Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Môi trường đầu tư bao gồm nhiều yếu tốcó ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư. Các yếu tốcủa môi trường đầu tưcó mối quan hệtương tác và thường xuyên vận động. Chính phủnước nhận đầu tưcó thểchủ động cải thiện môi trường đầu tưcủa nước mình đểthu hút hiệu quảnguồn vốn FDI. Qua hơn 20 năm đổi mới, Chính Phủ Việt Nam cũng đã có nhiều cốgắng, thực hiện nhiều biện pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tưngày càng thông thoáng và hoàn thiện hơn. Môi trường đầu tưcủa Việt Nam được các DN FDI đánh giá là có xu hướng ngày càng tốt hơn. Đó là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy khảnăng thu hút vốn FDI vào Việt Nam đang ngày một tăng, báo hiệu những kết quảkhảquan trong tương lai, và hứa hẹn sẽmang lại nguồn lực mới cho đất nước. Tuy nhiên, lượng vốn FDI thực sựgiải ngân còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu vốn cũng nhưtiềm năng của nền kinh do đó cần xem xét các yếu tốcủa môi trường đầu tư ảnh hưởng đến đến thu hút vốn FDI trong những năm qua và tìm ra những rào cản của môi trường đầu tưcó ảnh hưởng đến thu hút FDI.

pdf210 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2695 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực hiện nguồn vốn FDI [19]. Minh bạch kinh tế sẽ làm giảm chi phí đầu tư, giảm rủi ro đầu tư của DN, từ đó tăng hiệu quả đầu tư, tăng khả năng hoạch định, lập kế hoạch đầu tư và làm tăng khả năng thu hút vốn đầu tư. Tăng cường công khai, minh bạch có ảnh hưởng tích cực tới niềm tin của nhà đầu tư về triển vọng đầu tư và môi trường đầu tư an toàn, nhất là khi chính phủ thực hiện thay đổi, cải thiện chính sách, pháp luật... làm nhà đầu mạnh dạn bỏ vốn đầu tư. Lượng vốn FDI thu hút sẽ tăng ngay nhờ sự tin tưởng, kỳ vọng của nhà đầu tư. Nếu mất đi niềm tin, nhà đầu tư sẽ bỏ vốn ít hơn và chuyển vốn tới quốc gia khác. Do đó, Việt Nam cần tăng cường tính minh bạch để thu hút có hiệu quả nguồn vốn FDI. Tính minh bạch đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể sau: • Tính công khai: Thông tin cần cho công chúng biết, không được dấu giếm. Đối với hoạt động kinh tế, các chủ thể kinh tế phải công bố thông tin về môi trường hoạt động kinh doanh, hoạt động và kết quả hoạt động của mình cho chủ thể khác. Đây là điều kiện tiên quyết để đảm bảo tính minh bạch. Nếu không biết thông tin về các chủ thể kinh tế thì không thể đánh giá được hoạt động của chủ thể đó, từ đó đề ra các quyết định kinh tế đúng đắn. Một sản phẩm có chất lượng cao có thể bị bán với giá bằng hoặc thấp hơn một sản phẩm có chất lượng thấp vì người tiêu dùng không biết về sản phẩm đó. Một ngân hàng có thể cho dự án có tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư cao vay với tỷ lệ vay/ vốn đầu tư bằng với dự án có tỷ suất lợi nhuận/vốn đầu tư thấp. Một công chức nhà nước có làm đúng chức năng và phận sự của mình không?...Nếu có sự công khai thông tin, các chủ thể khác không phải gánh chịu chi phí tìm kiếm thông tin một cách phi lý và do đó không phải chịu tình trạng thông tin không đối xứng. Tuy nhiên, những thông tin thuộc về bí mật nhà nước, bí mật kinh tế, thương mại, bí mật cá nhân như thông 163 tin về an ninh quốc phòng, bí quyết thương mại... thì không đòi hỏi phải công khai theo quy định của pháp luật. Chẳng hạn theo luật phòng chống tham nhũng có quy định “Các cơ quan, tổ chức phải công khai, minh bạch trong hoạt động của mình, trừ những vấn đề thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật thương mại theo quy định của pháp luật.” • Sự rõ ràng và chính xác: Thông tin được cung cấp đòi hỏi phải rõ ràng và chính xác. Nếu thông tin cung cấp không đảm bảo tính chính xác thì có thể đưa đến những quyết định sai lầm. Nếu người vay có thông tin là không có tài sản đảm bảo nợ vay hoặc tài sản vay không thuộc sở hữu của người vay thì tổ chức tài chính sẽ không cho vay. Thông tin cung cấp không rõ ràng, mù mờ có thể hiểu theo nhiều cách cũng làm người nhận tin bối rối. Sự rõ ràng đòi hòi người quan tâm có thể hiểu được thông tin. Nếu thông tin được cung cấp không rõ ràng và chính xác cho người quan tâm thì hiệu quả của việc cung cấp thông tin là thấp, thậm chí gây thua thiệt cho người nhận tin. Cần nhấn mạnh, thông tin chuyên ngành hẹp thì chỉ có những người trong ngành đó, hiểu ngành đó có thể hiểu đúng thông tin. Do đó, để đảm bảo tính rõ ràng, có thể hiểu được thì không chỉ là yêu cầu đối với bên cung cấp tin mà còn yêu cầu trình độ hiểu biết tối thiểu về hoạt động cụ thể, ngành cụ thể của người nhận tin. • Tính thống nhất: Một thông tin kinh tế có thể do các chủ thể khác nhau cung cấp. Thông tin chỉ thật sự có nghĩa và không gây bối rối cho người nhận nếu thông tin do một chủ thể cung cấp là giống nhau tại một thời điểm, ở các thời điểm khác nhau và giống nhau giữa các chủ thể nếu cùng cung cấp một thông tin. Yêu cầu này đòi hỏi thông tin về từng hoạt động cụ thể phải có quy định rõ hình thức, nội dung thông tin cần công khai cho công chúng, cơ sở để có thông tin đó. Vậy, không chỉ sự rõ ràng và chính xác của thông tin mà sự thống nhất cũng giúp ích cho quá trình ra quyết định của chủ thể kinh tế. • Tính cập nhật: Việc cung cấp thông tin đòi hỏi phải kịp thời. Nếu thông tin cung cấp không kịp thời thì không còn đảm bảo tính minh bạch. Người cần tin phải tốn chi phí để tìm kiếm thông tin cần cho việc ra quyết định của mình. Nếu 164 thông tin chỉ cung cấp công khai, chính xác sau khi họ đã ra quyết định thì việc cung cấp công khai thông tin là không cần thiết. Thông tin về dữ liệu kinh tế vĩ mô từng năm được cung cấp khi nào nhằm tạo điều kiện cho nhà đầu tư đánh giá môi trường đầu tư để quyết định bỏ vốn, nếu bỏ vốn rồi mới có đầy đủ thông tin thì nhà đầu tư có thể chuyển đi đầu tư nơi khác. Do đó thông tin không cập nhật làm cho người cần thông tin phải chịu thông tin không cân xứng và mất chi phí tìm kiếm thông tin. • Tính định hướng người nhận: Tính định hướng người nhận là cung cấp thông tin cho người cần và quan tâm đến thông tin. Rõ ràng việc cung cấp thông tin dù công khai thì đều có hai bên tham gia, đó là (các) bên cung cấp thông tin và (các) bên nhận tin. Nếu thông tin cung cấp cho người không cần tin, thì việc cung cấp thông tin công khai là không hữu ích, không đảm bảo tính minh bạch. Chẳng hạn, giống như việc giao tiền đặt cọc mua nhà cho người ở trọ căn nhà đó. Việc làm này nếu không do chủ ý của người đưa tin vì lợi ích nào đó thì gây tổn hại cho cả người cung cấp và người cần tin. Do đó, nếu thông tin cung cấp đảm bảo yêu cầu khác nhưng không đảm bảo tính định hướng người nhận thì không đảm bảo tính minh bạch. Vậy để đảm bảo tính định hướng người sử dụng thông tin thì cần phải xác định chính xác ai là người cần tin để có phương pháp và phương tiện cung cấp thông tin thích hợp để người cần tin có thể tiếp cận được thông tin. • Tính tham gia: Chủ thể nhận tin có thể tham gia vào quá trình ra quyết định của chủ thể cung cấp tin. Từ thông tin được cung cấp công khai, chủ thể nhận tin có thể đánh giá hoạt động của các chủ thể kinh tế, từ đó tham gia, tác động vào hoạt động, quyết định của chủ thể kinh tế để giúp hoạt động của các chủ thể kinh tế hiệu quả, mang lại lợi ích cao nhất cho chủ thể được cung cấp tin. Vậy, minh bạc cần đảm bảo quá trình thông tin hai chiều. Nếu chủ thể cung cấp tin công khai, chính xác, rõ ràng, cập nhật thì chủ thể kinh tế liên quan có thể giám sát hoạt động của chủ thể cung cấp để họ không làm ảnh hưởng tới lợi ích của chủ thể liên quan. Hơn nữa chủ thể liên quan có thể đưa ý kiến để chủ thể cung cấp tin hoạt động tốt hơn. Nếu hoạt động của chủ thể kinh tế được công bố công khai, 165 nhưng các chủ thể khác không thể tham gia vào hoạt động của chủ thể này khi chủ thể hoạt động kinh doanh không tốt hay chủ thể đưa ra chính sách không phù hợp với yêu cầu cuộc sống thì tính minh bạch không đảm bảo. Họ có thể làm ăn khuất tất mà không ai làm được gì thì họ tiếp tục làm như vậy. Do đó, minh bạch cũng được hiểu là độ mở của các tổ chức nghĩa là mức độ mà những người ngoài chủ thể có thể giám sát và đánh giá hoạt động của những người trong nội bộ chủ thể. Nhờ vậy, minh bạch là công cụ mạnh để xây dựng sự tín nhiệm của chủ thể. • Tính tin cậy: thông tin có đáng tin cậy không? Đấy là câu hỏi mà người cần tin luôn đặt ra. Nếu thông tin không tin cậy thì thông tin về hoạt động của các chủ thể kinh tế không có nghĩa gì với người nhận tin. Chẳng hạn, người cần vay bao giờ cũng muốn vay nên có thể đánh giá thực trạng tài chính của mình là tốt và thông tin cung cấp có thể không phản ánh đúng thực trạng tài chính. Do đó, thông tin không cân xứng luôn luôn tồn tại giữa người cần vay với ngân hàng. Ngân hàng biết không nhiều và chính xác về người cần vay. Thông tin không cân xứng có thể tồn tại trong bất cứ hoạt đông kinh tế nào. Do đó, thông tin cần cung cấp bởi nguồn thông tin tin cậy, làm cơ sở cho việc ra quyết định. Để đảm bảo tính tin cậy của thông tin, ngoài việc đảm bảo các yêu cầu khác của tính minh bạch, cần xác định công khai cho công chúng biết các nguồn cung cấp thông tin tin cậy. Nếu ngoài các nguồn này, thì thông tin cung cấp là không chính thức và có thể không chính xác và tin cậy được. • Tính trách nhiệm: Trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin công khai, chính xác, rõ ràng, cập nhật về hoạt động của chủ thể cung cấp tin. Trách nhiệm được hiểu là bên cung cấp tin có nghĩa vụ cung cấp tin cho bên nhận tin về hoạt động và quyết định của mình và phải chịu phạt nếu thực hiện không đúng. Vậy để đảm bảo tính minh bạch cần đòi hỏi tính trách nhiệm. Ai là người chịu trách nhiệm cá nhân nếu cung cấp thông tin không công khai, chính xác... gây thiệt hại cho người liên quan. Minh bạch luôn đi kèm với trách nhiệm. Mục đích của minh bạch làm cho các chủ thể chịu trách nhiệm về chính sách và kết quả hoạt động 166 của mình vì thông tin do chủ thể cung cấp có thể đánh giá được chính chủ thể này. Minh bạch hoạt động của các chủ thể trước hết phải bảo đảm cho các hoạt động của chủ thể nằm trong khuôn khổ pháp luật. Với tính trách nhiệm, minh bạch sẽ là công cụ để đánh giá hoạt động của các chủ thể, giúp chủ thể hoạt động hiệu quả. Cần xác định rõ và công khai quyền hạn, trách nhiệm và cơ chế giám sát hoạt động của cơ quan chính phủ và công chức để họ hoạt động hiệu quả hơn và chuyên nghiệp hơn. • Tính pháp lý: để đảm bảo tính minh bạch thì việc cung cấp thông tin cần tuân thủ các quy định của pháp luật. Nếu không có quy định cụ thể về nội dung thông tin cần cung cấp, hình thức cung cấp, nguồn cung cấp, thời hạn cung cấp và các chế tài kèm theo thì thông tin về các hoạt động có thể được cung cấp không đầy đủ, chính xác, kịp thời, không cung cấp cho người cần... và do đó không đảm bảo tính minh bạch. Để đáp ứng yêu cầu minh bạch của nền kinh tế, cần tăng cường tính minh bạch của môi trường chính sách và pháp luật, tính minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính. Khi đánh giá các yếu tố của môi trường pháp luật (Biểu 2.2. ), thì các yêu cầu về tính minh bạch không được nhà đầu tư đánh giá cao, đặc biệt là tính tham gia và tính thống nhất. Trong xây dựng hệ thống chính sách pháp luật cần chú ý đến sự tham gia bày tỏ ý kiến của các chủ thể kinh tế có liên quan trong đó có DN FDI, từ đó giúp hạn chế tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn không rõ ràng giữa các văn bản pháp luật. Cần công khai và cập nhật thường xuyên tất cả các thông tin về chính sách, pháp luật, các quy hoạch, các số liệu thống kê của cả nước và địa phương, tình hình phát triển kinh tế xã hội, về các yếu tố của môi trường đầu tư khác để nhà đầu tư có thể dễ dàng phát hiện cơ hội đầu tư, tạo thuận lợi cho quá trình ra quyết định đầu tư và triển khai hoạt động của DN. Việc công khai thông tin này cần thực hiện qua các kênh mà nhà đầu tư có thể tiếp cận và có độ tin cậy cao. Đặc biệt, cần chú trọng tới sử dụng các phương tiện cung cấp thông tin hiện đại như internet để DN và nhà ĐTNN có thể tiếp cận thông tin nhanh chóng, thuận tiện. 167 Cần đảm bảo tính minh bạch trong cải cách thủ tục hành chính: công khai văn bản pháp lý về thủ tục hành chính, minh bạch trong tuyển dụng, đào tạo, minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính, minh bạch tiếp nhận thông tin và xử lý thông tin. Để tăng cường tính minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính cần xây dựng và tăng cường sử dụng mạng điện tử để hạn chế tiếp xúc giữa DN và công chức, tăng tính công khai, rõ ràng, cập nhật của các thủ tục hành chính. 3.3.6. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực Sự thiếu hụt cán bộ quản lý cấp cao, kỹ sư trình độ cao và lao động lành nghề ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ nguồn vốn FDI. Tồn tại này có nguyên nhân là do bất cập trong công tác hoạch định, định hướng nghề và bất cập của hệ thống giáo dục đào tạo. Để lao động qua đào tạo đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng về chất lượng thì cần phải đổi mới hệ thống giáo dục, tránh tình trạng lao động được đào tạo xong thì nhu cầu tuyển dụng bão hòa hoặc DN phải mất chi phí đào tạo lại. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng tốt nhu cầu của DN cũng như đảm bảo việc làm cho người lao động, cần thực hiện các bước sau: • Thứ nhất, căn cứ vào quy hoạch phát triển ngành, vùng, xác định nhu cầu nhân lực cho toàn bộ nền kinh tế trong 5-10-20 năm tới. Nhu cầu nhân lực cần xác định cả về quy mô và cơ cấu lao động theo ngành, vùng. Tuy nhiên, chỉ có quy hoạch phát triển kinh tế xã hội theo ngành, vùng tốt thì việc dự tính nhu cầu lao động mới có tính chính xác cao. Việc dự báo nhu cầu lao động cần phải tính tới xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên thế giới và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và vùng của nước ta. • Thứ hai, cần xác định kỹ năng từng loại lao động cần phải có kể cả quản lý, kỹ sư và lao động lành nghề. Kỹ năng từng loại lao động cần phải tính đến yêu cầu của DN trong tương lai, trong đó chú trọng đến kỹ năng thực hành và các kỹ năng mềm như tinh thần làm việc nhóm, trách nhiệm, ý thức, thái độ, tác phong làm việc, kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo, thuyết trình... Kỹ năng này cần xác định càng chi tiết càng tốt căn cứ vào mô tả chi tiết công việc của từng loại lao động. 168 • Thứ ba, so sánh nhu cầu lao động và khả năng đáp ứng lao động hiện có để dự tính lượng lao động thiếu hụt theo ngành và vùng, làm cơ sở cho việc đào tạo lại lao động. Đây là căn cứ cho công tác hướng nghiệp lao động, tránh tình trạng thừa, thiếu lao động. Một số ngành “hot” ở hiện tại, học viên, sinh viên đổ xô vào học, nhưng khi học xong thì ngành này đã bão hòa làm dư thừa lao động, nhiều người học xong không thể tìm được việc làm trong khi đó một số ngành mới nổi thì không đáp ứng. Tồn tại này một phần do công tác hướng nghiệp chưa tốt. • Thứ tư, xây dựng kế hoạch đào tạo lao động. Kế hoạch đào tạo lao động cần cho biết số lượng lao động cần đào tạo trong từng ngành, từng vùng, từng địa phương trong từng năm, từng thời kỳ; phương thức đào tạo; nội dung đào tạo; cơ sở đào tạo và kinh phí cho công tác đào tạo lao động. • Thứ năm, phát triển hệ thống các trường đào tạo, dạy nghề, cao đẳng, đại học. Cần đưa ra tiêu chuẩn tối thiểu cần đáp ứng của các trường đào tạo, thậm chí đưa ra tiêu chuẩn cho mỗi ngành, mỗi cấp đào tạo. Dựa trên kế hoạch đào tạo lao động, cần định kỳ rà soát lại hệ thống các trường đào tạo từ dạy nghề đến cao đẳng, đại học ở tất cả các địa phương. Nếu trường nào không đáp ứng tiêu chuẩn thì cần loại bỏ. Đầu tư nâng cấp và phát triển thêm các trường đào tạo lên ngang tầm khu vực và thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu lao động. Cụ thể, cần đầu tư đổi mới chương trình dạy học; nâng cao trình độ đào tạo của giáo viên, xác định yêu cầu tối thiểu giáo viên phải có; hiện đại hóa, trang bị đồng bộ, có hệ thống cơ sở vật chất chất, máy móc thiết bị, phương tiện dạy học phù hợp với nội dung và phương pháp dạy học. Khi nâng cấp và phát triển hệ thống giáo dục đào tạo, cần đảm bảo tính đồng bộ của chương trình học, nội dung học, phương pháp học, và giảng viên giảng dạy. • Thứ sáu, cần kết hợp giữa nhà trường và DN trong công tác đào tạo. Cách làm này cho phép kết hợp được học đi đôi với hành, sau khi học xong người lao động có thể đảm nhận công việc không phải đào tạo lại. Tuy nhiên, để có thể phối hợp giữa nhà trường và DN trong đào tạo được tốt, cần có sự cam kết của 169 người học sau khi tốt nghiệp và chính sách trả lương, thưởng và môi trường làm việc thích hợp. • Thứ bảy, thực hiện xã hội hoá công tác đào tạo. Nguồn vốn cho công tác đào tạo cần được đa dạng hóa, gồm chi phí của người học, DN, ngân sách. Bên cạnh đó, tiến hành đào tạo trong trường kết hợp với đào tạo thực tế tại doanh nghiệp. • Thứ tám, để đảm bảo lợi ích của người lao động và của DN, cần hoàn thiện pháp luật, chính sách về lao động, tiền lương phù hợp trong sự thay đổi môi trường kinh tế trong nước và trên thế giới. Tăng cường việc hỗ trợ, giám sát việc chấp hành pháp luật về lao động để đảm bảo điều kiện lao động và chế độ đãi ngộ với người lao động, đồng thời phát hiện những vướng mắc trong công tác quản lý lao động với DN FDI để có biện pháp hỗ trợ và điều chỉnh thích hợp. Để thu hút nguồn vốn FDI có chất lượng thì bên cạnh việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu lao động cho các DN FDI, cần chú trọng nâng cao trình độ của nhân lực quản lý ở các cấp. Chính sách phân cấp đầu tư sẽ được thực hiện hiệu quả khi cán bộ, công chức các địa phương có đủ năng lực để quản lý hoạt động đầu tư, từ khâu thẩm định dự án để cấp giấy chứng nhận đầu tư đến khâu thực hiện đầu tư, và đến khi dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Cần xây dựng chính sách và đào tạo cán bộ quản lý đầu tư ở các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở về chuyên môn, về năng lực thẩm định, quản lý dự án để lựa chọn được các dự án có chất lượng, có hiệu quả kinh tế xã hội cao. 3.3.7. Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng Sự yếu kém của cơ sở hạ tầng cả về số lượng cũng như chất lượng là một trong những nguyên nhân khiến chi phí kinh doanh tại Việt Nam quá cao. Do đó, cải thiện cơ sở hạ tầng là nhiệm vụ cấp bách nhằm tăng cường thu hút FDI trong thời gian tới và nâng cao hiệu quả hoạt động của dự án FDI đang triển khai. Đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng cần một khối lượng vốn đầu tư rất lớn nên không thể đầu tư dàn trải mà phải đầu tư có trọng điểm, từng bước căn cứ vào nhu cầu phát triển có tính tới khả năng cân đối các nguồn vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng. Hơn 170 nữa, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phải đảm bảo tính đồng bộ, đi trước, đón đầu. Để cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng hiệu quả cần thực hiện các giải pháp sau: • Thứ nhất, cần rà soát, điều chỉnh các quy hoạch kết cấu hạ tầng dựa trên quy hoạch phát triển kinh tế ngành và vùng. Vì đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng vô cùng tốn kém nên quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng cần xuất phát từ dự báo về nhu cầu cầu thị trường, nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong khoảng thời gian dài hạn 20-50 năm, thậm chí trong khoảng thời gian dài hơn. Quy hoạch giao thông vận tải đồng bộ giữa các phương thức vận tải: đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không; có tính đến xu hướng phát triển công nghệ vận tải trong tương lai; đảm bảo tính liên kết với vận tải quốc tế; và phải tính đến nhu cầu trong tương lai. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng là cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. • Thứ hai, tăng cường thực hiện xã hội hoá đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và mở rộng phương thức đầu tư. Nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phải huy động tối đa từ nhiều nguồn: nguồn vốn tư nhân, nguồn vốn ĐTNN, nguồn vốn ODA, nguồn vốn ngân sách. Từ trước tới nay, nguồn vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng chủ yếu là vốn ngân sách (có tính đến nguồn vốn ODA) do các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng có hiệu quả tài chính thấp đối với chủ đầu tư, thời gian thu hồi vốn thường dài. Đối với tất cả hoạt động đầu tư, hiệu quả đầu tư vẫn là thước đo để quyết định đầu tư. Tuy nhiên, đối với đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phải tính đến hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư, những lợi ích gián tiếp mà dự án mang lại cho toàn bộ nền kinh tế. Để huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, với các lĩnh vực có hiệu quả tài chính thấp thì Nhà nước cần đưa ra các ưu đãi khác cho chủ đầu tư để tăng hiệu quả tài chính. Ngược lại, những dự án không mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao cần loại bỏ, loại bỏ tâm lý bất cứ dự án nào đầu tư vào cơ sở hạ tầng cũng là cần thiết, cũng mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao. Hơn nữa, trong điều kiện nguồn vốn huy động cho phát triển cơ sở hạ tầng còn hạn chế thì cần sắp xếp dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng theo thứ tự ưu tiên trên cơ sở đánh giá 171 hiệu quả tương đối giữa lợi ích kinh tế xã hội thu được của dự án với vốn đầu tư. Sau đó, ưu tiên thực hiện những dự án có hiệu quả tương đối cao nhất trước. Do đó, việc đánh giá lợi ích kinh tế xã hội của dự án đầu tư đầy đủ sẽ là cơ sở để xác định đúng hiệu quả tương đối của dự án, để tập trung vốn đầu tư, tránh hiện tượng phân bổ đều vốn ngân sách cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho tất cả các địa phương. Kết hợp việc đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư với đa dạng hóa hình thức đầu tư như xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (BOT), xây dựng-chuyển giao (BT). Nguồn vốn ngân sách chỉ tập trung đầu tư cho việc lập quy hoạch và các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng trọng yếu, không có khả năng thu hồi vốn đầu tư. Hình thức BOT áp dụng cho dự án có khả năng hoàn vốn như đầu tư phát triển giao thông đường bộ, đầu tư vào các cảng biển. Hình thức BT như đổi đất lấy công trình áp dụng cho dự án không có khả năng thu hồi vốn.... Ngoài ra, chú trọng đầu tư cho công tác duy tuy, bảo dưỡng, sử dụng cơ sở hạ tầng để đảm bảo năng lực phục vụ của công trình cũng như việc tốn kém chi phí cho việc đầu tư lại công trình. Nhà nước cần xây dựng khung pháp lý và ban hành cơ chế để thực hiện xã hội hóa đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tham gia phát triển các công trình kết cấu hạ tầng. Đẩy nhanh tiến độ giải ngân nhằm đưa những công trình hạ tầng đang xây dựng dở dang vào hoạt động, tránh sự lãng phí không đáng có. • Thứ ba, tập trung đầu tư cho các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, cụ thể - Để đảm bảo tính kết nối giữa các phương thức vận tải (đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường biển, đường hàng không), giữa các vùng, địa phương và với quốc tế thì cần đầu tư phát triển các tuyến đường giao thông giữ vai trò kết nối giữa các vùng, địa phương và các tuyến hành lang kinh tế. Đầu tư phát triển giao thông vận tải cần tính đến nhu cầu vận chuyển trong tương lai, điều kiện địa lý tự nhiên, an ninh quốc gia và nguồn vốn đầu tư. Về đường bộ, cần nâng cấp các tuyến đường trọng yếu, hệ thống đường bộ cao tốc đảm bảo giao thông thông suốt giữa các vùng kinh tế trọng điểm, giữa 172 các vùng, địa phương và với quốc tế, như tuyến Bắc-Nam, hành lang kinh tế Việt Nam-Trung Quốc, hành lang kinh tế Đông-Tây. Nâng cấp mạng lưới giao thông phù hợp với đặc điểm (tự nhiên, kinh tế, xã hội, thực trạng giao thông) của từng vùng và phù hợp với phương tiện vận tải. Về đường sắt, nâng cấp các tuyến đường sắt phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế đồng thời với việc nâng cao chất lượng dịch vụ đường sắt, gồm tuyến đường sắt Bắc-Nam, đường sắt nối các cụm cảng biển lớn. Đầu tư phát triển, bao gồm mở rộng và hiện đại hóa các đầu mối giao lưu quốc tế (các cảng hàng không quốc tế và các càng biển). Xây dựng một số cảng biển trung chuyển lớn ở Hải Phòng, Quảng Trị, Thành phố Hồ Chí Minh [41]. Những cảng trung chuyển lớn này sẽ giảm chi phí vận tải biển và phát triển ngành logictics. Ngoài ra, cần mở rộng, nâng cao năng lực bốc xếp và khả năng thông quan ở các cảng biển chính, mở rộng hình thức cho thuê cảng biển, xây dựng các tổng kho trung chuyển để tăng cường năng lực cạnh tranh của hệ thống cảng biển Việt Nam. - Đầu tư phát triển năng lượng để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Đa dạng hóa nguồn cung cấp điện, tăng năng lực cấp điện nhằm đảm bảo không xảy ra thiếu điện. Bên cạnh nguồn năng lượng truyền thống (thủy năng, than), cần tăng cường sản xuất và sử dụng điện từ các nguồn năng lượng mặt trời, khí, sức gió, nguyên tử. Ngoài ra, cần đầu tư nâng cấp lưới điện chuyền tải và phân phối, giảm thất thoát điện, từ đó giảm giá thành điện. Việc đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho sản xuất và kinh doanh điện cũng là biện pháp để tăng tính cạnh tranh, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện, đảm bảo tính cạnh tranh về giá điện so với các nước trong khu vực nhưng cũng cần chú ý đến việc bảo đảm an toàn năng lượng quốc gia. - Đầu tư phát triển mạng lưới thông tin hiện đại. Thu hút vốn đầu tư vào một số dự án thuộc lĩnh vực bưu chính-viễn thông và công nghệ thông tin để phát triển các dịch vụ mới và phát triển hạ tầng mạng. Đồng thời, phải quản lý và khai thác hiệu quả mạng lưới viễn thông, đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả lĩnh vực kinh tế, xã hội như công tác quản lý vĩ 173 mô của nhà nước, trong hoạt động quản lý của các DN, hoạt động thương mại, tư vấn, dịch vụ tài chính, giáo dục, y tế... nhằm tiết kiệm thời gian, tạo cơ hội cũng như giảm chi phí cho DN, tổ chức và người dân. 3.3.8. Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư Trước năm 2003, công tác XTĐT của Việt Nam chưa được chú trọng. Nhận thấy tầm quan trọng của công tác XTĐT, chính phủ Việt Nam đã thành lập trung tâm XTĐT miền Bắc, trung tâm XTĐT miền Trung, Trung tâm XTĐT Miền Nam thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Để nâng cao hiệu quả hoạt động XTĐT, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình Quốc gia về Xúc tiến Đầu tư giai đoạn 2007- 2010, được coi là biện pháp quảng bá môi trường đầu tư để thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam. Cùng thực hiện công tác XTĐT còn có các Sở KH&ĐT cấp tỉnh và các Trung tâm XTĐT được thành lập ở các tỉnh. Nhiều tỉnh đã thành lập bộ phận XTĐT chuyên trách độc lập, ở một số tỉnh lại thành lập trung tâm XTĐT trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, một số tỉnh hình thành trung tâm xúc tiến du lịch và đầu tư, thương mại và du lịch, một số tỉnh thì Sở Kế hoạch và Đầu tư đảm nhiệm công việc xúc, nhưng lại không thành lập bộ phận xúc tiến độc lập. Các cơ quan XTĐT trung ương và địa phương cùng các Bộ, ngành liên quan đã thực hiện nhiều hoạt động XTĐT gồm tổ chức các hội nghị XTĐT trong nước; các đoàn khảo sát, XTĐT tại nước ngoài; đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực XTĐT; và xây dựng tài liệu XTĐT. Tuy nhiên, công tác XTĐT còn nhiều bất cập, thiếu tính chuyên nghiệp, chưa thực sự hiệu quả, nội dung và hình thức chưa phong phú, còn chồng chéo, mâu thuẫn gây lãng phí nguồn lực. Công tác xúc tiến trên cả nước và các địa phương đã được chú trọng như tiến hành thường xuyên các chương trình kêu gọi XTĐT tại nước ngoài, các hội thảo, các cuộc gặp DN FDI. Việc phân cấp quản lý và cấp giấy chứng nhận cũng làm tăng tính năng động và tính cạnh tranh giữa các bộ phận XTĐT ở các tỉnh. Tuy nhiên, hiệu quả của công tác XTĐT chưa cao do thiếu sự liên kết giữa các địa phương trong tổ chức XTĐT, còn sự chồng chéo trong XTĐT, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận xúc tiến cấp tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Bộ 174 Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan khác thuộc chính phủ. Công tác XTĐT còn hạn chế là do chưa có một chiến lược tổng thể về XTĐT làm cho công tác XTĐT thiếu tính hệ thống; việc chuẩn bị và thực hiện chương trình XTĐT chưa bài bản, chưa tốt; do cơ chế quản lý hoạt động FDI; do kinh nghiệm và trình độ của cán bộ làm công tác XTĐT còn yếu kém; do thiếu sự trợ giúp của các chuyên gia nước ngoài, cũng như của một số tổ chức quốc tế. Chẳng hạn, ngay trên địa bàn thành phố có 2 cơ quan quản lý các dự án FDI đó là Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố và Ban quản lý các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội, hai cơ quan chưa phối hợp chặt chẽ trong các khâu xúc tiến kêu gọi và cấp phép đầu tư các dự án FDI, thậm chí dẫn đến sự cạnh tranh trong tiếp nhận các nhà đầu tư tới Hà Nội. Giữa các địa phương có vị trí địa lý gần nhau, tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội cũng không hợp tác, phối hợp với nhau trong XTĐT, dẫn đến sự cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư, gây ảnh hưởng đến lợi ích của đất nước. Để thu hút FDI có hiệu quả thì bên cạnh việc cải thiện môi trường đầu tư, cần nâng cao chất lượng hoạt động XTĐT. Thứ nhất, Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và điều chỉnh danh mục dự án kêu gọi ĐTNN phù hợp với quy hoạch ngành, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng và nhu cầu đầu tư phát triển trong từng thời kỳ. Danh mục dự án kêu gọi ĐTNN phải đưa thông tin cần thiết của các dự án để các nhà đầu tư có điều kiện lựa chọn. Tăng cường thu hút đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, công nghệ cao, vật liệu mới. Danh mục dự án kêu gọi đầu tư cần công bố công khai trên các trang thông tin điện tử của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch đầu tư, của trung tâm XTĐT, sở kế hoạch đầu tư các tỉnh thành phố, ủy ban nhân dân tỉnh và ban quản lý các khu công công nghiệp, khu chế xuất. Thứ hai, xây dựng hệ thống thông tin về môi trường đầu tư, định hướng phát triển, cơ hội đầu tư. Thông tin về môi trường đầu tư phải thường xuyên cập nhật sự thay đổi của các yếu tố của môi trường đầu tư như môi trường pháp luật, chính sách, thủ tục hành chính, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, thị trường tài chính... để nhà đầu 175 tư có thể nắm bắt kịp thời, từ đó đưa ra quyết định đầu tư, xây dựng và điều chỉnh kế hoạch đầu tư cũng như triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Bên cạnh việc công bố công khai danh mục đầu tư, cần thống kê, xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu của một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm trọng điểm thu hút vốn đầu tư. Thống kê về các DN, dự án đầu tư trong cả nước với quy mô vốn, công suất và thị phần để tạo điều kiện cho mọi tổ chức, nhà đầu tư trong và ngoài nước, các cá nhân quan tâm có thể dễ dàng tìm hiểu, khai thác thông tin để đưa ra quyết định đầu tư. Các thông tin về môi trường đầu tư và tình hình đầu tư về các ngành, vùng cũng như danh mục dự án kêu gọi đầu tư cần được tổ chức cung cấp thông tin qua các trang thông tin điện tử. Kết nối với các địa chỉ website của các Bộ, Ngành, địa phương và các quốc gia, tổ chức uy tín trên thế giới. Phải chuẩn bị và tổ chức in ấn tài liệu bằng tiếng Việt, Anh và tiếng của các quốc gia chiến lược (Nhật, Nga) để thực hiện chương trình XTĐT phù hợp với các thị trường. Thứ ba, đối với các địa phương có quỹ đất còn lại hạn chế thì cần nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia, các đối tác trọng điểm (Nhật Bản, Mỹ và EU). Các bộ, ngành cần nghiên cứu tình hình kinh tế, thị trường đầu tư, chính sách của các nước, các tập đoàn đa quốc gia, để có chính sách vận động đầu tư phù hợp. Đồng thời, phải nghiên cứu luật pháp, chính sách, biện pháp thu hút ĐTNN của các nước trong khu vực để kịp thời có những đối sách phù hợp. Tăng cường vận động đầu tư theo phương thức làm việc trực tiếp với các tập đoàn lớn, tại các địa bàn trọng điểm để kêu gọi đầu tư vào các dự án lớn, quan trọng. Chủ động tiếp cận và hỗ trợ các nhà đầu tư tiềm năng có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam. Thứ tư, vận động XTĐT hiệu quả. Tổ chức các chương trình vận động XTĐT ở trong nước và nước ngoài để vận động, hướng dẫn các nhà đầu tư tìm hiểu thông tin về môi trường đầu tư và lựa chọn lĩnh vực, địa điểm thực hiện dự án đầu tư. Tham gia các diễn đàn, hội thảo XTĐT tại những quốc gia, vùng có tiềm năng về vốn, công nghệ, quản lý. Cần phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan XTĐT, xúc tiến 176 thương mại và xúc tiến du lịch các cấp, bao gồm cả trong nước lẫn đại diện ở nước ngoài nhằm tạo sự đồng bộ và phối hợp nâng cao hiệu quả giữa các hoạt động này. Tổ chức phối hợp, chuẩn bị tốt các hoạt động XTĐT, xúc tiến thương mại và thu hút khách du lịch nhân dịp các ngày hội lớn, các hội nghị, diễn đàn quốc tế, kết hợp chặt chẽ các chuyến công tác của lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước với các hoạt động XTĐT, thương mại, du lịch. Ngoài ra, cần đẩy mạnh hợp tác, liên kết các tỉnh, thành phố trong công tác XTĐT nhằm phát huy lợi thế so sánh của mỗi địa phương và cả vùng để tăng cường thu hút đầu tư. Căn cứ quy hoạch ngành, vùng để xây dựng cơ chế phối hợp giữa các địa phương trong công tác XTĐT và quản lý hoạt động đầu tư để tránh cạnh tranh không cần thiết trong thu hút đầu tư giữa các địa phương kéo theo việc vận động XTĐT trùng lặp, lãng phí, kém hiệu quả. Thứ năm, cần tiếp tục tổ chức định kỳ các cuộc gặp DN đã triển khai đầu tư và tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh để phát hiện và kịp thời tháo gỡ, giải quyết vướng mắc cho các DN cũng như thông tin về những thay đổi của môi trường đầu tư, giới thiệu về cơ hội đầu tư. Đây là hoạt động cần thiết thể hiện sự quan tâm cũng như tinh thần nhất quán về việc tạo môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi cho nhà ĐTNN. Thứ sáu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào XTĐT và quản lý hoạt động đầu tư. Cố gắng cung cấp thông tin về môi trường đầu tư, danh mục dự án kêu gọi đầu tư và giải quyết thủ tục hành chính qua mạng (giấy chứng nhận đầu tư, và các thủ tục triển khai thực hiện đầu tư). Trong hoạt động XTĐT, cần hợp tác, phối hợp với một số công ty viễn thông, truyền thông lớn của Việt Nam và nước ngoài. Các thông tin về môi trường đầu tư, danh mục dự án kêu gọi đầu tư cần đưa trên các trang thông tin điện tử của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch đầu tư, của trung tâm XTĐT, sở kế hoạch đầu tư các tỉnh thành phố, ủy ban nhân dân tỉnh, ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, các tạp chí quốc tế, các đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức Việt kiều. Thứ bảy, cần chú trọng tới công tác nhân sự về XTĐT và quản lý hoạt động đầu tư. Đối với công tác tuyển dụng, cần tuyển những người không chỉ giỏi chuyên 177 môn, giỏi ngoại ngữ mà còn giỏi ngoại giao, tâm huyết, năng động. Ngoài ra, cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác XTĐT và quản lý đầu tư. Tổ chức hội thảo, tập huấn nhằm bồi dưỡng kiến thức, nâng cao kỹ năng đàm phán, XTĐT, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ cho những nhân lực làm công tác quản lý đầu tư và XTĐT. Cán bộ quản lý hoạt động FDI cần được thường xuyên cập nhật kiến thức, thông tin về môi trường đầu tư, về FDI cũng như tình hình kinh tế chung về lĩnh vực hay ngành mà mình phụ trách. Môi trường và điều kiện làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý FDI và XTĐT cần được quan tâm đúng mức, đảm bảo đẩy đủ các trang thiết bị cần thiết cho hoạt động quản lý đầu tư và XTĐT. Để tạo động lực cho nhân lực làm công tác quản lý đầu tư và XTĐT, ngoài môi trường làm việc còn cần có mức đãi ngộ xứng đáng (lương, thưởng, sự phát triển nghề nghiệp...) để họ có thể tận tâm với công việc. 178 KẾT LUẬN Môi trường đầu tư bao gồm nhiều yếu tố có ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư. Các yếu tố của môi trường đầu tư có mối quan hệ tương tác và thường xuyên vận động. Chính phủ nước nhận đầu tư có thể chủ động cải thiện môi trường đầu tư của nước mình để thu hút hiệu quả nguồn vốn FDI. Qua hơn 20 năm đổi mới, Chính Phủ Việt Nam cũng đã có nhiều cố gắng, thực hiện nhiều biện pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng và hoàn thiện hơn. Môi trường đầu tư của Việt Nam được các DN FDI đánh giá là có xu hướng ngày càng tốt hơn. Đó là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy khả năng thu hút vốn FDI vào Việt Nam đang ngày một tăng, báo hiệu những kết quả khả quan trong tương lai, và hứa hẹn sẽ mang lại nguồn lực mới cho đất nước. Tuy nhiên, lượng vốn FDI thực sự giải ngân còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu vốn cũng như tiềm năng của nền kinh do đó cần xem xét các yếu tố của môi trường đầu tư ảnh hưởng đến đến thu hút vốn FDI trong những năm qua và tìm ra những rào cản của môi trường đầu tư có ảnh hưởng đến thu hút FDI. Để cải thiện môi trường đầu tư trong khi nguồn lực cho việc thực thi các biện pháp cùng một lúc là khó huy động nên luận án đã chỉ ra những yếu tố trọng yếu có tác động đến thu hút và thực hiện nguồn vốn FDI bằng phương pháp Pareto để ưu tiên đưa ra giải pháp khắc phục những yếu tố quan trọng này. Cơ chế tác động của môi trường đầu tư đến FDI thông qua ảnh hưởng tới chi phí, tới rủi ro, và tới rào cản cạnh tranh, tới hiệu quả đầu tư. Tuy nhiên, nếu quá trình cải thiện môi trường đầu tư chỉ mang lại lợi ích cho nhà đầu tư không thì chưa đủ. Quá trình cải thiện môi trường đầu tư được coi là thành công khi mang lại lợi ích cho mọi người, khi thu hút FDI theo đúng định hướng ngành, vùng của nước nhận đầu tư. Môi trường đầu tư hấp dẫn cũng cần được thông tin tới nhà đầu tư, hay môi trường đầu tư cũng cần kết hợp với hoạt động XTĐT tốt để thu hút hiệu quả hơn vốn FDI. Luận án đã đưa ra một số giải pháp nhằm tiếp tục cải thiện yếu tố trọng yếu của môi trường đầu tư để tăng cường thu hút FDI trong thời gian tới bao gồm: Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô; Giải pháp về qui hoạch; Môi trường pháp luật, chính sách; Nhóm giải pháp về cải cách thủ tục hành chính; Tăng cường tính minh bạch 179 của nền kinh tế; Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực; Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng; Nhóm giải pháp về XTĐT. Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn đối với người hướng dẫn khoa học các nhà khoa học, các đồng nghiệp tại Khoa đầu tư, bạn bè và gia đình đã tận tình chỉ bảo, động viên, và tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận án này. 180 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Ái Liên (2006), Đánh giá tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt nam, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 106 (4/2006), tr48. 2. Nguyễn Thị Ái Liên (2009), Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài góp phần vào phát triển kinh tế Việt nam, Tạp chí Con số và Sự kiện, số 10, tháng 10/2009, tr18. 3. Nguyễn Thị Ái Liên (2009), Ảnh hưởng của chi phí kinh doanh đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam, Tạp chí Kinh tế phát triển, số 150, tháng 12/2009, tr36. 181 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1234567891011121314151617181920212223242526272829303132333435363738394041424344454647484950515253545556575859606162 6364656667686970717273747576 Tiếng Việt: 1. Nguyễn Thị Tuệ Anh (2009), Báo cáo “Đánh giá hiệu quả điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam”, Hà Nội. 2. Nguyễn Thị Tuệ Anh và các tác giả (2006), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Báo cáo nghiên cứu trong khuôn khổ Dự án CIEM-SIDA về Nâng cao năng lực nghiên cứu và hoạch định chính sách đến năm 2010. 3. Nguyễn Thị Tuệ Anh (2011), “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cần có mục tiêu”, Báo Đầu Tư. 4. Anoop Singh (2010), Bài trình bày “Việt Nam và Châu Á: Bước tiến trên nấc thang kinh tế”, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội. 5. Đinh Văn Ân và Hoàng Thu Hòa (2009), Vượt thách thức, mở thời cơ phát triển bền vững, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 6. Đinh Văn Ân và Nguyễn Tuệ Anh (2008), Thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài sau khi Việt Nam gia nhập WTO-Kết quả điều tra 140 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội. 7. Ban Nghiên cứu của Thủ tướng chính phủ (2004), Tờ trình về tư tưởng chỉ đạo và nội dung cơ bản Luật Doanh nghiệp, Luật khuyến khích và Bảo hộ đầu tư, Hà Nội. 8. Lê Xuân Bá (2011), Một số vấn đề về phân cấp đầu tư công giữa trung ương và địa phương. 9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Báo cáo tầm nhìn kinh tế Việt Nam đến năm 2020: Tổng quan chiến lược phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ 2011-2020, Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Hội nghị CG giữa kỳ 2010 ngày 09- 10/6/2010, Kiên Giang. 182 10. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Báo cáo về tình hình thu hút và quản lý vốn đầu tư nước ngoài 3 năm 2006-2008 và một số giải pháp cơ bản cho các năm 2009-2010, Hà Nội. 11. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Thực hiện mục tiêu phát triển các ngành kinh tế kỹ thuật, Hà Nội. 12. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Thực hiện mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng, Hà nội. 13. Bộ Kế hoạch và Đầu tư-Ban biên tập Luật đầu tư chung (2004), Tổng kết 17 năm thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội. 14. Cục Đầu tư nước ngoài (2009), Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2008, 7 tháng đầu năm 2009, Hà Nội. 15. Nguyễn Thành Độ và Nguyễn Ngọc Huyền (2002), Giáo trình Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, Nhà xuất bản Lao động-Xã hội, Hà Nội. 16. FIAS (2004), Tài liệu thảo luận chính sách về Việc áp dụng các ưu đãi đầu tư để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. 17. JETRO (2007), Báo cáo so sánh chi phí đầu tư tại một số thành phố và khu vực ở châu Á, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 18. Phương Hà (2003), Chương trình tổng thể cải cách hành chính: Cải cách từng bước đến tiến nhanh, www.dddn.com.vn. 19. Phạm Văn Hùng (2008), Tác động của minh bạch hoá hoạt động kinh tế đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, Đề tài cấp Bộ, Đại học Quốc gia Hà Nội. 20. Phạm Văn Hùng (2008), Giáo trình Thị trường vốn, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 21. Phạm Văn Hùng (2005), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam: Thực trạng và triển vọng”, Tạp chí kinh tế và phát triển, Số 94 (4/2005). 183 22. MCG Management Consulting (2004), So sánh Thực trạng Quản trị Công ty tại Việt Nam với các Nguyên tắc Quản trị Công ty của OECD. 23. Nguyễn Mại (2009), Thành tựu và tồn tại của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Bài trình bày, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội. 24. Nguyễn Mại (2008), Năm bài học đối với đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, Hà Nội. 25. Phùng Xuân Nhạ (2001), Đầu tư quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội. 26. Bùi Huy Nhượng (2006), Một số biện pháp thúc đẩy việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 27. Ngô Tuấn Nghĩa (2006), “Ảnh hưởng của thể chế kinh tế tới môi trường đầu tư”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, trang 17-29. 28. Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương (2007), Giáo trình Kinh tế đầu tư, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 29. Thủy Nguyên (2004), Cước phí viễn thông VN đã bằng và thấp hơn nhiều nước, Vietnamnet.vn. (12/11/2004). 30. Nguyễn Xuân Phúc (2009), Ðề án 30 - bước đột phá trong tiến trình cải cách thủ tục hành chính, 31. Ray Mallon (12/2004), Cải cách các quy định kinh doanh: Cẩm nang cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam, Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI). 32. Q.Thành (2005), “Ưu đãi thu hút đầu tư: “Xé rào” hay linh hoạt?”, Báo Tiền Phong. 33. Võ Văn Thành (2005), “Tăng trưởng kinh tế ở hai đầu đất nước: Vì sao Bắc “ì” hơn Nam?.”, Thời báo Sài gòn (19/1/2005). 184 34. Hồ Bá Thâm và Nguyễn Thị Hồng Diễm (2007), Lực cản và động lực cải cách hành chính ở Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 35. Tổng cục Thống kê (2010), Niên giám thống kê 2009. 36. Tổng cục Thống kê (2009), Niên giám thống kê 2008. 37. Tổng cục Thống kê (2008), Niên giám thống kê 2007. 38. Nguyễn Văn Tuấn (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế Việt nam, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà nội. 39 . Quỳnh Trang (2009), Nội địa hoá ôtô rất thấp: Tại cả "anh" và "ả", www.vnmedia. 40. UNDP (2009), Báo cáo phát triển con người 2009. 41. Hồng Văn (2008), “Mất hơn 1,7 tỷ đô la mỗi năm vì thiếu cảng”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn. 42. Viện quản lý kinh tế trung ương và Viện năng lực cạnh tranh châu Á (2010), Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Việt Nam. 43. (2007), “Hà Nội: "Một cửa liên thông" thoáng nhưng... chưa thông”, Báo Hà Nội mới. 44. www.foxviet.net, Nguồn vốn FDI, ODA: Tăng tốc giải ngân, khơi thông hiệu quả, ngày 17/05/2010. 45. www.ktdt.com.vn, Doanh nghiệp FDI lại than "thừa thủ tục, thiếu nhân tài", ngày 19/05/2009. 46. www.thiennhien.net, Khoảng 30% dân số Việt Nam sẽ thiếu nước sạch, ngày 16/8/2007. 47. www.vnexpress.net, Các nhà tài trợ kêu gọi Việt Nam giám sát chi tiêu công, ngày 9/6/2010. 48. www.xaluan.com, Hệ thống thoát nước lạc hậu trước khi sử dụng, ngày 27/7/2009. 185 Tiếng Anh: 49...., Capital Flows and Factor Markets, Economic Report on Africa 2006. 50 . Aliber R.Z (1971), The Multinational Enterprise in a Multicurrency World, in J.H. Dunning (ed.) The Multinational Enterprise, Allen and Unwin: London. 51. Balassa B. (1966), Tariff reductions and trade in manufactures among the industrial countries, American Economic Review 56: 466–473. 52. Campbell, Stonehouse, and Houston (2002), Business Strategy: An Introduction, 2nd ed., Butterworth-Heinemann, New York. 53. Cartwright R. (2002), Mastering the Business Environment, Palgrave Macmillan, London. 54. Caves R.E. (1982), Multinational enterprise and economic analysis, Cambridge University Press, Cambridge and New York. 55. Dirk Willem te Velde (2006), Foreign Direct Investment and Development: An historical perspective, Background paper for ‘World Economic and Social Survey for 2006’, Overseas Development Institute. 56. Dunning J. H. (1988), “The Eclectic Paradigm of international production: a restatement and some possible extensions”, Journal of International Business Studies, 19(1), pp.1-3. 57. Froot K. & J. Stein (1991), Exchange rates and foreign direct investment: an imperfect capital markets approach, Quarterly Journal of Economics, 106, pp. 1191-1217. 58. Hymer S. (1976), The International Operation of National Firms: A Study of Direct Investment, (1960 PhD Thesis), Cambridge, MIT Press. 59. Japan External Trade Organisation (2006), JETRO white paper on international trade and foreign direct investment. 60. Rashmi Banga (2003), Impact of government policies and Investment agreements on FDI inflows. 186 61. Robin Wood (2000), Managing Complexity: How Businesses Can Adapt and Prosper in the Connected Economy, Economist Books. 62. U.S. & Foreign Comercial Service and U.S. Department of State (2005), Doing Business in Vietnam: A Country Commercial Guide for U.S. Companies. 63. UNCTAD (1998), World Investment Report 1998. 64. Warrick Smith and Mary Hallward-Driemeier (2005), “Understanding the Investment Climate”, Finance & Development, March 2005, page 40-43. 65. World Bank (2005), A Better Investment Climate for Everyone, World development report 2005, A copublication of the World Bank and Oxford University Press, New York. Trang WEB: 66. www.1000ventures.com/business_guide/business_environment.html 67. www.fia.mpi.gov.vn 68. www.foxviet.net 69. www.ktdt.com.vn 70. www.mpi.gov.com 71. www.quantum3.co.za/CI%20Glossary.… 72. www.thiennhien.net 73. www.thutuchanhchinh.gov.com 74. www.vietbao.vn. 75. www.vnexpress.net 76. www.xaluan.com 187 PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA 199 PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA 207 PHỤ LỤC 3: 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Gi ao th ôn g M ức đ ộ tr ở ng ại 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Tỷ lệ tí ch lũ y Biểu 3.1. Yếu tố của môi trường đầu tư làm ảnh hưởng lớn đến chi phí 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Giao thông M ức đ ộ tr ở ng ại 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% T ỷ lệ tí ch lũ y Biểu 3.2. Yếu tố của môi trường đầu tư làm ảnh hưởng đến rủi ro 208 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Giao thông M ức đ ộ tr ở ng ại 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Tỷ lệ tí ch lũ y Biểu 3.3. Yếu tố của môi trường đầu tư làm ảnh hưởng đến rào cản cạnh tranh 209 PHỤ LỤC 4: SỐ LIỆU ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Bảng 3.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam phân theo ngành (Các dự án còn hiệu lực tính đến ngày 15/12/2009) TT Chuyên ngành Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD) Tỷ trọng Vốn điều lệ (USD) 1 CN chế biến, chế tạo 6766 88,850,994,612 50.17% 29,634,570,710 2 KD bất động sản 315 40,117,953,638 22.65% 9,990,957,249 3 Dvụ lưu trú và ăn uống 258 14,964,511,189 8.45% 2,433,438,420 4 Xây dựng 501 9,103,498,618 5.14% 3,250,878,311 5 Thông tin và truyền thông 548 4,673,509,012 2.64% 2,911,662,190 6 Nghệ thuật và giải trí 120 3,680,589,178 2.08% 1,046,333,799 7 Khai khoáng 66 3,079,334,407 1.74% 2,385,813,016 8 Nông, lâm nghiệp; thủy sản 480 3,002,667,405 1.70% 1,467,414,502 9 Vận tải kho bãi 286 2,324,750,704 1.31% 843,673,485 10 SX, pp điện, khí, nước, đ.hòa 53 2,236,203,675 1.26% 676,377,653 11 Tài chính, n.hàng, bảo hiểm 307 1,203,191,541 0.68% 551,787,585 12 Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa 72 1,181,695,080 0.67% 1,084,363,000 13 Y tế và trợ giúp XH 65 956,849,074 0.54% 237,855,506 14 Dịch vụ khác 80 625,730,000 0.35% 140,541,644 15 HĐ chuyên môn, KHCN 807 597,750,432 0.34% 275,028,133 16 Giáo dục và đào tạo 127 269,037,416 0.15% 105,066,210 17 Hành chính và dvụ hỗ trợ 91 185,158,416 0.10% 85,758,006 18 Cấp nước; xử lý chất thải 18 59,423,000 0.03% 37,123,000 Tổng số 10,960 177,112,847,397 100% 57,158,642,419 Nguồn: Cục Đầu tư Nước ngoài - Bộ kế hoạch và đầu tư 210 Bảng 3.4. Khối lượng hành khách vận chuyển Đơn vị: triệu người Năm Tổng số Đường sắt Đường bộ Đường thủy Đường hàng không 1995 564,4 8,8 441,3 111,9 2,4 1996 608,9 8,5 478,2 119,4 2,8 1997 654,3 9,3 514,6 127,8 2,6 1998 693,0 9,7 549,9 130,8 2,6 1999 729,2 9,3 587,8 129,4 2,7 2000 763,6 9,8 620,7 130,3 2,8 2001 821,8 10,6 677,3 130,0 3,9 2002 878,5 10,8 727,7 135,6 4,4 2003 1076,0 11,6 931,3 128,6 4,5 2004 1202,9 12,9 1041,9 142,6 5,5 2005 1349,6 12,8 1173,4 156,9 6,5 2006 1493,8 11,6 1331,6 143,2 7,4 2007 1638,0 11,6 1473,0 144,5 8,9 2008 1793,5 11,3 1629,0 143,1 10,2 Sơ bộ 2009 1988,6 11,0 1818,7 148,2 10,7 Nguồn: Tổng cục thống kê. Bảng 3.5. Khối lượng hàng hoá được vận chuyển. Đơn vị: Nghìn tấn Năm Tổng số Đường sắt Đường bộ Đường sông Đường biển Đường hàng không 1995 140709,9 4515,0 91202,3 37653,7 7306,9 32,0 1996 157201,9 4041,5 103058,7 40270,3 9783,7 47,7 1997 176258,8 4752,0 114395,1 46286,2 10775,4 50,1 1998 189184,0 4977,6 121716,4 50632,4 11793,0 64,6 1999 203212,7 5146,0 130480,0 54538,1 13006,1 42,5 2000 223823,0 6258,2 144571,8 57395,3 15552,5 45,2 2001 252146,0 6456,7 164013,7 64793,5 16815,3 66,8 2002 292869,2 7051,9 192322,0 74931,5 18491,8 72,0 2003 347232,7 8385,0 225296,7 86012,7 27448,6 89,7 2004 403002,2 8873,6 264761,6 97936,8 31332,0 98,2 2005 460146,3 8786,6 298051,3 111145,9 42051,5 111,0 2006 513575,1 9153,2 338623,3 122984,4 42693,4 120,8 2007 596800,9 9050,0 403361,8 135282,8 48976,7 129,6 2008 653235,3 8481,1 455898,4 133027,9 55696,5 131,4 Sơ bộ 2009 699810,0 8608,1 494649,8 135688,4 61266,1 137,6 Nguồn: Tổng cục thống kê.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfUnlock-la_nguyenthiailien_0434.pdf
Luận văn liên quan