Một số bài tập thực hành trên phần mềm Cimatron E1O

Sau một thời gian thực tập tại trung tâm em đã phần nào hiểu được công nghệ gia công chi tiết cơ khí có ứng dụng các phần mềm chuyên dụng mà người ta gọi là những phần mềm CAD/CAM. Khác biệt cơ bản quy trình công nghẹ truyền thống. CAD cho phép quản lý đối tượng thiết kê dưới dạng mô hình hình học số trong cơ sở dữ liệu . Do vậy CAD có khả năng hỗ trợ điều khiển các thiết bị sản xuất bằng điều khiển số. Ngày nay những bộ phận phần mềm CAD/ CAM chuyên nghiệp phục vụ thiết kế và gia công khuôn mẫu có khả năng thực hiện các chức năng cơ bản sau: - Thiết kế, mô phỏng hình học 3 chiều những hình dạng phức tạp - Phân tích và liên kết dữ liệu: tạo mặt phân khuôn, tách khuôn, quản lý - Liên kết với các chương trình tính toán thực hiện chức năng phân tích kỹ thuật.

doc38 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3999 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số bài tập thực hành trên phần mềm Cimatron E1O, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo thực tập MỘT SỐ BÀI TẬP THỰC HÀNH TRÊN PHẦN MỀM CIMATRON E1O MỞ ĐẦU Ngày nay sản phẩm cơ khí chính xác đã chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, vật liệu chế tạo chúng ngày càng có những tính chất ưu việt như về chất lượng độ bền…Do vậy mà ngành công nghiệp đã phát triển rất nhanh trong thời gian qua kéo theo đó là các lĩnh vực tạo hình sản xuất và chế tạo các sản phẩm từ nhựa phát triển theo đặc biệt trong đó phải kể đến ngành công nghiệp chế tạo khuôn ép phun cho sản phẩm nhựa ra đời và ra cho vô số các sản phẩm với đủ kiểu dáng chủng loại phục vụ cho đời sống con người. Việc chế tạo ra các chi tiết có biên dạng phức tạp dẫn đến việc gia công chúng theo các phương pháp truyền thống gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài việc chế tạo các chi tiết máy yêu cầu độ chính xác cao còn phụ thuộc nhiều vào trình độ của người thợ, thời gian chế tạo chúng. Cùng với sự phát triển các ngành khoa học kỹ thuật, các công nghệ gia công mới cũng phát triển rất mạnh mẽ kéo theo các ứng dụng phần mềm vào trong tự động hóa sản xuất và tự động hóa lắp ráp như ứng dụng phần mềm Master Cam, CimatronE,… Việc ứng dụng các máy CNC và các phầm mềm này vào sản xuất đã giải quyết được các khó khăn trước đây và đem lại hiệu quả kinh tế rất cao. Ở nước ta việc sản xuất các sản phẩm cơ khí chính xác phục vụ cho đời sống cũng như trong kỹ thuật đang được phát triển rất mạnh mẽ, số lượng các cơ sở sản xuất ứng dụng các phương pháp gia công mới ngày càng nhiều, gia công được các chi tiết có biên dạng phức tạp. Sau một thời gian được sự hướng dẫn của thầy Phí Ngọc Túc cùng sự cố gắng của nhóm chúng em đã hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp. Trong thời gian đó nhóm chúng em đã được tìm hiểu về các loại máy CNC, phương pháp lập trình NC, vấn đề ứng dụng các phần mềm CAD/CAM mà đặc biệt là phần mềm CimatronE vào việc gia công các chi tiết cơ khí. Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Phí Ngọc Túc đã hướng dẫn và chỉ bảo em rất tận tình để em hoàn thành đợt tốt nghiệp này. Hà Nội, tháng 01 năm 2013 Thời gian thực tập: Từ tháng 1/2013 đến tháng 3/ 2013. Nội dung thực tập: Quan sát và tìm hiểu về máy CNC trong trung tâm. Ứng dụng phần mềm CIMATRON E ( CIMATRON E10) Nhận xét của giáo viên hướng dẫn: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… MỤC LỤC Chương I: TÌM HIỀU VỀ TRUNG TÂM BK-CNC I. Tìm hiểu về trung tâm BK- CNC II. Tìm hiểu về một số loại máy tại trung tâm Chương II: : ỨNG DỤNG PHẦN MỀM CAD/ CAM TRONG GIA CÔNG I. Một số phần mềm CAD/CAM thông dụng II. Phần mềm CIMATRON E III. Khái quát về Cimatron E10 so với các phiên bản cũ. Chương III : MỘT SỐ BÀI TẬP THỰC HÀNH TRÊN PHẦN MỀM CIMATRON E1O. I: Bản vẽ chuột máy tính II : Bài vẽ tổng hợp Kết luận. Chương I: TÌM HIỂU VỀ TRUNG TÂM BK-CNC Tìm hiểu về trung tâm BK-CNC Quyết định thành lập Trung tâm đào tạo và nghiên cứu phát triển công nghệ CNC ( BK-CNC Technology Center ): Là một đơn vị trực thuộc Viện Cơ khí- Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (ĐHBK). Trung tâm được thành lập theo quyết định số 3903/ QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 08 năm 2011 của hiệu trưởng trường ĐHBK Hà Nội. Văn phòng : Tòa nhà B1- Đại học BKHN, số 1- Đại Cồ Việt, Hà Nội. Các hướng nghiên cứu Xây dựng chương trình hậu xử lý để xử lý chương trình gia công viết bằng ngôn ngữ APT sang mã lệnh G-Code để chạy máy CNC. Xây dựng mô hình thiết bị tạo mẫu nhanh. Nghiên cứu phương pháp đo gián tiếp lực cắt bằng dòng điện động cơ servo trên trung tâm gia công CNC. Thiết kế, chế tạo bộ điều khiển thích nghi để tự động diều chỉnh lượng tiến dao trên trung tâm gia công. Nghiên cứu về phay cao tốc. Động lực học và điều khiển các trung tâm gia công phay CNC 5Trục, CNC 5 Trục ảo, CNC nhiều trục kiểu lai giữa động học hở và kín. Sai số gia công , tối ưu chế độ cắt. Nghiên cứu bản chất quá trình mài. Đo Topography của bề mặt mài. Thiết kế ngược. Xây đựng thiết bị quét 3D dùng cảm biến đo khoảng cách bằng tia LASER. II. Tìm hiểu về một số loại máy tại trung tâm Máy phay: Trung tâm phay Mikron VCP Máy phay CNC 5 Trục. Hệ điều khiển: Heidenhain. Công suất: 46kVA Thiết kế kiểu công nghiêpk 30 ổ chứa dao Trục chính có khả năng quay thuận và ngược chiều kim đồng hồ Trục chính điều khiển tốc độ vô cấp từ 0-12000 vòng/ phút Các điểm tham chiếu tự động Toàn bộ vùng lam việc được che chắn. Máy tiện Trung tâm tiện Maxturn Hệ điều khiển : Sinumerik; Shopturn Công suất 38 kVA Thiết kế kiểu công nghiệp 12 ổ chứa dao 2 chục chính có khả năng quay thuận và quay ngược kim đồng hồ Trục chính 1 điều khiển tốc độ vô cấp từ 0-5000 vòng /phút Trục chính 2 từ 0-7000 vòng/ phút Có khả năng phay trên máy tiện Hệ thống kẹp chặt bằng thủy lực. Chương 2: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM CAD/ CAM TRONG GIA CÔNG Một số phần mềm CAD/CAM thông dụng Trên thế giới hiện nay có nhiều hệ CAD và hệ CAM. Nổi tiếng nhất của hệ CAD mà ở Việt Nam đã ứng dụng khá rộng rãi là: AutoCad, Solid Egde, Solid Works…Riêng hệ CAM gồm các phần mềm như : Neplpt, Autopit.. Hiện nay đã có nhiều phần mềm tích hợp CAD/CAM như: CIMATRON, Pro/ENGINEER, Catia.. luôn đáp ứng những nhu cầu phát triển không ngừng của ngành cớ khí nói riêng và các ngành khác nói chung. Phần mềm CIMATRON E Tổng quan về CIMATRON E Phần mềm Cimatron của hãng CIMATRON CO, được đánh là phần mềm tích hợp CAD/CAM dùng cho lĩnh vực thiết kế gia công Cơ khí hang đầu của thế giới. Phần mềm Cimatron do nhóm chuyên gia Nhật Bản và Israel hợp tác xây dựng từ năm 1990. Phiên bản Cimatron IT ra mắt lần đầu rất nổi tiếng trong lĩnh vực công nghệ CAM và chế tạo khuôn mẫu. Tiếp nối thành công đó, năm 2003 phiên bản Cimatron E ra đời và chạy trên môi trường Windows. Các ứng dụng chính phần mềm Cimatron E ,Modeling: Trang bị đầy đủ các công cụ để xây dựng các mô hình như Wire Frame, Surface, Solid… cho phép ta tạo ra một mô hình đơn giản đến phức tạp mà ta nghĩ ra. Data Interface: Chuyển đổi dữ liệu thiết kê từ hầu hết tất cả các phần mềm CAD/CAM như Catia, UG, Pro/Engineer, Solid Works.. sang cimatron với độ chính xác cao, khả năng sửa đổi lại các bề mặt bị hỏng khi nhập dữ liệu với dung sao do người thiết kế quy định. Assembly: Sử dụng trình ứng dụng cimatron e Assembly, chúng ta có thể tạo ra một cơ cấu hoàn chỉnh từ những cơ cấu khác với các rang buộc hình học phong phú. Giao diện đồ họa và thanh công cụ bô trí khoa học giúp thao tác lắp ráp chi tiết nhanh chóng. Mold Design: Modul thiết kế khuôn đầy đủ nhất tập hợp các dạng khuôn. Thao tác dễ dàng nhanh chóng với các thanh hướng dẫn thao tác vô cùng đơn giản theo từng trình tự từng bước giúp người sử dụng thiết kế khuôn hoàn thành tốt công việc trong thời gian ngắn nhất. Complex Mold Project: Đặc biệt với Modul hỗ trợ Complex Mold Project này người sử dụng dễ dàng thiết kế các kênh làm nguội, hệ thống trượt .. một cách tối ưu và dễ dàng. Hỗ trợ các phụ kiện làm khuôn trong thư viện sẵn co theo tiêu chuẩn. Drawing: Sử dung trình ứng dụng này có thể tạo ra bản vẽ 2D từ ứng dụng Part, Model , Assembly bằng các thanh công cụ nhanh chóng và tiện lợi. Engineerinh changes: Cập nhập và thay đổi phương án thiết kế một cách nhanh chóng. NC: Đảm nhận việc điểu khiển quá trình gia công từ mô hình đã tạo ra trên cơ sở thông tin bề mặt đã được xây dựng ở phần Modeling, máy tính sẽ tính chính xác các đường dao và tạo ra một cơ sở dữ liệu chỉ ra tọa độ của dao ở mỗi thời điểm phục vụ cho việc điều khiển các trung tâm gia công CNC 5 trục , 4truc, 3 trục, được hỗ trợ rât mạnh bằng những lựa chọn chạy dao phong phú và tối ưu nhất. Electrode: Hỗ trợ thiết kế điện cực và mô phỏng gia công EDM Kết Luận: Phần mềm Cimatron là phần mềm CAM/CAM mà mối liên kết giữa thiết kế và chê tạo giúp ta có khả năng giải quyết từ khâu đầu đến khâu cuối việc chế tạo ra một sản phẩm công nghiệp một cách chính xác và hiệu quả. III. Khái quát về Cimatron E10 so với các phiên bản cũ. Sketcher Grid & Snap : tính năng mới này cho phép người dùng hiển thị lưới và truy bắt điểm trong quá trình vẽ tương tự như phần mềm AutoCAD. Bổ sung thêm một số tính năng mới như vẽ Elip có kích thước, xóa ràng buộc hình học (sau khi dùng lệnh Add geometry), định nghĩa mặt phẳng vẽ phác thông qua 2 đường thẳng … Modeling Cải tiến một số lệnh thiết kế. Nếu như trước đây lệnh Exrtude chỉ cho phép đùn đến đối tượng tham khảo (Reference) theo một hướng thì đến phiên bản 10, người dùng có thể dùng tùy chọn này cho hai hướng với 2 góc nghiêng bất kì. Lệnh Taper cũng có thêm tùy chọn Split để chia bề mặt cần tạo góc nghiêng thành 2 phần với 2 góc nghiêng độc lập. Giới thiệu thêm một số lệnh mới. Trong lần ra mắt này, Cimatron bổ sung thêm 5 lệnh thiết kế mới bao gồm : Sharp corner : bỏ đi những phần bo tròn trên các cạnh hở của bề mặt Intermediate curve :  tạo ra đường curve trung bình của 2 đường curve cho trước 2D Bounding : tự động tạo ra đường curve bao quanh các tiết diện chọn trước. Lệnh này rất hữu ích khi thiết kế các chày cắt trong khuôn dập. Fair Solid : đơn giản hóa các đối tượng mặt và đường trong khối solid bằng cách chuyển chúng về các đối tượng giải tích. Việc này giúp mô hình trở nên nhẹ hơn và những thao tác tiếp theo trên mô hình (thiết kế, lập trình gia công) sẽ diễn ra nhanh chóng và ít bị lỗi hơn. Datum Axis : bổ sung thêm các tính năng tạo trục mới như tạo 3 trục chính X, Y, Z đi qua một UCS, tạo trục song song đi qua 1 điểm Tính năng xấp xỉ đường curve : giúp chuẩn bị dữ liệu tốt hơn cho việc lập trình gia công WEDM. Ngoài việc tạo ra các đường curve liên tục trơn mượt, nó còn có chức năng tránh tạo ra những góc nhọn và qui định bán kính nhỏ nhất cho đường curve Hình 1:chức năng xấp xỉ đường curve Parametric Import : từ phiên bản 10, Cimatron có thêm chức năng Import Paramertric bên cạnh chức năng Import From Part. Ưu điểm của chức năng mới này là cho phép người dùng đưa vào thiết kế hiện hành một (hoặc nhiều) đối tượng cùng lúc và thay đổi các kích thước của đối tượng này tùy ý. Ưu điểm của Import Parametric so với Catalog là người dùng không phải tốn thời gian xây dựng nên một chuỗi các chi tiết với kích thước có sẵn như khi tạo Catalog mà chỉ cần tạo ra một chi tiết có các kích thước cơ sở. Chức này giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian cho việc thiết kế khuôn dập. Assembly Motion Analysis. Tính năng mới này hỗ trợ người dùng phân tích các chuyển động phức tạp trong một mô hình lắp. Cách thức làm việc khá đơn giản : người dùng chỉ cần gán các nhóm cố định và di động, chọn kiểu chuyển động (tịnh tiến hay quay tròn) của một chi tiết máy, những chuyển động có liên quan giữa các chi tiết máy còn lại sẽ do Cimatron tự động tính toán. Kết quả mô phỏng có thể xuất ra dưới dạng movie. Hình 2 : mô phỏng chuyển động với Motion Analysis  Drafting Table of Hole – TOH : thêm nhiều khả năng cấu hình cho người dùng khi sử dụng chức năng tạo bảng trạng thái các lỗ trong bản vẽ. Templete Drawing : tính năng tạo bản vẽ mẫu trong Cimatron E10 không còn giới hạn trong một sheet mà mở rộng ra cho nhiều sheet trong cùng một bản vẽ. Khi sử dụng bản vẽ mẫu, người dùng sẽ chỉ định sheet có chứa định dạng phù hợp nhất với ý định thể hiện bản vẽ 2D. MoldDesign Automatic attribute : nếu như trước đây sau khi tạo mặt phân khuôn người dùng phải dùng chức năng Parting Attribute để gán thủ công từng bề mặt vào các phần tử Core, Cavity thì với Cimatron E10, công việc nhàm chán và mất thời gian nói trên được thực hiện hoàn toàn tự động. Tất nhiên, nếu Cimatron không thể gán hoặc gán sai, người dùng vẫn có thể gán lại theo cách cũ. Thử nghiệm trên bản Cimatron E10 Beta 3, chỉ khoảng 5% đến 10% bề mặt phân khuôn phải thực hiện lại thao tác gán thủ công. Insert & lifter design : trong các phiên bản trước E10 việc thiết kế insert và lifter bao gồm các thao tác : tách phần insert ra thành một tập tin riêng biệt, xóa phần khối đã cắt ra khỏi tấm khuôn và lắp ráp insert trở lại khuôn. Với Cimtron E10, người dùng chỉ cần dùng lệnh Extract Insert by contour để tạo Insert, mọi công việc còn lại sẽ do Cimatron tự thực hiện nhanh chóng và chính xác. ECO : tính năng cập nhật thay đổi thiết kế (Engineering Change Order) đã có từ các phiên bản trước được Cimatron nâng cấp trong bản E10 lần này nhằm đem lại hiệu quả cao hơn và công tác quản lí dễ dàng hơn. Tùy theo mức độ phức tạp của thiết kế, người dùng có thể lựa chọn một trong hai kiểu cập nhật của ECO như sau. Update Work Parts dùng trong trường hợp khuôn có kết cấu đơn giản. Update Active Parts dùng trong những trường hợp khuôn có kết cấu phức tạp và đã gần như hoàn thiện vì kiểu này có thể giúp trách được những cập nhật không cần thiết. Add rule : mở rộng khả năng cấu hình cho các chi tiết máy trong thư viện. Người dùng có thể đặt ra các ràng buộc để Cimatron tự động chọn lựa các chi tiết máy cũng như chuẩn định vị và kích thước của nó. Tính năng này rất hữu ích khi thiết kế khuôn mẫu vì nó giúp người thiết kế nhanh chóng lựa chọn các chi tiết tiêu chuẩn phù hợp với khuôn. Mold open simulation : sử dụng tính năng Motion Analysis trong môi trường Assembly, người dùng có thể mô phỏng toàn bộ quá trình mở khuôn và đẩy sản phẩm, giúp kiểm soát thiết kế tốt hơn, giảm thiếu sai sót trong quá trình gia công chế tạo. Mold Quote : tính năng báo giá chỉ dành cho khuôn dập trong Cimatron E9 đã được phát triển thêm cho khuôn nhựa trong bản Cimatron E10. Nhờ Mold Quote, các doanh nghiệp có thể nhanh chóng ước lượng được giá thành sản xuất ra một bộ khuôn căn cứ vào kích thước, mức độ phức tạp, chi phí nhân công, vật tư, máy móc … Với khả năng liên kết dữ liệu tốt, giao diện trực quan dễ dùng, Mold Quote sẽ là công cụ đắt lực để doanh nghiệp đưa ra bảng báo giá cho khách hàng trong thời gian sớm nhất với nội dung và hình thức chuyên nghiệp nhất. Hình 3 : Báo giá nhanh với Mold Quote DieDesign Springback : tính toán đến khả năng phục hồi trở lại trạng thái ban đầu của phần vật liệu bị dập để thiết kế chày cắt “trừ hao” cho phần biến dạng này. Tất nhiên, mức độ phục hồi biến dạng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chiều dày và định hướng của vật liệu, góc uốn, bán kính uốn và những thông số này phải được người thiết kế đưa ra dựa trên tính toán hay kinh nghiệm. Cải thiện tính liên kết trong Strip Design : trong các phiên bản trước, nếu người dùng chèn vào giữa hai form 3 và 4 một form 3A thì cả hai form 3A và 4 đều liên kết với form 3 nhưng giữa chúng sẽ không có liên kết với nhau. Điều này có nghĩa là những thay đổi trên form 3A sẽ không được cập nhật cho form 4. Với Cimatron E10, khi chèn một form bất kì vào giữa hai form đã có thì liên kết giữa các form sẽ được tự động cập nhật theo kiểu tuần tự để bảo đảm những thay đổi trên các form phía trước sẽ được cập nhật cho tất cả các form còn lại. Extract insert by contour : tính năng này tương tự như trong modul thiết kế khuôn nhựa, giúp thiết kế nhanh chóng các chày cắt trong khuôn. CAM Tùy chọn mới cho chiến lược chạy dao : cũng như những lần phát hành phiên bản mới trước đây, lần này Cimatron cũng đưa ra một loạt tùy chọn mới cho các chiến lược chạy dao nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu về mặt kỹ thuật và kinh tế của việc gia công trên máy CNC. Background calculation : đây là một cải tiến đáng kể cho phép người dùng tận dụng tối đa công suất của máy tính, giảm đến mức tối đa thời gian chết. Nếu như trong các phiên bản trước người dùng phải đợi Cimatron tính toán xong đường chạy dao của một bước mới có thể chuyển sang lập trình bước tiếp theo thì ở phiên bản mới này, trong thời gian Cimatron tính toán đường chạy dao cho bước lập trình trước đó, người dùng vẫn có thể lập trình cho các bước kế tiếp. Hình 4 : Tính toán chạy nền – Background calculation SuperBox : thực chất super box là một (hoặc nhiều) máy tính cấu hình cao có cài Cimatron được kết nối đến máy tính chính đang thực hiện công việc lập trình để chia sẻ bớt gánh nặng tính toán cho máy tính này. SuperBox được kết nối theo kiểu Plug & Play và quản lí theo giao thức TCP/IP. Khi lập trình, người dùng có thể lựa chọn không sử dụng SuperBox, luôn sử dụng SuperBox hoặc để Cimatron quyết định khi nào sẽ dùng SuperBox. Các công việc quản lí, sử dụng, cập nhật và báo cáo trạng thái của SuperBox được thực hiện thông qua công cụ SuperBox Manager. Hình 5 :kết nối tính toán song song với SuperBox Stock improvement : cải tiến này khắc phục những hạn chế trước đây trong trường hợp phôi phải gá nhiều lần khi gia công. Trong các phiên bản trước, khi thay đổi UCS để chuyển sang một vị trí gá đặt mới thì lượng vật liệu đã gia công ở lần gá trước đó sẽ vẫn xuất hiện hay nói cách khác lượng phoi được bóc tách khỏi chi tiết gia công chỉ được tính toán trong phạm vi một lần gá. Trong bản Cimatron E10, lượng vật liệu gia công sẽ được cập nhật kể từ bước gia công đầu tiên đến bước gia công hiện hành dù phôi phải gá lại nhiều lần. Nó giúp thể hiện trung thực nhất tình trạng của chi tiết đang gia công, giúp người lập trình dễ dàng nhận biết các bề mặt cần phải gia công tiếp theo. Cutter & holder library : kể từ phiên bản 10, Cimatron đưa Cutter và Holder vào hai thư viện riêng biệt đồng thời thay đổi giao diện của công cụ quản lí thư viện đầy đủ hơn, chuyên nghiệp hơn. Một điểm mới nổi bật nữa là Cimatron cho phép người dùng thiết kế và dùng những dụng cụ cắt mới trong khi lập trình. Hình 6 : Thư viện dụng cụ cắt đầy đủ và chuyên nghiệp hơn Simulator : tính năng mô phỏng gia công có từ phiên bản E9 SP3 được nâng cấp để cải thiện tốc độ làm việc, tăng độ chính xác đồng thời đưa ra 2 chế độ mô phỏng cho người dùng lựa chọn tùy theo yêu cầu công việc. Turbo chỉ dùng cơ chế mô phỏng CutSim để mô phỏng quá trình bóc tách kim loại. Double check dùng đồng thời 2 cơ chế CutSim và MachSim để mô phỏng quá trình bóc tách kim loại và kiểm tra va chạm giữa máy, dao, chi tiết gia công và đồ gá Electrode Không có nhiều điểm mới trong phần thiết kế điện cực. Cimatron chỉ cải thiện tính năng chọn đường curve tự động, cho phép đổi tên điện cực và bổ sung thêm thông số kỹ thuật của các máy EDM hiệu SODICK Những cải tiến khác : Thể hiện ren : ren trong Cimatron E10 được thể hiện trung thực hơn bằng việc phủ một hình ảnh các vòng ren trên bề mặt lỗ Xuất kết quả phân tích qua Excel : các kết quả phân tích về đặc tính hình học, kích thước , khối lượng của mô hình có thể được xuất trực tiếp sang Excel Phân tích chất lượng bề mặt kiểu Zebra : phương pháp đánh giá chất lượng bề mặt cao cấp trước đây chỉ có trong những phần mềm thiết kế hạng nặng như Catia đã được bổ sung vào Cimatron E10 giúp người dùng có thể kiểm soát tốt hơn chất lượng của những bề mặt sản phẩm phức tạp. PMI – Product Manufacturing Information : bản E10 đã mở rộng khả năng của PMI, cho phép người dùng thể hiện đầy đủ các yêu cầu kĩ thuật như kích thước, độ nhám, dung sai vị trí hình học … trên mô hình 3D thay vì chỉ có kích thước và văn bản như trong các phiên bản trước. Chương III : MỘT SỐ BÀI TẬP THỰC HÀNH TRÊN PHẦN MỀM CIMATRON E1O. I: Bản vẽ chuột máy tính Trước tiên ta vào Phần Part và vẽ: Đây là dao diện của Part: Thực hiện vẽ: Vào Sketcher icon Kết hợp các lệnh đã học ta được: Vát cạnh Sau đó ta hoàn thiện phần đế chuột: Hoàn thiện II : Bài vẽ tổng hợp Bản vẽ đã hoàn thành trong Part: 2:phần: Assembly Sản phẩm của Assembly: 3:Phần Drawing: 4:phần NC Các bước chọn dao phù hợp: Phần mô phỏng: KẾT LUẬN Sau một thời gian thực tập tại trung tâm em đã phần nào hiểu được công nghệ gia công chi tiết cơ khí có ứng dụng các phần mềm chuyên dụng mà người ta gọi là những phần mềm CAD/CAM. Khác biệt cơ bản quy trình công nghẹ truyền thống. CAD cho phép quản lý đối tượng thiết kê dưới dạng mô hình hình học số trong cơ sở dữ liệu . Do vậy CAD có khả năng hỗ trợ điều khiển các thiết bị sản xuất bằng điều khiển số. Ngày nay những bộ phận phần mềm CAD/ CAM chuyên nghiệp phục vụ thiết kế và gia công khuôn mẫu có khả năng thực hiện các chức năng cơ bản sau: Thiết kế, mô phỏng hình học 3 chiều những hình dạng phức tạp Phân tích và liên kết dữ liệu: tạo mặt phân khuôn, tách khuôn, quản lý… Liên kết với các chương trình tính toán thực hiện chức năng phân tích kỹ thuật. Một số ứng dụng của CAD/ CAM trong ngành chế tạo máy: Giảm đáng kể thời gian mô phỏng hình học bằng cách tạo mô hình theo cấu trúc mặt cong từ dữ liệu sô. Chức năng mô phỏng hình học mạnh, có khả năng mô tả những hình dáng phức tạp nhất. Khả năng mô hình hóa cao cho các phương pháp phân tích, cho phép lựa chọn các giải pháp tối ưu. Từ đó co thể thấy được những lợi ích của CAD/ CAM: Nâng cao năng suất kỹ thuật Giảm thời gian chỉ dẫn Giảm sô lượng nhân viên kỹ thuật Dễ cải tiến cho phù hợp với khách hang Phản ứng nhanh với nhu cầu thị trường Độ chính xác thiết kế cao Khi phân tích dễ nhận ra những tương tác giũa các phần tử thử nghiệm mẫu Thuận lợi cho viecj lập hồ sơ dữ liệu Bản thiết kế có tính tiêu chuẩn cao Nâng cao năng suất thiết kế dụng cụ cắt Dễ tiết kiệm về chi phi và giá thành Giảm thời gian đào tạo và lập trình cho máy Giúp tang cường sử dụng các chi tiết máy và dụng cụ có sẵn Thiết kế dễ phù hợp với các dụng cụ có sắn Tiết kiêm vật liệu và thời gian máy Nâng cao hiệu quả quản lý trong thiết Dễ kiểm tra chất lượng sản phẩm phức tạp. Với rất nhiều ưu điểm như vậy cũng với sự phát triển về máy CNC ngày càng được ứng dụng rộng rãi thì vấn đề ứng dụng các phần mềm CAD/CAM cũng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong thiết kể và chế tạo các chi tiết máy có độ chính xác cao. Điều này đã đóng góp phần không nhỏ vào việc phát triển ngành cơ khí nói riêng và nền công nghiệp nước ta nói chung. .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao_cao_cimatrol_10_3669.doc
Luận văn liên quan