Nhu cầu thủy sản của thị trường Nhật rất lớn, nhưng tình hình cạnh tranh cũng rất khốc liệt với mục tiêu kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này đến năm 2005 là 640 –680 triệu USD, đòi hỏi các hoạt động Marketing phải đẩy mạnh và đổi mới không ngừng. Trước hết phải có các hoạt động nghiên cứu thị trường, để từ đó thiết lập các chiến lược Marketing thích hợp. Do đặc điểm các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam chủ yếu là ở quy mô vừa và nhỏ, nếu muốn tồn tại và phát triển ở thị trường Nhật cần phải chú ý các vấn đề sau :
Các sự trợ giúp của nhà nước về rất nhiều mặt, như hoạch định những chiến lược phát triển ngành thủy sản gắn liền với những chiến lược như chiến lược thị trường xuất khẩu, thông tin thị trường, xúc tiến xuất khẩu, giúp đỡ kỹ thuật và tài chính cho những doanh nghiệp xuất khẩu.
Các công ty phải ý thức được hoạt động Marketing từ lý thuyết đến thực hành là những vấn đề rất quan trọng đến sự tồn tại và phát triển.
Cạnh tranh với các công ty sản xuất và xuất khẩu thủy sản là động lực thúc đẩy sự phát triển, tuy nhiên, cũng cần phải có những sự liên kết nhất định mang tính chất chiến lược phát triển xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu thủy sản, chú ý đến việc phát triển các mặt hàng có giá trị gia tăng, tăng cường chất lượng thủy sản xuất khẩu, phát triển các nhãn hiệu hàng hóa có uy tín là những điểm cần chú ý của chiến lược sản phẩm.
Sử dụng mạnh mẽ hơn nữa hoạt động quảng cáo và xúc tiến xuất khẩu thủy sản. Cố gắng thâm nhập để đưa hàng chế biến và đóng gói vào mạng lưới bán lẻ thủy sản Nhật. Sử dụng linh hoạt các chiến lược giá để tăng kim ngạch xuất khẩu nhằm cạnh tranh có hiệu quả với hàng thủy sản của các quốc gia khác.
81 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5704 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Marketing xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n các kỹ thuật về đánh bắt, chế biến, bảo quản, vận chuyển.
d. Tình hình hoạt động xuất khẩu thủy hải sản vào thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp Việt Nam :
Theo tạp chí Thương mại thủy sản số ra tháng 02/2000, năm 1999 có 230 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nhật Bản, trong đó có 7 công ty hàng đầu chiếm gần 30% tổng số giá trị xuất khẩu. Theo ước tính doanh số xuất khẩu theo các tỷ lệ đã nêu được thể hiện dưới bảng sau :
Bảng số 26 :
CÁC DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
XUẤT KHẨU THỦY HẢI SẢN VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT
Đơn vị tính : triệu USD, %.
STT
CÔNG TY
Giá trị
Tỷ lệ
1
Công ty thực phẩm XNK tổng hợp Sóc Trăng
24,67
6,2
2
Công ty Kim Anh
23,88
6,0
3
Công ty thủy sản XNK tổng hợp Sóc Trăng
13,93
3,5
4
Xí nghiệp chế biến thủy súc sản Cần Thơ
12,74
3,2
5
Công Ty Phát Triển Kinh Tế Duyên Hải
12,74
3,2
6
Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất khẩu Minh Hải.
10,35
2,6
7
Công ty xuất khẩu thuỷ sản Minh Hải
9,95
2,5
8
Các công ty khác
289,74
72,8
Tổng số
39,8
100
Như vậy, có rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào Nhật Bản, công ty đạt kim ngạch cao nhất vào khoảng 24 triệu USD, có doanh nghiệp chỉ đạt khoảng vài chục ngàn USD. Với tình hình quy mô sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp hiện nay phù hợp với thực trạng, sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam.
Việt Nam là quốc gia có thứ hạng đáng quan tâm trong việc xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Nhật. Thị trường Nhật về thuỷ sản đang mở cửa cho sự thâm nhập của hàng Việt Nam vì các lý do sau :
Nhu cầu về thuỷ hải sản của Nhật cao, nhưng sản xuất trong nước không đủ tiêu dùng, do đó cần phải nhập khẩu.
Việt Nam được Nhật Bản coi là quốc gia có tiềm năng xuất khẩu lớn về thủy sản. Chẳng hạn như nguồn thuỷ sản, môi trường chưa bị ô nhiễm, giá tương đối rẻ hơn các quốc gia khác.
Thị trường Nhật đòi hỏi nhiều chủng loại thuỷ sản với số lượng không lớn, do đó thích hợp với tình hình hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam về các mặt như điều kiện tự nhiên của môi trường, các mặt hàng xuất khẩu đặc trưng theo từng vùng, vốn và kỹ thuật.
Trong tình hình, có rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản như hiện nay sẽ phát sinh những sự cạnh tranh, đặc biệt là thu mua nguyên liệu để chế biến xuất khẩu, làm cho giá đầu vào bị đẩy lên cao. Mặt khác, các khách hàng Nhật có điều kiện để đưa ra mức giá thu mua có lợi nhất, vì các doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh để xuất khẩu. Tuy nhiên, hoạt động cạnh tranh để xuất khẩu không phải chỉ trên thị trường Viêt Nam mà trên toàn thế giới. Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các chiến lược sau đây :
Cải tiến đầu tư nâng cấp về các khâu nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, bảo quản và vận chuyển.
Có chiến lược tạo nguồn nguyên liệu ổn định.
Nghiên cứu khách hàng để tìm ra những khách hàng mục tiêu nhằm có những chiến lược sản phẩm giá, phân phối, quảng cáo phù hợp với thị trường, thích hợp với khả năng của công ty.
Các doanh nghiệp qua các hoạt động về cạnh tranh – hợp tác trong kinh doanh, tìm ra những mô hình thích hợp để tồn tại và phát triển.
Các hoạt động Marketing của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Nhật.
Chính sách sản phẩm : Trên quan điểm Marketing quốc tế, thị trường nước ngoài có rất nhiều khác biệt với thị trường trong nước do những sự khác biệt về văn hóa, kinh tế, chính trị, tự nhiên, kỹ thuật, những yếu tố này làm cho nhu cầu khách hàng về chủng loại sản phẩm, mẫu mã, thiết kế, nhãn hiệu, chất lượng nhiều khi có những sự rất khác biệt với thị trường trong nước. Về nhu cầu thuỷ sản của thị trường Nhật ta thấy có một số vấn đề sau :
Chủng loại đa dạng.
Chất lượng đòi hỏi cao.
Các mặt hàng thuỷ sản của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam xuất vào thị trường Nhật bao gồm những loại chính sau đây :
Mực. Có hai loại chính : mực đông và mực khô.
Mực đông có các loại sau : mực đông nguyên con, mực Tube, mực Fillet, mực sashimi, mực sushi.
Các loại mực khô : mực khô nguyên con, mực sấy khô lột da bỏ đầu, các loại mực khô tẩm gia vị.
Bạch tuộc :
Bạch tuộc đông nguyên con, được cấp đông sau khi đã bỏ mắt, răng và làm sạch nội tạng.
Bạch tuộc đông cắt khoanh.
Bạch tuộc khô tẩm gia vị.
Tôm :
Các loại tôm như tôm sú, tôm thẻ, tôm chì, tôm nghệ, tôm càng, tôm hùm, … thường được cấp đông theo dạng khối hoặc là đông rời (IQF).
Tôm còn được sơ chế theo những yêu cầu của khách hàng chẳng hạn như tôm bỏ đầu, tôm lột vỏ xẻ lưng rút chỉ (P.D), tôm không xẻ lưng rút chỉ, chỉ bóc vỏ, bỏ đầu (P.U.D), tôm đông ở dạng lột vỏ bỏ đầu nhưng còn đuôi (P.T.O), tôm Nobashi, …
Tôm khô : các loại tôm khô làm từ những loại tôm đánh bắt từ sông như tôm bạc đất, tôm chì đất, tôm thẻ, các loại tôm biển khác …
Cá :
Các loại cá đông theo dạng block hoặc đông rời (IQF), các loại cá như cá thu, cá hồng, cá chim đen, cá chim trắng, cá đổng, cá ngừ, ..
Ghẹ :
Được xuất khẩu dạng đông lạnh nguyên con, hoặc ghẹ cắt đôi.
Về các mặt hàng thủy sản xuất khẩu qua Nhật nhìn chung, do rất nhiều các công ty xuất nhập khẩu khác nhau thực hiện. Tuy nhiên, mỗi công ty có những mặt hàng chủ lực riêng của mình, như mực ống khoanh + đầu IQF do công ty Xuất khẩu Thủy sản 2 Quảng Ninh, tôm sú PTO tẩm bột do Công ty TNHH Kim Anh, há cảo tôm của Công ty TNHH Ngọc Hà, nghêu luộc một mảnh vỏ IQF của Xí nghiệp Tư doanh Sông Tiền 2, xúc xích cá tiệt trùng của Công ty XNK Thủy đặc sản …
Về nhãn hiệu sản phẩm : hiện nay các doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật vẫn chưa tạo được các nhãn hiệu nổi tiếng, đó là lý do khách quan phù hợp với thị trường Nhật bởi vì :
Chủ yếu thủy sản từ Việt nam xuất qua Nhật thường dưới dạng nguyên liệu mới qua sơ chế, nó được đưa vào hệ thống bán buôn, hệ thống đóng gói, sau đó được bán lẻ cho người tiêu dùng.
Những thủy sản đã qua chế biến được sản xuất ở Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật thường được đặt hàng bởi các công ty Nhật. Do đó, mang nhãn hiệu Nhật.
Chính sách về giá :
Giá bán các loại thủy sản trên thị trường Nhật Bản tuỳ thuộc vào trước hết là nhu cầu thị trường, chất lượng thủy sản, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ. Giá có thể thay đổi tuỳ theo thời điểm. Dưới đây là giá tham khảo cho các loại tôm sú bỏ đầu, đông lạnh theo dạng block. (Xem bảng số 27).
Bảng số 27 :
BẢNG SO SÁNH GIÁ TÔM SÚ BỎ ĐẦU ĐÔNG LẠNH BLOCK
CỦA VIỆT NAM VÀ THÁI LAN, ẤN ĐỘ
BÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG NHẬT CUỐI NĂM 1999
Đơn vị tính : USD/kg
Loại tôm (cỡ)
Việt Nam
Thái Lan
An Độ
8 – 12
20,11
21,29
20,76
13 – 15
19,44
20,76
2,23
16 – 20
17,50
18,10
17,56
(Nguồn : Tạp chí Thương mại thủy sản - 01/2000)
Qua bảng số 27, chúng ta thấy rằng với sản phẩm cùng cỡ như nhau, thì giá của Thái Lan cao nhất, sau đó đến giá của An Độ và cuối cùng là Việt Nam thấp nhất. Chênh lệch 1,08 USD / 1kg loại tôm cỡ 8 – 12 giữa Thái Lan và Việt Nam.
Các doanh nghiệp Việt Nam thường đặt giá bán dựa trên chi phí nguyên vật liệu, chi phí về bảo quản, vận chuyển, chế biến và các chi phí khác cộng với tỷ lệ lời. Tuy nhiên, việc đưa ra giá bán còn phải dựa trên sự cảm nhận của khách hàng, như chúng ta đã thấy thường giá bán của Thái Lan, An Độ, Inđônêsia, cao hơn của Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam còn phải đặt giá căn cứ theo mức giá bán trên thị trường của các doanh nghiệp khác.
Do không làm chủ được nguồn nguyên liệu đầu vào, cho nên các xí nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam thường bị động trong việc đặt giá xuất khẩu. Ví dụ : Khi hợp đồng chưa được ký kết thì giá nguyên liệu có thể rẻ, nhưng đến khi bắt đầu tiến hành thu mua nguyên liệu để thực hiện hợp đồng thì giá có thể bị đẩy lên cao, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu cũng như kết quả kinh doanh.
Tổ chức kênh phân phối :
Do dặc điểm của hệ thống phân phối của Nhật Bản, các công ty xuất khẩu thủy sản của Việt Nam thường chỉ bán hàng cho các công ty nhập khẩu thuỷ sản Nhật, sau đó, hàng hoá được đưa vào hệ thống bán sỉ rồi mới đưa vào hệ thống bán lẻ bán cho người tiêu dùng.
Vấn đề chính của các công ty xuất khẩu thủy sản là việc tổ chức hoạt động thu mua nguyên liệu cho việc chế biến và xuất khẩu đạt hiệu quả kinh tế, cũng như chủ động trong ký kết và thực hiện hợp đồng.
CÁC CẢNG CÁ
THU MUA
CÁC ĐIỂM THU MUA
CÔNG TY XUẤT KHẨU THUỶ HẢI SẢN
CÔNG TY NHẬP KHẨU THỦY SẢN NHẬT
NHÀ BÁN BUÔN
THỊ TRƯỜNG BÁN BUÔN
NHÀ CHẾ BIẾN
NHỮNG NHÀ KINH DOANH BÁN LẺ
THỊ TRƯỜNG NGƯỜI TIÊU DÙNG SAU CÙNG
SƠ ĐỒ KÊNH PHÂN PHỐI XUẤT KHẨU THUỶ SẢN
TỪ VIỆT NAM QUA NHẬT
Hoạt động xúc tiến bán hàng :
Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thủy sản qua Nhật thường tiến hành những hoạt động xúc tiến bán hàng chủ yếu sau đây :
Phát hành các catalogue, brochure, lịch, quảng cáo trên các tạp chí chuyên ngành của Việt Nam, báo và các tạp chí khác.
Tham gia hội chợ quốc tế về thuỷ sản tổ chức tại Việt Nam, Nhật, các nước khác để giới thiệu các sản phẩm của công ty.
Chào hàng quảng cáo trên hệ thống Internet.
Nhìn chung, hoạt động xúc tiến bán hàng của các công ty xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam chưa được tiến hành trên thị trường những người tiêu dùng sau cùng tại Nhật. Đây là một yếu điểm rất lớn của hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, vì ngày nay kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào Nhật vào khoảng 400 triệu USD. Hay nói khác đi, những sản phẩm thủy sản của Việt Nam là phần không thể thiếu được trên thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, các công ty xuất khẩu chưa làm được những hoạt động xúc tiến một cách mạnh mẽ và có hiệu quả vì các lý do sau :
Các doanh nghiệp thường nhỏ, do đó chi phí còn hạn chế để chi phí cho các hoạt động xúc tiến bán hàng tại thị trường Nhật.
Chưa có hoạt động nghiên cứu thị trường người tiêu dùng sau cùng để tiến hành các hoạt động xúc tiến thích hợp và có hiệu quả.
Thiếu một tổ chức mang tính chất liên kết chiến lược quốc gia về xuất khẩu thủy sản tại thị trường Nhật.
Do những đặc điểm về hệ thống phân phối Nhật, các doanh nghiệp Việt Nam chưa tiếp xúc được với thị trường bán lẻ thuỷ sản tại Nhật.
KẾT LUẬN CHƯƠNG II :
Thị trường thuỷ sản Nhật :
Nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản lớn, đòi hỏi chủng loại mặt hàng đa dạng.
Người tiêu dùng có thu nhập cao, đòi hỏi ngành thuỷ sản chất lượng.
Hệ thống phân phối thuỷ sản mang đặc điểm Nhật, làm cho các công ty xuất khẩu nước ngoài khó tiếp cận thị trường bán lẻ với người tiêu thụ cuối cùng.
Thị trường nhập khẩu thuỷ sản Nhật lớn nhất thế giới, thu hút xuất khẩu của nhiều quốc gia. Do đó, tính chất cạnh tranh quốc tế rất cao về chất lượng và giá.
Chính phủ Nhật khuyến khích việc nhập khẩu thuỷ sản để đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như góp phần cân bằng hoạt động thương mại quốc tế với Nhật và các quốc gia khác.
Đánh giá xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào Nhật :
Thị trường Nhật là thị trường lớn nhất, khá ổn định và phát triển cho các hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam.
Những sản phẩm các công ty Việt Nam xuất khẩu vào Nhật phù hợp với nhu cầu của người Nhật, các sản phẩm chế biến gia tăng giá trị ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong kim ngạch xuất khẩu.
Các quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hóa giữa hai nước được thắt chặt, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Nhật.
Tiềm năng thuỷ sản và nhiều thuận lợi khác như sự quan tâm mang tính chất chiến lược quốc gia, tạo điều kiện phát triển xuất khẩu thuỷ sản một cách vững chắc.
Các vấn đề cần khắc phục :
Chưa có các hoạt động mang tính chất chiến lược quốc gia để nghiên cứu thị trường Nhật nhằm hoạch định những chính sách phát triển phù hợp với thị trường này.
Phát triển chiến lược quốc gia về nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, bảo quản, vận chuyển các sản phẩm thuỷ sản cho thị trường Nhật.
Tăng cường hơn nữa các hoạt động Marketing cho các sản phẩm thuỷ sản vào thị trường Nhật, đặc biệt là đa dạng hóa sản phẩm, phù hợp với thị hiếu người Nhật, các hoạt động xúc tiến để khách hàng Nhật biết đến tin tưởng, yêu thích và mua sản phẩm thuỷ sản từ Việt Nam nhiều hơn nữa.
CHƯƠNG III :
CHIẾN LƯỢC MARKETING XUẤT KHẨU
CÁC MẶT HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM
VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
---oOo---
DỰ ĐOÁN VỀ NHU CẦU – SẢN XUẤT – NHẬP KHẨU THỦY SẢN THỊ TRƯỜNG NHẬT :
Xu hướng nhu cầu tiêu thụ thủy sản thị trường Nhật :
Lượng tiêu thụ thủy sản tại thị trường Nhật trong các năm vừa qua thể hiện dưới bảng sau đây :
Bảng số 28 :
LƯỢNG TIÊU THỤ THỦY SẢN CỦA NHẬT QUA CÁC NĂM
Đơn vị tính : ngàn tấn
Năm
Lượng tiêu thụ (ngàn tấn)
Dân số (ngàn người)
Tiêu thụ HS bình quân (kg/người)
Tốc độ tăng trưởng về tiêu thụ (%)
1960
4.400
93.723
46,94
1970
6.356
104.061
61,07
30,10
1980
7.666
116.392
65,86
7,84
1990
8.798
122.725
71,68
8,84
1995
8.921
124.299
71,77
0,13
1996
8.762
124.963
70,11
- 2,31
(Nguồn : Tổng hợp từ số liệu về dân số Nhật và Bộ Thủy sản Nhật)
Qua phân tích chúng ta thấy rằng lượng thủy sản tiêu thụ bình quân đầu người năm 1960 là 46,94kg và cao nhất vào khoảng năm 1995. Đến những năm cuối thế kỷ XX, lượng thủy sản tiêu dùng có xu hướng giảm đi nhưng rất nhỏ, bình quân mỗi người Nhật một năm tiêu dùng 70kg thủy sản, thuộc loại cao nhất thế giới.
Qua nghiên cứu thăm dò do FIF Nhật Bản mới tiến hành, để nghiên cứu những loại thủy sản mà người Nhật ưa thích nhất, qua kết quả 1.682 phiếu thăm dò, người ta đưa ra kết luận sau (bảng 29).
Bảng 29 :
CÁC LOẠI THỦY SẢN ĐƯỢC ƯA CHUỘNG NHẤT Ở NHẬT
STT
LOẠI CÁ
STT
LOẠI CÁ
1
Cá ngừ
11
Cá sacđin
2
Cá hồi
12
Cá ngừ Bonito
3
Cá thu đao Đại Tây Dương
13
Cá ngừ Atka
4
Cá sòng
14
Cá nóc Ocellate
5
Cá hồng đỏ
15
Cá thu chấm
6
Cá thu
16
Cá tuyết
7
Cá bò biển
17
Mực ống
8
Cá bò biển nhỏ
18
Cá hố
9
Cá bơn
19
Cá thơm
10
Cá bơn (Pleuronectes)
20
Cá răng
(Nguồn : Thương mại Thủy sản số 26 – 5/8/1999)
Trong bảng xếp hạng trên, cá ngừ là loại cá được ưa chuộng nhất. Điều này có thể được minh chứng là ở Nhật Bản, các cửa hàng bán sushi, sashimi, thường rất đông khách. Ở đây chúng ta không thấy tôm được sắp hạng bởi vì tôm là một món đặc sản được bán với giá khá cao, người Nhật chỉ sử dụng trong những dịp lễ hội, những bữa tiệc, những nhà hàng.
Trong các cửa hàng bán thức ăn nhanh của Nhật, những khẩu phần cơm công nghiệp hầu như đều sử dụng cá là món ăn chính, trong các siêu thị bán đồ thực phẩm các loại thủy sản thường được đặt ở vị trí quan trọng sau quầy rau quả, trái cây. Trong tất cả những bữa ăn, bữa tiệc của người Nhật đều có những món làm từ thủy sản, đặc biệt không bao giờ thiếu món sushi và sashimi.
Một nguyên nhân ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ thuỷ sản của người tiêu dùng Nhật phải nói đến sự ảnh hưởng của tình trạng nền kinh tế Nhật, bởi vì nó làm ảnh hưởng đến thu nhập và chắc chắn làm ảnh hưởng đến vấn đề tiêu dùng, đặc bịệt là thủy sản.
Do sự phát triển kinh tế, văn hóa làm ảnh hưởng đến tập quán tiêu dùng, ngày nay người Nhật mua những thức ăn có thể ăn liền cũng như đi ăn ở nhà hàng nhiều hơn, do đó, các loại thủy sản đã qua chế biến có thể dùng ngay hoặc dễ dàng trong sử dụng chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong số tiền bỏ ra cho việc ăn uống.
Dự đoán tình hình sản xuất và nhập khẩu thủy sản của Nhật :
Lượng thủy sản của Nhật được sản xuất trong nước theo thực tế qua các năm giảm, bắt đầu từ năm 1989 trở lại đây. Thủy sản sản xuất ở Nhật từ các nguồn sau :
Thứ nhất là từ các nguồn nuôi trồng.
Thứ hai là đánh bắt ở vùng biển ven bờ.
Thứ ba là đánh bắt từ những nguồn biển xa bờ.
Thứ tư là đánh bắt từ những nguồn biển quốc tế hoặc nằm trong hải phận của các quốc gia khác.
Những nguyên nhân làm cho lượng hải sản đánh bắt của Nhật giảm, vì các lý do sau đây :
Thứ nhất là các nguồn hải sản ven bờ bị cạn kiệt do khai thác quá mức.
Thứ hai là các nguồn hải sản từ các vùng biển sâu, vùng biển quốc tế trong lãnh hải các quốc gia khác cũng có giới hạn và bị cạnh tranh bởi các hoạt động đánh bắt của các nước.
Thứ ba là nền kinh tế Nhật có những sự thay đổi về cơ cấu sản xuất do đó, lực lượng lao động trong ngành đánh bắt thủy sản giảm.
Để thỏa mãn nhu cầu trong nước, Nhật Bản phải nhập khẩu thuỷ sản từ các quốc gia khác. Để tạo các nguồn thủy sản nhập khẩu vào Nhật được ổn định về số lượng, giá cả, chất lượng, người Nhật khuyến khích nhập khẩu từ rất nhiều các quốc gia. Theo số liệu năm 1996, tổng giá trị sản xuất và nhập khẩu thủy sản là :
Bảng số 30 :
SO SÁNH SẢN XUẤT VÀ NHẬP KHẨU THỦY SẢN TẠI NHẬT
Đơn vị tính : ngàn tấn, 100 triệu yen
Chỉ tiêu
Sản xuất trong nước
Nhập khẩu
Chênh lệch (%)
NK / SXTN
Khối lượng
9.214
3.450
37,44
Giá trị
21.953
19.138
87,18
(Nguồn : Tổng hợp từ số liệu của cơ quan thủy sản Nhật bản)
Khối lượng nhập khẩu so với lượng sản xuất trong nước chỉ chiếm 37,44%, nhưng về giá trị chiếm 87,18%. Qua thực tế và phân tích dữ liệu chúng ta thấy Nhật chú trọng nhập khẩu những loại thủy sản có giá cao, không sản xuất được ở Nhật hoặc sản xuất với số lượng ít.
Trong các năm sắp tới, cơ cấu sản xuất xuất nhập khẩu của Nhật có những thay đổi, ngành thuỷ sản Nhật đang trên đà giảm lượng sản xuất cũng như giảm lao động trong ngành này. (Xem bảng 31)
Bảng số 31:
BẢNG CƠ CẤU XUẤT KHẨU CỦA NHẬT QUA CÁC NĂM
Đơn vị tính : %
Các loại SP
1960
1970
1980
1997
Thực phẩm
6,6
3,5
1,2
0,5
Sản phẩm dệt
30,2
12,5
4,8
2,0
Sản phẩm hóa chất
4,2
6,4
5,2
7,1
Kim loại và thép
13,8
19,7
16,4
6,4
Máy móc và công cụ
25,3
46,3
62,8
73,8
SP tự nhiên không kim loại
3,6
1,9
1,4
1,2
Những SP khác
16,4
9,8
8,1
9,0
(Nguồn : Bộ công nghiệp và thương mại quốc tế Nhật)
Bảng 32 :
BẢNG CƠ CẤU NHẬP KHẨU CỦA NHẬT QUA CÁC NĂM
Đơn vị tính : %
Các loại SP
1960
1970
1980
1997
Thực phẩm
12,2
13,6
10,4
13,6
Nguyên liệu dệt
17,6
5,1
1,7
0,5
Các loại quặng
15,0
14,3
6,0
2,5
Nguồn nguyên liệu khác
16,5
16
9,2
5,7
Dầu mỏ và than đá
16,5
20,7
49,8
18,4
SP hoá chất
5,9
5,3
4,4
7,0
Những SP kim loại
5,0
6,8
4,1
5,3
Máy móc và công cụ
9,0
12,2
7,0
28,0
Sản phẩm dệt
0,4
1,7
2,3
6,6
Những sản phẩm khác.
1,6
3,8
1,1
12,4
(Nguồn : Bộ công nghiệp và thương mại quốc tế Nhật)
Qua bảng cơ cấu xuất khẩu, nhập khẩu cho thấy qua các năm có sự thay đổi rất lớn, đến năm 1997 xuất khẩu công cụ và máy móc chiếm 73,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong khi năm 1960 chỉ có 25,3%. Trong năm 1960, những sản phẩm dệt xuất khẩu của Nhật chiếm tỷ lệ 30,2% tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng đến năm 1997 chỉ còn 2%.
Về nhập khẩu năm 1960 lượng thuỷ sản chiếm 0,1% kim ngạch nhập khẩu, đến năm 1997 tỷ trọng này tăng lên chiếm 4,5%. Như vậy, theo số liệu và tình hình nhập khẩu thuỷ sản trong những năm vừa qua cộng vơi tình hình sản xuất thủy sản, ta thấy rằng việc nhập khẩu thủy sản vào thị trường Nhật để thỏa mãn nhu cầu thị trường có xu hướng tăng, đặc biệt với những mặt hàng có giá trị cao, chất lượng cao. Tuy nhiên, tình hình nhập khẩu thuỷ sản vào thị trường Nhật bị ảnh hưởng rất nhiều vào tình trạng kinh tế của nền kinh tế Nhật, nếu nền kinh tế Nhật phục hồi thị trường nhập khẩu thuỷ sản của Nhật sẽ trở lại tình trạng sôi động vốn có của nó.
TÌNH HÌNH CẠNH TRANH GIỮA CÁC QUỐC GIA XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT :
Thị trường Nhật là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, kim ngạch nhập khẩu trong những năm gần đây vào khoảng 15 tỷ USD mỗi năm, chiếm 4,5% kim ngạch nhập khẩu.
Tham gia xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Nhật có rất nhiều các quốc gia trên thế giới với rất nhiều loại thủy sản khác nhau. Tuy nhiên, mỗi nước hoặc một nhóm nước có các sản phẩm đặc trưng.
Các loại thuỷ sản có kim ngạch chiếm tỷ trọng cao là :
Cá ngừ khoảng 380.000 tấn, có giá trị hơn 2 tỷ USD.
Tôm 250 – 300.000 tấn, có giá trị khoảng 3,5 tỷ USD.
Cua khoảng 120.000 tấn, có giá trị khoảng gần 1 tỷ USD.
Mực khoảng 200.000 tấn.
Xuất khẩu tôm vào thị trường Nhật Bản có bốn quốc gia hàng đầu : Thái Lan, An Độ, Inđônêsia, Việt Nam.
Tuy nhiên, lượng tôm đánh bắt được ngoài tự nhiên chỉ có giới hạn và có xu hướng bị cạn kiệt, do đó, muốn tạo ra nguồn xuất khẩu ổn định các nước phải đẩy mạnh khâu nuôi trồng, tỷ lệ nuôi trồng ngày càng cao (Xem bảng số 33).
Bảng số 33 :
BẢNG TỔNG SẢN LƯỢNG TÔM VÀ TỶ LỆ TÔM NUÔI
Đơn vị : tấn, %
Quốc gia
Tổng sản lượng
Tôm nuôi
Tỷ lệ %
Thái Lan
340.000
210.000
61
An Độ
306.000
70.000
23
Inđônêsia
340.000
50.000
15
Việt Nam
150.000
93.000
62
(Nguồn : Infofish Inter 2/99)
Qua bảng trên cho thấy Thái Lan là quốc gia hàng đầu trên thế giới về sản xuất cũng như xuất khẩu tôm, có tỷ lệ tôm nuôi lớn nhất khoảng 61% trên tổng sản lượng. Vì vậy, quốc gia nào muốn duy trì được hoạt động xuất khẩu tôm phải chú trọng vấn đề đầu tư cho các hoạt động nuôi trồng.
Việt Nam với diện tích có thể nuôi trồng còn rất lớn, việc nuôi tôm mới đang bắt đầu ở bước quảng canh, việc nuôi thâm canh vẫn còn ở mức độ chưa phổ biến. Nếu chú trọng đầu tư, Việt Nam có thể trở thành quốc gia xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới.
Lượng tôm cũng như kim ngạch xuất khẩu tôm vào thị trường Nhật các năm qua đều tăng, chứng tỏ Việt Nam có những ưu thế về cải thiện về chất lượng cũng như giá cả hấp dẫn đối với thị trường này. Thái Lan các năm trước đây, tuy là quốc gia hàng đầu về xuất khẩu tôm ở Nhật, nhưng đến năm 1998 – 1999 Việt Nam đã đứng trên Thái Lan về sản lượng tôm xuất khẩu vào Nhật. Đây cũng là một bài học để các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam nghiên cứu và hoạch định chiến lược lâu dài cho hoạt động xuất khẩu.
Cá ngừ : xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản ở mức độ rất khiêm tốn, khoảng 20 triệu USD. Nhưng về tiềm năng mà nói, Việt Nam có nhiều cơ hội để tăng kim ngạch xuất khẩu trong lĩnh vực này, bởi vì ngư trường của Việt Nam có trữ lượng cá ngừ đáng kể.
Các quốc gia hàng đầu về xuất khẩu cá ngừ vào Nhật Bản đó là Hàn Quốc, Đài Loan, Inđônêsia và Thái Lan. Nguồn cá ngừ được đánh bắt từ tự nhiên, nhưng vấn đề quan trọng để các sản phẩm có chất lượng và xuất khẩu được đòi hỏi phải có kỹ thuật đánh bắt, sơ chế, bảo quản và vận chuyển.
Mực nhập khẩu vào Nhật từ các quốc gia sau : đứng đầu là Marốc, Môritani, Trung Quốc. Mực của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật có sản lượng nhỏ hơn các quốc gia kể trên. Nguồn mực xuất khẩu chủ yếu từ đánh bắt, từ môi trường tự nhiên, nên sản lượng của các quốc gia khó xác định trước, giá bán bị ảnh hưởng khá nhiều bởi thời tiết cũng như kết quả đánh bắt. Ví dụ : nếu càng được mùa đánh bắt, giá bán trên thị trường càng rẻ, nếu lượng đánh bắt càng nhiều thì có thể các năm sắp tới sản lượng sẽ bị giảm.
Các loại cua, ghẹ : Các quốc gia hàng đầu xuất khẩu cua, ghẹ vào Nhật là Nga, Trung Quốc.
Tóm lại : Các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam qua Nhật phải cạnh tranh trực tiếp với các quốc gia trong vùng :
Vùng khí hậu, thổ nhưỡng, ngư trường đánh bắt khá trùng hợp, do đó có nhiều loại sản phẩm giống nhau.
Khoảng cách vận chuyển từ Việt Nam qua Nhật cũng gần bằng với các quốc gia Đông Nam Á khác.
Các quốc gia Châu Á này có mối quan hệ kinh tế, văn hoá, thương mại khá mật thiết với Nhật.
So sánh với lợi thế cạnh tranh giữa Việt Nam với các quốc gia này về hoạt động xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Nhật, ta thấy có những điểm bất lợi sau :
Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Inđônêsia, là những quốc gia hàng đầu thế giới về sản lượng thủy hải sản .
Công nghệ về đánh bắt, vận chuyển, bảo quản, chế biến khá tiên tiến.
Công nghệ về nuôi trồng thuỷ sản tiên tiến hơn Việt Nam.
Các quốc gia này là những bạn hàng lâu năm của người Nhật, do đó, thị trường Nhật dễ chấp nhận sản phẩm của họ.
Những chi phí đánh bắt của Việt Nam theo đánh giá còn khá cao, nếu bán với giá thấp thì lợi nhuận thu được không đủ cho đầu tư phát triển.
Tuy nhiên, Việt Nam có những lợi thế nhất định so với các quốc gia trên :
Lượng thuỷ sản phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố môi trường tự nhiên, Việt Nam có ưu thế hơn các quốc gia trên ở chỗ là tiềm năng còn rất lơn cũng như môi trường chưa bị ô nhiễm, đây cũng là lý do để Nhật tìm kiếm nguồn thuỷ sản nhập khẩu từ Việt nam.
Giá bán tôm của Việt Nam rẻ hơn của Thái Lan, Inđônêsia, Ấn Độ, đặc biệt trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, giá rẻ là một yếu tố rất quan trọng để kích thích sự tiêu dùng.
Chất lượng thuỷ sản của Việt Nam ngày càng được cải thiện và dần dần tạo được uy tín trên thị trường Nhật.
Giá lao động của Việt Nam tương đối rẻ để có thể sử dụng vào ngành chế biến thuỷ sản xuất khẩu.
CHIẾN LƯỢC MARKETING XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN :
Đánh giá về khả năng đánh bắt nuôi trồng, bảo quản, chế biến, vận chuyển thuỷ sản của Việt Nam :
Năm 1999, các chỉ tiêu về tổng sản lượng khai thác thủy sản, diện tích nuôi trồng và xuất khẩu đều tăng so với năm 1998 (Xem bảng số 34).
Bảng số 34 :
KẾT QUẢ THỰC HIỆN KHAI THÁC THỦY SẢN
NĂM 1999 SO VỚI NĂM 1998
CHỈ TIÊU
1998
1999
Tốc độ phát triển (%)
Tổng sản lượng (tấn)
1.734.349
1.827.310
5,36
Khai thác hải sản (tấn)
1.151.429
1.212.800
5,33
Nuôi trồng và khai thác nội địa. (tấn)
582.920
614.510
5,44
Diện tích nuôi trồng (ha)
595.463
630.000
5,8
Xuất khẩu (triệu USD)
858
971
13
(Nguồn : Tổng hợp số liệu của Bộ Thủy sản)
Để thực hiện được những chỉ tiêu trên, năng lực đánh bắt nuôi trồng, bảo quản và chế biến thuỷ sản của Việt Nam như sau :
Thứ nhất là về nuôi trồng : diện tích nuôi trồng là 630.000ha, trong đó nuôi nước mặn, lợ, khoảng 330.000ha, đặc biệt là về nuôi tôm sú. (Xem bảng số 35).
Bảng số 35 :
DIỆN TÍCH MẶT NƯỚC SỬ DỤNG NUÔI TÔM SÚ
Đơn vị tính : ha, %.
Các vùng
Diện tích nuôi
Chiếm tỷ lệ DT có thể nuôi
Tây Nam bộ
231.474
57,3
Miền Bắc
30.680
31,8
Bắc Trung bộ
10.953
18,2
Nam Trung bộ
10.528
14,83
(Nguồn : Bộ thủy sản)
Qua bảng trên, diện tích sử dụng để nuôi tôm sú vẫn chưa sử dụng hết, do đó, có thể mở rộng diện tích nuôi trồng. Về năng suất nuôi tôm sú quảng canh từ 150 – 200kg / ha, quảng canh cải tiến từ 250 – 500kg / ha, bán thâm canh từ 1,5 – 2 tấn / ha, thâm canh từ 2,5 – 4 tấn / ha. Ở Việt Nam chủ yếu là quảng canh và quảng canh cải tiến, diện tích nuôi thâm canh cả nước chỉ có khoảng 12.000ha, trong khi nuôi thâm canh diện tích còn rất ít do phải đầu tư vốn và kỹ thuật.
Về nuôi cá chủ yếu là cá lồng, cá bè ở các tỉnh phía Nam để nuôi các loại cá như cá ba sa, có lóc, cá bóng tượng.
Về nuôi cua biển, chủ yếu nuôi tập trung ở các tỉnh phía Nam, chiếm từ 70 – 80% tổng sản lượng.
Về nuôi nghêu, sò huyết chủ yếu các tỉnh Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Nam Định, tổng sản lượng đạt khoảng 115.000 – 200.000 tấn / năm.
Để có con giống cung cấp cho những hoạt động nuôi trồng, có trại giồng ở các vùng có như sau :
Đồng bằng sông Hồng : 140 trại, trong đó có 7 trại nước lợ, mặn.
Nam bộ : có 516 trại, trong đó có 416 trại nước lợ, mặn, cung cấp 1,5 tỷ cá bột, 2,5 tỷ tôm giống.
Miền Trung có 1.710 trại, trong đó có 1.660 trại nước lợ, mặn, cung cấp 5 tỷ tôm giống.
Để cung cấp thức ăn cho việc nuôi tôm cá, cả nước có 27 cơ sở sản xuất cung cấp 50.000 tấn thức ăn / năm.
Thứ hai là về đánh bắt : Cả nước có khoảng 103.000 tàu thuyền, với tổng công suất là 2.145.000 CV.
Thứ ba là các cơ sở chế biến và dịch vụ : Tính đến năm 1999, cả nước có 1996 xí nghiệp thủy sản đông lạnh với tổng công suất 1.894 tấn / ngày. Sản xuất nước đá 3.946 tấn / ngày. Kho đông lạnh có sức chứa 25.393 tấn.
Các mục tiêu đặt ra cho ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2005 :
Mục tiêu đặt ra cho ngành thuỷ sản Việt Nam đến năm 2005 (xem bảng số 36) :
Bảng số 36 :
MỤC TIÊU CỦA NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2000 – 2005
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2005
Tổng sản lượng thủy sản (ngàn tấn)
1.970
2.500
Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)
1.100
2.000
Lao động (ngàn người)
3.400
4.000
(Nguồn : Chương trình phát triển XK THS đến năm 2005 của Bộ Thủy Sản)
Qua bảng trên ta thấy, mục tiêu về tổng sản lượng đến năm 2005 tăng so với năm 2000 là 1,26 lần. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu tăng 1,82 lần.
Thị trường xuất khẩu thuỷ sản được dự đoán có cơ cấu như sau (Xem bảng số 37).
Bảng số 37 :
CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VN
ĐẾN NĂM 2005
Thị trường
Tỷ trọng (%)
Giá trị xuất khẩu (triệu USD)
Nhật Bản
32 – 34
640 – 680
Châu Á (kể cả Trung Quốc)
20 – 22
400 – 440
Bắc Mỹ
20 – 22
400 – 440
Châu Au
16 – 18
320 – 360
Thị trường khác
8 -10
160 – 200
(Nguồn : Chương trình phát triển xuất khẩu thuỷ sản đến 2005 của Bộ Thủy sản)
Để thực hiện được các chỉ tiêu trên cần thực hiện các giải pháp sau :
Phát triển sản xuất nguyên liệu theo nhóm sản phẩm chủ yếu, gắn chặt với chế biến và thị trường tiêu thụ :
Phát tiển nuôi tôm.
Nuôi cá biển và cá nước ngọt thương phẩm.
Nuôi các loại thuỷ sản như nghêu, sò lông, sò biển, ốc hương.
Khai thác hải sản trên biển, có chú ý đến chương trình khai thác xa bờ.
Nhập khẩu nguyên liệu thủy hải sản.
Chống thất thoát sau thu hoạch, quản lý thị trường nguyên liệu :
Hình thành hệ thống cảng cá, chợ cá, bảo quản, sơ chế phù hợp cho việc giữ được chất lượng sau khi đánh bắt.
Ban hành và triển khai các tiêu hcuẩn kỹ thuật, bảo đảm vệ sinh an toàn chất lượng nguyên liệu.
Khuyến khích phát triển hình thức liên doanh liên kết, phối hợp giữa sản xuất nguyên liêụ và chế biến xuất khẩu.
Tăng cường năng lực công nghệ chế biến :
Hỗ trợ vốn tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản để nâng cấp, hiện đại hóa sản xuất.
Nâng cao tỷ trọng các cơ sở chế biến thuỷ sản thực hiện chương trình quản lý chất lượng theo HACCP. Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn nhà nước (TCVN) và tiêu chuẩn ngành (TCN) về điều kiện sản xuất an toàn vệ sinh với cơ sở chế biến thuỷ sản, cảng cá, chợ cá.
Mở rộng thị trường tiêu thụ :
Tăng cường công tác thông tin thị trường, kể cả thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài.
Tăng cường kiến thức Marketing cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu.
Tăng cường hoạt động để mở rộng những thị trường xuất khẩu mới để tránh tình trạng quá phụ thuộc vào một số thị trường nhất định.
Tăng cường quảng cáo các sản phẩm thủy sản Việt Nam trên các phương tiện thông tin trong và ngoài nước.
Về mục tiêu xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Nhật Bản ở mức 640 – 680 triệu USD, có thể thực hiện được bằng cách :
Qua nghiên cứu xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản trong năm 1997 – 1998 – 1999, ta thấy rằng : cơ cấu về các loại thuỷ sản như tôm, cá, mực, ghẹ, nghêu, các loại thuỷ sản chế biến khác … ta thấy tỷ trọng giữa các mặt hàng chưa có thay đổi đáng kể. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu đã có chiều hướng không tăng hoặc tăng rất ít. Như vậy, nếu tăng kim ngạch với cơ cấu sản phẩm như hiện nay thì giá, chất lượng sản phẩm thuỷ sản Việt Nam phải được tăng sức cạnh tranh.
Một hướng khác, để tăng kim ngạch thuỷ sản xuất khẩu bằng cách thay đổi cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là tăng tỷ trọng hàng chế biến và đóng gói có thể bán ra trên hệ thống thị trường bán lẻ của Nhật. Để thực hiện được mục tiêu này cần phải tăng cường kỹ thuật và đặc biệt là khả năng Marketing để có thể đáp ứng được nhu cầu khách hàng Nhật Bản.
Hoạt động Makerting để thâm nhập thị trường Nhật Bản :
Trong những năm vừa qua, xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Nhật Bản phát triển không ngừng. Đến năm 1999, đạt doanh số gần 400 triệu USD, chiếm 41% tỷ trọng tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Tuy nhiên, những hoạt động xuất khẩu chưa có những chiến lược makerting lâu dài cho thị trường này, bởi vì chúng ta chưa thực sự hiểu rõ được người tiêu dùng Nhật Bản về thủy sản để cung ứng cho họ những sản phẩm và những hoạt động quảng cáo, khuyến mãi thích ứng. Để có được những chiến lược makerting thích hợp, vấn đề đầu tiên cần làm là :
Nghiên cứu thị trường Nhật Bản : để thực hiện việc nghiên cứu nhu cầu của thị trường Nhật của các thông tin khác về thị trường như các công ty buôn bán thuỷ sản, hệ thống phân phối thuỷ sản tại thi trường Nhật, các hoạt động xuất khẩu ở thị trường này trước hết cần phải có một bộ phận nghiên cứu thị trường tại đây.
Trong tình hình hiện nay, có hàng trăm doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Nhật. Tuy nhiên, hầu như các doanh nghiệp vừa và nhỏ họ chưa có khả năng về tài chính, nghiệp vụ để có được những hoạt động nghiên cứu thị trường có hiệu quả. Vì vậy, việc tổ chứ một hiệp hội xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Nhật là phù hợp, để thực hiện được điều này cần có sự chỉ đạo của Bộ Thủy sản và Bộ Thương mại về tổ chức thực hiện và các dự án về chi phí cần thiết.
Nhiệm vụ của tổ chức nghiên cứu thị trường Nhật là :
Tổ chức nghiên cứu nhu cầu về thuỷ sản của khách hàng theo các đơn đặt hàng.
Thông tin về giá cả và các nguồn nhập khẩu vào thị trường Nhật, các thông tin khác về thị trường Nhật như tình hình đánh bắt thuỷ sản, cũng như tình hình đánh bắt các quốc gia khác.
Thu thập các báo, tạp chí, những nguồn thông tin khác để nghiên cứu về thuỷ sản tại thị trường Nhật.
Để đưa các thông tin này đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam, có thể sử dụng mạng Internet hoặc các phương tiện thông tin khác như thơ, điện thoại hoặc fax, các báo, tạp chí xuất bản tại Việt Nam.
Chính sách sản phẩm :
Chủng loại thuỷ sản : bao gồm tôm, mực, cá, cua, ghẹ, các loại nghêu sò, các loại thuỷ sản chế biến khác.
Tôm : Để gia tăng chất lượng, giá trị sản phẩm, tôm nên được bảo quản dưới dạng IQF : sản phẩm tôm nguyên con, tôm còn vỏ bỏ đầu, các loại tôm bốc vỏ, tôm tẩm bột. Cần phát triển công nghệ để có thể xuất khẩu tôm tươi sống.
Ngoài ra, còn có các loại tôm đông lạnh dưới dạng block.
Ca : Các loại cá tươi ướp đá như cá thu, cá ngừ, các loại cá đông lạnh dạng IQF, các loại cá lớn như cá ngừ, cá thu, cá chim, cá hồng. Các loại cá đông lạnh dạng bloc, các loại cá khô, cá ướp muối, cá hun khói như cá cơm, cá chuồn, cá trích, cá lầm. Các mặt hàng cá GTGT như cá tẩm bột, chả cá.
Các loại nhiễm thể chân đầu và chân bụng :
Các loại nhiễm thể chân đầu :
Mực ống nguyên con, cắt khoanh, mực nhồi.
Mực nang : fillet, sushi, sashimi, khô nướng, tẩm gia vị.
Bạch tuộc : nguyên con, cắt khúc.
Các loại nhiễm thể chân bụng :
Nghêu, sò, điệp.
Cua, ghẹ :
Nguyên con hoặc cắt đôi.
Sản phẩm chế biến : há cảo, nem chua, nem tôm, chao tôm tôm lăn bột, cá fillet lăn bột, mặt hàng xúc xích cá, chả cua, các loại sưrimi, sashimi, các loại đồ hộp …
Chất lượng sản phẩm : chất lượng thuỷ sản của Việt Nam cần phải được cải thiện hơn nữa để tăng tin tưởng ở khách hàng và làm tăng lợi thế cạnh tranh. Để làm được điều này, ta cần chú ý đến các vấn đề sau :
Nguyên liệu sản phẩm từ đánh bắt và nuôi trồng : các biện pháp mang tính chất pháp luật để bảo vệ môi trường đánh bắt và nuôi trồng, giáo dục và tuyên truyền cho người sản xuất về chiến lược phát triển lâu dài. Nguyên liệu từ khâu thu mua phải có các biện pháp để xác định rõ xuất xứ sản phẩm.
Hoàn thiện các kỹ thuật về đánh bắt, sơ chế, bảo quản, vận chuyển để đảm bảo chất lượng thuỷ hải sản. Xây dựng các cảng cá, trung tâm chế biến ở các vị trí hợp lý và thuận tiện cho việc bảo quản chế biến và vận chuyển. Sử dụng các loại công nghệ mới về cấp đông, bao gói, để giữ chất lượng thuỷ sản tốt nhất.
Chính sách về nhãn hiệu sản phẩm : trong tình hình hiện nay, nhãn hiệu sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu vào thị trường Nhật chưa có vị trí nổi bật, tuy nhiên về lâu dài để tạo được uy tín cho sản phẩm, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nghĩ đến chiến lược để đặt hiệu hàng cho sản phẩm.
Trong tình hình hiện nay, nhãn hiệu cho những sản phẩm thuỷ sản tại thị trường Nhật xuất xứ từ Việt Nam đang thách thức rất lớn, đòi hỏi chất lượng cao và đặc biệt là những tác động tâm lý đến người tiêu dùng, các chính sách và nhãn hiệu có thể là :
Chính sách sản phẩm mang nhãn hiệu của nhà đóng gói Nhật Bản, sử dụng chính sách này nhằm làm cho hàng hóa thủy sản xuất khẩu dễ dàng xâm nhập hệ thống bán sỉ và bán lẻ trên thị trường Nhật.
Chính sách nhãn hiệu của những nhà phân phối Nhật, việc mang nhãn hiệu của những nhà phân phối nổi tiếng của Nhật về bán buôn cũng như bán lẻ góp phần làm cho những sản phẩm thuỷ hải sản có được uy tín và dễ dàng tiêu thụ.
Chính sách mang nhãn hiệu của nhà sản xuất Việt Nam và những nhà phân phối Nhật vừa giúp cho việc bán hàng được dễ dàng, cũng như bước đầu gây một sự chú ý về các công ty sản xuất ra nó.
Chính sách mang nhãn hiệu chỉ của nhà sản xuất Việt Nam đòi hỏi phải là những sản phẩm có chất lượng cao, được quản lý tốt về nhiều mặt. Chẳng hạn như chính sách về phân phối, giá cả, quảng cáo, đây là những sản phẩm nền tảng nhằm gây uy tín để từ đó phát triển những sản phẩm mới mang nhãn hiệu Việt Nam bán trên thị trường Nhật.
Về các loại sản phẩm bán trực tiếp cho người tiêu dùng được đóng gói bởi các công ty xuất nhập khẩu Việt Nam cần chú ý :
Việc dán nhãn theo theo quy định và phong tục tập quán của thị trường Nhật. Đối với các sản phẩm dùng ngay, cần chú ý thiết kế bao bì thuận tiện khi sử dụng, từ việc bảo quản đến mở bao, sơ chế, sử dụng và làm vệ sinh.
Chiến lược giá thuỷ sản xuất khẩu vào thị trường Nhật :
Chiến lược giá của các công ty xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Nhật do các đặc điểm của nguồn cung ứng nguyên liệu tại Việt Nam và các đặc điểm cạnh tranh tại thị trường Nhật, bị ảnh hưởng bởi các yếu tố :
Sản lượng thu hoạch tại Việt Nam, có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết, muà vụ và các yếu tố khác như tình hình thu mua, các chính sách của nhà nước.
Tình hình thu hoạch tại thị trường Nhật cũng như tại các ngư trường trên thế giới.
Dự trữ hàng của các doanh nghiệp Nhật.
Giá bán phải xác định dựa trên các căn cứ sau :
Chi phí :
Chi phí mua nguyên liêu sản phẩm, chi phí vận chuyển, sơ chế, bảo quản, đóng gói, những chi phí trong thủ tục về xuất khẩu, chi phí vận chuyển và chi phí đưa hàng tới Nhật.
Tình hình cạnh tranh :
Căn cứ vào giá bán của các công ty xuất khẩu trong và ngoài nước của mặt hàng cùng loại.
Căn cứ vào cảm nhận của khách hàng : phải nghiên cứu để nắm được cảm nhận của khách hàng về sản phẩm của công ty trên nhiều mặt, như chất lượng, mức độ đảm bảo những thỏa thuận về thực hiện hợp đồng.
Do đặc điểm của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam thường có quy mô vừa và nhỏ, nên việc định giá thường chú ý quá nhiều đến yếu tố chi phí. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý đến việc xây dựng những nguồn cung ứng nguyên liệu ổn định cho xuất khẩu.
Chiến lược giá cũng cần chú ý nhằm kích thích việc mua của khách hàng, như giá bán lưu ý đến số lượng mua ít hoặc nhiều, giá bán chú ý đến kỳ hạn thanh toán tiền, giá bán chú ý đến hợp đồng dài hạn hoặc ngắn hạn.
Chiến lược giá biên tế trong thời gian qua chưa được sử dụng, bởi vì các doanh nghiệp thường có quy mô vừa và nhỏ cũng như chưa có sự liên kết để thâm nhập thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, để giữ vững và phát triển thị trường này, cũng cần phải có những kế hoạch để có những thời điểm phải sử dụng những chính sách giá biên tế thích hợp.
Chiến lược phân phối thuỷ sản vào thị trường Nhật :
Trong năm vừa qua, thuỷ sản xuất khẩu vào Nhật thường phải qua thị trường bán buôn, rồi sau đó mới tới được những nhà bán lẻ, làm cho chi phí tăng dẫn đến việc giá bán lẻ tăng, làm giảm mức độ cạnh tranh. Những nguyên nhân để dẫn đến tình trạng này là :
Thuỷ sản Việt Nam chưa có được uy tín cao trên thị trường Nhật bản.
Có quá nhiều đầu mối xuất khẩu vào thị trường Nhật.
Thuỷ hải sản xuất khẩu vào thị trường Nhật còn chiếm tỷ trọng cao ở dạng sơ chế và nguyên liệu.
Cạnh tranh hàng nhập khẩu của những nhà phân phối, đóng gói, chế biến của Nhật với những nhà xuất khẩu nước ngoài, trong đó có những nhà xuất khẩu Việt Nam.
Với các nhà xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam có quy mô nhỏ, thì việc phải sử dụng các công ty dịch vụ xuất khẩu, các công ty uỷ thác xuất khẩu, những nhà môi giới xuất khẩu, những hãng buôn xuất khẩu, là điều không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, các công ty có khả năng về sản xuất, tài chính, các hoạt động makerting cần tìm kiếm những khách hàng trung gian rút ngắn chiều dài của kênh phân phối, tiếp cận gần hơn nữa với những khách hàng tiêu thụ sau cùng.
SƠ ĐỒ KÊNH PHÂN PHỐI THUỶ SẢN VIỆT NAM
XUẤT KHẨU QUA NHẬT
Công ty
XK thuỷ hải sản VN
Công ty Dịch vụ XK
Khách hàng ngoại kiều
Công ty ủy thác XK
Môi giới xuất khẩu
Hãng buôn xuất khẩu
Công ty
NK thuỷ hải sản Nhật
Thị trường bán buôn
Những nhà đóng gói, tái chế
Bán buôn
Bán lẻ
Bán lẻ
Để hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật có thể tăng với tỷ trọng được bán thẳng vào hệ thống bán lẻ cần có các yếu tố sau :
Hàng hoá phải có uy tín về chất lượng.
Được đóng gói phù hợp trong việc bán lẻ.
Những mặt hàng không bị cạnh tranh trực tiếp với những nhà đóng gói Nhật Bản.
Có sự thay đổi trong hệ thống phân phối Nhật, đặc biệt là sự phát triển của những chuỗi cửa hàng bán lẻ do các công ty bán lẻ sở hữu.
Chiến lược quảng cáo, khuyến mãi :
Mục tiêu cho hoạt động quảng cáo và khuyến mãi tại thị trường Nhật Bản :
Làm cho khách hàng Nhật tin tưởng vào chất lượng hàng thuỷ sản Việt Nam :
Để làm được điều này cần cho khách hàng biết thuỷ sản được đánh bắt và nuôi trồng từ những môi trường không bị ô nhiễm. Những phương tiện đánh bắt, bảo quản, chế biến, đóng gói, vận chuyển đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, thể hiện qua thiết bị kỹ thuật, tổ chức hoạt động công ty, các quy định và kiểm tra của các cấp có thẩm quyền.
Thuỷ sản Việt Nam đã được bán trên thị trường Nhật, Mỹ, Châu Âu và nhiều quốc gia Châu Á khác
Mục tiêu làm cho khách hàng Nhật yêu thích sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam bởi vì nó phù hợp với tập quán, thị hiếu của người Nhật.
Kích thích khách hàng Nhật mua thủy sản có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam.
Để thực hiện được những mục tiêu trên, những công việc cần phải làm là:
Quảng cáo : cần có những chương trình quảng cáo được xây dựng phù hợp với thị hiếu và văn hóa Nhật. Các phương tiện quảng cáo là tivi, radio, báo, tạp chí, bảng quảng cáo, qua hệ thống Internet.
Hoạt động về khuyến mãi : tham gia hội chợ triển lãm thủy sản tại Nhật, tổ chức những hội chợ triển lãm thủy hải sản tại Việt Nam.
Chào hàng : tổ chức các hoạt động du lịch kinh doanh tại thị trường Nhật, kết hợp với việc nghiên cứu thị trường và chào hàng với những nhà chế biến và phân phối tại thị trường Nhật.
Hoạt động tuyên truyền : mời những đoàn khách du lịch của Nhật khi đến Việt Nam tới tham quan những cơ sở sản xuất và chế biến thuỷ sản xuất khẩu, tham quan những điểm du lịch sông nước, biển, cũng như giới thiệu các món ăn chế biến từ thủy hải sản.
Mở những cửa hàng giới thiệu bán sản phẩm, các nhà hàng bán thủy sản tại Nhật.
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Về thị trường Nhật :
Tiêu thụ đầu người vào khoảng 70kg thuỷ sản một năm, có xu hướng giảm tốc độ rất nhỏ.
Thị trường Nhật đòi hỏi thủy sản có chất lượng cao, chủng loại đa dạng.
Hệ thống phân phối tại thị trường Nhật khá phức tạp, tuy nhiên đang và sẽ có những thay đổi bởi được phát triển những chuỗi siêu thị bán lẻ.
Nhà nước Nhật khuyến khích việc nhập khẩu thủy sản để thỏa mãn những nhu cầu trong nước.
Thị trường Nhật có tính cạnh tranh mang tính quốc tế cao
Về hoạt động Marketing của các doanh nghiệp Việt Nam nhằm xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nhật để đạt được những mục tiêu đề ra đến năm 2005 kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Nhật đạt khoảng 640 – 680 triệu USD, vấn đề cần làm là :
Tổ chức hệ thống thông tin về thị trường Nhật.
Nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mặt hàng thủy sản, phát triển những sản phẩm đã chế biến và bao gói cho thị trường bán lẻ Nhật Bản.
Tăng cường những hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, tuyên truyền cho thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.
Đặt giá mang tính cạnh tranh cao, các chiến lược giá hấp dẫn khách hàng.
Tiếp cận hệ thống phân phối bán lẻ bằng những sản phẩm chế biến và đóng gói thích hợp.
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
---oOo---
Để cho chiến lược Marketing xuất khẩu thủy sản vào thị thường Nhật có thể đạt được những mục tiêu đề ra, tác giả xin có một số kiến nghị sau :
Kiến nghị đối với Chính phủ và Bộ Thủy sản :
Xây dựng chiến lược thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam dựa trên việc nghiên cứu nhu cầu thị truờng thế giới và các vấn đề có liên quan đến hoạt động của thị trường.
Tạo nguồn nguyên liệu xuất khẩu, có những chiến lược về nuôi trồng và đánh bắt phù hợp với điều kiện về tự nhiên, kỹ thuật, lao động, vốn của Việt Nam.
Xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo cho việc đánh bắt, nuôi trồng, bảo quản, chế biến và vận chuyển.
Xây dựng những kế hoạch đầu tư về vốn cho ngành thủy sản, từ khâu đánh bắt nuôi trồng đến những hoạt động thương mại.
Xây dựng những cơ sở pháp lý để đảm bảo những vấn đề về môi trường nuôi trồng và đánh bắt, những vấn đề về vệ sinh thủy sản cũng như những hoạt động kinh doanh.
Định hướng mô hình kinh doanh để sản xuất và thương mại thủy sản.
Hỗ trợ những doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản về thông tin thị trường, tìm kiếm thị trường và những hoạt động hỗ trợ khác để giúp đỡ doanh nghiệp kinh doanh thủy sản phát triển.
Kiến nghị đối với các doanh nghiệp :
Năng động trong việc nghiên cứu và tìm kiếm thị trường, định hướng phát triển theo nhu cầu thị trường.
Đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân viên với phương châm đáp ứng nhu cầu thị trường một cách tốt nhất. Đặc biệt, phải đặt tiêu chuẩn chất lượng lên hàng đầu.
Thực hiện việc liên kết giữa các cơ sở sản xuất nguyên liệu với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thủy sản, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thủy sản vì mục tiêu phát triển ngành thủy sản Việt Nam.
Thực hiện tốt những quy định luật pháp của Nhà nước về các vấn đề có liên quan đến sản xuất và kinh doanh thủy sản.
KẾT LUẬN CHUNG
---oOo---
Qua nghiên cứu về những lý luận và thực tiễn của Marketing quốc tế trong hoạt động xuất khẩu, hoạt động xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nhật cũn như những hoach định Marketing trong những năm sắp tới chúng ta thấy rằng xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới là tất yếu. Các quốc gia muốn tiêu dùng nhiều hơn thì phải bán hàng nhiều hơn, hay nói khác đi muốn phát triển kinh tế đòi hỏi phải phát triển xuất khẩu.
Nhu cầu thủy sản của thị trường Nhật rất lớn, nhưng tình hình cạnh tranh cũng rất khốc liệt với mục tiêu kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này đến năm 2005 là 640 –680 triệu USD, đòi hỏi các hoạt động Marketing phải đẩy mạnh và đổi mới không ngừng. Trước hết phải có các hoạt động nghiên cứu thị trường, để từ đó thiết lập các chiến lược Marketing thích hợp. Do đặc điểm các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam chủ yếu là ở quy mô vừa và nhỏ, nếu muốn tồn tại và phát triển ở thị trường Nhật cần phải chú ý các vấn đề sau :
Các sự trợ giúp của nhà nước về rất nhiều mặt, như hoạch định những chiến lược phát triển ngành thủy sản gắn liền với những chiến lược như chiến lược thị trường xuất khẩu, thông tin thị trường, xúc tiến xuất khẩu, giúp đỡ kỹ thuật và tài chính cho những doanh nghiệp xuất khẩu.
Các công ty phải ý thức được hoạt động Marketing từ lý thuyết đến thực hành là những vấn đề rất quan trọng đến sự tồn tại và phát triển.
Cạnh tranh với các công ty sản xuất và xuất khẩu thủy sản là động lực thúc đẩy sự phát triển, tuy nhiên, cũng cần phải có những sự liên kết nhất định mang tính chất chiến lược phát triển xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu thủy sản, chú ý đến việc phát triển các mặt hàng có giá trị gia tăng, tăng cường chất lượng thủy sản xuất khẩu, phát triển các nhãn hiệu hàng hóa có uy tín là những điểm cần chú ý của chiến lược sản phẩm.
Sử dụng mạnh mẽ hơn nữa hoạt động quảng cáo và xúc tiến xuất khẩu thủy sản. Cố gắng thâm nhập để đưa hàng chế biến và đóng gói vào mạng lưới bán lẻ thủy sản Nhật. Sử dụng linh hoạt các chiến lược giá để tăng kim ngạch xuất khẩu nhằm cạnh tranh có hiệu quả với hàng thủy sản của các quốc gia khác.
Bảng 2 :
SỐ LƯỢNG HỘ GIA ĐÌNH CỦA NHẬT
Đơn vị : 1.000 hộ gia đình, người
Năm
Số lượng hộ gia đình
Số nhân khẩu bình quân
trong hộ gia đình
1960
22.539
4,14
1970
30.297
3,41
1980
35.824
3,22
1985
37.980
3,14
1990
40.670
2,99
1995
43.900
2,82
(Nguồn : Cơ quan hợp tác và quản lý Nhật)
Bảng số 8 :
LƯƠNG KHỞI ĐIỂM VÀ TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN, GIỚI TÍNH
Đơn vị : 1.000 yen
Năm
Tốt nghiệp lớp 9
Tốt nghiêp lớp 12
Tốt nghiệp Đại học
1975
58,0
55,4
70,4
66,3
83,6
78,8
1980
81,0
73,2
92,8
88,3
114,5
108,7
1985
96,2
91,7
112,2
106,2
140,0
133,5
1990
117,0
107,1
133,0
126,0
169,9
162,9
1995
142,0
125,5
154,0
144,7
194,2
184,0
1996
146,6
130,8
154,5
146,1
193,2
183,6
1997
141,6
131,8
156,0
147,3
193,9
186,2
(Nguồn : Bộ Lao động Nhật)
Bảng số 10 :
LƯƠNG THEO GIỚI TÍNH VÀ ĐỘ TUỔI
Đơn vị : 1.000 yen
Tuổi
Nam
Nữ
Dưới 17 tuổi
142,5
130,6
18 – 19
168,7
155,4
20 – 24
200,7
180,9
25 – 29
245,9
208,2
30 – 34
299,7
225,7
35 – 39
347,6
234,0
40 - 44
384,0
228,6
45 – 49
414,0
226,8
50 – 54
429,8
225,6
55 – 59
392,8
214,2
60 - 64
299,7
199,5
Từ 65 tuổi trở lên
268,2
199,9
(Nguồn : Bộ Lao động Nhật)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Marketing quốc tế.
Tác giả : TS. Bùi Lê Hà – TS. Nguyễn Đông Phong.
International Marketing.
Tác giả : Stanley J. Paliwoda
Nhà xuất bản Butter worth – Heinmann.
Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu.
Tác giả : TS Đoàn Thị Hồng Vân.
Đề cương báo cáo về định hướng phát triển xuất khẩu và các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu của Bộ Thương mại.
Chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2005 của Bộ thủy sản.
Dự án quy hoạch tổng thể ngành thủy sản Việt Nam.
Tiểu dự án 3 : Thương mại, chế biến và tiếp thị thủy sản.
Báo cáo số 6 : Tiếp thị tháng 01/199.
Tạp chí xuất nhập khẩu thuỷ sản – Tạp chí của Bộ thủy sản.
Tạp chí thương mại thủy sản – bản tin hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Marketing guidebook for Major imported products 1999.
Nhà xuất bản của Japan external trade organization (Jetro).
Introcluction to standards, certifications, and other regulations in Japan.
Xuất bản của Jetro.
Thống kê hàng tháng các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản của Nhật Bản.
Xuất bản của Jetro.
Những sản phẩm nhập khẩu và phân phối của Nhật Bản.
Japan Almanac 1999.
HACCP phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn.
Xuất bản Cải tiến dự án chất lượng và xuất khẩu thủy sản.
Bảo quản và chế biến các ngừ làm sashimi.
Xuất bản Cải tiến dự án chất lượng và xuất khẩu thủy sản.
Bao gói thủy sản và sản phẩm thủy sản bán lẻ.
Xuất bản Cải tiến dự án chất lượng và xuất khẩu thủy sản.
Vệ sinh trong các xí nghiệp chế biến thủy sản.
Xuất bản Cải tiến dự án chất lượng và xuất khẩu thủy sản
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mkt_xuat_khau_thuy_san_viet_nam_vao_nhat_ban_nhom_10_7994.doc