Luật Liên minh châu Âu: thực tiễn quan hệ đầu tư Việt Nam và EU
I - Thực tiễn quan hệ Việt Nam – EU trong lĩnh vực đầu tư
1.Trước khi gia nhập WTO
Trong suốt 2 thập kỷ 80 – 90, các nhà đầu tư EU chủ yếu chú trọng vào thị trường của chính mình và các quốc gia Đông Âu, Trung Âu. Do đó, trong khoảng thời gian này, hầu như quan hệ đầu tư giữa EU và Việt Nam chưa có thành tựu nào đáng kể. Tuy nhiên, vào năm 1996 sau khi EU công bố chiến lược Châu Á mới thì các nhà đầu tư của họ đã tăng cường hiện diện ở Việt Nam. Phái đoàn Ủy ban châu Âu tại Việt Nam được thành lập và chính thứchoạt động từ năm 1996. Từ đó tới nay, quan hệ Việt Nam - EU đã phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, trong đó lĩnh vực đầu tư phát triển mạnh.Kể từ khi Việt Nam ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tháng 12/1987 đến hết tháng 8/2005, các nước EU có 466 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 6,8 tỷ USD và vốn Đầu tư thực hiện gần 3,8 tỷ USD. Đã có 16 trong tổng số 25 quốc gia thành viên EU đầu tư vào Việt Nam, trong đó dẫn đầu là Pháp với 150 dự án và tổng vốn Đầu tư là 2,12 tỷ USD; tiếp theo là Hà Lan với 57 dự án và tổng vốn Đầu tư1,8 tỷ USD; Anh có 66 dự án tổng vốn Đầu tư1,2 tỷ USD Các nhà đầu tư EU có mặt trong hầu hết các ngành kinh tế của Việt Nam,trong đó tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, với 260 dự án và tổng vốn Đầu tưlà 4 tỷ USD, đặc biệt đáng chú ý là riêng dầu khí có 7dự án còn hiệu lực, với tổng vốn lên tới 1,35 tỷ USD. Trong lĩnh vực dịch vụ, EU có 158 dự án với tổng vốn đầu tư là 2,3 tỷ USD và trong lĩnh vực nông,lâm nghiệp, 48 dự án, tổng vốn đầu tư là 452,5 triệu USD có nguồn gốc từ EU.
4 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3079 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật Liên minh châu Âu: thực tiễn quan hệ đầu tư Việt Nam và EU, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I - Thực tiễn quan hệ Việt Nam – EU trong lĩnh vực đầu tư
1.Trước khi gia nhập WTO
Trong suốt 2 thập kỷ 80 – 90, các nhà đầu tư EU chủ yếu chú trọng vào thị trường của chính mình và các quốc gia Đông Âu, Trung Âu. Do đó, trong khoảng thời gian này, hầu như quan hệ đầu tư giữa EU và Việt Nam chưa có thành tựu nào đáng kể. Tuy nhiên, vào năm 1996 sau khi EU công bố chiến lược Châu Á mới thì các nhà đầu tư của họ đã tăng cường hiện diện ở Việt Nam. Phái đoàn Ủy ban châu Âu tại Việt Nam được thành lập và chính thứchoạt động từ năm 1996. Từ đó tới nay, quan hệ Việt Nam - EU đã phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, trong đó lĩnh vực đầu tư phát triển mạnh.Kể từ khi Việt Nam ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tháng 12/1987 đến hết tháng 8/2005, các nước EU có 466 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 6,8 tỷ USD và vốn Đầu tư thực hiện gần 3,8 tỷ USD. Đã có 16 trong tổng số 25 quốc gia thành viên EU đầu tư vào Việt Nam, trong đó dẫn đầu là Pháp với 150 dự án và tổng vốn Đầu tư là 2,12 tỷ USD; tiếp theo là Hà Lan với 57 dự án và tổng vốn Đầu tư1,8 tỷ USD; Anh có 66 dự án tổng vốn Đầu tư1,2 tỷ USD…Các nhà đầu tư EU có mặt trong hầu hết các ngành kinh tế của Việt Nam,trong đó tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, với 260 dự án và tổng vốn Đầu tưlà 4 tỷ USD, đặc biệt đáng chú ý là riêng dầu khí có 7dự án còn hiệu lực, với tổng vốn lên tới 1,35 tỷ USD. Trong lĩnh vực dịch vụ, EU có 158 dự án với tổng vốn đầu tư là 2,3 tỷ USD và trong lĩnh vực nông,lâm nghiệp, 48 dự án, tổng vốn đầu tư là 452,5 triệu USD có nguồn gốc từ EU.
2. Sau khi gia nhập WTO
Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao với EU, Việt Nam cùng EU đã ký hơn 10 Hiệp định quan trọng liên quan đến hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, các hoạt động hỗ trợ, viện trợ cho Việt Nam trong công cuộc đổi mới.
a. Vốn đầu tư nước ngoài FDI
EU có tổng vốn đầu tư nước ngoài FDI ra ngoài khối chiếm 47% FDI của toàn cầu. Tính đến ngày 20/10/2010, với 1.036 dự án, tổng vốn đăng ký xấp xỉ 16 tỷ USD, EU đang là một trong các nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam. Các nhà đầu tư EU đã có mặt tại hầu hết các ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam nhưng tập trung nhiều nhất vào ngành công nghiệp và xây dựng (chiếm 52% số dự án và khoảng 59% tổng số vốn đầu tư), trong đó công nghiệp nặng khoảng 40% số dự án, tổng vốn đầu tư 6 tỷ USD, tiếp theo là khai thác dầu khí với gần 20 dự án và 2,4 tỷ USD vốn đầu tư. Do có ưu thế về công nghệ, các nhà đầu tư EU đã góp phần tích cực trong việc tạo ra một số ngành mới và sản phẩm mới có hàm lượng công nghệ cao.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch & Đầu tư, EU hiện đang là khu vực có tỷ lệ giải ngân vốn FDI tại Việt Nam rất cao 60% (với 7/11,8 tỷ USD vốn cam kết). Con số này cao hơn nhiều với tỷ lệ chung của Việt Nam là khoảng 17% (với 11,5/64 tỷ USD vốn FDI) .Tính đến năm 2009, thì trong EU, Pháp là quốc gia đầu tư nhiều vào Việt Nam với số dự án lên tới 274 và có vốn đăng ký là 3040.302 nghìn USD.Tiếp đó đến CHLB Đức với 139 dự án và vốn đăng ký : 77.661 nghín USD. Hà Lan với 124 dự án và 2933.914 nghìn USD. .
Các nhà đầu tư EU cũng đã lựa chọn đa dạng các hình thức đầu tư phù hợp với pháp luật Việt Nam. Hiện nay có khoảng 36,5% số dự án đầu tư theo hình thức liên doanh (chủ yếu trong các ngành thăm dò, khai thác, dầu khí, bưu chính, viễn thong); 54,3% số dự án theo hình thức 100% vốn nước ngoài; 9,2% các hình thức đầu tư khác như BOT, BT, BTO...
b. Viện trợ ODA
Ngày 28/3/2007, Uỷ ban châu Âu đã thông qua Chiến lược Hợp tác với Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2013. Chiến lược mới của EC dành cho Việt Nam khoản trợ giúp trị giá khoảng 304 triệu Euro chia làm 2 giai đoạn:
+ Chương trình định hướng I (MIP I) cho giai đoạn 2007- 2010: 160 triệu Euro.
+ Chương trình định hướng II (MIP II) cho giai đoạn 2011 – 2013: 144 triệu Euro.
Hỗ trợ tài chính của EC dành cho Việt Nam có mục tiêu chính là xoá đói giảm nghèo một cách bền vững, phù hợp với chính sách phát triển của EU, thông qua 2 trọng tâm chính là hỗ trợ Việt Nam thực hiện kế hoạch phát triển nền kinh tế xã hội và hỗ trợ y tế. Ngoài ra, EC cũng dành tài trợ cho các hoạt động liên quan đến thương mại và hỗ trợ đối thoại chiến lược giữa Việt Nam và EC.
Về tổng thể, EU là một trong những đối tác viện trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam. Các nước EU đang nỗ lực thực hiện hài hòa hóa thủ tục ODA giữa các nước thành viên và với các nhà tài trợ khác với mục đích phân công và phối hợp trong từng lĩnh vực và nâng cao hiệu quả tốc độ giải ngân.
Các dự án hợp tác của EC đều tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên của ta là: 1/ Phát triển nông thôn nhằm giảm khoảng cách giàu - nghèo, hỗ trợ vùng sâu vùng xa, miền núi. 2/ Phát triển nguồn nhân lực. 3/ Phát triển y tế giáo dục. 4/ Hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực quản lý đặc biệt trong các lĩnh vực kế toán, kiểm toán, quản lý chất lượng, sở hữu trí tuệ,.... 5/ Hỗ trợ cải cách hành chính, tư pháp, ngân hàng, tài chính và hội nhập kinh tế quốc tế.
II - Triển vọng và giải pháp
Triển vọng
Hiệp định đối tác, hợp tác toàn diện (PCA) vừa được ký tắt vào ngày 4/10/2010, tạo ra một khuôn khổ mới, dài hạn và toàn diện cho quan hệ Việt Nam – EU. PCA sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hai bên có thể khai thác được tốt hơn lợi thế so sánh và bổ sung lẫn nhau. Nhiều lĩnh vực EU có thế mạnh như cơ khí, chế tạo, giao thông vận tải, hoá chất, dược phẩm và dịch vụ có giá trị gia tăng cao trong khi Việt Nam có nhu cầu lớn nhưng khả năng đáp ứng trong nước còn hạn chế. Đồng thời, nhiều mặt hàng Việt Nam có lợi thế, có thể đáp ứng nhu cầu nhập khẩu lớn của EU như cao su nguyên nhiên liệu, thủ công mỹ nghệ, giày dép, may mặc, thuỷ hải sản, cà phê, chè, hạt tiêu…
Đặc biệt, PCA đã tạo tiền đề để có thể đi đến một Hiệp định tự do thương mại song phương (FTA) và hiện nay hai bên đang tham vấn để sớm chính thức tiến hành đàm phán hiệp định này. Việc đàm phán và ký kết FTA sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác kinh tế, thương mại cho cả hai bên. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn khi vào thị trường EU; đồng thời tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam cũng tăng lên đối với các nhà đầu tư EU.
Giải pháp
- Thực hiện các chính sách đãi ngộ, ưu đãi cho các nhà đầu tư từ EU đồng thời đảm bảo họ được đối xử bình đẳng như những nhà đầu tư trong nước, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để thu hút đầu tư trực tiếp từ các doanh nghiệp đáng chú ý là các công ty đa quốc gia hàng đầu EU vào các ngành công nghiêp chế tạo, công nghệ cao như tin học, viễn thông, sinh học, năng lượng… thông qua cơ chế hành lang thông thoáng, thủ tục nhanh gọn…
- Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của EU, nhà nước cần có kế hoạch hướng nguồn vốn này cho các chương trình trọng điểm để đẩy nhanh tốc độ phát triển bền vững, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng… Bên cạnh đó, cũng cần hướng nguồn vốn ODA của EU vào các dự án tạo điều kiện phát triển mối quan hệ với EU, ví dụ như: dự án nghiên cứu về môi trường pháp lý của hai bên, Dự án giúp cải tiến môi trường pháp lý đầu tư VIệt Nam để thu hút các nhà đầu tư EU… Chính phủ cần có những biện pháp thiết thực hơn để quản lý nguồn vốn ODA chặt chẽ hơn, tránh thất thoát và sử dụng sai mục đích, đồng thời phải giải ngân đúng tiền độ nguồn vốn này.
- Về phía EU, EU cần giúp đỡ Việt Nam cải thiện môi trường đầu tư của mình, bằng cách tổ chức các cuộc đối thoại mang tính xây dựng giữa các doanh nghiệp hai bên cũng như trợ giúp Việt Nam về mặt ký thuật trong các lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt là cần chú ý đến việc điều phối nguồn vốn ODA để đầu tư đúng hướng vào các dự án được Chính phủ VIệt Nam ưu tiên; giúp đỡ các công ty Châu Âu trong công tác thâm nhập thị trường Việt Nam bằng việc cung cấp các thông tin, tìm kiếm đối tác và phát triển sự hợp tác liên doanh.
- Xúc tiến đàm phán để kí kết các hiệp định bảo hộ đầu tư với các nước thành viên EU (chế độ đãi ngộ - MFN, hiệp định vận tải hàng không – ASA,…)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề 8 - Luật Liên minh châu Âu- thực tiễn quan hệ đầu tư Việt Nam và EU.doc