Mô hình đào tạo tín chỉ tại các trường đại học Hoa Kì hiện nay

Thứ tư, các trường cần chú trọng việc liên kết xây dựng và phổ biến, chuyển giao các công nghệ điều hành đào tạo theo học chế tín chỉ đặc biệt là mô hình hợp tác giữa trường Đại học, Viện nghiên cứu và doanh nghiệp cũng rất quan trọng, mô hình U- I- C sẽ giúp các trường có nhiều kinh phí hơn để đào tạo và phát huy khả năng nghiên cứu, sáng tạo cho sinh viên, giúp sinh viên có một phong thái làm việc hiệu quả vận dụng ngay trong quá trình học tập đồng thời đáp ứng đầu ra sau công tác đào tạo. Ngoài ra các trường cần mở rộng quan hệ với các trường đại học và các tổ chức điều phối giáo dục đại học trong khu vực và trên thế giới để thỏa thuận về việc công nhận văn bằng và tín chỉ của nhau đồng thời liên kết đào tạo gửi các học viên du học,nghiên cứu sinh ở các nước để học tập lẫn nhau không chỉ là trong phương pháp giáo dục mà còn học hỏi, tiếp thu các giá trị văn hóa xã hội quay về phục vụ cho nền giáo dục nước nhà giúp mở rộng lĩnh hội tri thức thế giới.

pdf56 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2523 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mô hình đào tạo tín chỉ tại các trường đại học Hoa Kì hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là các nguyên tắc: 1) “Tăng cường sự tiếp xúc giữa Giảng viên và Sinh viên 2) Khuyến khích các hoạt động hợp tác giữa sinh viên 3) Khuyến khích các phương pháp học tập tích cực 4) Cung cấp thông tin phản hồi kịp thời 5) Xem trọng yếu tố thời gian 6) Kì vọng nhiều vào sinh viên 7) Tôn trọng sự khác biệt về năng khiếu” Như vậy phương pháp dạy được xây dựng nhằm để phát huy hết được khả năng, tinh thần, trách nhiệm của sinh viên. Giảng viên chỉ là diễn viên quần chúng để góp ý, hướng dẫn cho Sinh viên. Nhân vật trung tâm là sinh viên. Hay nói cách khác quá trình tương tác trong lớp học là quá trình hai chiều có sự qua lại giữa người dạy với người học. Sinh viên được tự do, thoải mái nói lên quan điểm cá nhân, điều đó khác hẳn với Đại học ở Việt Nam, đa số khi giảng viên đưa ra chủ đề thảo luận sinh viên thường ngồi im mà không có ý kiến. “Giáo sư đóng vai trò là người hướng dẫn, sinh viên là người trực tiếp khai thác, nghiên cứu và lĩnh hội thông tin…Sinh viên Mỹ sẽ không ngại ngùng giơ tay phát biểu và bảo giáo sư “Thưa thầy, thầy sai rồi ạ.” Giáo viên ở Việt Nam cũng nên đặt triết lí Nho giáo truyền thống xuống thấp hơn và cởi mở đón nhận ý kiến của sinh viên để phát triển năng lực của bản thân.” … “Cũng với một nội dung thông tin như nhau, cách truyền giải kiến thức ở Việt Nam khác nhiều so với ở Hoa Kỳ. Ở Hoa Kỳ, sinh viên sẽ không bao giờ được cho một logic kiến thức để ghi nhớ, tính toán, mà được gợi ý để nắm bắt cái cốt lõi, cơ bản nhất của hiện tượng, lí thuyết bằng nhiều ví dụ trực quan và thực tế. Vì thế, workload ở Việt Nam sẽ nhiều hơn hẳn so với Hoa Kỳ, tuy nhiên đến cuối chặng được, kiến thức 32 tích lũy được sẽ không nhiều và không chắc vì không được xây dựng từ nhu cầu của bản thân.” PVS: T.V.B sinh viên năm thứ nhất Clark University, Massachusetts, Hoa Kỳ Phương pháp học của sinh viên có thể gói gọn trong ba từ: chủ động, tích cực, sáng tạo. Sinh viên chủ động ở đây là chủ động tìm tòi các tri thức, phương pháp học tập, chủ động sắp xếp thời gian hợp lí. Tích cực ở đây là sự chăm chỉ làm bài tập về nhà, tích cực đưa ra các ý kiến, quan điểm cá nhân ở trên lớp và tần suất lên thư viện khá cao. Ở các trường như State University of New York at Stony Brook, University, Massachusetts, University of California, Berkeley, đặc biệt là trường Berkeley, người ta đánh giá sinh viên còn qua việc sinh viên lên thư viện bao nhiêu lần, bao nhiêu giờ, số sách mà sinh viên đã tham khảo. Sáng tạo ở đây, đòi hỏi sinh viên phải áp dụng kiến thức được học ở giảng đường vào thực tiễn. “Hệ thống đào tạo Đại học ở Hoa Kỳ áp dụng hình thức tín chỉ cho toàn bộ các trường đại học. Phương pháp học nói chung là phát huy tính chủ động, sáng tạo đồng thời phát hiện và phát triển triển kĩ năng xử lí tình huống, kĩ năng làm việc nhóm, khả năng ngôn ngữ của sinh viên.” PVS: T.V.B sinh viên năm thứ nhất Clark University, Massachusetts, Hoa Kỳ 2.1.3 Cách thức tính điểm- hành trình ghi nhận trí tuệ của sinh viên trong mô hình đào tạo tín chỉ Bậc Đại học của Hoa Kỳ. Cách thức tính điểm gồm 3 đầu điểm chính: Participation ( sự chuẩn bị), midterm ( bài kiểm tra giữa kỳ), finalterm ( bài kiểm tra cuối kỳ). Tuỳ thuộc vào các trường, các nghành, các giảng viên khác nhau để đưa ra kết quả điểm chứ không theo một khuôn mẫu gò bó nào ép buộc cách thức cho ba đầu điểm đó. Nhưng xét cho cùng thì cách thức tính điểm vẫn có những điểm chung nhất định. Tại State University of New York at Stony Brook cách thức tính điểm gồm 3 đầu điểm chính: participation, midterm, finalterm. Participation có thể là điểm chuyên cần 33 do điểm danh một buổi bất chợt nào đó hoặc là việc chuẩn bị cho bài mới, hoặc là homework. Nhưng về cơ bản có nhiều bài tập về nhà sau mỗi buổi, sau đó giảng viên thu lại chấm lấy điểm bài tập. Các giảng viên rất chú trọng trong việc cải thiện nâng cao kỹ năng tư duy, biện luận cho sinh viên do vậy thỉnh thoảng giảng viên sẽ cho kiểm tra nhỏ, phần lớn là tự luận chứ không phải trắc nghiệm. Midterm là bài kiểm tra giữa kì do giảng viên của từng lớp ra, được làm tại lớp. Còn finalterm là bài thi cuối kì, học sinh tập trung thi theo số báo danh. Sau đó tổng trung bình tất cả các điểm để lấy điểm cho môn học. “Lớp nhiều nhưng bài về nhà tổng số lượng ít, biết sắp xếp thời gian thì làm đơn giản, nhưng có vẻ bài tập vẫn nhiều hơn ở Việt Nam một chút, bài về nhà nào cũng chấm điểm, tính điểm, gần như buổi nào cũng có bài nên nó hơi tạo thành áp lực (chủ yếu tâm lý), bài kiểm tra cuối kì thì cũng kiểm tra bình thường như bên mình thôi, thi thoảng có kiểm tra nhỏ, phần lớn là tự luận chứ không phải trắc nghiệm. Việc điểm danh thì cũng tuỳ lớp, attendance 1 số lớp như lớp lecture thì gần như không tính, vd như toán, Computer Science, đa số cứ đi học đầy đủ, lấy điểm danh làm điểm chuyên cần PVS P.Đ.H sinh viên năm nhất chuyên ngành Toán và Computer Science, trường State University of New York at Stony Brook. Tại University of California, Berkeley và University, Massachusetts, Hoa Kỳ thì cũng tương tự như vậy. Tuy nhiên midterm ở đây không chỉ có một bài mà được chia thành nhiều bài. Và việc điểm danh cũng trở nên đặc biệt hơn khi gắn với các thiết bị công nghệ. “Mùa fall thì 5/9 đến 20/12, mùa spring thì 20/1 đến giữa tháng 5; 1 tín chỉ thì tương đương 50', tính điểm thì có mấy bài midterm và 1 bài final, 1 số lớp thì tính điểm participation, homework, project, presentation. Không có sự thông nhất trong tính điểm mà lại phụ thuộc vào thầy cô giáo. Mỗi 1 kỳ có khoảng 2 - 3 - 4 midterm, mỗi midterm chiếm khoảng 20%, phần còn lại là final, có vài lớp thì homework chiếm 10%, participation khoảng 5%, participation bao gồm attendance + trả lời câu hỏi trong lớp, có mấy lớp xài clicker, ông thầy cho 1 câu trắc nghiệm trên powerpoint 34 slide, mọi người xài clicker để trả lời, đúng thì 2 điểm, sai thì 1 điểm, ko trả lời thì 0 điểm. Đi finalterm thì có U card, khi nộp bài thì phải cầm theo U card, còn midterm, thì làm trên lớp học của mình, nếu lớp đông thì chia phòng từ A tới L 1 phòng, phần còn lại 1 phòng” PVS: N.H.L sinh viên năm nhất University of California, Berkeley, Ngành Materials Science and Engineering Như vậy, cách tích điểm của các trường Đại học của Hoa Kì thường là sự tổng hợp nhiều bài tập để đánh giá một cách khách quan nhất về trình độ, năng lực của sinh viên, và hơn nữa đó là một quá trình học tập lâu dài, chứ không phải một ngày, hai ngày. Kiến thức tích luỹ cũng được tôi luyện theo thời gian. Tất cả những yêu cầu đó làm sinh viên tự biết có trách nhiệm với bản thân mình hơn mà sắp đặt thời gian tự học một cách nghiêm túc, chứ không có thái độ lười biếng, ỷ lại và thực hiện hành vi gian lận trong thi cử. “Hệ thống tính điểm bao quát được mức độ tiến bộ của sinh viên sau cả quá trình, không chỉ dừng lại ở đánh giá qua điểm số, mà cả thái độ, sự chăm chỉ và tính trung thực của sinh viên. Sinh viên ở Mỹ thường không bao giờ gian lận trong các kì thi, dù là bài tập về nhà hay kì thi cuối kì” PVS: T.V.B sinh viên năm thứ nhất Clark University, Massachusetts, Hoa Kỳ. Ở Việt Nam, cách thức tính điểm này cũng được áp dụng. Tuy nhiên xét về điểm chuyên cần, điểm mà Hoa Kỳ gọi là Paticipation thì ở nước chúng ta do điều kiện vật chất hạn hữu nên việc xem xét sinh viên có đi học thì thường dùng hình thức gọi tên, nó hơi gây sự lãng phí về thời gian. Tuy nhiên có một số giảng viên sáng tạo bằng cách cho sinh viên viết tên vào tờ giấy hay làm một bài tập nhỏ. Song điều đó lại gây mất thời gian cho giảng viên trong việc kiểm tra số lượng sinh viên đi học để đánh giá. Các bài tập nhỏ của Đại học ở Việt Nam thường ít hơn và thường chỉ có 1 bài midterm chiếm tỉ trọng 30%, còn finalterm chiếm 60%. Điều đó chứng tỏ cường độ làm việc 35 của sinh viên Việt Nam là ít hẳn so với sinh viên tại Hoa Kì. Ngoài ra cách thức tính điểm của họ, kể cả major hay ngoài major (được áp dụng tất cả các môn, kể cả môn học tự chọn hay môn học kích thích tinh thần học tập). Điều này để nói rằng các môn học đều bình đẳng, ngang hàng và có vị trí quan trọng như nhau trong hệ thống chương trình đào tạo. Trong khi đó ở Việt Nam các môn học về Giáo dục thể chất hay Giáo dục quốc phòng không tính vào điểm tích luỹ chung điều đó dẫn tới thái độ học tập ở các môn này cũng trở nên đối phó hơn. Và có vẻ không chủ quan khi nhận định cách thức đào tạo của Hoa Kỳ chặt chẽ và toàn diện hơn, và áp lực học tập dành cho sinh viên lớn hơn, bắt buộc sinh viên phải thực sự chủ động để sắp xếp thời gian đầu tư cho học hành. “ban đầu tưởng thích, tớ học nhạc 1 thời gian mới biết đây là môn khoai sọ nhất trong số các môn t học kỳ này, (im not made to learn this thing ), lại còn tính vào điểm tích luỹ chung nữa cơ chứ ” PVS P.Đ.H sinh viên năm nhất chuyên ngành Toán và Computer Science.Trường State University of New York at Stony Brook 2.1.4 Kết quả và phần thưởng. Ở cả ba trường Đại học mà chúng tôi tìm hiểu thì kết quả xếp loại học tập của sinh viên không xếp loại theo từng kì. Kết thúc tổng số tín chỉ để tốt nghiệp thì sinh viên được ra trường. Kết quả tốt nghiệp được đưa ra bằng điểm số trung bình chung chứ không xếp loại: Xuất sắc, giỏi, khá, trung bình như ở Việt Nam. Bởi theo quan niệm của họ điểm tuy là học thật nhưng nó chưa thể đánh giá một con người thực thụ là giỏi hay không, hay nói cách khác điểm được để dưới dạng “mở”. Việc làm khoá luận hay niên luận cũng tuỳ thuộc vào đối tượng, thường là đối tượng tài năng mới được làm. Trong khi đó ở Việt Nam thì thường 2.8/4 là điều kiện đủ, còn điều kiện cần là vị trí xếp hạng, bởi nhà trường, khoa sẽ lấy từ trên lấy xuống, nếu đủ chỉ tiêu họ sẽ dừng lại, nhưng trong một chừng mực nhất định thì có vẻ như sinh viên có thể làm luận văn tốt nghiệp không khó và thách thức nhiều như ở Hoa Kỳ. Và phần thưởng dành cho sinh viên là học bổng. Học bổng được công khai hoá trên mạng lưới thông 36 tin, trên website của nhà trường, không giống ở Việt Nam, học bổng thường do các cấp trên đưa xuống, lựa chọn cho sinh viên. Tất cả sinh viên tại Hoa Kì nếu thấy mình có đủ điều kiện thì chủ động làm hồ sơ gửi lên nhà trường, nhà trường sẽ dựa trên các tiêu chí và xét duyệt. Điều này tạo tính công bằng gần như là tuyệt đối cho các sinh viên. Đơn giản là bạn có năng lực, trí tuệ như thế nào thì phần thưởng bạn sẽ nhận được như thế đó. “Tuy nhiên lại không có môn thực tập hay khoá luận như bên Việt Nam, cứ đủ credit, đủ GPA thì tốt nghiệp, chỉ có honors students (kiểu cử nhân tài năng )mới phải làm thesis, tốt nghiệp thì không phân loại: trung bình, khá, giỏi, xuất sắc nhưng nếu GPA được 3.5, nếu ngon nữa thì 3.8 thì sẽ được mọi người hâm mộ và dĩ nhiên là người ta có đính kèm GPA trên bằng và trong transcript của mình. Hằng kì cũng không có xếp loại theo điểm, nếu GPA cao thì sẽ được vô dean's list, nếu có extra activities meaningful thì sẽ dễ kiếm học bổng” PVS: N.H.L sinh viên năm nhất University of California, Berkeley. Ngành Materials Science and Engineering. Như vậy mô hình đào tạo theo tín chỉ là một mô hình lý tưởng cho đến giai đoạn hiện nay, nơi đó các cá nhân bao gồm người dạy, người học đưa ra các hành động hợp lí của mình để đạt được những kết quả, những yêu cầu của hệ thống. Các lựa chọn đó gắn chặt với các chủ thể, nó đem lại cảm giác tự do, thoải mái để các cá nhân phát huy hết được năng lực, khả năng của bản thân. Các định đề của thuyết lựa chon hợp lí của Homans đã minh chứng rõ ràng cho các vấn đề đó. Định đề phần thưởng thể hiện ở việc: mọi hàng động nỗ lực, cố gắng của sinh viên mà đạt kết quả tốt sẽ nhận được phần thưởng là học bổng và các danh hiệu khác để tôn vinh; Định đề kích thích thể hiện rõ ở việc Giảng viên luôn kích thích tinh thần sáng tạo, chủ động trong học tập của sinh viên; Định đề giá trị biểu hiện ở ở tinh thần, xu hướng ý thức cao về bản thân của sinh viên. Càng ở trong môi trường nâng đỡ cho sự sáng tạo sinh viên càng dễ phát triển, bộc lộ được tài năng của mình; Định đề duy lý biểu hiện ngay chính việc các cá nhân sinh viên tự lựa chọn môn học chuyên nghành của mình sao cho phù hợp nhất 37 với khả năng với thời gian biểu cho việc tham gia các hoạt động khác bên lề xã hội ngoài việc học. Ngày nay hệ thống tín chỉ được áp dụng với tất cả các trường Đại học của Hoa Kì, nó được xem là mô hình lí tưởng nhất cho giáo dục bậc Đại học của Mỹ, tạo ra chất lượng đào tạo tối ưu với chi phí tối thiểu. Mô hình này được lan toả và áp dụng tại nhiều quốc gia khác trên thế giới. Thành công nhất phải kể đến các nước: Ôxtraylia, Singapo, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ… Mô hình tín chỉ đã được đưa vào các trường Đại học ở Việt Nam trong những năm gần đây song mới chỉ thành công ở một mức độ nhất định, còn có nhiều điểm cần khắc phục. 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới mô hình đào tạo tín chỉ tại các Trường Đại học Hoa Kì. John Elster một đại diện cho thuyết lựa chọn duy lí cho rằng: “khi đối diện với một số cách hành động, mọi người thường làm cái mà họ tin là có khả năng đạt được kết quả cuối cùng tốt nhất”. Mô hình đào tạo theo tín chỉ bậc Đại học mà mô hình mà trong đó các cá nhân học tập, làm việc một cách chủ động, sáng tạo sao cho đạt kết quả tốt nhất, và nó cũng chịu sự tác động của nhiều nhân tố “H: vậy theo cậu mô hình đào tạo tín chỉ bậc Đại hoc ở Hoa Kì thì thường chịu ảnh hưởng của các yếu tố nào? Đ: Ở bên này yếu tố ảnh hưởng nhiều chắc là tiền: trường mình cái gì cũng quy ra tiền, đồ ăn trong ký túc xá so với đồ ăn bên ngoài đắt hơn đến vài lần, có rất nhiều khoản nhỏ trong hóa đơn tiền mỗi kỳ, vv Một yếu tố cũng ảnh hưởng nhiều đó là tôn giáo, nhất là đạo Cơ Đốc: Nhiều trường công giáo nội dung của các chương trình học đều chứa yếu tố có lợi cho công giáo. Chính trị không ảnh hưởng nhiều lắm, nhưng cũng không phải không có: trong nhiều trường có những hội hay câu lạc bộ, thường đi theo với alpha pi sigma gì đó, bề ngoài là hội “anh chị em” tương trợ nhau, nhưng thực tế là tụ hội của những thế hệ trẻ của các gia đình có địa vị và tiếng nói nhất định, tạo thành 1 mạng lưới quan hệ (cái 38 này là mình nghe bạn mình nói chứ k thể biết chắc chắn được)” PVS P.Đ.H sinh viên năm nhất chuyên ngành Toán và Computer Science.Trường State University of New York at Stony Brook. Qua phỏng vấn sâu các du học sinh Việt Nam đang học tập tại Hoa Kỳ chúng tôi khái quát và chia cụ thể thành các nhân tố sau: Nhân tố đầu tiên phải kể đến là kinh tế. Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng của Các Mác thì cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng. Kinh tế là một phạm trù của cơ sở hạ tầng. Nếu không có sự đầu tư về tài chính mạnh mẽ của quỹ Canergie cho các trường Đại học thì chưa chắc mô hình đào tạo theo tín chỉ đã được áp dụng tại Hoa Kì. Khác với Việt Nam, mô hình quản lí của họ dựa vào nhà trường, các trường không chịu sự phụ thuộc sâu vào một tổ chức như Bộ Giáo dục ở Việt Nam. Chính quyền Tiểu bang chỉ góp phần vào việc phối hợp cùng trường Đại học xây dựng hệ thống kiến thức, còn về nguồn lực tài chính thì các trường hoàn toàn tự chủ. Có nghĩa là họ phải xác định nguồn cấp rất hạn hẹp, đòi hỏi họ phải tìm nguồn tài trợ từ bên ngoài. Rất may mắn là kinh tế Hoa Kỳ là nền kinh tế hàng đầu của thế giới, các nguồn tài trợ cũng trở nên đa dạng hơn, dễ dàng tiếp cận hơn. “Nói chung giáo dục chịu nhiều ảnh hưởng từ kinh tế, ở Mỹ, giáo dục đã được thương mại hóa” PVS: P.T.T nghiên cứu sinh tiến sĩ năm 1, University of California, Berkeley. Ngành Materials Science and Engineering Ngoài ra thì Ở State University of New York at Stony Brook, University, Massachusetts, University of California, Berkeley nói riêng và các trường Đai của Hoa Kì nói chung có chương trình liên kết U- I- C ( University- Reasearch institute- Company). Đó là sự hợp tác giữa trường Đại học, Viện nghiên cứu và doanh nghiệp. Trường Đại học và Viện nghiên cứu cũng cấp nhân lực nghiên cứu tạo ra sản phẩm, còn doanh nghiệp cung cấp chi phí nghiên cứu. Các trường có nhiều kinh phí hơn để 39 đào tạo và phát huy khả năng nghiên cứu, sáng tạo cho sinh viên. Điều đó giải thích tại sao ở Hoa Kỳ chẳng có mộ Bộ nào như Bộ Giáo dục- đào tạo ở Việt Nam cung cấp cho kinh phí mà họ vẫn hoạt động hiệu quả, giải thích tại sao mà sinh viên họ năng động hơn, sáng tạo hơn khi mà các viện nghiên cứu được đặt ngay trong trường Đại học. “Mình có một thời gian ngắn học Đại học ở Việt Nam, thế mà mình chẳng biết cái viện nghiên cứu dành cho sinh viên nó ở đâu, khuôn viên trường nó bé tí, ánh sáng trường còn không đầy đủ nữa là. Muốn thực nghiệm cũng khó, thế thì làm sao mà sinh viên trở nên năng động hơn, sáng tạo hơn. PVS: N.H.L sinh viên năm nhất University of California, Berkeley. Ngành Materials Science and Engineering Nhân tố thứ hai phải kể đến là tư tưởng, tính cách của người Mỹ, hay nói cách khác là đặc tính xã hội con người. Người phương Tây nói chung và người Mỹ nói riêng, họ đề cao cái bản ngã, năng lực và tài năng cá nhân, họ rất năng động, cởi mở trong việc tiếp thu những tri thức, giá trị mới và quá trình hoà nhập của họ cũng được diễn ra nhanh chóng. Vậy nên khi mô hình đào tạo theo tín chỉ được áp dụng tại các trường Đại học, sinh viên, giảng viên, các nhà quả lí không khó khăn để áp dụng nó. Trong khi đó ở Việt Nam thì quá trình này lại vô cùng khó khăn, cần thời gian dài để thích nghi. “Yếu tố tác động á, chắc là do sinh viên bên này cởi mở hơn nên việc tiếp nhận mô hình này cũng dễ dàng hơn bên sv bên mình, nói chung không ai cảm thấy ức chế gì cả, cũng có vài trường hợp đặc biệt, nhưng nhìn chung cách hoạt động tốt; hệ thống mạng tốt hơn, phù hợp cho sự đăng kí, lựa chọn môn học; kinh tế, chính trị mở, con người sông luôn tiếp nhận cái mới, nên có sự thay đổi j họ cũng dễ dàng chấp nhận.” PVS: N.H.L sinh viên năm nhất University of California, Berkeley. Ngành Materials Science and Engineering. 40 Nhân tố thứ ba phải kể đến là khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng phục vụ cho học tập và nghiên cứu của sinh viên luôn luôn được đáp ứng. University of California, Berkeley là trường có chất lượng đào tạo và chất lượng công nghệ đứng ngang hàng Đại học Harvard, còn State University of New York at Stony Brook, University, Massachusetts cũng được đánh giá là có sơ sở vật chất đầy đủ cho sinh viên học tập, nghiên cứu. “Nếu như sinh viên VN thường vật vã khi Đăng kí môn học thì đăng kí môn học bên này khá nhàn, nó không bị lỗi mạng, chất lượng đường truyền thì pro rồi, chả phải chen chúc nhau thức đêm thức hôm”(PVS P.Đ.H sinh viên năm nhất chuyên ngành Toán và Computer Science.Trường State University of New York at Stony Brook.) “Cơ sở hạ tầng học thuật tốt, bao gồm thư viện cập nhật, phòng máy tính 24/7, máy in, máy trình chiếu và các phòng học đa năng... Tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên trong việc khai thác tìm tòi.” (PVS: T.V.B, sinh viên năm thứ nhất Clark University, Massachusetts, Hoa Kỳ) Nhân tố thứ tư chính là phương thức quản lý. Mô hình đào tạo theo tín chỉ Hoa Kì không có những tiêu chuẩn giáo dục được quy định từ Nhà nước, Trung ương. Hiến pháp Liên Bang trao cho các Tiểu bang quyền xác định nội dung cần giảng dạy ở Bậc Đại học. Không có bộ Giáo dục để quy định nội dung chương trình hay quản lí việc thi cử ở phạm vi quốc gia, vì vậy mỗi tiểu bang được xây dựng một chương trình phù hợp với điều kiện tâm lí, tôn giáo, đặc trưng vùng miền, nhu cầu việc làm ở đó. Vì thế tỷ lệ sinh viên ra trường của Hoa Kì có việc làm lớn hơn sinh viên Việt Nam, bởi ngay từ đầu họ đã xác định đào tạo cái gì và đào tạo ra để làm gì. Và trong quá trình học thì họ có thể lựa chọn được những môn mình đam mê, xem đó là cơ sở để phát huy khả năng. Bên cạnh đó, cách thức quản lí ở các trường Đại học cũng theo hướng mở. Không gò bó sinh viên theo một khuôn khổ nào. Cơ chế gọn nhẹ, không nhiều thủ tục với các công đoạn phức tạp. 41 “Cách thức quản lí rất gọn nhẹ, tất cả đều được làm việc qua internet, các khoản thanh toán thì đều được dùng qua credit card, kiểu như chứng minh thư bên mình đó em, nó được phát một lần trong đời, và kết nối với tất cả mọi thứ thanh toán, rất thuận lợi và tiện dụng” (PVS: P.T.T nghiên cứu sinh tiến sĩ năm 1, University of California, Berkeley. Ngành Materials Science and Engineering) Các thông tin được hỗ trợ kịp thời, chính xác thông qua một cơ quan, phòng ban riêng trực tiếp cho sinh viên mà không qua bất kì một cơ quan trung gian nào để thông tin được chính xác tuyệt đối. “Ở đây không có lớp trưởng. Trong ký túc xá thì có resident assistant, hall director, về học tập thì có advisor, là những người khi mình có vấn đề thì đến hỏi người ta cách giải quyết Nhưg mà không có ai hô hào, cậu làm gì làm gì, người ta khuyến khích tính tự lập tự hành động. Bên này không có cái gọi là phòng đào tạo, phòng chính trị- công tác sinh viên…nhưng kỳ thực có cậu ạ, chả qua tên nó không như thế thôi, chứ phòng các loại thì nhiều hơn mình nhiều ....nội dung công việc mỗi phòng cũng rõ ràng hơn mình, bên mình thì quản lý đào tạo với chính trị công tác làm hết mọi thứ. mỗi mảng lớn có 1 tòa nhà của riêng mình, vd như tòa nhà toán, computer science, hóa, lý, nhân văn, tòa nhà trung tâm giảng dạy (có những phòng rất lớn để giúp cho những buổi lecture nhiều người), nhà thư viện, nhà administration.... mỗi giáo sư có phòng của riêng mình trong tòa nhà ngành của mình. Mỗi tòa nhà có vài phòng là chỗ cho học sinh làm thủ tục, giải đáp thắc mắc, học tập trên máy tính, hỏi bài.... của ngành đó. Các phòng ban chung của trường thì ở trường tớ tập trung ở tòa nhà thư viện và administration, thì có phòng hành chính, phòng quản lý học sinh, phòng thu chi (k bít gọi là gì), phòng quản lý học sinh bậc đại học(có thể đến đấy thắc mắc, hoặc đăng ký cái j đó.... t cũng k biết hết) ; bậc sau đại học; phòng visa và di cư cho học sinh quốc tế…………… nhiều lắm cậu ạ” 42 PVS P.Đ.H sinh viên năm nhất chuyên ngành Toán và Computer Science.Trường State University of New York at Stony Brook. 2.3 Mô hình đào tạo theo tín chỉ đã mang lại chất lượng cao cho giáo dục bậc Đại học Hoa Kì. Khi một mô hình được xây dựng dựa trên cơ sở phát huy hết được năng lực của cá nhân trong mô hình đó, để cá nhân có những hành động lực chọn hợp lí với bản thân và hệ thống để thực hiện nó thì mô hình đó ắt thành công. Mô hình đào tạo theo tín chỉ bậc Đại học của Hoa Kì đã thực sự phát huy hết vai trò của nó để trở thành mô hình lý tưởng nhất trong thời điểm hiện tại. Điều đó thể hiện ở kết quả giáo dục của các trường Đại học của Hoa Kì. Theo nguồn dai-hoc-hang-dau-the-gioi-nam-2012--2013/107/9686516.epi chúng ta thấy rằng Top 10 trường đại học hàng đầu thế giới năm 2011 – 2012 thì Hoa Kì có 7 trường: Viện công nghệ California ( đứng thứ nhất), Đại học Stanford (đứng thứ 2), Đại học Harvard ( Đứng thứ 3), Học viện công nghệ Massachusetts ( Đứng thứ 5), Đại học Princeton ( Đứng thứ 6), Đại học California, Berkeley ( Đứng thứ 9), Đại học Chicago ( Đứng thứ 10). Cụ thể như sau: 2.3.1. Chất lượng giáo dục tổng quan của các trường Đại học Hoa Kì. Ở Mỹ thì Chính phủ Mỹ không trực tiếp công nhận hoặc chấp thuận các trường đại học như bộ GD-ĐT của Việt Nam vẫn làm. Thay vào đó, Bộ Giáo dục Mỹ chỉ là cơ quan xem xét và công nhận “các tổ chức đánh giá” là các tổ chức sẽ đảm bảo chất lượng của các cơ sở đào tạo và chương trình giáo dục. Theo TS Mark A.Ashwill - nguyên giám đốc Viện Giáo dục quốc tế Mỹ (IIE): “có sự khác biệt lớn giữa phê duyệt và công nhận. Trong đó, được phê duyệt (approved) đơn giản chỉ là cho phép đơn vị đó hoạt động - việc này hoàn toàn do tiểu bang xem xét. Còn được công nhận (accredited) có nghĩa là cơ sở giáo dục được một cơ quan thuộc Bộ Giáo dục Mỹ công nhận. Đây mới là một quy trình đánh giá toàn diện, nghiêm ngặt. Các đơn vị đào tạo sẽ được kiểm tra về mọi mặt để xác nhận sự hoạt động của nó là có giá trị, cho ra những văn bằng có chất lượng. Ở Mỹ có 2 cơ quan công nhận (accrediting agencies) các tổ chức kiểm định là Bộ Giáo dục liên bang (USDE) và Hội đồng kiểm định GD 43 đại học Mỹ (CHEA), trong đó USDE là cơ quan nhà nước và CHEA là cơ quan độc lập được các trường và các tổ chức kiểm định thừa nhận. Như vậy hai cơ quan này không trực tiếp kiểm định các trường mà các trường kiểm định thông qua các tổ chức kiểm định. Uy tín nhất là 8 tổ chức kiểm định ở sáu vùng địa lý như vùng đông bắc, vùng phía nam, vùng phía tây; rồi đến 11 tổ chức cấp quốc gia như Hội đồng (HĐ) kiểm định giáo dục và đào tạo từ xa, HĐ kiểm định các trường cao đẳng và trung học dạy nghề; và 66 tổ chức chuyên môn nghề nghiệp như: HĐ kiểm định về điều dưỡng đại học, HĐ kiểm định về đào tạo giáo viên, Ủy ban Kiểm định nha khoa Mỹ. Các tổ chức này được hoặc USDE, CHEA hay cả 2 cơ quan này đồng công nhận. Cấp tiểu bang không ủy quyền hay cấp phép cho các tổ chức kiểm định. Tính đến thời điểm này, cả USDE và CHEA đều có cơ sở dữ liệu về các trường sau bậc trung học được kiểm định, với khoảng 7.700 trường và 18.700 chương trình đào tạo. Có những trường được cả 2 cơ quan này công nhận” ( Điều đó nói lên rằng tuy mô hình tín chỉ là mô hình mở, không có sự quản lí gắt gao nào cho các trường nhưng quá trình đánh giá thì thật sự là nghiêm ngặt, nó đòi hỏi các trường phải dạy thật, học thật để đạt kết quả cao, đề được công nhận. Môi trường Đại học cũng cạnh tranh khắc nghiệt hơn. Đó là sự cạnh tranh công bằng về tài năng, về chất xám, là động lực thúc đẩy cho sự phát triển vươn lên tầm cao. Hiện nay, “Hoa Kỳ có hệ thống trường Đại học tốt nhất trên thế giới, với các chương trình đào tạo xuất sắc hầu như trong mọi lĩnh vực. Ở bậc Đại học, các môn học truyền thống cũng như các lĩnh vực chuyên ngành đều có các chương trình đào tạo tốt nhất. Ở bậc sau đại học, sinh viên thường có cơ hội làm việc trực tiếp với một số những học giả nổi tiếng nhất trên thế giới. Bằng cấp của Hoa Kỳ được công nhận trên toàn thế giới vì chất lượng đào tạo tuyệt vời. Nước Mỹ có một hệ thống giáo dục đại học tốt nhất trên thế giới. Theo bảng xếp hạng đáng tin cậy từ: http/pdt.hcmuaf.edu.vn thì 17 /20 trường đại học tốt nhất thế giới là Đại học Hoa Kỳ, trên bảng xếp hạng 50 trường hàng đầu thế giới thì nước Mỹ có 35trường. Các trường đại học này đang sử dụng 70% những người đoạt giải Nobel, những người này chiếm 30% số lượng các bài nghiên cứu khoa học trong khoa học và kỹ thuật trên thế giới, và là tác giả của 44% những trích dẫn phổ biến nhất trên 44 các bài nghiên cứu khoa học trên toàn thế giới. Và đặc điểm ấn tượng nhất của giáo dục đại học Mỹ là họ đã duy trì được chất lượng xuất sắc như vậy với một số lượng sinh viên lớn hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Theo nguồn tà liệu từ dau-the-gioi-nam-2012--2013/107/9686516.epi chúng tôi biết được rằng: Berkeley là trường Đại học đứng vị trí thứ 9 trên thế giới về chất lượng đào tạo 2011-2012, ở đây có hệ thống giáo dục bậc cử nhân rất đa dạng và được xem là trung tâm nghiên cứu của rất nhiều ngành học. Viện đại học đạt nhiều thành tích về vật lý, hóa học và các ngành sinh học trong thế kỷ 20, như sáng chế ra máy cyclotron, cách ly thành công vi khuẩn bại liệt ở người, phát triển khái niệm tia laser, giải thích nguyên lý của quang hợp, thiết kế thí nghiệm chứng minh định lý Bell, tạo ra hệ điều hành BSD Unix, và phát hiện ra 17 nguyên tố hóa học, trong đó có Plutonium, Berkelium và Californium. Viện đại học cũng đạt được nhiều giải thưởng về Toán, giải Nobel Kinh tế và giải Nobel Văn học. Các nhà vật lý của Berkeley nằm trong nhóm khoa học gia phát triển Dự án Manhatttan chế tạo bom nguyên tử trong Thế chiến thứ nhất và bom hiđrô không lâu sau đó. “ Chất lượng giáo dục trường mình đang học á, phải nói là tuyệt vời trên cả tuyệt vời, khi bạn học tập tại đây bạn thực sự thấy mình là hạt cát trong sa mạc mênh mông, điều đó có nghĩa là mình phải hết sức nỗ lực” N.H.L sinh viên nhăm nhất University of California, Berkeley. Ngành Materials Science and Engineering University, Massachusetts tuy chưa chiếm giữa một vị trí chủ chốt trong hệ thống giáo dục Hoa Kỳ do lịch sử phát triển muộn hơn tuy nhiên đây là một phá môi trường được trang bị bởi các thiết bị công nghệ hiện đại, có nhiều giáo sư giỏi giảng dạy và chất lượng ngày càng được nâng cao: “Học tập xuất sắc của UMass Boston được phản ánh qua số lượng sinh viên ngày càng tăng gần 16.000 sinh viên đại học và sau đại học. Trường cung cấp hơn 100 chương trình chuyên nghành trong đại học và 50 chương trình sau đại học. Ngoài ra còn có chương trình phục vụ 300 sinh viên tài năng thử thách trí tuệ. Có sự phong phú về các khóa học nhằm thăm dò sâu hơn vào 45 lý thuyết hoặc liên sâu hơn vào ứng dụng.” (Tài liệu nhóm tự dịch từ website chính của trường ) “University, Massachusetts là môi trường khiến tớ cảm thấy ấn tượng, so với các trường Đại học ở Việt Nam thì có thể nói chất lượng nó hơn hẳn, mọi sự so sánh đều là khập khiễng nhưng sự thật nó như vậy. Nói chung là tớ thấy chất lượng tốt” PVS. L.V. T sinh viên năm nhất University, Massachusetts. State University of New York at Stony Brook là một môi trường đào tạo thực sự chuyên nghiệp, nó là: “Một thành viên của Hiệp hội có uy tín của các trường đại học Mỹ (AAU), Stony Brook là một trường đại học nghiên cứu hàng đầu công cộng ở Hoa Đông Bắc Kỳ. Với trên 1000 các nhà nghiên cứu, 1600 dự án hoạt động tài trợ và đầu tư phát triển R & D, SBU nhằm mục đích hợp tác và tham gia vào quan hệ đối tác công / tư đổi mới trong tất cả các lĩnh vực nghiên cứu và hoạt động học thuật.” (Tài liệu nhóm tự dịch từ website chính của trường “Theo mình mô hình giáo dục như của trường mình nói riêng và của các trường Đại học Hoa Kỳ nói chung là một mô hình tiên tiến trên thế giới, có chất lượng đào tạo tốt, học thật và kết quả thật chứ không phải là việc chạy đua thành tích ảnh hưởng đến người học thì như mình nói bên trên, nó khiến học sinh tự lập, năng động, có được những kỹ năng mềm nhất định, và vững kiến thức và cả kinh nghiệm thực tiễn (từ các chương trình internship hay apprenticeship rât phổ biến) ngay sau khi ra trường.” PVS P.Đ.H sinh viên năm nhất chuyên ngành Toán và Computer Science.Trường State University of New York at Stony Brook. 2.3.2. Chất lượng cụ thể trong dạy và học tại các trường Đại học của Hoa Kỳ. Chất lượng dạy học phải khẳng định là tốt. Với sự hỗ trợ của các thiết bị giảng dạy, giảng viên dễ giới thiệu các tri thức đến sinh viên một cách toàn diện. 7 nguyên tắc dạy học (đã được nêu ở trên) đã phát huy hết khả năng, tinh thần sáng tạo của sinh 46 viên. Công việc giảng dạy của giảng viên trở nên nhẹ nhàng hơn, họ có nhiều thời gian phục vụ cho nghiên cứu, cống hiến cho Khoa học nước nhà. Sinh viên của các trường Đại học của Hoa Kỳ cảm nhận được rằng họ học tập một cách nghiêm túc, có hiệu quả, có chất lượng và kết quả phản ánh đúng những gì họ đã đầu tư. Mô hình đào tạo tín chỉ đã hình thành nên con người của họ một cách toàn diện hơn. Hay nói cách khác, giáo dục Đại học đóng phát huy được vai trò của nó như là một thiết chế nhằm xã hội hoá các cá nhân. Sinh viên học được cách học tập đúng phương pháp, đúng yêu cầu thực tiễn đặt ra, học được cách nhìn nhận đánh giá bản thân và xã hội. Sinh viên cảm nhận việc học như một công việc đam mê, yêu thích, thực hiện một điều mà mình mong muốn chứ không phải là một sự nhồi nhét, bắt buộc, hay là một sự nhàm chán lặp lại. “Mô hình đào tạo tín chỉ cho phép sự phát huy hết năng lực, khả năng của cá nhân…Nghĩa là, Đại học đóng vai trò là nơi đế sinh viên trải nghiệm, thử thách bản thân ở tất cả các lĩnh vực; từ đấy mới tìm ra điểm mạnh và yếu của bản thân để tiếp tục học lên sau đại học. Khóa học của Liberal Arts Colleges nói chung sẽ yêu cầu sinh viên tham gia một số lượng đa dạng khóa học để phát triển toàn diện về tầm nhìn, bao gồm Global Perspective (Tầm nhìn toàn cầu), Aesthetic Perspective (Khả năng cảm thụ nghệ thuật), Historical Perspective (Hiểu biết lịch sử), Language and Culture Perspective (Khả năng ngôn ngữ, tất nhiên ngoài English), Natural Scientific Perspective (Cách nhìn khoa học hóa), Values Perspective (Nhận biết về giá trị chung của xã hội). Không có khóa học nào xuất hiện với tên gọi 6 Perspectives trên. Ví dụ mình có thể học Psychology hoặc Philosophy để “fullfill” (xin lỗi vì mình không dịch được từ này) Values Perspective…” PVS: T.V.B sinh viên năm thứ nhất Clark University, Massachusetts, Hoa Kỳ. Chất lượng của việc học tập tại Hoa Kỳ không chỉ được đo bằng tri thức mà sinh viên thu thập được và ứng dụng và thực tiễn mà thêm vào đó là những nhận thức đúng đắn, thiết thực về những bài học “phát huy đạo đức của sinh viên”. Họ được dạy đức tính trung thực, cách tôn trọng tri thức, trí tuệ của người khác, nếu sinh viên bị phát hiện gian lận hay lấy nguồn thông tin trên mạng mà không chỉ rõ nguồn, thì sinh 47 viên đó sẽ phải trải qua một khóa học về trung thực trong học tập và sẽ bị một vết đen trong học bạ. Và nếu sinh viên đó không thay đổi, tiếp tục tái phạm thì có khả năng bị đuổi ra khỏi trường không được tốt nghiệp. “Bên này rất quan trọng về trung thực trong học tập- nếu bạn bị phát hiện gian lận hay lấy nguồn thông tin trên mạng mà không chỉ rõ nguồn, bạn sẽ phải trải qua 1 khóa học về trung thực trong học tập và sẽ bị 1 vết đen trong học bạ. Còn nếu như sau đó bạn tái phạm thì xin chúc mừng, bạn rất có khả năng bị đuổi ra khỏi trường không được tốt nghiệp” PVS P.Đ.H sinh viên năm nhất chuyên ngành Toán và Computer Science.Trường State University of New York at Stony Brook. Thạc sỹ Nguyễn Văn Đáng- nghiên cứu sinh Việt Nam đang học tập tại trường Đại học Portland, Oregon cũng đã có những trăn trở, tâm sự: “Bên này họ gọi tuần cuối cùng của học kỳ là "Dead week" vì mọi thứ đều được đẩy đến giới hạn cuối cùng: thư viện mở xuyên đêm, đương nhiên sinh viên cũng thức xuyên đêm để hoàn thành bài vở; phòng GS lúc nào cũng có người đợi để hỏi bài. Không cần những câu khẩu hiệu hay ngày lễ hào nhoáng, mọi người đến trường đều với một tinh thần học hỏi nghiêm túc chứ không phải sự săn lùng bằng cấp đầy thiển cận, nông cạn. Tuần vừa rồi đọc báo thấy có 2 sinh viên Việt Nam ở đại học Virginia bị đuổi học vì can tội quay cóp bài nhưng không nhận, cãi chầy cãi cối khiến trường phải mở phiên xử với đầy đủ nhân chứng. Ở nhà chắc chỉ thích tin dân mình học giỏi, quốc tế ngưỡng mộ chứ không thích mấy cái tin kiểu này nhỉ”. ( Quả thực ở Việt Nam, vấn đề sao chép các công trình nghiên cứu đi trước mà không có sự trích dẫn hay là gian lận trong thi cử vẫn chưa thể giải quyết được triệt để. Cho dù nền giáo dục nước nhà đã từng bước “thay da đổi thịt” tuy nhiên bởi nhiều yếu tố khách và chủ quan nên chúng ta vẫn chưa thể ngăn chặn triệt để hiện trạng đáng buồn này. 2.4 Mô hình đào tạo Đại học theo tín chỉ của Hoa kỳ có ảnh hưởng lớn đến nền giáo dục của các quốc gia khác trên thế giới trong đó có Việt Nam. 48 Mô hình giáo dục hiện đại của Hoa Kì đã ảnh hưởng không nhỏ đối với các quốc gia lớn nhỏ trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ,Việt Nam... “Đến đầu thế kỷ 20 hệ thống tín chỉ (TC) được áp dụng rộng rãi hầu như trong mọi trường đại học Hoa Kỳ. Tiếp sau đó, nhiều nước lần lượt áp dụng hệ thống TC trong toàn bộ hoặc một bộ phận của trường đại học của mình: các nước Bắc Mỹ, Nhật Bản, Philippin, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaisia, Indonesia, Ấn Độ, Senegal, Mozambic, Nigeria, Uganda, Camơrun… Tại Trung Quốc từ cuối thập niên 80 đến nay hệ thống TC cũng lần lượt được áp dụng ở nhiều trường đại học. Vào năm 1999, 29 bộ trưởng đặc trách giáo dục đại học ở các nước trong Liên minh châu Âu đã ký Tuyên ngôn Boglona nhằm hình thành Không gian Giáo dục đại học Châu Âu (European Higher Education Area) thống nhất vào năm 2010, một trong các nội dung quan trọng của Tuyên ngôn đó là triển khai áp dụng học chế TC (European Credit Transfer System –ECTS) trong toàn hệ thống GDĐH để tạo thuận lợi cho việc cơ động hóa, liên thông hoạt động học tập của SV trong khu vực châu Âu và trên thế giới” ( Tuy chưa có một con số nào thống kê cụ thể có bao nhiều trường Đại học áp dụng mô hình đào tạo tín chỉ, nhưng nhìn chung đây là một con số lớn và các nước đang cố gắng học tập mô hình cũng như cách thức đào tạo tín chỉ mới mẻ của Hoa kì để nâng cao nền giáo dục nước mình cho phù hợp, sánh kịp với các nước phát triển trên thế giới. Thể hiện ở việc họ đang dần dần thay đổi các quan niệm truyền thống về giáo dục, giúp sinh viên chủ động trong việc học tập cũng như có thể sắp xếp lịch để làm thêm; lên lớp ít, tự học, tự tìm hiểu, tư duy nhiều để cho sinh viên biến các kiến thức học được trên lớp thực sự thành kiến thức của mình. Ngoài ra không chỉ là lý thuyết suông, các giảng viên thường cố gắng áp dụng việc "Học" vào thực tế, điều này giúp sinh viên hiểu sâu và nhớ lâu, sinh viên được học cách hiểu các khái niệm, thảo luận theo phương pháp định sẵn, loại bỏ những hướng đi không đúng, tìm ra câu trả lời đúng nhất. Tư duy sáng tạo tập trung vào khám phá các ý tưởng, phát triển. “Và theo như thời buổi hôi nhập toàn cầu như hiện nay thì giữa các nước luôn có sự học hỏi và cạnh tranh, do đó giáo dục Hoa Kỳ tiên tiến dần dần sẽ khiến cho nền giáo 49 dục của cả thế giới đi lên (ít nhất theo lý thuyết là thế). Hiện tại có rất nhiều nước đang học hỏi mô hình giáo dục của Mỹ và các nước có nền giáo dục nổi tiếng khác, đó là ví dụ” PVS P.Đ.H sinh viên năm nhất chuyên ngành Toán và Computer Science.Trường State University of New York at Stony Brook. Ở Việt Nam, trước năm 1975 một số trường Đại học chịu ảnh hưởng của Mỹ tại Miền Nam Việt Nam đã áp dụng học chế Tín chỉ: Viện Đại học Cần Thơ, Viện Đại học Thủ Đức… Trong quá trình "Đổi mới", giáo dục Đại học ở nước ta cũng có nhiều thay đổi. Sau mùa xuân 1975, đất nước được thống nhất, giáo dục cũng có sự thay đổi nhất định. Hội nghị Hiệu trưởng Đại học tại Nha Trang hè 1987 đã đưa ra nhiều chủ trương đổi mới, học chế "học phần" đã ra đời và được triển khai trong toàn bộ hệ thống các trường Đại học và Cao đẳng nước ta từ năm 1988 đến nay. Học chế học phần được xây dựng trên tinh thần tích lũy dần kiến thức theo các môđun trong quá trình học tập, tức là cùng theo ý tưởng của học chế tín chỉ xuất phát từ Mỹ. Tuy nhiên, về một số phương diện, học chế học phần chưa thật sự mềm dẻo như học chế tín chỉ của Mỹ nó được xem là "sự kết hợp niên chế với Tín chỉ", các nhà lãnh đạo trong nghành giáo dục đã nhận ra được những hạn chế của mô hình này tuy nhiên điều kiện kinh tế- xã hội lúc đó chưa cho phép đặt vấn đề thực hiện học chế môđun hóa triệt để. Năm1993, khi những khó khăn chung của đất nước và của các trường đại học dịu bớt, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương tiến thêm một bước, thực hiện học chế học phần triệt để hơn, theo mô hình học chế tín chỉ của Mỹ. Trường Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh là nơi đầu tiên áp dụng học chế Tín chỉ từ năm 1993, rồi các trường Đại học Đà Lạt, Đại học Cần Thơ, Đại học Thủy sản Nha Trang ... và một số trường đại học khác áp dụng từ năm 1994 và các năm sau đó. Tính đến năm 2009 có khoảng 10 trường trong cả nước áp dụng học chế Tín chỉ với các sắc thái và mức độ khác nhau (số liệu được lấy từ Nhiều người cho rằng mô hình đào tạo theo niên chế lạc hậu, nó gây lãng phí thời gian cho người dạy và người học, khiến người học không chủ động, tuy nhiên mô hình này là cần thiết cho sự chuyển đổi sang mô hình đào tạo theo tín chỉ, về cơ bản nó 50 cũng không có quá nhiều sự khác biệt nên nó tạo bước đệm cho mô hình tín chỉ có thể áp dụng mà không tạo một sự thay đổi quá lớn, gây sự đột ngột cho người dạy, người học và các nhà quản lí. Ngày nay phần lớn các trường Đại học của Việt Nam đã và đang chuyển sang mô hình đào tạo theo tín chỉ. Hà Nội là thành phố đi đầu có nhiều trường Đại học áp dụng mô hình này nhất, tiếp đến là thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên mô hình đào tạo theo tín chỉ ở Việt Nam vẫn có nhiều nét khác biệt so với nguyên bản từ mô hình của Hoa Kì. Có sự khác biệt đó là do sự khác biệt về điều kiện văn hoá- xã hội, sự hạn chế về nhân vật lực, sự chi phối của các yếu tố kinh tế- xã hội. KẾT LUẬN Mô hình đào tạo theo tín chỉ bậc Đại học của Hoa Kỳ là một mô hình hiện đại, chất lượng. Nó đem lại kết quả tối ưu với chi phí tối thiểu, việc áp dụng nó vào giảng dạy tại các trường Đại học ở Việt Nam là rất cần thiết. Tuy còn gặp không ít khó khăn nhưng nhìn chung mô hình đào tạo theo tín chỉ tại Việt Nam đang dần dần được thay đổi theo chiều hướng tích cực rõ nét. Để mô hình này thực sự được áp dụng hiệu quả thì các trường Đại học cần khắc phục những yếu kém và đưa ra phương hướng giải quyết khó khăn đó cũng như việc xây dựng các chiến lược phát triển. Qua tham khảo nhiều nguồn tài liệu từ các bài nghiên cứu, qua sách báo và đặc biệt là phỏng vấn sâu chúng tôi đưa ra các khuyến nghị sau:  Đối với nhà trường. Thứ nhất, các trường Đại học cần chú trọng việc xây dựng hệ thống tín chỉ. Đa số mọi người đều có cách nhìn nhận rằng: Đại học ở Việt Nam cũng mang tên gọi tín chỉ, nhưng chưa phát huy tinh thần tự do sáng tạo của cách học. Hay nói cách khác sinh viên ở Việt Nam chưa phải là người được nắm thế chủ động trong việc thiết lập kế hoạch học, chương trình học cho bản thân cũng như lĩnh hội kiến thức. Các môn học tự chọn chưa thực sự phong phú để sinh viên có thể theo đuổi và tìm thấy được thế mạnh bản thân của mình ở đâu, xác định được mình là ai trong xã hội.Vậy nên cần xây dựng hệ thống môn học bao gồm nhiều môn học tự chọn hơn để sinh viên cảm thấy 51 mình thực sự đang học tập trong mô hình đào tạo tín chỉ, có quyền quyết định mình sẽ học cái gì? Có quyền lựa chọn môn học mình đam mê và phát huy hết khả năng về lĩnh vực mà mình đam mê; các trường cần tổ chức thiết kế lại hoặc rà soát lại chương trình đào tạo các ngành học, phân chia và xây dựng lại chương trình chi tiết các học phần theo tinh thần học chế tín chỉ và kiến thức cập nhật, hiện đại, có tính ứng dụng cao. Bên cạnh môn học tự chọn thì hệ thống các môn học chuyên nghành cũng cần đa dạng hơn, đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn để tránh tình trạng sinh viên mơ hồ về nghành học của mình khi không biết học để làm gì. Thứ hai là về phương thức quản lý và liên kết đào tạo của các trường Đại học: các quy trình quản lí cần gọn nhẹ hơn, để tạo nên sự năng động cho mô hình. Hệ thống cố vấn học tập ở Việt Nam chưa thực sự phát huy hết vai trò của mình, thông thường sinh viên không rõ cố vấn học tập lớp mình là ai, thậm chí còn chưa một lần được gặp mặt cố vấn học tập. Ở State University of New York at Stony Brook; University, Massachusetts; University of California, Berkeley người ta xây dựng một trung tâm riêng dành cho việc hỗ trợ các thông tin học tập, và cố vấn học tập của họ chuyên làm công việc tư vấn, họ được gọi là các adviser. Họ làm việc thường xuyên, có sự giám sát chặt chẽ của camera. Bên cạnh trung tâm tư vấn học tập còn có các trung tâm tư vấn khác về đời sống, thủ tục, học bổng…Tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn- Đại học Quốc Gia Hà Nội hiện nay cũng đang dần dần chuyển sang phương thức cố vấn này, trung tâm hỗ trợ thông tin học tập cho sinh viên: Casa vừa được ra đời vào đầu tháng 9/2012 và đang áp dụng hình thức làm thẻ ngân hàng ViettinBank để tạo sự thuận lợi cho sinh viên trong các giao dịch về tài chính ngoài cuộc sống cũng như trong trường học. Thứ ba, các trường cần chú xây dựng các công cụ phổ biến cho sinh viên về chương trình và quy trình học tập, phục vụ học chế tín chỉ như hệ thống tài liệu học tập qua mạng liên kết thư viện bao gồm các tài liệu liên quan đã có trong các trường đại học; Tổ chức liên kết các trường đại học khai thác các nguồn tư liệu mở trên mạng (tổ chức biên dịch, phổ biến); Tổ chức phối hợp biên soạn các tài liệu phục vụ các học phần không đủ tài liệu. Để sinh viên tiếp cận đầy đủ các nguồn tài liệu phục vụ cho 52 nhu cầu tìm kiếm tài liệu bổ trợ cho công việc học tập. Thêm vào đó cần giáo dục tư tưởng cho sinh viên về đức tính trung thực trong học tập và thi cử. Thứ tư, các trường cần chú trọng việc liên kết xây dựng và phổ biến, chuyển giao các công nghệ điều hành đào tạo theo học chế tín chỉ đặc biệt là mô hình hợp tác giữa trường Đại học, Viện nghiên cứu và doanh nghiệp cũng rất quan trọng, mô hình U- I- C sẽ giúp các trường có nhiều kinh phí hơn để đào tạo và phát huy khả năng nghiên cứu, sáng tạo cho sinh viên, giúp sinh viên có một phong thái làm việc hiệu quả vận dụng ngay trong quá trình học tập đồng thời đáp ứng đầu ra sau công tác đào tạo. Ngoài ra các trường cần mở rộng quan hệ với các trường đại học và các tổ chức điều phối giáo dục đại học trong khu vực và trên thế giới để thỏa thuận về việc công nhận văn bằng và tín chỉ của nhau đồng thời liên kết đào tạo gửi các học viên du học,nghiên cứu sinh ở các nước để học tập lẫn nhau không chỉ là trong phương pháp giáo dục mà còn học hỏi, tiếp thu các giá trị văn hóa xã hội quay về phục vụ cho nền giáo dục nước nhà giúp mở rộng lĩnh hội tri thức thế giới.  Đối với giảng viên Giảng viên phải chủ động hơn nữa để kích thích sự sáng tạo cho sinh viên, cần áp dụng phương pháp dạy chia nhỏ thành nhiều bài tập cho sinh viên để đánh giá cả quá trình học tập cho sinh viên chứ không dừng lại ở một vài bài kiểm tra, truyền đạt kiến thức luôn tuân thủ nguyên tắc “xoay chiều”, các triết lý, lễ nghĩa nho giáo cần được hạ thấp xuống đề tạo môt trường năng động, cởi mở nhất cho dạy và học.  Đối với sinh viên. Thứ nhất là về phương pháp học tập. Dù rằng chúng ta đã nêu ra tinh thần học tập là phải chủ động và sáng tạo, phải có sự tương tác hai chiều, song trên thực tế thì điều đó chưa diễn ra. Tại các trường Đại học sinh viên Việt Nam gần như ngồi im không phát biểu, các giảng viên đã sử dụng hình thức kích thích học tập, phát biểu bằng việc cho điểm nhưng điều đó vô hình chung lại đẩy sinh viên vào việc phát biểu 53 cho có chỉ để lấy điểm chứ chưa thực sự đưa ra quan điểm của mình. Vậy nên trước tiên, sinh viên phải là người tiên phong thay đổi phương pháp học, và hơn thế nữa họ cần ý thức về bản thân, xác định cho mình mục tiêu rõ ràng, với tinh thần cầu tiến và sẵn sàng học hỏi mọi lúc mọi nơi cần phải sống có trách nhiệm với bản thân, tự nỗ lực rèn luyện học tập, tăng cường khả năng tự học. Thêm vào đó sinh viên Việt Nam cần chú trọng việc sử dụng đề cương như sinh viên tại các trường Đại học của Hoa Kỳ để nắm bắt rõ công việc của mình khi học một môn nào đó. Thứ hai là về vấn đề đạo đức trong học tập và thi cử. Sinh viên phải ý thức được vấn đề trích dẫn một tác phẩm, một bài báo hay một công trình nghiên cứu một cách cụ thể vừa thể hiện sự tôn trọng đối với “chất xám” của những người đi trước vừa để khẳng định sự trung thực, ham học hỏi của bản thân. Thêm vào đó, sinh viên luôn luôn phải ghi nhớ về sự minh bạch, tuyệt đối không gian lận trong thi cử. 54 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lê Nin. Tr 99- 100. NXB Chính trị Quốc Gia năm 2010 2. GS Lâm Quang Thiệp. 2007“Về học chế tín chỉ và việc áp dụng ở Việt Nam”. Tạp chí khoa học số 3/2007 3. GS.TS Lê Thạc Cán. “Tổ chức giảng dạy và học tập theo chương trình định sẵn và học chế tín chỉ”. Trên trang web của Đại học quốc gia, 4. Lê Ngọc Hùng. 2008. Lịch sử và lý thuyết Xã hội học. NXB Khoa học xã hội 5. PGS. TS Cary J.Tresler.2010.“ Hệ thống tín chỉ tại các trường Đại học Hoa Kì: Lịch sử phát triển, định nghĩa và cơ chế hoạt động”. Tạp chí giáo dục số 229 ( kì 1- 1/2010 6. PGS.TS Hoàng Văn Vân.2010.“Phương thức đào tạo theo tín chỉ: lịch sử, bản chất và những hàm ý cho phương pháp giảng dạy ở bậc đại học”. Tạp chí khoa học số 3 2010 7. PGS.TS Nguyễn Văn Nhã.2006. “Các giải pháp triển khai phương thức đào tạo theo tín chỉ ở Đại học Quốc Gia Hà Nội”. “Hội thảo về phương thức đào tạo trong hệ thống tín chỉ” tại Đà Nẵng. 8. Phạm Thị Thanh Hải.2011.“Một số nội dung của công tác cố vấn học tập trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ của Hoa Kì và kinh nghiệm đối với Việt Nam”. tạp chí giáo dục số 268/2011 9. Quy chế 31/2001 QĐ BGD&ĐT. “về việc thí điểm tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp Đại học, cao đẳng hệ chính qui theo học chế tín chỉ” Bộ Giáo dục và Đào tạo 10. Th.S Nguyễn Thị Hương Giang. “Tìm hiểu về phương thức đào tạo theo tín chỉ”. Tạp chí giáo dục số 4/2009 55 11. ThS Phan Thị My.2006.“Tiếp cận hệ thống tín chỉ trong đào tạo không chính quy. “Hội thảo về phương thức đào tạo trong hệ thống tín chỉ”. Hội thảo về phương thwucs đà tạo trong hệ thống tín chỉ tại Đà Nẵng. 12. TS Lê Văn Hảo – Trường Đại học Nha Trang đã viết “Tổ chức đào tạo đại theo tín chỉ: Kinh nghiệm của Malaixia và so sánh với Việt Nam”. “Hội thảo về phương thức đào tạo trong hệ thống tín chỉ” tại Đà Nẵng. 13. TS Ngô Thu Dung. “Phương pháp dạy học nhóm, một phương pháp tích hợp cần sử dụng trong giảng dạy và tổ chức một số môn học và hoạt động giáo dụng theo học chế tín chỉ”. Tạp chí giáo dục số 3/2007 14. TS. Lê Văn Hảo. 2010. “Bảy nguyên tắc dạy tốt bậc Đại học của Hoa Kỳ”. Tạp chí Giáo dục số 248, kì 2- tháng 10/2010 15. TS.PhanThanh Long.“Bài học kinh nghiêm trong đánh giá chất lượng giáo dục đại học của Hoa kì”. Tạp chí giáo dục số 238/ 2010 16. Từ điển “Xã hội học”. Tr 161.dịch nguyên bản từ tiếng Đức của Gunter Enruweit và Gisela Trommsdorff – người dịch Nguyễn Hữu Tâm, Nguyễn Hoài Bảo, NXB Thế giới Và một số trang web như: nhat-the-gioi-11154100.html on=com_content&view=article 2013/107/9686516.epi 56

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_duc_nhom_10_8521.pdf
Luận văn liên quan