Luật pháp và hiến ghép mô, bộ phận cơ thể người trên thế giới và ở Việt Nam
Trên thế giới Khi việc ghép mô, bộ phận cơ thể (BPCT) trở thành một công cụ điều trị được sử dụng hiệu quả từ những năm 70, vấn đề thiếu mô, BPCT đã nổi lên như một thách thức đối với sức khỏe cộng đồng. Cùng với việc phát triển kỹ thuật ghép mô, BPCT người, hầu hết các quốc gia đều quan tâm đến khía cạnh pháp lý của vấn đề này. Từng quốc gia đã ban hành các quy định dựa trên đặc điểm cụ thể của từng vùng, lãnh thổ, tạo cơ sở pháp lý ban đầu để thúc đẩy công nghệ ghép mô, BPCT phát triển đáp ứng nhu cầu ghép mô, BPCT ngày càng tăng. Đa số các Luật đều nêu rõ việc hiến mô, bộ phận cơ thể người để ghép là một hành động nhân đạo cao cả, không mang tính thương mại và nghiêm cấm việc mua bán bộ phận cơ thể người. Luật ghép mô, bộ phận cơ thể người của các quốc gia cũng quy định cụ thể về kỹ thuật như quy trình ghép, điều kiện, chỉ tiêu, chuẩn bị trước và sau khi ghép; qui trình tổ chức, quản lý việc thu gom mô, BPCT; bảo quản và phân phối mô, BPCT Các qui định pháp lý về nguồn cung cấp các mô, BPCT lấy từ người chết não trong các bộ luật của các nước đã ban hành đều nằm ở một trong hai hệ thống: hệ thống suy đoán đồng ý (presumed consent system hay opting-out system) và hệ thống chủ động đồng ý (express consent system hay opting-in system). Ở những nước qui định theo hệ thống suy đoán đồng ý, luật pháp coi những người không thể hiện quan điểm đối lập với việc hiến mô, BPCT khi họ còn sống có nghĩa là họ sẵn sàng hiến mô, BPCT của họ khi chết. Hệ thống này dựa vào giả định rằng các cá nhân sẵn sàng hiến mô, BPCT của họ. Còn ở những nước qui định theo hệ thống chủ động đồng ý, trái lại chỉ những bệnh nhân trước khi chết thể hiện nguyện vọng muốn hiến thì mới được coi là người hiến.[7]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luật pháp và hiến ghép mô, bộ phận cơ thể người trên thế giới và ở Việt Nam.pdf