I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LỄ HỘI
1.1. Một số khái niệm
1.2. Các lễ hội ở việt nam
II – MỘT SỐ LỄ HỘI TIÊU BIỂU Ở VIỆT NAM
2.1. Tết Nguyên Đán
2.2. Tết Trung thu – Tết đoàn viên (Rằm tháng Tám)
2.3. Lễ hội chùa Hương
2.4. Lễ hội Đền Hùng
III. ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI TỚI ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN
3.1. Các giá trị văn hóa tiêu biểu của lễ hội
3.2. Một số ảnh hưởng của lễ hội tới đời sống
3.3. Một số mặt trái của lễ hội
KẾT LUẬN
46 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5136 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Môn cơ sở văn hóa - Tìm hiểu về một số lễ hội ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thờ đá mà người dâm quen gọi là bụt mọc. Sức mạnh huyền diệu của Phật pháp đồng nhất với linh hồn thiêng liêng trong những cây đá, nhũ đá sẽ truyền cho các tín đồ niềm tin, tăng thêm sức mạnh cho mỗi người.Lạ thay, chốn bồng lai tiên cảnh, lại thể hiện khát vọng rất thực của cuộc đời, cầu mong sự sinh sôi nảy nở, ước mong cuộc sống đầy đủ. Nhà nông cầu mong mình làm ruộng gạo vun lên thành đụn gạo trắng như ngọc, người buôn bán mong sao có lẽ, có lời, tiền của như cây vàng, cây bạc. Ai muốn con trai thì xoa đầu núi cậu, ai ước con gái thì xoa đầu núi cô. Còn người bệnh thì tin rằng những giọt nước rớt tí tách từ bầu sữa tiên (vú mẹ) sẽ trợ thêm sức mạnh cho người mau khỏe… Đó thực là những tín ngưỡng của người lao động. Nơi đây không có chỗ cho những ai cầu vinh hoa danh vọng, chức tước, quyền hành. Những yếu tố trên đây cho thấy, dưới góc độ văn hoá dân gian, lễ hội chùa Hương mang màu sắc hội cầu may.
Lễ hội chùa Hưng trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn. Xã Hương Sơn là xã sở tại trực tiếp quản lý các tuyến du lịch. Trước khi vào chùa, du khách phải nghỉ lại ở các làng quanh bến Đục, bến Yến. Vì thế đi hội chùa Hương du khách dễ có dịp hòa mình vào không khí của hội làng truyền thống. Ở trong chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ. Trong lúc chạy đàn, hai vị tăng ni múa rất dẻo và đẹp mắt qua những động tác ít thấy ở mọi nơi. Từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền. Còn hương khói thì không bao giờ dứt. Về phần lễ có nghiêng về "thiền". Nhưng ở chùa ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo. Đền Cửa Vòng là "chân long linh từ” thờ bà chúa Thượng Ngổn, là người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là "tì nữ tuý Hồng" của sơn thần tối cao. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần. Như vậy, phần lễ là toàn thể hệ thống tín ngưỡng gần như là cả một tổng thể tôn giáo ở Việt Nam; có sựsùng bái tự nhiên, có Đạo, có Phật và có cả Nho. Những tính chất tôn giáo có phần bị tình yêu thiên nhiên, tinh yêu nam nữ, tình cảm cộng đồng… tràn đầy chất thẩm mỹ vừa thanh cao, rất trần tục lấn đi. Trẩy hội chùa Hương vì cả tâm hồn và thể xác đều được đắm sâu vào trong mây ngàn cỏ nội. Ngày hội, làng tổ chức rước thần từ đền ra đình. Cờ trống đi trước dàn nhạc bát âm kế theo, trai thanh gái lịch phù kiệu, ông già bà cả thành tâm tiễn thần. Không khí ấy làm tâm linh mọi người sảng khoái. Trong lễ hội có rước lễ và rước văn. Người làng dinh kiệu tới nhà ông soạn văn tế, rước bản văn ra đền để chủ tế trịnh trọng đọc. điều khiển các bô lão của làng làm lễ tế rước các vị thần làng. Trong suốt những ngày hội là sự nồng nhiệt của tuổi trẻ, là sự thành kính của các bậc cao niên, là sự hoan hỷ mà nam phụ lão ai ai cũng có phần riêng của mình. Cả ở những triền núi thấp cao, những rừng cây, rừng mơ… là những đoàn người trẩy hội. Kẻ đi ra, người đi vào, kẻ đi lên, người đi xuống bồng bềnh vào những đám mây nhẹ. Họ gặp nhau, quen hay không quen cũng vui vẻ chào nhau bằng một lời chào: "Nam mô a di đà Phật" nhẹ nhàng. đằm thắm và ấm áp…Du khách đến chùa Hương sẽ có dịp được chứng kiến và may mắn tham dự vào không khí sinh hoạt văn hóa của lễ hội. Cảm nhận tinh thần thiên nhiên của ngày hội lịch sử ấy để từ đó hồi âm về quá khứ của tổ tiên ở một làng quê ven chân núi.
Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn …Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền. Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật. Chính vì vậy, nói đến chùa Hương là nghĩ đến con đò - một dạng của văn hóa thuyền của cư dân Việt ngay từ thuở xa xưa. Và đến nay, ngày hội bơi thuyền ở chùa Hương luôn tạo cảm hứng mãnh liệt cho người đi hội. Rời con thuyền, giã từ sông nước, con người được hòa nhập vào núi vãn cảnh chùa chiền và bắt đầu hành trình mới - hành trình leo núi. Leo núi chơi hang, chơi động lý thú vui nước đông đảo mọi người tham gia và hưởng ứng. Vì vậy mà leo núi Hương Sơn dẫu có mệt nhưng có cảnh có người và có không khí của ngày hội nên ai cũng cảm thấy thích thú với cuộc chơi sông núi của mình. Cuộc leo núi ấy tạo ra trong con người tâm lý kỳ vọng, muốn vươn lên đến cái đẹp. Và sự kỳ vọng cái đẹp hẳn sẽ làm cho con người thêm phần sảng khoái tin yêu cuộc đời này hơn. Trong không khí linh thiêng của ngày hội. Ở bất cứ chỗ nào như sân chùa, sân nhà tổ, hình thức hát chèo đò đều được thực hiện. Các vãi có giọng hay đứng dậy làm động tác chèo đò và hát những đoạn văn trên sáu dưới tám liên quan đến tích nhà Phật. Đây là một sinh hoạt rất được các vãi hâm mộ.
Có thể thấy, trẩy hội chùa Hương không chỉ dừng lại ở chốn Phật đài hay bầu trời - cảnh bụt, mà trước hết là do ở sự tiếp xúc - hòa nhập huyền diệu giữa con người trước thiên nhiên cao rộng. Đó là vẻ đẹp lung linh của sông nước, bao la của đất trời, sâu lắng của núi rừng, huyền bí của hang động… Và dường như đất - trời, sông núi đẹp hơn nhờ tài sáng tạo hình tượng - trí tưởng tượng này lòng nhân ái của con người. Quan niệm lưỡng hợp biểu hiện ở thế đối ứng hai hiện tượng, hai phạm trù khác nhau mà bên nhau, làm cho cuộc hành trình về nơi thờ Phật dù có lúc vất vả nhưng vẫn đem lại sự cân bằng trong tâm thức và thể lực cho du khách. Tổng thể thắng cảnh chùa Hương còn là biểu hiện của sự hòa hợp tự nhiên giữa tôn giáo và tín ngưỡng dân gian. Trẩy hội chùa Hương là hành động giải tỏa hòa hợp giữa thực và mơ, tiên và tục - thực là nền tảng, mơ là uất vọng - trên cái nền mùa xuân tươi sáng mà con người Việt Nam chất phác, nhân ái thuở xưa cảm nhận hành động và trao truyền.
2.4. Lễ hội Đền Hùng
Giỗ Tổ Hùng Vương - từ rất lâu đã trở thành ngày Giỗ trọng đại của cả dân tộc; đã in đậm trong cõi tâm linh của mỗi người dân đất Việt. Dù ở phương trời nào, người Việt Nam đều nhớ ngày giỗ Tổ, đều hướng về vùng đất Cội nguồn - xã Hy Cương - Lâm Thao - Phú Thọ. Nơi đây chính là điểm hội tụ văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam. Từ ngàn đời nay Đền Hùng là nơi tưởng nhớ, tôn vinh công lao các Vua Hùng, là biểu tượng của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam.
Video giới thiệu Lễ Hội Đền Hùng, do Trung Tâm Hợp Tác Báo Chí Quốc Tế - Bộ Thông Tin & Truyền Thông sản xuất Người Việt Nam may mắn có chung một đạo, Đạo thờ cúng Ông Bà. Người Việt Nam còn may mắn hơn nữa khi có chung một Tổ để hướng về, có chung một miền Đất Tổ để nhớ, có chung một đền thờ Tổ để tri ân. Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng nhằm giáo dục truyền thống yêu nước “Uống nước nhớ nguồn”, biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương là ngày hội chung của toàn dân, ngày mà mọi trái tim dầu ở muôn nơi vẫn đập chung một nhịp, mọi cặp mắt đều nhìn về cùng một hướng: Đền Hùng.
Lễ giỗ Tổ Hùng Vương cử hành vào ngày mồng mười tháng ba:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba”
Ngày này cả nước hướng về vùng Đất Tổ, người người trẩy hội Đền Hùng. Tổ tiên người Việt luôn muốn nhắc nhở con cháu: ai ai cũng nên làm tròn bổn phận, nhiệm vụ và chức năng của mình, giữ đúng kỷ cương vua ra vua, cha ra cha, con ra con thì gia đình sẽ yên ổn, xã hội được an cư lạc nghiệp phồn vinh, phát triển. Lời di huấn này không chỉ được nhắc nhở hằng năm thông qua ngày hội giỗ mà còn được khắc ghi trên trống đồng Đông Sơn, trống thiêng của dân tộc, gởi gắm trong biểu tượng mặt trời nằm rạng rỡ giữa trống đồng. Thông qua ngày giỗ Tổ, Tổ tiên ta còn có hoài bão muốn nhắc nhở hậu thế những kế sách giữ nước an dân. Đó là nỗi lo muôn thuở, là tấm lòng bao dung, tha thiết, rộng mở của Chư Tổ còn vang vọng mãi khắp núi sông: "Hãy chôn ta trên núi Cả, để đứng trên núi cao ta còn trông nom bờ cõi cho con cháu".
Cây có gốc. Nước có nguồn. Chim tìm tổ. Người tìm tông. Trở về Đền Hùng, chúng ta như giọt máu trở về tim. Lễ hội Đền Hùng là lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam, và có một đặc thù riêng là: Phần lễ nặng hơn phần hội. Tâm tưởng người về dự hội là hướng về tổ tiên, cội nguồn với sự tôn kính và lòng biết ơn sâu sắc (Ẩm hà tư nguyên - Uống nước nhớ nguồn). 41 làng xã thuộc tỉnh Vĩnh Phú tham gia rước kiệu lễ dâng Tổ. Từ ngàn xưa, trên các cổ kiệu có bày lễ vật, đi kèm có phường bát âm tấu nhạc, cờ quạt, bát bửu, lọng che cùng chiêng trống. Những làng ở xa thường phải rước 2-3 ngày mới tới. Xưa kia, việc cúng Tổ (cử hành) vào ngày 12 tháng 3 (âm lịch) hằng năm. Thường khi con cháu ở xa về làm giỗ trước một ngày, vào ngày 11 tháng 3 (âm lịch)... Đến thời nhà Nguyễn định lệ 5 năm mở hội lớn một lần (vào các năm thứ 5 và 10 của các thập kỷ), có quan triều đình về cúng tế cùng quan hàng tỉnh và người chủ tế địa phương cúng vào ngày 10 tháng 3 (âm lịch). Do đó ngày giỗ Tổ sau này mới là ngày 10 tháng 3 (âm lịch ) hàng năm.
Những năm hội chính thì phần lễ gồm: Tế lễ của triều đình sau đó là phần lễ của dân. Có 41 làng được rước kiệu từ đình làng mình tới Đền Hùng. Đó là những cuộc hành lễ thể hiện tính tâm linh và nhân văn sâu sắc. Các kiệu đều sơn son thếp vàng, chạm trổ tinh vi, được rước đi trong không khí vừa trang nghiêm vừa vui vẻ với sự tham gia của các thành phần chức sắc và dân chúng trong tiếng chiêng, trống, nhạc bát âm rộn rã một vùng. Phần hội gồm các trò chơi dân gian như đánh vật, đu tiên, ném còn, cờ người, bắn cung nỏ... và đặc biệt là các đêm hát xoan, hát ghẹo - hai làn điệu dân ca độc đáo của vùng đất Châu Phong.
Ngày 2-9-1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đánh dấu bước ngoặt lịch sử mới của dân tộc ta. Kế tục truyền thống cao đẹp của cha ông, nhất là đạo đức "uống nước nhớ nguồn" nên giỗ Tổ Hùng Vương 1946 - sau khi Chính phủ mới được thành lập - là một sự kiện hết sức đặc biệt, đáng ghi nhớ. Năm ấy, cụ Huỳnh Thúc Kháng, Phó Chủ tịch nước, đã thay mặt Chính phủ VNDCCH lên làm lễ dâng hương tại Đền Hùng. Cụ mặc áo the, khăn xếp, khấn vái theo lễ tục cổ truyền. Cụ còn trang trọng dâng lên bàn thờ tấm bản đồ Việt Nam và thanh kiếm là hai vật báu nói lên ý chí của Chính phủ và nhân dân ta trước họa xâm lăng đang đe dọa trở lại. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, do chiến tranh ác liệt nên việc đèn hương nơi mộ Tổ do nhân dân vùng quanh Đền Hùng đảm nhiệm.Kháng chiến thắng lợi với thiên sử vàng Điện Biên Phủ (7-5-1954), ngày 19-9-1954, tại Đền Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã căn dặn cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong trước khi về tiếp quản thủ đô: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Lời căn dặn cũng là lời hứa quyết tâm ấy của vị đứng đầu đất nước, dân tộc đã được thực hiện vào mùa xuân 1975: Sau 30 năm gian khổ hy sinh, nhân dân ta đã quét sạch bọn xâm lược ra khỏi bờ cõi, giang san thống nhất, quy về một mối vẹn toàn. Có lẽ không một dân tộc nào trên thế giới có chung một gốc gác tổ tiên - một ngày giỗ Tổ như dân tộc ta. Từ huyền thoại mẹ Âu Cơ đẻ ra trăm trứng, nửa theo cha xuống biển, nửa theo mẹ lên rừng đã khơi dậy ý thức về dân tộc, nghĩa đồng bào và gắn kết chúng ta thành một khối đại đoàn kết. Hai chữ đồng bào là khởi nguồn của yêu thương, đùm bọc, của sức mạnh Việt Nam.
Mấy nghìn năm trông coi và gìn giữ, đánh giặc và dựng xây, Đền Hùng đã trở thành biểu tượng của tinh thần dân tộc, là cội nguồn của sức mạnh, niềm tin, chói sáng của một nền văn hóa. Từ trong ý thức tâm linh cả dân tộc luôn hướng về:
"Nước mở Văn Lang xưa
Dòng vua đầu viết sử
Mười tám đời nối nhau
Ba sông đẹp như vẽ
Mộ cũ ở lưng đồi
Đền thờ trên sườn núi
Muôn dân đến phụng thờ
Khói hương còn mãi mãi".
Lịch sử như một dòng chảy liên tục. Trải mấy nghìn năm, trước bao biến động thăng trầm, trong tâm thức của cả dân tộc, Đền Hùng vẫn là nơi của bốn phương tụ hội, nơi con cháu phụng thờ công đức Tổ tiên.
Không chỉ người Việt chúng ta tự hào về Đền Hùng, mà tìm vào những dòng lưu bút của các đoàn đại biểu quốc tế và bạn bè khắp năm châu bốn biển từng đến thăm viếng Đền Hùng, chúng ta thật sự xúc động khi được biết Đền Hùng và các di tích trên Nghĩa Lĩnh đã làm cho cả thế giới phải cúi đầu vị nể ý thức cội nguồn dân tộc của chúng ta. Nhiều dòng lưu bút thừa nhận. "Đền Hùng là nơi đặt nền móng cho lịch sử Việt Nam... Đền Hùng là một di tích vô giá của nhân dân Việt Nam. Đây là biểu tượng của tổ tiên dân tộc Việt Nam - một dân tộc đã có truyền thống dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm". Về lễ hội Đền Hùng, thành phố Việt Trì (từ ngày 6/3 - 10/3 âm lịch); du khách không chỉ được xem chọi gà mà còn được thưởng thức các trò diễn dân gian như rước kiệu, múa lân, sư tử, kéo co, đu tiên, đấu vật, cờ người … và các loại hình dân ca truyền thống (hát xoan, hát ca trù, hát chèo cổ).
Điểm nhấn của Lễ hội Hùng Vương là tổ chức các hoạt động văn hoá như triển lãm ảnh nghệ thuật, tổ chức hội chợ, triển lãm giới thiệu sách; tổ chức biểu diễn của các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp... Đặc biệt, rất nhiều người quan tâm tới Hội thảo khoa học xác định tiêu chí xây dựng hồ sơ khoa học "Không gian văn hoá Hùng Vương" để đề nghị công nhận là di sản văn hoá thế giới.
Ngoài ra, trong dịp lễ hội còn có các hoạt động vui chơi tại Khu di tích lịch sử đền Hùng (từ tháng giêng - 6/3 âm lịch), các hoạt động phục vụ giỗ Tổ Hùng Vương (6/3 - 10/3 âm lịch) và các hoạt động mừng lễ hội trên cả 13 huyện, thị, thành.
Trò “Bắt trạch trong chum” xã Tiên Du (Phù Ninh) trong ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh.
Lễ hội dân gian cổ truyền ở vùng đất cội nguồn dân tộc rất phong phú, đa dạng, khá nhiều lễ hội có nguồn gốc lịch sử từ xa xưa. Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, lễ hội dân gian cổ truyền ở vùng đất Tổ giữ một vai trò rất đặc biệt trong kho tàng lễ hội dân gian Việt Nam, nó mang đậm bản sắc dân tộc, tạo nên sức mạnh to lớn biểu thị tinh thần đại đoàn kết cộng đồng các dân tộc. Lễ hội ở đây phần lớn là hội làng song nhiều lễ hội mà tầm ảnh hưởng của nó lan tỏa trong một vùng rộng lớn, lễ hội Đền Hùng mang tính cả nước được kết tinh từ nét đẹp các hội làng của vùng đất Tổ.
Về cội nguồn lễ hội ở đây là lễ hội nông nghiệp, tuy nhiên trong tiến trình lịch sử, lễ hội dần mang ý nghĩa xã hội lịch sử và văn hóa phong phú. Nó giữ một vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng đặc biệt ở vùng nông thôn.
Khảo cứu lễ hội ở vùng đất Tổ ta dễ tìm thấy lễ hội nông nghiệp mang tính thuần túy, trong lễ hội lễ thức, tục lệ gắn với nghề nông của người Việt cổ. Trước hết phải kể đến lễ thức trình nghề mà mỗi nơi có tên gọi riêng như trò tứ dân, trò bách nghệ khôi hài thường được tổ chức vào dịp đầu xuân để cầu phúc cầu may cho nghề nghiệp.
Hội làng Tứ Xã ở xóm Trám trong lễ thức trình nghề dân làng tổ chức rước “lúa thần”. “Lúa thần” là một cụm lúa giống hạt mập căng có đoàn người đi rước với các vai người vác cày, người dệt vải, thợ mộc, thầy đồ, học trò, người đi buôn… vừa đi vừa làm các động tác nghề nghiệp hát những câu về nghề và diễn các động tác khôi hài để gây cười. Hoặc lễ hội rước ông Khiu bà Khiu ở Thanh Đình, biểu hiện rất rõ ý niệm phồn thực rất phổ biến trong nghi lễ và phong tục của các cư dân nông nghiệp lúa nước xuất phát từ quan niệm giao hòa âm - dương/ đực – cái ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây lúa, mùa màng. Hội vào mùa xuân thường trình diễn các lễ nghi trò diễn mang tính phồn thực. Đó là trò cướp kén (kén làm theo hình dương vật và âm hộ gắn vào nhau) của dân lang Dị Nậu và Hương Nha huyện Tam Nông giữa cửa sân đình, ai cướp được tin rằng năm đó mình được may mắn, được mùa, sinh con đẻ cái:
“Ai cướp được con kén chày kình
Ấy thực nam đinh công hầu bá tước
Ai mà cướp được con kén mo dài
Ấy thực tài cung phi hoàng hậu
Con con, cháu cháu tử thịnh tôn đa
Ấy là dân ta thịnh người, thịnh vật”.
Trò hú tùng dí vừa rước cụm lúa, nắm xôi vừa làm theo động tác múa dí dương vật - âm vật vào nhau theo nhịp trống “tùng”. Trò nam nữ, trẻ già trong hội xô đẩy, đùa cợt nhau gọi là hội chen với mong ước “già mạnh khỏe, trẻ dẻo dai, của đồng làm ra, của nhà làm nên’’, trò “Bắt trạch trong chum’’ ở xã Tiên Du huyện Phù Ninh nam nữ một tay quàng vai, một tay bắt trạch trong chum vừa đùa nghịch nhau vừa hát huê tình. Phổ biến nhất trong hội xuân là hát giao duyên trai gái: Hát Xoan ở Kim Đức, An Thái, hát Ghẹo ở Thanh Uyên, Nam Cường, Thục Luyện, Hùng Nhĩ...
Ở Phú Thọ nhiều hội làng truyền thống khá đặc sắc trong đó phần nghi thức lễ được đặc biệt chú trọng: Lễ rước tiếng hú ở Chu Hóa, lễ cúng cung tên ở Phú Lộc, lễ đánh cá thờ ở Đào Xá, lễ gọi vía lúa ở Thanh Uyên, Đồng Lạc; lễ rước cầu ở Bạch Hạc, lễ cúng củ mài cùng mật ong ở Hương Nộn... đã phản ánh khá rõ đặc trưng tín ngưỡng bản địa với hoàn cảnh địa lý và điều kiện sinh hoạt của mình. Đây là bóng dáng còn lại của thời kỳ Hùng Vương (săn bắt và hái lượm).
Lễ hội liên quan đến tín ngưỡng cổ xưa ở vùng đất Tổ. Do nhận thức còn hạn chế, người nông dân xưa rất tin vào trời, đất, sông, núi. Ở các làng thường có miếu thờ thiên thần, thờ nhân thần, thủy thần, sơn thần và một số làng đã tôn các vị thần ấy làm thành hoang làng. Lễ hội dân gian cổ truyền ở Phú Thọ đã phản ánh hiện tượng đó khá sâu sắc.
Lễ tế thần nông, lễ hạ điền (xuống đồng) được dân chúng quan tâm và họ tin rằng trời, đất, sông, núi đã che chở cho sự tồn tại và phát triển của mình. Người làm nghề nông rất cần nước, cần nắng để làm ăn. Lễ rước nước ở Văn Lang (Hạ Hòa) mở đầu cho các ngày hội với mục đích để tắm tượng thần và rửa đồ tế khí nhưng đây cũng là hình thức cầu mùa của cư dân trồng lúa nước. Lễ gọi vía lúa, lễ khai cung... xuất phát từ ý thức cầu nguyện mùa màng tốt tươi, việc săn bắn được thuận lợi.
Tín ngưỡng “uống nước nhớ nguồn” là một đạo lý tốt đẹp của dân tộc. Lễ hội Đền Hùng vào mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm biểu hiện đầy đủ truyền thống đó:
“Dù ai đi ngược, về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.
Vào dịp lễ hội, hàng chục vạn đồng bào cả nước nô nức hành hương về Đền Hùng thắp nén hương thơm tưởng nhớ công ơn dựng nước của các Vua Hùng, tổ tiên cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nét đẹp truyền thống đạo lý đó đã trở thành ý thức hệ văn hóa tinh thần và tín ngưỡng dân tộc độc đáo: Thờ cúng ông bà, tổ tiên trong dòng họ và thờ cúng tổ tiên chung của cộng đồng. Đền Hùng và lễ hội Đền Hùng trở thành biểu tượng và điểm hội tụ tâm linh biểu thị tinh thần đại đoàn kết dân tộc Việt Nam.
Lễ hội là hoạt động của một tập thể người. Không có con người tham gia tổ chức thì không thành hội được. Ngoài ra còn phải kể đến sự đóng góp ngưỡng mộ của người xem thì hội mới càng thêm kết quả. Nếu như lễ được tổ chức có tính quy phạm nghiêm ngặt ở chốn đình chung thì trái lại hội là nơi sinh hoạt dân dã phóng khoáng diễn ra trên bãi sân để dân làng cùng bình đẳng vui chơi với hàng loạt trò diễn do mình chủ động tham gia.
Đến hội mọi người dân được vui chơi thỏa thích không bị ràng buộc bởi lễ nghi, tôn giáo, đẳng cấp và tuổi tác. Sau những ngày làm ăn vất vả lam lũ người dân đón chờ ngày hội như đón chờ một niềm vui thiêng liêng với một tâm trạng háo hức kỳ lạ. Đến hội họ được tắm mình trong bầu không khí tinh thần cộng cảm, hồ hởi sảng khoái và tự nguyện. Ngoài phần vui chơi giải trí gặp gỡ bạn bè, anh em, người về dự hội còn cảm thấy mình được “may” được “khước”, được “lộc thánh”, “lộc thần”. Điều này chỉ có trong ngày hội và ai muốn được phải đến tận nơi. Vì vậy, hội rất đông, rất nhộn nhịp. Nhịp sống ở làng, xã ngày có lễ hội tưng bừng nhộn nhịp hẳn lên, những quần áo đẹp được dịp mặc để khoe với thiên hạ, việc ứng xử với nhau trong ngày hội giữa người dân với người dân làng trên xóm dưới mềm mại, chân tình hơn có văn hoá hơn ngày thường. Chính vì thế mà hội làng trở thành một hoạt động văn hóa cộng đồng luôn cuốn hút mọi tầng lớp trong xã hội tham gia.
Hội hè thường đi đôi với đình đám. Xưa kia việc ăn uống trong ngày hội là điều không thể thiếu. Vì nó không phải là bữa tiệc thông thường mà là sự hưởng thụ lễ vật của hội. Chỉ sau khi mọi nghi thức tế lễ, mọi cuộc trình diễn đã xong thì người ta mới hạ cỗ để ăn và chia phần. Đây là hành động nghi lễ văn hóa và hưởng vật phẩm tế lễ là hưởng lộc thánh và bữa ăn tại chốn cung đình chung là biểu hiện của tinh thần bình đẳng và dân chủ (theo lệ làng). Khẩu phần thực tế có thể là ít ỏi nhỏ bé song có ý nghĩa rất lớn. Nó thể hiện sự công bằng trong lối ứng xử cộng đồng. Từng con người được cố kết với nhau từ những hiện thực cùng biểu hiện tinh thần ấy mà tạo nên một cộng đồng lớn.
Ngày hội là biểu thị sức mạnh cộng đồng cũng là mối giao tiếp ứng xử tốt đẹp giữa cá nhận với cá nhân, cá nhân với cộng đồng và cộng động với cá nhân. Hội làng là điểm sáng hội tụ các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật tôn giáo, tín ngưỡng của dân làng. Người dân tham gia một cách tự nguyện và lòng cảm thấy rất tự hào về điều này. Tâm lý coi Hội làng là “Hội của mình” ở mọi người dân trong làng xã là một thực tế không thể phủ nhận. Hội làng cũng là cơ hội tốt để trình bày tinh hoa văn hóa của người nông dân.
Có thể nói nét đẹp, nét độc đáo của các Lễ hội dân gian truyền thống trên quê hương đất Tổ đã và đang góp phần làm đẹp, làm phong phú thêm kho tàng Lễ hội Việt Nam. Trong những năm qua, nhất là từ khi thực hiện nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về: “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, nhiều Lễ hội ở Phú Thọ đã được khôi phục và phát triển, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của cha ông để lại đã được khơi dây.
III. ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI TỚI ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN
3.1. Các giá trị văn hóa tiêu biểu của lễ hội
Tính cộng đồng và sự cố kết cộng đồng: mọi lễ hội, dù đước phân chia ra sao, dù mang nội dung tôn giáo, nghề nghiệp, vòng đời hay gì nữa thì bao giờ cũng là sinh hoạt của một cộng đồng người để biểu dương những vốn liếng văn hóa và sức mạnh, cộng đồng tôn giáo… trong xã hội hiện đại, giá trị này càng có vị trí quan trọng.
Tính chất tự quản, tinh thần dân chủ, nội dung nhân bản: cũng là giá trị văn hóa cần chú ý. Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tổng hòa, trong đó con người tự tổ chức, chi phí, tự vui chơi và cùng vui chơi. Hơn thế, cả cộng đồng cùng tham gia sang tạo và tái hiện, hưởng thụ những sinh hoạt văn hóa – tâm linh trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội và với than linh, không chỉ giao hòa với tự nhiên mà còn trực tiếp sang tạo, tái sang tạo giá trị văn hóa. Ở lễ hội hôm nay, ý thức tự quản còn đậm song tinh thần dân chủ, giá trị nhân bản có phần mai một, vì thế, nảy sinh vấn đề tìm lại gốc gác trong lễ hội truyền thống. Trở về nguồn cội là bản chất, đồng thời là giá trị văn hóa và lịch sử của lễ hội, là nhu cầu vĩnh hằng của con người. Đặc biệt khi quá trình giao lưu văn hóa quốc tế và vấn đề giữ gìn thì việc trở lại với cội nguồn tự nhiên, nguồn gốc cộng đồng và gốc gắc văn hóa chính là biểu hiện giá trị văn hóa cũng như tính nhân bản của hoạt động lễ hội…
Những giá trị văn hóa của lễ hội cổ truyền về tình chất, nhưng lại khác về yêu cầu và mức độ biểu hiện ở từng lễ hội, từng môi trường xã hội, từng thời đoạn lịch sử, từng biểu hiện cụ thể bên trong lễ hội… Lễ hội cổ truyền đang phục hưng và đáp ứng được nhu cầu nhiều mặt của con người. Do thế, việc tìm hiểu lễ hội cổ truyền, chọn lọc, phát huy, nâng cao các giá trị văn hóa tiêu biểu của nó nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng cảu con người thời đại mới, là một việc làm rất cần thiết.
3.2. Một số ảnh hưởng của lễ hội tới đời sống
Dù ai đi đâu về đâu. Hội làng đã mở rủ nhau ta về; Tháng Giêng giỗ thánh Sóc Sơn, Tháng Ba giỗ tổ Hùng Vương nhớ về... Biết bao câu ca dao như vậy chứng tỏ rằng các lễ hội có một vai trò như thế nào trong đời sống của nhân dân. Chừng hơn mười nǎm nay, lễ hội lại được phục hồi và có đà phát triển với nhiều quy mô khác nhau, từ tỉnh, thành cho đến huyện, xã, thôn, bản... trở thành một hiện tượng gần như quen thuộc trong đời sống vǎn hóa và phải nói rằng, ở nhiều thời điểm, đã tạo cho dải đất quê hương một cảnh quan tưng bừng và nhiều mầu sắc.
Theo thống kê, hiện cả nước có 7.966 lễ hội, trong đó có trên 7.039 lễ hội dân gian (chiếm trên 88%). Hầu hết các lễ hội dân gian của các đồng bào các dân tộc gắn với tín ngưỡng, tâm linh, chu trình canh tác, nông lịch sản xuất, nghi lễ vòng đời… với nhiều nghi thức, trò diễn độc đáo, đặc sắc. Có thể nói, lễ hội dân gian các dân tộc là “bảo tàng sống” chứa đựng các giá trị văn hóa lịch sử phong phú, các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa, trang phục, văn hóa ẩm thực, trò chơi dân gian, lối ứng xử… của từng dân tộc; là kho tàng di sản văn hóa vô giá, tạo nên bản sắc độc đáo của nền văn hóa Việt Nam.
Mùa xuân - mùa khởi đầu cho một năm, mùa sinh sôi nảy nở của vạn vật, cỏ cây...Giữa tiết trời ấm áp ấy, lòng người phơi phới rủ nhau đi hội, hành hương về cội nguồn, vui chơi và cầu mong cho mùa màng tốt tươi, con người hạnh phúc. Lễ hội ở nước ta thật đa dạng và phong phú. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, Việt Nam có gần 500 lễ hội cổ truyền lớn, nhỏ trải rộng khắp đất nước trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn như những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế... Với tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, ngày hội diễn ra sôi động bằng những sự tích, công trạng, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước của mình. Đặc biệt, lễ hội ở nước ta gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất như một thành tố không thể thiếu vắng trong đời sống cộng đồng nhân dân.
Ngày xuân, người ta thường đi chơi đông hơn bình thường. Kẻ đi xa, người đi gần, trang phục lộng lẫy, hân hoan phấn khởi làm cho không khí đầu xuân càng thêm rạo rực. Có lẽ ai cũng muốn dành ít thời gian để vãn cảnh thiên nhiên đất trời, tận hưởng bầu không khí trong lành với mùa xuân tươi đẹp. Họ đến với các di tích lịch sử, danh thắng, đền, chùa để tham dự các lễ hội truyền thống. Chỉ tính riêng tháng Giêng cũng đã có biết bao nhiêu lễ hội tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc, những người có công chống giặc ngoại xâm như: Hội Đống Đa, kỷ niệm chiến thắng của vị anh hùnh dân tộc Nguyễn Huệ và tưởng niệm các chiến sĩ vong trận trong đại chiến thắng Đống Đa vào ngày 5-1. Hội đền An Dương Vương (Cổ Loa Hà Nội) ngày 6-1 tưởng niệm Thục Phán người có công dựng nước Âu Lạc, xây thành Cổ Loa; Hội đền Cửa Suốt (Quảng Ninh) tưởng niệm Trần Quốc Toản có công đánh đuổi giặc Nguyên, hội đền Hạ Lôi (Mê Linh) tưởng niệm Hai Bà Trưng, hội "Cơm hòm" ở Phổ Yên, Thái Nguyên ngày 6 tháng Giêng kỷ niệm người đàn bà vô danh thời Hậu Lê có công bày mưu đánh giặc Minh...
Bởi phần lớn các lễ hội ở Việt Nam thường gắn với sự kiện lịch sử, tưởng nhớ người có công với nước trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm nên các trò vui chơi ở lễ hội thường mang nhiều tính mạnh mẽ của tinh thần thượng võ như: thi bắn nỏ, đấu vật (hội Cổ Loa) đấu vật, đấu võ, chạy thi (hội hoa Vị Khê, Nam Định), thi bắn nỏ, ném còn (ở vùng đồng bào dân tộc phía Bắc) v.v...ở các lễ hội của bà con dân tộc Tây Nguyên, lễ hội đâm trâu được coi như tiêu biểu nhất. Trong lễ hội này, ngoài nghi lễ đâm trâu hiến tế hấp dẫn, ly kỳ còn có trò múa khiên, ném lao, đấu gậy. Các trò vui chơi giải trí ở lễ hội còn bao gồm những hoạt động văn hoá, xã hội khác như thi hát Quan họ, thi thổi cơm, chọi gà, dệt vải, đấu vật, đánh đu... Đặc biệt nhất là thi đánh đu, không chỉ xuất hiện trong dịp lễ hội lớn mà còn là một trò vui chơi dân dã trong những ngày Tết ở khắp các làng xã.
Vốn được coi là “bảo tàng sống” chứa đựng các giá trị văn hóa - lịch sử phong phú của từng dân tộc, lễ hội dân gian đã trở thành một nhu cầu sinh hoạt văn hóa cộng đồng không thể thiếu trong đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số. Đây chính là kho tàng di sản văn hóa vô giá, tạo nên bản sắc độc đáo của nền văn hóa Việt Nam. Trải qua thời gian, nhiều lễ hội vẫn được gìn giữ và phát triển, nhưng cũng có những lễ hội chỉ còn trong ký ức của những bậc cao niên. Việc bảo tồn và phát huy giá trị các lễ hội truyền thống, làm phong phú thêm đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc là việc làm cần thiết, tuy nhiên không chỉ ngày một ngày hai, mà còn cần có chiến lược lâu dài. Mỗi vùng, mỗi dân tộc đều có những lễ hội gắn liền với đời sống, tạo nên những không gian văn hóa giàu tính truyền thống của đồng bào dân tộc mình. Các lễ hội thường hướng đến sự giao lưu tình cảm, vui chơi giải trí và cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, người người khỏe mạnh, nhà nhà no ấm. Bà con dân tộc thường mang chính những sản vật do bà con tự sản xuất được như con gà, gùi lúa đến góp vui trong lễ hội.
Đánh giá vai trò của lễ hội truyền thống trong đời sống các dân tộc của người Việt Nam, ông Hoàng Đức Hậu cho biết: “Khi các lễ hội được tổ chức, không khí các làng các địa phương thực sự sống động, đồng bào tại các làng các địa phương hồ hởi, phấn khởi khi được trực tiếp tham gia sáng tạo văn hóa, thanh thiếu niên hân hoan tham gia các hoạt động lễ hội, đặc biệt là trong các trò chơi dân gian. Các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, ý thức đoàn kết cộng đồng được nâng cao. Qua việc tổ chức lễ hội, các giá trị văn hóa truyền thống, tiêu biểu của các dân tộc được khơi dậy, giúp đồng bào lựa chọn những yếu tố tiến bộ, phù hợp bảo tồn, phát huy, nâng cao mức hưởng thụ về văn hóa, góp phần thực hiện phong trào đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Trên cơ sở để đồng bào hiểu rõ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, tín ngưỡng, khuyến khích đồng bào các dân tộc chủ động sáng tạo vươn lên xóa đói giảm nghèo, phấn đấu làm giàu”.
Điều cần nhấn mạnh là qua các lễ hội, nhân dân đã thể hiện được những đặc trưng tín ngưỡng của mình, thể hiện được những quan niệm sống, quan niệm ứng xử và đạo đức, phong tục, tập quán cùng những khát vọng trong cuộc sống. Lễ hội cũng là dịp để con người gần gũi nhau, cảm thấy được sống giữa không khí chan hòa, đùm bọc nhau. Trong khi cùng cúi đầu dâng hương trước một bàn thờ, một pho tượng, hay cùng nhau hát một bài hát, chơi một trò chơi, người ta đã nói với nhau lời giao ước vì một sự gắn bó bền lâu. Nhà Việt Nam học người Pháp G.Dumoutier, sau khi dự một lễ hội Phù Đổng ở miền bắc Việt Nam, đã viết: "... Cái cảnh mà chúng tôi đã chứng kiến sẽ mãi mãi in trong tâm trí như một trong những cảnh đáng ngạc nhiên nhất mà chúng tôi đã thấy được... Tại châu Âu cổ kính của chúng ta có dân tộc nào có thể tự hào là hằng nǎm còn kỷ niệm một sự kiện anh hùng trong lịch sử của mình xảy ra cách ngày nay hàng hai nghìn ba trǎm nǎm như thế". Chính vì vậy, có thể nói rằng: lễ hội là một hoạt động vǎn hóa, đặt mục đích vǎn hóa lên hàng đầu, và phải được tiến hành một cách vǎn hóa.
Ở đô thị, người dân có nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa, đặc biệt là các kênh thông tin đại chúng, các điểm sinh hoạt văn hóa. Nhưng ở nông thôn, miền núi, lễ hội là thời điểm đặc biệt, là sự thăng hoa của đời sống văn hóa của đồng bào. Người dân không thể thiếu lễ hội vì không có hoạt động gì thay thế được lễ hội ở vùng miền núi. Điều này lý giải tại sao các lễ hội sải sán, cấp sắc, hội cầu mùa có một thời kỳ bị cấm, nhưng người dân vẫn bí mật tổ chức. Lễ hội là sinh hoạt văn hóa cộng đồng quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân miền núi, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, củng cố niềm tin và tín ngưỡng dân gian, ý thức cộng đồng. Ở vùng nào khôi phục và phát triển được lễ hội truyền thống thì ở vùng đó không có hiện tượng người dân bỏ tín ngưỡng truyền thống, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, theo các tôn giáo ngoại lai làm mất bản sắc dân tộc. Thậm chí họ còn tẩy chay các loại tà đạo như vàng chứ, thìn hùng. Nghiên cứu các lễ hội cổ truyền chúng tôi nhận thấy người dân đều đề cao ý thức cộng đồng, đề cao tri thức bản địa cầu mùa, phù hợp với hệ sinh thái nhân văn, sống hòa hợp với thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên. Từ thực tiễn tổ chức lễ hội truyền thống của các dân tộc đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền về vị trí và vai trò của lễ hội cổ truyền trong đời sống văn hóa cộng đồng, từ đó, có chủ trương bảo tồn, khôi phục lễ hội truyền thống; nghiên cứu và phát huy các yếu tốë tích cực của lễ hội trong việc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, bảo vệ an ninh, bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, nếu đặt sang một bên những mặt tích cực đã đạt được, có thể có một số nhận xét không thể bỏ qua rút ra từ không ít những lễ hội đã diễn ra trong thời gian qua.
3.3. Một số mặt trái của lễ hội
Giải quẻ, xem tướng số trong sân
đền thờ Hai Bà Trưng
Hàng quán, cờ bạc trá hình tại lối lên
khu di tích đền Gióng
Dịch vụ xem xăm lấy tiền ở một ngôi chùa ở núi Sam, Châu Đốc, An Giang
Trò chơi đỏ đen tại hội đền Hai Bà Trưng
Đã có rất nhiều người lại mang một tâm trạng “bồn chồn” khi dòng người đầu năm đổ xô về đền Bà Chúa Kho để xin lộc, vay tiền, cuối năm thì đi trả lại tiền đã vay, biến ý nghĩa, công đức với đất nước của bà Chúa Kho trở thành một đại ngân hàng mà ai vay bao nhiêu cũng được. Có mâm lễ hàng vài ba triệu đồng, không ít thanh niên địa phương có sức khỏe đã kiếm ăn ngon lành nhờ được đội lễ thuê.
Nếu bạn đã tham dự lễ hội của đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc, thì đều có một nhận định là lễ hội của bà con dân tộc thấm đậm nét đẹp truyền thống, có bản sắc riêng. Ví dụ như lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông ở Hà Giang, trước ngày mở hội, trưởng bản đi thông báo với bà con trong bản đến dự lễ. Bàn cúng là những lễ vật đơn giản để cúng tạ trời đất, ban cho dân bản sức khỏe, mùa màng bội thu. Còn lễ hội của người miền xuôi mang dấu ấn của hội nhiều hơn lễ, vì người tổ chức không hiểu hết ý nghĩa của lễ hội truyền thống của cha ông để lại, họ biến thiên với nhiều hình thức, hoạt động mang tính chất hiện đại. Điển hình như lễ giỗ tổ Hùng Vương. Vua Hùng thứ sáu sau khi đánh xong giặc Ân đã có ý định truyền ngôi cho các con và ra một điều kiện ai tìm được thức ăn ngon bày cho mâm cỗ có ý nghĩa thì được truyền ngôi. Con trai thứ 18 là Lang Liêu đã cung tiến bánh chưng và bánh giầy và nói lên ý nghĩa của bánh, được Vua Hùng truyền ngôi trong khi các hoàng tử cung tiến sơn hào hải vị lại không được. Thế nhưng con cháu thời nay, có doanh nghiệp muốn nổi tiếng đã làm một chiếc bánh chưng nặng tới 2,6 tấn, bánh giầy nặng 1,2 tấn để dâng các vua Hùng. Biết bao nhiêu tốn kém tiền của và công sức mới đưa được hai chiếc bánh khổng lồ đó tới đền Hùng, để rồi phải bỏ đi vì hỏng. Ngay năm sau, một Cty rượu lại còn cúng các vua Hùng một chai rượu vodka khổng lồ và khẳng định chất lượng đạt tiêu chuẩn Châu Âu? Vậy ý nghĩa của mâm cúng trời đất mà Vua Hùng thứ sáu mong đợi có phải là chai rượu ngoại với sự tốn kém để làm hai chiếc bánh khổng lồ đó của Công ty rượu Avinad và công viên Đầm Sen (TPHCM), hay là sự quảng bá cho thương hiệu của doanh nghiệp trong ngày đại lễ của đất nước.
Bản thân từ "xã hội hóa" hiện nay bị sử dụng khá tràn lan, với ngữ nghĩa chưa chuẩn mực. Xã hội hóa đúng nghĩa (socialisation) là quá trình con người liên tục tiếp thu văn hóa vào nhân cách của mình để sống trong xã hội như là một thành viên, nói cách khác, đó là quá trình phát triển nhân cách, hòa nhập, thích nghi với xã hội của mỗi cá nhân. Trong khi đó, "xã hội hóa" theo nghĩa chúng ta đang sử dụng phổ biến, tức là huy động sự đóng góp của xã hội, lại là mobilizing. Như vậy, xã hội hóa đang được sử dụng thông dụng có phần đã được Việt hóa.
Không bàn đến ngữ nghĩa của ngôn từ, thì việc xã hội hóa lễ hội trong thực tiễn hiện nay cũng còn tồn tại nhiều hiện tượng biến thái gây phản hiệu quả. Các doanh nghiệp đóng góp kinh phí tham gia lễ hội, phải tính đến hiệu quả kinh tế, có thể là lợi nhuận tức thì từ các dịch vụ hưởng lợi trực tiếp ở lễ hội hoặc lợi nhuận vô hình từ việc được quảng bá, khuếch trương hình ảnh. Đây là điều tất yếu trong kinh tế thị trường. Tuy nhiên, một số trường hợp, do đóng góp lớn, doanh nghiệp chi phối và can thiệp sâu, dẫn đến việc lạm dụng quảng bá quá mức, nặng về thương mại, cắt xén bớt phần lễ hoặc phần hội, vốn là yếu tố chính, không ít trở thành quảng cáo trá hình núp bóng lễ hội. Sự lệch lạc chính là, tổ chức lễ hội với cái nhìn văn hóa ở góc độ kinh doanh, không chú ý đến việc văn hóa là một giá trị.
Xã hội hóa huy động sức dân từ những nguồn lực sẵn có, tận dụng nó để quay lại phục vụ nhân dân tốt hơn. Nguồn lực ấy không cứ phải là kinh phí, mà có thể là công sức, trí tuệ, sự tham gia tích cực... một cách tự nguyện của nhân dân. Tuy nhiên, cũng có trường hợp việc xã hội hóa biến thành "giao chỉ tiêu" về kinh phí đóng góp, trở thành áp lực với người dân, cộng đồng tham gia.
Nhiều lễ hội, việc tham gia của người dân vào các khâu, tiến trình lễ hội hạn chế, trong khi đó diễn viên chuyên nghiệp, cùng với các công cụ, thiết bị, không gian, cung cách biểu diễn không phù hợp lại quá nhiều. Điều này tạo khoảng cách xa lạ với cộng đồng, dễ gây phản cảm, nhất là với các lễ hội truyền thống. Tất nhiên, lễ hội cũng phải hướng tới quy mô, chất lượng, bao hàm tính chuyên nghiệp trong đó, nhưng tập trung nhiều ở cách thức, quy trình tổ chức. Trong lễ hội truyền thống, bản thân phần lễ, hội, những diễn xướng dân gian vốn đã kết tinh trong đó hàm lượng văn hóa, nghệ thuật rất cao.
Gắn với các lễ hội không ít thì nhiều bao giờ cũng có các trò chơi truyền thống. Tuy nhiên, việc xã hội hóa cùng với mở rộng không gian lễ hội, số lượng, thành phần tham gia, nếu quản lý không tốt sẽ là môi trường cho các hình thức cờ bạc, mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội khác tồn tại. Các trò chơi dân gian như: chọi gà, cờ tướng, thò lò, tôm cua cá... ở nhiều lễ hội bị lợi dụng biến tướng thành cờ bạc, đi liền với đó là tình trạng mất an ninh trật tự. Mê tín dị đoan trong các lễ hội cũng là hiện tượng đáng báo động như việc rút thẻ (có thu tiền) ở các ban thờ, lên đồng... Những biến dạng trên, lợi bất cập hại, đã làm giảm ý nghĩa của các lễ hội, vốn là hoạt động văn hóa hướng cộng đồng tới những sinh hoạt lành mạnh.
Tiếc cho những lễ hội đã bị mất, song nhiều lễ hội còn tồn tại cũng đứng trước những khó khăn do điều kiện bối cảnh đời sống văn hóa hiện nay, nhất là sự tác động trực tiếp của mặt trái kinh tế thị trường, sự mở cửa giao lưu, hội nhập quốc tế. Nhiều lễ hội, sinh hoạt văn hóa của đồng bào bị mất dần bản sắc. Điển hình như chợ tình Khâu Vai (Hà Giang), phiên chợ tình nổi tiếng với những cặp tình nhân phong lưu lãng mạn đầy huyền bí, giờ đây đã không còn như xưa. Đến chợ tình giờ đây sẽ phải chứng kiến sự lộn xộn, trong cảnh bụi bay mù mịt. Các đôi trai gái người Mông, người Giáy mặc quần bò, đi giày tây, tay cầm điện thoại di động liên tục nhắn tin cho nhau, vừa đi vừa ghì cổ nhau đùa cợt. Những chàng trai Mông tay cầm chai rượu và chiếc bát mời mọc tất cả những ai họ gặp... Khâu Vai không còn là nơi tự tình của những đôi trai gái lỡ duyên, mà trở thành điểm hẹn của các cuộc nhậu xô bồ. Tình cảnh này khiến cho du khách đến đây thấy ngán ngẩm và như “bị lừa”, còn những người già sống ở Khâu Vai thì cảm thấy nuối tiếc cho một phiên chợ “độc nhất vô nhị” đang mất dần mà chưa có cách gì cứu vãn được.
Ảnh hưởng của kinh tế thị trường, sự mở cửa giao lưu đang là những thách thức không nhỏ đối với công tác quản lý. Ông Hoàng Đức Hậu, Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ VH,TT&DL) cảnh báo: “Sự chi phối của yếu tố thương mại, yếu tố lợi nhuận trong tổ chức lễ hội đang là một “con sóng ngầm”, đe dọa tới việc bảo tồn giá trị văn hóa cổ truyền và bản sắc dân tộc trong lễ hội của đồng bào các dân tộc mà các cơ quan có trách nhiệm cần phải quan tâm…
Thêm vào đó, do nhận thức chưa đầy đủ, nên ở một số lễ hội còn xảy ra hiện tượng không đúng với bản chất lễ hội. Ví dụ như việc đồng bào dân tộc tham dự lễ hội lại mặc trang phục của người Kinh, thậm chí có người tham gia vào nghi thức cúng tế cũng không mặc đúng trang phục theo nghi thức lễ hội… làm cho không khí lễ hội chưa thực sự lột tả hết sự thiêng liêng, tính đặc thù, tiêu biểu của lễ hội…”.
Tiếp tục thúc đẩy công tác bảo tồn, phát huy lễ hội dân gian truyền thống các dân tộc thiểu số là một yêu cầu thực tế và là nhiệm vụ lâu dài của chính quyền các cấp và ngành văn hóa, thể thao và du lịch. Trong đó, bên cạnh việc nâng cao nhận thức cho đồng bào trong việc bảo tồn và phát huy có hiệu quả lễ hội ở địa phương mình, ngành văn hóa cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu, chọn lọc, phục dựng hoặc hướng dẫn việc tổ chức lễ hội một cách khoa học, thể hiện đúng đặc điểm, tính chất như trình tự tiến hành lễ hội.
Khôi phục những nghi thức, diễn xướng, trò diễn, trò chơi dân gian thể hiện bản sắc riêng biệt và đặc sắc của từng lễ hội. Loại bỏ những yếu tố lỗi thời, lạc hậu làm ảnh hưởng đến nội dung lễ hội. Tạo điều kiện thuận lợi cho lễ hội dân gian tồn tại và phát triển thông qua việc hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao điều kiện sống. Bên cạnh đó, cần xây dựng các chủ trương, chính sách ở tầm vĩ mô để quản lý, tổ chức lễ hội một cách nhất quán, trên cơ sở tôn trọng các giá trị truyền thống, các yếu tố văn hóa dân gian, đậm đà bản sắc dân tộc kết hợp với giới thiệu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, giới thiệu đặc sản ẩm thực địa phương, hoạt động dịch vụ cũng phải phù hợp với môi trường văn hóa, ý nghĩa của lễ hội tránh việc biến lễ hội văn hóa thành hội chợ... Đây là trách nhiệm không chỉ của các nhà quản lý văn hóa mà còn là trách nhiệm của chính quyền, các cấp, các ngành và nhân dân các địa phương.
Trước hết, trong khi làm rất nhiều chuyện để cho lễ hội được "long trọng và rầm rộ" (cụm từ quen thuộc trong rất nhiều lễ hội), thì người ta lại không chú trọng nghiên cứu và phổ biến đúng mức ý nghĩa vǎn hóa và lịch sử của lễ hội đó, và cuối cùng ấn tượng để lại cho mọi người chỉ còn là đám rước lượn vòng, những bộ quần áo lạ mắt và những trò chơi thua được. ít người dự hội nhớ đến cái nội dung vǎn hóa vẫn đeo nặng trên từng chữ tên của ngày hội (ở một hội làng, khi nhà báo hỏi một anh thanh niên trong đám rước thành hoàng: "Thành hoàng làng ta gốc tích ở đâu, tại sao lại được tôn làm thành hoàng?", anh thanh niên đã trả lời rất thản nhiên: "Cái ấy thì phải hỏi các cụ"). Lại nữa, khi chuẩn bị tiến hành lễ hội, người ta đã không tìm hiểu được chu đáo và xác định đúng đắn những gì nên giữ lại những gì nên bớt đi trong những hình thức truyền thống hoặc có khi đưa vào không cân nhắc những hình thức của thời hiện đại, nói một cách lý luận thì mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại đã không được xử lý một cách thích đáng, tạo nên một pha trộn khập khiễng nếu không nói là lố lǎng, khiến cho cái tôn nghiêm của phần lễ đã giảm đi nhiều mà cái thư giãn lành mạnh của phần hội cũng không đạt được, và một hoạt động vǎn hóa lại bị biến dạng ngay trong khi mang danh nghĩa vǎn hóa! Một tình trạng nữa cũng rất nghiêm trọng: mục tiêu kinh doanh quá được coi trọng, kể cả của những cơ quan đứng ra tổ chức, và những nhóm, những cá nhân kinh doanh trong lễ hội. Lợi dụng lòng thành kính (mọi lòng thành kính đều có đôi chút ngây thơ) của những người hành hương và dự lễ, hoặc hoàn cảnh khó lường trước hết của lễ hội, các chủ thể kinh doanh này, gạt bỏ mọi chuẩn mực của đạo đức đời thường và quan hệ con người, đã tranh thủ kiếm chác một cách... vô vǎn hóa. Cũng không thể quên được tình trạng lãng phí trong các lễ hội, trước tiên là việc tiêu tiền công quỹ không biết tiếc xót. Và dĩ nhiên, sự lãng phí này không tách rời tệ tham nhũng, nghĩa là sự bớt xén, tư túi, gian lận nhiều kiểu dưới cái vỏ ngoài sang trọng và phức tạp của "ý đồ vǎn hóa" (Thần thánh và Quê cha đất tổ ơi, biết bao kẻ đã làm giàu bất chính bất minh trong làn hương hỏa và hồi trống dóng lên vì lòng tôn kính các Người!")...
Xin nhắc lại: lễ hội được tổ chức như hiện nay có những mặt tích cực, nhưng một số hiện tượng như trên - dù chưa đầy đủ - buộc chúng ta phải thực sự nghĩ đến sự khắc phục những bất ổn còn tồn tại trong đó, vì lợi ích và ý nghĩa vǎn hóa của các lễ hội. Theo chúng tôi, trước hết phải bàn đến công tác quản lý và điều hành lễ hội. Nói công tác quản lý và điều hành là nói người quản lý và điều hành. Đó phải là những người có đủ trình độ học vấn và đạo đức: có học vấn mới đưa ra được định hướng đúng đắn cho việc tổ chức lễ hội ở tầm vĩ mô cũng như vi mô (chẳng hạn, nếu không hiểu biết sâu sắc nguồn gốc và ý nghĩa thực sự của các yếu tố truyền thống trong một lễ hội thì làm sao xử lý được đúng đắn các yếu tố đó trong thời hiện đại), và mặt khác, có đạo đức mới thực hiện được định hướng không vì một mục đích tư lợi mà chỉ vì lợi ích của cộng đồng, của nền vǎn hóa. Còn làm thế nào để những người có học vấn và đạo đức được đứng ở vị trí của người quản lý và điều hành lại là một vấn đề khác, rất cơ bản, của bản thân cơ chế ngành vǎn hóa.
Ví dụ: Lễ hội Đền Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) chỉ mở hội trong ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch, lượng du khách đổ dồn về đây đã gây nên tình trạng ùn tắc nghiêm trọng. Để hạn chế tình trạng trên, ban tổ chức đã cấm ô tô, xe máy lưu thông trên đường vào đền nhưng vẫn không cải thiện được tình trạng tắc nghẽn do lượng khách tập trung quá đông. Hàng loạt bãi đỗ xe dã chiến được thiết lập trên các thửa ruộng quanh đền phần nào giải quyết được nhu cầu bến bãi cho du khách đi ô tô, tuy nhiên do bố trí quá xa nên nhiều du khách phải chen nhau đi bộ tuốt mồ hôi hột ngót... 1km mới tới được đền. Cùng cảnh "khổ" với du khách đi "xế hộp", rất nhiều khách thập phương đến đền bằng xe máy cũng than phiền về việc bố trí bãi đỗ xe bất hợp lý. Lượng khách tập trung vào một ngày đã tạo điều kiện cho "đạo chích" hành hoành. Trong sáng ngày mở hội (mùng 6 tháng Giêng) ban tổ chức lễ hội đền Cổ Loa phải "loa" trên hệ thống phát thanh đến cả chục trường hợp du khách bị móc túi mất hết giấy tờ, tiền bạc. Thi thoảng ai đó trong đoàn người chen chúc lại kêu thất thanh "tôi bị kẻ gian cắp ví rồi". Cùng đó, tình trạng trẻ lạc diễn ra triền miên, tiếng la khóc, tiếng loa thông báo tìm trẻ tạo nên bầu không khí nhộn nhạo nơi cửa đền linh thiêng.
Chùa Phúc Khánh (Hà Nội), ngôi chùa được nhiều du khách thập phương đổ về giải hạn đầu năm. Tại đây, các bãi đỗ xe tự phát mọc lên như nấm, ngang nhiên "đánh chiếm" cả lòng đường. Giá vé ở đây cũng cao ngất ngưởng, các "chủ" bãi đồng loạt "chém" 10 ngàn đồng/1 xe máy. Giá hoa quả, đồ lễ cũng không ngừng leo thang. Khi khách hàng phản ứng với những cái giá "cắt cổ" nêu trên đều nhận được câu trả lời dửng dưng "không thích thì kiếm chỗ khác mà gửi, mà mua". Nắm được tâm lý muốn "đầu xuôi, đuôi lọt" của du khách mà những chủ hàng, chủ "bãi" tại đây vẫn hàng ngày ung dung buông giá "chém". Tình trạng này diễn ra từ những ngày đầu năm mới đến nay nhưng vẫn không được chấn chỉnh.
Lễ hội chùa Hương năm nay có nhiều thay đổi. Tại chân Động Hương Tích không còn cảnh du khách kẻ ngồi, người nằm ngổn ngang, khách thập phương không còn xả rác bừa bãi mất vệ sinh. Việc đốt sớ, thắp hương trong động cũng được quản lý nghiêm ngặt, tạo nên sự quy củ trong những ngày đầu lễ hội. Cụ bà Đặng Lan Hương, một khách thập phương đến từ Hải Phòng cho biết, hơn chục năm đi hội Chùa Hương chưa có năm nào việc quản lý của ban quản lý di tích và ý thức của người dân lại tốt như năm nay. Sóng điện thoại được phủ sóng rộng khắp khu di tích kể cả trong Động Hương Tích đã hạn chế được tình trạng nhộn nhạo do người thân lạc nhau. Chị Nguyễn Thị Lan, một du khách hành hương đến từ Hà Nam cho biết, đi lễ hội Chùa Hương chị không sợ giá cả đắt đỏ mà chỉ sợ cảnh lạc con. Năm ngoái vợ chồng chị đã phải lùng sục mất nửa ngày mới tìm được cậu con trai do thất lạc. Năm nay, sóng điện thoại di động được phủ rộng khắp nên anh chị không lo tình trạng trên tái diễn. Tuy nhiên về giá cả các dịch vụ tại chùa Hương thì vẫn còn những điều phiền lòng. Vé đò Nhà nước bán chỉ vài chục ngàn đồng/vé đã bị một số người đẩy lên đến hàng trăm ngàn đồng/vé. Việc mất điện cáp treo trong vòng hơn gần 1 giờ, đã khiến nhiều du khách vừa hoảng sợ vừa bực bội.
Còn tại lễ hội Chợ Viềng (Nam Định), đường tắc, du khách bị "chặt chém" không thương tiếc. Năm nay, chợ Viềng tổ chức vào thứ Bảy, Chủ nhật lại đúng dịp người dân được nghỉ Tết dài, lượng người đổ về Nam Định tăng cao. Theo ước tính chỉ trong 2 ngày mùng 7 và mùng 8 Tết, có gần 4 vạn khách thập phương trẩy hội, tăng gần gấp rưỡi so với mọi năm. Từ chiều 20/2 (tức mùng 7 Tết Canh Dần), hầu hết các ngả đường đổ về Chợ Viềng - Vụ Bản đều bị tắc nghẽn. Do tắc đường từ vòng ngoài nên nhiều du khách không vào được đến bãi mà phải gửi xe bên ngoài với giá "cắt cổ": 10.000 - 20.000 đồng/ xe máy, 30.000-50.000 đồng/ô tô tuỳ loại./.
KẾT LUẬN
Có thể thấy rằng lễ hội là một nét đẹp văn hoá cần phải được phát huy và bảo tồn. Những giá trị văn hoá mà lễ hội mang lại có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với đời sống mỗi người dân. Lễ hội tồn tại và đi sâu vào tiềm thức mỗi người dân Việt Nam, nó nhắc nhở mỗi con người cần hướng về cội nguồn dân tộc, giáo dục ý thức đồng thời làm cho tâm hồn con người trở nên thanh thản.
Lễ hội cùng các trò chơi dân gian hướng con người về truyền thống dân tộc, hướng về quê cha đất tổ, nuôi dưỡng tâm hồn mỗi con người, giúp con người làm theo những điều tốt, tránh xa những thói hư tật xấu. Lễ hội giúp con người cảm thấy thoải mái hơn sau những ngày làm việc vất vả, tạo điều kiện cho con người được vui chơi, quên đi những mệt mỏi, những phiền não trong mối lo cơm, áo, gạo, tiền thường ngày.
Không những thế, lễ hội còn giúp cho mỗi con người cảm thấy tự hào hơn về mảnh đất mà mình đã sinh ra, nơi quê cha đất tổ. Thông qua lễ hội, người Việt Nam có thể giới thiệu cho bạn bè quốc tế về những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Song, các lễ hội hiện nay đang tồn tại rất nhiều hạn chế chưa được khắc phục, nó đã làm mất đo những bản chất tốt đẹp vốn có trong các lễ hội. Những hạn chế này đã làm giảm bớt tính chất vui vẻ của lễ hội, mà vô hình nó đã biến các lễ hội trở thành công cụ kiếm tiền cho một số kẻ hám lợi. Đây là một thực trạng vô cùng nhức nhối song để giải quyết nó một cách triệt để lại không phải là một điều đơn giản./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Môn cơ sở văn hóa_Tìm hiểu về một số lễ hội ở Việt Nam.doc