Một số bất cập trong thi hành pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp

NỘI DUNG Trong công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách để tạo việc làm và bảo đảm việc làm cho người lao động như đẩy mạnh, tạo điều kiện thu hút đầu tư trong và ngoài nước; xây dựng các đề án, các chương trình giáo dục đào tạo nghề nghiệp cho người lao động; đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài Đặc biệt, Nhà nước ta đã ban hành pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi pháp luật, vẫn còn những hạn chế, bất cập nhất định cần được hoàn thiện để bảo vệ quyền lợi cho người lao động và góp phần ổn định và phát triển kinh tế đất nước. 1. Thực trạng và những hạn chế của pháp luật về BHTN ở Việt Nam Thất nghiệp là hiện tượng người lao động bị ngừng thu nhập do không tìm được một việc làm thích hợp trong trường hợp người đó có khả năng làm việc và sẵn sàng làm việc1. BHTN là sự bảo đảm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị mất việc theo quy định của pháp luật, trên cơ sở đóng vào quỹ BHTN. BHTN là một bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống pháp luật về an sinh xã hội, là một trong những trụ cột, một phần không thể thiếu của bảo hiểm xã hội (BHXH). Khi Nhà nước ta tiến hành sự nghiệp đổi mới, mở cửa phát triển nền kinh tế thị trường, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động và đảm bảo phát triển kinh tế hài hòa với xã hội, Quốc hội đã ban hành Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 1994 (sửa đổi, bổ sung vào các năm 2002, 2006, 2007). BLLĐ năm 1994 mặc dù đã có quy định nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi thôi việc hoặc mất việc làm thì được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc (Điều 42 BLLĐ 1994) và trợ cấp mất việc (Điều 17 BLLĐ 1994), nhưng chưa có quy định về BHTN. Do vậy, một trong những sửa đổi, bổ sung quan trọng trong BLLĐ sửa đổi, bổ sung năm 2002 là việc quy định về chế độ BHTN2 (Điều 140). Đây là một quy định rất chính xác và kịp thời, bởi thực ra, BHTN là một loại hình bảo hiểm chuyên biệt dành cho những người lao động thôi việc hoặc mất việc làm theo quy định pháp luật đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng có hiệu quả. Ở nước ta, BHTN ra đời đã tạo thêm một lưới an sinh nhằm hỗ trợ cho người lao động khi bị mất việc có thể vượt qua khó khăn và có cơ hội tìm được việc làm mới. Hơn nữa, BHTN tích hợp trong nó rất nhiều sự ưu đãi, người lao động đủ điều kiện luật định khi bị mất việc có thể được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp, hưởng bảo hiểm y tế khi bị ốm đau và trong thời gian thất nghiệp còn được hỗ trợ học nghề, tìm kiếm việc làm. Do vậy, BHTN góp phần bảo vệ quyền lợi cho người lao động, đảm bảo công bằng xã hội và phát triển xã hội cân bằng. Luật Bảo hiểm xã hội ra đời năm 2006. Ngày 12/12/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 127/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHTN; ngày 22/01/2009, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBVXH) có Thông tư số 04/2009/TT-BLDTBXH cụ thể hóa các quy định về chế độ BHTN. Đến ngày 16/10/2009, Bộ LĐTBVXH ban hành Thông tư số 34/2009/TT-BLDTBXH sửa đổi một số quy định của Thông tư 04//2009. Ngoài ra, Bộ Tài chính có Thông tư số 96/2009/TT-BTC ngày 20/5/2009 hướng dẫn chế độ tài chính đối với Quỹ BHTN. Các văn bản pháp luật trên đã quy định cụ thể về phạm vi và đối tượng áp dụng BHTN; nguyên tắc của BHTN, điều kiện, trình tự, thủ tục hưởng BHTN, về các chế độ của BHTN, mức, thời gian hưởng BHTN . Những quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước thực hiện quyền lợi cũng như trách nhiệm của mình trong việc tham gia đóng và chi trả BHTN cho người lao động. TÀI LIỆU (1) Xem Điều 20 Công ước số 102 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về Quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội, năm 1952. (2) Điều 140 BLLĐ sửa đổi năm 2002 quy định: “1- Nhà nước quy định chính sách BHXH nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc bảo đảm vật chất, chăm sóc, phục hồi sức khoẻ, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình trong các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, hết tuổi lao động, chết, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, gặp rủi ro hoặc các khó khăn khác. Chính phủ quy định cụ thể việc đào tạo lại đối với người lao động thất nghiệp, tỷ lệ đóng BHTN, điều kiện và mức trợ cấp thất nghiệp, việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ BHTN”. (3) Xem Phạm Thị Thuý Nga, Chính sách, pháp luật về BHTN ở Việt Nam hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo “Chính sách, pháp luật về an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay” do Viện Nhà nước và Pháp luật phối hợp với Viện KAS - Cộng hòa Liên bang Đức tổ chức tại Hà Nội ngày 19, 20/4/2010, tr 15. (4) Xem Báo cáo tình hình thực hiện BHTN tháng 1/2010 http://www.vieclamvietnam.gov.vn/Qu%E1%BA%A3ntr%E1%BB%8B/Th%C3%B4ngtinti%E1%BB%87n%C3%ADch/Tint%E1%BB%A9c/tabid/82/CatID/43/ContentID/1522/Default.aspx. (5) Xem Văn Hoàng “BHTN: Đăng ký ít vẫn vướng nhiều”, http://www.vietnamplus.vn/Home/Bao-h.1/31066.vnplus (6) Có 3 điều kiện hưởng BHTN (Điều 81 Luật BHXH 2006): 1. Đã đóng BHTN đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi thất nghiệp; 2. Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức BHXH; 3. Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều này. (7) Xem Thông tư 34/2009/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH. (8) Xem thêm khoản 3, 4 Điều 2 Luật BHXH năm 2006 và Điều 2 Nghị định số 127/2008/ND-CP ngày 12/12/2008 về hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHTN. (9) Xem Trung Nguyên: “Lao động Việt Nam ra nước ngoài: “ngọc thô” và rào cản”, 28/02/2010 06:47. http://www.hanoimoi.com.vn/newsdetail/xa_hoi/310639/lao-dong-viet-nam-ra-nuoc-ngoai-ngoc-tho-va-rao can.htm. (10) Xem Xuân Hương: Nông thôn “bội thực” lao động dư thừa.; Nhịp cầu đầu tư 12/01/2009; http://www.nhipcaudautu.vn/article.aspx?id=223. (11) Bởi xét cho cùng thì việc người sử dụng lao động khi không đúng đủ tiền BHXH trên cơ sở lương thực tế của người lao động, họ có thể tránh những thiệt hại trước mắt, nhưng lâu dài họ sẽ làm giảm niềm tin của người lao động, ảnh hưởng đến chất lượng công việc bởi việc làm đó của chủ sử dụng lao động làm ảnh hưởng đến phúc lợi của người lao động sau này, ảnh hưởng tới mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội của Nhà nước. (12) Tài khoản danh nghĩa là tài khoản ghi nhận số tiền mà người tham gia BHTN đã đóng góp, tuy nhiên họ lại không thể rút ra khi họ đang làm việc mà khi họ về hưu mà không bị thất nghiệp trong quá trình làm việc thì họ được BHTN trả lại số tiền mà họ đã tham gia đóng góp. Trên thế giới có nhiều quốc gia đã áp dụng tài khoản danh nghĩa đối với BHTN và cho thất rất hiệu quả.

doc8 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2619 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số bất cập trong thi hành pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số bất cập trong thi hành pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp  Trong công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách để tạo việc làm và bảo đảm việc làm cho người lao động như đẩy mạnh, tạo điều kiện thu hút đầu tư trong và ngoài nước; xây dựng các đề án, các chương trình giáo dục đào tạo nghề nghiệp cho người lao động; đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài… Đặc biệt, Nhà nước ta đã ban hành pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi pháp luật, vẫn còn những hạn chế, bất cập nhất định cần được hoàn thiện để bảo vệ quyền lợi cho người lao động và góp phần ổn định và phát triển kinh tế đất nước.  1. Thực trạng và những hạn chế của pháp luật về BHTN ở Việt Nam Thất nghiệp là hiện tượng người lao động bị ngừng thu nhập do không tìm được một việc làm thích hợp trong trường hợp người đó có khả năng làm việc và sẵn sàng làm việc1. BHTN là sự bảo đảm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị mất việc theo quy định của pháp luật, trên cơ sở đóng vào quỹ BHTN. BHTN là một bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống pháp luật về an sinh xã hội, là một trong những trụ cột, một phần không thể thiếu của bảo hiểm xã hội (BHXH). Khi Nhà nước ta tiến hành sự nghiệp đổi mới, mở cửa phát triển nền kinh tế thị trường, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động và đảm bảo phát triển kinh tế hài hòa với xã hội, Quốc hội đã ban hành Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 1994 (sửa đổi, bổ sung vào các năm 2002, 2006, 2007). BLLĐ năm 1994 mặc dù đã có quy định  nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi thôi việc hoặc mất việc làm thì được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc (Điều 42 BLLĐ 1994) và trợ cấp mất việc (Điều 17 BLLĐ 1994), nhưng chưa có quy định về BHTN. Do vậy, một trong những sửa đổi, bổ sung quan trọng trong BLLĐ sửa đổi, bổ sung năm 2002 là việc quy định về chế độ BHTN2 (Điều 140). Đây là một quy định rất chính xác và kịp thời, bởi thực ra, BHTN là một loại hình bảo hiểm chuyên biệt dành cho những người lao động thôi việc hoặc mất việc làm theo quy định pháp luật đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng có hiệu quả. Ở nước ta, BHTN ra đời đã tạo thêm một lưới an sinh nhằm hỗ trợ cho người lao động khi bị mất việc có thể vượt qua khó khăn và có cơ hội tìm được việc làm mới. Hơn nữa, BHTN tích hợp trong nó rất nhiều sự ưu đãi, người lao động đủ điều kiện luật định khi bị mất việc có thể được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp, hưởng bảo hiểm y tế khi bị ốm đau và trong thời gian thất nghiệp còn được hỗ trợ học nghề, tìm kiếm việc làm. Do vậy, BHTN góp phần bảo vệ quyền lợi cho người lao động, đảm bảo công bằng xã hội và phát triển xã hội cân bằng.  Luật Bảo hiểm xã hội ra đời năm 2006. Ngày 12/12/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 127/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHTN; ngày 22/01/2009, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBVXH) có  Thông tư số 04/2009/TT-BLDTBXH cụ thể hóa các quy định về chế độ BHTN. Đến ngày 16/10/2009, Bộ LĐTBVXH ban hành Thông tư số 34/2009/TT-BLDTBXH sửa đổi một số quy định của Thông tư 04//2009. Ngoài ra, Bộ Tài chính có Thông tư số 96/2009/TT-BTC ngày 20/5/2009 hướng dẫn chế độ tài chính đối với Quỹ BHTN. Các văn bản pháp luật trên đã quy định cụ thể về phạm vi và đối tượng áp dụng BHTN; nguyên tắc của BHTN, điều kiện, trình tự, thủ tục hưởng BHTN, về các chế độ của BHTN, mức, thời gian hưởng BHTN... Những quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước thực hiện quyền lợi cũng như trách nhiệm của mình trong việc tham gia đóng và chi trả BHTN cho người lao động. Theo quy định của Luật BHXH năm 2006, chế độ BHTN chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2009, nhưng để được hưởng BHTN thì phải bắt đầu từ ngày 01/01/2010 do điều kiện đóng BHTN phải từ đủ 12 tháng trở lên3. Từ khi Luật BHXH về BHTN có hiệu lực đến nay, theo thống kê của Cục Việc làm, Bộ LĐTBVXH thì từ ngày 04/01/2010 đến ngày 29/01/2010 cả nước có 5.866 người đến đăng ký thất nghiệp, tuy nhiên số người được hưởng BHTN trên thực tế chỉ được 583 người4, một tỷ lệ rất nhỏ, chưa bằng 10% số người đăng ký thất nghiệp. Trong khi đó, số tiền thu được từ BHTN là rất lớn (tính đến đầu tháng 4/2010 là khoảng 3.066 tỷ đồng, với số lượng người tham gia là 5,4 triệu)5. Tại sao số người được hưởng chế độ BHTN ít, trong khi số người nộp đơn đăng ký thì lại rất lớn? Nguyên nhân có nhiều, song dưới góc độ pháp lý, chúng ta thấy pháp luật về BHTN vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định cần phải được nghiên cứu hoàn thiện. - Đối tượng được áp dụng BHTN Theo quy định của pháp luật hiện hành thì BHTN áp dụng bắt buộc đối người lao động là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động tham gia BHTN theo quy định của Luật BHXH có sử dụng từ mười lao động trở lên (xem khoản 3, 4 Điều 2 Luật BHXH 2006). Như vậy, đối tượng áp dụng BHTN là những công dân Việt Nam, nhưng không phải là công dân nào cũng được tham gia mà chỉ những công dân đạt điều kiện luật định mới được tham gia BHTN. Việc quy định như trên cho thấy đối tượng được tham gia BHTN theo pháp luật hiện hành của nước ta rất hẹp. Những  người có quốc tịch nước ngoài hoặc không có quốc tịch sang Việt Nam làm việc trong thời gian dài thì không được đóng và hưởng trợ cấp BHTN; những người lao động nông nghiệp cũng không được tham gia BHTN, trong khi họ là một lực lượng đông đảo; Luật BHXH quy định chỉ áp dụng BHTN với người lao động làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng hoặc hợp đồng không xác định thời hạn, trong khi Nghị định 127/2008/NĐ-CP của Chính phủ lại quy định rõ ngoài các trường hợp trên thì những người ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, kể cả những người được tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước lại được tham gia BHTN.  - Điều kiện đối với hưởng BHTN Điều 81 Luật BHXH năm 2006 và Điều 15 Nghị định 127/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/12/2008 quy định và hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật BHXH về BHTN có 3 điều kiện6, một trong những điều kiện cần phải được nghiên cứu làm rõ hơn là người lao động đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong vòng hai mươi bốn tháng trước khi bị mất việc. Vấn đề đặt ra là trong vòng 24 tháng trước ngày người lao động bị mất nghiệp, họ mới chỉ đóng được 11 tháng BHTN thì họ có được hưởng chế độ BHTN không? Hơn nữa, BLLĐ hiện hành vẫn quy định về chế độ trợ cấp thôi việc cũng như trợ cấp mất việc đối với người lao động khi họ thôi việc hoặc mất việc làm, nhưng sẽ không áp dụng các trợ cấp này với những đối tượng được hưởng chế độ BHTN. Do vậy về mối quan hệ giữa hưởng BHTN và các chế độ trợ cấp trên cũng cần được làm rõ. Vẫn có quan điểm cho rằng, vẫn nên giữ cả chế độ trợ cấp thôi việc và mất việc bên cạnh chế độ BHTN, nhưng quan điểm khác lại đề nghị khi đã áp dụng chế độ BHTN thì thôi không áp dụng các chế độ về trợ cấp thôi việc hoặc mất việc nữa, bởi chế độ BHTN có nhiều điểm tối ưu và bao quát hơn. - Căn cứ tính đóng quỹ BHTN Việc đóng BHTN được chia theo tỷ lệ người lao động đóng 1% tiền lương, tiền công/tháng; người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương, tiền công/tháng của những người tham gia BHTN và Nhà nước hỗ trợ 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng BHTN của những người lao động tham gia BHTN và mỗi năm chuyển một lần (Nghị định 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008, Điều 25). Thực hiện quy định này cho thấy, có hiện tượng người sử dụng lao động trả tiền lương thực tế cho người lao động cao hơn mức ghi trong hợp đồng lao động và sử dụng mức tiền lương thấp ghi trong hợp đồng làm căn cứ tính đóng BHTN cho người lao động; hoặc có trường hợp cả người lao động và người sử dụng lao động cùng thỏa thuận với nhau về vấn đề này, gây thất thoát nguồn thu cho BHXH, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động cũng như sự minh bạch trong việc tham gia nộp và chi trả BHTN. - Thủ tục tham gia và hưởng BHTN Khi người lao động bị mất việc làm hoặc bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trong thời hạn bảy ngày, người lao động phải trực tiếp đến đăng ký thất nghiệp tại Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở LĐTBXH7 nơi đang làm việc. Tiếp đó trong vòng 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp, người lao động phải nộp đủ hồ sơ hưởng BHTN bao gồm: đơn đề nghị hưởng BHTN theo mẫu quy định tại Thông tư 04/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22/01/2009 của Bộ LĐTBXH (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 34/2009/TT-BLĐTBXH ngày 16/10/2009); bản sao hợp đồng lao động hoặc làm việc đã hết hạn hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng hoặc xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật và xuất trình Sổ BHXH. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở LĐTBXH phải ra quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp.  Như vậy, thời gian giải quyết chế độ BHTN cho người lao động là tương đối nhanh. Tuy nhiên, khi thực hiện thì thủ tục giải quyết cho người lao động hưởng BHTN gặp nhiều khó khăn từ mọi phía: một là, từ chính các quy định của pháp luật chưa được chặt chẽ, ví dụ pháp luật quy định khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, để được hưởng các chế độ của BHTN, người lao động phải có giấy xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là hợp pháp. Vấn đề khó ở đây là một mặt pháp luật yêu cầu người đơn phương chấm dứt hợp đồng có giấy xác nhận của doanh nghiệp là đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp pháp là bắt buộc trong hồ sơ, nhưng luật lại không quy định việc xác nhận cho những người này là nghĩa vụ bắt buộc của doanh nghiệp. Hơn nữa, khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì về tâm lý, người sử dụng lao động cũng không dễ dàng chấp nhận vì họ cho rằng người lao động đã vi phạm hợp đồng và không xác nhận cũng chẳng sao, vì không có chế tài nào áp dụng với họ… Vì thế, doanh nghiệp thường gây khó dễ cho người lao động bằng cách trây ỳ hoặc kéo dài thời gian không xác nhận cho người lao động. Không những thế, người sử dụng lao động cũng chậm trả sổ bảo hiểm cho người lao động. Do vậy, đã có nhiều trường hợp người lao động không thể được nhận BHTN do hết thời gian mà thiếu hồ sơ để làm thủ tục.  - Xây dựng các văn bản pháp luật BHTN Đến nay, các văn bản hướng dẫn về BHTN vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn, được ban hành nhanh và sửa đổi, bổ sung, thay thế, chấm dứt cũng rất nhanh. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về vấn đề này lại quá chậm nên người dân không biết sẽ phải áp dụng văn bản nào để kiểm tra, đối chiếu và để thực hiện quyền lợi của mình. 2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về BHTN ở Việt Nam Việc nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về lao động, BHXH nói chung và pháp luật về BHTN nói riêng trong mối quan hệ với vấn đề bảo đảm an sinh xã hội là rất cần thiết. Để giải quyết được nạn thất nghiệp, cần thiết phải có những giải pháp mang tính tổng thể. Nhà nước cần xây dựng các chương trình hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho người lao động trên cơ sở phù hợp với nhu cầu cũng như đòi hỏi của thực tiễn; đẩy mạnh thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài... Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống an sinh xã hội trong đó có BHXH và BHTN, giúp người lao động vượt qua khó khăn khi có sự biến động về việc làm và thu nhập. Đối với pháp luật về BHTN, cần hoàn thiện những vấn đề sau:      Thứ nhất, cần nghiên cứu mở rộng đối tượng được tham gia BHTN, không chỉ là những công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành8 mà cần mở rộng thêm đối với người nước ngoài, người không quốc tịch khi làm việc cho các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp ở Việt Nam phù hợp với Luật Lao động Việt Nam cũng được tham gia loại hình bảo hiểm này. Điều này càng trở nên cần thiết khi xây dựng thị trường lao động chung ASEAN. Thực tế cho thấy, lao động nước ngoài sang nước ta làm việc cũng ngày càng nhiều. Năm 2009, đã có khoảng 75.000 lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam9 và sẽ nhiều hơn nữa trong thời gian tới. Việc quy định quyền được tham gia BHTN của những đối tượng này hầu như không ảnh hưởng đến quyền lợi của lao động Việt Nam. Nếu mở rộng cho các đối tượng này được tham gia BHTN sẽ góp phần tạo ra sự bình đẳng giữa lao động trong nước và quốc tế, đảm bảo được nguyên tắc đối xử quốc gia và việc tham gia BHTN cũng sẽ làm tăng nguồn thu cho quỹ BHTN.  Bên cạnh đó, trước mắt chúng ta có thể tiến hành vận động thành lập các Công ty Cổ phần nông nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, phân phối sản phẩm, tăng lợi nhuận cho nông dân; đồng thời nông dân có thể được tham gia BHTN theo pháp luật hiện hành. Về lâu dài, cũng cần nghiên cứu quy định nông dân cũng là đối tượng của BHTN bởi ở nước ta, nông dân là lực lượng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế những năm vừa qua. Tuy nhiên, nông dân mới chỉ được tham gia BHXH tự nguyện (mà Nhà nước mới chỉ hỗ trợ cho những người nghèo hoặc cận nghèo khi tham gia loại hình bảo hiểm này, chứ chưa phải hỗ trợ rộng rãi). Thực tế cho thấy, với quỹ đất nông nghiệp như hiện nay chỉ đáp ứng được nhu cầu của hơn ½ số lao động nông nghiệp làm việc không thường xuyên (bán thất nghiệp), số còn lại là không có việc làm hoặc mất việc làm (thất  nghiệp)10. Do vậy, các đối tượng này cũng muốn được tham gia BHTN và muốn được đảm bảo an sinh xã hội từ phía Nhà nước thông qua hỗ trợ về đào tạo nghề, tìm kiếm việc làm và trợ cấp thất nghiệp. Chúng tôi cho rằng, về lâu dài nhất thiết phải nghiên cứu mở rộng quy định nông dân cũng là đối tượng được tham gia BHTN. Thứ hai, về điều kiện hưởng BHTN, có thể nghiên cứu quy định những trường hợp người lao động đủ điều kiện luật định đã đóng BHTN dưới 12 tháng trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm vẫn có thể được hưởng BHTN. Tuy nhiên, người lao động trong trường hợp này đã tham gia đóng BHTN có thể được tính thành 12 tháng để làm cơ sở tính mức trợ cấp BHTN cho người lao động, dù người lao động bị mất việc làm hoặc thôi việc thì theo quy định của BLLĐ vẫn được hưởng các chế độ trợ cấp mất việc hoặc trợ cấp thôi việc nếu không được hưởng chế độ BHTN. Bởi quy định như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người lao động khi họ bị mất việc làm có thể tìm được việc làm mới do họ vừa đươc hưởng trợ cấp thất nghiệp vừa được hỗ trợ học nghề, tìm việc làm...  Thứ ba, căn cứ tính quỹ BHTN cần được tính trên cơ sở tiền lương, tiền công thực tế trả cho người người lao động, để tránh trường hợp người sử dụng lao động tự mình hoặc phối hợp với người lao động trốn tránh, bớt tiền đóng vào quỹ BHTN. Để làm được điều này, thiết nghĩ cần có sự kết hợp nhiều giải pháp như thanh tra, kiểm tra về tiền lương ở các doanh nghiệp, xử lý nghiêm các hành vi trốn tránh nghĩa vụ đóng BHTN hoặc đóng không đầy đủ BHTN; tuyên truyền cho người lao động và người sử dụng lao động biết tầm quan trọng của việc đóng quỹ BHTN gắn liền với việc đảm bảo quyền lợi của họ11; cần nghiên cứu làm rõ cách thức sử dụng quỹ BHTN trên cơ sở nguyên tắc đảm bảo công bằng giữa đóng và hưởng. Ví dụ việc lập ra một tài khoản danh nghĩa12 cho người lao động đóng BHTN, nếu khi họ thất nghiệp họ sẽ được hưởng các chế độ của BHTN. Trong trường hợp họ không thất nghiệp thì khi về hưu có thể được trả lại số tiền mà họ đã đóng, còn số tiền doanh nghiệp và Nhà nước đóng và hỗ trợ sẽ được sử dụng đưa vào quỹ BHTN. Đây là một giải pháp khá hữu ích, nếu triển khai được giải pháp này thì số người có nhu cầu tham gia đóng BHTN sẽ rất nhiều và tạo ra sự hấp dẫn của BHTN đối với những người được tuyển dụng vào làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước. Thứ tư, tăng cường sự phối hợp giữa các Sở LĐTBXH với các cơ quan BHXH trong việc tạo điều kiện chi chế độ BHTN cho người lao động đủ điều kiện, đồng thời nâng cao hơn nữa vai trò của thanh tra trong việc kiểm tra đóng BHTN ở các cơ quan, các tổ chức và các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về BHTN cho người lao động. Mặt khác cần quy định việc xác nhận của doanh nghiệp cho người lao động trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là một nghĩa vụ bắt buộc đối với các doanh nghiệp để tránh trường hợp gây khó khăn cho người lao động. (1) Xem Điều 20 Công ước số 102 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về Quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội, năm 1952. (2) Điều 140 BLLĐ sửa đổi năm 2002 quy định: “1- Nhà nước quy định chính sách BHXH nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc bảo đảm vật chất, chăm sóc, phục hồi sức khoẻ, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình trong các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, hết tuổi lao động, chết, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, gặp rủi ro hoặc các khó khăn khác. Chính phủ quy định cụ thể việc đào tạo lại đối với người lao động thất nghiệp, tỷ lệ đóng BHTN, điều kiện và mức trợ cấp thất nghiệp, việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ BHTN”. (3) Xem Phạm Thị Thuý Nga, Chính sách, pháp luật về BHTN ở Việt Nam hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo “Chính sách, pháp luật về an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay” do Viện Nhà nước và Pháp luật phối hợp với Viện KAS - Cộng hòa Liên bang Đức tổ chức tại Hà Nội ngày 19, 20/4/2010, tr 15. (4) Xem Báo cáo tình hình thực hiện BHTN tháng 1/2010 (5) Xem Văn Hoàng “BHTN: Đăng ký ít vẫn vướng nhiều”, (6) Có 3 điều kiện hưởng BHTN (Điều 81 Luật BHXH 2006):        1. Đã đóng BHTN đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi thất nghiệp;        2. Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức BHXH;        3. Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều này. (7)  Xem Thông tư  34/2009/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH. (8) Xem thêm khoản 3, 4 Điều 2 Luật BHXH năm 2006 và Điều 2 Nghị định số 127/2008/ND-CP ngày 12/12/2008 về hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHTN. (9) Xem Trung Nguyên: “Lao động Việt Nam ra nước ngoài: “ngọc thô” và rào cản”, 28/02/2010 06:47. can.htm. (10) Xem Xuân Hương: Nông thôn “bội thực” lao động dư thừa.; Nhịp cầu đầu tư 12/01/2009; (11) Bởi xét cho cùng thì việc người sử dụng lao động khi không đúng đủ tiền BHXH trên cơ sở lương thực tế của người lao động, họ có thể tránh những thiệt hại trước mắt, nhưng lâu dài họ sẽ làm giảm niềm tin của người lao động, ảnh hưởng đến chất lượng công việc bởi việc làm đó của chủ sử dụng lao động làm ảnh hưởng đến phúc lợi của người lao động sau này, ảnh hưởng tới mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội của Nhà nước. (12) Tài khoản danh nghĩa là tài khoản ghi nhận số tiền mà người tham gia BHTN đã đóng góp, tuy nhiên họ lại không thể rút ra khi họ đang làm việc mà khi họ về hưu mà không bị thất nghiệp trong quá trình làm việc thì họ được BHTN trả lại số tiền mà họ đã tham gia đóng góp. Trên thế giới có nhiều quốc gia đã áp dụng tài khoản danh nghĩa đối với BHTN và cho thất rất hiệu quả.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số bất cập trong thi hành pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp.doc
Luận văn liên quan