Lý luận cơ bản và tình hình thực tế về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với ngành thuỷ lợi

Đối với các dự án thuộc ngân sách trung ương cơ quan cáp phát là kho bạc NHà nước trung ương và hệ thống kho bạc nhà nước các địa phương. Cơ quan chức năng tài chính là Vụ Đầu tư - Bộ Tài Chính. Do đó cần có cơ chế điều hành, phối hợp thống nhất theo nguyên tắc giảm đầu mối khi làm các thủ tục thanh toán, có cơ chế báo cáo và xử lý thông tin kịp thời với lãnh đạo Bộ Tài Chính.

doc73 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2334 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lý luận cơ bản và tình hình thực tế về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với ngành thuỷ lợi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngày 31/12 tất cả cácdự án, công trình đều phải kê khai khối lượng thực hiện nhưng do ước tính nên khong thể chính xác, hoặc có thể các bên A - B thông đồng với nhau khai khống khối lượng để lấy tiền trước, trong khi đó các cơ quan quản lý (cơ quan cấp vốn) không kiểm tra kỹ Thứ tư: Do thiên tai địch hoạ gây nên: lũ lụt xảy ra liên miên gây cản trở cho tiến độ thi công của công trình Thứ năm: Do chính sách giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc nên phải bổ xung sửa đổi trong quá trình thực hiện Thứ sáu: Do khối lượng thực hiện là ước tính nên không thể cấp phát 100% khối lượng đó được. Trong quá trình cấp phát chỉ có những công trình, hạng mục ccong trình đã thẩm định thì mới được cấp 90%, dự án nào được cấp có thẩm quyền phê duyệt, quyết toán mới được cấp 100% Thứ bảy : Do khối lượng cấp phát trong năm kế hoạch bao giờ cũng có hiện tượng cấp trả nợ cho khối lượng thực hiện của năm trước Thứ tám: Do kế hoạch vốn đầu không tập chung, tràn lan và không được hoạch định trong chiến lược phát triển đầu tư dài hạn. Điều này dẫn đến việc bố trí kế hoạch vốn cho nhiều công trình dở dang tăng lên, gây ứ đọng vốn đầu tư. Ví dụ năm 2000 NSNN cấp cho địa phương 30 tỷ đồng để xay dựng những công trình thuộc dự án nhóm C, vói 30 rỷ đồngnày có thể xây dựng 7 dự án nhưng họ đã bố trí 17 dự án nên tất cả cá dự án đều được thực hiện nên vốn đầu tư này dàn trải đến hết năm thứ hai mà tất cả các công trình này không được hoàn thành trong khi dó thì thời gian hoàn thành quy định trong nghị định 52/1999/NĐ- CP là 2 năm. 4. Công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB: Định kỳ ngày 20 hàng tháng và ngày 10 của tháng đầu quý sau, chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện đầu tư, tình hình nhận vốn, sử dụng vốn trong tháng hoặc quý trước gửi cơ quan kho bạc Nhà nước, đồng gửi cấp quyết định đầu tư. Riêng đối với dự án nhóm A, chủ đầu tư gửi báo cáo cho cơ quan kho bạc Nhà Nước, Bộ hoặc UBND tỉnh, Bộ Kế Hoạch - Đầu tư, Bộ Tài Chính, Bộ Xây Dựng, Tổng cục thống kê để tổng hợp báo cáo thủ tướng Chính Phủ. Kết thúc năm kế hoạch và khi dự án hoàn thành (công trình hoặc hạng mục công trình) nhằm xác định số vốn đầu tư cấp phát trong năm hoặc số vốn đầu tư cấp phát cho dự án kể từ khi khởi công đến khi hoàn thành để làm cơ sở cho việc quyết toán vốn đầu tư với Nhà nước. Khi dự án hoàn thành (công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành) chủ đầu tư phải đối chiếu khối lượng hoàn thành được cấp phát với só cấp phát, thanh toán, chuyển nhượng những vật tư thiết bị không sử dụng thanh toán nợ nần ... để xác định số vốn đầu tư thực sử dụng cho dự án trên cơ sở đó lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành cho dự án và gửi cho cơ quan cấp phát và cơ quan quyết định đầu tư. Các dự án đầu tư kéo dài nhiều năm khi quyết toán, chủ đầu tư phải quy đổi vốn đầu tư đã thực hiện về mặt bằng giá thời điểm bàn giao đưa vào vận hành, để xác định giá trị tài sản cố định mới tăng và giá trị tài sản bàn giao. Về mặt thời gian: Chậm nhất là một tháng sau khi kết thúc năm kế hoạch, chủ đầu tư phải hoàn thành báo cáo vốn đầu tư thực hiện của năm trước gửi cơ quan cấp phát và Bộ hoặc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cơ quan quyết định đầu tư) Trước khi phê duyết quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành phải tiến hành thẩm tra. Đối với các dự án nhóm A, Bộ Tài Chính có trách nhiệm chủ trì thẩm tra. Đối với các dự án đầu tư còn lại do các bộ hoặc UBND tỉnh , thành phố trực thuộc trung ương tổ chức kiểm tra. Đối với các dự án đầu tư hoàn thành người có thẩm quyền quyết định đầu tư đồng thời là người phê duyệt quyết toán. Riêng đối với các dự án nhóm A, Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền bộ trưởng Bộ Tài Chính phê duyệt quyết toán. Trong những năm qua công tác kiểm tra quyết toán đã đạt được những thành tựu đáng kể, hầu hết các công trình hoặc hạng mục công trìn khi hoànthành đều được báo cáo thẩm tra quyết toán đúng quy định trong nghị định 52/1999/NĐ - CP và thêm vào đó nó cũng tiết kiệm được một lượng vốn đáng kể cho Nhà Nước trong công tác này. 5. Những thành tựu về đầu tư XDCB đối với ngành thuỷ lợi trong thời gian qua. Cùng với sự thay đổi, điều chỉnh bổ sung và ban hành những quy chế, chính sách mới của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng trong thời gian qua, công tác quản lý XDCB của ngành thuỷ lợi trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, dần dần được củng cố và tăng cường hiệu quả vốn đầu tư: - Phần lớn các đơn vị, các chủ đầu tư đã thực hiện nghiêm túc trình tự đầu tư và xây dựng, từ tổ chức lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán đến việc thẩm định và trình duyệt; thực hiện đầy đủ các thủ tục đấu thầu và tổ chức đấu thầu chọn đơn vị xây dựng và cung ứng hiết bị theo đúng các quy định về quy chế đấu thầu. - Tổ chức quản lý và thực hiện dự án theo các quy định của quy chế quản lýđầu tư và xây dựng các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành và địa phương. - Nhiều công trình xây dựng đã tiết kiệm được một số vốn đầu tư nhờ thực hiện đấu thầu cạnh tranh; Do đó, với cùng một lượng vốn đầu tư Nhà nước cấp hàng năm chúng ta đã xây dựng được nhiều hơn các công trình thuỷ lợi, kênh mương, đê điều, các trạm bơm ... góp phần giải quyết nhanh tình trạng thiếu các công trình thuỷ lợi và góp phần phục vụ nâng cao chất lượng phục vụ tưới tiêu cho đồng ruộng, và giải quyết tình trạng thiếu nước ở những nơi thiếu nước trong mùa khô. - Tiến độ thực hiện của nhiều dự án đã đáp ứng được yêu cầu đề ra, đảm bảo tiến độ thi công công trình và cung cấp trang thiết bị, sớm đưa công trình vào sử dụng nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Việc luôn luôn ban hành các văn bản hướng dẫn về đầu tư XDCB, chứng tỏ Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm đến vấn đề đầu tư XDCB, do vậy việc quản lý vốn đầu tư XDCB ngày càng đi vào quý đạo chặt chẽ hơn, như các thủ tục về đầu tư được đảm bảo hơn, tiến độ thi công nhanh và đúng thời gian, đảm bảo đúng chất lượng công trình và đưa công trình vào sử dụng, thanh toán vốn đảm bảo kịp thời, tiết kiệm, tránh lãng phí, thất thoát vốn được nhiều tiền của Nhà nước. Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước các công trình của ngành thuỷ lợi đã được đầu tư ưu tiên một khối lượng vốn rất lớn để hoàn thành công trình một cách sớm nhất, đúng thời gian quy định để đáp ứng nhu cầu cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. 6. Những tồn tại trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB đối với ngành Thuỷ lợi ở Việt Nam trong thời gian qua. Bên cạnh một số thành tựu đã kể ở trên, công tác đầu tư xây dựng ở ngành thuỷ lợi còn tồn tại một số vấn đề cần quan tâm: Do triển khai nhiều văn bản về quy chế quản lý đầu tư và XDCB, luật NSNN và các chế độ chính sách mới ban hành chưa được đầy đủ và thiếu đồng bộ giữa các bộ, ngành, các địa phương như: Thủ tục, trình tự XDCB làm còn chậm và chưa đầy đủ hồ sơ dự án, thiết kế, dự toán làm sơ sài, tính không đủ, tính thiếu p hải bổ xung và điều chỉnh trong quá trình thực hiện. Một số đơn vị triển khai kế hoạch còn chậm, gần cuối năm mới tổ chức đấu thầu chọn đơn vị và xây lắp và cung ứng thiết bị. Hồ sơ mời thầu làm sơ sài ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện kế hoạch. Việc phối hợp giữa các chủ đầu tư và nhà thầu trong việc tạm ứng, thanh quyết toán chậm, ảnh hưởng đến việc cấp vốn và giải ngân (đặc biệt đối với các dự án thực hiện bằng vốn nước ngoaì). Một số đơn vị thiếu chủ động còn nhờ sự giúp đỡ của ngành trong việc hoàn tất hoò sơ, thủ tục xây dựng cơ bản. Việc thực hiện chế độ báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư XDCB còn chưa đầy đủ và kịp thời, cụ thể: Thứ nhất: Công tác giao kế hoạch, phân định kế hoạch vốn đầu tư của các bộ và địa phương còn chậm. Theo quy định của luật NSNN và nghị định 52/1999/NĐ- CP quy định: các dự án thah toán vốn đúng niên độ ngân sách, công tác chuẩn bị và giao kế hoạch vốn phải kết thúc vào quý IV của năm trước nhưng yêu cầu về thời gian này rất ít được đảm bảo. Đặc biệt vốn bổ sung, của địa phương hầu hết đến giữa năm mới giao được, trong khi đó có rất nhiều dự án mới, điều này dẫn đến việc khó đảm bảo thời gian thực hiện tiến độ của dự án. Nhiều dự án vốn đầu tư trung ương đến tháng 7, tháng 8 thậm trí đến tháng 9 mới được giao kế hoạch năm. Việc giao kế hoạch và phân khai kế hoạch chậm dẫn đến việc điều chỉnh về tiến độ thực hiện và thah toán vốn của từng dự án, nhưng công tác điều chỉnh rất chậm, nhưng công tác điều chỉnh rất chậm, sang đến tháng 10 kế hoạch điều chỉnh vẫn chưa được thông qua, làm ảnh hưởng đến việc thanh toán vào cuối năm, việc triển khai của các chủ đầu tư bị động và rất chậm trễ. Thứ hai: Các trình tự về thủ tục đầu tư như công tác mời thầu, phê duyệt kết quả đấu thầu, kết quả đấu thầu chậm nên ảnh hưởng đến tiến độ thi công của công trình. Thêm vào đó là việc bỏ giá thầu quá thấp dưới mức giá thành đã khiến cho nhiều công trình không hoàn thàh đúng thời hạn, chất lượng và tuổi thọ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh - Các quy định, thủ tục về đầu tư XDCB theo nghị định 52/1999/NĐ- CP chưa thực hiện nghiêm túc. Hiện nay có các công trình chưa đủ thủ tục nhưng các bộ, ngành địa phương vẫn bố trí kế hoạch vốn đầu tư. Bên cạnh đó lại có nhiều công trình đã có đầy đủ thủ tục về đầu tư nhưng lại bố trí kế hoạch thấp, nên không đủ vốn để triển khai thi công Thứ ba: Tình trạng giải ngân chậm hay còn gọi “Vốn chờ dự án” trong thực tế hiện nay. Việc khối lượng XDCB đạt thấp do nhiều nguyên nhân sau: - Về cơ chế chính sách: Thời gian qua hệ thống chính sách và thể chế của nhà nước đã thay đổi căn bản. Trong đó cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng được thay đổi phù hợp và có tác động mạnh tới tăng trưởng và đầu tư. Song trên tổng thể thì hệ thống chính sách, cơ chế quản lý đầu tư còn thiếu đồng bộ, chưa cụ thể, chưa thật thông thoáng thậm chí còn có những quy định làm rào cản của quả trình thực hiện đầu tư. - Tiến độ thanh toán vốn đầu tư còn quá chậm Thứ tư: Trong đầu tư xây dựng cơ bản còn dàn trải, nặng về đối phó với thiên tai, chưa tập trung trọng điểm một số công trình xây dựng còn kéo dài. Thứ năm: Khả năng cân đối ngân sách còn nhiều khó khăn mới đáp ứng được 60-70% yêu cầu, chưa tương xứng với yêu cầu đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn dẫn đến hệ thống thuỷ lợi còn thiếu đồng bộ, hệ thống đê kè, cống còn yếu kém, khả năng phòng chống thiên tai chưa đảm bảo ... Thứ sáu: Về cơ chế quản lý : - Việc phân cấp đầu tư giữa trung ương và địa phương chưa rõ ràng cụ thể, dẫn đến công trình không đồng bộ, hiệu quả phục vụ kém, đối với thuỷ lợi vốn bộ quản lý thường tập chung đầu mối và kênh chính, địa phương đầu tư kênh cấp dưới đến mặt ruộng, nhưng nhiều địa phương không có vốn để đầu tư nên công trình không đồng bộ. Thứ bảy: Tình trạng thất thoát vốn, lãng phí vốn ngân sách trong quá trình thi công xây dựng công trình cho ngành thuỷ lợi vẫn còn xảy ra Thất thoát vốn trong quá trình thi công xây dựng có thể do những nguyên nhân sau: - Kiểm kê khối lượng thực hiện chưa chính xác (có thể do khách quan hoặc có thể do cố ý nhằm thu lợi bất chính) - Khai khống khối lượng thực hiện. Thực tế công viêc làm được ít nhưng lại kê khai, lập phiếu giả mạo để được thanh toán nhiều, nhằm rút được nhiều tiền của Nhà nước. Thứ tám: Sử dụng vốn còn ở tình trạng phân tán chưa tập chung. Sốdự án công trình bố trí vào kế hoạch đầu tư hàng năm quá phân tán, thiếu tập chung, Chủ đầu tư nhân được nhiều công trình càng tốt, việc hoàn thành sớm công trình để đưa vào sử dụng kịp thời, phát huy hiêu quả của công trình thì họ không quan tâm, họ chỉ mong sao số lượng công việc mình làm trong một năm thật nhiều, và khi các cơ quan quản lý, các nhà chức trách có phản ánh đến tiến độ thi công của họ thì liền đổ lỗi cho thời tiết, vốn chậm đến ...Tình hình này dẫn đến gây lãng phí trong đầu tư , vì thường xuyên phải điều chỉnh dự toán do trượt giá và làm tăng phụ phí. Thứ chín: Về thủ tục đầu tư: - Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Do bức xúc chuẩn bị hồ sơ để có điều kiện ghi kế hoạch đầu tư, cho nên các chủ đầu tư đã chưa tuân thủ các quy định của Nhà nước về nội dung của báo cáo khả thi; công tác thẩm định dự án đầu tư cũng bị coi nhẹ. Từ lý do đó tính khoa học và hiệu quả của dự án bị nhiều hạn chế, dẫn đến quá trình triển khai dự án phải điều chỉnh nhiều lần. Trường hợp đặc biệt có dự án vừa được phê duyệt đã phải điều chỉnh dự án. - Trong giai đoạn thực hiện đầu tư: khâu thiết kế kỹ thuật cũng bị xem nhẹ, một số chủ đầu tư đã không chỉ đạo các bộ phận chức năng giúp việc giám sát đơn vị tư vấn tuân thủ theo các quy định của nhà nước về thiết kế. + Về tổng dự toán: các đơn vị tư vấn đã chưa đề cập hết các nội dung các công việc đã được phê duyệt; việc áp đơn giá trong quá trình tổng hợp dự toán còn nhiều thiếu sót: sai mã hiệu, sai nội dung công việc mà đơn giá đã quy định, thậm chí có trường hợp còn dùng đơn giá của khu vực Hà Nội để áp giá cho các công trình được xây dựng ở địa phương khác. + Việc lập dự toán phương án đền bù còn nhiều lúng túng + Việc lập hồ sơ mời thầu, thực hiện đấu thầu còn nhiều hạn chế về kỹ năng, thiếu tôn trọng quy định của Nhà nước + Việc hoàn chỉnh các hồ sơ thủ tục để thực hiện thanh toán còn chậm chễ - Trong giai đoạn kết thúc đầu tư: + Việc lập dự toán và xây dựng quy trình chạy thử, thử của một số dự án chưa được coi trọng đúng mức + Công tác nghiêm thu ở một số dự án còn mang nặng tính hình thức + Việc hoàn tất hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành còn chậm chễ về mặt thời gian, chưa đảm bảo chất lượng theo quy định Thứ mười: Về việc giao, bổ xung kế hoạch: - Để triển khai kế hoạch của năm kế hoạch Chính phủ đã giao kế hoạch từ tháng 12 của năm báo cáo, nhưng thường các bộ ngành hầu hết đến hết quý I năm kế hoạch mới thực hiện xong việc giao kế hoạch cho chủ đầu tư. Mặt khác ở một số bộ ngành và địa phương việc giao kế hoạch còn dàn trải chưa tập trung vào một số công trình trọng điểm của ngành, của địa phương dẫn đến một số dự án làm vượt kế hoạch lại không có nguồn thanh toán, các dự án được giao kế hoạch lớn song khối lượng thực hiện lại rất ít - Một sốdự án đề nghị bổ xung kế hoạch chưa đảm bảo thủ tục đầu tư, do vậy khi được bổ xung kế hoạch không triển khai thực hiện được Thứ mười một: Về tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư: - Việc bàn giao mặt bằng thi công giữa chủ đầu tư và các đươn vị thi công còn nhiều vướng mắc: việc phối hợp giữa chủ đầu tư và các địa phương về giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn về giá đền bù; các đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện công tác đền chưa tổng hợp đầyđủ các thông tin bù để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét xử lý kịp thời. không ít các dự án đã không đảm bảo tiến độ bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. - Việc thực hiện đấu thầu xây lắp thiết bị còn nhiều lúng túng, không đảm bảo thời gian - Việc hoàn chỉnh các hồ sơ thanh toán chưa đảm bảo: + Khối lượng phát sinh chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt + Phiếu giá do đơn vị thi công lập không được bên A kiểm tra + Hồ sơ thanh toán không đảm bảo về số lượng, nội dung do vậy gây không ít khó khăn cho cơ quan kiểm soát thanh toán, làm chậm tin độ giải ngân - Một số chủ đầu tư, Ban QLDA chưa quan tâm đến công tác nghiệm thu, tổng hợp khối lượng thực hiện để hoàn tất hồ sơ thanh toán Thứ mười hai: Vai trò của chủ đầu tư và đơn vị tư vấn: - Một số chủ đầu tư chưa nắm chắc các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng nên ý thức chấp hành chưa cao, thiếu các nghiên cứu kỹ về mục đích đầu tư, khả năng sử dụng và khai thác dự án cho nên phải điều chỉnh và duyệt lại dự án. Chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư còn yếu, một số báo cáo khả thi của các dự án mang nặng tính hình thức. - Trách nhiệm của các cơ quan tư vấn trong việc lập thẩm định dự án; lập và thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán chưa cao, còn nhiều sai sót dẫn đến phải hiệu chỉnh, làm đi làm lại nhiều lần. - Việc thực hiện giám sát kỹ thuật của chủ đầu tư và đơn vị tư vấn còn chưa triệt để tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng Từ những thực trạng về quá trình quản lý chi đầu tư XDCB nói chung và cho ngành thuỷ lợi nói riêng thì vẫn còn nhiều thiếu sót trong quá trình quản lý từ cơ quan chức năng đến cơ quan quản lý. Chính vì vậy đòi hỏi cac cơ quan chức năng, cơ quan quản lý phải có những biện pháp kiểm tra chặt chẽ đồng thời xử phạt nghiêm minh đối với những trường hợp cố ý gây hậu quả nghiêm trọng để phát huy tối đa hiệu quả của đồng vốn bỏ ra. Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN ĐỐI VỚI NGÀNH THUỶ LỢI 1.Chủ trương đầu tư cho ngành Thuỷ lợi trong thời gian tới: Trong thời gian tới chủ trương vẫn tiếp tục coi trọng đầu tư thuỷ lợi, nhưng sẽ điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư theo hướng sau: - Ưu tiên đầu tư đại tu, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi hiện có là chính, nâng mức huy động năng lực thiết kế các công trình kiên cố từ 60-65% hiện nay lên 75-80% năm 2005 bằng các giải pháp kiên cố hoá hệ thống đầu mối, huy động nhiều nguồn lực xã hội bê tông hoá hệ thống kênh mương . - Điều chỉnh cơ cấu đầu tư, hướng mạnh sự quan tâm đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi tưới cho cây công nghiệp mía, chè, cà phê…trước hết là các vùng cây công nghiệp tập trung để tăng năng suất cây trồng, tăng khả năng cạnh tranh của hàng nông sản khi Việt nam tham gia đầy đủ vào AFTA năm 2006; Đầu tư thuỷ lợi cho các vùng nuôi trồng thuỷ sản nhất là các vùng nuôi tôm, đảm bảo môi trường sinh thái. - Tập trung mọi nỗ lực đầu tư các công trình phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, trước hết là các công trình Tả Trạch, Định Bình…(ở miền trung); tiếp tục đầu tư chương trình thoát lũ ở ĐBSCL. - Tăng tỷ trọng đầu tư cho thuỷ lợi nhỏ kết hợp với thuỷ điện và nước sinh hoạt cho các vùng miền niú phía Bắc và Tây Nguyên để ổn định dân cư và giải quyết xoá đói giảm nghèo. - Tăng cường công tác quản lý nhà nước về nguồn nước, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước, tập trung đầu tư hệ thống tưới tiêu nước mưa đề phòng ngập lụt các đô thị, các khu công nghiệp ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. - Tiếp tục thực hiện chủ trương kiên cố hoá kênh mương để tiết kiệm nước, đất và chi phí quản lý đồng thời kết hợp giao thông hiện đại hoá nông thôn. Thực hiện các chính sách hỗ trợ tài chính đối với kiên cố hoá kênh mương theo quyết định số 66/2000/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ, Nhà nước đầu tư bằng vốn ngân sách cho kênh loại I, hỗ trợ ngân sách kiên cố hoá kênh mương các tỉnh khó khăn, cho vay không lãi để thực hiện kiên cố hoá kênh mương đối với các tỉnh khác 2. Quan điểm phát triển Thuỷ lợi đến năm 2010: 2.1. Phục vụ toàn diện: Thuỷ lợi là biện pháp kỹ thuật hàng đầu của sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ lợi là cơ sở hạ tầng quan trọng cho sự phát triển bền vững đất nước. Trong giai đoạn mới, thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất lúa nước vẫn cần được coi trọng đồng thời phải chuyển nhanh sang phương thức khai thác tổng hợp công trình thuỷ lợi phục vụ đa mục tiêu, phụcvụ cho phát triển nông nghiệp toàn diện, công nghiệp, dân sinh, an ninh quốc phòng môi trường sinh thái. Đặc biệt trong nông nghiệp, thuỷ lợi phải chuyển mạnh sang phục vụ cho phát triển các loại cây công nghiệp cây ăn quả, thuỷ hải sản, phục vụ việc khai thác các vùng đất ở trung du, miền núi và các sản phẩm hướng mạnh cho xuất khẩu. 2.2. Tăng cường công tác quản lý: Cân đối hợp lý giữa khôi phục hoàn chỉnh chống xuống cấp công trình thuỷ đã có và các công trình làm mới, triển khai các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ ở những vùng còn thiếu đồng thời vớiviệc triển khai xây dựngcác công trình lợi dụng tổng hợp nguồn nước trên các sông lớn. Đi đôi với xây dựng phải tăng cường công tác quản lý sao cho tương xứng với vốn đầu tư và hiệu quả của công trình. 2.3. Chính sách ưu tiên cộng đồng: Chú trọng phát triển công tác thuỷ lợi ở miền núi, vùng sâu vùng xa nhất là những vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước, gắn công tác thuỷ lợi với các chính sách xã hội để từng bước giải quyết nước sinh hoạt cho nhân dân và phục vụ phát triển kinh tế xã hội góp phần thực hiện thành công chương trình xoá đói giảm nghèo định canh định cư và bảo vệ vững chắc biên cương của tổ quốc . 2.4. Xã hội hoá công tác thuỷ lợi. Tiến tới xã hội hoá công tác thuỷ lợi theo phương châm : Nhà nước và nhân dân cùng làm chú trọng phát huy nội lực và sức mạnh của toàn xã hội. Tiến tới dân chủ hoá và thực hiện công bằng xã hội trong hưởng lợi từ công trình thuỷ lợi, đồng thời cần tuyên truyền công tác giáo dục cho tất cả các tầng lớp nhân dân trên mọi phương diện để họ nhận thức được việc xây dựng và quản lý các công trình thuỷ lợi là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của mỗi người dân . 3. Nhiệm vụ phát triển thuỷ lợi ở nước ta đến năm 2010: 1.Đồng bằng Sông Hồng và trung Du Bắc Bộ: Là trọng điểm lương thực của miền bắc được thuỷ lợ hoá sớm và cao kể từ sau khi hoà bình lặp lại năm 1954, bước đầu đã hình thành sơ đồ khai thác hợp lý. Các công trình thuỷ điện đầu nguồn như Thác Bà trên sông Chảy có công suất 108MW; Hoà Bình trên sông Đà có công suất 1920MW…và một số hồ chứa thuỷ nông đã xây dựng có tác dụng cắt lũ và cấp nước cho hạ du, nhưng vẫn còn tồn tại và đáp ứng yêu cầu cho bước phát triển kinh tế cao hơn. Một số vùng ở trung du miền núi vẫn chưa có điều kiện phát triển thuỷ lợi ổn định. Toàn vùng đã có 33 hệ thống thuỷ nông, trong đó có 16 hệ thống tưới tiêu lớn, đến nay công tác thuỷ lợi đã đảm bảo tưới cho 1,5 triệu ha trong đó tưới cho lúa đông xuân 63 vạn ha, lúa mùa 76 vạn ha và 20 vạn ha rau màu, cây công nghiệp … Về đảm bảo tưới tiêu và cấp nước sinh hoạt, công nghiệp: hoàn thiện dự án vay vốn ADB, khôi phục và nâng cấp 17 hệ thống thuỷ nông gồm 30 tiểu dự án nâng mức ổn định của 86 vạn ha về tới, tăng 4,4 vạn ha tiêu úng. Bước đầu hiện đại hoá điều kiện quản lý vận hành. Nhìn chung ở ĐBSH vấn đề tưới đã cơ bản được giải quyết (ở mức tần suất dưới 75%).Vấn đề tiêu úng còn khoảng 4 vạn ha hệ số tiêu còn thấp, nên sản xuất vụ mùa còn bấp bênh (nếu lượng mưa vượt quá 300mm trong 3 ngày thì diện tích ngập úng còn lớn hơn). Thực hiện dự án thuỷ lợi khu vực sông Hồng giai đoạn 2(ADB 3) nâng cấp các công trình còn lại. Tiếp tục nghiên cứu, quy hoạch, chuẩn bị kỹ thuật để đầu tư xây dựng cho bước phát triển mới, trong đó chú trọng khai thác tiềm năng đất dốc ở miền núi, trung du, vùng bãi và vùng ven biển …để tăng diện tích canh tác, phân bổ hợp lý lao động trong vùng, bù đắp diện tích mất đi do XDCB và phát triển dân cư. Nghiên cứu biện pháp cấp nước an toàn cho khu tam giác Hà Nội – Hải Phòng - Quảng Ninh. Đồng thời phải tiến hành một số giải pháp công trình tiêu úng triệt để cho các thành phố và các biện pháp quan trắc và xử lý nước thải cho công nghiệp và dân sinh tránh gây ô nhiễm nguồn nước. Về phòng chống lũ: * Vấn đề lũ sông Hồng vẫn là hiểm hoạ thường xuyên, sau công trình Hoà Bình phía hạ du có những diễn biến bất lợi, xói lở cục bộ, mực nước không cao song ngâm lâu ngày đe doạ sự phát triển bền vững của ĐBSH. * Các giải pháp chống lũ: - Về đê điều: Mực nước lũ thiết kế đê đối với đồng bằng sông Hồng tương ứng với mực nước 13,3m tại Hà Nội và 7,21m tại Phả Lại đã là giới hạn tối đa. Vì ở độ cao này mực nước sông đã cao hơn mặt đất trong đê 5-7m, luôn luôn là mối đe doạ đối với 2700km đê được xây dựng từ ngàn năm. Do vậy ở Trung du và Đồng bằng sông Hồng việc đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, xây dựng củng cố đảm bảo hệ thống đê an toàn ổn định là rất cần thiết. - Giải phóng lòng sông, chỉnh trị sông cùng với tuyến đê tạo thành hành lang thoát lũ để duy trì khả năng thoát lũ của của dòng sông là rất quan trọng. Biện pháp này cùng với việc thực hiện Nghị định 62/1999/NĐ-CP có thể giảm được mức nước Hà Nội vào khoảng 0,30- 0.60m. Tuy nhiên đây là giải pháp khó khăn, tốn kém và phức tạp trong việc thực hiện và kiểm soát lâu dài cũng như trước mắt. - Biện pháp chậm lũ và phân lũ sông Đáy là biện pháp dự phòng và cấp cứu khi xảy ra tình huống khẩn cấp mà không có sự lựa chọn nào khác. Biện pháp này gây tổn thất lớn về dân sinh, kinh tế và xã hội trong vùng chậm lũ và phân lũ mà hiệu quả lại không cao, khó vận hành, chỉ có thể hạ được mực nước sông Hống tại Hà Nội khoảng 0,20-0,40m trong trường hợp phải cải tạo triệt để lòng dẫn phía hạ lưu đập Đáy. - Biện pháp xây dựng hồ chứa cắt lũ là biện pháp chủ động và mang lại hiệu quả cao hơn cả. Dung tích cắt lũ thường thường trùng với dung tích phát điện và cấp nước mùa kiệt. Hồ Hoà Bình với dung tích chống lũ 4,6 tỷ m3 đã giữa được mực nước lũ cao nhất tại Hà Nội là 12,47m vào tháng 8 năm 1996. Qua tính toán có thể đảm bảo giữ mực nước Hà Nội dưới 13,3m tương ứng với lũ các tháng 8/1945, 8/1969 và 8/1971. Khi gặp lũ lớn hơn lũ tháng 8/1971 mực nước tại Hà Nội vượt quá 13,3m thì sức cầm cự của hệ thống đê điều rất gay go. - Thực hiện các biện pháp phi công trình: Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ … - Tăng cường các tuyến đê biển. 2. Đồng bằng sông Cửu Long: Công tác thuỷ lợi đã làm bật dậy tiềm năng của ĐBSCL. Tiềm năng của nguồn nước sông Tiền, sông Hậu đang bước đầu khai thác thuận lợi và còn được tiếp tục mở rộng và phát huy trên cơ sở thuỷ lợi được tiếp tục đầu tư ngày càng cao theo quyết định 99 - TTg của Chính phủ. Đến nay thuỷ lợi ĐBSCL đã căn bản định hình hệ thống kênh trục tạo nguồn ngọt lớn tiêu chua sổ phèn. Tuy các hệ thống công trình còn đơn giản, chủ yếu là kênh trục tạo nguồn, cống và một số kênh cấp II nhưng đã mang lại hiệu quả to lớn …với hơn 7000 km kênh chính, 4000 km kênh nội đồng, hơn 8000 km đê bao ngăn lũ sớm, Mặc dù vậy để khai thác triệt để tiềm năng ĐBSCL, thuỷ lợi cần tập trung vào các việc sau: - Vùng không bị ngập: Xây dựng các đê bao, cống ngăn mặn, công trình tạo nguồn, Thực hiện trương trình ngọt hoá, mở rộng đất sản xuất nông nghiệp. - Vùng ngập lũ: Tiếp tục thực hiện các trương trình dự án vùng ngập lũ bao gồm: Trương trình thoát lũ, đồng thời xây dựng các công trình kỹ thuật (điều khiển lũ,cống ngăn mặn, tiêu úng, giữ ngọt…) cùng với hệ thống kênh mương nội đồng, hệ thống đê bao phải được phát triển có quy hoạch, đúng hướng cho từng địa bàn khác nhau như vùng ngập nông, vùng sâu, vùng mặn … Trong quy hoạch xây dựng đảm bảo cơ sở hạ tầng không bị lũ phá mà không gây cản trở cho thoát lũ. - Quy hoạch cụm dân cư theo tuyến (dọc theo kênh, đường giao thông theo phương thức có cây bao bọc để chống sóng, gió…) - Tiếp tục chương trình đê biển và đê cửa sông gắn với chương trình ngọt hoá các vùng ven biển, tạo thành hệ thống các công trình tạo nguồn, dẫn ngọt, tiêu úng, xổ phèn để mở rộng sản xuất. 3. Miền Trung: Là vùng thường xuyên có thiên tai. Những năm qua nhà nước đã đầu tư lớn cho công tác thuỷ lợi với tỷ trọng cao, có nhiều công trình quy mô lớn như hệ thống đập Bái Thượng, sông Lý, Hà Trung (Thanh Hoá), hệ thống Bắc và Nam Nghệ An, Diễn Thành, Vực Mấu… (Nghệ An), Sông Rác, Linh Cảm (Hà Tĩnh), Đá Bàn (Khánh Hoà) …Đến nay các công trình thuỷ lợi đã đảm bảo tưới cho 1,07 triệu ha trong đó ở khu 4 cũ 60,8 vạn. Duyên Hải miền trung 46 vạn và hơn 11,3 vạn ha rau màu, cây công nghiệp… Hướng đầu tư thuỷ lợi cho miền trung chủ yếu là xây dựng công trình ở đầu nguồn các dòng sông lớn để tiếp nguồn và chống lũ cho hạ du. Vùng đồng bằng ven biển xây dựng các cống mặn, giữ ngọt … Riêng các tỉnh cực nam Trung bộ phải đẩy nhanh công tác chuẩn bị kỹ thuật để xây dựng các công trình ở địa bàn khô hạn, vùng đồng bào Chăm. Thúc đẩy tiến độ xây dựng các công trình tiếp nguồn từ sông Đồng Nai. Hoàn thành các công trình dở dang, phục hồi, nâng cấp các công trình đã có, tiếp tục chuẩn bị kỹ thuật cho những công trình mới. Đây là vùng thường bị bão lụt, cần nhiên cứu chính sách thích nghi giảm nhẹ thiên tai, hệ thống đê biểm thường rất khó giữ, chỉ bảo vệ những vùng nhỏ cục bộ vì vậy chỉ có thể đầu tư mức độ … Nghiên cứu các giải pháp phòng tránh thích nghi, chung sống với lũ lụt; quy hoạch nhà ở, trồng rừng phòng hộ, thoát lũ cửa sông, xây hồ chứa nước ở thượng nguồn, tăng cường dự báo cảnh báo. Hướng đầu tư thuỷ lợi: - Hoàn thành các công trình lớn đang thi công. - Phục hồi nâng cấp các công trình hiện có. - Từng bước xây dựng các hồ chứa nước hoặc đập dâng ở thượng nguồn các sông lớn nhằm mục tiêu tích nước chống hạn và cắt lũ cho hạ du phục vụ sản suất và đời sống nhân dân, cải thiện môi trường sinh thái cho toàn vùng như hồ Cửa Đạt (Thanh Hoá), Sông Sào (Nghệ An), Tả Trạch (Thừa Thiên Huế)…Và các đập ngăn mặn giữ ngọt hạ lưu các sông: Đò Điểm trên sông Nghèn (Hà Tĩnh), Thảo Long (Thừa Thiên Huế), Duy Thành (Quảng Nam). - Phải kết hợp thuỷ lợi với thuỷ điện, cấp nước sinh hoạt và giảm nhẹ thiên tai. Tăng cường công tác quản lý khai thác đồng bộ hoàn chỉnh các công trình đã có, từng bước kiên cố hoá kênh mương và các công trình đầu mối nhằm tiết kiệm đất, nước. Phát huy hiệu quả các công trình đã được đầu tư để phục vụ sản xuất cùng với chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, nhằm mục tiêu sản xuất lương thực đảm bảo cho nhu cầu tại chỗ. Củng cố các tuyến đê, cấp nước sinh hoạt cho các xã vùng miền núi, ven biển và hải đảo. Tiến hành điều tra xói lở vùng cửa sông ven biển, đề xuất phương án thoát lũ, tăng cường đầu tư các công trình thuỷ lợi nhỏ và vừa trong chương trình đồng bộ của từng tỉnh. 4. Miền núi phía Bắc: Là vùng có ý nghĩa chiến lược về kinh tế quốc phòng và an ninh đầu nguồn các hệ thống sông lớn ở ĐBSH và Bắc khu 4 cũ, có ý nghĩa về sinh thái song là vùng khó khăn nhất. Chính phủ đã đầu tư xây dựng được nhiều công trình thuỷ lợi nhỏ và vừa, trong đó có một số hệ thống công trình thuỷ lợi lớn như Hồ Núi Cốc, Bảo Linh, Gò Miếu (Thái Nguyên); Trúc Bài Sơn, Tràng Vinh tưới 5.800 ha (Quảng Ninh), Hồng Đại (Cao Bằng) tưới 2.200 … Các công trình thuỷ lợi đã đảm bảo tưới cho lúa đông xuân được hơn 15 vạn ha, lúa màu 24 vạn ha, rau màu, cây công nghiệp 2,7 vạn ha. Phát triển thuỷ lợi phải đặt trong một chương trình phát triển nông lâm nghiệp phát triển sinh thái, tạo điều kiện cho ổn định và phát triển sản xuất nông nghiệp, chương trình ĐCĐC, xoá đói giảm nghèo và cải tạo môi trường sinh thái … tạo điều kiện cho các cộng đồng dân tộc ổn định cuộc sống trên mảnh đất của mình, tiến tới làm giàu và phát triển trù phú. Biện pháp thuỷ lợi phải kết hợp chống xói mòn, hình thành ruộng bậc thang, giữ đất, giữ rừng, đảm bảo sản xuất nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt, thuỷ điện nhỏ …bằng các công trình thuỷ lợi nhỏ là chủ yếu. Nâng cấp tu bổ, kiên cố hoá các công trình đã có để phát huy cao năng lực của các công trình. Nghiên cứu và đưa vào xây dựng một số công trình thuỷ lợi lớn ở những cánh đồng tập trung, có điều kiện nguồn nước như Đầm Hà Động (Quảng Ninh), Sông Sỏi, Khe Chảo (Bắc Giang)… Phát triển rừng, kết hợp xây dựng hồ chứa nước nhỏ, thuỷ luân, thuỷ lợi nhỏ… 5. Tây Nguyên: Là vùng kinh tế chiến lược có tiềm năng phát triển nông nghiệp đa dạng, có ba hệ thống sông phân bổ trên địa bàn … Đến nay Tây Nguyên đã có trên 400 hồ chứa nước loạ vừa và lớn, tưới cho 9,8 vạn ha lúa và 3,1 vạn cây công nghiệp chủ yếu là cà phê. Mục tiêu phát triển thuỷ lợi chủ yếu của Tây Nguyên là: - Hệ thống sông Serepok: Thuỷ điện Drây Hling đã được xây dựng, công suất 12 MW đã xây dựng các hồ chứa Eakao, Krong buk hạ … Tiếp tục xây dựng mới hồ Esoup thượng, mở rộng hồ Easoup hạ giải quyết nước phục vụ dân sinh. - Hệ thống sông Ba: Hồ Ayun hạ đã xây dựng tưới được 135000 ha và nước sinh hoạt. Thuỷ điện vĩnh Sơn đã xây dựng công suất 66 MW, Thuỷ điện sông Hinh đang xây dựng công suất 70 MW cung cấp nước cho hệ thống thuỷ lợi Dồng Cam. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng các hệ thống thuỷ lợi giải quyết tưới và sinh hoạt . - Hoàn thành dứt điểm các công trình lớn đang thi công kết hợp xây dựng kênh mương nội đồng và khai thác đồng ruộng. Đồng thời xây dựng mới các công trình như Ea Hleo, Buôn Jông (Đắclăk)… tạo tình thế cho bước phát triển đột phá về nông nghiệp ở vùng giàu tiềm năng này. - Tăng cường công tác quản lý, khai thác phát huy cao độ năng lực công trình đã có bằng cách đầu tư nâng cấp các công trình đầu mối, kiên cố hoá kênh mương, đồng thời tiến hành xây dựng nhiều công trình vừa và nhỏ… 6. Miền Đông Nam Bộ: Là vùng kinh tế phát triển có tiềm năng lớn trong sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Nguồn nước khá dồi dào của hệ thống sông Đồng Nai, sông La Ngà, Sông Bé có tiềm năng thuỷ điện lớn, đã và đang chuẩn bị xây dựng : - Sông Đồng Nai: đã xây dựng thuỷ điện Đa Nhim công suất 160 MW, thuỷ điện Trị An 400MW và đang chuẩn bị chuẩn bị xây dựng thuỷ Đại Ninh: 300 MW. - Sông La Ngà: Thuỷ điện Hàm Thuận Đa Mỹ đang xây dựng có công suất 500 MW. - Các công trình thuỷ lợi vừa nhỏ đã có bước phát triển khá, giải quyết tốt nguồn nước sinh hoạt, tưới cho lúa và cây công nghiệp. Đến nay diện tích tưới cho lúa đã đạt hơn 24 vạn ha, tưới cho rau màu, cây công nghiệp hơn 6,9 vạn ha. Việc tận dụng và khai thác nguồn nước sau thuỷ điện cần phải được tiếp tục nghiên cứu, chuẩn bị kĩ thuật tốt để phân phối hợp lý trên các địa bàn trong khu vực, ngoài việc phục vụ cho nông nghiệp, nước cho công nghiệp, dân sinh ở các thành phố lớn, phải nghiên cứu cho giai đoạn phát triển cao hơn sau này… - Tiếp tục đầu tư nâng cấp công trình Dầu Tiếng để nâng cao hiệu quả công trình. Xúc tiến khởi công các công trình lớn như hồ tận dụng nguồn nước sau thuỷ điện cung cấp nước sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt, công nghiệp vùng tam giác công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà- Đồng Nai, cung cấp nước cho vùng Ninh Thuận. 4. Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với ngành Thuỷ lợi. Trong tình hình ở nước ta hiện nay thì nguồn thu chưa đáp ứng đủ nhu cầu chi do đó mà việc dành một lượng vốn lớn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển là một nỗ lực rất lớn của các cấp, các ngành. Do đó coi trọng hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề rất được quan tâm, đó cũng là hình thức tiết kiệm, tránh lãng phí, vì để có được nguồn vốn đầu tư này thì đó là một sự cố gắng rất lớn của toàn Đảng toàn dân, nhiều khi không đủ nguồn vốn đầu tư để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của đất nước thì ngoài việc Nhà nước ta phải huy động vốn trong dân, trong các thành phần kinh tế, mà còn phải vay vốn nước ngoài nhằm mục tiêu đảm bảo tốc độ tăng trưởng bền vững. Do vậy việc chậm trễ trong việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư không chỉ ảnh hưởng đến việc tạo ra cơ sở vật, chất kỹ thuật nhằm thúc đẩy phát triển các mặt kinh tế xã hội tại mỗi vùng, mỗi địa phương mà còn tác động lớn đến việc bố trí kế hoạch vốn trong từng thời kỳ phát triển của Nhà nước, Chính phủ và các bộ ngành Trung ương. Đã dùng vốn đi vay mà sử dụng không có hiệu quả thì sẽ làm tăng gánh nặng cho các thế hệ sau trong việc trả nợ cũng như trong việc phát triển kinh tế của toàn xã hội ... Do đó mà yêu cầu sử dụng nguồn vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả là rất cần thiết. Vốn ngân sách nhà nước dành cho đầu tư xây dựng cơ bản nhiều khi được cấp tới công trình thì phải trải qua rất nhiều thủ tục từ đó sẽ làm mất rất nhiều thời gian cũng như có những hiện tượng tiêu cực làm thất thoát nguồn vốn của ngân sách nhà nước và để khắc phục các tình trạng trên cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và đối với ngành thuỷ lợi nói riêng thì theo tôi có một số giải pháp sau: Thứ nhất: Rà soát, kiểm tra phân loại để xác định chính xác các khoản nợ trong xây dựng cơ bản đã hoàn thành, trong đó phân tích rõ số liệu làm vượt kế hoạch, làm ngoài kế hoạch nhưng chưa có nguồn thanh toán. Trên cơ sở đó cần bố trí nguồn để thanh toán dứt điểm đối với các công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa có nguồn thanh toán. Thứ hai: Tiến hành rà soát, điều chỉnh kế hoạch đầu tư ở các cấp, các ngành và địa phương theo hướng đầu tư có hiệu quả, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Rà soát lại mục tiêu và cơ cấu của từng dự án, bảo đảm tính hợp lý và hiệu quả, tránh dàn trải, phân tán vốn. Kiên quyết đình hoãn hoặc dãn tiến độ đối với các công trình có quy mô đầu tư lớn, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thấp. Giảm mạnh các dự án nhóm C đi đôi với việc rà soát, sắp xếp các công trình theo thứ tự ưu tiên thực hiện. Đến giữa năm, nếu công trình nào không đủ điều kiện khởi công hoặc có khả năng không thực hiện được khối lượng dự kiến kế hoạch thì kiên quyết điều chỉnh vốn cho các công trình khác đang thiếu vốn. Đối với các công trình sẽ hoàn thành trong năm, đề nghị các bộ, ngành, địa phương có sự kiểm tra chặt chẽ các chủ đầu tư và các đơn vị thi công, bảo đảm thực hiện đúng tiến độ dự án công trình đã được phê duyệt, tập trung hoàn thành dứt điểm những dự án quan trọng đưa vào sử dụng trong năm, kiên quyết không để tình trạng kéo dài thời gian thi công. Thứ ba: Cần đưa ra các biện pháp hữu hiệu khắc phục tình trạng chậm trễ trong việc phân giao kế hoạch, triển khai thực hiện và nghiệm thu khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành, đồng thời cần cải tiến quy trình cấp phát và thanh quyết toán vốn đầu tư theo hướng đơn giản về thủ tục, đáp ứng tiến độ thi công công trình. Các bộ, ngành, địa phương cần chỉ đạo các chủ đầu tư tập trung xây dựng các dự án có chất lượng, thẩm định kỹ phương án tài chính, phương án trả nợ làm cơ sở quyết định đầu tư, khẩn trương ký kết hợp đồng vay vốn với các tổ chức cho vay, chấm dứt tình trạng “vốn chờ dự án” như các năm trước đây. Thứ tư: Về kế hoạch tín dụng đầu tư của Nhà nước: Cần có sự phân khai rõ ràng mức vốn cụ thể và giao nhiệm vụ sớm cho các đầu mối cho vay để kịp có các biện pháp huy động vốn và tiến hành ký hợp đồng tín dụng, cho vay ngay từ những tháng đầu năm. Kế hoạch tín dụng đầu tư của Nhà nước hàng năm phải được giao cùng một lúc với kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Đồng thời cần chuẩn bị các điều kiện để đảm bảo nguồn vốn tín dụng thực hiện kế hoạch đầu tư của nhà nước trong năm, tiến độ huy động vốn phải phù hợp với tiến độ cho vay đối với các dự án tín dụng đầu tư . Thứ năm: Cần đặc biệt quan tâm đến việc thực hiện các quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng, cũng như các thủ tục về quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư XDCB; có biện pháp hữu hiệu chấm dứt tình trạng làm vượt kế hoạch vốn hàng năm. Cần có chế tài quy định về việc đảm bảo chất lượng công tác phê duyệt dự án đầu tư; quan tâm ngay từ khâu lập các báo cáo tiền khả thi, các báo cáo khả thi, thiết kế dự toán, thiết kế kỹ thuật đến phương án tổ chức thi công, phương án tài chính ... Thứ sáu: Thực hiện nghiêm công tác đấu thầu: - Cần thực hiện theo đúng quy chế đấu thầu từ đó lựa chọn các hình thức đấu thầu như: đấu thầu rộng rãi, hạn chế hay chỉ định thầu để phù hợp với từng loại công trình. Trên cơ sở phân loại lĩnh vực lĩnh vực, quy mô dự án mà quy định mức vốn tối thiểu đối với dự án phải tổ chức đấu thầu. Đề nghị sớm ban hành Pháp lệnh đấu thầu. Trước mắt cần có biện pháp giám sát chặt chẽ công tác đấu thầu, hạn chế tiêu cực và đấu thầu mang nặng tính hình thức. - Cần làm tốt công tác lập dự toán công trình, đảm bảo dự toán đúng với chế độ, tiêu chuẩn và định mức của Nhà nước, loại trừ các khoản tính trùng, lặp hoặc không sát với giá cả của thị trường . - Cần có quy định khi thanh toán công trình hoàn thành phải giữ lại một tỷ lệ nhất định trên giá trị dự toán công trình (khoảng 10%) để ràng buộc bên B có trách nhiệm bảo vệ công trình sau khi bàn giao đưa vào sử dụng. Thứ bảy: Về cơ chế chính sách : - Hoàn thiện cơ chế chính sách về đầu tư: căn cứ vào điều kiện về xuất phát điểm của nền kinh tế, thói quen, tập quán, nền văn hoá ... của nước ta và xét đến quá trình hội nhập, toàn cầu hoá, sự phát triển của thế giới về công nghệ thông tin, kỹ thuật tiên tiến ... Huy động các nhà quản lý, các nhà khoa học, các chuyên gia để xây dựng về cơ chế chính sách đảm bảo cho lĩnh vực đầu tư và xây dựng thực hiện đúng đường lối của Đảng và phù hợp với quy luật phát triển . - Tiếp tục thực hiện việc phân cấp đầu tư đối với các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW - Tiếp tục hoàn chỉnh, bổ xung sửa đổi các loại định mức, đơn giá trong xây dựng. Đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam phải tuân thủ tính khoa học tiên tiến của định mức đơn giá. - Tiếp tục hoàn chỉnh các chế độ, tiêu chuẩn quy phạm về thiết kế, hoàn thiện quy trình về thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán. - Tiếp tục hoàn chỉnh chế độ, quy trình nghiệp vụ về quản lý vốn đầu tư. Thứ tám: Kiện toàn công tác tổ chức về quản lý dự án - Kiên quyết đưa ra khỏi Ban quản lý dự án đối với những cán bộ không đúng ngành nghề không có chuyên môn - Ưu tiên và chọn những cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước để thực hiện quản lý dự án đầu tư. - Về hình thức quản lý dự án phải đảm bảo tuân thủ theo quy định của Nhà nước và phù hợp với điều kiện của dự án. Bố trí đủ cán bộ theo cơ cấu ngành trong ban quản lý dự án Thứ chín: Về đào tạo và khen thưởng - Các Bộ, ngành, UBND các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo cập nhật chế độ mới về các lĩnh vực có liên quan trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng. - Có chế độ khen thưởng thích đáng đối với đơn vị cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng. Đi đôi với các biện pháp hành chính và kinh tế nói trên để nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư các bộ ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biện pháp tuyên truyền giáo dục đối với các đơn vị cá nhân tham gia công tác xây dựng cơ bản có nhận thức đúng về trách nhiệm để chủ động sáng tạo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao 5. Một số giải pháp điều kiện: Thứ nhất: Về hệ thống pháp luật - Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật phù hợp với kinh tế thị trường, nhằm đảm bảo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, minh bạch nhất quãng và phù hợp với thông lệ quốc tế. Trên tinh thần đó cần sửa đổi bổ xung ban hành các luật có liên quan đến đầu tư và xây dựng: luật đầu tư và xây dựng, luật đấu thầu ... Thứ hai: Phải có một đội ngũ cán bộ có nghiệp vụ, trình dộ cao về kinh tế kỹ thuật trong đầu tư XDCB, các cơ quan quản lý Nhà nước cần phải tổng vốn Ngân sách Nhà nước để tham mưu cho nhà nước về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Với chức năng được Chính phủ giao, các cơ quan quản lý nhà nước cần phải tổng hợp được đầy đủ các nguồn vốn đầu tư trong toàn xã hôị nói chung, vốn của nhà nước và vốn ngân sáh nói riêng để tham mưu cho nhà nước về mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ, phải có đọi ngũ cán bộ tinh thông về kinh tế kỹ thuật XCB để thẩm định các dự án đầu tư, xác định phương án tài chính huy động vốn cho các dự án đầu tư có hiệu quả, hoàn chỉnh hệ thống cơ chế chính sách về định mức tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật, đơn giá để lập và thẩm định dự án bảo đảm tính khả thi. Tăng cường phân tích đánh giá hiệu quả vốn đầu tư, kiểm tra kiểm soát cấp phát, thanh toán vốn theo định mức đơn giá, chính sách chế độ của Nhà nước trong XDCB. Thứ ba: Cần sửa đổi bổ sung hoàn thiện chính sách đền bù giải phóng mặt bằng : Công tác đền bù giải phóng mặt bằng là vấn đề hết sức nhạy cảm nó liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội vốn đã rất phức tạp. Trong điều kiện các chính sách về đất đai nhà ở qua nhiều giai đoạn: thực hiện chính sách cải tạo hợp tác hoá ... đến nay vẫn tồn tại nhiều vấn đề chưa được giải quyết thì tính phức tạp lại càng tăng lên. Năm 1998, việc đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất theo nghị định số 90/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ đã bộc lộ nhiều tồn tại, làm chậm tiến độ giải quyết mặt bằng, làm chậm tiến độ thực hiện các dự án đầu tư XDCB vì thế ngày 24/4/1998, Chính phủ đã ban hành nghị định số 22/1998/CP để thay thế nghị định 90/CP. Song qua 2 năm thực hiện, công tác đền bù giải phóng mặt bằng vẫn chưa khả quan hơn là bao, nhiều dự án vẫn chưa có khối lượng hoàn thành để thanh toán vốn cho công tác này. Để khắc phục tình trạng này nhằm thực hiện đẩy mạnh tiến độ thực hiện dự án, đẩy nhanh tiến độ giải ngân, nâng cao hiệu quả sử dụngvốn ... Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng pháp lệnh về đền bù và tái định cư để thay thế cho các văn bản hiện hành. Theo tôi việc xây dựng pháp lệnh này phải quán triệt các quan điểm sau: - Việc quy định đền bù và tái định cư phải đảm bảo hài hoà lợi ích của người bị thu hồi đất, của chủ đầu tư và Nhà nước vì đây là vấn phức tạp liên quan đến các mặt: kinh tế, chính trị xã hội của của địa phương liên quan đến cuộc sống của hàng ngàn hộ, hàng vạn con người. Hơn nữa phải đảm bảo lợi ích trước mắt, lợi ích lâu dài của công cuộc đầu tư phát triển đất nước. - Việc xây dựng chính sách phải đảm bảo tính đơn giản, dễ hiểu, dễ kiểm tra vì chính sách đền bù tái định cư liên quan trực tiếp đến lợi ích kinh tế của tầng lớp nhân dân mà chủ yếu là nông dân. - Quy định mức đất được đền bù thiệt hại - Về đền bù thiệt hại tài sản : cần thống nhất đền bù bằng 100% giả trị xây dựng mới đối với nhà cấp 4, vì nhà này chủ yếu của các đối tượng nghèo cần được ưu tiên để họ có thể xây lại ngôi nhà mớicó tiêu chuẩn kỹ huật tương đương. - Quy định quyền và nghĩa vụ của người bị thu hồi đất phải chuyển đến nơi mới. Đồng thời phải nâng cao vai trò của chủ dự án trong việc lập trình duyệt và thực hiện phương án đền bù, giải phóng mặt bằng. Đối với các dự án phải lập hội đồng đền bù, giải phóng mặt bằng cấp tỉnh, thì lãnh đạo sở chủ quản của dự án phải là phó chủ tịch thường trực để trực tiếp chỉ đạo chủ dự án trong việc lập và thực hiện phương án đền bù, giải phóng mặt bằng. Việc xây dựng pháp lệnh về đền bù giải phóng mặt bằng phải đảm bảo triệt để được những điểm trên mới có thể hy vọng công tác đền bù, giải phóng mặt bằng có bước tiến độ hơn, đảm bảo tiến độ thi công của các dự án, góp phần vào giải quyết thực “vốn chờ công trình như hiện nay”. Thứ tư: Nâng cao mối quan hệ giữa cơ quan tài chính và cơ quan cấp phát, mối quan hệ giữa cấp phát vốn đầu tư với công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành . Đối với các dự án thuộc ngân sách trung ương cơ quan cáp phát là kho bạc NHà nước trung ương và hệ thống kho bạc nhà nước các địa phương. Cơ quan chức năng tài chính là Vụ Đầu tư - Bộ Tài Chính. Do đó cần có cơ chế điều hành, phối hợp thống nhất theo nguyên tắc giảm đầu mối khi làm các thủ tục thanh toán, có cơ chế báo cáo và xử lý thông tin kịp thời với lãnh đạo Bộ Tài Chính. Để giải quyết quan hệ này nên chăng Vụ đầu tư sau khi kiểm tra danh mục phân khai kế hoạch của các ngành, làm thông báo chuyển kế hoạch đầu tư gửi kho bạc nhà nước trung ương, áp dụng vốn đầu tư theo hạn mức nhằm hạn chế tình trạng thừa, thiếu vốn giả tạo trên các địa bàn các địa phương. Trên cơ sở đó, KBNNTW triển khai công tác kiểm tra và cấp phát trong hệ thống hàng tháng báo cáo tình hình triển khai kế hoạch, tình hình cấp phát theo các chỉ tiêu cơ bản cho Vụ Đầu tư để phân tích, tổng hợp báo cáo Bộ tài chính. Giải quyết mối quan hệ này nhằm kết hợp tốt công tác cấp phát vốn đầu tư XDCB với thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội sát với yêu cầu thực tế từng địa phương. Thứ năm: Đối với chủ đầu tư: phải thực hiện nghiêm chỉnh quy chế đấu thầu, mọi thủ tục về đầu và xây dựng cơ bản . Tích cực thưc hiện thi công công trình đảm bảo đúng tién độ, thi công theo đúng kế hoạch, có khối lượng hoàn thành để thanh toán vốn Ngoài ra, hàng năm chủ đầu tư phải báo cáo tình hình thực hiện đầu tư với cơ quan cấp phát (KBNNTW) và cơ quan chủ quản cấp trên các chỉ tiêu cơ bản về giá trị hiện vật như : giá trị khối lượng thực hiện được nghiệm thu đề nghị thanh toán trong năm kế hoạch, vốn đâu tư được cấp phát trong năm kế hoạch, giá trị khối lượng hoàn thành chưa được cấp vốn thanh toán và một số chỉ tiêu hiện vật chủ yếu như: số hạng mục, năng lực đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Báo cáo cần nêu ra nguyên nhân chủ quan, khách quan và đề ra biện pháp khắc phục. Chế độ báo cáo này có ý nghĩa rất quan trọng nhằm nâng cao vai trò quản lý của chủ đầu tư, cơ quan cấp phát, cơ quan tài chính. Thứ sáu: Cần phải tổ chức các lớp bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức của các cán bộ quản lý tài chính nhằm phù hợp với tình hình mới của đất nước cũng như của khu vực và thế giới. Từ đó sẽ nâng cao hiệu quả hơn trong công tác quản lý và góp phần ổn định nền tài chính của đất nước và đáp ứng được lòng tin cậy của toàn Đảng và toàn dân đã giao phó. KẾT LUẬN Trên đây là một số vấn đề lý luận cơ bản và tình hình thực tế về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với ngành thuỷ lợi mà tôi đã có dịp tiếp xúc trong thời gian thực tập tại Vụ Đầu tư - Bộ Tài Chính . Đây là cơ hội thuận lợi để tôi có thể áp dụng những kiến thức lý luận cơ bản đã được trang bị trong nhà trường và tiếp xúc với môi trường thực tế sinh động trong công tác quản lý vốn NSNN nói chung và đối với vốn dành cho đầu tư XDCB nói riêng. Qua thời gian thực tập tôi càng hiểu sâu sắc hơn tầm quan trọng của công tác này đối với nền tài chính của đất nước. Vì trong điều kiện nước ta hiện nay nền kinh tế của nước ta chưa mạnh và đang được xếp vào một trong những nước nghèo nhất của thế giới đồng thời chúng ta đang trong thời kỳ thực hiện công cuộc CNH- HĐH đất nước do đó mà yêu cầu của công tác quản lý vốn đầu tư XDCB càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Do đó yêu cầu của công tác này sao cho một đồng vốn bỏ ra là ít nhất nhưng hiệu quả mang lại là cao nhất cần phải được thực hiện trong tất cả các ngành ở nước ta hiện nay. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB của Nhà Nước. Qua thời gian thực tập tại Vụ Đầu tư , được sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ Vụ Đầu tư đã giúp tôi bổ sung nhiều kiến thức lý luận và dần dần biết được bước đầu vận dụng những kiến thức lý luận vào thực tiễn. Với sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của Thạc sĩ Nguyễn Thị Minh Thoa, tôi đã hoàn thành bản luận văn này. Song do còn nhiều hạn chế và thiếu sót nhất định về lý luận cũng như về mặt thực tiễn, tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý, phê bình của các thầy cô giáo cũng như của các cán bộ Vụ Đầu tư để bản luận văn này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tận tình của các thầy, cô giáo trong thời gian tôi học tập tại trường cũng như trong quá trình tôi làm luận văn tốt nghiệp và các cán bộ Vụ Đầu tư. Hà nội ngày 14 tháng 4 năm 2002. Tác giả Đỗ Việt Hùng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn- Lý luận cơ bản và tình hình thực tế về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với ngành thuỷ lợi.doc
Luận văn liên quan