Tóm lại, trong những nhân tố tác động đến hoạt động ngoại thương của Việt
Nam trong thời gianqua, tỷ giá hối đoái có một vai trò hết sức quan trọng. Các
nghiên cứu trong và ngoài nước trong thời gian qua đã khẳng định mối quan hệ
và tác động giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại ở Việt Nam với các mức
độ khác nhau. Nghiên cứu này nhằm phân tích một cách sâu hơn mối quan hệ
giữa hai biến số đó và đã cho một kết quả tương tự. Điều này góp phần làm vững
chắc cơ sở cho việc hoạch định chính sách tỷ giá nhằm phục vụ tốt hơn hoạt
động ngoại thương của Việt Nam trong thời gian tới.
20 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5688 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại Việt Nam thời kỳ 1995 -2004, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
61
MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁN CÂN
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THỜI KỲ 1995 - 2004
Phan Thanh Hoàn, Nguyễn Đăng Hào
Trường Đại học Kinh tế,Đại học Huế
Thực tiễn cho thấy, sự biến động của tỷ giá hối đoái có quan hệ mật thiết
với kết quả của nền kinh tế vĩ mô. Đây là một biến số quan trọng ảnh hưởng đến
sự cạnh tranh của hàng hoá ngoại thương và những biến số khác trong nền kinh
tế. Sự thay đổi trong cán cân thương mại do biến động của tỷ giá là một vấn đề
quan trọng và cơ bản trong chính sách kinh tế vĩ mô. Có hai lý do cho vấn đề này
đó là: (i) những nhà hoạch định chính sách thường quan tâm đến việc ở mức độ
nào thì cán cân thương mại là tối ưu cho một nước; (ii) sự biến động của cán
cân thương mại ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập quốc dân trong ngắn hạn, vì
vậy, nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại giúp cho
việc hoạch định mục tiêu của thu nhập quốc dân. Đối với Việt Nam, việc nghiên
cứu và thảo luận về chính sách tỷ giá hối đoái trong thời gian qua là một vấn đề
nhạy cảm, không những vì chính bản thân tầm quan trọng của nó mà còn vì ảnh
hưởng lớn lao của nó đến nền kinh tế. Trong những năm qua, xuất khẩu của Việt
Nam tăng trưởng khá ấn tượng, tuy vậy cán cân thương mại của Việt Nam luôn
thâm hụt. Do vậy, vấn đề đặt ra ở đây là quan hệ giữa chính sách tỷ giá với ngoại
thương là như thế nào? Liệu chính sách tỷ giá trong thời gian qua đã hỗ trợ cho
hoạt động xuất khẩu? Kết quả trả lời những câu hỏi trên sẽ là căn cứ cho việc
hoạch định chính sách tỷ giá nhằm đạt được một chính sách ngoại thương hợp lý,
62
phục vụ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc
tế ngày càng sâu sắc của Việt Nam trong thời gian tới.
Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng lý thuyết Đồng liên kết (Cointegration
theory) và Cơ chế hiệu chỉnh sai số (ECM – Error Correction Model) nhằm kiểm
định các hiệu ứng ngắn hạn và dài hạn của tác động của tỷ giá đến cán cân
thương mại nhằm xác định mô hình của mối quan hệ giữa hai nhân tố này. Lý
thuyết Đồng liên kết được phát triển bởi Granger (1981) và hoàn thiện bởi Engle
và Granger (1987). Lý thuyết này, từ đó, được áp dụng phổ biến trong phân tích
quan hệ giữa các biến số kinh tế là dãy số thời gian.
I. Cơ sở lý thuyết
1.1. Phương trình quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại
Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại là mối quan tâm nghiên
cứu của nhiều nhà kinh tế học từ trước đến nay. Nhiều nghiên cứu về vấn đề này
đã chỉ ra rằng: Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại thay đổi
qua thời gian, và có thể chia thành hai loại đó là quan hệ trong ngắn hạn và quan
hệ trong dài hạn. Trước tiên, một sự giảm giá của nội tệ so với ngoại tệ, tức tỷ giá
tăng, sẽ có ảnh hưởng trực tiếp ngay lên giá cả nhập khẩu. Trong khi đó, giá cả
xuất khẩu chưa chịu sự tác động này. Kết quả là cán cân thương mại, được đo
bằng hiệu số giữa kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu sẽ suy giảm. Tuy nhiên,
qua thời gian, lượng nhập khẩu sẽ giảm do giá cả nhập khẩu tăng. Đồng thời, giá
cả hàng hoá xuất khẩu tính bằng ngoại tệ sẽ giảm, làm tăng tính cạnh tranh trên
thị trường quốc tế, dẫn đến lượng xuất khẩu tăng. Như vậy, theo thời gian (trong
63
dài hạn), cán cân thương mại sẽ chuyển biến theo chiều hướng tích cực (thặng
dư)1.
Để kiểm định mối quan hệ giữa hai biến số này, cán cân thương mại được
biểu thị là một hàm số của tỷ giá hối đoái thực đa phương. Cụ thể, ta có phương
trình sau:
ttt uqB )ln()ln( 10
Trong đó: Bt là tỷ số thương mại; ln biểu thị logarit tự nhiên và u là độ
nhiễu. Ở đây, cán cân thương mại được biểu thị bằng tỷ số thương mại giữa kim
ngạch xuất khấu và kim ngạch nhập khẩu. Lý do chính của việc sử dụng này là
có thể dùng logarit của biến tỷ số thương mại này trong các mô hình kiểm định.
Đây là phương trình quan hệ được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm xác định
mối quan hệ giữa cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái.
1.2. Mô hình định lượng
Với mô hình biểu thị mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương
mại đã xác định ở trên (biểu thức 3), chúng tôi áp dụng phương pháp phân tích
mối quan hệ này bằng lý thuyết Đồng liên kết (Cointegration theory) và mô hình
cơ chế hiệu chỉnh sai số (ECM – Error Correction Model).
Phân tích biến động dài hạn – Mô hình Đồng liên kết
Trong nghiên cứu kinh tế, chúng ta thường giả lập mô hình mà ở đó các
biến số kinh tế có quan hệ với nhau và thường được mô tả dưới dạng các cân
bằng, chẳng hạn như:
1 Paul R. Krugman, Maurice Obstfeld, International Economics: Theory and Policy, 5th Edition, Addison-
Wesley Publishing Company, p. 466-468.
64
ttt uxy 10
Trong đó: yt và xt là các biến chuỗi, là tham số ước lượng,và ut là sai số.
Điều đáng quan tâm ở đây là nếu phương trình cân bằng trên là tồn tại thì đặc
tính của sai số cân bằng ut sẽ là như thế nào. Một đặc trưng quan trọng của ut sẽ
là một biến chuỗi có giá trị trung bình nhỏ và không có xu hướng lớn dần hay
nhỏ dần theo thời gian. Vì vậy, nếu biến chuỗi sai số này là biến ngẫu nhiên thì
giá trị trung bình ước tính sẽ bằng 0 và có cùng phương sai. Một biến chuỗi sai
số với đặc tính này được gọi là biến chuỗi tĩnh (Stationary Time Series). Biến
chuỗi tĩnh là khái niệm cơ bản và quan trọng trong lý thuyết Đồng liên kết. Vì
thế, trong khi ước lượng các tham số hoặc kiểm định giả thiết của các mô hình,
nếu không kiểm định thuộc tính này của biến chuỗi thì các kỹ thuật phân tích
thông thường (chẳng hạn như kỹ thuật OLS) sẽ không còn chính xác và hợp lý.
Do đó, nếu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tương quan như trên sẽ dẫn
đến “tương quan giả“ (Granger và Newbold, 1974)2. Kết quả của loại hồi quy
này sẽ dẫn đến các kiểm định thống kê như t, F, R2 sẽ bị lệch. Nói một cách khác,
hồi quy lệch sẽ cho kết quả các kiểm định thống kê t và R2 rất tốt nhưng mô hình
có thể hoàn toàn không có ý nghĩa. Vì vậy, trước khi xây dựng và phân tích mô
hình, cần phải có kiểm định thuộc tính tĩnh của các biến chuỗi trước khi đưa vào
sử dụng.
Hai biến chuỗi yt và xt được coi là đồng liên kết (cointegrated) nếu tồn tại
một tham số để:
ttt xyu
cũng là một biến chuỗi tĩnh (stationary variable).
2 Jack Johnston, John Dinardo (2003), Econometric Methods, Fourth Editions, McGRAW - HILL
International Editions
65
Dựa vào lý thuyết về Đồng liên kết như trên, chúng ta có phương pháp kiểm
định và phân tích mô hình sử dụng như sau:
(i) Kiểm tra thuộc tính biến tĩnh của dữ liệu;
(ii) Nếu các biến sử dụng là biến tĩnh liên kết cùng bậc thì tiến hành
phương pháp hồi quy với phương trình: ttt uqB )ln()ln( 10
(iii) Kiểm tra thuộc tính tĩnh của phần dư (residual) từ kết quả hồi quy trên.
Nếu phần dư là một biến chuỗi tĩnh thì hai biến số trong mô hình là đồng liên
kết. Từ đó phân tích kết quả mô hình.
Phân tích biến động ngắn hạn – Mô hình ECM ( Cơ chế hiệu chỉnh sai số)
Để tính toán mức độ tác động của tỷ giá thực đến hoạt động thương mại,
phần lớn các nghiên cứu quốc tế sử dụng khái niệm hệ số co giãn thương mại hay
cụ thể hơn là hệ số co giãn xuất khẩu và nhập khẩu. Các hệ số này được đo bằng
tỷ lệ giữa sự thay đổi phần trăm của xuất khẩu hay nhập khẩu với sự thay đổi
phần trăm của tỷ giá thực. Mô hình ECM - Cơ chế điều chỉnh sai số (Error-
Correction Mechanism) được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu quốc tế để -
ước lượng các hệ số co giãn trên.
Hệ số 1 là các kết quả ban đầu của hệ số co giãn dài hạn tỷ số thương mại
của tỷ giá thực đa phương (từ mô hình đồng liên kết). Bước tiếp theo là ước l-
ượng phương trình động, trong đó có các hiệu số khác biệt thứ nhất (first
difference) của biến độc lập và sai số trễ (lag residuals) từ phương trình đầu tiên
được gọi là “biến điều chỉnh sai số” (error-correction term). Cụ thể, mô hình
ECM được sử dụng trong nghiên cứu này là mô hình kinh tế lượng chuẩn tắc có
dạng sau:
66
tttt uqB 110 )ln()ln(
Trong đó 1 là hệ số co giãn xuất khẩu ngắn hạn của tỷ giá thực đa phương,
là hệ số của biến điều chỉnh sai số chỉ tốc độ mà hệ thống tiếp cận đến trạng
thái cân bằng dài hạn. Cụ thể, mức độ trễ trung bình của quá trình điều chỉnh đến
trạng thái cân bằng dài hạn là -1/. Điều này có nghĩa là giá trị tuyệt đối của
càng lớn thì quá trình điều chỉnh diễn ra càng nhanh.
Nghiên cứu về tác động của tỷ giá thực lên xuất khẩu của Việt Nam, Lord
(2002) đã sử dụng mô hình ECM để tính hệ số co giãn xuất khẩu mặt hàng giày
dép của tỷ giá thực trong ngắn hạn và dài hạn. Kết quả hồi quy của nghiên cứu
này cho thấy tác động của tỷ giá thực lên xuất khẩu giày dép có ý nghĩa về mặt
thống kê trên thị trường toàn cầu và trên một số thị trường khu vực. Hệ số co
giãn xuất khẩu giày dép của tỷ giá thực trên thị trường toàn cầu là 1,8 trong ngắn
hạn và 2,0 trong dài hạn. Trong ngắn hạn hệ số này là 0,1 đối với thị trường
ASEAN-5 và 0,3 đối với thị trường Mỹ. Trong dài hạn hệ số này là 0,4 đối với
thị trường Mỹ và 1,9 đối với thị trường EU3.
Lord còn cho rằng chỉ số đo lường mức cạnh tranh thích hợp hơn cho từng
thị trường là tỷ giá thực so sánh (cross-rates) giữa Việt Nam và các đối tác
thương mại quan trọng. Sử dụng chỉ số tỷ giá thực so sánh tác giả chỉ ra rằng tính
cạnh tranh của Việt Nam trong những năm gần đây tăng lên trên thị trường
Trung Quốc, Mỹ, trong khi lại giảm xuống trên những thị trường khác như
ASEAN, Nhật Bản và EU. Việc giảm tính cạnh tranh trên thị trường EU được
giải thích là do đồng đô la lên giá so với đồng euro và mối liên quan chặt chẽ
giữa đồng Việt Nam và đô la.
3 Nguyễn Văn Tiến (2003), Tỷ giá thực và tác động của nó đến cán cân thương mại, Tạp chí nghiên cứu
Kinh tế, số 12
67
Mô hình ECM được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu quốc tế và được
nhìn nhận là một phương pháp thích hợp để lượng hóa tác động trong ngắn hạn
và dài hạn của tỷ giá thực lên khối lượng xuất khẩu của nhiều nước, ví dụ trong
các nghiên cứu của Bayoumi (1996), Wren-Lewis (1998), Lord (2002).... Tuy
nhiên, hiện nay ngoài nghiên cứu của Lord (2002) trong lĩnh vực xuất khẩu giày
dép vẫn chưa có một nghiên cứu nào sử dụng phương pháp trên để đánh giá tác
động đối với toàn bộ xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam. Do vậy trong nghiên
cứu này chúng tôi đã áp dụng phương pháp trên với dãy số liệu theo quý từ năm
1995 đến năm 2005. Việc sử dụng số liệu theo quý cho phép có một chuỗi số liệu
tương đối lớn để có thể đưa ra những kết quả có độ tin cậy về mặt thống kê. Tại
Việt Nam, ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt chẽ biến động của tỷ giá, nên dao
động ngắn hạn của tỷ giá là rất nhỏ không gây tác động đáng kể đến xuất khẩu.
Do đó, chúng tôi chỉ đề cập đến tác động của những thay đổi mang tính dài hạn
hơn của tỷ giá lên xuất, nhập khẩu, cụ thể ở đây là những thay đổi theo quý.
II. Kết quả
Để sử dụng mô hình định lượng, chúng tôi tính toán hai biến số này với số
liệu quý lấy từ nguồn số liệu của Thống kê tài chính quốc tế (IFS). Thời kỳ
nghiên cứu ở đây là từ Quý 1 năm 1995 đến Quý 4 năm 2005 và Quý 1-1995 là
kỳ gốc để xác lập tỷ giá thực đa phương. Các đối tác thương mại lớn có mặt
trong tính toán tỷ giá gồm: Singapore, Nhật, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng
Kông, Đài Loan, Úc và Đức. Ngoài ra, để kiểm tra tác động của cuộc khủng
hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997 đối với hai biến số phân tích nêu trên,
chúng tôi sử dụng biến giả (dummy) DU99 với giá trị = 1 ở các quý năm 1999,
thời gian còn lại biến giả có giá trị bằng 0. Lý do của việc lựa chọn mốc thời gian
cho biến giả này là sau khủng hoảng tài chính tiền tệ, năm 1999 các nước trong
68
khu vực đã điều chỉnh lại tỷ giá hối đoái của nước mình cho phù hợp với điều
kiện mới.
Các bước phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại được
thực hiện như sau: quan sát biểu đồ, chạy mô hình hồi quy đồng liên kết, hồi quy
hiệu chỉnh sai số và kết luận.
Bảng 1: Tỷ giá danh nghĩa, thực tế song phương và đa phương của
Việt Nam thời kỳ 1995 - 2004
Năm Tỷ giá danh
nghĩa1
Tỷ giá thực
tế2
NEER3 REER4 Tỷ số thương
mại5
1990 8.125 13.898 100,00 100,00 87,35
1991 11.500 18.187 143,44 140,69 89,26
1992 10.565 15.505 129,28 122,20 101,53
1993 10.842 14.894 131,45 120,27 76,07
1994 11.051 14.069 139,13 123,33 69,58
1995 11.015 12.435 141,75 114,40 66,82
69
1996 11.149 12.198 143,97 112,88 65,11
1997 12.292 13.024 143,84 111,22 78,68
1998 13.890 13.326 161,64 118,24 81,21
1999 14.028 13.037 161,52 114,48 99,28
2000 14.514 14.514 161,15 116,49 92,42
2001 15.084 14.806 160,16 114,40 94,38
2002 15.403 14.718 171,94 122,79 86,35
2003 15.646 15.276 183,62 129,38 79,98
2004 15.777 15.172 191,48 129,48 82,42
Ghi chú: 1: Tỷ giá danh nghĩa USD/VND (Số VND=1USD)
2: Tỷ giá thực tế USD/VND (Số VND=1 USD)
3: Chỉ số tỷ giá hiệu lực danh nghĩa đa phương (%, năm
1990=100)
70
4: Chỉ số tỷ giá hiệu lực thực tế đa phương (%, năm 1990=100)
5: Tỷ số xuất khẩu/nhập khẩu (%)
Nguồn: Niên giám thống kê 2004, Thống kê tài chính quốc tế - IFS
(International Financial Statistics), 2005, Ngân hàng thế giới, 2005, Kinh tế Việt
Nam và Thế giới 2004-2005.
Từ năm 1992 đến năm 1997, chính sách tỷ giá hối đoái được điều chỉnh để
chống lạm phát và thu hút đầu tư nước ngoài. Để thực hiện mục tiêu chống lạm
phát, chính sách tỷ giá được điều hành cố gắng duy trì sự ổn định của tỷ giá hối
đoái danh nghĩa. Vì vậy, thời kỳ này tỷ giá hiệu lực thực tế đa phương (REER)
đã giảm tới 11%.
Sự ổn định tỷ giá hối đoái danh nghĩa những năm này đã tạm thời góp phần
tích cực vào việc kiềm chế lạm phát, thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế với tốc độ cao trên 8% năm. Nhưng việc duy trì tỷ giá hối đoái
danh nghĩa gần như cố định trong điều kiện lạm phát đã được kiềm chế song vẫn
cao hơn lạm phát của Mỹ (nước có đồng tiền chiếm tỷ trọng chủ yếu trong giỏ
ngoại tệ để xác định tỷ giá của Việt Nam) và các nước có quan hệ thương mại
chủ yếu của Việt Nam, đồng thời đồng USD có xu hướng tăng giá từ năm 1995
đã làm cho VNĐ có xu hướng ngày càng bị đánh giá cao hơn thực tế. Điều này
đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu mà biểu hiện ở tỷ số
thương mại đã giảm từ 101,53% xuống còn 78,68%.
Biểu đồ 1: Tỷ giá hiệu lực đa phương và tỷ số thương mại của Việt Nam
với các bạn hàng chủ yếu thời kỳ 1995 - 2005
71
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
1.2
1.4
1.6
Q1
19
95
Q3
19
95
Q1
19
96
Q3
19
96
Q1
19
97
Q3
19
97
Q1
19
98
Q3
19
98
Q1
19
99
Q3
19
99
Q1
20
00
Q3
20
00
Q1
20
01
Q3
20
01
Q1
20
02
Q3
20
02
Q1
20
03
Q3
20
03
Q1
20
04
Q3
20
04
Q1
20
05
Q3
20
05
Tỷ số thương mại REER
Biểu đồ trên đây cho thấy biến động của tỷ giá hiệu lực đa phương và tỷ số
thương mại của Việt Nam với các bạn hàng chủ yếu thời kỳ 1995-2005. Nhìn
chung, xu hướng biến động của hai biến số này là tăng lên theo thời gian. Ở một
vài thời kỳ như 1995-1996, 1997-1999, 1999-2001, khi tỷ giá hiệu lực tăng hay
giảm thì tỷ số thương mại cũng biến động theo chiều hướng tương tự. Điều này
chứng tỏ đã có mối liên hệ nhất định giữa tỷ giá thực với cán cân thương mại của
Việt Nam trong thời gian qua, có nghĩa là sự xuống giá thực của đồng Việt Nam
so với đồng tiền của các đối tác thương mại chủ yếu đã làm tăng sức cạnh tranh
của hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trên các thị trường đó, từ đó xuất khẩu gia
tăng, làm tăng tỷ số thương mại; hay nói cách khác là cải thiện cán cân thương
mại.
Kết quả mô hình hồi quy đồng liên kết và cơ chế hiệu chỉnh sai số của các
biến tỷ giá hiệu lực đa phương và cán cân thương mại như sau:
Bảng 2: Kiểm định nghiệm đơn vị các biến trong mô hình đồng liên kết
72
Biến số Kiểm định ADF (t statistics)
Ln(Tỷ số TM) -1.551
Ln(Chỉ số RER) 1.278
∆(Ln(Tỷ số TM)) -2.264*
∆(Ln(Chỉ số RER)) -2.611*
Ghi chú: * có ý nghĩa thống kê ở mức 5%
Bảng 3: Kết quả mô hình hồi quy đồng liên kết
Biến số Hệ số ước lượng Giá trị kiểm định
Hằng số -0,370* -16,397
Ln(REER) 0,704* 6,592
DU99 0,0711 1,411
R-square: 0,525. F test: F(2,41) = 22,72 (0,000). Durbin-Watson test =
73
2,063
Kiểm định nghiệm đơn vị ADF đối với phần dư từ hồi quy trên: t = -
2.970*
Ghi chú: * có ý nghĩa thống kê ở mức 5%
Như vậy, hàm hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa Tỷ giá hiệu lực đa phương
và Tỷ số thương mại sẽ là:
Ln(Tỷ số TM) = -0,3706 + 0,7042 x Ln(REER)
Kết quả kiểm định phần dư (Residual) cho thấy hai biến số này là đồng liên
kết bậc I. Các tham số kiểm định sự phù hợp của mô hình khẳng định mô hình là
có ý nghĩa.
Bảng 4: Kết quả mô hình hiệu chỉnh sai số
Biến số Hệ số ước lượng Giá trị kiểm định Mức ý nghĩa
Hằng số 0,010 0,536 0,592
Ln(REER) -0,157 -0,234 0,815
Ln(REER)-1 0,559 0,801 0,423
74
Ln(REER)-2 -0,673 -0,966 0,334
Ln(REER)-3 1,409* 2,199 0,027
Ln(REER)-4 -0,535 -0,901 0,367
(Sai số trễ)-1 -1,016 -6,432 0,000
R-square: 0,618, F test: F(6,32) = 8,65 (0,000), Durbin-Watson test = 2,126
Ghi chú: * có ý nghĩa thống kê ở mức 5%
-1;-2... biểu thị mức độ trễ theo quý
Kết quả mô hình thể hiện ở các bảng trên cho thấy tỷ giá hối đoái và cán
cân thương mại có quan hệ với nhau trong dài hạn và ngắn hạn. Các tham số
thống kê của các mô hình đều chứng tỏ các mô hình là phù hợp và có ý nghĩa.
Mô hình hồi quy đồng liên kết chỉ rõ có mối liên kết giữa hai biến số phân tích.
Hệ số ước lượng của tỷ giá hiệu lực đa phương mang dấu dương (0,704) và có ý
nghĩa thống kê, tức là trong dài hạn, một sự tăng lên của tỷ giá hiệu lực đa
phương có tác động tích cực đến cán cân thương mại mà ở đây chính là tỷ số
thương mại. Điều này hoàn toàn phù hợp với giả thiết nghiên cứu ban đầu. Biến
số DU99 không có ý nghĩa thống kê, điều đó có nghĩa là sự biến động mạnh của
các đồng tiền liên quan trong cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực năm
1997 không có tác động đến hoạt động ngoại thương của Việt Nam. Mối quan hệ
giữa hai nhân tố này trong dài hạn còn được khẳng định qua kết quả của mô hình
75
cơ chế hiệu chỉnh sai số, cụ thể là biến số (Sai số trễ)-1 có ý nghĩa thống kê và
mang dấu thích hợp. Tuy nhiên, mức độ giải thích của mô hình không cao, thể
hiện ở hệ số kiểm định độ phù hợp của mô hình là 0,525. Điều này cũng hoàn
toàn phù hợp bởi trên thực tế, hoạt động ngoại thương của Việt Nam trong thời
kỳ này còn chịu tác động bởi nhiều nhân tố khác.
Về mối quan hệ giữa hai biến số trong ngắn hạn, kết quả mô hình cơ chế
hiệu chỉnh sai số cho thấy có mối quan hệ giữa chúng. Mức độ trễ trong tác động
của tỷ giá hiệu lực đa phương đến cán cân thương mại là khá lớn, thể hiện ở biến
số Ln(REER)-3. Có nghĩa là, biến động của tỷ giá ở quý thứ 3 về trước sẽ có
tác động đến hoạt động xuất, nhập khẩu ở thời điểm hiện tại. Điều này phù hợp
với lý thuyết thương mại cũng như thực tế ngoại thương Việt Nam, cụ thể là
những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam phần lớn là nông sản. Vì thế,
đây là phản ứng trễ trong sản xuất đối với thay đổi của tỷ giá hối đoái. Mặt khác
nhập khẩu của Việt Nam chịu nhiều tác động của các chính sách khác hơn là tỷ
giá.
Kết quả nghiên cứu trên cũng với những nghiên cứu trước đây về vấn đề
này một lần nữa khẳng định tác động tích cực của việc tăng tỷ giá thực (đồng
Việt Nam xuống giá) đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Điều này cho
thấy việc chủ động phá giá nội tệ trong những năm qua đã có hiệu quả nhất định
trong việc tăng cường xuất khẩu. Vấn đề đặt ra ở đây là liệu Việt Nam có nên
phá giá đồng tiền trong thời gian tới để thúc đẩy xuất khẩu, từ đó cải thiện cán
cân thương mại hay không? Đây là một vấn đề phức tạp bởi để thúc đẩy xuất
khẩu đòi hỏi một hệ thống biện pháp khác nhau, không đơn thuần là chính sách
tỷ giá. Mặt khác, tỷ giá là một biến số vĩ mô rất nhạy cảm tác động đến nhiều
biến số vĩ mô khác như thương mại, cán cân thanh toán, ngân sách chính phủ, nợ
nước ngoài... Do đó, việc xem xét chính sách tỷ giá phải được đặt trong một tổng
76
thể chính sách của Chính phủ. Có một số lý do cho thấy cần phải thận trọng khi
xem xét quyết định có nên phá giá hay không như sau:
Thứ nhất, trong mô hình cân bằng dài hạn (Cointegration Model) và mô
hình biến động ngắn hạn (ECM) giữa tỷ giá thực và cán cân thương mại của
nghiên cứu này mới đề cập đến tác động của tỷ giá thực lên xuất, nhập khẩu chứ
chưa xem xét tác động đến các biến số vĩ mô khác. Bên cạnh đó, việc phá giá
đồng Việt Nam sẽ làm cho nhập khẩu sẽ trở nên đắt đỏ hơn đối với các nhà sản
xuất trong nước. Hiện tại, nhiều ngành kinh tế của Việt Nam còn phụ thuộc nặng
nề vào đầu vào nhập khẩu như nông nghiệp, dệt may, công nghiệp hóa chất, điện
tử... Do đó, phá giá sẽ đẩy chi phí sản xuất của những ngành này lên cao có thể
gây nên lạm phát do chi phí (cost-push) đối với toàn nền kinh tế. Từ đó, giá cả
hàng hoá xuất khẩu cũng gia tăng tính bằng nội tệ, dẫn đến hiệu ứng tích cực của
phá giá đối với xuất khẩu trở nên bằng không. Thứ hai, phá giá sẽ làm nợ nước
ngoài của chính phủ và những tổ chức kinh tế khác gia tăng tính theo đồng Việt
Nam khiến cho ngân sách Chính phủ thêm khó khăn, những doanh nghiệp vay
ngoại tệ của ngân hàng để tiến hành kinh doanh trên thị trường nội địa cũng sẽ bị
thiệt hại do ngoại tệ lên giá so với đồng Việt Nam. Vì những lý do trên, cần phải
tính toán rất cẩn thận những lợi ích và chi phí của việc phá giá đồng Việt Nam tr-
ước khi ra những quyết định quan trọng về vấn đề này.
III. Kết luận
Đề cập đến chính sách tỷ giá ở Việt Nam là một vấn đề hết sức nhạy cảm,
liên quan đến hàng loạt các yếu tố cấu trúc kinh tế và cả các vấn đề chính trị, xã
hội. Nhiều nghiên cứu cho rằng, việc cần làm trước mắt là phá giá đồng Việt
Nam để làm tăng tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới.
Quan điểm này còn cho rằng đồng Việt Nam hiện nay có tỷ giá thực có hiệu lực
77
(real effective exchange rate - REER) cao, nghĩa là tỷ giá đã điều chỉnh theo lạm
phát của một rổ tiền tệ của các nước mà Việt Nam có quan hệ mậu dịch4.
Kết quả nghiên cứu này cho thấy, trong thời kỳ 1995 – 2004, tỷ giá hối đoái
danh nghĩa giữa đồng Việt Nam với các đồng tiền của các bạn hàng chủ yếu thể
hiện xu hướng tăng, đồng nghĩa với việc đồng Việt Nam mất giá. Tuy nhiên, dựa
trên kết quả tính toán được, tỷ giá hối đoái thực tế đã bị giảm tới hơn 20%. Trong
giai đoạn 1992-1997, việc duy trì tỷ giá hối đoái danh nghĩa gần như cố định
trong điều kiện lạm phát đã được kiềm chế song vẫn cao hơn lạm phát của Mỹ
(nước có đồng tiền chiếm tỷ trọng chủ yếu trong giỏ ngoại tệ để xác định tỷ giá
của Việt Nam) và các nước có quan hệ thương mại chủ yếu của Việt Nam, đồng
thời đồng USD có xu hướng tăng giá từ năm 1995 đã làm cho VNĐ có xu hướng
ngày càng bị đánh giá cao hơn thực tế. Điều này đã tạo ra và tích lũy những nhân
tố gây mất ổn định và kìm hãm sự phát triển kinh tế.
Kết quả nghiên cứu cũng đã khẳng định được sự tồn tại của quan hệ giữa
hai biến số vĩ mô này trong ngắn hạn và dài hạn. Trong ngắn hạn, sự tác động
của tỷ giá có tính chất trễ, và trong dài hạn hai biến số này tiến tới một quan hệ
cân bằng (đồng liên kết). Từ những phân tích trên, khuyến nghị đối với việc
hoạch định chính sách tỷ giá phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam là:
Thứ nhất, tỷ giá là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng nhanh và
mạnh đến trạng thái cán cân thương mại, chính vì vậy khi phân tích diễn biến và
xu hướng vận động của cán cân thương mại, không thể không đề cập đến nhân tố
tỷ giá. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào diễn biến của tỷ giá danh nghĩa (song phương
hay đa phương) để phân tích ảnh hưởng lên cán cân thương mại là không chuẩn
xác, mà phải sử dụng đến tỷ giá thực và chủ yếu là tỷ giá thực đa phương.
4 Trần Ngọc Thơ, Tiền đồng được định giá cao hay thấp?, Thời báo kinh tế Sài Gòn, số 30-2006 (814)
78
Thứ hai, để thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng mạnh hơn thì tỷ giá thực không
thể quá thấp như ở Việt Nam trong suốt thời gian qua. Vấn đề điều chỉnh tỷ giá là
để tỷ giá thực đạt mức bao nhiêu là hợp lý.
Tóm lại, trong những nhân tố tác động đến hoạt động ngoại thương của Việt
Nam trong thời gian qua, tỷ giá hối đoái có một vai trò hết sức quan trọng. Các
nghiên cứu trong và ngoài nước trong thời gian qua đã khẳng định mối quan hệ
và tác động giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại ở Việt Nam với các mức
độ khác nhau. Nghiên cứu này nhằm phân tích một cách sâu hơn mối quan hệ
giữa hai biến số đó và đã cho một kết quả tương tự. Điều này góp phần làm vững
chắc cơ sở cho việc hoạch định chính sách tỷ giá nhằm phục vụ tốt hơn hoạt
động ngoại thương của Việt Nam trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Jack Johnston, John Dinardo. Econometric Methods, Fourth Editions,
McGRAW - HILL International Editions (2003)
2. Kenichi Ohno. Exchange Rate Management of Vietnam, Re-examination
of Policy Goals and Modality, Research paper, The National Graduate
Institute for Policy Studies, Japan (2003)
3. Nguyễn Văn Tiến. Tỷ giá thực và tác động của nó đến cán cân thương
mại, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 12 (2003)
4. Paul R. Krugman, Maurice Obstfeld, International Economics: Theory
and Policy, 5th Edition, Addison-Wesley Publishing Company
5. Phan Thanh Hoàn. Tỷ giá với cán cân thương mại: Kinh nghiệm của Hàn
Quốc. Luận văn cao học, Đại học KyungHee, Hàn Quốc (2003)
79
6. Quỹ tiền tệ Quốc tế, Thống kê tài chính quốc tế - IFS (International
Financial Statistics) (2005)
7. Trần Ngọc Thơ, Tiền đồng được định giá cao hay thấp?, Thời báo Kinh
tế Sài Gòn, số 30 (2006) 814
8. Viện Kinh tế học, Trung tâm Khoa học Xã hội & Nhân văn Quốc gia,
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, các số 292,293, 299 (2003, 2004)
THE RELATIONSHIP BETWEEN EXCHANGE RATE AND TRADE
BALANCE OF VIETNAM IN THE PERIOD OF 1995-2004
Phan Thanh Hoan, Nguyen Dang Hao
College of Economics, Hue University
SUMMARY
This study presents an empirical assessment of the relationship between the
exchange rate and the balance of trade in Vietnam during the period of 1995-
2004. Using cointegration theory, this study tests the relationship between
exchange rate and trade balance of Vietnam. Specifically, the study test for the
statistical significance, direction, and speed of the trade balance response to the
changes in exchange rate. The study also tests for short-run and long-run effects
to determine the pattern of the exchange rate and trade balance relationship in
general.
The result shows the theoretical framework of the study as well as major
findings of previous studies related to that. The statistical results provide
80
evidence of the J-curve effect, which indicates that the trade balance initially
deteriorates in response to devaluations. More specifically, the result shows the
trade balance adjusts gradually to the exchange rate change, requiring a period
of about two quarters. In the long-run, we find that devaluation improves the
trade balance. Our results thus confirm the potency of the exchange rate as a
long-run tool of trade policy.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 43_phan_thanh_hoan_8975.pdf