Báo cáo thực tập HVHC
LỜI MỞ ĐẦU
Phát triển kinh tế - xã hội gắn kết với bảo vệ môi trường là mục tiêu và cũng là đường hướng cơ bản để đạt tới sự phát triển bền vững. Thật khó có thể dùng một thước đo hay một công cụ nào khác để đo đếm sự hơn kém về tầm quan trọng giữa môi trường và phát triển. Do đó không thể có sự đánh đổi của môi trường cho phát triển hay ngược lại. Bảo vệ môi trường theo đó trở thành một vấn đề mang tính tất yếu khách quan trong thời đại phát triển ngày nay.
Việt Nam đang trên con đường phát triển, Đảng và Nhà nước ta luôn nhấn mạnh sự cần thiết của công tác bảo vệ môi trường, coi đó là công việc mang tính thường xuyên, cấp bách của toàn xã hội. Quan điểm, chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường được Đảng, Nhà nước xác định rõ và bước đầu được cụ thể hóa triển khai vào thực tế đời sống.
Vấn đề xây dựng mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường mà nhóm chúng em trình bày dưới đây là một nội dung quan trọng, góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, trên cơ sở nền tảng lý luận được xây dựng, chúng em sẽ đi sâu vào phân tích, đánh giá về một số mô hình và đưa ra những giải pháp cơ bản góp phần hoàn thiện các mô hình này.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÃ HỘI HÓA BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2
I. GIẢI THÍCH MỘT SỐ THUẬT NGỮ LIÊN QUAN 2
1. Môi trường. 2
2. Hoạt động bảo vệ môi trường. 2
3. Khái niệm cộng đồng. 3
4. Xã hội hóa về bảo về môi trường. 3
II. VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG . 4
1. Mối quan hệ giữa môi trường với phát triển kinh tế - xã hội. 4
2. Con người và môi trường là thể thống nhất với nhau. 5
III. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC XHH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 6
1. Mục tiêu của xã hội hóa. 6
2. Nội dung của XHH bảo vệ môi trường. 7
3. Vai trò của các mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường. 8
CHƯƠNG II. 9
THỰC TRẠNG CÁC MÔ HÌNH XÃ HỘI HÓA BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG . 9
I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY 9
1. Những kết quả đạt được. 9
2. Những yếu kém, hạn chế. 10
II. THỰC TRẠNG CÁC MÔ HÌNH XÃ HỘI HÓA BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG . 12
1. Mô hình XHH trong sinh hoạt. 12
2. Mô hình xã hội hóa trong lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn. 18
3. Mô hình xã hội hóa trong lĩnh vực công nghiệp. 25
4. Các phong trào cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường. 29
CHƯƠNG III. 33
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG . 33
I. NHỮNG GIẢI PHÁP TỪ PHÍA NHÀ NƯỚC 33
1. Tăng cường cải thiện môi trường pháp lý và pháp chế về bảo vệ môi trường tại cộng đồng 33
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường trong toàn thể cộng đồng 34
3. Nhà nước cần tăng cường đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, đồng thời kêu gọi các nhà tài trợ cung cấp tài chính cho các dự án, mô hình của các . 34
II. GIẢI PHÁP TỪ PHÍA CÁC ĐOÀN THỂ QUẦN CHÚNG . 35
1. Tăng cường vai trò đầu tàu và sự phối hợp của các đoàn thể quần chúng với chính quyền địa phương trong công tác XHH bảo vệ môi trường. 35
2. Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát 35
III. GIẢI PHÁP TỪ PHÍA CỘNG ĐỒNG . 36
1. Đối với người dân. 36
2. Đối với doanh nghiệp. 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
40 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6006 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mô hình xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các tổ trưởng của các đoàn thể: hội nông dân, hội phụ nữ, thanh niên, hội cựu chiến binh, người cao tuổi, mặt trận tổ quốc trên đại bàn dân cư, đội tình nguyện xanh, ban y tế giúp đỡ Ban điều hành trong giám sát, thực hiện hương ước. Điều 11 quy định, hương ước chỉ có giá trị trong làng và sẽ được xem xét sửa đổi bổ sung hàng năm, khi xét thấy các điều khoản đó không còn phù hợp với thực tế nữa. Ngày ký hương ước thực sự là một ngày hội của làng góp phần phổ biến rõ và sâu rộng hơn nữa sự quan tâm tham gia tự nguyện của người dân vào việc BVMT. Hương ước được sao ra cho mỗi họ một bản và giao cho trưởng làng giữ một bản.
Ngoài ra có thể nêu thêm hương ước bảo vệ rừng ở bản Hợp Thành xã Xá Lượng – Tương Dương – Nghệ An thuộc khu đệm vườn quốc gia Pù Mát có các quy định về bảo vệ rừng như “không bắn vượn, mang; nếu chúng mắc bẫy thì phải thả ra”.
Quy ước BVMT là một hình thức của hương ước và cũng được sử dụng ngày càng nhiều ở các cộng đồng dân cư. Quy ước rất đa dạng song điều cơ bản là đảm bảo tính chất phù hợp với đặc điểm của từng địa phương. Một số ví dụ điển hình là:
- Quy ước BVMT ở xã Nậm Loòng – Tam Đường – Lai Châu có một số điều khoản đặc trưng như không làm chuồng trâu, bò ở gần nhà hoặc gần nguồn nước, không hạ cây tươi để làm củi, không vứt cỏ rác của nương hộ này sang nương hộ khác, không lấn chiếm đất đai của nhau…
- Quy ước BVMT của làng Vân Cù – Hương Toàn – Hương Thủy – Thừa Thiên Huế gồm 4 chương và 12 điều, trong đó có một số quy định như cá nhân, tập thể không được sản xuất, sinh hoạt, vui chơi… gây tiếng ồn làm ảnh hưởng đến người khác đặc biệt sau 22 giờ; hàng tháng vào ngày 14 âm lịch ban chỉ huy thôn có trách nhiệm tổ chức làm vệ sinh ở đường làng ngõ xóm.
Như vậy, việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước là mô hình tích cực, mang lại hiệu quả thiết thực trong BVMT ở các địa bàn dân cư. Thông qua việc đưa những nội dung về BVMT trong các bản hương ước, quy ước đã góp phần tạo ra tính tự quản, tự giác của mỗi người dân trong cộng đồng, tăng cường tính gắn kết cộng đồng trong công tác BVMT. Đặc biệt việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước bảo vệ môi trường trên thực tế cũng đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa. Vì vậy, đây là một mô hình cần được khuyến khích nhân rộng trên nhiều vùng lãnh thổ khác.
1.2. Mô hình doanh nghiệp hoạt động công ích chuyên trách BVMT
Ở loại mô hình này, doanh nghiệp chuyên trách về môi trường (do nhà nước hoặc tư nhân thành lập) đảm nhận việc huy động sự đóng góp của cộng đồng dân cư. Nguồn lực hoạt động của mô hình có sự hỗ trợ từ nhiều nguồn như hỗ trợ tài chính từ ngân sách địa phương, thu phí môi trường từ cộng đồng (dân cư, kinh doanh, sản xuất..), các dự án môi trường trong nước và các tổ chức quốc tế tài trợ.
Doanh nghiệp công ích do nhà nước thành lập như Công ty môi trường đô thị Đà Nẵng thực hiện việc thu phí vệ sinh môi trường. Mức thu phí được xác định cụ thể phù hợp theo từng đối tượng như: đối với hộ gia đình mức thu phí được tính theo khẩu, đối với khách sạn thhu theo số lượng phòng, đối với khu vực chợ thu theo sạp hàng…mức thu phí cũng được phân biệt theo loại đường phố, khu vực dân cư theo nguyên tắc hộ dân cư được hưởng nhiều dịch vụ (thu gom rác, quét đường, tưới nước chống bụi) có mức thu phí cao hơn; theo mức độ nguy hại của chất thải thực hiện nguyên tắc chất thải có mức độ nguy hại cao hơn phải trả phí cao hơn. Với các quy định mức thu hợp lý như vậy cộng với việc tổ chức thu tốt nên Công ty môi trường đô thị Đà Nẵng đã huy động được một lượng tiền khá lớn, hơn hẳn khoản chi của ngân sách thành phố cho khoản mục này. Cụ thể năm 1998 tổng chi phí cho thu gom rác thải của công ty là 5 tỷ đồng trong khi khoản chi cho mục này từ ngân sách thành phố chỉ là 200 triệu đồng.
Mô hình thành lập các doanh nghiệp thu gom rác thải cũng được nhân rộng và thực hiện ở nhiều địa phương khác, đặc biệt là các đô thị như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…
Doanh nghiệp do tư nhân thành lập như Công ty TNHH Huy Hoàng, doanh nghiệp này hoạt động từ năm 1993 theo quyết định của UBND tỉnh Lạng Sơn với chức năng hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh môi trường. Mức thu phí vệ sinh môi trường do công ty này đảm nhận nhưng thực hiên theo quyết định của HĐND tỉnh.
Như vậy, qua mô hình này có thể thấy được vai trò rất lớn của các doanh nghiệp trong hoạt động BVMT, do có những ưu điểm như thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải được thực hiện nhanh hơn, chuyên nghiệp hơn, có sự đầu tư về trang thiết bị, công nghệ xử lý… nên tạo dựng được khung cảnh xanh – sạch – đẹp cho các khu vực dân cư. Vì vậy, nhà nước cần có những chính sách để hỗ trợ mô hình phát triển trong tương lai.
2. Mô hình xã hội hóa trong lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn
2.1 Mô hình làng kinh tế sinh thái
Do điều kiện tự nhiên của nước ta có những đặc thù so với các nước trong khu vực nên quá trình sản xuất nông –lâm – ngư nghiệp có những đặc điểm khác biệt so với các nước. Diện tích đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ, còn lại đất nông nghiệp chỉ tập trung vào khu vực ĐB Sông Hồng, ĐB Sông Cửu Long và rải rác ở các đồng bằng nhỏ hẹp của Duyên hải miền trung. Chúng ta có một phần rất lớn diện tích đất ở hệ kém bền vững như bãi cát, đầm lầy, cao nguyên khô cạn… Cuộc sống của đại đa số những người dân ở những vùng đất này là rất khó khăn. Đây là những vùng đất dễ bị suy thoái nhất, điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho canh tác sản xuất nông nghiệp; đồng thời phương thức sản xuất, sinh hoạt không hợp lý của người dân địa phương đã khiến họ tác động vào môi trường tự nhiên nhằm khai thác những thứ cần thiết cho nhu cầu hàng ngày của họ, làm cho môi trường suy thoái, tài nguyên cạn kiệt.
Đứng trước thực trạng đó, nhà nước đã đề ra nhiều biện pháp giúp người dân ổn định cuộc sống và có ý thức BVMT. Một trong số những giải pháp là xây dựng những làng kinh tế sinh thái gắn với hoạt động sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp và yếu tố tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân.
Mô hình làng kinh tế sinh thái đã được Viện nghiên cứu sinh thái nghiên cứu xây dựng từ năm 1993. Theo GS. TS. Viện trưởng Nguyễn Văn Trương, thì làng sinh thái là nơi tái lập lại cơ bản hệ sinh thái phù hợp với sự sống của con người, cây trồng, vật nuôi. Làng sinh thái là kết quả thực tế từ một sự mong muốn của con người nhằm tìm ra một lối sống bền vững, dựa trên thái độ và cách tiếp cận đối với vấn đề loại bỏ chất thải. Theo TS Nguyễn Đắc Hy (Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường) cho biết thêm, mô hình làng kinh tế sinh thái được xác định bằng công thức: đặc trưng sinh thái + kiến thức bản địa + kiến thức khoa học = mô hình làng kinh tế sinh thái. Có nghĩa là mô hình làng sinh thái được xác định trên cơ sở sinh thái học và sự kết hợp kiến thức truyền thống (hay còn gọi là kiến thức bản địa) với kiến thức khoa học trong tổ chức, xây dựng không gian sống, các hình thức sản xuất, sinh hoạt, hoạt động văn hóa dân gian, cũng như chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, xây dựng thành công mô hình làng sinh thái ở các vùng sinh thái nhạy cảm, kém bền vững sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dân. Từ việc nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân bằng những ngành nghề nông – lâm – ngư nghiệp và làm giàu cho xã hội, tạo dựng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc trên cơ sở phát triển bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học có hiệu quả đến việc phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh, đồng thời cũng bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. Mô hình làng kinh tế sinh thái thực chất là một biện pháp tác động đến nhiều hướng đích tập trung ở những vùng nông thôn có điều kiện tự nhiên đặc thù và đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Thực tế cho đến nay, 6 mô hình làng kinh tế sinh thái được Viện kinh tế sinh thái xây dựng thành công tại các địa phương, áp dụng cho các vùng đất có hệ sinh thái kém bền vững là đất dốc, bãi cát và vùng ngập nước. Để phân tích tính thực tế và hiệu quả của mô hình này, chúng ta sẽ tìm hiểu ví dụ sau đây về làng kinh tế sinh thái Hợp Nhất – Ba Vì – Hà Tây cũ. Đây là làng sinh thái xây dựng cho vùng đất dốc, vùng đất được đánh giá là có địa hình đa dạng và phức tạp nhất. Đặc điểm địa hình của vùng vừa là yếu tố tăng thêm tính đa dạng của vùng sinh thái này, nhưng đồng thời là yếu tố hạn chế sự phát triển. Do địa hình phức tạp nên giao thông đi lại khó khăn, hạn chế sự buôn bán, trao đổi hàng hóa, thông tin giữa các cộng đồng dân cư trong vùng. Địa hình bị chia cắt mạnh, phân hóa theo chiều hướng khác nhau tạo nên mạng lưới thủy văn phức tạp và nhiều tiểu vùng với các đặc trưng về khí hậu, đất đai, tài nguyên nước khác nhau.
Làng Hợp Nhất là làng người Dao xuống dưới núi định canh, định cư, được hình thành từ những năm 60. Trước đây, do phong tục tập quán, cách sống của đồng bào của người Dao ở Ba Vì không biết trồng trọt thâm canh, tăng vụ, vùng đất chuẩn để xây dựng làng kinh tế sinh thái mang đặc điểm của vùng đất dốc, trơ trọi, bị xói mòn, cây lương thực không được trồng. Đối với rừng, bà con khai thác rừng làm nương rẫy, chặt phá, đốt rừng phá hủy môi trường. Việc khai thác rừng, sử dụng tài nguyên rừng rất bừa bãi và thiếu hợp lý.
Từ khi xây dựng làng kinh tế sinh thái đến nay (1993), bộ mặt của xã Hợp Nhất đã từng bước thay đổi. Một màu xanh của ruộng bậc thang, của những vườn cây trái đã dần che phủ những quả đồi trọc trước kia. Cái nghèo, cái đói đã dần được xóa bỏ và thay vào đó là một cuộc sống ấm no hơn. Cơ cấu hạ tầng phát triển, trình độ hiểu biết của bà con được nâng cao, đời sống bà con thay đổi cả về vật chất và tinh thần.
Từ những buổi đầu thành lập làng, các cán bộ của Viện kinh tế sinh thái đã nhiệt tình giúp đỡ bà con, bên cạnh sự tài trợ của Tổ chức chống nghèo đói cho sự phát triển CCFD. Viện đã tặng áo rét, sách vở, bút cho các em nhỏ, hỗ trợ kinh phí cho bà con chuyển đổi sản xuất do đó đã dần tạo được lòng tin nơi đây. Viện đã mở lớp tập huấn cho bà con sử dụng đất đồi để trồng cây lương thực, thực phẩm, lấy thức ăn cho người và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Viện cử người trực tiếp ở tại Làng sinh thái với bà con để chỉ đạo thực hiện trên từng khoảng đất được giao và đã cho áp dụng những kỹ thuật trồng trọt với mục tiêu không phải là đem tới một phương pháp mới mà là sự vận dụng kiến thức làm ruộng bậc thang của bà con đã thực hiện ở một số vùng đồi, chỉ cần có những cải tiến để đỡ tốn công và có hiệu quả kinh tế cao hơn. Các bờ đất được thay bằng các bờ cây vừa ngăn đất giữ nước, cải tạo đất, vừa cho những sản phẩm để bà con sử dụng và bán ra thị trường, những loại cây đó là cây bản địa, sẵn giống. Trên các dải đất bậc thang trồng cây ăn quả nhiều tầng kết hợp với cây lương thực thực phẩm như đỗ, lạc, vừng, để cải thiện chế độ dinh dưỡng cho người dân và có tác dụng làm cho đất tốt lên. Các nương bậc thang không làm từ đỉnh đến chân đồi như một số vùng mà chỉ làm từ 1/2 sườn đồi trở xuống còn phía trên trồng cây gỗ, củi có quả ăn được và thích hợp với môi trường như dọc, trám, tai chua, bồ kết, sấu, nhãn…Các băng đất ở sườn đồi trồng các cây chè, quế, hồng, na, …ở chỗ đất ẩm trồng đu đủ, cam , chanh, bưởi…kết hợp với chăn nuôi gà lợn, trâu bò lấy sức kéo và tận dụng phân bón cho cây trồng cải tạo đất. Chỗ thích hợp có thể đào ao thả cá, lấy cá ăn và giữ nước tưới cho vườn. Vận dụng VAC để phát triển kinh tế gia đình ở các sườn dốc, bà con tận dụng làm máy phát điện, làm đập giữ nước để tưới cây trồng vào các mùa khô. Đến nay, 95% các gia đình đều có vườn bậc thang trồng rau, quả cung cấp cho người, chăn nuôi lấy thịt bán ra thị trường, lấy phân cho cá, cho vườn. Vì vậy bà con vừa có thêm thu nhập vừa bảo vệ môi trường.
Ngoài mô hình chúng ta phân tích ở trên thì ở một số địa phương cũng đã triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình này như mô hình Làng sinh thái ở Hải Thủy-Quảng Bình, là một trong 6 mô hình do Viện kinh tế sinh thái xây dựng và áp dụng trong thực tế.
Như vậy, cái lớn nhất mà mô hình mang lại là việc tác động thay đổi những tập quán sản xuất lâu đời, sống thân thiện với môi trường hơn. Bên cạnh việc tạo cho người dân có cuộc sống ổn định thì lợi ích về môi trường mà làng kinh tế sinh thái đem lại là rất lớn. Từ một hệ sinh thái đang bị suy thoái trầm trọng, đất bị rửa trôi bạc màu, cây cối thưa thớt thành một hệ sinh thái cây cối đan xen phát triển, độ phì nhiêu của đất tăng lên, lượng nước giữ được trong đất cao, tạo điều kiện phát triển cây trồng, diện tích phủ xanh không ngừng được tăng lên. Chính vì vậy đây là mô hình cần tiếp tục nghiên cứu và nhân rộng trên nhiều địa bàn có điều kiện về tự nhiên tương đồng.
2.2. Mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Ngày nay khi chúng ta đã gia nhập WTO, hàng hóa nông sản của chúng ta đã có mặt ở nhiều thị trường trong khu vực và thế giới. Để đáp ứng được nhu cầu cao về chất lượng sản phẩm từ các thị trường “khó tính” này, đồng thời nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu của các mặt hàng trong nước, chúng ta cần nghiên cứu, thí điểm và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ môi trường sinh thái tại các vùng nông thôn ở nước ta. Một trong nhiều mô hình được thực hiện trong lĩnh vực nông nghiệp là mô hình sản xuất “nông nghiệp hữu cơ”.
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ được đánh giá là một trong những phương pháp tiên tiến và đang được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng do không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất độc hại, cũng như các loại chế phẩm gây biến đổi gen. Theo các chuyên gia nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp hữu cơ sẽ mang lại nhiều lợi ích như duy trì và bảo vệ toàn bộ độ phì nhiêu của đất; ít gây ô nhiễm môi trường nước; bảo vệ đời sống hoang dã của các loài chim, ếch nhái, côn trùng,…; tính đa dạng sinh học cao và tạo dựng được nhiều cảnh quan đẹp; đối xử tốt hơn đối với động vật nuôi cũng như con người; ít sử dụng năng lượng và đầu vào không có khả năng phục hồi từ bên ngoài; không có chất khoáng sinh và hoocmon trong các sản phẩm động vật; chất lượng sản phẩm tốt hơn, sạch hơn, an toàn hơn.
Theo đó, để mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ thành công phải đảm bảo 5 nguyên tắc: bảo toàn sinh thái trên vùng sản xuất; làm phong phú hệ sinh thái nông nghiệp hơn; sử dụng biện pháp cơ học cùng chu trình tự nhiên, ngăn ngừa sự ô nhiễm từ bên ngoài và sự tự cấp vật liệu sản xuất.
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ được áp dụng tại nhiều địa phương với những tên gọi, hình thức, phương thức khác nhau. Dưới đây là một ví dụ cụ thể của mô hình này: Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch tại tỉnh Bắc Giang
Bắc Giang là tỉnh còn rất nhiều huyện, xã nghèo; diện tích đồi núi chiếm phần lớn, kinh tế kém phát triển, chưa tận dụng và phát huy hết tiềm năng của vùng nên đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Từ thực tế đó, Bắc Giang đã áp dụng mô hình chuyển đổi nền kinh tế, cải thiện bộ mặt nông thôn. Trong đó có dự án nông nghiệp hữu cơ do Tổ chức phát triển nông nghiệp Đan Mạch Châu Á (ADDA) hiện đang được triển khai tại xã Thanh Hải – Lục Ngạn. Đây là mô hình có tính khả thi cao và có khả năng được nhân rộng ra nhiều địa phương khác trong tỉnh cũng như cả nước.
ADDA là một tổ chức phi chính phủ của Đan Mạch phối hợp với TƯ Hội Nông dân VN, góp phần mang lại nhiều lợi ích đáng kể như bảo vệ môi trường, tạo ra nông sản hoàn toàn sạch và có giá trị kinh tế cao, bảo vệ sức khỏe con người.
Bắt đầu thực hiện từ năm 2006, 20 hộ nông dân tại xã Thanh Hải tham gia dự án, được tham gia các lớp tập huấn và áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đối với cây vải thiều trên quy mô diện tích khoảng 10 ha. Các hộ nông dân đã áp dụng nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật canh tác như sản xuất phân bón (phân ủ) tại chỗ; nuôi các côn trùng có ích và giữ gìn đa dạng sinh học; chỉ sử dụng các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh sinh học để kiểm soát sâu bệnh và cỏ dại; thiết kế khu vườn trồng bằng cắt tỉa, tạo tán; áp dụng hệ thống luân canh và trồng xen canh các loại cây trồng ngắn ngày khác…
Đến nay, mô hình này đang được duy trì, nhân rộng và phát huy hiệu quả, ngày càng có nhiều hộ nông dân địa phương tự nguyện áp dụng vào sản xuất do có nhiều lợi ích như chất lượng quả vải thiều cao hơn, bán được giá cao hơn (vụ vải thiều năm 2008 bản được khoảng 7 nghìn đồng/kg, gấp 1,5 đến 2 lần so với canh tác truyền thống) và được tiêu thụ tốt hơn, tăng độ phì nhiêu cho đất và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, một ưu điểm đáng chú ý khác của sản xuất nông nghiệp hữu cơ là đảm bảo có sự tham gia của các thành viên, nghĩa là nếu các đơn vị, doanh nghiệp thu mua nông sản theo dự án còn băn khoăn về ưu điểm và lợi ích của sản xuất nông nghiệp hữu cơ thì có thể trực tiếp tham gia dự án và tự áp dụng quy trình sản xuất cũng như giám sát chất lượng sản phẩm của chính mình.
Trong năm 2009 Hội Nông dân tỉnh BG đã tiếp tục tổ chức 8 lớp tập huấn sản xuất nông nghiệp hữu cơ cho các hộ dân tự nguyên tham gia và tiếp tục nhân rộng mô hình này trên cây vải thiều và các loại rau tại một số xã của thành phố BG và huyện Lạng Giang.
Với những ưu điểm vượt trội trong sản xuất nông nghiệpvới giá trị kinh tế cao, nên mô hình này tỉnh thành khác trong cả nước học tập kinh nghiệm và áp dụng vào sản xuất nông nghiệp tại địa phương mình.
2.3. Mô hình kinh tế trang trại (KTTT)
Đây cũng là một mô hình được áp dụng phổ biến tại các vùng nông thôn. Hiện nay mô hình này đang phát huy hiệu quả với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.
Kinh tế trang trại là một mô hình tổ chức sản xuất cơ sở trong nông – lâm – ngư nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng của một người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn với các hình thức tổ chức quản lý tiến bộ, trình độ kỹ thuật cao, hoạt động chủ yếu và gắn với thị trường.
Theo các chuyên gia về sử học và kinh tế học, đối với nước ta mô hình KTTT hình thành và phát triển dưới thời nhà Trần với tên gọi chung là “Thái ấp”. Hiện nay, mô hình KTTT đã được phát triển mạnh mẽ và phổ biến ở khắp các vùng nông thôn trong cả nước, mang lại hiệu quả kinh tế, giúp cải thiện rõ rệt bộ mặt của nông thôn VN.
Các loại hinh sản xuất của KTTT cũng ngày ngày đa dạng như trang trại trồng cây lâu năm, cây hàng năm, cây công nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp …với các tên gọi như VAC, RVAC. Mô hình KTTT có vai trò rất quan trọng không chỉ giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp mà còn giúp khai thác một diện tích đất hoang hóa lớn, đất ven sông, ven biển để đưa vào sản xuất nông nghiệp, tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, góp phần chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng và công nghiệp chế biến. Mặt khác, KTTT do ứng dụng thành tựu KHCN vào sản xuất nên giá trị hàng hóa và dịch vụ bình quân của một trang trại ngày càng tăng, năm 2006 giá trị bình quân là 159 triệu đồng. Kinh tế trang trại thu hút được một lượng vốn rất lớn vào trong sản xuất chủ yếu là từ người dân, giúp họ tự sản xuất kinh doanh ngay trên mảnh đất quê hương của mình. Qua đó, KTTT cũng góp phần giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động trong nông nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn và giảm sức ép lên các đô thị lớn. Hiệu quả của mô hình KTTT còn thể hiện ở tác động tích cực của nó đối với môi trường, thông qua áp dụng mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ thân thiện với môi trường.
Chúng ta cùng tìm hiểu mô hình này thông qua ví dụ sau đây tại tỉnh Yên Bái:
Sau nhiều năm kinh tế chủ yếu trông vào sản xuất nông nghiệp tự túc, tự cấp, hiện nay Yên Bái đã có một bước chuyến biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế, thể hiện là hơn 7000 trang trại ra đời. Là một tỉnh diện tích đồi núi chiếm chủ yếu nhưng cách đây 10 năm, vùng đất này toàn là đồi trọc do bị người dân khai thác hết cây rừng để làm nương rẫy; sản xuất được một đến hai vụ mùa, họ lại chuyển sang chặt đốt cây vùng khác. Tài nguyên rừng trù phú đã biến thành đồi trọc hoang hóa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái rừng, đến đời sống nhân dân và sự an toàn của các vùng dân cư được rừng xưa nay bảo vệ.
Năm 1989, trong khi các tỉnh biên giới giáp Trung Quốc phất lên nhờ mở cửa buôn bán với các nước bạn thì Yên Bái vẫn loay hoay với “tiềm năng đất đai” của mình. Kinh tế trang trại trong thời gian đó đã xuất hiện nhưng chỉ mang tính thử nghiệm ở một vài địa phương của miền núi phía Bắc. Nhưng là mô hình kinh tế linh hoạt và phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng nên các cấp lãnh đạo tỉnh Yên Bái đã quyết định chọn huyện Văn Chấn làm thí điểm mô hình KTTT và nếu thành công sẽ phổ biến nhân rộng cho toàn tỉnh.
Trong vòng 10 năm từ năm 1989 – 1999, KTTT ở Văn Chấn đã có bước phát triển nhanh chóng, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt và môi trường cũng được cải thiện đáng kể. Năm 1990, toàn huyện chỉ có chưa tới 100 trang trại với quy mô nhỏ từ 0,5-4,5 ha thì năm 1999 đã phát triển gần 950 trang trại với quy mô từ 10 ha trở lên. Hướng phát triển KTTT ở Văn Chấn rất phong phú, đa dạng, kết hợp nhiều ngành hỗ trợ nhau, lấy ngắn nuôi dài. Hiệu quả KTTT của Văn Chấn là rõ ràng, hiện chỉ còn khoảng 14% các hộ thuộc diện đói nghèo, nhiều hộ từ bàn tay trắng nhờ được giúp đỡ biết làm trang trại đã vươn lên thoát nghèo làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.
Bên cạnh những kết quả kinh tế đã đạt được thì mô hình này tại Yên Bái cũng đã góp phần quan trọng vào BVMT nhất là đối với tài nguyên rừng, đất, nước…nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong công tác BVMT ngay tại địa bàn mình sinh sống và sản xuất.
Với những ưu điểm của mình và hình thức triển khai linh hoạt thích hợp với nhiều vùng miền khác nhau, nên mô hình KTTT được nhiều địa phương nghiên cứu và áp dụng vào sản xuất. Tuy nhiên, mô hình này cũng đã gặp phải những khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện như: ở một số địa phương mô hình KTTT phát triển một cách tự phát, chưa theo quy hoạch của nhà nước, đây là sự phát triển kém bền vững; nhiều địa phương chưa thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của nhà nước về ưu đãi đất đai, tín dụng; thêm vào đó trình độ quản lý của chủ trang trại còn nhiều hạn chế so với những yêu cầu đòi hỏi về ứng dụng thành tựu KHCN, chưa có ý thức bảo vệ môi trường …Những tồn tại này đã làm cho hiệu quả của mô hình trên thực tế không được như mong muốn, làm ảnh hưởng đến môi trường sống, đặc biệt là những người dân sống ở trang trại đó.
3. Mô hình xã hội hóa trong lĩnh vực công nghiệp
Xu hướng phát triển bền vững gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường đang là mục tiêu của nhiều quốc gia trên thế giới. Đối với Việt Nam hiện nay, thực hiện mục tiêu CNH-HĐH, xây dựng nền kinh tế thị trường bên cạnh việc mang lại những kết quả đáng kể về đời sống kinh tế - xã hội thì mặt trái của quá trình này tác động tiêu cực đến môi trường, đặc biệt là tác động từ sự phát triển các ngành công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất. Hậu quả của sự phát triển này là môi trường sống đang bị xuống cấp trầm trọng, nhiều nơi ô nhiễm ở mức báo động. Nguồn rác thải công nghiệp ngày càng tăng trong khi việc xử lý không triệt để, thêm vào đó công tác quản lý của các cơ quan nhà nước còn nhiều bất cập đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí, nước, đất đai, tài nguyên khoáng sản…
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng trên song về cơ bản có hai nguyên nhân chính. Thứ nhất là do các danh nghiệp sản xuất chưa nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của môi trường đối với phát triển sản xuất kinh doanh cũng như trách nhiệm trong công tác BVMT. Mặt khác do xu thế chạy theo lợi nhuận mà các doanh nghiệp bỏ qua sự quan tâm cần thiết đến môi trường. Điều này đã dẫn đến một thực tế là các doanh nghiệp khi xây dựng hệ thống xử lý rác thải không đưa vào vận hành hoặc chỉ vận hành một thời gian thì dừng lại. Vấn đề ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp đã trở thành vấn đề được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm trong thời gian qua đã cho thấy một cái giá quá đắt mà chúng ta phải trả và đánh đổi giữa lợi ích kinh tế và trách nhiệm BVMT. Nguyên nhân thứ hai là từ phía các cơ quan quản lý nhà nước nói chung, quản lý về TNMT nói riêng ở trung ương và địa phương, họ đã buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, hơn nữa việc phát hiện cũng như xử lý các vi phạm đối với các doanh nghiệp còn chậm và chưa nghiêm.
Để giải quyết vấn đề ô nhiêm môi trường trong lĩnh vực sản xuất chúng ta cần hoàn thiện trên rất nhiều mặt với hệ thống các giải pháp đồng bộ và kiên quyết. Trên thực tế, sự ra đời và triển khai các mô hình trong lĩnh vực công nghiệp đã mang lại những chuyển biến về cải thiện tình hình môi trường, đồng thời nâng cao được ý thức, trách nhiệm của cộng đồng các doanh nghiệp trong BVMT.
Dưới đây là sự phân tích một số mô hình :
3.1. Mô hình sản xuất sạch hơn trong các doanh nghiệp (SXSH)
Theo UNEP thì sản xuất sạch hơn được định nghĩa: là việc áp dụng liên tục chiến dịch phòng ngừa tổng hợp vì môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.
- Đối với quá trình sản xuất: sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm lượng và tính độc hại của mọi chất thải nguy hại tại nguồn thải.
- Đối với sản phẩm: sản xuất sạch hơn bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của khâu sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ.
- Đối với dịch vụ: sản xuất sạch hơn đưa các yếu tố môi trường vào thiết kế và phát triển các dịch vụ.
Ở Việt Nam, theo Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công thương), sản xuất sạch hơn sẽ giúp cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, tái sử dụng phế phẩm và bán thành phẩm có giá trị, tạo hình ảnh tốt hơn cũng như cải thiện được sức khỏe cho người lao động. Khi triển khai thực hiện mô hình sản xuất sạch hơn, người quản lý sẽ xác định được hàm lượng nguyên vật liệu đầu vào bị thất thoát, hiểu được tại sao gây ra lãng phí, tiếp cận một cách có hệ thống để giảm thiểu sự thất thoát và đề ra các kế hoạch hành động cụ thể, đồng thời quan trắc liên tục hiện trạng phát thải và tình trạng ô nhiễm môi trường.
Chương trình hợp tác phát triển Việt Nam – Đan Mạch về môi trường (DCE) được Chính phủ Việt Nam và Đan Mạch ký kết được thực hiện trong giai đoạn 2006- 2010 bao gồm 5 hợp phần, trong đó có hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (CPI) do Bộ Công thương chủ trì thực hiện. Chương trình đã khởi động một loạt các dự án trình diễn sản xuất sạch hơn và đã tiến hành đánh giá sản xuất sạch hơn cho gần 50 doanh nghiệp từ các ngành công nghiệp khác nhau.
Hợp phần SXSH tập trung vào các lĩnh vực đang nóng về ô nhiễm môi trường của các tỉnh do những tác động trầm trọng nhất từ chất thải của các doanh nghiệp đến môi trường làm việc và môi trường sống của các cộng đồng dân cư nghèo. Theo văn kiện, hợp phần thực hiện 40 dự án trình diễn tại 5 tỉnh mục tiêu (Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Nam, Bến Tre, Nghệ An) và hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp tham gia với mức hỗ trợ khoảng 50.000 – 250.000 USD cho mỗi doanh nghiệp đầu tư vào các giải pháp cần chi phí lớn. Năm 2007, Bộ Công thương đã tiến hành đợt đánh giá SXSH đầu tiên tại 11 doanh nghiệp của 9 ngành công nghiệp tại 4 tỉnh tham gia chương trình (hai tỉnh phía Bắc và hai tỉnh miền Trung).
Qua triển khai thực hiện SXSH tại 5 tỉnh mục tiêu, các doanh nghiệp, người lao động cũng như dân cư quanh vùng đều được hưởng lợi từ việc giảm thiểu ô nhiễm và tăng năng suất của nhà máy. Nói cách khác, thông qua các dự án trình diễn thì hiệu quả sản xuất được cải thiện, chất lượng môi trường và sức khỏe người lao động, người dân quanh vùng khu vực ô nhiễm công nghiệp được nâng cao.
Ví dụ điển hình là Công ty Cổ phần giấy xuất khẩu Thái Nguyên, Công ty tinh bột sắn FOCOCEV từng là những doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nằm trong danh sách của Quyết định 64 về xử lý các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường thì đến nay vấn đề ô nhiễm nước thải từ các doanh nghiệp này đã được giải quyết và ra khỏi danh sách. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp thuộc Chương trình sau khi áp dụng hệ thống quản lý môi trường đơn giản và SXSH đã giải quyết cơ bản được các vấn đề môi trường, đồng thời tận dụng, tái sử dụng lại 100% chất thải hoặc xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường với chi phí hợp lý như Công ty xi măng Lưu Xá, Công ty giấy Sông Lam.
Theo tính toán sơ bộ, trên cơ sở các doanh nghiệp tham gia hợp phần SXSH hàng năm có thể tiết kiệm khoảng 23,8 tỷ đồng nhờ giảm tiêu thụ nguyên, vật liệu: than (6800 tấn), điện (2,3 triệu kw), nước (720.000 m3), phát thải bụi giảm 600 tấn, phát thải chất rắn giảm 4800 tấn…Ngoài ra, sau khi áp dụng SXSH còn giúp các doanh nghiệp cải thiện môi trường lao động, giúp tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, giảm lượng bụi thải nguy hại (chứa chì) hoặc khí độc hại (khí Toluene) vào môi trường làm việc.
Bên cạnh những lợi ích có thể tính toán được, các doanh nghiệp còn được hưởng lợi từ những cải thiện môi trường như chất lượng sản phẩm tốt hơn, thái độ làm việc tốt hơn, có ý thức tiết kiệm, ý thức trách nhiệm với môi trường. Một vấn đề quan trọng hơn cả là các doanh nghiệp đã thay đổi nhận thức quản lý sản xuất và cải thiện quá trình kỹ thuật, nhằm đạt được hiệu quả sản xuất cao hơn.
Trước những hiệu quả từ mô hình mang lại, ngày 7/9/2009 Phó thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã ký Quyết định 1419/2009/QĐ – TTg phê duyệt Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020 với mục tiêu SXSH được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, vật liệu giảm phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người và đảm bảo phát triển bền vững. Chiến lược gồm 5 chương với quan điểm thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia 2001 – 2010, định hướng 2020; Định hướng phát triển bền vững Việt Nam và Định hướng phát triển ngành công nghiệp. Theo đó, nhà nước khuyến khích và hỗ trợ kỹ thuật áp dụng SXSH trên cơ sở tự nguyện và phát huy nội lực của các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu môi trường và lợi ích kinh tế, SXSH trên cơ sở tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ tài nguyên môi trường.
Như vậy, việc áp dụng mô hình SXSH trong doanh nghiệp công nghiệp thì lợi ích mang lại từ mô hình này được đánh giá như “một mũi tên trúng hai đích”, tức là bên cạnh mang lại lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường thì nó còn mang lại lợi ích về an toàn, sức khỏe nghề nghiệp. Do đó, SXSH có thể áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp không kể quy mô và hình thức sở hữu.
3.2.Mô hình doanh nghiệp cổ phần về bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX)
Mặc dù Luật Bảo vệ môi trường được ban hành song trên thực tế để luật đi vào đời sống phải phát huy sức mạnh của cả cộng đồng. Việc quản lý, thu gom, xử lý chất thải công nghiệp do tính đặc thù của nó nên chủ trương xã hội hóa cũng phải thể hiện và đáp ứng được tính đặc thù đó. Thực tế cho thấy, trước sự phát triển nhanh và mạnh của hệ thống các KCN, KCX nếu chỉ dựa vào các cơ quan nhà nước trong khi nguồn lực nhà nước là có hạn thì không thể đáp ứng được yêu cầu về thu gom và xử lý chất thải công nghiệp. Việc hạn chế lượng chất thải công nghiệp phát sinh từ nguồn đã khó, quản lý và xử lý chất thải đã phát sinh lại càng khó hơn. Hàng nghìn người dân có thể được huy động trong việc nạo vét một tuyến kênh, thu dọn rác trong một khu phố song không thể áp dụng cách đó trong môi trường rác thải công nghiệp được. Bởi vậy, việc XHH cũng cần thể hiện tính công nghiệp.
Trên cơ sở đó, mô hình doanh nghiệp cổ phần BVMT đã ra đời, Đồng Nai là địa phương đầu tiên trong cả nước áp dụng thể nghiệm mô hình này.
Đồng Nai là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về phát triển các KCN, KCX. Theo thống kê của Sở tài nguyên và môi trường Đồng Nai (tháng 10/2006) toàn tỉnh có 17 khu công nghiệp nhưng mới chỉ có 8 khu công nghiệp triển khai hệ thống xử lý chất thải. Tuy nhiên, chỉ có 3 khu công nghiệp trong số đó (gồm khu CN A-ma-ta, KCN Biên Hòa 2, KCN Long Bình) có hệ thống xử lý chất thải hoạt động hiệu quả. Các khu công nghiệp còn lại đều tuồn chất thải chưa qua xử lý ra môi trường hoặc là tống vào kho dụ trữ (đối với chất thái có độ nguy hại cao). Kết quả quan trắc môi trường của Bộ TNMT và Sở TNMT Đồng Nai cho thấy nạn rác thải công nghiệp đang là mối đe dọa lớn nhất đối với sự an nguy của môi trường tại địa phương này.
Trước thực trạng trên, Đồng Nai đã xây dựng và áp dụng thể nghiệm mô hình này bằng việc thành lập Công ty Cổ phần môi trường, trực thuộc Công ty phát triển hạ tầng KCN Sonadzi. Số vốn ban đầu để thành lập công ty vào khoảng 200 tỷ đồng, bên cạnh chức năng bảo đảm các thiết chế, cung cấp và thực hiện các dịch vụ về BVMT đáp ứng yêu cầu phát triển các KCN; doanh nghiệp này còn tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật về môi trường; thực hiện chuyển giao công nghệ và xử lý chất thải công nghiệp cho các đối tác. Hệ thống công nghệ được doanh nghiệp này nhập về từ các nước có nền kỹ thuật tiên tíến như Đức, Thuỵ Điển, Nhật…
Theo ông Vũ Văn Đức, Vụ chính sách chiến lược (Bộ Công thương) thì kết quả khảo sát, kiểm tra của Vụ này tại các KCN trên địa bàn Đồng Nai cho thấy công nghệ xử lý chất thải còn rát yếu và thiếu, hệ thống dịch vụ đi kèm chưa có. Ông Đức đánh giá cao mô hình doanh nghiệp cổ phần BVMT và cho rằng đây là một bước tiến quan trọng trong quá trình đẩy mạnh XHH công tác bảo vệ môi trường ở các KCN, KCX.
Như vậy, lợi ích mang lại từ mô hình này là rất lớn giúp giảm gánh nặng cho nhà nước trong vấn đề BVMT, đồng thời giúp cho doanh nghiệp sản xuất chuyên tâm hoạt động, vừa mang lại lợi ích kinh tế song vẫn đáp ứng tốt các yêu cầu về BVMT. Chính vì vậy, mô hình này cần được tiếp tục hoàn thiện và nhân rộng trên nhiều tỉnh thành trong cả nước.
4. Các phong trào cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường
Ngoài những mô hình XHH BVMT được tìm hiểu ở nội dung trên, chúng ta cũng cần tìm hiểu thêm về các phong trào XHH BVMT. Ngày nay với sự hỗ trợ rất lớn của các phương tiện truyền thông như: đài phát thanh, truyền hình, báo chí, Internet,…thì các phong trào ở nước ta trong thời gian qua không ngừng được mở rộng về số lượng và nâng cao về chất lượng. Nhìn chung các phong trào này đều nhằm mục đích tạo cơ sở nền tảng cho việc thực hiện thành công các chương trình, mô hình BVMT ở các lĩnh vực khác nhau, giúp nâng cao nhận thức và hiểu biết của cộng đồng về BVMT, đồng thời qua các phong trào đã giải quyết được phần nào những mâu thuẫn, xung đột môi trường do thiếu thông tin hay bỏ qua thông tin và thiếu sự tham gia đóng góp của cộng đồng.
Một điểm dễ nhận thấy ở mọi phong trào là có sự tham gia và giữ vai trò quan trọng của các tổ chức đoàn thể nhân dân từ trung ương đến địa phương. Chúng ta có thể kể đến một số phong trào dưới đây:
4.1. Phong trào thanh niên, sinh viên tình nguyện BVMT
Phong trào thanh niên, sinh viên tình nguyện do TƯ Đoàn khởi xướng và tổ chức thực hiện, hướng về cơ sở để hỗ trợ nhân dân trong nhiều hoạt động cần thiết, bao gồm cả hoạt động BVMT. Phong trào này đã được Chính phủ quan tâm và 3 năm trở lại đây Thủ tướng CP đều có văn bản chỉ đạo để chuẩn bị cho mùa hè tình nguyện.
Sinh viên tham gia “Mùa hè tình nguyện” và về các nơi, nhất là các vùng nông thôn còn nhiều khó khăn, giúp nhân dân trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, phát triển văn hóa và cải thiện môi trường sống. Trong 2 tháng mùa hè năm 2003, hàng ngàn đội thanh niên, sinh viên tình nguyện cả nước đã tổ chức 1500 lớp học xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở cho hàng chục nghìn lượt người ở các xã vùng sâu, vùng xa; quyên góp, vận động hơn 2 tỷ đồng thực hiện các công trình thanh niên phục vụ dân sinh (xây dựng đường xá, các công trình cung cấp nước sạch, vệ sinh…); thực hiện 3 trăm nghìn ngày công giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sỹ, các gia đình chính sách: sửa chữa nhà cửa, chăm sóc ruộng vườn; 1300 đội y, bác sỹ trẻ tình nguyện đã khám bệnh, tư vấn các phương pháp bảo vệ sức khỏe và phát thuốc miễn phí cho 100 nghìn người.
Các trường đại học, cao đẳng hàng năm đều tổ chức các chiến dịch “Mùa hè xanh – sinh viên tình nguyện” đưa sinh viên tham gia giúp đỡ nhân dân trong sản xuất, sinh hoạt và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sinh thái. Nhìn chung, phong trào thanh niên, sinh viên tình nguyện đã thực sự là một phong trào phát triển sâu rộng trong cộng đồng, thu hút sự đồng thuận, ủng hộ rất lớn từ phía người dân. Một mặt, phong trào đã huy động được sự tham gia đông đảo của đội ngũ thanh niên, sinh viên còn rất trẻ của đất nước vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước. Mặt khác, phong trào đã giúp người dân có những hiểu biết về cách thức sản xuất tiên tiến, hiệu quả và BVMT; góp phần thực hiện tốt các chương trình, chính sách xã hội của nhà nước. Đây là một trong những phong trào cần được củng cố và phát động rộng rãi trên nhiều địa phương trong cả nước.
Ngoài ra , hoạt động của đoàn viên, thanh niên còn sôi nổi với các hoạt động cụ thể thiết thực như: ngày “Thứ 7 tình nguyện” , ngày “Chủ nhật xanh”, xây dựng và duy trì thường xuyên có hiệu quả các mô hình “Làng, xã xanh – sạch – đẹp”, “Tuyến sông an toàn văn minh”…
4.2. Phong trào thi đua “Hãy hành động vì môi trường xanh – sạch – đẹp" của Hội Nông dân Việt Nam
Hàng năm, hội Nông dân VN chủ động phối hợp với các cấp ủy, chính quyền và các ban ngành có liên quan phát động phong trào thi đua “Hãy hành động vì môi trường xanh – sạch – đẹp", tổ chức các hoạt động thiết thực hưởng ứng các sự kiện môi trường, tạo khí thế sôi nổi cho cán bộ, hội viên, nông dân tích cực tham gia hoạt động BVMT và nguồn nước sạch trên địa bàn.
Từ năm 2004 đến nay, các cấp Hội tổ chức hơn 1.027 cuộc mít tinh với hơn 389.588 lượt người tham dự các sự kiện môi trường. Đặc biệt TƯ Hội phối hợp với tỉnh ủy, HĐND, UBND và hội Nông dân của 16 tỉnh thành tổ chức 16 cuộc mít tinh cấp quốc gia, ra quân tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm, thu gom rác thải, chất thải ở nông thôn, trồng và chăm sóc cây xanh hưởng ứng Tuần lễ quốc gia nước sạch, vệ sinh môi trường, Ngày môi trường thế giới, Chiến dịch làmcho thế giới sạch hơn…
Hội Nông dân VN sẽ tiếp tục phối hợp với các cấp Hội trên các địa bàn nhằm xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế lồng ghép với các chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và xóa đói giảm nghèo. Ngoài ra, Hội còn thực hiện phong trào “Sạch từ nhà ra ngõ, sạch từ ngõ vào nhà” tạo thói quen vệ sinh làng xóm thành nét văn hóa thôn quê, xây dựng các hương ước, quy ước về BVMT.
Các phong trào do Hội nông dân phát động đã đem lại những kết quả nhất định, góp phần quan trọng vào thành công của công tác BVMT.
4.3. Phong trào “Toàn dân tham gia BVMT” do UBTƯMTTQ phát động
Từ năm 2003, sau khi Chiến lược BVMT quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nội dung BVMT được Ủy ban TƯMTTQVN xác định là một trong sáu nội dung quan trọng của cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và từng bước triển khai trong hệ thống Mặt trận các cấp từ trung ương đến cơ sở.
Ban thường trực Ủy ban MTTQ đã chỉ đạo mở các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chủ chốt của Mặt trận; mở các chuyên mục về BVMT trên các phương tiện thông tin của hệ thống Mặt trận như: chuyên mục Môi trường quanh ta trên báo Đại đoàn kết, chuyên mục Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường trên Thông tin Công tác Mặt trận, Tạp chí Mặt trận được tiến hành thường xuyên, đồng thời phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam xây dựng các phóng sự về toàn dân tham gia BVMT phát trong Chương trình Đại đoàn kết.
Vào dịp kỷ niệm Ngày Môi trường thế giới (5/6) hàng năm, Ban thường trực Ủy ban TƯMTTQVN có thông tri hướng dẫn UBMTTQ các tỉnh thành phố trên toàn quốc tổ chức các hoạt động như mít tinh kỷ niệm; hưởng ứng phong trào “Toàn dân tham gia BVMT” bằng các hoạt động làm vệ sinh đường làng, ngõ xóm, các khu vực công cộng; trồng và chăm sóc cây xanh; trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, xây dựng các công trình vệ sinh. Để động viên các địa phương thực hiện công tác này, Ban thường trực UBTƯMT đã triển khai thí điểm ở một số địa phương như TP Hà Nội, Bắc Giang, Lâm Đồng, Huế.
Trong năm 2007, UBTƯMTTQ tập trung công tác truyền thông nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường cho nhân dân ở các vùng dân tộc thiểu số, vùng có đồng bào là tín đồ tôn giáo. Thông qua các vị chức sắc tôn giáo, các vị già làng, trưởng bản, những người có uy tín trong cộng đồng để truyền tải những chủ trương, chính sách của Đảng, những quy định pháp luật của Nhà nước và nội dung vận động, giám sát của Mặt trận về BVMT đến các tầng lớp nhân dân ở các địa bàn dân cư này.
Cùng với nhiều hoạt động tích cực khác, MTTQ Việt Nam đã góp phần quan trọng tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động của người dân và cộng đồng xã hội về nhiệm vụ BVMT. Các hoạt động của Mặt trận trong thời gian tới cần nhận được sự quan tâm của Nhà nước cũng như sự đồng thuận và tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. NHỮNG GIẢI PHÁP TỪ PHÍA NHÀ NƯỚC
1. Tăng cường cải thiện môi trường pháp lý và pháp chế về bảo vệ môi trường tại cộng đồng
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến vấn đề BVMT, song hiệu quả của việc thực hiện các văn bản này còn rất thấp do chủ yếu là các quy định mang tính chung chung chưa cụ thể, và chậm được thực hiện trong thực tế. Đặc biệt hiện nay vẫn chưa có văn bản cụ thể nào quy định, hướng dẫn về nội dung công tác XHH bảo vệ môi trường, đây là điểm hạn chế cơ bản làm cho công tác này trong những năm qua chưa mang lại kết quả như mong muốn. Vì vậy, cần thiết phải đẩy mạnh công tác xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cùng các nghị định hướng dẫn kịp thời. Các nội dung của XHH bảo vệ môi trường được văn kiện của Đảng xác định như: xây dựng các mô hình XHH, đẩy mạnh các phong trào cộng đồng tham gia BVMT cần nhanh chóng được nhà nước cụ thể hóa thành những văn bản pháp luật quy định đối với từng lĩnh vực hoạt động đó, đảm bảo phát huy vai trò, hiệu quả của các mô hình và phong trào. Hệ thống văn bản pháp luật này cần đơn giản, dễ hiểu, dễ triển khai vào đời sống, qua đó nhằm tạo ra một khuôn khổ pháp lý quan trọng cho công tác XHH hoạt động BVMT.
Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nội dung của công tác XHH về bảo vệ môi trường của chúng ta không được thực hiện hiệu quả và một trong những nguyên nhân là do những cản trở của các quan hệ mang tính chất cộng đồng như quan hệ dòng họ, thân tộc qua nhiều thế hệ và đôi khi những quan hệ này đã lấn át các qua hệ pháp lý, khiến cho pháp luật bị thay thế bởi luật tục. Khi đó nếu chỉ sử dụng bộ máy chính quyền để bắt buộc người dân thực thi quy định của pháp luật thì sẽ không đạt được hiệu quả hoặc các quy định pháp luật về môi trường sẽ thiếu cụ thể nếu không được chuyển tải thành ngôn ngữ người dân thông dụng. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là cần tăng cường việc cụ thể hóa các quy định pháp luật, chế tài vào trong các văn bản mang tính xã hội của cộng đồng như quy ước, hương ước. Đây sẽ là những văn bản pháp lý hóa các hoạt động BVMT, đưa ra các quy định phù hợp với quy định của pháp luật về BVMT song các quy định này mang tính chất cam kết nội bộ, dựa trên truyền thống văn hóa cộng đồng và đề cao sự chia sẻ trách nhiệm, nhiệm vụ và quyền lợi về bảo vệ môi trường trong toàn thể cộng đồng.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường trong toàn thể cộng đồng
Đây là giải pháp quan trọng, không chỉ làm thay đổi nhận thức thái độ và định hướng hành động của cá nhân mà còn củng cố, điều chỉnh hệ thống giá trị, hướng dẫn và điều chỉnh hành động của toàn bộ cộng đồng về bảo vệ môi trường.
Hình thức cũng như nội dung của công tác tuyên truyền, vận động này rất phong phú, đa dạng, trong đó thường tập trung vào các hoạt động như: tuyên truyền tại môi trường học đường; trong gia đình; thông qua phương tiện thông tin đại chúng rộng khắp trong cả nước; thông qua các đoàn thể xã hội; qua các lớp tập huấn, hội thảo, chuyên đề…
Đây là giải pháp thường được thực hiện kết hợp chặt chẽ với các giải pháp khác nhằm nâng cao tính hiệu quả, thiết thực như: tuyên truyền, giáo dục về các quy định của pháp luật trong lĩnh vực BVMT; tuyên truyền về các mô hình điểm cần nhân rộng hay những thông tin về các phong trào BVMT mang tính cộng đồng, tuyên dương những gương mặt tiêu biểu trong việc xây dựng hay áp dụng thành công các mô hình sản xuất, tiêu dùng thân thiện với môi trường…
Thực hiện tốt giải pháp này sẽ góp phần quan trọng vào việc triển khai phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, giữ vai trò quyết định đến sự thành công của các mô hình XHH bảo vệ môi trường trên thực tế.
3. Nhà nước cần tăng cường đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, đồng thời kêu gọi các nhà tài trợ cung cấp tài chính cho các dự án, mô hình của các cộng đồng. Bởi lẽ hầu hết các chương trình, dự án hay mô hình tổ chức sản xuất cần rất nhiều vốn và yếu tố khoa học kỹ thuật làm đầu vào, nhưng trên thực tế do thiếu nguồn lực quan trọng này mà hiệu quả của chúng thường không cao và việc nhân rộng ra địa bàn khác cũng rất hạn chế. Đối với những cộng đồng quá khó khăn, Chính phủ và các cơ quan tài trợ cần thông qua các dự án nâng cao năng lực, hỗ trợ về mặt đào tạo, cung cấp các cơ sở vật chất và trang bị tối thiểu, chuyển giao các công nghệ tiên tiến, để người dân các cộng đồng có thể tiến hành các hoạt động BVMT.
Cùng với các giải pháp cơ bản nêu trên, về phía nhà nước cần kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nói chung, các cơ quan quản lý về môi trường nói riêng, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý. Đồng thời cần nâng cao năng lực, trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức giúp họ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác BVMT qua đó giúp việc triển khai hiệu quả các mô hình, phong trào bảo vệ môi trường.
II. GIẢI PHÁP TỪ PHÍA CÁC ĐOÀN THỂ QUẦN CHÚNG
1. Tăng cường vai trò đầu tàu và sự phối hợp của các đoàn thể quần chúng với chính quyền địa phương trong công tác XHH bảo vệ môi trường
Các đoàn thể quần chúng được coi là những đại diện cho cộng đồng, bởi vậy trước hết đòi hỏi họ phải có nhận thức, ý thức tốt về BVMT; có sự thông suốt về quan điểm, có thái độ tích cực cũng như hành động rõ ràng. Khi đó mới có thể giáo dục các thành viên của mình và cộng đồng, lôi kéo họ tham gia vào các hoạt động bảo vệ, cải tạo môi trường sống; xây dựng và vận hành có hiệu quả các mô hình BVMT theo hướng tiếp cận với các công nghệ sản xuất sạch; xây dựng đời sống văn hóa, sinh hoạt lành mạnh, thân thiện với môi trường …
Một cộng đồng mạnh là cộng đồng có sự phối hợp hoạt động của tất cả các đoàn thể quần chúng với nhau và với chính quyền địa phương. Do đó, trong việc xây dựng, áp dụng cũng như nhân rộng các mô hình bảo vệ môi trường, cần đẩy mạnh sự phối hợp giữa các đoàn thể quần chúng trong công tác tuyên truyền, giáo dục; tổ chức bàn bạc, học hỏi kinh nghiệm, huy động hội viên cùng nhân dân địa thực hiện những hoạt động BVMT tại địa phương. Ngoài ra, cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước ở địa phương đảm bảo sự gắn kết giữa đoàn thể và chính quyền; cùng nhau hoạt động trong xác định kế hoạch hành động, phối hợp và phân công trách nhiệm, tạo ra sự thống nhất quan điểm cũng như phương pháp tiếp cận trong giải quyết các vấn đề môi trường tại địa phương. Thực tế cho thấy, chỉ khi có sự nhất trí của các tổ chức đoàn thể tại cộng đồng thì các chế tài mới được áp dụng có hiệu quả.
2. Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động trong và ngoài các tổ chức đoàn thể, tập trung vào hoàn thiện tổ chức, nâng cao năng lực chuyên môn của các cán bộ để họ đảm nhận tốt vai trò của mình
Ngoài ra, chủ động đề xuất, đóng góp ý kiến trong việc xây dựng các mô hình về bảo vệ môi trường, phát huy vai trò chủ trì của mình trong việc áp dụng, triển khai các mô hình trong đời sống kinh tế - xã hội tại địa phương mình.
III. GIẢI PHÁP TỪ PHÍA CỘNG ĐỒNG
1. Đối với người dân
Chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật của nhà nước về môi trường; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mình đối với vấn đề BVMT.
Phát huy quyền dân chủ cơ sở của mình thông qua tham gia đóng góp ý kiến vào các hoạt động BVMT do chính quyền và đoàn thể tổ chức; thực hiện tốt vai trò giám sát hoạt động BVMT ở địa phương; chủ động đề xuất các ý tưởng, các mô hình tích cực về bảo vệ môi trường.
Tự chủ, sáng tạo trong việc áp dụng các mô hình BVMT trong sinh hoạt, sản xuất kinh doanh nhằm mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ sức khỏe và cải thiện môi trường.
Tăng cường tiếp cận thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và học tập các điển hình trong BVMT.
Xây dựng văn hóa cộng đồng, tăng cường tinh thần đoàn kết, phát huy phong tục, tập quán và truyền thống tốt đẹp của nhân dân tham gia vào bảo vệ môi trường .
2. Đối với doanh nghiệp
Thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với vấn đề BVMT được quy định tại các văn bản pháp luật của Nhà nước. Lồng ghép các mục tiêu kinh tế với thực hiện các vấn đề xã hội và tăng cường biện pháp bảo vệ môi trường.
Tăng cường tính chủ động và linh hoạt trong thay đổi phương thức quản lý, tổ chức sản xuất, áp dụng các mô hình sản xuất tiết kiệm, thân thiện với môi trường; xử lý tốt các vấn đề về rác thải, chất thải theo đúng cam kết và yêu cầu của nhà nước. Tham gia vào các chương trình do nhà nước tổ chức như giải thưởng “Doanh nghiệp xanh”, giải thưởng “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp” năm 2009 qua đó nhằm khẳng định ý thức và mục tiêu bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất kinh doanh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần Thanh Lâm (chủ biên). Giáo trình QLNN về KH – CN và TN – MT
Hoàng Phê (chủ biên). Từ điển Tiếng Việt. Viện Ngôn ngữ học. NXB Đà Nẵng, 1998
Tô Duy Hợp – Lương Hồng Quang. Phát triển cộng đồng – Lý thuyết và vận dụng. NXB Văn hóa thông tin, HN, 2000
Phạm Thành Nghị. Nâng cao ý thức sinh thái cộng đồng vì mục tiêu phát triển bền vững. NXB KH – XH, 2005
Vai trò và ảnh hưởng của hương ước, quy ước trong bảo vệ môi trường – Thực trạng và giải pháp. Viện khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp, 2004
Phan Công Chung (chủ biên). Mô hình phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường. NXB Thanh Hóa, 2006
Một số văn bản của Đảng và Nhà nước có liên quan.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mô hình xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay.doc