Mõi quan hệ giữa tôn giáo và văn học Ấn Độ, Nhật Bản

I. Lí do - Ấn Độ là một trong 4 chiếc nôi văn hóa của nhân loại, có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ văn học thế giới. Toàn bộ các nước trong khu vực Đông Nam Á (10 nước) chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. 1 nước chịu ảnh hưởng của Trung Quốc là Việt nam. - Mối quan hệ giữa tôn giáo và văn học rất mật thiết: tôn giáo đọc cho văn học chép- câu nói này thực ra chưa nói hết được mối quan hệ gần như là đồng nhất: Kinh Vê đa đồng thời là sách văn học, các bộ sử thi đồng thời cũng là kinh, kinh sách Phật giáo đồng thời cũng là những bài học dân gian. ð Tìm hiểu văn học Ấn Độ Nhật Bản mà không tìm về cội nguồn tôn giáo thì không thấy hết được vẻ đẹp. + Những nhà thơ Haiku đồng thời cũng là những nhà sư (Basho sống cuộc đời của nhà sư). Thần thoại Nhật Bản mang tư tưởng thần đạo. - Khi giảng dạy văn học Ấn Độ, Nhật Bản: để các giáo viên nắm bắt ngọn nguồn của văn học. - Văn hóa là một phạm trù rất rộng chứa nhiều phạm trù khác nhau trong đó có tôn giáo. Chuyên đề này nhìn văn học từ một góc nhìn của văn hóa.

doc32 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4374 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mõi quan hệ giữa tôn giáo và văn học Ấn Độ, Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i trò như nhau trong việc sáng tạo ra thế giới và ban ân phước cho con người. Đây là thời kì đa thần giáo (polytheism) trong thần thoại Ấn Độ. Thời kì cuối, trong một số thần thoại như Prajapati, Rurusa, quyền lực sáng tạo được quy vào một đấng tối cao là Prajapati hoặc Purusa (tụng ca khổng lồ Purusa). Các thần cụ thể chỉ là hiện thân của một đấng tối cáo trừu tượng giống như những tia nắng thể hiện một mặt trời, giống như những con sóng thể hiện đại dương. Đặc điểm này được gọi là Marx Muller gọi là Tối thượng thần giáo (Henotheism hay Kathenotheism)- tôn giáo thờ một vị thần tối thượng nhưng vị thần tối thượng ấy có nhiều hiện thân. Tuy nhiên trong Rig Veda, người ta cũng thấy thấp thoáng bóng dáng của một thuyết phiếm thần tế nhị (trong Bài ca khởi nguyên vũ trụ). Thuở ấy chưa phân biệt hữu và vô. Từ không trung xuất hiện một sức nóng=> Đấng Một được sinh ra=> Sinh ra các thần (phủ nhận vai trò sáng tạo thế giới của các thần- là biểu hiện của thuyết phiếm thần luận). Thần thoại Ấn Độ trong Veda giàu Ấn Dụ, biểu tượng, phóng đại, nhân hóa. Thiên nhiên được tả rất thơ mộng. Hình tượng các thần hay được miêu tả dị dạng (thần đất có 4 tay, nữ thần sông Hằng có 4 tay, thần lửa có 3 đầu 7 lưỡi, thần mặt trời 4 tay, thần gió 4 tay cưỡi linh dương trắng, thần going tố có 1000 mắt, thần sáng tạo có 4 đầu 3 mắt, Visnu có 4 tay. Khác các thần của thần thoại Hi Lạp được miêu tả như những người đẹp nhất. Vì thần thoại Ấn Độ muốn sùng tín thần linh, coi thần linh là đấng siêu nhiên, không thể giống con người, phải có đặc điểm khác người, siêu phàm. Hệ thống thần thoại Rig Veda: 3 hệ thống. Thần thoại, ngụ ngôn, sử thi, sách y học là đều là thơ. a/ Thần thoại giải thích nguồn gốc vũ trụ và những hiện tượng thiên nhiên. * Thần thoại giải thích nguồn gốc vũ trụ: có 3 ngôi tối linh. - Trời cha Dyaus - Đất mẹ Aditi: một người phụ nữ xinh đẹp có 4 tay. Câu chuyện về nữ thần Đất sinh ra nàng Xita được lưu giữ trong sử thi Ramayana. Vua Janaka trong buổi lễ hạ điền đã cày trong lòng đất một hài nhi bé nhỏ. Xita nghĩa là luống cày. Về sau khi bị chồng ruồng rẫy nàng lại cầu mong đất mẹ mở rộng vòng tay đón mình về=> quan niệm của người Ấn Độ về vai trò của đất. - Thần con Aditya vì khi người Aryan đặt chân lên đất Ấn Độ thấy trời bao la, đất vĩnh hằng, giữa trời và đất thì vạn vật đều hữu sinh hữu diệt. Như vậy cha trời đã kết hôn với đất mẹ thần con. Cha trời gửi hạt mưa vào lòng đất mẹ để sinh ra những đứa con. Bộ ba này phản ánh ý niệm giản đơn của người Arya vào sự hình thành vũ trụ muôn loài. * Thần thoại giải thích các hiện tượng tự nhiên. - Hệ thống này rất phong phú, có thần thoại Varuna- Thần Không Trung, Thần Biển, Indra- Thần Mưa, Thần Sấm Sét, Marut- Đoàn quân bão táp, Surya – Thần Mặt Trời cưỡi cỗ xe 7 con ngựa, Usa- Nữ thần Rạng Động, Agni- Thần Lửa cưỡi bò, Vayu- Thần Gió đa tình cưỡi linh dương trắng, Sooma- Thần Mặt Trăng, Thần Rượu... Ba ngôi tối linh trong tiểu hệ thống này là Thần Agni- Lửa, Thần Surya- Mặt Trời, Thần Indra- Giông tố cưỡi voi. Cụ thể: Vayu là Thần Gió đa tình, Anjana sinh ra một con khỉ Haruman. Ngoài ra còn thần thoại về nữ thần sông Hằng phản ánh quá trình chinh phục và cải tạo thiên nhiên: chống hạn, mang nước về tưới cho đồng ruộng. b/ Thần thoại sáng taọ và thủy tổ loài người. - Người sáng thế Visuakarma: vốn là một người thợ thủ công khéo tay trong bộ lạc. Cỗ xe thất mã của thần Mặt trời, lưỡi tầm sét của thần Giông Tố. Có nhiều học trò đến học trong đó có 3 anh em tài giỏi, những học trò giỏi bị những người trong bộ lạc ghen ghét, tìm cách hãm hại nhưng được các vị thần che chở=> thời kì người Arya cổ đại biết sáng chế ra những kim loại quý, trong công xã nổi lên những người khéo tay, bị ghen ghét. - Thủy tổ loài người Prajapati: thực chất là một tù trưởng có tài cai trị bộ tộc. Dưới quyền là các thị tộc Gama=> công đoàn kết các thị tộc qua một ngọn lửa thờ chung, có công phát triển các đàn gia súc. - Con người khổng lồ Purusa: gán cho công lao sáng tạo ra thế giới. Trong thần thoại Tụng ca khổng tồ Purusa: trong lễ hiến tế, các bộ phận sinh ra thế giới và các đẳng cấp=> thấy dấu vết của tôn giáo nhất thần. - Con người nguyên thủy Manu: người đầu tiên có mặt trên trái đất là Manu. Câu chuyện về Manu giống câu chuyện về đại hồng thủy trong kinh thánh. c/ Thần thoại về các thần tinh thần tình cảm. - Thuộc hệ thống này có các thần như Thần Tình Yêu Kama, nàng Say Đắm Rati (vợ Kama), Vũ nữ thiên thần Apsara, Chúa Xuân Vasanta (Bạn của Kama). Thần Tình Yêu của các dân tộc trên thế giới đều cầm cung tên. Kinnara là thần đầu người cánh chim. - Thần Tình Yêu Kama: + quá trình hình thành: thoạt kỳ thủy, Kama có nghĩa là ý muốn tự nhiên. Đây là ý muốn tự nhiên của 2 giống đực purusa và cái prakriti trong vũ trụ, muốn tìm đến với nhau, phối hợp với nhau để làm sinh sôi nảy nở vạn vật trong trời đất.=> nhận thức này có tính duy vật, người Dravidia cổ nhận thấy trong thực tế, các hiện tượng đối cực hòa hợp mà sinh ra các thế hệ sau. Xuất phát từ quan niệm này mà họ thờ dương vật và âm vật. + khi người Arya định cư ở Tây Bắc Ấn, họ cũng chịu ảnh hưởng của quan niệm này. Họ cho rằng: kama là sự vận động đầu tiên của vũ trụ, sau đó chuyển vào cuộc sống, làm phấn chấn và lôi cuốn muôn vật, muôn loài. + về sau trong cuốn Atharva Veda, Kama trở thành một biểu tượng thần linh tự tại: Kama có trước tất cả, chẳng do ai sinh ra cả nên gọi là Aja, thần thánh, tổ tiên, loài người đều ở dưới, sau Kama, do Kama sinh ra. + đây là một chàng trai tuấn tú. Ngồi trên xe do chim vẹt kéo, cung của thần là cây mía uốn cong, dây là đàn ong kết cánh, mũi tên bằng hoa xoài. So sánh với Cupidon Kama Cupidon, Eros - Chàng trai khôi ngô tuấn tú: tình yêu thuộc về 1 quãng đời tươi đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi chúng ta. - Di chuyển bằng chim vẹt: ở Ấn Độ tượng trưng cho sự thông minh. Tình yêu phải được sự dẫn dắt của trí tuệ. Vợ của thần Tình Yêu là nàng Say Đắm: dù say đắm đến đâu cũng có phần lí trí. Hơn nữa: chim vẹt đi rất chậm. Đến với tình yêu không thể đi bằng một cỗ xe nhiều mã lực. - Cung bằng cây mía uốn cong, dây cung do con ong kết cánh, mũi tên bằng hoa xoài: những sản vật đó đem đến cho chúng ta vị ngọt và hương thơm. Mũi tên hoa xoài ngọt ngào, êm dịu, không gây đau đớn. Tagor: tình yêu ơi khi Người đến với ngọn đèn bừng sáng trong tay ta nhìn rõ mặt Người và biết rằng Người tuyệt vời hanh phúc Đứa trẻ kháu khỉnh bụ bẫm, vũ khí là cung tên làm bằng gỗ cây trắc bá, tên làm bằng vàng. -Nếu thần tình yêu là một ông già thì người già rất chín chắn, cẩn thận.Trẻ con: tinh nghịch. Tình yêu theo quan niệm của người HiLa là một trò nghịch dại của con trẻ, yêu chính là đang chơi một trò chơi dại dột. - Bay bằng cánh: tượng trưng cho sự tự do, không một thế lực nào có thể ngăn trở tình yêu. Nhưng đôi cánh cũng tượng trưng cho sự mong manh dễ tan vỡ. Thần Cupidon là con trai của thần sắc đẹp Aphroditơ. - Bộ cung tên bằng gỗ của cây trắc bá: rất rắn, tên bằng vàng: tình yêu đem đến cho ta nỗi đau, làm tim ta rớm máu. + chiến công của thần Kama: Chiến thắng các thần tối linh của đạo Baflamon như Brahma, Shiva...- tượng trưng cho chủ nghĩa khổ hạnh, là phần siêu thoát, là đạo. Kama là quan niệm luyến ái và gia đình của nhân dân đương thời, là phần nhập thế, là đời. Chúng khi thì dung hòa, khi thì xung đột nhưng chủ nghĩa tình cảm, tình yêu đã lấn át cả tôn giáo và chủ nghĩa khổ hạnh. Brahma yêu chính người con gái của mình, có tới 5 cái đầu để ngắm con gái. => một trong những trang thần thoại nên thơ nhất của Ấn Độ. + thần thoại Kama còn đi vào văn học, phong tục tập quán của người dân Ấn Độ. Tro xác Kama hòa vào nước có màu đỏ. Từ đó, phụ nữ Ấn Độ thường rắc bột đỏ lên đường ngôi hoặc chấm đỏ lên trán biểu tượng cho khát vọng hạnh phúc và tình yêu. - Apsara: trong tiếng Sangkrit nghĩa là uốn lượn trong nước. + các vũ nữ này rất đẹp, có tài múa lượng, có phép biến hình thành muôn hình muôn sắc rực rỡ như ngũ sắc cầu vồng. Họ chuyên phá phép tu khổ hạnh của các tu sĩ. + Apsara Menaka được Vâyu và Kama giúp sức đã phá phép tu của Visuamitra mà sinh ra cô gái đẹp nhất trần gian là Sakuntala. => tâm hồn AD chao đảo giữa phần đời và phần đạo. Phần thắng bao giờ cũng thuộc về tình yêu, đây là khát vọng nhân bản của con người. III. Thời kỳ hậu Veda: Sau Veda, còn có 1 số bộ thần thoại nổi tiếng nữa là Brahmana, Purana và Upanishad. Bộ ba thần tượng Trimurti (Tam linh vị): Brahma Thần Sáng tạo- Vishnu Thần Bảo tồn- Shiva Thần Phá hủy đóng vai trò chủ yếu trong các pho thần thoại hậu Veda. Trong quan niệm của người AD: đây là 3 mặt của 1 vi thần sáng tạo. Brahman Quá trình hình thành Đạo bà la môn thờ thần sáng tạo - Ban đầu có dạng từ là Brahman với ý nghĩa hoàn toàn duy vật. Pig Veda nhắc tới từ Brahman với 232 lần nhưng với ý nghĩa vật chất là của cải, đồ ăn, công xã. Trong công xã, của cải quan trọng nhất là đồ ăn, chưa có ý thức tương ứng về của cải vật chất. Nhưng sau này, họ nhận thấy có ăn mới có sự sống, biểu hiện của sự sống là hơi thở, khi còn thở thì linh hồn còn tồn tại trong thân xác. Đầu tiên là linh hồn của một cá thể, sau này có nghĩa là linh hồn duy nhất, bao trùm cả vũ trụ. Nó là nguồn gốc duy nhất của vạn vật và thần thánh. Mọi vạt vào thần đều là những biểu hiện tạm thời của nó. Brahman là thần sáng tạo. 2. Các thần thoại. - Thần thoại về sự ra đời của Brahman: + ra đời từ quả trứng vàng trôi trên biển. + sinh ra từ bông hoa sen. Từ rốn của Visnu sinh ra Brahman trong một bông hoa sen. - Thần thoại về sự sáng tạo của Brahman: + sáng tạo ra 4 đẳng cấp + sáng tác ra các ngành nghệ thuật: trong Ramayana, Mahabharat có ghi dấu ấn câu chuyện này. Theo quan niệm của AD, văn học là ánh sáng của thần linh ban xuống cho con người. - Thần thoại về sự xuất hiện năm đầu. 3. Brahman về cơ bản là một vị thần trừu tựng, là một ý niệm triết học duy tâm thần bí. Vishnu Quá trình hình thành: - Lúc đầu, Vishnu có nghĩa là thần lực của mặt trời khiến mặt trời chỉ cần ba bước (bình minh- chính ngọ- hoàng hôn) là vượt qua bầu trời. - Về sau, Vishnu tiếp nhận thêm những đặc tính của Indra và trở thành bị thần Bảo Tồn đóng vai trò bảo vệ thế gian. - Trong 3 ngôi của Tam linh vị, Vishnu là vị thần có nhiều thần thoại nhất. 2. Các thần thoại về Vishunu: phong phú nhất. - Vishnu nằm nghỉ trên mình rắn thần Sesa bồng bềnh trên biển vô biên. - Vishnu đứng thẳng, bốn tay nắm bốn vật: vỏ ốc, đĩa tròn, bông sen, chùy. - Vishnu hóa thân thành cô gái đẹp đánh lừa Shiva. Người đánh xe và người ngồi trên xe: vai trò của tâm linh trí tuệ quan trọng hơn vai trò của quân đội - Vishnu có nhiều thần tích đặc biệt về các kiếp hóa thân có 10 kiếp: 5 kiếp vật, 5 kiếp người. Hai kiếp người quan trọng nhất là thần Krishna trong sử thi Mahabharata và Rama trong sử thi Ramayana. Shiva Quá trình hình thành - Trong Rig Veda chưa có thần Shiva. Lúc bấy giờ Shiva là một từ có nghĩa là tốt lành. - Sau này, Shiva thành một vị thần vừa ác, vừa thiện. Thần ban sức khỏe, gia súc, con cái nhưng thần luôn vung sấm sét, giương cung bắn tên tiêu diệt nhiều sinh linh. - Đến Upanishad, thành ý nghĩa trừu tượng. - Điệu Tandava: điệu nhảy vũ trụ, điệu múa chiến thắng, chân phải dẫm lên người lùn Asura, cố quàng 1 con rắn. Trên đầu có 1 vòng lửa đang tỏa sáng. Bức tranh minh họa thần thoại nổi tiếng, ca ngợi chiến công của Shiva trước các thế lực: rắn là tri thức nội tại, người lùn là thói xấu, ngọn lửa là ánh sáng xua đi vô minh... => Shiva là thủy tổ của nghề múa. 2. Thần thoại về Shiva: thần thoại về chiến công của Shiva trong việc chinh phục người lùn Asura, hổ, rắn. Mối quan hệ giữa 3 vị thần - Brahma và Vishnu đang tranh nhau nhận mình là Đấng Sáng Tạo và Hủy Diệt vũ trụ thì một cột khói hiện ra cao ngất, bất tận. Hai thần chia nhau đi tìm đầu và cuối ngọn lửa nhưng không được. Shiva xuất hiện giữa cột lửa và cho biết không ai hơn ai kém ai. Ba ngôi tối cao cùng một bản thể. Câu chuyện nhằm dung hòa các tông phái thành nhất thần luận bằng bộ ba thần tượng Trimurti. => tư duy biện chứng của người AD về vạn vật trong vũ trụ. Vạn vật đều được sinh ra, được bảo tồn, hủy diệt để bắt đầu 1 chu trình sáng tạo mới. Sự sống và cái chết chẳng qua chỉ là 2 mặt của tồn tại. Kế thừa tư tưởng này, Tagor có cái nhìn lạc quan trước cái chết. Trong khi đó cái nhìn của các nhà hiện sinh chủ nghĩa rất bi quan về số phận con người. Với Tagor tử thần là một người bạn, chết là về với mẹ yêu quý, so sánh tử thần với vị hôn thê. Trong tập vượt biển: sự sống và cái chết là 2 bờ của một biển cả. Được so sánh với 2 bầu ngực của người mẹ. - Hệ quả: + phục vụ mục đích cai trị của giai cấp thống trị: các tôn giáo chung sống với nhau hòa thuận. + tạo nên cách sống hòa hợp của người AD Đọc sử thi Ấn Độ Phạm Thủy Ba BÀI 3: HINĐU GIÁO VÀ SỬ THI ẤN ĐỘ Khái quát Thể loại sử thi Khái niệm - Là những áng thơ tự sự dài - Xuất hiện sớm trong lịch sử các dân tộc - Nhằm ca ngợi sự nghiệp anh hung có tính toàn dân và có ý nghĩa trọng đại đối với dân tộc trong buổi bình minh của lịch sử. - Nhân vật chính là những anh hung, tráng sĩ, tiêu biểu cho sức mạnh thể chất và tinh thân của cộng đồng. 2. Đặc trưng a. Theo Hegel: 4 nguyên tắc - Tính khái quát: bao trùm những vấn đề của một dân tộc ở một thời đại. - Xung đột (về vật chất: tranh giành của cải,, đất đai, người đẹp) - Nhân vật lí tưởng: gửi gắm những ước mơ về hình mẫu những con người đẹp đẽ nhất của thời đại. (tài năng, dũng cảm, sức mạnh, trí tuệ)=> thiên về vẻ đẹp vật chất=> đề cao Acete (sự ưu tú phi thường về mọi mặt) - Tính giáo huấn: giáo dục con người bằng những hình tượng. b. Theo M. Bakhtin - Nguồn gốc: là truyền thuyết dân tộc (chứ không phải là những kinh nghiệm cá nhân và hư cấu). - Thế giới sử thi được cách li khỏi thời đương đại=> chỉ có thể tiếp nhận với thái độ thành kính, ko thể đánh giá lại => thế giới người đã khuất=> ngôn ngữ giọng tụng ca, chuyên viết về nhân vật chính diện. c. Đặc trưng nhân vật sử thi - Nhân vật khái quát: nhân vật sử thi đại diện cho sức mạnh của nhân dân (Asin- đó là sự thần thánh hóa nước Hy Lạp bằng ý thuật). - Nhân vật lý tưởng: “Nhân vật sử thi là những người tốt, những người đáng kính trọng” (Arixtot)=> về lịch sử, sự phân biệt chính diện- phản diện gắn với mâu thuẫn trong xã hội, hình thành trên cơ sở mâu thuẫn giai cấp, tư tưởng => sử thi chưa có sự phân biệt này (trần Đình Sử). - Về thể loại: con người của sử thi là con người của quá khứ tuyệt đối, hoàn tất, hoàn chỉnh đến toàn bộ. - Nhân vật hành động: nhân vật sử thi được “ngoại hóa hoàn toàn”, được thể hiện qua hành động và ngôn ngữ. Là những nhân vật nguyên khối, nguyên phiến, chưa có sự vận động, phát triển tâm lý. II. Khái quát về sử thi AD Khoảng 500 năm TCN, thời đại của các bộ sử thi bắt đầu, trước đó xã hội AD đã phát triển sang chế độ quân chủ phong kiến. Người Arya phát triển hung mạnh=> xung đột giữa các nhà nước Arya và giữa người Arya với người bản địa. => các cuộc chiến tranh đẫm máu. - 4 bộ sử thi lớn: 2 bộ bằng tiếng Sanskrit: Ramayana, Mahabharata. - Tác giả: thành quả sáng tạo của hàng chục thế kỷ bổ sung, sửa chữa. B. Mahabharata I. Giới thiệu chung - Tác giả: Vyasa (người biên tập, sắp xếp). - Đây là bộ sử thi lớn nhất của AD: cổ nhất, đồ sộ nhất, mẫu mực nhất trong văn học thế giới. - Cốt truyện: kể lại truyền thuyết về cuộc chiến tranh giữa hai chi của dòng dọ Bharata vĩ đại. II. Hệ thống nhân vật Phân tuyến chính diện- phản diện - Sử thi Hylap không phân biệt chính tà. - Sử thi Maha có sự phân biệt này=> sự va chạm của 2 quan niệm sống trái ngược + 1 bên cho rằng của cải, đất đai, phụ nữ là quan trọng của đời sống mà phải đạt bằng mọi giá. + 1 bên không phủ nhận tầm quan trọng của cải và tình yêu, nhưng không phải giành được chúng bằng những phương tiện bất công mà phải dùng hành vi hợp đạo lý, phải vị tha, hòa hợp, thể hiện bổn phận phục vụ nhân dân. => xung đột giữa hai tuyến là xung đột về lối sống cứ không phải về quyền lợi vật chất. => xây dựng 2 hệ thống nhân vật đối lập nhau: 100 korava và 5 pandava. Chính diện Dharma Phản diện Adharma Trí Krishna Rễ Đức Yudhis Cây lớn Sức Bhima Cành Tài, dũng Arjuna Thân Đẹp Nacula Hoa Thông minh Xahadeva Quả Kuru Mù Duryo Xấu xa Dusa Tàn bạo Karta Ngoan cố Sakuri Xảo quyệt Nhân vật anh hùng lí tưởng là bức tượng n vị nhất thể. - Trong sử thi Homer, cả 2 bên chiến tuyến đều là những anh hung toàn thiện=> phấn đấu cho Arete- sự ưu tú phi thường về mọi phương diện. (Asin, Uylixo). - Maha có rất nhiều nhân vật anh hung. Nhưng mỗi người chỉ ưu tú về một phương diện. => 5 pandava mới hợp thành một kiểu mẫu anh hung lý tưởng qua một bức tượng n mặt thực hiện đặc trưng tư duy của người AD từng sản sinh ra Tam linh vị. 3. Nhân vật anh hùng trung thành với bổn phận làm người (Dharma) - Nhân vật anh hung vần có phần yêu quỷ trong tâm hồn, phản xạ đầu tiên của họ thường cũng rất bản năng. + Yudhisthita chơi xúc xắc vì ham muốn đất đai. + Ngày 14 của cuộc chiến tranh, những điều luật cao thượng đều bị vi phạm. - Nhưng họ luôn chấn chỉnh, thay thế bằng phản xa thứ 2 của con người cao thượng, vị tha. 4. Nhân vật anh hùng khao khát giải thoát (Moksha) - Tuyệt đích của anh hung trong sử thi Hy Lạp là những giá trị được công nhận trên trần thế. - Các anh hùng trong sử thi AD vượt qua những khao khát nhất, mà khao khát thoát khỏi sự chi phối của đời sống xã hội để hợp nhất Brahman tức là đạt đến giải thoát. + sự lưỡng lự của Ajuna trước khi chiến tranh mở màn. + sự bối rối của Yudhishira về vấn đề cai quản. Điều quan trọng không phải là hơn người khác mà là hơn chính mình ngày hôm qua Thi: Trình bày 1 cặp phạm trù của Hindu giáo, áp dụng vào tác phẩm sử thi. Bài điều kiện: thơ sùng tín hoặc thơ Haiku: mối quan hệ giữa Thiền Tông và thơ Haiku, mối quan hệ giữa Hindu và thơ sùng tín. RAMAYANA Giới thiệu chung - Vanmiki: sống ở thế kỉ 4 trước công nguyên, thuở nhỏ hư hỏng, bỏ vào rừng làm lục lâm. Một hôm đang rình mò trong rừng để cướp túi tiền thì người đó đánh Valmiki đến ngất đi. Đạo sĩ chăm sóc Valmiki lành vết thương, ông quyết định ở lại am nhỏ đó để tu luyện. Valmiki tu luyện chăm chỉ. Kiến, mối đùn lên cũng không biết. Valmiki nghĩa là người con của tổ mối. Một thời gian sau Valmiki đắc đạo, đạo sĩ già rồi, cho rằng mình sẽ giải thoát, bảo cho Valmiki hành hương về sông Hằng. Một hôm đi dọc bờ sông, chứng kiến cảnh đôi chim đùa giỡn với nhau. Loài chim sống thành đôi. Người thợ săn bắn chết con chim trống. Con chim mái đau khổ. Valmiki buông lời nguyền rủa. Thần Brahman yêu cầu Valmiki kể lại câu chuyện về hoàng tử Rama. Valmiki thấy lời nguyền mình rất du dương, thể thơ được thốt lên từ nỗi đau là Sloka. Valmiki lấy thể thơ này để kể lại. Ramayana là những chiến công của Rama. Đến nay sưu tầm được 24.000 sloka - Cốt truyện kể lại truyền thuyết về cuộc hành binh chinh phạt phương nam cứu vợ của hoàng tử Rama (vương quốc Kosala nằm bên bờ sông Hằng ở Bắc Ấn). Truyền thuyết là sự khúc xạ những cuộc mở rộng địa bàn xuống phía nam của người Arya thời cổ đại. - Cốt truyện: kể lại 1 câu chuyện bắt đầu trong tiền kiếp của thần. Trước đây con quỷ được đấng sáng tạo ban cho sự sống, không gì có thể tiêu diệt được y. Các thần cầu xin than bảo tồn đầu thai xuống trần gian để tiêu diệt quỷ Ravana. Thần đầu thai làm con trai vua Dasharatha (Thập sa vương), ông làm lễ hiến tế cầu xin thần ban cho mình một đứa con. Các phi sinh cho vua nhiều con. Vốn là con cả, tài giỏi, ngôi vua thuộc về hoàng tử Rama. Công chúa Sita là con gái vương quốc…xinh đẹp, nhà vua đặt điều kiện chàng nào nhấc được cây cung thần khổng lồ để bắn thì được làm chồng công chúa. Rama làm được, có 3 vị thần đến chúc phúc cho họ. Sau đó khi Rama bước vào tuổi 29, vua muốn nhường ngôi cho Rama, Rama đến phòng của nhà vua, yêu cầu vua thực hiện lời hứa. Đoạn trích “Rama buộc tội” Vị trí đoạn trích - Chương 79 thuộc khúc ca thứ sáu của sử thi. - Nằm sau sự kiện Rama tiêu diệt được Ravana. Tưởng rằng Rama và Sita sẽ đoàn viên hạnh phúc nhưng lại gặp trở ngại: làm thế nào Rama đón nhận Sita hợp tình hợp lí nhất? - Thự ra nếu xét về sự hoàn chinh của một sử thi thuần khiết thì Rama có thể kết thúc ở chương 78 khi Rama tiêu diệt được Ravana. Nhưng Valmiki miêu tả cuộc tái ngộ giữa Rama và Sita để khắc họa đậm nét hơn lòng trung thành tuyệt đối hơn với bổn phận của một trang Kshatrya của Rama, tình yêu và lòng chung thủy của Sita. 2. Hoàn cảnh cuộc tái ngộ: rất khác thường - Không gian: không diễn ra nơi riêng tư. Rama bố trí cho cuộc tái ngộ trong một không gian cộng đồng có cả quan quân, dân chúng. - Tâm trạng của hai người trái ngược nhau do sự cảm thụ thời gian của hai người khác nhau. Ở chương 78, Sita không đeo đồ trang sức, không muốn đi tắm vì nóng lòng đến gặp chồng. Còn Rama không muốn gặp vợ, cố tình trí hoãn, ngồi yên “đắm chìm trong suy nghĩ.” 3. Hình tượng Rama Lời nói - Hỡi phu nhân cao quý. - Trình bày bổn phận. danh dự của một anh hung là bị lăng nhuc thì phải rửa nhục: kẻ nào bị lăng nhục thì phải rửa nhục, nếu không chỉ là một gã đàn ông hèn hạ. - Nghi ngờ, khinh bỉ từ chối nàng vì nàng đã bị ô uế, không còn xứng với dòng dõi vương giả của chàng nữa. - Kết án Rita lưu đày, khuyên nàng lời khuyên vô đạo: đi theo e trai mình, em trai quỷ, quỷ Hanuman => thái độ lạnh lung, tàn nhẫn Cử chỉ hành động - Lòng Rama đau như dao cắt. - Rama ngồi, mắt nhìn dán xuống đất. - Rama đức hạnh nghe người nọ người kia thì thào bàn tán ngồi suy nghĩ ủ ê, thầm rỏ nước mắt. => đau đớn xót xa khi buộc phải nói những lời lạnh lung, tàn nhẫn. Lí giải: ngôn ngữ với hành động và tâm trạng của Rama dường như thuộc về hai con người. Vì chàng bị đặt vào tình thế giằng co giữa bổn phận vị tha và quyền lợi vị kỉ. Theo các sách Luật thời bấy giờ, muốn xã hội trật tự thì cuộc sống riêng của nhà vua “phải là một mẫu mực của trật tự xã hội”. Sự mẫu mực của gia đình Rama đã bị nghi ngờ khi Sita bị rơi vào vòng tay của quỷ. Muốn khôi phục lòng tin của dân chúng vào sự mẫu mực của gia đình mình, Rama phải chứng minh gia đình mình phải là một mẫu mực. Muốn vậy chàng phải chứng minh Sita hoàn toàn trong trắng. Rama đã quyết định hi sinh quyền lợi cá nhân để phục vụ quyền lợi cộng đồng. Chàng trách mắng Sita để nàng nhảy vào lửa, nhờ thần lửa chứng minh cho tâm hồn trong sáng của nàng trước thần dân. Những lời trách mắng của Rama không phải là ghen tuông hay đa nghi mà là sự hi sinh vì quyền lợi cộng đồng. Việc chứng minh này diễn ra trước thần dân và cho thần dân chứ không phải cho Rama. Bởi chàng hiểu sâu sắc Sita: “Cũng như nước biển không thể bị biển vượt qua, nàng không thể bị khuất phục bởi Ravana. Hắn không thể đụng tới nàng cũng như không thể đụng tới ngọn lửa tinh khiết”. Chàng thấy việc tẩy uế là cần thiết để khôi phục lòng tin của dân chúng: “Nàng đã bị giam giữ quá lâu, Giá tôi chấp nhận nàng mà không có sự tẩy uế nào thì thiên hạ sẽ kết tội tôi, rằng tôi là kẻ ngu xuân và dâm đãng”. Chàng đã trò chuyện như vậy với thần lửa ở chương 80. - Kết quả: Thần Lửa đã không thiêu cháy chàng, khẳng định nàng thanh khiết “không mảy may phạm tội”, Rama vui mừng đón nhận người vợ và thần dân ca tụng chàng như ca tụng một chiến công chàng vừa lập được. Đó là chiến thắng của bổn phận vi tha, cao thượng trước quền lợi vị kỉ. - Đến đây người anh hung mới thực sự bước lên đài vinh quang chiến thắng để nhận vòng nguyệt quế. Bởi với người AD: “chiến thắng hàng ngàn người, hàng ngàn lần trên chiến trường chẳng bằng người tự thắng. Người tự thắng là người vinh quang nhất” (Kinh Pháp cú). - Con người Lí tưởng của sử thi Ấn độ khác con người lí tưởng của sử thi Hilap: AD: ca ngợi phẩm chất đạo đức, Hi Lạp ca ngợi sự dũng cảm, những chiến công…=> trong 5 Panava, người anh cả là Đạo đức=> cảm hứng ca ngợi đạo đức ở Mahabharata đến Ramayana đã được tiếp nối. - Sử thi không kết thúc với việc giải thoát. Bản chất của giải thoát là gì? Khi thức tỉnh, vô minh, khi ý thức vị kỉ bị rũ bỏ. Kết thúc sử thi này là Rama đã rũ bỏ ý thức vị kỉ, chỉ còn lại ý thức vị tha. Rama đã đạt đến giải thoát và hạnh phúc viên mãn ngay khi chàng đem đến hạnh phúc cho thần dân và hạnh phúc cho chính mình. => Rama không phải kẻ ghen tuông lạnh lung tàn nhẫn mà chỉ là hoàn thành trọn vẹn bổn phận cai trị vương quốc của một trang Kshatriya chân chính. Lòng trung thành tuyệt đối với bổn phận đạo đức đã khiến chàng trở thành một biểu tượng mẫu mực cho Dharma. Nhân dân AD tôn thờ, coi chàng là “hiện thân của Dharma”. 4. Hình tượng Sita Cử chỉ hành động - Đứng lặng, không thốt lên lời, mở tròn xoe đôi mắt đẫm lệ => ngạc nhiên tột độ - Thân thể héo hon “như cây leo bị vòi voi quât nát”=> đau buồn tột độ. - Nước mắt đổ ra như suối, nghẹn ngào, nức nở như muốn chôn vùi hình hài của mình=> xấu hổ, nhục nhã. Lời nói - Chỉ trích những lời lẽ của Rama, xem đó là lời lẽ của một “kẻ thấp hèn chửi mắng một con mụ thấp hèn”. - Nêu ra bằng chứng hùng hồn để chứng minh lòng chung thủy: Hanuman làm chứng, nguồn gốc xuất thân cao quý của nàng, tình yêu của nàng dành cho Rama. - Yêu cầu Laksmana lập dàn hỏa thiêu rồi bước vào lửa như một vật tế sinh. - trong trắng, sắt son nên qua lửa ,nàng rực rõ như một đóa sen xòe cánh, khoe nhị vàng tỏa ngát hương thơm. => Sita là một hình mẫu lý tưởng Ấn Độ: yêu chồng, thủy chung, nhẫn nại chịu đựng, dũng cảm và vị tha. Cùng với Rama, Sita trở thành một cặp nhân vật sánh đôi tri kỉ, làm nên vẻ đẹp của anh hung ca Ramayana. - Thời gian trần thuật của sử thi AD: rất dài, kéo dài từ kiếp trước đến kiếp sau (ảnh hưởng của đạo Hindu), nên tập trung vào hình tượng nhân vật anh hung. Kết luận: Sử thi AD giống như những con thuyền chở bài học nhân sinh của những bậc đại trí hiền minh hết lòng tôn sùng vẻ đẹp của đạo đức: Biển đời nhân thế hỗn độn vô cùng. Sống là đấu tranh, đấu tranh chông kẻ thù bên ngoài để hoàn thiện thế giới, và chống kẻ thù bên trong là thói vị kỉ, thấp hèn để hoàn thiện mình. Chiến thắng thói vị kỉ, xả thân vị tha, đem cái tôi vinh quang của người anh hung AD. Khi chiến thắng bản thân, chính là khi họ đã đạt tới cõi Thiên Tiên (Mosha hay Cực Lạc), nơi không có chỗ cho lòng hận thù và đau khổ. Câu hỏi: sử thi AD thường kết thúc trái tâm lý đón đợi của người đọc. Các nhân vật phản diện cũng được đoàn viên ở cõi Thiên Tiên. Vì cõi Thiên Tiên là chỗ không còn hận thù và đau khổ. Nên các sử thi AD là sách dạy về bổn phận. BÀI 4: HINDU GIÁO VÀ THƠ SÙNG TÍN Giới thiệu chung Nguồn gốc - Thơ Sùng tín AD bắt nguồn từ quan niệm về con đường thứ ba đi đến giải thoát (hạnh phúc) của Hindu giáo. Đi con đường này, tín đồ chỉ cần dâng tình yêu lên một Đấng Tối Cao là có thể đạt tới hạnh phúc, thay vì phải khổ hạnh theo con đường thứ nhất hay thực hiện hành động vô cầu (không mưu cầu kết quả của hành động) theo đòi hỏi của con đường thứ hai. - Thơ sùng tín AD được khơi nguồn dòng chảy từ rất sơm khoảng thế kỷ 7TCN, nhưng phải đến thế kỷ 11- 17, nó mới dâng cao, lan rộng trên toàn tiểu lục địa và trở thành thành tựu duy nhất của văn học trung đại. - Nguyên nhân: thời trung đại, AD lần lượt bị các nước hồi giáo xâm lược. Đạo Hồi ào ạt xâm nhập AD. Trước sức tấn công mạnh mẽ của Hồi giáo, Hindu giáo phải tự mình canh tân thể loại. Thay vì nhấn mạnh vào những con đướng khó đi như con đường thứ nhất thời Upanishad hay con đường thứ hai thời sử thi, nó tập trung vào con đường rộng mở nhất: con đường sùng tín để thu hút tín đồ. 2. Đặc điểm A. Có thể phân chia thành 4 trường phái tùy theo đấng Tối Cao mà các nhà thơ Sùng tín thời phụng. - Thứ nhất: thờ thần Shiva và vợ của thần là nữ thần Kali làm nên phong trào Sùng tín Shiva. - Thứ hai: phong trào Sùng tín Vishnu gồm các nhà thơ dâng trọn tình yêu cho Rama hoặc Krishna (hai kiếp hóa thân quan trọng nhất của Thần Vishnu). - Thứ ba: thờ Đấng Tối Cao ở tại tâm ta. - Cuối cùng: bày tỏ tình yêu lên một Đấng Tối Cao huyền bí vượt quá khả năng nhận thức của con người. Người ta chỉ nhận biết được Ngài qua những sáng tạo của Ngài mà thôi. Ngài là chân lý vĩnh hằng. B. Hình thức: phóng khoáng 1. Ngôn ngữ: Ngôn ngữ Sanskrit trước đây vẫn giữ vai trò độc tôn. Nay văn học các phương ngữ nở rộ: Tamil, Bengali, Telegu, Assam… Hình tượng nhân vật trữ tình: có nhiều sáng tạo Nhân vật trữ tình là cá nhân bày tỏ lòng sùng kính lên Đấng Tối Cao- lực lượng siêu nhiên. Nhưng nhân vật này đã được biến cải thành những hình tượng gần gũi hơn như nô tỳ, đệ tử, con, người tình. Đấng Tối Cao được ẩn dụ thành ông chủ, sư phụ, mẹ- cha, người tình. Giọng điệu: nồng nàn yêu thương tha thiết dâng hiến Một số cây bút tiêu biểu Kabir Kabir: trường phái thờ Đấng Tối Cao ở tại tâm ta, là nhà thơ trữ tình bậc nhất thời kỳ trung cổ. Ông là phát ngôn viên xuất sắc của phong trào Thơ Thần bí- một chủ lưu quan trọng của dòng Thơ Sùng Tín. Ông sống bằng nghề thợ dệt, dện nên sợi dây liên kết con người, suốt đời ông đấu tranh để tìm ra sự hòa hợp giữa đạo Hồi và đạo Hindu. Đến khi ông mất, cả những người theo đạo Hồi và Hindu đều tranh nhau xác của ông để thờ. Kabir xuất thân trong một gia đình, cha là người Hồi giáo. Mẹ là con một tu sỹ Balamon. Đặc điểm nội dung thơ Kabir - Mang tinh thần đấu tranh về sự bình đẳng của con người. Nó đập tan những hàng rào giả dối của đẳng cấp, nghề nghiệp, tôn giáo bao đời ngăn cách con người “tu sỹ, chiến bih, thương nhân và ba mươi sáu đẳng cấp đều tìm kiếm chúa trời. Người thợ hớt tóc, bà nội trợ, người thợ mộc cũng tìm kiếm chúa Trời. Những ngàn Hindi và những nàng Hồi giáo đều đật đến cõi vĩnh hằng đó là nơi không có dấu vết của sự phân chia đẳng cấp”. - Đả phá những nghi lễ, hình thức của các tôn giáo: những điện thánh giáo đường chỉ là những yếu tố vô nghĩa. Cái quan trọng phải là sự chân thành: “Rửa miệng, tụng kinh, ngâm mình trong những dòng sông linh thiêng, quỳ lạy trong các đền thơ, như vậy để làm gì khi mà miệng anh tụng niệm, chân anh hành hương còn lòng anh thì gian trá”. - Cần phải đi đến sự thống nhất giữa các tôn giáo. Ông cho rằng Allah- giáo chủ đạo Hồi và Rama- một vị thần tối cao của đạo Hindu chỉ là những tên gọi khác nhau của một đấng tối cao “Hãy nhìn vào trái tim mình, anh sẽ gặp cả Karim và Rama ở đó. Tất thảy những đàn ông và phụ nữ trên trái đất đều là những hình thể sống động của người”. - Ông cho rằng Đấng tối cao không ở đâu xa, ngài vừa tồn tại trong vũ trụ đồng thời ở tại tâm ta “Người đã khiến thế giới bên ngoài với thế giới bên trong thành một thể bất phân”. Và thế thật đáng thương cho những kẻ cứ đi tìm Người ở tận đâu đâu “như con hươu mang xạ trong người còn tìm kiếm mùi hương, con cá bơi trong nước mà than khát”. - Muốn đạt đến giải thoát, tín đồ cần dâng tình yêu, lòng sùng tín lên Đáng Tối Cao trong tim mình. “Hãy nghe tôi bạn ơi: ai yêu thì người ấy hiểu biết. Nếu bạn cảm thấy không khát khao hòa nhập cùng Người Yêu Dấu thì thật vô ích thay là việc trang điểm cho thân mình của bạn, vô nghĩa thay là việc dán mi giả lên mắt”. (Em cứ thế nào thì em cứ đến/ Chớ có loay hoay sửa soạn áo quần). - Gay gắt, quyết liệt trước kẻ thù của Chân, Thiện, Mỹ song thơ ông lại hết sức ngọt ngào, nồng nhiệt bày tỏ tình cảm trước Đấng Tối Cao “Tình yêu giữa Người và tôi có thể bị chia cắt sao? Như chiếc lá sen nằm trên mặt nước: Người là vị Chúa Tể của tôi, còn tôi chỉ là đầy tớ. Như con chim chakor, đêm nào cũng chăm chú nhìn ra bóng tối để thấy mặt trăng. Người là vị chúa tể, còn tôi chỉ là đầy tớ”. => Kabir được nhân dân tôn sùng như một vị thánh. Jayadeva Là một nhà thơ tiêu biểu trong phòng trào thơ sùng tín. Ông sống cuối thế kỷ XII. Thi sĩ nổi tiếng này vốn là một nhà thơ cung đình của vua Laksmansca ở Bengal. Ông được người đương thời xem là một trong 5 viên ngọc quý của triều đình. - Việc thờ phụng Vishnu đã làm dấy lên một phong trào viết lại hai sử thi Maha và Rama. Các thi sỹ sùng tín không viết lại theo hướng trung thành với bản gốc mà thể hiện tư tưởng sùng tín của thời đại. Trong số những thi phẩm của phong trào này, Mục tử ca là tác phẩm trung tâm. Tác phẩm giống như một vở kịch opera tuy nhiên đến nay, phần âm nhạc trong vở kịch chỉ còn dấu vết trong những lời chỉ dẫn về hòa âm hay giai điệu. Người ta còn gọi đó là kịch đồng quê, là bài ca của mọi bài ca AD. 2. Mục tử ca - Nhân vật chính là chàng mục đồng Krishna và cô gái chăn bò Radha. Chương đầu là cảnh đôi bạn tình phải xa nhau trong mùa xuân. Cô gái nghi ngờ chàng trai đi chơi với người khác. Nàng nhớ nhung người yêu: Ôi em nhớ Hari, với những trò vui, với điệu vòng tình. Sóng tóc chàng trang điểm lông công, đôi mắt tựa ánh trăng trong xinh đẹp Và tấm thân là một đám mây mưa trĩu nặng, dát lên muôn sắc cầu vồng. Ghen tuông, đau khổ, mong chờ: Ôi em nhớ Hari, với những trò vui, với điệu vòng tình. Nụ hồn của những thiếu nữ mục đồng làm chàng say đắm Đôi môi chàng như một đóa hoa Trái tim xuẩn ngốc của em… Thực chất đó chỉ là sự tưởng tượng của cô gái. Chàng trai buồn bã sầu muộn. Cuối cùng 2 người gặp gỡ và hòa hợp làm lành trong khung cảnh thiên nhiên rực rỡ cảm xúc. - Radha hiện lên vô cùng kiều diễm. Nàng có đôi chân hoa sen, khuôn mặt vầng trăng duyên dáng. Bộ ngực tràn trề sức sống. Đôi môi nàng như mật ngọt. Trong tình yêu, nàng là người tình nồng nàn say đắm. Nàng đã chinh phục hoàn toàn trái tim chàng mục đồng hào hoa phong nhã tuấn tú trẻ trung. - Krishna vốn là một nhân vật trong thần thoại AD, là một hóa thân của Vishnu- một anh hùng chống lại các thế lực thiên nhiên và xã hội. Khi đi vào sử thi, chàng là một nhân thần có trí tuệ sáng suốt và dẫn dắt các nhân vật pandava đi đến thắng lợi cuối cùng. Chàng còn là một nghệ sĩ thiên thần, một người thần thánh trong những mối tình say đắm với các thôn nữ mục đồng. Chính ở tư cách này, chàng được thờ phụng sâu rộng nhất. (giống thần mặt trời Apolo trong thần thoại Hi Lạp). - Mục tử ca đã sử dụng motif cũ dưới âm hưởng mới của thời đại sùng tín khiến Krishna trở thành một chàng chăn bò bình dị, gần gũi, vừa là một tình nhân say đắm với cô thôn nữ mục đồng. - Tuy nhiên, tình yêu cụ thể giữa 2 người thực chất chỉ là sự ẩn dụ cho mối tình linh thánh, sự hợp nhất giữa linh hồn cá thể và linh hồn vũ trụ. Krishna ẩn dụ của Đấng Tối Cao Vishnu, còn Radha và những cô gái chăn bò là biểu tượng của linh hồn nhân thế. - Việc chỉ ra tình yêu linh thánh không phải là võ đoán. Trong nhiều khúc ca, ở các khổ thơ cuối cùng, tác giả đều hướng người đọc tới tình yêu thiêng liêng ấy. Ông cho rằng tất cả vẻ đẹp và tình yêu thể hiện qua âm nhạc và thi ca trong Gita Govinda chỉ là sự “hồi quang của ánh sáng rạng rỡ thần thánh của Vishnu”. BÀI 5: MỐI QUAN HỆ GIỮA THIỀN TÔNG VÀ THƠ HAIKU PHẬT GIÁO THIỀN TÔNG Nguồn gốc - Thiền (Thiền na) (Tiếng Việt) <= Zen (tiếng Nhật) <= Ch’an (Tiếng Trung)<= Dhyana (Tiếng Sankrit) (Jhana- Tiếng Pali) = Tịch lự= trầm tư, chiêm nghiệm về một vấn đề cho đến khi thức ngộ, thấu triệt= Phương pháp Đức Phật tìm ra chân lý đưa loài người thoát khỏi bể khổ. - Bồ Đề Đạt Ma- K.Shoki (XV) không có cái vẻ nhẫn nhục của Zesu, cũng không có vẻ từ bi như Đức Phật, là hậu duệ thứ 28 của Đức Phật. - Thiền= một cành lớn của đại thụ Phật giáo phát triển trên Trung thổ, mảnh đất thấm đẫm tinh thần của Lão giáo, tinh thần sông thích nghi với Đạo. - Mục đích tối thượng của Thiền cũng là đạt đến Niết bàn (Phật tính) ngay giữa những rối ren, xáo động của thời thế. Nhưng để đạt đến đó, Thiền nhấn mạnh trầm tư thiền định thay vì đọc kinh sách, tế lễ… 2. Thiền tông ở Nhật Bản Các nhà sư Ấn Độ sang Trung Quốc học Thiền. Rinzai Zen (Thiền Lâm tế) - Sáng lập: Eisai Myoan (1141- 1215). - Mục đích: Niết Bàn (chứng ngộ Phật tính vốn có trong ta). - Phương pháp: Tham công án (Koan) Công án là một đề án mà thiền sư giao cho thiền sinh xem xét (tức là tham công án). Đó có thể là một từ, ngữ, hành động, âm thanh mà ý nghĩa của nó vô cùng bí ẩn. Trong lịch sử Thiền chúng ta thấy có những công án nổi tiếng: Vô, tiếng vỗ tay. - Để xem xét công án, thiền sinh phải tập trung tinh lực của toàn bộ cơ thể (3600 khớp xương, 8 vạn 4 nghìn lỗ chân lông) để đúc thành khối nghi tình (đại nghi): là trạng thái tập trung năng lực cao độ để công phá vào đề án kia, và sẽ giúp ta đạt đến Phật tính trong một khoảnh khắc nào đó= Đốn ngộ. - Phút giây, khoảnh khắc có ý nghĩa quan trọng đối với việc tu tập Thiền nói riêng Đọc: 101 giai thoại Thiền Soto Zen (Thiền Tào động) - Sáng lập: Dogen (1200- 1253). - Mục đích: Niết bàn - Phương pháp: tọa thiền (Zazen)=> Chứng ngộ phật tính dần dần (tiệm ngộ). - Phái Thiền này có thể cho phép chúng ta tu tại gia, khiến nó không còn là một tôn giáo nữa mà là một tôn giáo sống đề cao sự trong sạch của tâm hồn. B. ẢNH HƯỞNG CỦA THIỀN TRONG THƠ HAIKU Thơ Haiku: - Là thể thơ mini nhất được biết đến trong văn học thế giới. Mỗi bài 17 âm tiết (có khi 19), chia thành 3 dòng 5-7-5. - Người đã đem lại sức sống bất diệt cho hơi haiku là Matsuo Basho (1644- 1694). Người Nhật tự hào khẳng định: “Nước Nhật sinh ra cùng với Basho vào năm 1644. Ông chính là người sáng tạo ra linh hồn Nhật Bản”. - Ngoài ra: Sampu là đệ tử của Basho, Chiyo nữ sĩ của những xúc cảm trong sáng, Yosa Buson thi sĩ mùa xuân, Issa nhà thơ của nhân tình. - Triết lí Thiền ảnh hưởng đến: + nội dung Đề tài: - Đề tài trong thơ haiku bao giờ cũng là thiên nhiên (kidai- quý đề). Thiên nhiên trong thơ haiku chỉ là những cảnh vật bình dị, những con vật nhỏ bé: một con quạ, một con ếch=> các thi sĩ thể hiện tình yêu với thiên nhiên, quay lưng lại với những giá trị mà người đời theo đuổi như quyền lực, của cải, danh vọng…Thể hiện tư tưởng bình đẳng dưới ánh sáng của Thiền. - Cảnh vật chỉ là của một khoảnh khắc thực tại chợt hiện ra trước mắt nhà thơ nên trong thơ haiku bao giờ cũng có từ chỉ mùa (quý ngữ trực tiếp) hoặc hình ảnh tượng trưng cho mùa (quý ngữ gián tiếp). Thực tại chính là thứ tài sản quý giá nhất mà mỗi người chúng ta có được. Các Thiền tông tập thói quen để năng lực bộc lộ hết mình trong khoảnh khắc thực tại. Họa sĩ vẽ tranh mặc hội, thủy mặc phải tu thiền. Các nhà thơ đa số là thiền sư, hoặc là sống cuộc đời như một thiền sư. Chủ đề: Tương giao và hòa hợp: Vạn vật trong vũ trụ gắn bó, hòa hợp, tương tác và chuyển hóa lẫn nhau. Với con mắt hạn hẹp, ta hay nhìn vạn vật với cái nhìn siêu hình, vạn vật tồn tại rời rạc và bất động. Nhưng Thiền nhìn vạn vật trong một cái nhìn hết sức biện chứng. Một nhành bìm bìm hoa tía Quấn quanh chiếc gầu Ta sang hàng xóm xin nước thôi! -Chiyo- Thanh Châu dịch Hoa triêu nhan: quý ngữ. Mối tương giao chặt chẽ giữa nhành bìm bìm và chiếc gầu. Đôi khi Trên mặt hồ mờ sương Nổi lên một cánh buồm Gakoku (Thanh Châu dịch) Màn sương mờ bao chứa cánh buồm, cánh buồm là một phần tất yếu của mặt hồ=> liên tưởng mối quan hệ giữa cá thể với vũ trụ, chúng ta là một phần tất yếu của vũ trụ. Hình ảnh cánh buồm nổi trôi gợi liên tưởng đến thân phận của con người. Basho: cây chuối. Ông tìm thấy mối quan hệ giữa tàu lá chuối và tâm hồn thi sĩ: nhạy cảm đón nhận vẻ đẹp, khổ đau của cuộc đời. Cuộc đời của ông là một chuyến hành hương bất tận. Bên vách đá phủ hoa cẩm chướng Tôi muốn nhấm chút rượu Rồi ngủ say trong giấc xuân nồng -M.Baso (Thanh Châu dịch). Uống rượu không phải vì nghiện mà để hòa nhập với thiên nhiên đất trời. Từ bốn phương trời xa cánh hoa đào lả tả gợn sóng hồ Bi-wa M.Baso (Đoàn Lê Giang dịch) Hình ảnh: bốn phương trời xa, mặt hồ gợn sóng+ quý ngữ: hoa đào. Chúng có mối quan hệ mật thiết: từ 4 phương trời, gió thổi vào hoa, làm hoa rụng xuống, làm gợn sóng mặt hồ. Hoa anh đào mong manh khó có thể dậy lên sóng hồ. Cảnh được nhìn qua con mắt của một thiền sư, ông nhìn ra mối quan hệ giữa vạn vật trong vũ trụ. Ao cũ Con ếch nhảy vào Vang tiếng nước xao Baso (Nhật Chiêu dịch) Ao cũ- ao đời. Con ếch nhảy vào ao gợi bản thể khát khao hòa nhập vào với vũ trụ, để cái ta tan chảy vào dòng sinh hóa triền miên của vạn vật trong vũ trụ. Tiếng nước xao là bội âm thể hiện niềm hạnh phúc ngất ngây khi cái ta được hòa nhập với dòng chảy triền miên của vũ trụ=> triết lí vô thường, tầm vóc của con người trước vũ trụ. Chuồn chuồn ngô Bứt đôi cánh Quả ớt Hyođa Có nguồn gốc từ giai thoại: tác giả là một võ sĩ samurai, khi về già ông rửa tay gác kiếm và làm thơ haiku. Rất muốn gặp Basho, giao bài thơ cho người hầu mang đến cho Basho. Basho viết thêm vào đó 1 bài thơ: Quả ớt Chắp đôi cánh Chuồn chuồn ngô Cả 2 bài thơ thể hiện triết lý tương giao của thiền: gắn bó, chuyển hóa kỳ diệu lẫn nhau giữa vạn vật trong vũ trụ. Chuồn chuồn ngô có màu đỏ, nếu bứt đi đôi cánh thì thành quả ớt và ngược lại. Trong vũ trụ, vạn vật không chỉ hòa hợp, tương tác mà còn chuyển hóa lẫn nhau trong một chu trình hết sức bí ẩn. Con người được cấu thành bởi thể xác và linh hồn, từ các yếu tố trong thiên nhiên và khi chết đi chúng ta cũng trở thành cát bụi. => Kết luận: Triết lý tương giao hòa hợp thể hiện cái nhìn biện chứng về mối quan hệ tương giao, đồng nhất, chuyển hóa lẫn nhau giữa con người và vạn vật trong vũ trụ. Trang Tử: “trời đất với ta cùng sinh ra, vạn vật với ta là một”. Bô-đơ-le: “Những mùi hương, những màu sắc, những âm thanh tương giao với nhau”. Xuân Diệu: “Này lắng nghe em khúc nhạc thơm/ Như người say rượu tối tân hôn”. Đoàn Phú Tứ “Màu thời gian”. 2. Triết lý về sự bình đẳng - Thiền khẳng định vạn vật bình đẳng với nhau trong vũ trụ này. Ai trong chúng ta cũng có phật tính, phật có thể là anh, là tôi, là tất cả chúng ta, thậm chí kiếp trước của phật bà có thể là kỹ nữ. - Bức tranh: Giấc ngủ của bốn vị hành giả: 3 con người và một con hổ an lạc, thanh thản, hiền lành. Bức tranh thể hiện cái nhìn bình đẳng: vạn vật trong vũ trụ tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, dù tồn tại dưới hình thức nào cũng thể hiện yếu tính trong vũ trụ. Đọc: Địa Tạng Vương bồ tát ô sin- truyện trong lòng bàn tay, Kawabata. Toàn bộ sáng tác cất tiếng kêu cứu cho cái đẹp đang bị đọa đày trong thế giới này. Truyền thống mà Kawabata chịu ảnh hưởng là thiền tông. Truyện trong lòng bàn tay giống như những bài thơ haiku bằng văn xuôi. Quán bên đường Các du nữ ngủ Trăng và đinh hương -Baso- Nhật Chiêu dịch Trăng và đinh hương: quý ngữ. Các sự vật được đặt cạnh nhau đã gợi mối liên hệ giữa các sự vật. Trăng và hoa: tượng trưng cho vẻ đẹp thanh tao, du nữ: là những nhân ngư lặn ngụp dưới đáy sâu của cuộc đời nhưng khi ngủ, họ trở về với bản tính ban sơ trong sáng hòa làm một với đất trời, hoa cỏ. Dưới cái nhìn của Basho, không có sự vật nào là hèn mọn, vạn vật đều bình đẳng như nhau. Mưa đông giăng đầy trời Chú khỉ con thầm ước Có một cái áo tơi Baso- Đoàn Lê Giang dịch Mưa đông: hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt của Nhật Bản đối lập với hình ảnh thứ 2 là hình ảnh chú khỉ con. Với cái nhìn cảm thông, chia sẻ, nhà thơ thấu hiểu chú khỉ con cũng như ông đang mong muốn có một chiếc áo tơi để che cho khỏi ướt. Trong lều ngư dân Giữa đám tôm cá Có con dế mèn => Kết luận: luận thuyết bình đẳng ảnh hưởng đến đề tài của thơ haiku. Các thi sĩ thường chọn đề tài là những sự vật đơn sơ, giản dị, khiêm nhường. Vạn vật tồn tại trong vũ trụ này với muôn vàn hình thái khác nhau. Nhưng dù tồn tại dưới hình thức nào thì chúng cũng đóng vai trò là yếu tính của vũ trụ. Mọi sự phân biệt phải hay trái, cao thượng hay thấp hèn, thiện hay ác đều chỉ tồn tại trong chủ quan của chúng ta. Hãy nhìn thế giới với cái nhìn rộng mở, khoáng đạt, trí tuệ và tình cảm của chúng ta sẽ nâng lên một tầm cao mới. 3. Vô ngã vô thường Không có cái ta. Không có gì hằng thường. Vạn vật luôn biến đổi theo quy luật sinh trụ dị diệt. Tranh “"Bão biển- Sesson miêu tả cảnh biển trong bão với vài nét vẽ đơn sơ. Trong bụi măng tre Con chim họa mi cuối cùng cất tiếng hót Bài hát của tuổi già -Basho- Thanh Châu dịch Các nhà thơ phương Tây: ca ngợi tiếng hót của con chim họa mi là bất tử, nhưng qua cái nhìn của Basho, qua tiếng hót ấy có thể nhìn thấy dấu vết của thời gian. Mùa thu năm nay Sao tôi chóng già thế Chim sa ở mây trời -Basho- Vĩnh Sính dịch Buổi chiều nhìn áng mây bị gió thổi phiêu bạt cuối chân trời, nhìn cánh chim sa ở chân mây, nhà thơ không khỏi ngậm ngùi cho thân phận của mình. Kiếp người chẳng qua cũng như áng mây, như cánh chim trời bị gió cuốn. Cầm trên tay tóc mẹ Tan mất, giọt lệ nóng hổi Sương mùa thu -Basho- Đoàn Lê Giang dịch So sánh: tóc mẹ với sương mùa thu: Mẹ già mái tóc pha sương/ Con thơ măng sữa vả thương bù trì (Chinh phụ ngâm). Tuổi già hạt lệ như sương/ Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan.=> sương mùa thu: thể hiện tình yêu thương của người con đối với người mẹ; đồng thời thể hiện nỗi buồn, nỗi đau sâu sắc khi mất mẹ trong tâm hồn của nhà thơ. Bản thân hình ảnh sương mùa thu cũng có ý nghĩa nội tại của nó: tượng trưng cho cuộc đời ngắn ngủi. => Mọi sinh linh hữu hạn đều không ngừng biến đổi theo quy luật sinh trụ dị diệt. Hãy nhận thức chân lý đó để bước vào cuộc đời đầy bất trắc với nụ cười trên môi, để vững tay lái đưa con thuyền vượt qua những sóng gió vô thường. 4. Khoảnh khắc thực tại Thiền Tông nhắc nhở ta rằng: “hiện tại là thứ tài sản quý giá nhất, là sự sống thực sự nơi mỗi con người”. Tôi hắt hơi Và mất bóng Con chim chiền chiện -Yayu- Thanh Châu dịch Vầng trăng Khi ta ngước nhìn- lặn vào mây Khi ta cúi xuống- tỏa sáng đất trời -Chora- Thanh Châu dịch Ông lão đánh cá Chú tâm bất động Trong làn mưa đêm -Basho-Thanh Châu dịch 5. Tinh thần độc lập Con người thường nhận thức thế giới thông qua tấm màng lọc phù hợp với tâm trạng của mình. Đọc thơ Tagor ta thấy hình ảnh những khách hành hương cô độc, Kawabata, Basho cũng thấy những hình ảnh lữ khách cô đơn. Trong bóng đêm tịch lặng Lũ họa mi cất tiếng hót Tuyệt! Chuông báo bữa tối ngân vang - Buson- Thanh Châu dịch Này anh bạn dế chung giường! Hãy đề phòng cơn động đất: Tôi sắp trở mình đây. -Issa- Thanh Châu dịch 6. Trực chỉ Thông điệp của Bồ Đề Đạt Ma về phương pháp giác ngộ: Đạo truyền riêng ngoài kinh điển, trực tiếp không thông qua chữ nghĩa, chỉ thẳng vào tâm, chứng ngộ được Phật tính (Bất lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền,Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành phật). Nếu người học thiền chỉ chú ý kinh sách sẽ sa vào mê chấp văn tự, không bao giờ có thể chứng ngộ được phật tính vốn có trong tâm. Thần linh đi vắng Hình tượng nằm trơ Lá khô dồn đống trước cổng đền - Basho- Thanh Châu dịch Tượng trong các đền thờ chỉ là tượng thôi chứ không phải là thần linh. Biển gầm thét Bên trên đảo Sado Dải Ngân Hà vắt ngang trời -Basho- Thanh Châu dịch B. Nghệ thuật 1. Kết cấu hư không Hư không: là cảnh giới tịch lặng trong tâm hành giả lúc nhập định. Đó là trạng thái cái tâm trở về với bản tính ban sơ trong suốt chưa khởi ý tham lam, sân hận, si mê. Nó không phải là rỗng rang, vô tri vô giác mà tiềm tàng khả năng thâu nhận sáng suốt sự vật. Nó có thể ví với tấm gương trong sáng vô ngần hoặc cái tâm con trẻ. Tâm đầy tạp niệm là cái tâm còn ngổn ngang nhiều suy tư, hình ảnh hiện lên không rõ nét. Chân không: là thuật ngữ của vật lí chỉ khoảng không tuyệt đối trống rỗng. Khoảng trống trong tranh: dùng mắt thường ta không thể nhìn thấy được. Tuyết phủ trắng thung lũng Dòng sông đơn độc Vẽ một nét đen ngoằn ngoèo - Boncho- Thanh Châu dịch b. Ngôn từ hàm súc Ôi tiếng ve kêu Thấu xuyên vào đá Trong cõi quạnh hiu -Basho- Nhật Chiêu dịch Giữa âm thanh và hình ảnh là một khoảng không, bằng cái tâm sáng suốt của một hành giả, Basho đã thấy sự liên kết giữa chúng: tiếng ve như hóa lỏng để có thể thấm sâu vào đá, hòa hợp với đá. Quán bên đường Các du nữ ngủ Trăng và đinh hương -Basho- Nhật Chiêu dịch Chùa chùa gióng chuông chiều Âm vang vọng, tiếng ngân nga A! Cuộc đối thoại đầy đặn -Buson- Thanh Châu dịch Bằng cái tâm trong sáng, nhà thơ cảm nhận được cuộc đối thoại giữa những sự vật Tất cả những cơn mưa tháng sáu Và sau đó một tối kia yên ả Qua những cây thông mặt trăng -Oshima Ryota- Mai Liên dịch Những hình ảnh đặt cạnh nhau rời rạc. Mưa để lại nước trên mặt đất, vào một buổi tối bình yên, vầng trăng sẽ in bóng trên vũng nước đó. Vạn vật có mối quan hệ hòa hợp, soi chiếu, phản ánh lẫn nhau. Bản thân con người chúng ta mang đặc điểm của tự nhiên. c. Thủ pháp tượng trưng thơ Haiku hạn chế sử dụng trạng từ, tính từ, để hình ảnh không bị cụ thể hóa, và như vậy hình ảnh giàu tính tượng trưng. Với 17 âm tương ứng với không quá 10 từ, các nhà thơ chỉ có thể phác họa những nét thần thái của sự vật hay gọi tên một hay một vài hình ảnh hay âm thanh. Những nét chấm phá này rất giàu tính tượng trưng. Những khoảng hư không trong thơ mời gọi sự tri âm, đồng sáng tác của độc giả. Người đọc phải hóa thân, lặn sâu vào lòng sự vật, cho đến khi đạt đến trạng thái nhất tâm, chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức đồng nhất=> khám phá điều bí ẩn trong thơ. Thể thơ Mỗi bài chỉ có 17 âm tiết. Ngắt nhịp thành 3 đoạn: 5-7-5, có khi viết thành 1 hàng. Saru wo kiku hito Sutego ni aiki no Kaze ikani Người nghe tiếng vượn kêu Tiếng trẻ bị bỏ rơi Gió mùa thu. - Basho- Đoàn Lê Giang dịch Basho sáng tác khi ông hành hương qua 1 khu rừng. Ông không biết là tiếng não nề vang lên trong gió là tiếng vượn kêu hay tiếng trẻ bị bỏ rơi. Thời kỳ thế kỉ 17 nước Nhật nghèo khổ, người nông dân có cuộc sống không ổn định. Từ đó cho ta thấy trái tim nhân hậu, yêu thương, cảm thông với những nhân vật bất hạnh. Có thể liên tưởng tới Văn tế thập loại chúng sinh, cháu bé trong nhà lao Tân Dương. Lý tưởng thẩm mĩ - Vắng lặng, u tịch (sabi) - Đơn sơ, hiu hắt (wabi) - U huyền (yugen): đề cao cái linh hồn ẩn dấu bên sau sắc tướng của sự vật. Thơ Haiku không vẽ những nét hào nhoáng mà chú ý đến cái ẩn giấu bên trong - Mềm mại (shiori): - Khinh thanh (karumi): thanh tao, dịu nhẹ, vượt lên trên cõi đời trần tục, ô trọc. 4. Hình ảnh - Đơn sơ - Chấm phá - Giàu tính tượng trưng C. Phương thức lĩnh hội thơ Haiku Phương thức lĩnh hội thơ Haiku cũng giống như tham (xem xét) công án thiền. Nghĩa là phải sống toàn tâm toàn ý với bài thơ (hợp nhất) trong khoảnh khắc, công án vào bài thơ để đạt tới trạng thái diệu ngộ- giây phút lóe sáng của nhận thức trong vùng tri kiến mờ tối của con người. Thơ haiku Nhật Bản thấm đẫm hương vị thiền. Các nguyên lí Thiền chi phối: + nội dung tư tưởng + thi pháp thơ + phương thức lĩnh hội Chúng ta hãy đọc thơ haiku và chiêm nghiệm những triết lí sâu sắc về cuộc sống của Phật giáo thiền tông bằng những kinh nghiệm thiền. -dingxianghua-

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMõi quan hệ giữa tôn giáo và văn học ấn độ, nhật bản.doc
Luận văn liên quan