Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bài viết của học sinh bậc THCS

1/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay học sinh có xu hướng xem nhẹ các bộ môn xã hội (nói chung) và bộ môn ngữ văn (nói riêng), chính vì thế chất lượng của bộ môn ngữ văn có phần giảm sút, học sinh không có hứng thú, say mê với môn học mà quay sang quan tâm đến các môn thời thượng như Tin học, Tiếng Anh, các môn tự nhiên đồng thời các em dành phần lớn thời gian rảnh rỗi của mình để chơi game, chát chứ không còn thói quen đọc sách tham khảo (nhất là các tác phẩm văn học kinh điển). Các em say mê với những bộ phim Hàn lãng mạn đầy nước mắt hay phim Mỹ đầy tính bạo lực mà quay lưng lại với những vần thơ lục bát uyển chuyển của dân tộc, những câu ca dao, tục ngữ nhẹ nhàng sâu lắng dễ đi vào lòng người. Trước thực trạng trên, mỗi giáo viên (nhất là các giáo viên phụ trách bộ môn ngữ văn) cần phải nỗ lực tạo ra những giờ học tốt cuốn hút học sinh, khiến học sinh say mê với tiết học, mong chờ đến tiết học. Truyền niềm say mê của mình đến các em. Tuy nhiên, làm được điều này không phải là một điều dễ bởi các em có nhiều điều để “quan tâm”, cuộc sống của đại đa số giáo viên hiện nay còn nhiều khó khăn là những rào cản khá lớn nên yêu cầu các giáo viên phải thật sự tâm huyết với nghề, hết lòng với học sinh, trong quá trình giảng dạy cần nhận ra những thuận lợi – khó khăn để kịp thời uốn nắn, sửa sai cho học sinh, giúp các em nhận ra những ưu điểm của mình để phát huy và những nhược điểm thường gặp để tránh nhằm đạt được những bài viết đúng trọng tâm, có chất lượng. Vì vậy, tôi mạnh dạn đưa ra những kinh nghiệm của bản thân trong công tác giáo dục tại Trường THCS Ngô Quyền những năm qua trong việc nâng cao chất lượng bài viết của học sinh trong phân môn Tập Làm Văn.

doc8 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5496 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bài viết của học sinh bậc THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ 1/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay học sinh có xu hướng xem nhẹ các bộ môn xã hội (nói chung) và bộ môn ngữ văn (nói riêng), chính vì thế chất lượng của bộ môn ngữ văn có phần giảm sút, học sinh không có hứng thú, say mê với môn học mà quay sang quan tâm đến các môn thời thượng như Tin học, Tiếng Anh, các môn tự nhiên… đồng thời các em dành phần lớn thời gian rảnh rỗi của mình để chơi game, chát… chứ không còn thói quen đọc sách tham khảo (nhất là các tác phẩm văn học kinh điển). Các em say mê với những bộ phim Hàn lãng mạn đầy nước mắt hay phim Mỹ đầy tính bạo lực mà quay lưng lại với những vần thơ lục bát uyển chuyển của dân tộc, những câu ca dao, tục ngữ nhẹ nhàng sâu lắng dễ đi vào lòng người. Trước thực trạng trên, mỗi giáo viên (nhất là các giáo viên phụ trách bộ môn ngữ văn) cần phải nỗ lực tạo ra những giờ học tốt cuốn hút học sinh, khiến học sinh say mê với tiết học, mong chờ đến tiết học. Truyền niềm say mê của mình đến các em. Tuy nhiên, làm được điều này không phải là một điều dễ bởi các em có nhiều điều để “quan tâm”, cuộc sống của đại đa số giáo viên hiện nay còn nhiều khó khăn là những rào cản khá lớn nên yêu cầu các giáo viên phải thật sự tâm huyết với nghề, hết lòng với học sinh, trong quá trình giảng dạy cần nhận ra những thuận lợi – khó khăn để kịp thời uốn nắn, sửa sai cho học sinh, giúp các em nhận ra những ưu điểm của mình để phát huy và những nhược điểm thường gặp để tránh nhằm đạt được những bài viết đúng trọng tâm, có chất lượng. Vì vậy, tôi mạnh dạn đưa ra những kinh nghiệm của bản thân trong công tác giáo dục tại Trường THCS Ngô Quyền những năm qua trong việc nâng cao chất lượng bài viết của học sinh trong phân môn Tập Làm Văn. II/ THỰC TRẠNG 1/ Thuận lợi + Trong những năm công tác tại Trường THCS Ngô Quyền, tôi nhận thấy trình độ tiếp thu của học sinh không đồng đều nhưng các em, trong thời gian lên lớp, đều cố gắng xây dựng bài, có chuẩn bị bài trước khi đến lớp. + Bản thân tôi cũng được sự quan tâm của BGH, các đồng nghiệp nên những khi tôi có công tác đột xuất các bạn đồng nghiệp đã dạy thay tôi nên em học sinh không phải nghỉ tiết. + Hiện nay, các giáo trình và tài liệu tham khảo rất đa dạng và phong phú, là nguồn tài liệu tham khảo tuyệt vời cho công tác soạn - giảng của giáo viên, giúp ích rất nhiều cho giáo viên theo kịp với xu thế đổi mới hiện nay. 2/ Khó khăn + Trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều, nhất là học sinh dân tộc ít người với học sinh người Kinh. + Các em học sinh dân tộc ít người vẫn lúng túng trong việc diễn đạt suy nghĩ của mình bằng tiếng phổ thông. + Các em đang trong độ tuổi mới lớn nên nhận thức còn hạn chế, đôi khi có những hành động, cử chỉ, lời nói…gây ức chế cho giáo viên đứng lớp. + Trường THCS Ngô Quyền là một trường còn có nhiều thiếu thốn về cơ sở vật chất nên các tài liệu bổ trợ cho công tác giảng dạy chưa có nhiều, giáo viên đứng lớp chưa có điều kiện áo dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy nên đa số các tiết dạy là “dạy chay”. + Xu thế hiện nay của các em học sinh là xem nhẹ các bộ môn xã hội, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bộ môn. B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I/ THỰC TIỄN GIẢNG DẠY Qua quá trình trực tiếp giảng dạy, học tập và nghiên cứu, tôi nhận thức được rằng: dạy – học văn đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu tìm hiểu và tiếp thu nó bằng cả trí óc lẫn tâm hồn. Có đôi khi chúng ta “cảm” được nhưng khi trình bày hiểu biết của mình lại không diễn đạt được hết điều mà chúng ta “cảm” được. Một bài viết trong phân môn Tập làm văn là kết quả tổng hợp của các lý thuyết về môn Ngữ văn, các hiểu biết về văn hóa, lịch sử, đời sống và kỹ năng diễn đạt. Để có được điều đó, học sinh phải trải qua một quá trình rèn luyện, đặc biệt là phải yêu thích, đam mê bộ môn Ngữ văn. Thế nhưng thực tế đáng buồn hiện nay là kết quả các bài viết của học sinh chưa cao, cá biệt một số bài còn rất yếu. II/ NGUYÊN NHÂN BÀI LÀM VĂN CHẤT LƯỢNG CHƯA CAO Trước thực trạng đáng buồn trên, chúng tôi đã cùng nhau bàn bạc và tìm hiểu nguyên nhân và rút ra được những nguyên nhân sau: + Khả năng và thời gian lên lớp của giáo viên là có hạn. + Giáo viên chưa phân loại từng đối tượng học sinh, chưa đi sát với các đối tượng và có các phương pháp giáo dục phù hợp nên hiệu quả giảng dạy chưa cao. + Thời gian học trên lớp là có hạn, các em chưa lĩnh hội đầy đủ các kiến thức ngay trên lớp + Bản thân học sinh chưa quan tâm thực sự tới môn học nên học hời hợt, đối phó. + Học sinh chưa đọc kỹ đề nên chưa hiểu rõ yêu cầu của đề dẫn tới việc làm bài thiếu ý, lạc đề. Đa số các em đọc đề xong là đặt bút viết ngay, đua với các bạn trong lớp về mặt thời gian mà không cần biết đến chất lượng bài viết của mình. Các em đã bỏ qua một số bước quan trọng khi làm một bài văn. Thông thường khi làm một bài văn phải qua bốn bước Bước 1: Đọc và phân tích đề Bước 2: Tìm ý – lập dàn ý Bước 3: Viết thành một bài văn Bước 4: Đọc và sửa chữa Tuy nhiên các em chỉ chú trọng vào bước 3 mà bỏ qua các bước còn lại nên dẫn tới việc bài viết lạc đề, thiếu ý, thậm chí có bài bố cục rất lộn xộn, không thể phân biệt rõ đâu là mở bài, thân bài, kết bài. + Vốn từ của học sinh còn nghèo nàn do đọc ít, trình độ nhận thức hạn hẹp, thiếu sự đầu tư vào tài liệu tham khảo để nâng cao vốn từ của mình. + Các em học sinh trong trường còn mắc nhiều lỗi chính tả như lẫn lộn các từ gần âm, sử dụng câu sai cấu trúc ngữ pháp, thiếu tính liên kết... trong bài viết của mình. III/ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BÀI VIẾT CỦA HỌC SINH 1/ Đối với giáo viên Do đặc điểm đặc thù của nghề nghiệp, người giáo viên luôn phải hướng tới việc phát triển nhân cách của học sinh. Sự tác động này thông qua kiến thức và kỹ năng và phẩm chất của người thầy. Chính vì vậy bản thân mỗi giáo viên cần phải: + Mỗi giáo viên phải có thế giới quan khoa học để làm nền tảng, định hướng thái độ của giáo viên trước các vấn đề thế giới tự nhiên, thực tiễn xã hội và thực tiễn nghề nghiệp + Người giáo viên phải có lý tưởng về nghề nghiệp trong sáng, luôn học tập, rèn luyện để nâng cao kiến thức, kỹ năng sư phạm, nắm bắt các phương pháp giảng dạy mới. Tích cực trau dồi để tổ chức tốt quá trình dạy học và giáo dục. + Người giáo viên ngữ văn luôn tiếp xúc với thế hệ trẻ. Muốn hoạt động sư phạm có sức thu hút và có tác dụng cảm hóa. Thuyết phục được các em đòi hỏi bản thân mỗi giáo viên phải có tâm hồn trong sáng, tươi trẻ, có tình cảm cao thượng, có thái độ khoan dung. Đạt được những điều trên giáo viên mới có khả năng phát huy sở trường của bản thân trong công tác giáo dục, đặc biệt là lòng yêu trẻ, yêu nghề, có thái độ cư xử công bằng, giàu tình thương, biết tự kiềm chế bản thân, gương mẫu để học sinh noi theo. Tôn trọng nhân cách và suy nghĩ của trẻ, biết hợp tác và tạo dựng bầu không khí dân chủ trong lớp học. + Lòng thương yêu học sinh là động lực mạnh mẽ giúp người giáo viên vượt qua những khó khăn về đời thường để làm tốt chức năng của một người “kĩ sư tâm hồn” với tinh thần trách nhiệm cao trong niềm vui say mê sáng tạo với ý chí không ngừng học hỏi để hoàn thiện mình và cống hiến cho sự nghiệp trồng người. + Trong hoạt động sư phạm hàng ngày, người giáo viên phải có kiến thức và kỹ năng giao tiếp ứng xử trong các tình huống (cả tình huống sư phạm cũng như tình huống trong quan hệ xã hội) + Người thầy luôn ý thức rèn luyện cho mình có những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho hoạt động giảng dạy (jyx năng thiết kế, kỹ năng tổ chức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhận thức, kỹ năng dạy học….) + Người thầy cần khéo léo và tế nhị, không nóng vội trong quá trình dạy học. + Trong quá trình dạy học luôn nhấn mạnh với học sinh tầm quan trọng của bốn bước làm một bài văn: Bước 1: Đọc và phân tích đề Đây là bước quan trọng giúp học sinh hiểu đề và định hướng được bài làm của mình. Khi làm thao tác này, học sinh phải tự đặt cho mình các câu hỏi đề thuộc kiểu bài gì? Nội dung chính mà đề yêu cầu là gì? Đồng thời gạch chân dưới các từ quan trọng trong đề để dễ nhận biết trong các bước tiếp theo Bước 2: Tìm ý – lập dàn ý Khi đã trả lời được câu hỏi Nội dung chính mà đề yêu cầu là gì? Học sinh dễ dàng định hướng được các ý sẽ làm trong bài. Sau khi đã định hình được các ý, các em lập được một dàn ý đại cương không khó khăn lắm. Việc thực hiện hai bước trên tốn của học sinh khoảng 15 phút trong 90 phút làm bài viết. Bước 3: Viết thành một bài văn Công việc viết thành một bài văn hoàn chỉnh chiếm phần lớn thời gian làm bài của học sinh, đây chính là quá trình khẳng định khả năng vận dụng kiến thức và sự hiểu biết của học sinh. Tuy nhiên, bài viết của các em thành công hay không vẫn chính là khả năng của các em nhưng chắc chắn các bài làm sẽ đủ ý (nếu các em làm tốt hai bước trên) Bước 4: Đọc và sửa chữa Đây là quá trình hoàn tất bài viết của học sinh và luôn nhắc nhở học sinh không nên bỏ qua bước này. + Giáo viên phải tận dụng và phát huy tối đa các tiết trả bài. Trong các tiết trả bài học sinh có cơ hội nhận ra những thiếu sót của mình. Đồng thời giáo viên và học sinh có dịp đối thoại với nhau về các ý tưởng của học sinh. Học sinh khá – giỏi thường tìm ra nhiều ý tưởng mới trong bài viết, tiết trả bài là một cơ hội để các em khẳng định ý tưởng của mình. + Chia nhóm đối tượng học sinh cũng là một phương pháp tốt để nâng cao chất lượng bài viết của học sinh, giáo viên sẽ tìm được phương pháp dạy học phù hợp cho từng đối tượng. Đối với nhóm học sinh khá giỏi: Giáo viên mở rộng, đào sâu, nâng cao vốn kiến thức đã học. Đối với nhóm học sinh trung bình: Giáo viên cũng cố kiến thức đã học. Rèn luyện cho các em những kỹ năng cần thiết và từng bước nâng cao kỹ năng cảm thụ và kỹ năng hành văn của các em Đối với nhóm học sinh yếu kém. Giáo viên cần hệ thống lại kiến thức cho các em theo hướng dễ nhớ nhất (phương pháp dạy học bằng sơ đồ là một ví dụ). cho các em những bài tập vừa sức để các em có điều kiện luyện tập. Tạo cho các em một quỹ thời gian ngoài giờ lên lớp để các em có thể tham khảo ý kiến của giáo viên về những kiến thức mà các em chưa hiểu. + Chất lượng bài viết phần lớn phụ thuộc vào bản thân học sinh. Nếu người giáo viên có cố gắng và nỗ lực đến đâu trong quá trình dạy học mà học sinh bất hợp tác thì quá trình cố gắng của người giáo viên là vô ích. Vì vậy giáo viên cần tạo hứng thú học tập cho học sinh. Định hướng, kèm cặp cho các em, nhất là các em học trung bình – yếu - kém. + Thường xuyên kiểm tra việc chuẩn bị bài và kiến thức của học học sinh thông qua các hình thức kiểm tra nhưng tránh gây áp lực, tránh để học sinh hiểu lầm là thầy cô trù dập. 2/ Đối với học sinh Giáo viên cần khuyến khích và hướng dẫn học sinh: + Tìm đọc các tài liệu liên quan tới bộ môn, nhất là các tác phẩm văn học được trích dẫn trong nhà trường để có sự hiểu biết một cách toàn diện về tác phẩm, các tác phẩm phê bình – bình luận văn học để nâng cao kiến thức cũng như vốn từ của mình. + Thường xuyên làm bài tập và chuẩn bị bài trước khi đến lớp. + Không dấu dốt, hỏi thầy những vấn đề mà mình chưa (không) hiểu. + Tận dụng tối đa thời gian học trên lớp để tiếp thu kiến thức và giải đáp những thắc mắc (nếu có) của mình. + Tạo nhóm học tập để trao đổi và trau dồi kiến thức của mình. + Làm cho mình một cuốn sổ tay văn học ghi những câu văn, đoạn (bài) thơ hay để làm ngữ liệu văn học cho riêng mình. + Thường xuyên rèn luyện chữ viết, rèn lỗi chính tả, thực hành việc sử dụng các loại câu trong các môn học. Luôn luôn ý thức học là cho mình. Cho tương lai của chính mình. C/ KẾT LUẬN I/ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG Sau một thời gian áp dụng các biện pháp trên, chất lượng bài viết của học sinh đã được nâng lên. Số lượng bài viết bị điểm kém giảm đi rõ rệt. Các bài viết đã có ý, được sắp xếp theo trình tự hợp lý. Cách trình bày khoa học, bố cục rõ ràng nhờ làm tốt thao tác lập dàn ý. Tuy nhiên vẫn còn một số em vẫn mắc lỗi diễn đạt và chính tả, đây là một vấn đề cần nhiều thời gian, công sức và sự hợp tác của cả thầy và trò. II/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM Trên đây là một số biện pháp mà tôi và các đồng nghiệp đã áp dụng, tuy kết quả đạt được chưa cao nhưng bước đầu đã cho kết quả khả quan, tạo được hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em hiểu và yêu môn văn hơn. Thầy trò đã có những buổi thảo luận sôi nổi về các vấn đề mà các em quan tâm và mong muốn có được. Tôi hi vọng, theo thời gian, qua thực tế giảng dạy, các biện pháp trên sẽ dần hoàn thiện hơn và đạt được kết quả như mong muốn khi xây dựng phương pháp này. Để đạt được kết quả cao hơn, bản thân tôi cần không ngừng học hỏi các đồng nghiệp, tài liệu, lắng nghe và tiếp thu sự góp ý của các đồng nghiệp. III/ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ + Nhà trường và các cấp liên quan quan tâm đầu tư hơn nữa cho bộ môn ngữ văn nhất là về tranh ảnh, các đầu sách phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập. + Tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh được tiếp cận CNTT trong quá trình dạy học, tránh tình trạng “dạy chay” như hiện nay. + Mong các đồng nghiệp và những người quan tâm góp ý để các biện pháp trên hoàn thiện hơn. Quảng Tân, ngày 20/9/2011 Người viết NGUYỄN HỒNG ANH NGUYỄN HỒNG ANH Trường THCS Ngô Quyền Xã Quảng Tân Huyện Tuy Đức Tỉnh Đăk Nông C/ Tài liệu tham khảo 1.Giáo trình tâm lí giáo dục 2. Giáo trình tâm lí học lứa tuổi 3. Tài liệu giáo dục học 4. Sách giáo khoa Ngữ văn 5. Sách giáo viên Ngữ văn 6. Sách thiết kế bài giảng 8. Tài liệu trên Internet

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bài viết của học sinh bậc thcs.doc
Luận văn liên quan