Lời mở đầu
Nền kinh tế Việt Nam sau hơn 10 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu đáng kể. Có được những thành công đó chính là do đường lối đổi mới kinh tế đúng đắn của Đảng ta đề ra trong hơn10 năm qua, mà trong đó có sự đóng góp không nhỏ của việc thu hút vốn tạo cho nền kinh tế đạt được những thành tựu vượt bậc: 5 năm liên tục tăng trưởng GDP hàng năm trung bình 8%, lạm phát kiềm chế từ 3 số còn 1 số.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công chúng ta cũng đang phải đương đầu với những khó khăn to lớn. Bởi vì để xây dựng thành công một nền kinh tế mới, nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta cần một khối lượng vốn đầu tư khổng lồ từ nhiều nguồn khác nhau. Dự kiến chúng ta sẽ huy động một nửa từ các nguồn vốn nước ngoài và phần còn lại sẽ huy động từ các nguồn vốn trong nước. Mối quan hệ giữa nguồn lực trong nướcvà ngoài nước đã được thể hiện rất rõ trong nghị quyết kinh tế ( tháng12 năm 1997 ) của Hội nghị lần IV Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam ( khoá VIII ), đó là dựa vào: “nguồn lực trong nước là chính đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế theo hướng càng phát huy nội lực mạnh thì càng khai thác được nhiều khả năng bên ngoài ”. Hiện nay nguồn lực trong nước là cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong công cuộc phát triển kinh tế và vì vậy việc nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp mang tính khả thi để khai thác có hiệu quả nguồn vốn trong nước đang là vấn đề bức thiết hiện nay.
Với ý nghĩa đó , em đã chọn đề tài này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do trình độ có hạn, bài viết của em còn có nhiều thiếu sót. Vì vậy em mong được sự phê bình và góp ý của các thầy, cô giáo trong khoa. Cuối cùng em xin cám ơn thầy giáo Phạm Thành đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này
42 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4479 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lý luận về tuần hoàn và chu chuyển tư bản áp dụng vào doanh nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng hoá, mà với tư cách là tiền và hàng hoá. Trong chừng mực chúng là giá trị đã tăng thêm giá trị , tức là tư bản đang hoạt động làm tư bản, thì chúng chỉ biểu thị các kết quả của chức năng tư bản sản xuất , chức năng duy nhất trong đó giá trị tư bản đẻ ra giá trị. Điểm chung của chúng là cả hai tư bản – tiền tệ và tư bản – hàng hoá đều là những phương thức tồn tại của tư bản. Một bên là tư bản dưới hình tahí tiền, còn một bên là tư bản dưới hình thái hàng hoá. Vì vậy , những sự khác nhau của các chức năng đặc thù làm cho chúng phân biệt với nhau, chẳng qua chỉ là sự khác nhau giữa chức năng tiền và chức năng hàng hoá. Tư bản- hàng hoá, với tư cách là sản vật trực tiếp của quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, mang những dấu vết nói lên nguồn gốc đó của nó từ quá trình sản xuất, và chính vì thế mà xét về mặt hình thái thì nó hợp lý hơn, không hợp lý như tư bản – tiền tệ là cái mà trong đó không còn một vết tích nào của quá trình sản xuất , cũng như nói chung , tiền thì mọi hình thái sử dụng đặc thù của hàng hoá đều biến mất. Vì vậy , chỉ khi nào bản thân T’ làm chức năng tư bản, chỉ khi nào nó là sản vật trực tiếp của một quá trình sản xuất , chứ không phải là hình thái chuyển hoá của sản vật ấy , do đó , chỉ trong ngành sản xuất ra sản vật ấy, do đó , chỉ trong ngành sản xuất ra bản thân vật liệu dùng làm tiền , thì tính chất độc đáo của hình thái tiền của tư bản mới biến đi. Đối với việc sản xuất vàng, chẳng hạn, thì công thức sẽ là:
SLĐ
T- H < ... SX ... T’
TLSX
( T + t) trong đó T’ biểu hiện ra thành sản phẩm hàng hoá, vì sản xuất ( SX) cung cấp một số vàng lớn hơn số vàng người ta ứng ra trong T lúc đầu – tức là tư bản – tiền tệ- cho các yếu tố sản xuất ra vàng . Vậy là ở đây, chỗ bất hợp lý trong biểu hiện T –T ( T +t) đã biến mất , trong biểu hiện này, một bộ phận của một số tiền là cái đẻ ra một bộ phận khác của cũng một số tiền ấy.
Như chúng ta đã thấy , đến cuối giai đoạn thứ nhất của nó, tức là
SLĐ
T- H < ,
TLSX
thì quá trình lưu thông bị sản xuất, SX, làm đứt đoạn, trong đó những hàng hoá SLĐ và TLSX mua trên thị trường đều bị tiền dùng làm những bộ phận cấu thành về vật chất và gía trị, của tư bản sanư xuất , sản phẩm của sự tiêu dùng đó là một hàng hoá mới , H’, đã biến đổi về mặt hình thái tự nhiên cũng như về mặt giá trị. Quá trình lưu thông bị gián đoạn, T –H cần được bổ sung bằng H- T. Nhưng các biểu hiện thành vật mang giai đoạn lưu thông thứ hai và cuối cùng đó là H’, một hàng hoá khác với H lúc đầu, cả về mặt hình thái tự nhiên lẫn về mặt giá trị. Do đó các chuỗi lưu thông biểu hiện ra dưới hình thái: 1) T- H1; 2) H’2- T, trong đó , trong giai đoạn thứ hai, thay cho hàng hoá lúc ban đầu H1 là một hàng hoá khác có giá trị lớn hơn và có hình thái sử dụng khác, tức là H2 ; sự thay đổi này diễn ra trong thời gian đứt quãng do chức năng của SX gây nên , tức là trong thời gian sản xuất ra H’ từ các yếu tố của H, tức là những hình thái tồn tại của tư bản sản xuất SX. Trái lại, hình thái biểu hiện thứ nhất trong đó tư bản đã xuất hiện trước mắt chúng ta, hình thái T –H – T’ ( phân ra thành 1) T- H1; 2) H1- T’) hai lần cho chúng thấy cùng một hàng hoá . Cũng một hàng hoá ấy hai lần xuất hiện trước mắt chúng ta , hàng hoá này là do tiền chuyển hoá thành trong giai đoạn thứ nhất, và trong giai đoạn thứ hai lại chuyển hoá thành một số tiền lớn hơn. Mặc dầu có sự khác nhau căn bản ấy, hai lưu thông ấy đều có một điểm chung là : trong giai đoạn thứ nhất của chúng, tiền đều chuyển thành hàng hoá, và trong giai đoạn thứ hai của chúng, hàng hoá đều chuyển hoá thành tiền, do đó, tiền chỉ ra trong giai đoạn thứ nhất lại trở về trong giai đoạn thứ hai. Điểm chung của hai lưu thông là , một mặt tiền đều quay trở về điểm xuất phát của nó, nhưng mặt khác , tiền lại quay trở về nhiều hơn so với số đã ứng ra. Vì vậy nên T – H... H’- T’, cũng đã bao hàm trong công thức chung T = H – T’.
Tiếp nữa , ở đây ta thấy rằng trong cả hai biến hoá hình thái thuộc về quá trình lưu thông , tức là trong T –H và H’ – T’, thì mỗi lần đều có những giá trị ngang nhau và tồn tại cùng một lúc với nhau, đối diện với nhau thay thế lẫn nhau. Sự biến đổi về đại lượng của giá trị hoàn toàn chỉ nằm trong phạm vi biến hoá hình thái của SX, tức là trong quá trình sản xuất , bởi vậy quá trình này là sự biến hoá hình thái hiện thức của tư bản, ngược lại với các biến hoá hình thái có tính chất hình thức trong lĩnh vực lưu thông.
Bây giờ , chúng ta nghiên cứu toàn bộ vận động T- H ... SX... H- T’, hay hình thái đầy đủ của nó :
SLĐ
T- H < ... SX ... H’ ( H + h) – T’ ( T + t).
TLSX
ở đây, tư bản là một giá trị lưu thông qua một chuỗi những biến hoá có quan hệ lẫn nhau, quyết định lẫn nhau, nối tiếp nhau, một chuỗi những biến hoá hình thái cấu thành , cũng một chuỗi thời kỳ hay là giai đoạn giống như thế trong tổng quá trình . Trong các giai đoạn đó, có hai giai đoạn thuộc lĩnh vực lưu thông , còn một giai đoạn nữa thì thuộc lĩnh vực sản xuất. trong mỗi giai đoạn như vậy, giá trị tư bản lại nằm trong một hình thái đặc thù tương ứng với một chức năng đặc thù , đặc biệt . Trong vận động ấy , giá trị ứng trước không những được bảo tồn , mà còn lớn lên, còn tăng thêm về lượng nữa . Cuối cùng , đến giai đoạn kết thúc , giá trị ứng trước quay trở về chính ngay hình thái trong đó nó xuất hiện lúc bắt đầu tổng quá trình. Như vậy, toàn bộ quá trình ấy là một quá trình tuần hoàn.
Hai hình thái mà giá trị- tư bản mang lãy trong các giai đoạn lưu thông của nó, là hình thái tư bản- tiền tệ và hình thái tư bản sản xuất. tư bản, trong quá trình tuần hoàn đầy đủ của nó, lần lượt mang lãy các hình thái ấy rồi lại trút bỏ ra, và trong mỗi hình thái như thế nó hoàn thành một chức năng thích hợp với hình thái ấy, tư bản đó là tư bản công nghiệp được dùng ở đây theo ý nghĩa là nó bao quát mọi ngành sản xuất kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa.
Do đó , ở đây, tư bản tiền tệ, tư bản hàng hoá, tư bản sản xuất hoàn toàn không phải dùng để chỉ những loại tư bản độc lập mà chức năng hình thành nội dung của những ngành kinh doanh cũng độc lập và tách biệt hẳn nhau. ở đây các tư bản ấy chỉ được dùng để chỉ những hình thái chức năng đặc thù của tư bản công nghiệp, tư bản này lần lượt mang ba hình thái ấy. Tuần hoàn của tư bản chỉ có thể tiến hành một cách bình thường, chừng nào các giai đoạn này sang giai đoạn khác. Nếu có một sự ngừng lại trong giai đoạn thứ nhất T –H thì tư bản tiền tệ sẽ đọng lại thành tiền tích trữ , nếu ngừng lại trong giai đoạn sản xuất thì một bên tư liệu sản xuất sẽ nằm im không hoạt động và bên kia , sức lao động sẽ không có việc làm, nếu ngừng lại trong giai đoạn cuối cùng, H’ – T’ thì hàng hoá không bán được bị chất đống lại sẽ làm nghẽn luồng lưu thông.
Mặt khác theo bản tính của sự vật mà nói thì bản thân tuần hoàn lại làm cho tư bản phải cố định lại trong một thời hạn nhất định, trong từng giai đoạn của tuần hoàn. Trong từng giai đoạn của nó, tư bản công nghiệp gắn liền với một hình thái nhất định: tư bản tiền tệ, tư bản – sản xuất, tư bản hàng hoá. Chỉ sau khi hoàn thành chức năng thích ứng với mỗi hình thái mà nó phải mang lãy trong một thời gian nhất định tư bản công nghiệp mới mang một hình thái khác khiến cho nó có thể bước vào một giai đoạn chuyển hoá mới. Để làm sáng tỏ điểm này chúng ta giả định trong ví dụ của chúng ta rằng giá trị- tư bản nằm trong khối hàng hoá mà người ta làm ra được trong giai đoạn sản xuất, là ngang với tổng số giá trị ứng ra lúc ban đầu dưới hình thái tiền, nói một cách khác , chúng ta giải định rằng toàn bộ giá trị tư bản ứng ra bằng tiền, chuyển luôn cả một lần từ một giai đoạn này sang giai đoạn kế tiếp. Nhưng chúng ta đã thấy rằng , một phần của tư bản bất biến, cụ thể là các tư liệu lao động được sử dụng liên tiếp vào một số ít hoặc nhiều những quá trình sản xuất lắp đi lắp lại, thành thử phần một mà thôi. Sau này, chúng ta sẽ thấy rằng trong chừng mực nào, tình hình ấy làm biến đổi quá trình tuân fhoàn của tư bản. Qua đó , ta thấy rõ rằng tư bản – tiền tệ ứng ra cần được chuyển hoá trước hết thành tư liệu lao động, tức là cần đi qua giai đoạn thứ nhất T –H, rồi sau đó mới có thể làm chức năng tư bản sản xuất SX được.
Trong công thức chung , sản phẩm của SX được coi là một vật chất khác với các yếu tố của tư bản sản xuất, là một vật có một sự tồn tại tách rời quá trình sản xuất và một hình thái sử dụng khác với hình thái sử dụng của các yếu tố sản xuất. Điều này diễn ra trong tất cả mọi trường hợp trong đó kết quả của quá trình là một vật, thậm chí còn diễn ra ngay cả khi một bộ phận của sản phẩm lại gia nhập làm một yếu tố trong quá trình sản xuất mới. Tuy vậy, có những ngành công nghiệp độc lập, trong đó sản phẩm của quá trình sản xuất lại không phải là một sản phẩm vật chất mới , không phải là một sản phẩm vật chất mới, không phải là một hàng hoá. Trong những ngành này , thì chỉ riêng ngành công nghiệp thực hiện công việc giao thông vận tải là ngành có một tầm quan trọng.
Nhưng cái mà công nghiệp vận chuyển bán ra là bản thân việc đổi chỗ. Hiệu quả có ích do nó cung cấp thì gắn liền không thể tách rời được với quá trình vận chuyển, tức là với quá trình sản xuất của công nghiệp . Người và hàng hoá cùng di chuyển một lúc với một phương tiện vận chuyển nhất định, và sự vận động của phương tiện này, sự đổi chỗ của nó lại chính là quá trình sản xuất do nó tạo ra. Hiệu quả có ích chỉ có thể tiêu dùng được trong thời gian qua trình sản xuất, hiệu quả ấy không tồn tại với tư cách là vật phẩm tiêu dùng chỉ sau khi được sản xuất ra mới làm chức năng thương phẩm và mới lưu thông làm hàng hoá. Nhưng giá trị trao đổi của bất kỳ hàng hoá nào khác, cũng vẫn được quyết định bởi giá trị của các yếu tố sản xuất được tiêu dùng để sản xuất ra nó ( sức lao động và những tư liệu sản xuất) cộng thêm giá trị thặng dư do lao động thặng dư của công nhân làm việc trong công nghiệp vận chuyển tạo ra. Còn việc tiêu dùng hiệu quả có ích đó của ngành công nghiệp vận chuyển, thì về mặt này nó biến mất cùng với việc tiêu dùng , nếu nó được vận chuyển vào bản thân hàng hoá với tư cách là một giá trị phụ thêm. Bởi vậy, đối với công nghiệp vận chuyển, công thức sẽ là :
SLĐ
T- H < ... SX ... T’ , cái mà người ta trả tiền tiêu dùng ở
TLSX
đây chính là bản thân quá trình sản xuất, chứ không phải một sản phẩm có thể tách rời quá trình ấy. Do đó hình thái này hầu như cũng giống với các hình thái sản xuất ra các kim loại quý, chỉ khác có một điểm là ở đây, T’ là hình thái chuyển hoá của hiệu quả có ích được tạo ra trong quá trình sản xuất,chứ không phải là hình thái tự nhiên của vàng hay bạc được sản xuất ra trong quá trình đó và được đẩy ra khỏi quá trình đó.
Tư bản công nghiệp là phương thức tồn tại duy nhất của tư bản trong đó chức năng của tư bản không phải chỉ là chiếm hữu giá trị tahựng dư, tức là chiếm hữu sản phẩm thặng dư. Vì thế tư bản công nghiệp quyết định tính chất tư bản chủ nghĩa cuả sản xuất sự tồn tại của tư bản công nghiệp bao hàm sự tồn tại của mâu thuẫn giai cấp giữa nhà tư bản và công nhân làm thêu. Nó càng chi phối được nền sản xuất xã hội, thì càng diễn ra một sự đảo lộn trong kỹ thuật cũng như trong tổ chức xã hội của quá trình lao động, và cùng với điều đó, cả trong loại hình kinh tế – lịch sử của xã hội nữa. Những loại tư bản khác xuất hiện trước tư bản công nghiệp , trong khuôn khổ những phương thức sản xuất xã hội đã quá thời hay đang tan rã, thì không những đều bị phụ thuộc vào tư bản công nghiệp và không những đều phải thay đổi kết cấu chức năng của chúng cho thích hợp với nó; từ nay những loại tư bản ấy chỉ hoạt động trên cơ sở của tư bản công nghiệp, do chúng sống còn hay diệt vong, tiếp tục tồn tại hay sụp đổ cùng với các cơ sở ấy. Còn tư bản tiền tệ hay tư bản hàng hoá, chừng nào , chúng xuất hiện cùng với các chức năng của chúng bên cạnh tư bản công nghiệp với tư cách là đại biểu cho những ngành kinh doanh đặc biệt, thì chúng chỉ là những phương thức tồn tại của các hình thái chức năng khác nhau mà tư bản công nghiệp lần lượt mang lãy rồi lại trút bỏ đi trong lĩnh vực lưu thông những phương thức này do sự phân cộng lao động xã hội mà đạt tới chỗ tồn tại độc lập và phát triển một cách phiến diện.
Một mặt, tuần hoàn T... T’ chằng chịt với lưu thông chung của hàng hoá, ra khỏi lưu thông chung ấy, trở vào lưu thông chung ấy. Mặt khác , đối với nhà tư bản cá biệt, tuần hoàn đó là một vận động độc lập đặc thù của giá trị tư bản – vận động này một phần thì tiến hành trong giới hạn lưu thông chung của hàng hoá, một phần thì tiến hành ở ngoài lưu thông ấy, nhưng bao giừo cũng giữ tính chất độc lập của nó. Sở dĩ như vậy là vì, một là, cả hai giai đoạn của vận động, là những giai đoạn tiến hành trong lĩn vực lưu thông T- h và H’ – T’, đều có những chức năng rõ rệt với tư cách là những giai đoạn vận động của tư bản, trong T – H thì về mặt hình thái tự nhiên, H phải là sức lao động và tư liệu sản xuất, trong H’- T, thì giá trị tư bản + giá trị thặng dư đều được thực hiện . Hai là, quá trình sản xuất, SX, bao gồm cả sự tiêu dùng của sản xuất. Ba là, việc tiền quay trở về điểm xuất phát của nó làm cho vận động T... T’ trở thành một tuần hoàn, một vận động vòng tròn.
Do đó, một mặt, mọi tư bản cá biệt, ở hai nửa lưu thông của nó T –H và H’ – T’ là một yếu tốcủa lưu thông chung của hàng hoá, trong đó nó vận động xen kẽ khi thì với tư cách là tiền , khi thì với tư cách là hàng hoá, thành thử bản thân nó , hình thành một khâu trong cái chuỗi chung những biến hoá hình thái của thế giới hàng hoá. Mặt khác , trong giới hạn lưu thông chung, mỗi tư bản cá biệt lại đi theo cáci vòng tuần hoàn độc lập của nó, trong tuần hoàn này lĩnh vực sản xuất là một giai đoạn quá độ và trong đó nó quay trở về điểm xuất phát của nó dưới chính ngay cái hình thái mà nó đã mang khi từ giã điểm xuất phát ấy. trong giới hạn của tuần hoàn của bản thân nó, tuần hoàn bao hàm cả sự biến hoá hình thái hiện thực của nó trong quá trình sản xuất, tư bản đồng thời cuãng thay thế về đại lượng giá trị. Nó quay trở về không những với tư cách là giá trị tiền tệ, mà còn với tư cách là một giá trị – tiền tệ đã lớn lên, đã tăng thêm.
Nêú chúng ta xét xem T- H... SX... H’ – T’, coi đó là hình thái đặc thù của quá trình tuần hoàn của tư bản bên cạnh những hình thái khác mà sau này chúng ta sẽ nghiên cứu , thì nó có những đặc điểm.
Nó là tuần hoàn của tư bản tiền tệ, bởi vì dưới hình thái tiền của nó, với tư cách là tư bản tiền tệ, tư bản công nghiệp cấu thành điểm xuất phát của toàn bộ quá trình và điểm quá trình ấy quay trở lại. Bản thân công thức nói lên rằng ở đây không phải bị tiêu đi với tư cách là tiền, mà chỉ là được ứng trước , và vì vậy nó chỉ là hình thái tiền của tư bản , tức là tư bản -tiền tệ. Công thức đó còn nói lên rằng giá trị trao đổi, chứ không phải giá trị sử dụng, mới là mục đích tự thân quyết định sự vận động. Chính vì hình thái tiền của giá trị là hình thái biểu hiện độc lập, có thể sờ mó được của giá trị sử dụng, chính vì vậy nên hình thái lưu thông T... T’ – mà điểm xuất phát và điểm kết thúc đều là tiền hiện thực- biểu thị một cách rõ rệt nhất các động cơ của bản thân tư bản chủ nghĩa : làm ra tiền. Quá trình sản xuất chỉ là một khâu trung gian không thể tránh được. Vì thế cho nên cứ từng kỳ một, tất cảc các nước theo phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đều phải mắc phải từng cơn mê loạn đầu cơ, muốn làm ra tiền mà không thông qua quá trình sản xuất.
- Trong tuần hoàn ấy, giai đoạn sản xuất, tức là chức năng SX, là một sự đứt quãng giữa hai giai đoạn lưu thông T – H... H’ –T’, lưu thông này lại chỉ là môi giới cho lưu thông giản đơn T –H –T’.Ngay trong bản thân hình thái ấy của quá trình tuần hoàn , quá trình sản xuất biểu hiện một cách hình thức và rõ rệt nó là cái gì trong sản xuất tư bản chủ nghĩa: một thủ đoạn đơn thuần để làm cho giá trị ứng trước tăng thêm giá trị, do đó làm giàu để làm giảm là mục đích tự thân của việc sản xuất.
-Vì cái chuỗi liên tiếp những giai đoạn là do T- H mở đầu, cho nên khâu lưu thông thứ hai H’ -T’; do đó điểm xuất phát T, là tư bản – tiền tệ cần làm cho tăng thêm giá trị, và điểm kết thúc, T’ ,là tư bản – tiền tệ đã tăng thêm giá trị, tức là T +t, trong T thể hiện ra là tư bản đã được thực hiện bên cạnh con đẻ của nó là t . Điều đó làm cho tuần hoàn T phân biệt vơi hai tuần hàon kia là SX và H’, và phân biệt về hai phương diện. Một mặt, sự phân biệt đó là ở chỗ hai cực của tuần hoàn mang hình thái tiền, nhưng tiền lại là hình thái tồn tại độc lập. Mặt khác, hình thái sx... SX không nhất thiết phải trở thành SX... SX ( SX+ sx) và trong hình thái H’... H’ thì nói chung, không thể thấy một sự khác một sự khác nhau nào về giá trị giữa hai cực cả. Do đó đặc trưng của công thức T- T’ là một mặt, giá trị tư bản cấu thành diểm xuất phát và giá trị tư bản đã tăng thêm , giá trị là điểm quay ttrở về , thành thử việc ứng trước của giá trị tư bản là phương tiện, còn giá trị tư bản đã tăng thêm giá trị là mục đích cua rtoàn bộ hành vi , mặt khác, nét đặc trưng đối với nó là ở chỗ quan hệ đó biểu hiện dưới hình thái tiền, tức là dưới hình thái độc lập của giá trị, vì vậy mà tư bản tiền tệ biểu hiện thành tiền đề là tiền.
- Vì T’ , tức là tư bản – tiền tệ đã thực hiện với tư cách là kết quả H’ –T’, quá trình bổ xung và kết thúc T- H – hoàn toàn tồn tại dưới hình thái mà nó mang khi nó có thể , khhi ra khỏi tuần hoàn thứ nhất với tư cách là tư bản tiền tệ đã lớn thêm : T’ = T + t: ít ra hình thái T...T’ cũng không nói lên rằng khi tuần hoàn được lặp lại thì lưu thông của t tách rời lưu thông của T. Vì thế nếu chúng ta thấy riêng một lần tuần hoàn (được lặp lại thì lưu thông của t) của tư bản tiền tệ mà xét, thì về mặt hình thức, nó chỉ biểu hiện quá trình làm tăng thêm giá trị và quá trình tích luỹ mà thôi. ở đây sự tiêu dùng chỉ biểu thị thành sự tiêu dùng sản xuất bằng
SLĐ
T- H < chỉ có sự tiêu dùng ấy mới nằm trong tuần hoàn
TLSX
đó của tư bản cá biệt.
A2. Chu chuyển của tư bản
1)Chu chuyển của tư bản. Thời gian chu chuyển .
Sự tuần hoàn của tư bản, nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới và lắp đi lắp lại, chứ không phải là một quá trình cô lập, riêng lẻ, thì gọi là chu chuyển của tư bản.
Tư bản – tiền tệ đã chuyển hoá thành tư bản khả biến – tức là tiền ứng ra trả tiền công – có một tác dụng chủ yếu trong bản thân lưu thông tiền tệ, vì chỗ giai cấp công nhân buộc phải sống ngày nào hay ngày ấy , vì vậy mà không có thể cho nhà tư bản công nghiệp mua chịu dài hạn, nên nhà tư bản ứng tiền mặt ra, theo những thời gian khá ngắn, một tuần ... và ứng ra dồng thời nên rất nhiều điểm khác nhau trong xã hội. Hành vi đó phải được lắp đi lắp lại trong những khoảng thời gian tương đối ngắn (khoảng thời gian này càng ngắn thì tổng số tiền mỗi lần được ném vào lưu thông , theo con đường đó lại càng tương đối it đi ) dù những thòi kỳ chu chuyển của những tư bản trong các ngành công nghiệp khác nhau có khác nhau như thế nào cũng vậy. trong tất cả các nước sản xuất theo phương thức tư bản chủ nghĩa, thì tư bản tiền tệ ứng ra như vậy đều là một bộ phận tương đối quyết định trong tổng lưu thông, hơn nữa là vì trước khi tiền đó quay trở về điểm xuất phát của nó, thì nó đi vào những con đường hết sức khác nhau và làm chức năng phương tiện lưu thông cho rất nhiều công việc kinh doanh khác.
Nếu chúng ta giả định rằng thời gian chu chuyển ngắn hơn- hay đứng về mặt lưu thông giản đơn của các hàng hoá, chúng ta giả định là là tiền lưu thông nhanh hơn – thì một lượng tiền ít hưon nữa cũng đủ làm cho những giá trị -hàng hoá trao đổi với nhau có thể lưu thông được; tổng số tiền- khi chúng ta đã biết rõ số lần trao đổi liên tiếp nhau – bao gồm cũng quyết định bởi tổng số giá cả, hay tổng số giá trị của những hàng hoá đang lưu thông. Đối với hành vi đó, hoàn toàn không cần xem là, một mặt, giá trị thặng dư, và mặt khác giá trị tư bản chiếm tỷ lệ nào trong các tổng số giá trị đó.
Thời gian chu chuyển của tư bản là khoảng thời gian kể từ khi tư bản ứng ra dưới một hình thức nhất định ( tiền tệ , sản xuất, hàng hoá) cho đến khi nó trở về tay nhà tư bản cũng dưới hình thức như thế nhưng có thêm giá trị thặng dư. Thời gian chu chuyển của tư bản là thước đo thời hạn đổi mới , thời hạn lắp đi lắp lại quá trình tăng thêm giá trị của tư bản.
Như vậy, muốn chu chuyển một vòng, tư bản phải triải qua hai giai đoạn lưu thông và một giai đoạn sản xuất. Thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực sản xuất.
Thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông gọi là thời gian lưu thông. Vậy thời gian chu chuyển của tư bản gồm có thời gian sản xuất và thời gian lưu thông.
Phần quan trọng nhất của thời gian sản xuất là thời kỳ làm việc. Trong thời kỳ đó, lao động trực tiếp tác động đến đối tượng lao động đang được chế biến. Thời kỳ làm việc này dài ngắn là tuỳ theo những điều kiện cụ thể của từng ngành, của từng xí nghiệp, như : tính chất công việc, điều kiện trang bị kỹ thuật... chẳng hạn như thời kỳ làm việc để sản xuất đầu máy xe lửa nhất định dài hơn thời kỳ làm việc để kéo sợi.
Trong thời gian sản xuất còn có những khoảng thời gian gián đoạn trong khi chế biến , trong thời gian đó, đối tượng lao động phải chịu ảnh hưởng của quá trình tự nhiên như trường hợp gây men cho rượu, ngâm da thuộc, sấy gỗ...
Thời gian lưu thông là khoảng thời gian mà tư bản chuyển từ hình thức tiền tệ sàn hình thức sản xuất, và từ hình thức hàng hoá chuyển về hình thức tiền tệ. Đó là thời gian mua hàng và thời gian bán hàng của nhà tư bản. Thời gian này dài hay ngắn là tuỳ theo điều kiện mua tư liệu thời sản xuất và điều kiện bán hàng tuỳ theo thị trường xa hay gần tuỳ ttheo trình độ phát triển của phương tiện giao thông vận tải.
2)Điều kiện để tuần hoàn được bình thường
Với tư cách là một tổng thể thì tư bản nằm trong các giai đoạn khác nhau của nó cùng trong một lúc, nằm cạnh tranh nhau trong không gian. Nhưng mỗi một bộ phận đều không ngừng lần lượt chuyển từ một giai đoạn này, một hình thức chức năng khác và bằng cách ấy, lần lượt hoạt động trong tất cả mọi hình thái. Như vậy, các hình thái này đều là những hình thái nhất thời , và cùng với tồn tại của chúng do sự nối tiếp nhau của chúng làm môi giới . Mỗi một hình thái đều theo sau và đi trước một hình thái khác, thành thử điều kiện cho một bộ phận này của tư bản quay trở về một hình thái khác. Mỗi một bộ phận đều không ngừngtiến hành vòng chu chuyển của bản thân nó , nhưng trong hình thái đó mỗi lần lại là một bộ phận khác của tư bản, và những vòng chu chuyển đặc thù ấy chỉ cấu thành những yếu tố tồn tại cùng một lúc và kế tiếp nhau của tổng quá trình.
Chỉ có trong sự thống nhất của cả ban tuần hoàn thì sự liên tục của tổn qú trình mới thực hiện được, chứ không phải trong sự đứt quãng đ nói trên kia. Trong tư bản xã hội bao giờ cũng là sự thống nhất cả ba tuần hoàn . Đối với những tư bản cá biệt thì sự liên tục của tái tái sản xuất thường đôi khi bị rối loạn nhiều hay ít. Một là, ở những thời kỳ khác nhau, khối lượng giá trị thường được phân phối thành những bộ phận không bằng nhau theo những giai đoạn và hình thái chức năng khác nhau. Những bộ phận ấy cũng có thể được phân phối khác nhau tuỳ theo tính chất của hàng hoá cần sản xuất, nghĩa là tuỳ theo đặc điểm của lĩnh vực sản xuất trong đó tư bản được đầu tư vào. Sự liên tục có thể bị vi phạm nhiều hoặc ít trong những ngành sản xuất lệ thuộc vào thời vụ- không thể là do những điều kiện tự nhiên, hoặc do tập quán, như trong các loại lao động làm theo mùa. Công xưởng và hầm mỏ là những nơi mà quá trình tiến hành đều đặn và ít thay đổi . Song sự khác nhau ấy giữa các ngành sản xuất tuyệt nhiên không dẫn đến một sự khác nhau nào giữa các hình thái chung của quá trình tuần hoàn.
3)Phân chia tư bản:
Tính quy định của các hình thái tư sản cố định và tư bản lưu động chỉ bắt nguồn từ những sự khác nhau trong chu chuyển của giá trị- tư bản hoạt động trong quá trình sản xuất, tức là của tư bản sản xuất mà thôi. Các chu chuyển khác nhau ấy lại là kết quả của phương thức khác nhau mà các yếu tố khác nhau của tư bản sản xuất dùng để chuyển giá trị của chúng vào sản phẩm, chứ không phải là kết quả của sự tham gia khác nhau của các yếu tố ấy vào việc sản xuất ra giá trị sản phẩm, cũng không phải do vai trò đặc biệt của chúng trong quá trình làm tăng thêm giá trị. Cuối cùng , những sự khác nhau trong cách chuyển giá trị vào sản phẩm, và do đó, cả sự khác nhau trong phương thức mà giá trị ấy được sản phẩm đưa vào lưu thông và được những sự biến hoá hình thái của sản phẩm tái tạo ra dưới hình thái tự nhiên lúc ban đầu của nó- nhưng sự khác nhau đó bắt nguồn từ những sự khác nhau của những hình thái vật chất khác nhau dươí đó tư bản sản xuất tồn tại: một bộ phận tư bản sản xuất ấy bi tiêu dùng toàn bộ khi tạo ra mỗi sản phẩm ,còn một bộ phận khác chỉ bị tiêu dùng dần dần. Do đó, chỉ có tư bản sản xuất mới có thể phân chia thành tư bản cố định và tư bản lưu động. Trái lại, đối với hai phương thức tồn tại khác của tư bản công nghiệp, tức là đối với tư bản – hàng hoá, cũng như đối với tư bản – tiền tệ, thì không có sự đối lập này, nó cũng không tồn tại với tư cách là sự đối lập này chỉ tồn tại đối với tư bản sản xuất. Sự đối lập này chỉ tồn tại đối với tư bản sản xuất và trong giứo hạn của tư bản sản xuất mà thôi. tư bản- tiền tệ và tư bản – hàng hoá có thể hoạt động làm tư bản , nhưng dầu cho chúng có chu chuyển nhanh đến đâu chăng nữa thì chúng có thể trở thành tư bản lưu thông đối lập với tư bản cố định, khi nào chúng chuyển hoá thành những yếu tố lưu động của tư bản sản xuất. Nhưng vì hai hình thái này của tư bản tồn tại trong lĩnh vực lưu thông.
Sự chu chuyển của yếu tố cố định của tư bản, và do đó, thời gian cần thiết cho sự chu chuyển ấy, bao gồm mấy vòng chu chuyển của các yếu tố lưu động của tư bản. Trong khi tư bản cố định chỉ chu chuyển được một lần, thì tư bản lưu động đã chu chuyển được mấy lần. Một trong những bộ phận cấu thành cuả giá trị của tư bản sản xuất chỉ có được tính quy định hình thái của tư bản cố định chừng nào mà tư liệu sản xuất, trong đó bộ phận ấy tồn tại, không bị hao mòn hết trong khoảng thời gian sản phẩm được sản xuất, ra và được ném ra khỏi lĩnh vực sản xuất với tư cách là hàng hoá. Một bộ phận giá trị của tư liệu sản xuất vẫn phải gắn liền như trước đây với hình thái sử dụng cũ đang được duy trì, trong khi đó thì một bộ phận khác được thành phẩm đưa vào lưu thông, sự lưu thông của sản phẩm này đồng thời cuãng là sự lưu thông của toàn bộ giá trị của bộ phận lưu động của tư bản.
Thực trạng về tình hình huy động vốn ở nước ta trong thời gian qua .
A. Thực trạng về tình hình huy động vốn .
Nước ta cũng như bất kì nước nào trên thế giới muốn xây dựng một nền kinh tế mới, muốn thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh đều cần phải có vốn. Vốn cho nền kinh tế như máu cho cơ thể. Thiếu vốn kinh tế sẽ chậm phát triển. Song vốn dược tạo lập từ đâu, bằng cách nào, phụ thuộc rất lớn vào chính sách và cơ chế tạo vốn. Thông thường vốn được huy động từ hai nguồn: trong nước và nước ngoài. Song từ nguồn nào đi chăng nữa, nó cũng chỉ được sinh ra do quá trình tiết kiệm và tích luỹ của cá nhân và Nhà nước.
1) Tình hình huy động vốn trong nước
Vốn trong nước được huy động từ các nguồn như: ngân sách, ngân hàng, các doanh nghiệp và dân cư tự huy động vốn .
Cũng như các nước trong khu vực châu á, trong giai đoạn đầu phát triển, nước ta gặp phải mâu thuẫn giữa nhu cầu vốn lớn vói số vốn trong nước còn quà ít ỏi. Mặc dù những năm qua chúng ta đã quan tâm đến nguồn vốn trong nước và việc huy động vốn này đã tăng lên qua các năm, song tình hình thiếu vốn đầu tư cho phát triển đang trở nên gay gắt trên mọi lĩnh vực. Trong tổng số vốn dùng để đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước, thì nguồn vốn trong nước hiện mới chiếm khoảng 25%, còn 75% phải dựa vào nguồn vốn nước ngoài . nguồn vốn trong nước của ta đạt tỷ lệ thấp , một mặt do tỷ lệ tiết kiệm còn thấp , mặt khác do việc huy động vốn kém hiệu quả . Tỷ lệ tiết kiệm của cả nền kinh tế so với tổng sản phẩm quốc nội năm 1997 đạt 6,9% , xấp xỉ bằng năm 1995 khoảng 13% . Theo kinh nghiệm muốn phát triển kinh tế vững chắc ở mức 8%/năm thì tỷ lệ tiết kiệm ít nhất là 25%, nếu không, phải dựa chủ yếu vào nguồn vay mượn và đầu tư nước ngoài. Một khi đã dựa chủ yếu vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài, mà không có các biện pháp sử dụng, quản lý có hiệu quả thì rất dễ bị phụ thuộc hoặc gánh nặng nợ ngày sẽ càng lớnvà khả năng trả nợ càng khó khăn hơn.
2) Huy động vốn qua kênh ngân sách Nhà nước .
Huy động vốn qua kênh ngân sách của nhà nước được thực hiện dưới các hình thức như động viên thuế, phí và các hình thức vay nợ qua Kho bạc Nhà nước như công trái tín phiếu ... Nhìn chung từ năm 1992 trở về trước, thu trong nước mà chủ yếu là từ thuế, phí của nước ta chưa đủ bù đắp chi thường xuyên của ngân sách nhà nước, thậm chí nhiều năm nhà nước còn phải phát hành thêm tiền hoặc phải sử dụng một phần vốn vay nước ngoài để chi tiêu dùng. Từ năm 1992 trở lại đây, thực hiện chính sách tài chính –tiền tệ thắt chặt chúng ta mới chấm dứt được tình trạng phát hành tiền cho chi tiêu dùng của ngân sách ; thu về thuế và phí không những đã bù đắp chi tiêu thường xuyên của nhà nước mà còn dành ra một phần để tích lũy đầu tư cho phát triển kinh tế. Năm 1994, tiết kiệm từ thuế, phí dành cho đầu tư phát triển kinh tế khoảng 1% GDP, năm 1995 là 2,1% GDP. Tỷ lệ động viên về thuế , phí dành cho đầu tư phát triển từ 14% GDP 9 (năm 1993); lên 17% (năm 1994) ;lên 22,7% (năm 1995) và gần 24% năm 1996. Thu về thuế , phí tăng , song phần chủ yếu dựa vào thuế nhập khẩu , điều này chứnh tỏ nước ta còn nhập siêu lớn, như vậy sẽ không khuyến khích huy động mọi nguồn lực cho phát triển và hạn chế sự hoà nhập thị trường nước ta vào thị trường quốc tế. Thuế của ta hiện nay còn thất thu khá lớn, theo đáng giá chung tỷ lệ thất thu khoảng 30%. Như vậy trong những năm tới chúng ta chưa cần điều chỉnh tăng thuế (vẫn giữ mức động viên trong chính sách thuế như hiện nay ) , mà chỉ cần tập trung chống thất thu thuế có hiệu quả, đồng thời ra sức thực hành tiết kiệm chi tiêu dùng của ngân sách, thì vẫn có thể nâng tỷ lệ tích luỹ trong nước lên nhiều hơn hiện nay để đầu tư cho xây dựng nền kinh tế mới.
Việc huy động vốn vay trong nước để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước trong những năm qua đã có xu hướng phát triển tốt .
Trong tổng số vay nợ trong nước qua kênh ngân sách so với tổng số thiếu hụt của ngân sách Nhà nước, nếu như thời kỳ 1986 - 1990 chỉ đạt 0,3%, thì những năm tiếp theo tỷ lệ này là: 7,4% năm 1993, 25% năm 1995 và lên tới 35% trong năm 1997. Sau khi hệ thống kho bạc nhà nước được thành lập và đi vào hoạt động (1-4-1990), Nhà nước đã quan tâm nhiều hơn đến việc huy động vốn trong nước bằng các hình thức: tín phiếu, trái phiếu... song số vốn huy động được còn rất hạn chế và chủ yếu vẫn là nguồn vốn ngắn hạn (chiếm 90% doanh số phát hành), hình thức huy động vốn còn đơn điệu .
Tính chung trong 3 năm 1993-1996, tổng số vốn huy động qua hình thức tín phiếu kho bạc cỡ khoảng 5.250 tỷ đồng, dự kiến năm 1997 đạt 3.360 tỷ đồng chiếm xấp xỉ 2% GDP. Hình thức tín phiếu kho bạc với thời hạn dài (3 năm ) hầu như chưa nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của dân cư mà chủ yếu là dùng biện pháp bắt buộc các doanh nghiệp phải mua, những kết quả thu được không đáng kể .
3) Huy động vốn qua kênh tín dụng ngân hàng .
Từ năm 1989 trở về trước việc huy động vốn của ngân hàng chủ yếu trông chờ vào nguồn phát hành để cho vay, việc huy động vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp và dân cư bị xem nhẹ. Sau khi thực hiện cải cách kinh tế (năm 1990 ) thì hệ thống Ngân hành mới thực sự bước vào thời kỳ hoạt động theo cơ chế thị trường. Trong tiến trình đổi mới, nước ta đã lập được hệ thống ngân hàng hai cấp: Ngân hàng Nhà nước làm chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng và Ngân hàng thương mại làm nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ trên nguyên tắc “đi vay để cho vay ”. Hệ thống ngân hàng thương mại đã phát triển ngày càng đa dạng, địa bàn kinh doanh ngày càng được mở rộng đến các thành phần kinh tế, hình thức huy động vốn đã khá phong phú và uyển chuyển. Bên cạnh các hình thức huy động tiết kiệm truyền thống còn có các hình thức huy động mới theo tín hiệu thị trường như các loại kỳ phiếu ngắn hạn, kỳ phiếu ngoại tệ có kỳ hạn, chứng chỉ gửi tiền, kỳ phiếu ngân hàng có mục đích, kỳ phiếu ngân hàng được bảo đảm giá trị bằng vàng,tiết kiệm xây dựng nhà ở. Kết quả đem lại là nguồn vốn huy động được qua hệ thống ngân hàng có xu hướng tăng lên nhanh chóng qua các năm, đến nay tổng số vốn huy động qua các tổ chức kinh tế và dân cư chiếm trên 42% tổng tài sản nợ của tất cả các ngân hàng trong toàn quốc. Số tiền gửi ngân hàng của Nhà nước và các ngân hàng Thương mại quốc doang tăng lên nhanh chóng; nếu như năm 1993 tổng số tiền gửi mới đạt 7.800 tỷ đồng thì năm 1994 là10.200 tỷ đồng (so với năm 1993 tăng 133%); năm 1995 là 20.100 tỷ đồng (so với năm 1994 tăng 10,4%); năm 1996 là 22.900 tỷ đồng (so với năm 1995 tăng 13,9% ) và dự kiến năm 1997 là 25.900 tỷ đồng (so với năm 1996 tăng 13,1%).
Số vốn huy động được của các Ngân hàng Thương mại quốc doanh từ năm 1994 trở lại đây bình quân năm đạt 4.100 tỷ đồng, tương đương khoảng 3,5% GDP. Theo thống kê, ở nước ta hiện nay tính ra chỉ có 6% dân số có quan hệ với hệ thống Ngân hàng, số dư tiền gửi tiết kiệm ở Ngân hàng những năm gần đây chỉ đật bình quân đầu người/năm là 5-6USD. Tổng số vốn huy động trong dân cư bằng các hình thức qua kênh ngân sách và ngân hàng như tín phiếu, trái phiếu kho bạc, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu ngân hàng ...gần đây mới chỉ đạt 8.000 tỷ đồng trên năm, chiếm khoảng 5% GDP và chủ yếu vẫn là nguồn vốn ngắn hạn. Như vậy nếu so với các nước cùng khu vực châu á thì tỷ lệ vốn trong nước của nước ta vẫn còn thấp. Ngay từ thập kỷ 70,80 tỷ lệ huy động vốn của các nước này đã đạt từ 20-30% GDP. Nguồn vay của dân của các nước kinh tế phát triển gần đây đã đạt 40-50%, thậm chí ở Mỹ còn lên tới 50%GDP (năm 1997 là 6.200 tỷ USD).
Theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài thuộc hiệp hội tài chính quốc tế (IFC) thì hiện nay hệ thống tài chính Việt Nam mới kiểm soát được 10% nguồn vốn của nền kinh tế, phần còn lại thuộc các cơ cấu kinh tế tài chính không chính thức. Thực tế cho thấy nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư của ta còn rất lớn. Theo số liệu của một số chuyên gia kinh tế đã tính toán (nhưng chưa có căn cứ đăng tải trên các báo cáo) thì số vốn này có thể lên tới 12 tỷ USD, trong đó số USD tiềm ẩn trong dân chúng vào khoảng 2 tỷ USD, thêm vào đó là số vàng đang cất trữ tương đương 15- 20 triệu lạng, quy ra USD trị giá khoảng 7 – 10 tỷ USD. Nguồn vốn được huy động từ trong nước còn rất thấp cá nhiều nguyên nhân, trước hết là vì người dân chưa thật tin tưởng vào sự ổn định kinh tế, còn sợ lạm phát, kế đến là vì ta chưa có nhiều hình thức huy động vốn linh hoạt, có lãi suất hấp dẫn phù hợp với tâm lý người Việt Nam, cũng như nước ta chưa tạo ra được môi trường pháp lý, môi trường kinh tế và bộ máy nhân sự thuận lợi đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường, hơn nữa thị trường vốn của nước ta bước đầu mới hình thành sơ khai, chưa hoàn chỉnh nên phần nào đã hạn chế việc huy động mọi nguồn vốn trên thị trường. Tính chất chưa hoàn chỉnh của thị trường vốn của nước ta thể hiện ở các mặt như :
- Các nguồn vốn giao lưu chủ yếu là ngắn hạn.
- Hoạt động giao lưu vốn được thực hiện chủ yếu giữa các pháp nhân kinh
tế chưa mở rộng ra các tầng lớp dân cư.
- Giá vốn (lãi suất) vẫn mang tính chất cứng nhắc, áp đặt nhiều hơn là thể hiện qua quan hệ cung cầu.
- Thị trường vốn mới nặng nề về một phía sử dụng công cụ ngân hàng thiếu hẳn một công cụ quan trọng khác là thị trường chứng khoán. Như vậy việc huy động vốn trong nước của ta hiện nay chưa tương ứng với tiềm năng có thể và cần khai thác, còn thấp so với yêu cầu đẩy nhanh tốc độ hiện đại hoá nền kinh tế.
4) Tình hình huy động vốn trong các doanh nghiệp:
Nhìn chung từ khi thực hiện chính sách đổi mới mỗi thành phần kinh tế đều được phép huy động vốn từ các nguồn vốn khác nhau với các hình thức đa dạng và phong phú như góp vốn liên doanh, liên kết, gọi vốn cổ phần, hợp tác đầu tư, vay vốn ... ở một mức độ nhất định thì quan hệ cung cầu về vốn phần nào đã được đáp ứng, lãi suất vay, cho vay và các hình thức khác thể hiện qua giá cả của vốn, đã xuất hiện mang dáng dấp của quan hệ thị trường. Tuy vậy cho đến nay vấn đề tích tụ vốn và huy động vốn để đầu tư chiều sâu, cải tiến công nghệ, mua sắm máy móc thiết bị hiện đại của các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn phức tạp.
Thực hiện công cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nưỡcn năm gần đây chúng ta sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước từ 12.000 doanh nghiệp trước đây còn 6.000 doanh nghiệp, nhưng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này còn rất thấp, vẫn còn khoảng 20% doanh nghiệp bị thua lỗ, tích luỹ nội bộ các doanh nghiệp nhà nước rất hạn chế nên phát sinh tình trạnh chung là thiếu vốn nghiêm trọng. Nguyên nhân của tình hình trên là do:
- Các doanh nghiệp vẫn mang nặng tư tưởng ỷ lại vào sự bao cấp của Nhà nước, chưa làm quen với cơ chế thị trường, nên hoạt động rất kém hiệu quả.
- Một số chính sách tài chính hiện nay chưa tạo điều kiện và khuyến khích thoả đáng các doanh nghiệp tự đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh: chính sách thuế, chế độ thu khấu hao...
Trên thực tế cho đến nay đối với các doanh nghiệp nhà nước, nguồn vốn đầu tư ban đầu và các nguồn vốn bổ xung hầu như được rót từ ngân sách hoặc vay vốn ngân hàng, còn gọi vốn trong các hình thức khác như phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, tuy đã xuất hiện nhưng tiến độ còn rất chậm và chưa được nhiều người hưởng ứng.
Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các hộ tư nhân đã bước đầu huy động vốn tự có để đầu tư thực hiện việc hiện đại hoá quá trình sản xuất kinh doanh. Ngoài nguồn vốn tự có và nguồn vay rất hạn chế của Ngân hàng họ phải dựa phần lớn vào thị trường vốn không chính thức nên cũng đang gặp nhiều khó khăn.
5) Tình hình huy động vốn trong dân
Theo dự tính của một số nhà nghiên cứu , vốn trong dân hiện nay có khoảng 2,5 tỷ USD. Như vậy nếu nguồn vốn đó được khai thác đầy đủ sẽ chiếm một tỷ lệ lớn của nguồn vốn đầu tư trong nước. Và đó là nguồn vốn quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
Vốn trong dân chính là một lượng giá trị mới do lao động của con người sáng tạo ra được tích luỹ lại. Nó bao gồm hai nguồn chủ yếu: Thứ nhất, tiền tích luỹ và tiết kiệm của dân. Hiện nay nguồn này đang tăng lên theo mức độ tăng trưởng của nền kinh tế. Thứ hai, nguồn tiền di chuyển từ nước ngoài vào nước ta. Nguồn này hình thành do các luồng tiền sau: những người lao động hợp tác ở nước ngoài mang về, Việt kiều (nước ta có khoảng hai triệu Việt kiều) gửi về cho thân nhân trong nước mỗi năm khoảng 6000-7000 tỷ đồng. Cán bộ chuyên gia, lưu học sinh và cộng đồng người Việt ở các nước trên thế giới gửi và mang về nước. Theo dự tính của một số người nguồn vốn này có khoảng từ 14000-16000 tỷ đồng. Nó chiếm một tỷ lệ lớn (trên 60%) vốn trong dân.
Trong những năm gần đây, ngành ngân hàng nói riêng và các cơ quan tài chính nói chung đã nhiều lân cải tiến hình thức và nội dung huy động nguồn vốn này. những biện pháp thích hợp trong điều kiện và khoảng thời gian nhất định đã được đưa ra áp dụng. Việc huyv động nguồn vốn trong dân cùng với các nguồn vốn khác trong xã hội tăng lên đáng kể. Kết quả vào giữa năm 1998 các ngân hàng nước ta đã thừa hơn 2.800 tỷ đồng. Một vài số liệu của các chuyên gia ngân hàng và tài chính cho biết: số dư tiền gửi tiết kiệm năm 1998 là 7.500 tỷ đồng, trong đó gần 90% là tiền gửi ngắn hạn. Đến cuối tháng 12 năm 1998 vốn của dân đầu tư vào sản xuất kinh doanh là 5.350 tỷ đồng. Như vậy tổng số vốn trong dân đã được huy động là 12.850 tỷ đồng, so với tiềm năng (25.00-27.000 tỷ đồng) thì mới đưa vào đầu tư được khoảng 50%. Còn lại gần 50% vốn trong dân vẫn nằm im, dưới dạng vàng, ngoại tệ, bất động sản và các loại tài sản khác. qua những số liệu trên đặt cho chúng ta câu hỏi: tại sao huy động vốn trong dân đạt thấp? Tại sao dân chúng chỉ gửi tiết kiệm ngắn hạn mà không gửi dài hạn?
Để trả lời cho những câu hỏi trên có thể đi từ rộng đến hẹp, từ nguyên nhân chủ quan đến khách quan nhưng chung quy lại có thể do những nghịch lý sau:
Một là, lãi suất tiền gửi chung hạn và dài hạn dã dược điều chỉnh cao hơn lãi suất tiền gửi ngắn hạn, nhưng “quyền lợi kinh tế” đó vẫn chưa tương xứng với thời gian gửi tiền của dân. có nghĩa là lãi suất tiền gửi trung và dài hạn còn ít mức. Chưa quy định cho mức lãi suất tiền gửi thời gian dài. Trả lãi cho tiền gửi có kỳ hạn rút ra trước hạn chưa linh hoạt, người rút tiền vẫn bị thiệt thòi nhiều.
Hai là, hiện nay một số ngân hàng thương mại chỉ huy động vốn ngắn hạn mà khước từ các khoản tiền gửi daì hạn. Rốt cuộc là ngân hàng tồn đọng một số lượng khá lớn vốn ngắn hạn, còn mặt hàng vốn dài hạnnhiều doanh nghiệp hỏi mua lại không có. Lý do này gây ách tắc ở khâu trung gian. Dân muốn gửi tiền, ngân hàng không nhận, đọng lại trong dân là tất yếu.
Ba là, hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm của các ngân hàng chưa thật phong phú và hấp dẫn. Các hình thức huy động hiện nay ngoài mức lãi suất ra, chưa có tác dụng khuyến khích bằng lợi ích kinh tế khác và chưa phù hợp với tâm lý người dân trong giai đoạn chuyển sang cơ chế thị trường.
Bốn là, tổ chức mạng lưới thu hút tiền gửi của các ngân hàng thương mại chưa rộng khắp, nhất là khu vực nông thôn, miền núi. Cách thức chi trả tiền gửi còn nhiều vấn đề chưa hợp lòng dân. hình thức tín phiếu, kỳ phiếu gửi dễ nhưng lấy ra rất khó. Quỹ tiết kiệm thủ tục còn rườm rà...
Năm là, các ngân hàng thương mại huy động vốn khi chưa có đầy đủ môi trường pháp lý và thị trường chứng khoán. Thị trường vốn ngắn hạn cần có luật bảo hộ quyền tài sản tư nhân, luật chứng khoán... để bảo vệ quyền lợi của dân, thì thị trường vốn dài hạn đòi hỏi cần có các luật này ở mức độ cao hơn nhiều. Bởi lẽ, có vốn và nhu cầu sử dụng vốn của dân thường xuyên biến
động, sau khi mua chứng khoán một thời gian nhất định lại phát sinh nhu cầu sử dụng vốn cho việc khác, nhưng chưa có luật đành rằng họ phải bó tay hoặc là giải quyết theo cách không bảo đảm quyền lợi cho thời gian mua chứng khoán. Đó đang là một bước cản làm cho dân không muốn mua chứng khoán dài hạn.
Như vậy, hơn lúc nào hết để xây dựng thành công nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi một lượng vốn rất lớn và rất cần thiết mà vốn trong nước là nguồn quan trọng có tính quyết định để đáp ứng nhu cầu trên, nhưng chúng ta cần phải có những giải pháp thích hợp.
B. Một số giải pháp cho vấn đề về vốn ở doanh nghiệp ở Việt Nam
Như trên đã nói vốn luôn là bài học hóc búa đối với các doanh nghiệp nói chung, đặc biệt đất nước ta đang ở trong giai đoạn CNH-HĐH, xây dựng một cơ chế kinh tế mới- cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa thì nhu cầu về vốn để đổi mới công nghệ và phát triển của các doanh nghiệp là rất lớn. Đi tìm lời giải về vốn cho các doanh nghiệp luôn là một vấn đề mang tính thời sự và thiết thực
1) Khơi nguồn tạo dòng vốn đầu tư
Để hình thành và thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho các doanh nghiệp, Chính phủ ban hành đồng bộ, đầy đủ cơ chế chính sách về huy động vốn để tạo hành lang pháp lí cho doanh nghiệp thực hiện việc huy động vốn
Đối với ngân hàng và các tổ chức tín dụng: Nhà nước cần có chính sách lãi xuất và tiền vay hợp lí, phù hợp với tình hình hiện tại của doanh nghiệp; có chính sách chú trọng và mở rộng việc vay dài hạn để doanh nghiệp vừa có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, vừa có khả năng cân đối trả nợ...Muốn vậy, nhà nước cần phải tiếp tục cải cách chính sách tài chính tiền tệ, tạo ra điểm gặp nhau giữa cung và cầu về nguồn vốn, mục tiêu chính là giải quyết ba vấn đề: chính sách lãi xuất, tỷ giá và quản lí ngoại hối.
Đối với tổ chức xã hội, đoàn thể: Khuyến khích tổ chức xã hội (bảo hiểm xã hội và các công ty bảo hiểm thương mại...), tham gia cho doanh nghiệp vay vốn để tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi của các cơ quan này, đồng thời mở rông thị trường vốn trong nước, đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư của các doanh nghiệp
Đối với quần chúng nhân dân, người lao động: Xây dựng một chính sách huy đọng vốn cụ thể, trong đó qui định trần lãi xuất, hình thức vay trả...Nên gắn lợi ích người lao động với hình thức huy động vốn như việc làm, thu nhập...
Đối với các khu vực doanh nghiệp: khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các hình thức thuê mua thuê vận hành. Đây là những giải pháp thích hợp cho doanh nghiệp thiếu vốn muốn đầu tư đổi mới công ngh, thiết bị. Song, để áp dụng hình thức nay chúng ta cần hình thành những công ty thuê mua có chức năng hỗ chợ doanh nghiệp trong việc lựa chọn bạn hàng, đánh giá chất lượng máy móc thiết bị...(hiện tại hình thứ này đã xuất hiện ở Việt Nam nhưng chưa thực sự phổ biến).
Thục hiện việc liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp với các thành phần kinh tế khác để thu hút nguồn vốn đầu tư, tài chính, trình độ quản lí, công nghệ của những đối tác này. Tuy nhiên có một vấn đề nhà nướoc cần quan tâm là giải quyết quyền lợi của doanh nghiệp trong liên doanh. HIện tại hình thức liên doanh nói trên mới chỉ được triển khai đối với đối tác nước ngoài nhưng quyền lợi quyền lợi của phía Việt Nam còn nhỏ, luôn bị đối tác liên doanh chèn ép. Đây là là một vấn đề cần đựoc chính phủ quan tâm trong thời gian tới.
+Cho phép doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả vay lạinhững nguồn việ trợ của nước ngoài
+Tiếp tục xắp xếp, củng cố ku vực doanh nhiệp nhà nước, đẩy mạnh công tác cổ phần hoá. Và phải coi đây là mhiệm vụ bắt buộc đối với các ngành các địa phương và đối với các doanh nghiệp thuộc diện cổ phàn hoá, đông thời đổi mới thủ tục xét duyệt đề án cổ phần hoá rút ngắn thời gian thực hiện, tránh sự hoài nghi chán nản của người lao động và của các nhà đầu tư.
b. Sử dụng và quản lí tốt nguồn vốn đầu tư trong các doanh nghiệp
Để thực hiện tốt công tác này cần phải có sự kết hợp từ hai phía nhà nước và doanh nghiệp, trong đó khuyến khích nâng cao tinh thần và trách nhiệm của doanh nghiệp (cá nhân, tập thể cán bộ công nhân viên). Nhà nước có vai trò giám sát là chủ yếu.
Về phía nhà nước
Nhà nước cần sớm triển khai giám sát hệ số tín nhiệm đối với các doanh nghiệp để từ đó áp dụng những ưu đãi với mức độ khác nhau đối với từng doanh nghiệp: Doanh nghiệp có hệ số tín dụng cao được ưu tiên vay vốn trước, vay với số lượng lớn, trong trường hợp cần thiết có thể lấy uy tín làm yếu tố bảo đảm vay
Bất kỳ một dự án vay vốn nào đều phải xem xét tính hiệu quả và khả năng trả nợ mới được cho vay. Tăng cường các khả năng kiểm tra giám sát để kịp thời phát hiện những sai phạm trong việc huy động vốn doanh nghiệp, việc lập đề án, việc sử dụng vốn, việc tích luỹ vốn trả nợ.
Cơ quan quản lý doanh nghiệp cần xây dựng những nguyên tắc kiểm tra, kiểm soát thường niên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, chế độ giám sát tình hình sử dụng và huy động vốn tại doanh nghiệp, có ý kiến kịp thời trước sự thay đổi nguồn vốn tại doanh nghiệp, gắn quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ quản lí doanh nghiệp trước sự thiếu hụt, mất mát tài sản, tiền vốn.
Về phía doanh nghiệp
Vấn đề cốt lõi để quản lí và sử dụng tốt nguồn vốn là hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải thật sự hiệu quả, doanh gnhiệp phải làm ăn có lợi nhuận, có tích luỹ. Muốn vậy, doanh nghiệp phải tự đánh giá lại mình về khả năng cạnh tranh, nguồn lực của doanh nghiệp, từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh cho phù hợp. Nghị định 59/CP ban hành ngày 3/10/96 đã qui định cụ thể hơn cơ chế quản lí tài chính và hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp, song cần xây dựng hoàn chỉnh các chính sách kinh doanh, phương hướng phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực một cách cụ thể để từng doanh nghiệp xác định nhiệm vụ, kế hoạch hành động cho mình
Nghị định 59/CP là một bước tiến trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lí, sử dụng và phát triển tái sảnvà tiền vốn tại doanh nghiệp.
Nhanh chóng hình thành ban kiểm soát, kiểm toán nội bộ doanh nghiệp để nhanh chóng giúp doanh nghiệp phát hiện kịp thời những sai sót về sử dụng vốn trong hoạt động
Qui định trách nhiệm của cá nhân, tập thể trong việc đi vay, cho vay bảo lãnh vay, sử dụng vốn vay và trả nợ (qui định cụ thể cả về vật chất lẫn hành chính).
Kết luận
Trong nền kinh tế thị trường, vốn trở thành đối tượng mua-bán và giá cả của nó (lãi xuất) được theo quan hệ cung cầu trên thị trường. Cơ chế đó làm cho quá trình vận động của vốn hết sức linh hoạt và hiệu quả, góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn, tái tạo và phát triển vốn. Vì vậy, tạo dựng và phát triển vốn ở nước ta vừa là quá trình có tính qui luật của nền kinh tế chuyển đôỉ từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường, vừa để đáp ứng nhu cầu cấp bách về vốn cho phát triển kinh tế và xây dựng đất nước.
Học thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản là một trong những học thuyết rất nổi tiếng của Mác.Nó cũng là một trong những bộ phận quan trọng nhất cấu thành nên bộ Tư bản của Mác. TrướcMác, các nhà kinh tế chính trị học tư sản cổ điển đều không lý giải được tận gốc nguồn gốc của lợi nhuận.Họ dựa vào những hiện tượng bên ngoài mà cho rằng lợi nhuận là do lưu thông mà có.Họ đã biện hộ,bảo vệ cho chủ nghĩa tư bản,cho lợi nhuận của các nhà tư bản.Cùng với học thuyết giá trị thặng dư và các học thuyết khác,học thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản đã chỉ rõ nguồn gốc lợi nhuận của chủ nghĩa tư bản là do giá trị thặng dư mà người lao động làm thuê tạo ra trong quá trình lao động. Nó đã chỉ rõ bản chất bóc lột của giai cấp tư bản.Nó đã chỉ rõ rằng tư bản luôn vận động và trong quá trình vận động nó lớn lên không ngừng.Tư bản vận động qua các giai đoạn khác nhau,chuyển từ hình thái này sang hình thái khác. Đến giai đoạn sản xuất tư bản được tăng thêm giá trị nhờ giá trị thặng dư mà người lao động làm thuê đưa vào khi họ tham gia quá trình sản xuất. Các giai đoạn khác chỉ để thực hiện giá trị. Nhà tư bản đã bóc lột và cướp không giá trị thặng dư của người công nhân. Đó cũng là nguồn gốc lợi nhuận của họ.
Trên đây là những ý kiến của em về tình hình sử dụng vốn trong tình hình nước ta hiện nay và đó cũng chính là những bài học thực tế rut ra khi nghiên cứu đề án này.
Tài liệu tham khảo
1. Quyển tư bản tập II của Mác
2. Tạp chí cộng sản
3. Tạp chí ngân hàng.
4. Văn kiện đại hội đảng VII, VIII
5. Tạp chí ngân hàng
6. Tạp chí kinh tế đầu tư và phát triển .
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lý luận về tuần hoàn và chu chuyển tư bản áp dụng vào doanh nghiệp ở Việt Nam.docx