Luật Dân Sự: Chia tài sản

Năm 1970, ông Q và bà K kết hôn với nhau và có con chung là chị G và anh H.Trong khoảng thời gian đó, ông Q sống chung với cô M như vợ chồng và đã có với cô M một người con là anh L, anh L lấy chị B và có hai đứa con là E và F. 10/2009, trên đường đi du lịch cùng cả gia đình do gặp tai nạn nên ông Q và anh L đã không may qua đời ( không biết ai chết trước ). Cả hai người đều không may qua đời nên không để lại di chúc và ông Q để lại khoản nợ do chơi bài là 8.000.000 đồng. Từ sự việc trên, chị B có đơn yêu cầu tòa án nhân dân quân X chia thừa kế di sản của anh L và ông Q. Qua điều tra, tòa xác định được: - Tài sản chung hợp nhất của Q và K là: 720.000.000 đồng. - Tài sản của ông Q và cô M trong thời gian họ chung sống với nhau là: 320.000.000 đồng. - Khoản tiền mà ông Q đang nợ là: 8.000.000 đồng. - Tài sản chung hợp nhất của anh L và chị B là: 240.000.000 đồng.

doc3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3236 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật Dân Sự: Chia tài sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xây dựng tình huống: Năm 1970, ông Q và bà K kết hôn với nhau và có con chung là chị G và anh H.Trong khoảng thời gian đó, ông Q sống chung với cô M như vợ chồng và đã có với cô M một người con là anh L, anh L lấy chị B và có hai đứa con là E và F. 10/2009, trên đường đi du lịch cùng cả gia đình do gặp tai nạn nên ông Q và anh L đã không may qua đời ( không biết ai chết trước ). Cả hai người đều không may qua đời nên không để lại di chúc và ông Q để lại khoản nợ do chơi bài là 8.000.000 đồng. Từ sự việc trên, chị B có đơn yêu cầu tòa án nhân dân quân X chia thừa kế di sản của anh L và ông Q. Qua điều tra, tòa xác định được: Tài sản chung hợp nhất của Q và K là: 720.000.000 đồng. Tài sản của ông Q và cô M trong thời gian họ chung sống với nhau là: 320.000.000 đồng. Khoản tiền mà ông Q đang nợ là: 8.000.000 đồng. Tài sản chung hợp nhất của anh L và chị B là: 240.000.000 đồng. Giải quyết tình huống: 1. Chia di sản của ông Q 1.1: Xác định tổng số di sản của ông Q: Theo Điều 643 BLDS 2005: “ Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tàn sản chung với người khác.”, vì vậy di sản của ông Q được xác định như sau: Ông Q có vợ là K, tuy nhiên trong quá trình hôn nhân vẫn chung sống như vợ chồng với cô M, vì vậy ông Q với cô M không được thừa nhận là có quan hệ hôn nhân hợp pháp ( cô M không được hưởng thừa kế theo pháp luật tài sản của ông Q ). Như vậy, tài sản của ông Q với cô M thuộc quan hệ sở hữu chung theo phần ( Điều 216. BLDS 2005 ), còn tài sản của ông Q với bà K là tài sản chung hợp nhất của vợ chồng. Vì không xác định được phần quyền tài sản của ông Q và cô M trong khối tài sản chung nên coi như quyền tài sản trong khối tài sản chung của hai người là ngang nhau. Vậy tài sản chung hợp nhất của ông Q và bà K trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp là: 720.000.000 + ( 320.000.000/2 ) = 880.000.000 đồng (1) Theo quy định của pháp luật, đối với sở hữu chung hợp nhất khi vợ hoặc chồng chết, phần di sản của người của người chết được xác định bằng 1/2 tổng giá trị trong khối tài sản chung hợp nhất của vợ chồng. Vậy di sản của ông Q là: 880.000.000 : 2 = 440.000.000 đồng (2) Theo khoản 8 điều 683 BLDS 2005: “ Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây: 8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác.” nên khoản nợ mà ông Q đang nợ sẽ được trừ vào tổng di sản của ông Q. Vậy tổng di sản của ông Q là: 440.000.000 – 8.000.000 = 432.000.000 đồng (3) 1.2. Chia di sản của ông Q: Vì ông Q qua đời không để lại di chúc vì vậy tổng di sản của ông Q được chia theo pháp luật ( Điểm a Khoản 1 Điều 675 BLDS 2005 ). Theo thứ tự, ở hàng thừa kế thứ nhất có bà K, chị G, anh H và anh L. Số di sản của ông Q được chia thành 4 phần và bằng 1/4 tổng di sản. Vậy bà K, chị G, anh H và anh L mỗi người được nhận số di sản là: 432.000.000 : 4 = 108.000.000 đồng (4) Vì anh L và ông Q chết cùng một thời điểm, theo điều 677 BLDS 2005: “ Thừa kế thế vị, trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng…”, vì thế mà hai con của anh L là E và F được hưởng thừa kế thế vị từ anh L sau khi đã nhận di sản của ông Q. E và F mỗi người nhận được 1/2 phần di sản thừa kế của anh L: 108.000.000 : 2 = 54.000.000 đồng (5) 2. Chia di sản của L 2.1. Xác định tổng số di sản của L: Theo quy định của pháp luật, đối với sở hữu chung hợp nhất khi vợ hoặc chồng chết, phần di sản của người của người chết được xác định bằng 1/2 tổng giá trị trong khối tài sản chung hợp nhất của vợ chồng. Tài sản chung hợp nhất của anh L và chị B là 240.000.000 đồng. Di sản của anh L là: 240.000.000 : 2 = 120.000.000 đồng (6) 2.2. Chia di sản của L: Do anh L chết không để lại di chúc nên di sản của anh L được chia theo pháp luật. Ở hàng thừa kế thứ nhất có bà M, chị B, 2 người con là E và F. Số di sản của anh L được chia thanh 4 phần bằng nhau và bằng 1/4 Phần di sản mà bà M, chị B, 2 người con là E và F nhận được là: 120.000.000 : 4 = 30.000.000 đồng (7) C. Kết Luận Từ (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7) cùng các phân tích theo quy định của pháp luật hiện hành về thừa kế, có thể chứng minh được tình huống đã xây dựng ở trên hoàn toàn phù hợp với kết quả chia di sản của ông Q và anh L theo quyết định của tòa án nhân dân quận X.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuật Dân Sự- Chia tài sản.doc
Luận văn liên quan