Luật cạnh tranh của liên minh Châu Âu

Ngay từ khi thành lập cộng đồng Châu Âu, chính sách cạnh tranh được coi như một công cụ quan trọng để thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế giữa các nước trong khối. Bởi vì cạnh tranh hữu hiệu là yếu tố cơ bản kích thích đổi mới, tăng năng suất lao động qua đó nâng cao mức sống của người dân. Được ghi nhận lần đầu tiên trong Hiệp ước Rome, các quy định về cạnh tranh tiếp tục được quy định và phát triển trong các Hiệp ước sau cũng như trong hệ thống pháp luật châu Âu.

doc11 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3966 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật cạnh tranh của liên minh Châu Âu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU       Ngay từ khi thành lập cộng đồng Châu Âu, chính sách cạnh tranh được coi như một công cụ quan trọng để thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế giữa các nước trong khối. Bởi vì cạnh tranh hữu hiệu là yếu tố cơ bản kích thích đổi mới, tăng năng suất lao động qua đó nâng cao mức sống của người dân. Được ghi nhận lần đầu tiên trong Hiệp ước Rome, các quy định về cạnh tranh tiếp tục được quy định và phát triển trong các Hiệp ước sau cũng như trong hệ thống pháp luật châu Âu. NỘI DUNG CHƯƠNG I. LUẬT CẠNH TRANH CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU  – NHỮNG VẤN  ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN 1. Đối tượng điều chỉnh. Luật cạnh tranh của EU dựa trên các mục tiêu chủ yếu của cộng đồng châu âu là phát triển hài hòa và cân đối giữa các nền kinh tế trong cộng đồng, tạo ra một thị trường chung thống nhất trong toàn cộng đồng, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Việc có đạt được các mục tiêu này hay không lại phụ thuộc vào phần lớn hoạt động của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, luật cạnh tranh của EU trước hết phải nhằm vào kiểm soát các doanh nghiệp với việc quy định về các hành vi như lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, kiểm sát việc sáp nhập, liên kết các doanh nghiệp... Đối tượng điều chỉnh của luật cạnh tranh còn là các quốc gia thành viên EU. Các chính phủ thành viên không được đặt ra hoặc duy trì các biện pháp nhằm hạn chế một trong ba nguyên tắc tự do cơ bản của liên minh : tự do lưu thông hàng hóa, tự do di chuyển và tự do cung cấp dịch vụ. Chính sách cạnh tranh của EU còn kiểm soát chặt chẽ các khoản trợ cấp của nhà nước dành cho các xí nghiệp của mình, để ngăn chặn xu hướng chính phủ các nước thông qua thông qua các khoản trợ cấp hay những đặc quyền nào đó bù đắp cho các công ty độc quyền. Ngoài ra, trong các lĩnh vực cụ thể (13 lĩnh vực), luật cạnh tranh của Liên minh còn có những quy định điều chỉnh cụ thể như Quy định (EEC) số 1017/68 áp dụng các quy tắc cạnh tranh trong vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ và đường thủy nội địa; Quy định (EEC) số 3975/87 thủ tục áp dụng các quy tắc về cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong ngành vận tải hàng không... 2. Nguồn của pháp luật cạnh tranh EU.       Ngay từ khi thành lập cộng đồng Châu Âu, chính sách cạnh tranh được coi như một công cụ quan trọng để thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế  giữa các nước trong khối. Do đó các hiệp ước của EU đều ghi nhận điều khoản quy định luật cạnh tranh trong thị trường EU. Trên cơ sở đó, các quy định và chỉ thị cũng được ban hành để điều chỉnh vấn đề cạnh tranh. Nguồn của luật cạnh tranh EU gồm có các nguồn sau đây: 1. Các hiệp ước thành lập EU và các điều ước quốc tế sửa đổi, bổ sung các Hiệp ước này như hiệp ước Rome (quy định từ điều 81 đến điều 89), hiệp ước Nices (điều 85 đến điều 92). 2. Các điều ước quốc tế mà EU là thành viên như Hiệp ước giữa EU và Chính phủ Hoa Kỳ, với Canada... về việc hợp tác cạnh tranh. 3. Các quy định như Quy định 1/2003 về việc thực hiện các quy định về cạnh tranh đã được nêu trong hiệp ước, Quy định số 19/65/EEC của ngày 02 tháng 3 của Hội đồng về áp dụng Điều 85 của Hiệp ước một số loại hợp đồng và phối hợp áp dụng, Quyết định của Ủy ban ngày 23/05/2001 về các điều khoản tham chiếu của buổi điều trần trong thủ tục tố tụng cạnh tranh... 4. Chỉ thị, quy định được thông qua bởi các hội đồng và ủy ban chỉ định các nghĩa vụ của các nước thành viên thu được từ các Hiệp ước trong khu vực có liên quan 5. Quyết định của ủy ban trong các lĩnh vực cụ thể, trong các trường hợp cá nhân, ví dụ Quyết định của Ủy ban ngày 24/07/2002 liên quan đến một vụ kiện theo Điều 81 của Hiệp ước EC (Case COMP/E-3/36.700). 6. Các bản án của Tòa án Liên minh châu Âu 3. Nội dung pháp luật cạnh tranh của Liên minh châu Âu Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh: Khoản 1 điều 81 hiệp định Rome qui định : “Mọi thỏa thuận giữa các doanh nghiệp, mọi quyết định liên kết giữa các doanh nghiệp và mọi thỏa thuận khác khả năng điều chỉnh quan hệ thương mại giữa các quốc gia thành viên và có đối tượng hoặc hệ quả ngăn cản, hạn chế hoặc làm sai lệch quy luật cạnh tranh trên thị trường chung của liên minh thì đều bị cấm”. * Các điều kiện cấm các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong pháp luật của liên minh châu âu + Điều kiện liên quan đến các bên tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Khoản 1 điều 81 hiệp định Rome đã quy định rất rõ rằng các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh do các doanh nghiệp tiến hành. Do đó, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội như bảo hiểm xã hội ...không thuộc đối tượng điều chỉnh của điều luật này. +Điều kiện liên quan đến đối tượng của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Điều kiện này bao gồm các yếu tố: - Phải có một thỏa thuận. Theo khoản 1 điều 81 thì thỏa thuận gồm ba dạng sau: Thỏa thuận thông thường;  Quyết định liên kết doanh nghiệp và các thỏa thuận khác. - Thỏa thuận đó phải có đối tượng hoặc hậu quả hạn chế cạnh tranh. * Về  cơ chế miễn trừ Trong Luật cạnh tranh EU có hai trường hợp được miễn trừ  như sau: Miễn trừ từng trường hợp. + Điều kiện tích cực : Thứ nhất thỏa thuận đó phải phát sinh hậu quả tích cực đối với thị trường. Ví dụ thỏa thuận chuyên môn hóa, thỏa thuận hợp tác và thỏa thuận nghiên cứu chun; Thứ hai thỏa thuận đó phải dành cho người tiêu dùng một phần thích đáng của các hệ quả tích cực này. + Điều kiện tiêu cực: Thứ nhất thỏa thuận đó không được gây ra những hạn chế không cần thiết để đạt được những hiệu quả tích cực. Một thỏa thuận mà sản sinh ra những hậu quả vượt quá giới hạn cần thiết để đạt được mục tiêu tích cực thì không thể được xem xét miễn trừ.; Thứ hai thỏa thuận đó không được có mục đích loại bỏ cạnh tranh trên thị trường liên quan. Thỏa thuận đó phải được thông báo đến ủy ban trước khi các bên muốn thực hiện (chế độ tiền kiểm) Miễn trừ theo danh sách Theo ủy quyền của Hội đồng châu âu, Ủy ban châu âu  được phép ban hành danh mục các thỏa thuận được miễn trừ. Các nghị  định do Ủy ban châu âu ban hành đã quy định các thỏa thuận giữa các doanh nghiệp có thị phần kết hợp  ít hơn 20% đối với những thỏa thuận chuyên môn hóa hoặc 25% đối với thỏa thuận nghiên cứu và phát triển sẽ được tự động miễn trừ. Đối với thỏa thuận dọc, các doanh nghiệp có thị phần kết hợp dưois 30% tự động được miễn trừ. Tuy nhiên một số thỏa thuận thuộc loại “ thỏa thuận đen” thì không thể được miễn trừ, như thỏa thuận về giá, thỏa thuận hạn chế sản xuất, phân chia thị trường, hạn chế bán. Nếu các doanh nghiệp có thị phần kết hợp trên 30% thì  không được hưởng miễn trừ theo cơ chế danh sách mà chỉ có thể theo cơ chế  miễn từng trường hợp. Thống lĩnh thị trường và Lạm dụng vị trí thống lĩnh Hai nguồn pháp quy quan trọng nhất điều chỉnh hoạt động cạnh tranh liên quan tới thống lĩnh thị trường là điều 82 Hiệp định EC, quy định kiểm soát sát nhập số 4064/89, tuy nhiên hai văn bản này không xác định được định nghĩa thống lĩnh thị trường là gì. Trên thực tế, khái niệm thống lĩnh thị trường được Tòa án tối cao châu Âu phát triển thông qua các vụ tranh chấp do tòa giải quyết. Định nghĩa đó như sau: Vị trí với tiềm lực kinh tế của một doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp đó, thông qua khả năng tự hành động một cách độc lập với các đối thủ cạnh tranh, khách hàng hay người  tiêu dùng, có thể cản trở sự cạnh tranh hiệu quả trong thị trường. Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường được quy định tại điều 82 hiệp định EC bao gồm : Áp dụng trực tiếp hoặc gián tiếp các mức giá mua, bán hay các điều kiện thương mại không công bằng. Hạn chế sản xuất, thị trường, hay phát triển kỹ thuật có hại tới người tiêu dùng Áp dụng các điều kiện khác nhau cho các giao dịch tương tự với những đối tác thương mại khác nhau Ra điều kiện hợp đồng đối với các đối tác qua đó buộc đối tác phải chấp nhận những nghĩa vụ bổ sung mà xét về bản chất thương mại không có gì liên quan tới đối tượng của hợp đồng Về mặt tính chất của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, pháp luật EU phân biệt hai loại hành vi: Hành vi lạm dụng mang tính bóc lột và hành vi lạm dụng mang tính hạn chế cạnh tranh nói chung. Ngoài hai loại hành vi điển hình nói trên còn có một số trường hợp khác nữa như hành vi  từ chối cung cấp hàng, cấm đối tác không được nhập hàng của doanh nghiệp khác hay xuất hàng cho các doanh nghiệp khác… Muốn xác định vị trí thống lĩnh thì phải xác định những yếu tố sau: + Xác định thị trường liên quan: Thị trường sản phẩm hoặc thị trường kinh tế liên quan được  định nghĩa theo “ khả năng có thể thay thế được” của sản phẩm liên quan do những đặc tính giá cả và tính năng sử dụng. + Xác định vị trí thống lĩnh trên thị trường: Muốn xác định vị trí thống lĩnh trên thị  trường phải dựa trên những yếu tố khác nhau như thị phần (nếu thị phần quá thấp thì không thể nói đến vị trí thống lĩnh ví dụ trong vụ Métro, Tòa tư pháp liên minh châu âu đã kết luận rằng thị phần 5 đến 10 % tự nó đã loại bỏ khái niệm vị trí thống lĩnh), Các yếu tố khác (cấu trúc của doanh nghiệp hoặc thị trường, sự khác nhau về tầm vóc giữa một doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh). Giống như nội luật, luật cạnh tranh EU không chấp nhận khái niệm nhóm doanh nghiệp có vị trí độc quyền vì trong trường hợp này nó thiên về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hơn là lạm dụng vị trí thống lĩnh 3.3. Tập trung kinh tế . Tập trung kinh tế là “ sự kết hợp của nhiều doanh nghiệp độc lập thành một thực thể lớn hơn””. Hiệp định ECSC 1951 đã đưa ra các tiêu chí để xác định một vụ tập trung kinh tế: chủ thể có thể là doanh nghiệp, cá nhân và hình thức sáp nhập, mua lại cổ phần, cổ phiếu. Và cho đến năm 1989, ủy ban châu âu mới ban hành Nghị định số 4064/89. Theo đó, tập trung kinh tế được định nghĩa theo các tiêu chí: -  Hai hay nhiều doanh nghiệp độc lập sáp nhập - Một hoặc nhiều người đã nắm giữ quyền kiểm soát  ít nhất là một doanh nghiệp hoặc nhiều doanh nghiệp thông qua góp vốn hoặc mua cổ phần để có  được quyền kiểm soát tòa bộ hoặc một phần doanh nghiệp một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. * Thủ  tục kiểm soát TTKT Việc tập trung kinh tế được tiến hành theo một thủ tục được quy định rất chặt chẽ từ khâu hỏi ý kiến của Uỷ ban châu Âu ( Uỷ ban châu Âu sẽ một trong các quyết định từ chối cho phép tập trung; quyết định mở thủ tục; quyết định cho phép TTKT ngay) đến mở thủ tục, công bố quyết định, khiếu kiện. 3.4. Chính sách kiểm soát trợ cấp nhà nước Vấn  đề kiểm soát trợ cấp nhà nước đối với doanh nghiệp được quy định tại Điều 87 và 88 của Hiệp định Rome,cụ thể là “tất cả các biện pháp trợ cấp do các quốc gia thành viên thực hiện hoặc bằng cách sử dụng các nguồn lực của quốc gia đó dưới bất kỳ hình thức nào,trong chừng mực mà các biện pháp trợ cấp đó liên quan đến các giao dịch giữa các quốc gia thành viên, mà làm sai lệch hoặc đe dọa làm sai lệch cạnh tranh bằng việc hỗ trợ một nhóm doanh nghiệp hoặc một nhóm ngành nghề sản xuất” thì bị coi là đi ngược với thị trường chung. Trợ cấp của nhà nước có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức như miễn hoặc giảm thuế đối với doanh nghiệp. Các quốc gia thành viên có thể trợ cấp cho các doanh nghiệp trong nước nhằm giúp họ đối mặt với cạnh tranh có thể đến từ các quốc gia còn lại điều này sẽ tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh trong Liên minh và sẽ làm sai lệch cạnh tranh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trợ cấp của nhà nước có thể xem là chấp nhận được, chẳng hạn như trợ cấp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế ở những vùng kém thuận lợi, bảo tồn văn hóa và di sản và các dự án vì lợi ích chung của Châu Âu. 3.5. Giám sát và kiểm tra các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh.  Cơ quan chịu trách nhiệm chính thi hành chính sách cạnh tranh của EU là Ủy ban châu Âu. Các quốc gia thành viên trao cho Ủy ban vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển một thị trường thống nhất và đấu tranh cho tự do hóa thương mại. Trong việc thực thi chính sách cạnh tranh, Ủy ban đã thể hiện rất rõ vai trò này thông qua việc ngăn cản hoặc phê chuẩn việc sáp nhập doanh nghiệp hoặc các hoạt động điều tra trợ cấp nhà nước ở các quốc gia thành viên. Ủy ban châu âu tự mình hoặc theo đề nghị của một quốc gia thành viên, phối hợp với các cơ quan công quyền của các quốc gia thành viên có đề nghị ủy ban hỗ trợ để hướng dẫn việc áp dụng các chế tài dự kiến áp dụng đối với hành vi vi phạm các nguyên tắc nói trên. Nếu ủy ban phát hiện thấy có vi phạm, ủy ban sẽ đề nghị áp dụng các biện pháp để chấm dứt các vi phạm đó. Nếu các vi phạm đó vẫn không chấm dứt, ủy ban sẽ xử lí vi phạm đó bằng một quyết định. Ủy ban có thể công bố quyết định đó và cho phép các quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp cần thiết mà Ủy ban xác định các điều kiện và phương thức áp dụng để xử lí tình huống đó. Đối với các biện pháp trợ cấp của các quốc gia, Uỷ ban khi thấy có sự vi phạm có quyền quyết định rằng quốc gia có liên quan phải xóa bỏ hoặc sửa đổi biện pháp trợ cấp đó trong một thời hạn do ủy ban ấn định. Nếu quốc gia là đương sự không tuân thủ quy định này trong thời hạn ấn định, Ủy ban châu âu hay bất kì quốc gia thành viên nào khác đều có quyền khởi kiện đến tòa công lý châu âu. Tuy nhiên, theo yêu cầu của một quốc gia thành viên Hội đồng châu âu có thể quyết định theo nguyên tắc đồng thuận rằng một biện pháp trợ cấp do quốc gia này tiến hành hoặc phải tiến hành phải được coi là không đi ngược với thị trường chung, đơn yêu cầu của quốc gia thành viên đã được gửi đến Hội đồng châu âu có hệ quả làm gián đoạn thủ tục của ủy ban châu âu cho đến khi nào Hội đồng châu âu có quyết định chính thức. Tuy nhiên nếu hội đồng châu âu không có ý kiến gì trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, thì Ủy ban châu âu có quyền tiếp tục giải quyết. CHƯƠNG II. LUẬT CẠNH TRANH LIÊN MINH CHÂU ÂU – NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN 1. Những thành tựu đạt được. + Luật Cạnh tranh EU đã được áp dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực : năng lượng, tài chính, công nghệ, nông nghiệp… Trong phạm vi thẩm quyền của mình, Ủy ban châu Âu đã thực hiện nhiều chương trình nhằm thực hiện chính sách cạnh tranh của EU, điển hình như chương trình tự do hóa và nỗ lực mở cửa dịch vụ bưu chính, dịch vụ vận tải, các thị trường ga, điện, viễn thông,... Là ví dụ mạnh mẽ và điển hình nhất trong chương trình này, quá trình tự do hóa thị trường viễn thông EU đã được thực hiện thông qua: - Các Chỉ thị được quy định tại Điều 86 Hiệp ước EC, - Các Chỉ thị hài hòa hóa của Hội đồng theo Điều 95 (áp dụng các biện pháp cần thiết cho việc thành lập thị trường chung). - Chỉ thị khung năm 2002 đối với liên lạc điện tử. + Nhiều vụ việc vi phạm chính sách cạnh tranh của EU đã được đưa ra xét xử, điển hình như vụ việc của tập đoàn Intel – hãng sản xuất chip máy tính lớn nhất thế giới. Vào ngày 13 tháng năm 2009, Ủy ban châu Âu đã thông qua một quyết định cho rằng Tập đoàn Intel vi phạm Điều 82 của Hiệp ước EC bởi lạm dụng vị trí thống lĩnh của mình ở thị trường về các bộ xử lý trung tâm, chip máy tính,… Quyết định phạt 1.060.000.000 euros và nghĩa vụ phải chấm dứt các hoạt động bất hợp pháp của Intel đã được xác định. Ngoài trường hợp của Intel, một số trường hợp khác cũng bị xác định là vi phạm chính sách chống độc quyền của EU, đó là trường hợp của công ty Microsoft - với tư cách là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh trong lĩnh vực sản xuất phần mềm máy tính, Microsoft đã buộc khách hàng chỉ có thể mua được máy tính nếu chấp nhận mua kèm hệ điều hành Windows của mình. Ủy ban Châu Âu đã đệ trình các biện pháp để ngăn cản hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh này như phạt tiền, buộc Microsoft phải li-xăng công nghệ, hoặc buộc Microsoft phải chia nhỏ doanh nghiệp thông qua việc bán một lượng tài sản nhất định. Năm 2001, Uỷ ban châu Âu đã ra quyết định ngăn cấm vụ sáp nhập trị giá 45 tỷ USD giữa General Electric (GE) và Honeywell. Mặc dù các cơ quan cạnh tranh của Mỹ đã thông qua thoả thuận, nhưng Ủy ban châu Âu lo ngại rằng sự kết hợp giữa GE và Honeywell có thể dẫn đến việc độc chiếm thị trường sản xuất phụ tùng hàng không. Hội đồng cạnh tranh châu âu thể hiện quan điểm của mình rằng một sự kết hợp như vậy có thể dẫn đến việc khóa cửa thị trường trước các đối thủ cạnh tranh khác, và nỗ lực sáp nhập nói trên đã gây lo ngại cho nhiều hãng hàng không cũng như các đối thủ của GE và Honeywell ở cả hai bờ Đại Tây Dương. Đây là trường hợp đầu tiên một vụ sáp nhập giữa hai công ty của Mỹ đã bị phía châu Âu đơn phương bác bỏ. Ngoài ra, Ủy ban còn ra nhiều quyết định điều tra các trường hợp nghi vấn, như trường hợp ra quyết định điều tra với công ty máy tính IBM, đồng thời điều tra một số ngân hàng lớn của Mỹ và châu Âu như JP Morgan, Barclays, BNP Paribas, Citigroup, Commerzbank, Credit Suisse First Boston, Deutsche Bank, Goldman Sachs, HSBC, Morgan Stanley, Royal Bank of Scotland, UBS, Wells Fargo Bank/Wachovia, … Ủy ban châu Âu đã kiểm tra 16 ngân hàng đầu tư và Markit, nhà cung cấp thông tin thị trường tài chính hàng đầu, có thông đồng hay lạm dụng vị thế chi phối của mình để kiểm soát các thông tin tài chính hay không, và liệu các mức thuế ưu đãi mà 9 ngân hàng nhận được từ ICE Clear Europe, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán bù trừ hàng đầu, có khiến các đối thủ cạnh tranh của họ bị loại khỏi thị trường hay không. + Việc áp dụng luật cạnh tranh tại các quốc gia thành viên có sự khác nhau, EU đã có những nố lực nhất định để thống nhất các quy định về cạnh tranh không lành mạnh giữa các nước thành viên EU trong khuôn khổ chương trình hài hoà hoá pháp luật chung (legal harmonisation) của Cộng đồng Châu Âu. Dựa trên Công ước Paris về Bảo hộ Sở hữu Công nghiệp, các quốc gia Châu Âu đã phát triển các quy định chung theo nhiều hình thức, cấp độ, từ các nguyên tắc cơ bản về cạnh tranh tại Hiệp ước Rome 1957 đến những thoả thuận nhóm như Luật Nhãn hiệu chung của khối Benelux 1971 và những hướng dẫn chung từ EC đến các nước thành viên như Chỉ thị số 2005/29/EC. Mặc dù vậy, tính đến sự khác biệt còn tồn tại giữa hệ thống pháp luật của các quốc gia thành viên, EU đã bổ sung một số nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật, trong đó đặc biệt quan trọng là nguyên tắc nước xuất xứ tại Điều 28 của Hiệp ước Châu Âu, theo đó pháp luật của quốc gia nhập khẩu được ưu tiên áp dụng để đánh giá tính hợp pháp trong việc kinh doanh một loại hàng hoá nhất định. EC cũng đã ban hành Quy định số 2006/2004 ngày 27/10/2004 về việc hợp tác giữa các cơ quan chịu trách nhiệm thực thi pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của các quốc gia thành viên. - Dựa vào tình hình chung, EU đã đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh với các nền kinh tế khác trên thế giới, bởi toàn cầu hóa có ảnh hưởng lớn đến chính sách cạnh tranh của các quốc gia. EU đã đề xuất một chính sách cạnh tranh toàn cầu theo đó, chính sách cạnh tranh cần trở thành chủ đề quan tâm của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), hướng đến xây dựng một Tổ chức cạnh tranh quốc tế (WCO), nhằm tạo ra sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý cạnh tranh của tất cả các quốc gia. Theo quan điểm của EU, WCO sẽ đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật cạnh tranh theo hướng xóa bỏ sự phân biệt đối xử và trong trường hợp có tranh chấp giữa các cơ quan quản lý cạnh tranh quốc gia, WCO sẽ đóng vai trò là trọng tài xét xử các tranh chấp đó. Ngoài ra, WCO cũng sẽ trợ giúp việc xây dựng cơ chế thực thi chính sách cạnh tranh ở các quốc gia đang phát triển. Hoạt động đó sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh tốt cho các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia hoạt động.  2. Những mặt còn hạn chế. Mặc dù Ủy ban đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc thực thi chính sách cạnh tranh, song nhu cầu về tự do hóa thương mại khiến cho nhiều quốc gia thành viên cho rằng Ủy ban có quyền lực quá lớn và chính sách cạnh tranh không được thi hành một cách độc lập. Có thể lấy ví dụ về vụ De Havilland. Năm 1992, các doanh nghiệp nhà nước của Pháp và Ý mong muốn mua lại một nhà máy sản xuất máy bay loại nhỏ của Canada. Tuy nhiên, Ủy ban đã ngăn cản hoạt động mua bán này bởi họ cho rằng, nó sẽ dẫn đến sự tập trung quá mức trên thị trường sản xuất các loại máy bay nhỏ. Chính phủ Pháp và Ý đã kịch liệt phản đối vì cho rằng đây là sự can thiệp không có căn cứ, nhưng cũng không thể đảo ngược được quyết định của Ủy ban. Những tranh chấp tương tự như vậy chắc chắn sẽ trở nên phổ biến hơn trong thời gian tới khi chính sách cạnh tranh được áp dụng cả trong các ngành vốn vẫn được bảo hộ bởi các Chính phủ của các quốc gia thành viên, như viễn thông, bưu chính, năng lượng và giao thông. Có thể thấy, mặc dù châu Âu đã chính thức thiết lập thị trường chung nhưng nhiều lĩnh vực vẫn duy trì ở cấp độ quốc gia. Chính vì vậy, xung đột giữa Ủy ban và các quốc gia thành viên là điều không thể tránh khỏi. Không chỉ có vậy, cơ quan quản lý cạnh tranh EU hiện nay là một bộ phận của Ủy ban. Về nguyên tắc, hoạt động của Ủy ban và các thành viên của nó không chịu sức ép chính trị từ các Chính phủ của các quốc gia thành viên, nhưng điều này không phải lúc nào cũng được thực hiện triệt để trên thực tế. Ví dụ như trong vụ De Havilland, Ủy ban đã phân chia thành hai luồng quan điểm khác nhau đối với quyết định ngăn cản thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Trong vụ việc này, Chính phủ Pháp và Ý đã đặt những áp lực mạnh mẽ lên đại diện của họ tại Ủy ban với mong muốn thỏa thuận được thực hiện. Vì những lí do trên, hiện nay đã xuất hiện nhiều quan điểm cho rằng cần tách cơ quan cạnh tranh EU ra khỏi Ủy ban. Cơ quan này sẽ hoạt động độc lập và không chịu bất kỳ sức ép chính trị nào, chỉ tập trung vào việc áp dụng pháp luật cạnh tranh. Lúc này Ủy ban chỉ đóng vai trò là người giám sát hoạt động của Cơ quan cạnh tranh EU, sẽ can thiệp trong các trường hợp chính sách cạnh tranh có quan hệ với các vấn đề khác như môi trường, việc làm… Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định, Ủy ban phải giải thích rõ lý do của các quyết định đó. Như vậy, thay vì cơ chế hiện nay là Tòa án châu Âu giám sát Ủy ban là cơ chế Ủy ban giám sát cơ quan cạnh tranh EU khi cơ quan này được tách ra độc lập. Như vậy, kháng cáo các quyết định của cơ quan cạnh tranh EU có thể gửi tới Ủy ban, từ đó rút gọn thủ tục nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho các bên tranh chấp.  Bên cạnh đó là sự quá tải trong công việc kiểm soát các hoạt động hạn chế cạnh tranh. Với quy định về việc phải báo cáo Ủy ban và chỉ khi nào có sự phê chuẩn thì việc sáp nhập mới đượcdiễn ra, và trong điều kiện sự gia tăng nhanh chóng của các vụ sáp nhập trên toàn thế giới thì số lượng hồ sơ gửi đến Ủy ban ngày càng nhiều. Nếu như năm1994 chỉ có 95 vụ thì đến năm 2010 đã là 274 vụ. Và để đảm bảo khả năng thuyết phục Ủy ban ủng hộ việc sáp nhập, các doanh nghiệp đã đệ trình những bộ hồ sơ khổng lồ để giải thích cho hoạt động của mình. Điều này đã làm cho hiệu quả của công tác kiểm soát hoạt động sáp nhập các doanh nghiệp nói riêng cũng như các hoạt động hạn chế cạnh tranh nói chung không được đảm bảo. Chính vì vậy, mà hiện nay có những ý kiến cho rằng quyền lực của Ủy ban phải được chia sẻ. Sự chia sẻ này diễn ra trên hai phương diện: - Thứ nhất, chia sẻ quyền lực giữa Ủy ban và các cơ quan quản lý cạnh tranh của các quốc gia thành viên. - Thứ hai, cần tách cơ quan cạnh tranh ra khỏi bộ máy của Ủy ban, tức là tăng tính độc lập hơn cho cơ quan cạnh tranh của Liên minh. Theo nhóm chúng em, đây là một ý kiến khá phù hợp, làm như vậy sẽ đảm bảo được hiệu quả hoạt động bảo đảm cạnh tranh của Liên minh, khắc phục được những hạn chế trong chính sách cạnh tranh trong thời gian qua. KẾT LUẬN       Để  áp dụng có hiệu quả các quy định của Liên minh về luật cạnh tranh là vấn đề mà EU đang phải giải quyết. Trong những biện pháp cạnh tranh hết sức tinh vi của các công ty cũng như các chính phủ nhằm bảo vệ cho xí nghiệp của nước mình khỏi sự cạnh tranh ngày càng mạnh của thị trường thống nhất thì EU phải có những biện pháp thiết thực và các kế hoạch cụ thể để xây dựng hệ thống luật cạnh tranh hoàn thiện hơn cho toàn liên minh. Những kinh nghiệm từ các quy định của luật cạnh tranh Liên minh châu Âu cũng như thực tiễn áp dụng hi vọng sẽ đem lại cho Việt Nam những bài học thiết thực trong việc hoàn thiện các chính sách cạnh tranh – một lĩnh vực tương đối mới ở Việt Nam. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tập bài giảng, Pháp luật Liên minh châu Âu, Lê Minh Tiến – Phạm Hồng Hạnh, 2011. Nguyễn Thị The, Những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về liên minh kinh tế - tiền tệ châu Âu, 2006. Giáo trình Luật cạnh tranh Việt Nam, Trường đại học Luật Hà Nội, NXB. CAND, 2010. Nhân tố tác động và nội dung điều chỉnh trong chính sách cạnh tranh của Liên minh châu Âu, Ths. Đào Ngọc Báu, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp điện tử. Luật cạnh tranh của Pháp và liên minh châu Âu / ThS. Nguyễn Hữu Huyên . - H. : Tư pháp, 2004 Website: legislation_summaries/competition. Coommission

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuật cạnh tranh của liên minh châu âu.doc
Luận văn liên quan