Mối quan hệ giữa hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật hiên hành

Bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam là một hệ thống bao gồm nhiều cơ quan, nhà nước có tính chất, vị chí , chức năng nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một thể thống nhất nằm trong hệ thống cơ quan nhà nước ở địa phương .Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cùng cấp có các đặc trưng trên vì thế hai cơ quan này có mối quan hệ mật thiết với nhau.Đất nước đang trong thời kỳ hội nhập và pháp truyển ,việc ngiên cứu tổ chức và phương thức hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và chính quyền địa phương nói riêng được coi là vấn đề hết sức quan trọng.Vì vậy việc đi sâu vào ngiên cứu tìm hiểu mối quan hệ giữa ủy ban nhân dân và hội đồng nhân dân cùng cấp có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân.Chính vì thế em đã trọn đề tài phân tích : “mối quan hệ giữa hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật hiên hành”làm đề tài cho bài tập lớn học kỳ môn Luật Hiến Pháp của mình . ĐẶT VẤN ĐỀ 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1 I, MÔT SỐ KIẾN THỨC VỀ HÔI ĐỒNG NHÂN DÂN 1 1,Vị chí , tính chất chất 1 2, Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của hội đồng nhân dân. 1 II, MÔT SỐ KIẾN THỨC VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN 2 1, Vị chí tính chất 2 2, Chức năng nhiệm vụ quyền hạn. 2 III, MỐI QUAN HÊ GIỮA HÔI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIÊN HÀNH 2 1.Trong cách thức thành lập. 2 2. Trong cách tổ chức. 3 3. trong hoạt động. 3 IV,MÔT SỐ VẤN ĐỀ VỀ MỐI QUAN HÊ GIỮA ỦY BAN NHÂN DÂN VÀ HÔI ĐỒNG NHÂN DÂN CÙNG CẤP Ở NƯỚC TA HIÊN NAY. 4 KẾT THÚC VẤN ĐỀ 7

doc9 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7025 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối quan hệ giữa hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật hiên hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam là một hệ thống bao gồm nhiều cơ quan, nhà nước có tính chất, vị chí , chức năng nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một thể thống nhất nằm trong hệ thống cơ quan nhà nước ở địa phương .Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cùng cấp có các đặc trưng trên vì thế hai cơ quan này có mối quan hệ mật thiết với nhau.Đất nước đang trong thời kỳ hội nhập và pháp truyển ,việc ngiên cứu tổ chức và phương thức hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và chính quyền địa phương nói riêng được coi là vấn đề hết sức quan trọng.Vì vậy việc đi sâu vào ngiên cứu tìm hiểu mối quan hệ giữa ủy ban nhân dân và hội đồng nhân dân cùng cấp có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân.Chính vì thế em đã trọn đề tài phân tích : “mối quan hệ giữa hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật hiên hành”làm đề tài cho bài tập lớn học kỳ môn Luật Hiến Pháp của mình . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I, MÔT SỐ KIẾN THỨC VỀ HÔI ĐỒNG NHÂN DÂN 1,Vị chí , tính chất chất -Điều 119 hiến pháp năm 1992 và điều 1 luật tổ chức hội đồng nhân nhân và ủy ban nhân dân có quy định : “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương , đại diện cho ý chí , nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân ,do nhân dân địa phương bầu ra , chụi trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.” Qua đó có thể thấy được hội đồng nhân dân có vị chí tính chất như sau: -Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ơ địa phương , hội đồng nhân dân thay mặt cho nhân dân địa phương sử dụng quyền lực nhà nước trong phạm vi địa phương mình -Hội đồng nhân dân là cơ quan đại biểu của nhân địa phương ,hội đòng nhân dân do nhân dân địa phương bầu miễn nhiệm ,bãi nhiêm theo nguyên tắc phổ thông , bình đẳng ,trựctiếp và bỏ phiếu kín . 2, Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của hội đồng nhân dân Về chức năng của hội đồng nhân dân căn cứ vào hiến pháp năm 1992 ,sửa đổi bổ sung năm 2001 và luật tổ chức hội đông nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp năm 2003 ta có thể thấy hội đồng nhân dân có 3 chức năng cơ bản sau : -Quyết định các vấn đề quan trọng ở địa phương như nhưng chủ trương biện pháp nhằm phát huy tiềm năng của địa phương , xây dựng và phát truyển địa phương về kinh tế -xã hội ,củng cố quốc phòng, an ninh ,không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương. -Đảm bảo thực hiện các quy định của các cơ quan nhà nươc cấp trên và trung ương ở địa phương -thực hiện các quyền giám sát của hội đồng nhân dân đối với hoạt động của ủy ban nhân dân , tòa án nhân dân ,viện kiểm sát nhân dân cùng cấp giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan , tổ chức kinh tế , xã hội ,đơn vị vũ trang , của nhân dân và giám sát việc thực hiện ngị quyết của hội đồng nhân dân thuộc đại phương mình. II, MÔT SỐ KIẾN THỨC VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN 1, Vị chí tính chất Điều 123 hiến pháp năm 1992 và điều 2 luật tổ chức hội đồng nhân dân năm 2003 quy định “ủy ban nhân dân do hội đồng nhân dân bầu , là cơ quan chấp hành của hội đồng nhân dân , cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương … chụi trách nhiệm thi hành pháp luật ,các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và ngị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp .” Qua đó có thể thấy ủy ban nhân dân có vị chí và tính chất như sau : ủy ban nhân dân đươc xác đinh là cơ quan chấp hành của hội đồng nhân dân bởi vì: ủy ban nhân dân do hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra ,nên ủy ban nhân dân chụi trách nhiệm chủ yếu trong việc tổ chức thực hiên các ngị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp ., và chụi trách nhiêm báo cáo công tác trước hội đồng nhân dân cùng cấp. -ủy ban nhân dân được xác đinh là cơ quan hành chính nhà nước ơ địa phương , ủy ban nhân dân là cơ quan thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước ở địa phương ,chấp hành ngị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. 2, Chức năng nhiệm vụ quyền hạn -Về chức năng :ủy ban nhân dân chỉ có một chức năng duy nhất là quản lí nhà nước . và quản lí nhà nước cũng là hoạt động bao trùm lên toàn bộ hoạt động của ủy ban nhân dân .như vậy chức năng của ủy ban nhân dân giống như chức năng của chính phủ nhưng khác ở phạm vi và hiệu lực . - Về nhiệm vụ và quyền hạn của ủy ban nhân dân : nhiêm vụ quyền hạn của ủy ban nhân dân đươc quy đinh tại điều 123,124,125 hến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung nâm 2001và được cụ thể hóa trong chương III luật tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân năm 2003 các điều từ 111 đến điều 117.Theo đó ủy ban nhân dân có nhiêm vụ và quyền hạn quản lí hầu hết các măt của đời sống xã hội từ kinh tế xã hội , văn hóa giáo dục đến quốc phòng an ninh … III, MỐI QUAN HÊ GIỮA HÔI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIÊN HÀNH 1.Trong cách thức thành lập Tại điều 123 hiến pháp năm 1992 và điều 2,luật tổ chức hội đồng nhân và ủy ban nhân dân năm 2003 quy định tại kì họp thứ nhất mỗi khóa của hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân sẽ bầu ra ủy ban nhân dân cùng cấp của mình theo hình thức phổ thông bình đẳng trực tiếp và bỏ phiếu kín .Tuy nhiên qua bầu cử các thành viên của ủy ban nhân dân phải được chủ tịch ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn. ủy ban nhân dân được hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra bằng cách bỏ phiếu kín theo danh sách đề cử chức vụ từng người gồm có các chức vụ sau : chủ tịch, phó chủ tịch và ủy viên. Chủ tịch ủy ban nhân dân được bầu ra trong thành viên khác của ủy ban nhân dân được bầu ra theo sự giới thiệu của chủ tịch ủy ban nhân dân. Trong nhiệm kì nếu khuyết chủ tịch ủy ban nhân dân thì chủ tịch hội đồng nhân dân cùng cấp giưới thiệu người ứng cử chủ tịch ủy ban nhân dân để hội đồng nhân dân bầu người được bầu giữ chức vụ chủ tịch ủy ban nhân dân trong nhiệm kì còn lại không nhất thiết là đại biểu hội đồng nhân dân. 2. Trong cách tổ chức. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở dịa phương ,đại diện cho ý chí , nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương ,hội đồng nhân dân được coi là một bộ phân hợp thành quyền lực nhà nước chung từ trung ương đến địa phương cùng với ủy ban nhân dân.ủy ban nhân dân là một cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương ,đồng thời là một cơ cấu thuộc hội đồng nhân dân với nhiệm vụ chính là “ chấp hành” hội đồng nhân dân đồng thời được giao thực hiện các nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước ở địa phương. Vậy cả hai cở quan này đều thuộc cơ cấu chính quyền địa phương thống nhất, cùng có chức năng quản lý địa phương theo quy định của pháp luật, tuy nhiên hiện tại giữa ủy ban nhân dân và hội đồng nhân dân vãn còn sự phân định bởi : ủy ban nhân dân là cơ quan trực thuộc hai chiều vừa trực thuộc hội đồng nhân dân, vừa trực thuộc cơ quan hành chính nhà nước cấp trên(ủy ban nhân dân cấp trên ). Nên ủy ban nhân dân có tính độc lập tương đối không lệ thuộc hoàn toàn vào hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo hiến pháp, Luật và các văn bản của cơ nhà nước cấp trên. Theo điều 3 Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân : “ hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo hiến pháp luật và các văn bản của quan nhà nước cấp trên phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cương pháp chế xã hội chủ nghĩa ngăn ngừa và chống các biểu hiện quan liêu hách dịch cửa quyền tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm. và các biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ , công chức và trong bộ máy chính quyền địa phương. 3. trong hoạt động Chính vì mối quan hệ đặc biệt của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân trong cách thức thành lập nên hoạt động của hai cơ quan này cũng có mối quan hệ mật thiết với nhau, thể hiện như sau: -Hội đồng nhân dân có quyền giám sát đối với hoạt động của ủy ban nhân dân cùng cấp; ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước hội đồng nhân dân cùng cấp và trước cơ quan hành chính nhà nước cấp trên trực tiếp. ủy ban nhân dân còn có trách nhiệm cung cấp tài liệu liên quan đến hoạt động giám sát khi hội đồng nhân dân có yêu cầu ( theo điều 81 luật tổ chức nhân dân và ủy ban nhân dân) -ủy ban nhân dân còn phối hợp với thường trực hội đồng nhân dân và các ban của hội đồng nhân dân cùng cấp chuẩn bị nội dung báo cáo trước các kì họp để hội đồng nhân dân xem xét , quyết định. -Hội đồng nhân dân có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với các thành viên trong ủy ban nhân dân. (theo khoản 5 điều 58 luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân năm 2003) -Khi quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ quyền hạn của mình hội đồng nhân dân ra nghị quyết và giám sát việc thực hiện nghị quyết đó của ủy ban nhân dân. Trong phạm vi quyền hạn do pháp luật quy định, ủy ban nhân dân ra quyết định chỉ thị và tổ chức thực hiện kiểm tra việc thi hành các văn bản đó. Các văn bản của ủy ban nhân dân ban hành không được trái với nghị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên các quyết định của ủy ban nhân dân mà không thích đáng thì hội đồng nhân dân có quyền sửa đổi hoặc bãi bỏ. -Trong hoạt động cảu mình, hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân phối hợp chặt chẽ với mặt trận tổ quốc VIÊT NAM và các tổ chức thành viên của mặt trận, các tổ chức xã hội khác chăm lo và bảo vệ lợi ích của nhân dân vận động nhân dân tham gia vào việc quản lý nhà nước. -Nhiêm kì của ủy ban nhân dân theo nhiệm kì của hội đồng nhân dân cùng cấp ( theo điều 6 luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân thường thì nhiệm kỳ của ủy ban nhân dân và hội đồng nhân dân là 5 năm) -Trong nhiệm kì hoạt động của hội đồng nhân dân được bảo đảm bằng hiệu quả của các kì họp hội đồng nhân dân, hiệu quả hoạt động của thường trực hội đồng nhân dân các ban của hội đồng nhân dân, các đại biểu của hội đồng nhân dân còn hiệu quả hoạt động của ủy ban nhân dân được bảo đảm bằng hiệu quả hoạt động của tập thể ủy ban nhân dân , chủ tịch ủy ban nhân dân các thành viên khác của ủy ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân. IV,MÔT SỐ VẤN ĐỀ VỀ MỐI QUAN HÊ GIỮA ỦY BAN NHÂN DÂN VÀ HÔI ĐỒNG NHÂN DÂN CÙNG CẤP Ở NƯỚC TA HIÊN NAY. Theo hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 quy định :Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương địa diện cho ý chí ,nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương…(điều 119 ).ủy ban nhân dân là do hội đồng nhân dân bầu ra ,là cơ quan chấp hành của hội đồng nhân dân , cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương ,chiụ trách nhiệm chấp hành hiến pháp ,luật ,các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp.(điều 123 ) Như vậy có thể thấy theo hiến pháp thì vai trò của hội đồng nhân dân là rất lớn. hội đồng nhân dân có vai trò quyết định , giám sát tất cả các vấn đề quan trọng của địa phương , thực hiện kiểm tra giám sát hoạt động của ủy ban nhân dân cùng cấp.Tuy nhiên hiện nay trong mối quan hệ giữa hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân quyền lực của hội đồng nhân dân có xu hướng bị hạn chế dần và thẩm quyền của ủy ban nhân dân ngày càng lớn. Sở dĩ có tình trạng như vậy là do hoạt đông chủ yếu của hoạt động hội đồng nhân dân là:các kỳ họp của hội đồng nhân dân ,của các ban thuộc hội đồng nhân dân và cuối cùng la hoạt động của đại biểu hội đồng nhân dân trong đó kỳ họp của hội đồng nhân dân là hình thức hoạt động quan trọng nhất.Tuy nhiên phiên họp của hội đồng nhân dân chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn(một năm hai lần)ở cấp xã từ 1 đến 2 ngày một lần,huyện là 3 đến 5 ngày và tỉnh là 5 đến 7 ngày.tất cả các vấn đề quan trọng đều được thảo luận, quyết định và thông qua tại kỳ họp với khoảng thời gian rất ngắn này dẫn tới hiệu quả phiên họp không cao.Về hoạt động của các ban thường trực hội đồng nhân dân cũng dạt hiệu quả không cao.Bởi các ban của hội đồng nhân dân thường phải đảm nhiệm các công việc chuyên môn nên ít có thời gian để thực hiện hoạt động kiểm tra giám sát của mình,còn các đại biểu hội đông nhân dân thường chỉ làm việc vào các phiên họp định kỳ hoặc bất thường của hội đồng nhân dân còn bình thường thì hầu như không có hoạt động,bởi phụ cấp của đại biểu hôi đồng nhân dân là không đáng kể dẫn đến không thể đáp ứng được các nhu cầu về vật chất và tinh thần cho họ thực hiện trách nhiệm giám sát của mình,đó là chưa kể việc một số đại biểu hội đồng nhân dân còn là thành viên của ủy ban nhân dân diễn điến hoạt động kiểm tra giám sát của họ không đảm bảo tính công bằng khách quan . Đó là chưa kể hiện nay tâm tư của nhiều đại biểu Hội đồng nhân dân và thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân thường có mặc cảm là thấy chức năng của mình thì lớn, nhưng quyền hạn lại không có bao nhiêu . Những lúc gặp cơ quan cấp dưới đề nghị xin giải quyết việc này, việc nọ, nhất là xin thêm kinh bảo tính khách quan ,công bằng .phí để xây dựng cơ bản… thì đại biểu Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân không giải quyết được gì, mà chỉ chuyển đề nghị đó cho Ủy ban nhân dân xử lý; nhân dân có những việc thắc mắc, tranh chấp quyền lợi với nhau, họ khiếu nại đến Thường trực Hội đồng nhân dân cũng không  được giải quyết, mà Thường trực Hội đồng nhân dân chỉ “kính chuyển” đến các cơ quan chức năng trực thuộc ủy ban nhân dân. Dần dần các đại biểu Hội đồng nhân dân và cả nhân dân cũng thấy nhàm chán. Nhiều đại biểu ngại tiếp xúc cử tri vì cảm thấy mình không có quyền hạn để giải quyết việc gì cả. Sau khi có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, thì Ủy ban nhân dân là cơ quan trực tiếp tổ chức thực hiện các Nghị quyết đó. Trong quá trình ấy, tất cả các thành viên Hội đồng nhân dân có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc thực hiện nghiêm túc nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Nếu thấy có vấn đề, thì báo cáo cho Ủy ban nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân biết và kiến nghị cách khắc phục. Nhưng những kiến nghị đó không phải là văn bản pháp quy buộc Thường trực Hội đồng nhân dân và Thường trực Ủy ban nhân dân phải thi hành, nhưng hai cơ quan này có trách nhiệm xem xét và trả lời các kiến nghị ấy đúng thời gian theo luật định. Còn các Ban của Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân tiến hành giám sát trực tiếp, hoặc gián tiếp. Khi thấy có những hiện tượng sai Hiến pháp, pháp luật thì thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan có vi phạm biết để sửa chữa. Vấn đề khó hiện nay là khi thấy có hiện tượng làm sai pháp luật của Ủy ban nhân dân hoặc của một cơ quan chính quyền nào đó, liệu các đại biểu Hội đồng nhân dân hoặc các Ban của Hội đồng nhân dân có dám phát hiện và dám đấu tranh với các sai trái đó không? Thực tế trong thời gian qua, nhiều nơi có hiện tượng ngán ngại làm việc này, sợ bị trù dập hoặc gặp khó khăn trong hoạt động sau này. -Một số phương hướng nhằm cải thiện mối quan hệ giữa hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân Tình hình đó, đòi hỏi sắp đến Hội đồng nhân dân nên giảm bớt số lượng, tăng chất lượng, không  nên chọn người của các cơ quan hành chính đưa vào Hội đồng nhân dân nhiều quá. Trong số thành viên Hội đồng nhân dân, ít nhất nên có khoảng 1/3 hoạt động chuyên trách được bồi dưỡng nghiệp vụ, được hưởng lương thỏa đáng và có đủ điều kiện để hoạt động.Đồng thời cần sớm ban hành luật về hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân ,cần thể chế hóa chức năng giám sát của hội đồng nhân dân trong một văn bản thống nhất . -Đổi mới phương thức hoạt động của hội đồng nhân dân , thường trực hội đồng nhân dân và đại biểu hội đồng nhân dân . -tăng cường mố quan hệ gắn bó,sự phân công hợp lí,phối hợp điều hòa giữa các cơ quan thực hiện hoạt động giám sát để hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân thực sự phát huy hiệu quả . -đảm bảo tính quyền lực thực tế của hội đồng nhân dân bằng việc nâng phụ cấp, bồi dưỡng ngiệp vụ cho các đại biểu hội đồng nhân dân để họ có thể thực hiên tốt hoạt động kiểm tra giám sát của mình .Đồng thời đổi mới hoạt động của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân và cần đặc biệt chú trọng tới việc phát huy thực quyền của hội đồng nhân dân trong mối quan hệ với ủy ban nhân dân cùng cấp , cần hận chế sự tham gia của đại biểu hội đồng nhân dân vào công tác ở ủy ban nhân dân cùng cấp nhằm đảm bảo tính công bằng ,khách quan trong hoạt động kiểm tra giám sát của họ. KẾT THÚC VẤN ĐỀ Mối quan hệ giữa hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cùng cấp tuy đã được quy định rất rõ trong hiến pháp ,luật tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân và ủy ban nhan dân (năm 2003 )tuy nhiên trong thực tiễn mối quan hệ giữa hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cùng cấp vẫn còn rất nhiều bất cập .Đất nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập và phát truyển ,việc ngiên cứu cải cách tổ chức và phương thức hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và chính quyền địa phương nói riêng được coi là vấn đề rất quan trọng .Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân là hai bộ phận hợp thành của chính quyền nhà nước ở địa phương,vì vậy việc đi sâu vào tìm hiểu phân tích mối quan hệ giữa hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta . Do kiến thức còn hạn chế nên việc phân tích mối quan hệ giữa hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cùng cấp còn rất nhiều thiếu sót rất mong được sự quan tâm đánh giá của các thầy cô giáo trong tổ bộ môn luật Hiến Pháp Trường Đại Học Luật Hà Nội . DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO Giáo trình Luật Hiến Pháp Trường Dại Học Luật Hà Nội nhà xuất bản Công An Nhân Dân Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 Luật tổ chức Hội Đồng Nhân Dân Và Uỷ Ban Nhân Dân nam 2003 60 câu hỏi về hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp nhiệm kỳ 1994-1999 MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMối quan hệ giữa hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật hiên hành.doc
Luận văn liên quan