Với việc nghiên cứu yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp –
một trong những nhà văn tiên phong của khuynh hướng văn học có yếu tố kì ảo ở
Việt Nam đương đại – chúng tôi nhận thấy rằng sự tái xuất hiện với một diện mạo
mới mẻ của yếu tố kì ảo trong văn học đương đại Việt Nam nói chung là một tín
hiệu lạc quan của quá trình đổi mới văn học, giúp văn học Việt Nam có thể tiến
nhanh hơn trên con đường hội nhập vào tiến trình vận động của văn học thế giới.
128 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 6072 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nét độc đáo trong nghệ
thuật xây dựng cốt truyện của ông. Tính chất phi lí, ngẫu nhiên được tác giả hợp lí
hóa triệt để cùng với quá trình phân rã cốt truyện. Tác phẩm vì thế là sự nối ghép
ngẫu nhiên những mảnh rời rạc, không mấy logic với nhau cho nên dẫu cắt bỏ một
hoặc một vài yếu tố nào đó vẫn không mấy ảnh hưởng đến tính vẹn của cốt truyện.
Tướng về hưu kể chuyện về ông Tướng Thuấn thông qua những hồi ức của người
con trai sau khi ông mất, gồm 15 phần được đánh số La mã, mỗi phần kể một nội
dung khác. Sự sắp xếp các phần không liên tục mà ngắt quãng. Chẳng hạn ở phần I
người con trai giới thiệu về cha mình và việc về hưu của ông rồi kết thúc ở “Đúng
một tháng sau tôi mới có dịp ngồi với cha tôi bàn chuyện gia đình” [25, tr.18]. Sang
phần II lại kể về những người khác trong gia đình rồi đến phần III mới tiếp tục kể
chi tiết việc bàn chuyện gia đình Ở Không có vua mỗi khoảng thời gian là một
câu chuyện mang tính độc lập, không có sự nối tiếp liên tục với nhau. Các mốc thời
gian dùng để đặt tiêu đề cho mỗi phần trong truyện không nhằm vào việc diễn tả
thời gian trong mối quan hệ nhân quả của sự kiện mà chỉ là lắp ghép sự kiện và thời
gian của nó. Cũng bởi tính chất lắp ghép này đã đưa đến cách cấu tạo theo kiểu
truyện lồng trong truyện gặp ở một loạt truyện như: Những ngọn gió Hua tát, Con
gái thủy thần, Thương nhớ đồng quê, Chút thoáng Xuân Hương, Không có
vua
101
Việc đẩy hiện thực sang phạm vi siêu thực, phi lí trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp còn liên quan đến cách tạo lập không gian u linh, thời gian mơ hồ và
cách xây dựng nhân vật đan xen thực ảo (xem mục 2.2 và 2.3 của chương II).
Như vậy, việc xây dựng yếu tố kì ảo bằng những chi tiết hiện thực được đẩy
sang phạm vi của cái siêu thực, phi lí đã góp phần giúp Nguyễn Huy Thiệp mang
đến một lối tự sự hoàn toàn mới lạ. Sự mới lạ ấy đã gây ra những cú sốc lớn cho
việc tiếp nhận của công chúng văn học một thời. Nhưng thời gian qua đi, thực tế
sáng tác đã chứng minh rằng những nỗ lực cách tân thể nghiệm này của Nguyễn
Huy Thiệp đều là những đóng góp quan trọng và có giá trị. Chúng góp phần thúc
đẩy tiến trình đổi mới văn học Việt Nam nói chung và văn xuôi đương đại nói riêng
theo hướng hiện đại về mặt cốt truyện, không thời gian nghệ thuật và xây dựng
nhân vật.
3.2. Hiệu quả của việc sử dụng yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp
Yếu tố kì ảo vốn là linh hồn của những tác phẩm văn học kì ảo và văn học có
yếu tố kì ảo cho nên nó luôn giữ vai trò rất quan trọng. Trong tiến trình hành chức
của mình yếu tố kì ảo có thể giữ vai trò là là thành phần nhưng cũng có thể là tổng
thể căn cứ vào mục đích sáng tạo của nhà văn. Trong mỗi tác phẩm văn học, yếu tố
kì ảo lại có những nhiệm vụ khác nhau. Todorov trong cuốn Dẫn luận về văn
chương kì ảo [103] đã đề cập đến ba dạng chức năng chính của cái kì ảo cũng có
thể hiểu là chức năng chính của yếu tố kì ảo trong tác phẩm văn học. Trước hết có
thể kể đến là chức năng ngữ dụng. Yếu tố kì ảo mang chức năng ngữ dụng khi nó
được đặt trong mối quan hệ với ngữ cảnh sử dụng. Lúc này yếu tố kì ảo được đặt
cạnh hỗ trợ cho hiện thực, không lấn át được hiện thực nhưng có thể gia giảm tính
chất và thu hút, định hướng tập trung người đọc. Do đó, trong trường hợp này, yếu
tố kì ảo có thể bị lược bỏ mà không ảnh hưởng đến nội dung tác phẩm. Thứ hai là
chức năng ngữ nghĩa. Với chức năng này yếu tố kì ảo mang ý nghĩa nhất định
trong văn bản, là đặc trưng riêng của kiểu truyện kì ảo. Yếu tố không chỉ tồn tại với
tư cách bổ sung cho hiện thực mà là một con đường riêng để khám phá hiện thực.
102
Như vây, ở dạng này nếu tách rời yếu tố kì ảo khỏi tác phẩm sẽ tạo một khoảng
trống khiến tác phẩm còn lại chỉ là một thể bình thường hoặc có thể không thể đứng
được trọn vẹn vì sự mất mát ý nghĩa. Dạng chức năng thứ ba của yếu tố kì ảo là
chức năng cú pháp. Yếu tố kì ảo trong trường này khó có thể tách bạch vì nó gắn
với tổng thể tác phẩm. Nó thúc đẩy sự tiến triển của trần thuật, cơ cấu tác phẩm
thành một chỉnh thể như nó phải có và việc loại bỏ yếu tố kì ảo ra khỏi tác phẩm
đồng nghĩa với việc tiêu hủy cả tác phẩm.
Trên đây là những chức năng rất cơ bản của yếu tố kì ảo trong tác phẩm văn
học nói chung, tuy nhiên không phải tác giả nào khi sử dụng yếu tố kì ảo trong sáng
tác cũng sẽ phát huy được tất cả vai trò kể trên. Qua quá trình tìm hiểu về yếu tố kì
ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp chúng tôi nhận thấy trong phần lớn tác
phẩm của mình nhà văn đã phát huy hiệu quả chức năng thứ hai (chức năng ngữ
nghĩa) và thứ ba (chức năng cú pháp) của yếu tố kì ảo.
Có thể thấy, yếu tố kì ảo trong văn học có yếu tố kì ảo ở Việt Nam các giai
đoạn trước Nguyễn Huy Thiệp thường nặng về chức năng ngữ dụng. Tức là, yếu tố
kì ảo luôn tồn tại trong mối quan hệ với ngữ cảnh sử dụng. Lúc này nó là nhân tố hỗ
trợ cho hiện thực, không lấn át hiện thực và làm cho hiện thực trở nên thu hút người
đọc trong tính bí ẩn của nó. Đặc tính chức năng này có thể tìm thấy trong truyện
truyền kì và ảnh hưởng không nhỏ tới văn học có yếu tố kì ảo giai đoạn 1930 –
1945. Tuy nhiên, với Nguyễn Huy Thiệp mặc dù vẫn có một số ít tác phẩm yếu tố
kì ảo giữ chức năng ngữ dụng, nghĩa là yếu tố kì ảo là một nhân tố không quá thiết
yếu trong tác phẩm nhưng đa phần truyện ngắn của ông, yếu tố kì ảo giữ chức năng
ngữ nghĩa và phần nào đã thể hiện chức năng cú pháp. Với chức năng ngữ nghĩa
yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trở thành một con đường riêng để
nhà văn khám phá hiện thực đồng thời tận dụng nó trong vai trò một nhân tố cố kết
cấu trúc tác phẩm. Còn với chức năng cú pháp, yếu tố kì ảo tác động lên cấu trúc
chỉnh thể truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, tạo nên những hiệu ứng nghệ thuật về kết
cấu, cốt truyện rõ rệt mà các sáng tác phi yếu tố kì ảo không dễ gì có được. Mục
103
3.2.1. và 3.2.2 dưới đây sẽ diễn giải rõ hơn hiệu quả nghệ thuật của yếu tố kì ảo
trong khi thực hiện chức năng ngữ nghĩa và chức năng cú pháp của chúng.
3.2.1. Yếu tố kì ảo và việc làm mới khả năng phản ánh hiện thực của
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Giả sử có một câu hỏi được đặt ra là liệu văn học có yếu tố kì ảo ở Việt Nam
đương đại có đảm bảo được chức năng phản ánh đời sống, vốn được xem là chức
năng cơ bản của văn học hay không? Việc trả lời câu hỏi này không khó, bởi không
ai có thể phủ nhận chức năng phản ánh hiện thực của các thể loại văn học dân gian
như thần thoại, cổ tích hoặc văn học viết có yếu tố kì ảo như truyền kì. Hơn nữa,
cũng chưa có ai phủ nhận chức năng phản ánh hiện thực của những tác phẩm văn
học kì ảo trên thế giới. Cho nên điều giả sử ấy sẽ là không cần thiết, tuy nhiên
chúng ta không thể quên rằng đã có một thời ở Việt Nam mối quan hệ giữa văn học
và đời sống là mối quan hệ trực tiếp cho nên văn học được quan niệm như là sự
minh họa đời sống còn phê bình văn học nghiêng về phê bình xã hội học thuần túy.
Điều này đẫn đến quan niệm về hiện thực của văn học luôn được đặt trong thế so
sánh với đời sống hiện thực một cách máy móc. Tư duy ấy cũng đã khiến không ít
người khó có thể chấp nhận được những sáng tác kì lạ như những truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp. Tuy nhiên để văn học tồn tại và thực sự có giá trị trong bối
cảnh vận động cuộc sống thì nó cũng cần phải vận động và đổi mới thực sự,
Aimatôp đã đúc kết: “Chúng ta chỉ nhận thấy hiện thực tuyệt vời của chúng ta, sự
nghiệp của chúng ta, lịch sử của chúng ta, cuộc sống của chúng ta. Nhưng theo tôi
cách nhìn nhận hời hợt trong văn học lỗi thời rồi, cần phải có một cách nhìn bổ
sung, cách nhìn “từ phía bên”, cách nhìn sâu thẳm, cách nhìn của quá khứ. Tất cả
những cái đó hợp lại làm cho sức mạnh của hình tượng nghệ thuật thêm cô đọng.
Truyền thuyết, huyền thoại, bài ca, toàn bộ kết cấu của chúng đã giúp tôi trong việc
tìm kiếm tính nhiều bình diện và tính nhiều chiều như vậy” [99]. Do đó sẽ là không
quá lời khi nói rằng nếu Nguyễn Minh Châu là người mở đường tinh anh cho văn
học thời kì Đổi mới thì Nguyễn Huy Thiệp là một người đi đầu, xông pha trên con
đường chông gai ấy, trong lĩnh vực đổi mới truyện ngắn.
104
Giờ đây văn học đương đại Việt Nam đang vận động theo hướng dân chủ hóa,
văn học được nhìn thẳng và nói thẳng sự thật nhưng ở giai đoạn đầu tiên của công
cuộc đổi mới văn học cũng là thời điểm những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
ra đời, nói thẳng như thế nào lại là cả một vấn đề lớn đặt ra với đội ngũ nhà văn
đang khao khát được viết khác đi. Và có thể nói văn học có yếu tố kì ảo là một gợi ý
tuyệt vời giúp các nhà văn ấy cũng như Nguyễn Huy Thiệp có thể truyền tải những
cách tân của mình. Với tư cách là một thủ pháp, một phương thức nghệ thuật đắc
dụng, yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã thực sự trở thành
phương tiện phản ánh hiện thực và thể hiện quan điểm của nhà văn về hiện thực một
cách mới mẻ. Nó giống như một lưỡi dao sắc bén và đa năng giúp nhà văn giải
phẫu hiện thực, để phơi bày tất cả những tăm tối, nhếch nhác nói chung của xã hội.
Qua đó người đọc nhận ra hiện thực giờ đây không được hiểu một cách đơn giản
như trước, mà đã được hiểu theo nghĩa mở rộng hơn trong sự xem xét, soi chiếu ở
nhiều góc độ trên tinh thần dân chủ. Cuộc sống ấy không còn vẻ an nhiên bằng lặng
mà chất chứa đầy sóng gió, bất an. Con người trong cuộc sống ấy cũng không chia
rõ lằn ranh xấu – tốt mà nhập nhằng tranh tối tranh sáng; không có gì đảm bảo rằng
người tốt sẽ được báo đáp và không phải lúc nào người xấu cũng bị trừng phạt. Vì
vậy mà con người luôn phải cảnh giác không phải chỉ với cái được cho xấu, với
người được cho là xấu mà còn phải cảnh giác cả với người được cho là tốt và những
điều tưởng như đẹp đẽ. Một bản Hua Tát nhỏ bé, xinh đẹp và nguyên sơ nằm kín
đáo trong thung nhỏ hẹp, tưởng như an bình mà lại ghi dấu bao câu chuyện về
những “nỗi đau khổ của con người” [25, tr.214] (Những ngọn gió Hua Tát). Một
khúc sông chảy qua bến Cốc mơ màng trong huyền thoại về con trâu đen, tưởng
chừng như yên ả lại ẩn chứa trong nó bao nhiêu đau đớn xót xa “Khốn nạn! Nhà
Thắm cứu được không biết bao nhiêu người ở khúc sông này thế mà cuối cùng nó
lại chết đuối mà không ai cứu ” [25, tr.15] (Chảy đi sông ơi) Ngay cả gia đình,
nơi vốn được xem là bến bờ bình yên cho tâm hồn neo đậu trước phong ba bão táp
cuộc đời thì giờ đây nó không con đủ sức mạnh để bảo bọc con người. Xã hội đầy
rẫy bất công, ngang trái. Nhưng đáng sợ hơn là con người trong những toan tính của
105
thời buổi đồng tiền làm vua đã khiến bao tình cảm hồn nhiên, trong trẻo hoàn toàn
biến mất. Con người tha hóa và bị tiêu diệt trong chính môi trường tha hóa do chính
họ tạo ra (Tướng về hưu, Không có vua, Huyền thoại phố phường ). Không chỉ
đem đến cái nhìn sâu hơn về hiện thực đời sống khách quan, yếu tố kì ảo trong
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp còn giúp “nối dài cánh tay” cho nhà văn trong việc
đi sâu khám phá con người trong chiều sâu tâm linh với tất cả sự bí ẩn của nó. Qua
sự xuất hiện của kiểu nhân vật gắn với những bí ẩn tâm linh Nguyễn Huy Thiệp đã
xây dựng mô hình nhân vật gần gũi hơn, thực hơn trong văn học. Bởi “con người
thời kỳ này đã được đặt ra ngoài “bầu không khí vô trùng vốn có”, bước dè dặt,
vừa đi vừa vấp ngã trước một thế giới đa chiều đầy biến ảo. Con người phải đối
diện với chính mình, với số phận của mình với tư cách là một con người riêng lẻ,
không nhân danh ai, không dựa vào ai” cho nên “Nhận thức về thế giới khách quan
và nhận thức thế giới tâm linh trở thành một nhu cầu không thể thiếu của con
người” [27]. Có thể nói khi chấp nhận sự chi phối của yếu tố kì ảo trong các tác
phẩm của mình, Nguyễn Huy Thiệp đồng thời đã có cách tiếp cận biện chứng hơn
về thế giới và con người.
Như vậy, yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp không những
không làm giảm sút giá trị hiện thực tác phẩm mà còn đưa khả năng khám phá hiện
thực một cách sâu sắc. Tác phẩm trở nên phong phú và giàu chất triết lí hơn. Điều
này góp phần khiến cho truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nói riêng và khuynh hướng
văn học có yếu tố kì ảo ở Việt Nam đương đại nói chung góp phần không nhỏ vào
việc hiện đại hóa văn học Việt Nam đương đại theo hướng dân chủ hóa, mang tính
nhân bản và nhân văn sâu sắc.
3.2.2. Yếu tố kì ảo và hiệu ứng nghệ thuật trong cấu trúc truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp
“Theo từ điển Tiếng Việt, khái niệm “cấu trúc” có nghĩa là: Toàn bộ nói
chung những quan hệ bên trong giữa các thành phần tạo nên một chỉnh thể. Từ điển
bách khoa Larousse của Pháp cũng định nghĩa từ “structure (cấu trúc)”: cách sắp
xếp giữa các bộ phận của một bộ phận cụ thể hay trừu tượng, hay là “Việc tổ chức
106
các bộ phận của một hệ thống làm cho nó có một tính cố kết mạch lạc và mang tính
đặc trưng thường xuyên. Từ “structure”trong tiếng Pháp có xuất xứ từ La-tinh
“Structura”, “struere” nghĩa là xây dựng, kiến tạo.” [14]
Theo Tiến sĩ Charles Waugh từ Đại học bang UTAH Mỹ trong bài nói chuyện
tại Khoa Sáng tác và Lí luận – Phê bình Văn học thuộc Đại học Văn hóa Hà Nội
[21] thì về cơ bản, truyện ngắn có hai kiểu cấu trúc là cấu trúc tuyến tính (linear) và
cấu trúc phân mảng (modular). Kiểu cấu trúc tuyến tính đặc biệt quan tâm tới cốt
truyện. Về điểm nhìn của người kể chuyện trong loại cấu trúc tuyến tính thường
không thay đổi từ đầu đến cuối. Còn ở kiểu cấu trúc phân mảng, văn bản truyện là
sự lắp ghép những mảng trần thuật khác nhau và được gắn kết thông qua chủ đề.
Nếu ở cấu trúc tuyến tính, nhà văn miêu tả sự việc theo trật tự thời gian diễn biến
thông thường như trong thực tại, thì ở cấu trúc phân mảng, cho phép nhà văn di
chuyển ngược xuôi, đảo ngược về thời gian. Đặc biệt, nếu trong cấu trúc tuyến tính,
điểm nhìn là tĩnh và chỉ có một điểm nhìn duy nhất từ đầu đến cuối, thì ở cấu trúc
phân mảng, người kể chuyện có thể thay đổi điểm nhìn. Cũng do sự lắp ghép các
mảng trần thuật khác nhau lại với nhau, cho nên truyện ngắn được cấu trúc theo
kiểu phân mảng thường có nhiều khoảng trống, gợi sự tưởng tượng của độc giả.
Dựa vào những đặc điểm trên có thể dễ dàng xác định truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp phần lớn được cấu trúc theo kiểu phân mảng. Đồng thời sự tham gia của yếu
tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đóng vai trò là một nhân tố mới, có
những tác động nhất định đến cấu trúc truyện ngắn của ông trong việc tạo ra những
nét độc đáo về mặt cốt truyện, hệ thống hình tượng và nghệ thuật trần thuật.
Cuộc sống hiện thực đi vào tác phẩm nghệ thuật thường thông qua các chi tiết
và các chi tiết ấy luôn được trí tưởng tượng của nhà văn nhào nặn và biến đổi. Vì
vậy, trong chỉnh thể nghệ thuật chúng có những chức năng nhất định. Sự xuất hiện
của các chi tiết kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã khiến cho cốt truyện
của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp phong phú hơn so với những cốt truyện truyền
thống. Truyện ngắn của ông có cả kiểu cốt truyện mang hơi hướng của các loại kì
ảo dân gian (Những ngọn gió Hua tát) nhưng cũng có cốt truyện lại mang đậm nét
107
dấu ấn của văn học kì ảo hiện đại (Chảy đi sông ơi, Huyền thoại phố phường, Giọt
máu, tội ác và trừng phạt, Sang sông ) và hậu hiện đại (Con gái thủy thần,
Tướng về hưu, Không có vua, Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết... ). Đặc điểm đó của
cốt truyện được tạo nên bởi Nguyễn Huy Thiệp luôn có sự kết hợp nhuần nhuyễn
giữa việc tái sử dụng những motif và biểu tượng với việc đẩy hiện thực sang phạm
vi cái siêu thực, phi lí và kĩ thuật nhại. Đồng thời cũng dễ nhận thấy, Nguyễn Huy
Thiệp rất quan tâm đến cách kết thúc truyện. Ông thích đưa ra những kết thúc bị bỏ
lửng hoặc những kết thúc mang tính giả định. Cách làm ấy càng khiến sự băn
khoăn, lưỡng lự ở người đọc gia tăng mạnh mẽ. Có thể khẳng định sự tham gia của
yếu tố kì ảo vào cốt truyện đã góp phần không nhỏ trong việc tạo nên chất đa thanh
cho truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.
Với tư cách là một thủ pháp nghệ thuật đắc địa yếu tố kì ảo không chỉ là sợi
dây nối liền các tuyến truyện mà còn là cơ sở để xây dựng hệ thống hình tượng.
Hình tượng nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp vì vậy thấm đẫm chất
kì ảo từ hình tượng nhân vật đến không gian và thời gian nghệ thuật. Nhân vật đan
xen thực ảo được khắc họa trong đáy sâu thẳm của cõi tâm linh đầy bí ẩn và những
cuộc hành trình vô tận trong không gian u linh và thời gian hư ảo.
Yếu tố kì ảo hay nói chính xác hơn là quá trình làm xuất hiện yếu tố kì ảo
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp cũng đã có những tác động nhất định đến
nghệ thuật trần thuật của Nguyễn Huy Thiệp và kết quả là yếu tố kì ảo cũng đã có
sự ảnh hưởng không nhỏ góp phần tạo nên thành công trong nghệ thuật trần thuật
của nhà văn. Nếu trần thuật được hiểu là việc kể và miêu tả các hành động và biến
cố trong thời gian, mô tả chân dung, hoàn cảnh, hành động, ngoại cảnh, nội thất, lời
bàn luận, lời nửa trực tiếp, lời đối thoại, độc thoại của nhân vật và vai trò của
người trần thuật được hiểu là người đóng vai trò trung gian giữa cái được miêu tả và
độc giả hay nói cách khác là người chứng kiến và giải thích những gì xảy ra thì
điểm nhìn trần thuật là căn cứ để xác định người kể chuyện và tác giả. Trong ba
kiểu điểm nhìn mà lí thuyết tự sự học đưa ra, chúng tôi nhận thấy trong hầu hết
những truyện ngắn có yếu tố kì ảo của mình, Nguyễn Huy Thiệp thường có sự kết
108
hợp tạo ra sự đa dạng về điểm nhìn song điểm nhìn chủ yếu vẫn là điểm nhìn từ bên
ngoài. Đây là điểm nhìn của người kể chuyện khi anh ta đứng ngoài, chỉ đơn thuần
là kể “chuyện” chứ không hiểu cũng như không chú tâm để hiểu rõ tâm lí nhân vật.
Điểm nhìn từ bên ngoài trong nhiều trường hợp có thể cũng chính là điểm nhìn từ
các nhân vật khác trong truyện. Tác dụng cơ bản của điểm nhìn từ bên ngoài là khả
năng nhấn mạnh tính khách quan cho câu chuyện được kể. Cho nên chất kì ảo nếu
được lồng ghép vào vẫn có được tính chất tự nhiên như nó vốn có chứ không phải là
sự gán ghép đầy chủ ý của tác giả. Điểm nhìn từ bên ngoài đã dẫn đến việc người kể
chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp luôn là kiểu người kể chuyện thờ ơ
hay nói cách khác là không mặn mà với việc khai thác nội tâm của nhân vật. Do
không đề cao việc lí giải hay bình luận để áp đặt quan niệm của mình lên độc giả
nên người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp chỉ đơn thuần kể lại câu
chuyện một cách lạnh lùng và khách quan. Cũng có lúc câu chuyện được kể lại
bằng hồi tưởng của một nhân vật tôi nào đó, có thể là chính bản thân người kể
chuyện (Chảy đi sông ơi, Con gái thủy thần, Những người muôn năm cũ, Thổ
cẩm ) hoặc một nhân vật khác trong truyện (Tướng về hưu, Chú Hoạt tôi,
Những người thợ xẻ, Những bài học nông thôn, Chuyện tình kể trong đêm
mưa... ). Nhưng cũng có lúc người kể chuyện hoàn toàn đứng ngoài lặng lẽ theo dõi
và thuật lại những gì anh ta nghe và thấy (Muối của rừng, Sang sông, Không có
vua, Cún... ). Việc sử dụng người kể chuyện ngôi thứ nhất xưng tôi trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp được xem là “một phương thức biểu đạt độc đáo mập mờ
quy về cả tác giả, cả về người kể chuyện và cả về nhân vật” [1]. Mặc dù theo
Roland Barthes thì so với vai “nó”, vai “tôi” ít tính nước đôi hơn nên phương thức
kể từ ngôi thứ nhất thường tạo độ tin cậy nhất định. Tuy vậy điểm nhìn bên trong
của tôi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp lại thường bị hạn chế đến mức tối
thiểu bởi tôi không phải là người kể chuyện toàn tri, “biết tuốt” mọi chuyện. Có thể
dẫn ra trường hợp của nhân vật tôi trong Tướng về hưu, người con trai kể về cha
ruột của mình. Thông thường anh ta sẽ được hiểu là người hiểu cặn kẽ về cha mình
hơn so với những nhân vật khác trong gia đình. Nhưng trên thực tế anh ta lại là
109
người có những hiểu biết mờ nhạt thậm chí không hiểu được người cha của mình.
Anh ta nói về cha mình như kể một tiểu sử vắt tắt đã được nghe người khác nói cho
biết và không biết gì thêm ngoài những nét lớn ấy. Ngay cả khi sống cạnh cha thì
giữa anh và người cha ấy cũng thuộc về hai thế giới riêng và không bao giờ tìm
được tiếng nói chung. Anh ta chỉ hiểu cha mình hơn khi người cha ấy đã chết và
anh ta ngày càng lặn sâu trong cuộc đời ô tạp, khi tự mình chiêm nghiệm những nỗi
cô đơn, lo sợ mà cha anh đã ghi lại trong cuốn sổ. Có thể nói đến tận kết thúc truyện
anh ta đã thể hiện rằng mình hiểu cha mình nhưng thật ra sự hiểu ấy lại thông qua
một kênh khác đó là những gì cha anh ghi lại. Nhưng đến đây một câu hỏi lại đặt ra:
liệu anh ta đã thực sự hiểu đúng về những gì cha anh viết ra chưa? Cho nên những
kiến giải của nhân vật tôi này thật ra chỉ là một tiền giả định mà độ tin cậy không
phải là tuyệt đối. Ngoài ra, với cái tôi để kể chuyện không phải lúc nào cũng trùng
khít với bản thân nhân vật hay tác giả mà có thể là người kể chuyện hoặc một nhân
vật khác trong truyện nên dẫn đến hệ quả là có những trường hợp một câu chuyện
được đặt trong nhiều điểm nhìn khác nhau cho nên truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp trở thành một văn bản đa thanh. Chẳng hạn trong truyện Vàng lửa, điểm nhìn
bắt đầu từ nhân vật Phăng – một người nước ngoài về Gia Long và Nguyễn Du
thông qua những ghi chép của anh ta. Tuy nhiên sau đó điểm nhìn được di chuyển
qua một người Bồ Đào Nha không tên và bao trùm tất cả là điểm nhìn của nhân vật
tôi khi anh ta mới chính là người sắp xếp các tư liệu thu thập được. Do đó khi đọc
truyện này người đọc không khỏi băn khoăn bởi không biết đâu mới là sự thật.
Cũng cần phải khái quát thêm một đặc điểm khác của người kể chuyện trong truyện
ngắn của Nguyễn Huy Thiệp là truyện ngắn của ông luôn tồn tại “người kể chuyện
không đáng tin cậy”. Điều này là một nhân tố không thể thiếu để việc truyền tải yếu
tố kì ảo trở nên hiệu quả hơn. Vì đó là cách trực tiếp nhất để nhà văn gieo vào lòng
người đọc những băn khoăn, nghi ngại. Chẳng hạn trong truyện ngắn Vàng lửa
người kể chuyện là người về mặt hình thức cố gắng để làm rõ vấn đề nhưng cuối
cùng anh ta đành bật lực và kết quả là anh ta đưa ra ba kết thúc để cho độc giả tự
chọn lựa và thậm chí có thể không cần chọn lựa mà tự mình viết nên những kết thúc
110
khác bằng sự kiến giải của mình bởi chắc gì cách kiến giải của người kể chuyện đó
đã là chân lí? Tóm lại cùng với việc gia tăng tính chất kì ảo thì sự kết hợp của người
kể chuyện với điểm nhìn từ bên ngoài và “người kể chuyện không đáng tin cậy” đã
trở thành biểu hiện độc đáo trong nghệ thuật trần thuật của Nguyễn Huy Thiệp nói
riêng, đồng thời góp phần không nhỏ vào việc đổi mới nghệ thuật trần thuật của văn
xuôi đương đại nói chung.
Bên cạnh những đặc sắc về điểm nhìn yếu tố kì ảo cũng có tác động không
nhỏ đến diễn ngôn của người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Khái
niệm diễn ngôn vốn là một khái niệm khá phức tạp, tuy nhiên nói đến diễn ngôn
“trước tiên người ta muốn nói đến phương thức hoặc quy tắc đặc trưng của việc tổ
chức hoạt động ngôn từ” [44]. Do vậy mà diễn ngôn trần thuật có thể được hiểu như
là phương thức hoặc quy tắc đặc trưng của việc tổ chức ngôn từ trong văn bản tự sự
mà trong đó đóng vai trò quan trọng là diễn ngôn của người kể chuyện bao gồm
diễn ngôn kể, diễn ngôn tả và diễn ngôn bình luận. Có thể thấy ở truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp sự xuất hiện của diễn ngôn tả và diễn ngôn bình luận không
nhiều, nhà văn tập trung chủ yếu vào diễn ngôn kể trong hai hình thức là lời trung
tính của người kể chuyện giấu mặt và lời chủ quan của người kể chuyện ngôi thứ nhất.
Điều này có thể là sự giải thích cho việc người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp ngay từ đầu đã “thoái thác” trách nhiệm đảm bảo về độ tin cậy của những
diễn ngôn. Chúng ta đã biết để tồn tại được trong tác phẩm, yếu tố kì ảo luôn đòi hỏi
phải có một trường giao tiếp để nó sẽ được nhận thức như những sự thật hiển nhiên hay
là được chấp nhận và diễn ngôn kể trở thành một giải pháp hữu dụng. Vì vậy mà diễn
ngôn kể là diễn ngôn chủ đạo của người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp. Đồng thời đến lượt mình chính diễn ngôn kể lại tạo ra những hiệu ứng nhất định
trong việc lôi kéo người đọc vào trò chơi của ngôn từ mà ở đó họ có quyền được kiến
giải chứ không phải chịu bất cứ ảnh hưởng nào từ người kể chuyện. Chính bởi tính chất
mới mẻ ấy cho nên truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp vô tình trở một thách thức lớn đối
với lối đọc thụ động.
111
Yếu tố kì ảo cũng tác động nhất định đến nhịp điệu trần thuật trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp vì đây chính là nơi để tác giả thể hiện chức năng của một phù thủy
ngôn từ khi có thể dồn nén hoặc kéo giãn sự kiện được kể một cách vô tận. Cùng với
việc gia tăng tính chất kì ảo của câu chuyện thì sự dồn nén hay sự kéo giãn nhịp điệu
trần thuật cũng gia tăng. Trong truyện ngắn Con gái thủy thần tính chất hoang đường
mà kì ảo về sự xuất hiện và tồn tại của Mẹ Cả cứ tăng dần lên khi tác giả kéo dài nhịp
điệu trần thuật bằng hàng loạt những lời đồn liên quan đến Mẹ Cả. Từ chuyện đôi giao
long quấn nhau, đến chuyện ông từ đền Tía hay các mẹ trong nhà tu kín nuôi, đến
chuyện cứu người hay đòi trống, chuyện cô bé trộm mía hay chuyện mẹ Chương bảo
rằng Mẹ Cả đã cứu anh Còn ở Trái tim hổ nhà văn lại tạo ra một độ căng nhất định
khi dồn nén sự kiện. Có thể dẫn ra từ chi tiết Khó đi tìm trái tim hổ trong khi tất cả
những chàng trai khác đã bỏ cuộc cho đến khi kết thúc bằng chi tiết Khó chết bên cạnh
con hổ với trái tim đã bị lấy mất nhịp độ trần thuật diễn ra hết sức mau lẹ. Tác giả hoàn
toàn bỏ qua tất cả những chi tiết kì ảo khi Khó là người anh hùng kì lạ đã tiêu diệt con
hổ dữ, nguyên nhân cái chết của người anh hùng cũng như cách mà vật thiêng đã bị
đánh cắp. Sự lược bỏ ấy đã tạo ra sự dồn nén cho sự kiện. Và về phía mình chính sự
dồn nén trong nhịp điệu trần thuật đã khiến người đọc không khỏi băn khoăn nghi ngại
bởi đã không có bất cứ sự giải thích nào từ phía người kể chuyện. Có thể nói đối với
một tác phẩm tự sự nói chung sự co, giãn nhịp điệu trần thuật có tác dụng gây hiệu ứng
gây tò mò để hấp dẫn người đọc nhưng đối với một tác phẩm văn học có yếu tố kì ảo
nói riêng điều đó còn tạo ra sự gia tăng của hiệu ứng gây hoang mang và nghi ngờ.
Như vậy, yếu tố kì ảo không tồn tại bên ngoài mà đã thực sự xuyên thấm trong
cấu trúc nội tại của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Nó đóng vai trò như chất keo
gắn kết những mảng rời rạc của truyện khiến chúng đạt đến sự thống nhất trong chủ
đề. Đồng thời điều này đã đem lại cho truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp dáng dấp
của những truyện kì ảo phương Tây bên cạnh sự kế thừa truyền thống văn học có
yếu tố kì ảo trong lịch sử văn học dân tộc trên nhiều bình diện.
112
Tiểu kết
Với tư cách là một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong tác phẩm nghệ thuật,
yếu tố kì ảo đã có con đường riêng để thâm nhập và phát huy vai trò của mình trong
những tác phẩm văn học có yếu tố kì ảo. Điểm nổi bật là ở những truyện ngắn của
mình, Nguyễn Huy Thiệp đã khéo léo trong việc khai thác phương thức huyền thoại
hóa trong quá trình xây dựng hệ thống hình tượng giúp đem lại sự phong phú và
mới lạ. Ông cũng tỏ ra quan tâm đến việc sử dụng kĩ thuật nhại thể loại (nhại truyền
thuyết và nhại cổ tích) để góp phần thể hiện tư tưởng mới mẻ trong nhận thức và
sáng tạo của mình. Đó là nỗ lực đi ngược lại với lối tư duy cũ mòn, đóng khung
trong những khuôn mẫu quen thuộc, sẵn có. Bên cạnh đó cũng không thể phủ nhận
rằng trong nhiều truyện ngắn của mình Nguyễn Huy Thiệp còn tạo ra tính chất kì ảo
bằng việc đẩy hiện thực sang phạm vi cái siêu thực, phi lí.
Yếu tố kì ảo với tư cách là một thủ pháp nghệ thuật đắc dụng đã mang lại cho
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp vẻ đẹp riêng trong sự kết hợp khéo léo giữa truyền
thống và hiện đại, Phương Đông và Phương Tây. Chính yếu tố kì ảo là nhân tố quan
trong nhất chi phối cách tiếp cận hiện thực theo hướng mới mẻ đồng thời cũng làm
cho cấu trúc truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp vượt lên khỏi cấu trúc truyện ngắn
truyền thống, xích đến gần hơn với cấu trúc truyện ngắn hiện đại trong các nền văn
học lớn. Đây có thể được xem là thành công đáng ghi nhận của Nguyễn Huy Thiệp
trong nỗ lực đưa văn học Việt Nam hội nhập vào sự phát triển của văn học thế giới.
113
KẾT LUẬN
1. Đặt vấn đề nghiên cứu yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp,
luận văn chỉ giới hạn phạm vi khảo sát ở một khía cạnh của sáng tác của ông, thể
hiện trong mảng đóng góp nổi bật về truyện ngắn. Mặc dù là một khía cạnh nhưng
không thể không khẳng định yếu tố kì ảo là một đặc điểm không thể thiếu làm nên
đặc trưng riêng cho truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp cũng như chính yếu tố kì ảo là
thành phần quan trọng tạo nên khuynh hướng văn học có yếu tố kì ảo ở Việt Nam
đương đại. Nghiên cứu sâu về yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là
cách tiếp cận nhằm góp phần lí giải căn nguyên của những “sóng gió” cũng như sức
hấp dẫn của truyện ngắn của ông từ lúc ra đời cho đến nay.
2. Trước hết có thể thấy rằng, sử dụng phổ biến yếu tố kì ảo là một đặc điểm
nổi bật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, là nhân tố xuất hiện khá đậm đặc
trong quá trình xây dựng hình tượng nghệ thuật của tác giả. Với tư cách là một chất
liệu không thể thiếu trong quá trình tạo dựng nhân vật, yếu tố kì ảo đã giúp Nguyễn
Huy Thiệp xây dựng một hệ thống nhân vật mang sắc thái riêng. Họ vẫn là những
con người của đời thường hôm nay nhưng lại được chiếu rọi bởi những ánh sáng
khác lạ cho nên thoạt đầu trông họ như đến từ một thế giới khác; nhưng ánh sáng
kia thực ra chỉ là một thứ ảo ảnh và khi những ảo ảnh tan biến người đọc không
khỏi sửng sốt khi chứng kiến một thế giới người với muôn vàn dáng vẻ đang vùng
vẫy để vượt thoát bằng những cuộc ra đi vô tận trong không gian và thời gian với
khát khao hướng tới chân – thiện – mỹ.
Yếu tố kì ảo không những đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng
hình tượng nhân vật mà còn chi phối tới cả hình tượng không gian và thời gian nghệ
thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Khác với không gian nghệ thuật
trong truyện ngắn nhiều nhà văn thuộc khuynh hướng văn học kì ảo ở Việt Nam
đương đại, không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là không
gian hiện tồn. Không gian ấy có mối quan hệ mờ nhạt với các không gian trong tín
ngưỡng của con người. Đó là không gian rừng núi với những bản làng cô đơn và ẩn
chứa trong nó bao điều huyền hoặc. Đó là không gian làng quê với cánh đồng bao la
114
bao bọc xung quanh những thôn xóm của những con người hiền lành chất phác có
đời sống tâm linh vô cùng phong phú; là những dòng sông thao thiết chảy mang
trong nó bao huyền thoại ngọt ngào mà cũng không ít man trá... Đó còn là không
gian phố thị chật chội đến phi lí như muốn bóp nghẹt sự sống con người đến kiệt
cùng. Thời gian trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là thời gian mang tính lắp
ghép, không tuân theo logic với sự trộn lẫn của ba chiều quá khứ, hiện tại và tương
lai. Đó không đơn thuần là thời gian khách quan mà thời gian huyền ảo nhuốm màu
tâm trạng. Đồng thời không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn của ông
kết hợp thành một dạng thức không – thời gian khá đặc biệt, gắn bó và tương thích
với sự hiện hữu của yếu tố kì ảo.
3. Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp còn là một thủ pháp
nghệ thuật đắc dụng giúp nhà văn tạo ra nét đặc trưng trong phong cách truyện ngắn
của mình. Có thể thấy rằng yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
không dừng lại ở sự kế thừa yếu tố kì ảo dân gian cũng như yếu tố kì ảo trong thể
loại truyền kì hay văn xuôi lãng mạn có yếu tố kì ảo ở Việt Nam giai đoạn 1930 -
1945 mà còn là sự tiếp thu tinh hoa văn học phương Tây trong bối cảnh hội nhập.
Nếu chủ nghĩa hiện thực huyền ảo được xem là nơi kết tinh đậm nét và đầy đủ nhất
những đặc điểm của yếu tố kì ảo thời hiện đại và đương đại thì chúng tôi khẳng
định rằng hoàn toàn có thể tìm thấy dấu ấn của nó trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp.
Phương thức huyền hóa đã trở thành phương thức chủ đạo trong quá trình xây
dựng hệ thống hình tượng trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp khi ông luôn tỏ
khéo léo và sáng tạo trong việc sử dụng những motif và biểu tượng quen thuộc
trong văn học và văn hóa Việt Nam nói riêng cũng như nhân loại nói chung. Cùng
với huyền thoại hóa là kĩ thuật nhại, nổi bật là nhại thể loại. Ngoài ra Nguyễn Huy
Thiệp còn luôn có ý thức đẩy hiện thực sang phạm vi siêu thực, phi lí nhằm tạo ra
xúc cảm hoang mang, do dự ở người đọc. Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp là một tìm tòi, sáng tạo rất đáng ghi nhận của nhà văn trong cuộc dấn
thân đầy sóng gió góp phần đổi mới truyện ngắn nói riêng và văn học Việt Nam
115
đương đại nói chung. Bởi nỗ lực ấy không những đã đem đến cách tiếp cận hoàn
toàn mới mẻ về hiện thực mà còn góp phần tạo ra những chuyển biến đáng kể trong
cấu trúc truyện ngắn về cốt truyện, hình tượng nghệ thuật và nghệ thuật trần thuật.
4. Với việc nghiên cứu yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp –
một trong những nhà văn tiên phong của khuynh hướng văn học có yếu tố kì ảo ở
Việt Nam đương đại – chúng tôi nhận thấy rằng sự tái xuất hiện với một diện mạo
mới mẻ của yếu tố kì ảo trong văn học đương đại Việt Nam nói chung là một tín
hiệu lạc quan của quá trình đổi mới văn học, giúp văn học Việt Nam có thể tiến
nhanh hơn trên con đường hội nhập vào tiến trình vận động của văn học thế giới.
116
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Phan Vàng Anh (2010), “Trần thuật từ điểm nhìn bên trong ở tiểu thuyết
Việt Nam đương đại”, Tạp chí non nước, số 158.
2. Lại Nguyên Ân (1992), “Thần thoại, văn học, văn học huyền thoại”, Tạp chí Văn
học, số 03.
3. Lại Nguyên Ân (1999), 150 Thuật ngữ văn học, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội.
4. Nguyễn Duy Bắc (tuyển chọn) (2001), Về lãnh đạo, quản lí văn học nghệ thuât
trong công cuộc đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Lê Huy Bắc (2009), Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Gabriel Garcia Macrquez,
Nxb Giáo dục Việt Nam.
6. Nguyễn Hoa Bằng (1999), “Thời gian nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao”, Tạp
chí Văn học, số 11.
7. Roland Barthes, (1997), Độ không của lối viết (Nguyên Ngọc dịch và giới thiệu),
Nxb Hội nhà văn.
8. Nam Cao (1996), Truyện ngắn (chọn lọc), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
9. Lê Nguyên Cẩn (1992), Cái kì ảo trong tác phẩm Balzac, Nxb ĐHSP Hà Nội I,
Hà Nội.
10. Nguyễn Minh Châu (2002), Trang giấy trước đèn, NXb Khoa học xã hội, Hà
Nội.
11. Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới,
Phạm Vĩnh Cư (chủ biên), Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
12. Nguyễn Văn Công (2011), Những chuyển biến về tư tưởng và bút pháp trong
truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975, Luận văn thạc sĩ Văn học,
Trường ĐHSP Tp Hồ Chí Minh.
13. Đào Ngọc Chương (2008), Phê bình huyền thoại, Nxb Đại học quốc gia Tp Hồ
Chí Minh.
14. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa
học xã hội.
15. Nguyễn Đăng Duy (2006), Văn hóa tâm linh, Nxb Hà Nội.
117
16. Đặng Anh Đào (1994) Tài năng và người thưởng thức (Tập phê bình và nghiên
cứu văn học), Nxb Hội nhà văn.
17. Đặng Anh Đào (2006), “Vai trò của cái kì ảo trong truyện và tiểu thuyết Việt
Nam”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 08, Viện Văn học, Viện khoa học xã
hội Việt Nam.
18. Trịnh Bá Đĩnh (2002), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, Nxb Văn học, Hà Nội.
19. Hà Minh Đức, Trương Đăng Dung, Phan Trọng Thưởng (2001), Những vấn đề
lí luận và lịch sử văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
20. La Mai Thi Gia, “Nguồn gốc phật giáo của motif tái sinh trong truyện kể dân
gian Việt Nam”, nguồn:
ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=1
262%3Angun-gc-pht-giao-ca-mo-tip-tai-sinh-trong-truyn-k-dan-gian-vit-
nam&catid=113
21. Văn Giá (2007), “Với truyện ngắn hiện đại, cấu trúc là quan trọng nhất”,
nguồn:
quan-trong-nhat/
22. Hoàng Cẩm Giang (2011), “Vấn đề không – thời gian và sự xóa nhòa những
đường biên trong tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI”, Những lằn ranh
văn học (Kỉ yếu hội thảo quốc tế), Nxb Đại học Sư phạm Thành phố Hồ
Chí Minh.
23. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử – Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2006), Từ điển
thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục
24. Bích Hạnh (2011), Trịnh Công Sơn, Hạt bụi trong cõi thiên thu, Nxb Từ điển
bách khoa, Hà Nội.
25. Đỗ Hồng Hạnh (tuyển chọn và hiệu đính) (2004), Tuyển tập truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp, Nxb Văn hóa Sài Gòn.
118
26. Nguyễn Văn Hạnh (2003), Văn học và văn hóa – Vấn đề và suy nghĩ, Nxb
Khoa học xã hội, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện
Khoa học xã hội, Tp Hồ Chí Minh.
27. Phùng Hữu Hải (2006), “Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Việt Nam từ sau
1975”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, Viện Văn học, Viện khoa học xã hội
Việt Nam.
28. Vương Thị Thanh Hiền (2010), Ảnh hưởng của văn hóa dân gian đối với
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Luận văn thạc sĩ Văn học, Trường ĐHSP
Tp Hồ Chí Minh.
29. Lê Từ Hiển (1993), “Nhân vật mĩ nữ, điểm quy chiếu mới của hệ thống nhân
vật trong “Liêu trai chí dị””, Tạp chí Văn học, số 01.
30. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
31. Đào Duy Hiệp (2006), “Cấu trúc cái kì ảo trong truyện ngắn Maupassant”, Tạp
chí Nghiên cứu văn học, số 09, Viện Văn học, Viện khoa học xã hội Việt
Nam.
32. La Khắc Hòa (2006), “Những dấu hiệu của Chủ nghĩa Hậu hiện đại trong Văn
học Việt Nam qua sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài”,
nguồn:
33. Phạm Thị Hoài (1995), Man Nương, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
34. Phạm Thị Hoài (1985), Mê lộ, Nxb Phú Khánh, Phú Khánh.
35. Kiều Thu Hoạch (2006), Văn học dân gian người Việt, góc nhìn thể loại, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
36. Phạm Việt Hùng (2012), “Không – thời gian bốn chiều, một sáng tạo văn học
kì diệu”, nguồn:
4-chie%CC%80u-mo%CC%A3t-sa%CC%81ng-ta%CC%A3o-van-
ho%CC%A3c-ky%CC%80-die%CC%A3u/
37. Nguyễn Thị Huế (1997), “Người mang lốt – motif đặc trưng của kiểu truyện cổ
tích về nhân vât xấu xí mà tài ba”, Tạp chí Văn học, số 03.
119
38. Tạp chí sông Hương (1989), Nguyễn Huy Thiệp – Tác phẩm và dư luận, Nxb
Trẻ.
39. Nguyễn Thụy Thiên Hương (2009), Dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại
trong chương trình ngữ văn lớp 11 theo đặc trưng loại thể, Luận văn thạc sĩ
Văn học, Trường ĐHSP Tp Hồ Chí Minh.
40. Lê Thị Hường (1995), Đặc điểm truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 – 1995,
Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học xã hội và nhân văn, Hà Nội.
41. Franz Kafka (1989), Vụ án Hóa thân, Nxb Văn học, Hà Nội.
42. Franz Kafka (2003), Tuyển tập tác phẩm, Nxb Hội nhà văn, Trung tâm văn hóa
ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.
43. Nguyễn Văn Kha (2000), Đổi mới quan niệm về con người trong văn học hiện
đại Việt Nam từ 1975 – 1991(Khảo sát thể loại truyện), Luận án tiến sĩ
Ngữ văn, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Tp Hồ Chí Minh.
44. Trần Thiện Khanh (2010), “Bước đầu nhận diện diễn ngôn, diễn ngôn văn học,
diễn ngôn thơ”, nguồn:
ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=1
464%3Abc-u-nhn-din-din-ngon-din-ngon-vn-hc-din-ngon-th-bai-
1&catid=94%3Aly-lun-va-phe-binh-vn-hc&Itemid=135&lang=vi
45. Vũ Ngọc Khánh (2001), “Truyện thần linh ma quái và vẫn đề giáo dục con
người”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 10, Viện Văn học, Viện khoa học
xã hội Việt Nam.
46. Cao Kim Lan, “Lịch sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và dấu vết hệ
hình thi pháp Hậu hiện đại”, nguồn:
47. Ngô Tự Lập (1999), “Những đường bay của mê lộ”, nguồn :
www.viet-studies.info/NgoTuLap-Melo.htm.
120
48. Nguyễn Trường Lịch (1997), “Huyền thoại và sức sống của huyền thoại trong
văn chương xưa và nay”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 05, Viện Văn học,
Viện khoa học xã hội Việt Nam.
49. Lê Nguyên Long (2006), “Về khái niệm cái kì ảo và văn học kì ảo trong nghiên
cứu văn học”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 09, Viện Văn học, Viện
khoa học xã hội Việt Nam.
50. Nguyễn Văn Long – Lã Nhâm Thìn (đồng chủ biên) (2009), Văn học Việt Nam
sau 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
51. Phương Lựu và nhóm tác giả (2002), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
52. Nguyễn Đăng Mạnh (2005), Nhà văn hiện đại, chân dung và phong cách, Nxb
Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.
53. E. M. Meletinski (2004), Thi pháp của huyền thoại, Trần Nho Thìn và
Song Mộc dịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
54. Nguyễn Trà My (2008), “Yếu tố kì ảo trong tác phẩm của Nguyễn Tuân”, Báo
Văn nghệ, số 51.
55. Nguyễn Thị Thanh Nga, “Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Việt Nam
đương đại – Không gian thể nghiệm của con người hiện đại”, Nguồn:
trong-truyen-ngan-viet-nam-duong-dai-khong-gian-the-nghiem-cua-con-
nguoi-hien-dai
56. Phạm Thị Thanh Nga (2008), “Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Việt Nam sau
1975”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 05, Viện Văn học, Viện khoa học xã
hội Việt Nam.
57. Vương Trí Nhàn (2001), Sổ tay truyện ngắn, Nxb Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh,
Tp Hồ Chí Minh.
58. Trần Thị Mai Nhân (2008), “Vấn đề tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì
đổi mới”, Tạp chí Sông Hương, số 224, nguồn:
tieu-thuyet-Viet-Nam-thoi-ky-doi-moi.html
121
59. Trần Thị Mai Nhi (1999), Văn học hiện đại, văn học Việt Nam giao lưu gặp gỡ,
Nxb Văn học, Hà Nội.
60. Nhiều tác giả (2004), Từ diển văn học (Bộ mới), Nxb Thế giới, Hà Nội.
61. Nhiều tác giả (1997), Việt Nam nửa thế kỉ văn học (1945 – 1995), Nxb Hội nhà
văn, Hà Nội.
62. Nhiều tác giả (2007), Huyền thoại và văn học, Nxb Đại học quốc gia Tp Hồ
Chí Minh.
63. Nhiều tác giả (2011), Những lằn ranh văn học (Kỉ yếu hội nghị quốc tế), Nxb
ĐHSP Tp Hồ Chí Minh.
64. Nhiều tác giả (2009), Nghiên cứu văn học Việt Nam: những khả năng và thách
thức, Nxb Thế giới.
65. Lã Nguyên (2006), “Văn học kì ảo: nhìn từ hệ hình thế giới quan”, Nguồn:
66. Phạm Xuân Nguyên (sưu tầm và biên soạn) (2001), Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp,
Nxb Văn hóa thông tin.
67. Hoàng Kim Oanh (2010), Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Luận văn
thạc sĩ Văn học, Trường ĐHSP Tp Hồ Chí Minh.
68. Hoàng Phê (chủ biên) (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
69. D. N. Pôxpêlốp (1997) Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục.
70. Huỳnh Như Phương (1991), “Văn xuôi những năm 80 và vấn đề dân chủ hóa
nền văn học”, Tạp chí Văn học, số 04.
71. Huỳnh Như Phương (2007), Trường phái hình thức Nga, Nxb Đại học quốc gia
Tp Hồ Chí Minh.
72. Lê Ngọc Phương (2011), Yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn Mĩ La tinh ( Khảo
sát qua hai tác gia: Luis Borges và G. Marquez), Luận văn thạc sĩ Văn học,
Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Tp Hồ Chí Minh.
73. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Nxb Bộ Giáo dục
đào tạo – Vụ giáo viên, Hà Nội.
122
74. Trần Đình Sử (1990), “Tư duy truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”, nguồn:
75. Vũ Thị Thanh Tâm, “Yếu tố kì ảo và tư duy huyền thoại trong “Những huyền
thoại của Guatemala” của Miguel Ansgel Asturias”, Khoa Văn học và ngôn
ngữ, Trường Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Tp Hồ Chí
Minh.
76. Hồ Anh Thái (2003), Tự sự 265 ngày, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
77. Hồ Anh Thái (2004), Bốn lối vào nhà cười, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
78. Hồ Anh Thái (2003), Cõi người rung chuông tận thế – Tác phẩm và dư luận,
Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
79. Vũ Thanh (1999), “Dư ba của truyện truyền kì, chí dị trong văn học Việt Nam
hiện đại”, Những vấn đề lí luận và lịch sử văn học, Viện văn học.
80. Phạm Minh Thảo (tuyển chọn, biên soạn) (2006), Truyện linh dị Việt Nam,
Nxb Văn hóa – Thông tin. Hà Nội.
81. Bùi Việt Thắng (1999), Bình luận truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà Nội.
82. Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể
loại, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
83. Bùi Việt Thắng (2004), “Truyện ngắn hôm nay”, Tạp chí Văn học, số 01.
84. Nguyễn Văn Thuấn (2008), “Những đặc sắc không thời gian nghệ thuật trong
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”, Tạp chí Khoa học và giáo dục trường Đại
học sư phạm Huế, số 01.
85. Nguyễn Thành Thi (1999), Đặc trưng truyện ngắn Thạch Lam, Nxb Giáo dục.
86. Nguyễn Thành Thi (2010), Văn học thế giới mở, Nxb Trẻ.
87. Nguyễn Huy Thiệp (2002), “Tôi chỉ hướng tới tự nhiên”, Báo Tiền phong, số
40.
88. Nguyễn Huy Thiệp (2006), Giăng lưới bắt chim (Tạp văn, tiểu luận, phê bình,
giới thiệu), Nxb Hội nhà văn.
89. Nguyễn Huy Thiệp (2012), Vong bướm, Nxb Nhã Nam.
123
90. Nguyễn Thị Bích Thúy (2007), Hiện thực và huyền thoại trong tác phẩm Franz
Kafka, Luận văn thạc sĩ Văn học, Trường ĐHSP Tp Hồ Chí Minh.
91. Trần Ngọc Thủy Tiên (2010), Sắc màu huyền thoại trong truyện ngắn
Rabindnarath Tagore, Luận văn thạc sĩ Văn học, Trường ĐHSP Tp Hồ Chí
Minh.
92. Nguyễn Thị Như Trang (2011), “Cấu trúc không – thời gian của “Nghệ nhân
và Margarita” nhìn từ nguyên lí trò chơi”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học,
số12.
93. Lê Thị Nguyệt Trong (2011), Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp, Luận văn thạc sĩ Văn học, Trường ĐHSP Tp Hồ Chí
Minh.
94. Nguyễn Thành Trung (2010), Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Gabriel Garcia
Marquez, Luận văn thạc sĩ Văn học, Trường ĐHSP Tp Hồ Chí Minh.
95. Bùi Thanh Truyền (2001), “Ảnh hưởng thần thoại và cổ tích trong cách xây
dựng nhân vật văn xuôi hôm nay”, Tạp chí Văn hoá dân gian, số 12.
96. Bùi Thanh Truyền (2003), “Một số môtip kì ảo truyền thống trong văn xuôi sau
Đổi mới”, Kỉ yếu Hội nghị khoa học Những người nghiên cứu Ngữ văn trẻ
(Lần thứ II), Khoa Ngữ văn – Trường ĐHSP Hà Nội.
97. Bùi Thanh Truyền (2006), “Đi tìm nguyên nhân hồi sinh của yếu tố kì ảo trong
văn xuôi đương đại Việt Nam”, Bài viết tại Hội thảo Văn học kì ảo, Trường
ĐHSP Hà Nội.
98. Bùi Thanh Truyền (2005), “Truyện kì ảo Việt Nam trong đời sống văn học
đương đại”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 12, Viện Văn học, Viện khoa
học xã hội Việt Nam.
99. Bùi Thanh Truyền (2006), “Sự hồi sinh của yếu tố kì ảo trong văn xuôi đương
đại Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 11, Viện Văn học, Viện
khoa học xã hội Việt Nam.
124
100. Bùi Thanh Truyền (2008), “Sự đổi mới của truyện có yếu tố kì ảo sau 1986
qua hệ thống ngôn từ”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 12, Viện Văn học,
Viện khoa học xã hội Việt Nam.
101. Bùi Thanh Truyền (2011), “Hành trình của nhân vật ma trong văn học Việt
Nam”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 03, Viện Văn học, Viện khoa học xã
hội Việt Nam.
102. Bùi Thanh Truyền (2006), Yếu tố kì ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam,
Luận án tiến sĩ, Viện văn học.
103. Tzevan Todorov (2008), Dẫn luận về văn chương kì ảo, Nxb ĐHSP, Hà Nội.
104. Trần Thanh Tùng (2009), Yếu tố kì ảo trong văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai
đoạn 1930 – 1945, Luận văn thạc sĩ Văn học, Trường ĐHSP Tp Hồ Chí
Minh.
105. Trần Thị Tươi (2011), Yếu tố huyền thoại trong truyện ngắn Việt Nam đương
đại, Luận văn thạc sĩ Văn học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân
văn Tp Hồ Chí Minh.
106. Phùng Văn Tửu (2007), “Phương thức huyền thoại trong sáng tác văn học”,
Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 10, Viện Văn học, Viện khoa học xã hội
Việt Nam.
107. Hoàng Thị Văn (2008), Yếu tố huyền ảo trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam
sau 1975 (đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ), Trường ĐHSP Tp Hồ Chí
Minh.
108. Đinh Phan Cẩm Vân (2000), “Cái “kì” trong tiểu thuyết truyền kì”, Tạp chí
Văn học, số 10.
125
PHỤ LỤC
Bảng 1: Bảng thống kê truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Truyện ngắn (TN)
TN
có
yếu
tố kì
ảo
TN
không
có yếu
tố kì ảo
Truyện ngắn (TN)
TN
có
yếu
tố kì
ảo
TN
không
có yếu
tố kì ảo
Chảy đi sông ơi x Sang sông x
Tướng về hưu x Thiên văn x
Cún x Tội ác và trừng phạt x
Không có vua
x Thương cho cả đời
bạc
x
Con gái thủy thần x Bài học Tiếng Việt x
Những người thợ xẻ x Chăn trâu cắt cỏ x
Những bài học nông
thôn
x Hạc vừa bay vừa kêu
thảng thốt
x
Kiếm sắc x Lòng mẹ x
Vàng lửa
x Không khóc ở
California
x
Phẩm tiết
x Chuyện tình kể trong
đêm mưa
x
Thương nhớ đồng
quê
x
Đưa sáo sang sông
x
Mưa Nhã Nam x Sống dễ lắm x
Những ngọn gió Hua
Tát
x
Thổ cẩm
x
Tâm hồn mẹ
x Những người muôn
năm cũ
x
Huyền thoại phố x Chuyện ông Móng x
126
phường
Giọt máu x Chuyện bà Móng x
Chút thoáng Xuân
Hương
x
Chú Hoạt tôi
x
Mưa
x Những tiếng líu la líu
lo
x
Nguyễn Thị Lộ
x Cánh buồm nâu thủa
ấy
x
Trương Chi x Muối của rừng x
Đời thế mà vui x Quan âm chỉ lộ x
Bảng 2: Phân loại các kiểu nhân vật
Tên truyện ngắn
Nhân vật
đan xen thực
ảo
Nhân vật
du hành
Nhân vật gắn với
những bí ẩn tâm
linh
Chảy đi sông ơi
Trùm Thịnh Tôi
Chị Thắm, Tôi,
Những người đánh
cá đêm
Tướng về hưu Ông Thuấn Ông Bổng
Muối của rừng Ông Diểu Ông Diểu
Cún Cún
Không có vua Tốn Lão Kiền
Con gái thủy thần Mẹ cả Chương
Mẹ Chương,
Chương
Những người thợ xẻ Ngọc, đám thợ Ngọc
Những bài học nông thôn
Mẹ Lâm, Bà
Lâm,Hiên
Kiếm sắc Lân Lân
127
Vàng lửa Phăng
Phẩm tiết Vinh Hoa
Ngô Thị Vinh
Hoa
Thương nhớ đồng quê Nhâm, Mẹ Nhâm
Mưa Nhã Nam Đề Thám
Những ngọn gió Hua Tát
Trái tim hổ
Con thú lớn nhất
Nàng Bua
Tiệc xòe vui nhất
Sói trả thù
Đất quên
Chiếc tù và bị bỏ quên
Sạ
Nạn dịch
Nàng Sinh
Khó
Bua
Hặc
San
Ông Pành
Sạ
Sinh
Khó
Người thợ săn
Ông Pành
Lù
Người già
Tâm hồn mẹ Đăng
Huyền thoại phố phường Bà Thiều, Hạnh
Giọt máu
Ông Chiểu
Bà Diêu,Phong,
Thiều Hoa, khách
lạ, Bà Phương
Chút thoáng Xuân Hương Tri huyện Thặng
Nguyễn Thị Lộ Nguyễn Trãi
Trương Chi Trương Chi
Đời thế mà vui Ông Khách
Sang sông Nhà sư
Thiên văn Khách
Tội ác và trừng phạt Cô gái
128
Chăn trâu cắt cỏ Năng
Hạc vừa bay vừa kêu
thảng thốt
Trang Sinh
Chuyện tình kể trong đêm
mưa
Bạc Kì Sinh
Đưa sáo sang sông Khách
Sống dễ lắm Ông giáo Chi
Thổ cẩm Tôi
Những người muôn năm
cũ
Tôi
Chú Hoạt tôi Chú Hoạt, Nhã
Cánh buồm nâu thủa ấy Nhi Bà Hân
Muối của rừng Ông Diểu Ông Diểu
Quan âm chỉ lộ Công
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_01_17_5755323244_5065.pdf