Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực trong học tập môn tiếng Anh cho học sinh khối 8

Từ những kinh nghiệm của riêng bản thân tôi được đúc kết qua từng tiết dạy, tôi càng nhận ra rằng phát huy được tính tích cực thì mới phát huy được khả năng giao tiếp của học sinh và mới cải thiện được kết quả học tập của các em. Bởi vậy, tôi luôn tìm mọi phương pháp để học sinh cảm thấy yêu thích môn học này, để các em có cơ hội được hòa mình vào với tập thể lớp và để các em thể hiện mình theo phong cách của riêng các em. Thực tế trong quá trình giảng dạy tôi luôn áp dụng phương pháp học mà chơi- chơi mà học. Theo tôi thấy, cái mà các em học được qua trò chơi hoặc thực hành sẽ nhanh và hiệu quả hơn so với việc các em chỉ ngồi nghe giảng một cách thụ động. Do đó, người giáo viên luôn phải tìm tòi, sáng tạo, biết cách vận dụng tất cả những đồ vật hay những ví dụ có ngoài cuộc sống thật để giúp học sinh vận dụng một cách có hiệu quả.

doc17 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 10071 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực trong học tập môn tiếng Anh cho học sinh khối 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.ĐẶT VẤN ĐỀ. Hiện nay tiếng Anh được sử dụng ở hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống và nó được coi là ngôn ngữ quốc tế số một trên thế giới. Vì thế việc dạy và học ngoại ngữ đang đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trước đây, việc giảng dạy ngôn ngữ chỉ chú tâm vào ngữ pháp và cấu trúc câu. Ở thời điểm đó, việc giảng dạy ngoại ngữ bị chi phối bởi phương pháp dạy truyền thống, trong đó giáo viên là người chi phối mọi hoạt động dạy và học trên lớp và môi trường học tập chủ yếu là môi trường lấy người dạy làm trung tâm. Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi của xã hội, phương pháp dạy học cũng thay đổi để đáp ứng nhu cầu sử dụng thành thạo các kĩ năng giao tiếp tiếng Anh ngày càng tăng. Chính nhu cầu này đã tạo ra đòi hỏi cao về chất lượng giảng dạy, cũng như về các nguồn và tài liệu phục vụ giảng dạy ngoại ngữ. Ngoài ra nhu cầu về phương pháp giảng dạy phù hợp hiện nay cũng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chính vì thế phương pháp giảng dạy chuyển từ phương hướng lấy người dạy làm trung tâm sang người học làm trung tâm. Ở đó người học được giao tiếp trong môi trường giao tiếp thật sự, được hoạt động theo cặp hay theo nhóm nhỏ để thực hiện các công việc cụ thể. Người học có cơ hội để bày tỏ ý kiến hay cảm xúc của mình và được đặt câu hỏi nếu chưa hiểu một vấn đề nào đó. Xuất phát từ thực tiễn và lý do trên, trong quá trình giảng dạy tôi đã tích cực tham khảo tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cũng như tham khảo ý kiến của bạn bè đồng nghiệp ở trong và ngoài nhà trường. Đặc biệt là sự cố gắng, nỗ lực của bản thân qua quá trình giảng dạy, tôi đã có thể khơi gợi được niềm đam mê, sự hứng thú, tích cực học tập trong các giờ học ngoại ngữ đối với các em học sinh lớp 8. Nhờ đó mà chất lượng và hiệu quả của môn học được nâng lên rõ rệt. Xin được nêu lên những kinh nghiệm đó qua đề tài "Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực trong học tập môn tiếng Anh cho học sinh khối 8” để bạn bè đồng nghiệp cùng tham khảo và đóng góp ý kiến bổ sung. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ. Trước hết chúng ta phải hiểu rằng: tích cực là một hiện tượng sư phạm, biểu hiện sự gắng sức cao về nhiều mặt trong hoạt động học tập. Nói đến tính tích cực học tập thực chất là nói đến tính tích cực nhận thức, nó được biểu hiện: Học sinh có nhu cầu tiếp thu kiến thức, kĩ năng, vận dụng kĩ năng để giao tiếp, gây hứng thú học tập, từ đây các em sẽ tự giác học tập, chủ động huy động vốn kinh nghiệm đã tích lũy (vốn từ, quy tắc ngữ pháp…..) để bắt chước, tái hiện, tìm tòi cách ứng xử và ứng xử sáng tạo trong các tình huống giao tiếp. Học sinh chủ động lựa chọn kiến thức và thao tác tư duy thích hợp để có những ứng xử ngôn ngữ cần thiết, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, biết bộc lộ nhận thức và sự hiểu biết của mình bằng lời nói, bài viết thông qua ngôn ngữ. Các em biết cách làm việc theo cặp, theo nhóm, hợp tác với bạn khi cần thiết trong quá trình luyện tập ngôn ngữ theo yêu cầu của giáo viên. Học sinh mong muốn được đóng góp thêm những thông tin mới thu nhận được từ những nguồn khác nhau, có khi vượt ra ngoài bài học… Có ba cấp độ biểu hiện tính tích cực học tập, đó là: Bắt chước -> Tìm tòi-> Sáng tạo. Từ tư duy tích cực tiến tới tư duy sáng tạo là kết quả quá trình hoạt động không ngừng của thầy và trò. Nên đòi hỏi người giáo viên phải tìm ra phương pháp dạy học phù hợp, đó là cách dạy hướng tới người học. Có một số mô hình học tập tích cực như: Học tập “dựa trên hứng thú”. Học qua “làm”. Học tập “đa giác quan” Dạy học dựa trên hứng thú thể hiện được sự quan tâm của giáo viên đối với học sinh. Thể hiện được tính thực tế, tính hữu dụng của nội dung học tập: Đem tới lớp những vật thật, đưa ra những tình huống sát thực, đưa học sinh đi thực tế... Ở mô hình này giáo viên phải chú ý đến học sinh, tôn trọng học sinh với tư cách một con người và thể hiện tình cảm ấm cúng, quan tâm, lắng nghe học sinh, chấp nhận suy nghĩ của học sinh, dành thời gian cho người học, thể hiện thái độ đánh giá cao với người học. Từ đó học sinh sẽ cố gắng hoàn thành một nhiệm vụ mà các em say mê, tự mình khám phá được điều gì đó. Học sinh sẽ có cảm giác mình sẽ làm được hoặc cảm giác “chợt hiểu ra”. Học tập qua “làm” có vai trò như sau: - Nói cho tôi nghe -> tôi sẽ quên - Chỉ cho tôi thấy -> tôi sẽ nhớ - Cho tôi tham gia -> tôi sẽ hiểu Hay nói cách khác: - Ta nghe- ta sẽ quên - Ta nhìn - ta sẽ nhớ - Ta làm - ta sẽ học được Đối với mô hình này học sinh sẽ phải tự tìm tòi, sáng tạo và giải quyết vấn đề. Có như vậy các em mới nhớ và hiểu bản chất của vấn đề. Học tập đa giác quan chính là việc học sinh vận dụng các giác quan sử dụng trong học tập. Trong đó: - Thị giác : 65% - Thính giác: 25% - Xúc giác: 6% - Khứu giác: 2% - Vị giác: 2% Từ đó ta có mô hình sau: Quan sát -> diễn giải -> thực hành -> chứng minh. Nói chung, để làm tốt được điều này thì giáo viên cần xây dựng tập thể lớp tự giác học tập. Từ đây các em thấy được tầm quan trọng của tính tự giác trong học tập và cảm thấy ham học, nỗ lực thi đua trong học tập. Thành công của một tiết dạy phụ thuộc rất nhiều vào sự tích cực của học sinh. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 1.Thực trạng chung: Việc dạy và học ngoại ngữ đang là mối quan tâm hàng đầu của nền giáo dục nước nhà để đáp ứng được với sự phát triển của xã hội. Thực tế cho thấy học sinh chỉ chú trọng học cấu trúc ngữ pháp cho nên các em không thể giao tiếp tiếng Anh thành thạo ngoài cuộc sống. Và các em còn khá chậm trong phản xạ nghe-nói tiếng Anh. Do đó, phải làm sao để nâng cao tính tích cực trong giờ học, đặc biệt là tích cực trong giao tiếp bằng tiếng Anh luôn là một vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Chính khả năng giao tiếp thành thạo của học sinh mới đánh giá được sự thành công của một tiết dạy. 2.Thực trạng đối với giáo viên: Bản thân tôi cũng như khi đi dự giờ một số đồng nghiệp, tôi thấy giáo viên có rất nhiều thiếu sót khi lên lớp. Dụng cụ giảng dạy còn khá sơ sài, chưa vận dụng được việc thật, vật thật vào bài dạy, do đó không mở rộng được khả năng giao tiếp của học sinh và chưa thật sự phát huy hiệu quả tính tích cực của các em. 3.Thực trạng đối với học sinh: Phần lớn các em đang còn bỡ ngỡ với cấu trúc bài học trong sách giáo khoa ở khối 8. Nếu ở khối 6, 7 mới chỉ là sự kết hợp các kĩ năng trong một tiết dạy thì lên lớp 8 các kĩ năng được tách biệt và chuyên sâu ở từng phần một. Trong khi đó vốn tiếng Anh của các em còn nhiều hạn chế nên các em ngại tham gia vào hoạt động giao tiếp. Một số em thì chán nản vì bài học ở khối 8 dài hơn, nhiều từ hơn và đòi hỏi các em phải hoạt động liên tục, tư duy nhanh. Một phần các em không chịu tham gia hoạt động nhóm tích cực vì không hợp với bạn cùng nhóm, hay còn ngại ngùng giữa bạn nam và bạn nữ. Chính những lý do đó cũng khiến học sinh không thể hiện hết mình và ngại giao tiếp. Thực trạng cho thấy sự cần thiết phải có những giải pháp tích cực, những phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh (vùng nông thôn, miền núi) với những biện pháp thực sự hữu hiệu. Trước khi áp dụng một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực trong học tập môn tiếng Anh cho học sinh, tôi đã tiến hành điều tra khảo sát chất lượng . Dưới đây là kết quả KSCL học sinh khối lớp 8 trường THCS Nguyễn Bến Thành TPHCM (vào thời điểm cuối tháng 9 năm 2012): Kết quả môn học Tổng số Giỏi Khá TB Yếu Kém 59 em 2 9 33 8 7 3.4% 15.3% 55.9% 13.6% 11.8% III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN. Sau đây là một số giải pháp mà tôi đã áp dụng trong quá trình giảng dạy bộ môn tiếng Anh khối 8 học kì I năm học 2012-2013 . Giải pháp thực hiện. Phần vào bài (Getting started). Trong tiếng Anh 8, phần vào bài được thể hiện ở mục “Getting started”. Mục đích của phần này là để học sinh cảm thấy hứng thú với chủ đề sắp học trong bài và để giáo viên tạo những nhu cầu giao tiếp cần thiết cho hoạt động của bài mới. Phần khởi động thường chỉ chiếm một thời gian ngắn so với cả bài học song vô cùng quan trọng. Nó có mục đích là chuẩn bị về tâm lý, kiến thức cho bài học mới, gây hứng thú cho bài học mới, là tiền đề để tạo một giờ học sôi nổi tích cực. Nếu làm tốt được phần này thì học sinh sẽ có hứng thú và sôi nổi hơn ở các phần sau. Vì thế, giáo viên cần phải đầu tư và lựa chọn các thủ thuật khác nhau để tránh gây nhàm chán cho học sinh. Tích cực sử dụng tranh ảnh hoặc vật thật (nếu có thể) để gây hấp dẫn cho bài học. Hoặc giáo viên cũng có thể cho học sinh chơi một số trò chơi nhỏ để khai thác các kiến thức cũ và dẫn dắt vào bài mới. - Ví dụ: Unit 8: Country life and city life (Lesson: Getting started, listen and read) Đầu tiên giáo viên sẽ dán hai bức tranh về thành phố và nông thôn lên bảng, rồi đặt câu hỏi cho từng bức tranh. Where is this? -> This is the city/ This is the country. Sau đó giáo viên dán các từ cho trước về chủ đề thành phố và nông thôn lên bảng nhưng không theo trật tự để yêu cầu học sinh sắp xếp. Giáo viên có thể lấy thêm các từ mà các em đã học ở các lớp trước để ôn lại các từ vựng luôn. Noisy fresh air friendly tall buildings kinds of goods fresh foods beautiful views entertainments traffic jam rice paddy supermarket quiet cinema peaceful Giáo viên có thể tổ chức hoạt động này cho lớp như sau: Giáo viên chia lớp thành hai đội, và yêu cầu thành viên hai đội lần lượt lên dán từ vào bên có bức tranh sao cho phù hợp với chủ đề được giao. Một đội là bức tranh với chủ đề thành phố, một đội là bức tranh về chủ đề nông thôn. Đội nào nhanh nhất và đúng nhiều từ nhất sẽ là đội chiến thắng. Bằng cách này tôi đã gây được sự hứng thú từ phía học sinh, các em biết cộng tác với nhóm để hoàn thành nhiệm vụ và đặc biệt là các em có thể dễ dàng phân biệt được các từ liên quan tới chủ đề mà các em sẽ học ở trong bài. Chính điều này sẽ giúp các em tự tin hơn và thoải mái hơn trong giờ học. Giới thiệu ngữ liệu (Listen and read). Giới thiệu ngữ liệu có thể là giới thiệu nội dung có liên quan đến chủ đề bài học có thể là giới thiệu từ vựng, ngữ pháp, hay chức năng ngôn ngữ thông qua bài hội thoại. Giáo viên nên chuẩn bị tranh, các giáo cụ trực quan để làm rõ tình huống, ngữ cảnh của bài hội thoại, thông qua đó làm rõ nghĩa của từ mới hay chức năng, cách sử dụng cấu trúc mới. Trong phần này giáo viên cố gắng khai thác, gợi mở để học sinh tự khám phá, tự mình muốn tìm hiểu vấn đề một cách tích cực. - Ví dụ: Unit 13: Festivals (Lesson: Getting started, listen and read). Trong bài này giáo viên muốn giới thiệu cấu trúc “Compound words”: rice-cooking….. Giáo viên có thể sử dụng bức tranh về lễ hội nấu cơm và hỏi: “What is the festival?” Giáo viên khuyến khích học sinh diễn đạt bằng tiếng Anh. Nếu không thể diễn đạt bằng tiếng anh thì giáo viên gợi ý từng từ để học sinh ghép lại. Ví dụ giáo viên có thể hỏi “Cơm trong tiếng anh là gì?” học sinh trả lời “rice”, sau đấy lại hỏi từ “nấu nướng trong tiếng anh là gì?” học sinh trả lời “ cooking”. Vậy ghép hai từ này lại chúng ta sẽ có từ : rice-cooking (nghĩa là nấu cơm). Sau đó học sinh có thể tự đưa ra câu trả lời: “ It is rice-cooking festival”. Như vậy giáo viên có thể đưa ra cấu trúc và giải thích cho học sinh một cách dễ dàng hơn vì lúc này các em đã hiểu được vấn đề và các em cũng có thể tự đặt các từ khác như: fire-making, water-fetching…. Dạy kĩ năng nói (speak). Sau phần giới thiệu ngữ liệu là phần luyện tập nói, với các hình thức bài tập và hoạt động ở mỗi bài khác nhau nhằm luyện tập sử dụng các trọng tâm cấu trúc ngữ pháp, hay từ vựng để diễn đạt các chức năng ngôn ngữ theo các chủ đề và tình huống có liên quan đến bài học. Giáo viên cần phải sử dụng thường xuyên các hình thức luyện tập theo cặp, theo nhóm để các em có cơ hội được giao tiếp bằng tiếng Anh. Giáo viên cần phải xếp nhóm xen kẽ giữa học sinh yếu và học sinh học khá hơn để các em bổ trợ cho nhau. Học sinh học yếu có thể học hỏi các bạn học khá ở trong nhóm. Giáo viên nên tổ chức thi đua giữa các nhóm để tạo không khí sôi nổi và để học sinh thỏa sức diễn đạt bằng tiếng Anh. Đặc biệt trong bài này giáo viên cố gắng chỉnh phát âm và ngữ điệu cho học sinh để các em tiếp cận được phong cách của người bản ngữ. Ví dụ: Unit 13: Festivals (lesson: Speak) Sau khi giới thiệu ngữ liệu và ngữ cảnh giáo viên chuẩn bị tranh, bìa cứng có sẵn đoạn hội thoại được đảo trật tự các câu như sau: Sau đó giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ, mối nhóm 6 học sinh yêu cầu các em sắp xếp lại trật tự của đoạn hội thoại vào tờ giấy A4 rồi dán đáp án lên bảng. Yêu cầu hai em trong đội đóng vai đọc lại đoạn hội thoại. Đội nào nhanh nhất và nói đúng ngữ âm, ngữ điệu nhất sẽ là đội chiến thắng. Từ đoạn hội thoại mẫu này giáo viên lại tiếp tục yêu cầu học sinh làm việc theo cặp và xây dựng đoạn hội thoại theo chủ đề tự chọn: A village festival. A school festival. A spring festival. A harvest festival. A flower festival. Sau đó giáo viên sẽ tổ chức một cuộc thi nhỏ. Chọn ra 3 học sinh khá trong lớp làm giám khảo. Chọn ra 5 cặp đại diện. Mỗi cặp sẽ có 3 phút để đóng vai. Cặp nào nội dung hay, ngữ âm tốt, biểu đạt được cảm xúc thì sẽ đạt điểm cao nhất. Giáo viên có thể dành phần thưởng cho các em chiến thắng bằng điểm 10, như vậy sẽ khuyến khích được tinh thần học tập của học sinh. Các em sẽ có động lực, sự hăng say để cố gắng giao tiếp bằng tiếng Anh . Dạy kĩ năng nghe (Listen). Giáo viên nên thực hiện ba bước dạy nghe: trước khi nghe, trong khi nghe và sau khi nghe. Giáo viên cần phải phối hợp các kĩ thuật dạy học cho khéo bởi vì kĩ năng nghe tương đối khó đối với học sinh. Do đó giáo viên phải kết hợp ba bước cho thật nhịp nhàng. Ví dụ: Unit 12 : A vacation abroad (Lesson: Listen) Trước khi nghe giáo viên nên dùng tranh về thời tiết và giới thiệu các từ có liên quan tới thời tiết, cách nói nhiệt độ cao hay thấp. Sau đó giới thiệu ngữ cảnh học sinh sẽ nghe. Như vậy học sinh sẽ phần nào đoán được những từ mình sẽ nghe và gây được sự chú ý cho các em. Hoạt động sau khi nghe cũng rất quan trọng, nó sẽ giúp học sinh luyện tập sâu bài vừa nghe và giúp các em bắt chước sao cho phát âm chuẩn, ngữ điệu hay. Ví dụ sau khi nghe bài về dự báo thời tiết các thủ đô trên thế giới, giáo viên có thể tổ chức lớp thành 3 đội. Giáo viên tổ chức cuộc thi làm bản tin dự báo thời tiết 3 miền ở trong nước và thời tiết ở TPHCM ngày và đêm đang diễn ra bài học. Sau đó giáo viên gọi 3 em đại diện cho mỗi đội lên thi cuộc thi “MC dự báo thời tiết”. Giáo viên sẽ là người nhận xét, cho điểm và trao giải nhất , nhì, ba. Thực tế cho thấy sau khi áp dụng hoạt động này, học sinh rất thích thú vì chủ đề này rất gần gũi với các em, các em có thể nói được thời tiết hiện tại ở các vùng, hơn nữa nó cũng là động lực chắp cánh ước mơ trở thành MC cho một số học sinh có năng khiếu. Dạy kĩ năng đọc (read). Giáo viên cũng thực hiện ba bước dạy đọc (trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc). Giáo viên nên đơn giản hóa bài đọc bằng cách đưa ra một số bài tập đơn giản như đưa ra một số câu nhận định đúng sai (T/F statements), sắp xếp lại vị trí các câu theo đúng trình tự nội dung câu chuyện (Odering), dùng tranh và đặt câu hỏi để học sinh đoán nội dung, yêu cầu học sinh đặt một số câu hỏi mà các em hi vọng bài đọc sẽ trả lời….Để tránh nhàm chán, giáo viên nên thay đổi các thủ thuật sao cho phù hợp với nội dung kiểu bài. Các bài đọc trong sách lớp 8 tương đối dài với lượng từ mới phong phú nên học sinh dễ chán và không tích cực. Do đó, giáo viên phải tạo ra các hoạt động để thu hút sự chú ý của học sinh và để các em tích cực trong giờ học là vô cùng quan trọng. Ví dụ: Unit 13: Festivals (Lesson read) Trước khi dạy bài mới, thay vì một số các hoạt động quen thuộc giáo viên có thể tổ chức trò chơi đoán tên bài hát “We wish marry chrismas” vì học sinh sắp được học bài về lễ giáng sinh nên giáo viên sử dụng bài hát này để tạo sự hứng thú cho các em. Giáo viên cho biết tên bài hát sẽ có 4 từ, sau đó cho cả lớp nghe bài hát và yêu cầu học sinh đưa ra câu trả lời. Tiếp đó giáo viên có thể bắt đầu vào bài đọc một cách dễ dàng. Sau bài học nếu còn thời gian giáo viên cho học sinh học hát bài này : We wish you a Merry Christmas We wish you a Merry Christmas; We wish you a Merry Christmas; We wish you a Merry Christmas and a Happy New Year. Good tidings we bring to you and your kin; Good tidings for Christmas and a Happy New Year. Thay cho tranh ảnh trong sách giáo khoa giáo viên nên chuẩn bị nhiều tranh ảnh sinh động khác về lễ giáng sinh, hay thiệp giáng sinh thật, và tốt nhất giáo viên nên có một ông già nô en bằng bông, hay một cây thông nô en bằng nhựa các em dễ hình dung và dễ nhớ. Đồng thời, những vật thật này sẽ giúp cho các em có một không khí như đang tham gia chính lễ hội này. Hay ví dụ ở Unit 4: Our past (Lesson: Read) Trước khi đọc giáo viên cho học sinh các bức tranh không theo trật tự và yêu cầu sắp xếp thành một câu chuyện hợp lý. Câu chuyện cổ tích này thật sự rất quen thuộc với học sinh từ thủa bé và học sinh rất thích. Đó cũng là câu chuyện mà các em sắp được học: “The lost shoe” (Chiếc giầy bị mất ) Sau khi tìm hiểu bài đọc xong giáo viên nên dành vài phút để cho một học sinh nào đó nhìn vào tranh và kể lại toàn bộ câu chuyện bằng tiếng Anh. Như vậy các em có thể thuộc bài luôn ở lớp và rèn luyện luôn khả năng nói tiếng Anh của mình. Dạy kĩ năng viết (Write) Giáo viên cũng thực hiện ba bước dạy viết (trước khi viết, trong khi viết và sau khi viết). Giáo viên có thể kích thích sự hứng thú của học sinh vào bài viết bằng cách sử dụng giáo cụ trực quan, tranh vẽ minh họa về chủ đề viết, thiết lập một tình huống cho bài viết, thảo luận loại bài viết: một lá thư, một câu chuyện……Giáo viên cần làm tốt phần hướng dẫn mẫu qua các bài tập đọc bằng cách cho học sinh nói theo cặp, nhóm thông qua một số câu hỏi, cho chơi trò một số trò chơi ngôn ngữ, kể một câu chuyện…. Qua đó giáo viên lập dàn ý lên bảng, yêu cầu học sinh sử dụng dàn ý làm cơ bản để viết. Giáo viên cũng cần phải yêu cầu học sinh chuẩn bị trước ở nhà, các em cần phải có thêm nhiều từ, nhiều cấu trúc câu và ý tưởng cho bài viết của mình thêm sinh động. Ví dụ: Trước khi dạy bài Unit 13: Festivals (Lesson write) tôi yêu cầu học sinh chuẩn bị các từ ngữ liên quan tới một lễ hội mà các em từng tham gia hoặc nhìn thấy. Nếu học sinh chuẩn bị kĩ ở nhà thì khi tới lớp các em không cần phải mất thời gian tìm từ và bài viết sẽ trôi chảy hơn. Các em sẽ có cơ hội để trình bày bài viết của mình trước lớp và sẽ có được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn bè. Có như vậy các em mới có thể tiến bộ và phát huy hết khả năng của mình. 2. Các biện pháp tổ chức thực hiện: a) Sử dụng tối đa các phương tiện dạy học. Có thể nói một trong những yếu tố quan trọng để phát huy tính tích cực của học sinh chính là các giáo cụ trực quan. Do đó giáo viên cần phải tận dụng tối đa các phương tiện dạy học như: Tranh, loa, đài, băng đĩa và máy chiếu. Giáo viên cũng cần phải đầu tư dùng vật thật để dạy. Ví dụ: Để dạy bài Đọc Unit 3 tôi đã mang các thứ sẵn có trong nhà như thuốc tây, diêm, kéo, hạt tròn…..để dạy “Đề phòng an toàn trong gia đình”. Nhờ những vật thật này học sinh sẽ tiếp thu bài nhanh hơn, thú vị hơn, đồng thời các em đỡ bị gò bó trong khuôn khổ sách giáo khoa. Qua đó, các em có thể hiểu được luôn nội dung của bài đọc muốn nói tới cái gì. Tóm lại, giáo viên phải luôn luôn biết tận dụng những thứ xung quanh mình có thật ngoài cuộc sống để thay thế cho tranh ảnh trong sách giáo khoa. Những cái học sinh nhìn thấy thì các em sẽ nhớ lâu hơn, tiếp thu bài nhanh hơn. b) Lựa chọn kĩ thuật dạy học khéo léo. Kĩ thuật dạy học là một trong những phần không thể thiếu trong dạy và học ngoại ngữ. Giáo viên cần phải sử dụng một cách khéo léo và đúng với kiểu bài lên lớp. Ví dụ khi dạy kĩ năng đọc hiểu giáo viên cần phải sử dụng kĩ thuật cho phù hợp với ba bước: Trước khi đọc: Giáo viên có thể dùng các kĩ thuật như: + True/False statement prediction. + Odering the sentences. + Ordering the picture. + Answer the question. + Network Trong khi đọc: Giáo viên có thể dùng các kĩ thuật như: + Check/ tick the correct answers. + True/ False + Complete the sentences. + Fill in the chart. + Make a list of. + Matching. + Answer the question on the text. + etc… Sau khi đọc: Giáo viên có thể dùng các thủ thuật sau: + Summarize the text. + Arrange the events in order. + Give the title of the reading text. + Give comments, opinions on the characters in the text; + Rewrite the stories from jumbled sentences/ words/visual cues; + Role- play basing on the text; + Develop another story basing on the text; + Tell a similar event on... + Personalized tasks (write/ talk about your own school...) + etc. Đối với các kĩ năng nói, nghe, viết hay dạy kiến thức ngôn ngữ giáo viên cũng cần phải lựa chọn kĩ thuật cho phù hợp với từng kĩ năng và từng bước. Ngoài ra giáo viên cũng cần phải kết hợp các kĩ năng trong cùng một tiết dạy. Ví dụ như sau bài đọc giáo viên cho học sinh luyện nói theo chủ đề vừa học. Hoặc sau bài nghe giáo viên cũng cho học sinh luyện nói hoặc đọc một đoạn văn có cùng một chủ đề. c) Sử dụng trò chơi ngôn ngữ để phát huy tính tích cực của học sinh. Trò chơi ngôn ngữ đang là một trong những biện pháp tích cực để tăng sự hứng thú cho học sinh, khiến học sinh luôn trong tư thế sẵn sàng tham gia giờ học. Trò chơi ngôn ngữ giúp học sinh biết cộng tác nhóm và cạnh tranh với những nhóm khác. Sự cạnh tranh chính là sự khích lệ, thúc đẩy họ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Và hơn nữa khi tham gia vào trò chơi học sinh như được xóa đi khoảng cách giữa thầy và trò, giữa những học sinh khá giỏi và học sinh yếu kém, giúp các em tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Anh. Đó cũng là biểu hiện của một môi trường thân thiện, lành mạnh trong giờ học. Sau đây tôi xin giới thiệu một số những trò chơi mà tôi áp dụng từ các “game show” trên truyền hình mà học sinh hưởng ứng rất tích cực. Trò chơi “đối mặt”: Trò này có thể áp dụng cho Unit 4: Our past. Mục đích của trò này là ôn lại các động từ bất quy tắc mà các em đã học. Giáo viên chọn 8 học sinh lên chơi trò chơi và đứng thành vòng tròn. Các em sẽ được bốc thăm thứ tự và bắt đầu chơi. Các em sẽ phải lần lượt đưa ra cặp động từ thường và động từ bất quy tắc của nó mà không được phép lặp lại. Ai không có câu trả lời hay trả lời lặp lại sẽ bị loại khỏi trò chơi. Em còn lại cuối cùng sẽ dành chiến thắng. Make-made Hold-held Go-went Run-ran Come-came Do-did Have-had Speak-spoke Trò chơi “Ai là triệu phú”. Trò chơi này có thể áp dụng như sau: giáo viên đặt câu hỏi và đưa ra 4 phương án trả lời để học sinh lựa chọn. Giáo viên có thể chia lớp thành hai đội nhỏ và thi giữa hai đội. Mỗi câu trả lời đúng là 10 điểm. Đội nào nhiều điểm nhất sẽ là đội chiến thắng. Trò chơi “Chiếc nón kì diệu”. Trò chơi này là để đoán từ, có thể là từ chủ đề của bài. Ví dụ: Unit15: Computers. Giáo viên cho 9 ô chữ để ghép thành từ: “computers”. Giáo viên chia lớp thành 3 đội và đoán các chữ cái, đội nào đoán sai sẽ mất lượt, đội nào đoán đúng một chữ cái được 10 điểm, đội nào đoán được cả từ sẽ được 20 điểm và đội nhiều điểm nhất sẽ là đội chiến thắng. d) Tổ chức chia lớp theo nhóm học tập. *Chia nhóm tại lớp. Giáo viên cần phải nắm rõ năng lực và tính cách của học sinh để phân nhóm và chỗ ngồi cho học sinh thật hợp lý. Bởi vì trong giờ học ngoại ngữ các em luôn phải giao tiếp và cộng tác với nhau, do đó chỗ ngồi và chia nhóm rất quan trọng trong giờ học. Tôi đã tiến hành bố trí các em có học lực khá giỏi đến yếu kém trong cùng một nhóm, giữa các nhóm có trình độ tương đương nhau (không quá chênh lệch) để tránh tình trạng nhóm này lấn lướt nhóm kia dẫn đến một lớp học không đồng đều trong phát biểu xây dựng bài. Mỗi nhóm cử ra một nhóm trưởng có học lực tốt nhất. Nhóm trưởng này có nhiệm vụ: Quản lý nhóm mình trong quá trình học tập môn tiếng Anh. Hướng dẫn, giúp đỡ, giải thích những bài tập khó mà một số bạn trong nhóm không làm được. Việc học tập theo nhóm ngay tại lớp là rất bổ ích, các em học yếu hoặc chán học tiếng Anh có cơ hội gia nhập, hòa mình vào phong trào của nhóm với mong muốn đóng góp ý kiến của mình cho nhóm để thi đua với các nhóm khác. Trong giờ dạy tôi luôn quan tâm tới các em học yếu hơn để các em có cơ hội được diễn giải ý kiến của mình, tạo điều kiện cho các em trả lời những câu hỏi dễ, sau đó mới sang khó dần để các em có thêm tự tin và không cảm thấy bị xấu hổ với các bạn trong nhóm và cả lớp. * Học nhóm tại nhà. Thông thường học ngoại ngữ chỉ với 3 tiết trên lớp mỗi tuần theo tôi là không đủ. Về nhà các em sẽ quên những gì mình đã học nếu như các em không trao đổi thường xuyên với nhau. Bởi vậy tôi yêu cầu học sinh học theo nhóm ở nhà hai lần mỗi tuần và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm. Tôi cho các nhóm bốc thăm các chủ đề gần gũi với bài học trên lớp để ở nhà các em thảo luận và đóng góp ý kiến cho chủ đề đó. Ví dụ: khi học bài Unit 11: Travelling around Viet Nam. Tôi yêu cầu học sinh bắt thăm 4 địa danh: Sa Pa, Da Lat, Nha Trang, Ha Long bay. Mỗi nhóm phải giả sử nói về chuyến đi của mình tới nơi này và kể lại trước lớp vào hôm sau. Theo tôi cách học nhóm này thật sự có hiệu quả phát huy tối đa khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của học sinh. IV. KIỂM NGHIỆM Qua quá trình áp dụng những biện pháp mới vào thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh ngày càng có nhiều tiến bộ về học tập: - Học sinh có hứng thú và tích cực hơn trong mọi hoạt động. - Các tiết học trở nên sôi nổi và sinh động hơn. - Các em học sinh yếu kém cũng tự tin hơn khi hội thoại mà không còn sợ sai hay tự ty với các bạn khác. So sánh kết quả 2 lần khảo sát chất lượng: * Lần 1: KSCL vào đầu năm học 2012-1013 (thời điểm cuối tháng 9 năm 2012): Tổng số Giỏi Khá TB Yếu Kém 50 em 4 7 24 8 7 3.4% 15.3% 55.9% 13.6% 11.8% * Lần 2: KSCL cuối học kì I năm học 2012 -2013: Tổng số Giỏi Khá TB Yếu Kém 50em 10 21 26 2 0 8.5% 30.5% 52.5% 8.5% 0% Kết quả trên cho thấy rõ ràng tác động của những biện pháp mới được áp dụng vào giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh là rất tích cực, có khả quan. Bước đầu mang lại những kết quả đáng phấn khởi; chất lượng được cải thiện rõ rệt. Nhưng điều quan trọng hơn mà tôi cho là thành công đó là c¸c em ®· nhËn thøc một cách s©u s¾c vÒ tÇm quan trọng cña m«n häc. Có lẽ vì vậy mà tØ lệ học sinh khá giỏi tăng cao, đồng thời hạn chế ®­îc tỉ lệ học sinh yếu kém. C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT I. Kết luận: Từ những kinh nghiệm của riêng bản thân tôi được đúc kết qua từng tiết dạy, tôi càng nhận ra rằng phát huy được tính tích cực thì mới phát huy được khả năng giao tiếp của học sinh và mới cải thiện được kết quả học tập của các em. Bởi vậy, tôi luôn tìm mọi phương pháp để học sinh cảm thấy yêu thích môn học này, để các em có cơ hội được hòa mình vào với tập thể lớp và để các em thể hiện mình theo phong cách của riêng các em. Thực tế trong quá trình giảng dạy tôi luôn áp dụng phương pháp học mà chơi- chơi mà học. Theo tôi thấy, cái mà các em học được qua trò chơi hoặc thực hành sẽ nhanh và hiệu quả hơn so với việc các em chỉ ngồi nghe giảng một cách thụ động. Do đó, người giáo viên luôn phải tìm tòi, sáng tạo, biết cách vận dụng tất cả những đồ vật hay những ví dụ có ngoài cuộc sống thật để giúp học sinh vận dụng một cách có hiệu quả. Ngoài ra giờ dạy có thật sự thành công hay không nó còn phụ thuộc vào sự khéo léo của giáo viên và sự hăng say của học sinh. Tôi luôn mong rằng mỗi giờ học trên lớp thực sự là một giờ học bổ ích đối với các em. Vì vậy tôi luôn cố gắng để có được một giờ học thân thiện, tích cực, mang được những nét sắc thái riêng theo đúng đúng đặc thù môn học. Víi kÕt qu¶ kh¶ quan nh­ ®· nªu trªn, t«i nghÜ trong nh÷ng n¨m häc tiÕp theo t«i sÏ tiÕp tôc vËn dông vµo gi¶ng d¹y, ®ång thêi tÝch cùc tham kh¶o thªm ý kiÕn, kinh nghiÖm cña b¹n vÌ ®ång nghiÖp, tÝch cùc t×m tßi, s¸ng t¹o h¬n n÷a ®Ó s¸ng kiÕn nµy ngµy cµng ®­îc hoµn thiÖn h¬n, gãp phÇn n©ng cao chÊt l­îng d¹y häc bé m«n. II. Đề xuất, kiến nghị: 1. MÆc dï s¸ng kiÕn ®· ®em l¹i nh÷ng kÕt qu¶ rÊt tÝch cùc nh­ ®· nªu trªn, song còng kh«ng thÓ tr¸nh khái nh÷ng h¹n chÕ vµ thiÕu sãt. RÊt mong ®­îc b¹n bÌ ®ång nghiÖp ®ãng gãp ý kiÕn ®Ó s¸ng kiÕn ®­îc ®Çy ®ñ hoµn chØnh h¬n. 2. KÝnh mong l·nh ®¹o ngµnh Gi¸o dôc quan t©m h¬n n÷a, ®Çu t­, cung cấp thªm các thiết bị nghe, nhìn, máy chiếu cho phòng học ngoại ngữ. Thực tế nếu học sinh được học thêm tiếng Anh qua băng hình thì sẽ cải thiện được khả năng phát âm rất nhiều, và học sinh sẽ dễ thuộc bài hơn. 3. Nhà trường và cấp trên cũng cÇn hç trî thªm kinh phí để tổ chức các buổi ngoại khóa ngoại ngữ cho học sinh để các em có cơ hội trao đổi kiến thức và có môi trường giao tiếp thật sự. Trên đây là tất cả những kinh nghiệm và đề xuất để nâng cao chất lượng dạy và học môn ngoại ngữ. Tôi rất mong được sự chia sẻ của các bạn. XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Bến Thành , ngày 20 tháng 03 năm 2013 . Người thực hiện Nguyễn Thị Thanh MỤC LỤC Trang A. ĐẶT VẤN ĐỀ. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. Cơ sở lý luận của vấn đề. II.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 1.Thực trạng chung 2.Thực trạng đối với giáo viên 3. Thực trạng đối với học sinh III.Các giải pháp và tổ chức thực hiện 1.Các giải pháp thực hiện. a. Phần vào bài (Getting started) b. Giới thiệu ngữ liệu (Listen and read) c. Dạy kĩ năng nói (Speak) d. Dạy kĩ năng nghe (Listen) e. Dạy kĩ năng đọc (Read) f. Dạy kĩ năng viết (Write) 2. Các biện pháp tổ chức thực hiện. a.Sử dụng tối đa các phương tiện dạy học. b.Lựa chọn kĩ thuật dạy học khéo léo. c.Sử dụng trò chơi ngôn ngữ để phát huy tính tích cực của học sinh d.Tổ chức chia lớp theo nhóm học tập VI.Kiểm nghiệm. C.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1 2 3 3 3 3 3 4 4 4 5 6 8 9 10 11 11 11 12 14 14 15

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbien_phap_de_phat_huy_tinh_tich_cuc_hoc_tieng_anh_cho_hoc_sinh_khoi_8_3725.doc
Luận văn liên quan