Lý luận và thực tế xử lý các trường hợp "phạm nhiều luật" trong Luật Hình sự Việt Nam

Tiểu Luận được thể hiện dưới dạng WORD nên các bạn dễ chỉnh sửa, chúc các bạn học tốt 1. Trong thực tiễn áp dụng luật hình sự có thể xảy ra những trường hợp hành vi của chủ thể nhất định đồng thời thoả mãn nhiều điều luật khác nhau quy định về cấu thành tội phạm (CTTP), quy định về tình tiết định khung hoặc quy định về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (TNHS). Những trường hợp này hiện chưa có tên gọi trong khoa học luật hình sự cũng như luật hình sự Việt Nam. Tác giả tạm đặt tên cho các trường hợp này là các trường hợp “phạm nhiều luật”. Các trường hợp phạm nhiều luật có thể được phân thành 4 nhóm sau: Nhóm 1: Hành vi của chủ thể thoả mãn nhiều CTTP, chủ thể bị coi là phạm nhiều tội và bị xử về nhiều tội đó. Nhóm 2: Hành vi của chủ thể thoả mãn nhiều CTTP nhưng chủ thể chỉ bị coi là phạm một tội và bị xử về một tội. Nhóm 3: Hành vi của chủ thể thoả mãn nhiều CTTP về hình thức nhưng về thực chất chỉ thoả mãn 1 CTTP và do vậy chủ thể chỉ bị coi là phạm một tội. Nhóm 4: Hành vi của chủ thể thoả mãn nhiều tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ (tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ định khung, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS hoặc tình tiết định tội nhẹ hơn, nặng hơn). Mỗi nhóm trên đây đều bao gồm nhiều loại trường hợp khác nhau. Do vậy, có thể nói rằng các trường hợp phạm nhiều luật trong luật hình sự tương đối đa dạng và việc xử lí các trường hợp này cũng tương đối phức tạp. Để góp phần tạo điều kiện cho việc áp dụng luật đúng trong những trường hợp này, đòi hỏi: - Cần hoàn thiện luật theo hướng có những quy định cụ thể, cần thiết về các trường hợp phạm nhiều luật và theo hướng hạn chế bớt khả năng xảy ra trong thực tiễn áp dụng trường hợp phạm nhiều tội do một hành vi là trường hợp phạm nhiều luật đặc biệt; - Cần kịp thời giải thích chính thức cũng như hướng dẫn áp dụng luật cần thiết liên quan đến vấn đề phạm nhiều luật; - Cần tăng cường nghiên cứu vấn đề phạm nhiều luật để tạo cơ sở lí luận cho hoạt động lập pháp và áp dụng luật liên quan đến vấn đề này. Nhìn lại thực tế thời gian vừa qua thấy rằng các đòi hỏi trên hầu như chưa được đáp ứng. Cụ thể: - Bộ luật hình sự năm 1999 vẫn chưa có các quy định cần thiết về vấn đề này. Điều 50 BLHS quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội nhưng lại không có quy định định nghĩa về trường hợp phạm nhiều luật này. Tương tự như vậy, các trường hợp phạm nhiều luật khác cũng không được quy định. Tuy nhiên, BLHS năm 1999 cũng đã tiếp tục có những thay đổi theo hướng loại trừ bớt khả năng xảy ra trường hợp phạm nhiều tội do một hành vi. Ví dụ: Quy định dấu hiệu hàng cấm (thuộc tội buôn bán hàng cấm) cũng là dấu hiệu định tội của một trường hợp phạm tội của tội buôn lậu, tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới.(1) - Việc giải thích, hướng dẫn áp dụng luật hình sự nói chung cũng như các quy định liên quan đến vấn đề phạm nhiều luật vẫn còn trong tình trạng quá thiếu . - Việc nghiên cứu vấn đề phạm nhiều luật chưa toàn diện. Các nghiên cứu được công bố mới tập trung chủ yếu vào vấn đề phạm nhiều tội được quy định tại Điều 50 BLHS. Trong khi vấn đề này chỉ có thể được hiểu đầy đủ khi đặt trong sự nghiên cứu toàn diện vấn đề phạm nhiều luật. 2.Trường hợp hành vi của chủ thể thoả mãn nhiều CTTP có thể là trường hợp chủ thể có nhiều hành vi phạm tội và mỗi hành vi phạm tội này thoả mãn một CTTP hoặc có thể là trường hợp chủ thể chỉ có một hành vi phạm tội nhưng hành vi đó đồng thời thoả mãn nhiều CTTP khác nhau. 3.Phân biệt với trường hợp phạm nhiều tội nêu trên là các trường hợp phạm một tội mặc dù hành vi của chủ thể thoả mãn nhiều CTTP khác nhau. 4. Trong luật hình sự có thể có những cặp CTTP có quan hệ đặc biệt với nhau mà một khi hành vi phạm tội đã thoả mãn một CTTP thì cũng đồng thời thoả mãn CTTP kia. Do vậy, trong trường hợp này, hành vi phạm tội tuy thoả mãn nhiều CTTP nhưng không thể áp dụng tất cả các điều luật quy định các CTTP đó mà chỉ được phép chọn một trong số đó để áp dụng. Đây là trường hợp thoả mãn nhiều CTTP về hình thức đã được nêu ở phần trên. Quan hệ đặc biệt của các cặp CTTP trong trường hợp này có thể là: 5. Một dạng đặc biệt của trường hợp phạm nhiều luật là trường hợp hành vi thoả mãn nhiều CTTP tăng nặng hoặc nhiều CTTP giảm nhẹ hoặc thoả mãn cả CTTP tăng nặng lẫn CTTP giảm nhẹ.

docx13 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2775 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lý luận và thực tế xử lý các trường hợp "phạm nhiều luật" trong Luật Hình sự Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các trường hợp "phạm nhiều luật" trong Luật Hình sự 20:9' 9/12/2009 1. Trong thực tiễn áp dụng luật hình sự có thể xảy ra những trường hợp hành vi của chủ thể nhất định đồng thời thoả mãn nhiều điều luật khác nhau quy định về cấu thành tội phạm (CTTP), quy định về tình tiết định khung hoặc quy định về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (TNHS). Những trường hợp này hiện chưa có tên gọi trong khoa học luật hình sự cũng như luật hình sự Việt Nam. Tác giả tạm đặt tên cho các trường hợp này là các trường hợp “phạm nhiều luật”. Các trường hợp phạm nhiều luật có thể được phân thành 4 nhóm sau: Nhóm 1: Hành vi của chủ thể thoả mãn nhiều CTTP, chủ thể bị coi là phạm nhiều tội và bị xử về nhiều tội đó. Nhóm 2: Hành vi của chủ thể thoả mãn nhiều CTTP nhưng chủ thể chỉ bị coi là phạm một tội và bị xử về một tội. Nhóm 3: Hành vi của chủ thể thoả mãn nhiều CTTP về hình thức nhưng về thực chất chỉ thoả mãn 1 CTTP và do vậy chủ thể chỉ bị coi là phạm một tội. Nhóm 4: Hành vi của chủ thể thoả mãn nhiều tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ (tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ định khung, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS hoặc tình tiết định tội nhẹ hơn, nặng hơn). Mỗi nhóm trên đây đều bao gồm nhiều loại trường hợp khác nhau. Do vậy, có thể nói rằng các trường hợp phạm nhiều luật trong luật hình sự tương đối đa dạng và việc xử lí các trường hợp này cũng tương đối phức tạp. Để góp phần tạo điều kiện cho việc áp dụng luật đúng trong những trường hợp này, đòi hỏi: - Cần hoàn thiện luật theo hướng có những quy định cụ thể, cần thiết về các trường hợp phạm nhiều luật và theo hướng hạn chế bớt khả năng xảy ra trong thực tiễn áp dụng trường hợp phạm nhiều tội do một hành vi là trường hợp phạm nhiều luật đặc biệt; - Cần kịp thời giải thích chính thức cũng như hướng dẫn áp dụng luật cần thiết liên quan đến vấn đề phạm nhiều luật; - Cần tăng cường nghiên cứu vấn đề phạm nhiều luật để tạo cơ sở lí luận cho hoạt động lập pháp và áp dụng luật liên quan đến vấn đề này. Nhìn lại thực tế thời gian vừa qua thấy rằng các đòi hỏi trên hầu như chưa được đáp ứng. Cụ thể: - Bộ luật hình sự năm 1999 vẫn chưa có các quy định cần thiết về vấn đề này. Điều 50 BLHS quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội nhưng lại không có quy định định nghĩa về trường hợp phạm nhiều luật này. Tương tự như vậy, các trường hợp phạm nhiều luật khác cũng không được quy định. Tuy nhiên, BLHS năm 1999 cũng đã tiếp tục có những thay đổi theo hướng loại trừ bớt khả năng xảy ra trường hợp phạm nhiều tội do một hành vi. Ví dụ: Quy định dấu hiệu hàng cấm (thuộc tội buôn bán hàng cấm) cũng là dấu hiệu định tội của một trường hợp phạm tội của tội buôn lậu, tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới.(1) - Việc giải thích, hướng dẫn áp dụng luật hình sự nói chung cũng như các quy định liên quan đến vấn đề phạm nhiều luật vẫn còn trong tình trạng quá thiếu... - Việc nghiên cứu vấn đề phạm nhiều luật chưa toàn diện. Các nghiên cứu được công bố mới tập trung chủ yếu vào vấn đề phạm nhiều tội được quy định tại Điều 50 BLHS. Trong khi vấn đề này chỉ có thể được hiểu đầy đủ khi đặt trong sự nghiên cứu toàn diện vấn đề phạm nhiều luật. 2. Trường hợp hành vi của chủ thể thoả mãn nhiều CTTP có thể là trường hợp chủ thể có nhiều hành vi phạm tội và mỗi hành vi phạm tội này thoả mãn một CTTP hoặc có thể là trường hợp chủ thể chỉ có một hành vi phạm tội nhưng hành vi đó đồng thời thoả mãn nhiều CTTP khác nhau. Vấn đề đặt ra ở đây là phải xác định trong trường hợp nào thì chủ thể bị coi là phạm nhiều tội (bị xử về nhiều tội phạm) và trong trường hợp nào thì chủ thể chỉ bị coi là phạm một tội (bị xử về một tội phạm). Từ cơ sở định nghĩa nội dung của tội phạm có thể giải quyết vấn đề này theo các hướng sau: - Trong trường hợp các hành vi (mà chủ thể thực hiện và thoả mãn nhiều CTTP) không có quan hệ với nhau thì chủ thể bị coi là phạm nhiều tội. - Trong trường hợp các hành vi (mà chủ thể thực hiện và thoả mãn nhiều CTTP) có quan hệ với nhau thì chủ thể chỉ bị coi là phạm nhiều tội khi các hành vi phạm tội này có tính nguy hiểm độc lập và không loại trừ lẫn nhau. - Trong trường hợp chủ thể thực hiện một hành vi phạm tội mà hành vi này lại thoả mãn nhiều CTTP thì chủ thể chỉ bị coi là phạm nhiều tội khi không có tội phạm nào loại trừ được tội phạm còn lại do tội còn lại này được coi là không đáng kể so với tội phạm đó. Trường hợp phạm nhiều tội do một hành vi có thể xảy ra theo các khả năng sau: + Hành vi thoả mãn CTTPcủa nhiều tội phạm khác nhau; + Hành vi thoả mãn CTTP của một tội phạm cụ thể và thoả mãn CTTP của hành vi đồng phạm của một tội phạm khác; + Hành vi thoả mãn hai CTTP của hành vi đồng phạm của hai tội phạm khác nhau; + Hành vi thoả mãn CTTP của một tội phạm cụ thể và thoả mãn tình tiết định khung của tội phạm khác.(2) Các trường hợp hành vi phạm tội thoả mãn nhiều CTTP trên đây phải được hiểu là trường hợp thoả mãn nhiều CTTP về thực chất, khác với trường hợp thoả mãn nhiều CTTP về hình thức. Trường hợp hành vi phạm tội thoả mãn nhiều CTTP về thực chất là trường hợp hành vi có nhiều tình tiết khác nhau và thuộc về mỗi CTTP chỉ một hoặc một số trong các tình tiết đó. Điều đó có nghĩa, một CTTP chưa thu hút hết tình tiết của một hành vi phạm tội mà còn tình tiết có ý nghĩa về mặt pháp lí hình sự nằm ngoài CTTP đó và trong sự thống nhất với những tình tiết này, hành vi phạm tội (toàn bộ hoặc một phần) thoả mãn tiếp CTTP khác. Trường hợp thoả mãn nhiều CTTP về hình thức là trường hợp các tình tiết của hành vi phạm tội đều thuộc về tất cả các CTTP hay nói cách khác, mỗi CTTP đều thu hút hết các tình tiết của hành vi phạm tội. Như vậy, trong trường hợp này, chúng ta chỉ được phép xác định hành vi chỉ thoả mãn một CTTP để truy cứu TNHS đối với chủ thể. Nếu không, chúng ta sẽ vi phạm nguyên tắc một tình tiết chỉ được sử dụng một lần. Đây có thể được coi là trường hợp xung đột luật và trong trường hợp này cần phải lựa chọn một CTTP trong số các CTTP mà hành vi thoả mãn làm cơ sở cho việc truy cứu TNHS.(3) 3. Phân biệt với trường hợp phạm nhiều tội nêu trên là các trường hợp phạm một tội mặc dù hành vi của chủ thể thoả mãn nhiều CTTP khác nhau. Trường hợp đầu tiên phải được kể đến là trường hợp chủ thể có nhiều hành vi và các hành vi này có quan hệ với nhau. Chính vì mối quan hệ này mà một hành vi trong số đó đã thu hút tính nguy hiểm độc lập của hành vi xảy ra trước hoặc sau nó. Đó là trường hợp hành vi xảy ra trước được xem là điều kiện cần thiết cho hành vi sau có thể xảy ra hoặc hành vi sau là diễn biến tất yếu của hành vi trước. Ví dụ: Chủ thể có hành vi bán trái phép chất ma tuý mà trước đó họ đã tàng trữ trái phép hoặc chủ thể có hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý mà trước đó họ đã có hành vi mua trái phép. Trong trường hợp thứ nhất, hành vi tàng trữ ma tuý là điều kiện cần thiết cho hành vi mua bán chất ma tuý; trái lại, trong trường hợp thứ hai, hành vi tàng trữ chất ma tuý là diễn biến tất yếu tiếp theo của hành vi mua bán chất ma tuý. Đối với các trường hợp này cũng như các trường hợp tương tự khác, chủ thể chỉ bị coi là phạm một tội. Đây là lí do giải thích tại sao, trong BLHS năm 1999, các hành vi này được quy định chung tại cùng một điều luật mà không còn được quy định riêng trong các điều luật khác nhau như trước đó. Một trường hợp khác mà chủ thể chỉ bị coi là phạm một tội mặc dù các hành vi của chủ thể thoả mãn nhiều CTTP khác nhau là trường hợp hành vi trước đã thu hút tính nguy hiểm của hành vi sau do các hành vi có cùng đối tượng tác động và cùng khách thể. Ví dụ: Chủ thể có hành vi trộm cắp tài sản và sau đó có hành vi huỷ hoại tài sản đó. Trong trường hợp này, hành vi huỷ hoại tài sản của người khác tuy thoả mãn CTTP tội huỷ hoại tài sản nhưng tính nguy hiểm của nó được coi đã bị hành vi phạm tội trộm cắp tài sản trước đó thu hút. Do vậy, chủ thể chỉ bị coi là phạm một tội là tội trộm cắp tài sản. Bên cạnh trường hợp phạm một tội mặc dù chủ thể có nhiều hành vi phạm tội (và các hành vi phạm tội đó thoả mãn nhiều CTTP khác nhau) là trường hợp phạm một tội và chủ thể cũng chỉ có một hành vi phạm tội (mặc dù hành vi đó lại thoả mãn nhiều CTTP khác nhau). Trường hợp này xảy ra theo hai khả năng sau: - Khả năng thứ nhất: Hành vi thoả mãn nhiều CTTP nhưng chủ thể chỉ bị coi là phạm một tội vì nhà làm luật đã quy định dấu hiệu định tội thuộc một CTTP thành dấu hiệu định khung thuộc CTTP còn lại. Đây là một trong các biện pháp về kĩ thuật lập pháp để loại trừ bớt khả năng xảy ra trường hợp phạm nhiều tội, tránh phức tạp trong áp dụng luật. Để thực hiện kĩ thuật lập pháp này, nhà làm luật trước hết cần dự kiến những cặp CTTP mà trong thực tế có thể đồng thời được thoả mãn qua một hành vi phạm tội. Để từ đó xem xét quy định dấu hiệu định tội thuộc một CTTP thành dấu hiệu định khung thuộc CTTP còn lại. Như vậy, hành vi chỉ cấu thành một tội và thuộc khung tăng nặng. Việc quy định này phải tuân thủ nguyên tắc chỉ dấu hiệu định tội thuộc tội ít nghiêm trọng hơn được quy định là tình tiết định khung của tội nghiêm trọng hơn mà không thể ngược lại. Trong BLHS năm 1999, dấu hiệu định tội của nhiều tội cố ý hoặc vô ý đã được quy định là dấu hiệu định khung của tội phạm khác. Ví dụ: Dấu hiệu qua biên giới (thuộc tội buôn lậu) được quy định là dấu hiệu định khung tăng nặng của một số tội thuộc các điều 194, 230... dấu hiệu loạn luân (thuộc tội loạn luân) được quy định là dấu hiệu định khung tăng nặng của một số tội thuộc các điều 111, 112... dấu hiệu hậu quả chết người (thuộc tội vô ý làm chết người) được quy định là dấu hiệu định khung tăng nặng của một số tội thuộc các điều 104, 111...(4) - Khả năng thứ hai: Hành vi thoả mãn nhiều CTTP nhưng chủ thể chỉ bị coi là phạm một tội vì tính nguy hiểm của các tội khác so với tính nguy hiểm của tội này coi như không đáng kể. Minh hoạ cho hai khả năng trên đây là trường hợp chủ thể nhập cảnh trái phép vào Việt Nam cùng với lượng ma tuý đủ cấu thành tội vận chuyển trái phép chất ma tuý. Hành vi phạm tội này đồng thời thoả mãn 3 CTTP: CTTP tội vận chuyển trái phép chất ma tuý, CTTP tội vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và CTTP tội nhập cảnh trái phép. Nhưng chủ thể chỉ có thể bị coi là phạm một tội là tội vận chuyển trái phép chất ma tuý. Tội vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới bị loại trừ vì đã được quy định là dấu hiệu định khung tăng nặng của tội vận chuyển trái phép chất ma tuý. Tội nhập cảnh trái phép bị loại trừ vì tính nguy hiểm của nó được xem là không đáng kể so với tính nguy hiểm của tội vận chuyển trái phép chất ma tuý có tình tiết định khung tăng nặng (qua biên giới). 4. Trong luật hình sự có thể có những cặp CTTP có quan hệ đặc biệt với nhau mà một khi hành vi phạm tội đã thoả mãn một CTTP thì cũng đồng thời thoả mãn CTTP kia. Do vậy, trong trường hợp này, hành vi phạm tội tuy thoả mãn nhiều CTTP nhưng không thể áp dụng tất cả các điều luật quy định các CTTP đó mà chỉ được phép chọn một trong số đó để áp dụng. Đây là trường hợp thoả mãn nhiều CTTP về hình thức đã được nêu ở phần trên. Quan hệ đặc biệt của các cặp CTTP trong trường hợp này có thể là: - Quan hệ giữa trường hợp bình thường với trường hợp tăng nặng hoặc giảm nhẹ. Vídụ: Quan hệ giữa Điều 93 (tội giết người) với Điều 94 (tội giết con mới đẻ), với Điều 95 (tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh), với Điều 96 (tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng) là quan hệ giữa tội giết người bình thường và tội giết người giảm nhẹ; quan hệ giữa Điều 111 (tội hiếp dâm) với Điều 112 (tội hiếp dâm trẻ em) là quan hệ giữa tội hiếp dâm bình thường và tội hiếp dâm tăng nặng... Trong trường hợp này, khi hành vi thoả mãn CTTP của tội tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì cũng thoả mãn CTTP của tội bình thường nhưng chỉ được chọn CTTP của tội tăng nặng hoặc giảm nhẹ để áp dụng. - Quan hệ giữa trường hợp chung với trường hợp riêng. Ví dụ: Quan hệ giữa Điều 98 (tội vô ý làm chết người) với Điều 202 (tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ - trong trường làm chết người) là quan hệ giữa tội vô ý làm chết người chung và tội vô ý làm chết người trong lĩnh vực cụ thể - lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ. Trong trường hợp này, khi hành vi thoả mãn CTTP trong lĩnh vực cụ thể thì cũng thoả mãn CTTP chung nhưng chỉ được chọn CTTP trong lĩnh vực cụ thể để áp dụng. - Quan hệ thu hút. Ví dụ: Quan hệ giữa Điều 103 (tội đe doạ giết người) với Điều 133 (tội cướp tài sản) là quan hệ giữa CTTP bị thu hút và CTTP thu hút. Trong trường hợp này, khi hành vi thoả mãn CTTP tội cướp tài sản - trong trường hợp đe doạ dùng vũ lực tước đoạt tính mạng thì cũng thoả mãn CTTP tội đe doạ giết người nhưng chỉ được chọn CTTP tội cướp tài sản (CTTP thu hút) để áp dụng. - Quan hệ giữa CTTP của một tội với CTTP tăng nặng của một tội khác. Đây là trường hợp nhà làm luật đã dùng dấu hiệu định tội của một tội quy định thành dấu hiệu định khung tăng nặng cho tội phạm khác. Ví dụ: Dấu hiệu định tội của tội vô ý làm chết người (Điều 98) (hậu quả chết người và lỗi vô ý đối với hậu quả này) được quy định là dấu hiệu định khung tăng nặng của tội cố ý gây thương tích (Điều 104 khoản 3); dấu hiệu định tội của tội buôn lậu (Điều 153) (qua biên giới) được quy định là dấu hiệu định khung tăng nặng của tội mua bán trái phép chất ma tuý (Điều 194 khoản 2)... Trong trường hợp này, khi hành vi thoả mãn CTTP tăng nặng thì cũng thoả mãn CTTP của tội còn lại nhưng chỉ được chọn CTTP tăng nặng để áp dụng. - Quan hệ giữa CTTP của hành vi đồng phạm với CTTP của tội độc lập khác. Đây là trường hợp nhà làm luật đã quy định hành vi đồng phạm nhất định thành tội danh riêng. Ví dụ: Hành vi giúp sức đưa, nhận hối lộ (các điều 279, 289 trong mối liên hệ với Điều 20)được quy định thành tội làm môi giới hối lộ (Điều 290); hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 199 trong mối liên hệ với Điều 20) được quy định thành tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 197)... Trong trường hợp này, khi hành vi thoả mãn CTTP của tội độc lập thì cũng thoả mãn CTTP của hành vi đồng phạm nhưng chỉ được chọn CTTP của tội độc lập để áp dụng. 5. Một dạng đặc biệt của trường hợp phạm nhiều luật là trường hợp hành vi thoả mãn nhiều CTTP tăng nặng hoặc nhiều CTTP giảm nhẹ hoặc thoả mãn cả CTTP tăng nặng lẫn CTTP giảm nhẹ. Trong trường hợp nhiều CTTP tăng nặng thoả mãn thì CTTP được áp dụng là CTTP nặng nhất; còn trong trường hợp nhiều CTTP giảm nhẹ thoả mãn thì CTTP được áp dụng là CTTP nhẹ nhất. Vấn đề sẽ phức tạp hơn khi hành vi phạm tội thoả mãn cả CTTP tăng nặng và cả CTTP giảm nhẹ. Để giải quyết vấn đề này các nhà lập pháp cần dự kiến các cặp CTTP tăng nặng và CTTP giảm nhẹ có thể đồng thời thoả mãn để từ đó xây dựng CTTP giảm nhẹ thành CTTP cơ bản của tội danh riêng và kèm theo là CTTP tăng nặng của tội danh riêng này. BLHS năm 1999 đã đáp ứng được phần nào yêu cầu này khi tách một số CTTP giảm nhẹ của tội giết người, tội cố ý gây thương tích... ra khỏi các tội này và xây dựng thành các CTTP độc lập. Cụ thể là trường hợp giết người giảm nhẹ theo khoản 3 và khoản 4 của Điều 101 BLHS năm 1985 được quy định thành 2 tội danh độc lập tại các điều 94 và 95 BLHS năm 1999; trường hợp cố ý gây thương tích... giảm nhẹ theo khoản 4 Điều 109 BLHS năm 1985 được quy định thành 2 tội danh độc lập tại các điều 105 và 106 BLHS năm 1999. Trước đây, khi gặp trường hợp giết người vừa thoả mãn khoản 3 (giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh...) và vừa thoả mãn khoản 2 (giết nhiều người) Điều 101 BLHS năm 1985 người áp dụng không thể không lúng túng trong việc xác định khung hình phạt. Với BLHS năm 1999 người áp dụng có thể dễ dàng khẳng định được ngay, trường hợp này thuộc khoản 2 Điều 95. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hoà     Nguồn: Tạp chí Luật học số 1/2003 (1). Sự thay đổi này có thể được coi là bắt đầu từ lần sửa đổi, bổ sung thứ tư (1997) BLHS năm 1985. Trong lần sửa đổi, bổ sung này, dấu hiệu định tội của một số tội cố ý được quy định là dấu hiệu định khung của một số tội phạm cố ý khác để qua đó loại trừ khả năng xảy ra trường hợp phạm nhiều tội. Ví dụ: Dấu hiệu qua biên giới (thuộc tội buôn lậu) được quy định là dấu hiệu định khung tăng nặng của tội vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý... Trước đó, dấu hiệu định tội của một số tội cũng đã được quy định là dấu hiệu định khung của một số tội phạm khác. Ví dụ: Dấu hiệu định tội của tội vô ý làm chết người được quy định là dấu hiệu định khung tăng nặng của tội cố ý gây thương tích, tội hiếp dâm... (2). Về nội dung cụ thể của các khả năng này, xem: Nguyễn Ngọc Hoà (chủ biên), Trách nhiệm hình sựvà hình phạt, Nxb. CAND, 2001, tr.86 - 89. (3). Trường hợp này được nói cụ thể hơn ở phần sau. (4). Quy định như vậy đã tạo cơ sở cho việc áp dụng luật được thống nhất. Nếu không sẽ dễ dẫn đến tình trạng xét xử và có thể cả hướng dẫn xét xử không thống nhất (một tội và là tội nào hay nhiều tội?). Một ví dụ điển hình về sự không thống nhất này trong hướng dẫn xét xử là hướng dẫn xét xử trường hợp buôn bán chất ma tuý qua biên giới (theo BLHS năm 1985 trước lần sửa đổi, bổ sung thứ tư – khi chưa quy định tình tiết qua biên giới là tình tiết định khung tăng nặng của tội mua bán trái phép chất ma tuý). Về lÝ thuyết, trường hợp này cấu thành và phải bị xử về hai tội (tội buôn lậu - Điều 97 và tội mua bán trái phép chất ma tuý - Điều 96a BLHS); (xem. Nguyễn Ngọc Hoà, Một số ý kiến về Điều 96a BLHS của CHXHCN Việt Nam, Tạp chí toà án nhân dân số 11/1990). Hướng dẫn đầu tiên - Thông tư liên ngành số 11/TTLN của TANDTC, VKSNDTC và Bộ nội vụ ngày 20/11/1990 khẳng định, trường hợp này phải bị xử về 2 tội (theo Điều 96a và Điều 97); Hướng dẫn thứhai - Thông tư liên ngành số 02/TTLN của TANDTC, VKSNDTC và Bộ Nội Vụ ngày 20/3/1993 khẳng định trường hợp này chỉ bị xử về tội theo Điều 97; Hướng dẫn thứ ba - Thông tư liên ngành số 05/TTLN của TANDTC, VKSNDTC và Bộ nội vụ ngày 14/2/1995 khẳng định trường hợp này chỉ bị xử về tội theo Điều 96a.  (2). Về nội dung cụ thể của các khả năng này, xem: Nguyễn Ngọc Hoà (chủ biên), Trách nhiệm hình sựvà hình phạt, Nxb. CAND, 2001, tr.86 - 89. (3). Trường hợp này được nói cụ thể hơn ở phần sau. (4). Quy định như vậy đã tạo cơ sở cho việc áp dụng luật được thống nhất. Nếu không sẽ dễ dẫn đến tình trạng xét xử và có thể cả hướng dẫn xét xử không thống nhất (một tội và là tội nào hay nhiều tội?). Một ví dụ điển hình về sự không thống nhất này trong hướng dẫn xét xử là hướng dẫn xét xử trường hợp buôn bán chất ma tuý qua biên giới (theo BLHS năm 1985 trước lần sửa đổi, bổ sung thứ tư – khi chưa quy định tình tiết qua biên giới là tình tiết định khung tăng nặng của tội mua bán trái phép chất ma tuý). Về lÝ thuyết, trường hợp này cấu thành và phải bị xử về hai tội (tội buôn lậu - Điều 97 và tội mua bán trái phép chất ma tuý - Điều 96a BLHS); (xem. Nguyễn Ngọc Hoà, Một số ý kiến về Điều 96a BLHS của CHXHCN Việt Nam, Tạp chí toà án nhân dân số 11/1990). Hướng dẫn đầu tiên - Thông tư liên ngành số 11/TTLN của TANDTC, VKSNDTC và Bộ nội vụ ngày 20/11/1990 khẳng định, trường hợp này phải bị xử về 2 tội (theo Điều 96a và Điều 97); Hướng dẫn thứhai - Thông tư liên ngành số 02/TTLN của TANDTC, VKSNDTC và Bộ Nội Vụ ngày 20/3/1993 khẳng định trường hợp này chỉ bị xử về tội theo Điều 97; Hướng dẫn thứ ba - Thông tư liên ngành số 05/TTLN của TANDTC, VKSNDTC và Bộ nội vụ ngày 14/2/1995 khẳng định trường hợp này chỉ bị xử về tội theo Điều 96a. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hoà     Nguồn: Tạp chí Luật học số 1/2003 (1) . Sự thay đổi này có thể được coi là bắt đầu từ lần sửa đổi, bổ sung thứ tư (1997) BLHS năm 1985. Trong lần sửa đổi, bổ sung này, dấu hiệu định tội của một số tội cố ý được quy định là dấu hiệu định khung của một số tội phạm cố ý khác để qua đó loại trừ khả năng xảy ra trường hợp phạm nhiều tội. Ví dụ: Dấu hiệu qua biên giới (thuộc tội buôn lậu) được quy định là dấu hiệu định khung tăng nặng của tội vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý... Trước đó, dấu hiệu định tội của một số tội cũng đã được quy định là dấu hiệu định khung của một số tội phạm khác. Ví dụ: Dấu hiệu định tội của tội vô ý làm chết người được quy định là dấu hiệu định khung tăng nặng của tội cố ý gây thương tích, tội hiếp dâm... (2). Về nội dung cụ thể của các khả năng này, xem: Nguyễn Ngọc Hoà (chủ biên), Trách nhiệm hình sựvà hình phạt, Nxb. CAND, 2001, tr.86 - 89. (3). Trường hợp này được nói cụ thể hơn ở phần sau. (4). Quy định như vậy đã tạo cơ sở cho việc áp dụng luật được thống nhất. Nếu không sẽ dễ dẫn đến tình trạng xét xử và có thể cả hướng dẫn xét xử không thống nhất (một tội và là tội nào hay nhiều tội?). Một ví dụ điển hình về sự không thống nhất này trong hướng dẫn xét xử là hướng dẫn xét xử trường hợp buôn bán chất ma tuý qua biên giới (theo BLHS năm 1985 trước lần sửa đổi, bổ sung thứ tư – khi chưa quy định tình tiết qua biên giới là tình tiết định khung tăng nặng của tội mua bán trái phép chất ma tuý). Về lÝ thuyết, trường hợp này cấu thành và phải bị xử về hai tội (tội buôn lậu - Điều 97 và tội mua bán trái phép chất ma tuý - Điều 96a BLHS); (xem. Nguyễn Ngọc Hoà, Một số ý kiến về Điều 96a BLHS của CHXHCN Việt Nam, Tạp chí toà án nhân dân số 11/1990). Hướng dẫn đầu tiên - Thông tư liên ngành số 11/TTLN của TANDTC, VKSNDTC và Bộ nội vụ ngày 20/11/1990 khẳng định, trường hợp này phải bị xử về 2 tội (theo Điều 96a và Điều 97); Hướng dẫn thứhai - Thông tư liên ngành số 02/TTLN của TANDTC, VKSNDTC và Bộ Nội Vụ ngày 20/3/1993 khẳng định trường hợp này chỉ bị xử về tội theo Điều 97; Hướng dẫn thứ ba - Thông tư liên ngành số 05/TTLN của TANDTC, VKSNDTC và Bộ nội vụ ngày 14/2/1995 khẳng định trường hợp này chỉ bị xử về tội theo Điều 96a.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxLý luận và thực tế xử lý các trường hợp phạm nhiều luật trong Luật Hình sự Việt Nam.docx
Luận văn liên quan