Kết hợp là kết quả được tạo ra bởi sự đi theo. Một khi việc lắng nghe, mở rộng và cần
bằng trở thành những trạng thái cố đị của bạn thì bạn sẽ đi theo và kết hợp với bất cứ
điều gì đang hiện diện trong cuộc trao đổi. Khi mà chúng ta bắt đầu nghĩ về việc tạo ra
một kết quả gì đó hay một hành động nào đó ta sẽ dễ dàng rơi vào một trong những
cái bẫy nguy hiểm nhất trong việc tập luyện niêm thủ. Bởi sự theo đuổi một ham
muốn để tạo ra một kết quả nào đó khiến chúng ta sẽ bỏ quên những nguyên tắc cho
việc hiện diện sự tương tác lại phía sau. Và bởi việc tập trung tìm cách thực hiện để
tạo ra kết quả mong muốn mà chúng ta chuyển qua một trạng thái mất kết nối trong
mối quan hệ và không còn sự kết nối và hiện diện trong thời điểm hiện tại của sự
tương tác. Trạng thái mất cân bằng này tạo nên sự thiếu hiệu quả, mặt khác lại tự tạo
kẽ hở và cơ hội cho đối phương xâm nhập, tấn công vào bạn.
Sư kết hợp thực sự đến từ một trạng thái tinh thần hoàn toàn khác với sự cạnh
tranh thắng thua được nuôi dưỡng bởi sự mong muốn tạo ra một kết quả thông qua sự
nỗ lực. Sự kết hợp chỉ có thể đến từ một trạng thái hợp tác- cân bằng và không cần nỗ
lực.
Một thành phần tiềm ẩn trong nguyên tắc của sự kết hợp là nguyên tắc của sự
trung hòa. Trung hòa là việc lắng nghe và cân bằng với sự thay đổi của các điều kiện
xung quanh khi chung xảy ra trong cuộc trao đổi. Trong sự kết hợp chúng ta ngầm
trung hòa sự chủ đích của đối phương nhằm duy trì trạng thái cân bằng đã tồn tại
trước đó. Trong việc trung hòa, ta đơn giản là duy trì một sự cân bằng hài hòa khi ta đi
theo và kết hợp với sự thay đổi của bạn tập. Không nhất thiết là bạn phải ở trạng thái
chủ động hay bị động, mà đơn giản chỉ là một sự phản hồi để tạo lại trạng thái cân
bằng từ sự mất cân bằng, lấy lại sự hài hòa từ sự mất hài hòa. Sự trung hòa được ngầm
xảy ra trong sự kết hợp và bao bọc lấy sự kết hợp, và nó như là một sản phẩn có thể
quan sát được của sự kết hợp.
107 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4202 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Môn võ vịnh xuân quyền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bạn thì bạn hãy phóng thích áp lực từ anh ta bởi
lúc này anh ta không gây được một mối nguy hiểm nào cho bạn cả. Bạn luôn hướng
về đường trung tâm của anh ta nhằm chiếm lấy lợi bởi những kẽ hở được mở ra khi
bàn tay của đối phương rời khỏi đường trung tâm của anh ta.
Tăng sức nặng: nhằm đặt năng lượng vào vũ khí của bản thân
Khi tăng sức nặng của cách chi một cách chính xác sẽ thêm khí vào sự kết nối.
Điều này không có nghĩa là bạn sẽ đẩy mạnh hơn và dùng sức nhiều hơn. Tăng sức
nặng cho cánh tay được thực hiện thông qua việc chủ đích thả lỏng. Việc tăng sức
nặng cũng phải được thực hiện mà không được phá vỡ nguyên tắc của sự cân bằng.
Mỗi vị trí có thể sẽ được tăng sức nặng một cách khác nhau tùy thuộc vào việc nó
được ứng dụng như thế nào và đối thủ của bạn đang làm gì. Ba điểm cần được tăng
sức nặng của cánh tay là vai, cùi chỏ và bàn tay. Hông, đầu gối và bàn chân là những
điểm tương tự trên cẳng chân. Nguyên tắc về cùi chỏ không được di chuyển của Vĩnh
Xuân là một ví dụ của sự tăng sức cùi chỏ trong kỹ thuật phục thủ.
Khi tăng sức nặng một bộ phận nào trên tay hoặc chân, đầu tiên bạn thả lỏng
toàn bộ chi đó một cách sâu sắc, sau đó ứng dụng nguyên tắc về phương hướng lên
Copyright © Sifu Scott Baker 2000 80
vùng này và đặt sự chủ đích của bạn lên điểm cần được tăng trọng lượng. Với một kỹ
năng sâu hơn bạn có thể tăng trọng lượng cho nhiều điểm trên cơ thể cùng một lúc.
Tăng sức nặng của khí vào các chi là điểm mấu chốt để chuẩn bị sẵn sàng khí cho việc
phóng thích nó, được dạy trong bài Tiêu Chỉ.
Sự ấp dụng đúng nhóm 3 nguyên tắc thứ hai này sẽ tạo ra: DÒNG CHẢY.
Sự đàn hồi, Chọn phương hướng và
Tăng sức nặng khi được kết hợp qua
các nguyên tắc nền tảng của CÁI
KHÓA sẽ tạo ra một trạng thái lỏng
linh động để khóa kết nối lại. Trạng thái
lỏng này tạo nên một sự trao đổi động
giữa hai người võ sinh để chảy với một
năng lượng mềm mại và không cần nỗ
lực.
Ku: Nhằm điều khiển cây cầu
Một khi bạn có thể hướng sự chủ đích lên các chi để tăng sức nặng của chúng
thì bạn có thể bắt đầu thấy được một khía cạnh sâu hơn về sự kết nối với người bạn
tập. Sự chủ đích hướng có định hướng về phía trước có thể được thay đổi từ mặt này
sang mặt khác của sự kết nối mà không cần một chuyển động vật lý nào. Sự thay đổi
này được chủ đích xuất phát từ tâm trí. Và khi thực hiện điều này ta chú ý thấy rằng
chiếc cầu kết nồi (Ku) có rất nhiều cánh cổng. Những cánh cổng này đóng hay mở tùy
thuộc vào sự chủ đích được đặt ở đâu. Với mỗi chi ta có ba cánh cổng: vai, cùi chỏ và
bàn tay đối với đôi tay, hông, đầu gối và bàn chân đối với đôi chân.
Nó đòi hỏi phải có một kỹ năng và năng lực tuyệt với để có thể đóng tất cả
cánh cổng lại cùng một thời điểm. Nó thậm chí cũng rất khó khi bạn chỉ giữ ở một vị
trí cố định, và hầu như là không thể khi đang chuyển động. Ku là nghệ thuật của sự
lắng nghe cây cầu và chú ý xem cánh cổng nào đang mở và cánh cổng nào đang đóng.
Một khi bạn thấy được cánh cổng nào đang mở thì đó như một lời mời để tấn công.
Một cánh cổng mở như một lời mời đi vô, nếu bạn tấn công vô một cánh cổng đang
đóng bạn sẽ luôn bị khóa lại. Việc tấn công vô một cánh cổng đóng giống như là bạn
đi từ phòng này qua phòng khác bằng cách cố gắng đi xuyên qua bức tường thay vì là
đi qua của. Bằng cách đọc được sự thay đổi trong chủ đích của bạn tập trong khi cánh
tay đang được cung cấp năng lượng bởi khí, chúng ta học cách khám phá xem thời
điểm và vị trí nào để tán công. Đó là nghệ thuật của sự điều khiển cây cầu, hay Ku.
Copyright © Sifu Scott Baker 2000 81
Lắng nghe: Để biết điều gì đang diễn ra trong thực tại
Trong Vĩnh Xuân mục đích chính của việc lắng nghe là trải nghiệm được
những gì mà một số người đã trải nghiệm được với giây phút hiện tại. Nó không phải
là việc đoán xem anh ta sẽ làm gì tiếp theo, cũng không phải là hình dung hoặc đánh
giá xem cái gì sẽ diễn ra. Lắng nghe đơn giản là mở lòng để trải nghiệm mà không
thông qua một một bộ lọc nào được tạo ra bởi cái tôi cá nhân.
Đầu tiên là chúng ta cần lắng nghe chính cơ thể mình, năng lượng và trạng thái
của những lực vật lý xung quanh chúng ta. Bằng cách lắng nghe chúng, ta uốn mình
và xăp xếp theo các trạng thái này. Sau đó chúng ta hướng sự lắng nghe đến chuyện
động, sự chủ đích và năng lượng của bạn tập. Điều này đòi hỏi một sự hiện tĩnh lặng
của bộ nào. Đây là trạng thái không suy nghĩ và được biết tới như một trạng thái
không tư duy hay Mu-Shin.
Mọi nỗ lực nhằm hợp lý hóa, phân tích, tìm ý nghĩa hay cố gắng hiểu điều gì
đang diễn ra đều không phải là một sự lắng nghe đúng đắn. Mọi sự đánh giá của thời
điểm hiện tại phải được dời lại vào những thời điểm sau để không làm thay thế giây
phút lắng nghe hiện tại với sự lặng đọng sâu sắc. Sự lắng nghe này có thể so sánh với
việc bạn lắng nghe trong một cuộc hội thoại. Tuy nhiên, trong Kung fu nó được cảm
nhận bởi toàn bộ cơ thể khi mà cơ thể bạn tiếp nhận kinh nghiệm từ cơ thể người
khác. Điều này bao gồm tất cả các cảm giác, sự chủ đích, suy nghĩ, cảm xúc tạo nên
một bức tranh tổng thể trong từng khoảnh khắc. Trong khi lắng nghe tất cả những thứ
này được cảm nhận cùng một lúc như một sự trải nghiệm tổng thể về người khác. Có
có thể lắng nghe được như vậy, trước tiên bạn phải làm cho đầu óc trở nên tĩnh lặng
và sau đó tập trung sự tĩnh lặng của nó lên sự kết nối, hiện diện một cách hoàn toàn và
đầy đủ trong thời khắc hiện tại.
Khi việc lắng nghe được thực hiện ở một mức độ sâu sắc, cảm giác về một kết
nối cố hữu giữa bạn và những gì đang diễn ra được phát triển. Khi năng lực này phát
triển bạn sẽ học được cách phản ứng lại với năng lượng của người khác mà không cần
thông qua sự phân tích của bộ não về những gì bạn đang cảm nhận. Lắng nghe không
phải là một điều gì bí ẩn, huyền diệu mà nó được tìm thấy ở trong những con người,
người hoàn cảnh đang hiện diện rõ ràng trước bạn. Lắng nghe được thực hiện để biết
được cái gì đang tồn tại trong mối quan hệ giữa bạn và bạn tập của bạn.
Mở rộng: để kết nối với những gì đang diễn ra
Có một sự kết nối giữa lắng nghe và gia nhập. Trong khi lắng nghe là một dạng
đầu tiên của việc mở rộng hay hướng ra bên ngoài được diễn ra. Thì sự mở rộng
hướng ra bên ngoài với cảm giác hiện diện của chúng ta nhằm kết nối với người khác.
Một khi bạn tạo được một cảm giác kết nối với từng bộ phận của cá thể khác thì bạn
Copyright © Sifu Scott Baker 2000 82
đã đạt được cái gọi là sự mở rộng. Điều này được thực hiện trước tiên là với nhứng
tiếp xúc vật lý và sau đó được thực hiện mà không cần đến nhứng tiếp xúc này nữa.
Khi bạn có thể cảm nhận từng bộ phận của cơ thể người khác thông qua phần một
phần cơ thể mà bạn được tiếp xúc thì bạn đã mở rộng.
Bài tập Chi Kwun với cây trường côn tạo nên một bổ trợ rất hiệu quả cho sự
phát triển kỹ năng mở rộng với một phạm vi lớn. Năng lực để giữ lại cảm giác và kết
nối vật lý với toàn bộ cơ thể, chuyển động và sự chủ đích của bạn tập khi anh ta
chuyển đổi là thành tố nền tảng cho một kỹ năng niêm thủ hiệu quả. Mở rộng chính là
bí quyết của sự luyện tập Vĩnh Xuân. Bất cứ khi nào mà quy trình này trở nên quen
thuộc thì sự luyện tập vươn ra bên ngoài cùng với cảm giác hiện diện nên trở thành
phần chính của bài tập của bạn.
Sự mở rộng được thực hiện để kết nối với thực tại những gì đang diễn ra trong
mối quan hệ giữa bạn và bạn tập.
Sự ứng dụng đúng nhóm nguyên tắc thứ ba này sẽ tạo ra SỰ THẤU HIỂU
(READING).
Ku, Sự lắng nghe và Sự mở rộng khi
được đặt với sự kết nối linh động được
tạo ra trước đó sẽ cho phép bạn đọc và
trải nghiệm chuyển động và sự chủ
đích của bạn tập từ khuôn khổ năng
lượng của anh ta trong ngay thời khắc
mà chúng xuất hiện. Bây giờ thì sự kết
nối linh động đã được tạo ra và ta
dùng chìa khóa SỰ THẤU HIỂU để đi
vào bên trong đối thủ và đồng hành với những điều anh ta đang thực hiện khi
mà nó xảy đến.
Đi theo: để sống với những gì đang diễn ra
Đi theo là di chuyển cùng với bạn tập—bám lấy anh ta nếu anh ta đi ra xa và
nương theo anh ta nếu anh ta tiến tới gần. Sự đi theo có thể được thực hiện theo rất
nhiều cách, nhưng tất cả đều được thực hiện trong mối quan hệ với bạn tập của bạn và
được xác định bởi các chuyển động của anh ta. Tất cả mọi hành động phải được dựa
trên hành động và sự chủ định của người bạn tập. Để có thể đi theo một cách hoàn
toàn bạn không những phải đi theo những chuyển động thể chất của anh ta mà còn sự
chủ đích của bộ não và sự định hướng của năng lượng của anh ấy. Để thành công
trong việc này bạn phải học cách cảm nhận sự chủ đích và năng lượng và đi theo nó
Copyright © Sifu Scott Baker 2000 83
khi nó thay đổi. Bạn đi theo trên nguyên tắc cân bằng của cuộc trao đổi. Nếu năng
lượng của anh ta trở nên mất cân bằng, và các kẽ hở trở nên rõ ràng thì bạn sẽ đi theo
kẽ hở và tìm điểm lợi thế. Lắng nghe để biết cái gì đang diễn ra, mở rộng để kết nối
với chúng và đi theo để tồn tại cùng với chúng.
Kết hợp: để tương tác với những gì đang diễn ra
Kết hợp là kết quả được tạo ra bởi sự đi theo. Một khi việc lắng nghe, mở rộng và cần
bằng trở thành những trạng thái cố đị của bạn thì bạn sẽ đi theo và kết hợp với bất cứ
điều gì đang hiện diện trong cuộc trao đổi. Khi mà chúng ta bắt đầu nghĩ về việc tạo ra
một kết quả gì đó hay một hành động nào đó ta sẽ dễ dàng rơi vào một trong những
cái bẫy nguy hiểm nhất trong việc tập luyện niêm thủ. Bởi sự theo đuổi một ham
muốn để tạo ra một kết quả nào đó khiến chúng ta sẽ bỏ quên những nguyên tắc cho
việc hiện diện sự tương tác lại phía sau. Và bởi việc tập trung tìm cách thực hiện để
tạo ra kết quả mong muốn mà chúng ta chuyển qua một trạng thái mất kết nối trong
mối quan hệ và không còn sự kết nối và hiện diện trong thời điểm hiện tại của sự
tương tác. Trạng thái mất cân bằng này tạo nên sự thiếu hiệu quả, mặt khác lại tự tạo
kẽ hở và cơ hội cho đối phương xâm nhập, tấn công vào bạn.
Sư kết hợp thực sự đến từ một trạng thái tinh thần hoàn toàn khác với sự cạnh
tranh thắng thua được nuôi dưỡng bởi sự mong muốn tạo ra một kết quả thông qua sự
nỗ lực. Sự kết hợp chỉ có thể đến từ một trạng thái hợp tác- cân bằng và không cần nỗ
lực.
Một thành phần tiềm ẩn trong nguyên tắc của sự kết hợp là nguyên tắc của sự
trung hòa. Trung hòa là việc lắng nghe và cân bằng với sự thay đổi của các điều kiện
xung quanh khi chung xảy ra trong cuộc trao đổi. Trong sự kết hợp chúng ta ngầm
trung hòa sự chủ đích của đối phương nhằm duy trì trạng thái cân bằng đã tồn tại
trước đó. Trong việc trung hòa, ta đơn giản là duy trì một sự cân bằng hài hòa khi ta đi
theo và kết hợp với sự thay đổi của bạn tập. Không nhất thiết là bạn phải ở trạng thái
chủ động hay bị động, mà đơn giản chỉ là một sự phản hồi để tạo lại trạng thái cân
bằng từ sự mất cân bằng, lấy lại sự hài hòa từ sự mất hài hòa. Sự trung hòa được ngầm
xảy ra trong sự kết hợp và bao bọc lấy sự kết hợp, và nó như là một sản phẩn có thể
quan sát được của sự kết hợp.
Kết hợp làm cho các hoạt động quay trở lại trạng thái cân bằng của nó và hòa
trộn động cơ hành động của người khác với sự biểu lộ của bạn. Ví dụ như: nếu hành
động của người khác được thúc đẩy bởi một sự chủ đích muốn gây tổn thương, thì
một sự chủ đích tương tự sẽ được hòa trộn để phản ứng lại nó nhằm tạo nên sự cân
bằng trong cuộc trao đổi. Để đạt được mức độ này trong cuộc trao đổi mà vấn duy
được trạng thái cân bằng của việc hiện diện, chúng ta phải từ bỏ mọi mong muốn tạo
Copyright © Sifu Scott Baker 2000 84
ra kết quả và phải duy trì, kéo dài và quay trở lại sự cân bằng và hài hòa trong toàn bộ
sự tương tác. Trong việc kết hợp chúng ta hợp nhất năng lượng và các mô trong cơ thể
với bạn tập và dẫn sự căng thẳng của bạn tập đi xuống bộ rễ của mình và tạo điều kiện
cho bản thân phát ra nguồn dương khi đi lên với một sức mạnh không cần cố gắng.
Dẫn hướng: nhằm tạo ảnh hưởng lên những điều đang xảy ra
Dẫn hướng là kết quả của sự kết hợp. Một khi các mô và năng lượng của cả hai
được kết hợp lại trong chuyển động của họ, sự chủ đích và cảm giác sẽ trở nên thống
nhất với nhau. Từ điều kiện này, một trong hai người có thể bắt đầu dẫn hướng/điều
khiển mà không làm ảnh hưởng đến sự hài hòa và cân bằng trước đó. Bằng cách mở
rộng cảm giác có chủ đích của bộ não/năng lượng trong việc phàn ứng lại và trong sự
hài hòa với chuyển động và sự chủ đích của bạn tập, một sự hợp nhất sâu sắc xảy ra sẽ
cho phép sự chủ đích/năng lượng của một trong hai người dẫn hướng cho người khác.
Điều này nghe có vẻ trái với một nguyên tắc quan trọng là: không được có một
sự chủ đích nào nhằm tạo ra một kết quả gì đó- điều rất cần thiết cho sự kết hợp.
Nhưng thực sự nó không hề trái với điều này. Dẫn hướng không phải là sự ép buộc
đặt vô sự trao đổi mà là kết quả được tạo ra bởi chính sự trao đổi. Bạn không “quyết
định” để dẫn hướng khí của người khác mà chính xác hơn là dòng chảy khí đi lên từ
bộ rễ của bạn được tạo ra trong sự trao đổi lôi kéo khí của người khác chảy theo nó
bởi đó là đặc tính tự nhiên của khí. Nó sẽ luôn đi theo dòng năng lượng được điều
khiển bởi một ý chí cân bằng, rõ ràng và được kiểm soát ở một mức độ sâu sắc. Cho
nên, năng lượng và ý chí của bạn sẽ dẫn hướng mà không hề có một sự chủ đích tạo ra
kết quả nào với dòng chảy của sự trao đổi này.
Trạng thái Mu-Shin (trạng thái tĩnh lặng của bộ não) là cần phải có để có thể
ứng dụng thành công kỹ năng này mà không bị rơi vào các bẫy “cố gắng tạo ra một
kết quả”. Sự dẫn hướng có thể xảy ra vào lúc ban đầu ở mức độ thể chất khi mà các
mô kết hợp và cân bằng với nhau. Mọi hành động và chuyển động đều nằm trong mói
quan hệ và sự kết nối với chuyển động và sự chủ định của đối phương. Trong sự trao
đổi cân bằng này, sự dẫn hướng đến bởi sự lắng nghe, chấp nhận, và kết hợp với
những sự khởi xướng nhẹ nhàng hay những sự mất cân bằng được tạo ra bởi nhưng sự
thay đổi động trong việc kết hợp.
Trong khi lắng nghe sự trao đổi và cảm nhận những sự mất cân bằng, ta có thể
chủ định di vào các vùng mất cân bằng này và dẫn hướng sự chuyển động, chủ đích
và năng lượng của bạn tập theo hướng mà cuối cùng sẽ thể hiện những kẽ hở này trên
phương diện thể chất
Copyright © Sifu Scott Baker 2000 85
Sự áp dụng đúng nhóm nguyên tắc thứ 4 này sẽ tạo ra SỰ ĐIỀU KHIỂN.
Sự đi theo, Kết hợp và Dẫn hướng kết
hợp với nguyên tắc của SỰ THẤU
HIỂU sẽ giúp cho người tập có khả
năng ĐIỀU KHIỂN đối thủ một cách
hoàn toàn. Bởi điều khiển là mục tiêu
cuối cùng trong nghệ thuật chiến đấu
và cho phép người võ sư có thể đối
diện được mọi tình huống mà không
hề sợ hãi và có thể xử lý được mọi đòn
tấn công chỉ với một ít nỗ lực.
Để thành công với việc bộ lộ khí trong việc tập luyện niêm thủ, người võ sinh
phải săn sàng tập luyện một cách kiên nhẫn trong nhiều giờ đồng hồ trong cả tập
luyện niêm thủ và phát triển sự tỉnh thức một cách đúng đắn thông qua việc thiền định
và luyện thở đã được đề cập trước đó. Sự chuyển đổi từ trạng thái thông thường hàng
ngày của bộ não hàng ngày, mà thường được nhắc đến với sự huyên thuyên vô tận của
bộ não, đến một trạng thái huyền diệu của sự tỉnh thức- cho phép bạn thấy được sự
thống nhất của vạn vật và thường được biết đến như một trạng thái tĩnh lặng của bộ
não (Mu-Shin trong tiếng Nhật), là cả một quá trình tiến triển đổi hỏi một sự siêng
năng, cần cù và một sự hướng dẫn có chất lượng. Trạng thái Mu-Shin của sự tỉnh thức
này là rất cần thiết cho kỹ năng bộ lộ về khí và là nền tảng cho sự trao đổi về khí có
thể xảy ra giữa hai người thành thạo tham gia trao đổi trong niêm thủ.
Khi người võ sinh đã thành công trong việc duy trì được các nguyên tắc với
từng nhóm trong suốt quá trình tập luyện niêm thủ đơn thì anh ta có thể bắt đầu tập
luyện những kỹ năng kết nối này trong niêm thủ kép. Nên mỗi nhóm kỹ năng đầu tiên
sẽ được học trong niêm thủ đơn trước và sau đó sẽ được chuyển qua những bài tập
phức tạp hơn và khó đoán hơn của niêm thủ kép.
Trong khi người võ sinh học cách đáp ứng và thể hiện các nguyên tắc trong
nhóm thứ nhất với bài tập niêm thủ kép, anh ta cũng nên tập luyện các nguyên tắc của
nhóm thứ hai với bài tập niêm thủ đơn. Bằng cách này bài tập niêm thủ đơn sẽ dần
đường cho sự phát triển những kỹ năng của sự kết nối cao cấp.
Copyright © Sifu Scott Baker 2000 86
5. Niêm thủ kép: một cuộc trò chuyện
Mặc dù niêm thủ đơn là bài tập quan trọng nhất cho việc học và luyện tập kỹ
năng về sự kết nối, niêm thủ kép mới là bài tập cốt yếu cho sự ứng dụng những kỹ
năng này vào cuộc trò chuyện. Sự ẩn dụ là một cuộc trò chuyền là một sự thể hiện
hoàn hảo cho điều gì nên xảy ra trong một cuộc trao đổi niêm thủ kép. Khi hai người
đều biết về một ngôn ngữ thì họ có thể nói chuyện một cách tự do, thoải mái thể hiện
các ý tưởng, suy nghĩ của họ thông qua hệ thống ngôn ngữ đó. Họ không phải nói theo
những mẫu câu định sẵn và cũng không cần phải chuẩn bị cho cuộc trò chuyện bằng
cách đoán xem câu hỏi nào sẽ được hỏi và họ sẽ trả lời như thế nào. Những lo lắng
như thế chỉ dành cho những người chưa
đủ rành để có thể thể hiện bản thân một
cách tự do trong ngôn ngữ đó. Như ta
nói trước đó: niêm thủ là một cuộc trò
chuyện sử dụng ngôn ngữ của chuyện
động. Các kỹ thuật và vị trí ta sử dụng là
các từ đơn, các nguyên tắc sự kết nối và
sắp xếp là cấu trúc của ngôn ngữ. Sự
trao đổi là sự thể hiện tự do của cuộc nói
chuyện.
Nếu bạn bạn tập luyện niêm thủ như một tập hợp các mẫu bài tập có sẵn thì bạn
không thực sự đang học ngôn ngữ đó. Tất cả bạn đang làm là chỉ vờ như biết nó, nó
chỉ làm việc hiệu quả cho đến khi cố gắng trao đổi với một người biết nói ngôn ngữ
đó. Việc trao đổi bằng cách thực hiện nhưng khuôn mẫu cho trước chỉ có lợi ích khi
bạn bắt đầu học để lấy cảm giác ứng dụng đúng những nguyên tắc của chuyển động.
Tuy nhiên, chúng chỉ là những ví dụ của một trong những sự trao đổi đúng và nên
được để lại phía sau một khi chúng đã thực hiện xong nhiệm vụ là minh họa sự ứng
dụng đúng các nguyên tắc. Một khi người võ sinh đã hiểu được cảm giác về các
nguyên tắc thì anh ta nên trừu tượng hóa nó và ứng dụng nó trong mọi kỹ thuật một
cách tự do. Các nguyên tắc không phải bị khóa cứng trong một hoặc hai mẫu chuyển
động. Thực tế thì các nguyên tắc giúp cho người võ sinh có thể tự sáng tạo và thể hiện
bản thân với vô số sự kết hợp các kỹ thuật có thể.
Làm thế nào mà ta có thể học cách trao đổi và thể hiện một cách tự do trong
niêm thủ? Bí quyết là luyện tập với một tốc độ thật chậm trong nhiều tháng, thậm chí
nhiều năm đầu trước khi nỗ lực với tốc độ thực sự. Tại sao? Bởi vì bạn đang học môn
ngôn ngữ mới, và cách tốt nhất để học nói chuyện trong một ngôn ngữ mới là nói với
Copyright © Sifu Scott Baker 2000 87
ai đó đã biết về ngôn ngữ đó trong một cuộc trò chuyện với tốc độ thật chậm. Do đó
bạn sẽ có thời gian để hiểu được anh ta đang nói gì và định hình những phản ứng sử
dụng các từ và cấu trúc đúng của ngôn ngữ. Khi bạn nói sai một điều gì đó bạn có thể
dễ dàng kiểm tra và hiểu tại sao nó không đúng nên bạn sẽ học được cách để không
lập lại nhưng sai lầm tương tự trong những câu khác.
Niêm thủ cũng như thế. Niêm thủ kép cũng nên được tập luyện một cách thật
chậm. Điều này sẽ giúp loại bỏ được tính đối kháng nổi lên một cách tự nhiên giữa hai
người và cho những kỹ năng nói chuyện thực sự được tập luyện và mài dũa. Một khi
bạn trở nên tự nhiên và thoải mái để việc trao đổi chuyển động và có thể nói chuyện
được trong nhiều phút mà không bị khựng hay mắc một lỗi gì thì bạn có thể tăng tốc
độ lên một cách dần dần. Chỉ với những giai đoạn cao cấp nhất của kỹ năng niêm thủ
mới nên tập luyện ở với tốc độ cao.
Việc tập luyện không giống như việc biểu diễn. Khi bạn biểu diễn niêm thủ, nó
thường được thực hiện rất nhanh. Bạn không học được những kỹ năng sâu hơn trong
việc biểu diễn, bạn chỉ đang khoe khoang về những kỹ năng mà mình đã có. Để học
được những kỹ năng một cách sâu sắc hơn bạn phải bắt đầu từ việc tập luyện thật
chậm. Một cuộc chiến đấu cũng giống như việc biểu diễn. Bạn không phát triển các
kỹ năng mới trong một cuộc chiến thực sự, bạn chỉ đang biểu diến những kỹ năng
mình đang có để vượt qua đối thủ. Một điều quan trong là cần phải tách rời việc tập
luyện tự do ra khỏi việc tập luyện niêm thủ. Điều này đặc biệt đúng với những võ sinh
ở trình độ sơ cấp và trung cấp. Chúng thực sự là hai bài tập hoàn toàn khác biệt và
không nên lẫn lộn hoặc trộn lẫn chúng vô nhau.
Bài tập niêm thủ kép truyền thống được bắt đầu với bài tập poon sau hay bài
tập lăn tay. Poon sau là một phần quan trọng cho bài tập trao đổi đầy đủ trong niêm
thủ. Trong poon sau có các vị trí sẵn sàng động tọa cho cả hai đều có những điểm lợi
thế so với đối thủ. Một vị trí sẵn sàng tĩnh sẽ không tạo cơ nhiều cơ hội để bắt đầu
cuộc trao đổi. Và đây không phải là một kỹ năng khó để đặt bản thân vào một vị trí
tay chạm tay mà không thực sự tạo ra một kẽ hở nào trừ khi bạn di chuyển trước và tự
tạo ra các kẽ hở cho đối thủ. Bởi vì bạn đang học một ngôn ngữ của chuyển động
trong niêm thủ, chúng ta sẽ bắt đầu di chuyển từ vị trí trung hòa. Và đó chí là chuyển
động của poon sau.
Copyright © Sifu Scott Baker 2000 88
Bài tập poon sau
Sự trao đổi năng lượng xảy ra trong bài tập lăn tay này là rất quan trọng khi ở
các trình độ cao cấp hơn của kỹ năng này. Vị trí tay phục thủ sẽ dẫn hay tập hợp năng
lượng hiện có ở tay tán thủ ở bạn tập. Bằng việc học cách đọc và cảm nhận với sự
mềm mại, sâu sắc của khí bạn sẽ có thể tìm thấy trong bài tập lăn tay những kẽ hở mà
đối phương sẽ mắc phải. Những kẽ hở này là lời mời để bạn phá vỡ sự lăn tay và thực
hiện một đòn tấn công. Sau đó, cùng với việc anh ta phản ứng lại với đòn tấn cồn của
bạn thì bạn cũng phả ứng lại với sự phản ứng của anh ta như trong một cuộc nói
chuyện. Sự trao đổi chảy và tiến triển một cách tự nhiên và không thể dự đoán trước
được.
Trạng thái Mu-Shin của sự tỉnh thức nên được gợi lện như một phần của bài tập
niêm thủ. Sự nhịp nhàng, mềm mại của bài tập lăn tay sẽ giúp ích cho sự chuyện đổi
trạng thái này. Trong trạng thái này bộ não sẽ được tự do để cảm nhận được những
điều đang xảy ra trong hiện tại. Sẽ không có một sự phiên dịch hay giải thích bởi con
khỉ nhiều chuyện trong đầu bạn được thực hiện. Với trạng thái tỉnh thức này một sự
kết nối mạnh mẽ và hiểu biết của bộ não tiềm thức sẽ được tự do thể hiện, phản ứng
và sáng tạo với những sự yêu cầu của giây phút hiện tại. Cùng với việc hai người kết
hợp trong một dòng chảy của sự trao đổi, họ hòa vào thành một thể của sự thống nhất
của sự sống.
Nhiều võ sinh Vĩnh Xuân chỉ phát triển một số mưu mẹo mà họ sử dụng lên
bạn tập như những pha ghi điểm. Và thường thì những mưu mẹo này sẽ không hiệu
Copyright © Sifu Scott Baker 2000 89
quả đối với những ai thực sự biết về ngôn ngữ của chuyển động này. Nhưng mưu mẹo
này có thể sẽ hiệu quả trong một hoặc hai lần đầu nhưng sau đó người nói chuyện
thành thạo sẽ phát hiện ra nó và đánh bại nó. Việc dựa vào một vài mánh khóe như tốc
độ hay những chuyển động trượt nào đó đã được tập dợt nhiều lần trước đó chỉ là một
sự thay thế khập khiễng cho một sự kết nối và kỹ năng trao đổi thực sự mà niêm thủ
có thể tạo ra.
Kỹ năng kết nối mà bạn học được trong niêm thủ đơn sẽ chi phối toàn bộ cuộc
trò chuyện trong niêm thủ kép. Nhưng năng lực kết nối này sẽ làm cho người võ sinh
có thể đọc và sử dụng được cách chuyển động, sự chủ đích và năng lượng của bạn tập
làm lợi thế cho bạn thân trong cuộc trao đổi. Bằng cách sử dụng một số mưu mẹo có
thể làm cho người võ sinh cảm thấy mình giỏi hơn vào những lúc đầu, nhưng với
những ai phát triển sự kết nối thực sự với bài tập niêm thủ sẽ sớm vượt qua nhưng
người võ sinh chỉ sử dụng những mưu mẹo theo vì là kỹ năng thực sự.
Tôi đã có rất nhiều kinh nghiệm với những võ sinh Vĩnh Xuân, những người
mà thoạt đầu trông rất giỏi nhưng thông qua niêm thủ tôi phát hiện ra rằng tất cả kỹ
năng của họ hầu hết chỉ là những mưu mẹo rẻ tiền. Trong một lần tôi đã gặp một
người đàn ông rất tử tế tên là Robert. Robert đã tập luyện nhiều năm với một võ sư
nổi tiếng- vị này có rất nhiều võ đường và võ sinh ở Mỹ. Tôi mong chờ rằng ít nhất kỹ
năng của anh ta phải bằng kỹ năng của tôi. Khi chúng tôi bắt đầu trao đổi một cách
thân thiện tôi có thể cảm thấy anh ta có một cảm giác mềm mại trong sự lăn tay của
mình, điều này làm tôi bị ấn tượng và ám chỉ rằng anh ta có hiểu biết về khí ở một
mức nào đó. Tuy nhiên, cùng với việc tăng cường sự trao đổi tôi phát hiện ra ràng anh
ta chỉ có hai hay ba mưu mẹo để thâm nhập vô đối phương. Trong lần đầu anh ta sử
dụng mưu mẹo chính của mình để thâm nhập anh ta đã thực hiện được nó. Nhanh
chóng sau đó, anh ta cố gắng lập lại lần nữa nhưng đều không thành công bởi tôi đã
cảm nhận được chuyển động này và dễ dàng đối phó với nó.
Cuộc trao đổi của chúng tôi kéo dài khoảng 20-30 phút. Anh ta còn cố gắp thực
hiện lại mưu mẹo của mình thêm 30-40 lần nữa nhưng không bao giờ thành công
được thêm một lần nào nữa. Mặt khác thì tôi có thể đi vào anh ta mà không cần nỗ lực
gì cả. Robert trông có vẻ rất ấn tượng với kỹ năng của tôi; tuy nhiên, tất cả nhưng gì
tôi thực hiện là trò chuyện với ngôn ngữ của chuyển động, còn anh ta thì chỉ có một số
cụm từ học vẹt và lập đi lập lại nó mà không thành công. Tôi cảm thấy thật buồn khi
gặp những người tập Vĩnh Xuân như Robert, anh ấy đã tập luyện rất vất vả và chưa
bao giờ được dạy để nói chuyện với niêm thủ; làm thế nào để nói chuyện với ngôn
ngữ của chuyển động. Bạn sẽ không thể nào nói được là liệu ai đó có thể nó chuyện
với ngôn ngữ của chuyển động hay không trừ khi bạn chạm vào họ và bắt đầu cuộc trò
Copyright © Sifu Scott Baker 2000 90
chuyện. Một khi đã chạm, trong vòng 30 giây đầu tiên của cuộc trao đổi sẽ thể hiện
được là liệu họ có biết ngôn ngữ của chuyển động hay chỉ đơn giản là nhớ vẹt những
cụm từ trong một ngôn ngữ phong phú và sâu sắc.
6. Giải phóng khỏi kỹ thuật thông qua các nguyên tắc
Các nguyên tắc của chuyển động là chìa khóa để tạo nên một cuộc nói chuyện
hiệu quả trong niêm thủ. Việc luyện tập kỹ thuật như một công cụ để chống lại kỹ
thuật khác thì rất hạn chế và kém hiệu quả. Và nó quả là vô lỹ nếu bạn tin rằng chỉ có
duy nhất một sự phản ứng đúng cho một hoàn cảnh nhất định. Nếu điều này đúng thì
mọi người sẽ thực hiện Vĩnh Xuân với một cách như nhau. Họ sẽ giống như những
bản sao của Vĩnh Xuân. Nhưng chúng ta không. Vĩnh Xuân là một hệ thống cho phép
những cá nhân được bộ lộ bản thân trong khuôn khổ của nó. Đó là lý do vì sao mà có
rất nhiều cách phản ứng khác nhau với cùng một trường hợp bị tấn công, và tất cả đều
đúng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mọi cánh phản ứng đều đúng. Cũng có
rất nhiều cách phản ứng sai. Vậy: điều gì làm cho một phản ứng là sai hay đúng? Câu
trả lời chính là các nguyên tắc.
Các nguyên tắc của sự di chuyển, sắp xếp, sự kết nối và sức mạnh ẩn chứa
trong Vĩnh Xuân sẽ xác định sự phản ứng nào là đúng đắn. Các sự phản ứng không
phù hợp sẽ phá vỡ các nguyên tắc nền tảng và thiết yếu của một sự di chuyển tốt.
Bằng cách này họ sẽ làm cho bản thân dễ bị tổn thương hoặc có thể còn tệ hơn.
Nhưng trong khuôn khổ của các nguyên tắc thì có rất nhiều sự lựu chọn, và tất cả đều
đúng. Bạn sẽ lựa chọn phương án nào là phụ thuộc và việc bạn chủ đích sẽ làm gì, kỹ
năng của bạn đến đâu, bạn hiểu các nguyên tắc này như thế nào và khả năng đáp ứng
của các kỹ thuật của bạn với nguyên tắc đó, sự ưa thích cá nhân, cơ địa và tính cách
của bản thân.
Nếu bạn được dạy rằng: chỉ có duy nhất một phản ứng đúng với một hoàn cảnh
cụ thể thì tức là bạn đang được dạy về kỹ thuật chứ không phải nguyên tắc. Và đó là
một Vĩnh Xuân tồi. Nền tảng giúp cho Vĩnh Xuân trở nên mạnh mẽ và hiệu quả là
chính là những nguyên tắc xuyên suốt môn võ. Khi mà những nguyên tắc này được
hiểu đúng, chúng giải phóng người tập nhằm phản ứng với rất nhiều lựa chọn hơn là
giam hãm họ trong một hoặc hai cách di chuyển. Dòng chảy trao đổi trong niêm thủ là
nơi bạn học cách làm cho những kỹ thuật của mình trở nên vừa vặn với các nguyên
tắc. Niêm thủ cho phép bạn trải nghiệm cách mà các nguyên tắc hoạt động với nhau
và cho phép các chuyển động của bạn đáp ứng một cách hoàn hảo với các chuyển
động của bạn tập.
Và điều này thường xảy ra ở mức độ tiềm thức. Bạn học các cảm giác của một
sự trao đổi đúng hơn là dùng lý trí để phân tích nó. Sự hiểu biết bằng lý trí về các
Copyright © Sifu Scott Baker 2000 91
nguyên tắc này sẽ đến vào một thời điểm khác rất lâu sau này. Nó cũng tương tự như
với một ngôn ngữ nào đó. Ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn bị chi phối bởi những nguyên tắc
và chúng sẽ bảo cho bạn biết cụm từ nào diễn đạt đúng hay sai. Tuy nhiên, bạn không
ý thức được nhưng nguyên tắc này khi bạn nó, bạn đơn giản chỉ là bộc lộ bản thân
thông qua ngôn ngữ đó và thường thì bạn thực hiện đúng. Những nguyên tắc sẽ được
thực hiện thông qua tiềm thức cho đến khi ai đó thể hiện sai và bạn ngay lập tức ý
thức được điều này được thể hiện không chính xác. Trong niêm thủ cũng tương tự.
Các nguyên tắc về chuyển động được dạy vào bộ não tiềm thức thông qua các sự trao
đổi niêm thủ một cách chậm chạp. Hầu hết thời gian là bạn không ý thức được chúng.
Một khi có điều gì đó sai được thể hiện thông qua một chuyển động không đúng,theo
bản năng bạn sẽ biết đến nó. Cùng với việc bạn kiểm tra tại sao nó lại sai, bạn sẽ sớm
trở nên ý thức được nguyên tắc đó đã bị phá vỡ thông qua những sai lầm riêng biệt.
Cũng tương tự như khi nói, trong niêm thủ bạn không phải ý thức về những nguyên
tắc để làm cho dong chảy của cuộc hỏi thoại được diễn ra.
Copyright © Sifu Scott Baker 2000 92
CHƯƠNG 8: BÀI TẬP LUYỆN TẬP NĂNG LƯỢNG CAO CẤP TRONG
VĨNH XUÂN VỚI BÀI: MỘC NHÂN PHÁP, LỤC ĐIỂM BÁN CÔN VÀ BÁT
TRẢM ĐAO
Trong quá trình phát triển về kỹ
năng nội công Vĩnh Xuân mỗi giai
đoạn sẽ có những mục đích và sự kết
nối rất riêng biệt, và việc luyện tập cao
cấp nhất được sử dụng với bài tập Mộc
nhân pháp, lục điểm bán côn và bát
trảm đao. Với những ai chưa thực sự
bước vào con đường nội công rộng lớn
xuyên suốt môn võ Vĩnh Xuân thì ý
tưởng cho rằng việc tập mộc nhân và
vũ khí có liên đến việc học về khí là
thật ngớ ngẩn. Tuy nhiên, những võ
sinh sáng suốt sẽ nhận ra rằng những
bài tập cao cấp được truyền dạy thông
qua mộc nhân và vũ khí về cơ bản đòi
hỏi phải đạt được những kỹ năng về nội
công và khả năng ứng dụng nó một
cách sâu sắc.
Một cách truyền thống thì bài tập
với mộc nhân, gậy và đao tạo nên
những bước đi cuối cùng của người võ
sinh trên con đường Vĩnh Xuân. Chúng được dạy cuối cùng bởi nhiều lý do. Rõ ràng
là một người cần phải đạt được những kỹ năng vững chắc trong những khía cạnh nền
tảng của môn võ thì mới có thể đạt được lợi ích trong việc đầu tư tập luyện những bài
tập cao cấp này. Nhưng đây không phải là lý do quan trọng nhất. Một khi bạn hiểu
được tầm quan trọng của nội công trong các kỹ năng của Vĩnh Xuân bạn sẽ thấy rằng
những bài tập cao cấp với mộc nhân và vũ khí đòi hỏi một năng lực vững chắc với tất
cả các kỹ năng về nội công đã được tập trước đó. Thiếu những năng lực này thì việc
tập luyện với mộc nhân và vũ khí chỉ mang tính bề mặt và sẽ không đóng góp nhiều
vào năng lực của người võ sinh.
Một điều thực sự cần thiết là người võ sinh phải đã phát triển được một kỹ năng
đáng kể trong việc bám rễ, đặt và phóng thích năng lượng thông qua cơ thể. Bộ tấn
Copyright © Sifu Scott Baker 2000 93
của anh ta phải vững chắc và có một nguồn năng lượng sâu lắng. Anh ta cũng phải có
biết cách dẫn khí đi lên từ bộ rễ thông qua việc tập luyện đúng bài Tiểu Niệm Đầu.
Anh ta phải trở nên mềm dẻo mà phối hợp nhịp nhàng trong chuyển động của bản
thân. Những chuyển động phức tạp phải được gắn kết với nhau một cách hoàn hảo
theo thời gian và không gian, sự tập trung tinh thần của anh ta phải có khả năng đặt
năng lượng vào những bộ phận mong muốn tại những thời điểm chính xác.
Đầu tiên, những kỹ năng này có thể đạt được thông qua việc tập luyện bài Tầm
Kiều và sau đó được phát triển thông qua việc tập luyện đúng bài Tiêu Chỉ. Toàn bộ
việc tập luyện niêm thủ cũng làm cho khả năng này trở nên sâu sắc hơn. Thêm vào đó
người võ sinh nên có khả năng sử dụng khí với cú đánh của anh ta. Anh ta nên có khả
năng thể hiện một sự bộc lộ mạnh mẽ của khí thông qua cú đấm 1 inch, cú đánh bàn
tay chìm và bàn tay xuyên thấu.
Những võ sinh ở cấp độ cao hơn còn có thể phóng thích năng lượng của mình
thông qua các kỹ thuật đá. Những kỹ năng này đạt được thông qua việc tập luyện và
hiểu đúng bài quyền Tiêu Chỉ, và sự tập luyện niêm thủ cao cấp, và những việc tập
luyện nội công sâu sắc đã được đề cập trong những phần trước của cuốn sách. Nếu
người võ sinh đã có những khả năng thỏa đáng về nội công thì việc tập luyện với mộc
nhân và vũ khí sẽ mang lại những sự tiến bộ quan trọng trong kỹ năng võ thuật của
họ.
1. Giải mã bí mật của mộc nhân
Bài tập Mộc nhân pháp trong Vĩnh Xuân có
quan hệ mật thiết với việc hiểu và phát triển kỹ năng
về nội công. Tinh hoa của bài mộc nhân pháp chỉ có
thể được tìm thấy nếu bạn hiểu về nó từ góc nhìn
của khí. Có rất nhiều người hiểu nhầm ý nghĩa của
cộng cụ tập luyện này. Tập mộc nhân không phải
nhằm mục đích làm cho cơ thể trở nên cứng rắn hơn.
Nó không phải là một cái bao cát, và cũng không
phải được thiết kể để đánh mạnh vào nó. Mộc nhân
là để phát triển độ nhạy của bản thân. Nó giúp bạn
học cách đánh với năng lượng hay với khí hơn là chỉ
đánh bằng cơ thể. Mộc nhân dạy cho người võ sinh
cách thực hiện một cú Fa-Jing sao cho đúng. Nó dạy
Copyright © Sifu Scott Baker 2000 94
vể vấn đề tinh luyện và kết hợp tất cả các kỹ năng về nội công đã được phát triển và
làm sao để sử dụng chúng một cách tổng lực. Và ở mức độ bí mật nhất là mộc nhân
dạy về việc tập luyện và ứng dụng của điểm huyệt.
2. Các giai đoạn tập luyện với mộc nhân
Cùng với những kỹ năng mới mà bạn đạt được sự thông thạo với mộc nhân đều
phải trải qua 5 gian đoạn.
a) Thuộc trình tự của bài tập: Đầu tiên bạn phải học thứ tự của các chuyển động trong
bài mộc nhân pháp. Một khi bạn có thể thực hiện bài tập này mà không bị gián
đoạn thì bạn có thể chuyển qua giai đoạn thứ hai.
b) Hoàn thiện kỹ thuật: Giai đoạn này tập trung vào việc tinh luyện và chỉnh sửa cho
đúng từng kỹ thuật. Ở đây anh ta sẽ bắt đầu chỉnh sửa việc xác định thời gian của
các chuyển động cho phù hợp với tốc độ di chuyển của mộc nhân cũng như sự
chính xác của từng vị trí. Trong giai đoạn thứ hai này anh ta cũng sẽ có thêm được
những hiểu biết về việc ứng dụng các kỹ thuật trong bài mộc nhân pháp.
c) Sức mạnh Fa-Jing: Một khi giai đoạn thứ hai đã được thành thạo, anh ta có thể
chuyển qua giai đoạn thứ ba của việc tập trung dụng những chuyển động của mộc
nhân. Trong giai đoạn này anh ta phải hoc cách đánh vào mộc nhân với một năng
lượng đúng, với một sự phóng thích Fa-Jing hơn là chỉ đơn thuần là đánh bằng cơ
thể. Anh ta phải học cách xác định được thời điểm chính xác để đánh vào mộc
nhân trong từng động tác. Điều này đòi hỏi anh ta phải “lắng nghe” mộc nhân bằng
cả cảm giác để bắt được nhịp chuyển động, và bằng tai để nghe được những âm
thanh giòn dã vang lên khi thực hiện đúng.
d) Mộc nhân sống: Một khi đã thành thạo các kỹ năng trên thì anh ta có thể chuyển
qua giai đoạn thứ tư, lúc này anh ta có thể thực hiện bài mộc nhân pháp mà trông
có vẻ như không cần nỗ lực gì cả, trong khi chuyển động và âm thanh của mộc
nhân thì lại thể hiện rằng: một nguồn năng lượng lớn đang được phóng ra. Cũng
trong giai đoạn này người võ sinh học cách đặt năng lượng lên mộc nhân và dẫn
năng lượng ra khỏi mộc nhân vào những thời điểm trong bài tập. Bằng cách này,
mộc nhân trở thành một người bạn tập sống động mà người võ sinh cao cấp ôm
vào người cũng với khí của anh ta. Ở mức độ cùng với sự hiểu biết này người võ
sinh như đang thực hiện một bài tập niêm thủ cao cấp với một con mộc nhân sống.
Sau đó, khi mà người thầy cảm thấy anh ta có thể bắt đầu chuyển qua giai đoạn thứ
năm thì anh ta sẽ được chuyển qua giai đoạn cuối cùng của bài tập mộc nhân.
e) Điểm huyệt: Giai đoạn này sẽ giả mã những ứng dụng trừu tượng của bài tập khi
chúng được gắn liền với các điểm trong hệ thống kinh mách và có liên quan đến
vấn đề điểm huyệt. Mộc nhân là một công cụ tuyệt vời để dạy về điểm huyệt. Và
Copyright © Sifu Scott Baker 2000 95
bài tập mộc nhân pháp chứa đầy những lý thuyết và kỹ thuật của điểm huyệt. Sự
thật này sẽ không bao giờ được thực sự coi trọng và hiểu thấu đáo cho đến khi
những kiến thức về điểm huyệt chứa đựng trong nó được hé mở. Mỗi sự phối hợp
đều thể hiện một cú đánh cụ thể tấn công vào hệ thống năng lượng của đối phương
nhằm hạ gục anh ta.
Khi người võ sinh học cách đánh mộc nhân bằng năng lượng, anh ta cũng học cách
đánh vào những điểm huyệt đạo một cách chuẩn xác. Đây là phần đỉnh cao của kỹ
năng sự hiểu biết được tập luyện với mộc nhân.
3. Năng lượng trong vũ khí của Vĩnh Xuân, Lục điểm bán côn
Trong quá trình tiến triển, sau khi tập xong bài mộc nhân pháp người võ sinh sẽ
tập qua bài lục điểm bán côn. Một số võ đường không nhấn mạnh đến bài này và thậm
chí không dạy bài này. Có lẽ bởi vì họ cảm thấy đây là một thứ vũ khí đã lỗi thời, quá
dài và quá vướng víu cho những người hiện đại. Hoặc cũng có lẽ bởi vĩ trong lịch sử
Vĩnh Xuân họ thấy rằng trường côn được thêm bởi các thế hệ sau chứ không phải bởi
lão sư Ngũ Mai. Một số lại cho rằng trường côn là dựa trên một hệ thống kung fu khác
chứ không phải Vĩnh Xuân. Các quan niệm này đều sai lầm.
Trường côn có nguồn gốc từ Thiếu Lâm nhưng sau đó cũng là Vĩnh Xuân.
Trong khi tôi ở Trung Quốc, tôi đã nói chuyện rất nhiều lần với một lão sư phụ tập
luyện Vĩnh Xuân ở công viên, và không với một ngoại lệ nào Vĩnh Xuân được xem
như là một nhánh của kung fu Thiếu Lâm. Thậm chí ngày nay, Vĩnh Xuân vẫn có
những liên hệ mật thiết với Thiếu Lâm Trung Hoa.
Copyright © Sifu Scott Baker 2000 96
Trường côn sẽ thêm vào những giá trị quan trọng cho kỹ năng Vĩnh Xuân của
người võ sinh, đặc biệt khi bạn hiểu trường côn là một vũ khí năng lượng tuyệt diệu.
Nó vừa thách thức vừa phát triển năng lực nội công cao cấp sẵn có của bạn. Cây côn
dạy bạn cách thực sự mở rộng
năng lượng của bản thân dọc
theo và vượt ra khỏi chiều dài
của nó. Cộng thêm vào đó, sức
nặng của cây côn cũng góp phần
lớn vào sự phát triển sức mạnh
của cổ tay và cánh tay trước. Và
cuối cùng, bài tập lục điểm bán
côn dạy bạn về cách sử dụng đòn
bẩy, bám rễ và phóng thích khí
vào đỉnh của cây côn.
Chi Kwun hay bài tập bám dính với cây côn thách thức và phát triển một cách
mạnh mẽ độ nhạy và kỹ năng lắng nghe nội lực của người võ sinh. Thêm vào đó, bài
tập chỉ ra các huyệt đạo trên cơ thể cơ thể khi bị vỗ vào với năng lượng tại một đầu
của cây côn sẽ cho đối thủ bất tỉnh. Một số nguyên tắc quan trọng khi học cách sử
dụng khí với vũ khí là: đầu tiên là thực hiện bài tập một cách chính xác, điều này sẽ
làm cho năng lượng tập hợp trên cánh tay. Thứ hai là học cách tạo ra những rung động
đặc trưng dọc theo chiều dài cây côn. Thứ ba là sử dụng sự rung động và trau chuốt nó
với mỗi điểm trong sáu cú đánh của bài tập. Nó cũng bao gồm việc học kỹ thuật tiêu
chỉ với cây gậy, như vậy ta có thể nghe thấy khi bắn dọc theo chiều dài cây gậy và
được phóng thích ra khỏi đầu bên
kia của cây gậy. Thứ tư là học
cách đặt chủ đích lắng nghe hay
khí lên vũ khí của bản thân nhằm
cảm nhận được vũ khí của người
khác đang trượt hay di chuyển
dọc theo cây gậy và cũng để cảm
nhận khi mà một đầu của cây gậy
tạo nên một tiếp xúc gì đó. Kỹ
năng này thỉnh thoảng được
những võ sinh cao cấp thực hiện
Copyright © Sifu Scott Baker 2000 97
bằng cách bịt mắt khi tập bài tập dính gậy. Quá trính tăng tiến của kỹ năng nội công
này sẽ phát triển cùng với việc kỹ năng sử dụng cây gậy một cách vật lý được cải tiến.
Điều quan trọng là cây gậy
phải được làm từ gỗ cứng để có
thể giữ và mang năng lượng đi
qua nó. Một số cây gậy được làm
từ loại gỗ nhẹ và mềm thì rất khó
để giúp ích trong việc phát triển
các kỹ năng cao cấp này. Chiều
dài và trọng lượng của cây gậy
cũng rất đặc biệt: 8-9 feet (2.4-
2.7m) là chiều dài thông thường,
mặc dù một số người có thể sử
dụng được cây gậy dài tới 12 feet (3.6m). Trọng lượng của cây gậy thì phụ thuộc vào
loại và chất lượng gỗ được sử dụng. Cả sức nặng và chiều dài của cây gậy sẽ góp phần
vào sự phát triển kỹ năng sử dụng khí của người võ sinh khi anh ta học cách đặt năng
lượng của mình vào vũ khĩ và cảm nhận nó như là một phần của cơ thể.
4. Bát trảm đao
Sau khi đã luyện tập thành thạo với bài mộc nhân pháp và lục điểm bán côn,
giai đoạn cuối cùng của kỹ năng nội công cao cấp trong Vĩnh Xuân được giới thiệu
thông qua bài bát trảm đao. Vũ khí này không phải chỉ duy nhất Vĩnh Xuân mới có.
Tuy nhiên Vĩnh Xuân có một cách sử dụng độc đáo đối với loại vũ khí này. Bài tập
này rõ ràng là một sự mở rộng của toàn bộ hệ thống võ thuật Vĩnh Xuân. Những
Copyright © Sifu Scott Baker 2000 98
chuyển động trong bài tập này đều mang tính đặc trưng của Vĩnh Xuân. Những
nguyên tắc và chiến lược chiến đấu được dạy trong bài đao này cũng mang tính đặc
trưng của Vĩnh Xuân và phù hợp một cách hoàn hảo với những gì đã được học trong
những bài tập trước đó.
Vĩnh Xuân là một môn võ thực dụng, nó không nhằm mục đích biểu diển hay
hào nhoáng bên ngoài. Và điều này cũng đúng với vũ khí của môn võ. Bài lục điểm
bán côn không phải là một bài để trình diễn, mà là một bài tập rất thực dụng. Bài bát
trảm đao cũng thế.
Thậm chí trong các nhánh của Vĩnh Xuân cũng có
những sự khác biệt trong bài này, và đã phát triển thành hai
thiết kế khác nhau của cây đao với những khác biệt nhỏ. Sự
khác biệt này nằm ở bề rộng của lưỡi dao tại điểm uốn nằm
trước mũi dao. Một thiết kế có bề rộng song song từ tay
cầm đến điểm mũi, và một thiết kế thì có bề rộng lớn nhất
tại điểm uốn ngay trước khi uốn xuống điểm mũi. Đây chỉ
là một khác biệt nhỏ, nhưng lại có những tính chất rất quan
trọng khi bạn học cách bộc lộ khí thông qua thanh đao. Với
thanh đao có lưỡi rộng hơn thì dễ biểu hiện khí ra bên ngoài
hơn. Do nó có trọng lượng lớn hơn ở phẩn đầu và năng
lượng sẽ tạo nên một âm thanh cộng hưởng với phần lưỡi đao và có thể nghe được
một cách rõ ràng. Cho nên, có người nói rằng với một người võ sinh thành thạo thì
anh ta có thể làm cho thanh đao của mình cất tiếng hát.
Với lưỡi đão hẹp hơn thì âm thanh này khó được nhận thấy hơn. Sự thật thì
thường những rung động vẫn được tạo ra nhưng tần số của chúng vượt ra khỏi ngưỡng
nghe của con người. Thanh đao với lưỡi rộng hơn tạo ra những sự dao động với tần số
thấp hơn cho nên ta có thể nghe được. Và cũng do phần trọng lượng thêm vào của nó
tại phần đầu mà làm cho nó phần nào trở nên dễ dàng hơn trong việc tạo những rung
động. Ngoài sự khác biệt này thì năng lượng đều có thể được biểu lộ thông qua cả hai
loại đao, nhưng với loại đao lưỡi hẹp hơn thì việc biểu lộ khó được nhận thấy hơn.
Kỹ năng này đòi hỏi bạn phải có thể đặt khí vô lưỡi đao của mình. Việc cảm
nhận khí đi vào lưỡi đao ngắn làm bằng kim loại thực sự khó hơn nhiều so với việc
dẫn khí đi vào một cây trường côn. Nó đòi hỏi phải có một kỹ năng phóng thích khí
sâu sắc để có thể tạo ra sự rung động năng lượng này. Về cơ bản thì bạn đã học được
cách phóng thích khí từ bàn tay và ngón tay trong bài Tiêu Chỉ. Và kỹ năng đó đã
được trui rèn thông và phát triển thông qua bài mộc nhân pháp và bài lục điểm bán
Copyright © Sifu Scott Baker 2000 99
côn. Thách thức cuối cùng chính là việc đặt khí vô một lưỡi đao ngắn và làm tăng
thêm phần tinh tế của sự rung động khí khi được phóng thích ra ngoài.
Nhiều người phải luyện tập nhiều năm trước khi họ có thể thực hiện thành công
kỹ năng này với lưỡi đao. Lợi ích của kỹ năng này khi nó được thực hiện một cách
chính xác là một sức mạnh khủng khiếp được tạo ra trong những chuyển động cắt của
lưỡi đao. Với sự rung động năng lượng trong lưỡi đao vết chép từ lưỡi đao sẽ mang
một sức mạnh phá hủy to lớn. Một người luyện tập thành thạo có thể tạo một vết chép
sâu vô mục tiêu chỉ với một chuyển động ngắn tưởng chừng như vô hại. Cũng giống
như việc dễ dàng nhầm lẫn với cú đám 1 inch. Một cử động với lưỡi dao trông có vẻ
tầm thường nhưng lại mang một sức mạnh vô cùng ấn tượng. Và một người tập luyện
thành thạo có thể dễ dàng cắt lìa các chi và tách rời thịt và xương bằng cách sử dụng
các kỹ năng về năng lượng cùng với thanh đao.
Hơn nữa, bài tập này sẽ dạy người võ sinh cách sử dụng những kỹ năng nội
công quan trọng cùng với những bộ pháp cao cấp trong bài đao này. Anh ta sẽ phải
học Bui Ma hay kỹ năng bắn bộ tấn. Điều này đòi hỏi anh ta phải có thể bắn khí của
mình ra từ bàn chân khi di chuyển với một sự nhanh nhẹn và một gia tốc lớn. Tất cả
những kỹ năng này sẽ góp phần đáng kể vào toàn bộ kỹ năng của người võ sinh. Sự
mài dũa khả năng đặt năng lượng vào mộc nhân và vũ khí sẽ làm nâng cao khả năng
mở rộng khí của bản thân và tằng cường sức ảnh hưởng của khí lên người khác từ một
khoảng cách đáng kể.
Copyright © Sifu Scott Baker 2000 100
LỜI KẾT:
Với những người đã đầu thời gian và công sức đọc hết cuốn sách này chắc chắn
sẽ có rất nhiều nghi vấn. Nghi vấn chính là sự bắt đầu của khôn ngoan và hiểu biết.
Tôi xin trân trọng mời bạn đặt những câu hỏi nhưng nghi ngờ thì phải đi kèm với sự
tìm kiếm, thẩm tra để đạt được một sự hiểu biết giàu có hơn và hoàn thiện hơn. Nếu
có nhưng điều gì được giới thiệu trong cuốn sách mà lạ lẫm, mới mẻ hay làm bạn bối
rối thì tôi thỉnh cầu bạn hãy giữ cho đầu óc mình được mở rộng với những khả năng
có thể của việc sử dụng năng lượng. Với những ai trước đó đã bắt đầu đi vào thế giới
của nội công, tôi khuyến khích bạn hay tiếp tục phát triển những kỹ năng của mình.
Hi vọng rằng cuốn sách này sẽ cung cấp thêm thông tin cho bạn và giúp bạn đi xa hơn
trong quá trình trải nghiệm cũng như phát triển của mình.
Vĩnh Xuân là một môn kung fu cao cấp. Các chuyển động vật lý của nó rất hiệu
quả và thực dụng. Và bây giờ, hy vọng bạn cũng thấy được nội công Vĩnh Xuân cũng
rất hiệu quả và thực dụng . Để có thể bắt đầu trải nghiệm những kỹ năng sâu sắc và
phong phú này, tất cả những gì bạn cần làm là bắt đầu những bước đi đầu tiên trên
một con đường dài. Khí được học thông qua việc trải nghiệm, một người hướng dẫn
đường thông thạo sẽ giúp ích cho bạn, và ở những cấp độ cao thì việc hướng dẫn này
trở nên rất cần thiết, nhưng bất kỳ ai cũng có thể bắt đầu bằng cách tự bước đi những
bước đi đầu tiên vào thế giới của nội công. Và cũng có những kẻ lừa bịp đang tự xưng
là có những kỹ năng lạ thường và khó có thể thẩm tra được. Theo kinh nghiệm của tôi
thì những người này chẳng bao giờ thực hiện được những kỹ năng đó. Những gì tôi
đưa ra trong cuốn sách đều là sự thật, chúng là những kỹ năng nội công có thể chứng
minh được và là những thành phần quan trọng của toàn bộ môn võ Vĩnh Xuân. Mong
muốn của tôi là đưa những người tập Vĩnh Xuân xích lại nhau hơn trong một sự hài
hòa, nhằm chia sẻ những hiểu biết chung về môn võ tuyệt vời này. Cuốn sách này
được viết nhằm một nỗ lực để chia sẻ, và hy vọng nó sẽ là một nguồn cảm hứng để
những người khác cùng chia sẻ những gì họ biết.
Copyright © Sifu Scott Baker 2000 101
ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ:
Sinh ra ở New Zealand, Scott Baker bắt đầu việc tập luyện Vĩnh Xuân của
mình vào năm 12 tuổi. Anh theo học sư phụ Tam Hung Fun ở Hồng Công và dưới sự
hướng dẫn trực tiếp của sư phụ Peter Yu. Scott tập luyện một cách chuyên cần trong
nhiều năm và sau khi đi nhiều nơi anh cảm thấy cẩn phải kiểm tra khả năng kung fu
của mình. Anh đã ghé thăm và đề nghị thử sức với rất nhiều vị võ sư của các môn
phái khác, và họ đã đồng ý đọ sức với anh. Scott chưa bao giờ thất vọng và đã viết thư
kể về những trận chiến này cho sư phụ của mình. Sư phụ Peter Yu cũng đã đọc một số
lá thư này cho các sư huynh đệ của anh tại võ đường. Ở tuổi 22, Scott bắt đầu mạo
hiểm đi ra thế giới và anh đã đến Mỹ. Một lần nữa anh lại thử sức với các vị sư phụ ở
đây và đã bị thu hút bởi những cuộc canh tranh toàn diện. Anh bắt đầu tập luyện như
những võ sĩ quyền anh tự do (kickboxer) và chiến đấu một cách thành công xuyên
suốt miền Tây nước Mỹ. Cùng lúc đó Scott đang theo học tại trường đại học Brigham
Young tại Utah để lấy bằng Ph.D trong lĩnh vực triết học, và đã hoàn thành vào nằm
1995.
Chẳng bao lâu sau khi đến Mỹ, Scott được đề nghị dạy Vĩnh Xuân cho những
người bạn thân của mình. Cộng với việc dạy võ riêng ở nhà và dạy công cộng anh
cũng được mời về dạy các nhân viên công lực và quân đội trong việc sử dụng các kỹ
thuật không mang tính tiêu diệt và cả các kỹ thuật mang tính tiêu diệt. Trong năm
1998 Scott di chuyển đến Chicago và tiếp tục dạy Vĩnh Xuân và thường đi thực hiện
các buổi seminar về kỹ năng nội công trong Vĩnh Xuân. Như một phần công việc của
mình, là một người chuyên tư vấn về kỹ năng lãnh đạo và quản trị quốc tế Scott đã
đến Trung Quốc và được thử sức với rất nhiều vị sư phụ của nhiều môn kung fu khác
nhau ở đây. Một trong những vị sư phụ tài giỏi nhất mà anh đã được gặp là sư phụ
Yang, một vị lão sư Thái Cực Quyền và ông ấy đã liên tục khen ngợi sư phụ Baker
một cách riêng tư cũng như công khai rằng: “… Scott là một võ sư người nước ngoài
tập kung fu Trung Hoa giỏi nhất mà tôi đã từng gặp…” Đây thực sự là một lời khen
tuyệt vời.
Hiện sư phụ Baker đang là chủ tịch hiệp hội Vĩnh Xuân (Authentic Wing Chun
Kung Fu) ở các bang Maine, Texas, Utah và ở Đức.
Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ sư phụ Scott Baker tại website:
www.wingchungkungfu.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Môn võ vịnh xuân quyền.pdf