Một số biện pháp giúp học sinh phát triển môn Âm nhạc ở trường Tiểu học EaHiao – xã EaHiao – Huyện EaH’Leo

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀIÂ m nhạc là một môn nghệ thuật được nhiều người yêu thích. Vì âm nhạc tạo cho đời sống tinh thần của con người thêm lạc quan yêu đời. Âm nhạc có ở mọi lúc mọi nơi trên toàn thế giới. Trong xu thế phát triển của xã hội ngày càng cao thì yếu tố con người lại càng được các quốc gia quan tâm trên hết. Ở Việt Nam chúng ta cũng vậy, Giáo dục đào tạo được nhìn nhận là con đường quan trọng nhất để phát triển với mục đích hướng tới phát triển tối đa năng lực cho từng cá nhân, giúp họ hoà nhập với cuộc sống xã hội. Cấp tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Là bậc học nền tảng có nhiệm vụ xây dựng toàn diện nền móng cho hệ thống giáo dục phổ thông, đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong tất cả các môn học ở bậc học tiểu học, môn Âm Nhạc là phân môn nghệ thuật được giảng dạy ngay từ bậc tiểu học nhằm giúp học sinh có năng lực cảm thụ âm nhạc. Môn Âm nhạc bậc tiểu học ngày nay cũng được đánh giá ngang tầm với các môn khác để các em được phát triển nhân cách một cách toàn diện. Trong giảng dạy bất kì một môn học nào, việc hướng dẫn học sinh học và hiểu bài, thực hiện được yêu cầu của bài là rất cần thiết được giáo viên quan tâm., vì qua tiết học , nội dung kiến thức được truyền tải đến học sinh một cách cụ thể; môn âm nhạc cũng vậy. Với mục tiêu giáo dục cho học sinh cái hay, cái đẹp trong cuộc sống thông qua nội dung các bài hát, giúp học sinh cảm nhận được sự quan trọng của âm nhạc đối với đời sống con người. Tạo cho học sinh một phong cách, tính bản lĩnh, tự tin, lạc quan yêu đời. Biết thương yêu, đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập. Có nghị lực vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Và qua các tiết dạy và học môn Âm nhạc, giáo viên phát hiện những em có năng khiếu để bồi dưỡng, động viên, giúp các em nhận ra thế mạnh của bản thân mình mà phát huy trong cuộc sống. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp giúp học sinh phát triển môn Âm nhạc ở trường Tiểu học EaHiao – xã EaHiao – Huyện EaH’Leo” .

doc11 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 14371 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp giúp học sinh phát triển môn Âm nhạc ở trường Tiểu học EaHiao – xã EaHiao – Huyện EaH’Leo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Â m nhạc là một môn nghệ thuật được nhiều người yêu thích. Vì âm nhạc tạo cho đời sống tinh thần của con người thêm lạc quan yêu đời. Âm nhạc có ở mọi lúc mọi nơi trên toàn thế giới. Trong xu thế phát triển của xã hội ngày càng cao thì yếu tố con người lại càng được các quốc gia quan tâm trên hết. Ở Việt Nam chúng ta cũng vậy, Giáo dục đào tạo được nhìn nhận là con đường quan trọng nhất để phát triển với mục đích hướng tới phát triển tối đa năng lực cho từng cá nhân, giúp họ hoà nhập với cuộc sống xã hội. Cấp tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Là bậc học nền tảng có nhiệm vụ xây dựng toàn diện nền móng cho hệ thống giáo dục phổ thông, đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong tất cả các môn học ở bậc học tiểu học, môn Âm Nhạc là phân môn nghệ thuật được giảng dạy ngay từ bậc tiểu học nhằm giúp học sinh có năng lực cảm thụ âm nhạc. Môn Âm nhạc bậc tiểu học ngày nay cũng được đánh giá ngang tầm với các môn khác để các em được phát triển nhân cách một cách toàn diện. Trong giảng dạy bất kì một môn học nào, việc hướng dẫn học sinh học và hiểu bài, thực hiện được yêu cầu của bài là rất cần thiết được giáo viên quan tâm., vì qua tiết học , nội dung kiến thức được truyền tải đến học sinh một cách cụ thể; môn âm nhạc cũng vậy. Với mục tiêu giáo dục cho học sinh cái hay, cái đẹp trong cuộc sống thông qua nội dung các bài hát, giúp học sinh cảm nhận được sự quan trọng của âm nhạc đối với đời sống con người. Tạo cho học sinh một phong cách, tính bản lĩnh, tự tin, lạc quan yêu đời. Biết thương yêu, đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập. Có nghị lực vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Và qua các tiết dạy và học môn Âm nhạc, giáo viên phát hiện những em có năng khiếu để bồi dưỡng, động viên, giúp các em nhận ra thế mạnh của bản thân mình mà phát huy trong cuộc sống. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp giúp học sinh phát triển môn Âm nhạc ở trường Tiểu học EaHiao – xã EaHiao – Huyện EaH’Leo” . THỰC TRẠNG - Môn âm nhạc được rất nhiều người yêu thích. Trong các nhà trường, môn học âm nhạc được học sinh đón nhận một cách hào hứng, đặc biệt là lứa tuổi học sinh tiểu học. Vì lứa tuổi này hội tụ sự hồn nhiên, trong sáng, ngây thơ, thích được thể hiện, được bộc lộ khả năng biểu diễn của bản thân. - Nhà trường có đủ đồ dùng phục vụ cho việc giảng dạy - Đa số gia đình học sinh có điều kiện kinh tế nên việc tiếp cận thông tin đại chúng được cập nhật tương đối nhanh - Môn học Âm Nhạc là môn học đặc thù và phụ thuộc vào năng khiếu nên nhiều em còn bị hạn chế, nên khi hát còn sai giọng hoặc đọc nhạc chưa đúng cao độ. - Nhà trường đã có đàn dành cho giáo viên nhưng chưa có đàn cho học sinh cho nên việc tổ chức tiết học còn gặp một số khó khăn nhất định. - Các em là đồng bào dân tộc tại chỗ còn khá nhiều em chưa mạnh dạn, tự tin trong khi hát. Còn gò bó khi biểu diễn trước lớp Trên cơ sở thực tiễn giáo dục ở trường tiểu học EaHiao – xã EaHiao – Huyện EaH’Leo – tỉnh Đắk Lắk đưa ra biện pháp khả thi nhằm giúp học sinh yêu thích và học tốt môn Âm nhạc, phát hiện và bồi dưỡng những em có năng khiếu để các em phát huy khả năng năng lực của bản thân. Trên cở sở nghiên cứu giáo trình, tài liệu giảng dạy và việc đúc kết kinh nghiệm qua thực tế giảng dạy ở các lớp được phân công. Việc phát hiện năng khiếu và bồi dưỡng năng khiếu cho các em học sinh trường tiểu học EaHiao – xã EaHiao . Do khuôn khổ và yêu cầu của đề tài ghi lại kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, tôi tập trung vào nghiên cứu việc tìm ra “ Một số biện pháp giúp học sinh phát triển môn Âm nhạc ở trường Tiểu học EaHiao – xã EaHiao – Huyện EaH’Leo” . III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY - HỌC ÂM NHẠC Ở TIỂU HỌC Âm nhạc là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ. Trẻ em được tham gia ca hát, được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Những hình tượng âm thanh của bài hát, bản nhạc tác động vào cảm xúc của các em giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng sáng tạo và có tác dụng giáo dục đạo đức rất tốt. Trong trường tiểu học, học môn âm nhạc là một quá trình liên tục rèn luyện học hát tập thể, phát triển khả năng nghe nhạc. Thông qua việc học âm nhạc ở giai đoạn đầu chủ yếu là học hát, tình cảm và trí tuệ của các em được giáo dục, bồi dưỡng phát triển theo năm tháng. Năng lực cảm thụ âm nhạc của các em được dần dần nâng lên là cơ sở để hình thành một trình độ văn hoá âm nhạc theo mục tiêu của môn học. Vì vậy, giáo viên phải nắm bắt được mục tiêu dạy - học để từ đó lên kế hoạch bài giảng cho phù hợp với yêu cầu môn học. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN Phương pháp chủ yếu - Soạn bài đầy đủ trước khi đến lớp, dạy đúng nội dung phân phối chương trình. - Dạy đúng phân phối chương trình - Thường xuyên sử dụng đồ dùng đệm hát như : Đàn Piano, đàn Organ điện tử… - Sưu tầm những tranh ảnh có nội dung phù hợp với bài dạy để minh hoạ - Luôn có hình thức lồng ghép giáo dục đạo đức thông qua nội dung bài dạy và học. Thực hiện a) Dạy hát Là một giáo viên Âm nhạc, tôi rất chú trọng sử dụng đồ dùng hỗ trợ dạy học nhằm tăng hiệu quả của tiết dạy. Do vậy việc sử dụng nhạc cụ để đệm hát cho học sinh trong giờ học hát là rất cần thiết. Với phương pháp này giáo viên có thể chủ động hơn trong công việc, tiết học sẽ diễn ra một cách nhẹ nhàng, học sinh sẽ cảm thấy hứng thú và tập trung vào nội dung của bài học. Với kinh nghiệm 7 năm công tác của mình, và với mấy năm thực hiện dạy và học theo phương pháp mới trong chương trình thay SGK của Bộ giáo dục và đào tạo. Tôi đã áp dụng triệt để phương pháp mới trong quá trình giảng dạy. Kết quả áp dụng đạt được rất khả quan, luôn tạo được hứng thú và yêu thích cho học sinh trong giờ học. * Trong phần giới hiệu bài : Để thu hút học sinh vào tiết học ngay từ đầu tiết học, trước khi đến lớp , tôi chuẩn bị kĩ càng và phải nắm được những nội dung chính như: - Xác định được nội dung bài dạy - Nắm được ý nghĩa và tính chất giáo dục trong nội dung bài dạy - Tìm hiểu và biết sơ lược về thân thế xự nghiệp của tác giả bài hát. - Biết tên và có thể hát một vài bài nổi tiếng của tác giả đó để minh hoạ. - Tranh ảnh tác giả hoặc tranh ảnh có nội dung phù hợp với nội dung bài hát để học sinh quan sát và liên tưởng. Với phương pháp này, giáo viên đã giúp học sinh không chỉ nhớ ngay được tên bài hát, tên tác giả của bài hát đó mà còn mở rộng kiến thực cho học sinh, qua đó sẽ gây được tính tò mò của học sinh và muốn tìm hiểu xem nội dung bài học có hấp dẫn như những thông tin mà giáo viên đã truyền đạt không. *Phần học hát : Để thực hiện tốt phần dạy hát, giáo viên âm nhạc bắt buộc phải có khả năng nghe và hát chẩn xác về cao độ, trường độ và tiết tấu của bài: Các bước thực hiện như sau: - Hát mẫu : Việc giáo viên hát mẫu là rất quan trọng vì khi giáo viên hát mẫu, giáo viên có thể kêt hợp với một vài động tác phụ hoạ đơn giản và nhịp nhàng, học sinh sẽ cảm thấy thích thú không kém với khi nghe bài hát qua máy casseter. - Sau khi nghe, yêu cầu học sinh cảm nhận về giai điệu của bài hát, tính chất của bài (phần này khuyến khích tự do cảm nhận) - Cho học sinh đọc lời ca (đối với học sinh lớp 1-2), chia đoạn chia câu (đối với học sinh lớp 3-4-5) - Dạy hát từng câu theo lối móc xích, giáo viên dùng đàn tấu câu hát đó 2 đến 3 lần để học sinh xác định được độ cao và trường độ của câu hát sau đó mới bắt nhịp. Lưu ý: Sửa sai cho học sinh ngay khi phát hiện học sinh hát sai, khen và biểu dương những em hát đúng, động viên và nhẹ nhàng uốn nắn những em thực hiện chưa chính xác. - Tổ chức ôn luyện hát theo các hình thức gõ đệm , hát đối đáp từng câu theo tổ nhóm gọi ý học sinh nêu nội dung và ý nghĩa của bài hát. - Khuyến khích những em có khả năng hát tốt trình bày lại bài hát cho cả lớp nghe nhằm giúp động viên tinh thần chủ động và tự tin đứng trước các bạn. - Tổ chức thi đua hát giữa các tổ nhóm để tạo không khí sôi nổi của lớp học. * Cách sử dụng nhạc cụ gõ đơn giản trong phần học hát: Sau khi tập hát xong, giáo viên tổ chức các hoạt động kết hợp để thay đổi không khí học tập của học sinh. Hoạt động kết hợp thường được sử dụng là hát kết hợp gõ đệm với nhạc cụ gõ đơn giản như thanh phách bằng tre hoặc những chai lọ,vừa để học vừa để vui chơi. b) Kể chuyện âm nhạc Nhằm mục đích giúp học sinh nắm được thẩm mĩ và tầm quan trọng của môn âm nhạc đối với cuộc sống của con người. Người giáo giáo viên cần nắm được các kĩ năng sau: Nghiên cứu kĩ nội dung câu chuyện sẽ kể - Biết vài nét tiểu sử của một số nhạc sĩ nổi tiếng để minh hoạ nếu câu chuyện liên quan đến một nhân vật nhạc sĩ nào đó.Ví dụ: Nếu muốn giới thiệu đến nhạc sĩ được mệnh danh là thần đồng âm nhạc (Nhạc sĩ Mozart), giáo viên cần sưu vài nét về thân thế sự nghiệp và một vài tác phẩm nổi tiếng, tìm và sưu tầm ảnh của nhạc sĩ (nếu có thể), cho học sinh nghe tác phẩm của nhạc sĩ qua băng cassetter hoặc tự đàn các tác phẩm độc tấu do Mozart sáng tác. - Sưu tầm tranh ảnh, hoặc vẽ tranh minh hoạ phù hợp theo nội dung câu chuyện để tăng phần hấp dẫn.. - Để tiết học kể chuyện âm nhạc đạt kết quả cao thì giáo viên phải kể bằng giọng truyền cảm thì mới thu hút được học sinh. c)Tập đọc nhạc Bên cạnh việc dạy hát và phát triển khả năng nghe nhạc, môn âm nhạc khối 4-5 còn cung cấp cho các em một số kiến thức về âm nhạc thông qua phân môn Tập đọc nhạc. Dạy Tập đọc nhạc sẽ rất vất vả nếu không có sự trợ giúp của đàn phím. Trước hết giáo viên chọn tiếng Piano để dạy Tập đọc nhạc. Hướng dẫn học sinh luyện đọc cao độ với tất cả tên nốt có trong bài Tập đọc nhạc theo thứ tự từ thấp đến cao rồi ngược lại. Nâng cao hơn, giáo viên chỉ nốt nào học sinh đọc cao độ của nốt đó. Trong lúc hướng dẫn học sinh luyện đọc, giáo viên chú ý nghe và sửa sai nếu có những em đọc sai cao độ để hướng dẫn kịp thời. Nếu không sử dụng đàn, giáo viên sẽ phải dùng giọng hát của mình để xướng âm còn tay chỉ theo nốt nhạc cho học sinh đọc. Như vậy học sinh sẽ bị áp đặt và tiếp thu bài một cách thụ động vì nếu giáo viên đọc cao độ sai thì học sinh cũng đọc sai bởi các em đọc bắt chước theo giọng thầy, cô giáo. - Sau khi luyện đọc cao độ và tiết tấu, hướng dẫn học sinh tập đọc nhạc là lúc cây đàn phím giúp ích cho giáo viên và học sinh một cách đắc lực. Giáo viên đàn từng chuỗi âm thanh ngắn, hướng dẫn học sinh lắng nghe, nhẩm theo; khi giáo viên bắt nhịp thì cùng hoà giọng vào với đàn.Với cách làm như vậy, giáo viên không phải đọc mẫu tự học sinh lắng nghe âm thanh và tự đọc bài theo những gì các em cảm nhận được. Các em sẽ rất thích thú vì tự mình tự khám phá giai điệu của bài đọc nhạc, và tự ghép được lời ca. Và sẽ thích thú hơn khi các em được nghe trọn vẹn bài hát có đoạn trích là bài tập đọc nhạc mà các em vừa học. Lúc này giáo viên cần đến sự hỗ trợ của thiết bị khác: đó là máy nghe và băng đĩa mẫu . Để thực hiện được phần này giáo viên cần: Chuẩn xác về cao độ, không được “chênh phô”, tiết tấu phải chính xác. - Kết hợp với âm thanh trên đàn để kiểm tra chính xác cao độ của học sinh khi đọc bài. - Kết hợp trò chơi như đọc tiết tấu theo âm thanh của các nhạc cụ, thi đua đọc nhạc theo tổ để tạo không khí sôi nổi trong lớp học. - Sưu tầm thêm các bài tập đọc nhạc ngắn để khuyến khích các em có năng khiếu được phát triển khả năng của bản thân. d) Công tác bồi dưỡng Trong quá trình thực hiện công tác giảng dạy, giáo viên cần phát hiện được những cá nhân có năng khiếu để kịp thời bồi dưỡng để giúp các em phát huy theo khả năng. Qua hình thức kiểm tra thường xuyên để đánh giá khả năng của từng em, tôi rút ra được một số kinh nghiệm như sau: - Luôn luôn động viên những em có năng khiếu, có khả năng biểu diễn, khuyến khích các em tham gia các chương trình văn nghệ của trường, của lớp. - Trong các tiết học, nên khuyến khích các em tự sáng tạo động tác phụ hoạ cho các bài hát trong chương trình học qua gợi ý của giáo viên. - Chú trọng hướng dẫn các em tác phong và dáng đứng khi hát như, mắt nhìn thẳng và mở rộng tầm nhìn, tư thế thoải mái, nét mặt tươi tắn rạng ngời. - Hướng dẫn các em cách nhả chữ khi hát sao cho tròn vành, rõ chữ. - Dạy thêm các bài hát ngoài chương trình mang nhiều phong cách để các em phát huy năng khiếu của mình. - Đối với phân môn tập đọc nhạc, ngoài những bài tập đọc nhạc các em học trong chương trình, khuyến khích các em tập đọc nhạc nhẩm theo các bài hát đã học và các bài hát ngắn đơn giản nhằm rèn luyện kĩ năng đọc tốt cao độ của nốt. - Tổ chức cho học sinh thực hiện hát theo nhóm, qua đó giúp học sinh mở rộng sâu thêm kiến thức âm nhạc và nghệ thuật diễn tả nội tâm khi trình bày bài hát. Thông qua hoạt động này giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng vận động, bồi dưỡng phương pháp tự học tự nghiên cứu.Tạo nên mối quan hệ hai chiều giữa học sinh và giáo viên ngày càng gắn bó. IV. KẾT QUẢ, KHẢ NĂNG DỰ BÁO ỨNG DỤNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trong những năm học vừa qua, tôi đã áp dụng triệt để phương pháp mới trong giảng dạy môn âm nhạc, tôi nhận thấy rằng, việc tạo cho học sinh một không khí vui tươi trong tiết học âm nhạc là điều vô cùng quan trọng. Giờ học âm nhạc phải là giờ học nghệ thuật hấp dẫn với phương châm Học vui- Vui học. Để học sinh đến với tiết học một cách nhẹ nhàng và thoải mái, giáo viên phải luôn năng động và sáng tạo trong hình thức tổ chức tiết học. Với kinh nghiệm trong nhiều năm giảng dạy của mình, tôi nhận thấy : Trước đây học sinh ngại hát, ngại thể hiện, thậm chí có em không chịu hát thì nay các em đón nhận môn âm nhạc một cách thích thú. Vì môn học này đem đến cho các em sự thoải mái về tinh thần, và có hưng phấn để nhẹ nhàng tiếp nhận thông tin của những môn học khác. Với khả năng của bản thân và vốn kiến thức mà tôi có được, tôi đã cùng với học sinh của mình thực hiện môn học một cách có hiệu quả. Trong giảng dạy, tôi chú trọng uốn nắn các em kĩ năng hát và đọc nhạc sao cho chuẩn xác. Bên cạnh đó tôi chọn ra những em có năng khiếu ca hát và khả năng biểu diễn để tập luyện những tiết mục đặc sắc để tham gia văn nghệ trong trường và các chương trình giao lưu, Hội thi do địa phương và ngành tổ chức. Tất cả đều đạt kết quả cao, chất lượng tốt. Cụ thể từ năm học 2003-2004 đến nay, kết quả học tập môn âm nhạc của các em học sinh trường tiểu học EaHiao – xã EaHiao huyện EaH’Leo có rất nhiều thay đổi. Kết quả là 100% các em đạt hoàn thành. Trong đó những em hoàn thành tốt ngày một tăng. Kết quả so sánh trong 2 năm học gần đây : Năm học 2008-2009 Năm học 2009-2010 Xếp loại Tỉ lệ % Xếp loại Tỉ lệ % Hoàn thành tốt(A+) 22% Hoàn thành tốt(A+) 24,9% Hoàn thành (A) 78% Hoàn thành (A) 75,1% Chưa hoàn thành (B) 0 Chưa hoàn thành (B) 0 Ngoài kết quả trong giảng dạy mà tôi đã đạt được, tôi cảm thấy rất vui và tự hào vì qua giảng dạy tôi đã phát hiện và bồi dưỡng rèn luyện được những em có năng khiếu để không chỉ biểu diễn tốt các chương trình văn nghệ trong nhà trường mà còn mạnh dạn tham gia trong các cuộc giao lưu và các Hội thi đạt kết quả tốt. Cụ thể là: các em đã mạn dạn biểu diễn độc tấu đàn Organ trong các cuộc thi và giao lưu văn nghệ của các anh chị Đoàn viên thanh niên lớn tuổi. Ngoài ra con có các học sinh tham gia trong đội tuyển văn nghệ của trường đã để lại nhiều ấn tượng với Ban tổ chức và khán giả . Bản thân tôi cũng được Phòng giáo dục và đào tạo Huyện EaH’Leo tin tưởng phân công nhiệm vụ làm giám khảo trong cuộc thi học sinh hát dân ca cấp Tiểu học…. Với những gì mà tôi đã thử trải nghiệm qua công tác giảng dạy và bồi dưỡng năng khiếu cho các em, tôi nhận thấy rằng là: Người giáo viên giảng dạy môn âm nhạc là người giúp các em có tâm hồn, có được cảm nhận được âm thanh, hơi thở của cuộc sống thông qua các tác phẩm âm nhạc. Cuộc sống sẽ khô cứng và tẻ nhạt nếu thiếu âm nhạc. Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống con người. Giáo dục âm nhạc cũng như các nội dung khác, ngày càng được hoàn thiện và từng bước đổi mới. Trong quá trình thực hiện muốn có kết quả tốt cũng cần đến sự góp ý giúp đỡ của đồng nghiệp, và cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa giáo viên và học sinh. Qua thời gian công tác, tôi rút ra được bài học cho bản thân là : Là một giáo viên dạy môn Âm nhạc, tôi luôn tự trau dồi kiến thức chuyên môn cho mình, không ngừng học hỏi đồng nghiệp và biết lắng nghe ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, luôn tự chủ động bồi dưỡng và giúp đỡ các em phát hiện và phát triển theo khả năng của bản thân. V. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT a) Đối với cấp quản lí giáo dục: - Tạo điều kiện thuận lợi cho GV, có đủ sách tham khảo, các trang thiết bị phục vụ cho bộ môn. - Tạo điều kiện về cơ sở vật chất để GV và HS có thể học tập, nâng cao kiến thức trong và ngoài giờ học, tạo cho các em những sân chơi để các em có điều kiện thể hiện những hiểu biết hơn về môn Âm nhạc. - Thường xuyên tổ chức cuộc thi "Tiếng hát tuổi thơ", " giai điệu tuổi hồng"... các chuyên đề hội thảo về dạy Nghệ thuật nói chung và phân môn Âm nhạc nói riêng. b) Đối với nhà trường: - Tạo điều kiện hơn nữa để học sinh phát triển môn âm nhạc như đầu tư phòng chức năng có đầy đủ nhạc cụ cho học sinh ( đàn Organ điện tử, hệ thống âm thanh chuyên dụng có chất lượng cao...) để học sinh có nhiều điều kiện phát triển hơn môn Âm nhạc. Trong bài viết này, tôi đã nêu lên sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đã đúc rút được trong quá trình giảng dạy. Với khả năng và năng lực của bản thân, tôi luôn cố gắng hết mình với một mong muốn đóng góp cho nền giáo dục của trường Tiểu học EaHiao nói riêng và ngành giáo dục xã EaHiao nói chung.Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến với Ban giám hiệu nhà trường, các đồng nghệp đã không ngừng tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt công việc giảng dạy . Tôi rất mong nhận được sự góp ý của Ban giám hiệu nhà trường, các bạn đồng nghiệp để tôi có thêm kinh nghiệm phục vụ tốt hơn nữa cho công tác giảng dạy và đặc biệt là công tác bồi dưỡng học sinh có năng khiếu. Xin chân thành cảm ơn. NGƯỜI VIẾT Cao Phan Minh Hoaøng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số biện pháp giúp học sinh phát triển môn Âm nhạc ở trường Tiểu học EaHiao – xã EaHiao – Huyện EaH’Leo.doc