Mô hình giảm nghèo tại một số cộng đồng dân tộc thiểu số điển hình ở Việt Nam

Áp dụng rộng rãi phương pháp khuyến nông “từ nông dân đến nông dân” trên cơ sở học hỏi từ người dân, phát huy vai trò lan tỏa của những người tiên phong, tận dụng các kênh truyền bá phi chính thức. Cần gấp rút xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ khuyến nông đủ năng lực và bám sát cơ sở, chú trọng hỗ trợ người dân tự nhân rộng những kinh nghiệm và mô hình tốt đang có ngay trong các cộng đồng DTTS. Phát triển các tổ nhóm nông dân kết hợp giữa người nghèo và người không nghèo (người tiên phong) dựa trên các liên kết truyền thống trong cộng đồng. Thận trọng khi thành lập các tổ nhóm “kiểu mới” có thể hoạt động hình thức, không hiệu quả và không bền vững ở các vùng DTTS. Hỗ trợ đối ứng cho địa phương thực hiện dự án liên kết giữa các doanh nghiệp, HTX và người dân có mục tiêu tạo việc làm, canh tác theo hợp đồng bền vững và đảm bảo lợi ích của người dân ở các vùng DTTS.

pdf78 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2110 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mô hình giảm nghèo tại một số cộng đồng dân tộc thiểu số điển hình ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghèo. Tại các điểm khảo sát có đông đồng bào DTTS, cán bộ lãnh đạo ở cấp xã và thôn bản hầu hết là người DTTS tại chỗ, với tỷ lệ đại diện tương thích với tỷ lệ đồng bào DTTS trên địa bàn. Nhiều lớp tập huấn đã được tổ chức cho nhóm cán bộ này. Cùng ngôn ngữ, thấu hiểu điều kiện địa phương, dễ dàng hơn trong vận động sự tham gia của bà con là những lợi thế của họ. Hầu hết thôn bản DTTS là “điểm sáng” giảm nghèo có nhóm nòng cốt thôn bản nhiệt tình, năng động và có trách nhiệm, lắng nghe tiếng nói của người dân, huy động được người dân thực hiện các sáng kiến cộng đồng và tham gia vào các chương trình – dự án. Bản Đỉn Đảnh, xã Châu Thôn (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) là ví dụ điển hình. Trong nhiều nguyên nhân giảm nghèo như có diện tích ruộng lúa rộng và có khu chăn thả tập trung để phát triển chăn nuôi, thì sự nhiệt tình, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ bản Đỉn Đảnh được người dân coi là nhân tố rất quan trọng, khác biệt với các bản khác trong xã (Hộp 10). ---“Bản này khá là do tinh thần đoàn kết, cán bộ bản nhiệt tình, có gì là hỗ trợ luôn nên nhận được sự tín nhiệm, không phải bầu lại 15-16 năm rồi. Các bản khác thay cán bộ thường xuyên, phong trào không ổn định Người dân tin tưởng vào cán bộ bản, họ làm tốt thì dân khỏe, yên tâm lo cuộc sống.” (Nhóm người Thái bản Đỉn Đảnh, xã Châu Thôn, huyện Quế Phong, Nghệ An) Mô hình giảm nghèo tại một số cộng đồng dân tộc thiểu số42 Các đoàn thể (hội Nông dân, Phụ nữ) hoạt động khá hiệu quả trong việc hỗ trợ các thành viên tiếp cận tín dụng ưu đãi. Nhiều phụ nữ DTTS đánh giá tích cực vai trò của hội Phụ nữ trong các hoạt động truyền thông về dinh dưỡng, KHHGĐ, PCBLGĐ, hoạt động tiết kiệm và giúp đỡ nhau giữa các thành viên. Tuy nhiên, đoàn thể cơ sở tại nhiều nơi chưa phát huy được vai trò của mình trong giảm nghèo. Một cán bộ hội Nông dân tại xã Quảng Khê (Đăk Glong, Đăk Nông) nhận xét, các đoàn thể cơ sở còn phụ thuộc vào chỉ đạo từ cấp trên, chưa chủ động thực thi các sáng kiến mang lại lợi ích cho người dân. --- “Thôn có nhiều “cán bộ”. Cán bộ chỉ “phổ biến” thôi Dân đòi hỏi quyền lợi nhiều, dân chỉ muốn vay vốn, vào hội không có quyền lợi thì ngay cả đóng hội phí 500-1000 đồng 1 tháng cũng không đóng, trong khi chi tiêu các thứ khác tốn kém hơn nhiều. Dân cần được thấy vào hội có quyền lợi cụ thể gì Hiện nay tự các chi hội không nghĩ ra hoạt động gì, đều phụ thuộc theo sự chỉ đạo của hội cấp trên, triển khai theo chỉ đạo cấp trên hiệu quả cũng chưa cao Thực ra chính các chi hội cũng đang ỷ lại Nhà nước, chỉ muốn được hỗ trợ, đây là nguyên nhân quan trọng nhất”(K.S. người Mạ, Chủ tịch HND xã Quảng Khê, huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông) Bản Đỉn Đảnh, xã Châu Thôn (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) là bản người Thái có điều kiện kinh tế khá nhất trong xã (chỉ sau bản người Kinh chuyên kinh doanh, buôn bán). Theo người dân tại bản Đỉn Đảnh, vai trò tích cực của đội ngũ cán bộ bản được thể hiện thông qua các công việc sau: • Vận động người dân đoàn kết, cùng nhau làm các việc chung “ở bản này huy động đi làm mương là đi làm hết, nếu cán bộ mà chỉ làm việc nhà mình thì nói các hộ khác không nghe.” • Chỉ đạo các hộ gia đình trong thôn thực hiện theo đúng lịch mùa vụ • Đại diện cho các hộ gia đình làm các thủ tục chính sách, chế độ • Huy động sự đóng góp của người dân hình thành “quỹ thôn” để chi cho các việc chung, chủ trì các công việc hiếu hỉ trong bản • Nhắc nhở, phạt với các trường hợp không thực hiện đúng hương ước của bản. • Vận hành tổ vay vốn giúp người dân tiếp cận tín dụng ngân hàng thuận lợi. Bản bầu riêng một chức danh “Thư ký bản” làm nhiệm vụ ghi chép, tính toán thu chi cho bản, kiêm luôn nhiệm vụ thủ quỹ cho tổ vay vốn. • Vận động người dân đồng thuận trong việc áp dụng tập quán rừng cộng đồng theo truyền thống, mặc dù rừng đã được giao về cho từng hộ. Nhờ đó bản Bản Đỉn Đảnh duy trì được vùng chăn thả gia súc tập trung với diện tích lớn nhất trong xã, phát triển chăn nuôi trâu bò trở thành một lợi thế của bản. • Phân công cụ thể từng thành viên nhóm nòng cốt để lắng nghe và hỗ trợ các hộ gia đình. --- “Đội ngũ 13 đảng viên và cán bộ kèm các hộ, cứ một người kèm 5 hộ ở gần nhà, làm tự nguyện, không có hỗ trợ gì. Nhiệm vụ của các cán bộ đảng viên này là nhắc nhở các hộ thực hiện nghiêm túc việc không thả rông trâu bò; ghi nhận ý kiến phản ảnh của các hộ; hỗ trợ việc thực hiện chế độ, chính sách. Hàng tháng, trước ngày họp bản, tổ chức họp chi bộ mở rộng để các cán bộ báo cáo tình hình của các hộ được phân công hỗ trợ.” (Nhóm cán bộ bản Đỉn Đảnh, xã Châu Thôn, Quế Phong, Nghệ An) HỘP 10. Cán bộ thôn bản đóng vai trò quan trọng tạo nên “điểm sáng” giảm nghèo Những phát hiện chính 43 Người dân tham gia vào các hình thức tổ nhóm hợp tác đa dạng. Các tổ nhóm dựa vào cộng đồng, có thể là “bán chính thức” (do các dự án và đoàn thể hỗ trợ thành lập) hoặc “phi chính thức” (hoàn toàn do người dân tự thành lập) đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân. Báo cáo Oxfam và AAV (2011) khẳng định, nhiều tổ nhóm đang thực hiện tốt các chức năng cộng đồng, kinh tế và xã hội có lợi cho người nghèo và các nhóm yếu thế. Tuy nhiên, tính bền vững của các tổ nhóm “bán chính thức” do các dự án hỗ trợ thành lập còn là một vấn đề khó khăn. Nhiều tổ nhóm không còn hoạt động sau khi dự án kết thúc vì các thành viên hết động lực hợp tác, hoặc do tổ nhóm không thể đáp ứng được các nhu cầu đa dạng và ngày càng tăng của các thành viên. Sự tham gia và hưởng lợi thực chất của các hộ nghèo trong các tổ nhóm cũng là một khía cạnh cần đặc biệt lưu tâm. Ngược lại, các tổ nhóm phi chính thức do người dân tự thành lập thường đáp ứng các nhu cầu hợp tác cơ bản, phát huy được các nguồn lực cộng đồng, có khả năng tự duy trì cao. Kết quả khảo sát trong nghiên cứu này cho thấy, các loại hình tổ nhóm đa dạng đang hoạt động rộng khắp, mỗi người dân đều tham gia trong 1 hoặc nhiều tổ nhóm. Riêng hoạt động của các tổ nhóm trong các dự án tài trợ có kết quả đan xen. Một số tổ nhóm được đánh giá là bước đầu hoạt động hiệu quả, góp phần tăng tiếng nói và quyền năng của các thành viên là đồng bào DTTS nghèo (Hộp 11). Một số tổ nhóm khác hoạt động còn khó khăn, sự tham gia của hộ nghèo còn hạn chế, không có kế hoạch hoạt động cụ thể và không sinh hoạt định kỳ. HỘP 11. Bước đầu thành công của 3 tổ nhóm trong dự án Oxfam tại Đăk Glong Chương trình giảm nghèo và sinh kế bền vững của Oxfam tại huyện Đăk Glong (Đăk Nông) được triển khai từ tháng 3 năm 2011. Ba tổ nhóm nông dân đầu tiên đã được thành lập và đi vào hoạt động, cho thấy những kết quả ban đầu được ghi nhận là: • Tinh thần đoàn kết tăng lên giữa các thành viên của tổ nhóm, thể hiện qua các câu chuyện người dân giúp đỡ nhau thu hoạch, chia sẻ thông tin, kỹ thuật • Người dân tham gia tự nguyện, họ còn đóng góp thêm tiền để hỗ trợ các thành viên khác trong vay vốn; đóng góp tiền để có thêm thông tin về giá cả trong năm • Sự tự tin của các thành viên. Không chỉ các trưởng và phó nhóm trở nên tự tin khi trình bày trước đám đông mà các chị em phụ nữ cũng bớt rụt rè hơn so với bắt đầu thành lập nhóm • Tăng cường kiến thức KHKT là kết quả rõ ràng nhất, được các thành viên áp dụng trên chính gia đình mình (ví dụ: ủ phân vi sinh) • Khả năng đàm phán và vị thế được nâng cao. Các tổ nhóm giúp nhau nắm bắt thông tin để tránh bị ép giá, chủ động trong việc tìm kiếm cách bán hàng tốt hơn. Những kết quả ban đầu của tổ nhóm nông dân được lãnh đạo huyện Đăk Glong đánh giá cao. Đại diện của BQL dự án đã nhấn mạnh cơ hội áp dụng mô hình tổ nhóm này trong dự án 3EM18 . Trong đó, vai trò thành lập tổ nhóm sẽ được giao cho hội Nông dân và hội Phụ nữ huyện. Nguồn: Oxfam (2012) 18 Dự án “Tăng cường năng lực kinh tế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Ðăk Nông (dự án 3EM)”do Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) tài trợ. Mô hình giảm nghèo tại một số cộng đồng dân tộc thiểu số44 Các thiết chế phi chính thức truyền thống (gắn với vai trò của luật tục, già làng, người có uy tín, dòng họ, tâm linh) có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống người dân (xem thêm mục 2.3.3 – Gắn kết cộng đồng). Mỗi thôn bản DTTS đều có những qui tắc cộng đồng truyền thống và mới được các thành viên đồng thuận và tuân thủ. Tại một số thôn bản DTTS còn bảo lưu tốt những giá trị truyền thống, vai trò của già làng đối với cộng đồng còn khá mạnh. Ví dụ trong cộng đồng người Vân Kiều tại xã Xy (Hướng Hóa, Quảng Trị), già làng phối hợp với các trưởng họ duy trì thiết chế thôn làng trong mọi lĩnh vực: hoạt động kinh tế, duy trì tính hợp cách của các cuộc hôn nhân (hôn nhân thuận chiều), tổ chức các hoạt động tâm linh và giải quyết các xung đột trong phạm vi thôn làng; già làng cũng thay mặt thôn làng giải quyết các tranh chấp với các thôn làng láng giềng. Một số cá nhân người DTTS làm kinh tế giỏi, hiểu biết xã hội tốt cũng trở thành người có uy tín trong cộng đồng, tiếng nói của họ được nhiều người dân nghe theo. Họ là tấm gương ảnh hưởng lớn đển các hộ gia đình khác, không những về kinh tế mà còn trên nhiều khía cạnh khác của đời sống như giáo dục con cái, giữ gìn hạnh phúc gia đình, đảm bảo an ninh trật tự Dòng họ/gia đình mở rộng vẫn duy trì việc thực hành chung các phong tục, lễ hội, tâm linh truyền thống. Khi gặp khó khăn về kinh tế hoặc sức khỏe, hộ nghèo DTTS vẫn thường dựa vào thiết chế này (được giúp công, giúp gạo, giúp khoản tiền nhỏ...). Những hình thức hợp tác phi chính thức được thành lập do nhu cầu thực tế của cộng đồng tồn tại khá vững chắc. Một số đóng vai trò “tự an sinh” như hội Sằn Khụm tại xã Thuận Hòa (Cầu Ngang, Trà Vinh) - tổ nhóm truyền thống của những Phật tử (hầu hết là người Khmer) phân theo địa vực sinh sống. Hiện nay, các hội Sằn Khụm thường sinh hoạt 2 lần/tháng trong các buổi lễ cầu an được tổ chức luân phiên giữa các gia đình thành viên. Một phần tiền quyên góp trong mỗi buổi lễ được trích làm quỹ để thăm hỏi, giúp đỡ người bị ốm đau. Các thành viên trong hội Sằn Khụm cũng góp thêm tiền mua sắm phông bạt, bát đĩa phục vụ cho các đám lễ, người nghèo có thể mượn để sử dụng. Khi có đám tang, các thành viên góp tiền, gạo, giúp chuẩn bị hậu sự, thay mặt gia đình tiếp đón khách... Những giúp đỡ của hội Sằn Khụm cả về vật chất và tinh thần được nhiều người nghèo Khmer đánh giá cao. Đáng lưu ý, tại các xã khảo sát, các qui trình lập kế hoạch phát triển KT-XH có sự tham gia và phân cấp tài chính (ví dụ, dưới dạng “ngân sách trọn gói” hay “quỹ phát triển cộng đồng”) chưa được triển khai. Tiếng nói của nhóm nòng cốt và người dân thôn bản đối với các nguồn lực bên ngoài và các dịch vụ công còn rất hạn chế. Do đó, vai trò tích cực của quản trị cơ sở đối với các “điểm sáng” giảm nghèo ở vùng DTTS mới chủ yếu thể hiện ở khía cạnh phát huy nội lực cộng đồng, chưa thể hiện rõ ở khía cạnh tăng cường trách nhiệm giải trình với cộng đồng và các bên liên quan của các cấp chính quyền và các cơ quan dịch vụ công. 2.3.9.Vai trò của các chính sách phát triển DTTS–Một số bài học rút ra Nhờ tác động của các chính sách và chương trình – dự án kèm theo, đời sống đồng bào DTTS tại các điểm khảo sát đã được cải thiện về mọi mặt: tiếp cận CSHT, giáo dục, y tế, tín dụng ưu đãi, giống mới, thông tin liên lạc, nhà ở... Cán bộ cơ sở và người dân đều cho rằng, không phải một chính sách đơn lẻ nào, mà là tổng hòa của rất nhiều chính sách đã góp phần tạo nên những “điểm sáng” giảm nghèo, dù rằng ở từng thời điểm và từng địa bàn chính sách này có thể có tác động mạnh hơn chính sách khác (Andrew Wells-Dang 2012). Những phát hiện chính 45 Tuy nhiên, chính sách phát triển đối với các DTTS còn những hạn chế làm giảm hiệu quả hỗ trợ, đồng thời cũng có những hiệu ứng không mong đợi của chính sách gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống người dân (Mai Thanh Sơn 2012). Nếu các chính sách, chương trình – dự án được thiết kế và thực hiện tốt hơn, giảm thiểu được các hiệu ứng không mong đợi, thì tiến trình giảm nghèo của đồng bào DTTS sẽ nhanh và bền vững hơn, và sẽ có nhiều “điểm sáng” giảm nghèo hơn nữa. Từ việc phân tích vai trò của các chính sách phát triển DTTS tại các “điểm sáng” giảm nghèo và các địa bàn đối chứng, có thể rút ra một số bài học ở hai góc độ: (i) cách tiếp cận, định hướng thiết kế chính sách; và (ii) thực hiện chính sách của các cấp chính quyền. Cách tiếp cận, định hướng thiết kế chính sách Chính sách đầu tư CSHT đã làm thay đổi diện mạo của các cộng đồng DTTS, tạo ra những cơ hội mới cho người dân. Các “điểm sáng” giảm nghèo được khảo sát đã tận dụng các lợi thế về CSHT để vươn lên. Khi được hỏi về những khó khăn của thôn bản, ít người dân tại các “điểm sáng” nêu khó khăn hàng đầu về CSHT, điều rất khác so với 5-10 năm về trước. Cho đến nay, CSHT đến cấp xã về cơ bản đã được đầu tư nâng cấp; tuy nhiên trong mỗi xã đều có những thôn bản DTTS khó khăn ở vùng sâu vùng xa còn nhiều yếu kém về CSHT. Chỉ đầu tư CSHT chưa đủ, mà các thôn bản DTTS khó khăn cần được hỗ trợ đồng bộ về nhiều mặt. Hiện nay còn thiếu một cách tiếp cận đầu tư phát triển DTTS lấy thôn bản khó khăn làm trung tâm, phù hợp với bản sắc văn hóa của từng dân tộc. Các chương trình của Nhà nước đã và đang thực hiện (như Chương trình 135, 30a, Nông thôn mới) đều lấy cấp xã là đơn vị lập kế hoạch, do đó không tránh khỏi đầu tư vào các thôn bản khó khăn trong xã còn nhỏ lẻ và không đồng bộ, chưa quan tâm đầy đủ đến yếu tố dân tộc của từng thôn bản. Riêng tỉnh Đăk Nông đã có tư duy đột phá từ rất sớm khi quyết định thực hiện dự án đầu tư phát triển bền vững 12 buôn, bon DTTS khó khăn từ năm 2004. Tỉnh Đăk Nông mong muốn tiếp tục mở rộng cách tiếp cận đầu tư phát triển đến các buôn, bon DTTS khó khăn trong thời gian tới, nhưng đang gặp hạn chế về nguồn lực (Hộp 12). HỘP 12. Dự án “đầu tư phát triển bền vững 12 buôn, bon đồng bào DTTS khó khăn” của tỉnh Đăk Nông Ngay sau khi tái lập tỉnh vào năm 2004, tỉnh Đăk Nông đã có chủ trương đột phá là phê duyệt “Dự án đầu tư phát triển bền vững 12 buôn, bon đồng bào DTTS khó khăn” thuộc địa bàn 6 huyện 19 . Đây là những buôn, bon còn hết sức khó khăn về mọi mặt. Tỷ lệ nghèo trung bình của 12 buôn, bon là 36%, riêng một số bon tỷ lệ nghèo là 90-100% (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2001-2005). Dự án chính thức thực hiện từ năm 2005 với tổng vốn đầu tư gần 13 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển sản xuất chiếm 30,5%, vốn đầu tư CSHT là 59,5%, còn lại là dự phòng và chi phí khác. Dự án còn kết hợp với nguồn vốn từ các Chương trình khác của Chính phủ. Tỉnh Đăk Nông giao cho Ban Dân tộc tỉnh và UBND các huyện làm chủ đầu tư dự án. 19 Nghị quyết số 155/2004/NQ-HĐND ngày 12/8/2004 của HĐND tỉnh Đăk Nông về việc phát triển bền vững 12 buôn, bon đồng bào DTTS khó khăn; và Quyết định số 801/QĐ-UB ngày 24/8/2004 của UBND tỉnh Đăk Nông về việc phê duyệt Dự án đầu tư phát triển bền vững 12 buôn, bon đồng bào DTTS khó khăn. Mô hình giảm nghèo tại một số cộng đồng dân tộc thiểu số46 Lợi thế về điều kiện tự nhiên rất quan trọng đối với các thôn bản là “điểm sáng” giảm nghèo. Cách tiếp cận hướng đến thôn bản đặt ra vấn đề tăng cường vai trò của cộng đồng dân cư, gồm những người sinh sống trên cùng địa bàn thôn bản, trong việc sở hữu, quản lý các nguồn lực tự nhiên theo tập quán truyền thống–điểm tựa rất quan trọng của người DTTS với tư cách là các chủ thể văn hóa. Trường hợp của bản Đỉn Đảnh (Nghệ An) cho thấy, đồng bào DTTS trong thôn bản có thể tự thỏa thuận với nhau về cách thức quản lý và sử dụng đất rừng một cách hiệu quả theo tập quán truyền thống, kể cả khi đất rừng đó đã được phân giao cho hộ gia đình theo Nghị định 163. Tuy nhiên, sự tự thỏa thuận như ở bản Đỉn Đảnh không phổ biến, trong khi các văn bản pháp luật, gồm Luật Đất đai, Luật Dân sự và các văn bản liên quan, chưa tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho tập quán sở hữu, quản lý cộng đồng đối với tài nguyên thiên nhiên 20. Các thôn bản DTTS là “điểm sáng” giảm nghèo được khảo sát thường duy trì được tính tự quản cao, nhờ có sự nhiệt tình, trách nhiệm, hoạt động tự nguyện của nhóm cán bộ nòng cốt ở thôn bản, phát huy sự gắn kết cộng đồng dựa trên các thiết chế truyền thống và phi chính thức, các hình thức tổ nhóm đa dạng và các thực hành tâm linh, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Các yếu tố xã hội “nội sinh” của từng thôn bản DTTS rất quan trọng đối với giảm nghèo. Tuy nhiên các chính sách hiện nay chưa chú trọng đúng mức đến vấn đề quản trị địa phương ở cấp cơ sở. Một số chính sách còn góp phầnnảy sinh xu hướng “quan liêu hóa”, “bao cấp hóa” các thiết chế thôn bản chính thức. Một ví dụ điển hình là vấn đề “phụ cấp” của cán bộ thôn bản. Khi được hỏi về “phụ cấp” (đã tăng lên theo từng đợt điều chỉnh) thì trưởng thôn bản và cán bộ đoàn thể ở các điểm khảo sát thường nói là “quá thấp” so với khối lượng công việc mà họ phải đảm nhiệm. Trong khi đó từ bao đời 20 Các vấn đề đặc thù về đất đai của người DTTS phần nào đã được các cơ quan Nhà nước nhận thấy và tìm cách khắc phục. Tình trạng thiếu đất sản xuất của một bộ phận người DTTS, quyền quản lý và sử dụng đất của cộng đồng dân cư theo truyền thống và phong tục là hai trong số những nội dungquan trọng được xem xét trong quá trình sửa đổi Luật Đất đai (dự kiến thông qua trong năm 2013). Dự án được tỉnh Đăk Nông đánh giá là thành công. Sau gần 4 năm thực hiện (2005 – 2009), dự án đã tạo ra bước đột phá lớn trong phát triển sản xuất, xây dựng CSHT tại các buôn, bon, qua đó từng bước nâng cao đời sống cho người dân. Dự án đã giải quyết cho 650 hộ đồng bào DTTS vay vốn không lãi suất với số tiền hơn 3 tỷ đồng. Với nguồn vốn vay từ dự án, đồng bào đã đa dạng hoá các loại cây trồng vật nuôi, như đầu tư thâm canh cà phê, khai hoang phục hoá, cải tạo vườn tạp, phát triển ruộng nước. Dự án cũng đã xây dựng được 11 km đường giao thông, một số công trình phục vụ giáo dục, nâng cấp một số đập thủy lợi, kiên cố hoá kênh mương Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Dự án vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: một số hạng mục được khảo sát chưa phù hợp với thực tế; chi phí đầu tư một số hạng mục vượt mức được phê duyệt (do giá cả biến động) nên bị chậm tiến độ; việc cho vay vốn phát triển sản xuất ở một số địa phương chưa gắn kết đồng bộ với công tác khuyến nông, một số hộ sử dụng vốn không đúng mục đích Dựa trên những thành công và bài học kinh nghiệm của Dự án, năm 2012 tỉnh Đăk Nông đã xây dựng tiếp một dự án phát triển tại 39 buôn bon DTTS khó khăn, nhưng tỉnh đang gặp khó khăn về tìm nguồn kinh phí để thực hiện. Những phát hiện chính 47 nay những người đứng đầu các thiết chế xã hội ở thôn bản DTTS đều hoạt động dựa trên uy tín, tự nguyện và không có thù lao chính thức, nhưng đổi lại họ được trao đủ quyền năng dựa trên sự đồng thuận của người dân trong cộng đồng, phù hợp với phong tục, tập quán dân tộc. Tóm lại, cải thiện quản trị địa phương dựa trên tăng quyền năng, tăng sự tự tin và chủ động tích cực của cộng đồng thôn bản (bao gồm cả vấn đề sở hữu, quản lý cộng đồng đối với tài nguyên thiên nhiên đã nêu trên) trên cơ sở đảm bảo sự quản lý chung của Nhà nước là một vấn đề cốt lõi trong phát triển và giảm nghèo ở vùng DTTS hiện nay. Thực hiện chính sách, chương trình – dự án Về đầu tư CSHT, vấn đề nâng cao chất lượng xây dựng, vận hành và bảo dưỡng công trình thường được cán bộ cơ sở và người dân tại các điểm khảo sát nêu lên. Điển hình là các công trình nước sinh hoạt đã được đầu tư tại hầu hết thôn bản nhưng nhiều công trình đã bị hỏng và ngừng hoạt động, cho thấy cần gấp rút cải thiện hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực này (ví dụ, áp dụng triệt để qui trình PIM – quản lý thủy nông có sự tham gia). Về hỗ trợ tiếp cận dịch vụ công và hỗ trợ sinh kế, đề xuất thường được cán bộ các cấp và người dân ở vùng DTTS nêu lên là “3 tăng”: tăng mức hỗ trợ, tăng diện được hưởng hỗ trợ, và tăng thời gian thực hiện chính sách hỗ trợ. Thực tế là Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ trên hầu khắp các lĩnh vực hướng đến người nghèo. Tuy nhiên hiệu quả của các hỗ trợ còn thấp. Đồng bào DTTS nghèo vẫn cần được hỗ trợ nhiều hơn nữa, nhưng thay đổi cách hỗ trợ để tăng hiệu quả là một vấn đề cấp bách (“quan trọng không chỉ là hỗ trợ cái gì, mà quan trọng còn là hỗ trợ như thế nào”). Khảo sát các “điểm sáng” giảm nghèo cho thấy, những người tiên phong trong áp dụng KHKT, chuyển đổi mô hình sinh kế, phát triển ngành nghề truyền thống đóng vai trò rất quan trọng. Đa số người tiên phong đi đến thành công dựa vào nỗ lực tự thân, không phụ thuộc vào hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước. Để có thêm nhiều “điểm sáng” giảm nghèo ở vùng DTTS cần có thêm nhiều người tiên phong hơn nữa. Trong khi đó, vai trò “bà đỡ” của các chương trình – dự án và hệ thống khuyến nông còn hạn chế, do chưa thực sự cùng làm việc, lắng nghe, thúc đẩy và đồng hành hỗ trợ những sáng kiến, thử nghiệm của người dân. Lan tỏa một thực hành mới là một quá trình cần thời gian và cách làm thích hợp, ngay cả tại các “điểm sáng” giảm nghèo. Sự thất bại của nhiều mô hình sinh kế trong các năm qua càng làm cho đồng bào DTTS thận trọng với những thực hành mới. Ngay cả những mô hình sinh kế được cho là “thực hiện thành công”, thì việc duy trì và nhân rộng vẫn còn nhiều khó khăn. Nhiều cán bộ địa phương qua thực tế đã đúc rút được các bài học kinh nghiệm hay trong triển khai mô hình sinh kế, điển hình là các bài học “không đầu tư cho không 100%”, “đầu tư hỗ trợ giảm dần theo dự án trong 3 năm”, “tập huấn theo từng bước mùa vụ - phương pháp lớp học hiện trường”, “thường xuyên chia sẻ từ nông dân đến nông dân” Tuy nhiên, những hạn chế về chính sách khiến họ khó áp dụng các bài học kinh nghiệm đó (Hộp 13). Mô hình giảm nghèo tại một số cộng đồng dân tộc thiểu số48 HỘP 13. Kinh nghiệm thực hiện các mô hình cây con tại huyện Quế Phong (Nghệ An) Trong các năm qua, huyện Quế Phong (Nghệ An) đã thực hiện rất nhiều mô hình cây con hướng đến giảm nghèo trên địa bàn huyện, tuy nhiên việc duy trì và nhân rộng mô hình còn hạn chế. Qua thảo luận, nhiều bài học kinh nghiệm được nhóm cán bộ huyện nêu lên là: Lựa chọn mô hình phù hợp với địa bàn: “mỗi xã/thôn bản một sản phẩm chủ lực”. Lựa chọn sản phẩm thế mạnh, phù hợp với đất đai, thời tiết, con người của từng xã/thôn. Kết hợp áp dụng KHKT với tri thức bản địa của người DTTS. Tiến hành khảo sát thực tế kỹ lưỡng, đây là khâu quan trọng nhất. Mô hình xây dựng dựa trên nhu cầu thực tế của người dân (do người dân đăng ký, lựa chọn giống). • Mô hình được thử nghiệm trong các “nhóm sở thích”, thực hiện quy mô vừa phải trước khi nhân ra diện rộng. • Lập và triển khai dự án hỗ trợ kịp thời, phù hợp với lịch sản xuất mùa vụ tại địa phương. • Sản phẩm gắn với thị trường. Các sản phẩm làm ra phải có khả năng tiêu thụ thông qua liên kết với doanh nghiệp hoặc có sự khảo sát kỹ về thị trường đầu ra. Hạn chế những rủi ro về mặt thị trường là điều kiện tiên quyết để các mô hình có thể được nhân rộng. • Không đầu tư cho không 100%, “cho không tưởng là ưu điểm mà lại thành nhược điểm” vì người dân không thấy trách nhiệm thực hiện mô hình. • Tránh đầu tư hỗ trợ một lần, thay vào đó đầu tư hỗ trợ giảm dần theo dự án, ít nhất trong 3 năm để người dân làm quen dần và thấy rõ kết quả thực tế. • Tập huấn theo đợt, làm đến đâu tập huấn đến đó (phương pháp “lớp học hiện trường – FFS”: tập huấn theo từng bước mùa vụ). Chú trọng tập huấn cách hạch toán kinh tế để người dân thấy rõ lợi ích của mô hình. • Thường xuyên chia sẻ từ cấp “nhóm sở thích” giữa người dân với nhau, đến tổ chức hội thảo, tham quan học hỏi lẫn nhau ở cấp xã, cấp huyện để rút kinh nghiệm. • Phối kết hợp giữa các chương trình, dự án. Khi có định mức hỗ trợ khác nhau giữa các chương trình, dự án khác nhau, phải giải thích rõ ràng với dân để tránh dân thắc mắc. Khó khăn hiện nay là các chính sách của Nhà nước chưa tạo điều kiện cho việc thực hiện đúng các bài học kinh nghiệm nêu trên. Ví dụ, kinh phí cho tập huấn quá thấp, không thể tập huấn nhiều buổi theo từng bước mùa vụ. Chính sách triển khai mô hình là hỗ trợ cho không 100% vật tư đối với hộ nghèo, khó làm theo cách khác (“dân cứ chờ được cho”). Mô hình cây con hoặc mô hình khuyến nông tại mỗi địa bàn chỉ làm một lần, không có kinh phí để làm mô hình lặp lại vài năm theo dự án dài hạn Về hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo, hiện có nhiều chính sách: hỗ trợ đời sống và sản xuất (Quyết định 102), hỗ trợ nhà ở (Quyết định 167), hỗ trợ giáo dục (Nghị định 49), hỗ trợ y tế (cấp thẻ BHYT), hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi, vật tư và dụng cụ sản xuất, hỗ trợ học nghề Ngoài ra, còn có chính sách bảo trợ xã hội (Nghị định 67) và các chính sách hỗ trợ đột xuất khác (ví dụ, hỗ trợ gạo cứu đói, cứu trợ thiên tai, hỗ trợ giá điện). Các hỗ Những phát hiện chính 49 trợ trực tiếp cho người nghèo, do chưa gắn với hướng dẫn tại chỗ, theo dõi và giám sát chặt chẽ, chưa gắn với các điều kiện về nỗ lực và kết quả cải thiện đời sống, đang tạo ra “tâm lý muốn nghèo” và “so bì tỵ nạnh” trong dân. Đây là những hiệu ứng không mong đợi của chính sách, cần được khắc phục bằng việc thay đổi chính sách, thay vì “dán nhãn” cho đồng bào DTTS nghèo là “trông chờ ỷ lại” và “thiếu ý chí vươn lên”. --- “Nhà nước còn cho hộ nghèo như thế này, cả tiền, bò, gạo, thì còn trông chờ, hộ nghèo còn nhiều Ai cũng muốn được nghèo, con đi học là có tiền. Có những người vẫn nghèo từ khi có bình xét nghèo đến giờ. Có nhà cái chi cũng nói là của bố mẹ, tách hộ ra để được nghèo... Nên khuyến khích, ví dụ ai khai hoang làm ruộng nhiều thì nghiệm thu cho tiền, sẽ đỡ hơn, người ta mới chịu khó làm Nếu ai cũng chịu khó là thoát nghèo hết thôi” (Q.V.T người Thái, bản Piểu, xã Châu Thôn, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) Giới thiệu 51 Phần 3 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận và khuyến nghị 53 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Không gian văn hóa – xã hội truyền thống của các cộng đồng DTTS tại Việt Nam đã bị thu hẹp hoặc biến dạng đáng kể. Sự tiếp xúc với không gian bên ngoài ngày càng rộng mở đặt các cộng đồng DTTS vào một hoàn cảnh mới đầy thách thức và cũng không ít cơ hội. Trong bối cảnh đó, một bộ phận đồng bào DTTS đã vươn lên thoát nghèo. Đã và đang có sự dịch chuyển giá trị, từ chỗ lấy cộng đồng làm trung tâm sang chỗ lấy các hộ gia đình cá thể làm trung tâm. Các bằng chứng thu thập được trong nghiên cứu này ủng hộ mạnh mẽ cho giả thuyết “chiến lược sinh kế của hộ gia đình dựa trên phát huy các thế mạnh nội sinh cũng như tận dụng các cơ hội được đưa đến từ bên ngoài, trong đó có vai trò quan trọng của các yếu tố xã hội ở cấp cộng đồng, đã tạo nên các “mô hình giảm nghèo” (“điểm sáng”) ở vùng DTTS”. Hình 3 trình bày một khung “mô hình giảm nghèo” rút ra từ nghiên cứu này. Khung gồm các yếu tố xã hội ở cấp cộng đồng và chiến lược sinh kế hộ gia đình có liên quan mật thiết với nhau, góp phần tạo nên một “điểm sáng” về giảm nghèo ở vùng DTTS. Các “mô hình giảm nghèo” luôn tự vận động liên tục trong một bối cảnh đang thay đổi rất nhanh. Khung “mô hình giảm nghèo” này có thể hữu dụng trong việc phân tích bối cảnh, thiết kế, thực hiện, theo dõi và đánh giá các can thiệp phát triển và giảm nghèo tại các cộng đồng DTTS ở Việt Nam21 . HÌNH 3. Khung Mô hình Giảm nghèo (“điểm sáng”) 21 Những phân tích về vai trò quan trọng của các yếu tố xã hội ở cấp cộng đồng dân cư đối với giảm nghèo DTTS như trong nghiên cứu này cũng đóng góp thêm hiểu biết về các yếu tố không đo lường được trong các phân tích định lượng sự chênh lệch thu nhập/chi tiêu giữa các nhóm DTTS và nhóm đa số (Baulch et al. 2010, Baulch và Vũ 2012). Nhận thức của người dân về giảm nghèo: đa chiều Tiên phong Lan tỏa Gắn kết cộng đồng Tận dụng lợi thế Thích ứng với điều kiện mới Đa dạng hóa Phòng chống rủi ro HỘ GIA ĐÌNH THÔN BẢN QUẢN TRỊ CƠ SỞ Chính sách đất đai, qui hoạch Hỗ trợ trực tiếp Cơ sở hạ tầng Tín dụng Giáo dục, Y tế Khuyến nông lâm Mô hình cây con Dạy nghề, XKLĐ CHÍNH SÁCH, CHƯƠNG TRÌNH - DỰ ÁN Mô hình giảm nghèo tại một số cộng đồng dân tộc thiểu số54 Các yếu tố trong khung “mô hình giảm nghèo” này đã được kiểm chứng tại 12 thôn bản khảo sát, thể hiện rõ nhất tại các thôn bản DTTS được coi là “điểm sáng” như Đỉn Đảnh, Yên Sơn, Thôn 3, Thôn 9, B’SreB, Tân Tiến và Hợp Tiến (Bảng 6). Đồng thời, khung này cũng phù hợp với các “điểm sáng” giảm nghèo tại nhiều địa bàn DTTS trong khuôn khổ dự án “Theo dõi nghèo có sự tham gia”, như tại Lào Cai, Điện Biên, Nghệ An, Quảng Trị, Ninh Thuận Thực tế không có “mô hình giảm nghèo” lý tưởng. Mỗi “mô hình giảm nghèo” được khảo sát đều hiện diện các yếu tố với mức độ thành công khác nhau, dẫn đến kết quả giảm nghèo và cải thiện đời sống khác nhau. BẢNG 6 . Các yếu tố tạo nên “mô hình giảm nghèo” Khung “mô hình giảm nghèo” bắt đầu với nhận thức của người dân về giảm nghèo. Đồng bào DTTS đã ở một trình độ phát triển cao hơn so với trước, do đó nhu cầu của họ đã mở rộng hơn và hướng đến chất lượng cuộc sống tốt hơn. Thấu hiểu nhận thức đa chiều của người dân về giảm nghèo - không chỉ là tăng thu nhập nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản, mà còn là cải thiện các mặt văn hóa, xã hội, tâm linh và tiếp cận thị trường – trở thành điểm xuất phát quan trọng cho công cuộc giảm nghèo ở vùng DTTS. Các “mô hình giảm nghèo” ở vùng DTTS mang đặc trưng thôn bản. Mỗi “mô hình giảm nghèo” là một hệ thống khác biệt được hợp thành từ các yếu tố đặc trưng riêng của từng thôn bản. Không có hai “mô hình giảm nghèo” giống nhau. Do đó, nhân rộng “mô hình giảm nghèo” chính là nhân rộng những cách tiếp cận, phương pháp, qui trình dựa trên sự tôn trọng đa dạng văn hóa và phát huy tính chủ thể tích cực của đồng bào DTTS ở mỗi thôn bản. Tại các “mô hình giảm nghèo” ở các cộng đồng DTTS đều có vai trò then chốt của những người tiên phong trong áp dụng giống mới, kỹ thuật mới, cây con mới nhằm phát triển kinh tế hộ, hoặc trong xây dựng các mô hình liên kết, hợp tác và vận động người dân tham gia. Vai trò dẫn dắt của người tiên phong trong cộng đồng không chỉ về kinh tế mà còn về nhiều khía cạnh xã hội khác. Đáng lưu ý, đa số người tiên phong dựa vào nỗ lực của bản thân, tự mình chấp nhận rủi ro, không phụ thuộc vào hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước hay các chương trình – dự án. Lan tỏa các thực hành mới trong cộng đồng DTTS là quá trình mang tính lựa chọn, cần thời gian nhất định và qua những kênh nhất định, như lan tỏa từ người tiên phong đến các thành viên trong cộng đồng, thông qua các hoạt động kinh tế, thông qua mối liên hệ tộc người và xen ghép tộc người. Do đó, quá trình lan tỏa các thực hành mới cần thực hiện Tỉnh Nghệ An Đăk Nông Hà Giang Huyện Quế Phong Đăk Glong Quản Bạ Xã Châu Thôn Tri Lễ Quảng Khê Đăk Som Quyết Tiến Lùng Tám Thôn bản Đỉn Đảnh Piểu Yên Sơn Minh Châu Thôn 3 Thôn 9 Thôn 2 B’ Sre B Tân Tiến Dìn Sán Hợp Tiến Lùng Tám Thấp Tiên phong + + ++ +++ +++ +++ + ++ +++ + +++ + Lan tỏa + + ++ ++ +++ +++ + ++ ++ + +++ + Gắn kết cộng đồng +++ ++ ++ ++ ++ ++ +++ +++ +++ ++ +++ ++ Tận dụng lợi thế +++ + ++ ++ ++ ++ ++ ++ +++ + +++ ++ Thích ứng điều kiện mới +++ + + +++ ++ ++ +++ ++ ++ ++ ++ + Đa dạng hóa ++ + +++ ++ +++ ++ ++ ++ ++ + ++ + Quản trị cơ sở +++ + ++ + + + + ++ ++ + ++ + Phòng chống rủi ro ++ + + + + + + + + + ++ + Ghi chú: +++ mạnh ++ trung bình + yếu Kết luận và khuyến nghị 55 từng bước, tạo cơ hội cho đồng bào DTTS kiểm chứng và học hỏi từ thực tế. Gắn kết cộng đồng cao tại các “mô hình giảm nghèo” là tác nhân quan trọng để tăng hiệu quả sinh kế, lan tỏa và duy trì các thực hành mới. Duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội (từ quan hệ giới, gia đình mở rộng, anh em dòng họ đến các tổ nhóm, tổ chức đoàn thể, thực hành tín ngưỡng, tâm linh, lễ hội, mạng lưới xã hội khi làm ăn xa) giúp cải thiện nguồn vốn xã hội của người nghèo, là điểm tựa của họ khi gặp khó khăn. Tận dụng lợi thế của mỗi thôn bản giúp cho đời sống hộ gia đình DTTS trong thôn bản đi lên. Các chiến lược sinh kế hộ gia đình DTTS sẽ có cơ hội thành công cao hơn khi dựa trên những lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng. ngành nghề thủ công truyền thống và đặc sản, quan hệ xã hội, các dòng tiền có thể huy động của từng thôn bản. Khả năng thích ứng với điều kiện mới rất quan trọng tại các “mô hình giảm nghèo” khi đồng bào DTTS phải đối diện với những thách thức về thay đổi điều kiện sống, diễn biến thị trường hoặc thực thi chính sách. Ngay cả khi gặp những hệ lụy không mong muốn của chính sách, một số cộng đồng DTTS có thể tự điều chỉnh theo tập quán truyền thống có lợi cho người dân, tuy nhiên những thỏa thuận cộng đồng này còn thiếu căn cứ pháp lý để có thể được công nhận và bảo vệ. Đa dạng hóa sinh kế là chiến lược cốt lõi để thoát nghèo của các hộ gia đình DTTS ở các “mô hình giảm nghèo”. Hiểu rõ con đường đi lên của hộ DTTS tại từng thôn bản rất quan trọng, là cơ sở để thiết kế các hỗ trợ sinh kế phù hợp. Người DTTS thường theo đuổi quá trình đa dạng hóa tiệm tiến từng bước, để giảm rủi ro và giữ bản sắc văn hóa của mình. Con đường đi lên của hộ DTTS thường bắt đầu từ việc đảm bảo an ninh lương thực dựa trên cây lương thực, hoa màu ngắn ngày và làm thuê gần nhà. Sau khi đã vượt ngưỡng “đủ ăn”, đa số hộ DTTS có lợi thế đất đai sẽ đa dạng hóa để tăng thu nhập nông nghiệp bằng cách kết hợp trồng cây hàng hóa ngắn ngày và dài ngày, và phát triển chăn nuôi. Bước tiếp theo, một số hộ sẽ từng bước thâm canh một loại cây hàng hóa nhằm tăng thu nhập theo cách “lấy ngắn nuôi dài”. Một số hộ sau quá trình thâm canh sẽ tiếp tục đa dạng hóa nông nghiệp ở mức cao hơn để đảm bảo dòng tiền và tăng thu nhập bền vững hơn. Một số ít hộ khác tìm cách tăng thu nhập phi nông nghiệp bằng cách đi làm ăn xa hoặc XKLĐ, đầu tư vào thương mại – dịch vụ, phát triển nghề truyền thống. Trong quá trình vươn lên, hộ DTTS thành công đầu tư cho giáo dục với hy vọng thế hệ sau có nghề phi nông nghiệp ổn định với thu nhập cao hơn. Năng lực phòng chống rủi ro của người dân và cộng đồng DTTS là yếu tố còn thiếu hụt, ảnh hưởng bất lợi đến tính bền vững của các “mô hình giảm nghèo”. Thời tiết bất thường, biến động giá cả bất lợi và sâu bệnh, dịch bệnh là 3 loại rủi ro ảnh hưởng lớn nhất. Sản xuất gắn với thị trường là bước nhảy vọt của đồng bào DTTS trong thời gian qua, vừa đem đến cơ hội lớn nhưng cũng tạo ra những rủi ro lớn. Trong khi đó, mối liên kết giữa nông dân với nhau chưa đủ mạnh, liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp hoặc chưa có, hoặc có nhưng bấp bênh và người nông dân thường ở thế bất lợi. Quản trị ở cấp cơ sở là yếu tố bao trùm lên những yếu tố đã nêu trên của “mô hình giảm nghèo” ở một cộng đồng DTTS. Trong đó, đội ngũ nòng cốt ở thôn bản nhiệt tình, năng động và có trách nhiệm là rất quan trọng trong việc lắng nghe tiếng nói của người dân, vận động người dân thực hiện các sáng kiến cộng đồng và tham gia vào các chương trình – dự án. Các thiết chế phi chính thức và các hình thức tổ nhóm hợp tác đa dạng có thể thực hiện tốt các chức năng cộng đồng, kinh tế và xã hội có lợi cho người nghèo. Các tổ nhóm phi chính thức do người dân tự thành lập thường đáp ứng các nhu cầu hợp tác cơ bản, phát huy được các nguồn lực cộng đồng, có khả năng tự duy trì cao. Mô hình giảm nghèo tại một số cộng đồng dân tộc thiểu số56 Tuy nhiên, tại các điểm khảo sát, các qui trình lập kế hoạch phát triển KT-XH có sự tham gia và phân cấp tài chính (dưới dạng “quỹ phát triển cộng đồng”) chưa được triển khai, do đó vai trò tích cực của quản trị cơ sở đối với các “điểm sáng” giảm nghèo ở vùng DTTS mới chủ yếu thể hiện ở khía cạnh phát huy nội lực cộng đồng, chưa thể hiện rõ ở khía cạnh tăng cường trách nhiệm giải trình với bên dưới của các cấp chính quyền và các cơ quan dịch vụ công. Tác động của các chính sách và chương trình – dự án đến cải thiện đời sống đồng bào DTTS tại các “mô hình giảm nghèo” được thể hiện rất rõ về mọi mặt, như tiếp cận CSHT, giáo dục, y tế, tín dụng ưu đãi, giống mới, thông tin KHKT, thông tin thị trường, nhà ở... Không phải một chính sách hay chương trình – dự án đơn lẻ nào, mà là tổng hòa của rất nhiều chính sách và chương trình – dự án đã góp phần tạo nên những “mô hình giảm nghèo”, dù rằng ở từng thời điểm và từng địa bàn chính sách này có thể có tác động mạnh hơn chính sách khác. Tuy nhiên, chính sách phát triển đối với DTTS còn những hạn chế. Nếu các thiếu hụt chính sách được khắc phục, thì tiến trình giảm nghèo của đồng bào DTTS sẽ nhanh và bền vững hơn, và sẽ có nhiều “mô hình giảm nghèo” hơn nữa. Về cách tiếp cận và định hướng chính sách, hiện nay còn thiếu một cách tiếp cận đầu tư phát triển DTTS lấy thôn bản khó khăn làm trung tâm, phù hợp với bản sắc văn hóa của từng dân tộc. Còn những thiếu hụt chính sách về nâng cao vai trò của cộng đồng dân cư trong việc sở hữu, quản lý các nguồn lực tự nhiên theo tập quán truyền thống – điểm tựa rất quan trọng của đồng bào DTTS với tư cách là các chủ thể văn hóa. Thời gian vừa qua, chính sách phát triển DTTS tập trung chủ yếu vào đầu tư CSHT và hỗ trợ cải thiện sinh kế, còn thiếu các chính sách phù hợp nhằm cải thiện quản trị địa phương dựa trên tăng quyền năng, tăng sự tự tin và chủ động tích cực của cộng đồng thôn bản trên cơ sở đảm bảo sự quản lý chung của Nhà nước. Về mặt thực hiện chính sách, thiếu hụt về chất lượng xây dựng, vận hành và bảo dưỡng công trình đang là một vấn đề cấp bách. Các hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo, do chưa gắn với hướng dẫn tại chỗ, theo dõi và giám sát chặt chẽ, chưa gắn với đo lường kết quả cải thiện đời sống, đang tạo ra “tâm lý muốn nghèo” và “so bì tỵ nạnh” trong dân. Mặc dù đề xuất phổ biến hiện nay là “3 tăng” đối với người nghèo (tăng mức hỗ trợ, tăng diện được hưởng hỗ trợ, và tăng thời gian thực hiện chính sách hỗ trợ), vấn đề chính nằm ở việc thay đổi cách hỗ trợ để tăng hiệu quả. Vai trò “bà đỡ” của các chương trình – dự án và hệ thống khuyến nông còn hạn chế, do chưa thực sự cùng làm việc, lắng nghe, thúc đẩy và đồng hành hỗ trợ kịp thời những sáng kiến, thử nghiệm của người dân. Đã có nhiều bài học kinh nghiệm trong triển khai các mô hình sinh kế, như ““không đầu tư cho không 100%”, “đầu tư hỗ trợ giảm dần theo dự án trong 3 năm”, “tập huấn theo từng bước mùa vụ - phương pháp lớp học hiện trường (FFS)”, “thường xuyên chia sẻ từ nông dân đến nông dân”, tuy nhiên những hạn chế về chính sách dẫn đến khó áp dụng các bài học kinh nghiệm đó. 3.2. Khuyến nghị Dựa trên khung “mô hình giảm nghèo” và các bài học rút ra về vai trò quan trọng của các yếu tố xã hội ở cấp cộng đồng và chiến lược sinh kế của hộ gia đình đối với giảm nghèo, nghiên cứu này nêu một số đề xuất phục vụ thảo luận chính sách nhằm đẩy mạnh giảm nghèo bền vững ở các cộng đồng DTTS tại Việt Nam như sau Kết luận và khuyến nghị 57 Về cách tiếp cận và định hướng chính sách giảm nghèo 1. Xây dựng các chương trình đầu tư phát triển và giảm nghèo ở các địa bàn DTTS với nguồn lực lớn hơn, lấy thôn bản làm trung tâm. Tập trung đầu tư vào các thôn bản DTTS khó khăn nhất. Khảo sát kỹ lưỡng đặc điểm của từng thôn bản, từng tộc người, nhân tố tiên phong, kênh lan tỏa, các hình thức gắn kết cộng đồng, ưu thế bản địa, con đường đi lên, chiến lược đa dạng hóa, chống đỡ rủi ro, điều kiện tiếp nhận các thực hành mới từ góc nhìn của người dân (người nghèo, người sản xuất nhỏ) trước khi lập bất cứ dự án giảm nghèo nào ở các địa bàn DTTS. 2. Thiết kế một chương trình đồng bộ về cải thiện quản trị địa phương tại các cộng đồng DTTS dựa trên tăng quyền năng và tiếng nói của người dân và các thiết chế thôn bản, từ đó tăng cường trách nhiệm giải trình với bên dưới của các cấp chính quyền và các cơ quan dịch vụ công. Cần áp dụng những cách tiếp cận, phương pháp, qui trình dựa trên sự tôn trọng đa dạng văn hóa và phát huy tính chủ thể tích cực của đồng bào DTTS, giảm thiểu những hệ lụy không mong muốn trong các chính sách phát triển DTTS. 3. Tạo cơ sở pháp lý rõ ràng và thực hiện các biện pháp thúc đẩy vai trò của cộng đồng dân cư trong việc quản lý, sử dụng các nguồn lực tự nhiên theo tập quán truyền thống – điểm tựa rất quan trọng của đồng bào DTTS với tư cách là các chủ thể văn hóa. 4. Tìm kiếm các nhân tố tiên phong trong giảm nghèo, xác định kênh lan tỏa để từ đó có những giải pháp chính sách cụ thể nhằm nhân rộng các “điểm sáng” giảm nghèo trong cộng đồng DTTS theo cách tiếp cận “phát triển cộng đồng dựa trên nội lực (tiềm năng, thế mạnh) của cộng đồng” (cách tiếp cận “ABCD”). 5. Nâng cao vai trò của các cơ quan chuyên môn (Ủy ban Dân tộc, Bộ NN&PTNT) trong thực hiện dự án “nhân rộng mô hình giảm nghèo” trong CTMTQG GN bền vững giai đoạn 2012 – 2015, vì bản chất của “nhân rộng mô hình giảm nghèo” là nhân rộng những cách tiếp cận, phương pháp, qui trình dựa trên sự tôn trọng đa dạng văn hóa và phát huy tính chủ thể tích cực của đồng bào DTTS ở mỗi thôn bản. Về thực hiện chính sách, chương trình – dự án giảm nghèo 6. Nâng cao chất lượng xây dựng, vận hành và bảo dưỡng các công trình CSHT ở vùng DTTS. Riêng đối với các công trình nước sạch và thủy lợi nhỏ, cần áp dụng triệt để qui trình quản lý thủy nông có sự tham gia (PIM). 7. Thiết kế mỗi dự án giảm nghèo với hỗ trợ mô hình sinh kế tại các thôn bản DTTS có thời hạn hoạt động đủ dài (ít nhất 3 năm). Đầu tư hỗ trợ liên tục và giảm dần trong thời hạn dự án nhằm duy trì và lan rộng mô hình. Hạn chế cho không 100% đối với hỗ trợ trực tiếp về sinh kế. Qui định rõ ràng về cách thức sử dụng nguồn vốn thu hồi hoặc quay vòng. Đầu tư có địa chỉ, đầu tư dựa trên kết quả, gắn với cam kết cải thiện sinh kế, cải thiện đời sống và thoát nghèo của từng hộ gia đình. Cũng cần cải tiến các định mức chi phí trong các dự án giảm nghèo, theo hướng dành chi phí thích đáng trong mỗi dự án cho các yếu tố “phần mềm” (khảo sát, truyền thông, tập huấn theo từng bước mùa vụ, hỗ trợ các thiết chế cộng đồng, theo dõi và đánh giá). 8. p dụng các phương pháp, qui trình, công cụ (đã được tổng kết và tài liệu hóa) nhằm tăng cường sự tham gia, tiếng nói và quyền làm chủ của phụ nữ và nam giới DTTS trong các dự án giảm nghèo nhằm phát huy sự chủ động sáng tạo và nâng cao năng lực tự thoát nghèo. Đặc biệt hỗ trợ những người tiên phong, lãnh đạo là phụ nữ trong Mô hình giảm nghèo tại một số cộng đồng dân tộc thiểu số58 các hoạt động kinh tế và phát triển cộng đồng. Ưu tiên hỗ trợ đối tượng thanh niên DTTS (mới tách hộ, thiếu đất, thường được xếp vào hộ nghèo do chưa có tích lũy), kết hợp sản xuất nông nghiệp và việc làm phi nông nghiệp bền vững. Chú trọng hướng dẫn đồng bào DTTS nghèo về lập kế hoạch, hạch toán kinh tế hộ gia đình (quản lý tài chính vi mô, kiểm soát nguồn vốn và các dòng tiền có thể huy động). 9. Lựa chọn các mô hình đa dạng hóa sinh kế theo từng bước tiệm tiến, kết hợp cây ngắn ngày (cây lương thực, hoa màu) và cây dài ngày (cây công nghiệp) trên cơ sở xen canh, luân canh, gối vụ, rải vụ. Tránh giới thiệu cho hộ nghèo DTTS những mô hình sinh kế cần đầu tư thâm canh lớn, sử dụng quá nhiều lao động, khó mua giống, khó bán, nhiều rủi ro về dịch bệnh và giá cả thị trường Ưu tiên các mô hình sinh kế dựa trên tri thức bản địa của đồng bào DTTS theo phương châm “mỗi thôn bản một sản phẩm nổi bật”. 10. Áp dụng rộng rãi phương pháp khuyến nông “từ nông dân đến nông dân” trên cơ sở học hỏi từ người dân, phát huy vai trò lan tỏa của những người tiên phong, tận dụng các kênh truyền bá phi chính thức. Cần gấp rút xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ khuyến nông đủ năng lực và bám sát cơ sở, chú trọng hỗ trợ người dân tự nhân rộng những kinh nghiệm và mô hình tốt đang có ngay trong các cộng đồng DTTS. Phát triển các tổ nhóm nông dân kết hợp giữa người nghèo và người không nghèo (người tiên phong) dựa trên các liên kết truyền thống trong cộng đồng. Thận trọng khi thành lập các tổ nhóm “kiểu mới” có thể hoạt động hình thức, không hiệu quả và không bền vững ở các vùng DTTS. Hỗ trợ đối ứng cho địa phương thực hiện dự án liên kết giữa các doanh nghiệp, HTX và người dân có mục tiêu tạo việc làm, canh tác theo hợp đồng bền vững và đảm bảo lợi ích của người dân ở các vùng DTTS. 11. Kết nối các hỗ trợ về sinh kế với các cải tiến về thể chế giảm nghèo tại địa phương, nâng cao năng lực cán bộ cơ sở, phân cấp trao quyền, quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng. Kinh nghiệm của nhiều dự án có mục tiêu phát triển và giảm nghèo bền vững ở các địa bàn DTTS cho thấy, cần áp dụng rộng rãi chính sách đầu tư trọn gói cho cấp xã và thôn bản bằng các nguồn tài chính phân cấp (dưới dạng “quỹ phát triển cộng đồng”), lồng ghép với các hỗ trợ mạnh và liên tục về nâng cao năng lực lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có sự tham gia, quản lý tài chính và theo dõi - giám sát cho cấp xã và thôn bản22. 22 Tham khảo kinh nghiệm của các dự án hướng đến cải thiện công tác lập, tổ chức thực hiện, theo dõi – đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp xã và thôn bản, và vận hành “quỹ phát triển cộng đồng” tại các tỉnh Hòa Bình, Cao Bằng, Hà Giang, Sơn La, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Nghệ An, Quảng Bình, ĐakNong do nhiều tổ chức tài trợ và hỗ trợ kỹ thuật (SIDA, SDC, JICA, GTZ, AusAid, Helvetas, Plan International, Oxfam). Giới thiệu 59 Phần 4 TÀI LIỆU THAM KHẢO Mô hình giảm nghèo tại một số cộng đồng dân tộc thiểu số60 Tài liệu tham khảo 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO Andrew Wells-Dang (2012), ”Phát triển dân tộc thiểu số ở Việt Nam: Điều gì làm nên thành công?”, báo cáo cơ sở cho Đánh giá Nghèo năm 2012, tháng 5 Bob Baulch et al. (2010) “Nghèo dân tộc thiểu số tại Việt Nam”, Trung tâm nghiên cứu nghèo kinh niên (Chronic Poverty Research Centre - CPRC), Manchester, UK, tháng 2 Bob Baulch và Vũ Hoàng Đạt (2012), “Phân tích khía cạnh dân tộc của tình trạng nghèo tại Việt Nam”, báo cáo cơ sở cho Đánh giá Nghèo năm 2012, tháng 5 Bùi Minh Đạo (2003), “Một số vấn đề giảm nghèo ở các dân tộc thiểu số ở Việt Nam”, NXB KHXH Cục BTXH - Bộ LĐ-TBXH (2012), Báo cáo Kết quả thực hiện dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo năm 2011; kế hoạch thực hiện năm 2012 Everett M. Rogers (2003), “Lan tỏa sáng tạo” (Diffusion of Innovations), Free Press, New York Gay McDougall (2010), “Báo cáo của chuyên gia độc lập về các vấn đề dân tộc thiểu số - chuyến công tác tại Việt Nam (5-15/7/2010)” Hoàng Cầm và Mai Thanh Sơn (2012), “Thiểu số tiến kịp đa số”: Định kiến tộc người và sự ngoài lề hóa của người Dao Bắc Kạn và người Raglai Ninh Thuận”, Hà Nội Hoàng Xuân Thành et al. (2012), “Nghiên cứu nhận thức về bất bình đẳng tại Việt Nam”, báo cáo cơ sở cho Đánh giá Nghèo năm 2012, tháng 5 iSEE và nhóm nghiên cứu Học viện Báo chí và Tuyên truyền(2009), “Thông điệp về nhóm dân tộc thiểu số trên báo in hiện nay”, Hà Nội Jamieson, Neil L., Lê Trọng Cúc và A.Tery Rambo (1998) “Khủng hoảng phát triển ở miền núi Việt Nam”, Honolulu, Hawai: Trung tâm Đông – Tây Mai Thanh Sơn (2011a), “Ba điểm tựa và nhiều chiều tác động của chủ thể văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam” --- (2011b), “Quyền của người dân các tộc người thiểu số tại Việt Nam” --- (2012), “Một số hiệu ứng không mong đợi của chính sách đối với dân tộc thiểu số” Ngân hàng thế giới – WB (2009), “Phân tích xã hội quốc gia: Dân tộc và phát triển tại Việt Nam”, Washington --- (2012), “Khởi đầu tốt, nhưng chưa phải đã hoàn thành: Thành tựu ấn tượng của Việt Nam trong giảm nghèo và những thách thức mới”, tháng 7 Ngô Đức Thịnh (2010), “Luật tục trong đời sống các tộc người ở Việt Nam”, NXB Tư pháp Nguyễn Tam Giang et al. (2012), “Nghiên cứu kết hợp định tính-định lượng về các động lực giảm nghèo dài hạn tại Việt Nam trong giai đoạn 1992-2011”, báo cáo cơ sở cho Đánh giá Nghèo năm 2012, tháng 5 Nguyễn Từ Chi (2003), “Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người”, NXB Văn hóa Dân tộc Nguyễn Việt Cường et al. (2012), “Phân bố nghèo theo không gian và sự biến đổi tại Việt Nam: Phân tích sâu và bài học chính sách từ Bản đồ nghèo năm 1999 và 2009”, báo cáo cơ sở cho Đánh giá Nghèo năm 2012, tháng 5 Mô hình giảm nghèo tại một số cộng đồng dân tộc thiểu số62 Oxfam (2012), “Báo cáo hội thảo tổng kết thường niên chương trình giảm nghèo và sinh kế bền vững tại huyện Đăk Glong (tỉnh Đăk Nông)”, tháng 3 Oxfam và AAV (2011), Báo cáo tổng hợp vòng 4 năm 2011 “Theo dõi nghèo theo phương pháp cùng tham gia tại một số cộng đồng dân cư nông thôn Việt Nam”, tháng 5 --- (2012), Báo cáo tổng hợp 5 năm 2007-2011 “Theo dõi nghèo theo phương pháp cùng tham gia tại một số cộng đồng dân cư nông thôn Việt Nam”, tháng 5 Phạm Quỳnh Phương và Hoàng Cầm (2011), “Câu chuyện định kiến tộc người và những vấn đề đặt ra (qua nghiên cứu định tính ở một số tỉnh miền Bắc và Trung Việt Nam)”, Hà Nội TCTK (2010), “Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2008”, NXB Thống kê, Hà Nội UNDP (2010), Báo cáo phát triển con người năm 2010 “Của cải thực sự của các quốc gia: Đường đi tới phát triển con người”, tháng 11 Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - VASS (2011), “Giảm nghèo tại Việt Nam: Thành tựu và Thách thức”, NXB KHXH, Hà Nội. Giấy phép xuất bản số : 288-2013/CXB/07-08/TN Mô hình giảm nghèo tại một số cộng đồng dân tộc thiểu số64 Nghiên cứu trường hợp tại Hà Giang, Nghệ An và Đăk Nông Oxfam 22 Lê Đại Hành Hà Nội Việt Nam ĐT: 04 - 3945 4448 Fax: 04 - 3945 4449 Email: ogb-vietnam@oxfam.org.uk ActionAid Quốc tế tại Việt Nam Tầng 2, tòa nhà HEAC 14 - 16 Hàm Long, Hà Nội Việt Nam ĐT: 04 - 3943 9866 Fax: 04 - 3943 9872 Email: mail.aav@actionaid.org MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO TẠI MỘT SỐ CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐIỂN HÌNH Ở VIỆT NAM © A AV -O XF A M -1 30 51 0/ A M V M Ô H ÌN H G IẢ M N G H ÈO TẠ I M Ộ T SỐ CỘ N G Đ Ồ N G D Â N TỘ C TH IỂU SỐ Đ IỂN H ÌN H Ở VIỆT N A M N ghiên cứu trường hợp tại H à G iang, N ghệ An và Đ ăk N ông

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmo_hinh_giam_ngheo_tai_mot_so_cong_dong_dan_toc_thieu_so_dien_hinh_o_viet_nam_112.pdf
Luận văn liên quan