Một số biện pháp giúp học sinh rèn luyện kĩ năng khai thác lược đồ t ự nhiên trong phần địa lí tự nhiên lớp 7 khi học bài dạng “thiên nhiên của châu lục”

Dựa vào thang màu để xác định địa hình: Hầu hết các lược bản đồ đều có phần chú thích của thang màu, màu xanh là địa hình thấp hay còn gọi là đồng bằng, rồi đến màu vàng, màu cam có địa hình cao hơn có thể là sơn nguyên, cao nguyên hay đồi núi, .Cuối cùng màu đỏ đậm là núi cao. Nhờ phần chú thích này mà ta có thể xác định được địa hình của châu lục cao hay thấp trên lược đồ. Ví dụ khi dạy bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ Giáo viên yêu cầu học sinh xác định địa hình của Bắc Mĩ trên lược đồ tự nhiên do đã làm quen dần với lược đồ tự nhiên nên học sinh dễ dàng phân biệt: + Phía Tây địa hình núi cao do đó có màu đỏ đậm. + Ở giữa có địa hình thấp do có màu xanh (đồng bằng) + Phía Đông có địa hình cao hơn chính giữa nhưng thấp hơn phía Tây do có màu vàng và cam.

doc6 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1702 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp giúp học sinh rèn luyện kĩ năng khai thác lược đồ t ự nhiên trong phần địa lí tự nhiên lớp 7 khi học bài dạng “thiên nhiên của châu lục”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD_ĐT CHỢ GẠO TRƯỜNG THCS ĐĂNG HƯNG PHƯỚC TỔ SỬ _ĐỊA _GDCD CHUYÊN ĐỀ : Năm học :2011_2012 6/10/2011 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH RÈN LUYỆN KĨ NĂNG KHAI THÁC LƯỢC ĐỒ T Ự NHIÊN TRONG PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 7 KHI HỌC BÀI DẠNG “THIÊN NHIÊN CỦA CHÂU LỤC” I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Môn địa lí 7 nhằm giúp học sinhcó những kiến thức phổ thông cơ bản cần thiết cho môi trường địa lí. Góp phần hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục học sinh bước đầu vận dụng những kiến thức địa lí để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh phù hợp yêu cầu của nhiều nước và Châu lục chính là nơi con người đã tác động tới thiên nhiên để tiến hành các hoạt động kinh tế thích hợp với môi trường địa lí. Hoạt động dạy địa lí lớp 7 không chì có các kênh chữ mà còn có các bản đồ, sơ đồ hình ảnh địa lí, biểu đồ, lát cắt, lược đồ, . Nhờ kênh hình học sinh có thể khai thác thuận lơi nhũng tri thức địa lí dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên. Trong tình hình thực tế cuộc sống, nhu cầu xã hội ngày càng cao thay đổi SGK địa lí cho phù hợp với thực tiễn đòi hỏi giáo viên phải thay đổi phương pháp giảng dạyđáp ứng chương trình SGK, mà SGK mới kênh hình đã được tăng lên một cách đáng kể, góp phần tạo điều kiện thuận lợi giáo viên hướng dẫn học sinh kĩ năngkhai thác kênh hình trong học tập, lược đồ không chỉ dùng lại ở chức năng minh họa mà quan trọng hơn còn là nội dung địc lí để phát huy trí lực cho học sinh. Để thực hiện việc hướng dẫn học sinh sử dụng lược đồ để tìm tòi phát hiện nội dung bài học, đòi hỏi giáo viên phải hiểu được nội dung của lược đồ thể hiện kiến thức của bài học. Trên thực tế không phải giáo viên nào cũng làm được đều đó. Nếu không có sự chuẩn bị hay hướng dẫn học sinh chuẩn bị chu đáo thì sẽ không đạt được yêu cầu kiến thức của tiết học. Mặt khác trình độ nhận thức hay tiếp thu của học sinh không đều nhau đặt biệt là học sinh vùng nông thôn ít tiếp cận với các thông tin đại chúng nên các em bị hạn chế phần nào khi tiếp xúc tranh ảnh đặt biệt là lược đồ, bản đồ, .Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy khi yêu cầu các em xác định thông tin trên lược đồ đa số các em ngại phát biểu hoặc lên bản xác định, đối với học sinh khá giỏi việc xác định thông tin trên lược đồ ít gặp khó khăn hơn học yếu kém, thậm chí một số học sinh yếu kém chỉ xem lược đồ cho có xem mà không hiểu biết thông tin của lược đồ mang lại. Kết quả giảng dạy môn địa lí còn hạn chế thể hiện qua thống kê chất lượng giữa các năm học của các năm sau: Năm 2006 – 2007: - Trung bình trở lên: 93.4% toàn khối 7 - Dưới trung bình :6.6% toàn khối 7 Năm 2007 – 2008: - Trung bình trở lên: 94% toàn khối 7 - Dười trung bình: 6% toàn khối 7 Trước thực trạng trên, để giúp học sinh nâng dần chất lượng trong học tập. Tôi xin chia sẽ những kinh nghiệm của mình trong quá trình giảng dạy đại lí 7. Đặt biệt là “Một số biện pháp giúp học sinh rèn luyện kĩ năng khai thác lược đợt nhiên trong phần địa lí tự nhiên 7 khi học dạng bài thiên nhiên của châu lục”. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Việc sử dụng lược đồ trong giảng dạy đại lí, giúp học sinh khắc sâu kiến thức, dễ hiểu bài, nắm nội dung bài qua lược đồ, lâu quên, . Để hướng dẫn học sinh biết sử dụng lược đồ (trong chương trình địa lí 6)\ Để rèn luyện học sinh sử dụng thạo lược đồ tự nhiên là lần lượt theo trình tự sau: 1. Tìm vùng tiếp giáp của châu lục ta đang học trên lược đồ: Thông thường ta chỉ xác định các hướng chình tiếp giáp như: Bắc – Nam, Tây – Đông, Đông Bắc, Tây Bắc, Đông Nam và Tây Nam. Việc xác định các hướng tiếp giáp châu lục là để học sinh xác định hướng châu lục và châu lục tiếp với những châu lục khác hoặc biển và đại dương. Các yếu tố tiếp giáp có ảnh hưởng trực tiếp đến châu lục. Ví dụ: Bài 26 Thiên nhiên Châu Phi Ta có thể hỏi học sinh: Châu Phi tiếp giáp với biển , châu lục và đại dương nào? Học sinh xác định trên lược đồ ở những vùng Châu Phi tiếp giáp. - Phía Tây giáp với Đại Tây Dương. - Phía Đông Nam giáp với Ấn Độ Dương. - Phía Bắc giáp với Địa Trung Hải. - Phái Đông Bắc giáp với Biển Đỏ và Châu Á. Qua đó học sinh hình dung được vị trí của Châu Phi nằm dưới Châu Âu và giáp với Châu Á. Ngoài ra giáo viên có thể làm rõ thêm về nơi tiếp giáp của châu Phi với Châu Á. Giáo viên yêu cầu học sinh xác định trên lược đồ nơi tiếp giáp của Châu Phi với Châu Á. Học sinh xác định điểm tiếp giáp là Xuy – ê Giáo viên trước khi có kênh đào Xuy – ê, muốn đi từ Địa Trung Hải sang Ấn Độ Dương người ta phải đi vòng qua Đại Tây Dương (giáo viên chỉ hướng đi trên lược đồ). Nhưng khi có kênh đào Xuy – ê thì người ta không cần phải đi vòng mà chỉ cần từ Địa Trung Hải qua kênh đào Xuy – ê theo biền Đỏ là đến Ấn Độ Dương. Vậy kênh đào Xuy – ê có tác dụng như thế nào? Học sinh trả lời: Rút ngắn đoạn đường đi, khi tàu thuyền đi qua kênh đào Xuy – ê phải nộp thuế, vậy Ai Cập sở hữu kênh đào Xuy – ê sẽ có điều kiện gì để phát triển kinh tế? Học sinh sẽ trả lời thu thuế Từ đó học sinh biết được việc Ai Cập tiếp giáp Châu Á thông qua kênh đào Xuy – ê nên kinh tế phát triển, nên có thể nói xác định vị trí tiếp giáp là rất quan trọng. 2. Xác định tọa độ địa lí của châu lục: Việc xác định tọa độ địa lí của châu lục là hết sức quan trọng, khi xác định được tọa độ ta biết được châu lục đó nằm ở mô trường nào, khí hậu chủa châu lục thay đổi ra sao. (Đối với chương trình địa lí 7 ta chỉ hướng dẫn học sinh xác định tương đối như các từ: Gần cận trên đi qua, mà không xác định cụ thể vĩ độ bao nhiêu, kinh độ bao nhiêu). Ví dụ khi dạy bài 47: Châu nam cực – Châu lục lạnh nhất thế giới. Giáo viên yêu cầu học sinh xác định vị trí của Châu nam cực. Học sinh sẽ xác định được Châu nam cực nằm ở cực Nam Trái Đất. Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại học ở địa lí 6 nơi nào có băng tuyết đóng quanh năm? Học sinh trả lời ở cực Bắc và cực Nam Trái Đất. Như vây châu Nam cực nằm ở cực Nam có khí hậu như thế nào? Học sinh sẽ dễ dàng trả lời Châu Nam cực có khí hậu lạnh giá khắc nghiệt ( nhiệt độ quanh năm dưới _100c,là nơi có nhiều gió bão nhất Thế giới +Nguyên nhân :Châu Nam Cực nằm ở vùng cực nên về mùa Đông đêm địa cực kéo dài ,còn về mùa hạ tuy có ngày kéo dài song cường độ bực xạ của ánh sáng mặt trời rất yếu và tia sáng bị mặt tuyết khuêch1 tán mạnh ,lượng nhiệt sưởi ấm không khí không đáng kể .Do vậy Châu nam cực có khí hậu lạnh giá ,khắc nghiệt , giáo viên có thể hỏi thêm? Khí hậu lạnh giá thực vật và động vật nơi đây phát triển như thế nào? Thực vật nghèo nàn còn động vật chủ yếu là động vật xứ lạnh.(chim cánh cụt ,hải cẩu ,hải báo và các loài chim biển ,cá voi .) Nguyên nhân làm cho băng ở Nam cực tan chảy nhiều và hậu quả của nó ?( +Do nhiệt độ trái đất đang tăng .trái đất ngày càng nóng lên ,nên băng ở nam cực hiện nay tan chảy nhiều hơn +Băng ở Nam Cực sẽ làm cho nước biển và Đại dương dâng cao ,làm ngập ở nhiều vùng ven biển ,trong khi đó có nhiều đồng bằng châu thổ ,là nơi tập trung dân cư đông đúc ,hoạt động kinh tế đa dạng . Ví dụ 2: Bài 26, 27: Thiên nhiên Châu Phi giáo viên yêu cầu học sinh xác định vị trí của chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam, học sinh xác định trên lược đồ: Cực Bắc Châu Phi nằm trên chí tuyến Bắc, còn cực Nam Châu Phi nằm trên chí tuyến Nam. Vậy Châu phi nằm trọn trong hai chí tuyến. Như vậy Châu phi thuộc môi trường nào? Học sinh xác định trong môi trường đới nóng.biển ít lấn sâu vào đất liền . 3. Các kí hiệu khác thường được sử dụng trên lược đồ: a. Dựa vào thang màu để xác định địa hình: Hầu hết các lược bản đồ đều có phần chú thích của thang màu, màu xanh là địa hình thấp hay còn gọi là đồng bằng, rồi đến màu vàng, màu cam có địa hình cao hơn có thể là sơn nguyên, cao nguyên hay đồi núi, .Cuối cùng màu đỏ đậm là núi cao. Nhờ phần chú thích này mà ta có thể xác định được địa hình của châu lục cao hay thấp trên lược đồ. Ví dụ khi dạy bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ Giáo viên yêu cầu học sinh xác định địa hình của Bắc Mĩ trên lược đồ tự nhiên do đã làm quen dần với lược đồ tự nhiên nên học sinh dễ dàng phân biệt: + Phía Tây địa hình núi cao do đó có màu đỏ đậm. + Ở giữa có địa hình thấp do có màu xanh (đồng bằng) + Phía Đông có địa hình cao hơn chính giữa nhưng thấp hơn phía Tây do có màu vàng và cam. Rút ra kết luận đặc điểm cáckhu vực địa hình bắc Mĩ : Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt ,kéo dài theo chiều kinh tuyến _Dãi núi Cooc đi e đồ sộ ở phía tây ,bao gồm nhiều dãy núi song song ,xen vào giữa là các cao nguyên ,sơn nguyên _Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khổng lồ ,cao ở phía bắc vàta6y bắc ,thấp dần về phía nam và Đông Nam _Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông chạy theo hướng Đông bắc ,Tây Nam. Ví dụ 2: Bài 26: Thiên nhiên Châu Phi Đối với lược đồ này đã chú thích rõ các sơn nguyên, bồn địa, . Nhưng nhìn vào thang màu, giáo viên hướng dẫn cho học sinh thấy phía Đông Nam của Châu Phi có địa hình cao hơn Tây Bắc của Châu Phi. b. Dòng biển nóng và dòng biển lạnh: - Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh nơi nào tiếp giáp với dòng biển nóng (chú thích mũi tên dài màu đỏ) đi qua thì thường có khí hâu nóng ẩm nên mưa khá nhiều. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào vị trí và địa hình cao hay thấp, nếu nơi có dòng biển nóng đi qua chí tuyến và địa hình cao thì lượng mưa chủ yếu ven biển còn bên trong mưa ít hoặc rất ít. - Nơi có dòng biển lạnh (chú thích mũi tên dài màu xanh) đi qua thường rất ít mưa (do lượng hơi nước bóc lên rất ít) hay xuất hiện hoang mạc hay bàn hoang mạc và trên thế giới các hoang mạc nóng lớn thường hay xuất hiện ở hay chí tuyến nằm giáp dòng biển lạnh hoặc sâu trong lục địa. - Nơi giao nhau của dòng biền nóng và dòng biển lạnh là nơi thủy sinh phát triển rất mạnh do sinh vật phù du nhiều làm mồi cho tôm cá, . *Ví dụ :Các dòng biển chảy ven bờ biển Châu Phi : +Dòng biển nóng :Ghi –nê ,Mũi kim ,Mô-dăm bích +Dòng biển lạnh :Ca-na-ri,Ben-ghê -la,Xô-mali *Sự ảnh hưởng của dòng biển ở châu phi đến lượng mưa ở vùng ven biển : _Ven bờ biển tây bắc Châu phi có dòng biển lạnh Cana-ri ,ven bờ biển TN Châu phico1 dòng biển lạnh ben ghê la .Do sự ảnh hưởng của hai dòng biển lạnh nầy nên ven bờ có lượng mưa rất ít (Dưới 200 mm ) _Ven Vịnh ghi nê :Dòng biển nóng Ghi Nê ,ven bờ đông châu Phi :Dòng biển nóng Xômali ,dòng biển nóng Môd8m bích ,Mũi kim .Dòng biển nóng tạo điều kiện cho mưa ,lượng mưa ở những vùng ven biển của vùng nầy từ 1000mm đến 2000 mm *Mối quan hệ giữa dòng biển với thảm thực vật: _ở những vùng ven biển ,nơi có dòng biển nóng điqua ,thường có rừng lá rộng hoặc rừng rậm nhiệt đới. Như ven biển Tây Bắc ,BắcMi ,Đông Nam Bắc Mĩ Đông bắc Nam Mĩ ,Đông Nam Nam Mĩ _ở những vùng ven biển ,nơi có dòng biển lạnh đi qua thường có rừng lá kim hoặc rừng cận nhiệt đới ( như: Tây Nam Bắc Mĩ ,Đông bắc bắc Mĩ ,phía Tây Nam Mĩ c. Tài nguyên khoáng sản: Tất cả các lược đồ đều có chú thích tài nguyên khoáng sản của từng châu lục: Kim loại, phi kim, các loại rừng, . Do đó trong quá trình giảng dạy giáo viên cho học sinh tự xác định các tài nguyên khoáng sản trên lược đồ. Ví dụ bài 26: Thiên nhiên Châu Phi Hãy xác định trên lược đồ Châu Phi có các tài nguyên khoáng sản nào? Học sinh sẽ xác định từng loại tài nguyên khoàng sản trên lược đồ. Qua đó em có nhận xét gì tài nguyên khoáng sản ở Châu Phi? Do đó có nhiều khoáng sản nên học sinh trả lời: Châu Phi giàu tài nguyên khoáng sản,nhiều kim loại quí hiếm (vàng ,kim cương ,ura-nium ) +Dầu mỏ ,khí đốt :ở đồng bằng ven biển Bắc phi và tây phi (ven vịnh Ghi_nê) +sắt :Dãy núi Át lát +Vàng ;khu vực trung phi (gần xích đạo )và các cao nguyên +Cô ban ,man gan,đồng chì ,kim cương ,ura nium,các cao nguyên . III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ: Trong thực tế giảng dạy tùy theo yêu cầu nội dung cùa từng bài trong các Châu lục khác nhau, người dạy có thể thêm hoặc bớt, hay thay đổi thứ tự cách tiến hành sao cho đạt được yêu cầu của bài dạy và khả năng nhận thức của học sinh để hoạt động dạy và học đạt được hiệu quả. Năm 2008– 2009: - Trung bình trở lên: 95% - Dưới trung bình: 5% Năm 2009– 2010: - Trung bình trở lên: 96,3% - Dưới trung bình: 5% * Qua đó ta thấy được bước tiến bộ trong giảng dạy: - Học sinh đã khai thác được nội dung bài học trên lược đồ. - Khả năng tiếp thu của học sinh ngày càng nâng cao. - Học sinh không còn ngại tiếp xúc lược đồ - Học sinh trung bình yếu có thể xác định vài thông tin trên lược đồ - Học sinh khá giỏi đã quen dần và hứng thú trong giờ học thậm chí phát hiện ra vấn đề mới giúp cho giáo viên nâng cao tay nghề trong giảng dạy. * Hạn chế: - Một số em yếu chưa chịu khó khai thác lược đồ. _Bản thân có khoảng thời gian dài gần 10 năm xuống dạy bậc Tiểu học IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Trong quá trình thực hiện đề tài tôi thấy giáo viên cần phải: - Hướng dẫn học sinh tìm được vùng tiếp giáp của châu lục ta đang học trên lược đồ. - Hướng dẫn học sinh xác định được tọa độ địa lí. - Hướng dẫn học sinh xác định các kí hiệu thường dùng trên lược đồ. Trên đây là những kinh nghiệm nho nhỏ của bản thân tự rút ra trong quá trình giảng dạy, với mong muốn rằng chất lượng dạy và học của trường nói riêng của ngành giáo dục nói chung ngày càng nâng cao NGUYỄN THỊ LÀI

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuyen_de_dia_lop_7_9758.doc