Lý thuyết hợp đồng Future

Đôi khi ngày đáo hạn của bảo hộ trễ hơn ngày chuyển giao của hợp đồng future được sử dụng. Nhà bảo hộ phải chuyển bảo hộ lên trước bằng cách đóng trạng thái của hợp đồng future rồi thực hiện hợp đồng tương tự nhưng ngày giao hàng trễ hơn và thực hiện nhiều lần như vậy VD: Vào tháng 4/1997 giá dầu là 19$/thùng. CT biết rằng họ sẽ bán 100.000 thùng dầu vào tháng 6/1998 và muốn thực hiện bảo hộ. Hợp đồng được ký trên thị trường NYMEX giao hàng mỗi tháng đến 1 năm trên thị trường future. Cỡ hợp đồng là 1.000 thùng

ppt136 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2909 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lý thuyết hợp đồng Future, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* LÝ THUYẾT HỢP ĐỒNG FUTURE Giảng viên hướng dẫn: TS Thân Thị Thu Thủy Nhóm thực hiện: Nhóm 6 – NH K18 – Đêm 5 * Danh sách nhóm 1. Doãn Quốc Chinh 2. Nguyễn Thị Thúy Hằng 3. Hà Đình Long Hải 4. Đỗ Minh Hương 5. Vũ Hiệp 6. Nguyễn Từ Nhu 7. Tô Thị Hồng Gấm 8. Phan Thị Ngọc Yến 9. Phan Thị Mỹ Hạnh * Hợp đồng future là một thỏa thuận để mua hoặc bán 1 tài sản vào một thời điểm chắc chắn trong tương lai với một mức giá xác định. Hai thị trường future lớn nhất là Chicago Board of Trade(CBOT) và Chicago Mercantile Exchange (CME) Khái niệm hợp đồng future * VD: Vào tháng 3 một nhà đầu tư ở New York thông qua nhà môi giới yêu cầu mua 5000 giạ bắp giao hàng vào tháng 7. Nhà môi giới lập tức chuyển yêu cầu này đến nhà kinh doanh (trader) trên sàn giao dịch CBOT. Cũng khoảng thời gian đó, một nhà đầu tư khác ở Kansas yêu cầu nhà môi giới để bán 5000 giạ bắp trên sàn giao dịch CBOT và thỏa thuận sẽ được thiết lập. Khái niệm hợp đồng future * Nhà đầu tư ở New York, người đồng ý mua, đã ở vào vị thế mua ( A long future position) Nhà đầu tư ở Kansas, người đồng ý bán, ở vào vị thế bán ( A short future position). Giá cả mà 2 nhà kinh doanh thỏa thuận trên sàn giao dịch là giá future ( giả dụ là 170 cent/giạ) được xác định bởi quy luật cung cầu. Nếu vào 1 thời điểm bất kỳ trên sàn giao dịch có nhiều người bán bắp vào tháng 7 hơn là người mua bắp vào tháng 7 thì giá sẽ giảm xuống & ngược lại. Khái niệm hợp đồng future * Thị trường future đã xuất hiện từ thời nguyên thủy để đáp ứng yêu cầu của nông dân & thương buôn. Vào tháng 4 hàng năm thì nông dân biết chắc chắn họ sẽ thu hoạch ngũ cốc vào tháng 6 nhưng họ sẽ không biết là sẽ tiêu thụ được với giá nào. Trong những năm khan hiếm thì giá ngũ cốc có thể rất cao nhưng trong những năm bội thu thì giá ngũ cốc lại thường rất rẻ. Rõ ràng người nông dân chịu ảnh hưởng rất lớn bởi những rủi ro này. Lịch sử thị trường future * Còn về phía thương buôn cũng phải chịu những rủi ro về giá. Trong những năm bội thu giá cả thường thuận lợi còn những năm khan hiếm thì giá lại rất cao. Vì vậy, nông dân & thương buôn thường gặp nhau vào tháng 4 (hoặc sớm hơn) để thỏa thuận vế giá ngũ cốc sẽ được người nông dân sản xuất vào tháng 6. Điều đó có nghĩa là họ đã thương lượng 1 hợp đồng future mà cung cấp cách thức để mỗi bên có thể loại trừ rủi ro do giá cả ngũ cốc không ổn định trong tương lai. Lịch sử thị trường future * The Chicago Board of Trade (CBOT) được thành lập năm 1848 với nhiệm vụ đầu tiên là tiêu chuẩn hóa số lượng và chất lượng ngũ cốc được trao đổi. Hiện nay CBOT đưa ra hợp đồng future cho nhiều loại tài sản khác nhau bao gồm bắp, đậu nành (kể cả bột đậu nành và dầu đậu nành), bột mì, trái phiếu kho bạc trung và dài hạn. Các sàn giao dịch future lớn trên thế giới * The Chicago Mercantile Exchange: được thành lập năm 1874 với tên gọi ban đầu là The Chicago Produce Exchange cung cấp thị trường giao dịch cho bơ, trứng, gia cầm và những sản phẩm nông nghiệp khác. Năm 1919 đổi tên thành The Chicago Mercantile Exchange (CME) và trở thành thị trường future cho nhiều loại hàng hóa bao gồm cả thịt heo, gia cầm sống. Đến năm 1982 CME giao dịch hợp đồng future đối với chỉ số chứng khoán S&P 500 (Standard & Poor’s). Các sàn giao dịch future lớn trên thế giới * Thị trường tiền tệ quốc tế (IMM) được hình thành vào năm 1972 như là một chi nhánh của CME để giao dịch future về tiền tệ. Hiện nay giao dịch future về tiền tệ trên thị trường IMM bao gồm Bảng Anh, Dollar Canada, Yen Nhật, Dollar Úc. Thị trường IMM cũng giao dịch hợp đồng future về One month LIBOR, hợp đồng trái phiếu kho bạc ngắn hạn, hợp đồng future về đồng Eurodollar. Các sàn giao dịch future lớn trên thế giới * Ngoài ra trên TG hiện có nhiều thị trường khác tiến hành giao dịch hợp đồng future như : The London International Financial Futures Exchange (LIFFE) The Swiss Option and Financial Future Exchange (SOFFEX) The Tokyo International Financial Future Exchange (TIFFE) The Singapore International Moneytary Exchange (SIMEX) The Sydney Future Exchange (SFE). Các sàn giao dịch future lớn trên thế giới * Hàng hóa trên thị trường future bao gồm hàng hóa tài chính và hàng hóa thông thường. Hàng hóa tài chính gồm ngoại tệ (AUD, GBP, CAD, EUR, JPY, Mexican Peso, Swiss Franc…), các loại giấy tờ có giá (US T-Bonds, T-Notes 10 yrs, 90 Day T-Bills…) và các chỉ số (CRB Index, Dow Jones Ind, NASDAQ 100, S & P 500, US Dollar Index…). Hàng hóa trên thị trường future * Hàng hóa thông thường bao gồm : Grains – ngũ cốc (Corn, Soybean, Wheat…) Livestock – Gia súc (Feeder Cattle, Lean Hogs Live Cattle, Pork Bellies) Soft – (Cocoa, Coffee, Cotton, Lumber, Sugar… ) Dairy – Bơ sữa (Butter (Grade AA), Class IV Milk Milk ) Metals – kim loại( Gold, Silver, Copper, Platinum…) . Hàng hóa trên thị trường future * Đối với tài sản là hàng hóa thì có sự khác nhau về chất lượng nên phải quy định phẩm cấp (grade) của hàng hóa được chấp nhận trên thị trường. Hàng hóa có thể gồm nhiều phẩm cấp nhưng giá hàng hóa sẽ được điều chỉnh theo phẩm cấp được chọn. Phẩm cấp (grade) của hàng hóa * Đối với tài sản tài chính thì không cần thiết phải quy định phẩm cấp tuy nhiên có một số quy định đối với trái phiếu kho bạc (bond) và trái phiếu trung hạn kho bạc (note) trao đổi trên thị trường CBOT Phẩm cấp (grade) của hàng hóa * VD: Tài sản cơ sở (underlying asset) trong hợp đồng future về trái phiếu là TPKB dài hạn của Mỹ có thời hạn dài hơn 15 năm và không thu hồi trong vòng 15 năm. Đối với TP trung hạn thì tài sản cơ sở là những trái phiếu có thời hạn không dưới 6,5 năm và không quá 10 năm kể từ ngày phát hành. Phẩm cấp (grade) của hàng hóa * Độ lớn của hợp đồng rất quan trọng cho việc trao đổi. Nếu hợp đồng quá lớn thì những nhà đầu tư muốn bảo hộ với tác động nhỏ hoặc những nhà đầu cơ với khối lượng ít không thể thực hiện được. Mặt khác, nếu hợp đồng quá nhỏ thì việc giao dịch có thể tốn kém vì phải trả phí giao dịch tương ứng cho mỗi hợp đồng. Độ lớn của hợp đồng (size) * Độ lớn của hợp đồng (size) * Độ lớn của hợp đồng (size) * Độ lớn của hợp đồng (size) * Độ lớn của hợp đồng (size) * Độ lớn của hợp đồng (size) * Độ lớn của hợp đồng (size) * Độ lớn của hợp đồng (size) * Nơi giao hàng do thị trường trao đổi ấn định. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những hàng hóa liên quan đến chi phí vận chuyển. Khi địa điểm chuyển giao được chọn thì giá cả mà người bán nhận được điều chỉnh theo địa điểm giao hàng. VD: trong hợp đồng future về bắp trên thị trường CBOT có thể giao hàng ở Chicago, Burns Harbor, Toledo hoặc St. Louis. Tuy nhiên, giao hàng ở Toledo và St. Louis được chiết khấu 4 cent cho mỗi giạ so với giá hợp đồng ở Chicago. Nơi giao hàng * Hợp đồng future thường chỉ rõ tháng giao hàng. Đối với nhiều hợp đồng future thời gian giao hàng là trọn tháng. Tháng giao hàng thay đổi theo từng hợp đồng và được thị trường giao dịch chọn lựa để đáp ứng nhu cầu của những thành viên tham gia thị trường. Tháng giao hàng * VD: hợp đồng future về tiền tệ ở thị trường IMM có tháng giao hàng là 3, 6, 9, 12; hợp đồng future về bắp trên thị trường CBOT có tháng giao hàng là tháng 3, 5, 7, 9, 12. Tại một thời điểm bất kỳ, hợp đồng sẽ được thực hiện trong tháng giao hàng gần nhất và một số tháng giao hàng tiếp sau đó. Thị trường giao dịch sẽ nêu rõ khi nào bắt đầu tháng giao hàng của hợp đồng và ngày cuối cùng phải thực hiện giao dịch đối với một hợp đồng cụ thể Tháng giao hàng * Thời gian giao hàng được thị trường trao đổi xác định và khác nhau qua từng hợp đồng. Quyết định khi nào chuyển giao được thực hiện bởi bên bán, gỉa sử là A. Khi bên A quyết định chuyển giao thì nhà môi giới của A phát hành thông báo giao hàng cho phòng thanh toán. Thông báo này nêu rõ bao nhiêu bao nhiêu hợp đồng sẽ được giao, hàng hóa chuyển giao, nơi chuyển giao và chất lượng hàng hóa chuyển giao. Sau đó, thị trường trao đổi chọn nhà đối tác mua hàng chấp nhận chuyển giao. Thủ tục giao hàng * Giả sử rằng đối tác (bên mua) của nhà đầu tư A trong hợp đồng future là B không có ý định chấp nhận việc thực hiện giao hàng thì B có thể đóng trạng thái bằng cách ký hợp đồng bán future với C. Nhà đầu tư C có thể đóng trạng thái bằng cách mua future với D và cứ tiếp tục. Thông thường thì thông báo sẽ được chuyển đến đối tác ở vị thế mua hiện tại và đối tác ở vị thế mua phải chấp nhận chuyển giao. Khi thông báo được chuyển thì nhà đầu tư có ½ giờ để chấp nhận chuyển giao. Thủ tục giao hàng * Đối với hàng hóa, chấp nhận chuyển giao có nghĩa là đồng ý nhận hàng & thanh toán tiền ngay. Sau đó bên nhận chuyển giao chịu chi phí dự trữ hàng. Với hàng hóa tài chính thì chuyển giao thường được chuyển bằng điện. Trong tất cả các hợp đồng, giá cả phải trả dựa trên giá thanh toán ngay trước ngày thông báo giao hàng và giá cả được điều chỉnh cho phù hợp với chất lượng hàng, địa điểm chuyển giao. Thủ tục giao hàng * Toàn bộ thủ tục chuyển giao từ lúc phát hành lệnh chuyển giao đến lúc giao hàng mất từ 2-3 ngày. Có 3 ngày thông báo cho 1 hợp đồng. Đó là ngày thông báo đầu tiên (first notice day), ngày thông báo cuối cùng (the last notice day) và ngày giao dịch cuối cùng (the last trading day). Thủ tục giao hàng * Thủ tục giao hàng * Thực tế thì có rất ít hợp đồng future được giao hàng, hầu hết được đóng trạng thái sớm. Những hợp đồng future về tài chính như hợp đồng future về chỉ số chứng khoán sẽ được thanh toán bằng tiền mặt vì việc chuyển giao không thuận tiện và không thể chuyển giao tài sản thực hiện. VD như với hợp đồng future về chỉ số S&P 500 thì chuyển giao tài sản sẽ liên quan đến chuyển giao hạng mục đầu tư chứng khoán S&P 500. Thủ tục giao hàng * Khi hợp đồng được thanh toán bằng tiền mặt, đơn giản là định giá theo thị trường vào ngày giao dịch cuối cùng và tất cả các vị thế được công bố đóng trạng thái. Giá thanh toán vào ngày giao dịch cuối cùng được xác định ở mức giá giao ngay ở thời điểm đóng cửa của tài sản. Thủ tục giao hàng * Giá future được niêm yết một cách thuận tiện và dễ hiểu. VD: giá future về dầu thô ở thị trường NYMEX được niêm yết bằng đơn vị dollar/thùng ( với 2 số lẻ), còn giá future về trái phiếu được CBOT niêm yết bằng đơn vị dollar và 1/32 dollar Yết giá * Mức dịch chuyển giá tối thiểu được ấn định luôn trong phương thức niêm yết giá của từng loại giao dịch. VD: mức dịch chuyển giá tối thiểu sẽ là 0,01$/thùng đối với giao dịch future về dầu thô và 1/32 dollar đối với giao dịch future về trái phiếu. Mức chuyển giá tối thiểu: * . Mức chuyển giá tối thiểu(tt): * Đối với hầu hết các hợp đồng, giới hạn dịch chuyển giá hàng ngày được nêu rõ trên thị trường. Nếu giá giảm xuống một khoản bằng giới hạn giá hàng ngày, hợp đồng gọi là đạt giới hạn dưới (limit down). Nếu giá tăng lên một khoản bằng với giới hạn thì hợp đồng gọi là đạt giới hạn trên (limit up). Giới hạn dịch chuyển (limit move) là dịch chuyển cả theo hai hướng tương đương với giới hạn giá hàng ngày. Thông thường, việc giao dịch trong ngày được ngừng lại đối với những hợp đồng giao dịch với giá cao hơn giới hạn trên hoặc thấp hơn giới hạn dưới. VD: Một hợp đồng future ngũ cốc (Corn Futures Contract) có quy định Daily Price Limit - $0.20/bu tức là giới hạn dịch chuyển giá hàng ngày không được vượt quá $0.20/giạ Giới hạn dịch chuyển giá hàng ngày * Giới hạn mức đầu tư là là số lượng hợp đồng tối đa mà nhà đầu cơ có thể nắm giữ. VD: Tại thị trường CME, giao dịch future về gỗ có giới hạn là 1000 hợp đồng và trong 1 tháng giao hàng bất kỳ không được thực hiện quá 300 hợp đồng Giới hạn mức đầu tư: * Khi tháng giao hàng của hợp đồng future đến gần thì giá future sẽ hội tụ với giá giao ngay của tài sản trao đổi. Đến đúng thời kỳ giao hàng thì giá future sẽ bằng hoặc gần bằng với giá giao ngay Sự hội tụ của giá future với giá giao ngay * Giá future Sự hội tụ của giá future với giá giao ngay(tt) Thời gian Giá giao ngay Thời gian Giá giao ngay Giá future * Giả dụ rằng trong thời hạn giao hàng giá future ở trên mức giá giao ngay. Rõ ràng là có cơ hội cho các nhà kinh doanh tiến hành giao dịch kiếm chênh lệch giá bằng cách: Bán hợp đồng future Mua tài sản Thực hiện chuyển giao Các bước này tạo ra mức lợi nhuận bằng với mức chêch lệch giữa giá future và giá giao ngay. Việc các nhà kinh doanh khai thác cơ hội kiếm chênh lệch giá này khiến cho giá future sẽ giảm ( do có nhiều giao dịch bán hợp đồng future). Tương tự, nếu trong thời gian giao hàng giá future thấp hơn giá giao ngay thì các công ty quan tâm đến nhu cầu về tài sản sẽ tìm cách tham gia mua hợp đồng future trên thị trường khiến cho giá future có xu hướng tăng Sự hội tụ của giá future với giá giao ngay(tt) * Ngày thứ năm 05/6 một khách hàng mua 2 hợp đồng future vàng tháng 12 ở thị trường COMEX (mỗi hợp đồng 100 ounces). Giá future là 400$/ounce. Số tiền ký quỹ ban đầu là 4000$ (2000$ cho 1 hợp đồng), mức ký quỹ duy trì là 3000$ (1500$ cho 1 hợp đồng). Vào cuối mỗi ngày giao dịch, tài khoản ký quỹ được điều chỉnh phản ánh mức lời/lỗ của nhà đầu tư. Định giá theo thị trường và ký quỹ * Định giá theo thị trường và ký quỹ * Nếu số tiền ký quỹ giảm thấp hơn mức ký quỹ duy trì (maintenance margin) thì nhà đầu tư sẽ nhận được lệnh gọi nộp tiền (margin call) và phải nộp thêm cho đủ số số tiền ký quỹ ban đầu (4000$)nếu không nhà môi giới sẽ đóng trạng thái của hợp đồng bằng cách bán hợp đồng. Định giá theo thị trường và ký quỹ * Thực tế thì nhà môi giới có thể chấp nhận cho nhà đầu tư ký quỹ bằng trái phiếu kho bạc ngắn hạn hoặc bằng cổ phiếu. Trái phiếu kho bạc ngắn hạn thường được chấp nhận ớ mức 90% mệnh giá trái phiếu và cố phiếu ở mức 50% thị giá. Tác động của định giá thị trường trên hợp đồng future được giải quyết hàng ngày. Định giá theo thị trường và ký quỹ * Ngày cuối cùng của hợp đồng, lời (lỗ) của nhà đầu tư được cộng thêm (hoặc trừ đi) vào tiền ký quỹ và trả giá trị hợp đồng về zero. Hợp đồng future được đóng hoặc mở theo giá trị mỗi ngày. Mức tối thiểu của tiền ký quỹ ban đầu và duy trì do thị trường xác định. Mỗi cá nhân nhà môi giới thường yêu cầu khách hàng ký quỹ bằng hoặc nhiều hơn mức thị trường yêu cầu. Định giá theo thị trường và ký quỹ * Mức ký quỹ được xác định dựa vào các yếu tố như mức độ biến động về giá của tài sản cơ sở (biến đổi càng lớn mức ký quỹ càng cao) hoặc là mục tiêu của nhà kinh doanh. Định giá theo thị trường và ký quỹ * Phần lớn hợp đồng future không thực hiện giao hàng vì hầu hết các nhà đầu tư đóng trạng thái trước thời hạn giao hàng nêu trong hợp đồng. Thực hiện chuyển giao theo điều kiện của hợp đồng future thường không thuận tiện và đôi khi tốn kém. Vì vậy nhà đầu tư thích đóng trạng thái hợp đồng future và thực hiện mua bán tài sản trên thị trường giao ngay bằng tiền mặt. Đóng trạng thái hợp đồng * Đóng trạng thái hợp đồng được thực hiện bằng cách thực hiện giao dịch ngược với giao dịch ban đầu. VD: Ngày 6/5 nhà đầu tư lập 5 hợp đồng future về bắp vào tháng 7 với vị thế mua có thể đóng trạng thái 5 hợp đồng này vào ngày 20/6 bằng cách lập 5 hợp đồng future về bắp vào tháng 7 với vị thế bán và ngược lại. Mức lời lỗ được xác định bởi sự chênh lêch giá future giữa ngày 06/5 và ngày 20/6. Đóng trạng thái hợp đồng * Theo hợp đồng future, lời lỗ được xác định hàng ngày bằng quá trình thanh toán hàng ngày. Lợi nhuận từ hợp đồng Future * Giao dịch future được thực hiện tại các trung tâm giao dịch và mỗi trung tâm giao dịch (pit) được chỉ định giao dịch một loại hàng hóa riêng biệt. Nhà kinh doanh quan tâm đến giao dịch tháng của một loại hàng hóa nào đó sẽ hướng đến nơi riêng biệt của trung tâm. Cách giao dịch ra dấu bằng tay vẫn còn được sử dụng để nêu giá giá bán và giá mua. Hiện nay các thị trường trao đổi chính ở Bắc Mỹ và Châu Âu đã áp dụng hệ thống giao dịch tự động. Trung tâm giao dịch (Trading PIT) * Phòng thanh toán bù trừ của thị trường là bộ phận bổ sung trên thị trường và hoạt động như là bộ phận trung gian đối với những giao dịch future. Phòng đảm bảo sự thực hiện của các bên tham gia. Phòng thanh toán bù trừ có 1 số thành viên và liên quan chặt chẽ với phòng thanh toán. Nếu nhà môi giới không phải là thành viên của phòng thanh toán thì phải liên kết với với các thành viên của phòng thanh toán. Nhiệm vụ chủ yếu của phòng thanh toán bù trừ là giữ cho tất cả các giao dịch thực hiện trong ngày để có thể tính toán vị thế của các thành viên. Phòng thanh toán bù trừ và thanh toán tiền ký qũy * Nhà đầu tư được yêu cầu ký quỹ với nhà môi giới , nhà môi giới không phải thành viên của phòng thanh toán bù trừ phải duy trì khoản ký quỹ với thành viên của phòng thanh toán và thành viên của phòng thanh toán được yêu cầu giữ mức ký quỹ với phòng thanh toán bù trừ. Mức này gọi là mức ký quỹ thanh toán (clear margin) Phòng thanh toán bù trừ và thanh toán tiền ký qũy * Khoản ký quỹ của của thành viên phòng thanh toán để điều chỉnh mức lời lỗ vào cuối mỗi ngày tương tự như của nhà đầu tư tuy nhiên ký quỹ đối với nhân viên thành viên phòng thanh toán bù trừ là mức ký quỹ gốc (original margin) chứ không phải ký quỹ duy trì. Phòng thanh toán bù trừ và thanh toán tiền ký qũy * Mỗi ngày số dư ký quỹ trên mỗi hợp đồng phải được duy trì bằng mức ký quỹ ban đầu nhân với số hợp đồng hiện hành. Vì vậy tùy thuộc vào giao dịch trong ngày và sự dịch chuyển của giá thành viên của phòng thanh toán bù trừ phải đóng thêm vào khoản ký quỹ cuối ngày hoặc cũng có thể rút bớt từ khoản ký quỹ. Phòng thanh toán bù trừ và thanh toán tiền ký qũy * Để xác định khoản ký quỹ, phòng thanh toán bù trừ tính số hợp đồng đang thực hiện theo mức gộp hoặc mức ròng (gross or net basic). Mức gộp đơn giản là tính trên tổng những khách hàng đang ở vị thế mua và những khách hàng đang ở vị thế bán. Giả sử thành viên của phòng thanh toán có 2 khách hàng : một người mua 20 hợp đồng và 1 người bán 15 hợp đồng thì mức ký quỹ gộp sẽ tính khoản ký quỹ trên 35 hợp đồng còn mức ký quỹ ròng sẽ tính trên 5 hợp đồng. Hiện nay hầu hết được tính theo mức ký quỹ ròng. Phòng thanh toán bù trừ và thanh toán tiền ký qũy * Có 2 cá nhân tham gia trên thị trường future là nhà môi giới và nhà đầu tư. Nhà môi giới thực hiện giao dịch cho nhà đầu tư và nhận hoa hồng. Khi những nhà đầu tư đưa yêu cầu cho nhà môi giới thì nhà môi giới sẽ chuyển lệnh đến sàn giao dịch. Khi lệnh đã được thực hiện thì thông tin về giao dịch sẽ được chuyển tới nhà đầu tư. Mức hoa hồng có sự khác biệt giữa các nhà đầu tư. Một nhà đầu tư có thể trả 25$ cho 1 hợp đồng, trong khi nhà đầu tư khác có thể phải trả đến 200$. Nhà môi giới * Nhà đầu tư trên thị trường future bao gồm người bảo hộ, nhà đầu cơ và nhà kinh doanh chênh lệch tỷ giá. Những nhà đầu cơ bao gồm người buôn bán chợ đen (scalper), những người mua bán trong ngày (day trader), những người mua bán vị thế (position trader). Những người mua bán chợ đen chỉ xem xét xu hướng ngắn hạn và kiếm lời từ những thay đổi nhỏ về giá thường chỉ giữ vị thế của mình trong vài phút. Những người mua bán trong ngày giữ vị thế của họ ít hơn 1 ngày. Những nhà kinh doanh giữ vị thế của họ lâu hơn vì hy vọng sẽ thu lợi nhuận từ sự thay đổi lớn trên thị trường. Nhà đầu tư * Để giao dịch trên sàn thì mỗi cá nhân phải mua hoặc thuê chỗ trên sàn giao dịch. Giá trị chỗ ngồi phụ thuộc vào mức độ giao dịch. Chỗ ngồi ở sàn CBOT, CME và IMM mất khoảng vài trăm ngàn dollar trong khi tại những thì trường nhỏ thì ít tốn kém hơn. Chủ của các chỗ ngồi là thành viên của thị trường tuy nhiên không phải tất cả thành viên của thị trường đều là thành viên của phòng thanh toán bù trừ. Tất cả thành viên đều duy trì tài khoản với thành viên của phòng thanh toán bù trừ cho mục đích thanh toán giao dịch. Chỗ ngồi trên thị trường giao dịch (seats on exchange) * Lệnh thị trường (market order) : lệnh này yêu cầu giao dịch thực hiện ngay lập tức ở mức giá tốt nhất sẵn có trên thị trường - Lệnh giới hạn (limit order) : lệnh được thực hiện với mức giá này hoặc mức giá khác thích hợp hơn cho nhà đầu tư. Các kiểu lệnh * Lệnh thị trường (market order) : lệnh này yêu cầu giao dịch thực hiện ngay lập tức ở mức giá tốt nhất sẵn có trên thị trường - Lệnh giới hạn (limit order) : lệnh được thực hiện với mức giá này hoặc mức giá khác thích hợp hơn cho nhà đầu tư. Các kiểu lệnh * Lệnh dừng hoặc chấm dứt thiệt hại (stop order or stop less order) : lệnh được thực hiện ở mức giá tốt nhất khi giá mua hoặc giá bán được lập ở giá đặc biệt hoặc thấp hơn. Giả sử rằng lệnh dừng bán là 30$ được ban hành khi giá thị trường là 35$ thì lệnh bán khi và chỉ khi giá xuống đến mức 30$. Thực tế lệnh dừng trở thành lệnh thị trường khi giá đặc biệt đã là cao nhất. Mục đích của lệnh dừng là đóng trạng thái nếu sự thay đổi giá không thích hợp xảy ra. Lệnh này sẽ giới hạn mức lỗ có thể xảy đến. Các kiểu lệnh * Lệnh dừng có giới hạn (Stop limit order): là sự phối hợp của lệnh dừng và lệnh giới hạn. Lệnh trở thành lệnh giới hạn ngay khi giá mua và giá bán bằng hoặc thấp hơn giá dừng. Hai giá phải được nêu ở mức lệnh lệnh giới hạn dừng: giá dừng và giá giới hạn. Giả sử rằng ở thời điểm giá thị trường là 35$, giới hạn dừng để mua là giá dừng bằng 40$ và giá giới hạn là 41$. Ngay khi giá giao dịch là 40$, giới hạn dừng trở thành lệnh giới hạn là 41$. Nếu giá dừng và giá giới hạn như nhau, lệnh đôi khi được gọi là lệnh dừng và giới hạn (stop and limit order). Các kiểu lệnh * Lệnh đến mức mua bán – MIT ( A market if touched order) được thực hiện ở mức giá tốt nhất sau khi giao dịch xảy ra ở mức giá riêng biệt hoặc hoặc mức giá thích hợp hơn mức giá riêng biệt. Thực tê MIT trở thành lệnh thị trường một khi giá riêng biệt là cao nhất. Lệnh MIT được lập ra để bảo đảm lợi nhuận nếu xảy ra sự thay đổi giá thích hợp Các kiểu lệnh * Lệnh tùy ý (discrenationary order) hoặc lệnh tự do quyết định (market not held order) được thực hiện khi lệnh thị trường bị loại mà sự thực hiện có thể hoãn lại tùy vào nhà môi giới có thể chọn lấy giá tốt hơn. Các kiểu lệnh * Thị trường future tại Mỹ được quản lý bởi Ủy ban trao đổi hàng hóa future (The commodity Futures Trading Commission – CFTC) được thành lập năm 1974. CFTC chịu trách nhiệm đảm bảo giá được thông tin đến công chúng và đảm bảo việc chi trả của các nhà kinh doanh future. Ngoài ra, CFTC xem xét và giải quyết những khiếu nại từ công chúng và đảm bảo sự thực thi luật lệ trên thị trường future và kỷ luật những thành viên vi phạm luật lệ của thị trường. Luật lệ trên thị trường future * Hiệp hội thông tin future quốc gia (The information of National Futures Association – NFA) ra đời năm 1982 với mục tiêu ngắn ngừa sự gian lận và đảm bảo thị trường hoạt động trong điều kiện tốt nhất. Luật lệ trên thị trường future * Ngoài ra, những tổ chức như Ủy ban chứng khoán (Security and Exchange Commission – SEC), Ban điều hành dự trữ liên bang và bộ phận trái phiếu kho bạc của Mỹ có quyền xem xét các lĩnh vực giao dịch của future. VD: SEC có quyền bác bỏ chứng khoán mới hoặc hợp đồng future về chỉ số trái phiếu. Tuy nhiên, trách nhiệm chính về tất cả giao dịch future trên thị trường là của CFTC. Luật lệ trên thị trường future * Giao dịch trái luật xảy ra khi nhà đầu tư cố gắng “đầu cơ trên thị trường” (corner the market). Một nhóm những nhà đầu tư mua một lượng lớn hợp đồng future và đồng thời cố gắng khống chế mức cung của hàng hóa. Khi hợp đồng đáo hạn, nhà đầu tư không đóng trạng thái mà để cho một lượng lớn hợp đồng chưa thanh toán có thể vượt quá lượng hàng có sẵn để chuyển giao. Những người bán nhận ra rằng họ gặp khó khăn trong việc giao hàng và liều lĩnh đóng trạng thái hợp đồng khiến giá future tăng vọt. Cơ quan quản lý thường ngăn chặn kiểu lạm dụng thị trường này bằng cách tăng mức ký quỹ, giới hạn mức mua, cấm những giao dịch làm tăng vị thế đầu cơ hoặc buộc các thành viên tham gia đóng trạng thái. Giao dịch trái luật * Nếu lãi suất phi rủi ro không đổi và với cùng kỳ hạn thì giá kỳ hạn bằng với giá future ở cùng ngày chuyển giao Nếu lãi suất thay đổi không dự đoán được thì giá kỳ hạn và giá future không bằng nhau trên lý thuyết. Sự khác nhau về lý thuyết giữa giá future và giá kỳ hạn thời gian vài tháng trong nhiều trường hợp là thường là nhỏ và sẽ được bỏ qua ĐỊNH GIÁ HỢP ĐỒNG FUTURE * Chỉ số chứng khoán có thể được xem là giá trị của tài sản đầu tư phải trả cổ tức, giả định chỉ số CK có thể mang lại thu nhập cổ tức liên tục. Nếu q là tỷ lệ cổ tức thì giá Future F là: F= Se (r-q)T Với r : lãi kép liên tục và không có rủi ro (%/năm) q : tỷ lệ cổ tức (%/năm) S : hiện giá của chỉ số chứng khoán (giá giao ngay) Hợp đồng future về chỉ số chứng khoán * VD : Một hợp đồng future 3 tháng của chỉ số S&P 500, giả sử rằng chỉ số chứng khoán cơ sở có cổ tức 3%/năm, hiện giá của chỉ số là 400$, lãi kép liên tục không rủi ro là 8%/năm . Ta có r=0.08, S=400, T=0.25 và q=0.03 vậy giá future là : F=400e (0.08-0.03)*0.25 = 405,03$ Hợp đồng future về chỉ số chứng khoán * Thực tế thì thu nhập cổ tức của chỉ số hạng mục đầu tư chứng khoán khác nhau hàng tuần trong năm. VD: phần lớn cổ tức của chứng khoán NYSE được trả vào tuần đầu tiên của các tháng 2, 5, 8 và 11 hàng năm. Giá trị q thể hiện cổ tức trung bình thu được hàng năm trong kỳ hạn hợp đồng. Hợp đồng future về chỉ số chứng khoán Nếu F > Se (r-q)T chúng ta sẽ có lợi nhuận khi mua chỉ số chứng khoán cơ sở giao ngay và lập một hợp đồng future chỉ số chứng khoán ở vị thế bán F r) thì F luôn luôn thấp hơn S và F giảm khi kỳ hạn T tăng Khi lãi suất trong nước cao hơn lãi suất nước ngoài (r>rf) thì F luôn luôn lớn hơn S và F tăng khi T tăng * Hợp đồng future về tiền tệ  VD: Vào ngày 24/09/1996 lãi suất ở Nhật, Đức, Thụy Điển thấp hơn ở Mỹ, điều này tương ứng với r>rf và nó giải thích tại sao giá future của các loại ngoại tệ này tăng theo kỳ hạn. Ở Mexico lãi suất cao hơn tại Mỹ, tương ứng với rf> r và đã giải thích tại sao giá future của loại ngoại tệ này giảm theo kỳ hạn. * Hợp đồng future về tiền tệ  * Bởi vì vàng & bạc được một số nhà đầu tư độc quyền nắm giữ, những hàng hóa này có thể xem như là tài sản đầu tư. Với S là giá giao ngay của vàng và bạc (vàng & bạc không tạo ra thu nhập). Giả sử không có chi phí lưu kho, Hợp đồng Future về vàng & bạc * Giá future F được tính như sau: F= SerT Chi phí lưu kho có thể được xem là thu nhập âm. Nếu U là hiện giá của chi phí dự trữ sẽ phát sinh trong kỳ hạn của hợp đồng future thì F= (S+U)erT Hợp đồng Future về vàng & bạc * Giá future F được tính như sau: Nếu chi phí lưu kho xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào tương ứng với giá hàng hóa, chúng được xem là thu nhập cổ tức âm. Trong trường hợp này: F= Se(r+u)T Trong đó u là chi phí lưu kho hàng năm Hợp đồng Future về vàng & bạc * Ví dụ: Hợp đồng future về vàng Giả sử phí lưu kho là 2$/ounce/năm, thanh toán vào cuối mỗi năm, giá giao ngay S=450$/ounce, lãi suất không rủi ro là 7%/năm . Tương ứng với r=0.07, S=450, T=1, u=2e -0.07*1 = 1,865 Giá future như sau: F=(450+1,865)e 0.07*1 = 484,63$ Hợp đồng Future về vàng & bạc * Nếu F>484,63$ nhà kinh doanh có thể mua vàng và lập hợp đồng future vàng vị thế bán để thu lợi. Nếu F F Giá future về vàng hiện quá cao. Nhà kinh doanh có thể : Vay 45.000 $ lãi suất không rủi ro để mua 100 ounces vàng Lập hợp đồng future vàng ở vị thế bán chuyển giao sau 1 năm Hợp đồng Future về vàng & bạc * Vào cuối năm nhà đầu tư nhận được 50.000$ khi thực hiện hợp đồng future vàng vị thế bán. Đồng thời nhà đầu tư cũng phải trả chi phí là : Trả gốc và lãi cho khoản vay 45.000 $ là 48.263$ (45.000*e0.07) Chi phí lưu kho là 200 $ Tổng chi phí là 48.263 + 200 = 48.463$ Như vậy nhà đầu tư đạt được 1 khoản lợi nhuận là 50.000 – 48.463= 1537$ Hợp đồng Future về vàng & bạc * Nghiệp vụ Arbitrage trên thị trường vàng khi giá future vàng quá thấp Giá future 1 năm của vàng là 470$/ounce. Giá giao ngay là 450$/ounce. Lãi suất không rủi ro là 7%/năm. Chi phí lưu kho vàng là 2$/ounce/năm Tương ứng với S= 450$/ounce, r=0.07 ; u = 2*e -0.07*1 = 1.865 Ta tính được: F= (S+u)erT= (450+1.865)e0.07*1 = 484,63 Hợp đồng Future về vàng & bạc * Do giá future 1 năm của vàng =470$(S+U)erT Để nắm lấy cơ hội đầu tư, nhà kinh doanh có thể thực hiện như sau: Hợp đồng Future về các loại hàng hóa thông thường * Vay số tiền (S+U) với lãi suất không rủi ro để sử dụng mua hàng hóa và trả chi phí lưu kho Ký hợp đồng future về hàng hóa vị thế bán Nếu xem hợp đồng future như là hợp đồng kỳ hạn, chiến lược mang lại lợi nhuận là: F – (S+U)erT (tương tự như đối với vàng). Tuy nhiên khi nhà kinh doanh đồng thời thực hiện như vậy thì S có xu hướng tăng và F có xu hướng giảm cho đến khi F = (S+U)erT. Hợp đồng Future về các loại hàng hóa thông thường * Rất nhiều người tham gia trên thị trường future để bảo hộ rủi ro. Những rủi ro có thể là sự thay đổi của giá dầu, tỷ giá hối đoái, của cấp độ thị trường chứng khoán… Chiến lược bảo hộ hoàn hảo nhất là loại trừ hoàn toàn rủi ro nhưng điều này rất hiếm trong thực tế. Vì vậy nghiên cứu chiến lược bảo hộ rủi ro là nghiên cứu cách thức để nhà bảo hộ giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất có thể được. CHIẾN LƯỢC BẢO HỘ BẰNG HỢP ĐỒNG FUTURE * Các chiến lược bảo hộ bằng hợp đồng future Bảo hộ rủi ro bằng vị thế bán (Short Hedges) Bảo hộ bằng vị thế mua (Long Hedges) CHIẾN LƯỢC BẢO HỘ BẰNG HỢP ĐỒNG FUTURE * Bảo hộ bằng vị thế bán trên hợp đồng future thích hợp khi người bảo hộ đã sở hữu tài sản và đang chờ bán vào một thời điểm trong tương lai. VD: người nông dân sẵn sàng bán sản phẩm vào mùa thu hoạch trong hai tháng nữa. BẢO HỘ RỦI RO BẰNG VỊ THẾ BÁN (SHORT HEDGES) * Bảo hộ bằng vị thế bán cũng được sử dụng khi hiện tại chưa có quyền sở hữu tài sản nhưng sẽ có trong tương lai. VD: một nhà xuất khẩu người Mỹ biết chắc mình sẽ nhận được mark Đức trong 3 tháng tới, ông ta nhận ra rằng mình sẽ có lợi nếu đồng Mark Đức tăng giá và sẽ bị lỗ nếu đồng Mark Đức giảm giá so với USD. Nếu lập hợp đồng future vị thế bán thì nhà xuất khẩu này sẽ lời khi đồng Mark Đức mất giá so với USD nhưng sẽ lỗ nếu đồng Mark Đức tăng giá. Như vậy, bảo hộ bằng vị thế bán trên hợp đồng future sẽ bù đắp rủi ro cho nhà xuất khẩu. BẢO HỘ RỦI RO BẰNG VỊ THẾ BÁN (SHORT HEDGES) * CT X lập một hợp đồng future vị thế bán 1 triệu thùng dầu. Giá thỏa thuận là giá future ngày 15/8. Yết giá hiện tại như sau: Giá giao ngay: 19,00$/thùng Giá future tháng 8: 18,75$/thùng Chiến lược bảo hộ: 15/5: Bán 1.000 hợp đồng future dầu tháng 8 15/8: Đóng trạng thái hợp đồng future Kết quả: CT X sẽ chắc chắn nhận được 18,75$/thùng dầu BẢO HỘ RỦI RO BẰNG VỊ THẾ BÁN (SHORT HEDGES) * Tuy nhiên sẽ có 2 trường hợp xảy ra cho giá dầu ngày 15/8 TH1: Giá dầu vào ngày 15/8 là 17,50$/thùng CT nhận 17,50$/thùng từ hợp đồng bán hàng CT lời 1,25 $/thùng từ hợp đồng future TH2: Giá dầu ngày 15/8 là 19,50$/thùng CT nhận 19,50&/thùng theo hợp đồng bán hàng Ct lỗ 0,75$/thùng từ hợp đồng future BẢO HỘ RỦI RO BẰNG VỊ THẾ BÁN (SHORT HEDGES) * Bảo hộ bằng vị thế mua thích hợp khi công ty biết chắc là sẽ mua một tài sản nào đó trong tương lai và muốn chốt mức giá vào ngày hôm nay. VD:Nhà sản xuất có nhu cầu 100.000 pounds đồng vào tháng 5 để đáp ứng đơn hàng. Giá giao ngay của đồng là 140cents/pound và giá future tháng 5 là 120 cents/pound. BẢO HỘ BẰNG VỊ THẾ MUA (LONG HEDGES) * Nhà sản xuất có nhu cầu 100.000 pounds đồng vào tháng 5 để đáp ứng đơn hàng. Giá giao ngay của đồng là 140cents/pound và giá future tháng 5 là 120 cents/pound. Chiến lược bảo hộ: 15/01: mua 4 hợp đồng future đồng tháng 5 15/05: đóng trạng thái hợp đồng Kết quả: CT đảm bảo sẽ mua được đồng với giá 120cents/pound BẢO HỘ BẰNG VỊ THẾ MUA (LONG HEDGES) * TH1: Giá đồng vào ngày 15/5 là 125cents/pound Ct lời 5 cents/pound từ hợp đồng future TH2: Giá đồng vào ngày 15/5 là 105 cents/pound CT lỗ 15cents/pound từ hợp đồng future Chúng ta cũng giả định trong 2 ví dụ trên là hợp đồng future giống hợp đồng kỳ hạn. Thực tế có 1 khác biệt nhỏ là sự thanh toán trên hợp đồng future được thực hiện hàng ngày trong suốt thời gian hợp đồng thay vì vào cuối kỳ BẢO HỘ BẰNG VỊ THẾ MUA (LONG HEDGES) * Dường như nhà đầu tư đã sử dụng hợp đồng future để chuyển hóa hầu hết mọi rủi ro phát sinh trên giá tài sản tuy nhiên trong thực tế thì bảo hộ không hoàn toàn thuận lợi như vậy vì gặp phải những lý do sau: tài sản được bảo hộ có thể không chính xác là tài sản cơ sở trên hợp đồng future nhà bảo hộ có thể không đảm bảo chính xác ngày mà tài sản được bán hoặc mua nhà bảo hộ có thể yêu cầu đóng trạng thái hợp đồng future trước ngày đáo hạn Những vấn đề này được gọi là những rủi ro cơ bản. RỦI RO CƠ BẢN * Mức cơ bản trong tình huống bảo hộ được tính như sau: Mức cơ bản = giá giao ngay của tài sản bảo hộ - giá future của hợp đồng Basic = spot price – future price Nếu tài sản được bảo hộ và tài sản cơ sở trên hợp đồng future giống nhau thì mức cơ bản là zero vào ngày đáo hạn hợp đồng future. Trước ngày đáo hạn thì mức cơ bản có thể dương hoặc âm. MỨC CƠ BẢN * Để phân tích bản chất của rủi ro cơ bản chúng ta sử dụng các ký hiệu: S1 : giá giao ngay ở thời điểm t1 S2 : giá giao ngay ở thời điểm t2 F1 : giá future ở thời điểm t1 F2 : giá future ở thời điểm t2 b1 : mức cơ bản ở thời điểm t1 b2 : mức cơ bản ở thời điểm t2 RỦI RO CƠ BẢN * Giả định bảo hộ rủi ro được tiến hành ở thời điểm t1 và đóng trạng thái ở thời điểm t2. Giá future ở thời điểm t1 là F1 = 2,20$, giá giao ngay là S1 = 2,50$; ở thời điểm đóng trạng thái t2 thì giá future là F2= 1,90 và giá giao ngay S2 = 2,00$. Ta có: b1 = S1 – F1 = 2,50 – 2,20 = 0,30 b2 = S2 – F2 = 2,00 – 1,90 = 0,10 MỨC CƠ BẢN * Nhà KD biết rằng tài sản sẽ được bán ở thời điểm t2 và bán hợp đồng future ở thời điểm t1. Giá cả của tài sản tại thời điểm t2 là S2 Lợi nhuận của hợp đồng future là F1 – F2. RỦI RO CƠ BẢN * Giá hiệu quả (effective price) của tài sản bảo hộ rủi ro là: S2 + F1 – F2= F1 + b2 = 2,20 + 0,1 = 2,30 $ Giá trị F1 được biết ở thời điểm t1, nếu b2 cũng được biết cùng thời điểm thì bảo hộ sẽ mang lại kết quả tốt. Rủi ro bảo hộ tương ứng với b2 gọi là rủi ro cơ bản RỦI RO CƠ BẢN * Đối với tài sản đầu tư là tiền tệ, chỉ số chứng khoán, vàng bạc thì rủi ro cơ bản có xu hướng thấp hơn so với hàng hóa tiêu dùng. Lý do là nghiệp vụ arbitrage đưa đến mối liên hệ rõ ràng giữa giá giao ngay và giá future của tài sản đầu tư. Rủi ro cơ bản của tài sản đầu tư tăng chủ yếu từ sự không ổn định của lãi suất không rủi ro trong tương lai. Đối với hàng tiêu dùng, mất cân bằng giữa cung và cầu và sự khác biệt về dự trữ dẫn đến khoản thu nhập từ cơ hội thuận lợi khá lớn và làm tăng rủi ro cơ bản. RỦI RO CƠ BẢN * Những tài sản tạo nên tác động rủi ro hối đoái cho nhà bảo hộ thường khác với tài sản tài sản cơ sở để bảo hộ. Vì vậy rủi ro cơ bản thường lớn. Định nghĩa S2* là giá tài sản cơ sở của hợp đồng future ở thời điểm t2 và S2 là giá tài sản được bảo hộ ở thời điểm t2. Khi bảo hộ thì ct đảm bảo giá được trả (hoặc được nhận) cho tài sản là: S2 + F1 – F2 Chúng ta có thể viết lại là: F1 + (S2* - F2) + (S2 – S2*) RỦI RO CƠ BẢN * (S2* - F2) và (S2 – S2*) thể hiện 2 bộ phận của rủi ro cơ bản (S2* - F2) là rủi ro tồn tại nếu tài sản được bảo hộ bằng với tài sản cơ sở của hợp đồng future. (S2 – S2*) là rủi ro phát sinh từ sự khác nhau giữa hai tài sản. RỦI RO CƠ BẢN * Rủi ro cơ bản có thể dẫn đến cải thiện hoặc làm xấu đi vị thế của nhà kinh doanh. Với bảo hộ vị thế bán, nếu tăng cường rủi ro cơ bản thì vị thế của nhà kinh doanh sẽ tốt lên và nếu rủi ro cơ bản yếu đi vị thế của nhà kinh doanh sẽ xấu đi. Đối với bảo hộ vị thế mua thì tình hình sẽ ngược lại. (Từ công thức giá hiệu quả = F1 + b2) RỦI RO CƠ BẢN * Yếu tố cơ bản tác động đến rủi ro cơ bản là sự lựa chọn hợp đồng future sử dụng để bảo hộ. Sự lựa chọn này có 2 bộ phận: Lựa chọn tài sản cơ sở của hợp đồng Lựa chọn tháng chuyển giao Nếu tài sản được bảo hộ giống như tài sản trên hợp đồng future thì lựa chọn tài sản khá dễ dàng. Trong trường hợp ngược lại thì cần phải phân tích cẩn thận để xác định hợp đồng future nào có giá trị liên quan với tài sản được bảo hộ. SỰ LỰA CHỌN HỢP ĐỒNG (CHOICE OF CONTRACT) * Chọn tháng chuyển giao thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong các vd chúng ta thường giả định rằng thời gian bảo hộ tương thích với tháng chuyển giao nhưng trên thực tế thì thường chọn hợp đồng với tháng chuyển giao trễ hơn. Lý do là giá future trong nhiều trường hợp thay đổi thất thường trong tháng chuyển giao. Cũng như vậy, nhà bảo hộ giá vị thế bán phòng ngừa rủi ro bằng cách thực hiện giao hàng nếu tài sản được giữ đến tháng chuyển giao. SỰ LỰA CHỌN HỢP ĐỒNG (CHOICE OF CONTRACT) * Nhìn chung thì rủi ro cơ bản tăng khi có sự khác nhau giữa thời hạn bảo hộ và tháng chuyển giao. Do đó cần chọn tháng chuyển giao gần (nếu có thể) hoặc trễ hơn ngày hết hạn bảo hộ. Giả sử tháng chuyển giao là các tháng 3, 6, 9, 12 đối với hợp đồng riêng biệt. Thời hạn bảo hộ đến tháng 12, 01, 02 thì nên chọn hợp đồng tháng 3; nếu thời gian bảo hộ đến tháng 3, 4, 5 thì nên chọn hợp đồng tháng 6 SỰ LỰA CHỌN HỢP ĐỒNG (CHOICE OF CONTRACT) * VD1: Giả sử ngày 01/3 một ct A của Mỹ biết sẽ nhận được 50 triệu Yen vào tháng cuối tháng 7. Giá future tháng 9 cho đồng yen là 0,7800. Hợp đồng future về Yen trên thị trường IMM có tháng chuyển giao là 3, 6, 9, 12. Hợp đồng future đồng Yen có giá trị là 12,5 triêu Yen. Như đã đề cập ở phần trên thì hợp đồng chuyển giao tháng 9 sẽ được chọn để bảo hộ. SỰ LỰA CHỌN HỢP ĐỒNG (CHOICE OF CONTRACT) * Chiến lược bảo hộ: Bán 4 hợp đồng future tháng 9 vào ngày 01/3 với giá future (F1) = 0,7800cent/yen Đóng trạng thái khi nhận đồng Yen vào cuối tháng 7 SỰ LỰA CHỌN HỢP ĐỒNG (CHOICE OF CONTRACT) * Kết quả: Khi nhận đồng Yen vào cuối tháng 7, giá giao ngay (S2) là 0,7200 và giá future là 0,7250 thì: Rủi ro cơ bản= 0,7200 – 0,7250 = - 0,0050 (S2 – F2). Lợi nhuận trên thị trường future ( F1 – F2) = 0,7800 – 0,7250 = +0,0550 Giá hiệu quả mà nhà bảo hộ nhận được là: (S2 + F1 – F2) = 0,7200 + 0,0550 = 0,7750 Hay có thể viết là giá future ban đầu cộng với rủi ro cơ bản = F1 + b2 Giá hiệu quả= 0,7800 – 0,0050 = 0,7750 SỰ LỰA CHỌN HỢP ĐỒNG (CHOICE OF CONTRACT) * VD2: giả định vào ngày 01/6 một ct biết rằng họ có nhu cầu mua 20.000 thùng dầu thô vào khoảng tháng 10 hoặc tháng 11. Hợp đồng future về dầu thô trên thị trường NYMEX giao nhận hàng tháng và mỗi hợp đồng là 1000 thùng dầu. CT sẽ chọn hợp đồng tháng 12 để bảo hộ. Chiến lược bảo hộ: Mua 20 hợp đồng future dầu thô tháng 12 trên thị trường NYMEX vào ngày 08/6 với giá future (F1) là 18.00$/thùng Đóng trạng thái khi sẵn sàng để mua dầu SỰ LỰA CHỌN HỢP ĐỒNG (CHOICE OF CONTRACT) * Rủi ro cơ bản: Rủi ro cơ bản tăng lên từ sự khác nhau giữa giá future tháng 12 và giá giao ngay trên thị trường ở thời điểm mua dầu. (b2= S2 – F2). Kết quả: Khi ct sẵn sàng để mua dầu vào ngày 10/11 và đóng trạng thái vào ngày đó, giá giao ngay (S2) là 20.00$ và giá future (F2) là 19,10$. SỰ LỰA CHỌN HỢP ĐỒNG (CHOICE OF CONTRACT) * Chúng ta có: Rủi ro cơ bản (b2) = 20,00 – 19,10 = 0,90$ Lợi nhuận trên thị trường future (F2 – F1) = 19,10 – 18,00 = 1,10 $ Giá hiệu quả của dầu được mua: = 20,00 – 1,10$ = 18,90 $/thùng Chúng ta có thể viết thành giá future ban đầu cộng với rủi ro cơ bản: (F1 + b2) 18,00 + 0,90 = 18,90$/thùng SỰ LỰA CHỌN HỢP ĐỒNG (CHOICE OF CONTRACT) * Tỷ số bảo hộ là tỷ số độ lớn của vị thế hợp đồng future so với mức cần bảo hộ. Nếu mức bảo hộ là 20.000 thùng dầu và hợp đồng future cũng bằng chính xác với mức cần bảo hộ thì tỷ số bảo hộ là 1. Tuy nhiên nếu mục đích của bảo hộ là tối thiểu hóa rủi ro thì lập tỷ số bằng 1 không phải là tối ưu. TỶ SỐ BẢO HỘ * Công thức tính tỷ số bảo hộ tối ưu như sau: TỶ SỐ BẢO HỘ * Với: TỶ SỐ BẢO HỘ * Dữ liệu để tính phương sai nhỏ nhất của tỷ số bảo hộ TỶ SỐ BẢO HỘ * TỶ SỐ BẢO HỘ * Áp dụng ct ta tính được TỶ SỐ BẢO HỘ * Vì vậy, giá trị hợp đồng future về mua hay bán sẽ chiếm khoảng 78% giá trị tài sản được bảo hộ. Trên thực tế số hợp đồng được làm tròn và nhà bảo hộ có thể đạt xấp xỉ mức bảo hộ tối ưu. TỶ SỐ BẢO HỘ * Số lượng hợp đồng tối ưu SỐ LƯỢNG HỢP ĐỒNG TỐI ƯU Với NA: Số lượng sản phẩm cần được bảo hộ QF: Số lượng sản phẩm của một hợp đồng future Giả sử NA= 20.000 và QF = 1.000 , h*= 0.7 SỐ LƯỢNG HỢP ĐỒNG TỐI ƯU Đôi khi ngày đáo hạn của bảo hộ trễ hơn ngày chuyển giao của hợp đồng future được sử dụng. Nhà bảo hộ phải chuyển bảo hộ lên trước bằng cách đóng trạng thái của hợp đồng future rồi thực hiện hợp đồng tương tự nhưng ngày giao hàng trễ hơn và thực hiện nhiều lần như vậy VD: Vào tháng 4/1997 giá dầu là 19$/thùng. CT biết rằng họ sẽ bán 100.000 thùng dầu vào tháng 6/1998 và muốn thực hiện bảo hộ. Hợp đồng được ký trên thị trường NYMEX giao hàng mỗi tháng đến 1 năm trên thị trường future. Cỡ hợp đồng là 1.000 thùng CHUYỂN BẢO HỘ VỀ PHÍA TRƯỚC Chiến lược của công ty: - 4/1997: CT bán 100 hợp đồng tháng 10/1997 - 9/1997: CT đóng trạng thái của 100 hợp đồng tháng 10/1997 và bán 100 hợp đồng tháng 3/1998 - 2/1998 CT đóng trạng thái của 100 hợp đồng của 100 hợp đồng tháng 3/1998 và bán 100 hợp đồng tháng 7/1998 - 6/1998 CT đóng trạng thái của 100 hợp đồng tháng 7/1998 và bán 100.000 thùng dầu CHUYỂN BẢO HỘ VỀ PHÍA TRƯỚC Kết quả: Hợp đồng future tháng 10/1997: bán vào tháng 4/1997 với mức giá 18,20$ và đóng trạng thái vào tháng 9/1997 ở mức giá 17,40$ Hợp đồng future tháng 3/1998: bán vào tháng 9/1997 với mức giá 17,00$ và đóng trạng thái vào tháng 2/1998 ở mức giá 16,50$ Hợp đồng future tháng 6/1998: bán vào tháng 2/1998 với mức giá 16,30$ và đóng trạng thái vào tháng 6/1998 ở mức giá 15,90$ Giá giao ngay vào tháng 6/1998 : 16$/thùng Lời trên hợp đồng future là (18,20 – 17,40) + (17,00 – 16,50) + (16,30 – 15,90) = 1,70$/thùng. Phần này sẽ bù đắp cho phần sụt giảm giá dầu 3$/thùng giữa tháng 4/1997 và tháng 6/1998 CHUYỂN BẢO HỘ VỀ PHÍA TRƯỚC Là hợp đồng được chuẩn hóa và giao dịch trên sàn giao dịch nên có tính thanh khoản cao và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Nhờ tác dụng của đòn bẩy tài chính nên nhà đầu tư có thể thu được lợi nhuận cao so với ngân sách đầu tư giới hạn. Hợp đồng future cho phép nhà đầu tư chốt lời hoặc hạn chế thua lỗ dễ dàng bằng cách thực hiện đóng trạng thái hợp đồng ƯU ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG FUTURE Lợi nhuận và thua lỗ được tính toán hàng ngày giúp nhà đầu tư thấy được tình hình kinh doanh một cách rõ ràng để có sự điều chỉnh thích hợp. Là công cụ tài chính phù hợp cho cả nhà đầu cơ cũng như nhà bảo hộ. Giao dịch tại sàn giao dịch future chịu sự điều chỉnh bởi các quy định và luật lệ của sàn giao dịch và của cơ quan quản lý nên đảm bảo sự công bằng và an toàn cho tất cả các nhà đầu tư ƯU ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG FUTURE Vì tính hai mặt của đòn bẩy tài chính nên hợp đồng future có tính rủi ro rất cao. Do lợi nhuận và thua lỗ được tính toán hàng ngày nên trong trường hợp bị thua lỗ thì nhà đầu tư phải lập tức nộp thêm tiền ký quỹ. Nếu không thể đóng đủ mức ký quỹ thì hợp đồng sẽ bị đóng trạng thái. NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG FUTURE Là công cụ có tính đầu cơ cao nên nếu không có sự quản lý và giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng thì nhóm các nhà đầu cơ lớn có thể lũng đoạn thị trường vì mục đích lợi nhuận. Vì tính chuẩn hóa cao nên cũng gây ra 1 số điều bất tiện cho các nhà đầu tư (số lượng hàng hóa, chất lượng hàng hóa, tháng giao hàng…). NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG FUTURE

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptfuture_final__384.ppt
Luận văn liên quan