Mối quan hệ giữa cách mạng Vô sản thuộc địa và cách mạng Vô sản Chính quốc. Chứng minh cốt lõi tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH

Bài làm: Câu 1: Mối quan hệ giữa cách mạng vô sản ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc: Trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, nhất là thời kỳ trước khi nổ ra cách mạng tháng Mười Nga, luôn tồn tại quan điểm cho rằng, thắng lợi của cách mạng ở các nước thuộc địa phụ thuộc trực tiếp vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc. Ý kiến này đã giảm tính chủ động, sáng tạo của cách mạng thuộc địa. Theo HCM, giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và CM vô sản ở chính quốc có mối liên hệ mật thiết với nhau, có tác động qua lại lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kể thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Đó là mối liên hệ bình đẳng chứ không phải là mối liên hệ lệ thuộc, hoặc quan hệ chính – phụ. Năm 1925, HCM viết: “Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản; con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra”

doc8 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 17499 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối quan hệ giữa cách mạng Vô sản thuộc địa và cách mạng Vô sản Chính quốc. Chứng minh cốt lõi tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Đề bài: Câu 1: Anh (chị) hãy làm rõ mối quan hệ giữa cách mạng vô sản ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc? Nêu ý nghĩa, lý luận và thực tiễn của luận điểm? Câu 2: Chứng minh cốt lõi trong tư tưởng HCM là độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội? Bài làm: Câu 1: Mối quan hệ giữa cách mạng vô sản ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc: Trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, nhất là thời kỳ trước khi nổ ra cách mạng tháng Mười Nga, luôn tồn tại quan điểm cho rằng, thắng lợi của cách mạng ở các nước thuộc địa phụ thuộc trực tiếp vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc. Ý kiến này đã giảm tính chủ động, sáng tạo của cách mạng thuộc địa. Theo HCM, giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và CM vô sản ở chính quốc có mối liên hệ mật thiết với nhau, có tác động qua lại lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kể thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Đó là mối liên hệ bình đẳng chứ không phải là mối liên hệ lệ thuộc, hoặc quan hệ chính – phụ. Năm 1925, HCM viết: “Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản; con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra” Dựa vào quan điểm của Mác, “sự nghiệp giải phóng của giai cấp công nhân phải là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân”. Nguyễn Ái Quốc đi đến kết luận: “công cuộc giải phóng anh, em (nhân dân thuộc địa) chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”. Khối liên minh các dân tộc thuộc địa sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng thế giới. Nhân dân các dân tộc thuộc địa có khả năng cách mạng to lớn. Theo Hồ Chí Minh, khối liên minh các dân tộc thuộc địa là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản. Phát biểu tại Đại hội V Quốc tế cộng sản (tháng 6-1924), Người khẳng định vai trò, vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa: “Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa… nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa hơn là ở chính quốc”, nếu xem thường cách mạng ở thuộc địa tức là “muốn đánh chết rắn bằng đuôi”. Người chỉ trích, đã có nhiều người: “…lại xem thường các thuộc địa trong lúc chủ nghĩa tư bản lại dựa vào nó để tự bảo vệ và chống lại các đồng chí”. Người khẳng định: Cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước, và: “trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”. Như vậy đây được coi là một luận điểm mang tính sáng tạo và có ý nghĩa thực tiễn vô cùng to lớn. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám và 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945-1975) đã chứng minh cho tinh thần độc lập tự chủ, tính khoa học, tính cách mạng và sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường giải phóng dân tộc ở Việt Nam, soi đường cho dân tộc Việt Nam tiến lên. Theo luận điểm này của HCM, Đảng ta đã chủ trương thay đổi chiến lược, kiên quyết giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ chống đế quốc, giành độc lập dân tộc lên hàng đầu. Nắm vững tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc của HCM, cả dân tộc Việt Nam đã tiến hành hai cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới suốt 30 năm và đã giành được thắng lợi trước hai kẻ thù lớn mạnh hơn chúng ta rất nhiều đó là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Với luận điểm này, HCM đã chủ động lãnh đạo nhân dân trong việc giải phóng dân tộc, đồng thời cũng mở ra con đường mới cho các nước ở Châu Á, Châu Phi và Mĩ La Tinh. Thực tiễn thắng lợi của cách mạng Việt Nam và sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã chứng minh quan điểm của HCM là hoàn toàn đúng đắn. HCM không tự khuôn mình trong những nguyên lý sẵn có, không rập khuôn máy móc lý luận đấu tranh giai cấp vào điều kiện lịch sử ở thuộc địa, mà là sự kết hợp hài hòa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp, giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm giai cấp và giải quyết vấn đề giai cấp trong vấn đề dân tộc, gắn độc lập dân tộc với phương hướng xã hội chủ nghĩa. Lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của HCM là một đóng góp lớn vào kho tàng lý luận cách mạng của thời đại, làm phong phú thêm chủ nghĩa Mác – Lênin về cách mạng thuộc địa. Phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc của HCM hết sức độc đáo và sáng tạo, thấm nhuần tính nhân văn. HCM đã sử dụng quan điểm toàn diện, biện chứng để phân tích so sánh lực lượng giữa ta và địch. Phát huy và sử dụng sức mạnh của toàn dân tộc, dựa vào sức mạnh toàn dân tộc để tiến hành khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng, kết hợp các quy luật của khởi nghĩa và chiến tranh là điểm độc đáo trong phương pháp cách mạng giải phóng dân tộc của HCM. HCM đã vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết của Lênin về cách mạng thuộc địa thành một hệ thống luận điểm mới mẻ, sáng tạo, bao gồm cả đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Đó là một di sản tư tưởng quân sự vô giá mà HCM đã để lại cho Đảng và nhân dân ta. Tư tưởng đó đã thâm nhập vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, góp phần quyết định trong việc xác lập con đường cứu nước mới, làm cho phong trào yêu nước Việt Nam chuyển dần sang quỹ đạo cách mạng vô sản. Lý luận này đã bổ sung vào kho tàng lý luận của lịch sử loài người và thể hiện sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin trong điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, vận dụng tư tưởng HCM về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc, chúng ta phải biết khơi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, nguồn động lực mạnh mẽ để xây dựng và bảo vệ đất nước, nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc trên lập trường giai cấp công nhân, chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giải quyết tốt mối quan hệ giữa các dân tộc anh em và trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Câu 2: Cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội: Từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lênin, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Người khẳng định cách mạng giải phóng dân tộc muốn thành công phải đi theo con đường cách mạng vô sản – con đường của V.I Lênin và Cách mạng tháng Mười Nga. Tháng 12 năm 1920,Người tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp và trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Từ thời điểm này, con đường và định hướng phát triển cách mạng Việt Nam được Người từng bước phác thảo. Định hướng con đường phát triển của cách mạng Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã khẳng định: Dân tộc Việt Nam phải được độc lập, nhân dân Việt Nam phải được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Muốn vậy phải đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là một tất yếu, một sự phát triển tất yếu. Người viết trong Truyền đơn cổ động mua báo Le Paria: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc, nói tóm lại là nền cộng hòa thế giới chân chính…”. Sự khẳng định này được Người củng cố khi đến Liên Xô (1923) và chứng kiến những thành tựu toàn diện về chính trị, kinh tế, xã hội của Đảng Cộng Sản và nhân dân Liên Xô trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Người coi đó là tấm gương, là mô hình tương lai của dân tộc Việt Nam. Trong nhiều thời kỳ cách mạng, cách diễn đạt, luận giải của Người và Đảng ta có nhiều cấp độ biểu hiện khác nhau, song đều có sự nhất quán với quan điểm tư tưởng của Hội nghị thành lập Đảng: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam sau khi thành công tất yếu phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Như Hồ Chí Minh đã viết, lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước đã khiến tôi tin theo Lênin và Quốc tế thứ ba. Rõ ràng là Người đã tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ lòng yêu nước ý chí quyết tâm cứu nước và khát vọng giải phóng dân tộc. Dần dần, từng bước một, bằng nghiên cứu lý luận và thực tế, Hồ Chí Minh đã nhận thức được lý luận Mác – Lênin đã luận giải rõ sự thống nhất, biện chứng quá trình từ giải phóng dân tộc đến giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Người coi đó là mục tiêu của cách mạng Việt Nam theo đúng bản chất của chủ nghĩa Mác – Lênin – điều như Người đã viết: “…chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân toàn thế giới”. Người cũng đã nói rõ rằng: “không có chế độ nào tôn trọng con người, chú ý xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và đảm bảo cho nó được thỏa mãn bằng chế độ xã hội chủ nghĩa”. Chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống cuộc đời hạnh phúc, là nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Chính vì vậy, độc lập dân tộc phải gắn với chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội là một chế độ do nhân dân lao động làm chủ. Có độc lập dân tộc thì mới có một chế độ do nhân dân làm chủ. Nhà nước phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân để huy động tối đa trí dân, sức dân, làm những việc ích lợi cho dân. Dó là nhà nước của dân, do dân, vì dân, dựa trên nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công, nông và trí thức do Đảng cộng sản lãnh đạo. Như Hồ Chí Minh đã bộc bạch: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Theo Hồ Chí Minh, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là những gì gắn bó thường nhật, tác động trực tiếp đến người dân. Người đã từng nói: Dân chỉ biết đến ý nghĩa của độc lập khi dân được ăn no, mặc ấm; nếu giành được độc lập dân tộc rồi mà dân vẫn đói, vẫn rét, vẫn bệnh, các cháu không được tới trường học thì độc lập dân tộc cũng chẳng có ý nghĩa gì. Phải không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động, làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động thì được nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần được xóa bỏ. Toàn Đảng toàn dân ta phải đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh. Muốn được như vậy thì độc lập dân tộc phải gắn với chủ nghĩa xã hội. Đây chính là điều cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMối quan hệ giữa cách mạng vô sản thuộc địa và cách mạng vô sản chính quốc Chứng minh cốt lõi tư tưởng HCM là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH <tư.DOC
Luận văn liên quan