Mẫu thụ tục xin cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại
Các loại xe được lắp ráp tại Công ty gồm: xe chuyên dùng phục vụ cho công ty môi trường đô thị như xe thu gom rác, phế thải và xe hút bùn đất; xe chuyên dùng cho cảnh sát, phòng cháy chữa cháy…
Công ty tiến hành lắp ráp các loại xe từ chi tiết rời và cụm của các loại xe nhập từ nước ngoài, một số chi tiết được gia công, chế tạo trong nước.
Các chi tiết nhập khẩu chủ yếu dưới dạng:
Cụm tổng thành: gồm động cơ, hộp số, cầu chủ động, trục các đăng, các cụm điện và điện tử.
Chi tiết rời: các chi tiết rời của xe như vành, moay ơ, phanh…
Nguyên liệu và bán thành phẩm: các bộ phận như cabin, vở xe, các chi tiết được dập sẵn của khung xe được nhập về và hàn tại nhà máy.
Các công nghệ chính:
10 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3329 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mẫu thụ tục xin cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUY TRÌNH, PHƯƠNG ÁN THU GOM, PHÂN LOẠI, LƯU GIỮ TẠM THỜI CTNH TẠI CÔNG TY TNHH Ô TÔ CHUYÊN DÙNG HIỆP HÒA
1. Các thông tin chung
Tên chủ nguồn thải: Công ty TNHH ô tô chuyên dùng Hiệp Hòa
Địa chỉ văn phòng: xã Minh Đức, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên
Đại diện: BÀ LÊ THỊ THANH HẰNG; chức vụ: Giám đốc
Điện thoại:0321.3955905 Fax: 0321.3955904 Email: hiephoa@hn.vnn.vn
Tên cơ sở phát sinh chất thải: Công ty TNHH ô tô chuyên dùng Hiệp Hòa
Loại hình cơ sở: Công ty trách nhiệm hữu hạn
Địa chỉ cơ sở: xã Minh Đức, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên
Điện thoại:0321.3955905 Fax: 0321.3955904 Email: hiephoa@hn.vnn.vn
2. Quy trình sản xuất
2.1 Quy trình lắp ráp ô tô
Các loại xe được lắp ráp tại Công ty gồm: xe chuyên dùng phục vụ cho công ty môi trường đô thị như xe thu gom rác, phế thải và xe hút bùn đất; xe chuyên dùng cho cảnh sát, phòng cháy chữa cháy…
Công ty tiến hành lắp ráp các loại xe từ chi tiết rời và cụm của các loại xe nhập từ nước ngoài, một số chi tiết được gia công, chế tạo trong nước.
Các chi tiết nhập khẩu chủ yếu dưới dạng:
Cụm tổng thành: gồm động cơ, hộp số, cầu chủ động, trục các đăng, các cụm điện và điện tử.
Chi tiết rời: các chi tiết rời của xe như vành, moay ơ, phanh…
Nguyên liệu và bán thành phẩm: các bộ phận như cabin, vở xe, các chi tiết được dập sẵn của khung xe được nhập về và hàn tại nhà máy.
Các công nghệ chính:
Công nghệ lắp ráp và hoàn thiện xe
Công nghệ lắp ráp xe trên dây chuyền được thực hiện chủ yếu bằng tay với các dụng cụ hiện đại như chìa vặn khí nén, các cần trục làm giảm nhẹ sức lao động.
Công nghệ kiểm tra tổng thành được thực hiện trên các băng thử hiện đại nhập từ nước ngoài nhằm bảo đảm chất lượng cụm xe sau khi xuất xưởng.
Công nghệ gia công các chi tiết cabin, vỏ xe, khung xe
Cắt, uốn, dập, tạo hình các chi tiết từ tôn tấm bằng máy và khuôn giá được nhập từ nước ngoài.
Hàn: công nghệ hàn điểm, hàn hồ quang, hàn dưới lớp khí bảo vệ (CO2), các máy móc và thiết bị được nhập khẩu từ nước ngoài.
Công nghệ làm sạch và sơn sấy
Công nghệ làm sạch trước khi sơn
Công nghệ sơn chất lượng cao bằng các thiết bị phun dùng khí nén
Công nghệ sấy khô.
Hầu hết các phụ tùng, linh kiện chính của ô tô được nhập khẩu từ nước ngoài và một số linh kiện được mua trong nước, một số phụ tùng được gia công, chế tạo ở Công ty. Một số chi tiết sau khi nhập khẩu hoặc sau khi được chế tạo ở Công ty trước khi đem lắp ráp hoàn thiện xe sẽ được đưa qua công đoạn sơn.
Sơ đồ quy trình lắp ráp ô tô chuyên dùng được thể hiện ở hình 1.1 và hình 1.2 là sơ đồ công nghệ dây chuyền sơn.
Hình 1.1 Sơ đồ công nghệ dây chuyền lắp ráp ô tô chuyên dùng
Hình 1.2 Sơ đồ công nghệ dây chuyền sơn
Hình 1.3 Sơ đồ công nghệ dây chuyền may phụ trợ
Vải chuyên dụng được nhập khẩu từ nước ngoài sẽ được chuyển từ kho nguyên liệu sang phân xưởng cắt. Vải sau khi qua công đoạn cắt sẽ tiếp tục được chuyển đến phân xưởng may cùng với một số linh kiện phụ trợ. Sản phẩm sau công đoạn may được đưa đến bộ phận kiểm tra (KCS), tại đây, những sản phẩm chưa đạt yêu cầu sẽ được đưa quay trở lại phân xưởng may để chỉnh sửa, còn những sản phẩm đạt yêu cầu sẽ đưa qua công đoạn đóng gói sản phẩm và sản phẩm sau đó được đem nhập kho (sản phẩm không cần là).
3. Máy móc, thiết bị
Máy móc thiết bị của Công ty được thống kê trong bảng 1.1 dưới đây
Bảng 1.1 Máy móc trang thiết bị của Công ty
TT
Tên máy
Xuất xứ
Dây chuyền lắp ráp ô tô
1
Máy hàn điện
Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản (thiết bị mới 100%)
2
Máy hàn O2-Axetylen
3
Máy cắt tôn
4
Máy uốn tôn
5
Máy hang bấm
6
Máy bấm
7
Máy phay
8
Máy cắt đá
9
Máy mài
10
Buống sấy bằng điện
11
Buồng sơn
Dây chuyền may phụ trợ
1
Máy may phụ trợ
Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản (thiết bị mới 100%)
2
Máy cắt vải
3
Máy may
5. Nguyên, nhiên liệu và sản phẩm
Nguyên liệu chính phục vụ dự án chính là tôn tấm, linh kiện ô tô nhập khẩu từ nước ngoài phục vụ cho xưởng lắp ráp ô tô và vải chuyên dụng nhập khẩu từ nước ngoài phục vụ cho dây chuyền may phụ trợ.
Ngoài ra, trong dây chuyền lắp ráp ô tô còn sử dụng một số hóa chất như sơn, axit H2SO4.
Nhu cầu nguyên liệu, điện, nước và hóa chất phục vụ dự án được trình bày trong bảng 1.2 dưới đây.
Bảng 1.2 Nhu cầu sử dụng nguyên nhiên liệu, điện, nước và hóa chất của dự án
TT
Nguyên nhiên liệu
Đơn vị
Số lượng
1
Thép
Tấn/năm
150
2
Vải chuyên dụng
m2/năm
1.500.000
3
Điện
Kwh/năm
1.100.000
4
Nước
m3/năm
11.700
5
Sơn các loại
kg/năm
5.000
6
NaOH
kg/năm
8.000
7
H2SO4
kg/năm
10.000
8
Que hàn
kg/năm
1.000
6. Quy trình, phương án thu gom, phân loại rác thải tạm thời CTNH tại cơ sở
Sơ đồ phân loại và lưu giữ rác tạm thời tại Cơ sở thể hiện trong sơ đồ sau
Hình 1.2 Sơ đồ phân loại và lưu giữ rác tạm thời tại cơ sở
* Phương án thu gom trong giai đoạn phân loại rác
Rác được phân loại triệt để ngay từng bộ phận.
Phải có bảng thống kê khối lượng rác, đặc biệt là chất thải nguy hại theo từng ngày.
Các nhân viên tạp vụ có trách nhiệm phân loại rác thành các loại khác nhau và đựng vào các thùng chứa chuyên dụng riêng biệt.
Chất thải nguy hại được phân loại căn cứ theo danh mục chất thải nguy hại.
* Phương án phân loại và lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại
Đối với chất thải rắn nguy hại như dẻ lau dính dầu mỡ, bao bì thải có chứa thành phần nguy hại, bóng đèn huỳnh quang thải,…được phân loại và để trong thùng chứa có nắp đậy. Sau đó được tập kết vào khu vực chứa rác thải tập trung. Công ty hợp đồng với công ty vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại mang đi xử lý theo đúng quy định.
Đối với chất thải lẫn dầu từ quá trình xử lý nước làm mát, được thu gom vào bể chứa bùn, định kỳ có xe hút đi xử lý theo quy định về xử lý chất thải nguy hại.
Đối với chất thải lỏng như dầu máy, dầu động cơ, dầu bôi trơn thải được thu gom vào thùng phuy chứa dầu thải có nắp đậy kín, có khay chống tràn để ngăn không cho chất thải nguy hai bị tràn ra ngoài, phát tán vào môi trường.
* Phương án bốc xếp, vận chuyển rác
Trước khi chất thải nguy hại được đưa lên xe chuyên dụng của công ty vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại cần được đóng gói cẩn thận, tránh sự rơi vãi chất thải trong quá trình bốc xếp và trong vận chuyển.
* Phương án đề phòng các tình huống khẩn cấp
Phương án chống tràn
Công nhân quản lý làm việc với kho chứa chất thải nguy hại được đào tạo xử lý hóa chất trước khi vào làm việc theo tiêu chuẩn ISO 14002. 2004.
Các hóa chất được chứa trong các thùng phuy sắt hoặc nhựa, téc nhựa đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
Trang bị các khay chống tràn đề phòng khi có sự cố tràn hóa chất, chất thải lỏng.
Phương án phòng chống cháy nổ
Toàn bộ công nhân, nhân viên làm việc tại cơ sở bao gồm: nhân viên quản lý, công nhân làm việc trực tiếp tại kho chứa chất thải nguy hại được tập huấn PCCC trước khi vào làm việc và hàng năm sẽ tổ chức buổi tập huấn PCCC cho các cán bộ công nhân viên này.
Thiết bị PCCC của kho chứa rác thải, chất thải nguy hại phải nằm trong tổng thể hệ thống PCCC của Cơ sở đã được cơ quan chuyên môn (đội cảnh sát PCCC) xác nhận đạt tiêu chuẩn và đi vào hoạt động.
Các thiết bị điện luôn được kiểm tra kỹ càng để phòng tránh hiện tượng chập điện dẫn đến cháy nổ.
Cấm tuyệt đối việc hút thuốc tại khu vực chứa rác thải.
Các vật liệu dễ cháy phải được đựng cách ly bởi vật liệu chống cháy hoặc vật liệu khó bắt cháy.