Để đi đến kết luận, luận văn đã đi qua ba chƣơng chính và giải quyết
từng phần dựa trên cơ sở các tài liệu tham khảo có uy tín để làm căn cứ khoa
học, nhằm chỉ ra sự biểu hiện của yếu tố siêu thực trong tranh Lê Huy Tiếp,
Nguyễn Trung Tín và Nguyễn Đình Đăng. Luận văn cũng đã đi vào so sánh
với mục đích tìm ra sự tƣơng đồng và khác biệt về yếu tố siêu thực trong
tranh giữa ba họa sĩ. Cuối cùng là việc chỉ ra sự thành công và những đóng
góp về yếu tố siêu thực trong tranh giữa ba tác giả cho hội họa Việt Nam.
Nội dung chính của luận văn đã đi vào nghiên cứu biểu hiện của yếu tố
siêu thực trong tranh Lê Huy Tiếp, Nguyễn Trung Tín và Nguyễn Đình Đăng,
qua sự phi lý, sự không tƣơng hợp và sự hƣ cấu hình thể. Yếu tố siêu thực
trong tranh họ là những vật thể của thế giới thực tại đƣợc nghệ thuật siêu thực
hóa thành những ẩn dụ. Đó là sự kết hợp giữa tâm hồn ngƣời nghệ sĩ, bao
gồm cả tiềm thức với thực tại cuộc sống bên ngoài. Tất cả thống nhất với
nhau trong một chỉnh thể có bố cục hoàn thiện, đƣợc xây dựng theo ý đồ của
tác giả nhằm mục đích truyền tải những thông điệp của họa sĩ
90 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Yếu tố siêu thực trong tranh lê huy tiếp, Nguyễn Trung Tín và Nguyễn Đình Đăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g đến nỗi quái dị về một cái
gì không có thật nhƣng nó buộc ngƣời ta phải nhìn nhận một thực tại ra
ngoài phạm vi thế giới thƣờng nhật. nhà thơ Lautréamont (1846 – 70)
đƣợc các nghệ sĩ siêu thực coi nhƣ một trong những tiền bối của họ và
họ thƣờng trích câu sau đây để biện hộ cho việc tìm tòi sự phối hợp của
những cái không tƣơng hợp: “Đẹp như sự gặp gỡ tình cờ của chiếc máy
bay và chiếc dù trên một bàn mổ”.” [11, tr.1048]
“Để nói về phƣơng pháp siêu thực, Breton trích dẫn Pierre Reverdy:
Hình tƣợng (image) là sáng tạo thuần túy của tâm trí (mind). Nó không thể
sinh ra từ sự so sánh, mà sinh ra từ việc đặt cạnh nhau hai thực tại ít nhiều
cách biệt nhau. Mối liên hệ giữa hai thực tại này mà càng cách biệt và càng
thực thì hình tƣợng sẽ càng mạnh, thực tại thi vị và sức mạnh cảm xúc của nó
càng lớn.” [24]
Vậy việc sáng tạo bằng cách lắp ghép một cách bất ngờ các vật thể
không liên quan hoặc ít nhiều cách biệt cạnh nhau là một phƣơng pháp trong
sáng tác tranh siêu thực. Sự không tƣơng hợp ở đây đƣợc hiểu không chỉ ở
các vật thể với nhau mà nên hiểu rộng hơn, có thể giữa vật thể với không
gian, thời gian, hay sự không tƣơng hợp về hình thể, về cấu trúc không gian
Phƣơng pháp này cũng thƣờng đƣợc các họa sĩ Lê Huy Tiếp, Nguyễn Trung
38
Tín và Nguyễn Đình Đăng áp dụng và thể hiện trong tranh có yếu tố siêu thực
của mình. Việc lắp ghép cạnh nhau những vật thể ít, hoặc không liên quan là
sự biểu hiện của yếu tố siêu thƣc trong tranh họ.
Một trong những sáng tác của Lê Huy Tiếp đƣợc Chủ tịch nƣớc Cộng
Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tặng Giải thƣởng Nhà nƣớc về Văn học
Nghệ thuật năm 2012 là tác phẩm Chiến tranh,1986, sơn dầu, [Phụ lục 1.3]
biểu hiện sự không tƣơng hợp rất rõ. Bức tranh lấy cảm hứng từ tác phẩm hội
họa nổi tiếng về nàng Mona Lisa của danh họa Leonardo Da Vinci. Bằng sự
tƣởng tƣợng, khả năng sáng tạo cùng với nỗi ám ảnh về chiến tranh, họa sĩ đã
cho ra đời tác phẩm này. Tác phẩm có bố cục hiện đại, đơn giản, chính giữa là
bức tranh về nàng Mona Lisa đang bóc cháy và bay lơ lững, phía dƣới đất là
những đóng trò tàn trãi rộng trên mặt đất gây cảm giác chết chóc nhƣ những
nấm mồ đang bóc cháy, xa hơn chỉ có mặt nƣớc và bầu trời. Tuy đơn giản là
vậy nhƣng nội dụng lại có sự bao hàm rộng lớn mang tầm quốc tế. Một kiệt
tác hội họa nổi tiếng, đƣợc xem nhƣ biểu tƣợng của hội họa thời kì Phục
Hƣng đang bốc cháy, đang bị hủy hoại. Lê Huy Tiếp đã có lý trong tƣ duy
tƣởng tƣợng để vẽ ra một viễn cảnh lụy tàn nhƣ vậy. Bởi chiến tranh thì điều
gì cũng có thể diễn ra, các giá trị văn hóa của loài ngƣời cũng có thể bị tiêu
hủy. Nhƣng vô lý với thực tại cuộc sống. Bởi tác phẩm hội họa có một không
hai này lúc bấy giờ vẫn đang đƣợc lƣu giữ và trƣng bày trong bảo tàng Louvre
tại Paris, Pháp. Để biểu hiện nỗi ám ảnh của bom đạn tàn phá do chiến tranh,
sự mất mát về đời sống vật chất lẫn tinh thần của con ngƣời, họa sĩ đã dựng
lên một khung cảnh chỉ có trong tƣởng tƣợng. Ông sử dụng hình tƣợng một
tác phẩm hội họa có giá trị nghệ thuật và văn hóa hàng đầu thế giới, đặt vào
khung cảnh không tƣơng hợp của lửa khói chiến tranh nhƣ muốn biểu hiện
rằng chiến tranh có thể cƣớp đi tất cả dù đó là những giá trị tinh thần quý giá
nhất, mọi thứ có thể bị hủy hoại.
39
Trong tác phẩm Kỷ vật 2, 2015, sơn dầu, [Phụ lục 1.9] Lê Huy Tiếp
chọn các vật thể có thật đặt vào bối cảnh không vốn là của nó rồi diễn tả thật
kỹ lƣỡng từng chi tiết các sự vật, làm cho sự vật rất giống thật trong một bối
cảnh có không gian rộng mênh mông nhƣng giữa chúng rất ít mối liên hệ.
Sự không tƣơng hợp đƣợc biểu hiện ở các vật thể nhƣ giƣờng, chiếu,
chăn, gối. Các vật thể này thƣờng đƣợc để trong nhà, nhƣng trong tác phẩm,
tác giả lại đặt chúng ở giữa cánh đồng, nơi không vốn thuộc về nó. Hơn nữa
sự không tƣơng hợp càng cách biệt hơn khi những vật dụng đó vốn là những
kỉ vật của Bác Hồ lại xuất hiện ở giữa cánh đồng rộng mênh mông thẳng cánh
cò bay chứ không phải trong không gian nhà sàn của Bác, cũng không phải
đƣợc trƣng bày trong viện bảo tàng. Những kỉ vật đƣợc đặt cận cảnh, sát đáy
tranh và đƣợc diễn tả rất kỹ, ra chất của các sự vật nên ngƣời xem dễ dàng
nhận ra bởi chúng rất quen thuộc.
Việc các vật thể đặt cạnh nhau không tƣơng hợp đƣợc biểu hiện rất đa
dạng trong tranh Nguyễn Đình Đăng. Ở tác phẩm Tiếng kèn thứ năm, 1990,
[Phụ lục 3.1]. Bức họa lấy cảm hứng từ một câu chuyện từ Thiên Chúa Giáo
“Ngày tận thế của Thánh John”. Tuy nhiên chỉ trên một mặt tranh họa sĩ đã tái
hiện rất nhiều không gian và thời gian khác nhau với sự đan xen của nhiều
cảnh tƣợng mang tính siêu thực về cả những hiện thực mà ông chứng kiến với
những liên tƣởng về nỗi ám ảnh “Ngày tận thế của Thánh John”.
Sự không tƣơng hợp đƣợc thể hiện trong sự đan xen giữa ngày và đêm
với nhiều sự kiện khác nhau. “cuộc sống ban đêm là những sự kiện xảy ra
trong các tiếng kèn thứ nhất, thứ hai, thứ ba, và thứ tƣ” với “Cảnh mai táng
xảy ra trong thời niên thiếu của hoạ sĩ, khi bà nội của ông qua đời trong thời
chiến tranh Việt Nam. Trong số những ngƣời hộ tang có bố mẹ, anh trai và
bản thân họa sĩ”. [23]
40
Phía trên của bức tranh lại diễn tả cảnh ban ngày với những con sóng
có màu đỏ au nhƣ máu, gây cảm giác nhƣ sự ám ảnh vể sự chết chóc, sự hủy
diệt, sự nguy hiểm đến với con ngƣời. Cũng trong không gian tranh lại có
nguyên cả bộ xƣơng ngƣời phía trƣớc, bên hình ảnh một cô gái khỏa thân
cƣởi trên xe máy Honda Nhật Bản. Sự không tƣơng hợp lại xuất hiện khi ngồi
sau cô gái là hình thù một con quỷ. Có lẽ đó là một ẩn dụ của sự hủy diệt, sau
này thƣờng thấy trong các tác phẩm của Nguyễn Đình Đăng. Cuối cùng là
cảnh đám cƣới, hơi khó giải thích bởi ý nghĩa mơ hồ của nó. Tất cả đƣợc diễn
tả rất kĩ nhƣng những yếu tố đặt cạnh nhau không mấy liên quan, đó là sự
không tƣơng hợp, một phƣơng thức biểu đạt của hội họa siêu thực đƣợc họa sĩ
sử dụng để thể hiện bức tranh này.
2.2. Sự tƣơng đồng và khác biệt về yếu tố siêu thực trong tranh Lê
Huy Tiếp, Nguyễn Trung Tín và Nguyễn Đình Đăng
Họa sĩ là những ngƣời tạo ra cái đẹp bằng ngôn ngữ của nghệ thuật giá
vẽ. Mỗi họa sĩ thƣờng có một hƣớng đi riêng trong sáng tác và tác phẩm của
họ khi ra đời thƣờng có những nét đặc trƣng mang đậm phong cách cá nhân.
Tuy nhiên nhiều họa sĩ do cùng ảnh hƣởng về một trƣờng phái nghệ thuật,
ảnh hƣởng cùng một nền văn hóa, hay có cùng một ý thức hệ mà sáng tác của
họ đôi khi có biểu hiện của nhiều nét tƣơng đồng. Nghiên cứu các tác phẩm
hội họa của Lê Huy Tiếp, Nguyễn Trung Tín và Nguyễn Đình Đăng, ta nhận
thấy có cả sự tƣơng đồng và khác biệt về yếu tố siêu thực đƣợc biểu hiện.
2.2.1. Sự tương đồng về biểu hiện yếu tố siêu thực trong tranh giữa
ba họa sĩ
Trong hội họa nói chung, tƣơng đồng là sự giống nhau tƣơng đối trên
một khía cạnh nào đó về mặt nội dung hay hình thức tạo hình giữa các tác
phẩm. Cũng có khi sự tƣơng đồng biểu hiện ở cả nội dung và tạo hình trong
tranh giữa các họa sĩ.
41
Trong hội họa có yếu tố Siêu thực, tuy mỗi họa sĩ đều có những cách
thức riêng phù hợp với sở thích và sở trƣờng của mình để thể hiện tác phẩm,
trong đó có sử dụng các yếu tố siêu thực nhằm truyền tải tốt nhất những nội
dung mình muốn nói vào trong tranh. Đó là sự biểu hiện những hình thể nhƣ
thƣờng xuất hiện trong tiềm thức hay nhƣ trong những giấc mơ của mỗi ngƣời
bằng ngôn ngữ hội họa. Nhƣng dù thể hiện bằng cách thức nào thì yếu tố siêu
thực trong tranh các họa sĩ cũng biểu hiện một hay một số đặc trƣng chung
nhƣ tính phi lí, sự không tƣơng hợp, không có trật tự lôgic hay sự cƣờng điệu,
bóp méo sự vật làm cho sự vật bị thay đổi cấu trúc hình thể trong tranh. Bởi
vậy, khi so sánh yếu tố siêu thực trong tranh các họa sĩ Lê Huy Tiếp, Nguyễn
Trung Tín và Nguyễn Đình Đăng ta sẽ thấy những nét tƣơng đồng nhất định.
Sự tƣơng đồng dễ nhận thấy về yếu tố siêu thực trong tranh giữa ba họa
sĩ là sự thể hiện chi tiết rất tỉ mỉ về sự phi lí trong tranh. Dù đó là đồ vật bị
bóp méo, con ngƣời bị phóng đại, hay sự đảo lộn trật tự trong không gian thì
tất cả vẫn đƣợc các họa sĩ chú trọng diễn tả rất kĩ lƣỡng cả về hình thể, chất
và cấu trúc. Dù phi lí hóa nhƣng những vật thể đó vẫn giữ đƣợc những nét đặc
trƣng nhƣ vốn có của nó. Bởi phần lớn yếu tố siêu thực trong tranh cả ba họa
sĩ đều có nguồn gốc từ tự nhiên và cuộc sống nên khi cƣờng điệu để làm thay
đổi cấu trúc hay không gian thì nó giữ lại những nét đặc thù nhƣ vốn có. Vì
vậy mỗi họa sĩ đều sử dụng yếu tố siêu thực để nói về câu chuyện, tƣ tƣởng
của mình nhƣng vẫn có những nét tƣơng đồng nhƣ đã thể hiện.
Từ những phân tích ở chƣơng hai, nhìn một cách tổng thể, yếu tố siêu
thực trong tranh Lê Huy Tiếp, Nguyễn Trung Tín và Nguyễn Đình Đăng đều
có biểu hiện của sự phi lý, sự không tƣơng hợp và sự cƣờng điệu làm thay đổi
sự vật trong tranh so với thực tại khách quan.
Đi vào từng khía cạnh cụ thể ta sẽ thấy sự tƣơng đồng biểu hiện chi tiết
hơn. Đầu tiên là sự tƣơng đồng về yếu tố siêu thực qua sự phi lí trong cấu trúc
không gian tranh. Nhƣ đã nghiên cứu ở trên, phi lí là một đặc trƣng của hội
42
họa Siêu thực và hội họa có yếu tố siêu thực. Vì vậy trong tranh có yếu tố siêu
thực của Lê Huy Tiếp, Nguyễn Trung Tín và Nguyễn Đình Đăng đƣơng nhiên
đều có sự phi lí. Trong không gian tranh giữa ba họa sĩ đều có sự biểu hiện
của yếu tố siêu thực, và sự biểu hiện đó cũng có những điểm chung đƣợc tìm
thấy.
Trong tranh Lê Huy Tiếp có sự đảo lộn làm thay đổi cấu trúc không
gian, các vật thể đôi khi bị đảo lộn khỏi những trật tự lôgic. Sự đảo lộn đó
biểu hiện sự phi lí trong một số tác phẩm, điều mà ta không thể nhìn thấy
ngoài đời mà chỉ có trong những giấc mơ hay những phút thả hồn nào đó mà
thiếu vắng sự kiểm soát của lí trí. Nhƣ trong nhà không thể có những tảng
mây bay trắng xóa
Cũng vẽ về không gian, cũng biểu hiện sự phi lý trong cấu trúc không
gian. Ngyễn Trung Tín đã đảo lộn các trật tự vốn có thành những mảng không
gian riêng, và quy chúng về thành một hệ thống rồi tìm sự liên kết để các cấu
trúc không gian riêng biệt có thể đứng bên cạnh nhau một cách vô lí khi so
sánh với hiện thực và hợp lí trong sự cấu trúc của hình, của những mảng
miếng và ý tƣởng trong tranh.
Với Nguyễn Đình Đăng, sự phi lý trong cấu trúc không gian tranh cũng
đƣợc biểu hiện bằng cách đảo lộn những mảng không gian khác nhau và tái
tạo chúng trong không gian nghệ thuật của mình nhằm bày tỏ những câu
chuyện, những cảm nhận sâu sắc về cuộc sống về thế giới quan theo cảm
nhận của riêng mình.
Cả Lê Huy Tiếp, Nguyễn Trung Tín, và Nguyễn Đình Đăng, trong
tranh đều có sự biểu hiện của yếu tố siêu thực thông qua việc đảo lộn trật tự
không gian vốn có để xây dựng lại không gian tranh theo kết cấu mà họ sáng
tạo ra nhằm tạo nên một không gian nghệ thuật mới trong tác phẩm một cách
sáng tạo và mới lạ.
43
Sự tƣơng đồng về yếu tố siêu thực trong tranh giữa ba họa sĩ cũng đƣợc
biểu hiện thông qua các hình thức cƣờng điệu. Cƣờng điệu về mặt hình thể
làm cho vật thể bị tàng hình, biến ảo vào không gian là một điểm chung về
yếu tố siêu thực của ba tác giả. Nếu trong tranh Lê Huy Tiếp, hình ảnh đám
mây đƣợc cƣờng điệu thành một thiếu nữ khỏa thân trên bầu trời lẫn vào
không gian nhƣ một ảo ảnh ở tác phẩm Cơn bão đi qua, 2007, sơn dầu [Phụ
lục 1.7]. Hay ở tác phẩm Cái áo của người họa sĩ, sơn dầu, [Phụ lục 1.6] Bức
tranh trong tranh đƣợc họa sị cƣờng điệu gây cảm giác nhƣ bị tàng hình và trở
nên biến ảo phi lí trong không gian.
Trong tranh Nguyễn Trung Tín, yếu tố siêu thực đôi khi cũng đƣợc tao
ra bằng cách cƣờng điệu hình thể tƣơng tự. Ở tác phẩm Ban công 2, sơn dầu,
[Phụ lục 2.8] hình ảnh một cánh tay của thiếu nữ cũng gần nhƣ tàng hình vào
không gian, biến ảo nhƣ mây khói để hòa lẫn vào không gian nhƣ đánh lừa ảo
giác. Còn tác phẩm Tiếng vọng của biển, sơn dầu, [Phụ lục 2.9] cũng của
Nguyễn Trung Tín, cái mặt bàn phía bên trái ở góc dƣới bức tranh lại tàng
hình đi một nửa vào không gian của bờ biển.
Sự biến hình lẫn vào không gian một cách hƣ ảo trong tranh Nguyễn
Đình Đăng là một yếu tố siêu thực quen thuộc của họa sĩ, đó là biểu hiện của
sự tƣơng đồng so với các tác phẩm hội họa của hai họa sĩ Lê Huy Tiếp và
Nguyễn Trung Tín. Điển hình trong tác phẩm Con voi tàng hình, sơn dầu
[Phụ lục 3.6], Nguyễn Đình Đăng đã đặt con voi ở chính giữa bố cục tranh,
phép biến hình làm cho con voi gần nhƣ biến mất hoàn toàn, chỉ còn lại chu vi
quanh nó. Nhìn bức tranh nhƣ đƣợc vẽ trên một tấm kính và cắt bỏ đi một
phần giống hình con voi để nhìn xuyên qua lớp kính thấy cả biển trời phía
sau. Có khi Nguyễn Đình Đăng cũng cƣờng điệu vật thể bằng cách dùng hình
thể những đám mây để tàng hình đi các sự vật trong tranh. Nhƣ ở bức tranh
“Phù Đổng Thiên Vƣơng”, họa sĩ đã cƣờng điệu bằng cách dùng các đám
44
mây chen ngang để gây ảo giác, khiến con ngựa và nhân vật nhƣ trở nên
khổng lồ.
Sự tƣơng đồng về yếu tố siêu thực biểu hiện trong tranh Lê Huy Tiếp,
Nguyễn Trung Tín và Nguyễn Đình Đăng chính là những điểm chung trong
tranh tranh giữa ba họa sĩ đƣợc biểu hiện. Do cùng có sự ảnh hƣởng của hội
họa siêu thực nên các tác phẩm hội họa của họ tìm đƣơc những tiếng nói
chung trong hình thức biểu hiện.
2.2.2. Sự khác biệt về biểu hiện yếu tố siêu thực trong tranh giữa ba
họa sĩ
Những họa sĩ có tài thƣờng biết tạo ra cho mình những tác phẩm nghệ
thuật mới lạ có tính sáng tạo cao. Họ luôn đi tìm những ý tƣởng độc đáo và
lựa chọn cách tạo hình riêng biệt để xây dựng tác phẩm cho mình. Vì vậy
những họa sĩ đã thành danh, dù đi theo trƣờng phái hay xu hƣớng nghệ thuật
nào, tác phẩm của họ cũng có những đặc điểm riêng mang đậm dấu ấn cá
nhân.
Với các họa sĩ Lê Huy Tiếp, Nguyễn Trung Tín và Nguyễn Đình Đăng,
mỗi họa sĩ đều có những thành công đáng kể trên con đƣờng hội họa của
mình. Tranh của họ, bên cạnh sự tƣơng đồng, còn có nhiều điểm khác biệt về
yếu tố siêu thực, góp phần tạo nên những phong cách nghệ thuật riêng.
Yếu tố siêu thực biểu hiện trong cấu trúc không gian tranh giữa ba họa
sĩ, biểu hiện nhiều sự khác biêt. Trong tranh Lê Huy Tiếp, không gian thƣờng
rất hiện thực, hiện thực từ phối cảnh, không gian, các vật thể đến màu sắc, đa
số rất giống với thực tế ngoài đời. Nếu không có sự đảo lộn trật tự trong
không gian nghệ thuật ấy thì tranh Lê Huy Tiếp sẽ là những bức tranh hiện
thực đơn thuần, bởi ông thƣờng vẽ không gian dựa theo phối cảnh luật xa gần,
ánh sáng màu sắc đều thể hiện tinh thần hiện thực. Trong cái rất hiện thực đó,
họa sĩ đã có những thay đổi ở vài vị trí trong không gian tranh, làm cho một
45
vài yếu tố trở nên phi lí, trái với quy luật tự nhiên tạo thành những yếu tố
manh tính siêu thực trong tác phẩm.
Khác hẳn với với Lê Huy Tiếp và Nguyễn Đình Đăng, họa sĩ Nguyễn
Trung Tín thƣờng không vẽ hiện thực nhƣ quy luật của sự nhìn, mà ông lại
tìm cách thay đổi hoàn toàn cấu trúc không gian vốn có, rồi xây dựng cho tác
phẩm của mình một cấu trúc không gian nghệ thuật mới. Một điểm rất khác
biệt mang yếu tố siêu thực, đó là việc họa sĩ đƣa nhiều không gian khác biệt
đặt cạnh nhau và tìm sự liên kết bằng nhịp điệu, bằng đƣờng nét , mảng miếng
và tìm cách liên kết chúng với nhau tạo thành sự phi lí cho tác phẩm. Trong
đó có sự hƣ cấu, một dạng biểu hiện của siêu thực, kết hợp với phƣơng pháp
đồng hiện và bút pháp tả thực để tạo nên tác phẩm.
So với hai họa sĩ Lê Huy Tiếp và Nguyễn Trung Tín, thì Nguyễn Đình
Đăng có sự thể hiện yếu tố siêu thực phong phú và đa dạng hơn qua cấu trúc
không gian trong tranh mình. Nguyễn Đình Đăng không vẽ không gian hiện
thực nhƣ ảnh của Lê Huy Tiếp, cũng ít khi thể hiện sự kết hợp nhiều không
gian vừa siêu thực vừa đồng hiện nhƣ Nguyễn Trung Tín. Không gian trong
tranh Nguyễn Đình Đăng có một cấu trúc khá phức tạp, tuy có đƣờng chân
trời, có điểm tụ nhƣng không gây cảm giác tái tạo lại hiện thực mà họa sĩ nhƣ
cố tình thể hiện sự mông lung, sự huyền hoặc nhƣ mộng ảo bởi màu sắc, ánh
sáng và hình thể tác động, nên ngƣời xem có một cảm giác nhƣ vậy. Ngoài ra
không gian trong tranh Nguyễn Đình Đăng có nhiều sự hƣ cấu, các vật thể
trong không gian đó hầu hết do họa sĩ tự dàn xếp, sắp đặt chúng cạnh nhau
theo những mục đích riêng của mỗi tác phẩm, theo sự liên tƣởng của họa sĩ về
nội dụng chứ không phải nhƣ cấu trúc không gian vốn có ngoài đời. Có một
điểm khác biệt dễ nhận thấy với hai họa sĩ Lê Huy Tiếp và Nguyễn Trung
Tín, đó là trong cấu trúc không gian tranh Nguyễn Đình Đăng, ông thƣờng có
sự thay đổi về tỉ lệ các hình thể, làm cho chúng khi quá to, khi lại quá nhỏ,
biểu hiện sự khác thƣờng mang tính siêu thực trong nhiều tác phẩm.
46
Xem tranh Lê Huy Tiếp, Nguyễn Trung Tín và Nguyễn Đình Đăng ta
thấy hình tƣợng con ngƣời luôn đƣợc họ quan tâm khai thác. Con ngƣời nhƣ
là trung tâm, nhƣ là đối tƣợng chính trong mỗi tác phẩm của họ. Con ngƣời
khi đi vào tranh có yếu tố siêu thực của ba họa sĩ, có khi rất hiện thực nhƣng
cũng có khi biểu hiện sự phi lí, kì lạ so với hiện thực. Mỗi họa sĩ có một cách
thể hiện yếu tố siêu thực qua hình tƣợng con ngƣời rất khác nhau.
Trong ba họa sĩ, Lê Huy Tiếp là họa sĩ thể hiện hình thể con ngƣời
trung thực nhất. Hầu nhƣ trong tranh họa sĩ này không có biểu hiện của các
yếu tố siêu thực qua hình thể các nhân vật của mình.
Con ngƣời trong tranh Nguyễn Trung Tín cũng rất thực vì ông thƣờng
vẽ theo ngƣời mẫu thực, diễn tả kĩ lƣỡng hình dáng cho đến chất da thịt và
trang phục của ngƣời mẫu. Nhƣng trong quá trình thể hiện, nhiều khi họa sĩ
đã siêu thực hóa một vài bộ phận trên hình thể ngƣời để đƣa vào trong tranh.
Không phải là sự thay đổi cấu trúc hình thể ngƣời, cũng không phải là sự
phóng đại hay thu nhỏ hình thể mà yếu tố siêu thực biểu hiện qua hình thể
ngƣời trong tranh Nguyễn Trung Tín chỉ là sự ảo ảnh hóa một vài bộ phận
làm cho hình thể ngƣời có những bộ phận nhƣ kết dính hay hòa nhập vào các
vật thể xung quanh, cũng có khi nhƣ biến ảo trong không gian nghệ thuật của
tác phẩm.
Tác phẩm của Nguyễn Đình Đăng có sự biểu hiện yếu tố siêu thực rất
rõ nét thông qua hình thể con ngƣời. Họa sĩ thƣờng sử dụng phƣơng pháp
cƣờng điệu nhằm phóng to hay thu nhỏ một cách phi lí các nhân vật trong
tranh mình. Ngoài ra nhân vật trong tranh Nguyễn Đình Đăng có khi không
còn ở trên mặt đất mà còn xuất hiện trên không trung hay xa tít tận chân trời
mà tỉ lệ thậm chí còn rất to so với thực tế. Đó là những đặc điểm riêng biệt
của Nguyễn Đình Đăng so với Nguyễn Trung Tín và Lê Huy Tiếp.
Sự khác biệt về yếu tố siêu thực còn đƣợc biểu hiện ở sự hƣ cấu hình
thể trong tranh giữa ba họa sĩ. Trong hội họa, hƣ cấu là một phƣơng pháp tạo
47
hình giúp họa sĩ có thể phóng đại hình thể, thay đổi không gian hay tạo ra sự
bất đồng trong tƣơng quan ngôn ngữ. Các họa sĩ Lê Huy Tiếp, Nguyễn Trung
Tín và Nguyễn Đình Đăng dùng phƣơng pháp hƣ cấu để thay đổi không gian,
thay đổi hình thể theo cảm quan thẩm mỹ của mình, làm cho thế giới trong
tranh trở nên phong phú, biến ảo. Tuy nhiên mỗi họa sĩ lại có những cách thức
riêng trong việc hƣ cấu trong tranh mình.
Họa sĩ Lê Huy Tiếp rất hạn chế trong việc sử dụng phƣơng pháp phóng
đại hình thể để cƣờng điệu hay hƣ cấu các vật thể. Tác phẩm Kỉ vật, 2009,
sơn dầu, [Phụ lục 1.8] là một bức tranh hiếm hoi đƣợc họa sĩ phóng đại hình
thể lên gấp nhiều lần so với bối cảnh xung quanh. Còn họa sĩ Nguyễn Trung
Tín hầu nhƣ không sử dụng phƣơng pháp phóng đại hình thể để tạo ra yếu tố
siêu thực trong tranh mình. Trong khi Nguyễn Đình Đăng xem sự phóng đại
hình thể nhƣ là một phƣơng pháp ƣa thích để hƣ cấu hóa hình thể, không gian
nhằm đạt mục đích truyền tải ý tƣởng của mình. Sự phóng đại đƣợc biểu hiện
có khi là ở con ngƣời hay các vật thể khác, cũng có khi những con vật trong
tranh cũng đƣợc phóng đại làm cho chúng trở nên phi lí, lạ mắt và gây sự tò
mò, chú ý cho ngƣời xem.
Với Lê Huy Tiếp, các hình thể đƣợc hƣ cấu trong tranh thƣờng rất nhẹ
nhàng chỉ thƣờng là sự đảo lộn một vài vị trí nhỏ trong tranh, ít khi ông lắp
ghép các vật thể xa lạ bên cạnh nhau. Còn Nguyễn Đình Đăng, sự hƣ cấu
trong tranh biểu hiện rất phong phú ở các yếu tố siêu thực. Họa sĩ thƣờng có
sự lắp ghép các yếu tố, các vật thể hoàn toàn xa lạ vào cùng một không gian
tạo ra sự bất hợp lí so với thực tại nhƣng lại rất mới lạ và độc đáo.
Đi giữa Lê Huy Tiếp và Nguyễn Đình Đăng, Nguyễn Trung Tín không
đặt cạnh nhau những cái xa lạ, trái nghịch. Cũng không dừng lại ở việc thay
đổi một vài vị trí trong tranh hay giữ gần nhƣ nguyên vẹn kết cấu không gian
hiện thực. Mà ông chọn các đối tƣợng gần gũi quen thuộc xung quanh mình
rồi thay đổi bằng cách cƣờng điệu, hƣ cấu hóa lại trật tự cấu trúc, cắt ghép
48
chúng theo cấu trúc của mình để đƣa nó về một trật tự mới trong tác phẩm
nghệ thuật, tạo cho các sự vật nhịp điệu mới, bố cục mới và không gian mới,
rất hiện thực nhƣng cũng rất phi lí, rất quen thuộc nhƣng cũng rất lạ lùng.
Ngôn ngữ của hội họa siêu thực đƣợc Lê Huy Tiếp, Nguyễn Trung Tín
và Nguyễn Đình Đăng sử dụng trong tranh rất phong phú, đa dạng. Mỗi họa sĩ
có một cách tiếp cận riêng nhằm tạo ra sự mới lạ và thể hiện cái tôi trong mỗi
tác phẩm. Đó cũng là đặc điểm, sự khác biệt về yếu tố siêu thực trong tranh
giữa ba họa sĩ.
Tiểu kết
Nội dung chƣơng hai đã chỉ ra những biểu hiện của yếu tố Siêu thực
trong tranh Lê Huy Tiếp, Nguyễn Trung Tín và Nguyễn Đình Đăng qua sự
phi lý, sự không tƣơng hợp và sự cƣờng điệu hình thể .
Chƣơng hai cũng đã đi vào so sánh để tìm ra sự tƣơng đồng và khác
biệt của yếu tố siêu thực biểu hiện trong các tác phẩm giữa ba họa sĩ. Từ đó
có cái nhìn vừa tổng quát vừa cụ thể và sâu sắc hơn về sự biểu hiện yếu tố
Siêu thực trong tranh của từng họa sĩ. Ở mỗi tác giả đều có những phát hiện,
những tìm tòi riêng và thể hiện yếu tố Siêu thực một cách chủ động, sáng tạo
nhằm truyền tải những thông điệp của riêng mình trong các tác phẩm.
Nhƣ vậy chƣơng hai đã làm sáng tỏ về những biểu hiện của yếu tố Siêu
thực trong tranh Lê Huy Tiếp, Nguyễn Trung Tín và Nguyễn Đình Đăng.
Trong đó bên cạnh sự tƣơng đồng mỗi tác giả lại có cách biểu hiện yếu tố siêu
thực riêng, kết hợp giữa yếu tố siêu thực và các yếu tố hội họa khác, tạo thành
những thông điệp gửi đến công chúng. Nội dung chƣơng hai cũng là cơ sở sở
để tiếp tục nghiên cứu chƣơng ba.
49
Chƣơng 3
NHỮNG ĐIỀU RÚT RA TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
3.1. Thành công về biểu hiện yếu tố siêu thực trong tranh Lê Huy
Tiếp, Nguyễn Trung Tín và Nguyễn Đình Đăng
Thành công nói chung là đạt đƣợc kêt quả nhƣ dự kiến, là hoàn thành
mục đích đã đặt ra trong quá trình lao động, học tâp, hay sáng tạo... Dù ở lĩnh
vực nào, thành công cũng có nhiều mức độ khác nhau, phù hợp với mục đích
từng đối tƣợng cụ thể. Trong hội họa sự thành công đƣợc biểu hiện ở các tác
phẩm của họa sĩ. Tác phẩm có giá trị nghệ thuật càng cao thì sự thành công
càng lớn. Để có sự thành công, thông thƣờng họa sĩ phải trải qua cả một quá
trình học tập lao động sáng tác miệt mài cùng với tài năng vốn có của mình
mới có thể đạt đƣợc. Sự thành công cũng đƣợc xem xét trên nhiều mức độ và
khía cạnh khác nhau đối với từng trƣờng hợp cụ thể.
Thành công về yếu tố siêu thực trong tranh Lê Huy Tiếp, Nguyễn
Trung Tín và Nguyễn Đình Đăng đã đạt đƣợc là những giá trị nghệ thuật họ
tạo ra trong quá trình sáng tác. Trong tranh mỗi họa sĩ, yếu tố siêu thực là một
bộ phận cấu thành không thể thiếu, khi kết hợp với các yếu tố nghệ thuật
khác, cùng với cách thức tạo hình riêng và cái tôi của ngƣời nghệ sĩ đã tạo
nên ba phong cách nghệ thuật khác nhau mang đậm dấu ấn cá nhân của mỗi
họa sĩ, bên cạnh một vài yếu tố siêu thực có sự tƣơng đồng.
Yếu tố siêu thực đƣợc các họa Lê Huy Tiếp, Nguyễn Trung Tín và
Nguyễn Đình Đăng sử dụng một cách hiệu quả, biểu hiện ở sự phi lí, sự
không tƣơng hợp và sự hƣ cấu hình thể, nhằm đem lại những giá trị nghệ
thuật mang tính thẩm mỹ, giúp họa sĩ dễ dàng biểu hiện những tâm trạng của
đời sống nội tâm bên trong tâm hồn ngƣời nghệ sĩ thông qua tác phẩm hội
họa. Hơn nữa, yếu tố siêu thực giúp họ mở rộng ngôn ngữ hội họa của mình,
vƣợt qua những ràng buộc về cách tạo hình truyền thống quen thuộc, để đạt
50
đến sự tự do hơn trong việc sắp xếp các vật thể trong bố cục mà không bị
vƣớng mắc bởi rào cản nào, không cần quan tâm đến sự vô lí, hợp lí so với
hiện thực. Bởi hội họa có yếu tố siêu thực cho phép họa sĩ đảo lộn mọi không
gian và thời gian, đảo lộn mọi trật tự của vật chất và tinh thần, miễn là tác
phẩm nghệ thuật đó mang lại những hiệu quả, những giá trị mà họa sĩ hƣớng
đến.
Hội họa có yếu tố siêu thực trong tranh họ không chỉ diễn đạt thế giới
khách quan hiện hữu mà còn đi vào sâu thẳm bên trong tâm hồn của mỗi họa
sĩ nhằm khai thác đời sống nội tâm, tìm về những giá trị cốt lõi của tiềm thức,
khai thác những điều bất chợt nhƣ ảo, nhƣ thực, nhƣ những giấc mơ hay sự
ám ảnh hiện về trong sâu thẳm tâm hồn.
Sử dụng yếu tố siêu thực trong tranh là việc các họa sĩ dùng phƣơng
pháp biểu hiện của hội họa siêu thực, áp dụng chúng trong quá trình sáng tác
hội họa của mình, nhằm truyền đạt những nội dung, tƣ tƣởng, cảm xúc muốn
biểu đạt. Những cái hay cái đẹp của nghệ thuật tạo hình siêu thực đƣợc các
họa sĩ chắt lọc đƣa vào tranh mình, phục vụ cho nhu cầu sáng tác, và truyền
tải ý tƣởng trong tác phẩm đã đem lại những giá trị nghệ thuật cho tác phẩm
của họ. Đó chính là những thành công rất lớn về yếu tố siêu thực trong tranh
Lê Huy Tiếp, Nguyễn Trung Tín và Nguyễn Đình Đăng.
Ngoài những thành công chung về yếu tố siêu thực trong tranh của cả
ba họa sĩ, mỗi họa sĩ cũng có những thành công riêng mang đậm phong cách
cá nhân.
Trong hội họa có yếu tố siêu thực ở Việt Nam, họa sĩ Lê Huy Tiếp nổi
lên nhƣ một nhân vật điển hình. Những tác phẩm hội họa của ông tuy nghiêng
nhiều về hiện thực, nhƣng yếu tố siêu thực lại đóng một vai trò không thể
thiếu trong các tác phẩm, nó giúp ông phản ánh đời sống nội tâm một cách
hiệu quả và sâu sắc hơn. Theo họa sĩ, xuyên suốt trong các tác phẩm của ông
là sự biểu hiện của sự sống và cái chết, sự cô đơn và những nỗi ám ảnh về
51
cuộc sống về thiên nhiên và những số phận con ngƣời. Lê Huy Tiếp đã làm
đƣợc điều mình muốn và ông đã thành công trong việc sử dụng các yếu tố
siêu thực một cách hiệu quả để đạt đƣợc những mục đích nghệ thuật trong
mỗi bức tranh.
Với kỹ thuật sơn dầu vững chắc, bút pháp tả thực điêu luyện, ông có
thể diễn tả đƣợc bất cứ thứ gì theo ý muốn. Tuy vậy để tạo thành phong cách
hội họa Lê Huy Tiếp thì không thể thiếu yếu tố siêu thực trong đó. Chính yếu
tố siêu thực giúp ông thay đổi không gian, thay đổi bố cục và thay đổi cách
nhìn trong tác phẩm. Cũng chính yếu tố siêu thực đã góp phần không nhỏ
trong các tác phẩm nhằm truyền tải những thông điệp, những suy tƣ và những
giá trị cốt lỏi của cuộc sống thông qua các tác phẩm nghệ thuật.
Lê Huy Tiếp là một họa sĩ đã để lại nhiều thành công trên con đƣờng
hội họa. Những giải thƣởng cao quý mà hội đồng nghệ thuật trao tặng là minh
chứng rõ nét cho điều đó. Chỉ xét riêng trong hội họa, ông đã dành đƣợc
sự ghi nhận qua nhiều giải thƣởng. Đáng chú ý hơn, hầu nhƣ các tác phẩm hội
họa đƣợc giải thƣởng đều có sự biểu hiện ít nhiều của yếu tố siêu thực.
Giải nhì Triển lãm Mĩ thuật toàn quốc năm 1990; Giải ba Hội Mĩ thuật
Việt Nam năm 1997. Giải thƣởng triển lãm mĩ thuật khu vực I (Hà Nội): Giải
A năm 2003; Giải B năm 2001 và giải Tặng thƣởng năm 2006. Năm 2012 họa
sĩ Lê Huy Tiếp đƣợc Chủ tịch nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
tặng Giải thƣởng Nhà nƣớc về Văn học Nghệ thuật cho các tác phẩm: Chiến
tranh,1986, sơn dầu; Đợi, 1996, sơn dầu; Eva trở về, 1997, sơn dầu. [5, 319]
Lê Huy Tiếp là một tài năng thực sự của hội họa Việt Nam. Những tác
phẩm của ông thể hiện một phong cách nghệ thuật xuyên suốt trong suốt quá
trình dài miệt mài sáng tác. Đó là sự kết hợp giữa hiện thực siêu thực và đôi
khi có sự biểu hiện của yếu tố cực thực trong tranh. Trong đó yếu tố siêu thực
là một nhân tố rất quan trọng trong nhiều tác phẩm, giúp ông thành công hơn
52
trên con đƣờng hội họa để trở thành một danh họa trong Lịch sử Mĩ thuật Việt
Nam.
Ngoài những thành công chung về yếu tố siêu thực nhƣ hai họa sĩ Lê
Huy Tiếp và Nguyễn Đình Đăng, họa sĩ Nguyễn Trung Tín cũng có những
thành công lớn trên con đƣờng nghệ thuật. Tác phẩm của ông đã đem lại cho
ngƣời xem nhiều cảm xúc bởi yếu tố tạo hình phong phú. Cách xây dựng bố
cục chủ động, sáng tạo, màu sắc đậm đà, đằm thắm, cùng với lối vẽ sơn dầu
dày dặn đã tạo đƣợc những hiệu quả hấp dẫn. Đối tƣợng trong tranh Nguyễn
Trung Tín vốn rất đỗi thân quen, gần gũi với cuộc sống thƣờng ngày, nhƣ ban
công, ngõ phố, hay những góc cảnh quen thuộc xung quanh mình. Nhân vật
thể hiện trong tranh thƣờng đƣợc ông vẽ trực tiếp từ mẫu nên rất rung động và
giàu cảm xúc. Đối tƣợng là hiện thực nhƣng cách thể hiện lại không theo hiện
thực hoàn toàn. Bởi ông thƣờng phá vỡ những không gian vốn có của hiện
thực, chỉ giữ lại các vật thể, con ngƣời hay những gì điển hình nhất mà ông
tâm đắc, rồi đƣa vào không gian của đồng hiện, kết hợp với các yếu tố siêu
thực, nhằm tạo thành phong cách nghệ thuật của mình và ông đã thành công ở
nhiều tác phẩm. Trong đó yếu tố siêu thực nhƣ một nhân tố vô cùng quan
trọng, góp phần giúp họa sĩ thành công hơn trong nhiều tác phẩm hội họa của
mình.
Sự thành công về yếu tố siêu thực góp phần không nhỏ vào thành công
chung của họa sĩ Nguyễn Trung Tín qua nhiều tác phẩm đã đƣợc hội đồng
nghệ thuật đánh giá cao và trao những giải thƣởng lớn ở nhiều triển lãm mĩ
thuật mang tầm cở quốc gia. Tác phẩm của ông đã đƣợc những ngƣời trong
giới nể phục, đƣợc công chúng yêu hội họa rất quan tâm . Những giải thƣởng
Mĩ thuật của Hội Mỹ thuật Việt Nam khá đều đặn, giải nhất năm 1995, giải
nhì năm1997, giải ba năm 1999 cùng huy chƣơng bạc ở triển lãm toàn quốc
năm 2005 với tác phẩm Bên một chiến tích , huy chƣơng đồng năm 2010 với
tác phẩm Buổi chiều.
53
Nguyễn Trung Tín là một họa sĩ tài năng thực sự, bởi điều đó đã đƣợc
chứng minh qua nhiều tác phẩm mà ông sáng tác. Hội họa của ông là sự kết
hợp chặt chẽ, hài hòa và thống nhất giữa các yếu tố hiện thực, đồng hiện và
siêu thực. Trong đó yếu tố siêu thực đóng góp một phần không nhỏ vào sự
thành công trong nhiều tác phẩm. Yếu tố siêu thực không chỉ là một phƣơng
tiện nghệ thuật để truyền tải những ý tƣởng qua tác phẩm, mà yếu tố siêu thực
còn góp phần tạo nên sự mới lạ, tính hiện đại trong tranh ông. Tất cả đã tạo
thành một phong cách Nguyễn Trung Tín với nhiều thành công đã đạt đƣợc
thật đáng ngƣỡng mộ và nể phục.
Với Nguyễn Đình Đăng, yếu tố siêu thực nhƣ là huyết mạch xuyên suốt
những chặng đƣờng sáng tác hội họa của ông. Hầu nhƣ ở bất cứ tác phẩm nào
của họa sĩ, yếu tố siêu thực cũng biểu hiện một cách rõ nét, chiếm lĩnh gần
nhƣ toàn bộ bức tranh theo cả ngĩa đen và nghĩa bóng. Cho nên sự thành công
của họa sĩ Nguyễn Đình Đăng về lĩnh vực hội họa cũng là sự thành công về
yếu tố siêu thực trong tranh ông.
Trong hội họa siêu thực, các họa sĩ thƣờng tôn thờ những giấc mơ,
những hoạt động thuần túy của vô thức hay những nỗi ám ảnh nào đó trong
tiềm thức. Bởi những nơi đó họa sĩ đƣợc tự do sáng tạo mà không bị bó buộc
bởi sợi dây vô hình của ý thức. Họa sĩ Nguyễn Đình Đăng đang bƣớc tiếp con
đƣờng mà các danh họa siêu thực đã đi qua, thừa hƣởng những tinh hoa của
hội họa siêu thực rồi chắt lọc những điều cốt lỏi nhất phù hợp với định hƣớng
sáng tác của mình để xây dựng một hƣớng đi mới, lấy ngôn ngữ của hội họa
siêu thực để truyền tải những tƣ tƣởng, những trăn trở và triết lí hội họa của
mình trong mối quan hệ với hiện thực cuộc sống. Nguyễn Đình đăng đã thành
công bởi ông đã làm đƣợc điều đó trong rất nhiều tác phẩm của mình.
Hội họa siêu thực nay không còn mới lạ nữa với công chúng. Nhƣng
với tài năng vốn có và khả năng sáng tạo phong phú của mình, Nguyễn Đình
Đăng đã thổi vào các tác phẩm hội họa có yếu tố siêu thực của mình một làn
54
gió mới. Ông đã tạo nên những tác phẩm hội họa vừa đẹp về tạo hình, vừa
mang tính thời đại bởi nội dung và rất giàu về giá trị văn hóa, nên rất đƣợc
đông đảo công chúng quan tâm và đón nhận. Thành công của họa sĩ không chỉ
đƣợc biết đến ở Việt Nam, mà ở Nhật Bản ngƣời ta cũng rất nể phục bởi tài
năng và sức làm việc phi thƣờng thể hiện trong tác phẩm. Yếu tố siêu thực
trong tranh là cốt lõi để dẫn đến những thành đã đạt đƣợc.
Họa sĩ Nguyễn Đình Đăng đƣợc công chúng ngƣỡng mộ bởi các tác
phẩm tranh siêu thực, thể hiện bằng kỹ thuật vẽ nhiều lớp, các nét vẽ tinh tế,
trau chuốt, gọn gàng, bay bổng mang những nét lãng mạn và ngẫu hứng của
một tâm hồn nghệ sĩ lớn.
Nhƣ vậy cả ba họa sĩ Lê Huy Tiếp, Nguyễn Trung tín và Nguyễn Đình
Đăng, đều đã gặt hái đƣợc những thành công lớn thông qua hội họa có yếu tố
siêu thực. Qua những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao đƣợc hội đồng nghệ
thuật xác nhận bằng các giải thƣởng và sự đón nhận của công chúng mỗi khi
tác phẩm của họ ra đời đã chứng mình sự thành công tuyệt vời đó.
3.2. Đóng góp của yếu tố siêu thực trong tranh Lê Huy Tiếp,
Nguyễn Trung Tín và Nguyễn Đình Đăng đối với hội họa Việt Nam
Đóng góp của một họa sĩ cho nền hội họa Việt Nam chính là góp phần
tạo nên sự phong phú và đa dạng của các tác phẩm nghệ thuật có giá trị vào
một giai đoạn nào đó trong lịch sử hội họa nƣớc nhà. Sự đóng góp của những
họa sĩ có phong cách tạo hình mới lạ, có nhiều tìm tòi, sáng tạo luôn đƣợc
quan tâm và đánh giá rất cao. Ngoài ra để có sự đóng góp cho nền hội họa của
nƣớc nhà, đòi hỏi ngƣời họa sĩ phải đạt đƣợc những thành công đáng kể trong
sáng tác, tạo đƣợc uy tín bởi những tác phẩm nghệ thuật của mình, đƣợc giới
chuyên môn và công chúng ghi nhận.
Nhƣ đã phân tích và đánh giá sự thành công về biểu hiện của yếu tố
siêu thực trong tranh Lê Huy Tiếp, Nguyễn Trung Tín và Nguyễn Đình Đăng
ở những phần trên, chứng tỏ họ là những ngƣời đã tạo dựng đƣợc tên tuổi của
55
mình một cách vững vàng trƣớc công chúng với nhiều tác phẩm đã đƣợc hội
đồng nghệ thuật đánh giá cao về chất lƣợng nghệ thuật. Trong đó yếu tố siêu
thực là một nhân tố mang tính quyết định cho sự thành công với nhiều tác
phẩm. Họ xứng đáng đƣợc ghi danh về những đóng góp quý báu cho nền hội
họa Việt Nam.
Đóng góp của các họa sĩ đƣợc thể hiện rất rõ ở tính mới. Nếu đặt những
tác phẩm hội họa của Lê Huy Tiếp, Nguyễn Trung Tín và Nguyễn Đình Đăng
vào tiến trình lịch sử mĩ thuật nƣớc nhà, rồi xét từng giai đoạn cụ thể ta sẽ
thấy rất rõ tính mới trong tranh họ biểu hiện qua yếu tố siêu thực.
Kể từ năm 1925, khi Trƣờng Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dƣơng đƣợc
thành lập, hội họa Việt Nam bắt đầu hình thành, nhiều thế hệ họa sĩ đã trƣởng
thành và không ít trong số đó sớm để lại tên tuổi lẩy lừng trong lịch sử. Giai
đoạn đầu, từ 1925 đến 1945 hội họa Việt Nam chủ yếu đi theo chủ nghĩa hiện
thực và hiện thực lãng mạn, tác phẩm thƣờng ca ngợi vẽ đẹp của thiên nhiên,
vẽ đẹp con ngƣời mà chủ yếu tà vẽ đẹp ngƣời phụ nữ chốn đô thành. Đây là
giai đoạn hội họa siêu thực hình thành ở và phát triển mạnh nhất ở Pháp và
lan rộng ra các nƣớc Châu Âu, nhƣng ở Việt Nam trƣờng phái hội họa này
chƣa thấy có sự ảnh hƣởng.
Trong thời kì đất nƣớc trải qua hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm,
từ 1945 đến 1975. Các họa sĩ chủ yếu đi vào khai thác các đề tài nhằm ca
ngợi, động viên tinh thần học tập, lao động và chiến đấu với mục đích giải
phóng dân tộc, thống nhất và xây dựng đất nƣớc. Vì vậy khuynh hƣớng hội
họa thời kỳ này chủ yếu đi theo phong cách hiện thực và hiện thực Xã hội chủ
nghĩa, một phong cách nghệ thuật trái ngƣợc hoàn toàn chủ nghĩa siêu thực về
triết lý. Nên hầu nhƣ không có họa sĩ nổi tiếng nào vẽ tranh có yếu tố siêu
thực một cách chủ động.
Triển lảm Mĩ thuật toàn quốc năm 1976 khi tác phẩm Cô gái và con
chó trắng của họa sĩ Lê Huy Tiếp xuất hiện, công chúng và giới mĩ thuật
56
trong nƣớc còn thấy sự xa lạ về tƣ tƣởng sáng tác và yếu tố siêu thực trong
bức họa phẩm này. Chỉ vài ngày sau khi khai mạc, bức tranh bị hạ xuống.
Chứng tỏ tranh có yếu tố siêu thực còn quá mới , quá xa lạ để đƣợc chấp nhận
vì nó chƣa có trong quan niệm thẩm mĩ của nhiều ngƣời. Về sau lịch sử đã gỡ
lại danh dự cho họa sĩ và chứng minh đó là một tác phẩm hội họa có giá trị
nghệ thuật cao và đƣợc giới thiệu rộng rãi trƣớc công chúng, đƣợc in sách,
báo để nhiều ngƣời có cơ hội đƣợc thƣởng thức. Đó là một bức họa hiếm hoi
đánh dấu cho sự bắt đầu của những phong cách nghệ thuật mà trong đó có sử
dụng yếu tố siêu thực lòng ghép vào những yếu tố hội họa khác.
Nhƣ vậy Lê Huy Tiếp đƣợc xem là họa sĩ đầu tiên của Việt Nam đƣa
các yếu tố siêu thực vào trong tranh một cách chủ động và ông đã thành công
trong nhiều tác phẩm hội họa. Sau đó không lâu các họa sĩ Nguyễn Trung Tín
và Nguyễn Đình Đăng cũng xem yếu tố siêu thực nhƣ một phần quan trọng
trong tranh họ để đi đến sự thành công. Cả Lê Huy Tiếp, Nguyễn Trung Tín
và Nguyễn Đình Đăng xứng đáng đƣợc tôn vinh là những ngƣời đầu tiên đƣa
yếu tố siêu thực vào trong tranh, bổ sung sự phong phú về ngôn ngữ biểu đạt
của hội họa, một sự đống góp mang tính mới cho hội họa Việt Nam lúc ấy.
Nhiều sáng tác của các họa sĩ đã đƣợc lƣu giữ và trƣng bày ở các bảo
tàng trong và ngoài nƣớc. Yếu tố siêu thực biểu hiện trong tranh họ là những
nét riêng của hội họa Việt Nam mà mọi ngƣời đều có thể đƣợc chiêm ngƣỡng.
Hơn thế nữa, hình ảnh của hội họa Việt Nam vƣợt ra ngoài biên giới theo họa
sĩ, hay theo các nhà sƣu tập tranh quốc tế là sự quảng bá cho hội họa Việt
Nam ra thế giới.
Trong ba họa sĩ thì Nguyễn Đình Đăng là ngƣời có điều kiện hơn cả để
đƣa hội họa có yếu tố siêu thực của Việt Nam ra nƣớc ngoài giới thiệu. Vì
ông có điều kiện làm việc và sáng tác ở Nhật Bản lâu dài, một đất nƣớc có
nền nghệ thuật phát triển cao. Hơn cả mong đợi, họa sĩ đã sớm chứng minh tài
năng của mình thông qua hội họa có yếu tố siêu thực tại nƣớc bạn. Ông cũng
57
là ngƣời Việt Nam và là ngƣời nƣớc ngoài đầu tiên trở thành hội viên Hội chủ
thể Nhật Bản, đƣợc công chúng mến mộ, đƣợc hội đồng nghệ thuật tin tƣởng
trao tặng những giải thƣởng quý giá. Sự thành công của họa sĩ Nguyễn Đình
Đăng tại Nhật Bản với hội họa có nhiều yếu tố siêu thực, là một điểm sáng
của hội họa Việt Nam ở nƣớc ngoài.
Trong nghệ thuật nói chung và trong hội họa nói riêng, ngƣời nghệ sĩ
luôn luôn tìm kiếm, sáng tạo ra những hình thức tạo hình mới không ngoài
mục đích thỏa mãn mình trong việc thể hiện những cảm xúc nghệ thuật, nhằm
đem lại cho công chúng những tác phẩm nghệ thuật ngày càng hoàn mĩ và
truyền đạt tốt nhất những thông điệp của mình qua đó. Việc đƣa hội họa có
yếu tố siêu sực vào trong tranh và thành công trong nhiều tác phẩm, các họa sĩ
Lê Huy Tiếp, Nguyễn Trung Tín và Nguyễn Đình Đăng đã gợi ra một hƣớng
mở để các thế hệ sau có thể tham khảo. Bởi thế giới của hội họa có yếu tố siêu
thực là rất rộng lớn, bao gồm cả hiện thực, siêu thực, thậm chí có thể kết hợp
nhiều khuynh hƣớng và trƣờng phái nghệ thuật khác nhau trong một tác
phẩm, miễn sao có thể làm thỏa mãn những cảm xúc của ngƣời sáng tác và
đạt đƣợc mục đích nghệ thuật.
Tiểu kết
Nội dung chƣơng ba là những điều rút ra từ việc nghiên cứu đề tài, đó
là đã chỉ ra sự thành công về yếu tố siêu thực biểu hiện trọng tranh Lê Huy
Tiếp, Nguyễn Trung Tín và Nguyễn Đình Đăng và những đóng góp tích cực
của họ về yếu tố siêu thực cho nền hội họa Việt Nam.
Việc đƣa vào hội họa của mình các yếu tố Siêu thực, cả ba họa sĩ Lê
Huy Tiếp, Nguyễn Trung Tín và Nguyễn Đình Đăng đã gặt hái đƣợc những
thành công nhất định về nghệ thuật trong nhiều tác phẩm hội họa cả về mặt
tạo hình cũng nhƣ nội dung truyền tải. Gía trị của yếu tố siêu thực trong tranh
họ là kết quả của sự tìm tòi, sáng tạo trong mỗi tác phẩm, góp phần làm
58
phong phú thêm cho hội họa Việt Nam và mở ra những gợi ý cho thế hệ tiếp
theo về các hƣớng tìm tòi mới.
Tóm lại nội dung chƣơng ba là những điều rút ra từ việc nghiên cứu đề
tài, chỉ ra sự thành công và những đóng góp về biểu hiện của yếu tố siêu thực
trong tranh cho hội họa Viêt Nam của các họa sĩ Lê Huy Tiếp, Nguyễn Trung
Tín và Nguyễn Đình Đăng thông qua các tác phẩm hội họa.
59
KẾT LUẬN
Để đi đến kết luận, luận văn đã đi qua ba chƣơng chính và giải quyết
từng phần dựa trên cơ sở các tài liệu tham khảo có uy tín để làm căn cứ khoa
học, nhằm chỉ ra sự biểu hiện của yếu tố siêu thực trong tranh Lê Huy Tiếp,
Nguyễn Trung Tín và Nguyễn Đình Đăng. Luận văn cũng đã đi vào so sánh
với mục đích tìm ra sự tƣơng đồng và khác biệt về yếu tố siêu thực trong
tranh giữa ba họa sĩ. Cuối cùng là việc chỉ ra sự thành công và những đóng
góp về yếu tố siêu thực trong tranh giữa ba tác giả cho hội họa Việt Nam.
Nội dung chính của luận văn đã đi vào nghiên cứu biểu hiện của yếu tố
siêu thực trong tranh Lê Huy Tiếp, Nguyễn Trung Tín và Nguyễn Đình Đăng,
qua sự phi lý, sự không tƣơng hợp và sự hƣ cấu hình thể. Yếu tố siêu thực
trong tranh họ là những vật thể của thế giới thực tại đƣợc nghệ thuật siêu thực
hóa thành những ẩn dụ. Đó là sự kết hợp giữa tâm hồn ngƣời nghệ sĩ, bao
gồm cả tiềm thức với thực tại cuộc sống bên ngoài. Tất cả thống nhất với
nhau trong một chỉnh thể có bố cục hoàn thiện, đƣợc xây dựng theo ý đồ của
tác giả nhằm mục đích truyền tải những thông điệp của họa sĩ.
Với Lê Huy Tiếp, tranh ông thƣờng thể hiện một không gian rất thực,
với các vật thể đƣợc diễn tả kỹ càng, tỉ mỉ, đôi khi đạt đến độ cực thực. Trong
cái hiện thực đó, thỉnh thoảng họa sĩ lại thay đổi cấu trúc không gian một vài
vật thể, làm cho chúng trở nên siêu thực bởi sự phi lí, sự không tƣơng hợp
trong tranh. Hội họa có yếu tố siêu thực của Lê Huy Tiếp là sự biểu hiện
những cảm nhận về nỗi ám ảnh của sự sống và cái chết, sự cô đơn, sự uẩn
khúc trong cuộc sống, hay sự nhỏ bé, đơn độc của con ngƣời trong thế giới
bao la.
Còn Nguyễn Trung Tín, ông là một họa sĩ say sƣa thể hiện cái đẹp của
con ngƣời, cái đẹp của cuộc sống xung quanh vào tác phẩm. Nhƣng ông
không vẽ chúng nhƣ vốn có, mà thiết lập lại trong một cấu trúc không gian
60
nghệ thuật mới, giàu tính trang trí và thẩm mĩ hơn. Yếu tố siêu thực đƣợc biểu
hiện qua sự sắp xếp đan xen giữa con ngƣời, vật thể và những mảng không
gian khác nhau, nhiều khi gây ra sự phi lí, sự không tƣơng hợp trong nhiều tác
phẩm.
Yếu tố siêu thực biểu hiện trong tranh Nguyễn Đình Đăng đƣợc thể
hiện theo sự mô phỏng những liên tƣởng phong phú của họa sĩ. Nhiều thủ
pháp nghệ thuật của hội họa siêu thực đƣợc ông khai thác để phóng to, thu
nhỏ các vật thể, hay thay đổi cấu trúc hình thể trong không gian một cách phi
lí, tao ra sự kỳ dị, sự không tƣởng, hay sự đối lập giữa các vật thể trong tranh.
Với cách tạo hình đó Nguyễn Đình Đăng đã cho ra đời nhiều tác phẩm hội
họa mang hình thù giống nhƣ hội họa siêu thực nhƣng ẩn chứa nhiều tƣ tƣởng
đƣợc họa sĩ đƣa vào.
Cả Lê Huy Tiếp, Nguyễn Trung Tín và Nguyễn Đình Đăng đã gặt hái
đƣợc những thành công lớn bằng hội họa có yếu tố siêu thực với nhiều tác
phẩm xuất sắc, góp phần làm phong phú thêm cho hội họa Việt Nam.
Các họa sĩ Lê Huy Tiếp, Nguyễn Trung Tín và Nguyễn Đình Đăng, đã
thừa hƣởng một phần những thành tựu của hội họa siêu thực để phát triển
nghề nghiệp và họ đã thành công. Đó là một bài học vô cùng quý giá cho
ngƣời viết về sự kế thừa và phát triển trong sáng tác nghệ thuật. Việc đƣa yếu
tố siêu thực vào trong tranh là một gợi ý rất bổ ích trong việc mở rộng ngôn
ngữ tạo hình. Nó giúp họa sĩ có thể đạt tới sự tự do cả về tƣ tƣởng thẩm mĩ
lẫn hình thức sáng tác, góp phần làm phong phú hơn về ngôn ngữ hội họa
trong tác phẩm.
Cả Lê Huy Tiếp, Nguyễn Trung Tín và Nguyễn Đình Đăng, vẫn đang
bƣớc tiếp trên con đƣờng nghệ thuật. Họ vẫn đang miệt mài sáng tác và
truyền đạt lại nhiều kinh nghiệm quý giá cho những thế hệ đi sau. Chúng ta
hãy đón chờ những thành công tiếp theo của họ.
61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Lê Năng An, (1998), Những trào lưu lớn của nghệ thuật tạo hình hiện
đại, (Biên dịch). NXB Văn hóa thông tin.
2. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, (2010), Triển lãm Mỹ thuật Toàn
quốc 2006 – 2010, Cục xuất bản bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Pham Thị Chỉnh, (2005), Lịch sử Mĩ thuật thế giới. NXB Đại học sƣ
phạm.
4. Trần Khánh Chƣơng (chủ biên), (2013), Hôi Mỹ thuật Việt Nam, Mĩ
thuật Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh. NXB Mỹ Thuật.
5. Trần Khánh Chƣơng (chủ biên), (2013), Hôi Mỹ thuật Việt Nam, Mĩ
thuật Bắc miền Trung. NXB Mỹ Thuật.
6. Nguyễn Thị Bích Hằng, (2012), Từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa
thông tin.
7. Hoàng Thu Hằng, (2016), Hình tượng người trong tranh Siêu thực của
Salvador Daly, René Magritte và Paul Delvaux. Luận văn thạc sĩ Mỹ
thuật, Trƣờng Đại học Mĩ thuật Việt Nam.
8. Nguyễn Phi Hoanh, (1997), Mĩ thuật và nghệ sĩ, NXB TP Hồ Chí Minh
9. Hoàng Mạnh Hùng, (2007), Yếu tố Siêu thực trong Mỹ thuật truyền
thống Việt Nam. Khóa luận tốt nghiệp. Trƣờng Đại học Mĩ thuật Việt
Nam.
10. Sister Wendy Becket, Phạm Khải (dịnh), (2013), Câu chuyên nghệ
thuật, NXB Mĩ thuật
11. Lê Thanh Lộc, (1998), Từ Điển Mỹ thuật. NXB Văn hóa thông tin
12. Lê Thanh Lộc, (2009), Các phong trào hội họa. NXB Thông tin.
13. Michael Levey, (2008), Lịch sử nghệ thuật Phương Tây. NXB Mỹ
Thuât.
62
14. Mỹ thuật Nghệ An thế kỉ XX . NXB Nghệ An
15. Đặng Thị Bích Ngân, (2012), Từ điển Mỹ thuật phổ thông . NXB Mỹ
thuật.
16. Văn Ngọc (2004), Đi trong thế giới hội họa, NXB Trẻ
17. Nguyễn Phúc, (1978), Những khuynh hướng chủ yếu của Hội họa Tư
sản hiện đại. NXB văn hóa Hà Nội.
18. Phạm Minh Thảo và Nguyễn Kim Loan (2001), Lịch sử hội họa thế kỉ
XX, NXB Văn hóa thông tin.
19. Chu Phƣơng Thảo, (2012), Hội họa Siêu thực từ góc nhìn phân tâm
học của Freud. Khóa luận tốt nghiệp, Trƣờng Đại học Mĩ thuật Việt
Nam
20. Nguyễn Trân (1993), Giáo trình lịch sử Mỹ thuật Thế giới. NXB Mỹ
thuật Hà Nội.
21. Thái Bá Vân, (1997), Tiếp xúc với nghệ thuật. NXB Viện Mỹ thuật
Việt Nam.
22. Vietlex, trung tâm từ điển học, Từ điển tiếng Việt. NXB Đà Nẵng.
Tài liệu Internet
23. https://nguyendinhdang.wordpress.com/2016/01/23/tan-sieu-thuc-o-
nam-a-cuoc-doi-va-tac-pham-cua-nguyen-dinh-dang-ii/comment-page-
1/#comment-9382
24. https://nguyendinhdang.wordpress.com/2013/01/06/hieu-hoi-hoa-sieu-
thuc-the-nao-cho-dung/
25. André Breton (2 và 3/11/2004) “ Tuyên ngôn thứ nhất của Chủ nghĩa
Siêu thực” Phùng Kiên dịch, Phƣơng ngọc hiệu dịch, Nguồn:
26.
27. https://vi.wikipedia.org/wiki/Chủ_nghĩa_siêu_thực
28.
63
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM
TRẦN ĐÌNH HÙNG
YẾU TỐ SIÊU THỰC TRONG TRANH LÊ HUY TIẾP,
NGUYỄN TRUNG TÍN VÀ NGUYỄN ĐÌNH ĐĂNG
PHỤ LỤC ẢNH MINH HỌA
Chuyên ngành: Mỹ thuật tạo hình (hội họa)
Mã số: 60210102
Khóa: 18 (2015 – 2017)
GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN
PGS. TS. NGUYỄN NGHĨA PHƢƠNG
HÀ NỘI – 2017
64
PHỤ LỤC ẢNH MINH HỌA
Phụ lục 1. Yếu tố siêu thực biểu hiện trong tranh Lê Huy Tiếp65
Phụ lục 2. Yếu tố siêu thực biểu hiện trong tranh Nguyễn Trung Tín.72
Phụ lục 3. Yếu tố siêu thực biểu hiện trong tranh Nguyễn Đình Đăng79
65
PHỤ LỤC 1
YẾU TỐ SIÊU THỰC TRONG TRANH LÊ HUY TIẾP
1.1. Lê Huy Tiếp, Cô gái Và con chó trắng, 1975, Sơn dầu.
Nguồn: Lê Huy Tiếp
66
1.2. Huy Huy Tiếp, Sáng tác, 1978, Sơn dầu.
Nguồn: Lê Huy Tiếp
67
1.3. Lê Huy Tiếp, Chiến tranh,1986, sơn dầu.
Nguồn: Lê Huy Tiếp
1.4. Lê Huy Tiếp, Hòa bình, 1986, sơn dầu.
Nguồn: Lê Huy Tiếp
68
1.5. Lê Huy Tiếp, Cái bàn của người trực ca, 1987, sơn dầu.
Nguồn: Lê Huy Tiếp
69
1.6. Lê Huy Tiếp, Cái áo của người họa sĩ, sơn dầu.
Nguồn: Lê Huy Tiếp
1.7. Lê Huy Tiếp, Cơn bão đi qua, 2007, sơn dầu.
Nguồn: Lê Huy Tiếp
70
1.8. Lê Huy Tiếp, Kỷ vật, 2009, sơn dầu.
Nguồn: Lê Huy Tiếp
1.9. Lê Huy Tiếp, Kỷ vật 2, 2015, sơn dầu.
Nguồn: Lê Huy Tiếp
71
1.10. Lê Huy Tiếp, Tàu lớn Bản giao hưởng pha lê 6, 2013, sơn dầu.
Nguồn: Lê Huy Tiếp
72
PHỤ LỤC 2
YẾU TỐ SIÊU THỰC TRONG TRANH NGUYỄN TRUNG TÍN
2.1. Nguyễn Trung Tín, Buổi chiều, sơn dầu.
Nguồn: Tập vựng TLMT Toàn quốc 2010.
73
2.2. Nguyễn Trung Tín, Hà Nội 1972, sơn dầu.
Nguồn: Tập vựng TLMT Mở cửa 2016.
2.3. Nguyễn Trung Tín, Sống ở côn đảo, sơn dầu.
Nguồn: [28]
74
2.4 Nguyễn Trung Tín, Bên một chiến tích, sơn dầu.
Nguồn: Tập vựng TLMT Toàn quốc 2000
75
2.5. Nguyễn Trung Tín, Môt cửa sổ nhìn ra phố cổ.
Nguồn: [28]
76
2.6. Nguyễn Trung Tín, Nhảy dây, sơn dầu.
Nguồn: [4]
2.7. Nguyễn Trung Tín, Ban công và sen, sơn dầu.
Nguồn: [28]
77
2.8. Nguyễn Trung Tín, Ban công 2, sơn dầu.
Nguồn: [28]
78
2.9. Nguyễn Trung Tín, Tiếng vọng của biển, sơn dầu.
Nguồn: Tập vựng TLMT Việt Nam 2015
2.10. Nguyễn Trung Tín, Chân dung trong mưa, sơn dầu.
Nguồn: [28]
79
PHỤ LỤC 3
YẾU TỐ SIÊU THỰC TRONG TRANH NGUYỄN ĐÌNH ĐĂNG
3.1. Nguyễn Đình Đăng, Tiếng kèn thứ 5, 1990, sơn dầu.
Nguồn: [23]
80
3.2. Nguyễn Đình Đăng, Tam vị nhất thể, 1996, sơn dầu.
Nguồn: [23]
81
3.3. Nguyên Đình Đăng. Nàng Âu cơ mới, 1996, sơn dầu.
Nguồn: [23]
82
3.4. Nguyễn Đình Đăng, Kỵ sĩ đen, 1997, sơn dầu.
Nguồn: [23]
3.5. Nguyễn Đình Đăng, Những hồi chuông thủy tinh, 1996, sơn dầu.
Nguồn: [23]
83
3.6. Nguyễn Đình Đăng, Con voi tàng hình, 1999, sơn dầu.
Nguồn: [23]
3.7. Nguyễn Đình Đăng, Phù Đổng Thiên Vương, 2002, sơn dầu.
Nguồn: [23]
84
3.8. Nguyễn Đình Đăng, Lối ra, 2007, sơn dầu.
Nguồn: [23]
3.9. Nguyễn Đình Đăng, Truyền thuyết ngọc trai, 2000, Sơn dầu.
Nguồn: [23]
85
3.10. Nguyễn Đình Đăng, Những con châu chấu khổng lồ bị lảng quên, 2010, sơn dầu.
Nguồn: [23]
3.11. Nguyễn Đình Đăng, Phản ánh, 2012.
Nguồn: [23]
86
3.12. Nguyễn Đình Đăng, Ảo giác sau lễ hội 2013, sơn dầu.
Nguồn: [23]
87
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- yeu_to_sieu_thuc_trong_tranh_le_huy_tiep_nguyen_trung_tin_va_nguyen_dinh_dang_043_2075352.pdf