Để có tiền chưng diện và tiêu xài A nghĩ ra cách kiếm tiền. A tìm hiểu hoàn cảnh gia đình một số người và biết bà X đã 65 tuổi mới ở tỉnh lên trông cháu giúp cho con gái là chị Y. Qua tìm hiểu, A biết chị Y làm tại một cơ quan nhà nước và ban ngày chị y đi làm tối mới về. Ở nhà chỉ có bà X và cháu bé mới sinh. A theo dõi theo dõi thấy chị Y đã đi làm. Chớ một tiếng sau, A đến nhà Y bấm chuông gọi cửa, bà X ra mở cửa thì thấy A vẻ mặt hốt hoảng và nói “ chị Y bị tai nạn giao thông đang làm thủ tục nhập viện, chị nói cháu về lấy quần áo và tiền để làm thủ tục nhập viện” nghe tin bà X vội vã lên lầu lấy quần áo cho chị Y, Nhân lúc đó A dắt luôn chiếc xe Piagio chị Y mới mua trị giá 110 triệu chạy mất.
29 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 12217 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số bài tập ôn thi luật hình sự 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột số người đem bán (không rõ địa chỉ) với giá 100.000 đồng/kg rồi về tự vấn thành từng điếu đem bán lẻ. B là em ruột sống cùng với A. Tuy không tham gia vào việc mua bán của A nhưng B biết rõ việc A mua bán lá cần sa. Khi thấy CA ập đến kiểm tra, B đã lén đem hộp đựng cần sa vứt xuống sông.
1. Hãy xác định tội danh đ/v hành vi phạm tội của A?
2. Về hành vi của B, có 2 ý kiến:
-ý kiến thứ nhất cho rằng B là đồng phạm với A
-ý kiến thứ hai cho rằng hành vi của B cấu thành tội "Che giấu tội phạm" theo Điều 313 BLHS.
a) Theo anh chị, ý kiến nào đúng, tại sao?
b)Chỉ rõ ý kiến nào sai. Tại sao sai ?
Bài tập 2 (2 điểm)
X là thư ký giúp việc cho Thẩm phán. Qua tiếp xúc hồ sơ vụ án, theo kinh nghiệm, X dự đoán được bị cáo Y trong 1 vụ án có thể được hưởng án treo nên đã chủ động tìm gặp Y và gợi ý: có thể lo cho Y được hưởng án treo. Y tin sái cổ là X nói thật nên đã đưa cho X 5 triệu để "chạy án". Sau khi nhận tiền, X không hề có tác động nào đối với Thẩm phán cũng như Hội đồng xét xử. Khi đưa vụ án ra xét xử, Y bị tuyên 2 năm tù giam. Vì thấy X không đáp ứng được yêu cầu nên Y đã tố cáo hành vi của X.
Hãy xác định các tội danh trong vụ án trên.
Ðề: Tuyển tập đề thi Luật hình sự 3 Phần các Tội phạm (HS3)
I. Các nhận định sau đúng hay sai? Tại sao?
1) Sử dụng điện trái phép làm chết người là hành vi chỉ cấu thành tội giết người.
2) Chỉ cấu thành “tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” (điều 95 BLHS) khi có hậu quả nạn nhân chết.
3) Tước đoạt tính mạng người khác theo yêu cầu của người bị hại là hành vi cấu thành :tội giúp người khác tự sát”
4) Hành vi của người đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ cấu thành “tội giao cấu với trẻ em” (điều 115 BLHS)
5) Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là hành vi không chỉ được quy định trong cấu thành “tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” theo điều 123 BLHS.
6) Không phải mọi loại tài sản đếu là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu.
7) Uy hiếp tinh thần người quản lý tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi chỉ được quy định trong “Tội cưỡng đoạt tài sản: (điều 135 BLHS).
II. Hãy giải quyết tình huống:
Ông N làm nghề sửa chữa và bán phụ tùng xe Honda. Trưa ngày … năm 2006, B đến tiệm của ông N hỏi mua một số phụ tùng xe máy trị giá 4,8 trđ. B bảo ông N cho toàn bộ số phụ tùng đó vào một chiếc thùng (loại thùng đựng bột ngọt Vedan) và yêu cầu dán kín lại. Sau đó, B nói cần ra chợ mua một số đồ khác rồi sẽ quay trở lại lấy hàng rồi trả tiền. Một lát sau, B quay lại và chở theo một chiếc thùng (đã dán keo) giống y như loại thùng mà ông N đã sử dụng để đựng số phụ tùng xe. Trong khi ông N vào nhà nghe điện thoại thì B đã nhanh tay tráo chiếc thùng mà mình mang theo để lấy thùng phụ tùng nói trên (cú điện thoại đó là do B đã sắp đặt để S (14 tuổi) là cháu họ của B gọi cho ông N từ trạm điện thoại dùng thẻ từ). Khi ông N quay ra, B viện lý do không đủ tiền nên hẹn về nhà lấy tiền và một giờ sau quay lại nhận hàng. Sau gần 3 giờ, không thấy B quay lại, ông N sinh nghi nên mở thùng ra xem mới biết bên trong chiếc thùng đó chỉ toàn là muối và rác thải từ chợ rau quả.
Về việc định tội danh đối với hành vi của B có 3 ý kiến:
- Ý kiến thứ nhất cho rằng: B phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 137 BLHS.
- Ý kiến thứ hai cho rằng: B phạm tội trộm cắp tài sản được quy định tại điều 138 BLHS.
- Ý kiến thứ ba cho rằng: B phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 139 BLHS.
1) Theo anh (chị) ý kiến nào đúng? Tại sao?
2) Nêu lập luận và cơ sở để bác bỏ các ý kiến sai.
Ðề: Tuyển tập đề thi Luật hình sự 3 Phần các Tội phạm (HS3)
I. Các nhận định sau đúng hay sai? Tại sao?
1) Nạn nhân tử vong là dấu hiệu định tội của “tội bức tử” (điều 100 BLHS).
2) Dùng tiền giả để trao đổi lấy hàng hóa là hành vi cấu thành “tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” (điều 139 BLHS).
3) Rừng chỉ là đối tượng tác động của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
4) Không phải mọi hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy đều cấu thành “tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo điều 194 BLHS.
5) Khai báo gian dối của người phạm tội là hành vi cấu thành “tội khai báo gian dối” (điều 307 BLHS)
II. Bài tập tình huống.
1) 17 giờ chiều, A và B đi ngang qua nhà ông C thì thấy ông đang ngồi trong vườn, đầu quấn khăn. Do đã từng làm thuê ở nhà ông C, nên A (25 tuổi) biết ông thường cất tiền trong chiếc khăn đội đầu. A nói cho B (22 tuổi) biết và bàn với B lấy chiếc khăn của ông C. A đứng sát hàng rào phía ngoài, B lẻn vào vườn, đến sau lưng ông C giật chiết khăn, ném cho A rồi chạy nhanh ra khỏi vườn. Chúng giấu chiếc khăn choàng đầu tại một hốc cây mà không kịp mở khăn để kiểm tra số tiền trong đó. Sáng hôm sau, A sai H (18 tuổi, là em vợ của A) đến hốc cây để lấy số tiền trên. H tìm được chiếc khăn choàng và thấy có 2 cọc tiền, một cọc 2.000.000 đồng, cọc còn lại là 2.400.000 đồng. H lấy cọc tiền 2.000.000 đồng giấu đi để xài riêng và đem về cho A chiếc khăn choàng đầu cùng cọc tiền còn lại là 2.400.000 đồng. A cho H 100.000 đồng. Số tiền còn lại chia đôi cho B và A mỗi người 1.150.000 đồng.
A) Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A và B.
B) H có đồng phạm với A và B trong việc chiếm đoạt số tiền của ông C hay không? Tại sao?
C) Hành vi lấy 2.000.000 đồng của H có cấu thành tội phạm hay không? Nếu có thì cấu thành tội gì?
2) X và Y được biết về hệ thống ống dẫn dầu do một đơn vị quân đội đã thi công và chuẩn bị đưa vào vận hành nên đã móc nối với H là một chiến sỹ trong đơn vị này để đào trộm đường ống dẫn dầu bán lấy tiền tiêu xài. H đồng ý tham gia và đã vẽ sơ đồ hệ thống ống dẫn dầu, chỉ rõ vị trí thuận lợi cho việc đào trộm. Chúng hẹn nhau đến đêm sẽ thực hiện tội phạm. X và Y đến điểm hẹn, tuy không thấy H đến nhưng chúng vẫn phạm tội như kế hoạch. X và Y đã đào được một đoạn ống dẫn dầu và đem bán được 700.000 đồng. Vụ việc bị phát hiện. Tại cơ quan điều tra, H khai rằng hôm gây án, vì sợ trách nhiệm nên không đến.
Hãy xác định:
A) Hành vi trên của X và Y cấu thành tội phạm nào?
B) H có phạm tội “không tố giác tội phạm” không? Tại sao?
Ðề: Tuyển tập đề thi Luật hình sự 3 Phần các Tội phạm (HS3)
I. Nhận định. Giải thích.
1. Làm chết người trong khi thi hành công vụ do hống hách, coi thường tính mạng người khác là hành vi cấu thành tội "Làm chết người trong khi thi hành công vụ" (Đ.97BLHS)
2. Không phải mọi loại tài sản đều là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu.
3. Hàng giả chỉ là đối tượng tác động của các tội phạm được quy định tại Đ.156, 157, 158 BLHS.
4. Hành vi làm cho chất ma túy từ loại ma túy này chuyển thành một loại ma túy khác một cách trái phép là hành vi cấu thành tội sản xuất trái phép chất ma túy theo Đ.193 BLHS.
II. Bài tập
Tháng 12/2007, ông Q có đến kiểm tra việc kih doanh vàng bạc của gia đình ông N. Sau khi kiểm tra hóa đơn, chứng từ nộp thuế, ông Q đe dọa sẽ nâng biểu thuế kinh doanh lên 30% làm cho ông N lo sợ và phải đưa cho ông Q 20 triệu đồng. Sau khi kiểm tra lại các quy định của pháp luật thì ông N thấy việc kinh doanh vàng bạc của gia đình ông không có gì vi phạm pháp luật cả, ông N đã làm đơn tố cáo. Cơ quan chức năng đã tiến hành điều tra, xác minh các hành vi của ông Q và ông Q đã thú nhận tất cả các hành vi của mình.
Trong các tội danh sau, tội danh nào đúng, vì sao? Vì sao các ý kiến còn lại sai?
1. Ông Q phạm tội cưỡng đoạt tài sản được quy định tại Đ.135 BLHS.
2. Ông Q phạm tội nhận hối lộ được quy định tại Đ.279 BLHS.
3. Ông Q phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản được quy định tại Đ.280 BLHS.
Ðề: Tuyển tập đề thi Luật hình sự 3 Phần các Tội phạm (HS3)
Lớp TM31B
I. Nhận định. Giải thích.
1. Sử dụng điện trái phép làm chết người là hành vi chỉ cấu thành tội giết người (Đ.93 BLHS)
2. Rừng chỉ là đối tượng tác động của các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
3. Tiền dùng để đánh bạc chỉ là tiền được thu giữ trực tiếp tại chiếu bạc.
4. Khởi tố người không phạm tội là hành vi cấu thành tội truy cấu TNHS người không có tội được quy định tại Đ.293 BLHS.
II. Bài tập.
Khoảng 21h ngày 7/5/2007, A rủ 5 người bạn của mình (B, C, D, E, F) ra ngồi chơi ở ven đường quốc lộ 14. Ngồi được 1 lúc, A và đồng bạn thấy anh M đang chạy xe máy thì dừng lại đi vệ sinh. A nói với đồng bọn: "Nó kìa, ra vây xin tiền tụi bay". Cả bọn nhất trí và đến vây quanh anh M. A gằn giọng nói với anh M: "Ai cho anh tiểu ở đây, mất vệ sinh, phạt 50.000 đồng!". Thấy đồng bọn của A đông, đường vắng nên anh M móc ví ra đưa cho A 50.000. Thấy vậy, B nói: "Không phạt, lấy hết luôn" và giật ví của anh M lấy được 850.000 đồng. Trong lúc B lấy tiền trong ví anh M thì C cầm tay trái anh M gỡ chiếc đồng hồ anh M đang đeo. Sau đó, cả bọn rủ nhau đi nhậu bằng tiền chiếm đoạt được của anh M; anh M đến báo công an xã nên cả bọn bị bắt.
Trong các tội danh sau, ý kiến nào đúng, vì sao? Vì sao các ý kiến còn lại sai?
1. A và đông bọn phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Đ.137 BLHS)
2. A và đông bọn phạm tội cưỡng đoạt tài sản (Đ.135 BLHS)
3. A và đông bọn phạm tội cướp tài sản (Đ.133 BLHS)
Ðề: Tuyển tập đề thi Luật hình sự 3 Phần các Tội phạm (HS3)
LỚP QT32B
THỜI GIAN: 75 phút
I. Các nhận định sau đúng hay sai? Tại sao? (4đ)
1. "Giết phụ nữ mà biết là có thai" là trường hợp giết nhiều người.
2. Đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ 500.000đ trở lên nếu chủ thể đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì được coi là không có tội.
II. Bài tập
BT1 (3đ)
Khoảng 3h sáng, anh A làm nghề đấm bóp giác hơi, trên đường đi làm về thì gặp X và Y là dân phòng xã M gọi vào đấm bóp, giác hơi. Sau khi hỏi giá cả, anh A không đồng ý nên bỏ đi. X quay về chốt dân phòng lấy xe gắn máy đi tìm anh A. Khi gặp, X y/c anh A quay về chốt dân phòng để xin lỗi X và Y về việc không đồng ý đấm bóp, giác hơi. Anh A không đồng ý liền bị X dùng tay đánh mạnh vào mặt và buộc quay lại trụ sở dân phòng. Tại trụ sở dân phòng, X và Y y/c anh A vào bên trong trụ sở, đóng cửa lại rồi cả 2 dùng tay, chân đánh, đá anh A và thu giữ giấy CMND của A. Sau đó, X y/c A vào nhà vệ sinh suy nghĩ. Do sợ bị đánh, anh A lấy 150.000đ đưa cho X. X không nhận và nói "mày móc hết bóp ra, tao lục túi mà còn tao đập gãy chân". Do sợ bị đánh, A tiếp tục lục tiền trong bóp được 600.000đ rồi đưa cho X. X lấy số tiền này rồi chia cho Y 300.000đ.
Hãy xđ tội danh đ/v hvi của X và Y. Giải thích tại sao?
BT2 (3đ)
A qua biên giới TQ mua trái phép 1 lượng pháo nổ khoảng 200kg rồi vận chuyển bằng đường bộ sang biên giới VN. A bán số pháo nổ này cho B thì bị bắt.
Hãy xđ tội danh đ/v hvi của A. Giải thích tại sao?
Ðề: Tuyển tập đề thi Luật hình sự 3 Phần các Tội phạm (HS3)
ĐỀ THI MÔN LUẬT HÌNH SỰ_HP3 (LẦN 2)
LỚP: TM32a
thời gian làm bài 75'
I. các nhận định sau đây đúng hay sai, tại sao?1. đối tượng tác động của tội cướp tài sản (đ133) chỉ là tài sản?
2. mọi hành vi buôn bán trái phép hàng hóa có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên qua biên giới dều cấu thành tội buôn lậu (đ153)
II. bài tập:
bài tập 1
chiều 28-10 A đi mua dây thép chỉ về giăng xung quanh ruộng dưa leo (gần đường đi, không có bờ rào bao quanh) rồi nối với nguồn điện 220V để diệt chuột. khoảng 20h cùng ngày, A về nhà ăn cơm. đúng lúc này anh T ở cùng thôn đi bắt rắn ngang qua không may vướng phải dây thép và bị điện giật chết.
xác định A có phạm tội hay không, nếu có thì phạm tội gì?
bài tập 2:
A là bảo vệ của một công ty khai thác đá. biết công ty có một lượng lớn thuốc nổ dùng để phá đá. A lấy trộm 15kg thuốc nổ rồi đem bán cho là một ngư dân để B đánh bắt cá.
Xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án này và giải thích tại sao
Ðề: Tuyển tập đề thi Luật hình sự 3 Phần các Tội phạm (HS3)
ĐH Luật HN
1. Khẳng định đúng sai, tại sao?
a. Cố ý gây thương tích cho người thi hành công vụ cấu thành tội chống người thi hành công vụ ( Đ257 - BLHS)
b. Hành vi mua bán trái phép chất ma túy cấu thành tội buôn lậu ( Đ153)
c.Giết người vì động cơ đê hèn là giết chồng giết vợ để lấy chồng, vợ khác.
2. Bài tập.
D điều khiển xe motô phóng nhanh, vượt đèn đỏ, gây tai nạn nguy hiểm đến tính mạng song không cứu giúp mà bỏ trốn, người bị tai nạn được đưa đi cấp cứu nhưng không kịp nên chết. Hỏi:
D cấu thành tội gì? tại sao?
Đề số 18
1. Các khẳng dịnh sau đây đúng hay sai, tại sao?
a. Người tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có có thể không bị truy cứu TNHS.
b. Buôn bán hàng cấm qua biên giới có thể cấu thành tội buôn lậu ( Điều 153 - BLHS).
c. Nhanh chóng tẩu thoát không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội cướp giật tài sản ( Đ136 - BLHS ).
2. A có ý định chiếm đoạt tài sản của D (chủ doanh nghiệp tư nhân). Qua theo dõi A biết D có con trai là E (7 tuổi). Hằng ngày sau khi tan học E đứng ở cổng trường đợi bố đến đón. Khi có việc bận D thường nhờ nhân viên trong công ty đến đón E. Một lần, A giả mạo là người cùng công ty được D nhờ đến đón E, tin và đi theo A. Sau đó A gọi điện yêu cầu D phải đưa cho mình số tiền 200 triệu đồng. Khi đến địa điểm nhận tiền, A bị bắt. Hỏi:
Hành vi của A cấu thành tội gì? Tại sao.
Hỏi thêm : Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là cấu thành vật chất hay hình thức + lý thuyết thế nào cấu thành vật chất, thế nào là cấu thành hình thức.
Đề số 8
1.Khẳng định sau đây đúng hay sai:
a. Phương tiện phạm tội của tội đưa hối lộ là tiền, tài sản có giá trị từ 500K trở lên
b. Hành vi không cứu giúp người bị tai nạn giao thông đường bộ chỉ bị xử lý theo điểm c khoản 2 tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
c. Người thuê giết người và người được thuê giết người là đồng phạm tội giết người và bị xử lý theo điểm m, khoản 1, điều 93 BLHS
2. Do chưa có chồng, lại ko có việc làm, sau khi sinh con và đem con từ bệnh viện về, H (19 tuổi) đã bỏ lại con ở công viên. Rất may là người dân phát hiện kịp thời và đưa đi cấp cứu tại bệnh viện nên đứa trẻ ko bị chết.
Hỏi hành vi của H cấu thành tội gì, tại sao?
đề số 26 :
Câu 1: Khẳng điịnh sau Đ hay S? Vì sao?
a, hành vi cố ý gây thương tích đối với người đang thi hành công vụ cấu thành tội chống người thi hành công vụ (điều 257 BLDS).
b, hành vi buôn bán ma túy qua biên giới cấu thành tội buôn lậu (điều 153)
c, giết người vì động cơ đê hèn là hành vi giết vợ hoặc chồng để lấy chồng hoặc vợ nạn nhân.
Câu 2: tình huống
D có hành vi phóng nhanh, vượt đèn đỏ và gây tai nạn. Biết nạn nhân đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng nhưng D đa để mặc nạn nhân và bỏ trốn. Do không được cấp cứu kịp thời nên nạn nhân đã chết. Vậy D phạm tội gì?Vì sao?
Đề số 3
1. Các khẳng định sau đúng hay sai:
a. Hành vi giao cấu với trẻ em có thể cấu thành tôi giao cấu với trẻ em theo điều 115
b. Người đưa tiền cho người lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi phạm tội đưa hối lộ theo Điều 289
c. Hành vi chiếm đoạt là dấu hiệu bắt buộc của tội cướp tài sản
2. A là lái xe của 1 doanh nghiệp nhà nước, A được giao nhiệm vụ đến cảng H để nhận hàng, trên đường về A đã lấy một lượng hàng đem bán trị giá 10 triệu đồng.
Hành vi của A cấu thành tội j?
Sinh viên được sử dụng BLHS 1999
Đề 11:
Câu 1: Khẳng định đúng sai, tại sao?
a. Hành vi giao cấu với trẻ em có thể bị truy tố tội mua dâm trẻ chưa thành niên theo điều 256.
b. Người không có trách nhiệm quản lý tài sản vẫn có thể bị truy tố về tộ tham ô.
c. Nữ giới không thể bị truy cứu TNHS về tội hiếp dâm.
Câu 2. Lợi dụng đêm tối, A lẻn vào nhà B để lấy trộm tài sản. Chưa kịp lấy thì A đã bị B bắt. A hành hung B để tẩu thoát. B tri hô mọi người và bắt giữ được A.
A chịu tội gì.
Đề
Câu 1.
a. Tội trộm cắp tài sản hoàn thành khi chiếm đoạt được tài sản.
b. Hành vi hối lộ không được miễn TNHS.
c. Hành vi cố ý gây thương tích dưới 11% thì không bị truy cứu TNHS/
Câu 2. Ông A có một nhà nghỉ tư nhân, ông A cho chị H là nhân viên bán dâm đến hành nghề. Ông đã cưỡng ép chị H bán dâm nhiều lần.
Ông A phạm những tội gì.
Đề:
câu 1: a) Người nào buôn bán phụ nữ qua biên giới mà người phụ nữ kia đồng ý thì ko bị tội
b) Hành vi gây rối trật tự công cộng chỉ cấu thành tội gây rối trật tự công cộng nếu hành vi đó thực hiện ở nơi công cộng.
c) Mọi hành vi vô ý gây thương tích chỉ cấu thành tội vô ý gây thương tích. Câu 2: A là 1 người đàn ông bị mắc bệnh, do không muốn làm khổ gia đình, A đã nhờ anh B hàng xóm (là bác si) đi mua thuốc độc để anh A uống. Và chính B cũng tiêm cho A chết. Định tội cho B.
Ðề: Tuyển tập đề thi Luật hình sự 3 Phần các Tội phạm (HS3)
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1. Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (06 điểm)
1. Mọi trường hợp giết người trong khi thi hành công vụ đều cấu thành tội làm chết người trong khi thi hành công vụ ( điều 97 BLHS)
2. Giao cấu thuận tình với người có cùng dòng máu về trực hệ là hành vi chỉ quy định trong cấu thành “ tội loạn luân” được quy định tại điều 150BLHS.
3. Mọi hành vi chiếm đoạt chất ma túy đều cấu thành “tội chiếm đoạt chất ma túy” ( điều 194 BLHS).
4. Mọi hành vi gây rối ở nơi công cộng gây hậu quả nghiêm trọng đều cấu thành tội gây rối trật tự công cộng ( điều 245 BLHS).
Câu 2.
Do có ý định chiếm đoạt xe máy tại các cửa hàng mua bán xe máy cũ, A đến cửa hàng của anh B hỏi mua một chiếc xe gắn máy. Sau khi thỏa thuận giá chiếc xe là 23 triệu đồng, A đề nghị được chạy thử xe. Anh B đồng ý và nhờ C đi cùng. A chạy xe chở anh C ngồi phía sau, đi được khoảng 300m thì A dừng xe lại bên đường lấy 50 ngàn đồng đưa cho anh C nhờ mua gói thuốc lá. Khi anh C cầm tiền, xuống xe đi vào vỉa hè mua thuốc lá thì A mở khóa xe phóng đi thẳng.
Về tội danh đối với hành vi phạm tội của A, có 3 ý kiến như sau:
1. A phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (đ 139 BLHS)
2. A phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản ( đ 137 BLHS)
3. A phạm tội cướp giật tài sản ) đ 136 BLHS)
_ Theo anh, chị ý kiến nào đúng? Tại sao?
_ Chỉ rõ ý kiến nào sai? Tại sao?
ĐỀ THI MÔN: PHẦN CÁC TỘI PHẠM ( LUẬT HÌNH SỰ HP 3)
Thời gian làm bài: 75 phút
I. Các nhận định sau đây đúng sai? tại sao?
1. Rừng chỉ là đối tượng tác động của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
2. Tổ chức đánh bạc không thuộc trường hợp "quy mô lớn" thì không phạm tội.
II. Bài tập:
Bài tập 1 (3đ)
A 20 tuổi, B 22 tuổi là bạn cùng xóm. Vào lúc 20 giờ, A và B đi chơi. Đang đi trên phố, thấy bên kia đường có một phụ nữ cùng với một đứa con 9 tuổi đang cúi xuống cạnh một chiếc xe đạp sửa lại sên xe đạp, A và B băng qua đường lại gần chỗ mẹ con chị phụ nữ nọ (tên là Y). Thấy trên cổ chị Y có sợi dây chuyền bằng vàng, chúng liền thống nhất hành động. A tới chỗ chị Y giật mạnh sợi dây chuyền đồng thời xô vào chiếc xe đạp khiến chị Y mất thăng bằng té xuống chiếc xe đạp. A cầm sợi dây chuyền chạy mất. Chị Y liền la lên thì B giả vờ là người qua đường hỏi chị Y về sự việc đã xảy ra để A có cơ hội thoát thân. A và B đều bị bắt ngay sau đó.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A và B trong vụ án này và giải thích tại sao?
Bài tập 2 (3đ)
Khoảng 22 giờ, sau khi uống rượu xong, T lấy xe gắn máy rủ C đi chọc ghẹo người đi đường. Trên đường đi bọn chúng liên tục la hét. T vừa lái xe, vừa lạng lách, còn C, lúc thì cà mã tấu xuống đường cho xẹt lửa, lúc thì quơ mã tấu qua lại trên cao, làm những người đi đường hoảng sợ bỏ chạy. Khi bị lực lượng dân phòng đuổi bắt thì xe bọn chúng bị ngã. Lực lượng dân phòng lao vào bắt, C dùng mã tấu chém vào tay ông N (là đội viên đội dân phòng) làm ông N bị thương tích 8%.
Hãy xác định hành vi của C có phạm tội không? Nếu có thì tội gì? Tại sao?
(LUẬT HÌNH SỰ HP3)
Thời gian làm bài: 75 phút
I. Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (4 điểm)
1. Mọi hành vi giao cấu thuận tình với trẻ em đều cấu thành tội “giao cấu với trẻ em” Điều 115 BLHS (2 điểm)
2. Hành vi dùng vũ lực chống người thi hành công vụ làm nạn nhân chết thì cấu thành tội “chống người thi hành công vụ” theo điểm d khoản 2 Điều 257 BLHS.
II. Bài tâp (6 điểm)
Bài tâp 1 (3 điểm)
A (21 tuổi) có ý định lấy xe gắn máy ở 1 quán cafe. Nhân lúc B để xe trước cửa và đang đi vào quán, A lén dùng khóa vạn năng mở khóa xe rồi ngồi lên nổ máy. B quay lại thấy A ngồi trên xe mình liền lao đến ôm chặt lấy A. A liền dùng dao đâm 1 nhát vào bụng và phóng xe bỏ chạy nhưng đã bị bắt giữ ngay sau đó. B bị thương với tỷ lệ thương tật là 25%. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án này và giải thích tại sao?
Bài tâp 2 (3 điểm)
A qua biên giới TQ mua bán trái phép 1 lượng pháp nổ khoảng 200kg rồi vận chuyển bằng đường bộ sang biên giới Việt Nam. A bán số pháo nổ này cho B thì bị bắt. Hãy xác định hành vi của A có phạm tội không? Nếu có thì tội gì? Tại sao?
Lớp VB2CQ
Ngày 20/12/2009
Phần 1. Nhận định đúng sai. Tại sao?
1. Người quản lý khách sạn gọi gái mại dâm đến cho khách mua dâm ngay tại khách sạn thuộc quyền quản lý của mình thì cấu thành 02 tội môi giới mại dâm và tội chứa mại dâm (Điều 254 và Điều 255 BLHS). (2 điểm)
2. Đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ 500 nghìn đồng trở lên nếu chủ thể đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì được coi là không có tội. (2 điểm)[/LIST]
Phân 2. Bài tập
Bài tập 1 (3 điểm).
A (21 tuổi) được ông B (bố ruột của A) đưa cho 4 triệu đồng để mua một cặp nhẫn cưới. Trên đường đi đến tiệm vàng, A ghé nhà một người bạn, tại đây A đã dùng số tiền trên chơi bài ăn tiền và thua sạch. Biết không thể về nhà mà không có nhẫn cưới, A ghé vào chơ mua 2 chỉ vàng giả với giá 18.000 đồng.
Trên đường về, A nghĩ: không thể lừa dối cả gia đình hai họ nên A quyền định ghé vào một tiệm vàng lớn. Tại đây, A đóng vai một khách hàng, sau khi lựa qua lựa lại khá nhiều sản phầm bằng vàng mà thấy chủ tiệm không có vẻ gì nghi ngờ, A lấy một cặp nhẫn làm bằng vàng 9999, đeo vào tay và bỏ chạy. Chủ tiệm tri hô và cùng với sự trợ giúp của một số người dân gần đó đã bắt giữ A giao công an cùng tang vật là cặp nhẫn vàng có trọng lượng 2 chỉ.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án này và giải thích tại sao?
Bài tập 2 (3 điểm)
Khoảng 22 giờ ngày 16/07 A và B (làm nghề phụ xe khách) đánh bài với nhau trong nhà trọ cạnh bến xe X. Trong quá trình chơi bài, A và B cãi nhau và xông vào đánh nhau. A dùng tay đấm vào mặt B làm B bị rách môi, chảy nhiều máu. Thấy vậy, ba người khách đang đợi xe vào can ngăn, sau đó A và B bỏ về.
Do còn tức giận vì bị A đánh nên B về xe của mình lấy một thanh sắt tròn, đặc ruột, đường kính 4cm, dài 80cm và một cây gỗ tròn, đường kính 3cm, dài 50cm chạy đi tìm A. Khi thấy A đang đi bộ, B vứt cây gỗ xuống đất, dùng thanh sắt đánh hai cái vào sườn trái của A và một cái vào đầ theo hướng từ trên xuống làm A choáng váng ngã xuống đường. Thấy A nằm bất tỉnh, B sợ quá bỏ chạy. A được người dân đưa đi cấp cứu. Biên bản giám định pháp y kết luận: A bị chấn thương bụng kín; vỡ lách; dập đuôi tụy, bầm ở bụng, lưng, vai; nứt sọ não trái; tỷ lệ thương tích là 65%.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của B trong vụ án này và giải thích tại sao?
ĐỀ THI MÔN: PHẦN CÁC TỘI PHẠM (HS3)
Thời gian làm bài: 75 phút
I. Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? (4 điểm)
1. “Giết phụ nữ mà biết là có thai” là trường hợp giết nhiều người. (2 điểm)
2. Hàng giả chỉ là đối tượng tác động của các tội phạm được quy định tại điều 156, 157, 158 BLHS. (2 điểm)
II. Bài tập (6 điểm)
Bài tập 1 (3 điểm)
A và B đang ngồi uống cafe thì thấy 3 thanh niên vào quán hủ tiếu đối diện để ăn. Qua quan sát A thấy có thanh niên trong nhóm đó đeo dây chuyền vàng khá lớn. A và B bàn cách lấy dây chuyền đó. Sau khi bàn tính A và B thống nhất hành động như sau: A vào quán hủ tiếu lợi dụng lúc mọi người không để ý giật sợi dây chuyền chạy tới hẻm gần đó nơi đã có B cầm dao đứng sẵn, nếu có người đuổi theo, B sẽ đâm. Sự việc xảy ra đúng như kiến. Nhân lúc mọi người không để ý, A nhanh chóng đi lại phía nhóm thanh niên nói trên giật mạnh chiếc dây chuyền vàng trên cổ anh thanh niên tên là X và chạy ra con hẻm có B đang cầm dao chờ sẵn. Anh X đuổi theo túm được áo A khiến A bị té. B liền lao ra đâm anh X vào bụng, đỡ A dậy cầm dây chuyền chạy mất. A và B bị bắt ngay sau đó. Theo kết quả giám định, anh X bị đâm vào bụng với tỉ lệ thương tật là 26%.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A và B trong vụ án này và giải thích tại sao?
Bài tập 2 (3 điểm)
Tối 9/1, A và B trèo tường vào khu vực W9B đường băng san bay Tân Sơn Nhất tháo trộm các bộ đèn tim đường băng, bị lực lượng an ninh phát hiện. Tại công an, A và B khai đã 3 lần lẻn vào đường băng tháo trộm các bộ tim đèn đường để lấy nhôm đem bán. Tổng thiệt hại của 3 lần lấy các bộ đèn tim đường băng của A và B là 506trđ.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A và B trong vụ án này và giải thích tại sao?
ĐỀ THI HÌNH SỰ PHẦN 4 LỚP TM33B
NHẬN ĐỊNH
1. Mọi hành vi chiếm đoạt chất ma túy đều cấu thành tội ' chiếm đoạt chất ma túy" ( điều 194 BLHS)
2. Mọi trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đã thực hiện hành vi giết người đó đều cấu thành tội "giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh" điều 95 BLHS
BÀI TẬP
1.Qua tìm hiểu, biết T là thẩm phán đang thụ lý vụ án có liên quan tới C nên A ( là anh trai của C) đã chủ động tìm T gặp để đề nghị T xem xét giúp đỡ xét xử C với mức án tương đương với thời gian bị tạm giam (khoảng 2 năm). T đồng ý giúp đỡ với điều kiện là gia đình phải lo chi phí 100 tr đồng. A đồng ý với yêu cầu của T. Để làm nhẹ tội cho C, T đã tiêu hủy mộ số tài liệu, chứng cứ bất lợi cho C ( như các bút lục 30, 36, 42...), cho nên khi đưa ra xét xử thì C được hội đồng xét xử tuyên mức án đúng với thời gian mà C đã bị tạm giam. Hành vi của A và T sau đó bị phát giác.
Hãy xác định hành vi của A và TA trong vụ án trên có phạm tội không? nếu có thì phạm tội gì? tại sao?
2.Để có tiền chưng diện và tiêu xài A nghĩ ra cách kiếm tiền. A tìm hiểu hoàn cảnh gia đình một số người và biết bà X đã 65 tuổi mới ở tỉnh lên trông cháu giúp cho con gái là chị Y. Qua tìm hiểu, A biết chị Y làm tại một cơ quan nhà nước và ban ngày chị y đi làm tối mới về. Ở nhà chỉ có bà X và cháu bé mới sinh. A theo dõi theo dõi thấy chị Y đã đi làm. Chớ một tiếng sau, A đến nhà Y bấm chuông gọi cửa, bà X ra mở cửa thì thấy A vẻ mặt hốt hoảng và nói “ chị Y bị tai nạn giao thông đang làm thủ tục nhập viện, chị nói cháu về lấy quần áo và tiền để làm thủ tục nhập viện” nghe tin bà X vội vã lên lầu lấy quần áo cho chị Y, Nhân lúc đó A dắt luôn chiếc xe Piagio chị Y mới mua trị giá 110 triệu chạy mất. Khi xuống dưới nhà bà X mới biết bị mất xe, Sau đó A bị công an bắt giữ.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án này và giải thích tại sao?
Lớp Hành chính 33A
(Được sử dụng Bộ Luật Hình sự)
I. Các nhận định sau đúng hay sai? Tại sao?
1. Đối tượng tác động của tội tham ô tài sản (Điều 278 BLHS) chỉ là tài sản thuộc sở hữu nhà nước (2 điểm).
2. Kết án nguoifwmaf mình biết rõ là không có tội là hành vi cấu thành “Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội” (Điều 293 BLHS) (2 điểm)
II.Bài tập1 (3 điểm)
A và B quen nhau qua mạng Internet. Sáng 1-3 cả hai rủ nhau đi chiếm đoạt tài sản của người khác. Thấy anh X đang dừng chiếc xe nghe điện thoại, A cho xe chạy áp sát anh X và B ngồi sau giật được điện thoại anh X. Nhưng anh X đã nhanh tay nắm cổ áo B làm B té ngã. B bèn một tay dùng một bình xịt hơi cay manh theo người xịt vào mặt anh X, tay kia bỏ chiếc điện thoại vừa giật vào túi rồi cùng A bỏ chạy. A và B bỏ chạy một lúc thì bị bắt cùng tang vật.
Hãy xác định hành vi của A và B có phạm tội không? Nếu có thì tội danh gì? Tại sao?
Bài tập 2: (3 điểm)
Tói 7-4, A và B (cùng là công nhaanthi công tuyến đường dây điện PM) xo xát nhưng được ngăn cản. Còn ấm ức, khi anh B đi tắm, A đã dùng cây sắt (dài 98 cm, đường kính 4 cm, đặc ruột) đánh một cái thật mạnh vào gáy nạn nhân rồi bỏ chạy. Theo kết quả giám định, nạn nhân bị thương tật vĩnh tật vĩnh viễn 20%. Sau đó, A ra đầu thú và bồi thường cho nạn nhân.
Hãy xác dịnh tội danh đối với hành vi của A trong vụ án này và giải thích tai sao?
ĐỀ HÌNH SỰ HÀNH CHÍNH,CỬ TUYỂN 34A (75')
I. Nhận định:
1. Mọi hành vi không hứa hẹn trước mà cố ý chứa chấp tài sản do người khác PT mà có đều cấu thành tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà Đ 250 (2d)
2. Công chức luôn được xem là người có chức vụ theo Điều 277 (2d)
II. Bài tập:
BT1: A và B uống cà phê thì thấy 3 thanh niên vào quán hủ tíu đối diện để ăn. Qua quan sát A thấy có 1 thanh niên trong nhóm đó đeo 1 sợi dây chuyền vàng khá lớn. A và B bàn cách lấy như sau: A vào quán lợi dụng lúc mọi ng' ko để ý giật sợi dây chuyền chạy tới hẻm gần đó nơi đã có B cầm dao đứng sẵn, nếu có ng' đuổi theo, B sẽ đâm. Việc xảy ra như dự kiến. A nhanh chóng giật mạng dây chuyền của người thanh niên tên Mạnh và chạy ra chỗ con hẻm đang cầm dao chờ sẵn. A Mạnh chạy theo túm đc áo A khiến A té. B liền dùng dao đâm a Mạnh vào bụng, đỡ A dậy cầm dây chuyền chạy mất. A và B bị bắt ngay sau đó. Theo KQ giám định Mạnh bị đâm vào bụng với tỉ lệ thương tích 26%.
Xác định tội danh của A và B trong vụ án này và giải thích?
BT2: (3d)
Ngày 15/6 4 chiến sĩ Cảnh sát giao thông huyện X thấy một chiếc xe máy đánh võng trên đường nên đuổi theo và bắt kịp sau đó. A và B đang uống rượu gần đó nhìn thấy bèn rả nhau ném đá, gạch vào các CSGT để cho xe vi phạm chạy thoát. Hành vi nguy hiểm này làm hai cảnh sát té ngã xuống đường nhưng chỉ bị xây sát nhẹ, một cảnh sát khác bị ném trúng người gây thương tích 18%
Xác định tội danh A & B? Giải thíck?
Đáp án: Nhận định:
1. Sai
2. Sai
Bài tập:
1. Chuyển hóa tội phạm từ Tội cướp giật tài sản (Điều 136) sang Tội Cướp tài sản (Điều 133)
2. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 104)
LỚP AUF34 - THỜI GIAN: 75 PHÚT
I) Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao
1. Không phải mọi hành vi tang trữ trái phép chất ma túy đều cấu thành tội tang trữ trái phép chất ma túy theo Điều 194 BLHS.
2. Đối tượng tác động của tội phạm được quy định tại Điều 156 BLHS có thể là hang hóa giả về nhãn hiệu hang hóa.
II) Bài tập
Bài tập 1
Khoảng 22h45, sau khi mọi người đã ra về hết thì chỉ còn Huỳnh Thanh Q và ông V ở lại coi quán ăn. Do Q lên cơn nghiện heroin nhưng không có tiền mua heroin để hút, Q nhìn thấy V đang ngồi xem ti vi, trên tay đeo 2 chiếc nhẫn vàng nên Q nảy sinh ý định chiếm đoạt đem bán lấy tiền mau heroin hút. Q liền đi vào phía sau quán lấy một cái cờ lê được dung để sửa xe ô tô có chiều dài 70cm, nặng 0,7kg đánh một cái vào đầu ông V, làm cho ông V ngã sấp xuống nền nhà. Khi thấy ông V ngồi dậy Q liền cầm cây cờ lê đánh tiếp 4 cái vào đầu ông V làm cho ông V ngã xuống nền nhà bất tỉnh. Q tháo hai chiếc nhẫn và lục túi ông V lấy được 500.000 đ và bỏ trốn. Vụ việc bị phát hiện. Trong vụ án này, ông V may mắn được cứu sống nhưng bị thương tích nặng. Theo kết luận giám định, ông V bi thương tích với tỷ lệ 35%.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của Q trong vụ án này và giải thích tại sao.
Bài tập 2
Năm 2002, Chính phủ trợ cấp cho tỉnh P 4,5 tỷ đồng mua giống cây trồng để việc trợ cho đồng bào bị thiên tai và tỉnh P đã giao cho Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh P quan lý số tiền trên. A là giám đốc Sở nông nghiệp và phát triên nông thôn tỉnh P đã ký hợp đồng với B là giám đốc công ty TNHH chuyên kinh doanh giống cây trồng. A bàn với B là mau giống cây trồng với giá rẻ sau đó khai khống lên để hưởng số tiền chênh lệch. Trong vụ việc này, A và B đã chiếm đoạt được 1,1 tỷ đồng.
Hãy xác định tội dnah với hành vi của A và B trong vụ án này và giải thích tại sao?
Bài4:B, C, D với động cơ chống chính quyền nhân dân đã lên vùng núi tập hợp một số thành phần bất mãn với chế độ XHCN đồng thời mua chuộc một số đối tượng thanh niên nhẹ dạ cả tin với số lượng trên 50 người lập nên tổ chức “Vì Dân Chủ và Nhân Quyền”. B, C, D trong tổ chức này đã có các hoạt động
- Liên hệ với nước ngoài qua mạng Internet để xin vũ khí, tiền bạc nhưng chưa quan hệ được
- Đặt mìn phá trụ sở UBND xã để gây niềm tin với nước ngoài;- Bao vây UBND xã, huyện và bắn chết một số cán bộ công an xã, huyện.1. Hành vi của nhóm B, C, D có dấu hiệu của các tội phạm nào?2. Theo quan điểm của anh, chị, hãy xác định tội danh của nhóm B, C, D và phân tích rõ cơ sở để định tội cho nhóm B, C, D.
Trả lời:
1. Hành vi của nhóm B, C, D có dấu hiệu của các tội phạm nào?Căn cứ vào những chứng cứ đã được cung cấp trong đề bài và những căn cứ khác, có thể chỉ ra hành vi của nhóm B, C, D có các dấu hiệu của các tội phạm sau
Một, Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 79 BLHS), bởi những lẽ sau
Về khách thể của tội phạm: hành vi của nhóm B, C, D xâm phạm trực tiếp sự tồn tại của chính quyền nhân dân. Đối tượng tác động ở đây là chính quyền nhân dân xã, huyện mà tổ chức của B, C, D đã có những hoạt động đặt mìn phá trụ sở UBND xã, bao vây UBND xã, huyện, bắn chết một số cán bộ công an xã, huyện
Về mặt khách quan của tội phạm: “hành vi khách quan của tội phạm được đặc trưng bởi hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”(1). Trong tình huống này, B, C, D đã có những hành động cụ thể như sau để có thể khẳng định hành vi của nhóm B, C, D có dấu hiệu của tội phạm này
Thứ nhất, hoạt động thành lập tổ chức để lật đổ chính quyền nhân dân, thể hiện bằng một số hành vi cụ thể: B, C, D đã lôi kéo, tập hợp người vào tổ chức với động cơ chống chính quyền nhân dân; Thứ hai, đề ra chủ trương, đường lối hoạt động của tổ chức: trước hết B, C, D sẽ liên hệ với nước ngoài để lấy vũ khí, sau đó có vũ khí trong tay tiến hành đặt mìn phá trụ sở UBND xã; bao vây UBND xã, huyện và có hành vi xâm phạm trực tiếp đến tính mạng của một số cán bộ công an xã, huyện mà tổ chức của B, C, D bao vây
Về mặt chủ quan của tội phạm: nhóm B, C, D đã cố ý thành lập tổ chức “Vì Dân Chủ và Nhân Quyền” vì đã có động cơ từ trước là chống chính quyền và đã có những hoạt động cụ thể để thực hiện hành vi của mình.Hai, Tội bạo loạn (Điều 82 BLHS). Bởi lẽ: Về khách thể của tội phạm: hành vi của B, C, D và tổ chức Vì Dân Chủ và Nhân Quyền đã xâm phạm đến sự an toàn(sự vững mạnh) của chính quyền nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân
Về mặt khách quan của tội phạm: trong tình huống trên, nhóm B, C, D đã có những hoạt động cụ thể: tiến hành hoạt động vũ trang với việc tập hợp đông người( là những thành phần bất mãn với chế độ và một số đối tượng khác) bao vây trụ sở CQNN, lực lượng vũ trang nhân dân để đốt phá, gây nổ, tấn công các CQNN(ở đây là trụ sở UBND xã, huyện), bắn giết cán bộ(giết một số cán bộ công an xã, huyện)
Về mặt chủ quan của tội phạm: nhóm B, C, D thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp: nhận thức được hành vi bao vây UBND xã và bắn giết một số cán bộ; đặt mìn phá trụ sở UBND xã của mình có thể gây nguy hại đến sự vững mạnh, đe dọa đến sự tồn tại của chính quyền nhân dân nhưng vẫn thực hiện. Mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc thể hiện ở việc gây khó khăn cho chính quyền trong việc giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, làm suy yếu chính quyền
Ba, Tội phá hoại cơ sở vật chất- kĩ thuật của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (Điều 83 BLHS). Bởi những biểu hiện sau: về khách thể của tội phạm: hành vi của nhóm B, C, D xâm phạm đến sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, làm hủy hoại cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH: trụ sở cơ quan nhà nước(thông qua việc đặt mìn để phá trụ sở UBND xã, huyện); về mặt khách quan của tội phạm: nhóm B, C, D có hành vi phá hoại cơ sở vật chất kĩ thuật thuộc lĩnh vực chính trị cũng đồng nghĩa với việc đã hủy hoại đi những tài liệu quan trọng thuộc bí mật nhà nước được lưu giữ tại trụ sở UBND xã, huyện thông qua việc đặt mìn phá trụ sở(làm cho các tài sản trong cơ quan nhà nước mất hẳn giá trị sử dụng); về mặt chủ quan: lỗi của nhóm B, C, D là lỗi cố ý trực tiếp nhằm chống chính quyền nhân dân. Khi thực hiện hành vi phá hoại B, C, D nhận thức rõ hành vi đó có thể gây thiệt hại cho cơ sở vật chất, ảnh hưởng đến hoạt động của CQNN nhưng vẫn thực hiện và mong muốn cho thiệt hại đó xảy ra để đặt được mục đích chống chính quyền nhân dân; về chủ thể: là nhóm B, C, D có đủ năng lực chịu TNHS và độ tuổi, do vậy mới có khả năng thực hiện những hành vi đặc thù này. Bốn, Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân(Điều 84 BLHS), bởi vì: Về khách thể của tội phạm: hành vi của nhóm B, C, D đã xâm phạm sự vững mạnh của chính quyền nhân dân thông qua việc đã trực tiếp bắn chết một số cán bộ công an xã, huyện(trực tiếp xâm phạm tính mạng của con người). Về mặt khách quan của tội phạm: nhóm B, C, D có hành vi xâm phạm đến tính mạng của cán bộ, công chức(giết một số cán bộ, công chức khi bao vây UBND xã, huyện). Đối tượng của hành vi giết cán bộ nhà nước của nhóm B, C, D là những cán bộ công an xã, huyện, là những người tham gia trực tiếp vào các hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội, hoạt động này của nhóm B, C, D có mục đích là nhằm chống chính quyền nhân dân, có thể nói đây là những hoạt động để phục vụ cho động cơ trực tiếp và chủ yếu là nhằm chống chính quyền nhân dân, là những hoạt động tạo điều kiện thuận lợi cho việc chống chính quyền được diễn ra mà không có sự cản trở bởi bất cứ yếu tố nào
Về mặt chủ quan của tội phạm: hành vi này của B, C, D được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, có nghĩa là B, C, D nhận thức được hành vi giết cán bộ công an xã, huyện của mình có thể làm cho hoạt động của chính quyền lâm vào bế tắc vì cán bộ cán cốt, nhân lực không đủ để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, quản lý xã hội nhưng vẫn mong muốn cho hậu quả xảy ra(vẫn tiến hành bao vây trụ sở ủy ban, bắn chết một số cán bộ công an xã, huyện).2. Theo quan điểm của anh, chị, hãy xác định tội danh của nhóm B, C, D và phân tích rõ cơ sở để định tội cho nhóm B, C, D. Căn cứ vào những tình tiết mà đề bài đưa ra cũng như đối chiếu với BLHS, thì có thể khẳng định nhóm B, C, D đã phạm Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo quy định tại Điều 79 BLHS. Bởi những lẽ sau đây: Về mặt khách quan của tội phạm: B, C, D đã có hành vi thành lập tổ chức chống chính quyền nhân dân theo quy định của BLHS “người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì...” cụ thể là: B, C, D đã lên vùng núi tập hợp một số thành phần bất mãn với chế độ XHCN đồng thời mua chuộc một số đối tượng thanh niên nhẹ dạ cả tin để lập nên tổ chức Vì Dân Chủ và Nhân Quyền. Ở đây, nhóm B, C, D đã có “những chủ trương, đường lối hoạt động cho tổ chức chống chính quyền nhân dân chuẩn bị được thành lập đó là: có các hành vi tuyên truyền, rủ rê người khác cùng đứng ra thành lập tổ chức”(2) Vì Dân Chủ và Nhân Quyền( là hành vi đã tập hợp được một số thành phần bất mãn với chế độ và mua chuộc được một số đối tượng nhẹ dạ cả tin)
Hoạt động thành lập tổ chức chống chính quyền nhân dân mà B, C, D đã thực hiện là việc do B, C, D cùng thống nhất ý chí, cùng chung mục đích với một số đối tượng khác đứng ra thành lập tổ chức
B, C, D trong tổ chức đã có những hoạt động: liên hệ với nước ngoài qua mạng Internet để xin vũ khí, tiền bạc tuy nhiên chưa quan hệ được; đặt mìn phá trụ sở UBND xã để gây niềm tin với nước ngoài; bao vây UBND xã, huyện và bắn chết một số cán bộ công an xã, huyện, những hành động này tuy có dấu hiệu của một số tội phạm cụ thể khác nhưng khi xem xét mục đích của những hoạt động này thì không cấu thành những tội độc lập khác mà những hoạt động này là nhằm phục vụ cho mục đích lật đổ chính quyền nhân dân. Bởi lẽ ở đây, hoạt động thứ nhất của B, C, D “không phải là hành vi câu kết với nước ngoài như ở Tội phản bội tổ quốc chỉ là hành vi bàn bạc với nhau tìm cách liên hệ, xin nước ngoài giúp đỡ để hoạt động nhưng chưa thực hiện được, chưa có sự câu kết với nước ngoài”(3) do vậy, đã thỏa mãn CTTP của Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Ở hoạt động thứ hai, B, C, D không phạm Tội bạo loạn, Tội phá hoại cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH, Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân, bởi vì chính hoạt động này không có mục đích là chống chính quyền nhân dân mà hoạt động cụ thể này là do B, C, D thực hiện nhằm mục đích tạo dựng sự tin tưởng đối với nước ngoài để từ đó có thể được các tổ chức nước ngoài tin tưởng mà đồng ý cung cấp vũ khí, tiền bạc cho nhóm B, C, D sử dụng để tiến hành các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân mà mình đã có động cơ từ trước, cũng là sự phù hợp với ý chí của các đối tượng bất mãn với chế độ XHCN mà B, C, D lôi kéo. Ở hoạt động thứ ba, hành vi của B, C, D trong ý chí của mình không nhằm thông qua đó để chống lại chính quyền mà thông qua đó để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động cụ thể làm thay đổi chế độ chính trị, kinh tế xã hội(lật đổ chính quyền nhân dân). Về mặt chủ quan của tội phạm: lỗi của nhóm B, C, D là lỗi cố ý trực tiếp, B, C, D và những đối tượng khác cố ý cùng tham gia với nhau để thành lập nên tổ chức Vì Dân Chủ và Nhân Quyền với mục đích nhằm lật đổ chính quyền nhân dân thể hiện cụ thể ở chỗ: B, C, D đã có động cơ từ trước, thành lập nên một tổ chức với số lượng thành viên trên 50 người(có tổ chức chặt chẽ) và chính hành vi gây niềm tin với nước ngoài đã chứng minh tổ chức này không chỉ dừng lại ở việc nhằm làm suy yếu chính quyền nhân dân mà cao hơn thế nữa là nhằm lật đổ chính quyền hay nói cách khác nhờ nước ngoài cung cấp cơ sở vật chất để có đủ sức mạnh, tiềm lực làm thay đổi chế độ chính trị, kinh tế xã hội của đất nước. Hơn nữa việc chống lại chính quyền nhân dân chỉ là động cơ còn mục đích rõ ràng ở đây phải là nhằm lật đổ chính quyền nhân dân hay nói cách khác cái cuối cùng mà tổ chức của B, C, D hướng tới ở đây là lật đổ được chính quyền nhân dân. Về khách thể của tội phạm: hành vi của nhóm B, C, D đã trực tiếp xâm phạm tới sự tồn tại của chính quyền nhân dân (bao vây UBND và bắn chết một số cán bộ nhằm làm cho BMNN không còn đủ cơ sở để duy trì hoạt động được)
Về chủ thể của tội phạm: trong tình huống trên chủ thể là B, C, D- là những người đã đủ độ tuổi chịu TNHS và không bị mắc các bệnh làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi thì mới có thể có khả năng thực hiện các hoạt động: lôi kéo các thành phần bất mãn với chế độ; đặt mìn phá trụ sở; liên hệ qua Internet với nước ngoài; bao vây trụ sở ủy ban và giết một số cán bộ nhà nước./
Ông K một lần ngồi uống nước tại một quán ven đường cùng một số khách khác không quen biết. Khi những người khách này bỏ đi, ông K phát hiện một khách hàng đã để quên một chiếc cặp sách màu đen. Khi phát hiện ra chiếc cặp sách bỏ quên, ông K có noi với bà chủ quán H: “Xem trong cặp sách có cái gì” rồi công khai mở cặp ra xem. K thấy trong cặp ngoài giấy tờ còn có số tiền là 4.500.000 đồng. K chia cho bà chủ quán 2.000.000 đồng, số tiền còn lại và giấy tờ K giữ lại. Chủ của chiếc cặp sách là ông A sau đó có đến hỏi bà H xem có giữ lại chiếc cặp của ông không, nếu có thì cho ông xin lại và hứa sẽ hậu tạ. Bà H nói rằng hàng ngày khách vào quán nhiều nên không biết gì về chiếc cặp sách
Về vụ việc này có các ý kiến sau
Hành vi của K cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.2. Hành vi của K cấu thành tội chiếm giữ trái phép tài sản.Anh (chị) hãy phân tích và xác định ý kiến nào đúng, sai và giải thích.1. Hành vi của K cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
CTTP của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
(Tội) công nhiên chiếm đoạt tài sản là lợi dụng chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản công nhiên chiếm đoạt tài sản của họ.* Khách thể của tội phạm này là quan hệ sở hữu, đối tượng của hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản là tài sản.* Chủ thể của tội phạm này là người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định
Mặt khách quan
Hành vi chiếm đoạt của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản có những đặc điểm riêng, đó là hành vi chiếm đoạt có tính công khai như ở hành vi cướp giật, nhưng hành vi này xảy ra trong hoàn cảnh người chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản. Người phạm tội không cần và không có ý định có bất cứ thủ đoạn nào khác để đối phó với chủ tài sản, không dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực hay uy hiếp tinh thần hay nhanh chóng chiếm đoạt và nhanh chóng lẩn tránh
Hậu quả của hành vi trên là gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu thể hiện dưới dạng vật chất là tài sản bị chiếm đoạt
Mặt chủ quan
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội biết tài sản chiếm đoạt có đặc điểm đã có chủ
c.Ý kiến này sai: Qua những yếu tố cấu thành tội phạm cũng như những dấu hiệu pháp lý của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được nêu ra trong Điều 137 BLHS thì ta thấy cấu thành tội phạm khi thỏa mãn một trong các dấu hiệu sau
- Tài sản chiếm đoạt có giá trị từ hai triệu đồng trở lên- Gây hậu quả nghiêm trọng- Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt- Đã bị kết án về tội chiếm đoạt và chưa được xóa ánTrong tình tiết của vụ án ta có thể thấy:- Tài sản mà K lấy được từ cặp sách của A là 4.500.000 đồng, như vậy thỏa mãn yếu tố giá trị tài sản “từ hai triệu đồng đến năm mươi triệu đồng” trong khoản 1 Điều 137 BLHS.- Hành vi của K không phải là hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản vì trong tình huống này A không hề hay biết đến hành vi của K mặc dù K không cần sử dụng thủ đoạn nào đối với A. Tuy nhiên lỗi của K là lỗi cố ý, mặc dù biết số tiền trong cặp sách đã có chủ nhưng vẫn chiếm giữ. Vậy đối với tình huống trên thì hành vi của A không cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản vì hành vi chiếm giữ tài sản của K không công khai trước mặt A và A cũng không nhận biết được sự có mặt của K. Như vậy ý kiến trên là sai.2. Hành vi của K cấu thành tội chiếm giữ trái phép tài sảna. CTTP của tội chiếm giữ trái phép tài sản.(Tội) chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi “cố tình không trả lại... hoặc không giao nộp tài sản bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được...”* Khách thể của tội phạm này cũng như các tội phạm xâm phạm sở hữu khác đó là quan hệ sở hữu, đối tượng tác động của tội phạm là tài sản không có chủ hoặc chưa có chủ.* Chủ thể của tội phạm là chủ thể thường, là người có đủ năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định.* Mặt khách quan Hành vi phạm tội của tội này là hành vi chiếm giữ trái phép. Đó là hành vi biến tài sản tạm thời không có chủ hoặc chưa có chủ thành tài sản của minh một cách trái phép. Người phạm tội ở tội này có tài sản là so ngẫu nhiên. Tài sản đó đã ở trong sự chiếm hữu của người phạm tội một cách hợp pháp trước khi họ có hành vi phạm tội. Hậu quả của hành vi trên là gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu thể hiện dưới dạng vật chất là tài sản bị mất và bị chiếm giữu trái phép.* Mặt chủ quan Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết tài sản đang có không phải là của mình và biết mình có nghĩa vụ phải trả lại cho chủ tài sản hoặc phải giao nộp cho cơ quan có trách nhiêm nhưng không thực hiện nghĩa vụ đó vì mong muốn biến tài sản đó thành tài sản của mình. Ngoài ra còn có dấu hiệu cố tình, nó phản ánh thái độ có hành vi chiếm giữ trái phép cương quyết, dứt khoát không chịu giao nộp hoặc không chịu trả lại tài sản mặc dù đã được chủ tài sản hay cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản theo đúng quy định pháp luật (trong tình huống này không có yếu tố cố tình).b. Ý kiến này đúng Từ những phân tích trên ta thấy hành vi của K là hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của A. K biết chiếc cặp sách đó là tài sản của một người nào đó nhưng tài sản đó đã thoát li khỏi sự chiếm hữu của chủ tài sản vì bị bỏ quên, nhưng K không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm mặc dù mình có nghĩa vụ phải làm như vậy. Tuy nhiên, hành vi chiếm giữ trái phép cấu thành tội khi thỏa mãn một trong các dấu hiệu sau:- Tài sản bị chiếm giữ trái phép có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên- Tài sản bị chiếm giữ trái phép là cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa Theo như tình tiết trong vụ án, “K thấy trong cặp ngoài giấy tờ còn có số tiền là 4.500.000 đồng. K chia cho bà chủ quán 2.000.000 đồng, số tiền còn lại và giấy tờ K giữ lại”, như vậy số tiền mà K chiếm giữ trái phép nhỏ hơn 10 triệu đồng mà được quy định tại Điều 141 BLHS. Vậy hành vi phạm tội của A chưa đủ để cấu thành tội chiếm giữ trái phép tài sản theo Điều 141 BLHS. Vậy khẳng định trên là đúng nhưng A không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép tài sản theo điều 141 BLHS.
Bài 3:Một tên A ăn trộm chiếc sh sau đó mang tới gửi nhà B ( bạn thân) . B hỏi A xe ở đâu mà ko mang về nhà. A bảo xe ăn trộm sau đó bảo B giữ hộ mai có người mua rồi sẽ cho B tiền. Nói xong A đi về . tới trưa ngày hôm sau A tới lấy xe . sau đó đến chiều mang cho B 5 tr, . Vậy trong trường hợp này B phạm tội j?Đồng phạm tội trộm xe hay tội che dấu tội phạm/? Trả lời1/ Về tội danh: Tội phạm tại Điều 250 BLHS là một tội ghép, nó quy định hai hành vi khác nhau là "chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có" và "tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có". Hành vi chứa chấp là những hành vi như cất giữ, bảo quản... Hành vi tiêu thụ là những hành vi như mua để dùng, nhận để bán lại, giới thiệu người khác mua, chuyển tài sản đo cho người khác theo yeu cầu của người phạm tội... Vì vậy khi xác định tội danh, nếu người phạm tội thực hiện hành vi chứa chấp thì định tội là "Chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có"; nếu người phạm tội thực hiện hành vi tiêu thụ thì định tội là "Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có" chứ không định tội như tên gọi của điều luật là "Chứa chấphoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có". Trường hợp người phạm tội thực hiện cả hai hành vi chứa chấp và tiêu thụ thì định tội là "Chứa chấp vàtiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có". Ở trường hợp trên, B chỉ thực hiện hành vi cất giữ mà không thực hiện hành vi tiêu thụ. Vì vậy tội danh của B là "Chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có". 2/ Vì sao nó là chứa chấp Tình tiết "không hứa hẹn trước" chỉ có giá trị để xác định B không đồng phạm với A về tội "Trộm cắp tài sản". Còn nó cũng là dấu hiệu đặc trưng của cả tội "Che giấu tội phạm", chứ không chỉ riêng tội "Chứa chấp hoặc tiêu thụ...". Và hành vi cất giữ tang vật (vật chứng) của tội phạm cũng là một trong những hành vi khách quan của tội "Che giấu tội phạm". Việc phân biệt hai tội danh này là dựa vào mục đích của người phạm tội. Nếu mục đích là che giấu tội phạm mà người khác đã thực hiện thì cấu thành tội "Che giấu tội phạm". Còn nếu mục đích chỉ là trục lợi bất chính thì cấu thành tội "Chứa chấp...". B thực hiện hành vi cất giữ xe cho A với mục đích trục lợi, nên tội phạm mà B phải chịu là "Chứa chấp...".
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số bài tập ôn thi luật Hình sự 2.doc