ra ở phần này là giá trị nghệ thuật của yếu tố biểu hiện trong tranh Lý Trần Quỳnh Giang, Đinh Thị Thắm Poong và Đinh Ý Nhi.Yếu tố biểu hiện được coi như là một trong những nhân tố làm nên giá trị nghệ thuật của tác phẩm, nó cũng phải thể hiện ra được những khía cạnh giá trị như trên đã nêu. Trong những tác phẩm của họa sĩ Đinh Ý Nhi, yếu tố biểu hiện nói lên được thời mà sự kiện ấy đã diễn ra, nó mang tính lịch sử, thời gian. Ví dụ tranh Trẻ em trong chiến tranh, tranh thể hiện được khoảnh khắc Việt Nam một thời đã diễn ra trong chiến tranh, khoảnh khắc mà Đinh Ý Nhi nắm bắt được cả không khí đau thương bao trùm trên quê hương mình. Về mặt thẩm mỹ, lối tạo hình không chú trọng vào tả như thật mà tả cái thần thái, không khí của sự kiện. Cái đẹp trong tác phẩm này là cái đẹp của sự chân thực, đẹp ở sự điều tiết hình thể cũng như tương quan sắc độ đen trắng, đem lại tương quan cân bằng về thị giác. Ở tranh Lý Trần Quỳnh Giang, yếu tố biểu hiện là sự bộc lộ tâm trạng người họa sĩ, đời sống nội tâm của chị. Những dấu hiệu bộc lộ trạng thái tình cảm, đời sống cá nhân và suy nghĩ của chị về quyền tự 68 do cá nhân mang lại cho tác phẩm những giá trị nghệ thuật riêng, giá trị của những điều thầm kín nằm sâu bên trong bản thể con người, nó vừa mang dấu ấn cá nhân vừa để nói lên cái tồn tại chung trong xã hội, mà đó cũng là bản sắc riêng của họa sĩ. Trong tranh của họa sĩ Đinh Thị Thắm Poong, người thưởng thức nhận ra giá trị nghệ thuật ở tác phẩm là bản sắc dân tộc, bản sắc văn hóa riêng của con người dân tộc miền núi. Giá trị nghệ thuật này lại được xây dựng nên từ những hình thể, chất liệu, kỹ thuật thể hiện, màu sắc, không gian Những dấu hiệu thể hiện tâm trạng của con người trong tranh, sự sắp đặt hình mảng, màu sắc và cách chồng hình trong tranh của chị giúp cho người xem hiểu rõ hơn nội dung mà họa sĩ muốn truyền đạt, cảm nhận được tình yêu cuộc sống của cá nhân họa sĩ cũng như của cộng đồng người dân tộc thiểu số, hiểu hơn về giá trị lịch sử , thẩm mỹ, văn hóa mà tác phẩm truyền tải tới người xem. 3.3.Vai trò của giới tính trong việc bộc lộ ý tưởng ở tranh của Lý Trần Quỳnh Giang, Đinh Ý Nhi và Đinh Thị Thắm Poong Giới tính có vai trò cũng tương đối quan trọng trong sáng tác của họa sĩ, tùy vào mỗi cá nhân họa sĩ có môi trường sống, quan điểm sống như thế nào thì giới tính và tính cách cũng có dấu ấn trên tác phẩm của họ. Có họa sĩ là nữ giới nhưng với cá tính mạnh mẽ như họa sĩ Lý Trần Quỳnh Giang thì cái mạnh mẽ ấy vẫn toát lên giới tính nữ trong tranh của chị, hay như họa sĩ Đinh Ý Nhi là phụ nữ, nếu đã gặp được chị ở ngoài đời thực, không ai nghĩ một người phụ nữ có nét giản dị, nhẹ nhàng như chị mà chị lại sáng tác những bức tranh phản ánh phê phán xã hội mạnh mẽ như vậy. Giới tính và cá tính của họa sĩ là hai khía cạnh khác nhau trong bản thể mỗi con người, nó gần như không giống nhau, tuy nhiên với mỗi người họa sĩ dưới góc nhìn giới tính của mình thì những sự việc liên quan đến giới tính của mình dễ được họa sĩ ở giới đó chú ý và đưa những trải nghiệm ấy lên tác phẩm. Như vậy rõ ràng với giới tính khác nhau thì tạo hình nghệ thuật ở mỗi giới là khác nhau. Sự khác 69 biệt này ở chỗ là các họa sĩ Đinh Ý Nhi, Lý Trần Quỳnh Giang, Đinh Thị Thắm Poong là phụ nữ nên họ rất hiểu được tình cảm ẩn chứa bên trong đời sống của người phụ nữ. Có ý tưởng về cuộc sống, tâm tư tình cảm của người phụ nữ, nên tranh của họ đầy chất nữ tính. Những đức tính của người phụ nữ hiện đại vẫn hiện lên trong tạo hình về người phụ nữ, nó thể hiện sự dịu dàng, duyên dáng, đức hy sinh, vị tha, tính khiêm tốn, giàu tình cảm và yêu thương. Xuất phát từ lòng yêu thương con người, đặc biệt là thân phận của những người phụ nữ, các họa sĩ cảm thấy xót xa, lo lắng cho cuộc sống của họ khi những người phụ nữ chưa được đánh giá đúng mực vai trò hay sự thiếu bình đẳng trong đối xử. Ngược lại, những họa sĩ nam như họa sĩ Lê Quảng Hà, họa sĩ Vũ Thăng, họa sĩ Nguyễn Xuân Tiệp, Doãn Hoàng Lâm cảm thấy lo lắng cho cuộc sống của con người trong xã hội hiện đại ở phạm vi rộng hơn và dưới góc nhìn của họa sĩ nam. Họa sĩ Lê Quảng Hà thì bộc lộ sự lo lắng của mình về xã hội đầy chiến tranh, bạo lực, sự thú tính của con người nên việc sử dụng nhân tố biểu hiện để bộc lộ ý tưởng biến tranh của mình như là một tấm gương, để tất cả mọi người soi xét lại bản thể con người mình. Cách tạo hình nghệ thuật trong tranh của họa sĩ Lê Quảng Hà thể hiện khí chất của nam giới ở chỗ là họa sĩ vẽ những hình khối góc cạnh, sắc nét, tính hay nóng giận, khó kiềm chế cảm xúc, dễ bùng nổ của người đàn ông cũng được đưa vào tranh. Những hình thể gợi ý về con người trong tranh của họa sĩ Lê Quảng Hà thường xuyên ở trạng thái trợn ngược con mắt, những con mắt ấy có thể nổ bất cứ lúc nào. Sự mạnh mẽ, hay nóng giận của nam giới còn được thể hiện ở màu sắc làn da, khi con người nóng giận thì đỏ mặt tía tai, đôi khi là thâm tím cả mặt. Ví dụ tranh Liên minh (H.36, Tr.103) Họa sĩ Vũ Thăng có hiểu biết sâu sắc về cuộc sống của người dân tộc thiểu số ở vùng Sa Pa, họa sĩ đưa những biểu tượng trong văn hóa của người dân tộc thiểu số hoặc những hình ảnh mang tính nguyên thủy, cổ xưa vào tranh của mình. Qua những tác phẩm, tác giả biểu hiện khí chất người nam giới mạnh mẽ, người đàn ông, nam giới 70 trong tranh của họa sĩ là người chăm lo, bảo đảm sự an toàn cho cả cộng đồng. Tính cách người nam giới trong tranh của họa sĩ Vũ Thăng được thể hiện qua những nét vẽ dứt khoát nhưng cũng rất lãng mạn. Màu sắc của họa sĩ thiên về những màu gợi lên khí chất anh hùng của dân tộc. Họa sĩ Nguyễn Xuân Tiệp sử dụng yếu tố biểu hiện để bộc lộ ý tưởng về sự khát khao sống trong một thế giới an nhiên tự tại, cuộc đời con người ở thế giới này chỉ là cõi tạm. Sự biểu hiện đầy chất nam tính được thể hiện trong các tác phẩm của họa sĩ, đó là khí chất của người trí nhân, quân tử, thể hiện thái độ điềm đạm hòa nhã với cuộc sống để tự mình đi đến con đường đạt “Đạo”, “Thân Thần hợp nhất”. (H.40, Tr.105). Như vậy, mỗi họa sĩ là một con người có cá tính riêng, nhân cách riêng, thông qua việc sử dụng những nhân tố biểu hiện mang chất giới tính riêng nên việc bộc lộ ra những ý tưởng nghệ thuật trong tranh của các họa sĩ cùng là khác nhau. Điều đó chỉ ra yếu tố về giới tính cũng quan trọng trong hội họa biểu hiện và giúp cho họa sĩ một cơ sở nền tảng trong việc bộc lộ ý tưởng. 3.4. Những điều rút ra từ việc nghiên cứu đề tài Qua quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi đã có một số hiểu biết nhất định về mặt lý luận và mặt thực tiễn. Về mặt lý luận, đó là những hiểu biết về quan niệm tạo hình của chủ nghĩa biểu hiện, các đặc trưng riêng, trên cơ sở nghiên cứu yếu tố biểu hiện của ba họa sĩ Lý Trần Quỳnh Giang, Đinh Ý Nhi và Đinh Thị Thắm Poong, tôi đã nhìn nhận được sự phát triển của hội họa biểu hiện sang hướng mới hơn so với truyền thống của hội họa biểu hiện đã có. Phần tư tưởng nghệ thuật cốt lõi của hội họa biểu hiện là thể hiện về tình cảm, trạng thái cảm xúc của tác giả, mọi vấn đề bên trong của con người, đó là những vấn đề về tâm linh, nội tâm của họa sĩ, những trạng thái cảm xúc bên trong của họa sĩ phong phú và đa dạng, nó thể hiện phần nào đời sống của họa sĩ. Những cung bậc cảm xúc qua tranh của họa phái biểu hiện trở nên rõ ràng, cụ thể, đưa người xem đi đến cảm nhận được trực tiếp cảm xúc của họa sĩ một 71 cách nhanh chóng. Với quan niệm là vẽ về thái độ, tình cảm bên trong của con người mà không quan tâm tới hiện thực bên ngoài nên việc vẽ cho giống hình ảnh thực tế là không có giá trị, giá trị nghệ thuật của tác phẩm hội họa biểu hiện là nó thể hiện được đúng thật trạng thái tâm linh một cách đơn giản nhất nhưng mang lại nhiều cảm xúc nhất, trực tiếp và nhanh nhất. Do đó hội họa biểu hiện phải chắt lọc hết những gì không có giá trị biểu cảm ra khỏi ngoài tranh mà tập trung vào những yếu tố gây được sự biểu cảm mạnh nhất. Yếu tố gây ra sự biểu cảm mạnh nhất ấy được gọi là yếu tố biểu hiện, là một yếu tố quan trọng nhất để tạo ra giá trị cảm xúc của tác phẩm. Đương nhiên, để nhận ra được những yếu tố biểu cảm có trên tranh, thì người xem phải tìm thấy những dấu hiệu dẫn dắt cảm xúc ấy. Đó là sự kết hợp ngôn ngữ của hội họa gợi ra sự liên tưởng, kỹ thuật thể hiện, phương pháp trình bày nội dung và ý tưởng. Yếu tố biểu hiện trong tranh có thể được coi như là cầu nối giữa họa sĩ và người thưởng thức, người họa sĩ sử dụng các phương tiện nghệ thuật để truyền đạt cảm xúc của mình về những trải nghiệm mà họa sĩ đã gặp tới người xem tranh, người xem tranh dựa vào những dấu hiệu thể hiện cảm xúc ấy để biết được ý tưởng cũng như nội dung sáng tạo của họa sĩ. Tuy nhiên, với người xem là người được giáo dục nghệ thuật và có những kiến thức nhất định thì việc nhận ra được ý tưởng trong bức tranh có yếu tố biểu hiện khá là dễ dàng, còn người chưa được hoặc ít được giáo dục mỹ thuật nếu họ muốn hiểu được ý tưởng thì họ chỉ hoàn toàn vào trực giác cũng như vốn sống của họ. Điểm mới lạ, độc đáo về giá trị nghệ thuật hội họa của ba họa sĩ Lý Trần Quỳnh Giang, Đinh Ý Nhi và Đinh Thị Thắm Poong ở chỗ là các họa sĩ này đã tạo ra được ra giá trị đại chúng, bình dân, tinh thần đương đại trong tác phẩm của mình. Các tác phẩm của ba họa sĩ này vừa để bộc lộ cảm xúc nội tâm cá nhân, vừa biểu hiện thông điệp cá nhân đối với xã hội, đồng thời tạo ra được giá trị bình dân, phù hợp với mọi tầng lớp xã hội, đây chính là tinh thần Đương đại trong thời đai ngày nay. 72 Tiểu kết Thông qua tác phẩm của ba nữ họa sĩ Đinh Ý Nhi, Đinh Thị Thắm Poong và Lý Trần Quỳnh Giang, có thể thấy điểm tương đồng và khác biệt về cách sử dụng yếu tố biểu hiện trong tranh, sự tương đồng ở chỗ là đều vẽ ra hình ảnh thật bên trong tâm hồn của người phụ nữ, hình ảnh này nói lên trái tim của người phụ nữ bao giờ cũng yếu đuối, dễ bị tổn thương. Điểm khác biệt là các họa sĩ này có cá tính riêng, quan niệm về cuộc sống riêng và có cách nhìn nhận cuộc sống không giống nhau nên họ tạo ra sự khác biệt về cách thể hiện yếu tố biểu hiện trong tác phẩm. Chính những sự khác nhau này đem lại vẻ độc đáo, và giá trị nghệ thuật trong tranh của các họa sĩ có tính độc nhất, riêng nhất và thật nhất với đời sống riêng của từng họa sĩ. Yếu tố giới tính cũng góp phần tạo ý tưởng và thể hiện ý tưởng trong tranh của các họa sĩ này. Yếu tố giới tính, được coi như nền tảng để họa sĩ xây dựng ý tưởng và thể hiện ra trên tác phẩm. Từ góc nhìn của phụ nữ đối với xã hội, các họa sĩ này đã thay mặt cho phụ nữ để cất tiếng nói, tỏ thái độ với xã hội, đòi hỏi xã hội phải có sự thay đổi về cách nhìn nhận giá trị của người phụ nữ và phải thay đổi cả những quan niệm về quyền tự do con người, trong đó có quyền tự do của người phụ nữ hoặc quyền tự do cho những người thuộc giới tính thứ ba. 73 KẾT LUẬN Yếu tố biểu hiện là một yếu tố làm chỉ rõ ra thái độ tình cảm của con người, trong khuynh hướng hội họa biểu hiện, những yếu tố này giúp cho người xem cảm nhận được về thái độ tình cảm bên trong nội tâm của họa sĩ. Những dấu hiệu chỉ ra những cung bậc trạng thái tình cảm, tâm trạng của họa sĩ hay của con người ở trong tranh gọi là yếu tố biểu hiện. Nếu như xu hướng hội họa biểu hiện trên thế giới là họa sĩ tỏ thái độ với xã hội hiện đại và những vấn đề còn tồn tại trong nó thì những họa sĩ vẽ theo xu hướng Biểu hiện hoặc bán Biểu hiện ở Việt Nam cũng vậy, các họa sĩ nhìn thấy vấn đề con người đang là vấn đề lớn trong xã hội hậu hiện đại và muốn bày tỏ thái độ lo lắng, không bằng lòng của mình, nói lên tiếng nói cá nhân để mong có sự thay đổi trong tư duy và cách nhìn nhận vấn đề. Khi đối diện và cảm nhận thấy những đau khổ hay hạnh phúc của con người trong xã hội, các họa sĩ biểu hiện Việt Nam đã truyền cảm xúc ấy lên những tác phẩm của mình. Nhờ vào những yếu tố biểu hiện này mà người thưởng thức nhận ra được thế giới trong tâm hồn người nghệ sĩ, nhận ra được thái độ tình cảm của họa sĩ với bên ngoài và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Hội họa biểu hiện ở Việt Nam tuy chưa phát triển mạnh thành trào lưu nhưng đã có những họa sĩ đã xây dựng được cho mình một tiếng nói riêng. Đối với ba nữ họa sĩ Lý Trần Quỳnh Giang, Đinh Thị Thắm Poong và Đinh Ý Nhi, trước hết, chủ đề xuyên suốt trong sáng tác của các chị là phụ nữ và cuộc sống của họ. Cả ba người đều là những họa sĩ vẽ theo khuynh hướng biểu hiện hoặc có yếu tố Biểu hiện như họa sĩ Đinh Thị Thắm Poong. Mỗi họa sĩ là một cá nhân con người khác nhau, Đinh Ý Nhi thể hiện mối quan tâm về vấn đề sự tồn tại của con người trong xã hội hiện đại. Lý Trần Quỳnh Giang vẽ về cái tôi bản thể và sự cô đơn trong cuộc sống. Đinh Thị Thắm Poong thể hiện tình yêu cuộc sống của con người và bản sắc văn hóa dân tộc. Nhờ vào cách sử dụng ngôn ngữ hội họa 74 mà các họa sĩ đã biểu hiện được những thái độ, tình cảm của mình cũng như bộc lộ thế giới nội tâm, điều đó chứng tỏ cho giá trị nghệ thuật của yếu tố biểu hiện và cũng là cách mà các họa sĩ tạo được dấu ấn riêng trong nền mỹ thuật Đương đại Việt Nam. Nghệ thuật biểu hiện đã giúp cho các họa sĩ biểu hiện ra được vấn đề mà mình quan tâm và biểu hiện ra những mong muốn có sự thay đổi về cái nhìn của xã hội về vấn đề con người khi xã hội phát triển, hiện đại thì những vấn đề con người lại bỏ qua và giá trị nhân sinh quan không còn. 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu sách tiếng Việt 1. Nguyễn Lương Tiểu Bạch (chủ biên) (2005), Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, Viện Mỹ thuật – Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. 2. Cồ Thanh Đam (2008), Mỹ thuật Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Mỹ thuật. 3. Nguyễn Văn Đính, Đặng Thái Hoàng, (2006), Giáo trình lịch sử nghệ thuật, Nxb Xây dựng. 4. Trần Độ(1988), Đổi mới và chính sách xã hội văn hóa, Nxb TP Hồ Chí Minh. 5. Bùi Như Hương, Phạm Trung (2003), Nghệ thuật đương đại Việt Nam 1990 – 2000, Nxb Tri Thức. 6. Nguyễn Văn Linh(1989), Đổi mới để tiến lên, Nxb sự thật 7. Đặng Bích Ngân (chủ biên) (2002), Từ điển thuật ngữ Mỹ thuật phổ thông, Nxb Giáo dục. 8. Hoàng Phê(2006) Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học. 9. Nguyễn Quân (1982), Nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại, Nxb Văn hóa. 10. Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng (1996), Họa sĩ trẻ Việt Nam, Nxb Mỹ thuật. 11. Nguyễn Quân(2010), Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20, Nxb Mỹ thuật. 12. Trần Văn Tâm (2007), Giáo trình lịch sử nghệ thuật, Nxb Đà Nẵng. 13. Trần Đình Thọ, Phước Sanh, Triệu Thúc Đan (1985), Một số vấn đề mỹ thuật, Nxb Văn Hóa. 14. Đào Mai Trang (biên soạn) (2010), 12 Nghệ sĩ mỹ thuật đương đại Việt Nam, Nxb Thế giới. 15. Nguyễn Trân (1995), Nghệ thuật đồ họa, Nxb Mỹ thuật. 76 16. Nguyễn Trân (2005), Các thể loại và loại hình mỹ thuật, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. 17. Nguyễn Quang Uẩn (1998), Tâm lý học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 18. Viện Mỹ Thuật - Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam ( 2008), Nghệ thuật Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. Tài liệu sách nước ngoài 19. Dida Jaki (biên dịch : Minh Chi) (2007), Từ nội tâm hướng ra bên ngoài, Nxb Văn hóa Sài Gòn. 20. E.H. Gombrich ( biên dịch Lê Sỹ Tuấn ), Câu truyện nghệ thuật, Nxb văn nghệ Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 1998. 21. Kandinsky (biên dịch: Phạm Long) (2014 ), Về cái tinh thần trong nghệ thuật & đặc biệt trong hội họa, Nxb Mỹ thuật. 22. Vương Hoằng Lực (2014) (biên dịch Võ Mai Lý), Nguyên lý của hội họa đen trắng, Nxb Mỹ thuật. 23. Nobert Wolf (2014), Expressionism, Nxb Tachen. 24. ORCVIRK – STINSON – WIGG – BONE – CAYTON (biên dịch: Lê Thành) (2006), Những nền tảng của Mỹ thuật, Nxb Mỹ thuật. Tài liệu tạp chí, khóa luận, luận văn và website: 25. Nguyễn Việt Hà( 2015), Đinh Ý Nhi và những khoảng tĩnh lặng, www.antgct.com.vn 26. Trang Thanh Hiền (2009), Tranh Đinh Ý Nhi và câu chuyện hậu hiện đại, Tạp chí Văn Hóa Nghệ Thuật – số 299. 27. Bùi Thị Hương (2007), Đinh Thị Thắm Poong - người con của núi rừng, Báo nhân dân, ngày 22 - 8 – 2007. 28. Bùi Như Hương (2009), Lý Trần Quỳnh Giang độc thoại cùng thời gian, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật sô 299, tháng 5/2009. 29. Đỗ Tường Linh(2010), lặng lẽ với thiên nhiên, 77 30. Trần Thị Hương Ly (2013), Khóa luận: Cá tính qua sáng tác hội họa của ba nữ họa sĩ Việt Nam: Đinh Thị Thắm Poong, Đinh Ý Nhi, Lý Trần Quỳnh Giang, Trường Đại học Mỹ Thuật Việt Nam. 31. Đặng Đình Nguyên (2012), Luận văn: Tính biểu hiện của hình thể trong hội họa, Trường Đại học Mỹ Thuật Việt Nam. 32. Lê Văn Sửu(2014) Yếu tố trang trí trong tranh 3/9/2014, trang 4 33. ĐàoVân(2010) Cảm nỗi buồn của Lý Trần Quỳnh Giang, \\http\www hanoimoi.com.vn Tài liệu website: 34. https://nguyendinhdang.wordpress.com/ 35. 36. 37. https://www.wikiart.org 78 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM NGUYỄN XUÂN NGỌC YẾU TỐ BIỂU HIỆN TRONG TRANH CỦA LÝ TRẦN QUỲNH GIANG, ĐINH Ý NHI VÀ ĐINH THỊ THẮM POONG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Mỹ thuật tạo hình (Hội họa) Mã số: 60210102 Khóa: 18 (2015 - 2017) PHẦN PHỤ LỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRANG THANH HIỀN Hà Nội – 2017 79 PHẦN PHỤ LỤC ẢNH Phụ lục Chương 1: ........80 Phụ lục Chương 2: .........................................................................................84 Phụ lục Chương 3:.........................................................................................103 80 PHỤ LỤC 1 MỘT SỐ TÁC PHẨM HỘI HỌA TRÊN THẾ GIỚI THỂ HIỆN YẾU TỐ BIỂU HIỆN Hình 1: Edward Munch, The Scream - Tiếng thét (1983), Tempera và phấn màu (91x 73,5cm). Nguồn ảnh: 81 Hình 2: Ernst Ludwig Kirchner, The Sodier Potrait – Chân dung tự họa của người lính (1915), Sơn dầu trên toan (69x 61cm). Nguồn ảnh: http: www.theartstory.org 82 Hình 3: Wassily Kadinsky, Blue Mountain (1910), Sơn dầu (82x 66cm). Nguồn ảnh: https://www.wikiart.org Hình 4: Ernst Ludwig Kirchner, The Young artist – nghệ sĩ trẻ (1910), Sơn dầu trên toan (69 x 61cm). Nguồn ảnh: https://www.wikiart.org 83 Hình 5: Willem de Kooning, Phụ nữ (1949/50), Màu men và phấn trên toan (59.8 x 41.4cm). Nguồn ảnh: https://www.wikiart.org 84 PHỤ LỤC 2 MỘT SỐ TÁC PHẨM THỂ HIỆN YẾU TỐ BIỂU HIỆN TRONG TRANH CỦA BA NỮ HỌA SÍ VIỆT NAM: ĐINH Ý NHI, LÝ TRẦN QUỲNH GIANG, ĐINH THỊ THẮM POONG. Một số tác phẩm của họa sĩ Lý Trần Quỳnh Giang Hình 6: Lý Trần Quỳnh Giang, Tôi (2004), Khắc gỗ (100x 100cm). Nguồn ảnh: 85 Hình 7: Lý Trần Quỳnh Giang, Bà ta (2007), Khắc gỗ. Nguồn ảnh: www.Soi.com.vn 86 . Hình 8: Lý Trần Quỳnh Giang, Những cành mệt mỏi (2007), Khắc gỗ. Nguồn ảnh: www.Soi.com.vn Hình 9: Lý Trần Quỳnh Giang, In the room I – Trong căn phòng (2007), Sơn dầu trên toan (70cm x 90cm). Nguồn ảnh: www.artvietnamgallery.com.vn 87 Hình 10: Lý Trần Quỳnh Giang, Đồ chơi (2009), Khắc gỗ bản (103x 78cm). Nguồn ảnh: [6, Tr.92] Hình 11: Lý Trần Quỳnh Giang, Bản tin (2010), Sơn dầu trên toan (120x 150cm). Nguồn ảnh: [6, T.r 94] 88 Hình12: Lý Trần Quỳnh Giang, Ốm (2007), Khắc gỗ (84x 80cm). Nguồn ảnh: [23, Tr.187] Hình 13: Lý Trần Quỳnh Giang, Tiểu đường (2007), Khắc mộc bản. Nguồn ảnh: www.Soi.com.vn 89 Hình 14: Lý Trần Quỳnh Giang, Tiểu đường (2007) Nguồn ảnh: www.Cucgalery.com.vn Hình 15: Lý Trần Quỳnh Giang, Chiều (2007), Khắc gỗ. Nguồn ảnh: www.Soi.com.vn 90 Hình 16: Lý Trần Quỳnh Giang, Solitary World – dưới lớp da (2009), Khắc gỗ bản (99x 75cm). Nguồn ảnh: [6, Tr.91] Hình 17: Lý Trần Quỳnh Giang, Sleeping season 1 – Mùa ngủ (2009), Khắc gỗ (98x 72cm). Nguồn ảnh: www.Soi.com.vn 91 Hình 18: Lý Trần Quỳnh Giang, Mẹ bơi trong nước (2007), Khắc gỗ bản (30x 100cm). Nguồn ảnh: [6, Tr.89] 92 Hình 19: Lý Trần Quỳnh Giang, Người người ngộm ngợm (2010), Sơn dầu. Nguồn ảnh: [6, Tr.94] 93 Một số tác phẩm của họa sĩ Đinh Ý Nhi Hình 20: Đinh Ý Nhi, Fate 1 - Số phận 1,(1990) bột màu trên giấy, Nguồn ảnh: Hình 21: Đinh Ý Nhi, Thế giới nội tâm Đinh Ý Nhi VI (2002), Sơn dầu (164x 123cm). Nguồn ảnh: [6, Tr.151] 94 Hình 22: Đinh Ý Nhi, Bảo vệ 3 (2008), Sơn dầu (140x 87cm). Nguồn ảnh: [6, Tr.152] 95 Hình 23: Đinh Ý Nhi, Bảo vệ 13 (2008), Sơn dầu (140x 87cm). Nguồn ảnh: [6, Tr. 152] Hình 24: Đinh Ý Nhi, Security 11- Bảo vệ 11 (2009), Sơn dầu (96x 80cm). Nguồn ảnh [6, Tr.152] 96 Hình 25: Đinh Ý Nhi, Những niềm vô hạn bị bỏ quên (2011), Sơn dầu (170x 120cm). Nguồn ảnh: [6, Tr.154] 97 Hình 26: Đinh Ý Nhi, Chân dung người Châu Á (2008), Bột màu trên giấy (50x 37cm). Nguồn ảnh: [6, Tr.152] 98 Một số tác phẩm của họa sĩ Định Thị Thắm Poong. Hình 27: Đinh Thị Thắm Poong, Hóa thành hoa (2006), Mầu nước trên giấy dó (60x 80cm). Nguồn ảnh: [6, Tr.167] Hình 28: Đinh Thị Thắm Poong, Dấu chân (2007), Mầu nước trên giấy dó (110x 80cm). Nguồn ảnh: [6, Tr.168] 99 Hình 29: Đinh Thị Thắm Poong, Dòng suối (2007), Mầu nước trên giấy dó (110x 80cm). Nguồn ảnh: [6, Tr.168] Hình 30: Đinh Thị Thắm Poong, Hai nửa (2007), Mầu nước trên giấy dó (110x 80cm). Nguồn ảnh: [6, Tr.169] 100 Hình 31: Đinh Thị Thắm Poong, Khuôn khổ gia đình (2010), Mầu nước trên giấy dó (110x 80cm). Nguồn ảnh: [6, Tr.169] Hình 32: Đinh Thị Thắm Poong, Cây đu đủ (2010), Mầu nước trên giấy dó (60x 80cm). Nguồn ảnh: [6, Tr.166] 101 Hình 33: Đinh Thị Thắm Poong, Cuộc sống sung túc (Rich Hues of life II) (2012), Màu tự nhiên trên giấy dó (80x 60cm). Nguồn ảnh: www. artvietnamgallery.com Hình 34: Đinh Thị Thắm Poong, Cuộc sống đẹp mãi vững bền (2010), Mầu nước trên giấy dó (110x 80cm). Nguồn ảnh: [6, Tr.170] 102 Hình 35: Đinh Thị Thắm Poong, Sự nỗ lực (2010), Mầu nước trên giấy dó (110x 80cm). Nguồn ảnh: [6, Tr.170] 103 PHỤ LỤC 3 Hình 36: Lê Quảng Hà, Liên minh (2008), Sơn mài (100x 240cm). Nguồn ảnh: [6, Tr.104] Hình 37: Lê Quảng Hà, Người máy (2007), Sơn mài (100x 80cm). Nguồn ảnh: [6, Tr.103] 104 Hình 38: Vũ Thăng. Nguồn ảnh: Hình 39: Vũ Thăng, Người ngồi, Sơn mài (70x 70cm). Nguồn ảnh: 105 Hình 40: Nguyễn Xuân Tiệp. Nguồn ảnh: www.vietnamfineart.com Hình 41: Nguyễn Xuân Tiệp. Nguồn ảnh: www.vietnamfineart.com 106 Hình 42: Nguyễn Xuân Tiệp. Nguồn ảnh: www.vietnamfineart.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfyeu_to_bieu_hien_trong_tranh_cua_ly_tran_quynh_giang_dinh_y_nhi_va_dinh_thi_tham_poong_3499_2075351.pdf