Một mô hình đánh giá rủi ro quốc gia đối với Trung Quốc

- Bắc Kinh đang tìm kiếm thế cân bằng kinh tế so với các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phương Tây. - Thị trường hiện nay đặc biệt rất nhạy cảm với các nhân tố chính trị. - Tranh chấp Trung – Mỹ xoay quanh tỷ giá đồng Nhân dân tệ trong tương lai là tiêu điểm đáng quan tâm đối với các nhà đầu tư trên thế giới. - Tranh chấp Trung-Nhật lại xoay quanh về vấn đề lãnh thổ gây ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác thương mại của đôi bên. - Trung Quốc có rủi ro chính trị cao hơn so với mức trung bình thế giới.

ppt28 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2185 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một mô hình đánh giá rủi ro quốc gia đối với Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO QUỐC GIA ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC Nhóm 10: Tống Thị Vân Anh Phạm Thị Mỹ Khuê Phạm Thuỵ Phượng Uyên Trần Thị Phương Thảo Phạm Thanh Thảo Nguyễn Hoàng Tín GVHD : PGS.TS Trương Quang Thông Nội dung Khái niệm xếp hạng tín nhiệm quốc gia Một số tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc gia Đất nước Trung Quốc Xếp hạng tín nhiệm Trung Quốc của A.M.Best Kết luận Hệ số tín nhiệm của quốc gia Hệ số tín nhiệm của quốc gia là chỉ số đánh giá về khả năng về tài chính cũng như khả năng hoàn trả đúng hạn tiền gốc và lãi các khoản nợ của một quốc gia. Hệ số tín nhiệm quốc gia được xem như là một yếu tố để xác định mức độ rủi ro của quốc gia đó. Hệ số tín nhiệm càng thấp thì mức độ rủi ro về khả năng không thanh toán được các khoản nợ càng cao. Hệ số tín nhiệm quốc gia được công bố bởi các tổ chức xếp hạng tín nhiệm. Xếp hạng tín nhiệm quốc gia là việc các tổ chức xếp hạng tín nhiệm thực hiện việc phân tích, đánh giá các thông tin về kinh tế, chính trị xã hội của một quốc gia để đưa ra mức xếp hạng tín nhiệm cho quốc gia đó. Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm Tổ chức xếp hạng tín nhiệm  là các tổ chức độc lập chuyên thực hiện việc xếp hạng tín nhiệm. Hiện nay, có rất nhiều tổ chức xếp hạng tín nhiệm trên thế giới như: 1.Standard&Poor‘s(S&P)( 2. Moody’s ( 3. A.M.Best ( 4. Fitch Ratings ( Standard & Poor's Là một công ty dịch vụ tài chính có trụ sở tại Mỹ. Đây là công ty con của McGraw-Hill. Standard & Poor's là một trong ba cơ quan xếp hạng tín dụng lớn và uy tín nhất thế giới (hai công ty còn lại là Moody’s và Fitch Ratings). S&P đánh giá người vay từ từ mức AAA cho tới D. Các mức ở giữa có từ AA và CCC (ví dụ BBB+, BBB và BBB-). Với một vài người vay, S&P có thể đưa ra các hướng dẫn liệu người vay đó có khả năng được nâng bậc nâng bậc (tích cực), hạ bậc (tiêu cực) hoặc không chắc chắn (trung gian). Moody's Investors Service Moody's Investors Service, còn gọi là Moody’s, là tổ chức xếp hạng tín dụng trái phiếu của Moody’s Corporation. Moody's Investors Service cung cấp những nghiên cứu về tài chính quốc tế dựa trên những trái phiếu được phát hành bởi các tổ chức thương mại và cơ quan chính phủ, cùng với Standard & Poor's và Fitch Group, là một trong ba cơ quan xếp hạng tín dụng lớn và uy tín trên thế giới. Hệ thống xếp hạng của Moody's Investors Service được đánh giá từ mức Aaa tới mức C, Aaa là mức cao nhất và C là mức thấp nhất. Fitch Group Fitch Group thuộc sở hữu của Fimalac và Hearst Corporation. Ngày 12/04/2012, Hearst tăng cổ phần trong Fitch Group đến 50%. Fitch Rating và Fitch Solutions đều thuộc Fitch Group. Fitch Rating có trụ ở New York và Luân Đôn, là một trong ba Tổ chức Đánh giá Tín dụng được công nhận toàn quốc cùng với Moody’s và Standard & Poor’s. TRUNG QUỐC Thủ đô: Bắc Kinh Diện tích: 9.596.960 km2 (hạng 4) Dân số: 1.339.724.852 (hạng 1) Mật độ: 139,6 người /km2 GDP (danh nghĩa): tổng số 7.260 tỷ $ (hạng 2), bình quân đầu người 5.419 $ (hạng 91) (tính đến hết năm 2011) Chỉ số phát triển con người HDI (Human Development Index): 0,687 (hạng 105) Vị Trí Địa Lý Trung Quốc có đường biên giới giáp 14 quốc gia khác ở châu Á. Phía bắc giáp Mông Cổ, Nga; phía tây giáp Afghanistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan; phía nam giáp Nepal, Bhutan, Myanma, Ấn Độ, Lào, Việt Nam; phía đông giáp Bắc Triều Tiên và Biển Đông. CHNDTH là nước lớn thứ tư trên thế giới và có rất nhiều dạng khí hậu và địa dư khác nhau. Phía đông, dọc theo bờ biển Hoàng Hải và Đông Hải Trung Quốc là các bình nguyên phù sa với mật độ dân cư rất dày đặc. Phía tây phần lớn là các dãy núi, đáng lưu ý nhất là dãy Hy Mã Lạp Sơn với đỉnh cao nhất của Trung Hoa cũng như của thế giới là đỉnh Everest, và các cao nguyên ở vị trí cao mà có đặc tính khô cằn của sa mạc như Takla-Makan và sa mạc Gobi Kinh Tế Nền kinh tế Trung Quốc là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Đại lục Trung Quốc nổi tiếng là nơi sản xuất hàng hóa giá thấp vì nguồn nhân công dồi đào, rẻ tiền. Hơn hai thập kỷ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững đã đưa Trung Quốc vượt qua Nhật trở thành nền kinh tế đứng thứ 2 trên thế giới sau Mỹ, tuy nhiên hiện nay đang có dấu hiệu tăng trưởng chậm trở lại. Nền kinh tế Trung Quốc đang ở bên bờ khủng hoảng về lạm phát và phải đối diện với nguy cơ đổ vỡ của “bong bóng bất động sản” đi kèm với sự tăng trưởng tín dụng ở mức báo động Chính Trị Chính phủ CHNDTH do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo. Tổng bí thư: Hồ Cẩm Đào. Thủ tướng: Ôn Gia Bảo. Tại CHNDTH hiện còn có một số đảng phái khác, mặc dù các đảng phái này thường được coi như gắn với hoặc như một bộ phận trong ĐCSTQ. ĐCSTQ phối hợp với các đảng này thông qua một hội nghị hiệp thương đặc biệt, gọi là Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc do ĐCSTQ lãnh đạo. Quan Hệ Ngoại Giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới. Chính quyền Trung Quốc cũng cực lực phản đối các chuyến công du nước ngoài của những lãnh đạo chính trị Đài Loan như Lý Đăng Huy và Trần Thủy Biển, cũng như Đạt-lai Lạt-ma thứ 14. Quan hệ Hoa-Mỹ đã gặp trở ngại nhiều lần trong một vài thập niên. Năm 1972, quan hệ này mới được khôi phục sau Chuyến thăm Trung Hoa của Richard Nixon Đe dọa thống nhất Đài Loan bằng mọi biện pháp nếu Đài Loan tuyên bố độc lập, đưa tàu ngầm vào lãnh hải Nhật Bản, ra nhiều tuyên bố về chủ quyền các đảo và vùng biển tranh chấp với Nhật Bản, đơn phương khai thác tài nguyên vùng biển chồng lấn...Tuy nhiên ngày nay, từ chỗ bị nhiều người cho là nhân tố gây bất ổn ở eo biển Đài Loan, biển Đông và biển Nam Trung Hoa Trung Quốc đã chuyển sang chiến dịch “sự trỗi dậy trong hoà bình” Các Tổ chức xếp hạng tín nhiệm A.M. Best Company, INC AM Best Company, Inc, có trụ sở ở Oldwick, New Jersey, là một cơ quan đánh giá xếp hạng tín nhiệm và thống kê quốc gia (NRSRO) thuộc Uỷ ban Chứng khoán Hoa Kỳ. Được thành lập năm 1899 bởi Alfred M. Best ở thành phố New York. Năm 1965 Công ty chuyển đến Morristown, New Jersey và chuyển đến Oldwick, New Jersey vào năm 1974. Hiện nay Công ty vẫn duy trì văn phòng tại London và Hồng Kông và một văn phòng tin tức tại Washington, DC A.M. Best Company, INC (cont.) Công ty lớn nhất và lâu đời nhất, thành lập dành cho việc phát hành các báo cáo chuyên sâu và xếp hạng sức mạnh tài chính của các tổ chức bảo hiểm.  Tập trung độc quyền trên thị trường bảo hiểm Tổ chức xếp hạng phát hành nợ (cổ phiếu, trái phiếu, sản phẩm chứng khoán, công cụ tài chính khác) của DN bảo hiểm, tái bảo hiểm. Là nguồn thông tin hàng đầu, chính xác, đáng tin cậy, toàn diện của các chuyên gia tại Hoa Kỳ, Anh, Canada và trên toàn thế giới Thông Số CRT A.M. Best định nghĩa rủi ro quốc gia là rủi ro mà những nhân tố riêng của quốc gia có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng hoàn trả của một công ty bảo hiểm. Rủi ro quốc gia được đánh giá và được xem như một nhân tố trong tất cả những xếp hạng của Best. “CRT-1” biểu thị cho môi trường ổn định với rủi ro thấp nhất, “CRT-5” cho những quốc gia rủi ro nhiều nhất. Đánh Giá CRT Trên Thế Giới Khu Vực Đông Á CHINA - Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ: tốc độ tăng trưởng nhanh , lạm phát thấp, GDP luôn ở mức cao. - Hiện nay, nhu cầu thế giới đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc giảm sút , các triển vọng bi quan của các đối tác thương mại có thể sẽ cản trở sự tiến lên của Trung Quốc  tăng rủi ro. CHINA - Bắc Kinh đang tìm kiếm thế cân bằng kinh tế so với các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phương Tây. - Thị trường hiện nay đặc biệt rất nhạy cảm với các nhân tố chính trị. - Tranh chấp Trung – Mỹ xoay quanh tỷ giá đồng Nhân dân tệ trong tương lai là tiêu điểm đáng quan tâm đối với các nhà đầu tư trên thế giới. - Tranh chấp Trung-Nhật lại xoay quanh về vấn đề lãnh thổ gây ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác thương mại của đôi bên. - Trung Quốc có rủi ro chính trị cao hơn so với mức trung bình thế giới. CHINA - Tất cả các tổ chức tài chính lớn đều thuộc sở hữu nhà nước, Trung Quốc đang tự do hóa tài chính - Tăng trưởng tín dụng ngân hàng ồ ạt, kích thích kinh tế nhưng làm tăng mối lo ngại về nợ khó đòi Kết Luận Tài Liệu Tham Khảo 1. A.M.Best Inc., “Risk analysis for China”, AMB Country Risk Report, Tháng 09/2011 2. BBVA Research, “Economic outlook of China”, Tháng 10/2012. 3. Global Finance Chair , updated by Sadegh Shirazi, “Country Risk Analysis – China”, Tháng 12/2005. 4.Moody’s Investors Service, “Rating symbols and definitions”, Tháng 09/2012. 5. Standard & Poor, “Greater China Credit Rating Scale Explained”, Global Credit Portal, Tháng 4/2011. 6. Seb Merchant Banking, “China, P.R: Mainland”, Country risk analysis, Tháng 05/2012 7. Một số website: www.standardandpoors.com/ www.fitchratings.com/ www.ambest.com/ Q & A

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptmot_mo_hinh_danh_gia_rui_ro_quoc_gia_doi_v_oi_trung_quoc_0241.ppt
Luận văn liên quan