Mối quan hệ giữa chủ tịch nước với các cơ quan nhà nước ở trung ương

Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một hệ thống bao gồm nhiều cơ quan (loại cơ quan) nhà nước có tính chất, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một thể thống nhất. Trong bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa ở nước ta, chủ tịch nước là một trong những thành tố quan trọng và trong hiến pháp có hẳn một chế định pháp luật về chủ tịch nước. Để phát huy cao độ uy tín và trách nhiệm của mình trong quản lí nhà nước thì chủ tịch nước phải gắn bó chặt chẽ đối với các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là cơ quan nhà nước ở Trung ương. Vậy nên, bài tập này em xin đi sâu vào: “Mối quan hệ giữa chủ tịch nước với các cơ quan nhà nước ở trung ương”

doc13 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4511 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối quan hệ giữa chủ tịch nước với các cơ quan nhà nước ở trung ương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một hệ thống bao gồm nhiều cơ quan (loại cơ quan) nhà nước có tính chất, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một thể thống nhất. Trong bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa ở nước ta, chủ tịch nước là một trong những thành tố quan trọng và trong hiến pháp có hẳn một chế định pháp luật về chủ tịch nước. Để phát huy cao độ uy tín và trách nhiệm của mình trong quản lí nhà nước thì chủ tịch nước phải gắn bó chặt chẽ đối với các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là cơ quan nhà nước ở Trung ương. Vậy nên, bài tập này em xin đi sâu vào: “Mối quan hệ giữa chủ tịch nước với các cơ quan nhà nước ở trung ương” B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Khái quát chung Chế định nguyên thủ quốc gia là một chế định quan trọng trong hệ thống chính trị. Nhưng mỗi nước nguyên thủ quốc gia có tên gọi (vua, hoàng đế, tổng thống, đoàn chủ tịch, hội đồng liên bang, Hội đồng nhà nước, Chủ tịch nước), vị trí, chức năng khác nhau tùy thuộc vào thể chế chính trị và cách thức tổ chức nhà nước. Nhưng có một điểm chung là đều là người đứng đầu Nhà nước, đại diện cho Nhà nước về mặt đối nội, đối ngoại. Ở nước ta, nguyên thủ quốc gia tồn tại dưới hình thức Chủ tịch nước. Theo Điều 101, Hiến pháp năm 1992 thì Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa về mặt đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước được trao nhiều quyền hạn rộng lớn trong cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp, là người giữ quyền thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức vụ Chủ tịch hội đồng quốc phòng và an ninh. Tuy nhiên, Chủ tịch nước không phải là cơ quan thuộc hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước hoặc cơ quan quản lí nhà nước… Chủ tịch nước xét trên nhiều phương diện là cơ quan có vị trí đặc biệt và giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phối hợp thống nhất giữa các cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương trong bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa. Quốc hội chiếm vị trí đặc biệt trong bộ máy nhà nước của các quốc gia trên thế giới mặc dù có các tên gọi khác nhau là nghị viện hay Quốc hội nhưng đều đại diện cho nhân dân, thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước. Ở nước ta, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (theo Điều 83, Hiến pháp năm 1992). Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp; quyết định những vấn đề trọng đại nhất của đất nước và thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt đọng của cơ quan nhà nước trong đó có Chủ tịch nước. Còn Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội, có trách nhiệm tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các kì họp Quốc hội, có thể triệu tập kì họp bất thường theo đề nghị của Chủ tịch nước. Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước có mối quan hệ mật thiết trong lĩnh vực lập pháp. Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ thống nhất quản lí việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đôi ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân (theo Điều 109, Hiến pháp năm 1992). Chủ tịch nước và Chính phủ có mối quan hệ chặt chẽ trong lĩnh vực hành pháp. Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong phạm vi chức năng của mình, có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân (theo Điều 126 hiến pháp 1992). Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tòa án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của Tòa án nhân dân địa phương và các Tòa án quân sự (theo Điều 134, hiến pháp năm 1992). Còn Viện kiểm sát Nhân dân tối cao kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan khác thuộc Chính phủ, các cơ quan Chính quyền địa phương, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân, thực hành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao có mối quan hệ quan trọng với Chủ tịch nước trong lĩnh vực tư pháp. II. Các mối quan hệ của Chủ tịch nước đối với các cơ quan Nhà nước ở Trung ương 1. Quan hệ giữa Chủ tịch nước với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra trong số đại biểu Quốc hội (theo điều 102, Hiến pháp năm 1992), theo sự giới thiệu của Ủy ban thường vụ Quốc hội với nhiệm như nhiệm kì của Quốc hội và chịu báo cáo công tác trước Quốc hội. Điều này cho thấy tính phái sinh và gắn bó giữa Chủ tịch nước với Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội. Về mặt lí luận thì trong trong chính thể xã hội chủ nghĩa, các chức năng đứng đầu Nhà nước cũng thuộc về chính cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (Quốc hội). Ví dụ như trong kì họp Quốc họp diễn ra vào tháng 6/2006. Ngày 27/6/2006, sau khi đắc cử Chủ tịch Quốc hội, ông Nguyễn Phú TRọng đã đọc tờ trình giới thiệu ông Nguyễn Minh Triết (Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh) vào chức danh Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đã được 61/64 đoàn đại biểu Quốc hội đồng ý hoàn toàn việc đề cử ông Nguyễn Minh Triết vào vị trí Chủ tịch nước là kết quả thăm dò các đoàn đại biểu trước khi tiến hành bỏ phiếu người đứng đầu Nhà nước. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã trúng cử với tỉ lệ gần 94%. Vậy nên trước đây, Hội đồng nhà nước nằm trong Quốc hội là chủ tịch tập thể. Nay hiến pháp năm 1992 tách Chủ tịch nước thành một thiết chế riêng song vẫn nghiêng về phía Quốc hội chứ không gắn với Chính phủ như ở Hiến pháp năm 1946 và 1959 hoặc thuộc về hành pháp như nguyên thủ quốc gia ở đa số các nước tư bản là những quan điểm phù hợp. Chủ tịch nước có quyền đề nghị Quốc hội bầu và bãi miễn Phó chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao. Quốc hội quy định tổ chức và hoạt động của Chủ tịch nước. Quốc hội có quyền bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước nếu các văn bản đó trái với pháp luật Hiến pháp, Nghị định của Quốc hội. Chủ tịch nước có quyền trình các dự án luật ra trước Quốc hội, kiến nghị về luật thông qua việc kiến nghị ban hành luật mới hoặc sửa đổi, bổ sung luật hiện hành (Điều 62 Luật tổ chức Quốc hội). Ví dụ: ngày 14/12/2010, văn phòng Chủ tịch nước đã họp báo công bố lệnh số 17/2010/L-CTN của Chủ tịch nước công bố Luật khoáng sản (sửa đổi). Luật được Quốc hội thông qua kì họp thứ 8 của Quốc hội khóa XII vừa qua, luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011. Văn phòng chủ tịch nước còn công bố luật Bảo vệ người tiêu dùng và Luật viên chức. Hay ngày 16/12/2010, văn phòng Chủ tịch nước vừa có cuộc họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước về công bố Luật tố tụng hành chính, Luật thanh tra sửa đổi, Luật sửa, bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân. Các Luật này đã được Quốc hội thông qua tại kì họp thứ 8 vừa qua. Chủ tịch nước có quyền công bố hiến pháp, luật và pháp lệnh. Đối với Hiến pháp, luật do Quốc hội thông qua thì Chủ tịch nước công bố để thực hiện. Chủ tịch nước có quyền đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh, pháp lệnh của mình về các vấn đề quy định tại điểm 8 và điểm 9 điều 91 trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày pháp lệnh hoặc nghị quyết được thông qua. Nếu pháp lệnh hoặc nghị quyết đó vẫn được Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội xem xét tại kì họp gần nhất (điểm 7 điều 103). Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì Chủ tịch nước còn công bố nghị quyết của Quốc hội tương tự như đối với luật; công bố hoặc đề nghị xem xét lại nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội tương tự như đối với pháp lệnh. Nhưng không phải tất cả những nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội đều do Chủ tịch nước công bố mà Chủ tịch nước chỉ công bố những nghị quyết nhất định (thường là các nghị quyết có tính quy phạm. Hiện tại quyền này của Chủ tịch nước chưa được đưa vào Hiến pháp mà chỉ được quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Chủ tịch nước căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội để công bố quyết định đại xá đối với những phạm nhân hoặc công bố tình trạng chiến tranh, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc trong từng địa phương. Ví dụ: Chủ tịch nước căn cứ vào Luật đặc xá của Quốc hội ra quyết định đặc xá đối với các phạm nhân nhân dịp 1000 năm Thăng Long Hà Nội, theo đó hơn 17200 phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù và 310 người đang được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành phạt tù có đủ điều kiện theo quy định sẽ được đặc xá. Với những đổi mới căn bản như trên, vị trí, vai trò của chủ tịch nước trong bộ máy nhà nước ta theo hiến pháp năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001) về cơ bản là phù hợp. Như vậy, mối quan hệ giữa Chủ tịch nước và Quốc hội là quan hệ gắn bó chặt chẽ. 2. Quan hệ giữa Chủ tịch nước với Chính phủ Từ chỗ Chủ tịch nước là bộ phận, là thành phần của Chính phủ năm 1946, nay là nhân vật chính trị không nắm quyền hành chính Nhà nước cao nhất nhưng là cầu nối giữa lập pháp với hành pháp và tư pháp. Quan hệ giữa Chủ tịch nước và Chính phủ luôn là mối quan hệ mật thiết trong cơ chế Nhà nước tư sản. Tùy thuộc vào mức độ quan hệ mà phân biệt “hành pháp lưỡng đầu” (có nguyên thủ quốc gia và thủ tướng cùng lãnh đạo Chính phủ) và “hành pháp một đầu” (nguyên thủ quốc gia đồng thời đứng đầu hành pháp, không có thủ tướng). Quan hệ Chủ tịch nước với Chính phủ ở nước ta cũng được xác định lại theo hướng tiếp thu kinh nghiệm của các Hiến pháp trước và các nước trên thế giới. Trong cơ chế Nhà nước ta, mối quan hệ giữa Chủ tịch nước và Chính phủ tuy không hoàn toàn giống các nước tư bản song cũng có những nét tương tự: Chủ tịch nước tham gia thành lập Chính phủ, giám sát hoạt động của Chính Phủ; Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, chấp thuận việc từ chối đối với các phó thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của Chính Phủ trong thời gian Quốc hội không họp theo đề nghị của Thủ tướng, quyết định tạm đình chỉ công tác của phó thủ tướng, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Thủ tướng Chính phủ đôn đốc, kiển tra việc thực hiện những quyết định tạm đình chỉ công tác của Chính phủ trước Chủ tịch nước phải được Chính phủ thảo luận tập thể và biểu quyết theo đa số. Việc xác định mối quan hệ này thể hiện sự tăng cường vai trò của Chủ tịch nước đối với bộ máy hành pháp và bảo đảm sự phối hợp gắn bó giữa Quốc hội, Chủ tịch nước và Chính phủ. Ví dụ: Sau khi được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với tỷ lệ hơn 94% tổng số đại biểu đồng ý, ông Nguyễn Minh Triết đã đọc tờ trình nhân sự giới thiệu Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng Chính phủ. Chủ tịch nước có quyền tham dự các phiên họp của Chính phủ khi thấy cần thiết (theo điều 105 Hiến pháp 1992). 3. Quan hệ giữa Chủ tịch nước với Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao là mối quan hệ quan trọng. Trước đây, mối quan hệ này chưa được quy định rõ tại mối quan hệ này bảo đảm cho Chủ tịch nước liên kết, phối hợp với tất cả các cơ quan trong cơ chế Nhà nước. Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiễm, bãi nhiện Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó chánh án, thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án, Phó chánh án, thẩm phán Tòa án quân sự trung ương, Phó viện trưởng và kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Chủ tịch nước xem xét và quyết định ân xá (giảm án tử hình). Trong thời gian Quốc hội không họp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch nước. Chủ tịch nước bằng quyết định của mình, thành lập Hội đồng đặc xá để tham mưu, tư vấn giúp Chủ tịch nước trong việc xem xét quyết định đặc xá. Hội đồng đó có sự tham gia của các cấp lãnh đạo của cơ quan tư pháp, cơ quan bảo vệ pháp luật. Ví dụ: Theo quy định số 697/2010/QĐ-CTN của Chủ tịch, Tòa án Nhân dân Tối cao co nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn và tập hợp hồ sơ nhằm thực hiện chủ trương “đặc xá rộng rãi vì 1000 năm Thăng Long – Hà Nội”. Để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình Hiến Pháp quy định Chủ tịch nước có quyền tham dự các phiên họp 4. Nhận xét chung Từ sự phân tích trên ta có thể nhận thấy chế định Chủ tịch nước ta hiện nay nghiêng về cơ quan lập pháp hơn hành pháp, điều này thể hiện ở chỗ: Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội, có nhiệm kì theo nhiệm kì của Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và chính thức hóa hoạt động của Quốc hội… Nhiều thẩm quyền mang tính hành pháp được giao cho ngành lập pháp còn Chủ tịch nước chỉ như người chính thức hóa, ví dụ như: căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội công bố quyết định tình trạng chiến tranh; căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ của Quốc hội ra lệnh tổng động viên cục bố, công bố tình trạng khẩn cấp… Như vậy Chủ tịch nước theo pháp luật hiện hành là một thiết chế riêng song vẫn nghiêng về phía Quốc hôi, gắn bó mật thiết với Quốc hội chứ không nằm trong Chính phủ như ở hiến pháp 1946, 1959 hay về hành pháp như nguyên thủ quốc gia ở nhều nước tư bản cũng không chỉ mang tính hình thức như ở các nước theo chính thể quân chủ. Vị trí, vai trò, thẩm quyền và mối quan hệ giữa chủ tịch nước với cơ quan Nhà nước ở trung ương trong bộ máy Nhà nước của nước ta theo hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) về cơ bản là phù hợp. Để hoàn thiện vị trí của Chủ tịch nước trong cơ chế quyền lực nhà nước đang được đổi mới hiện nay, cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ thêm một số vân đề sau: + Chủ tịch nước được xác định là người đứng đầu Nhà nước, song về chức năng, nhiệm vụ không hoàn toàn giống như nguyên thủ quốc gia ở các nước khác. Do đó cần nghiên cứu tăng cường vị trí của Chủ tịch nước như giao cho Chủ tịch nước quyền đề nghị Quốc hội xem xét lại luật (nhằm bảo đảm sự cẩn trọng khi thông qua luật); quyền quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh khi nước nhà bị xâm lược; quyết định tổng động viên (những quyền này hiện đang thuộc về Ủy ban thường vụ Quốc hội, nếu chuyển cho Chủ tịch nước sẽ phù hợp hơn với vị trí của nguyên thủ quốc gia). Đặc biệt, cần mở roongjphamj vi tiến hành đàm phán, kí kết điều ước Quốc tế cà các thỏa thuận quốc tế nhân danh nhà nước Việt Nam không chỉ “với người đứng đầu Nhà nước khác” như Hiến pháp hiện hành quy định để tạo thuận lợi cho việc thực hiện chính sách đối ngoại mềm dẻo của nhà nước theo hướng đổi mới, mở cửa và hội nhập thế giới; tăng cường quyền của Chủ tịch nước trong việc phê chuẩn các điều ước quốc tế. Chỉ những điều ước quốc tế có quan hệ trực tiếp tới chủ quyền, an ninh quốc gia, lãnh thổ, vị thế, chính sách của nhà nước khi tham gia các điề ước quốc tế quan trọng… mới cần phải để Quốc hội phê chuẩn. + Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Chủ tịch nước công bố nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội tương tự như đối với pháp lệnh. Tuy nhiên điều này của Chủ tịch nước phải được quy định trong Hiến pháp. + Với việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 (năm 2001), ủy ban thường vụ Quốc hội không còn thẩm quyền đối với các điểm 8 và điểm 9 Hiến pháp 1992, nên Chủ tịch nước không còn tham gia vấn đề này. Đồng thời Hiến pháp quy định cho Chủ tịch nước một thẩm quyền mới: quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Phó thủ tướng, , Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ theo đề nghị của Thủ tướng. Việc bỏ quyền thay đổi các thành viên khác của Ủy ban thường vụ Quốc hội đối với Chính phủ trong thời gian giữa hai kì họp (điểm 8 Điều 91, Hiến pháp 1992) đã cản trở điều đó. Tương tự việc không quy định thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội (có sự liên quan đến Chủ tịch nước) quyết định tình trạng chiến tranh khi nhà nước bị xâm lược (điểm 9, điều 91 Hiến pháp năm 1992) cũng như Chủ tịch nước chỉ được ban bố tình trạng khẩn cấp khi Ủy ban thường vụ không thể họp là chưa hợp lí, khó đảm bảo tính kịp thời của việc giải quyết vấn đề có tầm quan trọng quốc gia. Những thẩm quyền này nên giao cho Chủ tịch nước sẽ vừa đảm bảo tính kịp thời, vừa có tính long trọng là hợp lí hơn cả. + Điều 105 Hiến pháp quy định cho Chủ tịch nước quyền tham dự các phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội và khi xét thấy cần thiết thì có quyền tham dự các phiên họp của Chính phủ. Đối với phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì Chủ tịch nước tham dự để nắm bắt và có ý kiến về các vấn đề có liên quan ( nhất là khi Ủy ban thường vụ quốc hội quyết định những vấn đề quan trọng được Quốc hội trao hay khi thông qua các Nghị quyết, Pháp lệnh). Điều này là phù hợp và cần thiết, thể hiện sự gắn bó giữa Chủ tịch nước với Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội. Riêng đối với phiên họp của Chính phủ mà Chủ tịch nước chỉ “tham dự” mang tính hình thức thì vẫn còn chưa phù hợp lắm. Trong cơ cấu quyền lực Nhà nước nói chung, nguyên thủ quốc gia thực tế cũng như hình thức, đều được coi là người đứng đầu hành pháp. Điều đó thể hiện ở quyền của nguyên thủ quốc gia được quyền bổ nhiệm Thủ tướng Chính phủ, quyết định chấp nhận hoặc giải tán Chính phủ. Bình thường mọi việc của Chính phủ đều do Thủ tướng điều hành, nhưng khi có vấn đề phát sinh cần có sự hiện diện của nguyên thủ quốc gia thì nguyên thủ quốc gia sẽ nắm quyền điều hành đối với Chính phủ. Đối với Chính Phủ nước ta, mặc dù có những nét đặc thù, nhưng về cơ bản vẫn mang những đặc điểm chung đó thể hiện qua việc Chủ tịch nước giới thiệu Thủ tướng để Quốc họi bầu, căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ… Vậy, cần thể hiện nội dung này theo hướng nguyên thủ quốc gia chỉ tham dự phiên họp của Chính phủ trong các trường hợp thật cần thiết và khi đó Chủ tịch nước sẽ là người chủ tọa phiên họp. C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ Như vậy, mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan Nhà nước ở trung ương là những mối quan hệ mật thiết, gắn bó máu thịt không thể tách rời. Vì vậy để củng cố bộ máy nhà nước và đạt hiệu quả cao trong việc quản lí nhà nước thì cần phải thiết chặt hơn nữa mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan Nhà nước ở trung ương và cần phải làm cho thể chế Chủ tịch nước ngày càng phát huy được vai trò, vị trí, chức năng quan trọng của mình trong bộ máy nhà nước và trong đời sống xã hội. giúp đất nước tiến xa, vươn cao trên trường quốc tế. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Lịch sử lập hiến Việt Nam (PGS.TS Thái Vĩnh Thắng, NXB Chính trị quốc gia, hà Nội, 1998). Hiến pháp Việt Nam năm 1946, năm 1959,năm 1980, năm 1992; năm 1992(sửa đổi, bổ sung năm 2001). Tìm hiểu về hiến pháp và pháp luật Luật hiến pháp nước ngoài (PGS.TS Nguyễn Đăng Dung, NXB Đồng Nai, 1997). Đổi mới hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay (PGS.TS Bùi Xuân Đức, NXB Tư Pháp, 2004). Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội, Hà Nội, 2005. www.chinhphu.vn www.vietnamnet.vn www.monre.gov.vn www.baodientu.chinhphu.vn www.dangcongsan.vn MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Khái quát chung II. Các mối quan hệ của Chủ tịch nước đối với các cơ quan Nhà nước ở Trung ương 1. Quan hệ giữa Chủ tịch nước với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội 2. Quan hệ giữa Chủ tịch nước với Chính phủ 3. Quan hệ giữa Chủ tịch nước với Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao 4. Nhận xét chung KẾT THÚC VẤN ĐỀ Trang 1 1 1 3 3 6 7 8 11

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMối quan hệ giữa chủ tịch nước với các cơ quan nhà nước ở trung ương.doc
Luận văn liên quan