Lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Đại hội VIII của Đảng đã nêu 6 ouan điểm cơ bản của quá trình CNH, HĐH đất nước như sau: Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. Dựa vào nguồn lực bên trong là chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài, xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo. Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Động viên toàn dân cần kiệm xây dựng đất nước, không ngừng tăng tích luỹ cho đầu tư phát triển. Tầng trưởng kinh tế gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hoá, giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.

doc10 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2319 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG PHẦN THỨ NHẤT LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN: 1.1.1. Khái niệm nông nghiệp, nông thôn: 1.1.1.1. Khái niệm nông nghiệp: Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con người phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm như lương thực, thực phẩm… để thỏa mãn các nhu cầu của mình. Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp. 1.1.1.2. Khái niệm nông thôn: Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Nông thôn có thể được xem xét trên nhiều góc độ: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Kinh tế nông thôn là một khu vực của nền kinh tế gắn liền với địa bàn nông thôn. Kinh tế nông thôn là một khu vực của nền kinh tế gắn liền với địa bàn nông thôn. Kinh tế nông thôn vừa mang những đặc trưng chung của nền kinh tế về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, về cơ chế kinh tế… vừa có những đặc điểm riêng gắn liền với nông nghiệp, nông thôn. 1.1.2. Khái niệm CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và hội nghị Trung ương lần thứ bảy (khóa VII), công nghiệp hóa nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với việc đổi mới căn bản về công nghệ và kỹ thuật ở nông thôn, tạo nền tảng cho việc phát triển nhanh, bền vững theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế ở nông thôn, góp phần phát triển bền vững nền kinh tế quốc dân với tốc độ cao. Công nghiệp hóa nông nghiệp là một bộ phận của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Nội dung chủ yếu là đưa máy móc thiết bị, ứng dụng các phương pháp sản xuất và hình thức tổ chức kiểu công nghiệp vào các lĩnh vực của sản xuất nông nghiệp. Công nghiệp hóa nông thôn còn bao hàm cả việc tạo ra sự gắn bó chặt chẽ giữa sản xuất công nghiệp với sản xuất nông nghiệp, nhằm khai thác triệt để lợi thế của nông nghiệp, nâng cao hàm lượng chế biến sản phẩm của nông nghiệp để tăng giá trị, mở rộng thị trường. Hiện đại hóa nông thôn là quá trình nâng cao trình độ KHKT và CN vào sản xuất và đời sống ở nông thôn, cải tiến và hoàn thiện tổ chức sản xuất và tổ chức đời sống ở nông thôn, tạo ra một nền sản xuất trình độ ngày càng cao, cuộc sống ngày càng văn minh tiến bộ. Hiện đại hóa nông thôn không chỉ bao gồm công nghiệp hóa, nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ và tổ chức trong các lĩnh vực khác của sản xuất vật chất ở nông thôn, mà còn bao gồm cả việc không ngừng nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội, hệ thống giáo dục đào tạo, y tế và các dịch vụ khác phục vụ đời sống ở nông thôn. Hiện đại hóa nông nghiệp là quá trình không ngừng nâng cao trình độ KHKT và CN, trình độ tổ chức và quản lý sản xuất nông nghiệp. Đây cũng là quá trình cần được thực hiện một cách liên tục vì luôn có những tiến bộ kỹ thuật mới xuất hiện và cần được ứng dụng trong sản xuất. 1.1.3. Đặc điểm của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. - Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt. Do đó, việc thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của từng vùng, từng địa phương là khác nhau, phải phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng địa phương. - Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống – cây trồng và vật nuôi. Các loại cây trồng và vật nuôi phát triển theo quy luật sinh vật nhất định. Do đó phải gắn quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn với những thành tựu cách mạng như: Cách mạng về phương pháp sản xuất, cách mạng điện tử… và đặc biệt là cách mạng sinh học để tạo ra những giống cây trồng vật nuôi mới có năng suất cao, chất lượng tốt thích hợp với điều kiện của từng vùng, từng địa phương. Nông nghiệp là một ngành có tính thời vụ cao. Đó là nét đặc thù điển hình nhất của sản xuất nông nghiệp. Vì thế CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn phải đặc biệt chú ý đến tình thời vụ này, tập trung vật lực vào những thời điểm nhất định để làm giảm bớt tính thời vụ này. - Đối tượng CNH, HĐH nông nghiệp là các hoạt động sản xuất trong nông nghiệp mà các hoạt động sản xuất trong nông nghiệp liên quan đến rất nhiều những hoạt động có tính đặc thù khác như: hoạt động thủy lợi hóa, hoạt động cơ giới hóa, điện khí hóa, đất đai, giống cây trồng vật nuôi, kỹ thuật canh tác… 1.2. NỘI DUNG V À VAI TRÒ CỦA CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN: 1.2.1. Nội dung của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn 1.2.1.1. Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế ở nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Một trong ba nội dung cơ bản của công nghiệp hóa là xây dựng cơ cấu ngành kinh tế hợp lý. Kinh tế nông thôn là một bộ phận của nền kinh tế, vì vậy, xây dựng cơ cấu kinh tế nông thôn theo yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa là tất yếu khách quan. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH có nghĩa là sự hoán đổi tỷ lệ ngành kinh tế nông thôn theo hướng: - Giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và dịch vụ. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, năng suất lao động và hiệu quả rất thấp. Trong khi đó, phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và dịch vụ vừa có ý nghĩa to lớn trong việc tạo việc làm cho người lao động, vừa làm tăng hiệu quả cho kinh tế nông thôn, nâng cao mức thu nhập đời sống cho cư dân nông thôn. Phát triển các làng nghề truyền thống góp phần đắng kể khai thác các tiềm năng kinh tế của các địa phương và phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Như vậy, giảm dần tỷ trọng của sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng của tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nông thôn trực tiếp góp phần phát triển kinh tế nông thôn, thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh” ở nông thôn. - Phá thế độc canh trong nông nghiệp, đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, hình thành những vùng chuyên canh quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ và xuất khẩu. Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp vừa tạo điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, đáp ứng nhu cầu về nhiều loại sản phẩm nông nghiệp của dân cư, vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nguyên liệu của công nghiệp nhẹ và nhu cầu xuất khẩu. Sự hình thành những vùng chuyên canh quy mô lớn cho phép ứng dụng những thành tựu khoa học – công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông phẩm. Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế nông thôn phải đặt trong điều kiện cơ chế thị trường. Trong cơ chế này mọi hoạt động kinh tế đều chịu sự chi phối của các quy luật thị trường. Do đó, chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế nông thôn không được chủ quan duy ý chí, mà phải hết sức chú ý đến những nhân tố khách quan như: khả năng về vốn liếng, về tổ chức quản lý, về công nghiệp… và đặc biệt là điều kiện thị trường. 1.2.1.2. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHCN trong nông nghiệp, nông thôn. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải trang bị kỹ thuật cho các ngành của nền kinh tế theo hướng hiện đại. Do đó, việc thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cũng đòi hỏi phải đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất nông nghiệp thể hiện ở những lĩnh vực sau: - Cơ giới hóa: Các hoạt động sản xuất ở nông thôn chủ yếu dựa vào lao động thủ công, kỹ thuật lạc hậu, do đó, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm rất thấp. Cơ giới hóa trước hết là cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp vừa giảm nhẹ lao động của con người, vừa nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả. Tuy nhiên, cơ giới hóa phải đặc biệt chú ý những đặc điểm riêng của sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Cơ giới hóa phải tập trung vào các khâu lao động nặng nhọc (chẳng hạn như làm đất) và những khâu trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất, kinh doanh (chế biến). - Thủy lợi hóa: Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Việt Nam là nước nông nghiệp nhiệt đới, nắng lắm, mưa nhiều, do đó, hạn hán và úng lụt thường xuyên xảy ra. Để hạn chế tác động tiêu cực của thiên nhiên, việc xây dựng hệ thống thủy lợi để chủ động tưới tiêu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. - Điện khí hóa: Điện khí hóa vừa nâng cao khả năng của con người trong việc chế ngự tự nhiên, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế, tạo điều kiện cho cư dân nông thôn tiếp cận với văn minh dân loại, phát triển văn hóa – xã hội ở nông thôn. - Phát triển công nghệ sinh học: Công nghiệp sinh học là “mọi kỹ thuật sử dụng những cơ chế hay quá trình sống để tạo ra hay thay đổi sản phẩm, để tăng chất lượng cây, con hay phát triển những vi sinh vật cho những ứng dụng đặc biệt”. Những thành tựu của công nghệ sinh học đã đem lại những lợi ích to lớn, không chỉ tạo ra những sản phẩm mới, làm cho sản phẩm có năng suất cao hơn và chất lượng tốt hơn mà còn tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHCN vào nông nghiệp, nông thôn chịu sự tác động mạnh mẽ của các nhân tố thị trường: giá cả các yếu tố đầu vào, đầu ra, vốn liếng; thông tin… Do vậy, rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước. 1.2.1.3 Xây dựng quan hệ sẩn xuất phù hợp: Củng như trong các lĩnh vực khác, nông nghiệp nông thôn cùng là địa bàn tập trung sự hoạt động kinh tế của nhiều thành phần kinh tế, trong đó: Kinh tế hộ nông dân là hình thức kinh tế phổ biến ỏ nông thôn. Trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, do lực lượng sản xuất còn thấp kém, kinh tế hộ nông dân có vai trò to lớn trong việc khai thác các tiềm năng đất đai, vốn, sức lao động, kinh nghiệm sản xuất của dân cư... Do đó, kinh tế hộ nông dân có vai trò to lớn trong việc phát triển lực lượng sản xuất và tồn tại lâu dài trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Kinh tế nhà nước nắm giữ những vị trí then chốt trong kinh tế nông nghiệp, nông thôn dưổi các-hình thức như: Trạm giống, Công ty Bảo vệ thực vật, Công ty thuỷ lợi, Công ty thương mại...Như vậy, phát triển kinh tế nhà nước nông nghiệp, nông thôn là hết sức cần thiết nhưng cùng cần cân nhắc trong từng khâu, từng lĩnh vực cụ thể. Kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, mà nòng cốt là HTX hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm lấy lợi ích của các thành viên và lợi ích tập thể làm chính, đồng thòi coi trọng lợi ích xã hội của các thành viên, góp phần xoá đói, giảm nghèo, tiến lên làm giàu cho các thành viên, phát triển cộng đồng. Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn phải trên cơ sở bảo đảm quyền tự chủ của kinh tế hộ, trang trại, hỗ trợ tích cực cho kinh tế hộ kinh tế trang trại phát triển, không ngừng phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả, năng suất và sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Kinh tế tư nhân là lực lượng quan trọng và năng động trong cơ chế thị trưòng, có khả năng về vốn, tổ chức quản lý, về kinh nghiệm sản xuất, khả năng ứng dụng tiến bộ KHKT. Kinh doanh ngành nghề đa dạng, tăng năng lực chế biến, tiêu thụ nông sản, làm dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống ở ông thôn. Nhà nước có chính sách hỗ trợ, hướng dẫn kinh tế tư nhân phát triển. 1.2.1.4 Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn: Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ỏ nông thôn bao gồm: hệ thống đường sá, hệ thống thông tin, hệ thống thuỷ lợi, trạm biến thế, trạm giống, trờng học, nhà văn hoá... hết sức cần thiết cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, việc xây dựng, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trên đây vượt quá khả năng của cư dân nông thôn. Đầu tư của nhà nước cho cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn là hết sức cần thiết. 1.2.2 Vai trò của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn: 1.2.2. 1. Tăng cường khả năng cung cấp lương thực thực phẩm cho xã hội. Cùng với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhu cầu về nông sản của Việt Nam sẽ ngày càng tăng. Một mặt do dân số Việt Nam không ngừng gia tăng, mặt khác do trình độ tiêu đùng của nông dân tăng. Mục tiêu của nước ta là trong những năm tới sẽ là thời kỳ tiêu dùng của người dân chuyển từ no ấm sang bắt đầu có tích luỹ và chuyển sang mức sống khá giả, tiêu dùng những thực phẩm có chất lượng cao, hàm lượng dinh dưỡng nhiều, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.... Do đó, việc tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn có ý nghĩa quyết định đối với việc thoả mãn nhu cẩu ngày càng cao này của con người. Ngoài ra còn là cơ sở phát triển các mặt khác của đời sống kinh tế xã hội. 1.2.2.2. Đảm bảo nguồn nguyên liệu phát triển công nghiệp nhẹ: Các ngành công nghiệp nhẹ như: Chế biến lương thực thực phẩm, chế biến hoa quả, công nghiệp dệt, giấy, đường.... phải dựa vao nguồn nguyên liệu chỷ yếu từ nông nghiệp. Quy mô, tốc độ tăng trưởng của các nguồn nguyên liệu là nhân tố quan, trọng quyết định quy mô, tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp này. 1. 2.2.3. Cung cấp một phần vốn cho CNH đất nước: Công nghiệp hoá đất nước là nhiệm vụ trung tâm trong suốt cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Để công nghiệp hoá thành công, đất nước phải giải quyết rất nhiều vấn đề và phải có vốn. Là nước nông nghiệp, thông qua việc xuất khẩu nông sản phẩm, nông nghiệp nông thôn có thể góp phần giải quyết nhu cầu vốn cho nền kinh tế. 1.2.2.4. Phát triển nông nghiệp, nông thôn là cơ sở ổn định kinh tế - chính trị - xã hội. Nông thôn là khu vực kinh tế rộng lớn, tập trung phần lớn dân cư của đất nước. Phát triển kinh tế nông thôn, một mặt đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cho xã hội; nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ; là thị trường của công ngiệp và dịch vụ... Mặt khác, nâng cao đòi sống vật chất, tinh thần cho cư dân nông thôn. Hơn thế nữa, cư dân nông thôn chủ yếu là nông dân, người bạn đồng minh, là chỗ dựa đáng tin cậy của giai cấp công nhân trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Phát triển nông nghiệp nông thôn góp phần củng cố liên minh công nông, tăng cường sức mạnh của chuyên chính vô sản. 1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN. 1.3.1 Điều kiện tự nhiên. Nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Nhưng điều kiện tự nhiên như đất đai, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, bức xạ mặt trời... trực tiếp ảnh hưỏng đến năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi. Do đó, trong quá trình thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cần chú trọng đến vấn đề này, đặc biệt là trong việc áp dụng công nghệ sinh học để khắc phục dần sự phụ thuộc của nông nghiệp vào điều kiện tự nhiên. 1.3.2. Vốn đầu tư và tiết kiệm vốn. Nước ta còn là một nước nông ngỉuẻp. năng suất lao động thấp. GDP còn ít.. đời sống nhân dân thấp, khả năng tiết kiệm và vốn đầu tư chiếm tỷ trọng trong GDP còn hạn bẹp. Trong tình hình đó, việc thực hiện quốc sách tiết kiệm để có vốn đầu tư là hêt sức cần thiết. Trong thời gian đầu việc huy động vốn nước ngoài có ý nghĩa rất quan trọng, nhưng việc huy động vốn trong nước có ý nghĩa lâu dài và có tác động trực tiếp đến việc CNH, HĐH của cả nước nói chung và của từng địa phương nói riêng. 1.3.3. Nguồn nhân lực. Nước ta có số đông dân số trẻ, thông minh, cần cù lao động. Nhưng ngược lại điểm xuất phát thấp du chịu hậu quả của chiến tranh kéo dài và ảnh hưởng của cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp. Những yếu tố đó ảnh hưởng hai mặt thuận lợi và trở ngại trong quá trình hình thành và thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. 1.3.4. Khoa học và công nghệ. Khoa học và công nghệ được xác định là động lực của CNH, HĐH. Khoa học và công nghệ có vai trò quyết định lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế nói chung, cuả CNH, HĐH nói riêng. Là một nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế kém phát triến nên tiềm lực khoa học và công nghệ của nước ta còn yếu. Muốn tiến hành CNH, HĐH thành công thì phải xây dựng một tiềm lực khoa học và công nghệ thích ứng với đòi hỏi của sự nghiệp CNH. 1.3.5. Các quan hệ kinh tế đối ngoại. Trong xu thế toàn cầu hoá, quan hệ kinh tế đối ngoại càng phát triển rộng rãi và có hiệu quả bao nhiêu thì sự nghiệp CNH, HĐH càng được tiến hành thuận lợi và càng thành công nhanh chóng bấy nhiêu. Thực chất của việc mỏ rộng quan hệ kinh tế đối ngoại là việc thu hút nhiều nguồn vốn bên ngoài, là việc tiếp thu nhiều kỹ thuật và công nghệ hiện đại, là việc mở rộng thị trường cho sự nghiệp CNH, HĐH được thuận lợi. Do đó, việc mở rộng các quan hệ kinh tế tạo điều kiện để tranh thủ được nguồn vốn, kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm tổ chức quản lý của các nước để đẩy nhanh sự nghiệp CNH; HĐH đất nước. 1.3.6. Vai trò lãnh đạo Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Nông nghiệp, nông thôn là khu vực đặc biệt của nền kinh tế. Sự phát triển của khu vực này có vai trò quan trọng trong việc thực hiện thành công công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhưng vai trò đó không hình thành tự phát, mà tuỳ thuộc rất nhiều vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước thông qua các đưòng lối, quan điểm của Đảng và các chính sách của nhà nước. 1.4. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 1.4.1. Nhóm chỉ tiêu phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp. 1. 4.1.1. Trình độ cơ giới hoá. Trình độ cơ giỏi hoá là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh mức độ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nó phản ánh mức độ áp đụng máy móc thiết bị vào các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp. Biểu hiện cụ thể ở những chỉ tiêu như là: Tỷ lệ cơ giói hoá làm đất; tỷ lệ cơ giới hoá khâu ra hạt; trình độ cơ giới hoá thuỷ lợi; trình độ cơ giới trong các khâu như thu hoạch, chế biến, bảo quản... hoặc đánh giá qua số mã lực trên ha đất canh tác hay bình quân số máy móc phục vụ nông nghiệp trên 100 hộ dân,... Ví dụ: Mục tiêu của Đảng ta về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ỉà đến năm 2010 thì tỷ lệ có giói hoá khâu làm đất đạt ít nhất là 70%, tuốt lúa 80%, cơ giỏi hoá khâu tưổi tiêu núổc 70%: áp dụng trên điện rộng máy thu hoạch lúa, ngô, mía... 1.4.1.2 Trình độ thủy lợi hóa. Tưới tiêu là khâu quan trọng trong cả trồng trọt và chăn nuôi. Vì thế, trình độ thuỷ lợi hoá được xem là chỉ tiêu phản ánh trình độ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nó phản ánh mức độ áp dụng các phương pháp tưới tiêu tiên tiến, thiết bị tưới tiêu hiện đại vào sản xuất nông nghiệp. Trình độ thuỷ lợi hoá trong nông nghiệp biểu hiện ở những chỉ tiêu cụ thể là: Tổng diện tích được tưới tiêu chủ động; mức độ hoàn thiện các yếu tố sản xuất đế cung cấp cho thuỷ lợi như trạm bơm hay hệ thống kênh mương; bình quân kênh, mương trên đón vị diện tích; mức độ huy động vốn đầu tư cho thuỷ lợi,... 1.4.1.3. Khả năng tiếp cận ứng dụng các thành tựu KHKT mới. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ ứng dụng các thành tựu của khoa học kĩ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là công nghệ sinh học. Biểu hiện cụ thể ở các chỉ tiêu như là: trình độ lai ghép các giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao, chất lượng tốt; tốc độ phổ biến thành quả KHKT mới trong sản xuất nông nghiệp. ... 1.4.1.4. Trình độ điện khí hoá. Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ mạng lưới điện quốc gia. Thể hiện ở những chỉ tiêu: tỷ lệ xã có điện; tỷ lệ thôn có điện; tỷ lệ hộ nông dân có điện: mức độ tiêu thụ điện năng trên ha đất; giá bán điện bình quân 1 kwh nay hệ thống điện cung cấp cho thuỷ lợi... Chỉ tiêu của Đảng ta là tới năm 2010 toàn bộ dân cư nông thôn có điện, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về điện của các ngành sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn, phát triển sản xuất các loại máy phát điện cơ nhỏ, động cơ điện dùng trong nông nghiệp, nông thôn. 1.4.2. Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn„ Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tiến bộ hay không tiến bộ. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp thay đổi theo hướng tiến bộ là : Giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng thuỷ sản. Trong nội bộ ngành nông nghiệp thì giảm tỷ trọng ngành trồng trọt và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Chỉ tiêu của Đảng ta là đến năm 2010, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP khoảng 16% - 17%, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp khoảng 25%. sản lượng thuỷ sản đạt khoảng 3,0 - 3,5 triệu tấn (trong đó 1/3 ỉà sản phẩm nuôi trồng). Ngành chăn nuôi có tốc độ phát triển cao hôn trồng trọt 4,5% - 5%. Mức độ hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nông nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh sự họp lý hay không hộp lý của chế độ đất đai hay việc phổ biến các mô hình kinh tế HTX, tập thể, kinh tế hộ...ở nông thôn. Biểu hiện cụ thể như là: Nông dân đã được giao đắt, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử đụng đất lâu dài chưa; thành phần kinh tế nào giữ vị trí chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp,... 1.4.4 Thu nhập bình quân và mức sống của nông dân. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả tổng hợp của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Ngoài việc phát triển các chỉ tiêu trên thì quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn còn đòi hỏi đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Chỉ tiêu này biểu hiện cụ thể như là: thu nhập bình quân trên đầu người ở nông thôn; tỷ lệ hộ đói; tỷ ỉệ hộ nghèo; tỷ lệ hộ có điện thoại; tỷ lệ xã có nhà văn hoá,... 1.5. QUAN ĐIỂM VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN CỦA ĐẢNG TA. 1.5.1. Quan điểm của Đảng về CNH, HĐH đất nước. Đại hội VIII của Đảng đã nêu 6 ouan điểm cơ bản của quá trình CNH, HĐH đất nước như sau: Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. Dựa vào nguồn lực bên trong là chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài, xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo. Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Động viên toàn dân cần kiệm xây dựng đất nước, không ngừng tăng tích luỹ cho đầu tư phát triển. Tầng trưởng kinh tế gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hoá, giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường. Khoa học và công nghệ là động lực của CNH, HĐH. Kết hợp công nghệ truyền thống vói công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào công nghệ hiện đại ổ những khâu quyết định. Lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phướng hướng phát triển, lựa chọn các dự án đầu tư vào công nghệ. Kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh. 1.5.2. Quan điểm của Đảng về chiến lược CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. - Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng chuyên canh với cơ cấu hợp lý, có sản phẩm hàng hoá nhiều về số lượng, tốt về chất lượng gắn với công nghiệp chế biến nông lâm - thuỷ sản với công nghệ ngày càng cao. - Ứng dụng rộng rãi tiến bộ KHKT trong sản xuất, chế biến và mở rộng ngành nghề phi nông nghiệp ỏ nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích cực. - Xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại có hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người. Quan điểm bao trùm của Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn chính là tạo ra sự chuyển biến về mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất nước theo hướng CNH, HĐH.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde_an_mon_hoc_2788.doc
Luận văn liên quan