Từ những ngày mới thành lập, Mỏ than Vàng Danh đã phải đương đầu
với chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ (1965-1968). Trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ vừa sản xuất, vừa chiến đấu và chi viện cho chiến
trường miền Nam ruột thịt, cán bộ và công nhân Mỏ than Vàng Danh luôn tự
hào được làm chủ một vùng mỏ giàu đẹp nhất nước. Dưới sự lãnh đạo của
Đảng và Bác Hồ kính yêu, các thế hệ công nhân lao động Quảng Ninh nói
chung và công nhân Mỏ than Vàng Danh nói riêng luôn luôn nhất trí với
đường lối, quan điểm của Đảng, ra sức phát huy truyền thống bất khuất của
công nhân vùng Mỏ trong lao động, sản xuất và chiến đấu. Dù trong bất kì
hoàn cảnh nào, cán bộ và công nhân Mỏ vẫn luôn nêu cao tinh thần làm chủ
nước nhà, làm chủ nhà máy, đức hi sinh xả thân cứu nước với khẩu hiệu
"Không có gì quý hơn độc lập tự do", "Tất cả để đánh thắng giặc Mĩ xâm
lược" đã cùng quân và dân cả nước viết tiếp những trang sử vẻ vang của
dân tộc trong thời đại mới.
108 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2876 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mỏ than vàng danh trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước (những năm 1965-1975), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhưng vẫn là môi trường đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ kĩ thuật, công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 79
nhân lao động theo phương thức và phong cách của nền sản xuất công nghiệp
hiện đại, trở thành mô hình mẫu mực trong sự hợp tác Việt-Xô, là biểu hiện
cho ý chí và nghị lực của cán bộ và công nhân Mỏ than Vàng Danh trong
những năm tháng cùng quân và dân miền Bắc thực hiện công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội.
Bước sang năm 1971, Mỏ than Vàng Danh có sự chuyển mình mạnh mẽ.
Công tác xây dựng cơ bản hoàn thành việc xây lắp cặp thượng vận tải và
thông gió do kĩ sư Liên Xô Vassiliep thiết kế, dài 700 mét một thượng từ lò
vận tải mức + 122 lên lò + 314. Thượng vận tải than được lắp đặt hệ thống
máng cào Slask 67 có 2 động cơ, mỗi động cơ 40 KW, loại máng cào cực
khoẻ 3 dây xích nổi tiếng của Ba Lan - một cường cường quốc công nghiệp
về chế tạo các thiết bị hầm lò. Từ thời điểm này, Đảng uỷ và Ban Giám đốc
Mỏ than Vàng Danh quyết định phải đồng bộ hoá dây chuyền, chấm dứt thực
hiện theo sơ đồ tạm để đưa Mỏ vào sản xuất theo sơ đồ chính thức. Đồng thời
phải tiến hành cuộc đấu tranh không khoan nhượng để chấn chỉnh về kĩ thuật
cơ bản, lấy xây dựng kĩ thuật cơ bản làm mục tiêu phấn đấu toàn diện trên các
mặt công tác của Mỏ. Đảng uỷ và Ban Giám đốc Mỏ cũng quyết định điều
chỉnh một số hạng mục thiết kế, chuyển các lò chợ khai thác theo phương
pháp khấu đuổi sang khấu giật, đưa các cột chống ma sát đơn xà kim loại SNP
Ba Lan vào lò chợ thay thế cho gỗ, đưa máng cào Slask-60 vào lò chợ thay
thế cho máng trượt đạp thủ công ở những lò chợ có độ dốc nhỏ, lắp đặt và đưa
vào vận hành các tuyến vận tải liên tục bằng băng tải trên các đường lò vận tải
trung gian thay thế bằng vận tải goòng, trước mắt là tại hành lang vận tải mức
+ 209 có độ dài 700 mét với khẩu hiệu "Băng tải hoá từng bước công việc vận
tải than trong các lò trung gian". Sau một thời gian nghiên cứu và khảo sát
hiện trạng sản xuất, Mỏ quyết định đưa điện thoại vào lò chợ, thiết lập mạng
lưới thông tin và xử lí thông tin trong điều hành, chỉ huy quá trình khai thác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 80
Tổng đài điện thoại chung của Mỏ cũng được đưa vào hoạt động, thành lập
Trung tâm Điều độ Mỏ kiểm soát 24/24 giờ từ bến cảng, đường sắt đến tận
gương lò. Ngoài ra, Mỏ còn xây dựng các lò chợ sản lượng cao, lò chợ điển
hình với công suất khai thác 10 vạn tấn/năm, thành lập các đội đào lò nhanh
với chỉ tiêu phấn đấu 100 mét/tháng; thực hiện định mức vật tư, kĩ thuật vào
các phân xưởng và trả lương khoán theo định mức ở tất cả các hạng mục nằm
trong dây chuyền sản xuất từ trong hầm lò ra đến bến bãi. Để nâng cao chất
lượng bữa ăn, tăng cường sức khoẻ cho cán bộ và công nhân trong toàn Mỏ,
công tác xây dựng các nhà ăn tập thể được quan tâm. Lần đầu tiên Mỏ tiến
hành bồi dưỡng hiện vật, công nhân các đội đào lò nhanh do phải làm việc với
cường độ cao trong môi trường khó khăn nên được ăn với chế độ tốt hơn.
Nhờ sự đoàn kết, nhất trí cao trong tập thể cán bộ và công nhân, Đảng uỷ
và Ban Giám đốc Mỏ đề ra phương hướng chỉ đạo kịp thời, đúng đắn. Kết
thúc năm 1971, Mỏ than Vàng Danh đã tạo ra sự chuyển biến hơn trước. Chỉ
tính riêng khai thác ở vỉa 5(3), sản lượng than khai thác đã đạt 320.297 tấn.
Lò chợ mức 209 ÷ 274 có lớp giữa dài 120 mét của Phân xưởng C45 thực
hiện chống cột ma sát SNP Ba Lan đạt sản lượng 10 vạn tấn/năm, đội đào lò
nhanh ở lò 274 và lò thượng khai thác vỉa 9A đạt từ 100 đến 120 mét/tháng.
Đội đào lò nhanh do kĩ sư Lê Công Thanh chỉ huy đã đào lò trong than chống
vì kim loại đạt hơn 100 mét/tháng, được Bộ trưởng Bộ Điện và Than tặng
bằng khen và được báo cáo điển hình trong hội nghị của toàn ngành Than.
Với những thành tích đáng khích lệ đó, Mỏ than Vàng Danh đã vươn lên
trở thành Mỏ đứng hàng đầu ngành Than về tốc độ đào lò và số lượng các đội
đào lò nhanh. Sau đội đào lò nhanh Lê Công Thanh lại xuất hiện đội đào lò
nhanh của Đỗ Hữu Ngạn và nhiều đội đào lò khác thuộc các Phân xưởng K1,
K2 cũng đạt tốc độ từ 80 đến 100 mét/tháng ở những năm về sau. Điều này
thể hiện sự thành công trong quá trình tập trung hoá sản xuất và cường độ lao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 81
động cao của cán bộ, công nhân trong toàn Mỏ. Đây cũng là xu hướng phát
triển của nền công nghiệp hiện đại về công nghệ khai thác than trên thế giới ở
thời điểm đó.
Qua năm 1972, để đảm bảo tiếp tục sản xuất, Mỏ đã tập trung giải quyết
vấn đề điện năng cung cấp cho dây chuyền sản xuất. Trong điều kiện đế quốc
Mĩ đánh phá ác liệt, điện lưới thường xuyên bị gián đoạn, Mỏ đã tự cung cấp
được 768.408 KW điện năng, đảm bảo cho dây chuyền sản xuất từ hầm lò ra
mặt bằng hoạt động tương đối liên tục. Không những thế, Mỏ đã chấp hành
nghiêm chỉnh chủ trương của cấp trên, ưu tiên điện cho công trường xây lắp
mỏ để thi công đường lò mới và tiến hành các công trình phục vụ cho sự phát
triển của Mỏ về sau.
Về công tác kĩ thuật và an toàn lao động, Mỏ đặc biệt chú trọng đến công
tác thông gió, thoát nước trong các đường lò và đã đạt được hiệu quả cao
trong sản xuất. Mỏ đã biên soạn xong điều lệ tạm thời về an toàn kĩ thuật và
lao động, tổ chức học tập và phổ biến rộng rãi trong toàn Mỏ. Công tác bảo
hộ lao động được tuyên truyền đến đông đảo cán bộ, công nhân với qui chế
nghiêm ngặt trong quá trình sản xuất. Kết quả đạt được đã cho thấy sự chuyển
biến sâu sắc, so với 6 tháng đầu năm 1971, số vụ tai nạn lao động trong 6
tháng đầu năm 1972 đã giảm 52%, tính riêng các sự cố đổ lò giảm 71%. So
với quí III năm 1971 thì tổng số vụ tai nạn lao động trong quí III năm 1972
giảm 19,7%, sự cố đổ lò giảm 50%.
Trong giao thông vận tải, mặc dù bị bom Mĩ đánh phá ác liệt, nhưng
Đảng uỷ - Ban Giám đốc Mỏ vẫn chỉ đạo công tác vận tải được bảo đảm
thông suốt và liên tục. Sau mỗi trận địch đánh phá, cán bộ và công nhân ở các
phân xưởng Đường sắt, Ô tô đã có mặt ở hiện trường để làm nhiệm vụ thông
đường, đảm bảo các tuyến đường sắt và đường bộ lại thông suốt. Vượt qua sự
đánh phá ác liệt của kẻ thù, các đoàn xe vận chuyển công nhân và hàng hoá đã
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 82
Cùng vào thời điểm này, tinh thần giúp đỡ các nhà máy đang gặp khó
khăn cũng được Mỏ đặc biệt quan tâm. Điển hình là Nhà máy cơ điện Uông
Bí, Ban Kiến thiết điện 3…đã được Mỏ than Vàng Danh cử người và máy
móc giúp đỡ trong việc sơ tán thiết bị, vật tư sau mỗi lần bị bom Mĩ tàn phá.
Trong quá trình làm việc, công nhân lái cần cẩu Nguyễn Viết Tộ đã nêu cao
tinh thần lao động tập thể, ý thức trách nhiệm cao trong sản xuất của người
thợ Vàng Danh. Tấm gương lao động của đồng chí đã được Nhà máy cơ điện
Uông Bí khen thưởng và phát động thành phong trào thi đua sôi nổi trong
toàn nhà máy.
Để tạo thành một tập thể thống nhất, giữa các phân xưởng đều có sự sắp
xếp, điều phối hợp lí để tập trung giải quyết các nhiệm vụ trước mắt, như tăng
cường cán bộ, công nhân giỏi cho các phân xưởng sản xuất chủ yếu là Phân
xưởng điện, các lò chợ sản xuất than, điều động lao động ở các phân xưởng
khác sang làm công việc sơ tán thiết bị, kho tàng, lương thực, phòng không sơ
tán… Các công việc đều được Mỏ định mức cụ thể và tiến hành nghiệm thu
sản phẩm sau khi hoàn thành.
Về tiêu thụ sản phẩm, Mỏ đã phấn đấu đến mức cao nhất để tránh việc
làm thất thoát tài sản của Nhà nước. Trong quí II và III năm 1972, Mỏ đã
không ngừng tăng cường công tác quản lí ở khâu tiêu thụ than thành phẩm,
chú trọng giải quyết phương tiện vận chuyển, thiết bị bốc rót than để công tác
tiêu thụ được diễn ra thuận lợi.
Cùng với việc đẩy mạnh hoạt động sản xuất, công tác đào tạo đội ngũ
công nhân cũng được lãnh đạo Mỏ tập trung giải quyết. Trong hoàn cảnh
chiến tranh, nhưng Mỏ vẫn cố gắng bố trí đủ cán bộ phù hợp với yêu cầu,
nhiệm vụ ở các vị trí làm việc và năng lực chuyên môn của từng kĩ sư, công
nhân. Ngoài ra, Mỏ còn đào tạo một lớp nghiệp vụ nấu nướng phục vụ nhu
cầu của ngành ăn, mở một lớp công nhân kĩ thuật sửa chữa cơ điện, một lớp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 83
nghiệp vụ kế toán, một lớp kèm cặp về kĩ thuật hầm lò, một lớp ngắn hạn về
kĩ thuật vận tải, cử một số cán bộ và công nhân đi học các lớp dài hạn và ngắn
hạn… Đây là biểu hiện cho tinh thần chủ động, tích cực tranh thủ thời gian,
đào tạo đội ngũ người lao động phục vụ sự phát triển lâu dài của Mỏ.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, qua đó tiếp sức
giúp cán bộ và công nhân trong toàn Mỏ thêm hăng say lao động, sau mỗi lần
bị máy bay Mĩ ném bom đánh phá, Mỏ đã tiến hành biểu dương kịp thời
những tấm gương anh dũng trong sản xuất và chiến đấu, nêu lên các bài học
về công tác phòng tránh địch. Trong hoàn cảnh chiến tranh, Đảng uỷ và Ban
Giám đốc Mỏ đã phát động nhiều phong trào thi đua và đợt thi đua cao điểm.
Thông qua các dịp kỉ niệm, như ngày sinh Lê nin (22-4), ngày sinh Bác Hồ
(19-5), ngày Quốc khánh (2-9)… Mỏ đã tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị để
qua đó, mỗi cá nhân và tập thể nhìn nhận, đánh giá về những kết quả đạt
được, đồng thời rút kinh nghiệm về những hạn chế, tồn tại cần được khắc
phục. Với những cố gắng cao độ từ cán bộ đến công nhân, Mỏ đã thu được
những kết quả rất đáng khích lệ. Báo cáo về những kinh nghiệm của Mỏ than
Vàng Danh trong sản xuất, chiến đấu và công tác năm 1972 đã cho thấy, so
với quí III thì kết quả đạt được trong quí IV đã hoàn thành vượt mức kế hoạch
đề ra. Trong đó, giá trị tổng sản lượng vượt 22,5%, sản xuất than nguyên khai
vượt 5,5%, than sạch vượt 4,7%, mét lò củng cố vượt 7,5%, năng suất lao
động vượt 18,4%...
Giữa lúc khí thế sản xuất đang ngày càng dâng cao, cán bộ và công nhân
Mỏ đang phấn khởi trước những thành tích vừa đạt được trong lao động sản
xuất, ngày 6-4-1972, giặc Mĩ liều lĩnh quay trở lại ném bom phá hoại miền
Bắc. Trong hoàn cảnh đó, hoạt động sản xuất của Mỏ lại đứng trước nhiều
khó khăn và thách thức mới. Do sự phá hoại của kẻ thù, nguồn điện lưới quốc
gia thường xuyên bị gián đoạn, không đủ cung cấp cho các loại máy móc,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 84
thiết bị sản xuất có công suất lớn. Điều này đã dẫn đến công tác sản xuất của
Mỏ than Vàng Danh bị ảnh hưởng không nhỏ. Mỏ phải phát điện cục bộ bằng
trạm G-400 Cánh Gà. Do nhiều máy móc và thiết bị phải sơ tán, địch đánh
phá với cường độ lớn có tính huỷ diệt đã dẫn đến Mỏ rơi vào tình trạng hoạt
động cầm chừng, phải rút bớt số lò chợ, tháo dỡ những thiết bị lớn của dây
chuyền vào bảo quản, tránh sự phá hoại của giặc Mĩ.
Công trường xây lắp Mỏ than Vàng Danh tuy đã tách thành một đơn vị
độc lập, cùng lúc phải triển khai nhiều phần việc, như tiếp tục thi công để tiến
hành bàn giao vỉa 5(3) theo đúng tiến độ, thăm dò và thi công lò cái xuyên vỉa
Giếng Mù, đào lò vỉa 8(6) Vàng Danh, thi công khu kho 60 vạn tấn/năm và
sau đó là tháo gỡ để sơ tán Nhà máy Sàng, lắp trạm điêzen, điện cục bộ phục
vụ sản xuất khi địch đánh phá và đề phòng bị mất điện lưới từ Nhà máy điện
Uông Bí.
Với tinh thần trách nhiệm, tranh thủ những lúc máy bay địch ngừng
đánh phá, Đảng uỷ và Ban Giám đốc Mỏ phát động nhiều phong trào thi đua
trên các mặt công tác; tập trung chỉ đạo nâng cao sản lượng khai thác ở những
khu vực trước đây phải ngừng hoạt động hay hoạt động cầm chừng do bị địch
phá hoại. Mặt khác, công tác sửa chữa máy móc cũng được Mỏ rất coi trọng,
nhanh chóng nâng cao năng lực vận tải của dây chuyền sản xuất, cải thiện
điều kiện làm việc cho công nhân. Ngoài ra, để bảo vệ thành quả của cách
mạng, bảo vệ máy móc, cán bộ và công nhân Mỏ đã lập các phương án đánh
trả kẻ thù mỗi khi chúng xuất hiện. Trên trận chiến chống quân thù, Mỏ than
Vàng Danh lập được nhiều chiến công xuất sắc, góp phần cùng quân và dân
miền Bắc đánh thắng giặc Mĩ xâm lược.
3.1.2 Cán bộ, công nhân Mỏ than Vàng Danh trực tiếp chiến đấu chống
chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mĩ (5-9/1972)
Mặc dù tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc, nhưng đế quốc Mĩ
và tay sai vẫn chưa chịu từ bỏ các hoạt động chống phá cách mạng nước ta. Ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 85
Quảng Ninh, chúng định dùng sức tàn phá của bom đạn để huỷ diệt vùng
công nghiệp mỏ quan trọng, làm cho các hoạt động kinh tế của ta bị ngừng
trệ, giao thông vận tải gián đoạn, nhằm ngăn cản sự chi viện của hậu phương
miền Bắc đối với tiền tuyến lớn miền Nam, làm cho đời sống của nhân dân bị
đảo lộn…Để đạt được mục đích, giặc Mĩ vẫn tiến hành các hoạt động do
thám, tung tiền giả, thả hàng tâm lí chiến và nhiều lần cho máy bay xâm phạm
vùng trời, vùng biển của miền Bắc nước ta.
Trước tình hình đó, đầu năm 1972, Ban Chấp hành Trung ương Đảng
họp Hội nghị lần thứ 20, chủ trương đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mĩ,
cứu nước và tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Hội nghị nhấn
mạnh nhiệm vụ cần kíp của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong giai đoạn
hiện tại là: "Với tinh thần kiên trì kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn,
phải động viên toàn lực, cố gắng vượt bậc, kịp thời nắm vững thời cơ thuận
lợi và tạo thêm thời cơ mới. Đẩy mạnh tiến công quân sự, chính trị và binh
vận, phát triển thế tiến công chiến lược mới trên toàn chiến trường miền Nam
là chiến trường chính, đồng thời đẩy mạnh tiến công ngoại giao. Đoàn kết
phối hợp chiến đấu với quân và dân Lào, quân và dân Campuchia anh em,
đẩy mạnh tiến công địch trên các chiến trường Đông Dương" [21, 144].
Ngày 30-3-1972, quân và dân ta ở miền Nam mở cuộc tiến công chiến
lược phá vỡ tuyến phòng ngự mạnh nhất của địch trên 3 địa bàn chiến lược
quan trọng là Quảng Trị, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Chiến lược
"Việt Nam hoá chiến tranh" của Mĩ đứng trước nguy cơ bị phá sản.
Trước diễn biến của tình hình cuộc chiến tranh chống Mĩ ngày càng phức
tạp, nhận thấy khả năng kẻ thù quay lại phá hoại miền Bắc là không thể tránh
khỏi, để đối phó trong tình hình chiến tranh lan rộng, Chính phủ đã ra Chỉ thị
số 81/TTg ngày 1-4-1972 về việc "Tăng cường sẵn sàng chiến đấu và
phòng không nhân dân trong tình hình mới ". Chỉ thị nêu rõ: "Trước tình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 86
hình mới, chúng ta phải thực hiện nêu cao tinh thần cảnh giác và tổ chức sẵn
sàng chiến đấu trên toàn miền Bắc (kể cả trong lực lượng vũ trang, trong các
cơ quan Nhà nước, nhà máy, công trường, nông trường và trong nhân dân),
công tác phòng không nhân dân phải tốt, chu đáo, đặc biệt chú trọng khu vực
từ Thanh Hoá trở vào và các trọng điểm khác ở miền Bắc, nhằm đảm bảo
trong bất kì tình huống nào cũng đánh được địch với hiệu quả cao nhất, hạn
chế thiệt hại của ta ở mức thấp nhất, làm trọn nhiệm vụ chi viện tiền tuyến,
giữ vững sản xuất và ổn định đời sống…" [43, 1].
Đúng như nhận định của Chính phủ ta, ngày 6-4-1972, đế quốc Mĩ cho máy
bay ném bom bắn phá một số địa phương thuộc khu IV cũ. Đến ngày 16-4-1972,
tập đoàn Nich xơn chính thức phát động cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai bằng
không quân, hải quân trên toàn bộ lãnh thổ miền Bắc Việt Nam.
Trong tình hình mới, ở các xí nghiệp của ngành than, việc nhanh chóng
chuyển sang tình trạng thời chiến và chuyển hướng sản xuất được chỉ đạo chặt
chẽ, kịp thời vận chuyển máy móc, thiết bị về nơi sơ tán, tiếp tục duy trì hoạt
động sản xuất, những máy móc quan trọng chưa sử dụng được cất giấu vào
nơi an toàn. Ở thời điểm này, Mỏ than Vàng Danh được giao nhiệm vụ tiếp
tục sản xuất, đồng thời trực tiếp đương đầu với chiến tranh phá hoại của đế
quốc Mĩ
Ngày 10-5-1972, giặc Mĩ bắt đầu trở lại ném bom bắn phá tỉnh Quảng
Ninh. Ngày 18-5-1972, chúng cho máy bay đánh phá Thị xã Uông Bí với mức
độ ác liệt hơn so với lần thứ nhất. Lần này chúng ném bom bắn phá cả ngày
lẫn đêm. Chỉ tính từ ngày 18/5 đến ngày 15/9/1972, tại khu Mỏ Vàng Danh,
"giặc Mĩ đã đánh 5 trận ban đêm và 15 trận ban ngày, với 10.240 quả bom
lớn nhỏ, trung bình mỗi công nhân chịu 2,5 quả bom" [16, 134].
Ngay từ cuối quí II năm 1972, nhận thấy rõ tình hình và âm mưu của kẻ
thù, toàn thể cán bộ và công nhân Mỏ đã nêu cao tinh thần cảnh giác, tích cực
thực hiện công tác phòng không sơ tán.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 87
Tại những khu vực được coi là trọng điểm địch có thể đánh phá, công tác
sơ tán người và máy móc được thực hiện triệt để. Các thiết bị, kho tàng, tài
liệu, lương thực, thực phẩm… đều được sơ tán phân tán, cất giấu, di chuyển.
Qúa trình thực hiện phòng không sơ tán là một khoảng thời gian đấu tranh
gian khổ, Mỏ cùng lúc phải giải quyết nhiều vấn đề phức tạp, như cung cấp
vật liệu, tổ chức lao động, nơi ăn chốn ở, nơi làm việc, tổ chức củng cố hệ
thống hầm hào, công sự... Qua mỗi trận đánh đều có kiểm tra, rút kinh nghiệm
kịp thời để tăng cường hơn nữa hiệu quả của công tác phòng không, sơ tán.
Thực hiện chủ trương trên, Mỏ đã thực hiện sơ tán các nhà trẻ, tổ chức xây
dựng một khu kí túc xá dã chiến ở xa khu vực trọng điểm, ngoài ra còn vận
động, giúp đõ các gia đình đưa các cụ già và trẻ em về quê sơ tán được hơn
500 người.
Vào hồi 10 giờ 15 phút ngày 23/7/1972, giặc Mĩ cho 22 máy bay ném 56
quả bom phá xuống khu vực tập thể công nhân cũ và khu thung lũng Vàng
Danh, giết chết 1 công nhân, làm bị thương 3 công nhân khác, phá huỷ hoàn
toàn 3.500m
2 nhà xây 2 tầng.
Ngày 13-9-1972, vào lúc 13 giờ, giặc Mĩ đã huy động 32 chiếc máy bay,
ném 85 quả bom hơi, 22 quả bom phá, 6 quả bom xuyên mẹ và nhiều quả
bom bi khác xuống khu vực trung tâm của Mỏ rộng khoảng 9 km2. Trong đó,
có các cơ sở kinh tế, hệ thống kho tàng, đường giao thông, nơi sơ tán của cán
bộ công nhân, làm chết 18 người và làm bị thương 30 người, làm thiệt hại
nhiều tài sản của Mỏ và nhân dân.
Với tinh thần "Tất cả để đánh thắng giặc Mĩ xâm lược", "Nhằm thẳng
quân thù mà bắn", lực lượng tự vệ và công nhân Mỏ than Vàng Danh đã anh
dũng đánh trả khi máy bay địch vừa xuất hiện. Trong trận chiến đấu, ngày
13/9/1972, tại trận địa pháo 14,5 li của Mỏ được đặt trên đồi cao với 11 cán
bộ và chiến sĩ đã chiến đấu kiên cường, quyết tâm không rời trận địa để bảo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 88
vệ Mỏ. Phối hợp với bộ đội và dân quân địa phương, cán bộ, chiến sĩ lực
lượng tự vệ Mỏ đã chiến đấu ngoan cường chống máy bay Mĩ. Trong chiến
đấu, hai chiến sĩ tự vệ Hoàng Văn Minh và Nguyễn Văn Lê đã hi sinh anh
dũng, để lại sự tiếc thương sâu sắc và là tấm gương cho toàn Mỏ noi theo.
Từ trong chiến đấu, cán bộ và chiến sĩ tự vệ thuộc nhiều đơn vị của Mỏ
đã dũng cảm cứu hàng trăm tấn lương thực, nhanh chóng tham gia giải quyết
hậu quả chiến tranh. Các bác sĩ, y sĩ, y tá của bệnh viện Mỏ dũng cảm bám sát
trận địa, phục vụ chiến đấu kịp thời. Cán bộ, công nhân viên ngành ăn và khu
nhà Sàng vẫn gan dạ, bình tĩnh phục vụ trong và sau mỗi trận chiến đấu.
Chiến công của công nhân Mỏ than Vàng Danh đã góp phần bắn rơi 2
máy bay Mĩ xâm phạm vùng trời khu mỏ, được Bộ Tư lệnh Quân khu tặng
bằng khen, cùng quân dân miền Bắc đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần
thứ hai của đế quốc Mĩ.
Như vậy, sau 4 năm đầy khó khăn và thử thách (1968-1972), dưới sự
lãnh đạo của Đảng bộ và Ban Giám đốc, các thế hệ cán bộ, công nhân Mỏ
than Vàng Danh đã phát huy cao độ tinh thần kỉ luật, đồng tâm trong lao động
sản xuất và chiến đấu. Vượt qua mọi khó khăn, cán bộ và công nhân Mỏ đã
phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang trên các lĩnh vực sản xuất, chiến
đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần cùng quân và dân cả nước đánh bại cuộc
chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mĩ. Đó là sự động viên, khích lệ
to lớn cho Mỏ vững bước trên những chặng đường tiếp theo. Năm 1973, ghi
nhận những đóng góp to lớn của Mỏ than Vàng Danh, Nhà nước đã tặng
thưởng cho toàn thể cán bộ và công nhân Mỏ Huân chương Kháng chiến hạng
Nhì, Đội đào lò nhanh số 1 Phân xưởng K2 được tặng thưởng Huân chương
Kháng chiến hạng Ba. Năm 1974, Phân xưởng lò chợ C.45 được Nhà nước
tặng thưởng Huân chuương Kháng chiến hạng Ba.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89
3.2 PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, GÓP PHẦN CHI VIỆN CHIẾN
TRƢỜNG MIỀN NAM (1973-1975)
Trước những thất bại nặng nề trên cả hai miền Nam - Bắc, đặc biệt là sự
thất bại trong cuộc tập kích bằng máy bay B52 ném bom xuống Hà Nội, Hải
Phòng… (18 - 29/12/1972), ngày 27-1-1973, Chính phủ Mĩ buộc phải kí Hiệp
định Pari về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Ngày
hôm sau, 28-1-1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam
và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ra lời kêu gọi, chỉ rõ:
"Nhiệm vụ trước mắt của đồng bào ta ở hai miền là tăng cường đoàn kết,
luôn luôn đề cao cảnh giác, ra sức phấn đấu để củng cố những thắng lợi đã
giành được, giữ vững hoà bình lâu dài, hoàn thành độc lập, dân chủ ở miền
Nam, tiến tới hoà bình, thống nhất Tổ quốc" [22, 13].
Về phương hướng và nhiệm vụ của miền Bắc trong thời gian 1973-1975,
Trung ương Đảng xác định: "Nhanh chóng hoàn thành việc hàn gắn vết
thương chiến tranh, ra sức khôi phục và phát triển kinh tế, phát triển văn hoá,
tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất và kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội; củng cố
quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, củng cố chế độ xã hội chủ nghĩa về mọi
mặt, ổn định tình hình kinh tế và đời sống nhân dân; củng cố quốc phòng, ra
sức chi viện cuộc đấu tranh cách mạng và xây dựng vùng giải phóng của
đồng bào miền Nam" [22, 397].
Trong không khí phấn khởi cùng cả nước mừng chiến thắng, chỉ sau 3
ngày Trung ương Đảng ra lời kêu gọi, ngành Than đã hoạt động trở lại. Máy
móc ở nơi sơ tán được chuyển về lắp đặt lại và nhanh chóng đi vào sản xuất.
Từ năm 1973 đến 1975, nhờ chuẩn bị tốt về tư tưởng và tổ chức, cùng
với những nỗ lực cao độ trong lao động của cán bộ và công nhân Mỏ, nên
công tác khắc phục hậu quả chiến tranh được tiến hành nhanh gọn. Mỏ đã tập
trung khôi phục hoạt động của nhà máy Sàng trên hai tuyến chủ yếu là sàng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90
BKT và sàng tuyển. Sau hai lần tháo dỡ máy móc, thiết bị để di chuyển sơ
tán, đây là lần lắp lại toàn bộ thứ ba, được căn chỉnh chạy thử không tải và có
tải trước khi bàn giao cho sản xuất. Trong quá trình thi công, cán bộ và công
nhân đã có nhiều sáng kiến cải tiến dây chuyền công nghệ như cải tạo hệ
thống đổ đá thải thành hệ thống sàng BKT, thiết kế và lắp đặt tuyến sàng 1b,
thiết kế kho than dự phòng cạnh nhà máy tuyển, thiết kế hệ thống tháo bùn từ
trong lò kéo ra, nghiên cứu thay thế chế độ tuyển than bằng 2 tỉ trọng, nghiên
cứu thiết kế hệ thống cấp nước trong nhà máy tuyển, dùng manhêtít Trại Cau
(Thái Nguyên) thay thế cho manhêtít trước đây phải nhập về từ Liên Xô…
Các lĩnh vực bảo dưỡng, bổ sung thêm năng lực vận tải trong lò, vận tải
ô tô và tầu hoả được chú trọng. Mỏ đã bố trí tầu hoả, ô tô và tầu điện đưa đón
công nhân, viên chức. Nhờ đó đã giảm bớt được thời gian ách tắc, nâng cao
sản lượng khai thác than một cách rõ rệt. Lĩnh vực cơ điện đã bảo dưỡng được
toàn bộ các trạm điện 35/6KV và các trạm điện cục bộ. Trong công tác chăm
lo đời sống công nhân, Mỏ đã xây dựng được một số nhà mới, củng cố, sửa
chữa một số nhà cũ bị bom đạn làm hư hại, tập trung vào khu nhà máy Sàng,
khu 314 và 274. Các nhà ăn công nhân cũng được củng cố và mở rộng, tạo
điều kiện thông thoáng cho việc ăn ca kíp của thợ lò. Ngoài ra, Mỏ còn có
chính sách khuyến khích công nhân tăng gia sản xuất để cải thiện bữa ăn hằng
ngày. Nhờ đó đời sống của công nhân giảm bớt khó khăn hơn trước.
Để kịp thời bổ sung lực lượng lao động cho Mỏ trong sản xuất và đáp
ứng nhu cầu cho sự phát triển, Trường Đào tạo công nhân kĩ thuật của Mỏ mở
rộng diện tuyển sinh để đào tạo theo chương trình, kế hoạch cơ bản đã được
thống nhất, hằng năm đều có các khoá học ra trường, bổ sung thêm vào đội
ngũ lao động lành nghề cho hoạt động sản xuất của Mỏ.
Đến cuối năm 1975, trải qua 3 năm lao động với nhịp độ khẩn trương,
Mỏ than Vàng Danh đã được khôi phục lại nguyên trạng là Mỏ than liên hợp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91
hiện đại với công suất thiết kế ban đầu 600.000 tấn/năm. Đây là mỏ than lớn
đầu tiên ở Việt Nam chống lò bằng vì sắt và khai thác theo phương pháp khấu
giật, nhà máy Sàng áp dụng công nghệ tuyển nặng, dùng huyền phù manhêtít
để tuyển lựa than sạch.
Tuy nhiên, sau khi khôi phục và đến cuối năm 1975, Mỏ than Vàng Danh
vẫn chưa hoàn toàn đồng bộ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Hệ
thống kho tàng, bến bãi, tuyến vận tải trong lò vẫn còn đang xây dựng dở
dang… Bộ máy cán bộ tổ chức quản lí không ổn định mà luôn trong tình
trạng bị xáo trộn, thay đổi, đặc biệt là sau khi Công trưòng xây lắp Mỏ tách
ra, Mỏ than và Ban kiến thiết đã hợp nhất lại nhưng ngay một lúc chưa thể
đưa mọi hoạt động trở lại ổn định. Trình độ quản lí của cán bộ chưa tiến kịp
với sự lớn mạnh của cơ sở vật chất, kĩ thuật, dẫn đến có lúc, có nơi còn để xẩy
ra tình trạng lãng phí, tuỳ tiện trong sử dụng các trang thiết bị, vật tư của Mỏ.
Công tác quản lí của Mỏ đã có nhiều cải tiến, luôn được ghi nhận và
đánh giá cao, được các nhà máy, xí nghiệp trong và ngoài ngành Than đến
tham quan, học tập kinh nghiệm. Để làm tốt hơn, Mỏ đã áp dụng đầy đủ các
biện pháp khoa học - kĩ thuật vào tổ chức sản xuất theo những phương án tốt
nhất để phấn đấu đưa công suất lò lên ngang bằng thiết kế. Bên cạnh đó,
nhiều hạng mục công trình quan trọng khác cũng được Mỏ thực hiện để nâng
cao năng lực sản xuất, như tiếp tục đầu tư để hoàn chỉnh hệ thống sàng rửa, hệ
thống kho bãi và bến cảng để giữ lại được nhiều than tốt trong quá trình khai
thác, không ngừng cải tiến, nâng cao hơn nữa việc sử dụng hiệu quả thiết bị
sản xuất, giảm đến mức tối đa thời gian con người và máy móc ngừng làm
việc, điều chỉnh hệ số ca, hệ số giờ làm việc cho đạt hiệu quả hơn. Trong quá
trình triển khai kế hoạch, Mỏ đã được Nhà nước đã tạo mọi điều kiện tốt nhất
trong việc thay thế phụ tùng sản xuất, mua sắm trang thiết bị để phục vụ quá
trình xây dựng và sản xuất của Mỏ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92
Trong suốt cuộc kháng chiến, Đảng ta luôn xác định việc chi viện cho
chiến trường miền Nam để đánh thắng giặc Mĩ xâm lược là trách nhiệm lớn
lao của miền Bắc. Trong Chỉ thị ngày 24-1-1973, Trung ương Đảng đã chỉ rõ:
"Miền Bắc phải ra sức đẩy mạnh sản xuất… đồng thời có nghĩa vụ trọng đại
chi viện cho miền Nam và các cấp uỷ Đảng phải không ngừng giáo dục cho
nhân dân tinh thần kiên trì cách mạng, tinh thần trách nhiệm đối với miền
Nam" [22, 12].
Với khẩu hiệu "Vì miền Nam ruột thịt", "Tất cả để đánh thắng giặc
Mĩ xâm lược", 213 thanh niên phường Vàng Danh lên đường chiến đấu tại
các chiến trường miền Nam [6, 27]. Tại Mỏ than Vàng Danh, phong trào tòng
quân, sẵn sàng lên đường giết giặc, cứu nước đã diễn ra sôi nổi. Riêng trong
năm 1972, Mỏ đã vượt mức kế hoạch tuyển quân 17%, riêng đợt 3 vượt chỉ
tiêu 25% [38, 9]. Nhiều thanh niên đang làm việc tại Mỏ đã tình nguyện làm
đơn xin nhập ngũ vào chiến trường miền Nam chiến đấu và phục vụ chiến
đấu. Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh:"Sản xuất than cũng như
quân đội đánh giặc", Đảng uỷ và Ban Giám đốc Mỏ đã phát động nhiều
phong trào thi đua sôi nổi, thu hút được đông đảo cán bộ và công nhân tham
gia. Qua đó khơi dậy tinh thần đoàn kết, đồng tâm trong lao động của người
thợ mỏ Vàng Danh. Dù trong điều kiện chiến tranh ác liệt, nhưng hoạt động
sản xuất của Mỏ vẫn không bị ngưng trệ. Vượt qua nhiều khó khăn, Mỏ đã
thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, kế hoạch đặt ra. Mỏ than Vàng Danh đã
cùng với các mỏ khác trong toàn ngành Than hoàn thành kế hoạch do Đảng
và Nhà nước giao phó.
Trong những bước đi ban đầu vươn lên sản xuất lớn, Mỏ than Vàng
Danh đã gặp không ít khó khăn do hậu quả của chiến tranh phá hoại và những
trở ngại do sự khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên. Vượt qua mọi khó khăn,
cán bộ và công nhân Mỏ luôn đoàn kết, sát cánh bên nhau vừa sản xuất, vừa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93
chiến đấu chống quân xâm lược Mĩ khi chúng mở rộng đánh phá miền Bắc.
Năm 1975, Đảng và Nhà nước đã tặng thưởng cho tập thể cán bộ và công
nhân Mỏ nhiều Huân chương Kháng chiến. Sự quan tâm, động viên về tinh
thần và vật chất của Trung ương và ngành Than là nguồn cổ vũ, khích lệ cho
những bước đi của Mỏ trong giai đoạn tiếp theo.
Sau 3 năm phấn đấu (1973-1975), dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ và Ban
Giám đốc, cán bộ và công nhân Mỏ than Vàng Danh đã đem hết sức mình để
hàn gắn vết thương chiến tranh, từng bước ổn định sản xuất và đời sống cho
người lao động, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế.
Tiểu kết:
Những năm 1968 - 1975 đã chứng kiến bước đi thăng trầm của Mỏ than
Vàng Danh. Sản xuất trong điều kiện đang xây dựng, với cơ sở vật chất thiếu
thốn trầm trọng, lại phải liên tiếp đương đầu với giặc Mĩ leo thang mở rộng
đánh phá miền Bắc, Mỏ than Vàng Danh chịu những tác động không nhỏ đến
hoạt động sản xuất.
Mặc dù vậy, bằng tinh thần trách nhiệm và kỉ luật cao trong lao động sản
xuất, cán bộ và công nhân Mỏ than Vàng Danh đã phấn đấu, nỗ lực hết mình
vì mục tiêu sản xuất than phục vụ Tổ quốc. Vươn lên từ trong gian khó,
trưởng thành trong điều kiện chiến tranh ác liệt, tập thể cán bộ và công nhân
Mỏ than Vàng Danh đã tiếp tục phát huy tinh thần Kỉ luật - Đồng tâm của các
thế hệ thợ mỏ Quảng Ninh. Đồng thời với quá trình khôi phục và phát triển
sản xuất, Mỏ than Vàng Danh đã thực hiện tốt nghĩa vụ hậu phương đối với
tiền tuyến lớn. Những đóng góp to lớn của Mỏ đã thể hiện sâu sắc tinh thần
trách nhiệm, tình cảm của các thế hệ thợ Mỏ Vàng Danh đối với đồng bào
miền Nam, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ của
dân tộc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94
KẾT LUẬN
1. Những thành tích to lớn của cán bộ, công nhân Mỏ than Vàng Danh
trong 10 năm (1965-1975) đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của
toàn dân tộc.
Từ những ngày mới thành lập, Mỏ than Vàng Danh đã phải đương đầu
với chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ (1965-1968). Trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ vừa sản xuất, vừa chiến đấu và chi viện cho chiến
trường miền Nam ruột thịt, cán bộ và công nhân Mỏ than Vàng Danh luôn tự
hào được làm chủ một vùng mỏ giàu đẹp nhất nước. Dưới sự lãnh đạo của
Đảng và Bác Hồ kính yêu, các thế hệ công nhân lao động Quảng Ninh nói
chung và công nhân Mỏ than Vàng Danh nói riêng luôn luôn nhất trí với
đường lối, quan điểm của Đảng, ra sức phát huy truyền thống bất khuất của
công nhân vùng Mỏ trong lao động, sản xuất và chiến đấu. Dù trong bất kì
hoàn cảnh nào, cán bộ và công nhân Mỏ vẫn luôn nêu cao tinh thần làm chủ
nước nhà, làm chủ nhà máy, đức hi sinh xả thân cứu nước với khẩu hiệu
"Không có gì quý hơn độc lập tự do", "Tất cả để đánh thắng giặc Mĩ xâm
lược"… đã cùng quân và dân cả nước viết tiếp những trang sử vẻ vang của
dân tộc trong thời đại mới.
Trong khoảng thời gian này, khẩu hiệu "Sản xuất thật nhiều than cho Tổ
quốc" đã trở thành mục tiêu phấn đấu, là tiếng gọi thiêng liêng đối với mọi
thế hệ công nhân làm việc tại Mỏ than Vàng Danh. Với tinh thần đó, Mỏ đã
đẩy mạnh việc cơ khí hoá trong sản xuất, tăng cường công tác quản lí kinh tế,
nên sản lượng khai thác than hằng năm không ngừng tăng lên. Thành công
của Mỏ sau ngày thành lập đã cùng với toàn ngành Than trong tỉnh Quảng
Ninh được Bác tặng "Cờ thưởng luân lưu thi đua khá nhất" cho ngành Than.
Nhiều phong trào thi đua được Đảng uỷ - Ban Giám đốc Mỏ phát động
nối tiếp nhau và toàn diện trong nhiều lĩnh vực: Sản xuất, chiến đấu, xây dựng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 95
và học tập. Mỏ than Vàng Danh đã lập được nhiều thành tích xuất sắc trong
việc thực hiện các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó.
2. Thành tích xây dựng và phát triển trong 10 năm (1965-1975) của Mỏ
than Vàng Danh đã đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển những năm về sau.
Nhờ có trong tay một đội ngũ cán bộ kĩ thuật và công nhân đông đảo, có
tri thức và kỉ luật, có tác phong công nghiệp trong sản xuất và được rèn luyện,
thử thách qua chiến tranh, có ý chí độc lập, tự chủ, dám nghĩ dám làm và dám
chịu trách nhiệm trước Đảng và nhân dân nên Mỏ than Vàng Danh đã đạt
được những thành tích rất đáng khích lệ. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
ngành Than, đội ngũ công nhân, viên chức của Mỏ đã trưởng thành rõ rệt cả
về số lượng và chất lượng. Trình độ chính trị, văn hoá, kĩ thuật của công nhân
đã không ngừng được nâng cao hơn trước. Hàng trăm công nhân, viên chức
của Mỏ đã trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, đa số lớp công nhân
trẻ trở thành đoàn viên Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh. Từ trong
lao động, sản xuất và chiến đấu, nhiều cán bộ được rèn luyện, trưởng thành,
đã phát huy phẩm chất của người cách mạng, đã giữ các cương vị chủ chốt
của cơ sở, huyện, thị xã và một số ban, ngành trong tỉnh.
Mỏ đã thiết lập được kỉ luật trong lao động sản xuất công nghiệp, từng
bước tiến hành cơ khí hoá hệ thống điều hành, chỉ huy hiện đại. Những tiến
bộ của khoa học và kĩ thuật được trang bị vào Mỏ đã từng bước làm thay
đổi về chất trong đội ngũ cán bộ, công nhân kĩ thuật và quá trình sản xuất
của Mỏ, tạo ra những bước phát triển nhanh chóng về sản lượng và qui mô
khai thác.
Thông qua hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong Mỏ, các chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, chế độ của Nhà nước đã đến với công nhân,
viên chức và được tổ chức thực hiện có hiệu quả. Tổ chức Công đoàn, Đoàn
Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh luôn giáo dục, động viên và tổ chức cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96
công nhân, viên chức phát huy truyền thống cách mạng, vai trò làm chủ đất
nước, làm chủ xí nghiệp, đoàn kết thi đua phấn đấu thực hiện đường lối của
Đảng, kế hoạch của Nhà nước với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao nhất.
Trước mọi diễn biến của tình hình, cán bộ và công nhân Mỏ than Vàng
Danh luôn tiên phong, gương mẫu đảm nhận những phần việc khó khăn nhất,
xung phong đứng trên tuyến đầu của mặt trận sản xuất và chiến đấu, phấn đấu
thực hiện tốt vai trò là người làm chủ Mỏ, làm chủ máy móc và thiết bị sản
xuất. Đó chính là nhân tố đảm bảo cho Mỏ tiếp tục phát triển vững chắc trong
những năm tiếp theo.
3. Thành tích sản xuất và chiến đấu của Mỏ than Vàng Danh trong
kháng chiến chống Mĩ cứu nước (những năm 1965-1975) là sự tiếp nối và
phát huy truyền thống tốt đẹp của các thế hệ công nhân Mỏ.
Từ cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã tìm mọi thủ đoạn để độc quyền
khai thác than tại khu mỏ Vàng Danh. Trong quá trình khai thác và bóc lột
công nhân, thực dân Pháp không từ bỏ một thủ đoạn nào. Những người công
nhân Mỏ phải chịu sự áp bức, bóc lột đến cùng cực. Đây là nguyên nhân dẫn
đến sự bùng nổ các phong trào đấu tranh của công nhân Mỏ than Vàng Danh
chống lại bọn chủ mỏ.
Bước sang những năm 20 của thế kỉ XX, chủ nghĩa Mac-Lênin được
truyền bá vào nước ta. Công nhân Mỏ than Vàng Danh đã nhanh chóng tiếp
thu lí luận cách mạng khoa học, chuyển các cuộc đấu tranh lên một trình độ
mới cao hơn. Các cuộc bãi công diễn ra trong tháng 1/1937 và 9/1937 có sự
tham gia của đông đảo công nhân Vàng Danh đã thể hiện tinh thần đoàn kết,
tính kỉ luật cao của công nhân mỏ. Vào dịp kỉ niệm Cách mạng tháng Mười
Nga (7/11), Quốc tế lao động (1/5)..., nhiều hoạt động tuyên truyền, cổ động
cho phong trào cách mạng cũng được tổ chức tại khu mỏ, góp phần rèn luyện
ý chí và tinh thần đấu tranh cho công nhân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97
Sau khi hoà bình được lập lại ở miền Bắc, cán bộ, công nhân Mỏ than
Vàng Danh bắt tay vào thời kì khôi phục và phát triển sản xuất. Với tinh thần
tự giác, ý thức làm chủ, cán bộ và công nhân Mỏ không ngừng cải tiến kĩ
thuật, nâng cao năng suất lao động.
Mặc dù Mỏ than Vàng Danh được thành lập trong điều kiện vừa có hoà
bình, vừa có chiến tranh (1965-1975), nhưng cán bộ và công nhân Mỏ đã
hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ chiến lược mà Đảng và Nhà nước giao
phó. Trong điều kiện chiến tranh ác liệt, cán bộ, công nhân Mỏ vừa tổ chức
tốt nhiệm vụ chiến đấu vừa hoàn thành kế hoạch sản xuất.
4. Trong 10 năm (1965-1975), cùng với những thành tựu trong sản xuất
và chiến đấu, Mỏ than Vàng Danh cũng cho thấy nhiều mặt hạn chế, tồn tại
cần được khắc phục.
Trong khoảng thời gian đó, Mỏ luôn đứng trước những yêu cầu và nhiệm
vụ to lớn do thực tiễn cách mạng đặt ra. Mâu thuẫn giữa một bên là đòi hỏi
ngày càng cao về nhiều mặt của cuộc cách mạng, của Đảng, Nhà nước đối với
giai cấp công nhân, viên chức lao động với một bên là trình độ, năng lực, chất
lượng và hiệu quả sản xuất của đội ngũ công nhân vẫn chưa đáp ứng yêu cầu
đặt ra. Các phong trào thi đua do Đảng uỷ, Ban Giám đốc Mỏ phát động diễn
ra sôi nổi nhưng chưa liên tục và đều khắp, có lúc, có nơi phong trào còn trì
trệ đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của
Đảng và kế hoạch của Nhà nước giao cho Mỏ.
Trong công tác kiến thiết và xây dựng, mặc dù Mỏ nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của đội ngũ cán bộ, chuyên gia kĩ thuật của Liên Xô, sự quan tâm
chỉ đạo sát sao của ngành Than, nhưng ở nhiều thời điểm, Mỏ than Vàng
Danh đã không đạt chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Công tác giáo dục chính trị, tư
tưởng tuy được Đảng uỷ - Ban Giám đốc Mỏ quan tâm nhưng nội dung và
hình thức học tập chưa được chú ý cải tiến cho phù hợp với nhiệm vụ chính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98
trị trong từng giai đoạn và từng đối tượng, nên kết quả đạt được còn thấp.
Việc chuẩn bị điều kiện cho sản xuất ở nhiều phân xưởng, tổ sản xuất chưa
thực sự được coi trọng. Do đó, chưa động viên và phát huy được khả năng
làm việc của từng cá nhân trong quá trình sản suất, việc sử dụng hiệu quả máy
móc, trang thiết bị vật tư chưa đạt yêu cầu đề ra. Những biểu hiện hữu
khuynh, tránh né, buông lỏng quản lí lao động, vật tư còn phổ biến ở nhiều
phân xưởng. Việc chăm lo đời sống cho người công nhân đã được coi trọng
hơn, đặc biệt là nơi ăn, chốn ở, nhưng trong khâu chế biến và quản lí tại các
nhà ăn lại chưa tốt, công tác vệ sinh kém và chưa chú ý đúng mức đến khu
vực các hộ gia đình công nhân sinh sống.
Còn tồn tại những hạn chế này là do Mỏ liên tiếp phải đương đầu với hai
lần giặc Mĩ leo thang phá hoại. Các loại máy móc, thiết bị sản xuất quan trọng
đều phải tháo gỡ, di chuyển nhiều lần, gây gián đoạn hoạt động sản xuất và
khai thác. Bên cạnh đó, các phương tiện, máy móc thiếu đồng bộ cũng là trở
ngại lớn đối với quá trình vận hành, sản xuất.
Trong những năm 1965 - 1975, Mỏ than Vàng Danh xây dựng và phát
triển trong cơ chế quản lí kế hoạch tập trung bao cấp, sản xuất chủ yếu theo
mệnh lệnh mà không tính đến yếu tố thị trường, giá cả. Nguồn vật tư, thiết bị
sản xuất hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài. Do đó sản xuất không chủ
động, lúc lên, lúc xuống mà không hoạch định nổi kế hoạch sản xuất.
Đó là những khó khăn, tồn tại của Mỏ than Vàng Danh trên bước đường
trưởng thành. Bằng tinh thần lao động kỉ luật, đầy tinh thần trách nhiệm, các
thế hệ công nhân Mỏ than Vàng Danh đã vượt qua khó khăn, vươn lên làm
chủ máy móc và công nghệ một cách chủ động, sáng tạo. Thành công trong
sản xuất và chiến đấu của Mỏ than Vàng Danh trong những năm 1965-1975
mãi được các thế hệ công nhân Mỏ ghi nhận, trở thành hành trang đi cùng
những thành công của Mỏ trong giai đoạn phát triển tiếp theo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, (1985), Lịch sử Đảng bộ
Quảng Ninh (1928-1945), tập 1.
2. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, (1993), Lịch sử Đảng bộ
Quảng Ninh (1945-1955), tập 2.
3. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, (2003), Lịch sử Đảng bộ
Quảng Ninh (1955-1975), tập 3.
4. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, (2007), Những sự kiện lịch
sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (1965-2005).
5. Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Uông Bí, (2006), Lịch sử Đảng bộ Thị
xã Uông Bí, tập I (1930-2006).
6. Ban Chấp hành Đảng bộ phường Vàng Danh (2006), phường Vàng
Danh 25 năm xây dựng và phát triển.
7. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ - Sở Văn hoá Thông tin Quảng Ninh (1990),
Bác Hồ với Quảng Ninh.
8. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Ninh (1980), Những sự kiện Lịch sử
Đảng tỉnh Quảng Ninh ( 1928-1955).
9. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng, Tỉnh uỷ Quảng Ninh (2000), Những sự
kiện Lịch sử Đảng tỉnh Quảng Ninh( 1955-1965).
10. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Ninh (2005), Quảng Ninh Đất và
Người, Nxb Lao động Xã hội.
11. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Ninh (1996), Lịch sử phong trào công
nhân Khu mỏ than Quảng Ninh (1820-1975).
12. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh (1996), Tổng kết cuộc kháng chiến chống
Mĩ cứu nước - Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13. Báo cáo của giám thị cảnh sát đặc biệt Hải Phòng, ngày 5-7-1937. Tài
liệu lưu trữ tại Văn phòng Đảng uỷ Công ti than Vàng Danh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 100
14. Cao Văn Biền (1998), Công nghiệp than Việt Nam, Nxb Khoa học Xã
hội, Hà Nội.
15. Cao Văn Biền (1979), Giai cấp công nhân Việt Nam thời kì 1936-1939,
Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội.
16. Công ti than Vàng Danh (2004), Truyền thống công nhân Mỏ - Công ti
than Vàng Danh ( 1964-2004), Nxb Chính trị Quốc gia.
17. Công ti than Vàng Danh (2009), 45 năm truyền thống công nhân mỏ
Công ti Cổ phần than Vàng Danh - TKV (1964 - 2009), Nxb Chính trị
Quốc gia.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 15, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2002) Văn kiện Đảng toàn tập, tập 21, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2003) Văn kiện Đảng toàn tập, tập 26, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2004) Văn kiện Đảng toàn tập, tập 33, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2004) Văn kiện Đảng toàn tập, tập 34, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam,
tập II, (1954-1975), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
24. Đảng uỷ - Ban Chỉ huy Quân sự thị xã Uông Bí (2006), Lịch sử lực
lượng vũ trang nhân dân thị xã Uông Bí (1945-2005).
25. Hoàng Quốc Việt (1976), Vai trò - sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân, Nxb Lao động, Hà Nội.
26. Hồ Khang (2005), Tết Mậu Thân 1968 - Bước ngoặt lớn của cuộc
kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội.
27. Hồ Chí Minh (2002) , Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 101
28. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
29. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
30. Hồi kí của đồng chí Phạm Văn Kiều, viết tay, lưu tại Văn phòng Đảng
uỷ Công ti than Vàng Danh.
31. Hồi kí của đồng chí Nguyễn Đình Khôi, viết tay, lưu tại Văn phòng
Đảng uỷ Công ti than Vàng Danh.
32. Hồi kí của đồng chí Vũ Đình Dụ, viết tay, lưu tại Văn phòng Đảng uỷ
Công ti than Vàng Danh.
33. Hồi kí của đồng chí Vũ Khắc Ca, viết tay, lưu tại Văn phòng Đảng uỷ
Công ti than Vàng Danh.
34. Lê Duẩn, (1975), Vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam và nhiệm vụ
công đoàn trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội.
35. Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ninh (1998), Lịch sử phong trào công
nhân và công đoàn Quảng Ninh, tập I (1860-1955).
36. Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ninh (2000), Lịch sử phong trào công
nhân và công đoàn Quảng Ninh, tập II (1955-1975).
37. Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ninh (2002), Lịch sử phong trào công nhân
và công đoàn Quảng Ninh, tập III (1976-2000), Nxb Lao động, Hà Nội.
38. Mỏ than Vàng Danh, Những kinh nghiệm của Mỏ than Vàng Danh
trong sản xuất, chiến đấu và công tác thời chiến năm 1972. Tài liệu lưu
tại Văn phòng Đảng uỷ Công ti than Vàng Danh.
39. Mỏ than Vàng Danh, Báo cáo tổng kết năm 1965. Tài liệu lưu tại Văn
phòng Đảng uỷ Công ti than Vàng Danh.
40. Ngô Văn Hoà, Dương Kinh Quốc (1978), Giai cấp công nhân Việt Nam
những năm trước khi thành lập Đảng, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
41. Nguyễn Trọng Phúc (chủ biên - 2003), Tìm hiểu Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam qua các kì Đại hội và Hội nghị Trung ương (1930-2003), Nxb
Lao động, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 102
42. Phan Ngọc Liên (2005), Hậu phương lớn - Tiền tuyến lớn trong kháng
chiến chống Mĩ, cứu nước(1954-1975), Nxb Từ điển Bách khoa.
43. Phủ Thủ tướng, Chỉ thị về tăng cường sẵn sàng chiến đấu và phòng
không nhân dân trong tình hình mới, số 81/TTg, ngày 1-4-1972. Tài
liệu lưu tại Văn phòng Đảng uỷ Công ti than Vàng Danh.
44. Quyết định số 645/ BCNNg-KB ngày 19/7/1963 của Bộ Công nghiệp
nặng. Tài liệu lưu tại Văn phòng Đảng uỷ Công ti than Vàng Danh.
45. Quyết định số 788/BCNNg-KB ngày 3/9/1963 của Bộ Công nghiệp
nặng. Tài liệu lưu tại Văn phòng Đảng uỷ Công ti than Vàng Danh.
46. Trần Văn Giàu (1962), Giai cấp công nhân Việt Nam, tập 2 (1936-
1939), Nxb Sử học, Hà Nội.
47. Trần Văn Giàu (1963), Giai cấp công nhân Việt Nam, tập 3 (1939-
1945), Nxb Sử học, Hà Nội.
48. Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (chủ biên - 2002),
Đại cương Lịch sử Việt Nam, toàn tập, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
49. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1991), Lịch sử kháng chiến chống Mĩ
cứu nước, tập 1-2, Nxb Sự thật, Hà Nội.
50. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1997), Hậu phương chiến tranh nhân
dân Việt Nam, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội.
51. Văn Tiến Dũng, (1989), Cuộc kháng chiến chống Mĩ - Bước ngoặt lớn,
Nxb Sự thật, Hà Nội.
52. Văn Tiến Dũng (1991), Cuộc kháng chiến chống Mĩ - Toàn thắng, Nxb
Sự thật, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 103
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 104
MỤC LỤC
Mở đầu ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài ............................ 6
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................. 7
5. Đóng góp của luận văn ............................................................................ 8
6. Kết cấu luận văn ...................................................................................... 8
Chương 1: Mỏ than Vàng Danh trƣớc năm 1965 ..................................... 9
1.1. Khái quát về Mỏ than Vàng Danh trong thời kì Pháp thuộc và trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1894-1954) ...................................
9
1.1.1. Mỏ than Vàng Danh trong thời thuộc Pháp (1894-1945) ......................... 9
1.1.1.1. Tình hình khai thác của thực dân Pháp và các cuộc đấu tranh của
công nhân Mỏ than Vàng Danh ...................................................................
9
1.1.2. Mỏ than Vàng Danh trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp
(1945-1954) .................................................................................................
25
1.2. Mỏ than Vàng Danh trong 10 năm đầu sau khi hoà bình lập lại (1955-1965)........ 28
1.2.1. Khôi phục, ổn định tổ chức và sản xuất sau chiến tranh (1955-1960) . 28
1.2.2. Mỏ than Vàng Danh trong thời kì thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất
(1961-1965). ........................................................................................................
32
Chƣơng 2: Mỏ than Vàng Danh trong thời kì 1965-1968 ........................ 42
2.1. Đế quốc Mĩ leo thang mở rộng chiến tranh và nhiệm vụ cách mạng
miền Bắc .....................................................................................................
42
2.2. Mỏ than Vàng Danh vừa sản xuất vừa chiến đấu chống chiến tranh phá
hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ và góp phần chi viện chiến trường miền
Nam (1965-1968) ........................................................................................
46
2.2.1. Củng cố bộ máy tổ chức, giữ vững sản xuất ....................................... 46
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 105
2.2.2. Tổ chức chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế
quốc Mĩ, góp phần chi viện chiến trường miền Nam (8/1965 - 1/1968) .......
63
Chƣơng 3: Mỏ than Vàng Danh trong thời kì 1968 - 1975 ...................... 69
3.1. Khôi phục và phát triển sản xuất, trực tiếp chống chiến tranh phá hoại
lần thứ hai của đế quốc Mĩ (1968 - 1972) ....................................................
69
3.1.1. Khôi phục và phát triển sản xuất....................................................................... 69
3.1.2. Cán bộ, công nhân Mỏ than Vàng Danh trực tiếp chiến đấu chống
chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mĩ (5-9/1972) .........................
84
3.2. Khôi phục và phát triển sản xuất, góp phần chi viện chiến trường miền
Nam (1973 - 1975). .....................................................................................
89
Kết luận ..................................................................................................... 94
Tài liệu tham khảo ..................................................................................... 99
Phụ lục ....................................................................................................... 103
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 106
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tailieutonghop_com_doc_351_0564.pdf