Đâylàcáccơquanbáochí, truyền hìnhtruyền thanh. Doanhnghiệpcần
phảiquantâm làmthế nàođểcácphươngtiệntruyền thông nàyđưatin có
lợivềhoạtđôngcủadoanhnghiệphơn. Cácthông tin vềdoanhnghiệpcủa
giớitruyền thông làhếtsứcquantrọng, cóthể ảnhhưởngtíchcựchoặctiêu
cựcđếnhìnhảnhcủacôngtytrước ngườitiêudùngvàcácgiớicôngchúng
khác. Côngty cóthể tranh thủ sựthiện cảmcủagiớitruyền thông bằng
chínhchấtlượngsảnphẩmvàdịchvụcủamìnhvàbằngcáchoạtđộngxã
hộinhưlậpcácquỹhỗtrợ, cáchoạtđộngtừ thiện, tài trợ chocáccuộc
thi
49 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2600 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Môi trường marketing, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔI TRƯỜNG MARKETING
Hoàng Minh Hương
Lê Thị Loan
Trần Thị Nụ
Nguyễn Thị Mai Kim
Ngô Thị Kim Oanh
Nguyễn Công Tuấn Anh
Phạm Thị Huế
Phạm Thái Sơn
Nguyễn Văn Thái Nguyên
Nguyễn Xuân Bình
1
NỘI DUNG
• Khái niệm
• Môi trường vi mô
- Các lực lượng bên trong công ty
- Những nhà cung ứng
- Các trung gian marketing
- Khách hàng
- Các đối thủ
- Giới công chúng
• Môi trường vĩ mô
- Môi trường dân số
- Tác lực kinh tế
- Tác lực tự nhiên
- Môi trường công nghệ
- Mội trường chính trị và pháp luật
- Môi trường văn hóa – xã hội
2
KHÁI NIỆM
Môi trường marketing của một doanh nghiệp là tập hợp các tác
nhân và các lực lượng hoạt động bên ngoài chức năng quản trị
nhưng tác động đến khả năng quản trị trong việc triển khai
cũng như duy trì các cuộc giao dịch thành công với khách
hàng mục tiêu.
3
MÔI TRƯỜNG VI MÔ
Các lực lượng
bên trong
công ty:
• .Ban lãnh đạo.
• .Tài vụ (Tài chính).
• .R&D (Nghiên cứu và Phát triển).
• .Sản xuất.
• .Nhân sự.
.Những nhà
cung ứng:
Các trung
gian
marketing:
• .Giới trung gian phân phối (Kênh
phân phối).
• .Các cơ sở dịch vụ marketing.
• .Các tổ chức tài chính ứng dụng.
• .Các cơ sở vận tải, kho bãi.
4
.Khách
hàng:
• .Thị trường người tiêu dùng.
• .Thị trường các nhà sản xuất
• .Thị trường nhà buôn bán trung gian.
• .Thị trường của các cơ quan Nhà
nước.
• .Thị trường quốc tế.
Các đối thủ
• .Định nghĩa
• .Tìm hiểu
• .Phân loại
.Công
chúng:
• .Giới tài chính.
• .Giới truyền thông.
• .Giới công quyền.
• .Giới địa phương.
• .Các tổ chức xã hội.
• .Công chúng rộng rãi.
• .Công chúng nội bộ.
Các lực lượng bên trong công ty (1)
Ban lãnh đạo:
• Mỗi cơ hội đều luôn chứa đựng yếu tố may rủi ở những mức độ cao thấp
khác nhau.người ta có thể chấp nhận may rủi, nhưng ở mỗi nhà lãnh đạo có
thể chấp nhận may rủi ở những mức độ khác nhau và điều này có ảnh
hưởng rất lớn đến quyết dịnh lựa chọn cơ hội kinh doanh mặc dù ai cũng
biết độ rủi do tỷ lệ thuận với tỷ xuất lợi nhuận.
• Qua đó có thể thấy rõ mức độ ảnh hưởng của ban lãnh đạo doanh nghiêp
khi đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn .
5
Các lực lượng bên trong công ty (2)
Tài vụ (Tài chính):
• Khả năng tài chính là cơ sở để ban lãnh đạo quyết định quy mô kinh doanh
và là diều kiện để đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiêp được tiến hành
bình thường.
• Khả năng tài chính của doanh nghiệp liên quan đến các yếu tố như:
-Nguồn vốn và khả năng huy động vốn.
-Tình hình phân bố sử dụng các nguồn vốn.
-Việc kiểm soát chi phí.
- v.v
6
Các lực lượng bên trong công ty (3)
R&D (Nghiên cứu và Phát triển):
• Tương lai của một doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng nghiên cứu và
phát triển.
• Bởi vì, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì viêc nghiêm cứu
càng phát triển của tơ chứ quyết định vị thế của nó trên thương trường. Nếu
doanh nghiệp không nỗ lực trong nghiên cứu và phát triển sẽ có nguy cơ bị
mất khách hàng, giảm thị phần.
• Khả năng nghiên cứu và phát triển của một tổ chức thể hiện ở: khả năng cải
tiến sản phẩm, phát triển sản phẩm mới và úng dụng công nghệ…vv
7
Các lực lượng bên trong công ty (4)
Sản xuất:
Khả năng sản xuất phải kinh doanh của một doanh nghiệp là yếu tố quyết
định đến mục tiêu, chiến lược phát triển của một doanh nghiệp. Khi nghiên
cứu khả năng sản xuất kinh doanh cần tập trung vào các vấn đề về sản
phẩm (đã phu hợp hay chưa?),mẫu mã bao bì,giá sản phẩm,chất lượng sản
phẩm…vv
8
Các lực lượng bên trong công ty (5)
Nhân sự:
• Đây là yếu tố quan trọng, cần được đánh giá khách quan và chính sác vì
đây là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp trong hoạt động
sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động marketing nên trong hoạt động
quản lý phải làm thế nào để khai thác tối đa nguồn nhân lực tốt nhất.
• Vì vậy cần phải tuyển chọn,tuyển dụng đúng đối tượng phù hợp với nhu
cầu nhân sự của công ty đặc biệt trong hoat đông marketing va có sự phân
công lao động khoa học hợp lý để sử dụng và cần có các chính sách đãi ngộ
hợp lý…vv
9
Những nhà cung cấp
Các nhà cung ứng bao gồm các cá nhân,các tổ chức cung ứng
như nguyên vật liệu, nhiên liệu, máy móc thiết bị vốn
…vv, đây là yếu tố quyết đinh đầu vào làm ảnh hưởng đến giá
thành và chất lượng sản phẩm vì vậy để đảm bảo cho hoạt
động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành
bình thường và tiết kiệm chi phí đầu vào, các doanh nghiệp
cần phải xác lập được các quan hệ tốt đẹp với các nhà cung
cấp về giá cả,kì hạn giao hàng,số lượng và chất lượng của
nguyên vật liệu,nhiên liệu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh
trên thị trường.
10
Các trung gian Marketing (1)
Giới trung gian phân phối (kênh phân phối): đại lý, giới thương
buôn.
Là cách đưa sản phẩm tới người tiêu dùng, nên nó có những chức năng sau:
- Nghiên cứu, thu thập thông tin cần thiết để lập kế hoạch và tạo điều kiện
thuận lợi cho viêc trao đổi.
- Kích thích tiêu thụ:soạn thảo và tuyên truyền những thông tin về hàng
hóa.
-Hoàn thiện hàng hóa: làm cho hàng hóa đáp ứng những yêu cầu của người
mua.
-Tiến hành thương lượng: những việc thỏa thuận với nhau về giá cả, điều
kiện giao hàng.
11
Các trung gian Marketing (2)
Các cơ sở dịch vụ marketing
Các cơ quan Đài truyền hình, đài phát thanh, Báo chí…vv
Các tổ chức tài chính ứng dụng
Cung cấp vốn để chi trả chi phí cho cấc hoạt động sản xuát, kinh doanh.
Đồng thời đảm bảo kinh phí, tìm kiểm và sử dụng nguồn vốn và bù đắp chi
phí cho hoạt động của kênh phân phối.
Các cơ sở vận tải, kho bãi
Hỗ trợ cho quá trình lưu thông hàng hóa về vận chuyển, bảo quản và dự trữ
hang hóa.
12
Khách hàng (1)
Công ty cần phải nghiên cứu kỹ những khách hàng của mình.
Nhìn chung có 5 dạng thị trường khách hàng. Tất cả những thị
trường này được trình bày dưới đây là những định nghĩa ngắn
gọn về chúng:
- .Thị trường người tiêu dùng.
- .Thị trường các nhà sản xuất.
- .Thị trường nhà buôn bán trung gian.
- .Thị trường của các cơ quan Nhà nước.
- .Thị trường quốc tế.
13
Khách hàng (2)
• Thị trường người tiêu dung: Những người và hộ dân mua hàng hóa và
dịch vụ để sử dụng cho cá nhân.
• Thị trường các nhà sản xuất: Các tổ chức mua hàng hóa và dịch vụ để sử
dụng chúng trong quá trình sản xuất.
• Thị trường nhà buôn bán trung gian: Tổ chức mua hàng và dịch vụ sau
đó bán lại kiếm lời.
• Thị trường của các cơ quan Nhà nước: Những tổ chúc mua hàng và dịch
vụ để sau đó sử dụng trong lĩnh vực dịch vụ công cộng hoặc chuyển giao
hàng hóa và dịch vụ đó cho những người cần đến nó.
• Thị trường quốc tế: Những người mua hàng ở ngoài nước bao gồm những
người tiêu dung, sản xuất bán trung gian và các cơ quan Nhà nước ở ngoài
nước.
14
Các đối thủ (1)
Định nghĩa
Đối thủ cạnh tranh của bạn không phải chỉ là những doanh nghiệp giống
của bạn. Bất kỳ một doanh nghiệp nào bán sản phẩm có liên quan đến sản
phẩm của bạn hoặc những sản phẩm đó thu hút khách hàng mà bạn đang
nhắm tới thì những doanh nghiệp đó là đối thủ cạnh tranh của bạn. Nói
cách khác, đối thủ cạnh tranh của bạn là những doanh nghiệp bán những
sản phẩm có thể "thay thế" hoặc "bổ sung" được cho sản phẩm của bạn.
15
Các đối thủ (2)
Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh
Để có thể hiểu được đối thủ cạnh tranh, bạn cần phải trả lời những câu hỏi
sau đây:
* Các sản phẩm và dịch vụ cung cấp
* Giá cả của các sản phẩm và dịch vụ
* Cách thức họ bán sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng- cố gắng biết
được những lợi ích mà sản phẩm hoặc dịch vụ của họ mang lại cho khách
hàng chứ không chỉ nhìn vào những đặc tính của sản phẩm hoặc dịch vụ.
Ví dụ, nhãn hiệu của họ mang lại các giá trị và lợi ích chủ yếu gì.
* Chiến lược và chiến thuật giá cả họ áp dụng
16
Các đối thủ (3)
* Cách phân phối và giao các sản phẩm và dịch vụ, gồm cả nơi giao sản
phẩm và dịch vụ.
* Điểm khác biệt trong dịch vụ khách hàng của họ.
* Cách thức củng cố lòng trung thành của khách hàng
* Họ có cải tiến các phương pháp kinh doanh và các sản phẩm không
* Số lượng và tay nghề của nhân viên
* Họ áp dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động kinh doanh như thế nào
họ có trang web, thư điện tử, mạng nội bộ hoặc có áp dụng thươngmại điện tử không.
* Ai là chủ doanh nghiệp và đó là người như thế nào
* Các hoạt động xúc tiến và quảng cáo, có thể thấy được trên trang web của
doanh nghiệp, tại các phòng trưng bầy và trên phương tiện truyền thông.
17
Các đối thủ (4)
Phân loại: có 4 loại:
• Đối thủ cạnh tranh về ước muốn.
• Đối thủ cạnh về chủng loại sản phẩm.
• Đối thủ cạnh tranh về kiểu dáng sản phẩm.
• Đối thủ cạnh tranh về nhãn hiệu sản phẩm.
18
Giới công chúng (1)
• Công chúng là bất kỳ nhóm nào quan tâm thực sự hay sẽ quan
tâm đến doanh nghiệp và có ảnh hưởng đến khả năng đạt tới
những mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp.
• Công chúng có thể hỗ trợ hoặc chống lại những nỗ lực của
công ty đang phục vụ thị trường.
19
Giới công chúng (2)
Giới tài chính
Có ảnh hưởng đến khả năng đảm bảo nguồn vốn của doanh nghiệp. Công
chúng cơ bản trong giới tài chính là: ngân hàng, các công ty tài chính, các
công ty chứng khoán và các công ty bảo hiểm. Doanh nghiệp có thể nhận
được giành được sự ủng hộ của giới này thông qua các báo cáo về hoạt
động sản xuất kinh doanh hàng năm, các giải trình liên quan đến hoạt động
tài chính và những chứng từ thể hiện tính hiệu quả và ổn định của doanh
nghiệp.
20
Giới công chúng (3)
Giới truyền thông
Đây là các cơ quan báo chí, truyền hình truyền thanh. Doanh nghiệp cần
phải quan tâm làm thế nào để các phương tiện truyền thông này đưa tin có
lợi về hoạt đông của doanh nghiệp hơn. Các thông tin về doanh nghiệp của
giới truyền thông là hết sức quan trọng, có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu
cực đến hình ảnh của công ty trước người tiêu dùng và các giới công chúng
khác. Công ty có thể tranh thủ sự thiện cảm của giới truyền thông bằng
chính chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình và bằng các hoạt động xã
hội như lập các quỹ hỗ trợ, các hoạt động từ thiện, tài trợ cho các cuộc
thi…
21
Giới công chúng (4)
Giới công quyền
Các hoạt động của công ty đòi hỏi phải tuân thủ các qui định của nhà nước
về vấn an toàn thực phẩm, quảng cáo trung thực, quyền lợi và trách nhiệm
của doanh nghiệp, quyền của người tiêu dùng, môi trường xã hội… thông
qua hệ thống luật pháp, qui chế…ràng buộc hoạt động của họ.
22
Giới công chúng (5)
Giới địa phương
Mọi doanh nghiệp đều phải có quan hệ với những người láng giềng và tổ
chức ở địa phương.
Các tổ chức xã hội
Bao gồm các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ sức khoẻ cộng
đồng, các nhóm bảo vệ môi trường…Một mối quan hệ tốt và đáp ứng
những yêu cầu của nhóm này sẽ tạo ra một hình ảnh tốt đẹp cho sản phẩm
và danh tiếng của doanh nghiệp.
23
Giới công chúng (6)
Công chúng rộng rãi
Doanh nghiệp cần phải theo dõi chặt chẽ thái độ của quần chúng rộng rãi
đối với sản phẩm dịch vụ cũng như hoạt động của doanh nghiệp. Hình ảnh
của doanh nghiệp và sản phẩm dưới con mắt của quần chúng có ảnh hưởng
đến hoạt động thương mại của họ.
Công chúng nội bộ
Bao gồm toàn bộ cán bộ công nhân viên trong một doanh nghiệp. Những
công ty lớn lập ra các bản tin và các hình thức thông tin khác để động viên
lực lượng nội bộ của mình. Khi người nhân viên cảm thấy thoải mái với
công ty của họ thì thái độ tích cực này sẽ lan sang các giới bên ngoài công
ty.
24
MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
.Môi trường
dân số
• .Quy môvà tình hình gia tăng dân số.
• .Cơcấu dân số theo giới tínhvà độ tuổi.
• .Tình trạnggia đình.
• .Cấu trúc dân số theo vùng địa lý và các
dân tộc khác nhau.
• .Trìnhđộ dân trí.
.Tác lực
kinh tế
.Tác lực tự
nhiên
25
.Môi
trường
công nghệ
.Môi trường
chính trị và
pháp luật
• .Thể chế chính trị.
• .Trạng thái chính trị.
• .Đường lối và chủ trương của nhà
nước.
• .Hệ thống luật pháp.
• .Vai trò kiểm soát của nhà nước.
.Môi trường
văn hóa–xã
hội
• .Phân loại.
• .Ảnh hưởng.
Môi trường dân số (1)
Dân số vẫn là nguyên nhân chủ yếu tác động đến sự suy thoái
và tàn phá môi trường trong hiện tại và tương lai. Tác hại của
môi trường đối với con người chủ yếu là những tổn thất về sức
khỏe, nǎng suất lao động và các tác hại khác.
26
Môi trường dân số (2)
Quymô và tình hình gia tăng dân số
• Theo kết quả TĐTDS ngày 1/4/1999, dân số Việt Nam là 76.327.921 người.
Tính từ cuộc TĐTDS (1/4/1989), số dân nước ta tǎng thêm 11,9 triệu người.
• Tỉ suất tǎng dân số bình quân của thời kỳ 1989-1999 là 17%o, giảm 5%o so
với tốc độ tǎng dân số của 10 nǎm trước đó.
27
Môi trường dân số (3)
Cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi
• Tỉ số giới tính được sử dụng làm thước đo về cơ cấu giới tính của dân số và
được định nghĩa bằng số nam trên 100 nữ.
• Tỉ số giới tính của nước ta nǎm 1979 chỉ có 94 nam/100 nữ, tǎng lên 97
nam/100 nữ vào nǎm 1999.
• Tỷ lệ sinh hàng năm :kết quả của Tổng điều tra năm 2009 cho thấy mức tăng
trưởng dân số trung bình hàng năm đã giảm đáng kể từ 1,7%/năm thời kỳ 10
năm trước (1989-1999) xuống còn 1,2%/năm giai đoạn 1999-2009.
• Tuổi thọ bình quân:tuổi thọ bình quân người Việt Nam đã đạt 72,8 tuổi vào
năm 2009, nhưng tuổi thọ khỏe mạnh chỉ đạt 66 tuổi và đứng thứ 116/182
nước trên thế giới. Số liệuTổng điều tra cho thấy Việt Nam đang bước vào
“thời kỳ cơ cấu dân số vàng ” – cơ hội duy nhất trong lịch sử của mỗi quốc
gia để có được nguồn nhân lực dồi dào.
28
Môi trường dân số (4)
Tình trạng gia đình
• Quy mô gia đình: theo số liệu của các cuộc điều tra dân số qua các năm cho
thấy, qui mô gia đình Việt Nam đã giảm từ mức trung bình 5,22% người/hộ
năm 1979 xuống còn 4,61 người/hộ năm 1999 và đến thời điểm này còn có
thể ít hơn nữa,
• Tình trạng hôn nhân
+ Kết hôn muộn
+ Ly hôn
So với tổng điều tra dân số nǎm 1989, tỉ trọng dân số từ 15 tuổi trở lên
chưa kết hôn đã tǎng lên 3% đối với cả nam và nữ.
29
Môi trường dân số (5)
Cấu trúc dân số theo vùng địa lý và các dân tộc khác nhau
• Dân cư ở các vùng miền khác nhau.
• Các dân tộc khác nhau.
• Sự di chuyển về mặt địa lý.
30
Môi trường dân số (6)
Trình độ dân trí
Dân trí: Sự hiểu biết, nhận thức của người dân đối với sự vật, nhân sinh
quan, thế giới quan.... Trình độ dân trí của một quốc gia phụ thuộc vào nhiều
vấn đề: giáo dục , môi trường sống, tiếp xúc, giao tế; sách , phim ảnh....
31
Tác lực kinh tế (1)
Tác lực kinh tế bao gồm những yếu tố tác động đến khả năng chi tiêu của
khách hàng:
-Xu hướng và tốc đọ tăng trưởng kinh tế.
-Lãi suất và xu hướng của lãi suất ngân hàng.
-Tình trạng thất nghiệp.
-Tình hình xuất nhập khẩu.
-Lạm phát.
-Thuế.
-Tỷ giá hối đoái.
Việc hiểu thị trường không chỉ biết rõ về yếu tố mong muốn của con người mà
còn phải nắm được khả năng chi tiêu nơi họ.
32
Tác lực kinh tế (2)
• Khả năng chi tiêu này ngoài việc phụ thuộc vào nhu cầu giá cả còn phụ
thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế, mức thu nhập của người dân, nhu cầu
tiết kiệm và các điều kiện tài chính-tín dụng. Do đó các nhà Marketing phải
nhận biết được các xu hướng chính về thu nhập trong dân chúng và những
thay đổi về chi tiêu của các nhóm dân chúng khác biệt.
• Qui mô của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP), hoặc tổng sản phẩm bình quân đầu
người hoặc thu nhập bình quân đầu người (Per Capita Income, PCI).
• Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình
quân đầu người trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế thể hiện
sự thay đổi về lượng của nền kinh tế.
• Theo luật ENGEL: khi kinh tế tăng trưởng thì thu nhập của dân cư
tăng, dẫn đến thay đổi trong cơ cấu tiêu dùng.
• Ở các nước phát triển khi thu nhập tăng: % dành cho thực phẩm giảm, % nhà
ở, sinh hoạt gia đình giữ nguyên, % chi cho quần áo, phương tiện đi lại, giải
trí, sức khỏe, giáo dục tăng.
33
Tác lực tự nhiên (1)
• Sản xuất càng phát triển thì các ảnh hưởng tới tự nhiên càng nhiều, và ngược
lại những biến đổi trong môi trường tự nhiên cũng ảnh hưởng tới sản phẩm
các công ty sản xuất và đưa ra thị trường.
• Nạn khan hiếm tài nguyên: dầu mỏ, vàng v.v… ngày càng khan hiếm, và
việc biến động giá vàng, giá dầu mỏ rõ rang đã ảnh hưởng sâu sắc tới các
nền kinh tế.
• Sự tăng giá năng lượng và tài nguyên: giá nguyên nhiên liệu ngày càng tăng
khiến nhiều ngành sản xuất lao đao và cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua rõ
ràng xuất phát từ việc giá dầu thế giới tăng lien tục và đột biến.
34
Tác lực tự nhiên (2)
• Ô nhiễm môi trường: ô nhiễm môi trường nước và không khí, ô nhiễm tiếng
ồn v.v..đang là vấn nạn của thế giới và các tổ chức bảo vệ môi trường đang
hoạt động tích cực để hạn chế tình trạng này.
• Sự can thiệp của nhà nước vào việc sự dụng và tái chế tài nguyên: các nhóm
dư luận xã hội luôn tạo áp lực đòi hòi nhà nước và các cơ quan quản lí kiểm
soát chặt chẽ hơn nữa việc khai thác tà nguyên, tái chế nguyên nhiên liệu và
bảo vệ môi trường. Ngày nay hiếm có doanh nghiệp nào dám công khai thoái
thác các trách nhiệm này.
35
Môi trường công nghệ (1)
• Nghiên cứu môi trường công nghệ có ý nghĩa quan trọng đối với công ty và
sản phẩm. Việc áp dụng công nghệ mới giúp cho các công ty tạo ra sản phẩm
mới và làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Người ta thấy rằng giữa chi
phí nghiên cứu, phát triển và khả năng sinh lời có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau.Các công ty đầu tư cho việc nghiên cứu và phát triển cao thì khả năng
sinh lời cũng sẽ cao hơn.
• Tuy nhiên, những thay đổi về công nghệ không phải lúc nào cũng nhận được
sự ủng hộ của người tiêu dùng. Vì vậy, người làm marketing phải nắm được
những thay đổi của môi trường công nghệ đẻ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của
con người, nhưng cũng phải cảnh giác với những thái độ chống đối từ người
tiêu dùng.
36
Môi trường công nghệ (2)
• Hiện nay ngân sách nhà nước dành cho phát triển khoa học công nghệ quốc
gia chỉ khoảng 2% tổng chi ngân sách và con số tuyệt đối trong năm 2009
vừa qua là gần 500 triệu USD, trong đó dành cho công nghệ khoảng 10%
còn 90% dành cho phát triển hạ tầng và chi thường xuyên cho tiền lương và
các hoạt động của bộ máy.
Vì vậy có thể nói là nguồn lực chúng ta dành cho đầu tư công nghệ từ ngân
sách nhà nước có thể nói là rất thấp, còn từ đầu tư xã hội còn thấp hơn từ
ngân sách nhà nước.
37
Môi trường chính trị và pháp luật (1)
Môi trường chính trị có tầm ảnh hưởng hết sức quan trọng đến khả năng
sinh tồn của bất cứ 1 doanh nghiệp nào. Đặc biệt là trong lĩnh vực Markting
và các giai đoạn của nó. Trước khi muốn thâm nhập và một thị trường mới
hay tung ra sản phẩm mới thì việc hiểu được môi trường và các quy định về
mặt pháp luật là hết sức cần thiết, nó tạo sự thông suốt bước đầu cho các kế
hoạch sau này., vậy nghiên cứu môi trường chính trị sẽ cho chúng ta thấy
những nội dung gì?
38
Môi trường chính trị và pháp luật (2)
Thể chế chính trị
• Là tổng hợp các phương pháp và cách thức thực hiện quyền lực nhà nước do
tình hình chính trị trong nước chi phối.
• Trong hoạt động Marketing, Doanh nghiệp cần hiểu rõ thể chế chính trị tại
quốc gia mà Doanh nghiệp đang hướng tới, nhằm hiểu được cách thức quản
lý và xây dựng hệ thống pháp luật, tận dụng và khai thác tốt các khả năng
của mình nhằm mục đích tối ưu hoá lợi nhuận.
39
Môi trường chính trị và pháp luật (3)
Trạng thái chính trị
Nói về sự ổn định của Thể chế chính trị tại quốc gia đó.
- Việc một quốc gia hay môi trường chính trị không ổn định sẽ gây trở ngại
rất nhiều tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Môi trường chính trị bất ổn sẽ làm giảm sức hấp dẫn của thị trường vì
chính phủ phải thực nhiều biện pháp nhằm mục đích bình ổn môi trường,
- Bên cạnh đó, việc thu hút nguồn đầu tư cũng giảm thiểu và cân nhắc. Môi
trường quá rủi ro sẽ làm giảm sức hút của nhà đầu tư nước ngoài.
Môi trường chính trị sẽ có tác động lớn đến chiến lược Marketing mà Doanh
nghiệp đang xây dựng, ngắn hạn hay dài hạn tuỳ thuộc và tính chất ổn định
của môi trường chính trị.
40
Môi trường chính trị và pháp luật (4)
Đường lối và chủ trương của nhà nước
Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của đất nước mà đường lối chính
sách của Đảng và nhà nước sẽ khác nhau.
Đường lối phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam:
– “Xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế hạch
toán kinh tế
–Xây dựng cơ cấu kinh tế năng động
–Sử dụng cơ chế thị trường theo định hướng XHCN
–Tăng cường giao lưu hợp tác kinh tế vói các nước trên thế giới”
Chính sách của Đảng và nhà nước Việt Nam luôn khuyến khích mọi thành
phần kinh tế phát triển, đây là thuận lợi cho các Doanh nghiệp và cá nhân tổ
chức hoạt động kinh doanh dưới nhiều hình thức.
41
Môi trường chính trị và pháp luật (5)
Hệ thống pháp luật
• Nhà nước quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế bằng hệ thống pháp Luật
hiện hành. Công cụ này sẽ cho phép nhà nước thực hiện việc chuẩn hoá các
hoạt động kinh doanh và nhằm đảm bảo được quyền bình đẳng trong hoạt
động kinh doanh.
• Có rất nhiều Doanh nghiệp vướn mắc với hệ thống pháp Luật vì chưa hiểu
và làm đúng yêu cầu của pháp Luật trong hoạt động kinh doanh, điều đó là
ảnh nghiêm nghiêm trong đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
• Hoạt động makerting là hoạt động chủ đạo của các doanh nghiệp. Do
vậy, thông thường, pháp luật tại mỗi quốc gia khác nhau lại có những quy
định chặt chẽ điều chỉnh vấn đề này. Doanh nghiệp cần nắm bắt những quy
định pháp luật để xây dựng cho mình một chiến lược marketing hợp lý, tránh
tình trạng gặp “rắc rối với pháp luật”.
42
Môi trường chính trị và pháp luật (6)
Vai trò kiểm soát của nhà nước
• Kiểm soát của nhà nước nhằm đảm bảo sự thông suốt của thị trường các
chính sác điều tiết vĩ mô về tiền tệ, cung tiền, lạm phát, tỉ gía, lãi suất..
• Doanh nghiệp hiểu được các chính sách điều tiết và kiểm soát của nhà nước
sẽ giúp Doanh nghiệp thích ứng nhanh với thị trường. Tránh những rủi ro do
sự bất ổn của nến kinh tế.
• Trong hoạt Marketing thì vai trò và biện pháp kiểm soát của nhà nước là yếu
tố quyết định tính khả thi của chiến lược.
43
Môi trường văn hóa – xã hội (1)
Ngày nay không chỉ các nhà kinh tế mà các nhà văn hóa cũng
đều thống nhất cho rằng, văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động
lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Tác động của văn hoá đến
kinh tế là hết sức rộng lớn và phức tạp.
44
Môi trường văn hóa – xã hội (2)
Trong hệ thống các giá trị văn hoá, các giá trị văn hoá tinh thần, văn hoá phi
vật thể có tác động mạnh mẽ và phổ biến đến hoạt động marketing thông qua
rất nhiều các biến số khác nhau, song có thể được chia thành hai nhóm:
• Nhóm thứ nhất, bao gốm tập hợp các biến số như: trình độ sử dụng
những cải tiến kỹ thuật, những phát hiện khoa học trong các lĩnh vực
của đời sống sản xuất xã hội, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật của
những người lao động; trình độ phổ cập giáo dục, văn học nghệ thuật...
trong nhân dân.
• Nhóm thứ hai, bao gốm rất nhiều biến số như: ngôn ngữ; những biểu
tượng; tôn giáo; cách sử dụng thời gian, không gian; cách quan niệm về
tình bạn, tình hữu nghị; tâm lý; lối sống, nếp sống; truyền thống, tập
quán, tập tục, những điều cấm kỵ v.v...
45
Môi trường văn hóa – xã hội (3)
Ảnh hưởng của văn hoá lên hoạt động marketing của doanh nghiệp:
• Ảnh hưởng trực tiếp của văn hoá lên hoạt động marketing của DN là tác
động lên chính hành vi của các chủ thể kinh doanh hay hành vi của các
nhà hoạt động thị trường. Những hành vi đó sẽ in dấu lên các biện pháp
marketing mà họ thực hiện.
• So với ảnh hưởng trực tiếp, ảnh hưởng gián tiếp của văn hoá mang tính
thường xuyên hơn với diện tác động rộng hơn. Các giá trị văn hoá được
truyền tải thông qua các tổ chức như: gia đình, các tổ chức tôn giáo, tổ
chức xã hội, trường học, v.v... từ đó mà ảnh hưởng đến người mua để rồi
quyệt định các biện pháp marketing của người bán.
46
Môi trường văn hóa – xã hội (4)
Văn hoá với tư cách là yếu tố của môi trường marketing ảnh hưởng toàn diện
đến hoạt động marketing của các DN, cụ thể:
- Văn hoá ảnh hưởng đến hàng loạt các vấn đề có tính chất chiến lược trong
marketing như: lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, lựa chọn thị trường mục
tiêu, lựa chọn các chiến lược marketing chung, các quyết định về nhiệm vụ
mục tiêu tổng quát của DN và hoạt động marketing.
- Văn hoá cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện các chiến thuật, các sach
lược, các biện pháp cụ thể, các thao tác, hành vi cụ thể của nhà hoạt động
thị trường trong quá trình làm marketing.
- Văn hoá hầu như ảnh hưởng một cách toàn diện đến các công cụ khác
nhau của hệ thống marketing- mix của DN trong đó đặc biệt đáng lưu ý là
ảnh hưởng đến công cụ sản phẩm, phân phối và xúc tiến hỗn hợp.
47
48
49
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- m_i_tr_ng_marketing_7294.pdf