Luật hợp đồng trong pháp luật thông lệ
Luật Hợp đồng trong Pháp luật Thông lệ
Phần Trình Bày của Gary F. Bell, Phó Giáo Sư,
Đại học Luật, Đại học Quốc gia Singapore
Vai trò của Yếu tố Đối Ứng (Consideration)
I. Truyền thống Pháp luật Thông lệ là gì ?
(Tài liệu tham khảo kèm theo: “ Truyền thống Pháp luật Hoa Kỳ trong các Hệ thống Pháp luật phương Tây” của Gary F. Bell).
ã Đối chiếu “truyền thống pháp luật” và văn hoá dân tộc với “hệ thống pháp luật” và các sắc luật trong nước.
ã Khi pháp luật được xem là một nền văn hoá. Tìm hiểu một nền “văn hoá pháp luật” mới : Luật Thông lệ.
- Truyền thống pháp luật Thành văn (Civil law ) và pháp luật Thông lệ (Common law).
ã Nguồn gốc của pháp luật Thông lệ:
-luật do chánh án tạo ra: pháp luật Thông lệ cũ
-luật do chánh án tạo ra sau cải cách : khái niệm “Công Bình” (Equity) trong pháp luật Thông lệ.
-các văn bản pháp luật: là ngoại lệ đối với pháp luật Thông lệ
ã Ảnh hưởng của nguồn gốc trên phương pháp luận của hệ thống pháp luật Thông lệ.
ã So sánh truyền thống pháp luật Thông lệ của Khối Thịnh vượng Anh và truyền thống pháp luật Thông lệ của Hoa Kỳ.
5 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3527 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật hợp đồng trong pháp luật thông lệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luật Hợp đồng trong Pháp luật Thông lệ
Phần Trình Bày của Gary F. Bell, Phó Giáo Sư,Đại học Luật, Đại học Quốc gia SingaporeVai trò của Yếu tố Đối Ứng (Consideration)I. Truyền thống Pháp luật Thông lệ là gì ?(Tài liệu tham khảo kèm theo: “ Truyền thống Pháp luật Hoa Kỳ trong các Hệ thống Pháp luật phương Tây” của Gary F. Bell).• Đối chiếu “truyền thống pháp luật” và văn hoá dân tộc với “hệ thống pháp luật” và các sắc luật trong nước.• Khi pháp luật được xem là một nền văn hoá. Tìm hiểu một nền “văn hoá pháp luật” mới : Luật Thông lệ.- Truyền thống pháp luật Thành văn (Civil law ) và pháp luật Thông lệ (Common law).• Nguồn gốc của pháp luật Thông lệ:-luật do chánh án tạo ra: pháp luật Thông lệ cũ-luật do chánh án tạo ra sau cải cách : khái niệm “Công Bình” (Equity) trong pháp luật Thông lệ.-các văn bản pháp luật: là ngoại lệ đối với pháp luật Thông lệ• Ảnh hưởng của nguồn gốc trên phương pháp luận của hệ thống pháp luật Thông lệ.• So sánh truyền thống pháp luật Thông lệ của Khối Thịnh vượng Anh và truyền thống pháp luật Thông lệ của Hoa Kỳ.II. Khi luật pháp dựa trên án lệ : yếu tố “Đối Ứng” (consideration) trong pháp luật Thông lệ• Học thuyết về tiền lệ pháp (precedent) và nghĩa vụ tuân thủ tiền lệ pháp (stare decisis)- Vụ kiện “Stilk kiện Myrick” (bản dịch kèm theo): một ví dụ về yêu cầu phải có đối ứng.- Yêu cầu Đối Ứng là gì ?Yêu cầu phải có Ngĩa vụ Đối Ứng là sự khác biệt chính giữa luật hợp đồng của các nước theo pháp luật Thành văn và các nước theo pháp luật Thông lệa) Khác biệt trong cách định nghĩa từ “hợp đồng”Tại hầu hết các nước theo pháp luật Thành văn, hành vi tặng quà là một hợp đồng, hành vi kết hôn là một hợp đồng. Theo pháp luật Thông lệ, chỉ có hợp đồng khi có sự trao đổi qua lại (có đối ứng).b) Tại sao một đề nghị mua bán không dựa trên sự đối ứng nhưng vẫn có tính ràng buộc ?Tại hầu hết các nước theo pháp luật Thành văn, nếu bạn đề nghị mua bán và nói rằng đề nghị này có hiệu lực trong ba ngày, bạn phải giữ lời hứa suốt ba ngày ấy. Bạn không thể đổi ý. Nếu tôi không nhầm, đó là nội dung Điều 396 và 298 của Bộ Luật Dân sự VN:
Trích dẫn:
Điều 396 Bộ Luật Dân sự VN :Khi một bên đề nghị bên kia giao kết hợp đồng có nêu rõ nội dung chủ yếu của hợp đồng và thời hạn trả lời, thì không được mời người thứ ba giao kết trong thời hạn chờ trả lời và phải chịu trách nhiệm về lời đề nghị của mình.
Tại một số nước theo pháp luật Thành văn, ngay khi bạn không quy định thời hạn cho việc nhận lời, bạn vẫn không thể rút lại đề nghị mua bán trước một thời gian hợp lý. Nếu không, hành vi của bạn sẽ bị xem là một hành vi lạm quyền hay thiếu thiện chí.Ngược lại, theo pháp luật Thông lệ, trên nguyên tắc, bạn có quyền rút lại đề nghị mua bán bất cứ lúc nào, trừ khi có một sự đối ứng của phía được đề nghị để đổi lấy việc bạn duy trì lời đề nghị.Tại Hoa Kỳ: đối với một vài loại hợp đồng, quan điểm truyền thống trên đã thay đổi :Dẫn chiếu: Bộ Luật Thương Mại Thống nhất Hoa Kỳ (Uniform CommercialCode – UCC).Dưới đây là những điều luật trong Phần 2 của Bộ luật Thương mại Thống nhất Hoa Ký về Quan hệ mua bán ( thường bao gồm các giao dịch mua bán hàng hoá, khác với giao dịch với mục đích đảm bảo, xem phần 2-102 của Bộ luật):
Trích dẫn:
Điều 2- 205 UCC Đề nghị mua bán cố địnhĐề nghị mua hoặc bán hàng bằng văn bản của một thương nhân trong đó các điều khoản cam kết đề nghị mua bán được để ngỏ, sẽ không thể bị huỷ bỏ vì lý do thiếu đối ứng trong khoảng thời gian được quy định hoặc nếu không thì trong khoảng thời gian hợp lý không vượt quá 3 tháng; nếu điều khoản này được nêu trong bản hợp đồng của người được đề nghị, thì phải được xác nhận bằng chữ ký riêng rẽ của người đề nghị.
Nhiều nước đã tìm cách dung hòa hai quan điểm trái ngược nói trên:Công ước Liên Hiệp Quốc về Hợp đồng Mua bán Hàng hóa Quốc tế (TheUnited Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods – CISG - 1980)Về khả năng hủy bỏ đề nghị mua bán:
Trích dẫn:
Điều 16 CISGđề nghị mua bán vẫn có thể được hủy bỏ bất cứ lúc nào khi hợp đồng chưa kết thúc, nếu sự hủy bỏ đến tai người được đề nghị trước khi người này kịp bày tỏ sự chấp thuận mua/bán.
Tuy nhiên, đề nghị mua bán không thể được hủy bỏ:(a) nếu đề nghị có nói rõ là không thể được hủy bỏ, hoặc bằng cách quy định thời hạn để nhận lời, hoặc bằng cách nào khác; hoặc(b) nếu việc người được đề nghị tin rằng đề nghị không thể được hủy bỏlà hợp lý, và người được đề nghị đã có hoạt động liên quan đến đề nghịmua bán.Một vài thay đổi trong hợp đồng có thể không có hiệu lực dù hai bên đã đồng ý:A và B hợp đồng với nhau rằng A sẽ bán cho B một cuốn sách với giá $30.Theo pháp luật Thành văn, nếu về sau B đồng ý với A là sẽ trả $40 thay vì $30, sự thoả thuận thứ hai này (novation) có hiệu lực và B phải trả $40.Xin tham khảo Điều 417 Bộ Luật Dân sự VN.Theo pháp luật Thông lệ, trong trường hợp này B đã đưa ra một “đối ứng” (lời hứa trả thêm tiền) trong khi A không hứa cung ứng một cái gì mới (vẫn bán cuốn sách ấy, không có gì thay đổi). Do A không có gì làm đối ứng mới nên thoả thuận thứ hai bị xem là không có hiệu lực. B chỉ cần trả $30 dù đã đồng ý trả $40.Để thoả thuận thứ hai được xem là có hiệu lực, A lẽ ra phải kèm theo một đối ứng mới, ví dụ như, hứa giao sách sớm hơn, hoặc đóng gói một cách lịch sự hoặc phải trao sách với nụ cười tươi tắn… !Tất nhiên, điều này có thể được xem là bất công nếu người được hứa đặt niềm tin vào lời hứa, hành động theo lời hứa rồi sau đó mới vở lẽ là lời hứa không có hiệu lực. Pháp luật Thông lệ đã đề ra giải pháp cho tình huống này; đó là khái niệm estoppel và promissory estoppel. Tuy nhiên giải pháp này chỉ bảo vệ người được hứa một phấn nào thôi.Trong luật hợp đồng Mỹ hiện hành, vấn đề này đã được cải cách đối với các hợp đồng được chi phối bởi Điều 2-UCC:
Trích dẫn:
Điều 2-209 UCC: Thay đổi, huỷ bỏ và từ bỏThoả thuận thay đổi hợp đồng trong phạm vi Điều này có hiệu lực màkhông cần phải có sự đối ứng
Trên thế giới, CISG đã cố dung hòa sự khác biệt giữa pháp luật Thông lệ và pháp luật Thành văn về điểm này: Trích dẫn:Điều 29 CISGHợp đồng có thể được sửa đổi hoặc chấm dứt chỉ cần bằng thoả thuận của các bên.Điểm đáng lưu ý là, bản tiếng Pháp và bản tiếng Anh (hai trong sáu bản chính thức) của Điều 29 lại rất khác nhau.Bản tiếng Anh: A contract may be modified or terminated by the mere agreement of the parties.Bản tiếng Pháp: Un contrat peut être modifie ou resilíe par accord amiable entre les parties.Bản tiếng Anh của Điều 29 CISG có vẻ hợp lý hơn vì sử dụng cụm từ “meere agreement” (chỉ cần bằng thoả thuận). Cụm từ này đối với một người nói tiếng Anh có nghĩa là “chỉ cần bằng thỏa thuận của các bên mà không cần có đối ứng mới”.Trong khi đó, bản tiếng Pháp sử dụng cụm từ “par accord amiable entre les parties”; cụm từ này sẽ được một người nói tiếng Anh hiểu là “theo thỏa thuận chân tình giữa hai bên” thay vì “chỉ cần bằng thoả thuận”.Lý do của sự khác biệt này có thể là, do các luật sư Pháp theo pháp luật Thành văn không quen với khái niệm phải có đối ứng, từ “meere” ở đây không có vai trò và họ không biết phải dịch nó ra sao.Người thứ ba không có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ mang lại lợi ích cho mình Trong pháp luật Thành văn, nếu A hợp đồng với B là sẽ đưa tiền cho B và B sẽ đưa ôtô cho C, bên thứ ba, C, có thể thưa kiện B trực tiếp.Nếu tôi không nhầm, đó là nội dung Điều 414 Bộ Luật Dân sự VN.
Trích dẫn:
Điều 414 Bộ Luật Dân sự VN: Thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba:Khi thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba, thì người thứ ba cóquyền trực tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối vớimình;…
Trong pháp luật Thông lệ, do C đã không có gì làm đối ứng cho B, C không có quyền thưa kiện B trực tiếp.Anh và Singapore gần đây đã ra sắc luật cải cách tình trạng này. Đây là một thay đổi tận gốc chưa được tất cả các nước theo pháp luật Thông lệ làm theo.Ví dụ của sự cải cách này trong luật hợp đồng của Anh.
Trích dẫn:
Quyền hạn của bên thứ ba. Điều 1999 c.31:1.-(1) Như quy định bởi Điều này, một người không phải là một bên trong hợp đồng (người “thứ ba”) có quyền yêu cầu một điều khoản trong hợp đồng được thực hiện nếu như:(a) hợp đồng ghi rõ ràng là người ấy có quyền này, hoặc(b) chiếu theo khoản (2), điều khoản đó có mục đích mang lại lợi ích cho người thứ ba.
III. Đối với luật sư đang hành nghề, sự khác biệt giữa hai truyền thống pháp luật này có ý nghĩa gì ?• Cơ hội được tiếp cận với không chỉ một ngôn ngữ và luật pháp mới, mà cả một nền văn hoá mới và các loại hình pháp luật mới.• Cần phải cảnh giác các thuật ngữ tưởng chừng là quen thuộc. Cùng một từ có thể không cùng một nghĩa trong hai hệ thống. Ví dụ: “Hợp đồng” được định nghĩa khác nhau. “Đề nghị mua bán” có những hàm ý khác nhau- Trong tiếng Anh không có hai từ khác nhau cho hai khái niệm “ius” droit, derecho, Reicht, hukum v.v…) và “lex” ( loi, ley, Gesetz, undang- undang v…v..) của hệ thống luật thành văn. Cả hai khái niệm này thường được dịch sang tiếng Anh bằng mỗi một từ “luật” ( mặc dù nhiều khi ” ius” phải được dịch là “right” (quyền).• Soạn thảo hợp đồng trong hệ thống luật thông lệ :- chi tiết hơn so với trong hệ thống luật thành văn ( vì không có bộ luật hoặc “nguyên tắc chân thực” để dựa vào).- cần phải đề ra các điều khoản cụ thể nếu muốn dựa trên hay ngược lại, né tránh học thuyết của một án lệ nào đó.- truyền thống lý giải hợp đồng một cách khác quan (như một người thứ ba đứng bên ngoài sẽ lý giải) hơn là chủ quan là một lý do để trình bày mọi điều một cách rõ ràng (truyền thống soạn thảo chi tiết)- các quy tắc về chứng cứ đòi hỏi hợp đồng phải được viết ra (một văn bản không thể bị phủ nhận bằng chứng cứ nói)- hiểu các nghĩa vụ hợp đồng theo nghĩa hẹp.- không được chính thức hóa bởi công chứng và các bên không có bản gốc, vì vậy phải luôn có bản sao
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luật Hợp đồng trong Pháp luật Thông lệ.doc