Lý thuyết về chính sách thu nhập

Lời mở đầu. Năm 1995, Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN, năm 2006 gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Điều này đặt ra cho đất nước những cơ hội lớn đồng thời đi kèm là những thách thức cần vựơt qua để hội nhập và phát triển cùng với nền kinh tế thương mại thế giới. Việt Nam tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa từ một đất nước nghèo vừa thoát khỏi chiến tranh, nền kinh tế lạc hậu, cơ sở vật chất thiếu thốn. Đã có giai đoạn vấp phải những sai lầm do chủ quan nóng vội đưa kinh tế đất nước xuống mức suy yếu và trì trệ nghiêm trọng. Đảng và Nhà nước đã kịp thời nhận ra những khuyết điểm sai lầm, tìm con đường đổi mới để khôi phục kinh tế. Thực tế đã khẳng định Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành quả do đổi mới mang lại thể hiện ở tốc độ tăng trưởng kinh tế và quan trọng hơn sự phát triển đó là vì mục tiêu con người. Tuy nhiên làm thế nào để giữ cho sự phát triển đó được nhanh, bền vững, ổn định? Đó là câu hỏi được đặt ra không phải chỉ đối với các nhà hoạch định kinh tế mà đó là trách nhiệm của mỗi công dân, đặc biệt hơn là với sinh viên - thế hệ trẻ và là tương lai của đất nước. Việc học tập nghiên cứu kinh tế học là việc cần thiết quan trọng trang bị cho sinh viên những lý thuyết cơ bản về tình hình kinh tế của đất nước nói riêng và thế giớ nói chung. Kinh tế học vĩ mô là bộ phận quan trọng trong phân ngành kinh tế học với những lý thuyết về các chính sách thu nhập, chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ mà đất nước đã học tập và áp dụng trong thời kỳ xây dựng kinh tế những năm qua. Thế hệ trẻ, đặc biệt là một sinh viên khoa kinh tế cần nhận thức rõ được tình hình kinh tế của đất nước, học tập và nắm vững những kiến thức cơ bản để tương lai trở thành một nhà hoạch định kinh tế có tầm nhìn và kiến thức sâu rộng để góp phần xây dựng đất nước.

doc39 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5283 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lý thuyết về chính sách thu nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tới cscs mục tiêu đã định trước. Các yếu tố đầu ra bao gồm: sản lượng, việc làm, giá cả, xuất-nhập khẩu. Đó là các biến do hoạt động của hộp đen kinh tế vĩ mô tạo ra. Yếu tố trung tâm của hệ thống là hộp đen kinh tế vĩ mô, còn gọi là nền kinh tế vĩ mô. Hoạt động của hộp đen như thế nào sẽ quyết định chất lượng của các biến đầu ra. Hai lực lượng quyết định sự hoạt động của hộp đen kinh tế vĩ mô là tổng cung và tổng cầu + Tổng cung bao gồm tổng khối lượng sản phẩm quốc dân mà các doanh nghiệp sẽ sản xuất và bán ra trong một thời kỳ tương ứng với giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất đã cho. Tổng cung liên quan đến khái niệm sản lượng tiềm năng. Đó là sản lượng tối đa mà nền kinh tế có thể sản xuất ra trong điều kiện toàn dụng nhân công, mà không gây nên lạm phát. Sản lượng tiềm năng phụ thuộc vào việc sử dụng các yếu tố của sản xuất, đặc biệt là lao động. + Tổng cầu là tổng khối lượng hàng hoá và dịch vụ ( tổng sản phẩm quốc dân ) mà các tác nhân trong nền kinh tế sẽ sử dụng tương ứng với mức giá cả, thu nhập và các biến số kinh tế khác đã cho • Mục tiêu và công cụ trong kinh tế vĩ mô: + Mục tiêu - Mục tiêu sản lượng: Đạt đựoc sản lượng thực tế cao, tương ứng với mức sản lượng tiềm năng Tốc độ tăng trưởng cao và bền vững - Mục tiêu việc làm Tạo được nhiều việc làm tốt Hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp - Mục tiêu ổn định giá cả Hạ thấp và kiểm soát được lạm phát trong điều kiện thị trường tự do. - Mục tiêu kinh tế đối ngoại: Ổn định tỷ giá hối đoái Cân bằng cán cân thanh toán quốc tế - Phân phối công bằng: Dây là một trong những mục tiêu quan trọng Lưu ý: Những mục tiêu trên thể hiện trạng thái lý tưởng và các chính sách kinh tế vĩ mô chỉ có thể tối thiểu hoá các sai lệch thực tế so với các trạng thái lý tưởng Các mục tiêu trên thường bổ sung cho nhau, trong chừng mực chúng hướng vào đảm bảo tăng trưởng sản lượng của nền kinh tế. Song trong từng trường hợp có thể xuất hiện những xung đột, mâu thuẫn cục bộ Về mặt dài hạn thứ tự ưu tiên giải quyết các mục tiêu trên cũng khác nhau giữa các nước. Ở các nước đang phát triển, tăng trưởng thường có vị trí ưu tiên số 1. + Công cụ Để đạt được những mục tiêu trên kinh tế vĩ mô trên, Nhà nước có thể sử dụng nhiều công cụ chính sách khác nhau. Mỗi chính sách lại có công cụ riêng biệt. Dưới đây là một số chính sách kinh tế vĩ mô chủ yếu mà chính phủ ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển thường sử dụng trong lịch sử lâu dài và đa dạng của họ. * Chính sách tài khoá: Là việc chính phủ sử dụng thuế khoá và chi tiêu công cộng để tác động đến nền kinh tế hướng nền kinh tế tới mức sản lượng và việc làm mong muốn Công cụ: chi tiêu của chính phủ (G) thuế (T) Đối tượng: Quy mô của chi tiêu công cộng Chi tiêu của khu vực tư nhân Sản lượng Mục tiêu: Ngắn hạn: ổn định nền kinh tế Dài hạn : hướng nền kinh tế đến sự phát triển lâu dài * Chính sách tiền tệ: tác động đến đầu tư tư nhân, hướng nền kinh tế tới mức sản lượng và việc làm mong muốn Công cụ: Mức cung tiền (MS) Lãi suất (i) Đối tượng: Tác động đến đầu tư (I) Chi tiêu của hộ gia đình (C) Tiết kiệm (S) Tỷ giá hối đoái (e) Mục tiêu (giống chính sách tài khoá) * Chính sách thu nhập: bao gồm các biện pháp mà chính phủ sử dụng nhằm tác động trực tiếp đến tiền công, giá cả và để kiềm chế lạm phát Công cụ: Tiền lương danh nghĩa (Wn) Đối tượng: Chi tiêu của các hộ gia đình (C) Tổng cung ngắn hạn Mục tiêu: Kiềm chế lạm phát * Chính sách kinh tế đối ngoại: Nhằm ổn định tỷ giá hối đoái, giữ cho thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế ở mức có thể chấp nhận được Công cụ: Thuế quan Hạn ngạch Tỷ giá hối đoái Đối tượng Hoạt động xuất-nhập khẩu và đầu tư nước ngoài Mục tiêu: Chống suy thoái, lạm phát Ổn định tỷ giá và cán cân thanh toán quốc tế • Một số khái niệm và mối quan hệ giữa các biến số kinh té vĩ mô cơ bản - Tổng sản phẩm quốc dân và sự tăng trưởng kinh tế Tổng sản phẩm quuốc dân (GNP) là giá trị của toàn bộ hàng hoá và dịch vụ mà một quốc gia sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định Tổng sản phẩm quốc dân là thước đo cơ bản hoạt động của nền kinh tế Tổng sản phẩm tính theo giá hiện hành gọi là tổng sản phẩm danh nghĩa Tổng sản phẩm tính theo giá cố định gọi là tổng sản phẩm thực tế - Chu kỳ kinh doanh và sự thiếu hụt sản lượng Nền kinh tế thị trường của các nước công nghiệp phát triển tiêu biểu thường phải chống đối với vấn đề chu kỳ kinh tế. Liên quan đến chu kỳ kinh tế là sự đình trệ sản xuất, thất nghiệp và lạm phát. Chu kỳ kinh tế là sự giao động của GNP thực tế xung quanh xu hướng tăng lên của sản lượng tiềm năng Độ lệch giữa sản lượng tiềm năng và sản lượng thực tế gọi là sự thiếu hụt sản lượng Thiếu hụt sản lượng = Sản lượng tiềm năng - Sản lượng thực tế -Tăng trưởng và thất nghiệp Khi một nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng cao thì một trong những nguyên nhân quan trọng là đã sử dụng tốt hơn lực lượng lao động. Như vậy tăng trưởng nhanh thì thất nghiệp có xu hướng giảm đi - Tăng trưởng và lạm phát Sự kiện lịch sử của nhiều nước cho thấy những thời kỳ kinh tế phát đạt, tăng trưởng cao thì lạm phát có xu hướng tăng lên và ngược lại. Song mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát như thế nào, đâu là nguyên nhân, đâu là kết quả? Vấn đề này kinh tế vĩ mô chưa có câu trả lời rõ ràng. - Lạm phát và thất nghiệp Các nhà kinh tế cho rằng, trong thời kỳ ngắn thì lạm phát càng cao, thất nghiệp càng giảm. Trong thời kỳ dài chưa có cơ sở nói rằng lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ “ trao đổi”. Trong thời kỳ dài tỷ lệ thất nghiệp phụ thuộc một cách cơ bản vào tỷ lẹ lạm phát trong suốt thời gian đó Trong điều kiện nước ta, quá trình chuyển đổi kinh tế chưa hoàn tất, các yếu tố thị trường còn non yếu và chưa phát triển đồng bộ, Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và điều tiết nền kinh tế. Vì vậy khi nghiên cứu những mối quan hệ này trong điều kiện nước ta cần chú ý những đặc điểm trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, tránh rập khuôn máy móc A2. Vị trí của môn học trong chương trình học đại học Kinh tế học vĩ mô là một trong hai bộ phạn hợp thành kinh tế học Trong chương trình học đại học kinh tế học vĩ mô có vai trò quan trọng trong việc tiếp tục bổ sung cho kinh tế học vi mô, đồng thời trang bị cho sinh viên tầm nhìn kinh tế sâu rộng hơn trên phạm vi kinh tế quốc gia với vai trò của một nhà hoạch định kinh tế cho đất nước. Vì vậy, việc học tập và nghiên cứu kinh tế vĩ mô là cần thiết với tất cả sinh viên nói chung, đặc biệt hơn là với sinh viên học kinh tế, để có một kiến thức và tầm nhin tổng quát về kinh tế trong điều kiện kinh tế hội nhập hiện nay. B. Phân tích chính sách thu nhập dưới góc độ lý thuyết kinh tế học. Để đánh giá việc thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định , trước hết chúng ta phải đo lường kết quả. Muốn vậy, cần xây dựng một hệ thống tài khoản quốc dân , miêu tả những bộ phận cấu thành và quan hệ tương hỗ giữa các khu vực của nền kinh tế. *Nội dung của các chỉ tiêu tổng sản phẩm và thu nhập quốc dân: gồm GNP, GDP, NNP, Y (NI), PI, Yd. Trong số những thước đo nay thì: GNP, GDP và Y là những thước đo rất quan trọng phản ánh thành quả của một nước sau một năm hoạt động. Tuy vậy những thướ đo này không phải là thước đo hoàn hảo vì bỏ qua những hoạt động không thông qua thị trường. GNP và GDP là thước đo giá trị thị trường của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng mà một quốc gia sản xuất ra trong một đơn vị thời gian (tháng, quý, năm). Cần lưu ý: Khi tính GNP và GDP của thời gian nào thì chỉ tính những gì được sản xuất ra trong đơn vị thời gian đó. Chỉ được tính GDP vá GNP giá trị của hàng hoá và dịch vụ cuối cùng, không tính những chi phí trung gian. GNP và GDP theo giá thị trường (GNPmp Và GDPmp) khác với GNP và GDP theo nhân tố chi phí (GDPfc, GNPfc) ở phần thuế gián thu. * Ba phương thức xác định GNP, GDP Căn cứ vào luồng chu chuyển thu nhập giữa các tác nhân kinh tế mà hình thành ba phương pháp xác định GNP và GDP: Tính theo luồng sản phẩm cuối cùng Tính theo luồng chi phí hoặc thu nhập Tính thao giá trị gia tăng. Giữa GNP và GDP khác nhau ở tài khoản thu nhập ròng từ nước ngoài. Chúng ta có thể tính GDP trứoc rồi tính GNP. Cách 1: Tính GDP theo luồng sản phẩm cuối cùng GDP = C + I nếu là kinh tế giản đơn GDP = C + I + G khi có chính phủ GDP = C + I + G + NX khi nền kinh tế mở Cách 2: Tính GDP theo luồng chi phí hoặc thu nhập Đối với nền kinh tế giản đơn: GDP = C + S + khấu hao Mặt khac GDP gồm: - Tiền lương, tiền công - Tiền thuê tài sản cố định - Lãi suất do công ty trả - Khấu hao TSCĐ - Lợi nhuận công ty - Đối với nền kinh tế đóng (coc chính phủ) GDP = C + S + T + khấu hao = Yd + khấu hao + T Mặt khác GDP gồm: - Tiền lương, tiền công -Tiền thuê tài sản cố định - Lãi suất do công ty trả - Khấu hao tài sản cố định - Lợi nhuận công ty - Thuế gián thu ròng - Đối với nền kinh tế mở, các công ty trong nước có thể sản xuất nhiều hàng hoá hơn để xuất khẩu nên các khoản thu nhập có thể tăng lên. Ngược lại khi có hoạt động nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ sẽ làm cho các khoản thu nhập trong nước giảm. Cách 3: Tính GDP theo phương pháp giá trị gia tăng. GDP = Tổng giá trị gia tăng ở các công đoạn và các ngành sản xuất. Giá trị gia tăng = Tổng giá trị sản lượng – chi phí đầu vào được dùng hết cho việc sản xuất ra sản lượng đó. Tổng giá trị sản lượng là giá trị hàng hoá đầu ra được sản xuất bán trên thị trường. Những hàng hoá đầu ra có thể dưới dạng vật chất hoặc dịch vụ, và có thể là sản phẩm cuối cùng hoặc là đầu vào của quá trình sản xuất tiếp theo của công ty khác. Chi phí đầu vào được sử dụng hết một lần trong sản xuất có thể dưới dạng vật chất hoặc dịch vụ phục vụ cho sản xuất. * Mối quan hệ giữa các tài khản quốc dân Chung ta đã tìm được GDP theo giá thị trường (GDPmp) bằng 3 cách trên. GNPmp = GDPmp + thu nhập ròng từ nước ngoài GNPfc = Y = GNPmp - thuế gián thu NNPmp = GNPmp - khấu hao NNPfc = NI = GNPfc - thuế gián thu PI = NI - thuế lợi nhuận công ty - bảo hiểm xã hội + TR Yd = NI – Td + TR hoặc Yd = PI – thuế thu nhập cá nhân Các ký hiệu: GNPmp, GDPmp: GNP và GDP theo giá thị trường GNPfc, GDPfc: GNP và GDP theo nhân tố chi phí NNPmp: Sản phẩm quốc dân ròng theo giá thị trường NNPfc: Sản phẩm quốc dân ròng theo nhân tố chi phí NI: Thu nhập quốc dân PI: Thu nhập cá nhân Yd: Thu nhập khả dụng Te: Thuế gián thu Td: Thuế trực thu TR: Chi tiêu chuyển khoản của chính phủ * Các chỉ số giá: CPI, D, PPI Ip ( = CPI ) : Chỉ số giá hàng tiêu dùng ( chỉ số bán lẻ) D : Chỉ số giản phát PPI : Chỉ số giá sản xuất (chỉ số giá bán buôn) Các chỉ số giá này thể hiện mức giá chung của nền kinh tế. Khi tỷ lệ lạm phát có thể sử dụng một trong số các chỉ số giá này. Tuy nhiên giữa các chỉ số giá này có sự khác nhau về phạm vi và cách tính D = x 100% Để tính chỉ số giảm phát ( D ) thì cần phải chờ đến khi kết thúc năm tài chính mới thống kê được số lượng hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra. Còn chỉ số giá hàng tiêu dùng ( CPI ) thì có thể tính tại bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tỷ trọng của mỗi loại hàng hoá trong giỏ hàng được xác định bằng cách thống kê chọn mẫu. * Các đồng nhất thức kinh tế vĩ mô cơ bản Trên cơ sở luông thu nhập và hàng hoá luân chuyển giữa các tác nhân kinh tế đã chứng minh được các đồng nhất thức cơ bản sau: Nền kinh tế giản đơn: S = Ir Nền kinh tế đóng: S + T = Ir + G Nền kinh tế mở: S + T + IM = Ir + G + X S: tiết kiệm T: thuế dòng T = ( Te + Td ) – TR I: Tổng đầu tư Ir: đầu tư dòng Ir = I - khấu hao Theo hoạch toán quố dân thì tổng đầu tư ( I ) = tiết kiệm + khấu hao. Vì nguồn dùng cho đầu tư là tiết kiệm và số tiền trích khấu hao TSCĐ. Vì vậy : Đầu tư ròng = Tiết kiệm Các đồng thức này cho thấy : luồng thu nhập chuyển giữa các khu vực kinh tế như thế nào. Phân tích cơ chế xác định mức lương cân bằng trên thị trường lao động, biến động của thị trường lao động khi chính phủ điều chỉnh các quy định về tiền lương * Thị trường lao động - Cầu đối với lao động: là số lượng lao động mà doanh nghiệp mong muốn và có khả năng thuê tại các mức tiền công khác nhau trong khoảng thời gian nhất định. - Cung ứng về lao động: là số lượng lao động mong muốn và có khả năng cung ứng lao động tại các mức tiền công khác nhau trong khoảng thời gian nhất định. - Thị trường lao động đạt trạng thái cân bằng khi cung và cầu về lao động bằng nhau * Tiền công tối thiểu và những quy định về tiền công tối thiểu Tiền công tối thiểu là tiền trả tối thiểu để lôi cuốn yếu tố này làm công việc đó. Nhìn vào hình vẽ chúng ta thấy mối quan hệ cung - cầu lao động tạo ra điểm cân bằng giữa lượng lao động cần thuê Lo và mức tiền công Wo. Tiền lương tối thiểu là quy định của nhà nước. Nếu quy định mức lương tối thiểu W1 thấp hơn mức tiền công cân bằng Wo thì điều đó không hợp lý. Tại mức tiền công tối thiểu W1 thì cung về lao động là L1, còn cầu về lao động là L2. Lượng lao động thiếu hụt so với nhu cầu là L2 – L1. Nếu đặt mức tiền công tối thiểu là W2 cao hơn mức tiền công cân bằng Wo thì lượng cung ứng về lao động sẽ tăng lên L2, nhưng lượng cầu về lao động lại giảm xuống L1. Kết quả số lao động dư thừa là L2 – L1. Ở một số nước có quy định về mức tiền công tối thiểu trên cả nước hoặc một số ngành nhất định. Nói chung việc quy định mức tiền công tối thiểu phải dựa trên cơ sở sản phẩm giá trị biên của lao động cho các doang nghiệp có sức cạnh tranh trên thị trường. Mức tiền công tối thiểu cao hơn hoặc thấp hơn mức tiền công cân bằng đều gây ra sự thiếu hụt hoặc dư thừa lao động và cuối cùng là tạo ra sự thất nghiệp. Hiệu quả kinh tế của từng doanh nghiệp và toàn xã hội chính là làm sao để sử dụng nguồn lao động có hiệu quả, tạo ra công ăn việc làm và tăng trưởng kinh tế. Chính phủ gây ra sự cứng nhắc về tiền lương khi ngăn không cho tiền lương giảm xuống mức cân bằng. Luật về tiền lương tối thiểu bắt buộc các doanh nghiệp phải trả lương lớn hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu do chính phủ đặt ra với hầu hết các loại lao động, mức lương tối thiểu không ảnh hưởng đến họ vì tiền lương họ nhận được cao hơn nhiều mức lương tối thiểu. Nhưng đối với những lao động trẻ tuổi không có kinh nghiệm thì tiền lương tối thiểu giúp họ có mức thu nhập cao hơn nhưng cũng đồng thời làm giảm mức cầu đối với lao động này. Quy định về tiền lương tối thiểu được coi là ảnh hưởng lớn nhất đến tình trạng thất nghiệp của thanh niên CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU NHẬP CỦA VIỆT NAM THỜI KÌ 1995 - 2005 Nhận xét chung về tình hình kinh tế xã hội Việt Nam. Công cuộc đổi mới của Việt Nam kể từ khi Đại hội VI của Đảng ( 12/1986) đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước đến nay đã trải qua hơn 20 năm. Một trong những nội dung đổi mới then chôt là chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nhằm giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đi đôi với thưc hiện tiến bộ và công bằng xã hội phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta. Kể từ sau Đại hội VI, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước ngày càng đi vào chiều sâu, đồng thời quan niệm về con đường phát triển của nước ta cũng từng bước được định hìnhngày càng rõ nét. Đại hội VII của Đảng (6 / 1991) lần đầu tiên đã đưa ra công thức : “phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước”. Công thức này về sau được Đại hội VIII của Đảng (6 / 1996) điều chỉnh thành : “ Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định huớng XHCN”. Tiến lên một bước, Đại hội IX của Đảng (4 / 2001) đã điểu chỉnh thành : “Phát triển nền kinh tế định hướng XHCN” và xem đây là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Trong mô hình này, chúng ta sử dụng cơ chế thị trường với tư cách là thành quả của nền văn minh nhân loại làm phương tiện để năng động hoá và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế , nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân. Đồng thời chúng ta đề cao vai trò qủn lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Kinh tế xã hội Viêt Nam Trong giai đoan 1995 – 2005 đã có những chuyển biến rõ rệt cả về chất và về lượng. Cụ thể như sau: - Đạt đươc tốc dộ tăng trưởng cao -Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH. Tức là tăng tỷ trong của ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông – lâm – ngư nghiệp trong GDP. -Nâng cao thu nhập của người dân và giảm đói nghèo tích cực. Việt Nam đã hoàn thành trước thời hạn kế hoạch toàn cầu “ giảm một nửa tỷ lệ nghèo vào năm 2015” mà liên Hiệp Quốc đề ra -Tạo được việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp -Giáo dục y tế và an sinh xã hội mở rộng. Trình bày mục tiêu của chính sách thu nhập thời kỳ 1995 -2005 Chính sách thu nhập bao gồm hàng loạt các biện pháp mà chính phủ sử dụng nhằm tác động trực tiếp đến tiền công, giá cả để kiềm chế lạm phát. Chính sách này sử dụng nhiều loại công cụ, từ các công cụ có tính chất cứng rắn như giá, lương, những chỉ dẫn chung để ấn định tiền công và giá cả, những quy tắc pháp lý ràng buộc sự thay đổi giá cả và tiền lương… đến những công cụ mềm dẻo hơn như việc hướng dẫn, khuyến khích bằng thuế thu nhập… Năm 1995 Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN, trong điều kiện nền kinh tế được xác định là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì chính sách thu nhập thời kỳ này nhằm mục tiêu duy trì sự phát triển ổn định của nền kinh tế, kiềm chế lạm phát (ổn định tiền lương danh nghĩa) Thu thập các thông tin về chính sách tiền lương của chính phủ NGHỊ ĐỊNH quy định mức lương tối thiểu đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam CHÍNH PHỦ căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001. Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002. Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội NGHỊ ĐỊNH: Điều 1: Quy định mức lương tối thiểu để trả công đối với lao động là người Việt Nam làm công việc giản đơn nhất tronh điều kiện lao động bình thường trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức quố tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam như sau: Mức 870.000 đồng / tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các quận thuộc địa bàn thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Mức 790.000 đồng / tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các huyện thuộc thành phố Hà Nội; thành phố Hồ Chí Minh; các quận thuộc thành phố Hải Phòng; thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh; thành phố Biên Hoà thuộc tỉnh Đồng Nai; thành phố Vũng Tàu; thị xã Thủ Dầu Một và các huyện Thuận An, Dĩ An, Bến Cát và Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương. Mức 710.000 đồng / tháng áp dụng đối với doang nghiệp hoạt động trên địa bàn còn lại. Điều 2: Mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định này được dùng làm căn cứ tính các mức lương trong thang lương, bảng lương, các loại phụ cấp lương; tính các mức lương ghi trong các hợp đồg lao động, thực hiện các chế độ khác do doanh nghiệp xây dựng và ban hành theo thẩm quyền đã được pháp luật lao động quy định. Mức tiền lương thấp nhất trả cho ngưòi lao động đã qua học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu quy định tại Điều 1 Nghị định này. Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu quy định tại Điều 1 Nghị định này. Điều 3: Mức lương tối thiểu quy định tại Điều 1 Nghị định này được chính phủ điều chỉnh tuỳ thuộc vào mức tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá sinh hoạt và cung cầu lao động trong từng thời kỳ. Bộ Lao động – Thương binh và xã hội sau khi lấy ý kiến Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam, đại diện người sử dụng lao động và các bbộ, ngành liên quan trình Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu quy định tại khoản 1 điều này. Điều 4: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2006. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này. Điều 5: Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành nghị định này. NGHỊ ĐỊNH: Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp, bảo hiểm xã hội và điều chỉnh thợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc CHÍNH PHỦ căn cứ luật tổ chức chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001. Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002. Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ Trưởng Bộ Tài chính. NGHỊ ĐỊNH: Điều 1: Điều chỉnh mức lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng đối với các đối tượng sau: Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức, quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương hưu hàng tháng theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định. Công nhân, viên chức và người hưởng lương hưu hàng tháng vừa có thời gian hưởng lương theo thang lương, bảng lương không do Nhà nước quy định, vừa có thời gian hưởng lương không theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định. Công nhân, viên chức đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, kể cả người hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết đính số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ. Công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng. Cán bộ xã, phường, thị trấn hưởng lương hưu, trợ cấp àng tháng theo Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của chính phủ và Nghị định số 09/1998/ NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ. Điều 2: Từ ngày 01 tháng 10 năm 2006, mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng đối với các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng trước ngày 01 tháng 10 năm 2006 quy định tại các khoản 1, 3, 4 và 5 Điều 1 Nghị định này được điều chỉnh như sau: 1. Đối với cán bộ, công chức, công nhân, viên chức nghỉ hưu: 1a. Tăng 10% trên mức lương hưu hiện hưởng đối với người có mức lương trước khi nghỉ hưu dưới 390 đồng / tháng theo nghị định số 235/HĐBT ngày 18 tháng 9 năm 1985, có hệ số lương cũ dưới 3,06 theo nghị định số 35 / NQ- UBTVQHK9 ngày 17 tháng 5 năm 1993, Quyết định số 69-QD/TW ngày 17 thnág 5 năm 1993, Nghị định số 25/CP và nghị định số 26/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 có hệ số lương mới dưới 3,99 theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQHK11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 1b. Tăng 8% trên mức lương hưu hiện hưởng đối với người có mức lương trước khinghỉ hưu từ 390 đồng / tháng đến dưới 644 đồng / tháng theo Nghị định số 235/HĐBT; có hệ số lương cũ từ 3,06 đến dưới 5,54 theo Nghị quyết số 35/NQ-UBTVQHK9, Quyết định số 69/QĐ-TW, nghị định số 25/CPvà nghị định số 26/CP; có hệ số lương mới từ 3,99 đến dưới 6,92 theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQHK11, Quyết định số 128/QĐ-TW, Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và Nghị định số 205/2004/NĐ-CP. 1c. Tăng 6% trên mức lương hưu hiện hưởng đối với người có mức lương trước khi nghỉ hưu từ 644 đồng / tháng đến dưới 718 đồng / tháng theo Nghị định số 235/HĐBT; có hệ số lương cũ từ 5,54 đến dưới 6,26 theo Nghị quyết số 35/NQ-UBTVQHK9, Quyết định số 69/QĐ-TW, Nghị định số 25/CP và Nghị định số 26/CP; có hệ số lương mới từ 6,92 đến dưới 7,64 theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQHK11, Quyết định số 128/QĐ-TW, Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và Nghị định số 205/2004/NĐ-CP. 1d. Tăng 4% trên mức lương hưu hiện hưởng đối với người có mức lương trước khi nghỉ hưu từ 718 đồng/tháng trở lên theo Nghị định số 235/HĐBT; có số lương cũ từ 6,26 trở lên theo Nghị quyết số 35/NQ-UBTVQHK9, Quyết định số 69/QĐ-TW, Nghị định số 25/CP và Nghị định số 26/CP; có hệ số lương mới từ 7,64 trở lên theo Nghị quyết số 730/2004/NQUBTVQHK11, Quyết định số 128/QĐ-TW, Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và Nghị định số 205/2004/NĐ-CP 2. Đối với qân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương theo bảng lương cấp bậc quân hámĩ quan quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân, cấp hàm cơ yếu và bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân, chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân, chuyên môn kỹ thuật cơ yếu nghỉ hưu: 2a. Tăng 10% trên mức lương hiện hưởng đối với người có mức lương trước khinghỉ hưu dưói 425 đồng / tháng theo Nghị định số 235/HĐBT; có hệ số lương cũ dưới 4,40 theo Nghị định số 25/CP; có hệ số lương mới từ 5,60 đến 8,60 theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP. 2b. Tăng 8% trên mức lương hưu hiện hưởng đối với người có mức lương trước khi nghỉ hưu từ 425 đồng / tháng đến dưới 668 đồng / tháng theo Nghị định số 235/HĐBT; có hệ số lương cũ từ 4,40 đến dưới 7,20 theo Nghị định số 25/CP; có hệ số lương mới từ 5,60 đến 8,60 theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP. 2c. Tăng 6% trên mức lương hưu hiện hưởng đối với người có mức lương trước khi nghỉ hưu từ 668 đồng / tháng đến dưới 718 đồng / tháng theo nghị định số 235/HĐBT; có hệ số lương cũ từ 7,20 đến dưới 7,70 theo Nghị định số 25/CP; có hệ số lương mới từ 8,60 đến 9,20 theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP. 2d. Tăng 4% trên mức lương hưu hiện hưởng đối với người có mức lương trước khi nghỉ hưu từ 718 đồng/tháng trở lên theo Nghị định số 235/HĐBT; có hệ số lương cũ từ 7,70 trở lên theo Nghị định số 25/CP; có hệ số lương mới từ 9,20 trở lên theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP 3. Tăng 10% trên mức trợ cấp hiện hưởng đối với người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng chính phủ,; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng; cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ. Điều 3: Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần đối với nguời hưởng lương theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định nghỉ hưu hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần từ ngày 01 tháng 10 năm 2006 trở đi được tính theo mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 60 tháng trước khi nghỉ việc. Trong đó, các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo hệ số lương và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên (nếu có) quy định tại Nghị quyết số 35/NQ-UBTVQHK9, Quyết định số 69/QĐ-TW, Nghị định số 25/CP và Nghị định số 26/CP được điều chỉnh theo hệ số lương và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên (nếu có) quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQHK11, Quyết định số 128/QĐ-TW, Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và Nghị định số 205/2004/NĐ-CP. Điều 4: Đối với người nghỉ hưu thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 điều 1 Nghị định này thì chỉ điều chỉnh phần lương hưu hưởng theo phần lương thuộc thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định. Các mức điều chỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 2, khoản 2 Điều 3 Nghị định số 208/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004, khoản 1 và khoản 2 Điều 2, khoản 2 Điều 3 Nghị định số 117/2005/ NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2005 và mức điều chỉnh lương hưu theo Quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định này hoặc tính theo mức bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội của 60 tháng trứơc khi chuyển ra hưởng tiền lương không theo tiền lương thuộc thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định theo Điều 3 Nghị định này tuỳ thuộc vào thời điểm nghỉ hưu và thời điểm chuyển ra hưởng tiền lương không theo thang lương , bảng lương do Nhà nước quy định. Điều 5: Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính lương hưu, trợ cấp một lần nghỉ hưu và mức điều chỉnh lương hưu, trợ cấp hàng tháng đối với người nghỉ chờ đủ tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng căn cứ vào tháng nghỉ chờ và thời gian đủ tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng được quy định như sau: 1. Đối với người nghỉ chờ đủ tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí trước ngày 01 tháng 10 năm 2004 và đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí từ ngày 01 tháng 10 năm 2006 trở đi. 1a. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu tính theo mức tiền lương quy định tại Nghị quyết số 35/NQ-UBTVQHK9, quyết định số 69/QĐ-TW, Nghị định số 25/CP và Nghị định số 26/CP. 1b. Mức điều chỉnh lương hưu được quy định bằng mức điều chỉnh lương hưu theo Quy định tại Điều 2 Nghị định số 208/2004/NĐ-CP, quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định số 117/2005/NĐ-CP, mức tăng 20,7% trên mức lương hưu đã dược điều chỉnh theo quy định tại Nghị định số 117/2005/NĐ-CP và mức điều chỉnh lương hưu theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định này. 2. Đối với người nghỉ chờ đủ tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí từ ngày 01 tháng 10 năm 2006 và đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí từ ngày 01 tháng 10 năm 2006 trở đi. 2a. Mức bình quân tháng đóng bảo hiểm xẫ hội để làm cơ sở tính lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu tính theo mức tiền lương quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 117/2005/NĐ-CP. 2b. Mức điều chỉnh lương hưu được quy định theo mức điều chỉnh lương hưu được quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 208/2004/NĐ-CP, quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định số 117/2005/NĐ-CP, mức tăng 20,7% trên mức lương hưu đã được điều chỉnh theo quy định tại Nghị định số 117/2005/NĐ-CP, mức điều chỉnh lương hưu quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 117/2005/NĐ-CP và quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định này tuỳ thuộc vào tháng nghỉ chờ. 3. Đối với người nghỉ chờ đủ tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí và đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí từ ngày 01 tháng 10 năm 2006 trở đi thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tinh lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu được tính theo quy định tại Điều 3 Nghị định này. 4. Đối với cán bộ xã, phường, thị trấn nghỉ chờ đủ tuổi đời để hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm, 1998 của chính phủ, nếu đủ điều kiện hưởng trợ cấp từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 trở đi thì mức điều chỉnh trợ cấp hàng tháng theo từng thời kỳ được thưc hiện theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 208/2004/NĐ-CP, khoản 3 Điều 2 Nghị định 117/2005/NĐ-CP, mức tăng 20,7% trên mức trợ cấp hàng tháng đã được điều chỉnh theo quy định tại Nghị định số 117/2005/NĐ-CP và mức điều chỉnh theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này. Điều 6: Đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc theo quyết định số 130/CP ngay 20 tháng 6 năm 1975 của Hội đồng Chính phủvà Quyết định số 111/HĐBT ngày 13 tháng 10 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng thì từ ngày 01 tháng 10 năm 2006, mức trợ cấp hàng tháng được tăng 10% trên mức trợ cấp hiện hưởng theo nghị định số 119/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ. Điều 7: 1. Kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 1 Nghị định này được quy định như sau: 1a. Đối với các đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 10 năm 1995 do Ngân sách nhà nướ bảo đảm. 1b. Đối với các đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 10 năm 1995 trở đi, kể cả đối tượng đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng theo Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của chính phủ do quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm. 2. Kinh phí điều chỉnh trợ cấp hàng tháng áp dụng đối với đối tượng quy định tại Điều 6 Nghị định này được tổng hợp vào nhu cầu kinh phí điều chỉnh mức lương tối thiểu chung của địa phương và được bảo đảm từ các nguồn theo quy định về điều chỉnh mức lương tối thiểu theo quy định chung. Điều 8: 1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện việc điều chỉnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng quy định Điều 1 Nghị định này. 2. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc điều chỉnh trợ cấp đối với các đối tượng quy định tại Điều 6 Nghị định này. 3. Bộ Tài chính có trách nhiệm bảo đảm kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm. 4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm bảo đảm kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng do Quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm; tổ chức hướng dẫn các cơ quan bảo hiểm xã hội địa phương thực hiện việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và tổ chức chi trả đối với các đối tượng kịp thời, đúng quy định tại Nghị định này. Điều 9: Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo. Các quy định tại Nghị định này đươcj thực hiện từ ngày 01 tháng 10 năm 2006 Điều 10: Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. D.Phân tích và đánh giá dựa trên cơ sở thông tin thu thập được Thành tựu: Tốc độ tăng trưởng kinh tế một trong những thành quả nổi bật của nền kinh tế Việt Nam trong suốt thời kỳ đổi mới chính là tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Nếu như trước thời kỳ đổi mới 1976 – 1985 , tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm ở nước ta chỉ đạt khoảng 2%, thì sau khi đổi mới tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm được ghi nhận là 4,5% trong giai đoạn 1986 – 1990, 8,4% trong giai đoạn 1991 – 1997 và vẫn đạt tới 6,6% trong giai đoạn 1998 – 2004 cho dù nền kinh tế phải chịu tác động của cuộc khủng hoảng Châu Á. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tê Cơ cấu kinh tế của nước ta trong những năm qua đã có sự chuyển dịch tích cực ,với tỷ trọng các lĩnh vực kinh tế có giá trị gia tăng cao ngày càng lớn hơn. Xem xét cơ cấu kinh tế theo ba nghành ( nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ) thì thấy rằng tỷ trọng nông – lâm – ngư nghiệp trong GDP đã giảm khá đều và tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ đã tăng lên tương ứng. Điều đó cho thấy trình độ phát triển của nền kinh tế đã từng bước được nâng lên. Tổng cộng tỷ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ năm 2004 đạt tới 78,24% và tiếp tục đang trong xu hướng tăng lên, cho thấy nền kinh tế nước ta đang tiến triển trên con đường công nghiệp hoá Tỷ trọng các ngành trong GDP (%) Các ngành/ năm 1986 1990 1995 2000 2004 Nông – lâm – ngư nghiệp 38,06 38,74 27,18 24,30 21,76 Công nghiệp – xây dựng 28,88 22,67 28,76 36,61 40,09 Dịch vụ 33,06 38,59 44,06 39,09 38,15 Nguồn: Tổng cục thống kê Mức độ mở cửa nền kinh tế Trong hai thập kỷ qua , quá trình hội nhập kinh tế quốc dân của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Xuất khẩu, nhập khẩu tăng cao và ổn định, nguồn vốn FDI đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Tỷ trọng của xuất khẩu trong GDP những năm gần đây đã đạt trên dưới 50% , tỷ trọng của khu vực FDI trong GDP đạt gần 14%. Tỷ lệ tổng xuất khẩu và nhập khẩu so với GDP tăng nhanh, đã vượt mốc 100% vào năm 2002 và đạt tới gần 130% vào năm 2004, cho thấy độ mở cửa của nền kinh tế đạt mức cao và đang tiếp tục gia tăng. Thu nhập quốc dân và giảm đói nghèo Thành tựu tăng trưởng kinh tế khá cao của Việt Nam trong hai thập kỷ qua đã góp phần làm tỷ lệ tăng GDP đầu người đạt 5,8% / năm trong giai đoạn 1990 – 2004, từ 114 USD năm 1990 lên 397 USD năm 2000 và 545 USD năm 2004. Điều này đã góp phần làm giảm tỷ lệ nghèo từ 58,1% năm 1993 xuống còn 28,9% năm 2002 ( theo chuẩn quốc tế ), có nghĩa là Việt Nam đã hoàn thành trước thời hạn kế hoạch toàn cầu “ giảm một nửa tỷ lệ nghèo vào năm 2015” mà Liên hiệp quốc đề ra. Đây là một thành tựu được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Lợi ích tăng trưởng kinh tế được phân phối ngày càng rộng khắp , thể hiện ở chỗ tỷ lệ nghèo của tất cả các vùng và các bộ phận dân cư giảm xuống đều Sự gia tăng thu nhập một cách khá vững chắc đã cho phép người dân nâng cao đáng kể mức chi tiêu cho cuộc sống, góp phần giảm mạnh tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo khó. Tạo việc làm: Nền kinh tế tăng trưởng tốt có tác động tích cực đến vấn đề giải quyết việc làm. Sự bùng phát của khu kinh tế vực tư nhân, nhất là trong những năm gần đây, đã tạo ra nhiều việc làm mớ. Bên cạnh đó, cơ cấu lao động có sự chuyển biến rõ rệt , thể hiện ở chỗ tỷ lệ lao động làm công ăn lươmg và tỷ lệ lao động làm việc trong các doanh nghiệp của chính mình gia tăng, trong khi tỷ lệ lao động trên ruộng đất của chính mình giảm xuống. Tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực tư nhân năm 2002 tăng lên đáng kể so với năm 1998, và từ năm 2002 đến 2005 càng tăng nhiều Bảng việc làm chính của người từ 15 tuổi trở lên (%) 1998 2002 Việc làm chính (%) a.Việc làm được trả lương b.Làm việc trên ruộng của chính mình c.Làm việc trong DN của hộ gia đình 100 19 64 18 100 30 47 23 Việc làm được trả lương (%) a.Khu vực Nhà nước b.Khu vực tư nhân 100 42 58 100 31 69 Nguồn: Số liệu diều tra mức sống dân cư (1998) và điều tra mức sống hộ gia đình (2002) Nhờ những thành tựu về giải quyết việc làm, nên tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị đã giảm từ 6,01% năm 2002 xuống còn 5,60 % năm 2004, tỉ lệ thời gian lao động ở lông thôn tăng từ 75,5 % lên 79,34 % cũng trong khoảng thời gian ấy Giáo dục y tế và an sinh xã hội Cùng với quá trình phát triển nền kinh tế theo hướng thị trường, trong các lĩnh vực xã hội, trong các năm qua đã diễn ra xu thế xã hội hoá với sự tham gia của nhiều chủ thể sở hữu khác nhau. Tuy vậy, nhà nước luôn đặc biệt quan tâm đến đầu tư cho các lĩnh vực này khi tiếp tục duy trì mức ngân sách chi tiêu cho các lĩnh vực xã hội chiếm khoảng 30 % tổng chi tiêu của chính phủ. Sự quan tâm này càng được thể hiện rõ nét khi xét đến bối cảnh ngân sách nhà nước thường xuyên phải chịu sức ép chi tiêu cho phát triển kinh tế trong thời kì đẩy mạnh CNH- HĐH. Phát triển con người Những tiến triển khả quan về thu nhập, giáo dục và chăm sóc y tế đã tác động trực tiếp đến sự phát triển con người. Chỉ số HDI của Việt Nam đã tăng từ 0,539 năm 1995 (xếp hạng 120/174 nước) lên 0,691 năm 2004 (112/ 117) Bảng: Chỉ số phát triển con người (HDI) qua các năm của Việt Nam. Một điểm đáng lưu ý: Thứ bậc phát triển con người của Việt Nam luôn luôn cao hơn thứ bậc phát triển kinh tế, chứng tỏ sự phát triển kinh tế của Việt Nam có xu hướng phục vụ con người và bảo đảm công bằng xã hội. Nhận định này càng được khẳng định khi quan sát tỷ lệ người sống dưới mức nghẻo khổ của Việt Nam thấp hơn đáng kể so với những nước có mức GDP / đầu người cao hơn vượt trội. Bảng: Thứ hạng HDI và thứ hạng GDP/ đầu người của một số nước, báo cáo năm 2004 Quốc gia HDI Xếp hạng HDI GDP/đầu người 2002 (USD-PPP) xếp hạng GDP/đầu người Na uy 0,956 1 36.000 2 Thụy Điển 0,946 2 26.050 21 Singapore 0,902 25 24.040 30 Brunay 0,867 33 19.120 38 Malâsya 0,793 59 9.120 57 Thái Lan 0,768 76 7.010 67 Philippin 0,753 83 4.170 105 Trung Quốc 0,745 94 4.580 99 Inđonesia 0,692 111 3.230 113 Việt Nam 0,691 112 2.300 124 Ấn Độ 0,595 127 2.670 117 Campuchia 0,568 130 2.060 131 Myanma 0,551 132 1.027 158 Lào 0,534 135 1.720 137 Zimbabwe 0,491 147 2.400 - Ni-giê 0,292 176 800 168 Xiêralêôn 0,273 177 520 176 Nguồn:Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP). Bảo vệ môi trường sinh thái Khoảng thời gian hơn một thập kỷ qua đánh dấu những nỗ lực của nước ta trong việc bảo vệ môi trường, thể hiện ở việc ban hành và thực thicác thể chế, chính sách và tham gia các công ước quốc tế liên quan đến bảo vệ môi trường sinh thái. Đổi mới hệ thống chính trị và mở rộng tự do, dân chủ Song hành với đổi mới về kinh tế và xã hội, đổi mới trong lĩnh vực chính trị của nước tảtong 20 năm qua cũng đạt được những chuyển biến tích cực. Chế độ tập trung quan liêu, với phương thức quản lý hành chính mệnh lệnh đang được chuyển sang dân chủ hoá các lĩnh vực của đời sống xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bước đầu thực hiện trách nhiệm giải trình và tính công khai minh bạch trong các hoạt động của Nhà nước, cải cách nền lập pháp, nền tư pháp trong đó trung tâm là cacỉ cách hành chính, tăng cường sự kiểm tra, giám sát của nhân dân gắn liền với đề cao luật pháp, kỷ cương xã hội. Đổi mới trong lĩnh vực này đã góp phần quan trọng vào việc tháo gỡ những lực cản đối với phát triển kinh tế. Nó góp phần hình thành một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh với các quá trình tự do, dân chủ hoá ngày được đẩy mạnh, tăng cường sự ổn định và đồng thuận xã hội. Điều đó cùng với việc nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân đã góp phần sản sinh ra những nhân tố mới, động lực mới thúc đẩy công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Đổi mới hệ thống chính trị và mở rộng tự do dân chủ Song hành với đổi mới kinh tế và xã hội, đổi mới trong lĩnh vực chính trị của nước ta trong 20 năm qua cũng đạt được những chuyển biến tích cực. Chế độ tập trung quan liêu, với phương thức quản lý hành chính mệnh lệnh đang được chuyển sang dân chủ hoá các lĩnh vực của đời sống xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bước đầu thực hiện trấch nhiệm giải trình và tính công khai minh bạch trong các hoạt động của Nhà nước, cải cách nền lập pháp, nền hành pháp, nền tư pháp trong đó trung tâm là cải cách hành chính, tăng cường sự kiểm tra giám sát của nhân dân gắn liền với đề cao luật pháp, kỷ cương xã hội. Đổi mới trong lĩnh vực này đã góp phần quan trọng vào việc tháo gỡ những lực cảc đối với phát triển kinh tế. Nó góp phần hình thành một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh với các quá trình tự do, dân chủ, văn minh với các quá trình tự do, dân chủ hoá ngày càng được đẩy mạnh, tăng cường sự đẩy mạnh và đồng thuận xã hội. Điều đó cùng với việc nâng cao đời sống văn hoá, tinh thầncủa nhân dân đã góp phần làm sản sinh ra những nhân tố mới, động lực mới thúc đẩy công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Phát triển văn hoá: Thực hiện đường lối phát triển nền văn hoá tiên tiến, đạm đà bản sắc dân tộc, những năm qua nước ta đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển văn hoá. Nền văn hoá dân tộc thống nhất trong đa dạng ngày càng phát triển, với sự bừng nở văn hoá của 54 dân tộc trong một quốc gia thống nhất. Bản sắc văn hoá dân tộc được giữ gìn, đồng thời những tinh hoa văn hoá của nhân loại đựoc tiếp thu một cách có chọn lọc. Việc tiếp nhận, hưởng thụ văn hoá của người dân qua nhiều kênh khác nhau được cải thiện rõ rệt. Nhiều công trình văn hoá đựoc các ngành, các cấp quan tâm đầu tư giữ gìn, tôn tạo, các di sản văn hoá phi vật thể được bảo tồn và phát huy. Những hoạt động giao lưu văn hoá trong và ngoài nước được đẩy mạnh. Đến nay Việt Nam đã có quan hệ hợp tác văn hoá với hơn 50 nước ở tất cả các châu lục, với 45 hiệp định, chương trình hợp tác đã kí kết. Đặc biệt, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng văn hoá đã phát triển rộng khắp, góp phần khơi dậy ý thức tự giác, nhập thân văn hoá của mỗi người. Những thành tựu nêu trên đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời đóng góp cho sự phát triển quan trọng của đất nước. Thiếu sót và điểm yếu: • Chất lượng tăng trưởng kinh tế: Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua chưa thực sự ổn định và tương xứng với tiềm năng. Sự chưa ổn định thể hiện ở chỗ tốc độ tăng trưởng GDP diễn biến trồi, sụt theo thời gian. Có thể nhận thấy rõ tính chất trồi, sụt này: năm 1986 tốc đọ tăng trưởng đạt 6,5% sau đó giảm xuống còn 3,4% năm 1987, rồi tăng lên 4,6% năm 1988, rồi giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua còn 2,7% năm 1989. Tiếp đó, tốc độ tăng trưởng tăng liên tiếp trong ba năm đạt 8,6% năm 1992, sau đó giảm xuống còn 8,1% năm 1993, rồi tiếp tục tăng đạt mức đỉnh điểm 9,5% năm 1995. Kể từ mức đỉnh điểm này, tốc độ tăng trưởng giảm liên tiếp trong vòng bốn năm xuống chỉ còn 4,8% năm 1999, sau đó mới có xu hướng tăng trở lại và đạt 7,7% năm 2004. Tốc đọ tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng dược nhìn nhận từ khía cạnh Việt nam là một nước nhỏ, đang trong giai đoạn đầu phát triển, có nhiều tiềm năng đạt được tốc độ tăng trưởng cao để có thể rút ngắn khoảng cách và đuổi kịp các nước đi trước. Động thái tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Tốc độ tăng trưởng như vậy là thấp hơn đáng kể so với các nước trong khu vực vào giai đoạn đầu tiến hành công nghiệp hoá, hoặc khôi phục kinh tế như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore đã từng đạt tốc độ tăng trưởng bình quân một năm trên dưới 10% trong vòng 1-2 thập kỷ. Trung Quốc là một nền kinh tế chuyển đổi giống Việt Nam, có tới hơn 1,3 tỷ dân và nông dân chiếm tới gần 70% dân số, nhưng nước này đã duy trì mắc tăng trưởng bình quân hàng năm đạt xấp xỉ 9% trong suốt 2 thập kỷ 1980 và 1990. Thứ hai, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, thể hiện rõ nét ở chỗ kém năng động của khu vực dịch vụ. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP trồi, sụt theo từng năm và chưa thể hiện một xu thế chuyển dịch rõ ràng hướng tới một cơ cấu hiện đại và có hiệu quả. Tỷ trọng các loại dịch vụ cao cấp và có chất lượng cao cũng còn rất thấp. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế có liên quan chặt chẽ đến cơ cấu lao động và cơ cấu đầu tư. Cơ cấu lao động chưa có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ, lao động chưa có việc làm còn lớn, đang bị “tắc nghẽn” trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Trong khi đó, cơ cấu đầu tư, đặc biệt là đầu tư của nhà nước thể hiện sự mất cân đối lớn giữa nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản có hạn và tình trạng đầu tư tràn lan ở cả cấp trung ương và càc cấp địa phương. Thứ ba, tăng trưởng kinh tế vẫn dựa chủ yếu vào các nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng. Điều này thể hiện ở chỗ tăng trưởng những năm qua chủ yếu dựa vào những ngành, sản phẩm truyền thống, hao phí vật tư cao, chưa đi mạnh vào những sản phẩm có hàm lượng công nghệ và trí tuệ cao. Phân tích sự đóng góp của các nhân tố đầu vào đối với tăng trưởng GDP sẽ cho thấy rõ thực tế này Bảng: Tỷ trọng đóng góp nhân tố đầu vào đối với tăng trưởng GDP, 1993-2002 (%) Các yếu tố 1993 1997 Vốn 69 57,5 Lao động 16 20 TFP 15 22,5 Tổng số 100 100 Nguồn: Kinh tế Việt Nam 2003-2004, Thời báo kinh tế Việt nam Thứ tư,hiệu quả kinh tế thấp thể hiện ở chỗ sử dụng lãng phí các nguồn lực và năng suất lao động xã hôi thấp. Nguồn nhân lực được coi là một lợi thế phát triển quan trọng của nước ta, tuy nhiên lợi thế này không được sử dụng hết, thậm chí đang bị lãng phí nghiêm trọng. Tính ở thời điểm năm 1/7/2004, cả nước có tới 5,6% lao động ở thành thị thất nghiệp và 20,66% lao động ở nômh thôn chưa được qua sử dụng (Theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tương đương với gần 9 triệu lao động thất nghiệp hoàn toàn). Thứ năm, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế , của doanh nghiệp và của sản phẩm còn rất thấp và có xu hướng giảm sút • Sự phân hoá giàu- nghèo Mặc dù tăng trưởng kinh tế cao đã làm cho tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam giảm đáng kể trong thời gian qua, tỷ lệ nghèo ở Việt Nam vẫn ở mắc cao. Hơn thế nữa, còn khoảng 5-10% dân số Việt Nam vẫn thuộc vào diện dễ rơi vào tình trạng nghèo đói. Người nghèo còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản. Khả năng tiếp cận các dịch vụ, lợi ích của tăng trưởng và thành quả do sự phát triển mang lại cho các công dân một cách khách quan và công bằng chưa cao. Một hiện tượng rất đáng lưu tâm là khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa thành thị và nông thôn, giữa miền xuôi và miền núi đang có xu hướng dãn ra Bảng: Tỷ lệ các nhóm 20% có thu nhập khác nhau trong dân số (%) 1993 2002 Nghèo nhất 8,2 7,8 Gần nghèo nhất 11,9 11,2 Trung bình 15,5 14,6 Gần giàu nhất 21,2 20,6 Giàu nhất 43,3 45,9 Tổng cộng 100 100 Chênh lệch giàu nhất/nghèo nhất 5,28 5,88 Nguồn: Tổng cục Thống kê. Sự bất bình đẳng giữa nhóm giàu nhất và nghèo nhất thể hiện rõ nét ở hầu hết các chỉ tiêu quan trọng phản ánh khả năng sinh kế và chất lượng cuộc sống của các nhóm • Sự xuống cấp về môi trường Mặc dù nước ta đã có nhiều cố gắng trong việc hoạch định các thể chế, chính sách và tham gia các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường, tuy nhiên trên thực tế quá trình phát triển kinh tế đã gây ra những vấn đề ngày càng nghiêm trọng về môi trường sinh thái. Tình trạng khai thác khoáng sản quá mức, phá rừng, xói mòn đất, ô nhiễm các nguồn nước, ô nhiễm môi trường công nghiệp, đô thị và nông thôn, thiên tai thường xuyên với tàn suất cao và diễn biến phức tạp, sự suy giảm các nguồn tài nguyên đa dạng sinh học, tình trạng ô nhiễm xuyên biên giới… đang là một thực tế ngày càng nghiêm trọng ở nước ta. Hầu hết các ngành công nghiệp ở Việt Nam đều có mức tiêu hao tài nguyên lớn. •Những mặt trái liên quan đến văn hoá Trong sự phát triển của kinh tế thị trường ở nước ta, do những yếu kém về quản lý, đã nảy sinh một số hiện tượng tiêu cực, xâm hại thuần, phong mỹ tục, chuẩn mực văn hoá và đạo đức của dân tộc. tình trạng suy thoái phẩm chất trong bộ phận không nhỏ những người có chức, có quyền, kể cả trong các lĩnh vực công như dịch vụ y tế, văn hoá, giáo dục tác động xấu đến đời sống xã hội, làm cho đạo đức bị sa sút, gây ra tâm lý hưởng thụ, chạy theo danh lợi, bị đòng tiền chi phối, phát dụng lối sống ích kỷ, thực dụng, đồi trụy. Mối quan hệ xã hội tốt đẹp, định hướng giá trị lành mạnh về chuẩn mực xã hội truyền thống đang bị bào mòn, một số tàn dư của xã hội cũ đã có thời kỳ lắng xuống nay lại nổi lên, nền văn hoá truyền thống của dân tộc phần nào bị mai một bởi sụ xâm nhập của rác rưởi văn hoá ngoại lai. 3. Kết luận Qua việc tiến hành làm bài tập lớn này đã thêm một lần nữa nghiên cứu kỹ hơn những kiến thức kinh tế vĩ mô từ đầu năm học, đặc biệt là về chính sách thu nhập và tiền lương trên cơ sở lý thuyết. Đồng thời việc tìm hiểu những chính sách này trên cơ sở thực tiễn mà đất nước đã sử dụng trong thời kỳ đổi mới, thể hiện qua những con số cụ thể về tình hình kinh tế xã hội của đất nước trong giai đoạn 1995-2005. Thấy rằng Việt Nam đang từng bước hội nhập và phát triển nhưng vẫn còn đó nhiều khó khăn và thách thức, cần vượt qua để đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng bài tập của em có những thiếu sót, và hạn chế nhất định. Em kính mong thầy cô giúp đỡ để em có thể khắc phục những thiếu sót đó Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thuý Hồng đã hướng dẫn em hoàn thành bài tập lớn này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLý thuyết về chính sách thu nhập.doc
Luận văn liên quan