Luật Quyền tác giả tác phẩm văn học và nghệ thuật Thuỵ Điển
(Luật số 729 ngày 30/12/1960, sửa đổi, bổ sung ngày 1/4/2000)
Chương I
Đối tượng và phạm vi bảo hộ
Điều 1: Bất kỳ người nào sáng tạo ra tác phẩm văn học hoặc nghệ thuật đều có quyền tác giả đối với tác phẩm đó, bất kể đó là:
1. Sự thể hiện mang tính hư cấu hoặc miêu tả trong bài viết hoặc bài nói;
2. Chương trình máy tính;
3. Tác phẩm âm nhạc hoặc tác phẩm kịch;
4. Tác phẩm điện ảnh;
5. Tác phẩm nhiếp ảnh hoặc các tác phẩm mỹ thuật khác;
6. Tác phẩm kiến trúc hoặc tác phẩm mỹ thuật ứng dụng;
7. Tác phẩm được thể hiện dưới hình thức khác.
Bản đồ và những loại tác phẩm thiết kế mang tính mô tả khác như bản vẽ, trạm trổ, hoặc hình thức không gian ba chiều cũng được coi là tác phẩm văn học.
Những điều được quy định trong luật này liên quan đến chương trình máy tính sẽ được áp dụng với những sửa đổi thích hợp cho những tài liệu dự phòng của chương trình máy tính.
Điều 2.
Với những giới hạn được nêu dưới đây, quyền tác giả bao gồm quyền độc quyền kiểm soát việc sao chép và cung cấp bản gốc hoặc bản sửa đổi của tác phẩm tới công chúng, việc dịch và cải biên chuyển thể tác phẩm sang loại hình văn học hoặc nghệ thuật khác, hoặc bằng các phương tiện kỹ thuật khác.
Cũng được coi là một bản sao khi những bản ghi tác phẩm được làm bằng các vật liệu có thể sao chép được.
Tác phẩm được cung cấp tới công chúng bằng hình thức biểu diễn công cộng, bán, cho thuê, cho mượn bản sao tác phẩm hoặc phân phối dưới các hình thức khác hoặc trưng bày công cộng. Buổi biểu diễn được thực hiện trong khuôn khổ của các hoạt động thương mại phục vụ cho một nhóm người tương đối rộng có quan hệ thân thiết cũng được coi là biểu diễn công cộng.
Điều 3. Khi tác phẩm được sao chép hoặc được cung cấp tới công chúng thì phải nêu tên tác giả của tác phẩm theo phạm vi và cách thức thông thường.
Không được thay đổi tác phẩm làm ảnh hưởng đến danh tiếng và uy tín cá nhân của tác giả, và cũng không được cung cấp tới công chúng theo cách thức nêu trên.
Tác giả có thể từ bỏ quyền của mình theo Điều này chỉ khi liên quan đến việc sử dụng được giới hạn cũng như tới tính chất và phạm vi của chúng.
Điều 4. Người thực hiện việc dịch hoặc phóng tác một tác phẩm hoặc thay đổi tác phẩm đó sang một loại hình tác phẩm văn học nghệ thuật khác sẽ có quyền tác giả đối với tác phẩm ở loại hình mới đó, nhưng quyền kiểm soát của người này đối với tác phẩm mới phụ thuộc vào quyền tác giả tác phẩm gốc.
Nếu một người, không bị ràng buộc với tác phẩm khác, tạo ra một tác phẩm mới và độc lập, quyền tác giả của họ sẽ độc lập với quyền tác giả của tác phẩm gốc.
Điều 5. Một người, bằng cách phối hợp các tác phẩm hoặc các phần tác phẩm, sáng tạo ra một tác phẩm văn học nghệ thuật hợp tuyển sẽ có quyền tác giả đối với tác phẩm đó, nhưng quyền của người này sẽ không được làm ảnh hưởng đến các quyền của các tác phẩm cấu thành.
Điều 6. Nếu một tác phẩm có hai hoặc nhiều tác giả, phần đóng góp của họ không tạo thành các tác phẩm độc lập, quyền tác giả thuộc về các đồng tác giả. Tuy nhiên, mỗi người trong số họ đều có quyền kiện việc vi phạm bản quyền tác phẩm.
Điều 7. Người có tên, bút danh thông thường hoặc chữ ký xuất hiện trên bản sao của tác phẩm hoặc khi tác phẩm được cung cấp tới công chúng, nếu không có bằng chứng ngược lại, thì được coi là tác giả của tác phẩm đó.
Nếu tác phẩm được công bố mà không có tên của tác giả xuất hiện theo như cách nêu tại đoạn 1, thì người phụ trách xuất bản hoặc nhà xuất bản nếu có tên ghi trên tác phẩm, sẽ đại diện cho tác giả cho tới khi tên của tác giả được nêu trong một xuất bản phẩm mới hoặc trong một thông báo gửi tới Bộ Tư Pháp.
Điều 8.Tác phẩm được coi là đã cung cấp tới công chúng khi nó đã sẵn sàng cung cấp tới công chúng một cách hợp pháp.
Tác phẩm được coi là đã công bố khi bản sao của tác phẩm, với sự đồng ý của tác giả, được đưa ra bán hoặc phân phối tới công chúng dưới các hình thức khác.
Điều 9. Quyền tác giả không áp dụng đối với:
1. Luật và các quy định khác;
2. Các quyết định của cơ quan công quyền;
3. Các báo cáo của cơ quan công quyền Thuỵ Điển;
4. Bản dịch chính thức của các văn bản đã nêu tại khoản 1 đến 3.
Tuy nhiên, quyền tác giả áp dụng đối với các tác phẩm thuộc các thể loại sau đây khi nó là một phần của các tài liệu được nêu trong Đoạn 1:
1. Bản đồ;
2. Tác phẩm đồ hoạ, hội hoạ, trạm trổ;
3. Tác phẩm âm nhạc; hoặc
4. Tác phẩm thơ ca;
Quyền tác giả cũng áp dụng đối với những tác phẩm tạo nên một phần trong phụ lục của quyết định của cơ quan công quyền, nếu quyết định này liên quan đến quyền truy cập tài liệu công cộng khi mà tác phẩm tạo nên phần đó.
Điều 10. Quyền tác giả tồn tại đối với tác phẩm thậm chí nó đã được đăng ký dưới dạng kiểu dáng.
Quyền tác giả không tồn tại đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp. Các quy định đặc biệt áp dụng cho các quyền đối với các thiết kế này.
36 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2606 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật Quyền tác giả tác phẩm văn học và nghệ thuật của Thụy Điển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3. Những gì được nêu ra trong buổi chất vẫn như được nêu trong đoạn 1(4),
không được sử dụng trên sóng phát thanh và truyền hình.
Điều 26a. Mọi người đều được phép sử dụng các tác phẩm là các phần của
những tài liệu được nêu tại Điều 9, đoạn 1, và thuộc các thể loại được nêu
tại Điều 9, đoạn 2 mục 2 đến 4. Tuy nhiên, không áp dụng đối với những
tác phẩm được nêu trong Điều 9 đoạn 3. Tác giả được quyền hưởng tiền
bản quyền trừ trường hợp việc sử dụng liên quan đến:
1. Các hoạt động của cơ quan Nhà nước;
2. Báo cáo về trình tự luật pháp hoặc các vụ việc tố tụng mà trong đó tác
phẩm xuất hiện và tác phẩm chỉ được sử dụng trong phạm vi cần thiết vì
mục đích thông tin.
Mọi người đều có quyền sử dụng các tài liệu được chuẩn bị bởi cơ quan
nhà nước có thẩm quyền Thuỵ Điển nhưng nó không phải là các tài liệu đã
được đề cập tại Điều 9, đoạn 1.
Đoạn 2 không áp dụng đối với:
1. bản đồ,
2. mẫu kỹ thuật,
3. chương trình máy tính,
4. các tác phẩm được tạo ra nhằm phục vụ mục
đích giáo dục,
5. các tác phẩm là kết quả của các nghiên cứu
khoa học,
6. tác phẩm đồ hoạ, hội hoạ, điêu khắc,
7. tác phẩm âm nhạc,
8. tác phẩm thơ, hoặc
9. bản sao các tác phẩm được cung cấp tới công
chúng thông qua cơ quan nhà nước liên quan đến các hoạt động thương
mại.
Điều 26b. Mặc dù bảo hộ quyền tác giả nhưng những văn bản nhà nước
vẫn được cung cấp tới công chúng như quy định tại Chương 2 Luật Tự do
Báo chí.
Quyền tác giả không ngăn cản việc sử dụng tác phẩm trong việc quản lý
của cơ quan tư pháp hoặc công an.
Sự thay đổi các công trình xây dựng và đồ trang trí nội thất
Điều 26c. Chủ sở hữu của công trình xây dựng hoặc đồ trang trí nội thất có
quyền sửa đổi nó mà không cần có sự đồng ý của tác giả.
Các quy định đặc biệt liên quan đến phát thanh và truyền hình
Điều 26d. Các tổ chức phát thanh và truyền hình trong những trường hợp
đặc biệt do Chính phủ quyết định được quyền phát những tác phẩm văn học
và âm nhạc đã công bố và những tác phẩm mỹ thuật đã cung cấp tới công
chúng, với điều kiện là có giấy phép tập thể mở rộng áp dụng theo Điều
26i.
Những quy định của đoạn 1 không áp dụng đối với những tác phẩm kịch,
cũng không áp dụng đối với những tác phẩm khác nếu tác giả đã cấm việc
phát sóng này hoặc có những lý do đặc biệt để cho rằng tác giả sẽ phản đối
việc phát sóng.
Những quy định của đoạn 1 áp dụng đối với việc truyền lại nêu tại Điều
26f.
Đối với việc truyền qua vệ tinh thì giấy phép tập thể mở rộng chỉ áp dụng
nếu tổ chức phát qua vệ tinh thực hiện việc phát đồng thời với việc phát của
nhà truyền phát ở mặt đất.
Điều 26e. Tổ chức phát thanh hoặc truyền hình có quyền phát sóng tác
phẩm thì cũng có quyền ghi tác phẩm trên chất liệu có thể nhận biết được
nếu việc làm này được thực hiện nhằm
1. Sử dụng trong các buổi phát sóng của họ một vài lần trong một khoảng
thời gian nhất định,
2. Bảo đảm các bằng chứng liên quan đến nội dung của buổi phát sóng,
hoặc
3. Tạo thuận lợi cho cơ quan chính phủ thực hiện sự giám sát các hoạt động
phát sóng.
Các bản ghi được thực hiện phù hợp với những quy định của đoạn 1, mục 2
và 3 , chỉ có thể được sử dụng nhằm các mục đích đã nêu ở đây. Tuy nhiên,
các bản ghi này có giá trị tư liệu có thể được bảo vệ trong cơ quan lưu trữ
bản ghi âm và ghi hình.
Cơ quan chính phủ giám sát việc quảng cáo trên sóng phát thanh, truyền
hình được quyền sử dụng chương trình phát sóng trong phạm vi cần thiết
cho mục đích thực hiện nhiệm vụ của mình.
Điều 26f. Mọi người đều có quyền phân phối tới công chúng một cách
đồng thời và dưới một hình thức không đổi, thông qua các phương tiện vô
tuyến hoặc cáp (truyền phát lại), những tác phẩm trong buổi phát thanh và
truyền hình, nếu giấy phép tập thể mở rộng áp dụng theo Điều 26i.
Những quy định của Đoạn 1 không áp dụng đối với những tác phẩm mà
quyền phát lại thuộc về tổ chức phát thanh truyền hình thực hiện việc phát
lần đầu.
Những quy định đặc biệt về chương trình máy tính
Điều 26g. Bất kỳ người nào có được quyền sử dụng chương trình máy tính
thì được quyền làm bản sao chương trình và tiến hành các cải biên chuyển
thể cần thiết phục vụ cho mục đích sử dụng của bản thân người đó. Điều
này cũng áp dụng đối với các chỉnh sửa lỗi.
Bất kỳ người nào có quyền sử dụng chương trình máy tính thì được quyền
làm bản sao dự phòng của chương trình đó, nếu điều này là cần thiết cho
mục đích sử dụng chương trình.
Các bản sao được làm trên cơ sở các quy định của đoạn 1 và 2 không được
sử dụng cho các mục đích khác, và hơn thế nữa cũng không thể được sử
dụng khi quyền sử dụng chương trình đã kết thúc.
Bất kỳ người nào có quyền sử dụng chương trình máy tính thì được quyền
tìm hiểu, nghiên cứu hoặc kiểm tra chức năng của chương trình nhằm mục
đích biết rõ về các ý tưởng và các nguyên tắc giải đáp cho các chi tiết của
chương trình. Điều này áp dụng với điều kiện là các hành vi được tiến hành
liên quan đến việc chuyển các lệnh chương trình hoặc dữ liệu từ một đĩa
vào bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM) của máy tính, việc hiển thị lên màn
hình, việc xử lý ( sự thực hiện các chỉ lệnh của chương trình bằng đơn vị xử
lý trung tâm(CPU) của máy tính, để biến đổi dữ liệu theo một số cách như
phân loại nó, lựa chọn ra một số trong nó phù hợp với tiêu chuẩn đã định,
hoặc thực hiện các tính toán số học với nó), việc truyền phát hoặc việc lưu
giữ chương trình mà họ được thực hiện.
Bất kỳ ai có quyền sử dụng dữ liệu thì cũng có quyền sắp xếp các dữ liệu
theo cách thức cần thiết để người đó có thể sử dụng dữ liệu phục vụ cho
mục đích sử dụng của mình.
Các điều khoản hợp đồng giới hạn quyền của người sử dụng theo các đoạn
2, 4 và 5 không có hiệu lực.
Điều 26h. Việc sao chép mã của chương trình hoặc dịch mã của chương
trình là được phép nếu những hành vi này được yêu cầu nhằm đạt được sự
tương thích giữa chương trình này và chương trình khác, tuy nhiên phải đáp
ứng các điều kiện sau:
1. Các hành vi được thực hiện bởi một người có quyền sử dụng chương
trình, hoặc bởi người được người có quyền uỷ quyền thực hiện các hành vi
này,
2. Các thông tin cần thiết để đạt được sự tương thích đã không có sẵn để
cung cấp trước cho những người nêu tại mục 1,
3. Các hành vi bị hạn chế với đối với các phần này của chương trình gốc là
cần thiết để đạt được sự tương thích.
Những quy định của đoạn 1 không cho phép các thông tin
1. được sử dụng cho mục đích khác ngoài việc đạt được sự tương thích như
mong đợi,
2. được cung cấp tới những người khác trừ khi điều này là cần thiết để đạt
được sự tương thích như mong đợi,
3. được sử dụng để phát triển, sản xuất hoặc đưa ra thị trường chương trình
máy tính tương tự cơ bản về hình thức thể hiện với một chương trình đã
được bảo hộ, hoặc
4. được sử dụng cho các hành vi khác hàm chứa sự vi phạm quyền tác giả.
Các điều khoản hợp đồng hạn chế các quyền của người sử dụng theo đoạn
này sẽ không có hiệu lực.
Những quy định chung liên quan đến Giấy phép tập thể mở rộng.
Điều 26i. Giấy phép tập thể mở rộng được nêu trong Điều 13, 26d và 26f
áp dụng đối với việc sử dụng tác phẩm trong những trường hợp đặc biệt,
khi một thoả thuận về việc sử dụng được ký kết với một tổ chức đại diện
cho phần lớn tác giả Thuỵ Điển trong lĩnh vực có liên quan. Giấy phép tập
thể mở rộng cho phép người sử dụng có quyền sử dụng tác phẩm dưới
những loại hình được nêu trong thoả thuận kể cả trong thực tế các tác giả
của những tác phẩm này không được đại diện bởi tổ chức.
Để một tác phẩm được sử dụng theo Điều 13, thoả thuận phải được ký kết
với người tiến hành hoạt động giáo dục có tổ chức.
Tác giả có quyền nhận thù lao khi tác phẩm được sử dụng theo Điều 26d.
Trường hợp tác phẩm được sử dụng theo Điều 13 hoặc 26f, áp dụng như
sau. Những điều kiện liên quan đễn việc sử dụng tác phẩm tuân theo thoả
thuận. Liên quan đến tiền thù lao có được từ thoả thuận và liên quan đến
những lợi ích khác mà tổ chức phải trả ngoài tiền thù lao, tác giả được đối
xử ngang bằng như đối với những tác giả là thành viên của tổ chức. Tuy
nhiên, không ảnh hưởng tới những gì hiện đã được ấn định, những tác giả
này luôn có quyền nhận thù lao đối với việc sử dụng với điều kiện là họ đưa
ra yêu cầu việc trả tiền thù lao này trong khoảng thời hạn 3 năm kể từ năm
việc sử dụng được tiến hành. Việc yêu cầu tiền thù lao này chỉ có thể thực
hiện trực tiếp với tổ chức.
Chỉ những tổ chức ký kết được hưởng quyền đưa ra yêu cầu đối với người
sử dụng về tiền thù lao sử dụng tác phẩm trên cơ sở của Điều 26f. Tất cả
những yêu càu này được đưa ra tại cùng một thời điểm.
Chương IIa
Quyền thù lao đặc biệt
Thù lao đối với việc bán lại các bản sao tác phẩm nghệ thuật
Điều 26j. Khi bản sao của tác phẩm nghệ thuật đã được chuyển giao được
thương nhân bán lại trong thời hạn bảo hộ quyền tác giả khi người này thực
hiện hoạt động kinh doanh của mình, tác giả có quyền nhận tiền thù lao từ
người bán. Tác giả cũng có quyền nhận tiền thù lao trong trong các trường
hợp khác, khi mà việc buôn bán do thương nhân thực hiện trong phạm vi
hoạt động kinh doanh của họ. Trong trường hợp này tiền thù lao sẽ do
thương nhân đó trả. Tiền thù lao là 5% giá bán buôn không tính thuế giá trị
gia tăng.
Tuy nhiên, tác giả sẽ không có quyền nhận tiền thù lao
1. Khi giá bán lại, không tính thuế giá trị gia tăng, không vượt quá một
phần 20 tổng số theo Luật Bảo hiểm (1961:381),
2. Khi bản sao của tác phẩm nghệ thuật là bản sao của tác phẩm kiến trúc,
hoặc
3. Khi bản sao của tác phẩm nghệ thuật là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng đã
được sản xuất với một số lượng bản sao giống hệt nhau.
Quyền nhận thù lao mang tính cá nhân và không thể chuyển giao. Tuy
nhiên, không phụ thuộc những quy định của Chương 10, Điều 3, Luật Hôn
nhân, những quy định về phân chia tài sản giữa vợ chồng, về thừa kế sẽ áp
dụng đối với quyền nhận thù lao sau khi tác giả chết.
Chỉ tổ chức đại diện cho phần lớn các tác giả Thuỵ Điển trong lĩnh vực có
liên quan mới có quyền yêu cầu tiền thù lao. Tổ chức yêu cầu tiền thù lao
và trả cho người hưởng quyền sau khi đã trừ đi một khoản quản lý phí của
tổ chức, Nếu tổ chức không yêu cầu người có trách nhiệm trả tiền tiền thù
lao trong thời hạn 3 năm kể từ khi kết thúc năm việc bán được thực hiện thì
yêu cầu bị hết hiệu lực.
Theo yêu cầu của tổ chức, người có trách nhiệm trả tiền thù lao phải cung
cấp các chi tiết về việc bán đã thực hiện trong vòng 3 năm trước đó để làm
căn cứ tính tiền thù lao.
Tiền thù lao đối với việc sản xuất và nhập khẩu các nguyên vật liệu để
ghi âm ghi hình.
Điều 26k. Khi một doanh nghiệp, trong phạm vi hoạt động nghề nghiệp của
mình, sản xuất hoặc nhập khẩu các nguyên vật liệu để ghi âm, ghi hình và
đặc biệt là phù hợp cho việc làm bản sao sử dụng vì mục đích cá nhân thì
các tác giả có tác phẩm được bảo hộ đã được xuất bản trên các nguyên vật
liệu có thể bị sao chép, có quyền nhận thù lao từ doanh nghiệp đó.
Tuy nhiên, tác giả không có quyền nhận thù lao nếu việc sản xuất hoặc
nhập khẩu nguyên vật liệu nhằm
1. sử dụng cho các mục đích không phải là làm bản sao để sử dụng cá nhân,
2. xuất khẩu, hoặc
3. sử dụng làm bản sao cho những người khiếm thính hoặc khiếm thị.
Tiền thù lao là 2 “Ores” cho mỗi phút có thể ghi, nhưng không quá 6 Cua –
ron cho mỗi nguyên vật liệt. Chỉ tổ chức đại diện cho phần lớn các tác giả
và người có quyền liên quan Thuỵ Điển trong các lĩnh vực có liên quan mới
có quyền yêu cầu đối với tiền thù lao. Tổ chức sẽ yêu cầu tiền thù lao và
phân chia tiền này cho những người có quyền sau khi đã trừ đi một khoản
phí hợp lý. Khi phân chia tiền thì những người có quyền nhưng không dược
đại diện bởi tổ chức sẽ được đối xử ngang bằng với những người có quyền
được đại diện bởi tổ chức.
Doanh nghiệp gửi thông báo đến tổ chức như được nêu trong đoạn 3. Theo
yêu cầu của tổ chức, doanh nghiệp gửi số liệu về các nguyên vật liệu thuộc
đối tượng trả thù lao, thời gian ghi của nguyên vật liệu và các trường hợp
nguyên vật liệu được sản xuất hoặc nhập khẩu. Số liệu chỉ ra số lượng
nguyên vật liệu nêu tại đoạn 2.
Chương III
Chuyển giao quyền tác giả
Điều 27. Tuỳ thuộc vào những giới hạn cho phép theo Điều 3, quyền tác
giả có thể được chuyển giao toàn bộ hoặc từng phần.
Việc chuyển giao một bản sao không bao gồm việc chuyển giao quyền tác
giả. Tuy nhiên, trong trường hợp một bức ảnh chân dung được thuê chụp
thì tác giả không thể thực hiện quyền của mình nếu không có sự cho phép
của người thuê chụp hoặc của vợ (chồng), người thừa kế của người thuê
chụp trong trường hợp người thuê chụp đã chết.
Những quy định về việc chuyển giao quyền tác giả trong những trường hợp
đặc biệt này được quy định tại các điều từ 30 đến 40a Đ. Tuy nhiên, những
quy định này chỉ áp dụng trong trường hợp không có thoả thuận ngược lại.
Điều 28. Trường hợp không có thoả thuận ngược lại, người được chuyển
giao quyền tác giả không thể thay đổi tác phẩm hoặc chuyển giao quyền tác
giả cho những người khác. Nếu quyền tác giả là một phần của hoạt động
kinh doanh, nó có thể được mua đi bán lại giữa các bên đối tác; việc chuyển
giao vẫn phải tuân theo toàn bộ thoả thuận.
Điều 29. Trường hợp tác giả chuyển giao cho nhà sản xuất bản ghi âm hoặc
ghi hình quyền truyền đạt tới công chúng thông qua việc cho thuê các bản
ghi này, tác giả có quyền nhận khoản tiền thù lao hợp lý.
Những điều khoản trong hợp đồng mà giới hạn quyền này sẽ không có hiệu
lực.
Hợp đồng biểu diễn công cộng
Điều 30. Nếu quyền biểu diễn công cộng một tác phẩm được chuyển giao
thì việc chuyển giao đó có giá trị trong thời hạn 03 năm và không bao gồm
quyền độc quyền. Nếu thoả thuận thời hạn dài hơn 03 năm và quyền độc
quyền được chuyển giao, thì tác giả vẫn có thể tự mình biểu diễn tác phẩm
hoặc chuyển giao quyền biểu diễn cho người khác nếu quyền này không
được thực hiện trong thời hạn 03 năm.
Quy định của Điều này không áp dụng đối với các tác phẩm điện ảnh.
Hợp đồng xuất bản
Điều 31. Thông qua hợp đồng xuất bản, tác giả chuyển giao cho nhà xuất
bản quyền sao chép tác phẩm văn học nghệ thuật bằng việc in ấn hoặc theo
một cách thức tương tự và quyền xuất bản chúng.
Bản thảo viết tay hoặc bản sao khác mà trên cơ sở đó tác phẩm được sao
chép thì vẫn thuộc quyền sở hữu của tác giả.
Điều 32. Nhà xuất bản có quyền xuất bản một ấn phẩm, trong trường hợp là
tác phẩm văn học thì không thể vượt quá 2000 bản, tác phẩm âm nhạc thì
không thể vượt quá 1000 bản, tác phẩm nghệ thuật thì không thể vượt quá
200 bản.
Một ấn phẩm được hiểu là cái gì mà nhà xuất bản sản xuất tại một hoặc
cùng một thời điểm.
Điều 33. Nhà xuất bản có trách nhiệm xuất bản tác phẩm trong thời gian
hợp lý, đảm bảo việc phân phối bản sao tác phẩm theo cách thông thường,
và tiếp tục khai thác xuất bản phẩm trong phạm vi cho phép của điều kiện
thị trường và các hoàn cảnh khác.Trong trường hợp không trả tiền đúng kỳ
hạn, tác giả có thể huỷ bỏ hợp đồng và giữ lại số tiền thù lao đã nhận được.
Nếu tác giả phải chịu thiệt hại không bao gồm trong khoản tiền thù lao thì
thiệt hại đó cũng sẽ được bồi thường.
Điều 34. Nếu một tác phẩm không được xuất bản trong thời gian là 2 năm,
nếu tác phẩm âm nhạc không được xuất bản trong thời gian là 4 năm, kể từ
khi tác giả giao bản viết tay hoặc các bản sao khác để xuất bản, tác giả có
thể huỷ bỏ hợp đồng và giữ lại tiền thù lao đã nhận được kể cả khi nhà xuất
bản không có lỗi.
áp dụng tương tự khi bản sao của tác phẩm đã bán hết và nhà xuất bản có
quyền xuất bản ấn phẩm mới nhưng nhà xuất bản đã không thực hiện điều
này trong vòng một năm kể từ khi tác giả đưa ra yêu cầu.
Điều 35. Nhà xuất bản phải cung cấp cho tác giả giấy chứng nhận liên quan
đến số lượng bản sao được làm ra của nhà in hoặc của người thực hiện việc
sao chép tác phẩm.
Nếu trong năm tài chính, việc bán được thực hiện thì tác giả được hưởng
thù lao, nhà xuất bản sẽ gửi tiền thù lao vào tài khoản của tác giả trong
vòng 9 tháng kể từ khi kết thúc năm đó, và thông báo số bản sao đã bán
được trong năm và số lượng còn tồn lại khi kết thúc năm.
Tác giả cũng có quyền yêu cầu có được bản báo cáo về số tồn kho khi kết
thúc năm.
Điều 36. Nếu việc xuất bản một ấn phẩm mới được tiến hành sau hơn một
năm kể từ khi khi ấn phẩm trước được xuất bản, thì trước khi việc sản xuất
này bắt đầu, tác giả có quyền sửa đổi tác phẩm nhưng không dẫn tới thay
đổi giá cả của tác phẩm một cách bất hợp lý và không thay đổi tính chất của
tác phẩm.
Điều 37. Trước khi ấn phẩm hoặc những ấn phẩm mà nhà xuất bản được
phép xuất bản được tiêu thụ hết thì tác giả không được quyền xuất bản lại
tác phẩm dưới hình thức và phương thức đã nêu trong hợp đồng.
Tuy nhiên, sau 15 năm kể từ khi xuất bản tác phẩm, tác giả được hưởng
quyền đưa tác phẩm văn học trong xuất bản phẩm đó vào sưu tập hoặc
tuyển tập của mình.
Điều 38. Những quy định về hợp đồng xuất bản không áp dụng đối với
những bài viết cho báo hoặc tạp chí. Điều 33 và 34 không được áp dụng đối
với những bài viết trong các tác phẩm hỗn hợp khác.
Hợp đồng Phim
Điều 39. Việc chuyển giao quyền đưa tác phẩm văn học, nghệ thuật vào bộ
phim bao gồm cả quyền phổ biến tác phẩm tới công chúng thông qua phim,
chiếu trong các rạp chiếu bóng, trên vô tuyến truyền hình hoặc các hình
thức khác và bao gồm cả quyền làm phần lời của bộ phim theo nguyên bản
hoặc dịch sang ngôn ngữ khác. Quy định này không áp dụng đối với tác
phẩm âm nhạc.
Điều 40. Nếu quyền sử dụng một tác phẩm văn học hoặc âm nhạc đưa vào
một bộ phim với mục đích trình chiếu công cộng được chuyển giao, thì
người được chuyển giao sẽ sản xuất phim và cung cấp cho công chúng
trong thời gian hợp lý. Nếu việc này không thực hiện, thì tác giả có thể huỷ
bỏ hợp đồng và giữ lại khoản tiền thù lao đã nhận. Nếu tác giả phải chịu
những thiệt hại không bao hàm trong số tiền tiền thù lao thì thiệt hại đó sẽ
được bồi thường.
Trong trường hợp một tác phẩm điện ảnh không được sản xuất trong vòng 5
năm kể từ khi tác giả đã thực hiện các nghĩa vụ của mình, thì tác giả có thể
huỷ bỏ hợp đồng và giữ lại số tiền bản quyền đã nhận, kể cả khi không có
lỗi từ phía người được chuyển giao.
Chương trình máy tính được sáng tạo theo quan hệ làm công.
Điều 40a. Quyền tác giả đối với chương trình máy tính được sáng tạo bởi
người làm thuê như là một phần nhiệm vụ của họ hoặc theo sự chỉ dẫn của
người thuê thì được chuyển giao cho người thuê trừ khi có thoả thuận khác
theo hợp đồng.
Chuyển giao quyền tác giả khi tác giả chết.
Điều 41. Bất kể những quy định của Chương 10, Điều 3(1) Luật Hôn nhân
quy định sự phân chia tài sản giữa vợ và chồng, quyền thừa kế, di chúc sau
khi tác giả chết cũng được áp dụng đối với quyền tác giả. Người quản lý tài
sản, nếu không có sự đồng ý của người thừa kế, không thể khai thác tác
phẩm theo cách khác với cách nó đã được khai thác trước đây.
Tác giả, trong mối quan hệ với vợ (hoặc chồng) hoặc người thừa kế, trong
bản di chúc của mình có thể đưa ra các quyết định của mình về việc thực
hiện quyền tác giả hoặc uỷ quyền cho người khác đưa ra những quyết định
này.
Điều 42. Quyền tác giả không phụ thuộc vào việc chiến hữu hợp pháp của
bản thân tác giả hay của những người khác theo những quy định về tài sản
giữa vợ và chồng, thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc. áp dụng tương
tự đối với các bản viết tay và đối với các tác phẩm mỹ thuật chưa được
trưng bày, bày bán hoặc các việc cho phép khác để cung cấp tới công
chúng.
Chương 4
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
Điều 43. Quyền tác giả của một tác phẩm tồn tại cho đến khi kết thúc năm
thứ 70 sau năm tác giả qua đời, hoặc đối với tác phẩm nêu tại Điều 6 là sau
năm tác giả cuối cùng qua đời. Tuy nhiên, quyền tác giả đối với tác phẩm
điện ảnh tồn tại cho đến khi kết thúc năm thứ 70 sau năm người cuối cùng
trong số những người sau đây qua đời: đạo diễn chính, tác giả kịch bản
phim, tác giả lời thoại và nhạc sĩ sáng tác phần nhạc dành riêng cho bộ
phim.
Điều 44. Trong trường hợp tác phẩm được công bố mà không nêu tên tác
giả hoặc chữ ký thông dụng của tác giả, thì quyền tác giả tồn tại cho đến
khi kết thúc năm thứ 70 sau năm tác phẩm được công bố. Nếu tác phẩm
gồm hai hoặc nhiều phần gắn liền với nhau, thì thời hạn sẽ được tính tách
riêng cho từng phần.
Nếu tác giả bộ lộ rõ danh tính của mình trong thời hạn nêu tại đoạn 1 thì áp
dụng quy định của Điều 43.
Đối với những tác phẩm không được công bố và không biết tác giả thì
quyền tác giả sẽ tồn tại cho đến khi kết thúc năm thứ 70 sau năm tác phẩm
được sáng tạo.
Điều 44a. Trong trường hợp tác phẩm không được công bố trong thời hạn
nêu tại Điều 43 hoặc 44, người mà sau đó đã công bố tác phẩm lần đầu
hoặc phổ biến tác phẩm đến công chúng sẽ được hưởng các quyền kinh tế
trong thời hạn là 25 năm sau năm mà tác phẩm được công bố hoặc phổ biến
tới công chúng.
Chương 5
Các quyền liên quan đến quyền tác giả
Nghệ sĩ biểu diễn
Điều 45. Buổi biểu diễn tác phẩm văn học hoặc nghệ thuật của một nghệ sĩ
nếu không được sự cho phép của nghệ sĩ đó thì không thể
1. ghi âm, đưa vào phim hoặc các phương tiện vật chất khác mà từ đó có
thể sao chép lại được, hoặc
2. phát thanh, truyền hình hoặc được phổ cập tới công chúng bằng cách
truyền trực tiếp.
Một buổi biểu diễn được ghi trên các phương tiện vật chất như được nêu tại
đoạn 1 mục 1, nếu không có sự đồng ý của nghệ sĩ biểu diễn thì không thể
chuyển từ phương tiện ghi này sang phương tiện ghi khác hoặc phổ biến tới
công chúng trong vòng 50 năm kể từ khi buổi biểu diễn được thực hiện,
hoặc trong trường hợp bản ghi đã công bố hoặc phổ biến tới công chúng
trong vòng 50 năm kể từ khi biểu diễn thì thời hạn này được tính từ năm
sau năm bản ghi được công bố lần đầu hoặc phổ biến tới công chúng.
Những quy định của Điều 3, 6 - 9, 11 - 13, 15, 16, 21, 22, 25 - 26b, 26e,
26f, 26k, 27 –29, 39(1), 41 và 42 được áp dụng đối với các buổi biểu diễn
được nêu trong Điều này.
Trường hợp bản sao của bản ghi buổi biểu diễn theo Điều này được chuyển
giao trong các nước thuộc khu vực kinh tế Châu Âu với sự đồng ý của
người biểu diễn thì có thể được phân phối tiếp.
Những quy định của đoạn 4 không đưa đến quyền cung cấp tới công chúng.
1. bản sao của bản ghi, thông qua việc cho thuê hoặc các hành vi
tương tự, hoặc
2. bản sao của một bộ phim hoặc các phương tiện vật chất khác
mà có thể ghi được phim, thông qua việc cho mượn.
Nhà sản xuất bản ghi âm hoặc ghi hình
Điều 46. Băng ghi âm, phim hoặc các phương tiện vật chất khác mà âm
thanh hoặc hình ảnh được ghi trên đó không thể được sao chép hoặc cung
cấp tới công chúng nếu không có sự đồng ý của nhà sản xuất bản ghi trong
thời hạn 50 năm kể từ khi bản ghi được làm ra, hoặc trong trường hợp bản
ghi đã công bố hoặc phổ biến tới công chúng trong vòng 50 năm kể từ khi
ghi thì thời hạn này được tính từ năm sau năm bản ghi được công bố lần
đầu hoặc phổ biến tới công chúng. Việc chuyển từ loại hình ghi này sang
một loại hình ghi khác cũng coi là sao chép.
Những quy định của các Điều 6 đến 9, 11 đoạn 2, 12, 13, 15, 16, 21, 22, 25
đến 26b, 26e và 26k được áp dụng đối với các bản ghi nêu tại Điều này.
Hơn thế nữa, Điều 26f được áp dụng liên quan đến các bản ghi ngoài các
loại được đề cập tại Điều 47.
Nếu được sự đồng ý của nhà sản xuất, khi bản sao của một bản ghi theo
Điều này đã được chuyển giao trong các nước thuộc khu vực kinh tế Châu
Âu, thì bản sao đó có thể được phân phối tiếp.
Những quy định của đoạn 3 không tạo nên quyền cung cấp tới công chúng
1. các bản sao của bản ghi, thông qua việc cho thuê hoặc các hành vi tương
tự, hoặc
2. các bản sao của bộ phim hoặc các phương tiện vật chất khác mà có thể
ghi được phim, thông qua cho mượn.
Sử dụng bản ghi âm để biểu diễn công cộng
Điều 47. Bất kể những quy định của Điều 45 đoạn 2, và 46 đoạn 1, các bản
ghi âm có thể được sử dụng trong các buổi phát thanh và truyền hình hoặc
trong các buổi biểu diễn công cộng khác. Trong trường hợp này nhà sản
xuất và những người biểu diễn có các buổi diễn được ghi có quyền nhận thù
lao. Nếu có hai hoặc nhiều người tham gia vào buổi biểu diễn, thì quyền
của họ chỉ có thể được yêu cầu đồng thời. Yêu cầu đối với người sử dụng
bản ghi được đưa ra từ phía người biểu diễn và nhà sản xuất phải được thực
hiện tại cùng một thời điểm.
Những quy định về các chương trình phát thanh hoặc truyền hình trong
đoạn 1 cũng áp dụng khi chương trình phát sóng vô tuyến được phát lại tới
công chúng, đồng thời và không thay đổi, bằng phương tiện vô tuyến hoặc
bằng cáp (phát lại). Yêu cầu đối với người thực hiện việc phát lại về việc
trả thù lao chỉ có thể được đưa ra thông qua các tổ chức đại diện cho phần
lớn người biểu diễn hoặc nhà sản xuất Thuỵ Điển. Các tổ chức đưa ra yêu
cầu của mình cùng lúc với các yêu cầu được nêu tại Điều 26i đoạn 5.
Những quy định của Điều 8 và 9, 11 đoạn 2, 21, 22, 25 - 26a áp dụng trong
các trường hợp được nêu tại đoạn này. Về quyền của nghệ sĩ biểu diễn cũng
áp dụng những quy định của Điều 27, 28, 41 và 42.
Điều này không áp dụng đối với phim âm thanh.
Tổ chức phát thanh và truyền hình
Điều 48. Nếu không có sự đồng ý của tổ chức phát thanh truyền hình,
chương trình phát thanh và truyền hình không thể
1. được ghi trên các phương tiện vật chất mà từ đó có thể sao chép lại được,
hoặc
2. được phát sóng lại hoặc cung cấp tới công chúng tại nơi mà công chúng
có thể tiếp cận được nhưng phải mua vé vào cửa.
Chương trình phát sóng được ghi lại trên phương tiện vật chất như nêu
trong đoạn 1 mục 1, nếu không có sự đồng ý của tổ chức phát sóng, không
thể chuyển sang loại hình phương tiện vật chất khác trong vòng 50 năm kể
từ khi buổi phát sóng được thực hiện. Hơn thế nữa, nếu không có sự đồng ý
của tổ chức thì các phương tiện vật chất để ghi không thể cung cấp tới công
chúng trước thời hạn này.
Những quy định của các Điều 6 - 9, 11 đoạn 2, 12, 15, 16, 21, 22, 25 - 26b
và 26e áp dụng đối với các chương trình phát thanh truyền hình nêu tại
Điều này.
Trường hợp bản sao của bản ghi theo điều này đã được chuyển giao trong
các nước thuộc khu vực kinh tế Châu Âu thì có thể được phân phối tiếp.
Nếu tổ chức phát thanh hoặc truyền hình có yêu cầu về tiền thù lao đối với
việc phát lại này như đã nêu tại Điều 26f được thực hiện với sự cho phép
của tổ chức, yêu cầu phải đưa ra cùng thời điểm với những yêu cầu nêu tại
Điều 26i đoạn 5.
Nhà sản xuất Catalogue
Điều 49. Bất kỳ ai sản xuất Catalogue, bảng hoặc các sản phẩm tương tự
khác mà trong đó chứa một số lượng lớn những mục thông tin được kết hợp
với nhau, hoặc là kết quả của sự đầu tư đáng kể, có quyền độc quyền trong
việc làm bản sao của sản phẩm và cung cấp đến công chúng.
Quyền theo đoạn một kéo dài 15 năm kể từ năm sản phẩm được hoàn
thành. Trường hợp sản phẩm được cung cấp tới công chúng trong vòng 15
năm kể từ khi sản phẩm được hoàn thành thì quyền sẽ kéo dài 15 năm kể từ
năm sản phẩm được cung cấp đến công chúng lần đầu tiên.
Những quy định của Điều 2 đoạn 2 và 3, Điều 6 – 9, 11 đoạn 2, 12 đoạn 1
và 2, 13 – 22, 25, 26, 26b, 26d, 26f, 26g đoạn 5 và 6, và 26i cũng sẽ được
áp dụng đối với sản phẩm nêu tại Điều này. Nếu sản phẩm của loại này,
hoặc một phần của loại này, là đối tượng của quyền tác giả thì cũng có thể
yêu cầu bảo hộ quyền tác giả.
Các điều khoản hợp đồng mở rộng quyền của các nhà sản xuất theo đoạn 1
đối với sản phẩm đã được cung cấp tới công chúng sẽ không có hiệu lực.
Người chụp ảnh
Điều 49a. Bất kỳ người nào tạo ra bức ảnh đều có quyền độc quyền trong
việc sao chép bức ảnh và cung cấp bức ảnh đó tới công chúng. Quyền này
áp dụng bất kể với bức ảnh được sử dụng là bản gốc hay bản sửa đổi và
không phụ thuộc vào công nghệ được sử dụng để tạo ra bức ảnh đó.
Một bức ảnh cũng được coi là một tác phẩm nhiếp ảnh nếu nó được tạo ra
bằng phương thức tương tự như nhiếp ảnh.
Quyền nêu tại đoạn 1 tồn tại 50 năm kể từ năm bức ảnh được tạo ra.
Những quy định của Điều 2 đoạn 2 và 3, Điều 3, 7 đến 9, 11, 12 đoạn 1, 13,
15, 16, 18 đến 20, 23, 24 đoạn 1, 25 đến 26b, 26d đến 26f, 26i đến 28, 31
đến 38, 41, 42 và 50 đến 52 sẽ được áp dụng đối với những bức ảnh được
nêu trong Điều này. Nếu bức ảnh này là đối tượng của quyền tác giả thì
cũng được yêu cầu bảo hộ quyền tác giả.
Chương VI
Những quy định đặc biệt
Điều 50. Một tác phẩm văn học nghệ thuật không thể cung cấp tới công
chúng dưới tên, bút danh hoặc chữ ký mà tác phẩm hoặc tác giả của tác
phẩm này có thể dễ bị nhầm lẫn với tác phẩm đã cung cấp tới công chúng
trước đây hoặc nhầm với tác giả của tác phẩm đó.
Điều 51. Nếu tác phẩm văn học nghệ thuật được biểu diễn hoặc sao chép
theo một cách thức mà vi phạm đến lợi ích văn hoá, thì toà án trên cơ sở đề
nghị của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể ban hành lệnh cấm việc
sử dụng này, phạt tiền. Quy định này không áp dụng trong suốt cuộc đời tác
giả.
Điều 52. Liên quan tới hình phạt, Toà án có thể ban hành các biện pháp hợp
lý nhằm ngăn chặn sự lạm dụng các bản sao là đối tượng cấm theo Điều 51
và các thiết bị chuyên được dùng để làm các bản sao này. Biện pháp này có
thể là buộc tiêu huỷ hoặc thay đổi tính năng của các thiết bị đó theo các
cách thức cụ thể.
Những quy định của Điều này không áp dụng đối với người có được tài sản
hoặc quyền đối với thiết bị đó một cách hợp pháp.
Thiết bị nêu tại đoạn 1 có thể bị thu giữ để thực hiện các biện pháp đề cập
tại Điều này; các quy định chung về giam giữ tội phạm cũng được áp dụng.
Điều 52a Đ. Bất kỳ người nào muốn tiến hành việc truyền lại bằng hữu
tuyến tác phẩm là một phần của buổi phát thanh, truyền hình vô tuyến và là
người đề nghị một thoả thuận với tổ chức đại diện cho các chủ sở hữu
quyền Thuỵ Điển hoặc với tổ chức phát thanh, truyền hình thực hiện việc
phát sóng trong phạm vi Cộng đồng Châu Âu nhưng bị từ chối thoả thuận
này về những điều khoản đã đề nghị, sẽ được quyền đàm phán với các tổ
chức hoặc tổ chức phát thanh, truyền hình với những đề nghị tương ứng.
Bên có nhiệm vụ tham gia vào các cuộc đàm phán này, đích thân hoặc
thông qua người đại diện tham dự các cuộc đàm phán này và, nếu việc này
là cần thiết, đưa ra đề xuất thuyết phục cho việc giải quyết vấn đề đang đàm
phán. Các bên có thể thống nhất một hình thức đám phán nào đó khác với
hình thức một cuộc họp.
Bất kỳ người nào không tuân theo những quy định của đoạn 2 sẽ phải trả
khoản tiền bồi thường cho những thiệt hại gây ra. Khi xem xét mức độ thiệt
hại của một người nào đó thì ngoài lợi ích của họ theo quy định còn phải
tính đến các trường hợp khác ngoài vấn đề kinh tế thuần tuý.
Chương VII
trách nhiệm hình sự và dân sự
Điều 53. Người nào thực hiện hành vi vi phạm quyền tác giả đối với tác
phẩm văn học nghệ thuật quy định tại chương 1 và 2 hoặc xâm phạm tới
những quyết định được đưa ra theo Điều 41 khoản 2, hoặc Điều 50, sẽ bị
phạt tiền hoặc phạt tù tới 2 năm, nếu hành vi đó được thực hiện một cách cố
ý hoặc vô ý.
Người nào vì mục đích sử dụng cá nhân mà sao chép chương trình máy tính
đã được công bố hoặc một chương trình máy tính mà bản sao của chương
trình đã được chuyển giao với sự cho phép của tác giả sẽ không thuộc đối
tượng chịu trách nhiệm hình sự, nếu bản sao gốc không được sử dụng vì
mục đích thương mại hoặc các hoạt động công cộng và người này không sử
dụng các bản sao của chương trình máy tính ngoài mục đích sử dụng cá
nhân. Người nào vì mục đích sử dụng cá nhân mà làm bản sao dưới dạng
kỹ thuật số của các sưu tập dữ liệu dưới dạng kỹ thuật số đã được cung cấp
tới công chúng, trong những điều kiện tương tự, sẽ không phải chịu trách
nhiệm hình sự về hành vi này.
Các quy định của đoạn một cũng áp dụng nếu một người nhập khẩu vào
Thuỵ Điển bản sao tác phẩm để phân phối tới công chúng, nếu những bản
sao này được sản xuất ở nước ngoài thì trong trường hợp này các sản phẩm
tương tự ở đây sẽ bị xử phạt theo đoạn 1.
Người nào vi phạm các lệnh của toà án về hình phạt theo Điều 53a, cũng có
thể không phải chịu trách nhiệm pháp lý theo luật hình sự về hành vi vi
phạm lệnh của Toà án.
Sự vi phạm có liên quan đến các hành vi được đề cập trong đoạn 1 hoặc 3
cũng như kế hoạch hành động của các hành vi này sẽ có thể bị xử phạt theo
các quy định của Chương 23 Bộ luật Hình sự.
Điều 53a. Theo yêu cầu của tác giả hoặc người thừa kế của tác giả hoặc
người có quyền sử dụng tác phẩm trên cơ sở được cấp phép, Toà án có thể
ban hành lệnh cấm, phạt tiền người có hành vi vi phạm hoặc tái phạm Điều
53.
Khi nguyên đơn trình bày khả năng có thể xảy ra một hành vi vi phạm hoặc
xâm phạm theo Điều 53 hoặc có thể có lý do khi khẳng định rằng bị đơn
thông qua việc tiếp tục hành vi làm giảm giá trị mà quyền tác giả mang lại
thì Toà án có thể ban hành lệnh trước khi vụ án có được phân xử cuối cùng
hoặc nói cách khác là được quyết định. Không một lệnh nào được ban hành
trước khi bị đơn có cơ hội phản hồi lại, trừ khi việc trì hoãn này gây ra rủi
ro dẫn đến thiệt hại.
Lệnh như được nêu tại đoạn 2 chỉ có thể được ban hành khi nguyên đơn đặt
cọc một khoản bảo chứng với toà án để đảm bảo cho những thiệt hại có thể
gây ra cho bị đơn. Nếu nguyên đơn không có khả năng đặt cọc khoản bảo
chứng này thì toà án có thể miễn việc đặt cọc cho nguyên đơn. Liên quan
đến khoản bảo chứng, thì Chương 2, Điều 25 Luật Thực thi được áp dụng.
Khoản bảo chứng sẽ được toà án kiểm tra trừ khi bị đơn chấp nhận nó.
Khi vụ án được đưa ra xét xử, Toà án sẽ quyết định lệnh cấm được ban
hành theo đoạn 2 có còn được tiếp tục áp dụng hay không.
Những quy định về việc kháng cáo các quyết định theo Chương 15 Luật
Thủ tục Tố tụng sẽ được áp dụng đối với việc kháng cáo các quyết định
theo đoạn 2 và 3 và đối với thủ tục tại Toà cấp trên.
Đề nghị áp dụng hình phạt tiền có thể do người đã đề nghị ban hành lệnh
của toà án đưa ra. Liên quan đến hình phạt này, đề nghị có thể dẫn đến một
lệnh mới được ban hành về hình phạt tiền.
Điều 54. Người nào khai thác tác phẩm mà vi phạm Luật này hoặc những
quyết định được đưa ra theo Điều 41 khoản 2 sẽ phải trả một khoản bồi
thường cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả như một khoản tiền thù
lao hợp lý cho việc khai thác tác phẩm.
Trong trường hợp việc khai thác tác phẩm được thực hiện cố ý hoặc vô ý do
cẩu thả, một khoản bồi thường cũng sẽ phải trả cho thiệt hại ngoài số tiền
thù lao mất đi cũng như phải trả cho những tổn thất về tinh thần và vật chất
khác.
Người nào cố ý hoặc vô ý tiến hành các hành vi liên quan đến việc vi phạm
hoặc xâm phạm theo Điều 53, sẽ phải trả cho tác giả hoặc người thừa kế
của tác giả một khoản tiền bồi thường cho các tổn thất, thiệt hại về tinh thần
và vật chất do các hành vi đó gây ra.
Điều 55. Người nào tiến hành các hành vi liên quan đến việc vi phạm hoặc
xâm phạm theo Điều 53, dù có lý do chính đáng hay không chính đáng đều
phải giao nộp lại cho tác giả hoặc người thừa kế của tác giả các thiết bị liên
quan đến việc vi phạm hoặc xâm phạm. Tương tự cũng áp dụng đối với bản
chữ, bản khắc in, khuôn đúc nặn, hoặc các thiết bị tương tự có thể sử dụng
để sản xuất ra các vật thuộc các thể loại đã được đề cập đến.
Thay vì ban hành lệnh phải giao nộp lại như nêu trong đoạn 1, theo yêu cầu
của tác giả hoặc người thừa kế của tác giả, liên quan đến những gì được coi
là có lý do, Toà án có thể ra lệnh là những vật này sẽ bị tiêu huỷ hoặc sửa
đổi theo các cách thức đặc biệt hoặc các biện pháp khác sẽ được tiến hành
để ngăn chặn việc sử dụng không được phép. Yêu cầu này cũng có thể do
công tố viên đưa ra, nếu nó dựa trên việc bảo vệ lợi ích của công cộng. Các
lệnh được đề cập tại đoạn này sẽ không được ban hành nếu việc giao nộp
hoặc các biện pháp nhằm ngăn chặn việc sử dụng không được phép đã
được quyết định theo Bộ luật Hình sự.
Những quy định của đoạn 1 và 3 không được áp dụng đối với những người
có được tài sản hoặc quyền đối với tài sản đó một cách hợp pháp, cũng như
trường hợp liên quan đến công trình xây dựng một tác phẩm kiến trúc.
Nếu những thiết bị khác ngoài những thiết bị đã được đề cập tại đoạn 1
được sử dụng để làm các bản sao tác phẩm mà bị coi là vi phạm theo Luật
này, thì các thiết bị hoặc giá trị của nó có thể bị buộc phải giao trả lại nếu
biện pháp này được coi là cần thiết để ngăn chặn việc vi phạm hoặc có các
lý do đặc biệt khác cho việc ra lệnh này. Điều này cũng được áp dụng
tương tự đối với các thiết bị được sử dụng liên quan đến việc cố tình xâm
phạm như được đề cập đến ở đây hoặc nó là một phần của kế hoạch thực
hiện việc vi phạm này.
Điều 56. Bất kể những quy định của Điều 55, trong trường hợp được coi là
có lý do trên cơ sở giá trị nghệ thuật hoặc kinh tế của bản sao tác phẩm
hoặc trong các trường hợp khác Toà án có thể quyết định rằng những bản
sao đó sau khi đã trả khoản thù lao cụ thể cho tác giả hoặc người thừa kế
của tác giả thì có thể được đưa ra cung cấp cho công chúng hoặc được sử
dụng nhằm các mục đích nhất định khác.
Điều 56a. Trường hợp có thể có lý do để cho rằng một người tiến hành các
hành vi vi phạm hoặc xâm phạm như quy định tại Điều 53, nhằm mục đích
bảo vệ chứng cứ liên quan tới việc vi phạm hoặc xâm phạm, Toà án có thể
ra lệnh tiến hành điều tra về người đó để tìm kiếm vật chứng hoặc tài liệu
được cho là quan trọng đối với việc điều tra hành vi vi phạm hoặc xâm
phạm (điều tra vi phạm).
Lệnh điều tra vi phạm chỉ được ban hành khi những lý do đưa ra chứng tỏ
rằng biện pháp đó quan trọng hơn cả những bất lợi hoặc thiệt hại có thể gây
ra cho phía bên kia hoặc cho bất kỳ bên nào có lợi ích liên quan .
Những quy định của đoạn 1 và 2 cũng áp dụng đối với những hành vi vi
phạm hoặc chuẩn bị thực hiện hành vi được nêu tại Điều 53 đoạn 5.
Điều 56b. Lệnh điều tra vi phạm được Toà án ban hành trong trường quá
trình Toà giải quyết vụ án. Trong trường hợp thủ tục tố tụng chưa được tiến
hành thì áp dụng những quy định liên quan đến thẩm quyền của Toà án đối
với các vụ án dân sự . Tuy nhiên, những quy định của Luật Thủ tục Tố tụng
liên quan đến giới hạn thẩm quyền của toà án trong việc giải quyết các
tranh chấp đã được các cơ quan ngoài toà án thụ lý sẽ không được áp dụng.
Việc ban hành lệnh điều tra vi phạm chỉ có thể được tiến hành khi có đề
nghị của tác giả, người thừa kế của tác giả hoặc bất kỳ người nào có được
quyền khai thác tác phẩm trên cơ sở giấy phép. Khi thủ tục tố tụng chưa
được tiến hành thì đề nghị nêu trên phải được đệ trình bằng văn bản.
Bên kia sẽ được dành cho cơ hội đệ trình báo cáo trước khi lệnh điều tra
được ban hành. Tuy nhiên trong trường hợp sự trì hoãn gây ra nguy hiểm
cho các vật chứng và tài liệu quan trọng cho việc điều tra vi phạm như có
thể bị tháo dỡ, pháp huỷ, thay đổi thì Toà án có thể ban hành lệnh ngay lập
tức để đảm bảo thực thi cho đến khi có quyết định khác.
Mặt khác, bất kỳ lệnh nào liên quan đến điều tra vi phạm được ban hành
trước khi thủ tục tố tụng được bắt đầu sẽ được xem xét như khi nó được
ban hành trong khi tiến hành thủ tục tố tụng.
Điều 56c. Lệnh điều tra vi phạm chỉ được ban hành khi nguyên đơn nộp
cho toà án tiền bảo chứng để đảm bảo cho những thiệt hại có thể gây ra cho
bên kia. Trường hợp nguyên đơn không thể nộp tiền bảo chứng thì Toà án
có thể miễn cho nguyên đơn. Liên quan đến khoản bảo chứng, thì Chương
2, Điều 25 Luật Thực thi sẽ được áp dụng. Việc bảo chứng sẽ được Toà án
kiển tra trừ khi bên kia chấp thuận việc bảo chứng đó.
Trường hợp liên quan đến việc kháng cáo các quyết định của Toà án về
việc điều tra vi phạm cũng như liên quan đến thủ tục tại Toà cấp cao hơn áp
dụng quy định về kháng cáo tại Chương 15 của Luật Tố tụng.
Điều 56d. Lệnh về điều tra vi phạm bao gồm các nội dung sau
1. mục đích điều tra,
2. đối tượng và tài liệu điều tra,
3. địa điểm điều tra.
Trong trường hợp cần thiết Toà án cũng sẽ quy định những điều kiện cho
việc thi hành lệnh.
Điều 56e. Lệnh điều tra vi phạm có thể thi hành ngay. Nếu đơn yêu cầu thi
hành không được nộp trong vòng 1 tháng kể từ khi lệnh được ban hành thì
lệnh đó hết hiệu lực.
Trong vòng 1 tháng kể từ khi có quyết định thi hành mà người nộp đơn
không chuẩn bị hoặc tiến hành các thủ tục liên quan đến việc thi hành thì
các biện pháp đã được cam kết để điều tra vi phạm sẽ không còn hiệu lực.
áp dụng tương tự đối với lệnh điều tra vi phạm hết hiệu lực khi việc điều tra
đã hoàn thành.
Điều 56f. Lệnh điều tra vi phạm được tiến hành thông qua cơ quan thực thi
tại địa phương theo các điều kiện được quy định bởi Toà án và áp dụng
Chương 1 đến 3, Chương 16, Điều 10, Chương 17, Điều 1 đến 5, Chương
18 Luật Thực thi. Bị đơn chỉ được thông báo về việc điều tra nếu lệnh điều
tra vi phạm được ban hành sau khi Toà án nghe ý kiến của nguyên đơn. Cơ
quan điều tra có quyền chụp ảnh, ghi âm, ghi hình các vật chứng phục vụ
cho việc điều tra. Cơ quan điều tra cũng có thể sao chép hoặc trích dẫn từ
tài liệu để phục vụ cho việc điều tra.
Việc điều tra vi phạm không liên quan đến các văn bản nêu tại Chương 27,
Điều 2, Luật Thủ tục Tố tụng.
Điều 56g. Bị đơn có quyền mời luật sư khi lệnh điều tra vi phạm được tiến
hành. Việc điều tra không thể tiến hành trước khi luật sư có mặt. Tuy nhiên,
điều này không áp dụng khi
1. không cần thiết trì hoãn việc điều tra, hoặc
2. có rủi ro khác mà mục đích của việc điều tra không đạt được.
Khi điều tra, cơ quan thực thi được phép mời các chuyên gia giúp đỡ trong
trường hợp cần thiết.
Cơ quan điều tra có thể cho phép nguyên đơn hoặc đại diện của nguyên đơn
tham gia vào việc điều tra nhằm cung cấp thông tin. Nếu cho phép việc
tham gia này thì cơ quan điều tra phải cân nhắc tới việc nguyên đơn hoặc
đại diện của họ chỉ được cung cấp thông tin về những gì đã điều tra được
trong phạm vi cần thiết.
Điều 56h. ảnh chụp và bản ghi âm, ghi hình của vật chứng cũng như bản
sao của nó, và các trích đoạn từ các tài liệu sẽ được liệt kê và thông báo cho
nguyên đơn và bị đơn.
Điều 57. Những quy định từ các Điều 53 đến 56 h cũng chỉ áp dụng đối với
các quyền được bảo hộ theo các quy định của Chương 5.
Điều 57a. Ngoài các trường hợp được nêu tại Điều 53, người nào bán, cho
thuê, hoặc chào bán hoặc đưa ra bán, đưa ra cho thuê hoặc vì các mục đích
thương mại khác các thiết bị nhằm can thiệp hoặc thay thế một cách bất
hợp pháp các thiết bị bảo vệ chương trình máy tính nhằm chống việc sao
chép bất hợp pháp, sẽ bị phạt tiền hoặc phạt tù tới 6 tháng.
Điều 58. Toà án Thành phố Stockholm xét xử các vụ việc liên quan đến các
tổ chức phát thanh truyền hình vi phạm Luật này. áp dụng tương tự đối với
các trường hợp liên quan đến việc yêu cầu tiền thù lao theo Điều 18, 26a,
đoạn 1, 26i, đoạn 3, hoặc 47 và trong các trường hợp yêu cầu khoản tiền
thù lao tương ứng trên cơ sở các Điều 45, 46, 48, 49, 49a và trong các
trường hợp liên quan đến tiền thù lao đối với việc truyền phát lại theo Điều
26f.
Điều 59. Biện pháp hình sự đối với việc vi phạm Luật này có thể được tiến
hành bởi công tố viên chỉ trong trường hợp có yêu cầu từ phía người bị hại
hoặc vì lợi ích công cộng.
Biện pháp áp dụng liên quan đến việc vi phạm các quy định của Điều 3
hoặc các quyết định được đưa ra theo Điều 41 đoạn 2, có thể được tiến
hành bởi vợ hoặc chồng của tác giả, bởi người thừa kế hàng trên hoặc hàng
dưới hoặc bởi anh chị em ruột của tác giả.
Nếu có lý do để tin rằng việc vi phạm hình sự theo Luật này xảy ra, các
thiết bị được đề cập tại Điều 55 có thể bị thu giữ; các nguyên tắc chung về
bắt giữ trong các vụ án hình sự sẽ được áp dụng.
Chương VIII
Sự áp dụng của Đạo luật
Điều 60. Những quy định liên quan đến quyền tác giả áp dụng đối với:
1. tác phẩm của công dân Thuỵ Điển hoặc người thường trú tại Thuỵ Điển,
2. tác phẩm công bố lần đầu tại Thuỵ Điển hoặc công bố đồng thời tại Thuỵ
Điển và nước ngoài,
3. tác phẩm điện ảnh mà nhà sản xuất có trụ sở hoặc thường trú tại Thuỵ
Điển.
4. tác phẩm kiến trúc được xây dựng tại Thuỵ Điển,
5. tác phẩm nghệ thuật tạo hình được gắn với công trình xây dựng tại Thuỵ
Điển hoặc dưới hình thức định hình vĩnh cửu trên mặt đất.
Nhằm mục đích áp dụng đoạn 1, mục 2, được coi là công bố đồng thời nếu
một tác phẩm được công bố tại Thuỵ Điển trong vòng 30 ngày kể từ ngày
công bố lần đầu tiên tại nước ngoài. Nhằm mục đích áp dụng đoạn 1, mục
3, người có tên đề trên tác phẩm điện ảnh theo các cách thức thông thường,
nếu không có các chứng cứ ngược lại, được coi là nhà sản xuất tác phẩm
điện ảnh đó.
Những quy định của các Điều 26j và 26k áp dụng đối với các tác phẩm của
công dân Thuỵ Điển hoặc người thường trú tại Thuỵ Điển.
Những quy định của Điều 44a áp dụng đối với các hành vi xuất bản hoặc
cung cấp tới công chúng được thực hiện bởi công dân Thuỵ Điển hoặc
người thường trú tại Thuỵ Điển. Những quy định của Điều 44a cũng áp
dụng đối với các hành vi xuất bản hoặc cung cấp tới công chúng được thực
hiện bởi các tổ chức có trụ sở chính tại Thuỵ Điển.
Những quy định tại các Điều 50 và 51 được áp dụng đối với tất cả các tác
phẩm văn học nghệ thuật không phụ thuộc vào nguồn gốc của tác phẩm đó.
Điều 61. Những quy định của Điều 45, 47, và 48 áp dụng đối với buổi biểu
diễn, bản ghi âm và chương trình phát thanh, truyền hình được thực hiện tại
Thuỵ Điển. Hơn thế nữa, những quy định của Điều 45 áp dụng đối với buổi
biểu diễn của công dân Thuỵ Điển hoặc người thường trú tại Thuỵ Điển,
những quy định của Điều 47 áp dụng đối với bản ghi âm mà nhà sản xuất
bản ghi âm là công dân hoặc pháp nhân Thuỵ Điển hoặc là người thường
trú tại Thuỵ Điển, và những quy định của Điều 48 áp dụng đối với chương
trình phát sóng của các tổ chức phát thanh, truyền hình có trụ sở chính tại
Thuỵ Điển. Những quy định của Điều 46 áp dụng đối với các bản ghi âm và
ghi hình mà nhà sản xuất là công dân hoặc pháp nhân Thuỵ Điển hoặc
thường trú tại Thuỵ Điển cũng như được áp dụng đối với các bản ghi hình
được thực hiện tại Thuỵ Điển. Tuy nhiên, những quy định của Điều 46 áp
dụng cho sao chép tất cả các bản ghi âm.
Những quy định của Điều 49 áp dụng cho những sản phẩm mà nhà sản xuất
là công dân hoặc thường trú tại Thuỵ Điển . Những quy định của Điều 49
cũng áp dụng đối với những sản phẩm mà nhà sản xuất là pháp nhân Thuỵ
Điển và có trụ sở đăng ký, trụ sở chính hoặc địa điểm kinh doanh chính tại
Thuỵ Điển. Tuy nhiên, đối với trường hợp trụ sở đăng ký tại Thuỵ Điển
nhưng pháp nhân đó lại không có trụ sở chính hoặc địa điểm kinh doanh
chính tại Thuỵ Điển, thì những quy định này chỉ áp dụng khi việc sản xuất
tạo nên hoạt động kinh doanh ở Thuỵ Điển.
Liên quan đến các quy định của Điều 49a, thì cũng áp dụng Điều 50, 51 và
các quy định khác đối với các bức ảnh mà:
1. nhà sản xuất là công dân hoặc người thường trú tại Thuỵ Điển;
2. bức ảnh được công bố lần đầu tiên hoặc công bố đồng thời tại
Thuỵ Điển;
3. bức ảnh được đặt trong một toà nhà hoặc các công trình xây
dựng khác được xây cố định trên mặt đất, nếu toà nhà hoặc công trình xây
dựng này ở Thuỵ Điển.
Nhằm mục đích áp dụng đoạn 3 mục 2, việc công bố được coi là đồng thời
nếu tác phẩm được công bố tại Thuỵ Điển trong vòng 30 ngày kể từ ngày
tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại nước khác.
Liên quan đến các quy định của Điều 45, thì Điều 26k chỉ áp dụng đối với
buổi biểu diễn được thực hiện bởi công dân hoặc người thường trú tại Thuỵ
Điển. Liên quan đến các quy định của Điều 46, thì Điều 26k chỉ áp dụng
đối với bản ghi mà nhà sản xuất là công dân hoặc pháp nhân Thuỵ Điển
hoặc thường trú tại Thuỵ Điển. Liên quan đến các quy định của Điều 49a,
thì Điều 26j và 26k chỉ áp dụng đối với những bức ảnh mà nhà sản xuất là
công dân hoặc người thường trú tại Thuỵ Điển.
Điều 61a Đ. Trong trường hợp một tác phẩm hoặc đối tượng khác được bảo
hộ theo Luật này được truyền đạt tới công chúng qua vệ tinh, các hành vi
liên quan xét dưới góc độ về quyền tác giả và các quyền liên quan được coi
là thực hiện tại nước, nơi mà tổ chức phát sóng, dưới sự kiểm soát và trách
nhiệm của nước đó, giới thiệu các đối tượng trong các kênh thông tin liên
tục truyền lên vệ tinh để từ đó phát xuống trái đất.
Những quy định này không áp dụng nếu việc hướng dẫn được thực hiện tại
một nước không phải là thành viên của khu vực kinh tế Châu Âu và không
áp dụng mức bảo hộ theo quy định tại chương 2 Chỉ thị số 93/83/EEG,
ngày 27 tháng 9 năm 1993 của Cộng đồng Châu Âu.
Trong các trường hợp được đề cập tại đoạn 2, nếu việc truyền qua vệ tinh
được thực hiện tại một nước là thành viên của Khu vực Kinh tế Châu Âu thì
xét từ góc độ Quyền tác giả và quyền liên quan hành vi đó sẽ được coi là
thực hiện tại nước mà việc phát sóng diễn ra. Nếu việc phát sóng không
thực hiện từ một trong các nước thành viên của Khu vực Kinh tế Châu Âu
nhưng tổ chức phát thanh truyền hình đã quyết định việc phát sóng đó có
trụ sở ở một nước thành viên Khu vực Kinh tế Châu Âu, thì hành vi này xét
từ góc độ quyền tác giả và quyền liên quan được coi là thực hiện tại nước
thành viên đó.
Điều 62. Trên nguyên tắc có đi có lại, hoặc trong trường hợp tuân thủ các
hiệp định ký kết với nước ngoài hoặc với các tổ chức liên chính phủ đã
được Nghị viện phê chuẩn, Chính phủ có thể quyết định áp dụng Luật này
trong mối quan hệ với các nước khác. Chính phủ cũng có thể quy định áp
dụng Luật đối với những tác phẩm và những bức ảnh được công bố lần đầu
bởi các tổ chức Liên Chính phủ và đối với những tác phẩm và những bức
ảnh chưa công bố mà tổ chức này có thể công bố.
Chương IX
Những quy định liên quan đến hiệu lực và những quy định chuyển tiếp
Điều 63. Luật này có hiệu lực kể tư ngày 01 tháng 7 năm 1961.
( Không bao hàm những quy định khác về thời điểm có hiệu lực và các của
các sửa đổi bổ sung của Luật này).
--------------------------
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luật Quyền tác giả tác phẩm văn học và nghệ thuật của Thụy Điển.pdf