Mối liên hệ giữa phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính

Trong bất kỳ hoạt động nào của quản lý hành chính nhà nước thì những nguyên tắc được xác lập là yếu tố quan trọng trong việc tổ chức và quản lý được hiệu quả và chặt chẽ. Các nguyên tắc có mối liên hệ mật thiết với nhau và tạo tiền đề cho các nguyên tắc khác được thực hiện có hiệu quả.Đặc trưng của mối liên hệ này trong quản lý hành chính nhà nước là phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế.

doc3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7597 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối liên hệ giữa phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích mối liên hệ giữa phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính Bài làm Trong bất kỳ hoạt động nào của quản lý hành chính nhà nước thì những nguyên tắc được xác lập là yếu tố quan trọng trong việc tổ chức và quản lý được hiệu quả và chặt chẽ. Các nguyên tắc có mối liên hệ mật thiết với nhau và tạo tiền đề cho các nguyên tắc khác được thực hiện có hiệu quả.Đặc trưng của mối liên hệ này trong quản lý hành chính nhà nước là phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế. Phương pháp thuyết phục Phương pháp chủ yếu là phương pháp thuyết phục, bởi trong hoạt động quản lý hành chính thì lợi ích của chủ thể quản lý và đối tượng quản lý là nhất trí, cho nên hoạt động quản lý thể hiện ý chí và phục vụ lợi ích của nhân dân lao động. Mặt khác, những nhiệm vụ và mục tiêu quản lý hành chính nhà nước không thể đạt được nếu thiếu sự ủng hộ rộng rãi và tích cực của quần chúng, đồng thời đạt hiểu quả cao trên cơ sở động viên và tạo điều kiện cho quần chúng nhân dân tham gia vào giải quyết những nhiệm vụ đặt ra trước mắt. Thông qua phương pháp thuyết phục, các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước giáo dục cho mọi công dân nhận thức đúng đắn về kỷ cương xã hội, kỷ luật nhà nước và động viên họ tự giác thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội. Phương pháp cưỡng chế Phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước được thể hiện trong việc áp dụng những quyết định bắt buộc đơn phương đối với đối tượng quản lý. Cưỡng chế là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với những cá nhân hoặc tổ chức nhất định trong trường hợp pháp lụât quy định, về mặt vật chất hoặc tinh thần nhằm buộc cá nhân đó phải thực hiện hay không được thực hiện những hành vi nhất định đối với tài sản của cá nhân hay tổ chức hoặc tự do thân thể của cá nhân. Phương pháp cưỡng chế thường được sử dụng trong những trường hợp quyết định đơn phương không thực hiện một cách tự giác. Phương pháp cưỡng chế giữ vai trò quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước. Nếu không có cưỡng chế thì kỷ cương nhà nước và xã hội không được đảm bảo, pháp chế xã hội chủ nghĩa không được tôn trọng, tạo điều kiện để mọi tội phạm gia tăng. Mối liên hệ giữa phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế Phương pháp cưỡng chế và thuyết p hục đều nhằm đến mục đích là đảm bảo thực hiện nhiệm vụ quản lý một cách hợp lý và hiệu quả. Những nhiệm vụ quản lý được thực hiện bằng việc ban hành những quyết định áp dụng phù hợp ở các cấp tương ứng, nhưng những nhiệm vụ đó phải dựa trên phương pháp quản lý tương ứng phù hợp, trở thành biện pháp, cách thức thi hành những quyết định đó trên cơ sở thuyết phục, động viên. Đối với phương pháp cưỡng chế, khi nào mà chủ thể quản lý áp dụng phương pháp thuyết phục không hiệu quả thì mới cần đến cưỡng chế. Để thi hành quyết định quản lý nào đó có thể sử dụng phương pháp cưỡng chế, nhưng không phải lúc nào cũng áp dụng được, bởi phương pháp cưỡng chế có ý nghĩa khi không có khả năng đảm bảo thực hiện quyết định thông qua phương pháp thuyết phục. Vịêc bắt buộc thực hiện quyết định này hay quyết định khác cũng không có ý nghĩa khi không có đối tượng để cưỡng chế. Đó là khi những đối tượng liên quan tự giác thực hiện quyết định đơn phương của chủ thể quản lý hành chính, khi đó phương pháp thuyết phục thực sự có hiệu quả. Quyết định hành chính và hoạt động hành chính của cơ quan hành chính nhà nước trong trường hợp này không cần đảm bảo bằng cưỡng chế. Cả hai phương pháp trong thực tế không tách rời mà bổ sung cho nhau. Việc đưa ra biện pháp bắt buộc thường đi liền với công tác giải thích, hướng dẫn… Sự khác nhau giữa thuyết phục và cưỡng chế không chỉ thể hiện trong bản chất mà còn thể hiện ở cách thức quy định chúng. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế liên quan đến sự cần thiết phải hành động bất chấp nguyện vọng của người thực hiện nên pháp luật phải cố gắng xác định giới hạn của nó. Không ít trường hợp pháp luật chỉ ra cụ thể biện pháp đó dẫn đến hạn chế quyền của cơ quan này hay cơ quan khác mà không giới hạn phạm vi sử dụng. Bởi, những biện pháp thuyết phục rất đa dạng , khó có thể quy định một cách cụ thể được Nói tóm lại, phương pháp cưỡng chế và phương pháp thuyết phục phát huy vai trò quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước. Chủ thể quản lý hành chính chỉ sửdụng cưỡng chế khi thuyết phục không đạt hiệu quả, và lựa chọn biện pháp phù hợp để thực hiện việc quản lý, chú ý đến những nguyên tắc trong việc áp dụng cưỡng chế như: hạn chế thiệt hại thấp nhất cho đối tượng quản lý… có như vậy thì công tác quản lý mới phát huy vai trò trong việc thực hiện quản lý hành chính nhà nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMối liên hệ giữa phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính.doc
Luận văn liên quan