Ông đã làm rõ mối quan hệ giữa “pháp”, “thuật”, “thế”. Qua đó ta
thấy rõ được tư tưởng chủ đạo trong quản lý là “pháp trị”. Chủ thể quản
lý cao nhất chinh là quân vương. Đối tượng quản lý là quan và dân.Vua
sử những công cụ quản lý như pháp luật, quyền lực, cách thức dùng
người để cai trị đất nước. Đối với dân chúng quan lại là chủ thể quản lý
trực tiếp. Và toàn bộ các yếu tố này được đặt dưới sự cai quản của vua –
chủ thế quản lý tối thượng.
28 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5440 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mối quan hệ thế -Pháp - thuật trong tư tưởng pháp trị của hàn phi tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
-------------------------------
BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ - THẢO LUẬN NHÓM
MỐI QUAN HỆ THẾ - PHÁP - THUẬT TRONG
TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ
Giảng Viên: PGS.TS Phạm Ngọc Thanh
Nhóm Sinh Viên Thực hiện: Nhóm 3
Hà Nội - 2011
2
I. Bối cảnh xã hội Trung Hoa cổ đại thời Hàn Phi Tử và sự
hình thành tư tưởng Pháp trị
Lịch sử Trung Hoa cổ đại có hai thời kỳ được nói đến đó là Xuân
thu và Chiến quốc. Thời Xuân thu là thời kỳ suy tàn của nhà Chu, đây
chính là thời kỳ sinh sống của Lão tử, Khổng tử. Thời Chiến quốc từ gần
cuối đời Uy Liệt Vương, tới khi nhà Tần diệt nhà Tề thống nhất đất
nước, đó là thời kỳ sinh sống của Hàn Phi Tử. So với thời Xuân thu thì
Chiến quốc loạn lạc bất ổn định hơn về chính trị nhưng lại phát triển hơn
về kinh tế. Đây là thời kỳ đạo đức suy đồi, người ta chỉ dùng mọi cách để
tranh lợi, quan lại tham nhũng, ăn chơi xa hoa truỵ lạc, chiến tranh kéo
dài liên miên khiến cho đời sống của nhân dân càng thêm đói khổ, cùng
cực. Trước tình cảnh xã hội như vậy, tầng lớp quý tộc và tầng lớp trí thức
có sự chia rẽ về tư tưởng. Một số chán nản muốn quay trở lại thời Xuân
Thu, số khác thì cố gắng đưa ra những tư tưởng và phương pháp cải cách
để xây dựng “nước giàu,binh mạnh”.
Đặc biệt thời Chiến Quốc là thời kỳ lịch sử phát triển rực rỡ về tư
tưởng, “trăm hoa đua nở”, “bách gia chư tử”. Có ba dòng tư tưởng lớn
cùng tồn tại trong thời đại bấy giờ:
Phái thứ nhất: có Nho gia và Mặc Tử, Khổng Tử muốn khôi phục
nhà Chu. Mặc tử, Mạnh tử, Tuân tử thấy nhà Chu suy tàn không cứu
được nên mong có được vị minh quân thay Chu thống nhất Trung hoa
bằng chính sách Đức trị.
Phái thứ hai: là phái Đạo gia muốn giảm thiểu, thậm chí giải toán
chính quyền sống tự nhiên như thủa sơ khai, lập địa muốn từ bỏ xã hội
phong kiến để trở về xã hội cộng sản nguyên thuỷ.
Phái thứ ba: là phái Pháp gia với một số nhà tư tưởng lớn
như:Quản Trọng,Thận Đáo,Thân Bất Hại,Thương Ưởng…muốn dùng vũ
3
lực lật đổ chế độ phong kiến phân tán và lập ra chế độ phong kiến quân
chủ chuyên chế, thay “vương đạo” của Khổng Mạnh bằng chính sách "bá
đạo".
Tư tưởng Pháp gia với đại biểu xuất sắc là Hàn Phi Tử. Hàn Phi
Tử(280-233 TCN),là một công tử nước Hàn, học rộng, biết cả đạo Nho,
đạo Lão, nhưng thích nhất học thuyết của Pháp gia và có tư tưởng mới về
Pháp trị. Nội dung cơ bản của Pháp gia là đề cao vai trò của pháp luật và
chủ trương dùng pháp luật hà khắc để trị nước. Theo Hàn Phi Tử, thời
thế hoàn cảnh đã thay đổi thì phép trị nước không thể viện dẫn theo "đạo
đức" của Nho, "Kiêm ái" của Mặc, "Vô vi nhi trị" của Đạo gia như trước,
mà cần phải dùng Pháp trị. Hàn Phi đưa ra quan điểm tiến hóa về lịch sử,
ông cho rằng lịch sử xã hội luôn trong quá trình tiến hoá và trong mỗi
thời kỳ lịch sử thì mỗi xã hội có những đặc điểm dấu ấn riêng. Vì thế,
không có một phương pháp cai trị vĩnh viễn, cũng như không có một thứ
pháp luật luôn luôn đúng trong hệ thống chính trị tồn tại hàng ngàn năm.
Từ đó, ông đã phát triển và hoàn thiện tư tưởng Pháp gia thành một
đường lối trị nước khá hoàn chỉnh . Về mặt lý luận chính trị ông tiếp thu
điểm ưu trội của ba trường phái trong pháp gia: “pháp” (Quản Trọng,
Thương Ưởng), “thuật” (Thân Bất Hại), “thế” (Thận Đáo). Trong phép
trị nước, Hàn Phi Tử là người đầu tiên coi trọng cả ba yếu tố Thế, Thuật,
và Pháp. Ông cho rằng ba yếu tố đó phải thống nhất không thể tách rời
trong đường lối trị nước bằng pháp luật.
Quan niệm về bản chất con người của Hàn Phi Tử.
Khi nhắc đến tư tưởng quản lý của một tác giả thì trước tiên chúng
ta cần xem xét quan niệm về bản chất con người của tác giả đó. Vì nó sẽ
4
chi phối toàn bộ từ tư tưởng quản lý chủ đạo đến việc xác định mối quan
hệ giữa chủ thể và đối tượng, công cụ phương pháp quản lý. Vậy nên ta
không thể không xem xét quan niệm về bản chất con người của Hàn Phi.
Hàn Phi Tử đã cho rằng bản chất con người là vì tư lợi.
Nếu Khổng Tử cho rằng bản chất con người là tính thiện thì Tuân
Tử một học trò giỏi của ông lại cho rằng con người bản chất là “ác”. Hàn
Phi Tử đã cho rằng bản chất con người là vì tư lợi, là học trò của Tuân
Tử, Hàn Phi theo tư tưởng triết học ‘tính bản ác” của con người và đây
có lẽ là tư tưởng duy nhất Hàn Phi thừa nhận từ Nho gia.
Theo Hàn Phi chỉ có một số thánh nhân tích bản tính thiện còn đa
số vốn có tính ác cụ thể là tranh giành nhau vì lợi, sẵn sàng giết nhau vì
miếng ăn hay chức vụ, làm biếng, khi có dư ăn thì không muốn làm gì
nữa, chỉ phục tùng quyền lực.
Con người làm việc do xuất phát từ lợi ích của bản thân. Con
người sẵn sàng làm tất cả hoặc không làm gì cả nếu có lợi cho bản thân
họ. Ví dụ như “thầy lang khéo mút vết thương ngậm máu bệnh nhân đâu
phải vì tình cốt nhục mà chỉ vì lợi. Thợ đóng xe mong nhiều người sang,
thợ đóng quan tài mong nhiều người chết yểu…” (Thiên Bị nội) Vì thế
một mặt để dùng được người để “sử dụng hết năng lực”của họ không gì
bằng đem lại cái lợi cho họ tức dùng phần thưởng, mặt khác để loại bỏ
những yếu tố gây loạn cho xã hội thì phải dùng hình phạt nặng.
II. Nội dung cơ bản của Thế, Thuật và Pháp
1. Thế
“Thế” trong quan niệm của Hàn Phi là địa vị và quyền uy. Theo
ông, thế không liên quan với đạo đức và tài trí của con người. Bởi vì,
5
“hiền tài như vua Nghiêu nhưng khi chưa làm vua nói không ai nghe, bạo
tàn như vua Kiệt , nhưng vì là vua nên mọi người không dám trái lệnh.”
Vua là người có quyền uy tối cao. Điều đó thể hiện:
+ Vua là người duy nhất có quyền đề ra pháp luật. Chính vì vậy
vua phải được mọi người tôn kính, tuân theo triệt.
+ Vua phải nắm lấy quyền thưởng phạt. Chính sách thưởng phạt
là phương tiện cơ bản để nhà vua cai trị dân, qua đó giữ được Thế của
mình. Điểm thống nhất trong chính sách thưởng phạt của ông là: Thưởng
phạt phải chắc chắn, công bằng, nghiêm minh; thưởng phải hậu, phạt
phải nặng. “Trị tội thì không chừa cásc quan lớn, thưởng công bằng thì
không bỏ sót các dân thường…Hình phạt nặng thì người sang không dám
khinh kẻ hèn, pháp luật phân minh thì người trên được tôn trọng, không
bị lấn”(thiên Hữu Độ).
Như vậy, pháp luật và chính sách thưởng phạt luôn được Hàn Phi
đề cao khi nói về Thế và điều kiện để có được Thế “pháp luật công
bằng,thưởng phạt công minh,cho nên,đều sửa chữa được sai lầm của
người trên,trị được cái gian của kẻ dưới trừ được loạn, sửa được điều sai,
thống nhất đường lối của dân không gì bằng pháp luật”.
Xuất phát từ quan niệm bản chất con người là vì tư lợi nên chính
sách thưởng phạt có phần cực đoan song quan niệm về Thế của ông có
nhiều điểm sâu sắc mà trong hoạt động quản lý có thể ứng dụng.
2. Thuật
Thuật: là kĩ thuật quản lí và tâm thuật.
Kĩ thuật quản lí: là phương án để tuyển, dùng, kiểm tra đánh giá
khả năng của quan lại để bố trí cho chức danh cho phù hợp.
6
Tâm thuật: là mưu mô trong chế ngự quần thần, bắt họ phải lộ ra
tâm ý.
Pháp gia cực nhấn mạnh “thuật”. Hàn phi phê phán Thương Ưởng
chỉ biết có pháp luật mà “không có thuật để biết rõ kẻ gian” “chúa không
có thuật để biết rõ kẻ gian, dấu pháp luật có tô vẽ ra mười phần, người
làm tôi vẫn ngược lại dùng nó làm chỗ dựa để mưu lợi riêng”.Vì
thế,người làm chúa phải có “thuật” đó là “thuật cai trị” của người làm
chúa để điều khiển bề tôi. Hàn Phi nói “thuật là gì? là cái mầm kín đáo
trong bụng, để so sánh các đầu mối sự việc và ngấm ngầm cai trị các bề
tôi. Dùng thuật thì phải làm cho kẻ thân yêu gần gũi cũng không ai biết
được”.
Thuật của Hàn Phi có hai nguyên tắc cơ bản sau:
Một là bề tôi không làm hết hay làm quá trách nhiệm đều phải xử
phạt.
Hai là căn cứ vào sự tương xứng hay không giữa “công” và
“danh”, “lời nói” và “việc làm” cuả kẻ bề tôi để thưởng phạt.
Trong kĩ thuật bao gồm hai nội dung chính: trừ gian và dùng
người
Thuật trừ gian: là các thuật để loại trừ bọn gian thần. Giữa vua và
tôi khác nhau về địa vị và quyền lợi, vì vậy bất cứ bề tôi nào cũng có ý
phản vua.Vua phải biết cách để loại bỏ hạng người này. Các ông vua
nên: không để lộ sự yêu thích, giận, ghét, đồng thời không cho bề tôi biết
mưu tính cuả mình, không cho họ mưu tính việc riêng và tự ý hành động.
Bắt họ phải làm đúng theo pháp luật. Không cho họ lấy của công để thi
công, ban ơn cho dân. Khi họ khen ai hay chê ai thi phải xem xét thực sự
có thực tài hay không. Khi để tìm ra kẻ gian điều mấu chốt là ai được lợi
ở đây, động cơ là gì. Đại thần thì phải: “đối với những người hiền tài thì
7
bắt vợ con thân thích của họ làm con tim để uy hiếp, nếu là kẻ tham lam
thì cho họ tước lộc nhiều dùng để mua chuộc,nếu là kẻ gian tà, phải làm
cho họ khốn khổ bằng cách trừng phạt hoặc nếu không thì giết”
Thuật dùng người: Nguyên tắc cơ bản của thuật dùng người theo
Pháp gia gọi là thuyết hình danh - tức là muốn đánh giá một người hoặc
một sự vật thì phải xem xét sự thực đã làm (hình) và tên gọi công việc
(danh) có phù hợp hay không. Có ba khía cạnh, phương thức, phương
pháp:
Thánh ngôn: nghe ngóng, xem xét, khi nghe bề tôi thì vua phải
trầm mặc, lầm lì, không bày tỏ thái độ, không khen không chê, không để
lộ tình cảm của mình. Lời nói của bề tôi không được mâu thuẫn nhau. Bề
tôi phải đưa ra ý kiến rõ ràng. Lời nói phải thiết thực.
Tham nghiêm: khảo sát nhiều mặt để biết lòng bề tôi. Hỏi ý kiến
của nhiều người, xem xét việc đã làm. Cho họ ở gần mình để thấy được
nội tình. Dùng những điều mình biết rồi để tra khảo. Đưa ra nhiều ý kiến
khác nhau để xem ý kiên của kẻ dưới ra sao.
Thí chi giao chức: cho họ thử việc, dùng thực tiễn kiểm tra thực
lực của họ.
Có ba nguyên tắc:
Một giao họ việc nhỏ để làm lần lượt sẽ giao cho họ việc lớn
hơn.
Hai không cho kiêm nhiệm phải phân công rõ ràng mỗi người một
chức vụ.
Ba không dùng kẻ khác để nhòm ngó.
Trong tư tưởng của mình, Hàn Phi còn bàn đến thuật vô vi.Vô vi
trong quan niệm của Khổng Tử và Lão Tử là cứ để cho sự vật tự nhiên
mà vẫn phát triển,nhà cai trị nhàn nhã, ít điều hành can thiệp mà công
8
việc vẫn. Nhưng theo Hàn Phi Tử, thuật vô vi không bớt đi sự điều hành,
nhưng chỉ tập trung vào đối tượng là trị quan chứ không trị dân, bắt quan
lại phải làm hết sức mình, đồng thời phải giải phóng chính sực lực cho
ông vua. “Bậc vua thấp kém dùng hết khả năng của mình, bậc vua trung
bình dùng hết sức của người, bậc vua cao hơn dùng hết trí lực của người
thì vua như thần.” (Bát kinh).
Tóm lại Thuật của Hàn Phi là thủ đoạn để vua dùng để điều khiển
quan lại, giữ gìn pháp luật và tuân theo mệnh lệnh
3. Pháp.
Nho gia dùng chữ “pháp” theo nghĩa phép tắc, còn Pháp gia nói
tới “pháp” tức là chỉ pháp thuật.
Hàn Phi cho rằng pháp luật là một công cụ hữu hiệu nhất để quản
lý - cai trị xã hội. Pháp luật là cái quy, cái củ, tức là tiêu chuẩn để phân
biệt đúng sai, phải trái, để duy trì xã hội trong một khuôn khổ. Pháp luật
là cái “biên soạn thành sách, đặt ở công đường, và nói rõ cùng trăm
họ...cho nên bậc minh chúa nói pháp luật, thì mọi kẻ hèn kém trong
nước, không ai không nghe thấy”. Pháp luật không tách rời khỏi Thế và
Thuật mà cùng tạo nên một cái kiềng 3 chân vững chắc, khăng khít.
Là người tôn thờ chế độ quân chủ, với Hàn Phi, pháp luật dĩ nhiên
là do vua đặt ra nhưng phải tuân theo các nguyên tắc sau:
Pháp luật phải kịp thời, hợp thời:
Hàn Phi viết: “Thời thay mà pháp luật không đổi thì nước loạn,
đời đã thay đổi mà cấm lệnh không biến thì nước bị chia cắt. Cho nên
thánh nhân trị dân thì pháp luật theo thời mà đổi, cấm lệnh cũng với đời
mà biến”. Tính kịp thời của pháp luật với Hàn Phi không chỉ có ý nghĩa
chung chung mà rất cụ thể “Bậc vua chúa sáng trị nước thì dựa theo thời
9
tiết của năm mà làm ra của cải, tính thuế khóa sao cho giàu nghèo được
đều...”
Pháp luật phải công khai, dễ biết, dễ thi hành:
Về ý pháp luật công khai, trong thiên Hữu độ, Hàn Phi viết: “Pháp
luật rõ ràng thì người trên được tôn trọng mà không bị xâm lấn” và ông
phân tích rõ trong thiên Thủ đạo: “Pháp luật rõ ràng thì người hiền không
cướp của kẻ kém, người mạnh không thể hiếp kẻ yếu, người đông không
thể hung bạo với kẻ ít”.
Ông cho rằng pháp luật dễ hiểu, dễ biết: “Pháp luật không gì bằng
thống nhất và chắc chắn, khiến cho dân biết nó”. Trong thiên Bát Thuyết
ông còn viết: “Những điều mà những kẻ sĩ sâu sắc mới có thể hiểu được
thì không thể đưa ra làm lệnh, vì dân không phải tất cả đều sâu sắc” và
“Pháp luật gọn thì việc kiện tụng của dân ít đi”.
Pháp luật phải công bằng, bênh vực kẻ yếu và số ít:
Nhìn chung, pháp gia chủ trương mọi người đều bình đẳng trước
pháp luật. Hàn Phi viết: “Pháp luật phải công bằng thì quan lại không
làm điều gian” và trong thiên Thủ đạo ông viết: “...cho nên trị nước thì
phải minh định pháp luật, đặt ra hình phạt nghiêm khắc để cứu loạn cho
quần chúng, trừ họa cho thiên hạ, khiến cho kẻ mạnh không lấn kẻ yếu,
đám đông không hiếp đáp số ít, người già được hưởng hết tuổi trời, bọn
trẻ mồ côi được nuôi lớn, biên giới không bị xâm phạm, vua tôi thân
nhau, cha con bảo vệ nhau, không lo bị giết hay bị giặc cầm tù, đó cũng
là cái công cực lớn vậy”.
Pháp luật phải có tính phổ biến:
Pháp luật phải ban hành công khai và truyền bá tới tất cả mọi
người để không người dân nào có thể viện cớ rằng không biết luật nên lỡ
10
phạm pháp. Hàn Phi yêu cầu các quan lại phải: “lấy pháp luật mà dạy
dân”, họ phải là những người truyền bá pháp luật.
Với Hàn Phi, pháp luật là thứ “phép công” điều khiển hành vi của
con người. Pháp luật có vai trò quan trọng nhất trong bộ ba pháp- thuật -
thế, vì thế tiền đề mà mục đích tối cao của chính trị, quản lý là làm cho
“Pháp luật không hỏng nát”. Trong chính trị và quản lý, tất cả đều phải
xem xét có phù hợp với pháp luật hay không: “ Sự yên trị hay rối loạn
gửi ở pháp và thuật, lẽ phải trái dựa vào thưởng phạt, điều nặng nhẹ theo
với cân lường...không ra ngoài mực thước, không đẩy vào trong mực
thước, không lọt ra ngoài pháp luật, không lẩn vào trong pháp luật...”.
III.Mối quan hệ giữa Thế, Thuật và Pháp trong tư tưởng Pháp
gia
Thế, Thuật và Pháp là ba khái niệm cơ bản về hoạt động cai trị của
Hàn phi. Ba yếu tố đó có mối quan hệ mật thiết hữu cơ gắn bó tác động
qua lại với nhau. Trong đó, "Pháp" là nội dung trong chính sách cai trị
được thể hiện bằng luật lệ; "Thế" là công cụ, phương tiện tạo nên sức
mạnh, còn "Thuật" là phương pháp cách thức để thực hiện nội dung
chính sách cai trị. Đó là ba công cụ hữu ích giúp nhà vua cai trị đất
nước một cách có hiệu quả.Chúng tạo nên cái thế kiềng ba chân rất vững
chắc. Nếu nhà vua nào hiểu rõ và nắm bắt được mối quan hệ đó thì sẽ
làm yên được dân, đất nước được thịnh trị.
1.Thế - Pháp
Thế là điều kiện tất yếu tạo ra Pháp
11
Theo Hàn Phi, để có thể cai trị được đất nước thì vua phải có Thế-
quyền lực tối thượng, đó là điều kiện căn bản nhất của nhà lãnh đạo. Nhà
vua phải dựa vào Thế của mình để ban lệnh, buộc bề dưới phải nghe
theo. Bởi vì “hiền tài như vua Nghiêu nhưng khi chưa làm vua nói không
ai nghe, bạo tàn như vua Kiệt nhưng vì là vua nên mọi người không ai
dám không nghe theo” … “Kiệt làm thiên tử có thể khống chế cả thiên hạ
không phải vì ông ta hiền mà vì cái thế của ông ta nặng. Nghiêu là kẻ
thất phu không thể sửa nổi ba cái nhà không phải vì Nghiêu hư hỏng mà
vì thế của ông ta thấp” (Thiên Công Danh). Và cái Thế được thể hiện
thông qua việc nhà vua là người duy nhất có quyền ban hành pháp luật
và quyền nắm giữ thưởng phạt. Nhờ có Thế mà pháp luật ra đời và đi vào
cuộc sống. Mức độ hiệu quả thi hành của pháp luật đến đâu là do Thế của
nhà vua. Thế có cao, có vững thì sự thực thi pháp luật của bề dứơi mới
được triệt để tuân theo. Có pháp luật mà Thế yếu thì pháp luật cũng khó
được thi hành. Hàn phi viết: “nếu họ (tức vua) giữ pháp luật ở vào cái thế
thì trị an, nếu họ từ bỏ pháp luật, gạt bỏ cái thế thì loạn”. Như vậy, Thế là
điều kiện để tạo nên Pháp, để cho Pháp được thi hành theo đúng như
những gì nó được ban ra.
Pháp duy trì củng cố Thế
Nếu như Thế là điều kiện tạo ra Pháp thì Pháp là yếu tố để duy trì
và củng cố Thế. Pháp hiệu quả, đúng đắn thì Thế lớn mạnh, ngược lại,
Pháp suy yếu, sai lệch thì Thế cũng hạn hẹp dần. Pháp luật phân minh thì
người trên được tôn trọng, không bị lấn. Người trên được tôn trọng,
không bị lấn, thì vua mạnh, nắm được các mối quan trọng. Hàn Phi Tử
viết: “Ông vua dùng hình phạt và ân đức để khống chế bầy tôi, nay ông
vua bỏ hình phạt và ân đức của mình để trao cho bầy tôi sử dụng thì ông
12
vua sẽ bị bề tôi không chế” (thuyết Hai cái cân). Pháp mà nhà vua dùng
chủ yếu ở đây là chính sách thưởng phạt nghiêm minh, thưởng thì hậu,
phạt thì nặng, từ đó giúp “nâng cao quyền uy của vua” và “sử dụng hết
năng lực của bề tôi” .Khi nhân dân chấp nhận sự thưởng - phạt của vua
nghĩa là cái thế của vua được năng lên, được tôn trọng. Thưởng phạt
không chỉ tạo nên Thế của nhà vua mà đồng thời còn tạo nên Thế của
nước. Ông viết: “Nêu cao phép tắc cai trị thì nước nhỏ cũng giàu, nếu
việc thưởng phạt được tôn trọng và chắc chắn thì dân tuy ít cũng mạnh.”
2.Thuật - Thế
Thuật tạo nên, củng cố bảo vệ cho Thế
Thuật cũng giống như Pháp, tạo nên Thế và bảo vệ, củng cố cho
cái Thế đó được vững chắc. Nhà cai trị khi biết sử dụng Thuật (thuật
dùng người và thuật trừ gian) thì sẽ tìm được một đội ngũ quan lại có đủ
năng lực để qua đó cai trị dân chúng. Một minh chúa khi biết sử dụng
Thuật tốt thì sẽ tuyển chọn được đội ngũ có tài mà vẫn chịu phục tùng,
vẫn bị khuất phục trước quyền uy của chúa, khi đó sẽ càng củng cố vững
chắc Thế của mình. Vua phải biết cai trị dân, chế ngự quan lại, không
cho họ biết được tình cảm thật, suy nghĩ thật của mình, qua đó mà nhà
vua luôn giữ được uy quyền - Thế của mình, tránh việc kẻ dưới nịnh hót,
dối trá.” Một mình tự chế ngự dân trong bốn bể, khiến cho kẻ thông minh
không gian trá được, kẻ miệng lưỡi không nịnh bợ được, kẻ gian tà
không biết dựa vào đâu được, dù kẻ ở xa ngoài ngàn dặm cũng không
dám đổi lời, kẻ thân cận như các lang trung cũng không dám che dấu cái
tốt, tô điểm cái xấu; như vậy từ các bề tôi tại triều tụ tập ở bên vua cho
13
tới những kẻ thấp hèn ở xa cũng không dám lấn nhau mà đều giữ chức
phận mình.” (thiên Hữu Độ).
Thế là điều kiện tất yếu để thực thi Thuật
Thuật là công cụ vua sử dụng để quản lý tầng lớp quan lại. Vậy
nên để sử dụng được Thuật thì trước hết vua phải có Thế. Nhà vua phải
nắm vững Thế -quyền uy, vị thế của mình thì mới có thể sử dụng Thuật.
Thuật ở đây là thuật dùng người và thuật trừ gian. Một người dù có
Thuật hay đến đâu mà không có quyền thế trong tay thì cũng không thể
thi hành những nội dung đó của Thuật. Vì vậy, Thế là điều kiện tất yếu
để thực thi Thuật. chỉ khi có thế thì mới có thể “nhà vua không giỏi mà
làm thầy những người giỏi, không khôn ngoan mà làm chuẩn mực cho sự
khôn ngoan. Bầy tôi vất vả mà nhà vua hưởng thụ sự thành công” (Thiên
Chủ đạo).
3.Pháp - Thuật
Pháp và Thuật thể hiện sự phân loại trong quản lý
Nếu như Pháp là công cụ để nhà vua cai trị đất nước thì Thuật là
cách thức để nhà vua thi hành Pháp.Tư tưởng của Hàn Phi có điểm mới
mẻ khi phân loại chủ thể quản lý cũng như các phương pháp công cụ
quản lý khác nhau giữa các loại chủ thể đó. Cách phân loại này cho phép
ông đi sâu hơn, chặt chẽ hơn khi phân tích chức năng cai trị của từng
loại chủ thể. Đối với vua, Hàn Phi đề cao Thế và Thuật; với quan lại, ông
chủ yếu tập trung bàn về Pháp.Theo Hàn Phi, vua dùng Thuật để quản lý
bộ phận quan lại, còn quan dùng hệ thống Pháp để quản lý dân chúng, dĩ
nhiên là hệ thống pháp luật được ban hành ra dưới sự kiểm soát của vua.
14
Pháp và Thuật gắn bó không thể tách rời
Nhà vua cần biết kết hợp hài hòa trong việc sử dụng Thuật và
Pháp để cai trị đất nước. Khi nhà vua biết sử dụng Thuật để tuyển được
đội ngũ quan lại có thể giúp mình cai trị đất nước thì việc ban hành và
thực thi Pháp cũng sẽ rõ ràng, minh bạch và có hiệu quả hơn.Và nội dung
của Pháp ban hành ra cũng thể hiện được Thuật trị nước của vua. Luật
pháp ban hành ra dù có thay đổi cho hợp thời đi chăng nữa thì cũng
không thể hoàn hảo được, do vậy có thể có những kẽ hở mà sẽ gây ảnh
hưởng xấu đến việc cai trị của vua.Vì vậy, cần có Thuật để hạn chế
những lỗ hổng của pháp luật, giúp vua nhận biết bề tôi mà có cách cai
quản phù hợp. “Pháp luật là mệnh lệnh ban bố rõ ràng ở nơi cửa công,
hình phạt chắc chắn đối với lòng dân, thưởng cho những kẻ cẩn thận giữ
pháp luật, nhưng phạt những kẻ làm trái lệnh. Đó là điều bầy tôi phải
tuân theo. Nhà vua không có thuật trị nước thì ở trên bị che đậy, bầy tôi
mà không có pháp luật thì loạn sinh ra ở dưới, hai cái không thể thiếu cái
nào”(thiên Định Pháp). Thuật là rất quan trọng, nhưng nếu không đi đôi
Pháp thì cũng không có hiệu lực gì. Hàn Phi phê phán Thân Bất Hại
không làm nên công trạng gì vì biết có Thuật mà không có Pháp. Hàn phi
cho rằng: “nếu coi nhẹ pháp luật và những điều ngăn cấm mà lo việc tính
toán, mưu mô, bỏ việc bên trong mà nhờ cậy bên ngoài thì có thể mất
nước"(thiên XV: Vong Trưng). Trong thiên Định Pháp, Hàn Phi cũng có
đề cập: “…Như vậy tuy Thân Bất Bại mười lần khiến Hàn Chiêu hầu
dùng thuật, nhưng bọn gian thần vẫn có cách đưa ra lời dối trá. Cho nên
tuy dựa vào nước Hàn mạnh có vạn cỗ xe mà trong mười bảy năm vẫn
không hể đạt được địa vị bá vương. Như vậy tuy ở trên dùng thuật trị
nước nhưng có mối lo các quan không trau dồi pháp luật.” và “Thương
Quân tuy làm mọi cách tô vẽ cho pháp luật của mình nhưng bầy tôi lại
15
dùng nó một cách sai trái cho việc riêng của họ. Cho dù dựa vào cái cơ
sở của nước Tần mạnh trong mấy mươi năm vẫn không đạt đến đế
vương. Đó là mối lo pháp luật tuy được các quan chăm chỉ trau dồi
nhưng ở trên vẫn không có cái thuật trị nước”.
Như vậy, trong tư tưởng của mình, Hàn Phi Tử thấy được và đề
cao vai trò và mối quan hệ của ba yếu tố: Thế, Thuật, Pháp. Hàn Phi Tử
cho rằng Pháp và Thuật mà thiếu quyền lực để cưỡng bức thì cũng không
thể đảm bảo các bầy tôi phục tùng sự cai quản của vua. Cho nên Thế
cũng rất quan trọng. Thế phải đi đôi với Pháp và Thuật. Thế mà không có
Pháp dễ dẫn đến chuyên quyền, tiếm quyền, xã hội có nhiều bất công.
Thế cũng cần có Thuật để cai trị quần thần cho phải đạo, dùng người cho
chính xác, phù hợp, cư xử với dân cho đúng đạo, đúng mực.
Lần đầu tiên học thuyết cai trị của Pháp gia hội tụ đủ ba yếu tố:
Thế, Thuật và Pháp. Nó đánh dấu sự phát triển mới vượt bậc, là sự hoàn
thiện nhất so với trước đó của tư tưởng Pháp trị. Hàn Phi đã kế thừa và
phát triển ba yếu tố của các nhà Pháp gia đi trước: Thế của Thận Đáo,
Pháp của Quản Trọng và Thương Ưởng, Thuật của Thân Bất Hại để tạo
thành ba điểm sáng hội tụ trong một tư tưởng lớn duy nhất, đó là tư
tưởng Pháp trị. Dưới bàn tay của Hàn Phi, Thế, Thuật, Pháp từ ba phạm
trù phi liên kết đã trở thành bộ ba yếu tố không thể tách rời, có mối liên
hệ mật thiết tạo nên tư tưởng Pháp trị đầy đủ nhất.
IV.Hạn chế của tư tưởng Pháp trị
Hạn chế đầu tiên của tư tưởng pháp trị chính ở quan niệm về
bản chất của con người. Hàn Phi Tử đã nhìn nhận bản chất vấn đề này
một cách phiến diện. Ông cho rằng bản chất con người là vị lợi, con
16
người mang tính “ác”. Con người làm việc xuất phát từ lợi ích của bản
thân mà bất chấp mọi hành vi. Điều này có nghĩa là hành vi của con
người trong mọi trường hợp luôn bị chi phối bởi yếu tố vật chất và lợi ích
của cá nhân. Quan niệm này là sai lầm vì ngoài lợi ích và vật chất con
người còn có những lí tưởng cao đẹp hơn và có thể hi sinh quyền lợi
thậm chí là tính mạng vì lí tưởng cao đẹp đó.
Chính Hàn Phi Tử là minh chứng rõ nhất cho điều này. Bản thân
ông hiểu rõ lần yết kiến vua Tần có thể là cái họa diệt thân, nhưng ông
vẫn đi vì nước Hàn và vì lý tưởng pháp trị của mình.Trong Thiên “Hỏi
họ Điền”, Hàn phi tử đã trả lời Đường Khê Công “…tôi không sợ họa và
mối lo bị chúa hôn ám, vua loạn mà tôi nhất định phải nghĩ đến cái lợi
của việc trị dân”.
Trong việc dùng “thuật”có những tư tưởng thâm độc tàn nhẫn
trong việc trừ gian. Ví như “Nếu là người hiền có thể bắt vợ con thân
thích của họ làm con tin. Nếu là kẻ tham lam có thể tước bổng lộc hậu
hĩnh mua chuộc để họ khỏi làm phản. Nếu là kẻ gian tà phải làm cho
khốn khổ bằng cách trừng phạt” (Bát Kinh). Còn nếu không cải hóa được
tốt phải trừ họ. Muốn trừ họ mà không thương tổn danh tiếng của vua
hãy nên đầu độc họ hoặc dùng kẻ thù của họ để giết họ.
Ông đã đề cao quá mức vai trò của pháp luật, quyền thưởng
phạt, dùng những hình phạt quá hà khắc. Theo Hàn Phi, con người phải
vì pháp luật. Điều này không còn phù hợp với điều kiện hòa bình. Pháp
luật là do con người đề ra để phục vụ con người, pháp luật sinh ra phải vì
con người.
Hàn Phi tử là người tôn thờ, chủ trương chế độ quân chủ chuyên
chế. Ông đã sử dụng các phạm trù “thế”, “pháp”, “thuật” để tuyệt đối hóa
quyền lực của nhà vua. Hàn phi chủ trương pháp luật đề ra dành cho tất
17
cả mọi người “pháp luật diện tiền nhân nhân bình đẳng” (trước pháp luật
ai cũng như ai) nhưng chỉ duy trừ một người- người làm ra pháp luật,
nắm pháp luật, là vua.
Theo ông, nhà trị quốc (nhà vua) là hiện thân của quyền lực độc
đoán và độc hình. Tư tưởng này giúp củng cố và trở thành chỗ dựa vững
chắc cho chế độ quân chủ tập quyền.
Và do hạn chế của thời đại mà không thể xây dựng lý thuyết vững
chắc dựa trên quyền lợi của một ông vua. Vì lịch sử cho thấy rằng không
triều đại nào mà các ông vua không bị chế độ quan liêu, tha hóa làm cho
hư hỏng không sớm thì muộn chỉ là vấn đề thời gian.
Đồng nhất việc cai trị dựa trên pháp luật dựa trên việc cai trị bằng
thưởng phạt trong đó chủ yếu nhấn mạnh các hình phạt nghiêm khắc. Nội
dung của pháp luật trong tư tưởng pháp trị chủ yếu là các hình thức
thưởng phạt. Nhưng thưởng phạt(chế độ đãi ngộ, kỉ luật) chỉ là một phần
nội dung trong pháp luật. Ngoài ra pháp luật còn quy định nhiều nội dung
khác của đời sống như kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục,…
Coi các điều khoản pháp luật chính thức là hình thức duy nhất phù
hợp với pháp luật mà bỏ qua các nhân tố phong tục, tập quán, các quy
phạm xã hội. Trong tư tưởng Pháp trị, pháp luật duy nhất do vua làm ra,
ban hành và nắm lấy dựa trên lợi ích của mình, mà hầu như không có nếu
không nói là không tồn tại các quy phạm xã hội các phong tục.
V.Đóng góp và ứng dụng của tư tưởng pháp trị đối với quản lý
hiện nay.
1. Đối với việc ban hành và thi hành pháp luật
18
Đóng góp có thể coi là lớn nhất của tư tưởng Hàn Phi đó là việc sử
dụng pháp luật. Nhà nước phải được cai trị bằng pháp luật. Nhưng cần
lưu ý ở đây là pháp luật phải để phục vụ con người.
Đây là tư tưởng đúng đắn với mọi thời đại kể cả ngày nay. Pháp
luật hiện vẫn đang được sử dụng như công cụ hữu hiệu nhất để quản lý
đất nước, con người, giúp cải thiện nâng cao cuộc sống bảo vệ lợi ích của
con người
Hàn Phi đã nêu ra những nguyên tắc lập pháp và hành pháp hết
sức đúng đắn vẫn có giá trị ứng dụng cao cho tới ngày nay. Chúng tôi xin
phép được lấy một số đặc điểm của pháp luật hiện hành làm minh họa
+ Pháp trị đề ra mọi việc phải được xử lý bằng pháp luật “sự
thưởng phạt phải theo đúng phép nước, chí công vô tư”.
Sau Cách mạng Tháng Tám, nước ta đã lần lượt có Hiến Pháp
1946 rồi Hiến Pháp 1959, 1980, Hiến pháp 1992 và các văn bản quy
phạm pháp luật dùng để quản lý đất nước, mọi việc phải thực hiện đúng
pháp luật. Dân có thể được làm bất cứ điều gì mà pháp luật không cấm,
nhà nước, chính quyền thì chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép.
+ Pháp luật phải kịp thời “thánh nhân trị dân thì pháp luật theo
thời mà đổi cấm lệnh cũng với đời mà biến” (thuyết Tân Độ).
Qua các thời kỳ phát triển của đất nước để bắt kịp với yêu cầu đổi
mới khách quan thì Quốc Hội đã đang có những sửa đổi bổ sung Hiến
Pháp các văn bản pháp luật và dưới luật ban hành các nghị định, thông
tư hướng dẫn thi hành pháp luật để pháp luật thật sự đi vào đời sống và
phục vụ nhân dân.
+ Luật pháp đề ra sao cho dân dễ biết, dễ hiểu, dễ thi hành được
phổ biến đến mọi người “pháp luật không gì bằng thống nhất để cho dân
dễ hiểu” (Thiên Ngũ Đố).
19
Pháp luật hiện nay ban hành ra phải đơn nghĩa có tính xác thực về
mặt nội dung và cần có sự thống nhất về nội dung và hình thức. luật pháp
đang không ngừng được tuyên truyền phổ biến sâu rộng đến quần chúng
nhân dân thông qua nhiều kênh khác nhau như báo chí, truyền thông
truyền hình,…
+Pháp luật đề ra mang tính phổ biến. Những nội dung của pháp
luật ban ra phải có tinh ứng dụng phổ biến đối với mọi đối tượng trong
xã hội,để tất cả mọi người đều phải chấp hành đúng pháp luật,và có thể
sử dụng pháp luật như một công cụ để bảo vệ quyền lợi của mình khi cần
thiết.
2.Đối với quản lý
Tuy kỹ thuật hóa cai trị đến mức tinh vi nhưng Hàn Phi vẫn thừa
nhận yếu tố con người quyết định thành bại của quản lý. Các thuật cai trị
chỉ dùng cho hạng vua chúa bình thường còn hạng minh chủ có pháp luật
có thể tự biến hóa làm ra quy tắc mới. Quản lý là hoạt động đặc
biệt,trong đó con người vừa là chủ thể quản lý vừa là đối tượng quản lý.
Tư tưởng vị lợi của Hàn Phi hơn hai nghìn năm sau được tái hiện
trong tư tưởng “con người kinh tế”- cơ sở triết học của học thuyết quản
lý theo khoa học của Taylor và bản chất con người là lười nhác của
thuyết “X” được Gregor đưa ra có thể coi là sự kế thừa và phát triển tư
tưởng Hàn Phi của khoa học quản lý hiện đại.
Nếu bỏ qua những tư tưởng thâm độc và hạn chế thì “thuật”còn lại
những điểm tiến bộ, việc kết hợp ba yếu tố “thế”, “pháp”, “thuật” của
Hàn Phi Tử đã tạo ra những phương pháp, công cụ có tính khả thi trong
quản lý, có thể áp dụng với quản lý hiện đại.
20
- Với chủ thể quản lý
Chủ thể quản lý luôn phải biết kết hợp hài hòa giũa ba yếu tố
“thế”, “thuật” ,”pháp”dung hòa và sử dụng hợp lý 3 yếu tố này.
Như ta thấy thì chủ thể quản lý luôn được gắn cho một chức danh
nhất định, tương ứng với chức danh đó là quyền lực, quyền hạn đi kèm.
Thông qua quyền lực được trao (ở đây chính là thế) mà chủ thể có thể
thực hiện được chức năng lãnh đạo của mình và lấy pháp luật. những quy
định nội quy của tổ chức như một công cụ quản lý hữu hiệu( đây chính là
phạm trù “pháp”) cùng với cách sắp xếp nhân sự (thuật dùng người)thực
hiện chức năng tổ chức, kiểm tra đánh giá đối tượng quản lý nhằm thực
hiện các công việc hướng tới mục tiêu chung của tổ chức.
+ Thế giúp nhà quản lý xác định được quyền hạn của mình trong
tổ chức để tránh việc rơi vào các trường hợp lạm quyền chuyên quyền
hay bỏ rơi quyền lực. Đồng thời đảm bảo thực hiện đúng hai nguyên tắc
cơ bản trong quản lý là nguyên tắc sủ dụng quyền lực hợp lý và nguyên
tắc quyền hạn tương xứng với trách nhiệm. Cần phải tránh trường hợp
quyền lực chỉ tập trung rơi vào tay một người: lạm quyền, tiếm quyền rất
có thể có những quyết định quản lý sai lầm dẫn đến những hệ lụy rất lớn,
do vậy nhà quản lý cần biết chia sẻ quyền lực với cấp dưới một cách hợp
lý, nhưng không có nghĩa là bỏ rơi quyền lực .Thế giúp nhà quản lý đưa
ra được những quyết định quản lý những chính sách thưởng phạt đãi ngộ
với nhân viên và thực thi chúng.
+ Nhà quản lý thông qua pháp luật sử dụng những nội quy, quy
chế như một công cụ hữu hiệu sác bén trong quản lý. Chính “pháp” quy
định nhân viên (đối tượng quản lý) được làm gì?, không được làm gì? và
phải làm như thế nào?, từ đó nhân viên nhận thức được quyền hạn, trách
21
nhiệm của mình trong tổ chức để làm việc đúng chừng mực mà không
giám vượt quá quyền hạn hay xao lãng công việc.
+ Thuật mang những tư tưởng quản lý phù hợp với mọi trường
hợp. Đặc biệt là nội dung về vấn đề tuyển chọn người tài, khi dùng
người, giao công việc là phải “nhân tài năng mà giao cho chức quan,…
theo cái danh mà xét khả năng của quần thần”.(Thiên Lục phản). Điều
này có nghĩa khi giao việc phải dựa vào năng lực, khả năng của đối
tượng. Khi đánh giá phải dựa trên tiêu chí hiệu quả, mức độ hoành thành
công việc. “Thuật” chính là cách dùng người gồm “kỹ thuật” là kỹ thuật
tuyển chọn nhân tài, kiểm tra khả năng của đối tượng quản lý và “tâm
thuật” là biện pháp để chế ngự người dưới. Trong quản lý hiện đại thì
đây chính là cách thức sắp xếp tổ chức bố trí, bổ nhiệm nguồn nhân lực
vào những vị trí thích hợp với khả năng của đối tượng. Những chính sách
đãi ngộ (thưởng), khích lệ song song với đó là các hình thức kỷ luật răn
đe (phạt) nhất định để phát huy tối đa năng lực làm việc của nhân viên và
hạn chế được những biểu hiện sai trái của đối tượng quản lý. Đồng thời
thuật dùng người cũng là yếu tố quyết định tạo nên tính “nghệ thuật”,
“khoa học” trong quản lý làm nên phong cách quản lý, mang bản sắc
riêng của mỗi chủ thể quản lý.
+ Hàn Phi cho rằng trong cai trị (quản lý), vua chủ yếu dùng
“thuật”, quan chủ nắm giữ pháp luật. vua chủ yếu trị quan, các quan lại
mới là người trị dân.Nhưng vua vẫn là chủ thể duy nhất làm ra luật và
nắm luật. Như vậy trong việc cại trị - tức quản lý của hàn phi tử đã có
một bước tiến quan trọng khi ông phân cấp, phân loại chủ thể quản lý,
cũng như các phương pháp công cụ khác nhau giữ các loại chủ thể. Điều
này không chỉ đúng với thời bấy giờ, mà nó còn là yếu tố quan trọng,
được nâng tầm phát triển thành chức năng tổ chức trong quản lý hiện đại.
22
Trong tổ chức chúng ta cần phân cấp các chủ thể quản lý tương ứng với
quyền hạn trách nhiệm nhất định, phân chia các nhiệm vụ thành các công
việc trao quyền hạn, xác định những nguyên tắc thích hợp cho các bộ
phận và quyết định quy mô thích hợp cho từng bộ phận, phối hợp với các
yếu tố của môi trường từ đó thiết kế nên mô hình cơ cấu tổ chức.
- Phương pháp quản lý
Chúng ta có thể liên một phần của pháp trị với phương pháp quản
lý chuyên quyền trong quản lý hiện đại. Pháp trị là dùng pháp luật để cai
trị quyền lực tập trung vào chủ thể quản lý cao nhất có tính ép
buộc,chuyên quyền làm cho đối tượng quản lý phải tuân theo, đem lại
hiệu quả một cách nhanh chóng. Như vậy ta có thể dùng trong những
trường hợp khẩn cấp cần tổ chức đi vào quy cổ ngay, hoặc trong những
lĩnh vực đặc thù như quân sự. Nhưng chủ thể quản lý phải biết điều tiết
và sử dụng hợp lý tránh trường hợp lạm dụng.
Vì là ép buộc nên phương pháp này tuy cho hiệu quả nhanh nhưng
chỉ tồn tại trong thời gian ngắn,không lâu dài chỉ mang tính tức thời.Vậy
nên để đạt hiệu quả cao nhất trong quản lý chúng ta cần kết hợp với “đức
trị” để thu phục nhân tâm, việc này đòi hỏi tốn nhiều thời gian và công
sức. Qua đó tác động trực tiếp vào nhận thức của đối tượng từ đấy thay
đổi thói quen, hành vi đúng với mong muốn của chủ thể, và vì những
hành vi này do nhận thức của đối tượng mà có nên có thể tồn tại trong
thời gian tương đối dài và tương đối ổn định.
Từ đây có thể thấy “pháp trị” mang tính chiến thuật sử dụng trong
từng hoàn cảnh cụ thể, còn Đức trị mang tính chiến lược chủ yếu là tác
động kiểm soát từ bên trong bắt đầu từ nhận thức sau dần là thói quen
hành vi.
- Với đối tượng quản lý
23
Mối quan hệ “thế”, “pháp”,”thuật”cho đối tượng quản lý biết mình
ở vị trí nào quyền hạn trách nhiệm đến đâu, làm gì và không được làm gì,
phải chịu trách nhiệm trực tiếp với ai để từ đó làm đúng bổn phận của
mình.
VI.Kết luận
Tóm lại tư tưởng pháp trị của Hàn Phi với 3 phạm trù quan
trọng”thế”, “thuật”, “pháp”. Trong đó lấy pháp luật làm trung tâm, thế và
thuật là 2 yếu tố hỗ trợ quan trọng của nhà nước pháp trị.
Ông đã làm rõ mối quan hệ giữa “pháp”, “thuật”, “thế”. Qua đó ta
thấy rõ được tư tưởng chủ đạo trong quản lý là “pháp trị”. Chủ thể quản
lý cao nhất chinh là quân vương. Đối tượng quản lý là quan và dân.Vua
sử những công cụ quản lý như pháp luật, quyền lực, cách thức dùng
người để cai trị đất nước. Đối với dân chúng quan lại là chủ thể quản lý
trực tiếp. Và toàn bộ các yếu tố này được đặt dưới sự cai quản của vua –
chủ thế quản lý tối thượng.
Quan niệm về vị trí, vai trò, chức năng, cách thức áp dụng pháp
luật trong cai trị của Pháp gia phần lớn cho đến ngày nay vẫn còn nguyên
giá trị.
Đối với việt Nam trong quản lý nói chung và quản lý kinh tế nói
riêng đã có thời kì chúng ta coi nhẹ vai trò của công cụ pháp luật. Nhưng
dần dần do yêu cầu tất yếu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, vai trò, chức năng của pháp luật ngày càng được quan tâm và
đề cao, đặc biệt là trong quản lý. Những tư tưởng của phái Pháp gia về
một hệ thống pháp luật công bằng, công khai, thống nhất, gọn nhẹ, dễ
hiểu, biến đổi theo thời gian vẫn là những ý tưởng đúng đắn trong việc
xây dựng hệ thống pháp luật và thi hành pháp luật.
24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Các học thuyết quản lý, PGS Nguyễn Thị Doan, Đỗ Minh
Cường, Nguyễn Kỳ Sơn, NXB Chính Trị Quốc Gia Hà Nội, 1996.
2. Giáo trình Một số vấn đề về tưởng quản lý, GS, TS Hồ Văn Vĩnh, NXB
NXB Chính Trị Quốc Gia Hà Nội, 2003.
3. Sách Hàn Phi Tử, Phan Ngọc dịch (tái bản), NXB Văn Học Hà Nội,
2005.
4. Sách Đạo của Quản lý, Lê Hồng Lôi,Lại Ngọc Khánh, Trần Thị Thủy
Ngọc dịch, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2004
5. Các trang web:
-
hoi_cua_han_phi_tu_va_van_dung_trong_quan_ly_doanh_nghiep_hien
_dai.html
-
-
25
Trường Đại Học KHXH và NV,ĐHQGHN
Khoa Khoa Học Quản Lý
BÁO CÁO KẾT QUẢ THẢO LUẬN NHÓM
Đề tài nghiên cứu: Mối quan hệ Thế - Pháp -Thuật trong tư tưởng Pháp trị
của Hàn Phi Tử
1. Danh sách nhóm và công việc phân công
STT Họ và tên Nhiệm vụ được phân công Ghi chú
1. Lê Thị Hương Bối cảnh lịch sử
Làm phần Power Point
Làm biên bản họp nhóm
Nhóm trưởng
2. Trần Thị Phương Linh Hạn chế, Kết luận
Làm mục lục,tài liệu tham
khảo,trình bày bìa
3. Nguyễn Thị Thu Hoài Đóng góp và Ứng dụng
Chỉnh sửa, hoàn thiện bản Word
4. Bùi Thị Đông Nội dung của “thuật”
5. Nguyễn Thị Thanh Thanh Nội dung của “pháp”
6. Nguyễn Thị Hằng Nội dung của “thế”
Do tính phức tạp
của vấn đề nên ở
nội dung phần
mối quan hệ, tất
cả các thành
viên trong nhóm
cùng làm sau đó
cùng thảo luận,
tổng hợp lại
2. Quá trình làm việc của nhóm:
Họp nhóm các ngày:
15/11(tại trước nhà AB): làm đề cương chi tiết và phân công nhiệm vụ cho
từng thành viên
26
20/11(tại phòng hội thảo nhà B): các thành viên nộp bài phần nội dung
mình được phân công, cả nhóm cùng thảo luận để bổ sung cho từng phần
24/11(tại giảng đường C413): chỉnh sửa lần cuối và hoàn thiện
27/11(tại giảng đường G301): tổng kết và duyệt bài
-Biên bản dựa trên những đánh giá chủ quan của người lập bảng trên
các tiêu chí: Thái độ tham gia làm việc Nhóm, Thời hạn nộp bài, Nội dung
từng phần của mỗi cá nhân…
Song phần đánh giá cuối cùng cũng như có giá trị cao nhất thuộc về
giảng viên môn học
Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2011
Người lập bảng
Lê Thị Hương
27
MỤC LỤC
Trang
I. Bối cảnh xã hội Trung Hoa cổ
đại thời Hàn Phi Tử và sự hình thành
tư tưởng Pháp trị...................................................................................................3
II. Nội dung cơ bản của Thế, Thuật và Pháp
1. Thế ..............................................................................................................6
2. Thuật ...........................................................................................................7
3. Pháp .............................................................................................................9
III. Mối quan hệ giữa Thế, Thuật và Pháp
trong tư tưởng Pháp gia
1. Thế - Pháp ....................................................................................................11
2. Thế - Pháp ....................................................................................................13
3. Pháp - Thuật .................................................................................................14
IV. Hạn chế của tư tưởng Pháp trị
V. Đóng góp và ứng dụng của
tư tưởng Pháp trị đối với quản lý hiện đại
1. Đối với việc ban hành và thi hành pháp luật .................................................18
2. Đối với quản lý.............................................................................................20
IV Kết luận............................................................................................................24
Tài liệu tham khảo ..................................................................................................25
Báo cáo kết quả thảo luận nhóm .............................................................................26
28
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- n4_phap_tri_han_phi_tu_1172.pdf