Một số biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho học sinh qua sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông

- Đối với nội dung chương trình, SGK: cần thiết bổ sung thêm nguồn TLTK phù hợp. Bên cạnh đó, cần có tài liệu nói về TLTK và hướng dẫn về cách sử dụng TLTK. - Đối với sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường: phụ huynh cần hỗ trợ, tạo điều kiện đồng thời động viên khuyến khích HS tự giác rèn luyện kỹ năng tự học. Nhà trường cần có những khóa đào tạo, bồi dưỡng GV thường xuyên về chuyên môn, các chuyên đề về biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học cho HS THPT. - Đối với GV: cần tăng cường trau dồi về chuyên môn, nghiệp vụ, GV phải thực sự đầu tư thời gian, công sức để sưu tầm, chọn lọc những TLTK quý, khoa học. Những nhiệm vụ giao về nhà cho HS phải gây được hứng thú cho các em, vừa đảm bảo trình độ chung vừa có sự phân hóa. Ngoài ra, GV cần có sự đánh giá, động viên HS kịp thời để khuyến khích lòng say mê học hỏi, tìm tòi cho các em. - Đối với HS: HS phải có thái độ học tập nghiêm túc, nhận thức được vai trò của việc phát triển kỹ năng tự học với TLTK trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Việc phát triển kỹ năng cần được thực hiện tự giác, thường xuyên, kiên trì ở trên lớp, ở nhà và trong các hoạt động ngoại khóa bởi đây là kỹ năng cần thiết, không thể thiếu trong quá trình học tập của HS.

pdf29 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 5890 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho học sinh qua sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tính tích cực của HS trong dạy học Lịch sử ở trường THCS” của GS Phan Ngọc Liên, PGS Trịnh Đình Tùng, tác phẩm “Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở trường phổ thông” của GS TS Nguyễn Thị Côi, cuốn “Hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử ở trường THCS” do PGS Trịnh Đình Tùng chủ biên Vấn đề tự học đã được luận bàn sôi nổi trên các tạp chí như: Giáo dục và thời đại; Nghiên cứu giáo dục; Nghiên cứu Lịch sử; tạp chí Giáo dục. Các bài viết của tác giả Nghiêm Đình Vì, PGS Trịnh Đình Tùng, Th.S Võ Hoàng Ngọc, Vũ Duy Yên, PGS TS Nguyễn Văn Đản, GS Phan Trọng Luận, Nguyễn Thị Thế Bình... đã đi sâu nghiên cứu vào các khía cạnh khác nhau của vấn đề tự học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn. Bên cạnh đó, vấn đề tự học cũng được đi sâu tìm hiểu qua nhiều luận án và luận văn thạc sĩ Như vậy, có không ít các công trình nghiên cứu về vấn đề tự học và kỹ năng tự học qua TLTK. Các tài liệu tập trung nghiên cứu khá sâu sắc và hệ thống về mặt lý luận: vai trò ý nghĩa, hình thức, các biện pháp phát triển kỹ năng tự học... Tuy nhiên chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu việc phát triển kỹ năng tự học qua sử dụng TLTK. Những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước chính là nguồn tài liệu quý báu, là những căn cứ, gợi ý có giá trị cho chúng tôi thực hiện luận văn này. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình dạy học môn Lịch sử ở trường THPT 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài không đi sâu nghiên cứu vấn đề tự học nói chung, mà tập trung nghiên cứu vấn đề phát triển kĩ năng tự học với TLTK cho HS và đề xuất một số biện pháp sư phạm nhằm phát triển kỹ năng tự học qua sử dụng TLTK cho HS trong dạy học lịch sử ở trường THPT. Do thời gian hạn chế nên đề tài giới hạn việc vận dụng các biện pháp phát triển kỹ năng tự học qua sử dụng TLTK cho HS trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954 lớp 12 THPT (chương trình chuẩn) - Phần thực nghiệm, chúng tôi chỉ tiến hành qua một bài học trên lớp. - Phạm vi thực nghiệm giới hạn ở một số trường phổ thông tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc như: THPT Phạm Hồng Thái (Hà Nội), THPT Trần Hưng Đạo (Hà Nội), THPT Hồng Thái (Đan Phượng, Hà Nội), THPT Hùng Vương (Thái Bình), THPT Chuyên Hạ Long (Quảng Ninh), THPT Chuyên Amsterdam (Hà Nội), Trung tâm GDTT Thuận Thành (Bắc Ninh) 5. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở khẳng định tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng tự học với TLTK cho HS THPT, đề tài đi sâu đề xuất một số biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho HS qua sử dụng TLTK trong dạy học lịch sử ở trường THPT (vận dụng qua phần LSVN giai đoạn 1945-1954, lớp 12 THPT - Chương trình chuẩn). 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về tự học nói chung và tự học của HS qua sử dụng TLTK lịch sử nói riêng. - Tìm hiểu thực tiễn việc phát triển kỹ năng tự học của HS THPT qua sử dụng tài liệu tham khảo. - Tìm hiểu khái quát chương trình Lịch sử THPT và đi sâu tìm hiểu chương trình Lịch sử Việt Nam 1945-1954 làm căn cứ để xác định, đề xuất một số biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho HS qua sử dụng TLTK. - Thực nghiệm sư phạm và đánh giá hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: sưu tầm, đọc và phân tích các nguồn tài liệu như: sách, báo, Internet, tạp chí, luận văn, luận án... - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm: quan sát, dự giờ, trao đổi với GV, HS, điều tra xã hội học, phương pháp thống kê toán học.. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm 8. Giả thuyết nghiên cứu Trong thực tế giảng dạy lịch sử ở trường THPT hiện nay, nhiều GV chưa chú ý đến việc phát triển kỹ năng tự học với TLTK cho HS. Chất lượng dạy học Lịch sử ở trường THPT sẽ được nâng cao, đáp ứng mục tiêu môn học nếu vận dụng được các biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho HS qua sử dụng TLTK như luận văn đưa ra. 9. Những đóng góp của đề tài Về lí luâṇ : Góp phần làm phong phú lí luận PPDH lịch sử ở trường phổ thông về vấn đề tự học qua sử dụng TLTK Về thưc̣ tiêñ : Kết quả nghiên cứu của đề t ài là những gợi ý , tham khảo bổ ích cho giáo viên , sinh viên các trường Đaị hoc̣ sư phaṃ , Cao đẳng sư ph ạm, cho giáo viên và học sinh ở trường THPT trong việc thực hiện tốt vi ệc hướng dẫn cho HS trong học tập môn Lịch sử 10. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn bao gồm 2 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển kỹ năng tự học của HS qua sử dụng TLTK trong dạy học lịch sử ở trường THPT Chương 2: Một số biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho HS qua sử dụng TLTK trong dạy học lịch sử ở trường THPT (vận dụng trong dạy học Lịch sử Việt Nam 1945- 1954) CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HS QUA SỬ DỤNG TLTK TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG THPT 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Khái niệm tự học Tự học là hoạt động tự giác, tích cực, tự lực phát huy nội lực của bản thân nhằm tìm ra cách học để lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, hình thành và phát triển tàn diện nhân cách người học 1.1.1.2. Khái niệm kỹ năng Kỹ năng có thể hiểu là khả năng thực hiện có kết quả một hành động trên cơ sở lựa chọn và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có để đạt được mục tiêu và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cho phép. 1.1.1.3. Kỹ năng tự học và tự học lịch sử Kỹ năng tự học là khả năng thực hiện có kết quả hoạt động tự học cũng như những hiểu biết về hoạt động tự học và kỹ năng tự học mà người học đã được lĩnh hội trong hoạt động dạy học. Tự học lịch sử của HS là việc tự nắm vững kiến thức lịch sử và vận dụng thành thạo. Đó là quá trình đi từ biết đến hiểu đến vận dụng. 1.1.1.4. Phát triển kỹ năng tự học lịch sử Phát triển theo từ điển tiếng Việt nghĩa là mở mang từ nhỏ thành to, từ yếu thành mạnh. Phát triển kỹ năng được hiểu là nâng cao khả năng cho HS trong việc thực hiện hệ thống các thao tác nhằm làm biến đổi đối tượng, đối chiếu chúng với hành động cụ thể để đạt tới những phẩm Để hình thành được một kỹ năng, GV và HS phải thực hiện nhiều thao tác, phải có sự kiên trì, tích cực. Đối với HS THPT, HS phải có nền tảng, kỹ năng tự học đã được hình thành. Vì vậy, đề tài không nêu lên các biện pháp hình thành kỹ năng cho HS mà đi sâu vào việc đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao, phát triển các kỹ năng đó. 1.1.1.5. Tài liệu tham khảo Chúng ta có thể hiểu tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử chính là những sách, báo (ngoài SGK) hay các công trình nghiên cứu về những điều đã xảy ra trong quá khứ của xã hội loài người. Có nhiều loại TLTK trong dạy học lịch sử ở trường THPT. Bên cạnh tài liệu thành văn, trong dạy học lịch sử còn sử dụng tài liệu tham khảo khác như: tài liệu hiện vật, dân tộc học, ngôn ngữ địa danh 1.1.1.6. Phát triển kỹ năng tự học với tài liệu tham khảo Phát triển kỹ năng tự học lịch sử qua sử dụng tài liệu tham khảo chính là nâng cao khả năng HS tự nắm vững kiến thức lịch sử và vận dụng thành thạo kiến thức đó trong cuộc sống qua việc đọc, nghiên cứu sách, báo, công trình nghiên cứu (ngoài SGK) Phát triển kỹ năng tự học lịch sử cho HS tức là trên cơ sở các kỹ năng đã được hình thành (HS biết làm) sẽ phát triển lên mức độ cao hơn (làm thành thạo). Đối với HS THPT, các kỹ năng đã được hình thành từ bậc THCS, ví dụ: cách đọc tài liệu, ghi chép, sử dụng tài liệu lịch sử để trả lời câu hỏi... Tuy nhiên, trên cơ sở các em đã biết, đòi hỏi GV hướng dẫn để phát triển các kỹ năng đó ở mức độ thành thục, nhuần nhuyễn; HS cũng phải thực hành rất nhiều lần cho đến khi thành thạo, chất lượng. 1.1.2. Cơ sở xuất phát của vấn đề phát triển kỹ năng tự học của học sinh qua sử dụng tài liệu tham khảo 1.1.2.1. Mục tiêu giáo dục và đào tạo Mục tiêu của môn Lịch sử ở trường THPT là cung cấp kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử phát triển hợp quy luật của dân tộc và xã hội loài người. Trên cơ sở đó bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộcViệc hướng dẫn HS tự học qua sử dụng TLTK sẽ phát huy tính tích cực của HS, góp phần thực hiện tốt mục tiêu môn học đề ra. 1.1.2.2. Đặc trưng của bộ môn Lịch sử Lịch sử mang tính quá khứ, tính không lặp lại, tính cụ thể, tính hệ thống (tính logic lịch sử) và tính thống nhất giữa “sử” và “luận”. Ngoài SGK, HS cần phải sử dụng nhiều loại tài liệu khác nhau nhằm khôi phục lại lịch sử một cách sinh động, sâu sắc. Do đó, vai trò của TLTK trong học tập lịch sử là rất quan trọng. 1.1.2.3. Đặc điểm tâm sinh lý học sinh THPT Phát triển kỹ năng tự học cho HS THPT không những phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, sự phát triển nhân cách và trí tuệ của HS, phù hợp với quan niệm dạy học mới mà còn thể hiện sự tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mỗi con người. 1.1.2.4. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Tự học là con đường để HS phát huy vai trò chủ động, rèn luyện những phẩm chất, năng lực cá nhân nhằm khắc phục hạn chế về khả năng vận dụng kiến thức, khả năng thực hành, đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong giáo dục. 1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của sử dụng tài liệu tham khảo đối với việc phát triển kỹ năng tự học cho học sinh 1.1.3.1.Vai trò Sử dụng TLTK là phương tiện cần thiết để HS hiểu rõ hơn về nội dung SGK và làm cho bài giảng của GV sinh động, hấp dẫn. 1.1.3.2. Ý nghĩa Sử dụng TLTK giúp HS có khối lượng kiến thức phong phú, hiểu sấu sắc bản chất của vấn đề lịch sử, từ đó nảy sinh cảm xúc, đây là cơ sở để giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức một cách đúng đắn cho các em. TLTK trong tự học có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển các năng lực nhận thức đặc biệt là năng lực tư duy của HS như: quan sát, tri giác, phán đoán, so sánh, đối chiếu những sự kiện-hiện tượng lịch sử. Khi tự học, tính tích cực, độc lập trong hoạt động nhận thức nói chung, tư duy nói riêng được phát triển. Tóm lại, sử dụng TLTK giúp HS phát triển trên cả 3 mặt: kiến thức, thái độ, kỹ năng. 1.1.4. Một số kỹ năng tự học cần hình thành và phát triển cho học sinh khi sử dụng TLTK GV cần rèn luyện và phát trển cho HS các kỹ năng làm việc với TLTK. Có thể tập trung vào những kỹ năng sau: Kỹ năng phát hiện kiến thức cơ bản qua TLTK: HS cần tìm được ý bản chất, chủ đạo nhất. Việc này có ý nghĩa rất quan trọng trong khâu thu nhận thông tin. Kỹ năng đối chiếu TLTK với SGK để khắc sâu kiến thức cơ bản: Khi làm việc với TLTK đòi hỏi người học phải có sự so sánh, đối chiếu. Từ đó, củng cố và khắc sâu kiến thức cơ bản. Kỹ năng trình bày kiến thức cơ bản qua TLTK: được hiểu là khả năng trình bày nội dung kiến thức dưới 2 hình thức: trình bày miệng và trình bày viết. Kỹ năng sử dụng TLTK để trả lời câu hỏi: HS phải biết lựa chọn kiến thức thu nhận được từ việc nghiên cứu TLTK kết hợp với SGK và phân tích, tổng hợp, để hoàn thành các câu hỏi, bài tập trong SGK và do GV giao cho. Kỹ năng sưu tầm TLTK: Sưu tầm TLTK phải đúng nội dung, đúng chủ đề và có nguồn gốc đáng tin cậy. Kỹ năng ghi chép nội dung kiến thức qua TLTK: HS cần chắt lọc kiến thức và ghi theo ý hiểu của mình. HS có thể hệ thống hóa bằng sơ đồ tư duy, lập bảng Kỹ năng biết thắc mắc, đặt câu hỏi và tìm cách trả lời: Biết thắc mắc cũng là cách HS đào sâu, tìm hiểu rõ hơn về kiến thức. Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá: Việc sử dụng TLTK để tự kiểm tra, đánh giá của bản thân giúp HS củng cố và hiểu sâu sắc kiến thức. Kỹ năng sử dụng TLTK trong các hoạt động ngoại khóa: Công tác ngoại khóa lịch sử góp phần bồi dưỡng, làm sâu sắc, phong phú, toàn diện tri thức lịch sử mà HS thu nhận trên lớp. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thực trạng việc phát triển kỹ năng tự học cho HS qua sử dụng tài liệu tham khảo ở trường THPT Chúng tôi đã tiến hành quan sát sư phạm, dự giờ, trao đổi, điều tra qua phiếu thăm dò đối với 26 GV và 370 HS một số trường trên địa bàn Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Nam Kết quả cho thấy: Đa số GV và HS khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa của tự học, TLTK đối với HS trong học tập. Tuy nhiên, phần lớn GV chưa hướng dẫn HS các biện pháp tự học với TLTK một cách đúng đắn, khoa học. 1.2.2. Nguyên nhân thực trạng dạy - tự học Lịch sử qua sử dụng TLTK trong dạy học Lịch sử trường THPT Về GV: GV vẫn chủ yếu sử dụng phương pháp truyền thống: thuyết trình, diễn giảng, ít mở rộng kiến thứckhiến HS không có hứng thú học tập. Một bộ phận không nhỏ GV chưa hướng dẫn cho HS phương pháp tự học Về HS: Các em quan niệm môn Lịch sử không quan trọng nên thời gian, công sức các em dành cho tự học lịch sử cũng rất hạn chế. HS cũng chưa được trang bị các kỹ năng tự học với TLTK nên việc tự học của các em vừa mất nhiều thời gian mà hiệu quả lại không cao. Ngoài ra, từng bài, chương, phần của SGK không nêu rõ mục tiêu nên trong khi làm việc độc lập với SGK, các TLTK, HS khó định hướng, không biết chuẩn đánh giá kết quả mình đạt được. Lý luận và thực tiễn trên đặt ra yêu cầu cần thiết phải phát triển cho HS kỹ năng tự học qua sử dụng TLTK trong dạy học lịch sử. Để giải quyết vấn đề này cần có hệ thống các biện pháp cụ thể, khoa học. CHƢƠNG 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HS QUA SỬ DỤNG TLTK TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG THPT (VẬN DỤNG TRONG DẠY HỌC LSVN 1945-1954) 2.1. Mục tiêu, cấu trúc, nội dung cơ bản của chƣơng trình lịch sử THPT 2.1.1. Mục tiêu Về kiến thức: HS phải nắm được hệ thống những khái niệm, vấn đề lịch sử khái quát nhất, cơ bản nhất của những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người nói chung, Việt Nam nói riêng. Về kĩ năng: Phát triển các năng lực của nhận thức như tri giác, tưởng tượng, trí nhớ và đặc biệt là tư duy. Bên cạnh đó, còn phát triển các kĩ năng, kĩ xảo học tập bộ môn như sử dụng bản đồ, tranh ảnh, tài liệu Về thái độ: Có lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc và lòng biết ơn đối với những anh hùng, chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc. 2.2.2. Cấu trúc, nội dung cơ bản Chương trình lịch sử THPT bao hàm khối lượng kiến thức cơ bản của lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam, được sắp xếp một cách hệ thống, theo tuyến tính về mặt thời gian. Để tiếp nhận được nội dung kiến thức hết sức phong phú trong khi thời lượng các tiết học trên lớp hạn chế, đòi hỏi HS phải tự học qua khai thác thêm các tài liệu tham khảo ngoài SGK. Với phạm vi của một luận văn tốt nghiệp và để đề tài đảm bảo tính chính xác, cụ thể, được kiểm nghiệm thực tế, chúng tôi đã lựa chọn phần lịch sử Việt Nam 1945-1954 để đi sâu tìm hiểu, đề xuất, áp dụng các biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho HS qua sử dụng TLTK. 2.2. Vị trí, vai trò, nội dung cơ bản của chƣơng trình LSVN 1945 - 1954 Nghiên cứu LSVN giai đoạn 1945-1954 lớp 12 THPT giúp học sinh nắm vững được những vấn đề chủ yếu của lịch sử dân tộc thời kì kháng chiến chống Pháp. LSVN từ 1945-1954 có vai trò làm “cầu nối”, giúp các em sẽ có cái nhìn toàn cảnh, đúng đắn và khoa học về bức tranh LSVN. Mặt khác, đây còn là nội dung kiến thức không thể thiếu trong các kỳ thi tốt nghiệp, thi Đại học và thi học sinh giỏi. Do đó, giai đoạn LSVN 1946- 1954 là phần kiến thức hết sức quan trọng. 2.3. Một số yêu cầu sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học Lịch sử - Việc phát triển kỹ năng tự học phải giúp HS nắm vững kiến thức cơ bản và đáp ứng mục tiêu dạy học. - Các biện phát triển kỹ năng tự học phải có tính vừa sức, phù hợp với nhận thức của HS - Việc phát triển kỹ năng tự học qua sử dụng TLTK cho HS phải góp phần tích cực vào đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông - Việc phát triển kỹ năng tự học qua sử dụng TLTK cho HS bao gồm quá trình hình thành, rèn luyện và phát triển một hệ thống các kỹ năng liên quan 2.4. Một số biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho HS qua sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử (vận dụng trong dạy học Lịch sử Việt Nam1946-1954) 2.4.1. Phát triển kỹ năng phát hiện kiến thức cơ bản qua TLTK TLTK là nguồn tài liệu bổ trợ, làm sâu sắc hơn kiến cơ bản. Do đó, nắm được kiến thức cơ bản là yêu cầu đầu tiên khi làm việc với TLTK. - Thứ nhất, phát triển kỹ năng tìm ý chính, lập dàn ý GV có thể khéo léo tổ chức công việc cho HS như sau: - Yêu cầu HS đọc hoặc gọi một HS đọc to cho cả lớp cùng nghe đoạn TLTK - Đặt câu hỏi để HS tóm tắt kiến thức được nghe đồng thời đánh giá được ý thức, thái độ trong quá trình học tập của HS - Nhận xét ý kiến của HS và hoàn thiện câu trả lời. Về phía HS, để rèn luyện và phát triển kỹ năng tìm ý chính cần thực hiện các công việc: - Đọc lướt toàn bộ nội dung cần tìm ý chính để xác định nội dung đó gồm những tiểu mục hay đoạn nào. - Phân tích nội dung và gạch chân những từ quan trọng, từ khóa để tìm ý chính. - Sắp xếp các ý chính đó theo mối quan hệ của chúng thành một chỉnh thể Việc phát triển cho HS kỹ năng lập tìm ý chính, giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản, là cơ sở của các kỹ năng khác khi làm việc với TLTK. Thứ hai, phát triển kỹ năng sử dụng phiếu học tập kết hợp với SGK và TLTK để lĩnh hội kiến thức cơ bản của bài. Phiếu học tập là một trong những phương tiện dạy học nhằm tăng cường hứng thú cho HS. Để rèn luyện cho HS kỹ năng tự học qua sử dụng phiếu học tập vào việc khai thác bài viết trong TLTK, GV phải thực hiện các công việc: - Giải thích cho HS hiểu ý nghĩa, tác dụng của việc sử dụng phiếu học tập trong khai thác kiến thức cơ bản của TLTK - Xây dựng phiếu học tập phù hợp với đặc điểm nội dung, mục tiêu, đối tượng học - Đưa ra phiếu học tập, khuyến khích HS hoàn thành - Nhận xét và bổ sung ý kiến cho câu trả lời của HS Về phía HS, cần thực hiện các bước : - Bước 1: đọc kỹ phần dẫn (yêu cầu) của phiếu học tập - Bước 2: khai thác nội dung TLTK phù hợp với yêu cầu của phiếu học tập - Bước 3: thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập - Bước 4: đại diện nhóm trình bày nội dung phiếu học tập, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến GV nâng dần độ khó của phiếu học tập từ thấp đến cao, từ dễ đến khó. Điều này sẽ tạo cho các em thói quen tự học với TLTK dưới sự chỉ đạo, tổ chức của GV, từ đó dần hình thành kỹ năng tự học. Qua đó, HS nắm vững được kiến thức trong tài liệu và hiểu bài một cách hệ thống, sâu sắc hơn. 2.4.2. Phát triển kỹ năng so sánh, đối chiếu TLTK với SGK để khắc sâu kiến thức cơ bản TLTK có vai trò quan trọng trong việc củng cố kiến thức cơ bản cho HS. Khi làm việc với TLTK, HS sẽ có thêm lượng thông tin hữu ích, nhờ đó các em hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện, vấn đề lịch sử. Để phát triển kỹ năng này, GV cần thực hiện các bước như sau: - Yêu cầu HS đọc TLTK (hoặc gọi 1 HS đọc to cho cả lớp nghe) - Đưa ra các câu hỏi, bài tập. - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi - GV nhận xét, hoàn thiện câu trả lời của HS HS cần thực hiện: - Đọc TLTK: đọc TLTK, phát hiện và gạch chân dưới những từ khóa, nội dung liên quan đến kiến thức cơ bản. - Suy nghĩ, sắp xếp ý để trả lời câu hỏi, bài tập của GV - Sau khi GV nhận xét, HS so sánh, đối chiếu với SGK, bổ sung, hoàn thiện nội dung kiến thức Với việc trả lời các câu hỏi như trên, HS đã thực hiện công việc so sánh nội dung kiến thức từ TLTK với SGK nhằm củng cố, nêu bật kiến thức cơ bản. Từ đó, kiến thức cơ bản trở nên phong phú, được minh họa, cụ thể hóa. Để phát triển kỹ năng này, đòi hỏi các em phải tiến hành nhiều thao tác: đối chiếu TLTK với SGK ,tìm ý chính, từ khóa chung, sắp xếp ý và vận dụng khả năng tư duy: so sánh, tổng hợp, đánh giá Đây là biện pháp rất quan trọng nhằm phát triển kỹ năng tự học cho HS. 2.4.3. Phát triển kỹ năng dùng TLTK để trả lời câu hỏi Các câu hỏi không chỉ giới hạn ở việc làm cho HS ghi nhớ, tái hiện kiến thức mà còn giúp các em hiểu biết vững chắc, sâu sắc những sự kiện cơ bản; biết phân tích, đánh giá về lịch sử. GV cần tiến hành các công việc sau: - Nêu câu hỏi cho HS - Gọi một HS đọc to đoạn TLTK hoặc yêu cầu HS tự đọc - Tổ chức cho HS trả lời bằng hệ thống câu hỏi mở - Nhận xét và bổ sung câu trả lời của HS HS cần thực hiện các bước cụ thể: - Bước 1: Xác định rõ yêu cầu của câu hỏi, ghi nhớ (gạch chân) các từ để hỏi như: như thế nào? Tại sao? Giải thích? Trình bày?... Đây là công việc cần thiết, là cơ sở để HS giải quyết vấn đề đúng hướng - Bước 2: Dựa vào yêu cầu câu hỏi, đọc TLTK, vận dụng kiến thức, kết hợp với SGK, suy nghĩ trả lời. - Bước 3: Hoàn thành và tự kiểm câu trả lời, trình bày trước lớp - Bước 4: Các HS khác lắng nghe ý kiến,bổ sung câu trả lời của bạn. Điều quan trọng trong việc phát triển kỹ năng sử dụng TLTK để trả lời câu hỏi là GV đưa ra hệ thống câu hỏi khoa học, hợp lý, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với từng đối tượng và trình độ nhận thức của HS. Bằng việc trả lời các câu hỏi như vậy, nội dung kiến thức dần hé mở, HS tự khai thác mọi góc cạnh của kiến thức thể hiện qua tài liệu lịch sử, đồng thời làm rõ trọng tâm kiến thức và tự mình rút ra kết luận cần thiết. 2.4.4. Phát triển kỹ năng trình bày kiến thức thu được từ TLTK Khả năng trình bày, diễn đạt ý kiến là một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống và trong học tập. Nếu kỹ năng diễn đạt tốt, HS sẽ chủ động lĩnh hội kiến thức, hiểu sâu vấn đề, tăng độ bền của kiến thức, góp phần phát triển tư duy cho HS. Để phát triển kỹ năng trình bày, GV cần sử dụng các biện pháp rèn luyện HS cả kỹ năng viết và kỹ năng nói (kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng thuyết trình một vấn đề lịch sử). Thứ nhất, phát triển kỹ năng viết Viết là kênh thông tin vô cùng quan trọng nhưng viết như thế nào để đảm bảo đầy đủ kiến thức cơ bản và thể hiện được năng lực của cá nhân không phải là vấn đề đơn giản. GV phải thực hiện theo các bước: - Nêu, giải thích rõ yêu cầu câu hỏi, bài tập - Yêu cầu HS đọc kỹ nội dung TLTK - Hướng dẫn HS phát hiện kiến thức cơ bản trong TLTK - Khuyến khích HS trình bày theo quan điểm cá nhân bằng cách sử dụng các câu hỏi mở, các gợi ý - Nhận xét bài viết của HS và hoàn thiện bài viết Về phía HS, cần phải tiến hành theo các bước: - Đọc kỹ nội dung TLTK - Xác định kiến thức cơ bản trong TLTK (ở bước này, HS thực hiện các thao tác như hoạt động phát hiện kiến thức cơ bản) - Vận dụng các kiến thức và sự hiểu biết cá nhân để diễn đạt theo quan điểm cá nhân HS cần chú ý tránh các lỗi diễn đạt: lặp từ, dùng các ngôn ngữ nói, diễn đạt không thoát ý - Các HS khác đưa ra ý kiến nhận xét. GV là người tổng kết. Thứ hai, phát triển kỹ năng làm việc nhóm Khi tham gia hoạt động nhóm, HS được rèn luyện tinh thần thi đua, ý thức trách nhiệm, đánh giá và tự đánh giá. Ngoài ra, HS sẽ được rèn luyện kỹ năng diễn đạt, hứng thú học tập, tạo động lực thi đua cho các thành viên cũng được nâng cao Để phát triển kỹ năng tự học qua hoạt động nhóm, GV tiến hành các bước: - Bước 1: Chia nhóm (tùy theo số lượng, trình độ nhận thức của HS) - Bước 2: Đưa ra nhiệm vụ cho các nhóm (GV nêu rõ thời gian, hình thức trình bày) - Bước 3: Theo dõi, khuyến khích hoạt động của các nhóm - Bước 4: Nhận xét, bổ sung phần trình bày của các nhóm Đối với HS, trong quá trình làm việc nhóm, HS cần: - Đọc và hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm - Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm một cách hợp lý - Tìm kiếm kiến thức trong TLTK, kết hợp SGK để trả lời câu hỏi - Đưa ra ý kiến cá nhân và thảo luận với nhóm để thống nhất - Đại diện nhóm trình bày. Trong quá trình làm việc nhóm, GV đóng vai trò là người tổ chức, định hướng cho HS; đưa ra nhận xét và kết luận cuối cùng về nội dung, cách trình bày và diễn đạt của HS. Thứ ba, phát triển kỹ năng thuyết trình GV tổ chức cho HS thuyết trình một vấn đề trong giờ học là cách tạo dựng cho HS tinh thần tự học tích cực, khả năng ngôn ngữ và lòng tự tin vào bản thân. GV thực hiện những bước cụ thể sau: - Bước 1: giao nhiệm vụ cho HS - Bước 2: hướng dẫn HS công việc chuẩn bị cho bài thuyết trình và phương pháp thuyết trình hiệu quả. - Bước 3: Tổng kết, cùng HS nhận xét bài thuyết trình của HS Trong việc hướng dẫn cho HS, GV chú ý một số vấn đề: - Việc thu thập thông tin: GV có thể cung cấp TLTK cho các em, hoặc yêu cầu HS tự thu thập tài liệu (phụ thuộc vào nhiệm vụ giao cho HS): sách tham khảo, mạng Internet - Xây dựng cấu trúc bài thuyết trình: xác định rõ chủ đề thuyết trình; cấu trúc gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết luận - Hướng dẫn HS phương pháp thuyết trình hệu quả: ngôn ngữ to rõ ràng, tư thế tác phong khi thuyết trình, ngôn ngữ cử chỉ, sử dụng các phần mềm hỗ trợ: powerpoint - Cung cấp tiêu chí đánh giá bài thuyết trình – đây là cơ sở định hướng để HS thực hiện bài thuyết Ở mức độ nhằm phát triển kỹ năng thuyết trình cho HS, GV chỉ cần giao chủ đề thuyết trình, HS bằng các kỹ năng đã có phải tự thực hiện các hoạt động để thực hiện nhiệm vụ đó. Các tiêu chí đánh giá cũng ở cấp độ cao hơn. Về phía HS, để phát triển kỹ năng thuyết trình trên lớp, HS cần thực hiện các công việc: - Đọc kỹ chủ đề cần thuyết trình để xác định công việc cần làm - Nghiên cứu TLTK để lập đề cương chi tiết về nội dung cần thuyết trình (minh họa bài thuyết trình bằng cách ví dụ, sơ đồ) - Thuyết trình vấn đề trước lớp - HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến và đưa ra câu thảo luận Nếu được chuẩn bị bài thuyết trình ở nhà, HS thực hiện như sau: - Đọc kỹ chủ đề cần thuyết trình - Sưu tầm, thu thập tài liệu - Lập đề cương chi tiết về nội dung thuyết trình (có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ như powerpoint) - Tự luyện tập kỹ năng thuyết trình - Trình bày trên lớp và lắng nghe nhận xét, góp ý của các bạn Để thực hiện tốt bài thuyết trình, HS cần chú ý thực hiện tốt các hướng dẫn của GV, tích cực chủ động tham gia thuyết trình. Các HS khác cần chú ý nội dung để tự lĩnh hội kiến thức, rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân. Như vậy, hình thành kỹ năng diễn đạt với 2 hình thức: viết và nói (hoạt động nhóm, thuyết trình) là rất cần thiết trong việc phát triển cho HS kỹ năng tự học. Bởi để diễn đạt được theo ý hiểu của mình, HS phải thực sự hiểu và nắm được kiến thức cơ bản từ TLTK. 2.4.5. Phát triển kỹ năng sưu tầm TLTK Vì SGK chỉ cung cấp những kiến thức cơ bản nhất nên để củng cố, mở rộng kiến thức về một vấn đề lịch sử, kiến thức trong SGK là không đủ. HS cần sưu tầm thêm các nguồn TLTK khác. Song việc các nguồn tài liệu rất phong phú, các em phải biết lựa chọn như thế nào cho hiệu quả, phù hợp với mục tiêu dạy học và đảm bảo tính tin cậy về nguồn gốc. Do đó, việc GV hướng dẫn HS cách sưu tầm TLTK là rất quan trọng. Để làm được điều đó, GV thực hiện các công việc: - Trước hết, GV phải định hướng mục đích việc sưu tầm TKTK - Hướng dẫn cho HS cách sưu tầm TLTK + Xác định nội dung cần sưu tầm + Nơi sưu tầm TLTK: đối với các loại sách thì lựa chọn các nhà xuất bản uy tín, nếu sưu tầm TLTK trên mạng phải truy cập những trang web đã được kiểm định. Khi hướng dẫn HS sưu tầm TLTK, GV cần định hướng cho HS mục tiêu, nội dung, những cách thức để tìm được nguồn TLTK Đối với HS cần thực hiện những công việc sau: - Bước 1: Xác định rõ mục đích sưu tầm tài liệu, nghĩa là các em phải trả lời được câu hỏi: sưu tầm TLTK làm gì? - Bước 2: Xác định nội dung, chủ đề cần sưu tầm tài liệu (trả lời câu hỏi: sưu tầm TLTK về nội dung gì?) - Bước 3: Khoanh vùng nguồn tài liệu để sưu tầm (sưu tầm TLTK ở đâu?). Ở bước này, HS cần biết được nguồn tài liệu mình sẽ sưu tầm. Các em có thể tiến hành tìm kiếm tài liệu trên mạng, các hiệu sách, thư viện - Bước 4: HS tiến hành tìm kiếm tài liệu. Sau đó, chọn lọc và sắp xếp nội dung cho phù hợp với người học và mục tiêu đề ra. Có thể thấy, sưu tầm TLTK đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng tự học của HS. Vì sưu tầm tài liệu là bước đầu tiên để HS có thể tiến hành những thao tác tiếp theo: ghi chép, khai thác kiến thức cơ bản Trong việc sưu tầm TLTK, các em cần đặc biệt chú ý đến nội dung và xuất xứ của tài liệu 2.4.6. Phát triển kỹ năng ghi chép TLTK Trong quá trình học tập, HS không thể ghi nhớ ngay toàn bộ khối lượng kiến thức mình được tiếp nhận. Những kiến thức đó sẽ bị quên nếu không được sử dụng, ôn tập. Do đó, việc ghi chép có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ trí nhớ và giúp HS khắc sâu kiến thức. Để khắc phục tình trang đó, HS cần thực hiện tốt các công việc sau: - Trước hết, HS phải chuẩn bị tâm thế để ghi chép: + HS cần xác định được nguồn TLTK cần ghi chép: tên tài liệu, tác giả, nhà xuất bản (hoặc nguồn xuất xứ) chuẩn bị các công cụ cần thiết để ghi chép: bút, vở + Lựa chọn chính xác nội dung cần ghi chép bằng cách: tra mục lục, xác định nội dung. - Quá trình ghi chép, HS cần lưu ý: + Dùng các chữ viết tắt và các ký hiệu quy ước một cách nhất quán. Cần ghi chép sạch sẽ, ngay ngắn, rõ ràng. + Ghi lại những vấn đề chính có số liệu và niên đại quan trọng, lập niên biểu, ghi các tài liệu gốc, câu nói nổi tiếng của các danh nhân, câu trích trong các tác phẩm kinh điển của Mác-Lênin, Hồ Chí Minh, văn kiện Đảng + Ghi và gạch chân những thuật ngữ, khái niệm khó, những tư tưởng, luận điểm chủ yếu của bài học. HS có thể ghi chép theo cách riêng của mình bởi việc ghi chép thể hiện sắc thái cá nhân, độc lập, sáng tạo, song phải biết ghi chép những nội dung quan trọng, đồng thời đảm bảo tính logic, chặt chẽ giữa các nội dung. Như vậy, rèn luyện, phát triển cách ghi chép là kỹ năng quan trọng trong quá trình tự học ở nhà của HS. Thông qua hoạt động này, HS lĩnh hội, lưu giữ, và khắc sâu được kiến thức một cách hệ thống. Đồng thời, rèn luyện cho các em kỹ năng lập luận, sáng tạo trong học tập. 2.4.7. Phát triển kỹ năng biết thắc mắc, đặt câu hỏi và tìm cách tự trả lời TLTK lại cung cấp khối lượng kiến thức rất lớn, do đó, HS không thể nhận thức được hết nội dung bài viết. Việc đưa ra những thắc mắc, câu hỏi và tìm cách trả lời những thắc mắc không chỉ giúp các em chủ động tiếp nhận kiến thức mà còn hiểu sâu sắc bản chất vấn đề. Bên cạnh đó, HS phát triển óc sáng tạo, tư duy phê phán và tính chủ động học tập – những kỹ năng vô cùng quan trọng, cần thiết trong cuộc sống. Để làm được điều này, GV cần hướng dẫn cho HS: - HS đọc TLTK và lập dàn ý những nội dung cơ bản - Ghi lại những vấn đề khó hiểu: thuật ngữ, khái niệm, câu hỏi cần giải đáp - Huy động kiến thức đã học, so sánh với SGK, vở ghi và khai thác các nguồn tài liệu khác để trả lời. GV có vai trò hỗ trợ, định hướng cho HS và thường xuyên khuyến khích, động viên các em động não tìm câu trả lời. Đối với HS, cần thực hiện các công việc: - Bước 1: Đọc TLTK và xác định nội dung cơ bản. + Về nội dung: đọc toàn bộ nội dung: bài viết, kênh hình, phần chú thích, diễn giải + Cách đọc: Đọc lướt: toàn bộ nội dung để nắm được các vấn đề một cách sơ lược về các mục, mối liên hệ giữa các mục làm nổi bật chủ đề chung của đoạn tài liệu Đọc kỹ: khi đọc cần đặt ra câu hỏi: nội dung của đoạn, của mục vừa đọc là gì? Có những ý chính nào? Đồng thời, HS cần gạch chân những từ ngữ quan trọng và lập dàn bài, gạch chân dưới những thuật ngữ, khái niệm mới, khó hiểu - Bước 2: Đặt ra vấn đề khó, câu hỏi cần giải đáp. Sau khi đọc tài liệu, HS cần ghi chép lại. Đây là việc làm cần thiết để HS lưu lại thông tin - Bước 3: Tìm cách trả lời các thắc mắc, câu hỏi đã đề ra. Để làm việc này, HS cần đối chiếu lại với SGK, vở ghi, nhớ lại bài giảng của GV, huy động thêm các nguồn tài liệu khác để tìm cách trả lời. - Bước 4: Trình bày và hỏi lại GV, bạn bè để kiểm tra kết quả Có thể nói, việc biết đưa ra thắc mắc, câu hỏi và tìm cách trả lời là biện pháp, thói quen rất tốt cho HS. Kiến thức các em tự tìm ra sẽ được ghi nhớ rất lâu, hiểu sâu sắc bản chất. Bên cạnh đó, còn giúp các em có được những phẩm chất cá nhân tốt đẹp: sự chủ động, phát triển khả năng tư duy, quyết tâm trong học tập. Việc phát triển kỹ năng này là rất quan trọng, đặc biệt với lứa tuổi THPT. 2.4.8. Phát triển kỹ năng tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập qua TLTK HS có thể sử dụng TLTK làm thước đo kết quả học tập, mức độ tiếp thu kiến thức của mình. Để phát triển kỹ năng tự kiểm tra đánh giá, HS thực hiện các công việc sau: - Tái hiện lại kiến thức đã học, đã đọc và trình bày lại cho bản thân hoặc người khác nghe bằng cách: tự lập hoặc nhớ lại dàn ý bài đã học, nhớ lại các sự kiện, hiện tượng, khái niệm, tự trình bày hay trao đổi với bạn - Tự trả lời các câu hỏi trong SGK và tự tìm đáp án cho các thắc mắc trong TLTK - Hoàn thành các bài tập GV hoặc bản thân đặt ra. Để phát triển kỹ năng kiểm tra đánh giá, các câu hỏi, bài tập GV giao phải giúp HS tự kiểm tra được mức độ biết, hiểu và vận dụng kiến thức đã lĩnh hội được. Bên cạnh sự nỗ lực của HS cần có sự hướng dẫn, kiểm tra thường xuyên của GV. mục tiêu giáo dục đề ra. 2.4.9. Phát triển kỹ năng đọc TLTK để chuẩn bị cho các hoạt động ngoại khóa Tuy là hoạt động ngoài lớp, nhưng công tác ngoại khóa vẫn có tác dụng quan trọng để bồi dưỡng kiến thức, giáo dục và phát triển toàn diện HS. Thứ nhất, hướng dẫn HS đọc tài liệu lịch sử để chuẩn bị và tham gia kể chuyện lịch sử Để thực hiện tốt việc đọc TLTK để kể chuyện trong hoạt động ngoại khóa, GV thực hiện các công việc sau: - Đưa ra yêu cầu về hình thức thể hiện, thời gian, chủ đề buổi ngoại khóa - Hướng dẫn HS sưu tầm, đọc TLTK - HS tìm kiếm TLTK, luyện tập cách trình bày và thể hiện trong buổi ngoại khóa - Các HS khác lắng nghe, nhận xét. GV tổng kết, đánh giá Tương tự đối với HS, các em cũng thực hiện như sau: - Xác định yêu cầu về nội dung, chủ đề, thời gian, hình thức tổ chức ngoại khóa - Sưu tầm, đọc tài liệu để chuẩn bị cho câu chuyện - Kể chuyện và lắng nghe lời nhận xét, góp ý của GV và các bạn. Để làm tốt tất cả các bước trên đòi hỏi HS phải vận dụng tổng hợp các kỹ năng: kỹ năng sưu tầm TLTK, kỹ năng ghi chép TLTK, kỹ năng trình bày Thứ hai, tổ chức buổi tọa đàm, trao đổi, thảo luận về một vấn đề lịch sử Trao đổi, thảo luận là hình thức ngoại khóa giúp học sinh bày tỏ ý kiến của mình để củng cố kiến thức đã học, lòng tin sau khi đọc một quyển sách, nghe kể chuyện, nói chuyện lịch sử, hoặc suy nghĩ về một vấn đề nào đó. Thứ ba, hướng dẫn HS đọc để chuẩn bị và tham gia dạ hội lịch sử Để tiến hành dạ hội lịch sử, GV phải thực hiện các công việc sau: - Trên cơ sở chủ đề đã chọn, xây dựng kế hoạch dạ hội. Kế hoạch phải ghi rõ thời gian, địa điểm tiến hành, nội dung dạ hội, thành phần tham gia, khách mời, những hình ảnh, hiện vật cần triển lãmDựa vào nội dung chương trình, GV phân công HS chuẩn bị và tạo điều kiện cho các em học tập. Ở mức độ phát triển kỹ năng cho HS, GV có thể chỉ đóng vai trò là người định hướng, cố vấn, hỗ trợ. HS sẽ hoàn toàn tự xây dựng kịch bản, nội dung, kế hoạch chương trình. Tóm lại, khi thực hiện các hoạt động ngoại khóa, HS phải tham khảo, nghiên cứu rất nhiều các loại tài liệu khác nhau. Qua đó, phát triển cho các em hầu hết các kỹ năng làm việc với TLTK: sưu tầm tài liệu, ghi chép, tìm kiếm kiến thức cơ bản, kỹ năng trình bày Kiến thức cơ bản được khắc sâu, củng cố mà phát triển được cho HS các kỹ năng: làm việc nhóm, nhận xét đánh giá, kỹ năng tổ chức 2.5. Thực nghiệm sƣ phạm 2.5.1. Mục đích thực nghiệm Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp phát triển kỹ năng tự học với TLTK cho HS trong dạy học lịch sử ở trường THPT (vận dụng vào phần lịch sử Việt nam 1946-1954, chương trình chuẩn). 2.5.2. Đối tượng thực nghiệm Chúng tôi đã áp dụng giáo án thực nghiệm ở các lớp 12B (THPT Hùng Vương), 12A6 (THPT Hồng Thái) và 12A1 (TTGDTX Thuận Thành). Các lớp đối chứng là:12G (THPT Hùng Vương), 12A7 (THPT Hồng Thái) và 12A2 (TTGDTX Thuận Thành) 2.5.3. Nội dung thực nghiệm - Giáo án bài 20: “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954) (tiết 1) - Giáo án thực nghiệm áp dụng các biện pháp phát triển HS kỹ năng tự học qua sử dụng TLTK như trong luận văn đã đề xuất. Giáo án đối chứng soạn theo phương pháp bình thường, không áp dụng các biện pháp đã đề xuất trong luận văn. 2.5.4.. Kết quả thực nghiệm a. Đánh giá của GV quan sát giờ dạy Nhìn chung, bài thực nghiệm đảm bảo tính chính xác, khoa học về kiến thức. Ngoài ra còn có những nội dung kiến thức mở rộng, nâng cao và bổ ích. Bài dạy sử dụng hiệu quả phương tiện dạy học hiện đại; không khí lớp học sôi nổi, hào hứng. Qua đó, phát huy được tính tích cực chủ động của HS. HS được rèn luyện những kỹ năng quan trọng, chất lượng bài dạy được nâng cao rõ rệt. b. Ý kiến phản hồi của HS Thực tế áp dụng các biện pháp phát triển cho HS kỹ năng tự học qua sử dụng TLTK, với hình thức dạy học truyền thống, các kỹ năng truy cập, khai thác thông tin trên Internet, kỹ năng sưu tầm TLTK, kỹ năng khắc sâu cơ bản qua TLTK HS không được chú trọng phát triển. Trong khi đó, với các biện pháp tự học qua TLTK, tỉ lệ HS được rèn luyện các kỹ năng trên là rất cao. c. Đánh giá của người dạy * Bài kiểm tra kiến thức Ở lớp đối chứng: tỉ lệ điểm yếu kém chiếm 17,2%, số lượng đạt điểm khá giỏi thấp: 49,3% Trong khi đó lớp thực nghiệm, số lượng điểm yếu kém thấp: 11,2% và tỉ lệ điểm khá giỏi cao hơn nhiều: 62,9%. Như vậy, so với lớp đối chứng, tỉ lệ điểm khá giỏi cao hơn 13,6%, tỉ lệ điểm yếu kém thấp hơn 6%. Qua đó có thể khẳng định: kết quả học tập của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. * Các kỹ năng đạt được Trong giờ học, ở lớp thực nghiệm, chúng tôi đã sử dụng giáo án áp dụng nhiều biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho HS: Kỹ năng phát hiện kiến thức; kỹ năng sử dụng phiếu học tập kết hợp với SGK và TLTK để lĩnh hội kiến thức cơ bản của bài; kỹ năng trình bày kiến thức thu được từ TLTK. Ở lớp thực nghiệm, phần lớn HS nêu được đủ ý, trình bày khá mạch lạc. Thêm vào đó, các em còn đưa thêm được nhiều nội dung kiến thức minh họa nên bài viết sinh động, chặt chẽ và thuyết phục hơn. Con số này ở lớp đối chứng là không nhiều. Các em mới chỉ nêu khá đủ ý, chủ yếu là kiến thức trong SGK mà không có sự mở rộng, đào sâu kiến thức. Tóm lại có thể nói, kết quả thực nghiệm đã khẳng định bước đầu hiệu quả của các biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho HS qua sử dụng TLTK. Kết quả thực nghiệm cho thấy tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. Đây chính là những gợi ý , tham khảo bổ ích cho giáo viên , sinh viên các trường Đaị hoc̣ sư phaṃ , Cao đẳng sư ph ạm, cho giáo viên và hoc̣ sinh ở trường THPT trong viêc̣ thưc̣ hiêṇ tốt việc hướng dẫn cho HS trong học tập môn Lịch sử. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Sau khi nghiên cứu lý luận và thực tiễn của việc áp dụng các biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho HS qua sử dụng TLTK, chúng tôi đưa ra một số kết luận khoa học như sau: Nhằm đáp ứng như cầu xã hội, đào tạo ra thế hệ trẻ phát triển toàn diện, cần sự đổi mới mạnh mẽ của giáo dục, đặc biệt là phát huy được khả năng tự học các môn ở trường phổ thông, trong đó có môn lịch sử. Bộ môn Lịch sử có những đặc trưng riêng biệt bởi HS không thể trực tiếp trực quan sinh động các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra. Phát triển kỹ năng tự học với TLTK giúp HS nắm vững, đào sâu kiến thức; hình thành những phẩm chất cần thiết: sự sáng tạo, tự tin, độc lập, ý thức vươn lên; phát huy năng lực nhận thức và năng lực thực hành cho HS. Thực tế cho thấy, nhiều GV chưa chú trọng và chưa có các biện pháp hợp lý để phát triển kỹ năng tự học cho HS qua sử dụng TLTK. HS cũng chưa biết làm việc với TLTK một cách chủ động, còn gặp nhiều khó khăn: sưu tầm, ghi chép tài liệu, kỹ năng phát hiện kiến thức, phân tích tổng hợp Để phát triển kỹ năng tự học lịch sử qua sử dụng TLTK, GV có thể áp dụng các biện pháp khác nhau. Ở trên lớp, GV hướng dẫn HS cách phát hiện kiến thức từ TLTK; đối chiếu TLTK với SGK để khắc sâu kiến thức; cách ghi chép, trình bày kiến thức thu được từ TLTK. Bên cạnh đó, GV cần hướng dẫn HS cách sưu tầm, chọn lọc tài liệu; tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập qua TLTK; đọc TLTK để chuẩn bị cho các hoạt động ngoại khóa Các biện pháp trên chỉ phát huy hiệu quả khi GV có sự hướng dẫn phù hợp, linh hoạt. bản thân HS cũng cần tích cực tham gia các hoạt động tự học. Có như vậy, các kỹ năng trên mới được hình thành và phát triển thuần thục. Trên cơ sở nghiên cứu, chúng tôi xin đưa ra 1 số kiến nghị như sau: - Đối với nội dung chương trình, SGK: cần thiết bổ sung thêm nguồn TLTK phù hợp. Bên cạnh đó, cần có tài liệu nói về TLTK và hướng dẫn về cách sử dụng TLTK. - Đối với sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường: phụ huynh cần hỗ trợ, tạo điều kiện đồng thời động viên khuyến khích HS tự giác rèn luyện kỹ năng tự học. Nhà trường cần có những khóa đào tạo, bồi dưỡng GV thường xuyên về chuyên môn, các chuyên đề về biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học cho HS THPT. - Đối với GV: cần tăng cường trau dồi về chuyên môn, nghiệp vụ, GV phải thực sự đầu tư thời gian, công sức để sưu tầm, chọn lọc những TLTK quý, khoa học. Những nhiệm vụ giao về nhà cho HS phải gây được hứng thú cho các em, vừa đảm bảo trình độ chung vừa có sự phân hóa. Ngoài ra, GV cần có sự đánh giá, động viên HS kịp thời để khuyến khích lòng say mê học hỏi, tìm tòi cho các em. - Đối với HS: HS phải có thái độ học tập nghiêm túc, nhận thức được vai trò của việc phát triển kỹ năng tự học với TLTK trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Việc phát triển kỹ năng cần được thực hiện tự giác, thường xuyên, kiên trì ở trên lớp, ở nhà và trong các hoạt động ngoại khóa bởi đây là kỹ năng cần thiết, không thể thiếu trong quá trình học tập của HS. References 1. Hoàng Anh, Đỗ Thị Châu (2008), Tự học của sinh viên, Nxb Giáo dục, Hà Nội 2. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực củ HS trong quá trình dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3. Đặng Quốc Bảo (2000), Hồ Chí Minh với vẫn đề tự học, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục (5), tr 3-4 4. Nguyễn Thị Bình (2008), Phát biểu tại hội thảo “Nghiên cứu, phát triển tự học, tự đào tạo” ngày 6-1-1998, Hà Nội 5. Nguyễn Thị Thế Bình (2011), Tạo hứng thú tự học bộ môn Lịch sử cho HS, tạp chí Giáo dục số 258 6. Nguyễn Duy Cần – Thu Giang (1999), Tôi tự học, Nxb Thanh Niên, Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Trần Hồng Cẩm, Nguyễn Cảnh Toàn, Bùi Tƣờng, Lê Hải Yến (2000), Phương pháp luận và phương pháp tự học, Dự án Việt – Bỉ - “Hỗ trợ học từ xa”, Bộ GD & ĐT. 8. Nguyễn Thị Côi (1995), Rèn luyện kỹ năng – nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. 9. Nguyễn Thị Côi (1996), Một vài suy nghĩ lấy HS làm trung tâm trong dạy học lịch sử, Tạp chí Giáo dục (6) 10. Nguyễn Thị Côi (2008), Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Nxb ĐHSP Hà Nội,116-117 11. Nguyễn Thị Côi, (chủ biên), Nguyễn Thị Thế Bình, Nguyễn Thị Bích (2007), Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập lịch sử 11, Nxb Đại học Quốc gia TpHCM. 12. Nguyễn Thị Côi, Đặng Văn Hồ (2007), Hiệu quả dạy học lịch sử ở THPT, thực trạng và giải pháp, Tạp chí Giáo dục (7) 13. Nguyễn Thị Côi (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Trần Viết Thụ (2009), Rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm môn lịch sử, Nxb ĐHSP Hà Nội. 14. Nguyễn Nghĩa Dân (1998), Vì năng lực sáng tạo của HS, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục (2), tr 3, 5. 15. Nguyễn Văn Đản, Dạy phương pháp học cho HS. 16. Hồ Ngoc Đại (2000), Tâm lý học dạy học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 17. Đỗ Ngọc Đạt (2008), Bài giảng lý luận dạy học hiện đại, Nxb ĐHQG Hà Nội. 18. N.G Đairri (1973), Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào? Nxb Giáo dục, Hà Nội. 19. Hà Thị Đức (1994), Nghiên cứu hoạt động tự học của sinh viên các trường Sư phạm, Đề tài cấp Bộ mã B83-24-49. 20. Êxipôp B.P (1971), Những cơ sở của lý luận dạy học, tập 2, Nxb Giáo dục 21. Võ Nguyên Giáp (1994), Điện Biên Phủ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Phạm Minh Hạc (1998), Tâm lý học, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 23. Lê Mậu Hãn (chủ biên) (2007), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 3, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 24. Trịnh Khắc Hậu (2006)“Một số biện pháp quản lý tự học cho HS trường nội trú Đồ Sơn, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục. 25. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (1998), Lí luận dạy học đại học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 26. Trần Bá Hoành (2003), Lý luận cơ bản về dạy học tích cực, Dự án đào tạo GV THCS, Hà Nội. 27. Trần Văn Hiếu (1999), Xây dựng quy trình làm việc độc lập với sách và tài liệu học tập cho HS, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học sư phạm Hà Nội. 28. Kiều Thế Hƣng (1999), Hệ thống thao tác sư phạm trong dạy học lịch sử ở THPT, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 29. Hoàng Mạnh Kha (1981), Tổ chức tốt việc tự học của HS, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, (3), tr 24-26. 30. Kharlamốp I.F (1978), Phát huy tính tích cực học tập của HS như thế nào?, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 31. Nguyễn Thị Xuân Khang (2009), Sử dụng TLTK theo hướng phát huy tính tích cực của HS trong dạy học Lịch sử Việt Nam 1945-1954, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục 32. Nguyễn Kỳ (1995), Phương pháp giáo dục tích cực, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 33. Nguyễn Kỳ (1996), Biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, (3), tr 3-5. 34. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Phương pháp dạy học Lịch sử, tập 1, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội, 2010 35. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Phương pháp dạy học Lịch sử, tập 2, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội, 2010 36. Phan Ngọc Liên, PGS Trịnh Đình Tùng, Phát huy tính tích cực của HS trong dạy học Lịch sử ở trường THCS 37. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, Trần Vĩnh Tƣờng (2002), Một số chuyên đề về phương pháp dạy học lịch sử, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 38. Dƣơng Thùy Linh (2008), Một số biện pháp dạy học văn học sử theo hướng hình thành năng lực tự chọ cho HS lớp 10, Tạp chí Giáo dục (203). 39. Phan Trọng Luận (1998), Tự học-một chìa khóa vàng của giáo dục, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục (2), tr 2,7. 40. Phan Trọng Luận (2005), Dạy sinh viên tự học và sáng tạo, Tạp chí Giáo dục (25), tr 7-8. 41. Luật Giáo dục (2009), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 42. Hồ Chí Minh (2001), Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, 2001. 43. Võ Văn Nam (2000), Hồ Chí Minh nói về vấn đề tự học, tư tu dưỡng, tự rèn luyện, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, (5), tr 11. 44. Phan Thị Bích Ngân (2003), Tổ chức hoạt độnghọc tập tự lực trong dạy học HS lớp 11 – THPT, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Trường Đại học sư phạm Hà Nội. 45. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong dạy học nhà trường, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. 46. Võ Hoàng Ngọc, Bồi dưỡng khả năng tự học cho HS THCS, tạp chí Giáo dục 47. Võ Quang Phúc (1992), Nói chuyện giáo dục thế giới đời xưa, Sở Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh. 48. Ngô Đình Qua (2004) “Một số biện pháp phát huy tính tự lực của HS THPT”, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP Hà Nội. 49. Rubakin N.A (1982), Tự học như thế nào? (Nguyễn Đình Côi dịch), Nxb Thanh niên, Hà Nội. 50. SGK Lịch sử lớp 12 (chương trình chuẩn), Nxb Giáo dục, 2007. 51. Lê Đức Thuận (2005), Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực TH toán cho HS thông qua dạy học chương “quan hệ vuông góc” trong hình học 11 ở trường THPT, Luận văn thạc sĩ Khoa học Giáo dục, trường Đại học sư phạm Hà Nội. 52. Lê Thị Hồng Thu (2008), Xác định năng lực TH SGK của HS trong giảng dạy HS lớp 10 – THPT, Luận văn thạc sĩ Khoa học Giáo dục, trường Đại học sư phạm Hà Nội. 53. Lê Thị Thủy (2006), Kỹ năng TH của sinh viên cao đẳng và Đại học sư phạm Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục, trường Đại học sư phạm Hà Nội. 54. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2008), Rèn luyện năng lực tự học cho HS trong dạy học Lịch sử Việt Nam 1858-1918 ở lớp 11 THPT, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội. 55. Nguyễn Cảnh Toàn (1995), Soạn bài theo tinh thần hướng dẫn HS tự đào sâu, giành lấy tri thức, Tạp chí Giáo dục (1,2). 56. Nguyễn Cảnh Toàn (1997), Quá trình dạy – tự học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 57. Nguyễn Cảnh Toàn (2001), Tuyển tập tác phẩm, tập II, Tự giáo dục, tự học tự nghiên cứu, Trường ĐHSP Hà Nội – Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây. 58. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tƣờng (2001), Quá trình dạy – tự học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 59. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo (2001), Học và dạy cách học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 60. Cảnh Toàn (2001), Tuyển tập tác phẩm, Tự giáo dục, Tự học, tự nghiên cứu, tập 2, Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Đông Tây. 61. Tsunesaburo Maguchi (1994), Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo, Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ, TpHCM. 62. Trịnh Đình Tùng (1994), Về biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử, tạp chí Nghiên cứu giáo dục số (5). 63. Thái Duy Tuyên (2003), Bồi dưỡng năng lực tự học cho HS, Tạp chí Giáo dục (48), tr 13-14. 64. Thái Duy Tuyên (2003), Phát huy tính tích cực nhận thức của người học, Tạp chí Giáo dục (74), tr 13-14. 65. Thái Duy Tuyên, Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 66. Nguyễn Quang Uẩn, Trần Quốc Thành (1992), Vấn đề kỹ năng và kỹ năng học tập, Tư liệu khoa Tâm lý-Giáo dục, Trường Đại học sư phạm Hà Nội. 67. Vaghin A.A (1977), Phương pháp dạy học Lịch sử ở trường THPT, (Hoàng Trung thông dịch), Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. 68. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991), Nxb Sự thật, Hà Nội. 69. Nghiêm Đình Vì, Trịnh Đình Tùng (1991), Một vài suy nghĩ về đổi mới nội dung giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông hiện nay, tạp chí Nghiên cứu lịch sử (5) 70. Phạm Thị Hải Vân (2011), Rèn luyện kĩ năng tự học với SGK cho HS trong dạy học lịch sử thế giới cận đại lớp 10 – THPT (chương trình chuẩn), Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội. 71. Phạm Viết Vƣợng, (2008), Giáo dục học, Nxb Hà Nội 72. Phạm Thị Xuyến, Hình thành thói quen tự học cho HS THPT qua giờ Văn học sử”, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP Hà Nội 73. Vũ Duy Yên (2007), Đổi mới việc chỉ đạo hoạt động tự học ở nhà của HS, Tạp chí Giáo dục (164)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_bien_phap_phat_trien_ky_nang_tu_hoc_3196.pdf
Luận văn liên quan