Luật đất đai 1993 là đạo luật của nền kinh tế thị trường thời kì đầu ở Việt Nam
Luật đất đai 1993 là đạo luật ra đời sau khi nhà nước đã ban hành Hiến pháp 1992 - Hiến pháp của thời kì đổi mới: phát triển kinh tế thị trường có định hướng. Do vậy so với Luật đất đai 1987, Luật đất đai 1993 đã có nhiều bổ sung, thay đổi tiến bộ về giao đất, sử dụng đất, mua bán quyền sử dụng đất, tạo đều kiện cho phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Khẳng định nhất quán “đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước thống nhất quản lý”. Đây là tư tưởng xuyên suốt về đất đai của đảng và nhà nước ta được thể hiện trong các Hiến pháp 1980, 1992. Nhưng trong luật đất đai 1993 tư tưởng này đã được làm rõ hơn. Đã chỉ ra các mối quan hệ giữa Nhà nước và đất đai (điều mà Luật đất đai 1987 chưa có được).
3 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5574 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật đất đai 1993 là đạo luật của nền kinh tế thị trường thời kì đầu ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập tuần 1
Môn : Luật đất đai
Sinh viên : Nguyễn Hữu Hòa
Mã số : QT31A024
Khoa : Quốc tế
Trường : Đại học luật Hà Nội
Đề số 2: Luật đất đai 1993 là đạo luật của nền kinh tế thị trường thời kì đầu ở việt Nam
Bài làm :
Luật đất đai 1993 là đạo luật ra đời sau khi nhà nước đã ban hành Hiến pháp 1992 - Hiến pháp của thời kì đổi mới: phát triển kinh tế thị trường có định hướng. Do vậy so với Luật đất đai 1987, Luật đất đai 1993 đã có nhiều bổ sung, thay đổi tiến bộ về giao đất, sử dụng đất, mua bán quyền sử dụng đất, … tạo đều kiện cho phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Khẳng định nhất quán “đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước thống nhất quản lý”. Đây là tư tưởng xuyên suốt về đất đai của đảng và nhà nước ta được thể hiện trong các Hiến pháp 1980, 1992. Nhưng trong luật đất đai 1993 tư tưởng này đã được làm rõ hơn. Đã chỉ ra các mối quan hệ giữa Nhà nước và đất đai (điều mà Luật đất đai 1987 chưa có được).
Xác định rõ giữa quản lý nhà nước về đất đai, quản lý các hoạt động kinh doanh về đất đai.
Quản lý nhà nước về đất đai thông qua giao đất, quy định mục đích sử dụng đất. Luật còn quy định rõ quyền hạn của các cơ quan từ trung ương tới địa phương về quyền hạn, nhiệm vụ trong quản lý hành chính nhà nước về đất đai
Nhà nước cho phép người dân mua, bán quyền sử dụng đất (tại Khoản 3 Điều 73 Luật đất đai 1993) tạo điều kiện hoạt động kinh doanh mua bán đất đai. Đây là một điểm mới đã đưa hoạt động mua bán vốn được thực hiện chui hoặc núp dưới hình thức giao dịch khác vào tầm quản lý của nhà nước. Nhà nước quản lý các hoạt động này thông qua việc cho phép đăng kí lại quyền sủ dụng đất, thu thuế và các loại phí khác liên quan.
Đổi mới chính sách tài chính về đất đai: Một trong các mối liên hệ giữa nhà nước với đất đai; thể hiện rằng nhà nước quản lý hiệu quả đất đai trong kinh tế thị trường là xác định đất đai trở thành nguồn thu lớn cho Nhà nước. Luật đất đai 1993 đã có các quy định chi tiết về thuế và lệ phí khi người dân có các giao dịch về đất như: thuế sử dụng đất; thuế chuyển quyền sử dụng đất; lệ phí địa chính theo quy định của pháp luật; … Các thuế này còn là để điều tiết các nguồn lợi phát sinh thông qua hoạt động mua bán quyền sử dụng đất. Ngoài ra pháp luật còn cho phép Việt kiều, người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thuê đất. Tổ chức đấu giá đất, đấu thầu các dự án có sử dụng đất. Đất đã trở thành nguồn lực quan trọng cho ngân sách Nhà nước để phát triển kinh tế đât nước
Mở rộng khái niệm người sử dụng đất các quyền của người sử dụng đất.
Ngưởi sử dụng đất theo luật đất đai 2003 đã đầy đủ hơn khi thêm hộ gia đình; tổ chức, cá nhân nước ngoài (Điều 1 Luật đất đai 1993); nhà thờ, và các cơ sở tôn giáo khác (Điều 51 Luật đất đai 1993)vào đối tượng là người sử dụng đất.
Ngoài ra các quyền mới của người sử dụng đất (so với luật đất đai 1987) nêu tại Điều 73 Luật đất đai 1993 là:
Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
Được quyền góp đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật phù hợp với mục đích khi giao đất;
Được quyền khiếu nại, tố cáo về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
Các quyền mới của người sử dụng đất được quy định trong Luật đất đai 1993 là biển hiện rõ nhất về định hướng phát triển kinh tế thị trường cuả nhà nước. Với người dân quyền sử dụng đất đã trở thành một tài sản hợp pháp, có thể sử dụng linh hoạt hơn vào đầu tư, phát triển kinh tế
Xác lập cơ sở pháp lý cho việc ra đời thị trường quyền sử dụng đất có tổ chức, thực hiện vệc đấu thầu dự án
Việc ra dời thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất có tổ chức là cần thiết để khai thác tài sản to lớn này cho phát triển đất nước. Các quy định chặt chẽ, rõ ràng hơn của nhà nước về thừa nhận quyền sử dụng đất như cấp sổ đỏ; cho phép mua , bán đất là các cơ sở pháp lý mang tính tiên đề cho xuất hiện thị trường quyền sử dụng đất, đấu giá đất, thực hiện đấu thầu các dự án có sử dụng đất. Các hoạt động trên vốn rất sôi động và là nguồn thu tài chính không nhỏ của nhà nước trong nền kinh tế thị trường.
Tuy Luật đất đai 1993 có nhiều hạn chế nhưng đã phần nào đáp ứng được nhu cấp phát triển của xã hội trong những năm đầu xây dựng nền kinh tế thị trường. Từ 1993 tới nay luật đất đai đã được sửa đổi nhiều lần và thay thế bằng luật đất đai 2003 phù hơn với điều kiện kinh tế mới. Nhưng không thể phủ nhận vai trò nền tảng của luật đất đai 1993 và khẳng định “Luật đất đai 1993 là đạo luật của nền kinh tế thị trường thời kì đầu ở việt Nam”
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luật đất đai 1993 là đạo luật của nền kinh tế thị trường thời kì đầu ở việt Nam.doc