Luật sở hữu trí tuệ

- Pháp luật Việt Nam phải ban hành những quy định rõ ràng về vấn đề photocopy tác phẩm không thuộc các trường hợp giới hạn quyền tác giả theo Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ và Điều 25 Nghị định 100/2006/NĐ-CP. Quán triệt các cơ sở in ấn, xuất bản phải đăng ký, cam kết không vi phạm bản quyền tác giả trong quá trình hoạt động kinh doanh lĩnh vực xuất bản phẩm. Đặc biệt là hoạt động phô tô sách, giáo trình, tài liệu chứa yếu tố kinh doanh. - Cần xây dựng cơ chế quản lý và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong trường Đại học một cách hiệu quả hơn. Cụ thể, các trường Đại học phải tiên phong tự bảo vệ quyền lợi của mình trong vấn đề quyền tác giả như thành lập tổ chuyên trách để xây dựng rõ các quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong trường dựa trên các quy định của pháp luật. Đặc biệt, nhà trường cần rõ ràng trong việc cấp kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học cho giảng viên, thỏa thuận về quyền tác giả sau khi công trình hoàn thành để tránh tranh chấp trong quá trình thương mại hóa tác phẩm. - Tăng cường lực lượng thanh tra, giám sát chặt chẽ vấn đề bản quyền theo Luật sở hữu trí tuệ 2005. Có thể xây dựng đề án thành lập một phòng, ban chuyên về quản lý vấn đề bản quyền dành cho tác phẩm, ấn phẩm trong các trường Đại học - Cao đẳng thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Hằng năm phải tổ chức Hội thảo cấp trường, cấp Bộ, cấp quốc gia để đánh giá, tổng kết tình hình vi phạm quyền tác giả để đưa ra giải pháp thích hợp cho tình trạng này.

doc27 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 5387 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật sở hữu trí tuệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi hình, phát thanh truyền hình, cho thuê tác phẩm. Quyền sử dụng này gắn liền với quyền nhân thân gắn với tài sản (cho/không cho sử dụng tác phẩm). Vì thế, mọi hành vi sử dụng tác phẩm (sao chép, dịch, chuyển thể, v.v.) mà không xin phép chủ sở hữu quyền tác giả là xâm phạm quyền tác giả, trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác. Các hành vi sử dụng tác phẩm quan trọng nhất bao gồm: - Sao chép và phân phối, bán tác phẩm: hành vi sao chép có thể bao gồm sao chép toàn bộ tác phẩm hay một phần quan trọng của tác phẩm. Sao chép khác với trích dẫn. Trích dẫn là việc sử dụng một phần tác phẩm (không đáng kể) của người khác để nêu bật ý tác giả. Việc trích dẫn phải không đơn thuần vì mục đích kinh doanh, không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng bình thường tác phẩm và phải nêu nguồn gốc tác phẩm. Các hành vi sử dụng không phải là trích dẫn đều có thể bị coi là sao chép và phải được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả. Sao chép có thể tiến hành dưới dạng trực tiếp (thí dụ thu băng đĩa, photocopy, sao phần mềm trên ổ cứng máy vi tính) hay dưới dạng gián tiếp (thí dụ dùng máy ghi âm, máy quay phim để ghi âm, ghi hình buổi hoà nhạc hay một bộ phim chiếu ở rạp). - Công bố, phổ biến, phát thanh, truyền hình: quyền này còn được gọi là quyền "truyền thông đến công chúng" (communication to the public) bao gồm các hành vi trình diễn, phân phối tác phẩm đến một số lượng đáng kể người sử dụng. Thí dụ bao gồm trình diễn một vở kịch hay một buổi hoà nhạc, phát hành một đĩa nhạc. Việc đưa một tác phẩm lên mạng ngày nay cũng được coi là truyền thông đến công chúng. - Dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, tuyển tập, chú giải (còn gọi là làm tác phẩm phái sinh). Khi một người muốn dịch, cải biên, chuyển thể một tác phẩm, họ phải xin phép chủ sở hữu quyền tác giả gốc, bởi vì những hành vi kể trên là những hành vi sử dụng tác phẩm, mà chủ sở hữu quyền tác giả có quyền cho hay không cho (Điều 757 BLDS). Ngoài ra, khi một nhà xuất bản muốn phát hành một tác phẩm viết, cũng phải xin chấp thuận của chủ sở hữu quyền tác giả. Mọi hành vi sử dụng tác phẩm mà không được sự đồng ý từ trước của chủ sở hữu quyền tác giả đều bị coi là xâm phạm quyền tác giả (trừ các trường hợp sử dụng hạn chế do pháp luật quy định). Tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể được coi là những tác phẩm riêng, khác với tác phẩm gốc. Quyền tài sản được quy định cụ thể trong khoản 1 Điều 20 luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định như sau: “ Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây: a) Làm tác phẩm phái sinh; b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; c) Sao chép tác phẩm; d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.” 1.1. Quyền làm tác phẩm phái sinh Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn. Dịch thuật có nghĩa là thể hiện một tác phẩm bằng một ngôn ngữ khác với ngôn ngữ của tác phẩm gốc. Ngôn ngữ ở đây là để chỉ các từ ngữ được dùng cho việc giao tiếp giữa con người, cho nên không bao gồm ngôn ngữ máy tính. Tương tự, việc chuyển đổi ngôn ngữ từ ngôn ngữ của một địa phương sang một dạng phổ thông của ngôn ngữ hoặc dạng hệ thống mã hóa, hệ thống chữ nổi... không được coi là dịch thuật, mà sẽ được coi là một hình thức của sao chép. Nói cách khác, quyền dịch thuật nói chung có nghĩa là quyền dịch tác giả gốc sang một ngôn ngữ nước ngoài. Cải biên có nghĩa là việc tạo ra một tác phẩm âm nhạc bằng việc thêm những yếu tố sáng tạo mới vào tác phẩm âm nhạc sẵn có. Phóng tác có nghĩa là thay đổi hình thức thể hiện. Chuyển thể có nghĩa là việc dùng tác phẩm gốc và thay đổi hình thức thể hiện bằng việc chuyển tác phẩm đó thành một vở kịch hay một bộ phim mà không thay đồi cốt truyện hoặc chủ đề. Hình thức chuyển thể bao gồm cả việc chuyển thể một tác phẩm thành phim truyền hình. Việc nâng cấp các chương trình máy tính...cũng được coi là chuyển thể. Mâu thuẫn thường xảy ra xung quanh quyền chuyển thể bởi vì rất khó để xác định một tác phẩm là thực sự được chuyển thể, theo đó hình thức thể hiện tác phẩm (hình thức bên ngoài) được thay đổi trong ý chính (hình thức bên trong) của tác phẩm không thay đổi, hay đó chỉ là việc khai thác ý tưởng. Thậm chí một số người đã tranh luận rằng việc chuyển thể có nghĩa là khai thác ý tưởng. Các ý tưởng không được bảo hộ bằng quyền tác giả nhưng vì quyền chuyển thể được bảo hộ như một yếu tố của quyền tác giả nên đã làm phát sinh mâu thuẫn này. Nói chung, những trường hợp mà chỉ hình thức thể hiện ban đầu là thay đổi trong khi câu chuyện và các nét tính cách của nhân vật không thay đổi hiển nhiên được coi là chuyển thể. Khai thác tác phẩm phái sinh: Như đã giải thích ở trên: tác phẩm phái sinh là một tác phẩm mới được tạo ra từ việc dịch thuật, cải biên, phóng tác hay chuyển thể. Mặc dù quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh này thuộc về người dịch thuật, người cải biên, người phóng tác hay người chuyển thể, nhưng tác giả của tác phẩm gốc cũng có quyền giống như quyền của người dịch thuật, người cải biên, người phóng tác hay người chuyển thể. Ví dụ, một người muốn ghi ra đĩa video một bộ phim hoạt hình phỏng theo một truyện tranh nhằm mục đích thương mại, thì người đó phải xin phép cả chủ sở hữu quyền tác giả đối với phim hoạt hình và chủ sở hữu quyền tác giả của truyện tranh gốc. Nếu chỉ có một trong hai chủ sở hữu đó đồng ý thì vẫn chưa đủ mà việc đó phải được tất cả các chủ sở hữu quyền tác giả cho phép. Quyền khai thác các tác phẩm phái sinh là một loại của tập hợp quyền thuộc luật quyền tác giả và quyền đó chỉ thuộc về chủ sở hữu quyền tác giả. Mặt khác, mặc dù không phải là thuật ngữ pháp lý trong luật quyền tác giả, thuật ngữ quyền thứ cấp dựa trên việc sử dụng thứ cấp một ấn phẩm, và nó được sử dụng rộng rãi trong ngành xuất bản của mỗi nước để nói về các hình thức khai thác với việc xuất bản một ấn phẩm được sáng tạo ra từ tác phẩm gốc. Trong các hợp đồng xuất bản, các tác giả và nhà xuất bản phải có những thỏa thuận khác nhau liên quan đến các quyền thứ cấp này. Những người phổ biến tác phẩm như những nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng và truyền hình cáp cũng như những người biểu diễn, chẳng hạn như các nghệ sĩ và nhạc sĩ cũng có các quyền này. Tại Việt Nam và một số nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, quyền này được bảo hộ dưới một tên gọi riêng trong luật sở hữu trí tuệ, là “các quyền liên quan” để tránh nhầm lẫn với các quyền tác giả. 1.2 Quyền được biểu diễn và truyền đạt tác phẩm a) Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng là loại hình quyền được hầu hết luật pháp các quốc gia, trong đó có Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 công nhận và bảo hộ. Một tác phẩm có thể đến với công chúng bằng nhiều con đường khác nhau, nhưng thông qua người biểu diễn với sự cảm thụ và thể hiện sáng tạo của mình thì tác phẩm trở nên sinh động và có sức truyền thụ tới công chúng nhanh nhất. Chính vì vậy, dù các hình thức giải trí ngày càng đa dạng nhưng số lượng người biểu diễn không ngừng gia tăng và nền công nghiệp biểu diễn vẫn không ngừng phát triển. Người biểu diễn là cầu nối giữa tác giả và công chúng góp phần truyền bá, lưu giữ và phát triển các tác phẩm có giá trị, do đó pháp luật đã công nhận và bảo hộ các quyền của người biểu diễn đối với cuộc biểu diễn của mình. Quy mô và tính chất của cuộc biểu diễn không ảnh hưởng đến quyền của người biểu diễn. Để thực hiện một cuộc biểu diễn lớn cần có sự hợp tác của rất nhiều người nhưng chỉ những người trực tiếp trình diễn, thể hiện tác phẩm mới được coi là người biểu diễn và về nguyên tắc họ là chủ sở hữu quyền đầu tiên đối với cuộc biểu diễn. Những ai được coi là người biểu diễn được quy định rõ tại điều 3 (a) Công ước quốc tế bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất ghi âm và tổ chứng phát sóng ( Công ước Rome): “ người biểu diễn là các diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và các người khác nhập vai, hát, đọc, ngâm, trình bày hoặc biểu diễn khác các tác phẩm văn học, nghệ thuật”. Điều 16 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng quy định người biểu diễn bao gồm: “diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật”. Tuy nhiên, các quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng không phải luôn luôn thuộc về người biểu diễn. Chủ sở hữu quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn có thể là tổ chức, cá nhân khác được chuyển giao quyền hoặc tổ chức, cá nhân đã đầu tư tài chính, kinh phí và cơ sở vật chất để thực hiện cuộc biểu diễn. Các quyền tài sản gắn liền và là cơ sở pháp lý để khai thác các lợi ích kinh tế từ các cuộc biểu diễn. Quyền biểu diễn mà chính xác là quyền biểu diễn công cộng là một trong những quyền tài sản của chủ sở hữu quyền tác giả. Quyền này được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ và được giải thích rõ hơn tại Điều 23 Nghị định 100/2006/NĐ- CP, theo đó quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng do chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện biểu diễn tác phẩm một cách trực tiếp hoặc thông qua các chương trình ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện nào mà công chúng có thể tiếp cận được. Quy định này phù hợp với quy định tại Điều 11 (1) Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học về quyền đối với tác phẩm kịch và âm nhạc: “ Tác giả các tác phẩm kịch, nhạc kịch và ca nhạc giữ độc quyền cho phép: biểu diễn và hòa tấu công cộng tác phẩm của mình, kể cả hòa tấu công cộng bằng tất cả mọi phương pháp hay kỹ thuật: truyền phát tới công chúng buổi biểu diễn và hòa tấu đó bằng bất kỳ phương pháp nào”. Như vậy, việc trình bày tác phẩm, phát sóng hay làm cho công chúng có thể tiếp cận được tác phẩm đều thuộc phạm vi quyền biểu diễn và các quyền này được quy định rõ ràng hơn tại Điều 11bis, Điều 14, 14bis và 14ter Công ước Berne. Khi tổ chức, cá nhân muốn biểu diễn một tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học đến công chúng phải xin phép và trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả, trong những trường hợp pháp luật quy định không phải xin phép thì phải trả tiền bản quyền cho việc sử dụng quyền biểu diễn theo quy định. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng là đọc quyền của chủ sở hữu quyền tác giả đối với nhiều loại tác phẩm những trong thực tế chỉ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là đối tượng khai thác và được hưởng lợi nhiều nhất từ quyền này. 1.2.2 Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện kỹ thuật. Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng là quyền truyển tải tác phẩm hoặc bản sao của tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bằng bất kỳ phương tiện nào khác mà công chúng có thể tiếp cận được tác phẩm đó. Đây là độc quyền của chủ sở hữu quyền tác giả, do đó quyền này sẽ do chính chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc cho phép nguồi khác thực hiện để đưa tác phẩm đến với công chúng thông qua các phương tiện kỹ thuật nhất định mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn. Loại hành vi chủ yếu bị hạn chế bởi quyền tác giả bao gồm các hành vi phát sóng tác  phẩm và truyền đạt tác phẩm đến với công chúng bằng phương tiện dây hoặc cáp. Khi  một tác phẩm được phát sóng, ký hiệu không dây được phát lên không trung mà trong  phạm vi của nó bất kỳ người nào cũng có thể tiếp nhận, miễn là người đó có công cụ (bộ tiếp nhận đài hoặc vô tuyến) cần thiết để chuyển hóa ký hiệu này thành các âm thanh hoặc âm thanh và hình ảnh.    Khi một tác phẩm được truyền đạt tới công chúng bằng đường cáp, ký hiệu được khuếch tán mà chỉ những người có công cụ kết nối với đường cáp dùng để khuếch tán ký hiệu mới có thể tiếp nhận được. Theo Công ước Berne, chủ sở hữu quyền tác giả có quyền tuyệt đối trong việc cho phép cả hai việc: phát sóng không dây và khuếch tán bằng đường cáp các tác phẩm của mình.   1.3 Quyền nhân bản tác phẩm 1.3.1 Quyền sao chép tác phẩm Trước tiên cần khẳng định rằng quyền sao chép tác phẩm là một trong những quyền tài sản cơ bản và quan trọng nhất của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm và quyền này được bảo hộ từ góc độ pháp luật quốc tế, cả từ pháp luật quốc gia. Dưới góc độ pháp luật quốc tế, Điều 9 Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật quy định: “Tác giả có các tác phẩm văn học, nghệ thuật được Công ước này bảo hộ, được hưởng độc quyền cho phép sao in tác phẩm dưới bất kỳ phương thức hay hình thức nào”. Các tác phẩm văn học nghệ thuật được công ước liệt kê tại Điều 2 bao gồm “tất cả các sản phẩm trong linh vực văn học nghệ thuật và khoa học, bất kỳ được biểu hiện theo phương thức hay dưới hình thức nào, chẳng hạn như sách, tập in nhỏ và các bản viết khác, các bài giảng, các bài phát biểu”. Như vậy, theo quy định trên thì giáo trình, đề cương bài giảng, sách tham khảo, sách chuyên khảo, các luận án, luận văn, các bài viết trên các tạp trí chuyên ngành và các tài liệu khác đều là tác phẩm được bảo hộ theo công ước Berne. Dưới góc độ pháp luật Việt Nam, Điều 738 BLDS 2005 và Điều 20 Luật SHTT 2005 đều quy định một trong những quyền tài sản của tác giả được pháp luật bảo hộ là quyền sao chép tác phẩm. Pháp luật Việt Nam định nghĩa quyền sao chép tác phẩm là “quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao của tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử”. Thuật ngữ “sao chép” được giải thích là “việc tạo ra bản sao của tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử”. Bản sao tác phẩm được giải thích tại Điều 4 Nghị định 100/2006/NĐ-CP là “bản sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp một phần hoặc toàn bộ tác phẩm”. Như vậy thì việc sao chép tác phẩm có thể được thể hiện dưới rất nhiều hình thức. Trên thực tế quyền sao chép bao trùm rất nhiều hoạt động, bao gồm việc sao chép nội dung hay hình ảnh bằng máy quét hay máy photocopy hay bất kỳ phương tiện nào khác, việc ghi âm, ghi hình các bài giảng... Về nguyên tắc tác giả sẽ được pháp luật bảo hộ quyền này trong suốt thời gian bảo hộ tác phẩm. Nếu sao chép tác phẩm mà không được sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thì bị coi là có hành vi xâm phạm quyền tác giả và tùy vào tính chất, mức độ vi phạm để áp dụng các biện pháp, chế tài dân sự, hình sự hay hành chính. Một trong những nguyên tắc của Luật Sở hữu trí tuệ là bảo đảm cân bằng về quyền và lợi ích của chủ sở hữu với lợi ích của xã hội. Do đó, bên cạnh việc quy định độc quyền sao chép cho chủ sở hữu, pháp luật còn quy định những hạn chế quyền tác giả đối với quyền sao chéo. Cụ thể, khoản 2 Điều 9 Công ước Berne quy định “Luật pháp quốc gia thành viên có quyền cho sao phép sao in tác phẩm trong một vài trường hợp đặc biệt, miễn là sự sao in đó không phương hại đến việc khai thác bình thường tác phẩm hoặc không gây thiệt thòi bất chính cho những quyền lợi hợp pháp của tác giả”. Ở đây, Công ước đã không chỉ rõ những trường hợp nào có thể thực hiện việc sao chép tác phẩm mà không cần sự xin phép của tác giả, không cần trả thù lao cho tác giả, mà để cho pháp luật của quốc gia thành viên tự quy định cụ thể trong pháp luật nước mình. Tuy nhiên, hạn chế quyền tác giả chỉ được thực hiện nếu thỏa mãn được một trong hai điều kiện. Thứ nhất, sự sao in đó không phương hại đến việc khai thác bình thường tác phẩm. Thứ hai, sự sao in đó không gây thiệt thòi bất chính cho những quyền lợi hợp pháp của tác giả. 1.3.2 Các quyền khác Một quyền khác càng ngày càng nhận được sự thừa nhận rộng rãi, kể cả trong Hiệp định TRIPS, là quyền cho thuê các bản sao của một số loại hình tác phẩm nhất định, ví dụ, các tác phẩm âm nhạc gồm tác phẩm ghi âm, tác phẩm nghe nhìn và các chương trình máy tính. Quyền cho thuê được hợp pháp hoá bởi các tiến bộ công nghệ đã khiến cho việc sao chép các dạng tác phẩm này trở nên hết sức dễ dàng; kinh nghiệm ở một số nước cho thấy, các bản sao được làm bởi các khách hàng của các cửa hàng cho thuê, và như vậy, quyền kiểm soát thực tế cho thuê là cần thiết nhằm ngăn ngừa sự lạm dụng quyền được nhân bản của chủ sở hữu quyền tác giả. Cuối cùng, một số luật bản quyền quy định cả quyền kiểm soát việc nhập khẩu các bản sao như một phương tiện ngăn ngừa sự xói mòn nguyên tắc lãnh thổ của quyền tác giả; nghĩa là, các lợi ích kinh tế hợp pháp của chủ sở hữu quyền tác giả có thể bị đe doạ nếu anh ta không thể thực hiện các quyền nhân bản và phân phối trên một căn cứ lãnh thổ.   a, Quyền phân phối bản gốc và bản sao tác phẩm Phân phối tác phẩm là việc bán, cho thuê, cho mượn, chuyển nhượng bản gốc và bản sao tác phẩm bằng bất kỳ hình thức, phương tiện kỹ thuật nào mà qua đó có thể tiếp cận được tác phẩm. Xét về mặt kinh tế thì đây là một quyền quan trọng đảm bảo cho tác giả thực hiện được mục đích kinh tế đối với tác phẩm của mình. Đây là một quyền tài sản quan trọng luôn độc quyền thuộc về chủ sở hữu quyền tác giả trong suốt thời gian tác phẩm được bảo hộ mà không phân biết tác phẩm được công bố hay chưa. b, Nhập khẩu bản sao tác phẩm Đây là quyền tài sản thuộc mọi chỉ thể nói chung mà không phải độc quyền thuộc về tác giả vì lý do mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền nhập khẩu bản sao để phục vụ nhu cầu riêng theo nhu cầu của mình như kinh doanh kiếm lợi hoặc phục vụ lợi ích cộng đồng... Tuy nhiên việc nhập khẩu bản sao tác phẩm lại được quy định riêng và chỉ được áp dụng trong trường hợp nhập khẩu không quá một bản theo NĐ 100/2006/NĐ-CPtại khoản 2 Điều 24 “Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng quy định tại điểm k khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ chỉ áp dụng cho trường hợp nhập khẩu không quá một bản.” c, Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính Đối với tác phẩm điện ảnh và chương trình máy tính, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm có quyền cho người khác thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận giữa các bên. Ý nghĩa chính của quyền tài sản này là để họ khai thác tính năng kinh tế đối với tác phẩm của mình. Theo đó, bên sử dụng phải trả cho chủ sở hữu tác phẩm một khoản tiền thuê để được khai thác, sử dụng tác phẩm trong một khảng thời gian theo thỏa thuận của hai bên. Đây là quyền duy nhất thuộc về chủ sở hữu quyền tác giả, tuy nhiên nếu tác phẩm là một chương trình máy tính độc lập, là đối tượng chủ yếu để cho thuê thì chủ sở hữu có quyên cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm. Ngược lại, trong trường hợp chương trình máy tính bị phụ thuộc, tức là nó được phát hành gắn liền với các thiết bị, máy móc kỹ thuật khác thì chủ sở hữu không được thực hiện quyền tài sản nêu trên. 1.4 Quyền hưởng các lợi ích vật chất từ tác phẩm Pháp luật Việt Nam và pháp luật các nước luôn thừa nhận và bảo vệ các quyền của chủ thể đối với sản phẩm trí tuệ mà họ sáng tạo ra. Các sản phẩm trí tuệ được sử dụng nhằm mang lại những lợi ích về cả vật chất lẫn tinh thần nhất định cho người tạo ra nó như quyền hưởng nhuận bút, quyền hưởng thù lao hay lợi ích vật chất khi tác phẩm được sử dụng, biểu diễn, dịch, chuyển thể, thuê, và quyền nhận giải thưởng mà mình là tác giả theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật SHTT 2005 “Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.” 1.4.1 Quyền hưởng nhuận bút Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2009 ngoài quy định tại khoản 3 Điều 20 thì không còn quy định cụ thể nào về quyền hưởng nhuận bút. Và cho đến nay ngoài Nghị định 61/2002/NĐ-CP Về chế độ nhuận bút, chưa có văn bản dưới luật nào khác quy định về quyền hưởng nhuận bút căn cứ trên Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 61/2002/NĐ-CP thì “Nhuận bút là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm khi tác phẩm được sử dụng.” Ở đây, không có sự phân biệt loại hình tác phẩm được nhận nhuận bút. Theo Điều 4 nghị định này thì các loại hình tác phẩm được phân loại thành 6 nhóm để theo dõi và quản lý thuận lợi hơn: “Điều 4: Nhóm nhuận bút của các loại hình tác phẩm Các loại hình tác phẩm chia thành sáu nhóm nhuận bút, bao gồm: 1- Nhuận bút cho tác phẩm sử dụng dưới hình thức xuất bản phẩm; 2- Nhuận bút cho tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác; 3- Nhuận bút cho tác phẩm điện ảnh, vi-đi-ô; 4- Nhuận bút cho tác phẩm báo chí (báo in, báo điện tử); 5- Nhuận bút cho tác phẩm phát thanh, truyền hình (báo nói, báo hình); 6- Nhuận bút cho tác phẩm tạo hình (mỹ thuật), mỹ thuật ứng dụng và nhiếp ảnh.” Với mỗi loại hình tác phẩm thì NĐ 61/2002/NĐ-CP lại có những quy định về đối tượng hưởng, mức hưởng nhuận bút và quỹ nhuận bút rất cụ thể và chi tiết. 1.4.2 Quyền được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng Thù lao là khoản tiền mà tác giả của các tác phẩm tạo hình mĩ thuật, tạo hình ứng dụng và nhiếp ảnh được trả khi tác phẩm đó được sử dụng để trưng bày, triển lãm. Hay nói cách khác tác giả chỉ nhận được thù lao khi hội dủ 3 yếu tố sau: thứ nhất, đó là tác phẩm đơn lẻ; thứ hai, tác phẩm này có đặc thù riêng như tranh ảnh, công tình mĩ thuật, tượng đài, tượng điêu khắc,; và cuối cùng là tác phẩm đó được người khác sử dụng dưới hình thức trưng bày, triển lãm (sử dụng ngoài hợp đồng sử dụng tác phẩm). 1.4.3 Quyền hưởng các lợi ích vật chất khác Tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả ngoài quyền hưởng nhuận bút và hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dung thì cũng đương nhiên có quyền hưởng được các lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác phẩm dưới các hình thức: xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi âm, chụp ảnh, dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, thuê. Chủ sở hữu không đồng thời là tác giả của tác phẩm quyền được hưởng các lợi ích vật chất khi tác phẩm được sử dụng dưới các hình thức: xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi âm, chụp ảnh, dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, thuê là quyền tài sản duy nhất mà họ được hưởng. Còn đối với tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm, họ không có quyền được hưởng các lợi ích vật chất này. 1.4.4 Quyền được nhận giải thưởng với tác phẩm mình là tác giả Các giải thưởng trong lĩnh vực văn học – khoa học – nghệ thuật luôn rất đa dạng và có nhiều cách bình chọn giải thưởng khác nhau, nhưng điểm chung lớn nhất của các giải thưởng này luôn là sự công nhận về chất lượng của tác phẩm và tính sáng tạo của người tạo ra tác phẩm, mang dấu ấn riêng cá nhân. Vì thế, quyền nhận giải thưởng luôn thuộc tác giả bất tác giả đó có đồng thời là chủ sở hữu hay không. Chuyển giao quyền tài sản 2.1 Khái quát chung Chuyển giao quyền tài sản đối với tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật được hiểu là việc chuyển giao một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản thuộc quyền tác giả, theo quy định của pháp luật. Các giấy phép sử dụng quyền tác giả chỉ bao hàm việc cấp quyền sử dụng quyền tài sản, còn việc chuyển giao quyền tác giả chính là chuyển quyền sở hữu quyền tác giả. Người chuyển giao quyền tác giả được coi là người chuyển giao quyền sở hữu quyền tác giả. Người chuyển giao đầu tiên nhìn chung là tác giả hoặc người thừa kế của tác giả. Người được chuyển giao quyền tác giả được coi là người nhận chuyển giao quyền sở hữu quyền tác giả. Điều 742 BLDS 2005 qui định: “Quyền nhân thân quy định tại các điểm a, b và khoản 2 Điều 738 của Bộ luật này không được chuyển giao. Quyền nhân thân quy định tại điểm c khoản 2 Điều 738 của Bộ luật này có thể chuyển giao với các điều kiện do pháp luật về sở hữu trí tuệ quy định. Quyền tài sản có thể được chuyển giao toàn bộ hoặc từng phần theo hợp đồng hoặc để thừa kế, kế thừa.” Quyền tài sản của quyền tác giả bao gồm các quyền mang tính chất tài sản. Tổ chức cá nhân được hưởng quyền tài sản, có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác khai thác sử dụng các quyền này. Theo thông lệ, loại trừ những trường hợp giới hạn quyền được luật quyền tác giả quy định thì, chủ sở hữu quyền tác giả có quyền cho phép hoặc ngăn cấm việc khai thác, sử dụng tác phẩm của mình; đặt điều kiện thanh toán nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất khác đối với việc khai thác, sử dụng tác phẩm trong thời hạn bảo hộ. Quyền tài sản bao hàm các quyền sao chép tác phẩm để phân phối  đến công chúng, truyền thông tác phẩm đến công chúng bằng cách biểu diễn, phát sóng hữu tuyến hoặc vô tuyến kể cả truyền trên internet; tiến hành dịch hoặc bất kỳ hình thức phóng tác nào,v.v . Theo Luật Sở hữu Trí tuệ và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành của Việt Nam thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có quyền chuyển giao toàn bộ hoặc một, một số quyền tài sản thuộc quyền tác giả theo hợp đồng. Tuy nhiên, tác giả không được chuyển giao các quyền nhân thân trừ quyền công bố tác phẩm. 2.2 Hợp đồng chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan 2.2.1 Khái niệm Chuyển giao quyền tác giả là sự chuyển giao một, một số hoặc toàn bộ quyền tài sản liên quan đến quyền tác giả theo quy định của pháp luật. Các giấy phép sử dụng quyền tác giả chỉ bao hàm việc cấp quyền sử dụng quyền tài sản, còn việc chuyển giao quyền tác giả chính là chuyển giao quyền sở hữu quyền tác giả. Người chuyển giao quyền tác giả được coi là người chuyển giao quyền sở hữu quyền tác giả. Người chuyển giao đầu tiên được coi là tác giả hoặc người thừa kế của tác giả. Người nhận chuyển giao quyền tác giả là người nhận chuyển giao quyền sở hữu quyền tác giả. Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền quy định cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan. Hợp đồng chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan là sự thoả thuận giữa các bên mà theo đó chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu một, một số quyền nhân thân, quyền tài sản của mình cho các cá nhân, tổ chức khác là bên được chuyển nhượng. 2.1.2 Đặc điểm pháp lý Đây là một hợp đồng dân sự đặc biệt, nên ngoài những đặc điểm của hợp đồng dân sự mang tính chất song vụ, ưng thuận và có đền bù hoặc không có đền bù thì hợp đồng này còn có một số đặc điểm: -         Đối tượng của hợp đồng là quyền nhân thân và quyền tài sản. Thông thường quyền nhân thân gắn liền với quyền tài sản và theo quy định của pháp luật có thể chuyển giao được. Tuy nhiên quyền nhân thân là một đối tượng rất hạn chế và chỉ có một số quyền nhân thân nhất định mới có thể trở thành đối tượng của hợp đồng này. -         Là hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu: bên chuyển nhượng sẽ giao quyền sở hữu đối với quyền nhân thân và quyền tài sản cho bên nhận chuyển nhượng. do đối tượng của hợp đồng là những quyền năng mang tính chất vô hình nên việc “chuyển giao” ở đây thể hiện sự chuyển giao về mặt pháp lý. Sau khi chuyển giao, bên chuyển giao không có quyền sử dụng cũng như định đoạt các quyền năng đó. 2.1.3 Chủ thể của hợp đồng a. Bên chuyển giao quyền tác giả bao gồm chủ sở hữu quyền tác giả và chủ sở hữu quyền liên quan. -         Chủ sở hữu quyền tác giả theo Điều 36 Luật SHTT 2005 bao gồm: Tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả; các đồng tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả; cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra sản phẩm; người từa kế quyền tác giả; người được chuyển giao quyền tác giả. Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm do được chuyển giao, tác phẩm khuyết danh, không có người quản lý, tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết nhưng không có người thừa kế. -         Chủ sở hữu quyền liên quan là chủ đầu tư cuộc biểu diễn, nhà sản xuất, ghi âm, ghi hình, tổ chức phát song, chủ thể này có quyền định đoạt, chuyển nhượng một, một số hoặc toàn bộ quyền tài sản này cho người khác. Trong trường hợp có đồng sở hữu phải được sự đồng ý của tất cả các đồng sở hữu. Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều người cùng sáng tác một tác phẩm nhưng có sự tách biệt rõ ràng giữa các phần sáng tác. Trường hợp này, các tác giả có quyền chuyển giao phần quyền tài sản trong phần sáng tác của mình mà không cần sự đồng ý của các đồng sở hữu. b. Bên được chuyển nhượng quyền tác giả quyền liên quan là cá nhân, tổ chức được chuyển nhượng các quyền tài sản. Sau khi được chuyển nhượng quyền tác giả quyền liên quan thì bên được chuyển nhượng trở thành chủ sở hữu với các quyền đó. 2.2.4 Đối tượng của hợp đồng -         Các quyền của chủ sở hữu quyền tác giả -         Các quyền của chủ sở hữu quyền liên quan. Như vậy ngoài duy nhất quyền nhân thân của chủ sở hữu quyền tác giả là quyền công bố tác phẩm thì các quyền còn lại thuộc đối tượng của hợp đồng chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan đều là các quyền tài sản. Các quyền này là tuyệt đối thuộc sở hữu của chủ sở hữu và được hiểu là một loại tài sản do luật dân sự quy định. Do vậy mà bên cạnh việc phải tuân theo quy định của Luật SHTT thì phải tuân theo những quy định về hợp đồng dân sự. Nếu đối tượng của hợp đồng này là tác phẩm, bản ghi âm, băng ghi hình thì hợp đồng đó là hợp đồng mua bán, trao đổi, tặng cho tài sản chứ không phải hợp đồng chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan. 2.2.5 Hình thức hợp đồng Hình thức của hợp đồng chuyển nhượng được quy định tại Điều 46 Luật SHTT 2005 như sau: “Điều 46. Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan 1. Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan phải được lập thành văn bản gồm những nội dung chủ yếu sau đây: a) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng; b) Căn cứ chuyển nhượng; c) Giá, phương thức thanh toán; d) Quyền và nghĩa vụ của các bên; đ) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.” Hợp đồng được thành lập bằng văn bản và có công chứng, chứng thực nhằm bảo vệ lợi ích cho các bên và khẳng định vị trí độc quyền của chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan. 2.2.6 Nội dung hợp đồng Điều 46 Luật SHTT 2005 quy định các nội dung sau là bắt buộc trong một hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả: - Tên  và địa chỉ đầy đủ bên chuyển nhượng và bên được - Căn cứ chuyển nhượng - Giá phương thức thanh toán - Quyền nghĩa vụ các bên - Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng Ngoài ra, khi tham gia giao kết hợp đồng, các bên còn có thể thỏa thuận về các nội dung khác như hình thức chuyển nhượng, điều kiện chuyển nhượng miễn không trái điều cấm của pháp luật và vi phạm đạo đức xã hội. 3. Các phương thức bảo vệ quyền tài sản 3.1 Các hành vi xâm phạm - Quyền của chủ sở hữu quyền tác giả bị xâm phạm khi những người khác thực hiện 1 trong những hành vi cần phải có sự đồng ý của chủ sở hữu tác phẩm mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu tác phẩm (quan hệ dân sự là đền bù – tương đương, phải trả cho tác giả một khoản tiền tương đương) - Xâm phạm là các hành vi sử dụng tác phẩm hay chương trình biểu diễn nhằm mục đích thương mại và giao dịch kinh doanh mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu tác phẩm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Quyền quan trọng nhất trong quyền tác giả hay quyền liên quan là quyền cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm, chương trình biểu diễn, phát sóng của mình. Nó thể hiện bản chất độc quyền của quyền tác giả và quyền liên quan. Chính vì thế các hành vi xâm phạm luôn đồng nghĩa với việc bản chất độc quyền của các quyền trên bị phá vỡ, cụ thể: “1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. 2. Mạo danh tác giả. 3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả, đồng tác giả trong trường hợp có đồng tác giả. 4. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự, uy tín của tác giả. 5. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền (trừ trường hợp có quy định khác). 6. Làm tác phẩm phái sinh nhưng không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền (trừ trường hợp có quy định khác). 7. Sử dụng tác phẩm mà không dược phép của chủ thể quyền, không trả nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất (trừ trường hợp có quy định khác). 8. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả, hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.  9. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông hoặc các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. 10. Xuất bản tác phẩm không được phép của chủ sở hữu quyên tác giả. 11. Cố ý huỷ bỏ, làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền thực hiện để bảo vệ quyền. 12. Cố ý xoá bỏ, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm. 13. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu biện pháp kỹ thuật để bảo vệ quyền của tác giả đối với tác phẩm của mình. 14. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo. 15. Xuất khẩu, nhập khẩu bản sao tác phẩm mà không được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép” (Điều 28 Luật SHTT 2005). 3.2 Phương thức bảo vệ 3.2.1 Tự bảo vệ - Pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trao cho các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ (là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ) quyền tự bảo vệ trước các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của mình, theo đó, chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ có thể lựa chọn nhiều biện pháp khác nhau để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình. - Quyền tự bảo vệ bằng các biện pháp công nghệ trong việc ngăn chặn các hành vi tiếp cận tác phẩm, khai thác trái phép quyền tác giả, quyền liên quan là việc các chủ thể quyền đưa ra các thông tin quản lý quyền của mình gắn với bản gốc hoặc bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, đưa thông tin quản lý quyền xuất hiện cùng với việc truyền đạt tác phẩm tới công chúng nhằm xác định tác phẩm, tác giả của tác phẩm, chủ sở hữu, thông tin về thời hạn, điều kiện sử dụng tác phẩm và mọi số liệu, mã hiệu, ký hiệu thể hiện thông tin đó. Các chủ thể quyền còn có thể áp dụng mọi biện pháp công nghệ khác để bảo vệ thông tin quản lý quyền, quy định cụ thể tại Điều 198, Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009: “1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình: a) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; b) Yêu cầu tổ chức,cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm,xin lỗi,cải chính công khai,bồi thường thiệt hại; c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền,lợi ích hợp pháp của mình. 2. Tổ chức,cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 3. Tổ chức,cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự quy định tại Điều 202 của Luật này và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.” 3.2.2 Các biện pháp khác: Luật sở hữu trí tuệ đã quy định tổng quan các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm các biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự, và các biện pháp khác (biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính) trong trường hợp cần thiết. - Pháp luật dân sự: Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền khởi kiện ra Tòa án hoặc trọng tài thương mại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Luật Sở hữu trí tuệ quy định cụ thể các biện pháp dân sự để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm các biện pháp buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc xin lỗi, cải chính công khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi thường thiệt hại; buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. - Pháp luật hành chính: Các biện pháp bảo vệ quyền của chủ thể bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ rất phong phú: Về trình tự hành chính và các biện pháp chế tài hành chính, Luật Sở hữu trí tuệ quy định cụ thể về xử lý vi phạm hành chính, đặc biệt là các hành vi xâm phạm bị xử lý, trong đó xác định rõ các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thuộc loại nào thì bị xử lý bằng biện pháp hành chính, biện pháp hình sự.  Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính bao gồm hành vi thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội; không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù đã được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó; sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này; sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể bị xử lý về hành chính theo quy định của Luật Cạnh tranh, hoặc bị xử lý về dân sự theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Về các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp ngăn chặn hành chính, Luật Sở hữu trí tuệ quy định tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính gồm: + Phạt tiền, + Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, + Tịch thu tang vật, phương tiện xâm phạm hành chính + Buộc loại bỏ các yếu tố xâm phạm trên sản phẩm, hành hóa, phương tiện kinh doanh + Buộc bồi thường thiệt hại do xâm phạm hành chính gây ra + Buộc tiêu hủy hàng hòa xâm phạm có chất lượng kém, gây thiệt hại đến sức khỏe con người Ngoài ra, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. - Pháp luật hình sự Khi hành vi xâm phạm quyền tác giả của cá nhân, tổ chức là hành vi nguy hiểm cho xã hội thì cán nhân, tổ chức đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 4. Thực tiễn áp dụng các quy định về quyền tài sản đối với tác phẩm văn học khoa học nghệ thuật và hạn chế Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, là thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đứng trong “sân chơi” của các quốc gia thành viên, Việt Nam được hưởng quyền và có nghĩa vụ phải tuân thủ các cam kết quốc tế về sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả, quyền liên quan nói riêng.Khác với quyền sở hữu tài sản thông thường có đối tượng là các tài sản vật chất, hữu hình mà con người có thể cầm nắm, chiếm giữ được như động sản hay bất động sản, quyền tác giả, quyền liên quan là một loại tài sản đặc biệt - tài sản vô hình. Chính bởi là tài sản vô hình nên nó có thể được lan truyền rộng rãi, do đó rất khó cho việc kiểm soát việc khai thác, sử dụng. Trong những năm qua, các cơ quan chức năng đã nhìn nhận đúng về tầm quan trọng trong công tác bảo hộ tác quyền, quyền liên quan để từ đó tạo hành lang pháp lý về quyền tác giả, quyền liên quan của Việt Nam đã tương đối hoàn thiện, khuyến khích các hoạt động sáng tạo phát triển, đồng thời bảo hộ thành quả lao động sáng tạo đã kết tinh trong các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Bộ luật Dân sự 2005 tại Chương XXXIV phần thứ VI quy định về quyền tác giả, quyền liên quan, gồm những quy định chung mang tính nguyên tắc về quyền tác giả, quyền liên quan là quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 với 222 điều, điều chỉnh các quan hệ sáng tạo, bảo hộ tài sản trí tuệ của ba đối tượng gồm quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng, trong đó có 46 điều quy định riêng về quyền tác giả, quyền liên quan. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Sở hữu trí tuệ 2009, với 33 điều sửa đổi, bổ sung, nhằm khắc phục kịp thời một số hạn chế, cản trở thực thi tại quốc gia và hội nhập quốc tế. Hệ thống các chế tài về hành chính, dân sự và hình sự đã được hình thành, đảm bảo cho các quy định pháp luật về quyền tác giả được thi hành với bộ máy cưỡng chế của Nhà nước. Tại Bộ luật Hình sự sửa đổi tháng 6 năm 2009 có quy định mức phạt tối đa đối với tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đến 1 tỷ đồng hoặc phạt từ từ  6 tháng đến 3 năm. Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 có mức xử phạt tối đa đối với cá nhân có hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan là 250 triệu, đối với tổ chức là 500 triệu. Bên cạnh đó, Hiệp định song phương về thiết lập quan hệ quyền tác giả, Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Hiệp định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ giữa Việt Nam và Liên bang Thụy Sỹ cũng đang có hiệu lực thi hành. Ngoài ra, Việt Nam đã là thành viên của 5 điều ước quốc tế đa phương gồm Công ước Berne bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; Công ước Rome bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng; Công ước Brussel bảo hộ tín hiệu vệ tinh mang chương trình truyền qua vệ tinh đã mã hóa; Công ước Geneva bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống lại việc sao chép bất hợp pháp bản ghi âm của họ. Hiệp định TRIPs về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ.  Tuy nhiên, bất chấp quy định của pháp luật,  trongnhững năm gần đây, thực trạng xâm phạm quyền tác giả ở Việt Nam ngày càng báo động và có dấu hiệu biến tướng. Đặc biệt tình trạng xâm phạm quyền tác giả vẫn diễn ra hết sức phức tạp trên nhiều lĩnh vực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của các tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Xã hội phát triển, khi nhu cầu tìm hiểu, học hỏi của con người tăng cao thì vấn đề bản quyền càng được chú trọng đặc biệt. Tuy nhiên, việc sách lậu bày bán công khai tràn lan, đã làm cho không ít người viết sách, nhà nghiên cứu ở hệ thống giáo dục đại học giảm nhiệt huyết. Còn phía cơ quan quản lý tỏ ra bất lực vì hoạt động vi phạm bản quyền ngày càng tinh vi và khó lường. Thứ nhất, đối với việc sao chép tác phẩm. Thực tế cho thấy khi dịch vụ in ấn ra đời và phát triển thì nhu cầu sao chép ngày càng cao. Có thể khẳng định, quyền sao chép tác phẩm là một trong những quyền tài sản cơ bản và quan trọng nhất của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm và quyền này được bảo hộ theo quy định của pháp luật. Thứ hai, quyền tác giả bị xâm phạm trong trường hợp giảng viên, sinh viên nghiên cứu khoa học. Điển hình như việc giáo viên hướng dẫn sinh viên, học viên làm luận văn, nghiên cứu sinh... Sau khi hoàn thành công trình, giảng viên hướng dẫn lẫn công bố công trình của học viên, sinh viên của mình làm công trình nghiên cứu khoa học, dùng vào mục đích kinh tế, mục đích chính trị. Thậm chí, xuất hiện tình trạng cán bộ, giảng viên sử dụng đề tài, công trình nghiên cứu khoa học để lấy thành tích cho cá nhân trong quá trình công tác. Thứ ba, việc lưu giữ giáo trình, tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học trong thư viện trường Đại học. Quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 100/2006/NĐ-CP, thư viện chỉ có quyền sao chép không quá một bản nhằm mục đích nghiên cứu. Ngoài ra thư viện không được sao chép, phân phối bản sao tác phẩm tới công chúng, kể cả bản sao kỹ thuật số. Thực tế còn có một số thư viện lưu trữ khá nhiều giáo trình, tài liệu cùng lúc để phục vụ cho nhu cầu của nhà trường. Hiện nay một số thư viện ở các trường Đại học vẫn bán giáo trình, sách tham khảo dưới dạng “in lậu” mà không có văn bản đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm đó. Như vậy, với việc làm trên, thư viện đã dùng tác phẩm của người khác với mục đích thương mại làm ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của người nắm giữ quyền tác giả. Thứ tư, quyền tác giả bị vi phạm trong hợp đồng cấp kinh phí đói với công trình nghiên cứu khoa học của giảng viên và trường đại học. Thực tế cho thấy nhiều trường đại học ở Việt Nam rất chú trọng đến việc nâng cao công tác nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên trong đơn vị mình. Để khuyến khích sự sáng tạo, đáp ứng cơ sở vật chất cho tác giả trong quá trình thực hiện công trình nghiên cứu khoa học, các trường đại học thường cấp kinh phí cho tác giả trên cơ sở hợp đồng đax thỏa thuận về việc viết giáo trình, bài giảng phục vụ cho nhu cầu đào tạo của đơn vị. Tuy nhiên, hiện nay nhiều tranh chấp lại nảy sinh khi tác giả lại cho dịch, cho xuất bản nơi khác nên đã xâm phạm quyền của chủ sỡ hữu tác phẩm. Không chỉ vậy, trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, môi trường số đã đem lại cơ hội cho việc quảng bá, khai thác, sử dụng tác phẩm, tạo điều kiện cho việc sáng tạo các sản phẩm văn hóa và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu hưởng thụ văn hóa. Việc khai thác, sử dụng tác phẩm trên môi trường số, số hóa các tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng ngày càng diễn ra nhiều hơn cũng đồng thời đem lại các thách thức lớn trong việc bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trong môi trường số. Thách thức này mang tính toàn cầu, không loại trừ bất kỳ quốc gia nào. Nạn xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đã và đang xảy ra ở nhiều lĩnh vực với quy mô ngày càng lớn và tinh vi hơn với sự giúp đỡ của phương tiện kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Để nhằm ngăn chặn và khắc phục tình trạng vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan, đặc biệt là trong môi trường số hiện nay, phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp: - Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan để phù hợp với các điều kiện của thời đại số, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước và các chuẩn mực quốc tế - Pháp luật Việt Nam phải ban hành những quy định rõ ràng về vấn đề photocopy tác phẩm không thuộc các trường hợp giới hạn quyền tác giả theo Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ và Điều 25 Nghị định 100/2006/NĐ-CP. Quán triệt các cơ sở in ấn, xuất bản phải đăng ký, cam kết không vi phạm bản quyền tác giả trong quá trình hoạt động kinh doanh lĩnh vực xuất bản phẩm. Đặc biệt là hoạt động phô tô sách, giáo trình, tài liệu chứa yếu tố kinh doanh. - Cần xây dựng cơ chế quản lý và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong trường Đại học một cách hiệu quả hơn. Cụ thể, các trường Đại học phải tiên phong tự bảo vệ quyền lợi của mình trong vấn đề quyền tác giả như thành lập tổ chuyên trách để xây dựng rõ các quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong trường dựa trên các quy định của pháp luật. Đặc biệt, nhà trường cần rõ ràng trong việc cấp kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học cho giảng viên, thỏa thuận về quyền tác giả sau khi công trình hoàn thành để tránh tranh chấp trong quá trình thương mại hóa tác phẩm. - Tăng cường lực lượng thanh tra, giám sát chặt chẽ vấn đề bản quyền theo Luật sở hữu trí tuệ 2005. Có thể xây dựng đề án thành lập một phòng, ban chuyên về quản lý vấn đề bản quyền dành cho tác phẩm, ấn phẩm trong các trường Đại học - Cao đẳng thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Hằng năm phải tổ chức Hội thảo cấp trường, cấp Bộ, cấp quốc gia để đánh giá, tổng kết tình hình vi phạm quyền tác giả để đưa ra giải pháp thích hợp cho tình trạng này. - Các chủ thể quyền cần chủ động hơn nữa trong việc tự bảo vệ quyền của mình. Khi phát hiện vi phạm nên gửi yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý, cần áp dụng các thủ tục cần thiết về hành chính và dân sự để bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnhom_2_quyen_tai_san_0562.doc
Luận văn liên quan