Đề tài: Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long - Cát Hải - Hải Phòng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN
1.1. Rừng ngập mặn và hệ sinh thái rừng ngập mặn
1.2. Khái niệm “Tổng giá trị kinh tế”
1.3.Giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn
1.4. Đánh giá giá trị kinh tế của rừng ngập mặn
1.4.1.Khái niệm đánh giá giá trị kinh tế của rừng ngập mặn
1.4.2. Các phương pháp đánh giá chung
1.4.2.1. Phương pháp đánh giá không sử dụng đường cầu
1.4.2.2. Phương pháp đánh giá có sử dụng đường cầu
1.4.3. Các phương pháp được sử dụng cho chuyên đề
CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN PHÙ LONG
2.1.Giới thiệu chung về hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long
2.1.1.Vị trí địa lý, hành chính
2.1.2.Đặc điểm địa hình, địa thế
2.1.3.Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng
2.1.4. Đặc điểm khí hậu
2.1.5. Hệ động thực vật
2.2.Hiện trạng khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng ngập mặn Phù Long
2.2.1. Hiện trạng nghề nuôi ong
2.2.2. Hiện trạng nghề khai thác hải sản
2.2.3. Hiện trạng của nghề nuôi trồng thuỷ sản
2.3.Những tồn tại trong khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng ngập mặn Phù Long
CHƯƠNG III: LƯỢNG GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN PHÙ LONG
3.1. Phương pháp xác định và đánh giá các giá trị
3.1.1. Giá trị thuỷ sản
3.1.2. Giá trị lâm sản ngoài gỗ (mật ong)
3.1.3. Giá trị phòng hộ
3.1.4. Giá trị lựa chọn và giá trị để lại
3.1.5. Giá trị tồn tại
3.1.6. Các giá trị khác
3.2.Ước tính các giá trị
3.2.1.Giá trị thủy sản
3.2.1.1. Giá trị thuỷ sản khai thác bãi triều
3.2.1.2. Giá trị thuỷ sản trong các đầm nuôi
3.2.2. Giá trị lâm sản ngoài gỗ (mật ong)
3.2.3.Giá trị phòng hộ
3.2.4. Giá trị lựa chọn
2. Giá trị để lại
3. Giá trị tồn tại
3.2.4. Giá trị sản xuất vật chất hữu cơ
3.2.5. Tổng hợp các giá trị kinh tế đã tính toán
CHƯƠNG IV: KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN PHÙ LONG
4.1. Căn cứ của kiến nghị và đề xuất giải pháp
4.2. Kiến nghị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
89 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5422 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long - Cát Hải - Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Đề tài được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các cán bộ, gia đình và bạn bè.
Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Lê Thu Hoa, người đã giúp đỡ em hình thành nên ý tưởng cho chuyên đề. Qua sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của cô, em đã có được hướng đi đúng đắn để hoàn thành tốt đề tài này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô của trường Đại học Kinh tế Quốc dân nói chung và các thầy cô trong khoa Kinh tế - Quản lý Tài nguyên, Môi trường và Đô thị nói riêng đã truyền đạt cho em những kiến thức và trình độ nhất định để hoàn thành đề tài.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới TS. Trần Đình Lân và các cán bộ trong Viện Tài nguyên và Môi trường Biển - Hải Phòng, những người đã tạo điều kiện rất tốt để em kịp thời có được số liệu phục vụ cho đề tài.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, người thân cùng bạn bè đã bên cạnh động viên và tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Hoàng Thị Chiến
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do tôi tự nghiên cứu, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước mọi sự kỷ luật của nhà trường.
Sinh viên
Hoàng Thị Chiến
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Tên đầy đủ tiếng anh
Nghĩa tiếng việt
FAO
Food and Agriculture Organization
Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên hợp quốc
IUCN
The world conservation union
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới
NGOs
Non-goverment Organizations
Tổ chức phi chính phủ
QN
Quảng Ninh
TH
Thanh Hoá
NA
Nghệ An
QB
Quảng Bình
H
Huế
NT
Ninh Thuận
ĐN
Đà Nẵng
HCM
Hồ Chí Minh
TG
Tiền Giang
KG
Kiên Giang
TCM
Travel Cost Method
Phương pháp chi phí du lịch
HPM
Hedonic Pricing Method
Phương pháp đánh giá theo hưởng thụ
CVM
Contingent Valuation Method
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
UBND
Ủy ban nhân dân
HTX
Hợp tác xã
RNM
Rừng ngập mặn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ 4
CỦA HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN 4
1.1. Rừng ngập mặn và hệ sinh thái rừng ngập mặn 4
1.2. Khái niệm “Tổng giá trị kinh tế” 5
1.3.Giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn 11
1.4. Đánh giá giá trị kinh tế của rừng ngập mặn 20
1.4.1.Khái niệm đánh giá giá trị kinh tế của rừng ngập mặn 20
1.4.2. Các phương pháp đánh giá chung 21
1.4.2.1. Phương pháp đánh giá không sử dụng đường cầu 21
1.4.2.2. Phương pháp đánh giá có sử dụng đường cầu 22
1.4.3. Các phương pháp được sử dụng cho chuyên đề 26
CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN PHÙ LONG 28
2.1.Giới thiệu chung về hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long 28
2.1.1.Vị trí địa lý, hành chính 28
2.1.2.Đặc điểm địa hình, địa thế 29
2.1.3.Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng 30
2.1.4. Đặc điểm khí hậu 32
2.1.5. Hệ động thực vật 32
2.2.Hiện trạng khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng ngập mặn Phù Long 32
2.2.1. Hiện trạng nghề nuôi ong 35
2.2.2. Hiện trạng nghề khai thác hải sản 36
2.2.3. Hiện trạng của nghề nuôi trồng thuỷ sản 37
2.3.Những tồn tại trong khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng ngập mặn Phù Long 38
CHƯƠNG III: LƯỢNG GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN PHÙ LONG 40
3.1. Phương pháp xác định và đánh giá các giá trị 40
3.1.1. Giá trị thuỷ sản 40
3.1.2. Giá trị lâm sản ngoài gỗ (mật ong) 41
3.1.3. Giá trị phòng hộ 42
3.1.4. Giá trị lựa chọn và giá trị để lại 42
3.1.5. Giá trị tồn tại 44
3.1.6. Các giá trị khác 45
3.2.Ước tính các giá trị 45
3.2.1.Giá trị thủy sản 45
3.2.1.1. Giá trị thuỷ sản khai thác bãi triều 45
3.2.1.2. Giá trị thuỷ sản trong các đầm nuôi 49
3.2.2. Giá trị lâm sản ngoài gỗ (mật ong) 51
3.2.3.Giá trị phòng hộ 51
3.2.4. Giá trị lựa chọn 52
2. Giá trị để lại 56
3. Giá trị tồn tại 60
3.2.4. Giá trị sản xuất vật chất hữu cơ 61
3.2.5. Tổng hợp các giá trị kinh tế đã tính toán 63
CHƯƠNG IV: KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN PHÙ LONG 65
4.1. Căn cứ của kiến nghị và đề xuất giải pháp 65
4.2. Kiến nghị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long 65
KẾT LUẬN 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
PHỤ LỤC 1MẪU BẢNG HỎI 1 72
PHỤ LỤC 2: MẪU BẢNG HỎI 2 76
PHỤ LỤC 3 78
PHỤ LỤC 4: THÔNG TIN VỀ ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC PHỎNG VẤN 80
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Hình 1: Khái niệm TEV 6
Bảng 1: Phân tích các loại hàng hoá và dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn ở một số địa phương điển hình theo cách đánh giá hiện thời (2004) 19
Bảng 2: Các giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn và phương pháp đánh giá tương ứng 26
Hình 2: Toàn bộ khu vực Phù Long 29
Bảng3: Thành phần các loài thực vật trong 1 ô tiêu chuẩn (10mx10m) ở trong và ngoài các đầm nuôi thuỷ sản. 34
Bảng 4: Mật độ cây con tái sinh ở các khu vực trong và ngoài đầm nuôi thủy sản (cây/m2) 34
Bảng 5: Sự phát triển dân số, diện tích nuôi trồng thủy sản và diện tích rừng ngập mặn tại xã Phù Long. 38
Bảng 6: Nhận thức của người dân về vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn 39
Bảng 7: Nhận thức của người dân về nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng rừng ngập mặn 39
Bảng 8: Sản lượng khai thác hải sản (kg/ngày) 45
Bảng 9: Sản lượng khai thác thuỷ sản trung bình (kg/năm) 47
Bảng 10: Doanh thu hải sản trung bình trong 1năm của người dân đi khai thác (nghìn đồng) 48
Bảng 11: Sản lượng của từng loại thủy sản trong 9 đầm điều tra được 49
Bảng 12: Năng suất và doanh thu của các loài thuỷ sản trên 1 ha rừng ngập mặn (ha/năm). 50
Bảng 13: Mức sẵn lòng chi trả của người dân cho quỹ 1 53
Bảng 14: Mức sẵn lòng chi trả của người dân cho quỹ 2 57
Bảng 15: Nguồn tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước 61
Bảng 16: Mật độ phân bố tôm giống (con/100m2) 62
Bảng 17: Các giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long 63
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò to lớn đối với môi trường và cuộc sống cộng đồng. Đây là hệ sinh thái có năng suất sinh học cao, vừa đem lại những lợi ích kinh tế to lớn, vừa phòng chống thiên tai cho cộng đồng ven biển và đặc biệt có giá trị làm sạch môi trường, cân bằng sinh thái., tuy nhiên, do dân số tăng nhanh, sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trong thời kỳ mở cửa cùng với việc quản lý lỏng lẻo hoặc chưa quan tâm bảo vệ đúng mức của một số địa phương nên hệ sinh thái rừng ngập mặn đã và đang bị suy thoái nghiêm trọng. Trong đó nhiều vùng rừng ngập mặn của Hải Phòng cũng không ngoại lệ. Thành phố vốn có trên 4000 ha rừng ngập mặn, là “lá chắn” ngăn chặn có hiệu quả bão và triều cường, góp phần bảo vệ vững chắc cho hơn 125 km đê thuộc 22 xã ven biển (trong đó rừng ngập mặn tự nhiên có hơn 400ha). Tuy nhiên sự tàn phá diễn ra nhiều năm đã khiến cho rừng ngập mặn của Hải phòng mất gần 1500 ha so với trước. Nguyên nhân chính là để phát triển nuôi trồng thủy sản, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, người dân ở nhiều vùng ven biển đã chặt phá rừng lấy diện tích nuôi tôm, cá. Họ chỉ thấy được lợi ích thu được trước mắt trong khi còn rất nhiều giá trị phi sử dụng khác vẫn chưa được quan tâm đầy đủ. Điều này đã khiến cho cuộc sống của người dân gặp nhiều khó thay đổi. Đã có rất nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu lượng giá kinh tế cho hệ sinh thái này của Hải Phòng nhưng đó mới chỉ là đánh giá nhanh và còn rất nhiều giá trị khác chưa được đề cập tới. Với mong muốn đóng góp một phần vào việc hoàn thiện các nghiên cứu trước đây, tôi lựa chọn đề tài:” Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long – Cát Hải - Hải Phòng”. Sở dĩ tôi chọn đề tài này vì 3 lý do chính:
+ Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn cần phải bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn đã được nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam chấp thuận và tự nguyện thực hiện.
+ Hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long thuộc huyện đảo Cát Hải - Hải Phòng, nguồn tài nguyên biển quý giá đang đối mặt với nhiều thách thức. Vì vậy khu vực này đòi hỏi phải có những nghiên cứu lượng giá để đánh giá đầy đủ các giá trị của nó nhằm khai thác và sử dụng tài nguyên một cách bền vững.
+ Bản thân là một sinh viên theo học chuyên ngành Kinh tế quản lý tài nguyên và môi trường, được đào tạo chính quy, tôi muốn được vận dụng những kiến thức đã được học vào thực tiễn nhằm đóng góp một phần công sức của mình trong nỗ lực bảo vệ môi trường nhằm hướng tới phát triển bền vững.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Lượng giá một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long trong điều kiện có thể.
- Đề xuất giải pháp sử dụng, bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về mặt khoa học chuyên đề sẽ tính toán cụ thể một số giá trị của rừng: giá trị thuỷ sản, giá trị lâm sản ngoài gỗ, giá trị phòng hộ, giá trị lựa chọn, giá trị để lại, giá trị tồn tại, chức năng sản xuất vật chất hữu cơ; và từ đó nêu ra cách phát triển rừng theo hướng bền vững dựa trên quan điểm kinh tế học môi trường.
Về mặt không gian, chuyên đề sẽ đánh giá toàn bộ xã Phù Long.
Về mặt thời gian, đề tài tiến hành đánh giá giá trị kinh tế của rừng Phù Long trong năm 2008. Cụ thể các số liệu điều tra được từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 4 năm 2008. Ngoài ra còn những số liệu do uỷ ban nhân dân xã Phù Long cung cấp trong những năm trước sẽ được quy đổi về thời điểm tính toán.
4. Phương pháp nghiên cứu
Có 3 phương pháp chính:
- Phương pháp giá thị trường dùng để xác định giá trị thuỷ sản, giá trị lâm sản ngoài gỗ (mật ong), giá trị tồn tại.
- Phương pháp chi phí thay thế dùng để xác định giá trị phòng hộ của rừng.
- Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên dùng để xác định giá trị lựa chọn và giá trị để lại.
Ngoài ra để có được các số liệu cần thiết, các phương pháp được lựa chọn sử dụng như: phương pháp phỏng vấn, phương pháp thu thập số liệu thống kê từ cơ quan nhà nước, phương pháp phân tích thông tin sẵn có…
5. Kết cấu chuyên đề
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề sẽ gồm có 4 chương. Cụ thể:
- Chương I. Giá trị kinh tế và đánh giá giá trị kinh tế của rừng ngập mặn
- Chương II. Hiện trạng khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng ngập mặn Phù Long
- Chương III. Lượng giá giá trị kinh tế rừng ngập mặn Phù Long
- Chương IV. Kiến nghị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long
CHƯƠNG I:
GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ
CỦA HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN
1.1. Rừng ngập mặn và hệ sinh thái rừng ngập mặn
Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm hai thành phần cơ bản là các nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh tác động qua lại với nhau, không ngừng vận động qua lại với nhau, không ngừng vận động trong không gian và thời gian, có khả năng tự điều chỉnh, thích ứng với những điều kiện môi trường cụ thể. Theo tiêu chí của Tổ chức Nông Nghiệp và Lương thực của Liên hợp quốc (FAO,1998) thì một quần hợp thực vật được gọi là rừng khi có tối thiểu 10% cây cối che phủ không phải là cây trồng nông nghiệp, đảm bảo cho sự tồn tại của các loài động, thực vật và duy trì điều kiện đất đai phù hợp. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xác định và phân chia các loại rừng còn tùy thuộc vào các tiêu chí kích cỡ cây, tầng tán, các yếu tố địa lý sinh vật…
Như vậy, rừng ngập mặn được hình thành bởi các cây ngập mặn nếu diện tích che phủ đạt trên 10%. Loại rừng này bao gồm các loài cây ngập mặn chính thống (true mangrove species), đó là những loài cây chỉ có ở rừng ngập mặn và các loài cây gia nhập rừng ngập mặn (associate mangrove species), những loài cây có thể gặp ở cả trong rừng ngập mặn và những vùng khác nữa (Phan Nguyên Hồng, 1991).
Chúng ta cũng cần phân biệt rừng ngập mặn và hệ sinh thái rừng ngập mặn. Hệ sinh thái rừng ngập mặn bao gồm tất cả các thành phần hữu sinh (cây ngập mặn, nấm, tảo, vi sinh vật trên cây, dưới nước, trong đất rừng ngập mặn và kể cả trong không khí) và các thành phần vô sinh (không khí,đất và nước). Hai thành phần này luôn tác động qua lại, quy định lẫn nhau, vận động trong không gian và thời gian (N.H. Tri, Phan Nguyen Hong, Neil Adger, Mick Kelly, 2002). Trong đó:
+ Thành phần vô sinh trong hệ sinh thái rừng ngập mặn ngoài ánh sáng mặt trời còn bao gồm không khí mang đặc trưng của khí hậu vùng ven biển, đất phù sa, bãi bồi ngập theo nước triều lên xuống trong ngày (nhật triều hoặc bán nhật triều), nước mặn từ biển vào, nước ngọt từ trong sông ra và nước lợ (hòa lẫn giữa nước ngọt và nước mặn). Các yếu tố về độ mặn, pH và các thành phần lý hóa của nước luôn thay đổi theo không gian và thời gian.
+ Thành phần hữu sinh trong hệ sinh thái rừng ngập mặn là các sinh vật biển, sinh vật nội địa và sinh vật đặc trưng trong vùng rừng ngập mặn, đặc biệt là các sinh vật di cư (chim di cư, rùa biển, bò biển…). Ngoài ra còn có các vi sinh vật, nấm, phù du thực vật…
Hệ sinh thái rừng ngập mặn được đánh giá là một trong các hệ sinh thái có năng suất sinh học cao nhất trong các hệ sinh thái. Các lá cây ngập mặn rụng xuống chiếm 50% - 70% năng suất sơ cấp ròng. Đây là nguồn chất hữu cơ phân hủy và hòa tan trong chuỗi, lưới thức ăn và xuất khẩu theo dòng nước tạo nguồn dinh dưỡng cho các loài động vật, thủy, hải sản của cả một vùng ven biển rộng lớn. Hệ thống rễ cây ngập mặn có khả năng lọc và hấp thụ một số chất ô nhiễm độc hại trong đất và nước. Bùn trầm tích rừng ngập mặn là nơi tích tụ các chất hữu cơ phân hủy tạo điều kiện cho các loài vi sinh vật hoạt động với năng suất 0,2 – 10g C/m3/ngày. Rừng ngập mặn là nơi che chở nuôi dưỡng con non các loài thủy, hải sản, là vườn ươm cho sự sống của biển.
1.2. Khái niệm “Tổng giá trị kinh tế” (TEV)
Trong kinh tế thị trường, có rất nhiều loại hàng hoá được trao đổi buôn bán trên thị trường. Chúng có một mức giá nhất định và việc xác định giá trị của chúng là đơn giản. Tuy nhiên khi xem xét hàng hoá công cộng (những hàng hoá không xác định được giá trên thị trường và thuộc sở hữu chung) thì việc xác định giá trị của chúng dưới dạng tiền tệ sẽ gặp nhiều khó khăn. Một trong số đó phải kể đến hàng hoá môi trường. Đây là một dạng hàng hoá mà người ta mới đưa vào nghiên cứu trong kinh tế học môi trường. Và để xem xét được giá trị của loại hàng hoá này một cách đầy đủ thì chúng ta phải nhìn nhận trên góc độ tổng giá trị kinh tế (TEV).
Vậy tổng giá trị kinh tế (TEV): là tổng giá trị quy thành tiền của các giá trị hợp phần của hệ sinh thái, được tính toán theo sơ đồ sau:
Nguồn: Nguyễn Hoàng Trí(2006)
Hình 1: Khái niệm TEV
Trong đó: UV: Giá trị sử dụng
NUV: Giá trị phi sử dụng
DUV: Giá trị sử dụng trực tiếp
IDUV: Giá trị sử dụng gián tiếp
OV: Giá trị lựa chọn
EV: Giá trị tồn tại
BV: Giá trị để lại
- Giá trị sử dụng (UV): được hiểu là những giá trị được con người sử dụng vào mục đích của mình và vì lợi ích của con người. Trong đó có thể được sử dụng dưới hai hình thức:
+ Giá trị sử dụng trực tiếp (DUV): Đây là những giá trị mà trong thực tế nó liên quan đến số lượng đầu ra của sản phẩm hàng hoá môi trường mà con người có thể xác lập được chúng trên thị trường thông qua giá cả. Thông thường giá được xác lập là giá thực. Nghĩa là nếu xác định được khối lượng hàng hoá theo giá thị trường rồi trừ đi những khoản chi phí thì chúng ta sẽ xác lập được giá trị của nó theo giá trị thực.
( Mô hình hoá: f(DUV) = f(P,Q,C)
Với: P là giá cả hàng hoá
Q là sản lượng hàng hoá
C là các khoản chi phí để có được lượng hàng hoá
Đối với một sản phẩm i nào đó của giá trị hàng hóa môi trường thì giá trị được xác lập bằng: Pi x Qi - Ci
Ví dụ: Khi chúng ta tính tổng giá trị kinh tế của 1 khu rừng ngập mặn thì tôm, cá, cua, mật ong, gỗ củi…là i (hàng hóa thông thường đem mua bán trao đổi trên thị trường) trong đó mỗi hàng hóa đó có nghĩa là Pi là giá của sản phẩm i, Qi là số lượng của sản phẩm i đã thu hoạch, Ci là chi phí để có được khối lượng Qi.
+ Giá trị sử dụng gián tiếp (IDUV): Đây là những giá trị có liên quan đến chức năng của môi trường trong việc hậu thuẫn cho hoạt động kinh tế, hoạt động sống của con người. Nó giúp con người phòng tránh được những thảm hoạ của thiên nhiên (lũ lụt, sóng thần, biến đổi khí hậu…)
Ví dụ: Khi xem xét 1 hệ thống khu rừng ngập mặn ven biển thì giá trị sử dụng gián tiếp là khả năng ngăn cản bão sóng biển để bảo vệ hoạt động sản xuất và đời sống của con người phía trong khu rừng ngập mặn.
Trong mô hình xem xét về giá trị gián tiếp, liên quan đến chức năng của hệ sinh thái đánh giá về giá trị của nó, người ta có thể căn cứ vào thay đổi trong sản xuất mà trong đó được xác lập thông qua công thức sau:
∆p = (Qit/N – Qit) x pt
∆p: số lượng (thay đổi) trong sản xuất sản phẩm
Qit/N: khối lượng hàng hóa i được xem xét trong 1 thời gian t
Qit: khối lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà đã có được dựa trên 1 năm cơ sở t nào đó
+ Giá trị lựa chọn (OV): Là những giá trị phụ thuộc vào tính chất môi trường hoặc đặc thù của hệ sinh thái mà người làm đánh giá cần phải xem xét, nghiên cứu. Nó bao gồm những lợi ích từ các nguồn tài nguyên phục vụ cho nhu cầu sử dụng hiện tại của con người và nó thể hiện sự khác biệt giữa các nguồn tài nguyên đó.
Ví dụ: Khi chúng ta xem xét 1 khu rừng ngập mặn ngoài những giá trị trực tiếp và gián tiếp mà chúng ta đã có thì trong hệ thống sinh thái rừng ngập mặn đó còn có 1 loài cho giá trị cây thuốc dựa vào Tananh hay chất tiết ra của nó. Đó chính là giá trị lựa chọn riêng của hệ sinh thái mang lại mà ở hệ sinh thái khác không có. Xác định giá trị này phụ thuộc vào tính chất đặc thù của hệ sinh thái mà con người không quyết định được và phụ thuộc vào sự ưa thích của thị trường.
- Giá trị phi sử dụng (NUV): Là những giá trị thường nằm trong tiềm thức của người đánh giá về nó nhưng lại không có chỗ đứng trên thị trường (không có giá thị trường). Đây chính là vấn đề phức tạp nhất trong kinh tế học môi trường mà người ta cho rằng cần phải có những cách đánh giá tích cực để phục vụ cho việc hoạch định chính sách. Hiện nay các nhà kinh tế học môi trường đã đưa ra quan điểm cho rằng có hai giá trị cơ bản thuộc nhóm này. Đó là: Giá trị tồn tại (EV), giá trị tuỳ thuộc (BV).
+ Giá trị tồn tại (EV): Đây là giá trị nằm trong bản thân của sự vật mà con người cho rằng nó không thể mất đi. Nó phải được duy trì vì ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội của nó.
Ví dụ: Khi chúng ta đánh giá dự án đầu tư khai thác 1 khu rừng gỗ ôn đới của Canada. Trên quan điểm phân tích tài chính thì giá trị khu rừng này cho phép nhà đầu tư khai thác gỗ (NPV>0) nhưng trên quan điểm phân tích kinh tế các nhà kinh tế học môi trường đã tính toán là không thể cho nhà đầu tư khai thác khu rừng này (NPV<0). Nguyên nhân người ta cho rằng nếu khai thác khu rừng đó tính toán cho thấy rằng sẽ mất đi nơi cư trú của loài cú trắng vì nó có nhiệm vụ cân đối đàn chuột trong rừng. Như vậy trong trường hợp khu rừng đó có giá trị tồn tại của con cú được đánh giá cao vì nó được tính trên cơ sở.
+ Giá trị để lại (BV): Đây là giá trị phụ thuộc vào khả năng đáp ứng dịch vụ sinh thái hoặc dịch vụ môi trường cho thế hệ tương lai và nằm trong tầm nhận thức của con người về vấn đề đó.
Ví dụ khi đánh giá hệ thống cây xanh trên đường phố. Có nhiều quan điểm nhìn nhận đối với cây cổ thụ.
Thứ nhất: Đối với các nhà sản xuất đồ gỗ thì họ sẽ đánh giá là số cây đó cho bao nhiêu sản lượng gỗ.
Thứ hai: Đối với các nhà sinh thái thì họ sẽ cho đây là loài cây quý hiếm, cần được bảo vệ hoặc sử dụng một cách hợp lý.
Thứ ba: Đối với các nhà đô thị thì cho đó là cảnh quan.
Thứ tư: Đối với các nhà lịch sử thì các cây này sẽ phản ánh một mốc lịch sử nào đó.
Thông qua hai giá trị vừa nêu thuộc nhóm giá trị phi sử dụng cho phép chúng ta khẳng định một điều: Trong thực tế những giá trị phi sử dụng của hàng hoá chất lượng môi trường luôn tồn tại nhưng vấn đề nhận dạng, đánh giá, quy đổi chúng ra giá trị tiền tệ là thách thức lớn nhất đối với các nhà kinh tế học môi trường. Do đó lựa chọn được phương pháp để đánh giá những giá trị này là không hề đơn giản.
Để cụ thể hơn, đối với tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn, đề tài xin nêu ra cách xác định các giá trị của tác giả Adger (1996). Các giá trị do ông xác định được thể hiện ở bảng dưới đây:
Hình 2: Sơ đồ lượng giá tổng giá trị kinh tế và xu hướng hiện nay trong nghiên cứu lượng giá hệ sinh thái trong rừng ngập mặn
Nguồn: Adger (1996)
1.3.Giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn
Giá trị hệ sinh thái nói chung và giá trị hệ sinh thái rừng ngập mặn nói riêng thể hiện sự đồng tiến hoá giữa kinh tế và sự hiểu biết về môi trường tự nhiên của con người. Lĩnh vực này ngày càng được quan tâm nghiên cứu do tác động nhiều mặt của các quá trình phát triển kinh tế lên hệ thống tự nhiên. Sự hiểu biết đó sẽ mang lại kiến thức về cấu trúc tự nhiên, sinh học và xã hội cũng như mối liên hệ về mặt chức năng giữa kinh tế và các hệ sinh thái. Làm rõ giá trị hệ sinh thái mà cụ thể là hệ sinh thái rừng ngập mặn chính là góp phần tìm ra những giải pháp kinh tế thích hợp để bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên này.
Khi xem xét chúng ta thấy hệ sinh thái rừng ngập mặn cung cấp hàng hoá đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu cho xây dựng và năng lượng để đun nấu cho người dân địa phương. Các loại hàng hoá này được mua bán, trao đổi trên thị trường, bao gồm các sản phẩm từ thực vật như gỗ làm nhà, đóng bàn ghế, giường tủ, củi đun, lá dừa nước để lợp nhà, làm vách tường, mật ong, nước giải khát…, các sản phẩm từ động vật như thuỷ hải sản kể cả động vật không xương sống và động vật có xương sống như các loại tôm, cua, cá, sò, vọp…là nguồn thực phẩm quan trọng cho người dân địa phương, đặc biệt là nguồn lợi thuỷ sản cho xuất khẩu (Adger, Brown, Cervigini, Moran, 1995).
Tuy nhiên giá trị to lớn của hệ sinh thái rừng ngập mặn không phải chỉ ở hàng hoá mà còn ở khả năng cung cấp những dịch vụ cần thiết và quan trọng cho con người (Barbier, Costanza, Twilley, 1991). Các dịch vụ rừng ngập mặn và hầu hết đều không hoặc không thể trao đổi trên thị trường. Sau đây là một số dịch vụ cơ bản của hệ sinh thái rừng ngập mặn:
+ Cung cấp dịch vụ giải trí, du lịch: Hệ sinh thái rừng ngập mặn cung cấp rất nhiều dịch vụ du lịch tuỳ thuộc vào trình độ nhận thức, mức sống và thói quen của người dân. Các dịch vụ này bao gồm đi câu cá, quan sát chim di cư, chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên…Một số nơi như Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh đã kết hợp giữa du lịch sinh thái với tham quan các di tích lịch sử chiến khu rừng Sát, tham quan vườn chim, dơi…mang lại hiệu quả cao cả về giáo dục tuyên truyền, phát triển kinh tế, xã hội.
Ví dụ: Theo ghi nhận của Lê Đình Thuỷ trong đề tài “Tài nguyên chim ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ” thì trong khu rừng ngập mặn này cấu trúc thành phần loài của hệ chim ở đây mang tính đa dạng sinh học cao: có 136 loài chiếm 16,4% tổng số loài chim Việt Nam (828 loài); 31 họ chiếm 38,27% tổng số chim Việt Nam (81 họ) và 14 bộ chiếm 73,68% tổng số bộ chim Việt Nam (19 bộ). Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ với hệ chim có khoảng 130 loài thuộc 47 họ, 17 bộ. Trong đó có 51 loài chim nước và 79 loài không phải chim nước sống trong nhiều sinh cảnh khác nhau (Lê Đức Tuấn, 1999).
Ngoài ra một số khu rừng ngập mặn còn tồn tại rất nhiều loài động vật quý hiếm trong sách đỏ như: Tắc kè (gekko gekko), kỳ đà nước (varanus salvator), trăn đất (python molurus), trăn gấm (python reticulatus), rắn cạp nong (bungarus fasciatus), rắn hổ mang (naja naja)…
Qua đó hàng năm những khu vực này đã thu hút được đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước, tăng thu nhập cho người dân địa phương.
Những giá trị sử dụng trực tiếp trên hàng năm đã giúp người dân sống ở nơi có rừng có được nguồn thu nhập đáng kể, cải thiện cuộc sống của họ.
+ Dịch vụ góp phần hạn chế xói lở bờ biển và sông, nước dâng, ngăn cản bão sóng biển để bảo vệ hoạt động sản xuất và đời sống của con người phía trong khu rừng ngập mặn.
Cụ thể ta có thể thấy được tác dụng của rừng ngập mặn đối với thiên tai ở một số nước. Trong những năm gần đây, sự biến đổi khí hậu do các hoạt động phá rừng, gây ô nhiễm của con người kết hợp với những biến đổi của vỏ trái đất đã gây ra những thảm hoạ khủng khiếp như bão tố, lũ lụt, núi lở và gần đây nhất là động đất và sóng thần. Nhiều thông tin, tư liệu cho thấy động đất và sóng thần khó tránh khỏi, tuy nhiên rừng ngập mặn còn nguyên vẹn có thể làm giảm nhẹ hoặc tiêu tan các đợt sóng cao 15m do sóng thần gây ra. Một nghiên cứu của Nhật Bản về tác động giảm thiên tai cho thấy một rừng ngập mặn rậm rạp có chiều rộng 100m có thể làm giảm 50% chiều cao của sóng triều và giảm 90% năng lượng của sóng .
Tháng 10 năm 1999, một trận bão lớn đổ bộ vào bang Orissa (Ân Độ) đã giết chết 10000 người và phá huỷ 3 triệu ngôi nhà nhưng tại đảo Nasi thuộc huyện Kendrapasa, nhờ có “đội quân cây ngập mặn” bảo vệ nên sức mạnh của bão bị tiêu tan và không có thiệt hại. Trong đợt động đất và sóng thần ngày 26/12/2004 tại đảo Pulau Sempelu của Indonesia nằm gần tâm ngoài của trận động đất, có dân số 60000 người thì chỉ có khoảng 100 dân làng bị chết. Những người dân trên đảo đã học được kinh nghiệm từ một trận động đất lớn xảy ra 2 năm trước đó, cho phép họ biết được những dấu hiệu về thảm hoạ sắp đến và chạy trốn lên vùng đất cao; mặt khác những vùng rừng ngập mặn rộng lớn ở đây đã làm giảm nhẹ thảm hoạ.
Khi sóng thần bất ngờ tấn công vào bang Tamil Nadu, ở các khu vực Pichavaram và Muthupet có rừng ngập mặn rậm rạp rất ít người bị thương vong và tài sản cũng ít bị thiệt hại so với vùng không còn rừng ngập mặn. Sân chim Point Calimere ở đây cũng thoát khỏi sự tàn phá nặng nề và các động vật hoang dã ở đây đã an toàn nhờ có rừng ngập mặn bao bọc.
Thành phố Andhra Pradesh, nằm dọc theo bờ biển phía đông Ân Độ, các rừng ngập mặn cũng đã bảo vệ an toàn cho ngư dân khi sóng thần tấn công.
Chính những vành đai rừng ngập mặn đã làm giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ hàng ngàn nhân mạng. Tổ chức Những người bạn của Trái Đất (Friends of the Earth) cho rằng bảo vệ những vùng đệm tự nhiên như vậy là cách giải quyết duy nhất để bảo vệ dân cư vùng ven biển chống lại sóng triều và các đe doạ khác trong tương lai. Những báo cáo sơ bộ từ các đoàn khảo sát của IUCN (2005) tại những vùng bị tác động của sóng thần vừa qua cho thấy những vùng ven biển có rừng ngập mặn, có các vành đai cây phòng hộ (phi lao) và các thảm thực vật trồng khác (dừa, cọ) thì thiệt hại về người và tài sản ít hơn rất nhiều so với những nơi mà các hệ sinh thái ven biển bị suy thoái, hoặc chuyển đổi đất sang mục đích sử dụng khác như nuôi tôm, khu du lịch.
Theo nhà môi trường học Suzana Mohkeri (2005), ở miền Nam bang Kedak (Malaysia) bị sóng thần tàn phá, các cộng đồng sống phía sau những khu vực rừng ngập mặn ở Matang được bảo vệ nguyên vẹn, hoàn toàn không bị ảnh hưởng trong lúc những vùng gần đó bị thiệt hại nặng nề. Rừng ngập mặn còn bảo vệ các vỉa san hô ở ngoài khơi. Hệ thống rễ chằng chịt của chúng đã giữ bùn và các chất thải rắn khác từ nội địa đổ ra biển.
Ngày 11/2/2005, các cơ quan bảo vệ môi trường quốc tế đã kêu gọi chính phủ những nước bị sóng thần cấp nhiều hơn nữa nguồn kinh phí và nhân lực để bảo vệ rừng ngập mặn. Họ nói rừng ngập mặn là vành đai xanh bảo vệ hàng ngàn nhân mạng và các cộng đồng ven biển khỏi các con sóng khổng lồ.
Sau trận động đất và sóng thần cuối năm 2004, đã có nhiều hội nghị quốc tế đánh giá thiệt hại do sóng thần gây ra, tác dụng của các hệ sinh thái rừng ngập mặn trong việc giảm nhẹ thiên tai.
Ở Việt Nam, từ đầu thế kỷ trước, nhân dân ở các vùng ven biển phía Bắc đã biết trồng trọt một số loài cây ngập mặn như trang (Kandelia obovata) và bần chua (Sonneratia caseolaris) để bảo vệ đê biển và vùng cửa sông. Mặc dù thời kỳ đó đê chưa được bê tông hoá và xây kè đá như bây giờ nhưng nhiều đê không bị vỡ khi có bão vừa (cấp 6-8). Đó là nhờ các vành đai rộng rừng ngập mặn chắn sóng, thảm cỏ và dây leo dày đặc trên mái đê bảo vệ cho đê không bị xói lở.
Một số địa phương thực hiện nghiêm túc chương trình trồng rừng 327 của chính phủ và các NGOs thì đê điều, đồng ruộng được bảo vệ tốt. Năm 2000. cơn bão số 4 (Wukong) với sức gió cấp 10 đổ bộ vào huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nhờ các rải rừng ngập mặn trồng ở 9 xã vùng nước lợ nên hệ thống đê sông Nghèn không bị hư hỏng. Nhân dân thị xã Hà Tĩnh có nhận xét: Nếu không được Quĩ Cứu trợ Nhi đồng Anh (SCF-UK) giúp đỡ trồng rừng ngập mặn thì đê Đồng Môn đã bị vỡ và thị xã Hà Tĩnh đã bị ngập sâu, thiệt hại do cơn bão này sẽ khôn lường.
Tháng 7 năm 1996, khi cơn bão số 2 (Frankie) với sức gió 103 – 117 km/giờ đổ bộ vào huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình nhờ các dải rừng ngập mặn rộng nên đê biển, bờ nhiều đầm không bị hỏng, trong lúc huyện Tiền Hải do phá phần lớn rừng ngập mặn nên hầu hết các bờ đầm đều bị xói lở hoặc bị vỡ. Năm 2005, vùng ven biển huyện Thái Thuỵ – Thái Bình tuy không nằm trong tâm bão số 7 (Damrey) nhưng sóng cao ở sông Trà Lý đã làm sạt lở hơn 650m đê nơi không có rừng ngập mặn ở thôn Tân Bồi , xã Thái Đô trong lúc phần lớn tuyến đê có rừng ngập mặn ở xã này không bị sạt lở vì thảm cây dày đặc.
+ Dịch vụ làm tăng lượng bồi tụ trầm tích: Các hệ thống cây và rễ cây chằng chịt của rừng ngập mặn góp phần làm giảm lưu lượng nước, dòng chảy tạo điều kiện cho trầm tích lắng đọng trong các vùng cửa sông ven biển.
Vùng hạ lưu ven biển, cửa sông lớn như hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long, phù sa thường ngưng đọng ở trên lòng sông và ngoài cửa sông tạo nên những hòn đảo nổi. Trong điều kiện thuận lợi thì chỉ sau một thời gian, các loài cây ngập mặn tiên phong sẽ đến cư trú tạo môi trường cho nhiều loài cây đến sau và đất bồi được nâng lên như Cồn Ngạn, Cồn Lu ở Nam Định, Cồn Trong và Cồn Ngoài ở Tây Nam mũi Cà Mau.
Theo kết quả khảo sát của Phân viện Điều tra qui hoạch rừng Nam Bộ (2006) cho thấy diện tích đất bồi ven biển đồng bằng sông Cửu Long khá lớn. Nhiều nơi có rừng ngập mặn phòng hộ thì tốc độ bồi lắng nhanh hơn. Điển hình là việc hình thành 2 hòn đảo nhỏ ở cửa sông Ông Trang. Đảo Cồn Trong hình thành năm 1960, có diện tích là 122 ha. Ban đầu chỉ có mắm trắng, là cây tiên phong đến định cư, tạo môi trường thuận lợi cho các loài khác phát tán vào trong đảo. Theo kết quả điều tra của Trung tâm nghiên cứu rừng ngập mặn Minh Hải đã có 22 loài cây ngập mặn sinh sống, động vật đáy cũng phong phú. Đảo Cồn Ngoài hình thành muộn hơn, khoảng những năm 1980, có diện tích là 149ha. Đến nay thảm thực vật ngoài 2 loài tiên phong là mắm trắng và bần trắng đã phủ kín đảo còn có một số loài như đước, vẹt tách.
Trong những năm qua, rừng ngập mặn đã hạn chế xâm nhập mặn của nước biển. Quá trình xâm nhập mặn diễn ra chậm và phạm vi hẹp vì khi triều cao, nước đã lan toả vào trong những khu rừng ngập mặn rộng lớn; hệ thống rễ dày đặc cùng với thân cây đã làm giảm tốc độ dòng triều, tán cây hạn chế tốc độ gió.
+ Dịch vụ cung cấp thức ăn, nơi sinh đẻ, nuôi dưỡng con non và là vườn ươm cho các loài thuỷ sản ven biển, nơi ở cho các loài chim di cư: Có thể nói, hệ sinh thái rừng ngập mặn cung cấp cả thức ăn và nơi ở, nơi che chở và nuôi dưỡng cho các loài sinh vật trong vòng đời của chúng. Chẳng hạn như một số loài tôm sú, tôm he, cua bùn, rùa biển…vào vùng rừng ngập mặn đẻ trứng, con non của chúng bơi dần ra biển đến giai đoạn thành thục, sinh sản chúng lại quay về rừng ngập mặn. Một số loài chim di cư như cò mỏ thìa vào giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau di cư từ phương Bắc đến vùng rừng ngập năm của sông Hồng kiếm ăn rồi lại bay xuống phía Nam.
+ Dịch vụ hấp thụ CO2 và cung cấp khí O2, điều hoà khí hậu: Cũng giống như các loài thực vật khác trên trái đất, các cây ngập mặn trong môi trường nước hấp thụ CO2 và thải O2 qua quá trình quang hợp. Chẳng hạn, rừng ngập mặn Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh được xem như lá phổi xanh của thành phố, góp phần cân bằng một lượng lớn CO2 do các hoạt động của thành phố thải ra rừ ô tô, xe máy, khu công nghiệp, dân cư…Việc hưởng thụ “dịch vụ” không khí mát mẻ, trong lành sau những giờ làm việc căng thẳng sẽ góp phần tăng năng suất lao động và sức khoẻ của người dân thành phố.
+ Dịch vụ lọc nước và hấp thụ các chất độc hại, ô nhiễm vùng cửa sông ven biển: Hầu hết các cây ngập mặn đều hấp thu các chất khoáng từ đất và nước thông qua các cơ chế trao đổi chất tích cực và thụ động. Ba cơ chế đặc biệt của cây ngập mặn là: cơ chế cản muối đi vào cơ thể, cơ chế thải muối thừa qua các tuyến tiết muối ở lá và cơ chế tích luỹ muối trong các lá già khi rụng cũng là thải đi lượng muối thừa. Các chất độc hại và ô nhiễm (kim loại nặng, thuốc trừ sâu, chất độc…) từ các khu công nghiệp, đô thị thải vào sông suối, hoà tan trong nước hoặc lắng xuống đáy trong thành phần các hạt phù sa, trầm tích được nước sông mang ra các vùng cửa sông ven biển. Cây ngập mặn hấp thu các sản phẩm này vào trong cơ thể tạo ra các hợp chất ít độc hại hơn đối với con người. Các vùng cửa sông ở Ấn Độ, Mỹ, Ôxtraylia đã trồng rất nhiều cây ngập mặn vùng cửa sông ô nhiễm để tận dụng chức năng này. Tuy nhiên cần thấy rằng, không phải tất cả các chất độc hại đều được phân hủy mà một phần chúng vẫn tồn lưu trong cơ thể thực vật rồi đi vào chuỗi lưới thức ăn của hệ sinh thái.
+ Dịch vụ lưu giữ vốn gen (thông tin di truyền): Những thông tin di truyền nằm trong tổ hợp gen các loài cây ngập mặn có những giá trị đặc biệt. Đó là các tổ hợp gen đã được chọn lọc trong quá trình thích nghi và đấu tranh sinh tồn hàng triệu năm. Qua nhiều thế hệ chúng mới có được các cơ chế tiết muối và thải muối thừa qua tuyến tiết muối trên lá của cây mắm, cơ chế tích luỹ muối trong lá già để sau này rụng xuống ở cây bần, cây giá và cơ chế cản muối ở cây đước, vẹt…Những cơ chế này đã giúp cho các loài cây ngập mặn sinh trưởng và phát triển rất tốt trong nước biển mặn mà không một cây trồng nào trong nông nghiệp có thể sống được.
Rừng ngập mặn còn có những loài cây quí hiếm như cây cóc hồng, còn rất ít cá thể thuộc danh mục các loài quí hiếm trong sách đỏ của nước ta. Cò mỏ thìa và các loài chim di cư ở vùng rừng ngập mặn cửa sông Hồng lại có giá trị toàn cầu bởi vì nó là tài sản đa quốc gia. Đặc biệt, các chủng vi sinh vật rừng ngập mặn còn mang những thông tin di truyền tồn tại cho đến ngày nay qua đấu tranh sinh tồn hàng triệu năm. Đó là những nguồn gen quí cho việc cải thiện các giống vật nuôi và cây trồng, thuốc chữa bệnh trong tương lai. Việc bảo tồn các loài quí hiếm chính là bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì chức năng các hệ sinh thái với sự ổn định và sức bền trong không gian, thời gian.
Ví dụ: Khi xem xét một khu rừng ngập mặn, ngoài những giá trị sử dụng trực tiếp và giá trị sử dụng gián tiếp mà chúng ta đã có thì trong hệ thống sinh thái này còn có một loài cho giá trị cây thuốc dựa vào Tanin hay chất tiết ra của nó. Đó chính là giá trị lựa chọn riêng của hệ sinh thái mang lại mà ở hệ sinh thái khác không có.
+ Dịch vụ cung cấp phương tiện và thông tin cho nghiên cứu, giáo dục, đào tạo, là nguồn cảm hứng cho thơ ca hội hoạ, giá trị nhân văn, nhân bản, bản sắc văn hoá, tôn giáo và tín ngưỡng: Một số đặc điểm sinh lý, sinh thái đặc biệt của cây ngập mặn như tuyến tiết muối ở cây mắm, rễ thở của cây bần, rễ đầu gối của cây vẹt…đã cuốn hút rất nhiều các công trình nghiên cứu, các bài giảng sinh động cho sinh viên và học sinh.
+ Các dịch vụ khác: Vận tải thuỷ trong các kênh rạch rừng ngập mặn là hình thức vận tải giao lưu hàng hoá hiệu quả, ít tốn kém so với xây dựng đường xá cầu cống trong các vùng đầm lầy mặn. Hệ rễ cây ngập mặn góp phần làm cho đất tơi xốp dễ thấm nước tạo nên dịch vụ lưu giữ nguồn nước vào mùa mưa và cung cấp nước cho các vùng phụ cận vào mùa khô.
Trên đây là các dịch vụ do hệ sinh thái rừng ngập mặn mang lại. Các loại dịch vụ này sẽ có vai trò khác nhau đối với từng địa điểm, thời gian và từng địa phương khác nhau. Cụ thể được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 1: Phân tích các loại hàng hoá và dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn ở một số địa phương điển hình theo cách đánh giá hiện thời (2004)
(Thang điểm 1 – 5, thấp nhất là 1 cao nhất là 5)
Các loại hàng hoá và dịch vụ hệ sinh thái
QN đến TH
NA đến QB
H đến NT
ĐN đến HCM
TG đến KG
Hàng hoá hệ sinh thái rừng ngập mặn
4
3
3
5
5
Dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn
Dịch vụ cung cấp O2, hấp thụ CO2, cải thiện các điều kiện vi khí hậu khu vực
4
3
3
5
4
Dịch vụ tích luỹ cacbon, giảm lượng khí CO2 toàn cầu
5
5
5
5
5
Dịch vụ cung cấp thức ăn, nơi sinh đẻ, nuôi dưỡng con non, vườn ươm cho các loài thuỷ sản ven biển, nơi ở cho các loài chim di cư.
5
5
5
5
5
Dịch vụ làm giảm thiểu tác hại của gió bão, nước biển dâng
5
5
3
2
2
Dịch vụ làm tăng lượng bồi tụ trầm tích mở rộng đất đai bờ cõi
5
4
4
5
5
Dịch vụ lọc nước và hấp thụ các chất độc hại, ô nhiễm vùng cửa sông ven biển
5
3
5
5
4
Dịch vụ lưu giữ vốn gen (thông tin di truyền)
5
3
3
5
5
Dịch vụ cung cấp phương tiện và thông tin cho nghiên cứu, giáo dục, đào tạo, là nguồn cảm hứng cho thơ ca hội hoạ, giá trị nhân văn, nhân bản, bản sắc văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng
5
5
5
5
5
Các dịch vụ du lịch
4
3
3
5
5
Các dịch vụ khác
3
4
5
5
5
Nguồn: Nguyễn Hoàng Trí (2006)
1.4. Đánh giá giá trị kinh tế của rừng ngập mặn
1.4.1.Khái niệm đánh giá giá trị kinh tế của rừng ngập mặn
Đánh giá giá trị kinh tế của rừng ngập mặn có thể tạm hiểu là một công việc sử dụng các phương pháp lượng giá kinh tế để tính toán các giá trị rừng ngập mặn một cách cụ thể, từ đó đưa ra cách sử dụng và phát triển bền vững.
1.4.2. Các phương pháp đánh giá chung
Trên cơ sở tổng giá trị kinh tế của rừng ngập mặn, chúng ta sẽ có được các phương pháp đánh giá cụ thể ứng với từng giá trị đó. Cụ thể có thể dựa trên quan điểm kinh tế và mô hình để chia các phương pháp đó thành 2 nhóm sau
1.4.2.1. Phương pháp đánh giá không sử dụng đường cầu
Đây là phương pháp dựa trên cơ sở các cách tiếp cận không đòi hỏi phải sử dụng hàm cầu. Nghĩa là việc xác định tổng lợi ích không cần phải xem xét miền giới hạn cho bởi hàm cầu. Về cơ bản có các phương pháp sau:
+ Phương pháp liều lượng đáp ứng
+ Phương pháp chi phí cơ hội
+ Phương pháp chi phí thay thế
Phương pháp liều lượng đáp ứng
Đây là phương pháp dựa trên cơ sở phản ứng của con người và sinh vật trước tác động của các nhân tố môi trường.
Ví dụ: dùng để đo nồng độ ô nhiễm trong nước, trong không khí, trong đất…
Đây là phương pháp dễ được xã hội thừa nhận, mức độ tin cậy cao và việc xây dựng mô hình tính toán là đơn giản. Song phương pháp này đòi hỏi phải có phương tiện kỹ thuật đo lường, kiến thức tương đối toàn diện và trong nhiều trường hợp việc xác lập mức thiệt hại do nồng độ ô nhiễm gây ra theo giá thị trường không dễ dàng nên kết quả không có tính thuyết phục
Phương pháp chi phí cơ hội
Chi phí cơ hội là chi phí người ta chấp nhận để bỏ tiền ra nhằm đạt được 1 mục đích nào đó. Dạng chi phí này rất phù hợp trong bối cảnh kinh tế thị trường khi chúng ta đứng trước 1 sự lựa chọn có nhiều lợi ích hoặc dịch vụ mà chúng ta bỏ tiền ra để cuối cùng chấp nhận 1 phương án nào đó. Số tiền bỏ ra đó chính là chi phí cơ hội.
Đây là phương pháp dễ tiến hành, độ tin cậy cao song vẫn có thể gặp khó khăn trong quá trình điều tra.
Phương pháp chi phí thay thế
Đây là phương pháp không sử dụng đường cầu nhưng người ta dựa trên 1 vật thay thế khác để khẳng định giá trị và giá trị này phản ánh chất lượng môi trường mang lại. Vì vậy người ta coi kết quả lượng giá được tương ứng với giá trị của hàng hoá môi trường.
Phương pháp dựa trên nguyên lý khôi phục lại chất lượng môi trường vốn có vì vậy nó có tính thuyết phục cao và việc xác lập không khó khăn. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng ở những nơi phải có nhu cầu khắc phục và làm sạch môi trường và người thực hiện phương pháp này phải có chuyên môn sâu và toàn diện.
1.4.2.2. Phương pháp đánh giá có sử dụng đường cầu
Đây là phương pháp dựa trên cơ sở những nghiên cứu và nền tảng của kinh tế học vận dụng vào đánh giá giá trị của hàng hoá môi trường trong việc xây dựng mô hình của hàm cầu. Mô hình này là cơ sở để chúng ta tính toán lợi ích và giá trị phúc lợi của tiêu dùng. Do đó các phương pháp trong nhóm này phải xây dựng cho được hàm cầu hay hàm lợi ích. Nghĩa là người ta phải xây dựng cho được giá trị lợi ích của môi trường mang lại. Đó là cơ sở xem xét, đánh giá, hoạch định chính sách về mặt kinh tế như thế nào là phù hợp với giá trị của chất lượng môi trường.
Cụ thể trong nhóm này có các phương pháp sau:
+ Phương pháp giá thị trường
+ Phương pháp chi phí du lịch
+ Phương pháp đánh giá theo hưởng thụ
+ Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
Phương pháp giá thị trường
Phương pháp giá thị trường phản ánh mức độ sẵn lòng chi trả được biểu thị cụ thể trên giá cả hàng hóa và dịch vụ được mua bán trên thị trường. Tổng lợi ích kinh tế thực hoặc thặng dư kinh tế là tổng thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất.
Đây là phương pháp thông dụng trong lượng giá kinh tế song nó chỉ áp dụng cho 1 số loại hàng hoá dịch vụ do chức năng hệ sinh thái mang lại và nó không phản ánh đầy đủ giá trị kinh tế của hàng hoá và dịch vụ đó.
Phương pháp chi phí du lịch (TCM)
Đây là phương pháp người ta dựa trên cơ sở thực tiễn là những nơi, địa điểm có chất lượng môi trường tốt, thường là những nơi thu hút được nhiều khách du lịch. Vì vậy thông qua lượng khách du lịch này để xem xét, đánh giá, nghiên cứu trong mối quan hệ giữa chi phí cho 1 chuyến đi với số lần tham quan vị trí đó, làm cơ sở cho việc xây dựng hàm cầu về du lịch. Như vậy chất lượng môi trường được đánh giá thông qua nhu cầu về giải trí bằng với nhu cầu đáp ứng của khu vực tự nhiên cần đánh giá.
Đây là phương pháp dễ chấp nhận về lý thuyết và thực tiễn song nó chỉ sử dụng được ở những nơi có khách du lịch, người thực hiện phải có chuyên môn nghiệp vụ cao trên nhiều lĩnh vực.
Phương pháp đánh giá theo hưởng thụ (HPM)
Đây là phương pháp người ta dựa trên cơ sở những hưởng thụ của con người do dịch vụ môi trường mang lại.
Ưu điểm của phương pháp này là dễ chấp nhận về mặt thực tiễn song nó chỉ sử dụng được ở những nơi xác định được giá cả hàng hoá môi trường.
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)
Đây là phương pháp được sử dụng để đánh giá hàng hoá chất lượng môi trường không dựa trên phương pháp thuộc về giá thị trường và nó mang tính đặc thù của đánh giá hàng hoá môi trường trong nhóm phi sử dụng.
Phương pháp đánh giá trực tiếp bằng các cuộc phỏng vấn từ người hưởng lợi chất lượng môi trường thông qua WTP (Willingness To Pay) hoặc WTA (Willingness To Accept).
Như chúng ta đã biết, trong kinh tế học, khi đánh giá về giá trị và sở thích của sản phẩm hàng hoá đối với cá nhân, người ta quan tâm nhiều đến thặng dư tiêu dùng. CVM cố gắng tìm ra giá trị lợi ích và thặng dư tiêu dùng nhưng bản thân nó cũng gặp nhiều sự phản ứng bởi vì nó tính toán giá trị phi sử dụng và trong đó còn nhiều vấn đề tranh cãi. Mặc dù phương pháp này có ưu điểm là tính toán được cả giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng, các câu trả lời đối với CVM liên quan đến WTP hay WTA thì nó trực tiếp đo lường các giá trị bằng tiền nhưng trong nhiều trường hợp nó mang tính giả thuyết, hay đưa người ta đến nhiều tình huống và nhiều khó khăn khác.
Trên đây là những phương pháp mà người làm chủ yếu sử dụng để đánh giá giá trị của rừng ngập mặn. Ngoài ra còn các phương pháp khác như:
Lập mô hình lựa chọn
Đây là một sự đổi mới gần đây được các nhà kinh tế môi trường dựa vào bổ sung cho các phương pháp truyền thống đã có. Nó dựa trên cơ sở cùng một điểm khởi đầu giống như phương pháp đánh giá theo hưởng thụ có nguồn gốc từ tác giả có tên: Lanscaster đưa ra vào năm 1996 với ý tưởng là: với “hàng hóa” được coi là hữu ích khi nó hiện thân của 1 nhóm các thuộc tính hay đặc trưng. Nó thu hút người tiêu dùng lựa chọn nó và người tiêu dùng sẽ đánh giá rằng lựa chọn của họ là lựa chọn tốt nhất.
Có thể nói so với các phương pháp khác thì đây là phương pháp cho chúng ta 1 câu trả lời thay vì chỉ chọn 1 phương án chúng ta có thể chọn được nhiều phương án khác. Nó cho phép kiểm định được khung loogic. Do vậy những người trả lời sẽ bộc lộ 1 cách khá chính xác sở thích của họ. Vì vậy sẽ giảm đáng kể tính không nhạy cảm về quy mô mà trong phương pháp CVM chúng ta gặp phải. Khi chúng ta sử dụng phương pháp này, nó đi vào vấn đề có tính cụ thể thay vì những vấn đề trừu tượng, có tính chiến lược mà trong phương pháp CVM chúng ta gặp phải và nó tạo ra sức hấp dẫn cho người trả lời.
Tuy nhiên khi chúng ta sử dụng phương pháp này cũng dễ rơi vào tình trạng người trả lời sẽ dựa vào kinh nghiệm chứ không phân tích logic. Thiết kế các phương án để dựa vào mô hình lựa chọn đòi hỏi những người có chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, nếu không các phương án này là không chính xác và kết quả không đúng.
Các kỹ thuật đánh giá dựa vào hàm sản xuất
Đây là kỹ thuật dựa trên 1 mô hình kinh tế truyền thống đã có để từ đó người ta liệt kê với các yếu tố môi trường và coi yếu tố môi trường như 1 thành tố của hàm sản xuất này.
Phương pháp này có ưu điểm là khá đơn giản, dễ hiểu, kết quả tính toán đảm bảo được độ chính xác. Nó có thể đưa ra những so sánh dễ nhìn thấy rõ ràng giữa những tính toán kinh tế có tính tới yếu tố môi trường và những tính toán không tính tới yếu tố môi trường giúp các nhà hoạch định chính sách có những lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên để lượng hóa 1 số yếu tố thì không hề đơn giản.
1.4.3. Các phương pháp được sử dụng cho chuyên đề
Với những thông tin có thể xác định được trên thị trường, những nguồn số liệu có thể điều tra trực tiếp từ người dân thì việc đánh giá các nguồn lợi của vùng sẽ trở nên dễ dàng hơn khi ta áp dụng tính toán bằng những phương pháp sau:
+ Phương pháp giá thị trường
+ Phương pháp chi phí thay thế
+ Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
Các phương pháp này sẽ dùng để đánh giá các giá trị của rừng và cụ thể được thể hiện bằng bảng sau:
Bảng 2: Các giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn và phương pháp đánh giá tương ứng
STT
Các giá trị
Phương pháp đánh giá
Các giá trị được đánh giá trong chuyên đề
1
Giá trị thuỷ sản
Phương pháp giá thị trường
2
Giá trị lâm sản ngoài gỗ
Phương pháp giá thị trường
3
Giá trị phòng hộ
Phương pháp chi phí thay thế
4
Giá trị lựa chọn
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
5
Giá trị để lại
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
6
Giá trị tồn tại
Phương pháp giá thị trường
7
Giá trị sản xuất vật chất hữu cơ
Các giá trị chưa đánh giá trong chuyên đề
1
Giá trị củi
2
Giá trị trong chăn nuôi dê
3
Nơi cư trú cho các sinh vật
4
Lưu giữ vốn gen
5
Tăng lượng bồi tụ trầm tích
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian, số liệu, nguồn nhân lực nên các phương pháp sẽ được áp dụng theo cách đơn giản nhất.
CHƯƠNG II:
HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN PHÙ LONG
2.1.Giới thiệu chung về hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long
2.1.1.Vị trí địa lý, hành chính
Phù Long là một xã của đảo Cát Bà với hơn 20 km bờ biển. Theo số liệu của ủy ban nhân dân xã, diện tích tự nhiên của xã Phù Long là: 4408ha.
Xã có vị trí địa lý: 20o48 173N vĩ độ Bắc và 106o56 115E vĩ độ Đông. Đây là khu vực nằm trong hệ thống quần đảo vịnh Hạ Long gồm rất nhiều đảo đá vôi lớn nhỏ khác nhau. Vùng này nằm trong vùng địa lý thực vật bắc bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm mưa mùa. Như vậy, hệ thực vật ở đây mang tính chất của khu hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam.
Trong đó:
+ Diện tích đất nông nghiệp là: 3859ha
+ Diện tích đất phi nông nghiệp là: 542ha
+ Diện tích đất chưa sử dụng là: 6,81ha
+ Diện tích có giao thông qua xã là: 5,7km
+ Diện tích đất chưa xây dựng là: 1km
Dưới đây là toàn bộ khu vực Phù Long, phần được khoanh màu đỏ
Nguồn: Tổng hợp của tác giá
Hình 2: Toàn bộ khu vực Phù Long
2.1.2.Đặc điểm địa hình, địa thế
Nhìn chung Phù Long có kiểu địa hình như sau:
+ Kiểu địa hình núi đá vôi
Đây là vùng địa hình của một miền karst ngập nước biển khá điển hình, bị quá trình karst chia cắt từ lâu đời thành các chóp, các đỉnh có nhiều dáng vẻ khác nhau đã tạo nên địa hình muôn vẻ và cũng khá hiểm trở với nhiều bề mặt lởm chởm đá tai mèo sắc nhọn. Địa hình lại dốc đứng, độ cao từ 100m-300m. Trên vùng này, khả năng sinh trưởng và phát triển của thực vật diễn ra rất chậm chạp và vô cùng khó khăn.
+ Kiểu địa hình đồi đá phiến
Địa hình đồi đá phiến chiếm một diện tích khá nhỏ. So với địa hình núi đá vôi thì địa hình đồi đá phiến mềm mại hơn nhiều, sườn thoải, đỉnh tròn và thấp hơn núi đá vôi, khả năng sinh trưởng và phát triển của thực vật cũng khả quan hơn.
+ Kiểu địa hình thung lũng giữa núi
Thung lũng giữa núi là những vùng trũng với nhiều hình dạng khác nhau thường kéo dài theo vỉa đá vôi và nối với nhau qua sống đá thấp tạo thành máng trũng dài. Thung lũng trong vùng có dáng khá bằng phẳng và được phủ bởi tàn tích của đá vôi. Đất đai ở đây nhìn chung khá tốt có thể sử dụng trồng cây quả, rau xanh, và trồng các loài cây màu, lúa.
+ Kiểu địa hình bồi tích ven biển
Đây là kiểu đồng bằng bồi tụ do sông, biển có độ dốc tuyệt đối thấp, địa hình bằng phẳng và luôn chịu ảnh hưởng của nước mặn và ngập Triều thường xuyên hay gián đoạn theo con nước và độ cao địa hình. Vùng này là nơi có điều kiện rất thuận lợi cho các loài cây rừng ngập mặn sinh trưởng và phát triển.
2.1.3.Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng
+ Địa chất
Khu vực Phù Long cũng như phần Đông Bắc Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời, từng là một bộ phận của cấu trúc uốn nếp caledoni đánh dấu sự kết thúc chế độ địa máng biển sâu Karstzia vào cuối kỷ Silua.
Các khối đá vôi này có tuổi trung bình là các bon muôn – pecmi (250-280 triệu năm). Cấu tạo dạng khối, đôi khi phân tầng khá mỏng, màu xám hay xám trắng nằm xen kẽ với đá vôi silic. Chúng có đầy đủ những dạng của một miền Karst ngập nước biển.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lượng giá kinh tế một số giá trị của hệ sinh thái rừng ngập mặn Phù Long - Cát Hải - Hải Phòng.doc