Mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí (lấy ví dụ thực tế tại tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí pvep)

Danh mục bảng biểu Tên bảng biểu Trang Bảng 1. Tiềm năng dầu khí khu vực Đông Nam Á 26 Bảng 2. Tiềm năng dầu khí khu vực Trung Đông và Bắc Phi 28 Bảng 3. Tiềm năng dầu khí khu vực Nga và các nước vùng Ca-xpiên 29 Hình 1. Mỏ dầu Amara-Irắc 31 Hình 2. Phân chia lô đất liền Al-giê-ri 33 Hình 3. Lô Z47-Pê-ru 34 Hình 4. Phân chia lô ngoài khơi Ma-lai-xia 34 Hình 5. Giàn khoan ngoài khơi Ma-lai-xia 35 Hình 6. Lô Majunga Profond, Ma-đa-gát-xca 38 Hình 7. Nhu cầu dầu thô thế giới 58 Hình 8. Nhu cầu khí thế giới 58 Hình 9. Trữ lượng và tiềm năng dầu khí Việt Nam 60 Hình 10. Sản lượng dầu khí dự báo giai đoạn 2007-2025 61 Danh mục chữ viết tắt UNCTAD : Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển PV-Petrovietnam: Tập đoàn dầu khí Quốc Gia Việt Nam PVEP: Tổng Công ty Thăm dò Khai Thác Dầu khí M&A: hoạt động mua lại và sáp nhập FDI: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới GDP: tổng sản phẩm quốc nội Mục lục Lời mở đầu 1 Chương 1 Một số vấn đề tổng quan về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài . 3 1.1. Khái niệm phân loại và động lực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp 3 1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài 3 1.1.2. Phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài 3 1.1.2.1. Phân loại theo hình thức đầu tư . 3 1.1.2.1. Phân loại theo phương thức thực hiện . 4 1.1.3. Động lực đầu tư trực tiếp nước ngoài của các doanh nghiệp . 5 1.2. Tác động của hoạt động đầu tư ra nước ngoài 7 1.2.1. Đối với nước đi đầu tư 7 1.2.1.1. Tích cực . 7 1.2.1.2. Tiêu cực . 8 1.2.2. Đối với nước tiếp nhận đầu tư 9 1.2.2.1. Tích cực . 9 1.2.2.2. Tiêu cực . 10 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư ra nước ngoài 12 1.4. Kinh nghiệm quốc tế hoá của một số công ty dầu khí quốc gia thành công trên thế giới 13 1.4.1. Petronas . 13 1.4.2. Chinese National Offshore Oil Company (CNOOC) . 15 1.4.3. Pertamina . 16 1.4.4. PTTEP 16 Chương 2 Thực trạng hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí . 19 2.1. Khái quát tình hình hiện tại của PVEP 19 2.2. Hiện trạng công tác tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài . 21 2.2.1. Các phương thức triển khai thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài 21 2.2.1.1. Mua tài sản dầu khí 22 2.2.1.2. Thăm dò diện tích mới 23 2.2.1.3. Trao đổi cổ phần . 24 2.2.2. Các khu vực trọng điểm 25 2.2.2.2. Trung Đông và Bắc Phi 26 2.2.2.3. Nga và các nước vùng Ca-xpiên . 29 2.2.3. Các dự án hiện tại ở nước ngoài . 30 2.2.3.1. Các dự án hiện có 30 2.2.3.2. Các dự án đang đánh giá, đàm phán . 39 2.3. Đánh giá chung . 40 2.3.1. Thuận lợi . 40 2.3.2. Khó khăn 51 2.3.3. Thành công . 52 2.3.4. Hạn chế . 52 2.3.5. Nguyên nhân . 53 Chương 3 Định hướng phát triển trong thời gian tới và giải pháp kiến nghị 55 3.1. Xu hướng phát triển của hoạt động tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí trên thế giới 55 3.1.1. Những diễn biến lớn liên quan đến hoạt động thăm dò khai thác dầu khí . 55 3.1.2. Điều chỉnh chiến lược của các công ty dầu khí . 56 3.2. Dự báo nhu cầu năng lượng trong nước thời gian tới . 57 3.2.1. Dự báo nhu cầu năng lượng trong nước . 57 3.2.2. Trữ lượng và sản lượng dầu khí của Việt Nam . 59 3.3. Cơ hội và thách thức 62 3.3.1. Cơ hội . 62 3.3.2. Thách thức 62 3.4. Định hướng chiến lược phát triển . 63 3.4.1. Quan điểm chiến lược phát triển ngành . 63 3.4.2. Định hướng triển khai hoạt động tìm kiếm thăm dò khai thác ở nước ngoài 64 3.5. Giải pháp đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí . 65 3.5.1. Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động đầu tư thăm dò khai thác ra nước ngoài 66 3.5.2. Đa dạng hóa phương thức đầu tư 67 3.5.3. Đổi mới phương pháp tiếp cận và đánh giá dự án 68 3.5.4. Đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động theo xu hướng hội nhập và quốc tế hóa 69 3.5.5. Giải pháp về vốn . 70 3.5.6. Phát triển mạnh nguồn nhân lực . 71 Kết luận 73 Danh mục tài liệu tham khảo 74 Lời mở đầu Ngành dầu khí là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước và được sự quan tâm to lớn của Đảng và Nhà nước. Trong những năm qua, ngành dầu khí Việt Nam đã có những bước tiến bộ vượt bậc với tổng sản lượng khai thác đạt trên 100 triệu tấn (đứng thứ ba ở khu vực Đông Nam Á về khai thác dầu thô) và đã triển khai hoạt động một cách toàn diện từ khâu thăm dò khai thác đến tàng trữ, xử lý, vận chuyển, phân phối sản phẩm, lọc hoá dầu và dịch vụ. Từ chỗ hoạt động bằng vốn ngân sách, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã tạo được nguồn tích luỹ đầu tư phát triển, có đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước và là nhân tố quan trọng góp phần đưa nền kinh tế nước ta ra khỏi khủng hoảng trong đầu thập kỷ 90. Tuy nhiên, kết quả thăm dò khai thác dầu khí trong nước những năm qua cho thấy trữ lượng dầu khí của Việt Nam không nhiều, điều kiện khai thác dầu khí ngày càng khó khăn, do vậy trong tương lai nước ta cần có thêm nguồn cung cấp bổ sung từ nước ngoài. Thực hiện đầu tư vào lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài là triển khai chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm xây dựng Petrovietnam thành một tập đoàn kinh tế mạnh có hoạt động thăm dò khai thác cả ở trong và ngoài nước, gia tăng trữ lượng dầu khí làm cơ sở cho sự tăng trưởng của ngành, đồng thời góp phần đảm bảo nhu cầu năng lượng cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Để triển khai chủ trương chiến lược trên, Petrovietnam đã thống nhất chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong Tập đoàn, giao toàn bộ công tác tìm kiếm thăm dò cả trong và ngoài nước cho Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP). Đây là một bước đi rất đúng đắn, thể hiện tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo Tập đoàn muốn triển khai hoạt động của mình một cách chuyên nghiệp. Việc phân công rõ ràng chức năng nhiệm vụ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để từng đơn vị có thể đưa ra phương hướng triển khai phù hợp với môi trường kinh doanh quốc tế cũng như tiềm lực của mình. Trên cơ sở thực tế đã được tìm hiểu trong quá trình thực tập tại Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí, em đã lựa chọn đề tài luận văn: “Mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí (lấy ví dụ thực tế tại Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí PVEP)”. Mục đích của đề tài là trên cơ sở phân tích tình hình thực tiễn trong và ngoài Tổng Công ty, đề xuất các giải pháp có thể thực hiện để việc đầu tư ra nước ngoài của PVEP được thuận lợi và đạt hiệu quả như mong muốn. Luận văn có kết cấu gồm 3 phần: Chương 1. Một số vấn đề tổng quan về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Chương 2. Thực trạng hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí Chương 3. Định hướng phát triển trong thời gian tới và giải pháp kiến nghị Trong quá trình nghiên cứu, em đã nhận được rất nhiều những ý kiến đóng góp quý báu của các thành viên làm việc tại Tổng Công ty cũng như các thầy cô giáo khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế-Đại học Kinh tế Quốc dân, đặc biệt là GS.TS Đỗ Đức Bình-trưởng khoa. Do thời gian nghiên cứu có hạn và những hạn chế về trình độ, chuyên đề này không thể tránh khỏi những sai sót, mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ góp ý đó để em có thể hoàn thiện và nâng cao tính thực tiễn của đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn.

doc73 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2555 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí (lấy ví dụ thực tế tại tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí pvep), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợng xác minh Trữ lượng tiềm năng An-giê-ri 9.2 7.7 159.7 49.0 Ai-cập 2.9 3.1 35.2 20.4 I-ran 89.7 53.1 812.3 314.6 I-rắc 112.5 45.1 109.8 120.0 Cô-oét 96.5 3.8 52.7 5.9 Li-bi 29.5 8.3 46.4 21.1 Ô-man 5.3 3.5 28.4 33.7 Ka-ta 3.7 3.6 300.0 41.1 Ả-rập Xê-út 263.5 87.1 204.5 681.0 Xu-đăng 0.3 0.7 3.0 15.5 Si-ri 2.5 1.3 8.5 5.1 Tu-ni-di 0.3 2.1 2.8 7.1 UAE 97.8 7.7 212.0 44.5 Yemen 4.0 - 16.9 - Tổng 717.7 227.1 1.992.2 1.359.0 Nguồn: Phòng Dự án mới-PVEP 2.2.2.3. Nga và các nước vùng Ca-xpiên Nga và các nước vùng Ca-xpiên có tiềm năng dầu khí rất lớn, đặc biệt về khí trong đó Nga có trữ lượng khí lớn nhất thế giới (thể hiện ở bảng 3). Bảng 3. Tiềm năng dầu khí khu vực Nga và các nước vùng Ca-xpiên Nước Dầu (tỷ thùng) Khí (nghìn tỷ bộ khối) Trữ lượng xác minh Trữ lượng tiềm năng Trữ lượng xác minh Trữ lượng tiềm năng Nga 48.6 77.4 1,700 1,168.7 Azerbaijan 1.2 6.3 4.4 67.4 Kazakhstan 5.4 21.1 65.0 72.3 Turkmenistan 0.5 6.8 101.0 207.7 Uzbekistan 0.6 0.1 66.2 15.0 Tổng 56.3 77.5 1939.6 1,531.1 Nguồn: Phòng Dự án mới-PVEP Đây là khu vực vốn có quan hệ truyền thống tốt đẹp, hợp tác tương trợ trong nhiều năm thời kì chiến tranh lạnh. Tuy đã có sự thay đổi lớn về chính trị xã hội ở khu vực này nhưng quan hệ chính trị với Việt Nam nhìn chung vẫn ở mức tốt đẹp và quan hệ kinh tế vẫn được thúc đẩy phát triển. Hạn chế lớn nhất của thị trường này là hạ tầng cho việc phát triển thương mại hoá tiềm năng dầu khí thiếu hoặc quá cũ, hệ thống pháp luật nói riêng và môi trường kinh doanh nói chung còn nhiều bất cập. Hơn nữa, thị trường này có sự cạnh tranh khá cao, rất nhiều công ty lớn trên thế giới đang tích cực triển khai đầu tư và khẳng định sự quan tâm lâu dài đối với thị trường này. 2.2.3. Các dự án hiện tại ở nước ngoài Lô SK305, Ma-lai-xia, 30% PM304 (Mỏ Cendor), Ma-lai-xia, 15% Mỏ Dầu Amara Irắc 100% Lô 433a&416b, An-giê-ri, 40% Lô Majunga, Madagascar, 10% Dự án hiện tại Lô 31, 32, 42, 43, Cu-ba, 100% Lô Z47, Pê-ru, 100% Lô Randugunting, In-đô-nê-xia, 30% Lô Bomana,Ca-mơ-run, 25% Lô E1, E2 Tuy-ni-di, đàm phán 2.2.3.1. Các dự án hiện có Dự án phát triển mỏ dầu Amara, I-rắc Hình 1. Mỏ dầu Amara-Irắc Nguồn: Phòng Dự án mới-PVEP Hợp đồng phát triển mỏ dầu Amara được ký kết ngày 15/03/2002 nhân chuyến thăm I-rắc của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình. Đây là hợp đồng dịch vụ có thời hạn 12 năm. Mỏ Amara có trữ lượng có thể thu hồi 560 triệu thùng, sản lượng đỉnh dự kiến là 80.000 thùng/ngày với tổng chi phí đầu tư khoảng 400 triệu USD. Đây là dự án ở nước ngoài đầu tiên mà Petrovietnam ký hợp đồng như một công ty dầu với 100% quyền lợi tham gia. PVEP là Nhà Điều hành từ ngày hiệu lực đến ngày bàn giao. Từ khi hợp đồng có hiệu lực, I-rắc vẫn luôn trong tình trạng bị Liên Hợp Quốc cấm vận và tình hình tại đây luôn tiềm ẩn những biến động lớn. Đến thời điểm hiện nay, Chính phủ I-rắc chưa đưa ra quyết định chính thức về vấn đề hiệu lực của các Hợp đồng dầu khí đã ký kết trong thời kỳ Sadam Hussein. PVEP đang duy trì quan hệ tốt với Bộ Dầu I-rắc thông qua thư từ ngoại giao để cố gắng khôi phục lại hiệu lực của Hợp đồng phát triển mỏ Amara khi Luật Dầu khí của I-rắc được Quốc hội thông qua trong thời gian tới. Lô 31, 32, 42, 43, Cu-ba Hợp đồng được ký kết ngày 1/6/2007, PVEP có 100% quyền lợi tham gia và là Nhà Điều hành trong giai đoạn thăm dò. Dự án hiện đang trong giai đoạn triển khai thăm dò, nghiên cứu tài liệu, thiết lập bộ máy nhân sự để chuẩn bị thi công trong năm 2008 và thiết lập văn phòng tại Havana và Hà Nội. Công ty PVEP Cuba đã được chính thức thành lập theo Quyết định của Hội đồng Quản trị Tập đoàn. Hiện tại đang hoàn tất các thủ tục để xin chứng nhận đăng kí kinh doanh, con dấu công ty và mở tài khoản ngân hàng. Lô 433a & 416b, An-giê-ri Lô hợp đồng nằm ở vùng Tôuggourt, trên vùng sa mạc Đông Nam An-giê-ri, gần thành phố Hassi Messaound- nơi có mỏ dầu lớn nhất An-giê-ri và là địa điểm khai thác quan trọng nhất của An-giê-ri, có diện tích rộng khoảng 6.472 km2. Hợp đồng được ký ngày 10/7/2002 với thành phần các bên Nhà thầu bao gồm: PVEP 40% và là Nhà Điều hành Sonatrach-Algiêria 25% PTTTEP-Thái Lan 35% Hiện PVEP có 51 người Việt Nam làm cho dự án này. Hình 2. Phân chia lô đất liền Al-giê-ri Hassi Messaoud Hassi RfMel Alger EL OUED TOUGGOURT Hassi Messaoud Hassi RfMel Alger EL OUED TOUGGOURT Nguồn: Phòng Dự án mới-PVEP Lô Z47, Pê-ru Tiếp theo 2 hợp đồng dầu khí tại Cu-ba và 1 dự án tại Vê-nê-duê-la, việc đầu tư vào thăm dò khai thác dầu khí tại lô Z47, bể Trujillo ngoài khơi Pê-ru của PVEP là cần thiết nhằm gia tăng trữ lượng, góp phần nâng cao uy tín của PVEP trên lĩnh vực hoạt động thăm dò khai thác dầu khí thế giới. Ngày 23/01/2007, Perupetro S.A đã thông báo mở thầu quốc tế 19 lô trên biển và đất liền và ngày 12/07/2007 PVEP đã được chọn là nhà thầu cho lô Z47. Dự kiến công tác thăm dò thẩm lượng sẽ kéo dài trong 7 năm. Hình 3. Lô Z47-Pê-ru Nguồn: Phòng Dự án mới-PVEP Lô SK-305, Ma-lai-xia Hình 4. Phân chia lô ngoài khơi Ma-lai-xia Nguồn: Phòng Dự án mới-PVEP Hợp đồng này nằm trong chương trình hợp tác ba bên Petronas-Petrovietnam-Pertamina được ký kết ngày 16/06/2003, tỷ lệ tham gia của các bên: Petronas Carigali: 40% PIDC: 30% Pertamina: 30% Nhà điều hành là PCPP Operating Co., dự kiến sẽ có dầu đầu tiên vào quý 2/2009. Hiện nay, PVEP có 6 nhân viên biệt phái đang làm việc tại dự án, trong đó có 1 cán bộ quản lý và sẽ tiếp tục gia tăng số lượng này trong thời gian tới khi đề án đi vào giai đoạn phát triển mỏ và khai thác. Lô PM-304, Ma-lai-xia Hình 5. Giàn khoan ngoài khơi Ma-lai-xia Nguồn: Phòng Dự án mới-PVEP Lô PM304 có diện tích 10.260 km2, nằm trên thềm lục địa phía Đông bán đảo Ma-lai-xia, thuộc phần rìa Tây-Nam bể trầm tích Malay. Lô có vị trí khá thuận lợi, gần các mỏ dầu Dulang, Irong, Tapis, mỏ khí Resak … Hợp đồng PSC cho lô PM304 được ký ngày 23/2/1998. Quyền lợi tham gia của các bên Nhà thầu trong hợp đồng PSC lô PM304 tại thời điểm trước ngày 16/6/2004: Amerada Hess (Người điều hành):40,5% Petronas Carigali: 30% KUFPEC: 25% PVEP: 4,5% (tham gia chính thức từ 1/8/2000 theo sự ủy quyền của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam). Ngày 16/5/2004 Petronas phê duyệt việc mua bán toàn bộ cổ phần của Amerada Hess trong lô Hợp đồng PM304 cho Petrofac. Ngày 16/5/2005, Petronas đã phê duyệt việc chuyển nhượng 10,5% quyền lợi tham gia hợp đồng PSC lô PM304 của Petrofac cho PVEP. Tỷ lệ quyền lợi tham gia của các bên Nhà thầu tại thời điểm trước và sau khi thực hiện việc chuyển nhượng 10,5% quyền lợi tham gia của Petrofac cho PVEP như sau: Trước khi chuyển nhượng Sau khi chuyển nhượng Petrofac: 40,5% (Nhà điều hành) Petrofac: 30% (Nhà điều hành) Petronas Carigali: 30% Petronas Carigali: 30% Kufpec: 25% Kufpec: 25% PVEP: 4,5% PVEP: 15% Sau khi ký Hợp đồng PSC lô PM 304, cam kết tối thiểu của Giai đoạn Thăm dò đã được tiến hành vượt mức. Ngày 02/12/2002 Petronas đã chính thức phê duyệt tính thương mại mỏ Cendor. Tháng 5/2003, sau khi kết thúc Giai đoạn Thăm dò (5 năm), Nhà thầu đã hoàn trả toàn bộ diện tích thăm dò còn lại cho Petronas và chỉ giữ lại một phần diện tích (theo quy định của PSC) trong đó có phát hiện mỏ Cendor và cấu tạo Desaru để phát triển. Sau khi tiếp nhận quyền điều hành lô Hợp đồng từ Amerada Hess, Petrofac đã tích cực triển khai công tác liên quan tới phát triển mỏ theo Kế hoạch phát triển mỏ đã được các bên trong tổ hợp Nhà thầu và đại diện nước chủ nhà là Petronas phê duyệt. Lô Majunga Profond, Ma-đa-gát-xca Dự án này được ký kết ngày 19/03/2001, tỷ lệ tham gia của các bên: ExxonMobil (50%), điều hành; British Gas (30%) SK Corp. (10%). PVEP 10% (tham gia từ ngày 27/4/2006) HIện PVEP không có nhân viên nào làm trong dự án. Dự kiến trong năm 2008 sẽ khoan giếng thăm dò đầu tiên. Hình 6. Lô Majunga Profond, Ma-đa-gát-xca Lô Randugunting, In-đô-nê-xia Hợp đồng này được ký kết ngày 09/08/2007, hiện đang trong giai đoạn 3 năm đầu của thời kì thăm dò khai thác (09/08/2007-09/08/2010). Tỷ lệ tham gia của các bên như sau: Pertamina EP Randugunting: 40% (Nhà điều hành) PC Randugunting: 30% PV Randugunting: 30% PVEP đã cử 2 cán bộ Biệt phái vào 2 vị trí Trưởng phòng Tài chính và Chánh địa chất bắt đầu từ tháng 11/2007. Lô Bomana,Ca-mơ-run Lô Bomana rộng 139,7 km2, nằm ở vùng nước nông (3,5 m phần phía Bắc đến 12 m phần phía Tây Nam) phía Nam Cameroon, thuộc bồn trũng Rio del Rey – cánh phía Đông của châu thổ Niger, một khu vực khai thác dầu nổi tiếng trên thế giới. Hợp đồng PSC của lô Bomana được chính phủ Cameroon ký với Công ty Thăm dò Dầu khí Total Cameroon (TEPC) ngày 14/03/2006. Diện tích hợp đồng hiện tại gồm hai phần diện tích hoàn trả của 2 lô nhỏ PH48C (79,7 km2) và PH60B (60 km2) do TOTAL điều hành trước đây. Lô nằm gần các mỏ dầu đang khai thác trong bồn trũng Rio del Rey (đã khai thác khoảng 1 tỷ thùng tính đến 1/1/2005) và có đối tượng thăm dò tương tự như châu thổ Niger. Trong khuôn khổ thỏa thuận giữa Petrovietnam và TOTAL về việc TOTAL thụ nhượng 35% cổ phần hợp đồng của PVEP trong lô 15-1/05 ở Việt Nam, ngoài các điều kiện liên quan đến lô 15-1/05, PVEP được lựa chọn tham gia tới 25% cổ phần hợp đồng PSC lô Bomana hiện do TOTAL nắm giữ 100% cổ phần và quyền điều hành. Căn cứ kết quả nghiên cứu đánh giá của PVEP, lô Bomana có tiềm năng thăm dò hấp dẫn với khả năng phát hiện các mỏ dầu có quy mô trung bình và nhỏ: tổng trữ lượng dầu có thể thu hồi của lô Bomana có thể đạt 14 triệu thùng (tối thiểu), 17 triệu thùng (trung bình) và trường hợp cao là 24 triệu thùng (cao). Sản lượng khai thác dự kiến trong khoảng 6.32 nghìn thùng dầu/ngày đến 10.6 nghìn thùng dầu/ngày. Việc phát triển khai thác các mỏ trong lô dự kiến khá thuận lợi và ở mức chi phí thấp (5.23 USD/thùng) do lô nằm gần hệ thống phương tiện thiết bị khai thác sẵn có thuộc TOTAL sở hữu và điều hành. Đầu tư vào dự án là cơ hội tốt để PVEP hợp tác với TOTAL, một trong 5 công ty dầu khí lớn hàng đầu trên thế giới, trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí ở châu Phi nói riêng và ở các khu vực khác trên thế giới nói chung, góp phần thực hiện thành công chiến lược thăm dò khai thác dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. 2.2.3.2. Các dự án đang đánh giá, đàm phán Lô E1, E2 Tuy-ni-di Sau những thành công bước đầu rất khích lệ tại Algeria và Malaysia, được sự cho phép của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đã tiếp tục triển khai tìm kiếm các cơ hội thăm dò khai thác ở khu vực Bắc Phi, trong đó Tunisia là nước tuy tiềm năng dầu khí không lớn nhưng có môi trường đầu tư khá thuận lợi và PVEP có thể tiếp cận cơ hội đầu tư thông qua đàm phán trực tiếp. Từ tháng 5/2006 – 7/2007, PVEP và Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro (“VSP”) đã làm việc Bộ Công nghiệp, Năng lượng, và Doanh nghiệp vừa và Nhỏ của Tunisia (“Bộ Công nghiệp, Năng lượng”) và Công ty dầu khí quốc gia Tunisia (ETAP). Trong thời gian này, PVEP và VSP đã tiếp cận tài liệu của tất cả lô mở trên toàn lãnh thổ Tunisia và đã lựa chọn các lô Tanit (E1) và Guellala (E2) để theo đuổi tiếp nhằm mục đích ký hợp đồng dầu khí. Tính đến ngày 31/8/2007, PVEP và VSP đã hoàn tất cả thủ tục trình hồ sơ cần thiết lên Bộ Công nghiệp, Năng lượng Tunisia để xin cấp phép cho các lô E1 và E2, đàm phán xong Convention và đang trong quá trình hoàn tất dự thảo cuối cùng hợp đồng PSC với ETAP. Hiện PVEP đang hoàn thiện Báo cáo đầu tư đánh giá kinh tế kỹ thuật lô E1 trên cơ sở tài liệu kinh tế kỹ thuật hiện có và điều kiện hợp đồng đã đàm phán với phía Tunisia để làm cơ sở cho Hội đồng Thành viên Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí xem xét quyết định đầu tư vào lô này. 2.3. Đánh giá chung 2.3.1. Thuận lợi Có được sự ủng hộ của Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan Chủ trương của Đảng và Nhà nước là thúc đẩy, phát triển quan hệ chính trị và kinh tế của Việt Nam với tất cả các nước trên thế giới, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự phát triển của đất nước. Vì thế Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí nói riêng, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nói chung nhận được sự chỉ đạo và hỗ trợ to lớn về mọi mặt của Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan trong quá trình thực hiện đầu tư ra nước ngoài. Mối quan hệ chính trị và các thoả thuận/chương trình hợp tác kinh tế cấp nhà nước/chính phủ với các nước giàu tiềm năng dầu khí thực sự đã mở đường cho PVEP thâm nhập vào thị trường thăm dò khai thác dầu khí ở các nước giàu tiềm năng như I-rắc, Li-bi. Những hỗ trợ to lớn hiện nay và trong tương lai của Chính phủ về hành lang pháp lý, tiếp cận các nguồn tài chính… sẽ là những điều kiện quan trọng để PVEP triển khai đầu tư thuận lợi và tăng cường tính cạnh tranh trên thị trường. Quyết tâm của lãnh đạo Tập đoàn Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam có tầm nhìn chiến lược đối với nền công nghiệp dầu khí thế giới và ngành dầu khí Việt Nam. Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí PVEP được thành lập với nhiệm vụ tập trung thống nhất công việc sản xuất kinh doanh thăm dò khai thác dầu khí cả trong nước và nước ngoài. Với sự hỗ trợ của toàn ngành và hoạt động tích cực của Tổng Công ty kể từ khi được thành lập, các cơ hội kinh doanh quốc tế được nắm bắt kịp thời, mở ra nhiều triển vọng trên bước đường hội nhập của ngành dầu khí Việt Nam. Uy tín và kinh nghiệm ban đầu PVEP có đội ngũ cán bộ chuyên gia được đào tạo và trưởng thành qua kinh nghiệm của các dự án thăm dò-phát triển-khai thác dầu khí ở Việt Nam và các nước Liên Xô cũ. Ngày càng có nhiều cán bộ, chuyên gia của PVEP được học tập và đào tạo ở các nước có nền công nghiệp dầu khí phát triển. Đội ngũ cán bộ của PVEP có trải qua thực tế điều hành thăm dò khai thác dầu khí trong nước. Từ khi có chính sách mở cửa và gần đây là Luật Đầu tư thống nhất, PVEP đã có cơ hội làm việc với các công ty dầu khí hàng đầu thế giới, qua đó thu được nhiều kinh nghiệm về tổ chức, quản lý, điều hành kinh doanh quốc tế. Chuyển biến sau hội nhập WTO Năm 2006 đã đi qua với những sự kiện trọng đại, ghi đậm những thành công của đất nước trong quá trình đổi mới về mọi mặt chính trị, ngoại giao, kinh tế, xã hội... Việt Nam đọng lại trong con mắt của bạn bè quốc tế: một đất nước thanh bình, thân thiện, năng động và đầy sức sống, hứa hẹn đạt được những bước phát triển cao trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Những hiệp định hợp tác song phương và đa phương được kí kết đã tạo điều kiện thuận lợi lớn cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tiếp cận, hội nhập rất tích cực và có hiệu quả với các hiệp hội, tổ chức dầu khí quốc tế, với nền công nghiệp dầu khí thế giới. Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu đặt ra đối với ngành dầu khí sau khi Việt Nam gia nhập WTO có thể kể ra như sau: Về thuận lợi Gia nhập WTO, mở cửa thị trường vốn sẽ tạo điều kiện cho ngành dầu khí Việt Nam huy động vốn từ cả trong và ngoài nước. Tiềm lực vốn hạn chế là một trong những nguyên nhân hạn chế năng lực phát triển của ngành, nay có thể được giải quyết nhờ sự liên kết hợp tác vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Hệ thống luật pháp đòi hỏi phải nhanh chóng đổi mới cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Những quy định hay thủ tục hành chính trong đầu tư dự án sẽ dần dần được hoàn thiện theo hướng ngày càng đơn giản hơn cho chủ đầu tư, giảm thiểu tình trạng trong một dự án nhưng chủ đầu tư phải tuân thủ cùng lúc hai nguồn luật của Việt Nam và nước đối tác. Điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho chủ đầu tư nhất là khi những quy tắc của hai hệ thống luật này lại không thống nhất. Việt Nam gia nhập WTO, vị thế được nâng cao trên trường quốc tế. Uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam cũng được củng cố trong con mắt các đối tác quốc tế. Quan hệ hợp tác quốc tế của ngành dầu khí Việt Nam đang có cơ hội thuận lợi để mở rộng đa phương hoá đối tác, đa dạng hoá lĩnh vực đầu tư. Về khó khăn Ngành dầu khí Việt Nam tiềm lực còn yếu so với những “đại gia” trên thị trường thế giới. Khi mở cửa, chấp nhận cạnh tranh với những đối thủ lớn này, nếu không có hướng đi phù hợp sẽ rất dễ rơi vào trạng thái bị động, phụ thuộc vào những nguồn tài trợ hay đầu tư từ nước ngoài mà không thể đững vững được trên đôi chân của mình. Công nghệ dầu khí của Việt Nam còn quá lạc hậu, hiện nay các dự án trong nước chỉ là thăm dò khai thác và xuất khẩu dầu thô mà chưa thực hiện được công đoạn chế biến các sản phẩm từ dầu mỏ để thu lợi lớn hơn. Điểm yếu này dễ bị các đối tác lợi dụng để khai thác nguồn tài nguyên của chúng ta dẫn đến nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, để lại hậu quả cho các thế hệ sau. Đây là điều mà chúng ta cần tính toán kĩ lưỡng khi tiếp nhận hay trao đổi các dự án dầu khí. 2.3.2. Khó khăn Nguồn lực, trình độ và kinh nghiệm Khó khăn chủ yếu của PVEP là sự hiểu biết, kinh nghiệm tổ chức quản lý điều hành kinh doanh quốc tế còn hạn chế do mới bắt đầu triển khai hoạt động quốc tế. Ngoài kinh nghiệm về kỹ thuật trong khâu thăm dò khai thác, PVEP cần tích luỹ những hiểu biết về luật pháp, tài chính, thuế… để điều hành hoạt động kinh donah quốc tế có hiệu quả. Những kinh nghiệm/sự hiểu biết như vậy đòi hỏi phải có thời gian và chi phí để có thể thu nhận được. Tuy nhân lực của PVEP được đào tạo và có ít nhiều kinh nghiệm kinh doanh quốc tế nhưng nhìn chung số lượng nhân viên có năng lực thực sự còn quá ít để có thể đảm đương yêu cầu triển khai các dự án ở nước ngoài. Hành lang pháp lý, chế độ chính sách Thiếu cơ chế/hành lang pháp lý phù hợp với yêu cầu kinh doanh quốc tế cũng là trở ngại lớn cho đầu tư ra nước ngoài. Văn bản pháp lý hiện hành về đầu tư nước ngoài thiên về quản lý nhà nước, các quy định hiện hành về thẩm định/phê duyệt dự án, đầu thầu, lưu chuyển ngoại tệ… chưa phù hợp với đặc thù hoạt động dầu khí quốc tế, đặc biệt là việc mua tài sản dầu khí. Đây được coi là một khâu đột phá đem lại nguồn dầu khí khai thác từ nước ngoài nhanh nhất. Với những đặc thù như tổng đầu tư lớn, cạnh tranh gay gắt, thời gian đánh giá và ra quyết định đầu tư ngắn…nên quá trình triển khai đầu tư gặp nhiều vướng mắc dẫn đến mất cơ hội. 2.3.3. Thành công Có 10 dự án ở nước ngoài Các dự án liên kết với nhà thầu nước ngoài được kí kết chủ yếu trong giai đoạn từ năm 2001 trở lại đây, khi Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (nay là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam) bắt đầu hướng hoạt động thăm dò ra nước ngoài. Có thể thấy các dự án này tập trung ở Đông Nam Á và vùng Trung Đông, là hai thị trường trọng điểm mà PVEP hướng tới. Số lượng dự án được kí kết ngày càng nhiều, riêng trong năm 2007 đã có 3 dự án được kí kết. Có 2 dự án đã thăm dò thành công Trong số 10 dự án đang triển khai, đã có 2 dự án thăm dò thành công và bắt đầu tiến hành các hoạt động khai thác, đó là các dự án ở An-giê-ri và Ma-lai-xia. Vì đặc điểm của hoạt động thăm dò dầu khí là tiềm ẩn nhiều rủi ro địa chất, thành công này có ý nghĩa to lớn đối với Tổng Công ty nói riêng và ngành dầu khí Việt Nam nói chung. Uy tín và kinh nghiệm ban đầu đã được khẳng định thông qua triển khai các dự án. Ngoại trừ dự án Amara—I-rắc đang gặp phải những trở ngại khách quan do tình hình chính trị bất ổn, còn lại các dự án đều được giữ vững tiến độ. Đặc biệt thành công của 2 dự án dầu nói trên đã nâng cao uy tín của ngành dầu khí Việt Nam trong mắt các đối tác. Đồng thời, trong quá trình hoạt động quốc tế, PVEP ngày càng có nhiều kinh nghiệm hơn trong đàm phán đấu thầu và triển khai dự án, giành được những điều khoản có lợi, phát huy được thế mạnh ngay từ ban đầu khi kí hợp đồng. 2.3.4. Hạn chế Số lượng dự án được ký kết còn quá ít. Mặc dù số lượng dự án ký kết ngày một nhiều và gia tăng về giá trị nhưng nếu so với tiềm năng và những điều kiện mà PVEP có được thì vẫn còn chưa xứng đáng. Hơn nữa, nếu so với những công ty dầu khí quốc gia trên thế giới thì quy mô dự án của chúng ta còn quá nhỏ bé. Chỉ có 03 dự án thông qua thầu quốc tế. Hầu hết các dự án nước ngoài chúng ta có được đều là do quan hệ ngoại giao hay trao đổi cổ phần. Đây là những cách dễ dàng để có được dự án từ nước ngoài, nhưng không thể coi là biện pháp chủ đạo được. Thông qua thầu quốc tế, chúng ta sẽ giới thiệu được khả năng và trình độ của mình. Con số 3 dự án thông qua thầu quốc tế là quá ít, chứng tỏ ngành dầu khí của ta chưa có tính độc lập tự chủ cao, chưa thực sự tham gia vào môi trường cạnh tranh quốc tế. Mất khá nhiều các cơ hội. Trong giai đoạn các nước bắt đầu tiến hành mở cửa rộng rãi ngành dầu khí cho các nhà đầu tư nước ngoài, có rất nhiều cơ hội mở ra cho ngành dầu khí Việt Nam nói riêng và các công ty dầu khí thế giới nói chung. Có những hợp đồng chúng ta có khả năng thực hiện được nhưng do chậm trễ trong các thủ tục hành chính hay không cạnh tranh được với các đối thủ dẫn đến để mất cơ hội, đặc biệt là ở những thị trường và lĩnh vực mới mà chúng ta chưa có kinh nghiệm và chưa tìm hiểu kĩ lưỡng. 2.3.5. Nguyên nhân Xu hướng quá thận trọng và sợ trách nhiệm: Các chuyên gia trong ngành dầu khí của Việt Nam hầu hết đều là những thế hệ trước, một số đã được đào tạo ở nước ngoài. Tuy có kiến thức sâu sắc và kinh nghiệm làm việc lâu năm nhưng lại có yếu điểm là tư duy bảo thủ, không có các ý tưởng mới. Thiếu sự năng động, dám nghĩ dám làm nhiều khi mang đến những bất lợi và hạn chế sự phát triển chung của toàn ngành. Bước đánh giá dự án chưa thực sự hiệu quả Những yêu cầu quá chi tiết cho bước đánh giá sơ bộ làm kéo dài thời gian thẩm định dự án không những gây tốn kém về chi phí mà còn có thể dẫn đến mất cơ hội. Hơn nữa trong khâu đánh giá dự án, các dự án thường bị xem xét một cách rời rạc mà không đặt trong tổng thể tác động qua lại lẫn nhau. Các dự án đầu tư rủi ro thường bị đánh đồng với các dự án đầu tư khác làm giảm hiệu quả của khâu đánh giá dự án ban đầu. Đây là một khâu quan trọng vì nó là cơ sở cho việc đưa ra quyết định đầu tư. Nếu khâu này thực hiện không kịp thời và hiệu quả, việc ra quyết định sẽ gặp khó khăn và không chính xác. Chưa mua được tài sản và công ty ở nước ngoài Biện pháp mua tài sản dầu khí ở nước ngoài đã được các công ty dầu khí trên thế giới sử dụng khá nhiều và đem lại những dự án từ nước ngoài một cách dễ dàng. Tuy nhiên ở Việt Nam, do những quy định về pháp luật không phù hợp, lại chưa có hệ thống quy định riêng cho dự án dầu khí với những đặc điểm riêng biệt. Thực tế là trong thời gian qua, mặc dù vẫn tích cực tìm kiếm những cơ hội mua tài sản ở nước ngoài nhưng vẫn chưa đạt được kết quả. Chương 3 Định hướng phát triển trong thời gian tới và giải pháp kiến nghị 3.1. Xu hướng phát triển của hoạt động tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí trên thế giới 3.1.1. Những diễn biến lớn liên quan đến hoạt động thăm dò khai thác dầu khí Quốc tế hoá hoạt động thăm dò khai thác đầu khí đang lan rộng trên toàn thế giới đặc biệt là ở các nước đang phát triển với ngày càng nhiều công ty dầu khí quốc gia vốn chỉ hoạt động trong phạm vi một nước tham gia vào thị trường thế giới. Hàng loạt các nước giàu tiềm năng dầu khí ở Trung Đông, Bắc Phi mở cửa cho đầu tư nước ngoài vào thăm dò khai thác dầu khí, trong đó có cả các nước như I-rắc, Li-Bi rất giàu tiềm năng dầu khí nhưng trước đây hoàn toàn đóng cửa đối với đầu tư nước ngoài. Với hoạt động thăm dò các khu vực khác trên thế giới đã trở nên bão hoà, Trung Đông và Bắc Phi là các khu vực được dự báo là sẽ tập trung nhiều hoạt động thăm dò khai thác trong thời gian tới. Ngoài ra, Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ cũng đang trở thành nơi có sức thu hút đầu tư nước ngoài vào thăm dò khai thác nguồn tài nguyên dầu khí khổng lồ của họ. Công nghiệp dầu khí được cơ cấu lại với việc sáp nhập giữa các công ty dầu quốc tế thành những tập đoàn dầu khí siêu lớn. Đồng thời, ngày càng nhiều các công ty dầu khí quốc gia hoà nhập vào thị trường kinh doanh quốc tế và trên thực tế trở thành các công ty dầu quốc tế có sức cạnh tranh đáng kể. Các công ty dầu quốc tế thực hiện chiến lược “chi phí thấp” nhằm đối phó với những biến động lớn về giá dầu bằng cách xác định khu vực đầu tư trọng điểm chi phí thấp, đông fthời áp dụng tư duy tổ chức điều hành kinh doanh mới. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển cho phát hiện thêm những trữ lượng mới và đưa các mỏ ở vùng nước sâu, mỏ cận biên trở thành những đối tượng khai thác có hiệu quả kinh tế. Việc sở hữu và áp dụng công nghệ tiên tiến đã thực sự trở thành lợi thế cạnh tranh của các công ty dầu khí quốc tế. Với sản lượng khai thác chiếm hơn 40% tổng sản lượng khai thác dầu thô của toàn thế giới, tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC vẫn tỏ ra có ảnh hưởng chi phối đến mức cung dầu thô trên thế giới. Trong thời gian qua, cuộc tranh đua năng lượng giữa các cường quốc đang phát triển bùng nổ như Trung Quốc, Ấn Độ cùng với xu hướng cắt giảm sản lượng của OPEC đã giữ giá dầu ở mức cao kỷ lục khoảng 100USD/thùng. Với mức giá như hiện nay, các công ty dầu khí chắc chắn sẽ được khuyến khích để gia tăng đầu tư thăm dò dầu khí. 3.1.2. Điều chỉnh chiến lược của các công ty dầu khí Các công ty dầu khí quốc gia Các công ty dầu khí quốc gia với nhiều động cơ mục đích khác nhau có xu hướng triển khai hoạt động ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia để tham gia vào thị trường thăm dò khai thác quốc tế như một công ty dầu khí quốc tế. Các công ty dầu quốc gia được coi là đã và đang triển khai quốc tế hoá thành công gồm CNPC, Petrobras, Petronas, Statoil đã có hoạt động ở nhiều nước trên thế giới. Các công ty mới cũng triển khai hoạt động quốc tế như CNOOC, PTT, Pertamina, Petrovietnam… cũng đã có những cố gắng tích cực để có chỗ đứng trên thị trưòng thế giới. Để tiếp cận nguồn tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt động, nhiều công ty dầu khí quốc gia đã tiến hành tư nhân hoá như CNPC, CNOOC, PTT… nhưng Nhà nước vẫn nắm giữ quyền kiểm soát qua việc sở hữu đa số cổ phần. Với vị trí là công ty dầu khí quốc gia và có lợi ích tương đối gần gũi, các công ty dầu khí quốc gia có xu hướng thiết lập thành các liên minh giữa họ nhằm tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường. Sự liên kết giữa các công ty này tỏ ra có hiệu quả để thâm nhập và mở rộng hoạt động sang thị trường của nhau và thị trường quốc tế. Với sự điều chỉnh chiến lược như vậy, các công ty dầu khí quốc gia đã tham gia với vai trò ngày càng lớn hơn vào thăm dò khai thác dầu khí thế giới. Các công ty dầu khí quốc tế Trước những thách thức to lớn của thị trường, các công ty dầu khí khổng lồ đã tiến hành sáp nhập nhằm thực hiện hiệu quả hơn chiến lược “chi phí thấp” và tăng cường sức mạnh tài chính, kỹ thuật công nghệ, do đó tăng cường sức mạnh trên thị trường. Sự điều chỉnh chiến lược mới nhất của các công ty dầu khí quốc tế lớn là thiết lập các liên minh với các nước giàu tiềm năng dầu khí và chi phí khai thác thấp. Nhờ vậy, các công ty dầu khí quốc tế lớn tiếp cận các cơ hội đầu tư khổng lồ và có khả năng cạnh tranh lớn ở những khu vực khai thác then chốt. 3.2. Dự báo nhu cầu năng lượng trong nước thời gian tới 3.2.1. Dự báo nhu cầu năng lượng trong nước Dầu mỏ và khí đốt có ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị toàn cầu. Dầu khí là nguồn năng lượng không thể thiếu và có tỷ trọng lớn trong toàn bộ tiêu thụ năng lượng trên thế giới. Theo thống kê và dự báo của Văn phòng Dữ liệu Năng lượng của Hoa kỳ EIA thì nhu cầu tiêu dùng dầu mỏ của thế giới tăng dần từ 66 triệu thùng/ngày năm 1990, lên 70 triệu thùng/ngày năm 1995, 77 triệu thùng/ngày năm 2000 và 84 triệu thùng/ngày năm 2005. Hình 7. Nhu cầu dầu thô thế giới Nguồn:Phòng Dự án mới-PVEP Đối với khí đốt, tổng tiêu dùng trên thế giới tăng từ 5,7 tỷ m3/ngày năm 1990 lên 6,1 tỷ m3/ngày năm 1995, 6,9 tỷ m3/ngày năm 2000 và 8,1 tỷ m3/ngày năm 2005. Hình 8. Nhu cầu khí thế giới Nguồn: Phòng Dự án mới-PVEP Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng tăng và chưa thể có nguồn năng lượng mới nào có thể thay thế ngay được trong những năm tới, vai trò của dầu khí đối với nền kinh tế toàn cầu càng trở nên quan trọng, và theo đó, vị thế của các Công ty dầu khí cũng ngày càng được khẳng định. Ở Việt Nam, theo dự báo của Bộ Công nghiệp, tốc độ tăng nhu cầu năng lượng thương mại từ nay đến năm 2020 khoảng 8,3% hàng năm. Dầu thô và khí đốt đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu năng lượng quốc gia, đặc biệt là trong việc cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy lọc dầu và các nhà máy điện - đạm đang được khẩn trượng xây dựng. Sau khi các nhà máy lọc dầu số 1, 2 và 3 lần lượt đi vào hoạt động trong các giai đoạn 2007-2010, 2011-2015 và 2016-2020, nhu cầu dầu thô cung cấp cho lọc hóa dầu tăng mạnh, lần lượt trên 10 triệu tấn, trên 35 triệu tấn và trên 70 triệu tấn tương ứng với mỗi giai đoạn trên. Trong tổng nhu cầu này, dự kiến dầu thô từ các mỏ trong nước sẽ đóng vai trò chủ đạo cho đến hết 2020, sau đó tỷ trọng dầu thô nhập khẩu cho các nhà máy lọc dầu tăng cao. Nhu cầu đối với khí đốt sẽ vào khoảng 8 -10 tỷ m3 vào năm 2010, 10 -15 tỷ m3 vào năm 2020 và dự báo 20 -24 tỷ m3 vào năm 2025. Nhằm cân đối cung cầu năng lượng của đất nước, Việt Nam cần bổ sung khoảng 5-6 triệu tấn dầu quy đổi vào năm 2020. Như vậy, việc tìm nguồn cung cấp dầu khí bổ sung từ nước ngoài là rất cần thiết và phải có định hướng phát triển rõ ràng. 3.2.2. Trữ lượng và sản lượng dầu khí của Việt Nam Kết quả tìm kiếm thăm dò dầu khí ở Việt nam cho thấy so với các nước trong khu vực, tiềm năng dầu khí của Việt Nam hiện đứng thứ ba, sau Indonesia và Malaysia, trong đó, tiềm năng khí chiếm tới 60% tổng tiềm năng dầu khí ở Việt nam. Trữ lượng đã xác minh mới chỉ chiếm xấp xỉ 1/4 trữ lượng tiềm năng ; Trữ lượng chưa xác minh chủ yếu nằm ở các khu vực nước sâu, xa bờ, chồng lấn và nhạy cảm. Cho đến hết năm 2006 Tổng trữ lượng tiềm năng của Việt Nam xấp xỉ 5,0 – 5,4 tỷ tấn quy dầu bao gồm Tổng trữ lượng xác minh khoảng 2,7 tỷ tấn quy dầu và Tổng trữ lượng chưa xác minh khoảng 2,3 – 2,7 tỷ tấn quy dầu (trong đó tiềm năng khí chiếm khoảng 60%). Trong Tổng trữ lượng xác minh 2,7 tỷ tấn quy dầu thì Tổng trữ lượng thu hồi khoảng 1,1 tỷ tấn quy dầu với khoảng 75% có thể đưa vào khai thác trong các điều kiện như hiện nay. Cụ thể trữ lượng từng khu vực như sau : Hình 9. Trữ lượng và tiềm năng dầu khí Việt Nam Nguồn: Phòng Dự án mới-PVEP Các mỏ dầu khí được phát hiện tập trung không đồng đều. Các mỏ dầu tập trung chủ yếu ở bể Cửu long và các mỏ khí thiên nhiên phân tán ở các bể Nam Côn Sơn, Malay - Thổ Chu và Sông Hồng. Đối với 2,3 – 2,7 tỷ tấn quy dầu tiềm năng dầu khí chưa xác minh thì chỉ có thể đưa vào khai thác các phát hiện dầu mới sau năm 2010 do còn phải tiến hành các công tác thẩm lượng và phát triển mỏ; các phát hiện khí chỉ có thể đưa vào khai thác sau năm 2015 do các yêu cầu đặc thù của việc phát triển khai thác và tiêu thụ khí. Độ tin cậy của các kết quả đánh giá trữ lượng ở các bể trầm tích rất khác nhau và còn tiềm ẩn sai số lớn do mức độ công tác tìm kiếm thăm dò đã thực hiện ở các bể khác nhau và có những khu vực còn thiếu nhiều tài liệu. Đặc biệt ở các bể Phú Khánh, Tư Chính – Vũng Mây nơi chưa có các giếng khoan thăm dò độ chính xác của dự báo trữ lượng sẽ không cao. Các bể Sông Hồng và bắc bề Phú Khánh nhiều khả năng gặp khí có hàm lượng CO2 cao. Các bể Cửu Long, Malay - Thổ Chu và Nam Côn Sơn đã được thăm dò, ít có khả năng tìm thấy các phát hiện dầu khí mới có trữ lượng lớn. Dự kiến các lô mở thềm lục địa Việt Nam sẽ được Tập đoàn tiến hành đấu thầu trong những năm tới và PVEP sẽ tập trung nghiên cứu, đánh giá và tham dự đấu thầu để có được dự án tìm kiếm thăm dò ngoài những lô được chỉ định thầu. Hình 10. Sản lượng dầu khí dự báo giai đoạn 2007-2025 Nguồn: Phòng Dự án mới-PVEP Sản lượng khai thác dầu thô sẽ ổn định ở mức 16 triệu tấn/năm và tăng dần lên 18 triệu tấn/năm vào năm 2009. Từ năm 2010, sản lượng khai thác dự báo sẽ thấp dần do các mỏ đi vào thời kỳ suy giảm. Sản lượng khí theo dự báo sẽ tăng dần và duy trì ở mức 14 tỷ m3/năm vào năm 2015. Tổng hợp sản lượng khai thác dầu khí trong nước của Việt Nam dự báo sẽ bắt đầu đi vào suy giảm từ năm 2015 do sản lượng khai thác dầu suy giảm và cần thiết phải được bù đắp bằng sản lượng khai thác từ nước ngoài. 3.3. Cơ hội và thách thức 3.3.1. Cơ hội PVEP với các hoạt động thăm dò khai thác dầu khí, tham gia thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia sẽ nhận được sự hỗ trợ tối đa từ Chính phủ, các cơ quan ban ngành và Tập đoàn. Chủ trương đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia hiện nay đang được nhà nước đặc biệt quan tâm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự ổn định chính trị trong nước đi kèm với nhiều cải thiện về chính sách tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế Việt Nam nói chung và vào lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí nói riêng. PVEP có nhiều cơ hội lựa chọn và cùng tham gia với các công ty dầu khí nước ngoài vào Việt Nam không chỉ cho các hoạt động trong nước mà còn ở nước ngoài. Thị trường tiêu thụ khí trong nước đã bước đầu phát triển, đặc biệt nhu cầu sử dụng khí cho ngành điện tăng nhanh trong những năm qua mở ra thêm nhiều cơ hội cho các dự án khí trong đó có sự tham gia của PVEP. Xu hướng toàn cầu hóa về kinh tế - chính trị - xã hội đang phát triển cả bề rộng và bề sâu mở ra nhiều cơ hội cho PVEP đầu tư ra nước ngoài, ngay cả đến những khu vực mà trước đây đủ điều kiện cần thiết để thâm nhập. 3.3.2. Thách thức Những khu vực còn lại trong nước và những khu vực dự kiến đầu tư tìm kiếm thăm dò trên thế giới của PVEP tiềm ẩn rủi ro cao về mặt địa chất, đòi hỏi sự cố gắng rất lớn đối với công tác nghiên cứu và thăm dò thực địa. Sản lượng dầu thô trong nước của một số mỏ chủ chốt giảm mạnh trong những năm tiếp theo đưa ra thách thức lớn về bổ sung sản lượng từ các mỏ mới, đặc biệt là các mỏ ở nước ngoài. Công tác tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ phải đẩy nhanh, mạnh mới hầu đáp ứng yêu cầu nâng sản lượng dầu. Nhu cầu nhân lực của PVEP cho các hoạt động dầu khí ở cả trong và ngoài nước dự báo là rất lớn, chứa đựng nhiều thách thức đối với công tác tuyển dụng, đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ kỹ thuật và kinh tế. Sự cạnh tranh từ các công ty dầu khí quốc tế đối với các hoạt động thăm dò ở nước ngoài của PVEP là rất lớn, đặt PVEP vào tình thế khó khăn ngay từ trong giai đoạn tìm dự án đầu tư. Để có được những dự án hấp dẫn sẽ rất khó khăn và không có nhiều lựa chọn tốt cho PVEP khi tìm kiếm cơ hội đầu tư ra nước ngoài. Chi phí cho hoạt động dầu khí ngày càng tăng. Đơn giá cho 1 tấn dầu để phát hiện ra, phát triển và khai thác ngày càng cao, dẫn đến nhu cầu vốn cho PVEP sẽ rất lớn, đặt ra nhiều thách thức về thu xếp vốn đầu tư. 3.4. Định hướng chiến lược phát triển 3.4.1. Quan điểm chiến lược phát triển ngành Xuất phát từ tiềm năng về cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực, khả năng tài chính và kinh nghiệm tổ chức quản lý hiện nay của ngành Dầu khí, các quan điểm chủ đạo được đề ra cho ngành trong thời gian tới là: Phát triển ngành Dầu khí trên cơ sở phát huy nội lực kết hợp với mở rộng hợp tác quốc tế. Phát triển ngành Dầu khí trên cơ sở lựa chọn thế mạnh sẵn có và lợi thế so sánh để nhanh chóng hoà nhập và đứng vững trong môi trường cạnh tranh của thị trường khu vực và thế giới. Phát triển ngành Dầu khí không chỉ dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có trong nước, phải tính đến việc mở rộng hoạt động dầu khí ra nước ngoài để góp phần đảm bao an ninh năng lượng của đất nước. Phát triển các doanh nghiệp Nhà nước nhằm đảm bảo kinh tế Nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong ngành Dầu khí. Đồng thời đẩy mnạh cổ phần hoá những doanh nghiệp Dầu khí trong lĩnh vực dịch vụ, tàng trữ và kinh doanh phân phối các sản phẩm dầu khí. Phát triển ngành Dầu khí đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái và tiết kiệm năng lượng cho sự phát triển bền vững. Những quan điểm trên đây phải được giữ vững trong quá trình đẩy mạnh quốc tế hoá hoạt động thăm dò khai thác dầu khí của Petrovietnam mà cụ thể là Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí PVEP. 3.4.2. Định hướng triển khai hoạt động tìm kiếm thăm dò khai thác ở nước ngoài Ngoài những định hướng chiến lược phát triển chung của toàn ngành, hoạt động thăm dò khai thác ở nước ngoài còn phải tuân theo một số nguyên tắc riêng phù hợp với những đặc điểm của hoạt động này, đó là: Đầu tư ra nước ngoài phải đảm bảo gia tăng giá trị của PVEP bằng cách tìm kiếm-phát hiện-sở hữu trữ lượng dầu khí mới và thu lãi đầu tư từ các dự án thăm dò-khai thác dầu khí ở nước ngoài. Nói cách khác, việc đầu tư ra nước ngoài của PVEP là nhằm mục đích kinh doanh có lãi, và ngoài ra là gia tăng trữ lượng dầu khí, phục vụ nhu cầu năng lượng đất nước trong thời gian tới. Cơ cấu dự án ở nước ngoài của PVEP phải cân đối hợp lý để đảm bảo phát triển mở rộng PVEP, tự cân đối thu-chi, giảm thiểu rủi ro. Sự cân đối hợp lý được hiểu là trong cơ cấu dự án phải có cả dự án thăm dò và khai thác, dự án dầu và dự án khí, phân bố địa lý của dự án phải đồng đều. Con người phải được coi là yếu tố cơ bản để tạo nên mọi thành công trong phát triển PVEP cả ở trong và ngoài nước. 3.5. Giải pháp đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí 3.5.1. Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động đầu tư thăm dò khai thác ra nước ngoài Việc trước tiên cần làm là tiến hành rà soát các văn bản pháp lý hiện có. Hiện nay vấn đề pháp luật đối với hoạt động đầu tư trong ngành dầu khí đã được nhắc đến trong một số văn bản pháp lý liên quan như sau: Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ban hành ngày 29/11/2005 Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ban hành ngày 29/11/2005 Nghị định số 121/2007/NĐ-CP ngày 25/7/2007 ban hành “Quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí” Nghị định số 142/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 ban hành “Quy chế tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam” Thông tư số 01/2001/TT-NHNN ngày 19/1/2001 của Ngân hàng Nhà nước “Hướng dẫn quản lý ngoại hối đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài” Tuy nhiên nguồn luật này vẫn còn thiếu sót, chưa đồng bộ và nhìn chung chưa thực sự tạo điều kiện để phát huy những lợi thế nhất định của ngành dầu khí Việt Nam. Trong thời gian tới, Chính phủ và các Bộ ngành liên quan cần bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp lý cho phù hợp với đặc điểm riêng của ngành, cụ thể: Thứ nhất, phải đơn giản hoá khâu thẩm định dự án đầu tư của các bộ ngành. Hiện nay chu trình phê duyệt một dự án dầu khí theo quy định hiện hành được thực hiện như sau: Như vậy khoảng thời gian 6-13 tuần là không hợp lý, đặc biệt đối với những cơ hội PVEP phải đánh giá và chào thầu trong một thời gian ngắn do nước chủ nhà quy định. Nếu cơ hội kinh doanh tốt cần phải có quyết đinh nhanh thì PVEP rất khó có thể có quyết định kịp thời dẫn đến mất cơ hội. Thứ hai, hiện nay các dự án đầu tư có giá trị trên 15 tỷ phải do Chính phủ quyết định. Điều này là không phù hợp với các dự án thăm dò khai thác dầu khí thường có giá trị lớn. Chính phủ cần xem xét cho phép Petrovietnam có thẩm quyền quyết định các dự án có tổng giá trị lớn, đồng thời phê duyệt đặc cách đối với các dự án đòi hỏi phải có quyết định nhanh. Có thể bỏ thủ tục thẩm tra, cấp Giấy Chứng nhận Đầu tư; dự án dầu khí có thể thực hiện ngay sau khi có quyết định chấp thuận đầu tư và quyết định này có giá trị như Giấy Chứng nhận Đầu tư. Chính phủ và Tập đoàn phải thường xuyên tổng kết, đúc rút kinh nghiệm và phát hiện các bất cập để đề xuất điều chỉnh kịp thời, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để phát huy thế mạnh của ngành, tránh những thiệt hai không đáng có. 3.5.2. Đa dạng hóa phương thức đầu tư Trong quá trình đầu tư ra nước ngoài, tránh tình trạng phát triển không đồng đều, chỉ chú trọng vào dự án dầu hay dự án khí. Cơ cấu dự án cân đối hợp lý sẽ giúp Tập đoàn tận dụng được hết những lợi thế trong từng lĩnh vực để phát triển toàn diện. Đối với dự án tìm kiếm thăm dò, có thể áp dụng các hình thức đầu tư như: liên doanh đấu thầu, trao đổi cổ phần tham gia hay tận dụng các quan hệ cấp Nhà nước và Chính phủ. Hiện nay, các dự án tìm kiếm thăm dò mà bên Việt Nam có được hầu hết là do trao đổi cổ phần hay tận dụng mối quan hệ chính trị, các dự án có được qua đấu thầu còn ít. Vì vậy cần phải chú ý hơn đến những cơ hội đấu thầu quốc tế mà PVEP có được, qua đó dần dần nâng cao uy tín và tiềm lực trong con mắt các đối tác. Đối với các dự án mua tài sản thì liên doanh, liên kết là ưu tiên số một vì sẽ khắc phục được những điểm yếu về tiềm lực vốn hay công nghệ. Tuy nhiên để có các quyết định đúng đắn và mang lại hiệu quả cao chúng ta cần thuê tư vấn từ kỹ thuật, kinh tế-tài chính, pháp lý. Đối với các dự án hiện có, để có thể đảm bảo thực hiện đúng tiến độ, PVEP nên tận dụng các mối quan hệ cấp Nhà nước và Chính phủ cũng như các mối quan hệ đối tác đã có được với nước chủ nhà để có được điều kiện làm việc thuận lợi. Điển hình có thể thấy, dự án phát triển mỏ dầu Amara-I rắc, vì những bất ổn chính trị diễn ra trong thời gian qua mà dự án đã bị đình trệ. Những mối quan hệ cấp cao trong trường hợp này tỏ ra rất hữu ích. Đối với khu vực hay quốc gia có tiềm năng dầu khí, nên ưu tiên tham gia cổ phần các dự án phát triển mỏ và khai thác đồng thời tận dụng các cơ hội để đấu thầu các dự án thăm dò. Như vậy , cơ hội mở rộng thị trường lớn, đồng thời xác suất rủi ro cũng ít. Đối với các khu vực hay quốc gia chưa có nhiều đầu tư thăm dò khai thác phải ưu tiên đặt chân để dành vị trí. Sau khi tiếp cận được thị trường sẽ tiến hành liên doanh, liên kết để chia sẻ rủi ro. Phương thức này sẽ tạo cho phía Việt Nam có thời gian tìm hiểu thị trường để có thể có những hướng đi phù hợp Đối với các khu vực hay quốc gia không nằm trong vùng trọng điểm, không nên bỏ quên mà phải thường xuyên quan tâm và cập nhật cũng như tận dụng các mối quan hệ đối tác. Các công ty dầu khí thế giới hiện nay đang mở rộng mạnh mẽ hoạt động của mình trên phạm vi quốc tế, đồng thời sự tác động mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hoá sẽ đưa lại cho mỗi quốc gia những cơ hội không ngờ, quan trọng là phải biết nắm bắt những cơ hội đó. 3.5.3. Đổi mới phương pháp tiếp cận và đánh giá dự án Mở rộng và tăng cường khai thác các kênh thông tin sẽ giúp nhìn nhận cơ hội kịp thời. Thông tin có thể được tiếp cận từ rất nhiều nguồn: thông tin đại chúng, thông tin lấy được từ các đối tác, thông tin do các tổ chức tư vấn trong và ngoài nước hay qua các cơ quan Chính phủ và Nhà nước… Ngoài ra cần phải đổi mới phương pháp đánh giá dự án. Có thể thông qua các bước như sau: Xác định mục tiêu rõ ràng cho việc đánh giá dự án. Đây là bước đầu tiên cần thiết phải làm, định hướng cho quá trình đánh giá luôn theo đúng hướng, tránh sa đà vào những phần không cần thiết. Xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá cho từng nhóm/loại dự án và khu vực đầu tư. Có được hệ thống chỉ tiêu khoa học, hợp lí và hoàn chỉnh sẽ giúp ra những quyết định đúng đắn, phù hợp với thực tế. Mỗi loại dự án tại mỗi khu vực khác nhau lại có những đặc điểm riêng biệt, cần những tiêu chí đánh giá riêng cho phù hợp. Tiến hành phân loại dự án và xem xét dự án trong tổng thể thay vì làm riêng lẻ. Những dự án dầu khí thường không bao giờ hoạt động riêng lẻ mà thường là một bộ phận trong cả một khu vực trữ lượng nhất định. Vì vậy những dự án này liên quan tác động lẫn nhau, cần có một cái nhìn tổng thể bao quát về dự án đó. Chú ý đến hiệu quả kinh tế-xã hội của dự án. Đây thường là yếu tố bị xao nhãng nhưng lại gây ra tác động trong phạm vi rộng và trong thời gian dài. Nếu là tác động tiêu cực, có thể để lại những hậu quả nặng nề. Vì vậy, khi xem xét hiệu quả kinh tế-xã hội của một dự án, cần nghiên cứu và dự liệu rõ ràng về tác động đối với môi trường, với dân cư, và sự phù hợp với chủ trương phát triển cân đối bền vững của Chính phủ. Coi trọng yếu tố thời cơ trong đánh giá. Đánh giá dự án trên hết là nhằm đưa ra quyết định có hay không chấp nhận dự án. Quyết định này sẽ không có ý nghĩa nữa nếu để thời cơ của dự án qua đi. 3.5.4. Đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động theo xu hướng hội nhập và quốc tế hóa Trong thời gian tới cần phải đẩy nhanh quá trình cải tiến tổ chức và hoạt động theo chủ trương của Nhà nước và xu thế chung của thế giới, bao gồm các công việc như sau: Điều chỉnh cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý hoạt động thích ứng với các hoạt động quốc tế Cải tiến và tổ chức lại bộ phận tìm kiếm, đánh giá, thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư Nâng cấp và cập nhật hệ thống công nghệ thông tin gắn liền với đào tạo và huấn luyện khai thác sử dụng Cổ phần hóa các dự án đầu tư có đủ điều kiện để kính thích đầu tư và phát triển Mở rộng liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước bằng cách tận dụng khai thác sử dụng các chuyên gia và cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ quan nghiên cứu trong ngành, đồng thời ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất để các đơn vị trong ngành tham gia vào các công tác dịch vụ và kỹ thuật tại các địa bàn hoạt động. 3.5.5. Giải pháp về vốn Nguyên tắc chung là phát huy tính độc lập tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, toàn bộ nhu cầu vốn đầu tư của Tổng công ty Thăm dò Khai thác sẽ được Tổng công ty chủ động cân đối từ vốn kinh doanh và các quỹ của Tổng công ty theo thứ tự ưu tiên lần lượt là góp vốn vận hành, góp vốn phát triển - mua mỏ và góp vốn tìm kiếm thăm dò. Phần vốn tìm kiếm thăm dò còn thiếu sẽ đề nghị Tập đoàn cấp ; Phần mua mỏ và phát triển mỏ thiếu hụt sẽ do Tổng công ty huy động thông qua các hình thức vay thương mại, phát hành trái phiếu, thành lập công ty cổ phần... Các giải pháp tài chính cụ thể như sau : Hình thành quĩ thăm dò tập trung tại Tập đoàn Hạch toán chi phí thăm dò rủi ro vào chi phí sản xuất kinh doanh Giai đoạn 2007-2012: Tập đoàn sẽ đảm bảo nguồn vốn cho thăm dò và thẩm lượng Tổng Công ty/Công ty chủ động tìm nguồn vốn vay từ các tổ chức tài chính, tín dụng ở trong và ngoài nước cho các dự án phát triển, khai thác Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn trong nước và quốc tế Tăng cường huy động vốn trong Ngành cho các dự án khai thác theo nguyên tắc tín chấp, đẩy mạnh huy động vốn trung và dài hạn Xây dựng cơ chế vay - cho vay - bảo lãnh vay vốn giữa Tập đoàn và Tổng Công ty/Công ty 3.5.6. Phát triển mạnh nguồn nhân lực Để giải quyết việc thiếu hụt các chuyên gia giỏi trước mắt cần tiến hành: tuyển dụng các chuyên gia nước ngoài vào các vị trí quan trọng kết hợp với đào tạo, chuyển giao hiểu biết, công nghệ và luân chuyển các cán bộ có năng lực đến các dự án có nhu cầu cấp thiết. Về lâu dài, cần có chính sách đào tạo nâng cao số lượng và chất lượng các chuyên gia người Việt. Các hình thức đào tạo có thể: ngắn hạn đối với các khóa chuyên ngành sâu về kỹ thuật, trung hạn và dài hạn đối với các khóa tiếp cận trình độ các nước tiên tiến trên cả bề rộng và bề sâu. Xây dựng quỹ đào tạo tại PVEP thu xếp một phần từ đóng góp đào tạo của các nhà thầu dầu khí nước ngoài tại các dự án trong nước. Quỹ đào tạo phải thể hiện được tầm quan trọng của công tác đào tạo. Cân đối cung cầu nhân lực đối với tất cả các dự án dầu khí mới đòi hỏi nhân lực của PVEP trên nguyên tắc xác định mức độ quan trọng và ưu tiên để có thể tập trung đúng và đủ nhân lực cần thiết. Xây dựng chính sách, phương pháp đánh giá sử dụng cán bộ một cách khoa học và hiệu quả. Các tiêu chí đánh giá phải minh bạch và tiên tiến. Chính sách đánh giá hướng đến tính chủ động của cán bộ trong việc chủ động xác định mục tiêu trong từng công việc được giao và chủ động đặt ra mục tiêu cao hơn, có thể với hình thức tự luân chuyển. Để giữ được người lao động, đặc biệt các cán bộ giỏi, có kinh nghiệm, chính sách lương, thưởng, đãi ngộ cần đảm bảo các tiêu chí: minh bạch, công bằng và có sức hấp dẫn, cạnh tranh, cho dù tương đối. Để có thể giải quyết tận nguồn gốc nâng cao tính cạnh tranh của chính sách lương đối với người lao động, quỹ lương phải gắn đến kết quả sản xuất kinh doanh từ hoạt động thăm dò khai thác dầu khí. Phấn đấu đến năm 2015 thu nhập cán bộ PVEP đạt tiêu chuẩn các công ty dầu khí quốc gia trong khu vực và đến năm 2025 đạt tiêu chuẩn châu lục. Kết luận Đầu tư thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là yêu cầu cần thiết để Petrovietnam phát triển thành một tập đoàn dầu khí mạnh có hoạt động thăm dò khai thác cả ở trong và ngoài nước, phù hợp với chiến lược phát triển của ngành và phù hợp với xu thế quốc tế hoá hoạt động dầu khí đang diễn ra trên toàn thế giới, góp phần đảm bảo nhu cầu năng lượng cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Trên cơ sở đánh giá hiện trạng hoạt động dầu khí của PVEP ở nước ngoài, đánh giá các lợi thế và hạn chế của PVEP có tham khảo đến kinh nghiệm quốc tế của các công ty có vị trí tầm cỡ, bài nghiên cứu này đã đề xuất một số biện pháp để mở rộng đầu tư ra nước ngoài trong thời gian tới. PVEP có thể thực hiện 3 phương thức đầu tư: mua tài sản dầu khí hay cổ phần mỏ đang khai thác để đáp ứng mục tiêu sản lượng, sớm có chỗ đứng trên thị trường, có nguồn thu ngay để tài trợ các dự án khác; thăm dò diện tích mới và phát triển mỏ, là hướng đi cơ bản, đưa lại sự tăng trưởng cho PVEP và cho Tập đoàn; trao đổi cổ phần trong nước lấy cổ phần nước ngoài để sớm có dự án, giảm thiểu thời gian, chi phí tìm kiếm dự án và sự cạnh tranh của các đối thủ. Các khu vực được đánh giá là khu vực ưu tiên đầu tư của PVEP là Đông Nam Á, Trung Đông-Bắc Phi, Nga và các nước vùng Ca-xpiên. Đây là những vùng trọng điểm PVEP cần tập trung nguồn lực tận dụng khai thác những ưu thế và thuận lợi để mở rộng đầu tư hiệu quả, thực hiện mục tiêu chiến lược đề ra. Tổng hợp những giải pháp toàn diện từ Chính phủ và các Bộ ngành liên quan, Tập đoàn, Tổng Công ty đã được đề xuất sẽ giúp nâng cao tiềm lực, cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng có lợi nhất cho hoạt động mở rộng đầu tư của PVEP. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Thị Hường, Giáo trình Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài-FDI, Nxb Thống kê (2002) 2. Đỗ Đức Bình, Giáo trình Kinh tế Quốc tế, Nxb Lao động-Xã hội (2005) 3. Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, Chiến lược đầu tư của Petrovietnam trong thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài (2002) 4. Nguyễn Hiệp, Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam, Nxb Khoa học và Kĩ thuật (2007) 5. Hoàng Xuân Hùng, 30 năm dầu khí Việt Nam: cơ hội mới thách thức mới, Nxb Khoa học Kĩ thuật (2005) 6.Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí, Tổng kết hội nghị tìm kiếm thăm dò khai thác ở nước ngoài (2007) 7.Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm 2007 8.Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí, Tình hình hiện tại của PVEP (2007)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí (lấy ví dụ thực tế tại Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí PVEP.DOC
Luận văn liên quan