Thương mại điện tử ở Việt Nam bắt đầu phát triển và sẽ khởi sắc:
Thương mại điện tử ở Việt Nam phát triển trong thời gian gần đây đã và đang tạo đà phát triển cho ngành ngân hàng nói chung và Vietcombank nói riêng.
Khi thương mại điện tử phát triển, chắc chắn thanh toán trong thương mại điện tử sẽ sử dụng dịch vụ ngân hàng. Do vậy đây sẽ là cơ hội để Vietcombank mở rộng thị phần của mình. Tuy nhiên nếu không tận dụng cơ hội này phát triển thì sẽ bị các ngân hàng khác chiếm dụng thị phần của Vietcombank
Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank) được thành lập ngày 12/8/1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm: huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức kinh tế và dân cư; cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng; kinh doanh ngoại hối; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác; cung cấp các hoạt động giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Giá trị cốt lõi của ngân hàng này là:
ãKết hợp hài hoà lợi ích khách hàng, nhân viên, cổ đông và cộng đồng là sợi chỉ xuyên suốt mọi hành động
ãXây dựng văn hoá ngân hàng theo phương châm tạo dựng 1 tập thể đoàn kết, tương trợ, văn minh, không ngừng học hỏi hoàn thiện; luôn trao đổi thông tin để cùng tiến bộ
ãCông nghệ tiên tiến và quản trị thông tin có khoa học là cơ sở để tăng tốc và duy trì sức mạnh
ãĐội ngũ nhân viên luôn minh bạch và có tinh thần trách nhiệm, luôn thể hiện tính chuyên nghiệp và sáng tạo là cơ sở cho thành công của ngân hàng.
21 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9225 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mô thức EFAS, IFAS: Phân tích Môi trường bên trong và Môi trường bên ngoài của Ngân hàng VPBank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, chuyển tiền kiều hối và các dịch vụ ngân hàng tiện ích khác cho các nhà đầu tư nước ngoài, cá nhân người nước ngoài ở Việt Nam. Một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài mở rộng các nghiệp vụ chứng khoán, như: lưu ký chứng khoán, bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp...Cũng tính đến hết năm 2007, tổng thu nhập trước thuế của khối ngân hàng và tổ chức tín dụng có vốn đầu tư nước ngoài đạt trên 2.400 tỷđồng, tăng mạnh so với mức 1.700 tỷđồng và chiếm khoảng 18% tổng thu nhập trước thuế của hệ thống ngân hàng Việt Nam; trong đó riêng khối chi nhánh ngân hàng nước ngoài đạt lợi nhuận trước thuế khoảng 1.900 tỷđồng.Qua đây cũng thấy được hiệu quả hoạt động của các ngân hàng nước ngoài là lớn như thế nào. Đây đúng là 1 thách thức lớn cho các ngân hàng trong nước trong việc cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.b) Ảnh hưởng của suy thoái nền kinh tế thế giớiMột trong những khó khăn gần đây nhất của các ngân hàng là lãi suất cho vay chỉ còn quay xung quanh mức 10%( thấp hơn đàu năm 2008). Vì vậy sẽ rất khó khăn để có thể thu được nhiều lợi nhuận từ việc cho vay.Trong khi đó, dự báo tình hình kinh tế 2009 sẽ khó khăn hơn khi xuất khẩu bị thu hẹp, hoạt đọng sản xuất, tiêu thụ hàng hoá của các doanh nghiệp bị giảm sút( nhất là đối với doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Úc và EU…), từ đó doanh nghiệp trong nước nhiều khả năng sẽ còn gặp nhiều khó khăn hơn năm 2008 và điều này sẽ tác động làm giảm nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp. Đó là chưa kể những khó khăn khác như lượng kiều hối chuyển về cũng ít hơn, do thất nghiệp gia tăng vì suy thoái kinh tế. Như vậy nguồn USD đáp ứng nhu cầu nhập khẩu có thể bị thiếu. Tỷ giá ngoại hối sẽ bị biến động nếu không có sự can thiệp kịp thời của NHNN…Do vậy có thể dự đoán hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong năm 2009 sẽ rất khó khăn.c) Rủi ro hoạt động thẻ.Thời gian vừa qua, hiệp hội ngân hàng Việt Nam đã nhận được phản ánh của một số tổ chức hội viên có hoạt đọng kinh doanh thẻ về việc xuất hiện những giao dịch lạ (rút tiền bằng thẻ của khách) trên máy ATM. Nhiều khách hàng khiếu nại tại thời điểm có giao dịch, khách hàng mang thẻ theo người và không thục hiện bất cứ giao dịch rút tiền nào từ tài khoản. Đây có thể là hành vi lấy cắp dữ liệu của khách hàng để sản xuất thẻ giả và xâm hại tài khoản của khách hàngNếu hoạt động này diễn ra trên phạm vi rộng, sẽ gây tâm lý lo lắng, hoang mang cho khách hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh thẻ của các ngân hàng hiện nay và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ trương của chính phủ về việc khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt. d)Những biện pháp điều chỉnh của nhà nướckể từ ngày 12/02, lãi suất cho vay tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước bằng đồng Việt Nam (VND) là 6,9%/ năm, bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi là 5,4%/ năm. Như vậy, mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của nhà nước bằng đồng Việt Nam đã được điều chỉnh từ 10,2% trước đó xuống còn 6,9%; bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi là 6,9%/năm xuống còn 5,4%/ năm. mức lãi suất được tính hỗ trợ sau đầu tư đối với dự án vay vốn bằng Việt Nam đồng là 2,1%/ năm, đối với dự án vay vốn bằng ngoại tệ là 0,6%/ năm.Ngân hàng nhà nước ban hành quyết định 1141/QĐ-NHNN về việc buộc các ngân hàng kể từ ngày 1.6 phỉa tăng điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 10%, gấp đôi so với mức cũ. Theo quy định mới, tỉ lệ dự trữ bắt buộc (DTBB) đối với tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng Việt Nam đồng đối với NHTMNN, NHTM cổ phần đô thị, liên doanh, chi nhánh NH nước ngoài, công ty tài chính là 10%. Riêng NH nông nghiệp và phát triển nông thôn là 8% tính trên tổng số dư tiền gửi phải DTBB…Các NHTM đang phản ứng rất gay gắt về quyết định này và cho rằng: nếu phải tăng tỉ lệ DTBB sẽ ảnh hưởng đến việc cho vay của các NH. Nguồn cho vay sẽ bị cắt giảm, có nghĩa là nếu 1 NH huy động được 10 đồng thì chỉ cho vay được 9 đồng thay vì 9,5 đồng như trước kia. Trong khi đó, đối với hoạt động NH, nguồn thu mang về lớn nhất chính là lợi nhuận từ các khoản cho vay. Tăng tỉ lệ DTBB đồng nghĩa với việc làm giảm lợi nhuận của NH. Và kéo theo đó là rất nhiều những hiện tượng tiêu cực đối với nền kinh tế.e)Việc cung ứng vốn gặp khó khănTình hình cung - cầu vốn tại một số ngân hàng thương mại nhà nước trở nên khó khăn hơn trước từ sau Tết Nguyên Đán tới nay. Tại một trong số này, tổng lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế đã giảm tới 7.000 tỷ đồng tính từ đầu năm. Một vị lãnh đạo ngân hàng cho biết, nhiều khách hàng doanh nghiệp đang hạn chế tối đa vay vốn ngân hàng mà chỉ sử dụng vốn tự có. Xu hướng này vẫn đang tiếp diễn và thực sự là tín hiệu đáng ngại!Lượng vốn mà ngân hàng này đã giải ngân từ đầu năm đã lên tới 5.000 tỷ đồng. Lượng tiền gửi của dân cư gần như không tăng khiến cho ngân hàng đang từng bước tăng lãi suất huy động trở lại.
II) Môi trường bên trong.1.Điểm mạnh·Công nghệVP bank đang áp dụng công nghệ tiên tiến nhất thế giới cho các sản phẩm thẻ của mình. Là ngân hàng đi sau trong việc phát hành thẻ nhưng Vpbank lại là ngân hàng dẫ đầu trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại để mã hoá bảo mật thông tin chủ thẻ. Tại Việt Nam, Vpbank hiện là ngân hàng đầu tiên ứng dụng công nghệ thẻ chip tiêu chuẩn EMV cho các sản phẩm thẻ thanh toán quốc tế. Đây là công nghệ mà theo ước tính của VISA, khả năng làm giảm thẻ giảm đến 70% so với thẻ từ. Vì thế, các tổ chức thẻ tên thế giới đề khuyến cáo các ngân hàng nên chuyển dổi công nghệ thẻ của mình từ thẻ từ sang thẻ chip nhằm tránh rủi ro.hiện nay, Vpbank đang áp dụng công nghệ thẻ chip tiêu chuẩn EMV trong việc phát hành 2 dòng thẻ quốc tế là dòng thẻ cho giới trẻ Vpbank Mastrrcard mc2 và thẻ hạng cao cấp VpbankCard Platinum dành cho các thương gia, chủ doanh nghiệp có nhu cầu chi tiêu lớn.Chỉ trong 2 năm trở lại đây, Vpbank đã đầu tư gần 10 triệu USD cho hệ thống công nghệ ngân hàng bao gồm hệ thống Core Banking T24 của hãng Temenos của Thuỵ Sĩ, hệ thóng Way4 của Open Way và hệ thống ATM trải khắp 3 miền.T24 Core Banking là 1 giải pháp tuỳ biến cao, sẽ cho phép Vpbank nhanh chóng phát triển sản phẩm mới, kịp thời cải biến các quy trình hiện có để đáp ứng nhu cầu thị truờng. T24 có thể tự động hoá các lịch trình công việc, do vậy cho phép phản hồi nhanh yêu cầu của khách hàng. Dựa trên T24, việc quản lý dữ liệu khách hàng, xây dựng các sản phẩm mới, tạo các báo cáo về hoạt động ngân hàng... sẽ nhanh chóng và có hệ thống.Liên quan đến hệ thống máy ATM, Vpbank chọn dòng sản phẩm Opteva của Dielbold (Mỹ). Đây làdòng máy tiên tiến nhất thế giới hiện nay. Tất cả các sản phẩm đều được trang bị gương quan sát phía sâu dành cho khách hàng, hệ thống chiếu sáng và giải pháp Camera chuyên dụng đầu tiên và tính đến nay vẫ là duy nhất cho ATM... Với dòng máy này Dielbold còn phát triển đầu lọc thẻ đặc biệt hỗ trợ thẻ chip với chức năng chống câu trộm thẻ và ăn cắp các thông tin trên thẻ. Đây là sản phẩm được các tổ chức có uy tín trong ngành công nghiệp tài chính ngan hàng đánh giá là một sản phẩm với nền tảng công nghệ xuất sắc.·Văn hóa doanh nghiệpCho đến ngày hôm nay, VPBank đã hiện diện ở hầu khắp các tỉnh thành phố lớn trong cả nước, các sản phẩm, dịch vụ của VPBank đang ngày càng phong phú, đa dạng. Bằng mọi cách thức tiếp cận, VPBank đã đến được gần hơn với người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức,....., và trở thành người bạn thân thiết, một địa chỉ tin cậy của cá nhân, của doanh nghiệp khi có nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Đạt được những kết quả đáng khích lệ nêu trên là nhờ VPBank có một tập thể Ban lãnh đạo, Hội đồng Quản trị và cán bộ nhận viên đoàn kết, một lòng phấn đấu và cống hiến vì sự phát triển của VPBank; Ban lãnh đạo VPBank gồm những người có kinh nghiệm và làm việc có định hướng, chiến lược rõ ràng; Quan trọng hơn, VPBank nhận được sự ủng hộ của NHNN TW và NHNN chi nhánh các tỉnh thành phố, của các cơ quan ban ngành hữu quan, của đông đảo Cổ đông ở khắp ba miền đất nước và đặc biệt là của khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư trong và ngoài nước.Có rất nhiều con người tài năng gắn bó lâu dài với VPBank cho đến tận thời điểm hiện nay, những con người đồng tâm, góp sức giúp VPBank “vượt cạn” thành công trong giai đợn khủng hoảng, đã tâm sự rằng: nguyên nhân để họ không bỏ Vpbank trong thời kỳ khó khăn tưởng chừng không vực dậy nổi, có 1 phần lớn chính là niềm tin vào ban lãnh đạo ngân hàng - những con người có lúc chỉ có thể dùng lời nói từ trái tim để thuyết phục nhan viên tin vào sự hồi sinh của ngân hàng, tin vào môi trường làm việc của Vpbank trong tương lai. Ban lãnh đạo Vpbank đã cam kết sẽ xây dựng ngân hàng thành một ngôi nhà chung, mà ở đó mọi người sống với nhau thân thiện và chia sẻ như trong 1 gia đình. Sau này, thuật ngữ Vpbank – ngôi nhà chung đó đã là một biểu tượng đáng tự hào trong các buổi giao lưu, giới thiệu về ngân hàng.Một nhân tố khác rất quan trọng và không thể thiếu khi nói đến sự tạo dựng môi trường làm việc của Vpbank như hiện nay chính là đôi nguc nhân viên. Số lượng nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến nay là trên 2.600 người, trong đó phần lớn là các cán bộ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học (chiếm 87%). Dù là nhân viên mới hay cũ, đi đâu trong khắp ngân hàng mọi nguời đều có thể bắt gặp những khuôn mặt rất tươi tắn, cởi mở, phong cách năng động và đầy nhiệt tình cống hiến.môi trường VPBank, văn hoá VPBank đã và đang góp phần không nhỏ trong việc giữ lại cho ngân hàng những con người tài năng và chủ chốt.·Hệ thống mạng lưới chi nhánh.Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn. Cuối năm 1993, Thống đốc NHNN chấp thuận cho VPBank mở Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 11/1994, VPBank được phép mở thêm Chi nhánh Hải Phòng và tháng 7/1995, được mở thêm Chi nhánh Đà Nẵng. Trong năm 2004, NHNN đã có văn bản chấp thuận cho VPBank được mở thêm 3 Chi nhánh mới đó là Chi nhánh Hà Nội trên cơ sở tách bộ phận trực tiếp kinh doanh trên địa bàn Hà Nội ra khỏi Hội sở; Chi nhánh Huế; Chi nhánh Sài Gòn. Trong năm 2005, VPBank tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho mở thêm một số Chi nhánh nữa đó là Chi nhánh Cần Thơ; Chi nhánh Quảng Ninh; Chi nhánh Vĩnh Phúc; Chi nhánh Thanh Xuân; Chi nhánh Thăng Long; Chi nhánh Tân Phú; Chi nhánh Cầu Giấy; Chi nhánh Bắc Giang. Cũng trong năm 2005, NHNN đã chấp thuận cho VPBank được nâng cấp một số phòng giao dịch thành chi nhánh đó là Phòng Giao dịch Cát Linh, Phòng giao dịch Trần Hưng Đạo, Phòng giao dịch Giảng Võ, Phòng giao dịch Hai Bà Trưng, Phòng Giao dịch Chương Dương. Trong năm 2006, VPBank tiếp tục được NHNN cho mở thêm Phòng Giao dịch Hồ Gươm (đặt tại Hội sở chính của Ngân hàng) và Phòng Giao dịch Vĩ Dạ, phòng giao dịch Đông Ba (trực thuộc Chi nhánh Huế), Phòng giao dịch Bách Khoa, phòng Giao dịch Tràng An (trực thuộc Chi nhánh Hà Nội), Phòng giao dịch Tân Bình (trực thuộc Chi Nhánh Sài Gòn), Phòng Giao dịch Khánh Hội (trực thuộc Chi nhánh Hồ Chí Minh), phòng giao dịch Cẩm Phả (trực thuộc CN Quảng Ninh), phòng giao dịch Phạm văn Đồng (trực thuộc CN Thăng long), phòng giao dịch Hưng Lợi (trực thộc CN Cần Thơ). Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới giao dịch trên đây, trong năm 2006, VPBank cũng đã mở thêm hai Công ty trực thuộc đó là Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản; Công ty Chứng Khoán. Tính đến tháng 8 năm 2006, Hệ thống VPBank có tổng cộng 37 điểm giao dịch gồm có: Hội sở chính tại Hà Nội, 21 Chi nhánh và 16 phòng giao dịch tại các Tỉnh, Thành phố lớn của đất nước là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc; Bắc Giang và 2 Công ty trực thuộc. Năm 2006, VPBank sẽ mở thêm các Chi nhánh mới tại Vinh (Nghệ An); Thanh Hóa, Nam Định, Nha Trang, Bình Dương; Đồng Nai, Kiên Giang và các phòng giao dịch, nâng tổng số điểm giao dịch trên toàn Hệ thống của VPBank lên 50 chi nhánh và phòng giao dịch. Hiện tại VPBank đã có 90 Chi nhánh và Phòng giao dịch hoạt động tại 34 tỉnh, thành trên cả nước. ·Đa dạng hoá các loại hình dịch vụNgân hàng VPBank đã thực hiện khá thành công chương trình đa dạng hoá sản phẩm và các sản phẩm dịch vụ của Vpbank đều hướng đến mục tiêu đảm bảo lợi ích và đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng. Vpbank được xem là ngân hàng khá năng động trong việc đưa ra các sản phẩm huy động vốn độc đáo, hấp dẫn, đánh trúng tâm lý người dân. Hai sản phẩm được coi là sản phẩm đặc trưng của VPBank là gửi tiết kiệm VNĐ được bù đắp trượt giá USD và gửi tiết kiệm VNĐ đảm bảo bằng USD. Hai sản phẩm này nhằm giải toả tâm lý khách hàng lo ngại VNĐ mất giá, đồng thời tạo cho khách hàng sự yên tâm khi giữ tiền VNĐ ngay cả khi tỉ giá USD/VNĐ biến động mà vẫn đảm bảo lợi ích cho người gửi tiền. Vì thế nó rất được người dân ủng hộ. Bên cạnh đó là hệ thống thẻ thanh toán, phone banking, internet banking… và máy ATM công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.Ngày 28/6/2008, VPBank đã chính thức phát hành thẻ thanh toán qua mạng VPBank Master Card E- Card. Như vậy đến nay, Vpbank là ngân hàng đầu tiên phát hành loại thẻ chỉ có chức năng thanh toán qua mạng. Với sản phẩm thẻ này, khách hàng chỉ có thể sử dụng để mua hàng qua internet, đặt vé máy bay qua internet, đặt phòng khách sạn qua điện thoại/ internet… ·Liên kết, hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nướcVpbank chọn OCBC là đối tác chiến lược của mình trong phương hướng phát triển thời gian tới. Trở thành cổ đông chiến lược của Vpbank, OCBC sẽ hỗ trợ VPBank về mặt kỹ thuật, công nghệ, đào tạo quản trị rủi ro và công nghệ thông tin… Ngân hàng này sẽ giúpVPBank mở rộng hợp tác với ngân hàng nước ngoài, nhanh chóng tiếp cận công nghệ hiện đại. Đây sẽ là môi trường tốt cho cán bộ điều hành của Vpbank bắt nhịp được với công gnhẹ quản trị ngân hàng tiên tiến trên thế giới, giúp VPBank nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh khi hội nhập.Vpbank được các thành viên của “Sàn giao dịch vàng SJC” uỷ quyền là đơn vị lưu ký và ngân hàng thanh toán của sàn. Vpbank hội tụ tất cả những điều kiện tốt nhất để hỗ trợ cho hoạt động giao dịch của sàn. Vì vậy, Vpbank sẽ có thêm 1 lượng khách hàng mới là những nhà đầu tư vàng chuyên nghiệp.2.Điểm yếu·Hoạt động thanh toán quốc tếTrong năm 2008 thị trường ngoại tệ diễn biến khá bất thường, lúc thì dư thừa các NHTM từ chối không mua, lúc lại thiếu nghiêm trọng không ai bán ra, vì vậy trong nhiều giai đoạn VPBank buộc phải thắt chặt điều kiện mở L/C (tín dụng thư) như là: tăng tỷ lệ kí quỹ, yêu cầu khách hàng tự do nguồn ngoại tệ thanh toán… Trước khó khăn đó, doanh số và số lượng cảu hoạt động thanh toán quốc tế của Vpbank năm 2008 đã không đạt được kế hoạch đề ra·Tình hình nợ xấu của Vpbank.Mặc dù VPBank đã thực hiện các biện pháp rà soát, xử lý nợ xấu, củng cố bộ máy thu hồi nợ ở Hội sở và các chi nhánh, nhưng do ảnh hưởng chung từ những biến động kinh tế trong và ngoài nước, các doanh nghiệp là khách hàng của VPBank cũng gặp nhiều khó khăn, nên tỉ lệ nợ xấu tăng cao là điều không thể tránh khỏi. Nợ xấu từ mức 0.49% tại thời điểm cuối năm 2007 đã tăng lên 3.41% vào thời điểm 31/12/2008. Dự kiến năm 2009 VPBank cũng như các ngân hàng nói chung vẫn phải tiếp tục đối mặt với tình trạng nợ xấu khi nền kinh tế vẫn tiếp tục giảm tốc độ tăng trưởng và thị trường bất động sản vẫn còn chưa tan băng.·Hoạt động marketing.Hoạt động Marketing của NHTMVN đã có những bước phát triển nhất định nhưng có thể nói rằng hoạt động này vẫn chưa được các ngân hàng quan tâm đúng mức. Gần đây, thương hiệu VPBank ngày càng trở nên quen thuộc với người dân, đặc biệt là những người quan tâm đến ngành tài chính ngân hàng. Công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu đã được VPBank chú trọng từ năm 2002 với nhiều hoạt động truyền thông hỗ trợ như: tờ rơi, poster, băng rôn, kết hợp với các hoạt động truyền hình… Tuy nhiên do kinh phí eo hẹp nên hiệu quả mang lại vẫn chưa thật sự cao.·Hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ.Hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ của NHTMVN nói chung và VPBank nói riêng còn yếu kém, thiếu tính độc lập. Hệ thống thông tin quản lý và báo cáo tài chính, kế toán chưa đạt chuẩn mực và thông lệ quốc tế, còn mang nặng tính lý thuyết, khuôn mẫu.·Năng lực tài chính.Theo con số thống kê ngày 1/10/2008, vốn điều lệ của VPBank là 2117 tỷ đồng. Với số vốn điều lệ này, VPBank chỉ được xếp vào top trung bình so với 1 số ngân hàng khác trong nước như NH Á Châu(6355 tỷ đồng), NH Đông Nam Á(2800 tỷ đồng),… So với các ngân hàng nước ngoài thì lại càng khiêm tốn hơn.Áp lực huy động vốn tiếp tục gia tăng, dẫn đến cho vay ra cũng phải cẩn trọng và chọn lọc khách hàng tốt nhất để cho vay, người vay phải trả lãi suất cao.
Đồng thời, các biện pháp thắt chặt tiền tệ sẽ làm cho lượng tiền cung ứng ra thị trường ít hơn, việc huy động vốn sẽ khó hơn so với năm 2009. Mặt khác, việc hạn chế mở rộng mạng lưới hoạt động nếu tiếp tục kéo dài trong năm 2010 sẽ gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc tăng trưởng thị phần.
Tuy nhiên, theo nhận định của ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu (ACB), nền kinh tế thế giới đã vượt qua khủng hoảng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2010 được dự báo ở mức 4%. Ông Hải cho rằng, chính sự hồi phục này sẽ tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam và hy vọng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ tăng trưởng tốt trong năm 2010.
Những nền kinh tế như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản bắt đầu tăng trưởng trở lại. Khi các nền kinh tế lớn tăng trưởng, không ít thì nhiều kinh tế Việt Nam sẽ được hưởng lợi, dòng vốn FII và đặc biệt là FDI sẽ tốt hơn. Mãi lực đầu tư và thị trường tiêu thụ bắt đầu tăng trưởng trở lại sẽ tác động đến xuất khẩu. Điều đó sẽ giúp các ngành ngân hàng trong nước tận dụng cơ hội để tăng trưởng và phát triển.
Mặt khác, theo cam kết WTO sau giai đoạn năm 2010 - 2012, các ngân hàng nước ngoài không bị ràng buộc khi tham gia kinh doanh trên thị trường Việt Nam và trước đó khi đàm phán WTO, nhiều người dự báo trong năm 2010 - 2011 sẽ có nhiều ngân hàng con nước ngoài tham gia hoạt động. Nhưng thực tế, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra và với diễn biến thị trường hiện nay thì sự tham gia của ngân hàng con 100% vốn nước ngoài vào Việt Nam sẽ chậm lại, nên đây là cơ hội để các ngân hàng trong nước tăng tốc.
Dự đoán chung tình hình năm 2010 theo ông Hải là còn quá sớm, nhưng có thể nói, sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam ít bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dư chấn khủng hoảng. Song các vấn đề chúng ta gặp phải trong năm 2008 - 2009 một lần nữa sẽ tiếp tục thách thức ở năm 2010, trong đó đa số vẫn xuất phát từ vấn đề nội tại của nền kinh tế.
Đồng thời, với hoạt động ngân hàng trong bối cảnh hiện nay, theo các chuyên tài chính, sự hồi phục đã diễn ra, nhưng không hoàn toàn bền vững. Có nghĩa, nếu ngân hàng không cẩn trọng thì sẽ phải còn đối mặt với nhiều thách thức.
Thực tế, đầu 2009 mặc dù không tuyên bố chính thức, nhưng việc nới lỏng chính sách tiền tệ là có và với quy mô lớn. Nới lỏng ở đây là tiền cung ra thị trường nhiều, lãi suất thấp, ưu đãi cho người vay vốn nhiều hơn khi có chủ trương hỗ trợ lãi suất, kích cầu. Thế nhưng, sang năm 2010, với thông điệp được đưa ra kiểm soát tăng trưởng tín dụng dưới mức 25% thì hoạt động của ngành sẽ bị kiểm soát chặt chẽ hơn.
Như vậy, năm 2010, sẽ không loại trừ việc các ngân hàng sẽ phải đối mặt với những vấn đề khó giải quyết. Bởi nếu năm 2008 khủng hoảng xảy ra, 2009 bước qua khủng hoảng, bắt đầu vào điều kiện kinh doanh bình thường, nhưng quá trình đó diễn ra trong thời gian ngắn và hiện chính sách tiền tệ đã bắt đầu được "siết" lại.
Thế nhưng, với kỳ vọng kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,5% trong năm 2010, Tổng giám đốc ACB cho rằng, ngành tài chính - ngân hàng vẫn là công cụ dẫn dắt nền kinh tế, hoạt động của ngành sẽ vận động theo quá trình hồi phục của nền kinh tế.
Điều quan trọng là ngân hàng phải biết hành động như thế nào, kết hợp với công cụ nào để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động. Theo ông Hải, yếu tố đầu tiên đối với ngân hàng là phải xây dựng công cụ dự báo và lượng hóa được những gì sẽ diễn ra trong thời gian tới. Bởi ngân hàng sẽ dễ bị gặp rủi ro nếu thiếu dự báo và không có biện pháp thích ứng tình hình. Kiểm soát tăng trưởng tín dụng trong năm nay của toàn ngành là 25%, nhưng nếu vẫn không đáp ứng được mục tiêu tăng trưởng kinh tế thì có thể NHNN sẽ điều chỉnh, nhưng vấn đề là công cụ để điều tiết tăng, giảm như thế nào. Đồng thời, việc kiểm soát rủi ro trong tín dụng của ngân hàng phải được thực hiện ra sao để có hiệu quả và hạn chế tối đa rủi ro nợ xấu.
“Tăng trưởng ngành ngân hàng là một viễn cảnh lạc quan”
Đây là nhận định của ông Nguyễn Hùng Mạnh, Tổng giám đốc Ngân hàng An Bình (ABBank), khi trao đổi với báo chí về triển vọng phát triển của ngành ngân hàng những năm tới.
Sau năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 nhiều khó khăn, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã dần đi vào hoạt động ổn định. Đến thời điểm này, nhiều ngân hàng thương mại thông báo đã hoàn thành những kế hoạch kinh doanh chính của cả năm 2009.
Về chuyển biến trên, ông Nguyễn Hùng Mạnh, Tổng giám đốc ABBank, bình luận:
“Năm 2008, ngành tài chính ngân hàng đã trải qua thời điểm khó khăn, đồng thời cũng chưa dự đoán được rõ ràng về tình hình kinh tế năm 2009. Vì vậy, có thể thấy là các ngân hàng đều không đặt mục tiêu cao, mà chỉ đưa ra mục tiêu vừa phải, và tập trung vào việc củng cố hoạt động để phát triển vững chắc hơn.
Bước sang năm 2009, nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực, do đó việc các ngân hàng thương mại sớm hoàn thành kế hoạch kinh doanh cả năm cũng không nằm ngoài dự đoán. Đặc biệt vừa qua gói kích cầu của Chính phủ đã phát huy tác dụng đúng lúc, giúp hoạt động của ngành tài chính khởi sắc hơn”.
Với những kết quả đó, có thể nói các ngân hàng đã trải qua thời điểm khó khăn nhất của ảnh hưởng khủng hoảng tài chính thế giới và suy giảm kinh tế trong nước. Theo ông, điều gì cần rút ra trong hoạt động ngân hàng sau những ảnh hưởng đó?
Theo tôi, có một số điều cần rút ra từ sau ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới. Trước hết, cần xây dựng hệ thống dự báo rủi ro, đặc biệt chú ý đến rủi ro về thị trường.
Điều này có thể thấy qua cuối năm 2007 khi các ngân hàng thương mại đang trong giai đoạn phát triển với tốc độ cao thì khủng hoảng kinh tế thế giới xẩy ra, trong khi đó công tác dự báo của chúng ta kém nên phần lớn các ngân hàng đều gặp khó khăn ở các mức độ khác nhau.
Do đó bài học quan trọng nhất là chúng ta phải xây dựng một cơ chế phòng ngừa rủi ro toàn diện, đặc biệt là rủi ro về thị trường. Trong phương pháp xây dựng kế hoạch kinh doanh, thường thì trước nay các ngân hàng ít chú ý đến điều này. Tại ABBank, chúng tôi đã thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng Quản trị, độc lập với Ban điều hành. Chúng tôi tự hào là một trong các ngân hàng đầu tiên xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tương đối hoàn chỉnh. Trong đó bao gồm cả quản trị rủi ro thị trường và quản trị rủi ro điều hành.
Ngoài ra các ngân hàng phải chú trọng đa dạng hoá hoạt động, không chỉ tập trung vào tín dụng mà còn phải mở rộng nguồn thu từ dịch vụ - rủi ro sẽ thấp hơn. Bên cạnh đó, có thể mở rộng mối quan hệ liên kết với các đối tác để đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, chẳng hạn như hiện nay ABBank đang hợp tác với EVN để triển khai dịch vụ thu hộ tiền điện, hợp tác với Prudential Việt Nam để phân phối sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng…
Có thể không phù hợp với nội dung cuộc phỏng vấn này, nhưng xin được hỏi ông về một phản ánh cụ thể từ thị trường chứng khoán. Thời gian gần đây, giá cổ phiếu của những nhóm ngành như bất động sản, vật liệu xây dựng, cao su… tăng rất mạnh, các chỉ số của thị trường cũng tăng cao nhưng giá cổ phiếu ngân hàng lại không có nhiều chuyển biến. Liệu đó có phải là một phản ánh về triển vọng hoạt động của các ngân hàng? Ông có bình luận gì không?
Thời điểm hiện nay thị trường chứng khoán đang ở trong xu thế giằng co, biến động nhiều, do đó nhà đầu tư tập trung vào các cổ phiếu tạo ra lợi nhuận nhanh. Trong khi đó cổ phiếu ngân hàng lại mang tính chất ổn định, ít biến động giá cả nên nhà đầu tư ngắn hạn ít quan tâm.
Thế nhưng, theo tôi, nếu đầu tư dài hạn, cổ phiếu ngân hàng sẽ là lựa chọn tốt.
Như vậy có thể hiểu hoạt động ngân hàng có triển vọng khả quan trong dài hạn? Ông dự tính thế nào về triển vọng đó trong năm 2010, thậm chí xa hơn? Và triển vọng phát triển của ABBank như thế nào?
Hiện nay tình hình kinh tế trong và ngoài nước đã dần hồi phục và bắt kịp đà tăng trưởng. Theo các chuyên gia, GDP Việt Nam có thể tăng trưởng đến 6,5% trong năm 2010. Trong 3 năm tới, tình hình kinh tế sẽ phát triển rất khả quan. Tôi hy vọng khoảng năm 2012 kinh tế Việt Nam sẽ sớm trở lại thời kỳ mà tốc độ tăng trưởng có thể lên đến 7% - 8%. Vì vậy sự tăng trưởng của ngành tài chính ngân hàng là một viễn cảnh lạc quan.
Tuy nhiên nền kinh tế có thể đối mặt với nguy cơ lạm phát cao hơn. Dù vậy, tôi tin rằng Nhà nước sẽ có những chính sách phù hợp để điều tiết, giám sát chặt chẽ và hỗ trợ hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Về phía ABBank, chúng tôi phấn đấu giữ nhịp độ tăng trưởng ở mức 30% - 40% trong năm 2010, hướng đến mục tiêu trở thành một trong 10 Ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam.(Nguồn: TBKT, 28/9)
(VOV) - Hơn 2 năm tham gia vào nền kinh tế thị trường, lĩnh vực tài chính ngân hàng TP.HCM đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tổng tài sản của các ngân hàng trên địa bàn tăng gấp 2,1 lần so với cuối năm 2006, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 57%.
TP.HCM là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất Việt Nam, dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng và doanh số quan hệ tài chính - tín dụng. Việc gia nhập vào nền kinh tế thế giới cuối năm 2006 là một tất yếu và cũng là động lực hỗ trợ cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung và lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng. Đối với TP.HCM, tài chính ngân hàng được đánh giá là lĩnh vực nhạy cảm và chịu tác động rất lớn từ sự kiện này.
Ngày càng chuyên nghiệp
Theo thống kê cho thấy, đối với ngân hàng thương mại cổ phần, đa số có mức vốn điều lệ khoảng 200-300 tỷ đồng, nhưng sau 2 năm gia nhập WTO, vốn điều lệ của hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần đã tăng gấp 3,1 lần so với cuối năm 2006. Đây là cơ sở cho các ngân hàng mở rộng quy mô và mạng lưới kinh doanh, góp phần nâng cao vị thế của các ngân hàng.
Việc gia nhập WTO đòi hỏi các ngân hàng Việt Nam không chỉ nâng cao năng lực hoạt động và cạnh tranh thông qua việc tăng vốn điều lệ, tìm đối tác chiến lược là các ngân hàng, tổ chức tài chính nước ngoài tạo thế đối trọng trong kinh doanh mà các ngân hàng đã biết khai thác và tận dụng năng lực quản trị điều hành, ứng dụng công nghệ tiên tiến của Ngân hàng đối tác chiến lược cũng như tích cực áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng thương mại (NHTM), đặc biệt là chuẩn mực về kế toán, thanh toán quốc tế và các chuẩn mực về thanh tra giám sát ngân hàng. Hai năm qua, việc quản trị của các NHTM trong nước đã được chuyên nghiệp hóa hơn.
Nếu so sánh những thành quả về phát triển công nghệ của các ngân hàng với vài năm trước đây thì giai đoạn hiện nay là bước tiến đáng kể. Ngân hàng trong nước đã và đang đẩy mạnh cuộc đua về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, triển khai nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ mới, mở rộng hệ thống mạng lưới và tập trung tăng cường năng lực tài chính của mình.
Về sản phẩm dịch vụ, đặc biệt trong 2 năm 2007-2008, nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển đa dạng và phong phú hơn như Internetbanking, Mobilbanking, Homebanking, Phonebanking, dịch vụ thẻ… đã mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng sử dụng dịch vụ. Sự phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng đã tăng tổng khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng nói riêng và qua nền kinh tế nói chung.
Bên cạnh đó, việc thực hiện các cam kết về mở cửa dịch vụ ngân hàng, tài chính đã tạo cơ hội cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Trong hai năm 2007 và 2008, các ngân hàng nước ngoài đã tăng cường thâm nhập vào thị trường Việt Nam chủ yếu qua phương thức cung cấp hiện diện thương mại. Số lượng các tổ chức tín dụng tăng lên, hệ thống mạng lưới của các tổ chức tín dụng ngày càng mở rộng, hình thức sở hữu đa dạng hơn.
Nâng cao khả năng cạnh tranh và tìm cơ hội trong khó khăn
Theo nhiều chuyên gia trong ngành, ngoài những thuận lợi trên thì việc gia nhập WTO diễn biến nhanh và hiệu ứng lan tỏa lớn của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tác động mạnh đến nhiều nền kinh tế thế giới. Đứng trước những diễn biến nhanh, trái chiều của thị trường, các NHTM của Việt Nam đã và đang đứng trước tình trạng mất khả năng thanh toán, nợ xấu gia tăng, nhất là các khoản nợ cho vay vào đầu tư chứng khoán, bất động sản khó thu hồi được khi các thị trường này đi xuống hoặc đóng băng.
Bên cạnh đó, thị trường thế giới biến động quá nhanh và xoay chuyển gần như ngược chiều hoàn toàn chỉ trong một thời gian ngắn từ giá cả hàng hóa tăng nhanh, tăng cao sau đó bị giảm giá cũng rất nhanh… Những diễn biến này đã và đang tác động mạnh đến hoạt động ngân hàng, tạo ra nhiều mối đe dọa làm cho tín dụng tăng trưởng chậm lại và nợ xuấu phát sinh. Đây là hai biểu hiện rõ nét và có tác động ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các NHTM.
Từ những thuận lợi và thách thức trên, đã có nhiều dự báo về xu hướng, triển vọng thị trường và những giải pháp hoàn thiện phát triển thị trường tiền tệ- ngân hàng, chứng khoán trong quá trình gia nhập WTO. Theo đó đối với thị trường tiền tệ và ngân hàng trong việc điều hành chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước sẽ chuyển trọng tâm điều hành chính sách tiền tệ cung ứng sang lãi suất thị trường liên ngân hàng, lấy lãi suất giao dịch thực trên thị trường liên ngân hàng làm mục tiêu điều hành; Giảm sự phụ thuộc vào các công cụ chính sách tiền tệ gián tiếp như dự trữ bắt buộc để giảm bớt các khó khăn về tài chính cho các NHTM, nâng cao quyền tự chủ của các tổ chức tín dụng trong điều kiện hội nhập với thị trường tài chính, tiền tệ thế giới.
Đối với thị trường tiền tệ sẽ tổ chức lại thị trường liên ngân hàng theo hướng Ngân hàng Nhà nước tham gia trực tiếp vào thị trường tiền tệ và thị trường ngoại tệ liên ngân hàng với vai trò là người dẫn dắt thị trường…/.
Theo Công ty chứng khoán KimEng, bất chấp sự cạnh tranh ngày một mạnh mẽ từ các ngân hàng ngoại, các ngân hàng Việt Nam vẫn có tiềm năng tăng trưởng tốt.
Tín dụng tăng trưởng nhanh
Tín dụng tăng trưởng 53,8% trong năm 2007, đến năm 2008 chỉ còn lại 20,4% do chính sách thắt chặt tiền tệ của nhà nước và biến động trên thị trường tài chính toàn cầu.
Hai tháng đầu năm 2009, hoạt động cho vay của ngân hàng không mấy sôi động, tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 0,5%. Tăng trưởng tín dụng đã ở mức cao từ tháng 3/2009 theo kế hoạch kích cầu của Chính phủ thông qua các kênh hỗ trợ tín dụng.
Số liệu mới công bố vào tháng 5/2009 khiến người ta lo ngại về khả năng hình thành bong bóng giá tài sản và rủi ro trong những khoản vay không hiệu quả. Tín dụng từ đầu năm đến nay tăng trưởng đến 14,9% trong khi mức độ tăng trưởng trong 3 tháng đầu năm 2009 chỉ là 2,6%. Tăng trưởng tín dụng năm 2009 có thể đạt 25%, vượt dự báo của Ngân hàng Nhà nước.
Tăng trưởng huy động chậm hơn
Lượng tiền gửi tại các ngân hàng cũng tăng nhưng với tốc độ chậm hơn. Nguyên nhân chính khiến tiền gửi tăng trưởng chậm hơn là một nguồn tiền đã được rót vào thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán trong giai đoạn tăng trưởng tốt thời gian gần đây. Lãi suất tiền gửi trong khi đó vẫn ở mức thấp.
Các ngân hàng nâng lãi suất tiền gửi từ 6,9%/năm trong tháng 1/2009 lên mức 8,8%/năm trong tháng 5/2009 để cạnh tranh với mức lợi tức do các loại hình đầu tư khác mang lại. Gần đây, một số ngân hàng đã nâng lãi suất tiền gửi lên 10%.
Dù lãi suất tiền gửi đang trong xu thế tăng lên nhưng lãi suất cho vay của các ngân hàng lại có xu thế hạ xuống. Điều này hẳn ảnh hưởng không ít tới công việc kinh doanh của các ngân hàng.
Sự cạnh tranh từ phía các ngân hàng nước ngoài
Năm 2008, 5 ngân hàng nước ngoài đã được cấp phép hoạt động trong mô hình ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam – đây là một phần trong cam kết khi gia nhập WTO.
Lần đầu tiên, ngân hàng nước ngoài với tổng tài sản chưa đầy 10% tổng tài sản ngân hàng tại Việt Nam có thể cạnh tranh trong một sân chơi bình đẳng với ngân hàng trong nước. Ngân hàng trong nước hẳn sẽ gặp khó khăn nhất định trong cạnh tranh, dù vậy chưa có rủi ro nào lớn trong ngắn hạn
Làn sóng hợp nhất ngân hàng có thể gia tăng
Theo yêu cầu khi gia nhập WTO, các ngân hàng sẽ phải đáp ứng tiêu chuẩn về vốn, vì vậy khả năng hợp nhất đối với một số ngân hàng là hoàn toàn có thể. Năm 2008, 9 ngân hàng nhỏ đứng trước nguy cơ ngừng hoạt động có số vốn điều lệ thấp hơn 1.000 tỷ đồng đã phải tăng vốn để tiếp tục hoạt động.
Đến cuối năm 2009, sẽ có khoảng 21 ngân hàng phải tăng vốn lên hơn 2 nghìn tỷ đồng và tất cả các ngân hàng sẽ phải có vốn điều lệ theo yêu cầu đạt 3 nghìn tỷ đồng vào thời điểm cuối năm 2010.
KimEng tin rằng cổ đông của một số ngân hàng nội địa sẽ phải đương đầu với tình trạng pha loãng cổ phiếu trong những năm tới bởi khoảng hơn một nửa ngân hàng nội địa sẽ phải tăng vốn để đáp ứng các yêu cầu.
Không chỉ các ngân hàng chưa đáp ứng yêu cầu phải tăng vốn, một số ngân hàng nhà nước với lượng vốn cao hơn mức yêu cầu cũng sẽ đương đầu với thách thức tương tự.
Vẫn có tiềm năng tăng trưởng
Bất chấp sự cạnh tranh từ phía ngân hàng nước ngoài, KingEng vẫn lạc quan về triển vọng của ngành ngân hàng trong nước. Số lượng tài khoản ngân hàng tại Việt Nam hiện mới chỉ chiếm 20% dân số. Số lượng các sản phẩm tài chính tại Việt Nam chưa nhiều, các ngân hàng có thể tăng được các khoản thu nhập ngoài nguồn thu từ hoạt động tiền gửi.
Cạnh tranh ngân hàng: bắt đầu từ đâu?
( Bình chọn: 6 -- Thảo luận: 4 -- Số lần đọc: 9663)
Sức ép cạnh tranh đối với ngân hàng trong nước ngày càng lớn khi thời điểm xuất hiện của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài đang đến gần. Đặc biệt, thống kê từ một cuộc điều tra của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc cho biết 45% khách hàng (doanh nghiệp và cá nhân) sẽ chuyển sang vay vốn của ngân hàng nước ngoài; 50% chọn dịch vụ ngân hàng nước ngoài thay thế và 50% còn lại chọn ngân hàng nước ngoài để gửi tiền. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài như HSBC, ANZ… cũng đang chuẩn bị “lột xác”, họ tuyên bố rất hùng hồn về kế hoạch phục vụ khách hàng Việt Nam. Từ con số thống kê trên, cũng như động thái của các ngân hàng nước ngoài cho thấy cuộc đua đã bắt đầu. Điều quan trọng với các ngân hàng trong nước tại thời điểm này là sẽ cạnh tranh như thế nào khi mà lợi thế duy nhất chỉ là “sân nhà” ? Để tham gia cuộc đua về trình độ, công nghệ, vốn… trước tiên các ngân hàng cần “xuất phát” từ sự thay đổi nhận thức trong hoạt động kinh doanh.1. Nhìn nhận lại lợi thế “am hiểu tâm lý người Việt”Yếu tố “sân nhà” cũng như am hiểu tâm lý người Việt thường được đưa ra như là lợi thế so sánh duy nhất giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, có thể thấy rằng điều này không còn phù hợp trong nền kinh tế toàn cầu; đồng thời, có nhiều lý do cho thấy người dân sẽ thích ngân hàng ngoại hơn. Thứ nhất, tâm lý nghi ngại về năng lực tài chính của các ngân hàng nội do yếu tố quá khứ để lại (đổ vỡ hệ thống tín dụng) cũng như thực tế so sánh về vốn thì các ngân hàng trong nước chỉ ở mức trung bình và nhỏ so với các ngân hàng nước ngoài, chưa kể tâm lý “sính ngoại” của một bộ phận người dân sẽ tiếp tục lan sang lĩnh vực ngân hàng.Hai là, các ngân hàng nước ngoài cũng biết cách “địa phương hóa” khi xâm nhập vào bất kỳ quốc gia nào, chỉ cần đọc slogan của HSBC Việt Nam là thấy rõ: “Ngân hàng toàn cầu, am hiểu địa phương” và cần nhớ rằng HSBC đã có mặt ở Việt Nam từ năm 1870, trong khi ngân hàng lâu đời nhất của Việt Nam cũng mới chỉ mừng sinh nhật lần thứ 50; hoặc ANZ Việt Nam do một người phụ nữ Việt Nam làm Tổng giám đốc và hầu hết nhân viên cũng là người Việt. Ngược lại,Hai là, các ngân hàng nước ngoài cũng biết cách “địa phương hóa” khi xâm nhập vào bất kỳ các ngân hàng trong nước đang phải tính đến việc thuê người nước ngoài vào vị trí điều hành nhằm nâng cao trình độ quản lý, năng lực cạnh tranh. Thực sự lợi thế am hiểu tâm lý người Việt chỉ là một khái niệm chung chung, nó không căn cứ vào bất kỳ nghiên cứu nào và cũng không chỉ ra được các ngân hàng trong nước được gì từ lợi thế này. Trong khi báo cáo thực tế ở trên cho thấy 50% “thượng đế” sẽ tìm đến ngân hàng ngoại, tức là ta không lấy được khách hàng của đối thủ mà còn đang bị đối thủ dần lấy mất khách hàng của ta. Tóm lại, ngân hàng trong nước nên quên đi lợi thế này khi chuẩn bị xuất hiện những đối thủ xứng tầm và quá tầm2. “Thượng đế” cũng có nhiều loại !Nhiều ngân hàng có tâm lý chỉ thích phục vụ khách hàng có nhiều tiền, một số ngân hàng quảng cáo nếu gửi tiền trên 200 triệu sẽ được nhân viên đến tận nhà làm thủ tục, nếu gửi trên 500 triệu sẽ được thương lượng về lãi suất. Vô hình trung các ngân hàng gây tâm lý phân biệt đối với những khách hàng ít tiền. Nếu so sánh có thể thấy rằng 100 khách hàng gửi 2 triệu đồng sẽ đem lại hiệu quả hơn so với 01 khách hàng gửi 200 triệu. Nhìn ra bên ngoài, chỉ cần mua 01 bình nước 20.000đ hay những thứ khác tương tự là khách hàng đã được phục vụ tại nhà, xem ra những “thượng đế” gửi tiền ở ngân hàng còn thua thiệt nhiều. Ở chiều hướng ngược lại, khách hàng đi vay tiền luôn ở trong tâm thế của “con nợ” chứ không phải là “thượng đế”, trong khi đây là đối tượng đem lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng.3. Thủ tục còn nặng hơi thở hành chínhSo với các ngân hàng nước ngoài thì thủ tục của các ngân hàng trong nước chậm thay đổi và còn gắn nhiều với giấy tờ hành chính như hộ khẩu, xác nhận của cơ quan, chứng minh nhân dân… Nếu thủ tục của các ngân hàng trong nước đơn giản thì sẽ không xuất hiện “cò” làm các dịch vụ như đáo hạn, thế chấp, vay vốn…vẫn được đăng tải hằng ngày trên các trang quảng cáo. Mâu thuẫn nảy sinh giữa nhu cầu tạo thủ tục thông thoáng để giữ chân khách hàng với hạn chế rủi ro khiến ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong khâu cải tiến thủ tục. Nghịch lý là các ngân hàng nước ngoài lại đi trước trong khâu đơn giản hóa thủ tục trong khi họ là “khách” và ta là “chủ” ? Đơn cử như Công ty tài chính Société Générale Viet Finance (SGVF) tuyên bố làm thủ tục cho vay chỉ trong 10 phút ! ANZ cho vay mua ô tô trong vòng 48 giờ… Các đơn vị viễn thông, truyền hình đang bắt đầu từ bỏ những quy định phiền hà nhằm thu hút nhiều khách hàng hơn và ngân hàng cũng nên sửa đổi cho phù hợp.Cùng với thủ tục phức tạp thì các điều kiện tín dụng cũng khắt khe và nhiều khi không phù hợp với thực tế, nhiều nội dung dù biết khách hàng sẽ khai không đúng nhưng ngân hàng vẫn đưa vào hợp đồng… Và các ngân hàng nước ngoài tiếp tục cho thấy vai trò tiên phong khi chấp nhận cho vay tín chấp lến đến 200 triệu đồng; cho doanh nghiệp tại các Khu Chế Xuất, Khu Công Nghiệp vay căn cứ theo năng lực tài chính, tình hình kinh doanh… mà không cần thế chấp bất động sản.4. Nói đến ngân hàng là phải chuyên nghiệpThực ra chuyên nghiệp phải được thể hiện trong tất cả hoạt động của ngân hàng, ở đây chỉ xin đề cập đến tác phong chưa chuyên nghiệp của nhân viên ngân hàng. Khi nói đến nhân viên ngân hàng người ta thường xem xét theo tiêu chuẩn của những nghề “quý tộc”, nhưng ở nhiều ngân hàng khi đến giao dịch nhân viên vẫn để đồ ăn trên bàn làm việc, có nhân viên khi tiếp xúc đòi khách hàng phải bôi trơn, nhiều khi thái độ giao tiếp của nhân viên ngân hàng cho thấy họ mới chính là “thượng đế” …Một số ngân hàng đã nhìn thấy điều này và bắt đầu cho nhân viên đi học văn hóa giao tiếp.Dự báo cạnh tranh giữa các ngân hàng sẽ ngày càng khốc liệt, các ngân hàng đều phải tham gia vòng xoáy này nhưng quan trọng là tinh thần cạnh tranh phải được thể hiện từ sự quyết tâm từ đội ngũ lãnh đạo cho đến nhân viên ngân hàng. Mở rộng chi nhánh nhưng không có khách hàng có lẽ chỉ tạo thuận lợi khi các ngân hàng khác khi mua lại, sáp nhập. Thay đổi về chất luôn bền vững hơn thay đổi về lượng. Nếu khách hàng rời bỏ thì nguyên nhân là vì dịch vụ kém chứ không phải vì không có dịch vụ.
Cạnh tranh giữa các ngân hàng - yếu tố công nghệ là then chốt?Cập nhật: 4/8/2008 16:11Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tất cả các lĩnh vực kinh tế đều đang đứng trước những cuộc cạnh tranh quyết liệt. Với ngành ngân hàng – tài chính, cuộc cạnh tranh đó càng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Khi mà cơ chế là như nhau, lợi ích, lãi xuất mà các ngân hàng đem đến cho các khách hàng là như nhau thì công nghệ được nhiều người nhìn nhận sẽ trở thành yếu tố then chốt trong cuộc chạy đua giữa các ngân hàng trong "hành trình" tìm kiếm sự ủng hộ của những người sử dụng dịch vụ. Tại Việt Nam, vấn đề này đã diễn ra như thế nào? Ảnh: hca Sự thúc giục từ bài toán cạnh tranh mới Tại Việt Nam nói riêng và trên phạm vi toàn cầu nói chung, có thể nói, các hệ thống ngân hàng đang giữ một vai trò hết sức quan trọng. Sự tăng trưởng của hệ thống này tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của toàn nền kinh tế. Đặc biệt, nhiều lĩnh vực kinh doanh mới như Thương mại Điện tử, Bán lẻ, Chứng khoán, Viễn thông... phụ thuộc rất nhiều vào các dịch vụ ngân hàng. Ông Loic Faussier, Giám đốc nghiệp vụ Tài chính toàn cầu Việt Nam – HSBC nhận định: "Chúng tôi đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng Việt Nam, đặc biệt sau khi Việt Nam thành công trong việc ra nhập WTO vào năm 2006. Đây là cơ hội tốt cho các ngân hàng hoạt động chuyên nghiệp hơn và mang đến cho khách hàng nhiều dịch vụ chất lượng ngày càng cao". Tại Việt Nam, các con số thống kê cho thấy, đến cuối năm 2007, hệ thống ngân hàng đã có một mạng lưới tương đối rộng khắp và đa dạng về loại hình. Thời điểm cuối 2007, Việt Nam có: 6 ngân hàng thương mại nhà nước, 37 ngân hàng thương mại cổ phần, 31 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 6 ngân hàng liên doanh, 6 công ty tài chính, 10 công ty cho thuê tài chính, 926 tổ chức tín dụng nhân dân và 46 văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài. Năm 2007 cũng là năm hệ thống mạng lưới ngân hàng phát triển mạnh ở hầu hết các ngân hàng thuơng mại với tham vọng bành trướng thị phần bán lẻ và dịch vụ tài chính trong trung hạn. Không ai có thể phủ nhận sự phát triển như vũ bão của ngành ngân hàng tại Việt Nam, tuy nhiên sự phát triển đó lại kéo theo những thách thức không nhỏ cho các ngân hàng. Đó là sự canh tranh khốc liệt trên thị trường và đặc biệt là các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra khi các ngân hàng mở rộng mạng lưới, phát triển dịch vụ mới. Có thể nói, cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng đã đặt ra những bài toán mới. Bài toán quan trọng nhất là làm thế nào để duy trì được ưu thế cạnh tranh bền vững? Theo ông Phạm Công Uẩn, Giám đốc Trung tâm Thông tin ứng dụng Ngân hàng nhà nước, có 3 yếu tố quan trọng nhất: đầu tiên là công nghệ cao, sau nữa là dịch vụ tốt, thứ ba là liên tục, luôn luôn giữ được uy tín. Đó là ba yếu tố cần thiết nhất, chủ chốt nhất cho hoạt động ngân hàng hiện nay trong việc cạnh tranh của mình. Ý kiến của ông Uẩn, có lẽ sẽ nhận được nhiều sự đồng thuận, khi ông cho rằng công nghệ phải là yếu tố đi đầu. Dường như việc đổi mới công nghệ, ứng dụng các giải pháp mới trong việc quản trị hệ thống, giao dịch, thanh toán trong các ngân hàng đã là một việc làm bắt buộc. Ông Nguyễn Trọng Hải Hoàng , Tổng Giám đốc AMIGO TECHNOLOGIES đồng tình: "Công nghệ sẽ thể hiện rất rõ giúp ngân hàng trong lĩnh vực Quản trị, trong việc mở rộng sản phẩm dịch vụ, thông qua đó, ngày càng đáp ứng được các nhu cầu khắt khe của hệ thống ngân hàng. Ngoài ra công nghệ cũng cho phép ngân hàng quản trị rủi ro tốt hơn, từ đó đưa ra các công cụ hỗ trợ để giúp ngân hàng đưa ra những quyết định đúng đắn. Khi "con tàu công nghệ" đã vào "bệ phóng" Ông Đào Minh Tuấn, Phó tổng giám đốc Vietcombank khẳng định: "Nếu anh không có CNTT thì hầu như các thông tin mà doanh nghiệp quản trị là rời rạc, và cũng ko tận dụng được các nguồn thông tin chính".. Không chỉ riêng ông Tuấn, rất nhiều chuyên gia cho rằng, công nghệ chính là yếu tố hàng đầu để các ngân hàng duy trì lợi thế cạnh tranh của mình. Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, khi hành lang pháp lý được thông thoáng, các rào cản về việc phân biệt đối xử giữa các ngân hàng với nhau cũng không còn nữa, khi mà dịch vụ của các ngân hàng gần như tương đương nhau thì ngân hàng nào có công nghệ tiên tiến hơn, ngân hàng đó sẽ có được ưu thế trong các cuộc chạy đua giành lấy niềm tin khách hàng. Tại Việt Nam, các ngân hàng đã thể hiện rõ nhận thức đó. Khả năng nhạy bén trong việc tiếp cận với các công nghệ mới cũng đã dần được bộc lộ. Theo ông Đào Minh Tuấn ngày nay, hầu hết các ngân hàng đang tự động hoá các hoạt động tác nghiệp, sử dụng máy tính để tự động hoá các khâu xử lý nhằm tối ưu hoá hoạt động và hạn chế thủ công. Một trong những sự kiện mang tính thời sự trong thời gian gần đây là sự kiện smarlink và banknet quyết định bắt tay nhau để “quy” ATM về một mối. Và dẫu rằng, trong quy trình thống nhất hệ thống ATM vẫn còn nhiều điểm đang được tranh cãi như quản lý liên thông thế nào, mức phí dịch vụ ra sao? Nhưng không thể phủ nhận khi mà hệ thống ATM được thống nhất, cả người dùng và các ngân hàng đều sẽ được hưởng lợi – đó là lợi ích mà chỉ có công nghệ mới có thể mang lại. Ông Đỗ Cao Bảo, Tổng Giám đốc FPT IS cho rằng sự kiện 2 liên minh thẻ Banknet và Smartlink kết nối với nhau, như vậy 70% thẻ ATM hiện có tại Việt Nam có thể hoạt động liên thông với nhau. Khi đó, khách hàng của các ngân hàng này có thể rút tiền ở bất cứ ngân hàng nào trong hệ thống. Tuy nhiên, điều ông Bảo băn khoăn nhất không phải ở khía cạnh công nghệ. "Công nghệ tôi nói chuyện với mọi người trong vòng nửa tiếng người ta có thể kết nối được với nhau nhưng quan trọng nhất là các ngân hàng hợp tác với nhau như thế nào? Và chia sẻ các cái lợi nhuận như thế nào…" – Ông Đỗ Cao Bảo nói. Ý kiến của ông Bảo rất đáng chú ý, rõ ràng trong hoạt động thanh toán thẻ, các ngân hàng phải đi vào chiều sâu hơn, không chỉ về công nghệ mà quan trọng nhất là quy trình, hợp tác, chia sẻ. Liên minh thống nhất hệ thống thẻ ATM giữa smartlink và banknet đã cho thấy yếu tố công nghệ được ứng dụng trong thanh toán như thế nào. Nếu không có công nghệ, việc làm trên mãi mãi chỉ là những mong ước xa vời… Với HSBC, Đông Á Bank… các đơn vị này đã mạnh dạn đầu tư cho công nghệ để phát triển các cây ATM đặc biệt. Với những cây ATM hiện đại, khách hàng đã có thể gửi các khoản tiền lớn trực tiếp ngay tại các điểm rút tiền tự động mà không cần đến tận các nơi giao dịch thông thường. Rất nhiều các ngân hàng đã thay đổi bộ mặt nhờ công nghệ. Nên nếu cho rằng: công nghệ là đòn bẩy để các ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh quả không quá chút nào. Nhiều chuyên gia tin rằng, càng ngày, khi môi trường cạnh tranh càng khốc liệt thì yếu tố công nghệ chính là yếu tố quyết định để tạo ra sự khác biệt trong các ngân hàng. Những xu hướng công nghệ ngân hàng mới Sự kiện công nghệ nổi bật trong lĩnh vực ngân hàng - Banking 2008 với chủ đề “Công nghệ Ngân hàng hiện đại - Nâng cao năng lực cạnh tranh Hệ thống ngân hàng Việt Nam trên đường hội nhập" đã tập trung nhấn mạnh tới việc ứng dụng công nghệ vào nhiều khía cạnh nghiệp vụ của ngân hàng như Quản lý, Dịch vụ khách hàng... Banking 2008 cũng giới thiệu các chiến lược bảo mật và quản lí rủi ro, những mô hình ứng dụng và triển khai thành công nghệ bảo mật tiên tiến. Các vấn đề bảo mật khác như: Mã hoá dữ liệu, Bảo mật trung tâm dữ liệu, CNTT trong quản lý hoạt động bảo hiểm tiền gửi, Xây dựng cơ sở hạ tầng khoá công khai... cũng được đi sâu bàn bạc. Rất nhiều xu hướng công nghệ mới, các sản phẩm công nghệ mới đã được xuất hiện tại Banking. Với Nortel là công nghệ siêu kết nối, với IBM là kiến trúc hướng dịch vụ SOA, với Amigo là iBoss… Ông Rick Seeto, Phó Tổng giám đốc phụ trách Marketing– Nortel chia sẻ: "Công nghệ lần này chúng tôi muốn cung cấp là công nghệ siêu kết nối, liên quan đến các trung tâm hỗ trợ dịch vụ khách hàng(Contact Center). Những trung tâm này sẽ hỗ trợ cho các ngân hàng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, không những khách hàng trong giai đoạn hiện nay mà còn trong tương lai nữa. Theo ông Eu Jin Tan Giám đốc, Dịch vụ Tài Chính IBM Vietnam &Indochina, IBM muốn nhân dịp này để tập trung giới thiệu các công nghệ và kỹ năng đã được công nhận trong quá trình hiện đại hóa hệ thống core banking trên thế giới. IMB giới thiệu về công nghệ chuẩn mở như máy chủ System z, kiến trúc hướng dịch vụ SOA, ảo hóa, Web 2.0, các nền tảng trung gian và điện toán công nghệ cao. Core Banking và Quản trị hoạt động kinh doanh ngân hàng được nhìn nhận là một trong những xu thế phát triển chính của ngành ngân hàng trong năm 2008. Tại Banking Vietnam 2008, các giải pháp dành cho các dịch vụ ngân hàng mới, xây dựng hệ thống thông tin, quản lý qui trình kinh doanh giúp tìm hiểu, khai thác dữ liệu khách hàng và nâng cao chất lượng phục vụ được quan tâm đặc biệt. Bởi trong giai đoạn hiện nay, có thể nói đa dạng hoá các kênh dịch vụ là những điều kiện tiên quyết cho năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Trong lĩnh vực cũ nhưng không bao giờ "nguội" của các ngân hàng là lĩnh vực thanh toán, người ta kỳ vọng với sự phát triển không ngừng của công nghệ, những câu hỏi hóc búa nhất sẽ được giải quyết. Làm thế nào để có thể thiết lập một liên minh hệ thống thanh toán giữa các ngân hàng? Làm thế nào để thúc đẩy sự kết nối giữa các ngân hàng với các thành phần kinh tế chủ chốt, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan đến Thương mại điện tử, Bán lẻ, Chứng khoán và Viễn thông? Làm thế nào để khắc phục được thách thức đặt ra do sự khác biệt về trình độ quản lý và ứng dụng công nghệ của các khối ngân hàng? Những đòi hỏi đó từ thực tế, với "chiếc chìa khóa" công nghệ, tất cả sẽ dần được hé mở. Cuối cùng, ông Tạ Hoàng Linh Tổng giám đốc công ty tích hợp hệ thống CMC dự đoán một trong những xu hướng mới, quan trọng là sự kết hợp giữa ngân hàng với viễn thông. Theo ông Linh, trước đây, viễn thông chỉ cung cấp các hạ tầng, truyền dẫn hạ tầng kết nối cho ngân hàng hoạt động nhưng giờ đây nó đã tham gia vào các hoạt động của ngân hàng. "Chúng ta có thể thấy rất rõ điều này qua hình thức thanh toán qua mobile như: mobile Bankink, mobile payment, home banking…" – ông Linh cho biết.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mô thức EFAS, IFAS- Phân tích Môi trường bên trong và Môi trường bên ngoài của Ngân hàng VPBank.doc