Môn môi trường và con người: Sự gia tăng dân số tác động như thế nào đến tài nguyên đất

Dân số chúng ta đang tăng nhanh một cách đột biến trong những năm trở lại đây và điều này đã tác động mạnh mẽ tới tài nguyên đất ngày càng hạn hẹp và suy thoái. Dân số,tài nguyên và môi trường là những vấn đề liên quan chặt chẽ với nhau.chúng tác động trưc tiếp đến con người mỗi quốc gia và cả cộng đồng loài người chúng ta. Vì vậy, chúng ta cần sớm nhận thức được điều này để có những hướng đi đúng đắn và bền vững cho hôm nay và cho mai sau.

pdf44 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8197 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Môn môi trường và con người: Sự gia tăng dân số tác động như thế nào đến tài nguyên đất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI Nhóm 3 1. Lê Văn Thức 2. Võ Thị Minh Tiên 3. Nguyễn Văn Tiến 4. Nguyễn Tiến Phúc 5. Huỳnh Trung Sở 6. Nguyễn Thị Thu Trang 7. Trần Đức Toán 8. Võ thị Yến Phi BÀI BÁO CÁO Giới thiệu chung1 Sự gia tăng dân số hiện nay2 Tác động của sự gia tăng dân số đến tài nguyên đất3 Hướng phát triển bền vững4 Nội dung chính Sự gia tăng dân số tác động như thế nào đến tài nguyên đất ?CHỦ ĐỀ Con người tồn tại và phát triển trong điều kiện ngoại cảnh,bao trùm lên nó chính là môi trường. Môi trường là nơi cung cấp cơ sở vật chất cho con người và tác động lên mọi mặt của đời sống.Tài nguyên là một bộ phận không thể thiếu và tách rời khỏi môi trường. Khi số lượng con người trên thế giới ngày càng tăng nhanh thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều loại tài nguyên trên trái đất,mà tài nguyên đất là một ví dụ điển hình. I.Giới thiệu chung Dân số chúng ta đang tăng nhanh một cách đột biến trong những năm trở lại đây và điều này đã tác động mạnh mẽ tới tài nguyên đất ngày càng hạn hẹp và suy thoái. Dân số,tài nguyên và môi trường là những vấn đề liên quan chặt chẽ với nhau.chúng tác động trưc tiếp đến con người mỗi quốc gia và cả cộng đồng loài người chúng ta. Vì vậy, chúng ta cần sớm nhận thức được điều này để có những hướng đi đúng đắn và bền vững cho hôm nay và cho mai sau. I.Giới thiệu chung II.Tình hình gia tăng dân số hiện nay Theo ước tính của tổ chức Liên Hiệp Quốc, vào tháng 10- 2011, dân số thế giới sẽ lên đến 7 tỷ người. Các thống kê mới nhất cho biết trong vòng 10 năm sắp tới, một số quốc gia nghèo nhất thế giới sẽ gia tăng dân số gấp đôi và vào năm 2025, dân số thế giới sẽ lên đến 8 tỷ người. 1.Tình hình gia tăng dân số thế giới Hiện nay có 4 quốc gia đông dân nhất trên toàn trái đất đó là Trung quốc Ấn Độ Hoa Kỳ Indonesia Với 1 tỷ 2 Với hơn 1 tỷ 3 Hơn 310 triệu Với gần 243 triệu II.Tình hình gia tăng dân số hiện nay Một cuộc nghiên cứu mới đây cũng cho biết rằng dân số lục địa Phi châu sẽ tăng lên gấp ba, tức là từ 230 triệu hiện nay lên đến 811 triệu. 1.Tình hình gia tăng dân số thế giới II.Tình hình gia tăng dân số hiện nay Lược đồ gia tăng dân số thế giới 1.Tình hình gia tăng dân số thế giới a. Tỉ suất sinh thô 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 1950- 1955 1975- 1980 1985- 1990 1995- 2000 2004- 2005 Toàn thế giới Các nước phát triển Các nước đang phát triển • Biểu đồ tỉ suất sinh thô của thế giới và ở các nước đang phát triển, các nước phát triển thời kì 1950 - 2005 1.Tình hình gia tăng dân số thế giới II.Tình hình gia tăng dân số hiện nay • -Nhận xét: Tỉ suất sinh thô có xu hướng giảm mạnh, nhưng các nước phát triển giảm nhanh hơn. 1.Tình hình gia tăng dân số thế giới II.Tình hình gia tăng dân số hiện nay B.Tỉ suất tử thô-giãm rõ rệt • Tỉ suất tử thô của toàn thế giới và ở các nước đang phát triển, các nước phát triển thời kì 1950 - 2005 0 5 10 15 20 25 30 35 40 1950- 1955 1975- 1980 1985- 1990 1995- 2000 2004- 2005 Toàn thế giới Các nước phát triển Các nước đang phát triển 1.Tình hình gia tăng dân số thế giới II.Tình hình gia tăng dân số hiện nay 2.Tình hình gia tăng dân số ở việt nam Mức sinh, mức chết giảm nhưng có sự khác nhau giữa các vùng Để đo lường mức sinh, người ta dùng nhiều chỉ tiêu, thông thường nhất là “tỷ suất sinh thô”, tỷ suất này biểu thị số trẻ được sinh ra trong 1 năm, tính trung bình trên 1.000 dân. Tỷ suất sinh thô của Việt Nam năm 1957 là 44%. Sau 50 năm đẩy mạnh kế hoạch hoá gia đình, tỷ suất này giảm xuống còn 17,2% năm 2007. Tuy “tỷ suất sinh thô” giảm nhiều so với dân số lớn nên số trẻ em sinh ra trong một năm hiện nay vẫn tới khoảng 1,5 triệu em. Tỷ suất sinh thô ở Việt Nam giai đoạn 1998-2007 có chiều hướng giảm, song giữa các năm có sự biến động: Năm 1999 tỷ suất sinh thô là 19,9; đến năm 2001 còn 18,6; tuy nhiên đến năm 2002 tỷ suất sinh thô lại tăng lên 19; năm 2003 giảm xuống 17,5; năm 2004 tăng lên 19,2; năm 2005 giảm xuống 18,6 và đến năm 2007 còn 17,2. II.Tình hình gia tăng dân số hiện nay 2.Tình hình gia tăng dân số ở việt nam II.Tình hình gia tăng dân số hiện nay 2.Tình hình gia tăng dân số ở việt nam Tỷ lệ các cặp vợ chồng sinh con thứ ba cũng đã giảm đi trong suốt thập kỷ qua. Tỷ lệ cặp vợ chồng sinh con thứ ba hiện nay chỉ còn dưới 17% là rất thấp. Chính tỷ lệ cặp vợ chồng có từ ba con trở lên thấp như vậy, bù trừ với những cặp vợ chồng chỉ có một con thì mới tạo nên mức sinh chung của cả nước là khoảng 2 con. Việc mỗi phụ nữ chỉ sinh 2 con, chắc chắn có ảnh hưởng rất lớn không chỉ đến sức khoẻ, học vấn, việc làm, thu nhập, địa vị xã hội mà còn ảnh hưởng theo hướng tích cực tới việc nuôi dạy con cái, hạnh phúc gia đình, sự phát triển của cộng đồng và xã hội. Tuy nhiên mức sinh ở các vùng còn khác nhau, Tây Bắc, Tây Nguyên là 2 vùng có mức sinh cao, khoảng gấp rưỡi vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. II.Tình hình gia tăng dân số hiện nay 2.Tình hình gia tăng dân số ở việt nam II.Tình hình gia tăng dân số hiện nay 1.Khai thác quá mức các loại tài nguyên trong lòng đất để phục vụ nhu cầu tăng nhanh của dân số hiện nay. Do dân số tăng tác động đến môi trường nên dẫn đến những hệ quả : Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường đất do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp... III.Tác động của dân số đến tài nguyên đất III.Tác động của dân số đến tài nguyên đất sự xói mòn và thoái hóa đất sau khi khai thác khoáng sản trong lòng đất III.Tác động của dân số đến tài nguyên đất Đất sẽ như thế nào sau khi khai thác khoáng sản để phục vụ nhu cầu con người III.Tác động của dân số đến tài nguyên đất 2.Phá rừng dẫn đến hạn hẹp về tài nguyên đất Cũng như nhiều nước đang phát triển trên thế giới, rừng nước ta bị tàn phá một cách nhanh chóng. Trong vòng 50 năm qua, diện tích rừng nước ta đã bị giảm hơn một nửa, từ 19 triệu ha xuống còn 9 triệu ha, bình quân mỗi năm giảm 200 ngàn ha. Nguyên nhân của tình trạng trên, ngoài khai thác gỗ và các loại lâm sản một cách bừa bãi, còn do nhu cầu lương thực cho số dân tăng quá nhanh đòi hỏi phải phá rừng mở rộng diện tích canh tác. 2.Phá rừng dẫn đến hạn hẹp về tài nguyên đất Cháy rừng làm ô nhiễm tài nguyên đất nghiêm trọng 2.Phá rừng dẫn đến hạn hẹp về tài nguyên đất Rừng bị tàn phá một cách nặng nề 2.Phá rừng dẫn đến hạn hẹp về tài nguyên đất • Một số dân tộc ít người có tập quán du canh, du cư, rừng sau khi đốt phát thành nương rẫy chỉ gieo trồng được vài ba vụ là lại phải di chuyển sang nơi khác phá rừng làm nương rẫy mới. • Quá trình trên cứ lặp đi lặp lại hết đời này sang đời khác làm cho diện tích rừng tự nhiên nhanh chóng bị thu hẹp lại. Rừng không chỉ là nguồn cung cấp gỗ mà còn có các chức năng xã hội và sinh thái rộng lớn. • Diện tích rừng giảm sút, diện tích đất trống, đồi trọc tăng lên làm lũ lụt xảy ra nhiều hơn,tình trạng xóa mòn đất,hạn hán triền miên làm cho tài nguyên đất ngay càng hạn hẹp và suy thoái nghiêm trọng. 2.Phá rừng dẫn đến hạn hẹp về tài nguyên đất Hậu quả của việc tàn phá rừng làm nương rẫy 2.Phá rừng dẫn đến hạn hẹp về tài nguyên đất Phá rừng làm cho tài nguyên nước trong lòng đất suy giãm 3.Bình quân đất nông nghiệp giảm-năng suất tăng nhưng bình quân lương thực đầu người không tăng. • Do dân số tăng nhanh nhưng đất nông nghiệp bình quân đầu người giảm cho nên dù năng suất lúa có tăng nhanh nhưng bình quân lương thực đầu người vẫn tăng chậm. • Hậu quả là:vẫn không cải thiện được cuộc sống cho người lao động trong ngành nông nghiệp 3.Bình quân đất nông nghiệp giảm-năng suất tăng nhưng bình quân lương thực đầu người không tăng. Năng suất tăng nhưng bình quân lương thực vẫn giãm 4. Ô nhiễm đất ở các vùng nông thôn do sự thâm canh thiếu khoa học • Ô nhiễm đất xảy ra chủ yếu ở nông thôn. Trước hết là do sự bành trướng của kỹ thuật canh tác hiện đại. • Nông nghiệp hiện nay phải sản xuất một lượng lớn thức ăn để đáp ứng cho một lượng dân số tăng nhanh và đột biến như hiện nay • Trong khi đất trồng trọt tính theo đầu người ngày càng giảm vì dân số gia tăng và cũng vì sự phát triển thành phố, kỹ nghệ và những dich vụ phi nông nghiệp. • Người ta cần phải thâm canh mạnh hơn, dẫn tới việc làm xáo trộn dòng năng lượng và chu trình vật chất trong hệ sinh thái nông nghiệp 4. Ô nhiễm đất ở các vùng nông thôn do sự thâm canh thiếu khoa học Tài nguyên đất đang suy thoái nghiêm trọng bởi sư canh tác không hợp lí 4. Ô nhiễm đất ở các vùng nông thôn do sự thâm canh thiếu khoa học Sự hạn hẹp về quỹ đất nông nghiệp do tài nguyên đất ngày càng bị sa mạc hóa 5. Ô nhiễm đất do sự tác động mạnh mẽ của chất độc hóa học Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm lượng vượt quá giới hạn thông thường)do các hoạt động chủ động của con người như khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều,... hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm. 5. Ô nhiễm đất do sự tác động mạnh mẽ của chất độc hóa học Sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu quá liều lượng là nguyên nhân ô nhiễm đất ở các vùng nông thôn 6.Ô nhiễm đất do các chất thải từ công nghiệp Quá trình phát triển công nghiệp và đô thị cũng ảnh hưởng đến các tính chất vật lý và hoá học của đất. Những tác động về vật lý như xói mòn, nén chặt đất và phá huỷ cấu trúc đất do các hoạt động xây dựng, sản xuất và khai thác mỏ. Các chất thải rắn, lỏng và khí đều có tác động đến đất. Các chất thải có thể được tích luỹ trong đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường. 6.Ô nhiễm đất do các chất thải từ công nghiệp Các chất thải công nghiệp làm cho đất ô nhiễm nghiêm trọng 6.Ô nhiễm đất do các chất thải từ công nghiệp Các chất thải khí và phóng xạ phát ra chủ yếu từ các nhà máy nhiệt điện, các khu vực khai thác than, các khu vực nhà máy điện nguyên tử, có khả năng tích luỹ cao trong các loại đất giàu khoáng sét và chất mùn. Đó là nguyên nhân làm cho đất bạc màu vĩnh viễn khó có thể cải tạo được 6.Ô nhiễm đất do các chất thải từ công nghiệp Dân sô tăng nhanh đòi hỏi ngành công nghiệp phải phát triển manh mẽ dẫn đến chất thải công nghiệp ngày càng lớn 7.Ô nhiễm tài nguyên đất do các hoạt động trong sinh hoạt của con người Ô nhiễm đất do chất thải sinh hoạt: hàng ngày , môi trường đất tiếp nhận 1 khối lượng lớn chất thải sinh hoạt. dân cư ngày càng đông đúc thì lượng chất thải sinh hoạt càng nhiều. Trình độ phát triển kĩ thuật càng cao và mức sống vật chất của người dân cao thì lượng chất thải tính trên đầu người càng cao. ở các thành phố đô thị mỗi người mỗi ngày tạo ra một lượng lớn chất thải từ 0,5 đến 1,8 kg. Rác và phân xả vào mt đất :rác gồm cành lá cây,rau, thức ăn thừa, vải vụn , gạch ,vữa, polime, túi nilon.Rác sinh hoạt thường là hỗn hợp của các chất vô cơ và hữu cơ độ ẩm cao nhiều vi khuẩn vi trùng gây bệnh. Nước thải sinh hoạt theo kênh rãnh đổ ra mương và có thể đổ ra đồng ruộng kéo theo phân rác và làm ôi nhiễm đất 7.Ô nhiễm tài nguyên đất do các hoạt động trong sinh hoạt của con người Rác thải làm hạn hẹp tài nguyên đất và ô nhiễm đất nặng nề 7.Ô nhiễm tài nguyên đất do các hoạt động trong sinh hoạt của con người Những bãi rác thải khổng lồ gây nên ô nhiễm đất và là nguồn dịch bệnh IV.Hướng phát triển bền vững Nước ta vẫn còn tỉ lệ gia tăng dân số khá cao,vì vậy chúng ta phải tìm hướng đi đúng đắn trong công tác kế hoạch hóa gia đình,trong bối cảnh nước ta vẫn còn trong tình trạng ngheo nàn và lạc hậu. Để nước ta phát triển ngang bằng với các nước trong khu vưc và trên thế giới. Nhờ sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy đảng và chính quyền, sự phối hợp tích cực của các ngành, đoàn thể, sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, và đặc biệt là sự phấn đấu nỗ lực của đội ngũ cán bộ làm công tác dân số từ Trung Ương đến cơ sở. IV.Hướng phát triển bền vững Trong thời gian tới, mục tiêu ổn định mức sinh thay thế, giữ cho quy mô dân số không vượt quá 89 triệu người vào năm 2012 được ưu tiên đặc biệt. Mọi nỗ lực cần phải được tập trung để thực hiện cho được chỉ tiêu giảm tỉ lệ sinh 0,3 phần ngàn mà Quốc hội đề ra cho kế hoạch năm 2008 là: Phấn đấu giữ tỉ lệ phát triển dân số ở mức 1,14% và dân số dưới 89 triệu người vào năm 2012. Bên cạnh đó cũng cần đẩy mạnh các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực, hạn chế sự mất cân bằng giới tính khi sinh, cải tiến quản lý dân số. IV.Hướng phát triển bền vững Các biện pháp cần làm trong thời gian tới để giãm tình trạng gia tăng dân số: + Một là, nhanh chóng củng cố, ổn định và kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình trong hệ thống tổ chức bộ máy của ngành Y tế; nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động, đặc biệt là duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới cộng tác viên dân số ở thôn, xóm, bản làng để đưa thông tin và dịch vụ đến tận người dân. + Hai là, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động truyền thông, giáo dục và vận động nhằm tăng cường hơn nữa sự cam kết ủng hộ các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và những người có uy tín trong cộng đồng đối với công tác Dân số - kế hoạch hoá gia đình. IV.Hướng phát triển bền vững Tiếp tục nâng cao nhận thức và đẩy mạnh hơn quá trình chuyển đổi hành vi trong nhân dân, đặc biệt là giới trẻ đối với việc chấp nhận và tự nguyện thực hiện kế hoạch hoá gia đình chăm sóc sức khoẻ sinh sản, tập trung cho vùng nông thôn, vùng miền núi, vùng khó khăn, nơi mức sinh còn cao,khu vực đông dân có mức sinh cao, tạo khí thế và đạt nhanh các chỉ tiêu kế hoạch từ những ngày đầu, tháng đầu của năm. + Ba là, mở rộng và phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình,chăm sóc sức khoẻ sinh sản nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời, an toàn và thuận tiện các phương tiện và dịch vụ kế hoạch hoá gia đình,chăm sóc sức khoẻ sinh sản có chất lượng, đa dạng cho các nhóm đối tượng. IV.Hướng phát triển bền vững + Bốn là, mở rộng thử nghiệm một số mô hình nâng cao chất lượng dân số, rút kinh nghiệm để xác định mô hình tối ưu để triển khai trong giai đoạn tới, chú trọng kiểm soát chặt tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh để đề xuất và thực hiện các biện pháp can thiệp phù hợp, đảm bảo duy trì cơ cấu giới tính khi sinh ở mức cho phép. + Năm là, đẩy mạnh xã hội hoá công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình,chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Tăng cường các hoạt động tiếp thị xã hội, các phương tiện và dịch vụ, kế hoạch hoá gia đình,chăm sóc sức khoẻ sinh sản, xúc tiến mạnh hợp tác quốc tế nhằm tăng thêm nguồn lực đảm bảo thực hiện công tác này. IV.Hướng phát triển bền vững Đó là những biện pháp nước ta cần làm trong thời gian tới nhằm giãm tỉ lệ sinh và cân bằng giới tính trong thời gian tới.Để có những bước đi bền vững cho tương lai. Thông qua bài báo cáo trên giúp chúng ta hiểu đươc rỏ hơn sự gia tăng dân số tác động như thế nào đến tài nguyên đất. Và cũng từ đó đòi hỏi con người chúng ta cần có những biện pháp phù hợp nhằm cải thiện tình hình trên. Tuy nhiên theo ý kiến riêng của nhóm chúng tôi là ý thức của con người về môi trường phải được nâng cao. Bài báo cáo của chúng em đến đây kết thúc. Song vẫn còn nhiều thiết xót, mong cô góp ý kiến để chúng em hoàn thiện những hiểu biết về các vấn đề trên hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbaocao_120523092702_phpapp02_2788.pdf