MỤC LỤC
I.QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH 3
1. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG 4
2. PHÂN TÍCH NGÀNH 6
3. PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP 7
3.1. Phân tích theo mô hình SWOT 7
3.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp 8
3.3. Phân tích phi tài chính 9
II. LÝ THUYẾT ĐỊNH GIÁ 9
1.LÝ THUYẾT CHUNG VỀ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN 9
2.CÁC MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU 11
III.ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU BẰNG MÔ HÌNH CHIÊT KHẤU CỔ TỨC 11
1. Ý TƯỞNG CHUNG 11
2.MÔ HÌNH CHIẾT KHẤU CỔ TỨC 12
2.1. Các bước xác định 13
2.1.1. Bước 1 : xác định tỷ lệ chiết khấu 13
2.1.2.Bước 2: Các phương pháp định lượng g 16
2.1.3. Bước 3: Tính toán giá trị hiện tại của luồng cổ tức 18
2.2- Các mô hình chiết khấu luồng cổ tức 18
2.2.1- Mô hình tổng quát 18
2.2.2- Mô hình công ty tăng trưởng ổn đinh (Mô hình 1 giai đoạn – Mô hình Gordon): 19
2.2.3- Mô hình hai giai đoạn 21
2.2.4- Mô hình 3 giai đoạn 25
2.3- Ưu nhược điểm của phương pháp chiết khấu luồng cổ tức 26
IV.ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU BẰNG PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ 27
1. PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ GIÁ / THU NHẬP (P/E) 27
1.1.Một vài nét chung về EPS 27
1.1.1. Khái niệm EPS 27
1.1.2.Tầm quan trọng của EPS 27
1.1.3. Phân loại EPS 27
1.2. Khái niệm về P/E 33
1.3. Phân loại P/E 33
1.4.Ý nghĩa phân tích của hệ số P/E 35
1.5.Các nhân tố ảnh hưởng tới P/E 37
1.6. Ưu điểm và nhược điểm của P/E 39
2. PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ P/BV 41
2.1.Khái niệm P/BV 41
2.2 Công thức tính: 42
2.3.Ý nghĩa phân tích của hệ số P/BV 42
2.4. Ưu nhược điểm của P/BV 43
3. PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ P/S 44
3.1.Công thức tính 44
3.2. Ưu nhược điểm của P/S 44
4.1.Công thức tính 45
4.2. Ưu nhược điểm của P/CF 45
45 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8108 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mô hình chiết khấu cổ tức (DDM) và Mô hình phân tích tỉ số (P/E, P/S…), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cạnh tranh, sự thua thiệt của các nước kém phát triển
Mặt khác khi hội nhập kinh tế thì các cú sốc kinh tế bên ngoài cũng tác động quan trọng như: Giá xăng giầu tăng giá, bất ổn thị trường ngoại tệ, khủng hoảng kinh tế các nước nào đó VD như Thái Lan (1998) … đều sẽ tác động đến nền kinh tế trong nước
* Tác động của nền kinh tế vĩ mô
Tác động của nền kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp và thị trường do có liên quan trực tiếp đến mức rủi ro hệ thống trên thị trường: Các yếu tố vĩ mô cơ bản như
- Chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội GDP:
- Tỷ lệ thất nghiệp:
- Tỷ lệ lạm phát:
- Lãi suất
2. PHÂN TÍCH NGÀNH
Mục đích của việc phân tích ngành là nhằm giúp cho các nhà đầu tư thấy rõ lựoi ích hoặc rủi ro có thể gặp khi quyết định đầu tư vào một ngành cụ thể, trong phân tích ngành ta chú ý:
Chu kỳ kinh doanh của ngành:
Cũng giống như chu kỳ kinh tế trong mỗi ngành đều có chu kỳ phát triển nhất định. Tuy chu kỳ phát triển kinh tế có mối liên hệ mật thiết với chu kỳ kinh doanh của ngành nhưng không phải bao giờ chúng cũng có sự biến đọng đồng điệu cùng chiều với nhau. Tùy mỗi ngành có những phản ứng khác nhau với những thay đổi của nền kinh tế. Với những ngành có cầu co giãn như là: ô tô, sắt thép, sản phẩm điện tử…Sẽ có lợi hơn khi nền kinh tế tăng trưởng nhưng sẽ gặp kho khăn khi nền kinh tế suy thoái. Ngược lại đối với những ngành có cầu ít co giẵn như hàng tiêu dùng thiết yếu lương thực thực phẩm ít bị ảnh hưởng nhiều ngay cả khi nền kinh tế đang bị suy thoái
Nhìn chung triển vọng và chu kỳ kinh doanh của ngành có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành. Nếu một công ty kinh doanh ở trong một ngành kếp phát triển thì cũng khó có triển vọng để kinh doanh điều này sẽ ảnh hưởng tới các nhà đầu tư khi quyết đinh đầu tư cho doanh nghiệp.
Đánh giá mức độ rủi ro của ngành:
Mỗi ngành khác nhau thì mức độ rủi ro là khác nhau, một số các phân tích về mức độ rủi ro của ngành :
E(r)= Rf + β(Rm – Rf)
Trong đó : E(r): Mức lợi suất đòi hỏi
Rf: Mức lợi suất phi rủi ro
Rm: Mức sinh lời bình quân của thị trường
β: Hệ số rủi ro ngành
Phân tích hệ số P/E của ngành: Hệ số P/E phản ánh thị trường trả giá cho một đồng thu nhập sau thuế của cổ phiếu công ty như thế nào. Nếu hệ số P/E cao chứng tỏ công ty làm ăn có hiệu quả nên được thị trường đánh gia cao và ngược lại
Ước tính thu nhập trên một cổ phiếu (EPS hoặc E): thu nhập trên một cổ phiếu được xác định dựa vào các phương pháp chủ yếu như phân tích kinh doanh, phân tích đầu tư đầu vào và đầu ra, phân tích mối quan hệ ngành và nền kinh tế.
- Ước tính mức lợi suất đạt được: Để ước tính mức lợi suất đạt được ta dựa vào công thức sau:
r =
Lựa chọn quyết định đầu tư hay không: So sánh mức lợi suất đạt được r với mức doanh lợi đòi hỏi E(r), nếu r > E(r) thì nên đầu tư nhiều vào ngành này, ngược lại nếu r < E(r) thì nên rút khỏi đầu tư ngành này
3. PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP
3.1. Phân tích theo mô hình SWOT
Đây là mô hình phân tích điếm mạnh (Strengths),điểm yếu (Weaknesses),cơ hội (Opportunities) và đe doạ( Threats ). Đánh giá điêm mạnh, điểm yếu hay còn gọi là phân tích bên trong trên giác độ như nhân sự, tài chính, công nghệ, uy tín, tiếng tăm, mối quan hệ, văn hoá, chuyền thống của tổ chức. Việc đánh giá này chỉ mang tích tương đối , chủ yếu có sự so sánh với mặt bằng chung trong ngành. Ma trận SWOT có dạng như trong mô tả như sau:
O–Opportunities– Những cơ hội
T–Threats–Những thách thức
S–Strengths–Các điểm mạnh
SiOj
SiTj
W–Weaknesses–Các điểm yếu
WiOj
WiTj
3.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp
Do các báo cáo tài chính là cơ sở cho việc thực hiện hoạt động phân tích tài chính công ty nên trước tiên chúng ta phải hiểu rõ nội dung các báo cáo tài chính công ty, các dữ liệu thu được để phân tích hệ số, từ đó đưa ra những nhận định đầy đủ thông tin công ty.
Từ việc thu thập được các thông tin trên bảng báo cáo tài chính công ty chúng ta có thể đưa ra nhưng chỉ tiêu đánh giá như:
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Hệ số thanh toán tổng quát =
Hệ số thanh toán toán tạm thời =
Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính và cơ cấu tài sản
Hệ số nợ =
Hệ số tự tài trợ =
Cơ cấu tài sản
Hệ số đầu tư vào TSLĐ =
Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động
Số vòng quay hàng tồn kho =
Vòng quay các khoản phải thu =
Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi
Tỷ suất doanh lợi doanh thu =
Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA) =
Tỷ suất doanh lợi tổng vốn =
EPS =
3.3. Phân tích phi tài chính
Phân tích phi tài chính là các phân tích liên quan đến khả năng về trỡnh độ quản lý cơ cấu tổ chức, mức độ nhanh nhậy phản ứng với thị trường, công nghệ sản xuất, trỡnh độ của động ngũ cán bộ vv….
II. LÝ THUYẾT ĐỊNH GIÁ
1.LÝ THUYẾT CHUNG VỀ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
Mục đích của các nhà đầu tư là xác định giá trị kinh tế hay giá trị thực của một tài sản, được xác định tương đương với giá trị hiện tại của những dòng tiền trong tương lai dự tính thu được từ tài sản đó. Những luồng tiền tương lai được chiết khấu về thời điểm hiện tại bằng việc sử dụng tỷ lệ lợi tức yêu cầu của nhà đầu tư. Quan điểm này đúng với việc định giá tất cả các tài sản và nó là cơ sở cho xác định giá chứng khoán. Theo cách này, giá trị bị tác động bởi ba yếu tố:
Độ lớn và thời điểm của những luồng tiền dự tính trong tương lai của tài sản.
Mức độ rủi ro của luồng tiền hay độ không chắc chắn của luồng thu nhập
Tỷ lệ lợi tức yêu cẩu của nhà đầu tư đối với việc thực hiện đầu tư.Tỷ lệ lợi tức này phụ thuộc vào mức độ rủi ro, vào ý muốn chủ quan của nhà đầu tư.
Hai nhân tố đầu thuộc về đặc điểm của tài sản. Nhân tố thứ ba tỷ lệ lợi tức yêu cầu, là tỷ lệ lợi tức tối thiểu cần thiết để thu hút nhà đầu tư mua hoặc giữ một chứng khoán. Tỷ lệ này phải đủ cao để bù đắp cho nhà đầu tư vì rủi ro chứa đựng trong những luồng tiền tương lai của tài sản, vì vậy, đây là tỷ lệ lợi tức cân bằng với rủi ro.
Theo quan điểm trên , việc tìm giá trị của một tài sản được thực hiện theo ba bước :
Bước 1: Đưa ra tỉ lệ lợi tức yêu cầu của nhà đầu tư.
Bước 2: Ước lượng tốc độ tăng trưởng dòng thu nhập kì vọng trong tương lai.
Bước 3: Tính toán giá trị hiện tại của dòng thu nhập này.
Từ ba bước trên ta có mô hình định giá chứng khoán cơ bản như sau:
Trong đó:
Ct: luồng tiền dự tính nhận được tại thời điểm t
PV: giá trị thực hay giá trị hiện tại của tài sản tạo ra những luồng tiền tương lai dự tính Ct từ năm thứ nhất đến năm thứ n
k : tỷ lệ lợi tức yêu cầu của nhà đầu tư
n: số năm mà luồng tiền xuất hiện
2.CÁC MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
Mô hình định giá CP
Nhóm mô hình CK dòng cổ tức hoặc dòng tiền
Nhóm mô hình dựa vào các hệ số
P/E
P/BV
P/CF
P/S
DDM
Nhóm chiết khấu dòng tiền tự do
FCFE
FCFF
III.ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU BẰNG MÔ HÌNH CHIÊT KHẤU CỔ TỨC
1. Ý TƯỞNG CHUNG
Cổ phiếu thường là chứng nhận đầu tư vào công ty cổ phần. Người mua cổ phiếu thường được chia lợi nhuận hàng năm tù kết quả hoạt động của công ty và được sở hữu một phần giá trị công ty tương ứng với giá trị cổ phiếu họ đang nắm giữ.
Tương tự như cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu, giá của cổ phiếu thường cũng được xem như là hiện giá dòng tiền tệ thu nhập tạo ra cho nhà đầu tư từ cổ phiếu thường. Do đó, mô hình định giá cổ phiếu thường nói chung có dạng như sau:
Trong đó: Dt là cổ tức được chia thời kỳ t
k là tỷ lệ lợi tức yêu cầu của nhà đầu tư
Tuy nhiên mô hình này chỉ phù hợp với tình huống nhà đầu tư mua cổ phiếu và giữ cổ phiếu mãi mãi để hưởng cổ tức. Nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu và chỉ giữ nó n năm sau đó bán với giá là Pn thì giá cổ phiếu sẽ là:
Trước khi áp dụng mô hình định giá người ta mô tả và tìm ra quy luật để xác định dòng tiền thu nhập từ cổ phiếu thông qua quy luật chi trả cổ tức. Mô hình như vậy gọi là mô hình chiết khấu cổ tức.
2.MÔ HÌNH CHIẾT KHẤU CỔ TỨC
Mô hình chiết khấu cổ tức được thiết kế để tính giá trị lý thuyết của cổ phiếu thường. Đây là một phương pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả và được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực phân tích chứng khoán hiện nay. Phương pháp này được thực hiện trên nguyên lý: giá trị hiện tại của một cổ phiếu chính là giá trị quy về hiện tại của toàn bộ luồng thu nhập trong tương lai của cổ phiếu đó, nó bao gồm hai nguồn: Cổ tức theo các thời kỳ và giá bán cổ phiếu của cuối kỳ đầu tư.
Giá ? Cổ tức Cổ tức Cổ tức Dn
D1 D2 Tiền bán CP (nếu bán) Pn
2.1. Các bước xác định
Mô hình chiết khấu luồng cổ tức được xác định qua ba bước: xác định tỷ lệ chiết khấu, tính tốc độ tăng trưởng của cổ tức, tính toán giá trị hiện tại của luồng cổ tức.
2.1.1. Bước 1 : xác định tỷ lệ chiết khấu
Về lý thuyết có 3 cách ước lượng tỷ lệ chiết khấu k bao gồm:
Sử dụng mô hình định giá tài sản vốn
Sử dụng mô hình tăng trưởng cổ tức
Sủ dụng tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro cộng thêm với phần bù rủi ro của dự án.
Trong ba cách trên thì cách thứ nhất và thứ hai cho phép xác định k một cách chính xác hơn cách thứ ba, nhưng không thể áp dụng được ở các nước có điều kiện thị trường tài chính chưa phát triển. Vì thế ít khi áp dụng cách thứ nhất và thứ hai mà thay vào đó là sử dụng lãi suất ngân hàng làm suất chiết khấu. Sự thay thế này vô tình bỏ qua mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro.
Mâu thuẫn lớn khi ước lượng suất chiết khấu trên thực tế là những phương pháp cớ cơ sở khoa học thì không đủ điều kiện áp dụng ở Việt Nam, trong khi những phương pháp có thể áp dụng thì lại thiếu cơ sở khoan học. Để dung hòa và giải quyết mâu thuẫn này thì giám đốc tài chính sử dụng phương pháp thứ ba là ước lượng suất chiết khấu bằng cách sử dụng tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro cộng với phần bù rủi ro xem xét cụ thể cho từng loại tài sản và dự án. Thứ nhất, cách này có xem xét tới mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro. Thứ hai, nó khả thi vì trên thực tế ta có thể sử dụng lãi suất tín phiếu Kho bạc, được xác định thong qua đấu thầu, như là tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro làm căn cứ xác định suất chiết khấu k. Vấn đề còn lại là dựa vào kinh nghiệm của nhà quản lý để ước lượng phần bù rủi ro thích hợp cho từng loại tài sản và dự án cụ thể.
Sử dụng mô hình định giá tài sản vốn CAPM
k = Rf + β * (Rm – Rf)
Trong đó:
β là hệ số phản ánh mức độ rủi ro của cổ phiếu.
k : tỷ lệ lợi tức yêu cầu
Rm: tỷ lệ lợi tức của danh mục thị trường
Rf: tỷ lệ lợi tức phi rủi ro
Ví dụ: Giả sử rằng tỉ lệ phi rủi ro Rf là 3%, tỷ lệ rủi ro β là 2, thu nhập thị trường kỳ vọng Rm là 10%. Vậy thu nhập kỳ vọng trên cổ phiếu là (3%+2(10%-3%))=17%.
Về mặt lý thuyết công thức tính k như trên chỉ áp dụng trong trường hợp công ty chỉ phát hành cổ phiếu.
Nếu công ty phát hành cổ phiếu lẫn trái phiếu thì k cần được xác định theo phương pháp chi phí vốn bình quân gia quyền(WACC) như sau:
ra=re* + rd**(1-t)
Trong đó:
ra là lợi tức thu nhập dự tính trên tài sản của công ty = thu nhập hoạt động ước tính/giá thị trường của tất cả các loại chứng khoán của công ty.
re hay là k ở trên là lãi suất gọi vốn cổ phần hay còn gọi là tỷ suất vốn hóa thị trường (lợi tức yêu cầu của người đầu tư khi mua cổ phiếu) và rd là lãi suất vay nợ.
E và D là khối lượng vốn cổ phần và vốn vay tương ứng.
T là thuế suất
Từ công thức trên ta có thể suy ra công thức tính lợi tức yêu cầu đối với cổ phiếu:
re = ra + (D/E)*[ra – rd*(1-t)]
Từ công thức trên ta thấy:
Khi công ty phát hành cổ phiếu thì ra =re. Khi công ty vay thêm vốn thì rủi ro cho cổ đông tăng thêm và nếu vay vốn càng nhiều (tỷ lệ D/E lớn) thì độ rủi ro cho cổ đông càng lớn, vì vậy cổ đông yêu cầu lợi tức đầu tư phải càng cao.
Tuy nhiên vấn đề cần lưu ý là đối với trường hợp công ty phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng thì chưa thể áp dụng các công thức trên để ước tính r vì chưa có căn cứ về mức độ rủi ro của công ty. Vì thế để có thể xác định được tỷ suất thu nhập dự tính này người đầu tư cần phải căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận dự tính của các cổ phiếu có cùng mức độ rủi ro với cổ phiếu cần định giá, vì như chúng ta đều biết, để đảm bảo điều kiện cân bằng trong các thị trường vốn hoạt động một cách hoàn hảo thì tất cả các loại chứng khoán có cùng mức độ rủi ro đều phải được chào bán với cùng một tỷ suất thu nhập dự tính.
Mô hình tăng trưởng cổ tức
Giả định công ty có tỷ lệ tăng trưởng cổ tức cố định g, giá bán cổ phiếu là P0, cổ tức vừa trả là D0,k là tỷ lệ lợi tức yêu cầu của nhà đầu tư và thị trường là hoàn hảo, do vậy giá cổ phiếu phản ánh đúng giá trị cổ phiếu.
Ta có:
P0 = =
K= + g
Nếu công ty có chứng khoán mua bán trên thị trường , ta có thể quan sát ngay được D0,P0, chỉ có g thì phải ước lượng.
Ví dụ: thị giá cổ phiếu hiện tại là 44USD, trả cổ tức năm ngoái là 2 USD. Công ty duy trì tốc độ tăng trưởng 10%/năm, tỷ lệ lợi tức yêu cầu sẽ là:
k= *100 + 10% = 15%
2.1.2.Bước 2: Các phương pháp định lượng g
Cách 1:Xác định tốc độ tăng trưởng cổ tức dựa trên mức tăng trưởng cổ tức trung bình của quá khứ
g =
Cách 2: Sử dụng các mô hình kinh tế lượng
Tốc độ tăng trưởng theo phương pháp trung bình:
Hàm hồi quy:
Ln(D) = -1.288 + 0.1335t
Tốc độ tăng trưởng là 13.35%
STT
Năm
Cổ tức
Ln(D)
1
1991
0.42
-0.868
2
1992
0.41
-0.892
3
1993
0.4
-0.916
4
1994
0.58
-0.545
5
1995
0.65
-0.431
6
1996
0.72
-0.329
7
1997
0.82
-0.198
8
1998
0.93
-0.073
9
1999
1.07
0.0677
10
2000
1.27
0.239
Cách 3: Phương pháp phân tích cơ bản
g = ROE *b
g = ROE*(1 - )
Trong đó:
b là tỷ lệ phần trăm lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư
b = 1- tỷ lệ chia cổ tức =1 -
ROE = = .
Việc tính tỷ lệ tăng trưởng cổ tức của công ty phải dựa trên đánh giá tiềm năng phát triển công ty về lâu dài, chứ không chỉ đơn thuần trong một số năm tới , vì tốc độ tăng trưởng g được giả định là mức tăng trưởng đều đặn của công ty trong suốt thời gian hoạt động. Do vậy các số liệu để tính toán g phải là mức dự đoán bình quân lâu dài.
Ví dụ: Công ty A có tổng tài sản 200 tỷ,
Hệ số nợ là 0,75
Lãi ròng dự kiến là 15 tỷ, trong đó lợi nhuận dành chia cổ tức là 3 tỷ
=> Dự báo mức tăng trưởng cổ tức trong tương lai?
=>
Chú ý:
Khi dự đoán tỷ lệ tăng trưởng, chúng ta phải lưu ý rằng không chỉ một mình cổ tức tăng trưởng với tốc độ đó, mà các chỉ số tài chính quan trọng khác mà quan trọng nhất là lợi nhuận cũng phải phải tăng trưởng với cùng tốc độ. Khi đó tỷ lệ tăng trưởng của cổ tức sẽ được lợi nhuận và các chỉ số khác hỗ trợ, và vì thế được duy trì bền vững. Ngoài ra chúng ta phải lưu ý rằng tỷ lệ tăng trưởng bền vững này chỉ có thể nhỏ hơn hay cao nhất là bằng tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế. Không có doanh nghiệp nào có thể tăng trưởng mãi mãi với tốc độ cao hơn tỷ lệ tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Việc xác định giá trị cổ phiếu phụ thuộc rất lớn vào ước tính tỷ lệ tăng trưởng cổ tức thời kỳ tăng trưởng và vô thời hạn. So với việc xác định tỷ lệ tăng trưởng vô thời hạn, việc xác định tỷ lệ tăng trưởng cổ tức trong tương lai gần 5 năm, thậm chí 15 năm tới thường dễ hơn và chính xác hơn. Nó có thể rất cao tùy theo từng công ty. Tuy nhiên cho thời gian dài vô hạn định, theo thống kê, các chuyên gia phân tích tài chính quốc tế thường dùng con số khá phổ biến chạy trong khoảng 5-7%.
2.1.3. Bước 3: Tính toán giá trị hiện tại của luồng cổ tức
Giá trị hiện tại của cổ tức được xác định theo từng mô hình định giá cổ phiếu bằng chiết khấu luồng cổ tức cụ thể bao gôm: mô hình công ty tăng trưởng ổn định, mô hình 2 giai đoạn, mô hình 3 giai đoạn
2.2- Các mô hình chiết khấu luồng cổ tức
2.2.1- Mô hình tổng quát
Khi một nhà đầu tư mua cổ phiếu, họ kỳ vọng nhận được hai loại dòng tiền: dòng tiền cổ tức trong thời gian họ nắm giữ cổ phiếu và dòng tiền bằng với giá bán khi họ quyết định bán ra cổ phiếu. Thế nhưng giá bán của cổ phiếu lại cũng lại được dự đoán dựa vào những cổ tức mà cổ phiếu đó đem lại trong tương lai. Do đó, giá trị nội tại của cổ phiếu chính là giá trị hiện tại của toàn bộ cổ tức mà cổ phiếu đó mang lại trong thời gian vô thời hạn. Hay nói một cách khác, chúng ta có thể giả sử chúng ta nắm giữ cổ phiếu và hưởng cổ tức vô thời hạn. Giá trị hiện tại của toàn bộ cổ tức này chính là giá trị nội tại của cổ phiếu.
Nếu bán cổ phiếu
Trong đó:
D0: cổ tức năm vừa qua
g: Tốc độ tăng trưởng của cổ tức
r: tỷ lệ sinh lời yêu cầu
Pn: giá bán năm thứ n
Nếu không bán cổ phiếu:
Ví dụ: Công ty cổ phần A năm trước chia lợi tức cổ phần cho cổ đông thường ở mức 2.400đ/CP
Dự kiến trong 3 năm tới lợi tức cổ phần tăng đều đặn hàng năm là 6%
Một nhà đầu tư đang cân nhắc mua cổ phiếu A tại thời điểm hiện hành, sau 3 năm bán đi với giá 48.400đ/CP.
Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của người đầu tư là 12%
Nhà đầu tư chấp nhận mua cổ phiếu A với giá bao nhiêu ?
= 40.905đ/CP.
2.2.2- Mô hình công ty tăng trưởng ổn đinh (Mô hình 1 giai đoạn – Mô hình Gordon):
Tăng trưởng ổn định
Gn
Mô hình này áp dụng cho cổ phiếu đang trong giai đoạn ổn định với tốc độ tăng trưởng cổ tức không đổi và bền vững.
Trong trường hợp này mô hình định giá cổ phiếu như sau:
(1)
Trong đó:
D0 là cổ tức hiện tại của cổ phiếu và g là tốc độ tăng trưởng cổ tức. Giả sử rằng k>g, chúng ta nhân 2 vế của phương trình (1) với , sau đó trừ vế với vế cho (1) chúng ta được:
Bởi vì chúng ta giả định k>g nên:
tiến đến 0. Do đó là:
P* [ - 1] = D0 hay P*[ ] = D0
Suy ra:
P = (2)
Công thức trên còn gọi là mô hình định giá cổ tức của Gordon bởi vì nó do Myron J. Gordon phát triển từ công trình nghiên cứu của người đi trước là John Wiliams.
Ví dụ: Công ty cổ phần A năm trước đã trả mức cổ tức là 3500đ/CP. Tình hình sản xuất kinh doanh đang rất thuận lợi và công ty dự tính mức tăng cổ tức đều đặn hàng năm là 4%.
Nhà đầu tư X yêu cầu mức sih lời đối với cổ phiếu A là 22%. Nếu thị giá cổ phiếu A hiện đang là 23.100đ/CP thì ông X có mua cổ CP A không?
Giá cổ phiếu A ước tính là:
20.222,22 < 23.100 à ông X sẽ không mua cổ phiếu A.
Trường hợp tốc độ tăng trưởng cổ tức bằng không
Đây là một trường hợp đặc biệt của mô hình tốc độ tăng trưởng cổ tức không đổi khi g=0. Khi đó:
Giá trị nội tại của cổ tức =
P =
2.2.3- Mô hình hai giai đoạn:
Mô hình chiết khấu luồng cổ tưc đươc xây dựng trên giả định thu nhập của cổ phiếu thường là cổ tức và luồng cổ tức tăng trưởng đều hang năm với tốc độ tăng trưởng g. Tuy nhiên, trong thực tế, rất ít công ty có thể đạt được việc duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định trong một thời gian dài. Dựa vào giả định, công ty có chính sách duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định cho các giai đoạn khác nhau. Đối với công ty có hai giai đoạn phát triển:
Tăng trưởng cao
Tăng trưởng ổn định
T
gst
ggh
Mô hình này áp dụng cho công ty đang ở giai đoạn tăng trưởng của chu kỳ kinh doanh, khi cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng cao trong một số năm sau đó trở về tốc độ tăng trưởng ổn định và bền vững.
Giá trị nội tại của cổ phiếu = Giá trị hiện tại của cổ tức trong thời gian tăng trưởng nóng (giai đoạn 1) + Giá trị hiện tại của cổ tức trong thời gian tăng trưởng ổn định (giai đoạn 2)
G T g
Giả sử cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng cổ tức G trong T năm đầu, sau đó chỉ tăng với tốc độ là g. Khi đó công thức (2) có thể viết thành:
Nếu tách riêng giai đoạn cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng là g, chúng ta thấy nó tương đương và phù hợp với mô hình định giá có tốc độ tăng trưởng không đổi, D0 chính là cổ tức của năm thứ T và D1 chính là cổ tức của năm thứ T+1. Do đó, có thể áp dụng (2) cho giai đoạn này như sau:
Ta lại có:
Lần lượt thay vào phương trình trên, ta có công thức tổng quát của mô hình hai giai đoạn :
Ví dụ 1 : Cổ phiếu Y có hai giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn 1 gồm 5 năm với tỷ lệ tăng trưởng 20%/năm, và giai đoạn hai, từ năm thứ sáu trở đi, tăng trưởng bền vững với tỷ lệ 7%/năm. Để đơn giản ta giả sử tỷ lệ lợi nhuận mong đợi hay chi phí vốn chủ sỡ hữu trong cả hai giai đoạn đều là 15%.
Sau đó chúng ta chiết khấu giá trị vừa tính bên trên cùng với các dòng tiền cổ tức giai đoạn 1 về hiện tại theo bảng sau:
Ví dụ 2: Công ty cổ phần A vừa công bố trả cổ tức là 1.000đ/CPT
Hội đồng cổ đông vừa thông qua định hướng phân chia cổ tức trong thời gian tới như sau:
- 3 năm tới, mức tăng cổ tức mỗi năm là 12%
- Những năm tiếp theo, mức tăng cổ tức hàng năm ổn định là 6%
Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của cổ đông là 15% /năm
=> Hãy ước tính: giá cổ phiếu của công ty tại thời điểm hiện hành?
Giá cổ phiếu sau 1 năm nữa ?
Giá cổ phiếu sau 4 năm nữa ?
* Giá cổ phiếu A tại thời điểm hiện hành là:
=2.858 đ/CP
* Giá cổ phiếu A sau 1 năm nữa là:
= 2.153 + 12.511= 14.664 đ /CP.
* Giá cổ phiếu A sau 4 năm nữa là:
=17.540 đ/CP.
2.2.4- Mô hình 3 giai đoạn
High growth
Transition
Stable growth
n1
n2
ggh
gst
Vận dụng cách tính cơ bản của hai mô hình nói trên, chúng ta có thể áp dụng cho những cổ phiếu có cổ tức phát triển theo nhiều gian đoạn khác nhau, chẳng hạn như mô hình 3 giai đoạn: cổ tức tăng trưởng mạnh, giảm dần, và trở lại tăng trưởng bền vững.
Giá trị nội tại của cổ phiếu = Giá trị hiện tại của cổ tức trong thời gian tăng trưởng nóng (giai đoạn 1) + Giá trị hiện tại của cổ tức trong thời gian giảm dần(giai đoạn 2)+ Giá trị hiện tại của cổ tức trong thời gian tăng trưởng ổn định (giai đoạn 3)
2.3- Ưu nhược điểm của phương pháp chiết khấu luồng cổ tức
Phương thức chiết khấu dòng cổ tức đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ sử dụng và là cơ sở cho các mô hình khác. Mô hình này áp dụng để định giá cổ phiếu trong các trường hợp tốc độ tăng trưởng cổ tức bằng 0, hoặc bằng g không đổi và ngay cả trong trường hợp tốc độ tăng trưởng cổ tức thay đổi qua từng thời kỳ(tuy có phức tạp nhưng vẫn có thể tính được) nhưng mô hình lại không áp dụng được trong trường hợp công ty giữ lại toàn bộ lợi nhuận cho tái đầu tư và trong trả cổ tức cho cổ đông. Cổ tức chỉ là một trong hai mục tiêu của nhà đầu tư khi mua cổ phiếu. Đôi khi nhà đầu tư vẫn chấp nhận mua cổ phiếu trong trường hợp công ty không trả cổ tức vì khi ấy mục tiêu của nhà đầu tư lợi vốn chứ không phải cổ tức. Trong trường hợp này mô hình định giá cổ phiếu dựa vào chiết khấu cổ tức như vừa ở trên không áp dụng được.
IV.ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU BẰNG PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ
1. PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ GIÁ / THU NHẬP (P/E)
1.1.Một vài nét chung về EPS
1.1.1. Khái niệm EPS
EPS (Earning Per Share) là lợi nhuận (thu nhập) trên mỗi cổ phiếu. Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.1.2.Tầm quan trọng của EPS
EPS là một trong những chỉ tiêu được trích dẫn thường xuyên nhất trong phân tích tài chính vì chỉ số P/E được sử dụng rộng rãi như một tiêu chuẩn so sánh cho các quyết định đầu tư. Do vậy, việc tính toán và trình bày EPS có thể ảnh hưởng quan trọng đến giá cổ phiếu của công ty. EPS còn được dùng như một công cụ để đánh giá việc thực hiện của ban điều hành công ty. Tiền thưởng của HĐQT, ban điều hành có thể trên cơ sở sự tăng trưởng EPS. Bởi vậy, nó tạo một sức ép rất lớn đối với ban điều hành công ty trong việc tăng trưởng EPS. Ban điều hành có thể cố tình tạo một kết quả EPS có lợi hơn cho mình và công ty. Khi nghiên cứu về EPS cần lưu ý, mục tiêu chính của EPS là để đánh giá kết quả thực hiện của một công ty và nó đặc biệt quan trọng để so sánh kết quả của một công ty qua các kỳ khác nhau và so sánh việc thực hiện của vốn chủ sở hữu của công ty với công ty khác.
1.1.3. Phân loại EPS:
Eps cơ bản:
Cách tính:
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 30 và Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 33, EPS cơ bản được tính bằng cách chia tổng lãi (lỗ) thuần thuộc các cổ đông phổ thông cho số bình quân gia quyền cổ phiếu phổ thông lưu hành trong kỳ.
Theo Thông tư số 21/2006/TT-BTC hướng dẫn Chuẩn mực VAS 30, tổng số lãi thuần phân bổ cho các cổ đông phổ thông là lãi (lỗ) thuần sau thuế thu nhập doanh nghiệp (-) đi các số điều chỉnh giảm và (+) thêm các khoản điều chỉnh.
Các khoản điều chỉnh giảm lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế gồm trả cổ tức cổ phiếu ưu đãi, cổ tức thiểu số, khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá trị hợp lý của khoản thanh toán và giá trị ghi số khi mua lại cổ phiếu ưu đãi,…
Các khoản điều chỉnh tăng lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế như khoản chênh lệch nhỏ hơn giữa giá trị hợp lý của khoản thanh toán và giá trị ghi số khi mua lại cổ phiếu ưu đãi.
Thông tư 21 không đề cập đến việc phải điều chỉnh giảm các khoản lãi không dành cho cổ đông phổ thông như quỹ khen thưởng khách hàng, quỹ thưởng cho HĐQT, đặc biệt là quỹ khen thưởng phúc lợi dành cho nhân viên. Những khoản này, theo chuẩn mực kế toán quốc tế, được ghi nhận là các khoản chi phí để trừ ra khỏi lãi dành cho cổ đông. Sau một năm hoạt động có lãi, các công ty thường dành 5 - 15%, thậm chí 20% tổng số lãi thuần sau thuế để chi cho nhân viên dưới hình thức chia cho quỹ khen thưởng, phúc lợi.
Riêng quỹ dự phòng tài chính, hiện nay, Luật Doanh nghiệp không quy định cụ thể về mức trích lập quỹ này trong các CTCP nói chung, nhưng nhiều loại hình DN vẫn thực hiện trích lập quỹ này như một cách để góp phần điều tiết thu nhập của DN. Đây là quỹ thuộc sở hữu của các cổ đông phổ thông và không phải loại trừ ra khỏi lãi khi tính EPS.
Trường hợp gộp, chia tách và thưởng cổ phiếu, theo Thông tư 21, sẽ không có bất cứ một sự tăng, giảm về dòng tiền hay tài sản và nguồn vốn đối với công ty. Bởi vậy, trong những sự kiện đó thì cổ phiếu gộp, chia tách, thưởng dù phát sinh bất cứ thời điểm nào trong kỳ cũng phải được tính vào ngày đầu tiên của năm báo cáo. Đồng thời, điều chỉnh tương ứng cho số cổ phiếu của những năm trước để có tính so sánh giữa các năm. Thông tư 21 không đề cập đến việc chia cổ tức bằng cổ phiếu, nhưng bản chất của việc chia cổ tức bằng cổ phiếu cũng giống như thưởng cổ phiếu, điều này được ghi rất rõ trong chuẩn mực kế toán quốc tế. Do đó, hướng dẫn kế toán Việt Nam nên bổ sung việc chia cổ tức bằng cổ phiếu để việc thực hiện tại các công ty được dễ dàng hơn.
Ghi chú: * Mặc dù thưởng hay chia cổ tức bằng cổ phiếu được thực hiện ngày 30/6/2008, nhưng khi lập báo cáo tài chính năm 2008, công ty sẽ phải tính số cổ phiếu tăng thêm ngay từ ngày đầu năm 1/1/2008. Nếu lập báo cáo quý II/2008, tính EPS của 4 quý gần nhất cho đến ngày 30/6/2008 thì số cổ phiếu tăng thêm này được tính từ ngày 1/7/2007.
** Trong báo cáo tài chính năm 2008, để thấy được xu hướng EPS qua các năm, chúng ta phải điều chỉnh lại EPS năm 2007 và các năm trước đó bằng cách tăng số cổ phiếu thưởng của năm 2008 vào cả năm 2007 và các năm trước đó. Nếu không điều chỉnh số 2 triệu cổ phiếu thưởng cho năm 2007, thì EPS gốc 2007 là 3.400 đồng, cao hơn so với năm 2008, sẽ không phản ánh đúng xu hướng EPS.
Phát hành quyền mua (rights issue)
Đó là phát hành quyền mua cổ phiếu mới cho các cổ đông hiện hữu với giá thấp hơn giá thị trường hiện tại. Do vậy, ở đây đã bao gồm một yếu tố thưởng. Để tính EPS khi phát hành quyền mua, đầu tiên chúng ta cần tính giá quyền mua lý thuyết.
Ví dụ: Công ty HAP có 3.850.250 CP đang lưu hành từ đầu năm 2006. Ngày 16/6/2006, HAP phát hành thêm 1.925.125 CP (2 CP hiện hữu được quyền mua 1 CP mới) với giá 25.000 đồng/CP. Giá cổ phiếu ngày cuối cùng chốt danh sách phát hành ngày 15/6/2006 là 55.000 đồng/CP. Yêu cầu tính: 1) Giá lý thuyết quyền mua 1 CP? 2) EPS năm 2006? Biết rằng, lãi thuần sau thuế năm 2006 là 16 tỷ đồng. 3) Tính EPS điều chỉnh cho năm 2005 và 2004? Biết rằng, lãi thuần năm 2005 là 14,58 tỷ đồng và EPS gốc năm 2004 là 4.492 đồng.
Lời giải:
1. Giá lý thuyết quyền mua 1 CP:
- Trước khi phát hành: 2 CP x 55.000 = 110.000 đồng.
- Phát hành quyền mua: 1 CP x 25.000 = 25.000 đồng.
- Giá trị lý thuyết của 3 CP = 110.000 + 25.000 = 135.000 đồng.
- Giá quyền mua lý thuyết mỗi cổ phiếu bình quân = 135.000/3 = 45.000 đồng.
2. Tính EPS cho năm 2006:
- Số cổ phiếu trước ngày phát hành quyền mua là 3.850.250 CP sẽ được nhân với tỷ lệ giữa giá thị trường ngày cuối cùng trước khi phát hành (55.000 đồng/CP) và giá lý thuyết quyền mua (45.000 đồng/CP).
- Số cổ phiếu bình quân của cả năm được tính theo 2 giai đoạn: giai đoạn 1, từ 1/1 - 15/6/2006, tức 5,5 tháng: 3.850.250 CP x 5,5/12 tháng x 55/45 = 2.156.853 CP; giai đoạn 2, từ 15/6 - 31/12/2006, tức 6,5 tháng: (3.850.250 + 1.925.125) x 6,5/12 tháng = 3.128.328 CP. Vậy, số cổ phiếu lưu hành bình quân trong năm = 5.285.181 CP.
- EPS năm 2006 = 16 tỷ đồng/5.285.181 CP = 3.027 đồng.
Lưu ý, nếu tính theo quy định hiện hành, số cổ phiếu giai đoạn 1 không điều chỉnh nhân với hệ số thưởng 55/45. Do đó, số cổ phiếu giai đoạn 1 chỉ là: 3.850.250 x 5,5/12 tháng = 1.764.698 CP, nên số cổ phiếu bình quân năm 2006 sẽ là: 1.764.698 + 3.128.328 = 4.893.026 CP. Vì vậy, EPS 2006 tính theo cách không điều chỉnh hệ số thưởng sẽ là: 6 tỷ đồng/4.893.026 = 3.270 đồng.
3. Tính EPS điều chỉnh cho năm 2005 và năm 2004:
- EPS điều chỉnh = EPS gốc x (Giá quyền mua lý thuyết/Giá thị trường ngày cuối trước khi phát hành mới).
- EPS gốc năm 2005 = 14,58 tỷ đồng/3.850.250 = 3.787 đồng.
- EPS điều chỉnh năm 2005 = 3.787 đồng x 45/55 = 3.098 đồng.
- EPS điều chỉnh năm 2004 = 4.492 đồng x 45/55 = 3.675 đồng.
Cách tính EPS cơ bản khi phát hành cổ phiếu thưởng (đơn vị: triệu)
2008
2007
Lãi thuần sau thuế (tỷ đồng)
40
34
Số cổ phiếu đầu kỳ (ngày 1/1)
10
10
Cổ phiếu thưởng
2*
2**
Số cổ phiếu lưu hành bình quân
12
12
EPS cơ bản (đồng)
3.333
2.833
EPS pha loãng (diluted EPS)
Cuối kỳ kế toán, một công ty có thể có một số chứng khoán mà ở thời điểm hiện tại chưa có quyền được đòi chia lãi như cổ phiếu phổ thông, nhưng nó sẽ chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông trong tương lai. Những chứng khoán này bao gồm: Thứ nhất, các trái phiếu chuyển đổi hoặc các cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi mà chúng cho phép chủ sở hữu nó có quyền, ở một ngày tương lai, được chuyển đổi những chứng khoán này thành các cổ phiếu phổ thông, với một tỷ lệ chuyển đổi đã định sẵn. Thứ hai, các hợp đồng lựa chọn (options hoặc warrants). Trong những trường hợp này, số cổ phiếu phổ thông có thể được tăng lên, dẫn đến việc giảm EPS hay EPS bị pha loãng. EPS pha loãng sẽ chỉ cho các nhà đầu tư những ảnh hưởng có thể có của việc pha loãng EPS trong tương lai, rất cần thiết cho quyết định đầu tư.
Cách tính EPS pha loãng:
- Thứ nhất, tính lãi. Lãi dùng để tính EPS cơ bản được điều chỉnh bởi các ảnh hưởng sau thuế của các khoản: lãi suất tiền vay trong kỳ của trái phiếu chuyển đổi tiềm năng; cổ tức của cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi tương lai mà chúng đã được trừ ra khỏi khi tính lãi cho EPS cơ bản; các khoản thay đổi khác trong thu nhập và chi phí (phí, chiết khấu, tiền thưởng) mà chúng là kết quả của việc chuyển đổi các trái phiếu chuyển đổi hay cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông.
- Thứ hai, tính số cổ phiếu. Đó là số bình quân gia quyền của số cổ phiếu phổ thông dùng để tính EPS cơ bản cộng với bình quân gia quyền của các cổ phiếu phổ thông mà chúng sẽ được phát hành từ việc chuyển đổi tất cả các trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi thành các cổ phiếu phổ thông. Chúng ta giả định các cổ phiếu tiềm năng này sẽ được chuyển đổi thành các cổ phiếu phổ thông vào ngày đầu tiên của kỳ báo cáo.
Ví dụ: Ngân hàng ACB năm 2007 có lãi thuần sau thuế là 1.680 tỷ đồng và có khối lượng cổ phiếu lưu hành bình quân là 198,8 triệu CP, EPS cơ bản năm 2007 là 8.451 đồng. ACB đã phát hành hai đợt trái phiếu chuyển đổi với tổng số tiền là 1.900 tỷ đồng, lãi suất 10%/năm và sẽ chuyển đổi thành 190 triệu cổ phiếu phổ thông trong vòng 2 - 5 năm tới. Tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%. Tính EPS pha loãng của ACB?
Lời giải:
1. Tính số cổ phiếu phổ thông: 198,8 triệu CP + 190 triệu CP = 388,8 triệu CP.
2. Tính số lãi thuần:
Số lãi hiện tại: 1.680 tỷ đồng.
Lãi suất tiền vay tiết kiệm: 1.900 tỷ đồng x 10% = 190 tỷ đồng.
Thuế thu nhập doanh nghiệp trên phần lãi vay: 190 tỷ đồng x 28% = 53,2 tỷ đồng.
Vậy, lãi thuần sau điều chỉnh là: 1.680 + 190 - 53,2 = 1.816,8 tỷ đồng.
3. EPS pha loãng = 1.816,8 tỷ đồng/388,8 triệu CP = 4.673 đồng.
Như vậy, EPS pha loãng thấp hơn EPS cơ bản là: 8.451 - 4.673 = 3.778 đồng.
1.2. Khái niệm về P/E
P/E là Hệ số giá trên thu nhập (Price/Earn) là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price - P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share - EPS) .
Được tính như sau: P/E = P/EPS
Trong đó P là giá thị trường của cổ phiếu (giá mà tại đó cổ phiếu đang được mua bán ở thời điểm hiện tại ).
EPS là thu nhập của mỗi cổ phiếu ( phần lợi nhuận ròng sau thuế mà công ty chia cho các cổ đông thường trong năm tài chính gần nhất).
1.3. Phân loại P/E
Trailing P/E: Sử dụng trong trường hợp công ty không thể dự đoán được thu nhập trong tương lai
P/ET =
Trong đó: - P là giá trị thị trường của cổ phiếu
- E0 là EPS của 4 quý gần nhất hoặc năm gần nhất
- D0 là tỉ lệ chi trả cổ tức của năm trước
- k là tỉ lệ lợi tức yêu cầu
- g là tỉ lệ tăng trưởng cổ tức dự kiến
Leading P/E: Sử dụng trong trường hợp thu nhập trong tương lai thay đổi rõ rệt và dự đoán được ví dụ như trong truờng hợp mua bán, sáp nhập công ty.
P/EL =
Trong đó: - P là giá trị thị trường của cổ phiếu
- E1 là EPS dự kiến của 4 quý tiếp theo hoặc năm tiếp theo
- D0 là tỉ lệ chi trả cổ tức của năm trước
- k là tỉ lệ lợi tức yêu cầu
- g là tỉ lệ tăng trưởng cổ tức dự kiến
Trailing P/E có ưu điểm là phản ánh tình hình thực tế của doanh nghiệp vì nó được tính toán dựa trên những con số thực tế đã được kiểm toán và báo cáo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là lợi nhuận này chắc chắn sẽ thay đổi trong tương lai. Do đó, bằng cách ước tính lợi nhuận trong tương lai, chỉ số Leading P/E đã tiên liệu mức tăng trưởng của doanh nghiệp. Mặc dù con số ước tính này có thể không chính xác, nhưng ít nhất nó cũng giúp các nhà đầu tư có cơ sở để tham khảo ra quyết định đầu tư. Giả sử chúng ta có cổ phần của 2 công ty hoạt động trong cùng một ngành cùng có tỷ lệ P/E là 20. Theo các số liệu được công bố thì thu nhập ước tính trong tương lai của công ty A sẽ tăng còn của công ty B lại giảm. Như vậy, nếu số liệu trên chính xác thì hiển nhiên mua cổ phiếu của công ty A sẽ có lợi hơn.
1.4.Ý nghĩa phân tích của hệ số P/E
P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. P/E được tính cho từng cổ phiếu một và tính trung bình cho tất cả các cổ phiếu và hệ số này thường được công bố trên báo chí. Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao. Hệ số P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu. Giả sử người đầu tư có cổ phiếu AAA không được giao dịch sôi động trên thị trường, vậy cổ phiếu đó có giá bao nhiêu là hợp lý? Lúc đó cần nhìn vào hệ số P/E được công bố đối với nhóm các loại cổ phiếu tương tự với cổ phiếu AAA, sau đó nhân thu nhập của công ty với hệ số P/E sẽ cho chúng ta giá của loại cổ phiếu AAA.
Lấy ví dụ từ báo cáo tài chính của Ngân hàng A' Châu (ACB). Lợi nhuận sau thuế năm 1999 của ACB là 51.564 triệu đồng, chia cho tổng số cổ phiếu được: 151,025 đồng. Giá thỏa thuận mua bán cổ phiếu ACB (trên thị trường không chính thức) mới đây là 1,7 triệu đồng, vậy P/E của ACB là 1.700.000 chia cho 151,025 và bằng 11,25 lần. Chỉ số này được dùng khá phổ biến như một công cụ để nhà đầu tư xem xét mình qua chứng khoán rẻ hay đắt. P/E càng cao nghĩa là chứng khoán mua càng cao và ngược lại. Mặt khác, nhà đầu tư có thể mua với P/E giá cao để hy vọng trong tương lai lợi nhuận công ty cao thì P/E lúc đó lại thấp như ví dụ dưới đây: lợi nhuận năm 1999 của một công ty bánh kẹo là 12,7 tỷ , P/E là 3,4;lợi nhuận 2000 là 14,5 tỉ , P/E là 2,9 .Nhà đầu tư mua cổ phiếu với P/E là 3,4 lần so với lợi nhuận là 12,7 tỉ của năm 1999. Nếu năm 2000 lợi nhuận là 14,5 tỉ thì nhà đầu tư mua với P/E chỉ còn 2,9 lần do lợi nhuận của công ty đã tăng lên và nếu năm 2001 lợi nhuận tăng nữa thì lúc này P/E sẽ giảm nữa, khi đó nhà đầu tư này muốn bán ra cho nhà đầu tư khác và khi nhìn vào thì thấy tại sao nhà đầu tư trước mua P/E 3,4 lần thì mình cũng mua 3,4 lần được chứ. Thế là hoàn tất thương vụ! Nhà đầu tư trước bán được P/E là 3,4 lần (hoặc cao hơn nếu người mua mới chấp nhận) so lợi nhuận năm 2000 thì có nghĩa là họ bán cao hơn so với giá mà họ mua vào năm 1999. Vấn đề là P/E bao nhiêu lần thì hình thành cuộc chơi này, ở đây có hai trường hợp xảy ra:
• Nếu nhà đầu tư chấp nhận P/E cao thì rủi ro có thể cao do mua giá cao so với lợi nhuận công ty đạt được.
• Mặt khác mua P/E cao cũng có thể rủi ro thấp, vì lúc đó công ty mua vào có thể là công ty có giá như công ty Coca Cola hay Hàng không Việt Nam chẳng hạn, các công ty này phát triển rất ổn định .Từ đó mới hình thành một biên độ chỉ số P/E cho từng loại công ty, từng lĩnh vực công nghiệp và từng môi trường của thị trường. Theo xu hướng trên thị trường chứng khoán các nước trên Thế giới thì lĩnh vực sau đây thường chấp nhận các chỉ số P/E cao (không kể các tập đoàn hùng mạnh): ngân hàng, tài chính chứng khoán, công nghệ tin học, viễn thông, công nghệ sinh học, các ngành sản xuất công nghiệp kỹ thuật cao.Hiện nay các chuyên viên tài chính Việt Nam nhận định P/E tại thị trường Việt Nam từ 8 - 15 lần, điều đó có nghĩa lĩnh vực tài chính ngân hàng hoặc các công ty có uy tín thì P/E tại thị trường Việt Nam từ 10 -15 lần và những lĩnh vực khác có thể dưới 10.Tuy nhiên, bạn hãy cứ nghĩ xem, nếu công ty không có lợi nhuận điều đó có nghĩa là lợi nhuận âm, thì thị giá cổ phiếu chia cho lợi nhuận trong một năm là con số âm thì làm sao mà có chỉ số P/E được .Do đó, P/E chỉ là một số tương đối, nhà đầu tư cũng cần phải đánh giá thêm các chỉ số tài chính khác có liên quan mang tính kỹ thuật nhiều hơn.
1.5.Các nhân tố ảnh hưởng tới P/E
Sự kỳ vọng của nhà đầu tư: vào khả năng tăng trưởng của công ty trong tương lai là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới chỉ số P/E. Nếu nhà đầu tư tin tưởng vào khả năng tăng trưởng của một công ty, họ sẽ sẵn lòng bỏ tiền ra để mua cổ phiếu của công ty đó. Tốc độ tăng trưởng của công ty ảnh hưởng lớn đến khả năng thu lợi nhuận của công ty. Nếu công ty có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định thì sẽ có khả năng tạo ra nhiều lợi nhuận. Do đó, khi quyết định đầu tư, nhà đầu tư cần xem xét xem tính bền vững và tính ổn định trong sự tăng trưởng của công ty đó. Để đánh giá được sự tăng trưởng của công ty, nhà đầu tư cần phải nhận biết được những dấu hiệu rủi ro và dấu hiệu tăng trưởng của công ty thông qua việc nghiên cứu sự phát triển trong quá khứ và khả năng tăng trưởng trong tương lai.
Thông tin kế toán: cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chỉ số P/E. Lợi nhuận ròng là một chỉ số kế toán bao gồm cả những khoản mục phi tiền tệ. Hơn nữa việc tính toán lợi nhuận doanh nghiệp bị chi phối bởi các nguyên tắc kế toán. Trong khi đó, các nguyên tắc kế toán có thể thay đổi theo thời gian và có sự khác biệt giữa các quốc gia. Để khiến cho mọi việc thêm phức tạp, EPS có thể bị bóp méo, hoặc ẩn chứa dưới nhiều con số, phụ thuộc vào sự hoàn thiện về hệ thống sổ sách kế toán của doanh nghiệp. Và kết quả là chúng ta vẫn không thể biết được liệu có những số liệu chính xác không hay chúng ta bị che lấp bởi những con số không thực chất. Do đó, việc đánh giá P/E phải dựa vào giá trị thực của doanh nghiệp trong môi trường minh bạch thông tin. Việc đánh giá rủi ro trước khi quyết định đầu tư có một vị trí quan trọng nên nghệ thuật đánh giá rủi ro và cơ hội tìm kiếm lợi nhuận cần được các nhà đầu tư mài dũa sắc bén.
Lạm phát: trong thời gian lạm phát cao, tâm lý của các nhà đầu tư thường là bán chứng khoán để chuyển sang đầu tư vào loại hàng hóa có giá trị ổn định hơn như vàng, bất động sản, ngoại tệ mạnh... Lạm phát sẽ khiến cho việc theo dõi P/E trở nên khó khăn hơn, vì thông tin trong quá khứ sẽ không còn phù hợp với điều kiện hiện tại nữa, độ sai lệch cũng lớn hơn. Nếu xét ở góc độ kinh tế thì P/E trong thời gian lạm phát sẽ giảm, vì chi phí đầu vào tăng nên lợi nhuận giảm. Hơn nữa, trong thời kỳ này, các nhà đầu tư thường không mấy tin tưởng vào khả năng sinh lợi của doanh nghiệp nên bán cổ phần hoặc là ngừng mua thêm cổ phần. Chỉ số P/E thực tế có khuynh hướng thấp hơn chỉ số được công bố trong suốt thời gian lạm phát bởi vì lợi nhuận đã bị bóp méo đi, lớn hơn so với con số thực tế. Do đó, việc xem xét P/E trong một thời gian dài để xác định xu hướng vận động của nó rất cần thiết cho các nhà đầu tư.
Rửa tiền: một trong những nguyên nhân khiến TTCK Việt Nam bất ổn trong thời gian vừa qua là do có không ít những khoản tiền bất hợp pháp được tung ra thị trường để nhằm hợp pháp hóa chúng. Các nhà đầu tư sở hữu những khoản tiền này hầu như không quan tâm đến tính ổn định của thị trường vì mục đích duy nhất trong việc đầu tư của họ là làm hợp pháp những khoản tiền “bẩn”. Các nhà đầu tư này thường đầu tư bất kể chỉ số của thị trường như thế nào. Họ đẩy tiền vào mua cổ phần đẩy P/E lên rất cao. Điều tất yếu xảy ra là khi họ đã đạt được mục đích và rút khỏi thị trường thì tất yếu thị trường sẽ giảm, kéo theo P/E giảm.
EPS (thu nhập trên mỗi CP): Tỉ lệ tăng trưởng EPS càng cao thì hệ số P/E có xu hướng cao theo.
Hệ số đòn bẩy tài chính: Nguồn vốn của Cty được hình thành từ vốn nợ và vốn chủ sở hữu, nên khi một Cty có hệ số đòn bẩy tài chính cao thì P/E của Cty đó sẽ thấp hơn so với một Cty khác tương đương trong ngành.
P/E toàn thị trường: P/E toàn thị trường có ảnh hưởng rất lớn tới P/E riêng lẻ của từng loại CP. Điều này chúng ta có thể thấy rất rõ tại TTCK VN khi TTCK điều chỉnh tăng hay giảm thì đa số các Cty đơn lẻ cùng tăng hoặc cùng giảm dẫn đến P/E của các Cty này tăng giảm theo.
P/E của các CP cùng ngành: Phần lớn CP của các Cty trong cùng một ngành thường có xu hướng biến động cùng chiều. Cách so sánh nhanh nhất để biết CP một Cty trong ngành là cao hay thấp là so sánh P/E của Cty với P/E trung bình ngành.
Lĩnh vực kinh doanh đa dạng: Một Cty có nhiều mảng hoạt động kinh doanh thì đồng nghĩa với việc phân tán rủi ro, ổn định thu nhập và sự đa dạng này sẽ giúp làm giảm sự biến động mạnh về thu nhập mỗi CP của Cty đó. Những Cty đa dạng hoá họat động kinh doanh thường được NĐT đánh giá cao.
Lãi suất thị trường: Giá cả các loại CK chịu tác động nhiều từ yếu tố lãi suất. Nếu lãi suất thị trường cao sẽ dẫn đến giá CK và hệ số P/E thấp hơn vì giá trị hiện tại của các khoản thu nhập tương lai của Cty sẽ thấp hơn do phải chiết khấu ở mức lãi suất cao.
1.6. Ưu điểm và nhược điểm của P/E
Ưu điểm:
Sử dụng ít giả thiết, tính toán đơn giản
Đơn giản, dễ hiểu
Phản ánh trạng thái hiện thời của TT (do giá trị tương đối, không phải là giá trị nội tại của CP)
Nhược điểm:
Bỏ qua sự tác động của những nhân tố cơ bản: rủi ro, sự tăng trưởng, dòng thu nhập tương lai
TT đáng giá quá cao (quá thấp) giá CP của cty so sánh với tác động tới giá CP của công ty đang định giá
Ví dụ 1: Tính EPS và P/E
Công ty A: Thị giá CP A ngày 15/11/2007 là 35 000đ
ĐV: 1000đ
2007
2006
2005
2004
2003
2002
EPS
(2.8)
3
2.7
2.2
2.5
2
BVPS
19
18
10
11
7
6
ROE
20%
16%
14%
17%
15%
1. Tính EPS bình quân?
2. Tính EPS theo phương pháp ROE bình quân?
3. Tính P/E theo phương pháp 1?
4. Tính P/E theo phương pháp 2?
Bài làm:
1. EPS bình quân :
(nghìn đồng)
2.Tính EPS theo phương pháp ROE
EPS = ROE bq x Giá trị SS 1 CP = (nghìn đồng)
3.Tính P/E theo phương pháp 1
P/E= 2.48 x 35 000=86 800 (nghìn đồng)
4. Tính P/E theo phương pháp 2:
P/E = 3.12 x 35 000= 109 200 (nghìn đồng)
5. P/E tính theo phương pháp 2 nhỏ hơn theo phương pháp 1 là do???
Ví dụ 2: Tính Leading P/E
Thị giá CP A ngày 15/7/2007 là 65000đ
EPS của công ty A theo quý , năm
ĐV: 1000đ
Quý
Năm
31/03
30/06
30/09
31/12
2006
-0.5
0.6
0.7
1.2
2007 (dự tính)
-0.8
1
1 (E)
1.5 (E)
2008 (dự tính)
-0.5 (E)
1.3 (E)
1.0 (E)
1.8 (E)
1. Tính leading P/E của Cty A dựa trên 4 quý tiếp theo
2. Tính leading P/E của Cty A dựa trên năm tiếp theo
Bài làm
Leading P/E của công ty A dựa trên 4 quý tiếp theo
P/E =
2. Leading P/E của công ty A dựa trên năm tiếp theo
P/E =
2. PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ P/BV
2.1.Khái niệm P/BV
Hệ số P/BV là Tỷ số giá trên giá trị sổ sách (giá trị sổ sách =tài sản của công ty trừ đi các khoản nợ và các khoản mà công ty phải chi trả).
Ví dụ, nếu giá trị của công ty theo thị giá là 2 tỷ USD và giá trị của công ty theo tính toán sổ sách là 1 tỷ đô, thì P/BV =2.
2.2..Công thức tính:
P/BV=
Market price per share (thị giá 1 cổ phiếu)
Book value per share (giá trị sổ sách 1 cổ phiếu)
Cách xác định BV:
• (Vốn chủ sở hữu) – (Giá trị phần vồn cổ phần ưu đãi) = Vốn cổ đông phổ thông.
• Vốn cổ đông phổ thông / Số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành = Giá trị sổ sách/cổ phiếu.
2.3.Ý nghĩa phân tích của hệ số P/BV
Nếu chỉ số P/BV không lớn lắm, thì đây là tín hiệu an toàn cho sự đầu tư của bạn. Vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước, khi thị trường chứng khoán của Mỹ như quả bóng căng khí, chỉ số P/BV trung bình của 500 công ty thuộc Standard & Poor rất cao và bằng 4,5. Giá trị của cổ phiếu được đánh giá cao quá mức, BV thì thấp vì những khoản nợ lớn. Khi quả bóng xì hơi, nền kinh tế Mỹ rơi vào khủng hoảng, cổ phiếu giảm giá, nhiều công ty phải cải tổ lại và tích cực hoàn trả những món nợ. Trong những năm gần đây P/BV của S& P 500 xấp xỉ 3,1.“Phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của công ty mà chỉ số P/BV có thể rất có ý nghĩa hoặc không có ý nghĩa mấy trong việc đánh giá cổ phiếu do công ty đó phát hành. Chỉ số P/BV được sử dụng rộng rãi trong giới phân tích đối với ngành ngân hàng. Giá trị sổ sách của một ngân hàng thường được coi là một dấu hiệu tốt về giá trị nội tại của ngân hàng vì hầu hết các tài sản của nó, như trái phiếu và các khoản cho vay thương mại, có giá trị tương đương với giá trị sổ sách. BV rất quan trọng khi đánh giá những công ty hoạt động trong các lĩnh vực tài chính nhưng hầu như không có ý nghĩa gì đối với những hãng sản xuất phần mền. Trong BV không tính đến giá trị của các bằng sáng chế, thương hiệu cũng như không phản ánh những thành tựu của công ty trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học cũng như kinh nghiệm thiết kế và khả năng sáng tạo của các nhân viên có nghĩa tất cả những yếu tố đóng vai trò sống còn đối với các hãng công nghệ và dược phẩm. Đối với những công ty này, thông thường BV rất thấp còn P/BV lại rất cao”, Terri O’Connor, người lãnh đạo Quỹ Cedar Creek, nói.Ngoài lĩnh vực tài chính, chỉ số P/BV còn quan trọng khi bạn đánh giá các công ty hoạt động trong một số lĩnh vực khác, ví dụ như xây dựng.Chỉ số thị giá công ty chia cho doanh số bán hàng của công ty đó (Price/Sales) cũng hay được sử dụng khi đánh giá triển vọng của cổ phiếu. Một số nhà phân tích thị trường chứng khoán thường thích những công ty có doanh số bán hàng cao. Nếu một công ty có thị giá là 500 triệu USD và doanh số bán hàng là 1 tỷ USD thì chỉ số này sẽ bằng 0,5. Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý, doanh số lớn chưa chắc đã đồng hành với lợi nhuận cao.
2.4. Ưu nhược điểm của P/BV
Ưu điểm:
Vì BV là giá trị tích lũy trên bảng cân đối kế toán, cho nên BV thường lớn hơn 0 ngay cả khi EPS âm. Thông thường chúng ta dùng P/BV khi EPS âm. Vì BV thường ổn định hơn EPS, P/BV sẽ là một chỉ số tốt khi EPS quá biến động.
Được xác định như giá trị tài sản ròng/cổ phiếu, BV/cổ phiếu rất phù hợp trong việc định giá những công ty có phần lớn tài sản có tính thanh khoản cao, như ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm và các công ty đầu tư.
BV thường được dùng để định giá các công ty được cho là không còn tiếp tục hoạt động
Nhược điểm:
Không phù hợp để định giá cổ phiếu của các công ty dịch vụ, nơi mà tài sản vô hình (tài sản con người) còn quan trọng hơn bất kỳ tài sản hữu hình nào.
Sự khác biệt trong các mô hình và chiến lược kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành có thể dẫn đến sự khác biệt trong các giá trị BV, do vậy P/BV sẽ không phải là một chỉ số tốt để so sánh các doanh nghiệp trong cùng ngành.
Sự linh hoạt trong việc lựa chọn các nguyên tắc kế toán (expensing v.s capitalizing) dẫn đến sự khác biệt về giá trị tài sản, thậm chí chất lượng tài sản, được ghi nhận trong bảng cân đối kế toán. Điều này khiến cho việc so sánh giữa các công ty với nhau sử dụng P/BV có thể gây nhầm lẫn.
3. PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ P/S
3.1.Công thức tính
P/S =
Chỉ số Giá/Doanh số (Price/Sales ratio – P/S) được các chuyên viên phân tích sử dụng vì hai lý do. Thứ nhất, họ tin rằng tăng trưởng doanh thu mạnh và ổn định là yêu cầu đối với một công ty tăng trưởng. Thứ hai, so với tất cả các số liệu trên các báo cáo tài chính, thông tin về doanh số ít bị tác động của các mánh khóe gian lận. P/S rất khác biết giữa các công ty hoạt động trong các ngành với nhau, do vậy, P/S chỉ nên được sử dụng giữa các công ty trong cùng một nghành.
3.2. Ưu nhược điểm của P/S
Ưu điểm
Doanh số thường ít bị bóp méo hơn EPS hay BV.
Doanh số là một số dương ngay cả khi EPS âm.
Doanh số thường ổn định hơn EPS, do vậy P/S sẽ là một chỉ số tốt khi EPS quá biến động
Nhược điểm :
Một công ty có thể tạo ra doanh thu và có tốc độ tăng trưởng doanh thu cao nhưng không có được lợi nhuận, hay có thể có dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm. Để tồn tại lâu, công ty rốt cuộc phải tạo ra được lợi nhuận và tiền.
Các tập quán ghi nhận doanh thu có thể gây khác biệt lớn đối với chỉ số doanh thu/cổ phiếu. 4. PHƯƠNG PHÁP P/CF
4.1.Công thức tính
P/CF =
Chỉ số P/CF càng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong giới phân tích cổ phiếu xuất phát từ nguyên nhân là EPS có thể bị bóp méo do sự linh hoạt trong việc lựa chọn các nguyên tắc kế toán và các gian lận có thể có do ban lãnh đạo tạo ra vì mục đích cá nhân.
4.2. Ưu nhược điểm của P/CF
Ưu diểm - Dòng tiền ít có khả năng bị bóp méo bởi các quyết định của ban lãnh đạo. - Vì thông thường, dòng tiền ổn định qua các năm hơn EPS, do đó P/CF thường ổn định hơn P/E. - Dùng chỉ số P/CF (thay vì dùng P/E) có thể giải quyết được vấn đề khác biệt trong chất lượng EPS giữa các công ty.
Nhược điểm - Chúng ta cộng EPS với các chi phí không bằng tiền (noncash charges) để xác định CFO trong quá trình tính P/CF. Chúng ta đã bỏ qua các yếu tố khác ảnh hưởng tới CFO, chẳng hạn như thay đổi vốn lưu động và các khoản điều chỉnh thu nhập khác.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mô hình chiết khấu cổ tức (DDM) và Mô hình phân tích tỉ số (P-E, P-S…).DOC